Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Danh mục các đề tài khóa luận tốt nghiệp môn lịch sử

Trình độ Đại học:
+ Lịch sử Việt Nam:
  1. Công cuộc phòng thủ và hoạt động bảo vệ biên giới Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802 - 1885)
  2. Sự tham gia của người Việt trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II (1939 - 1945)
  3. Viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1954 - 1963
  4. Sự tham gia của người Việt trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II (1939 - 1945)
  5. Báo chí ở Trung Kỳ giai đoạn 1927 - 1945
  6. Phân tích nguyên nhân  nhà Nguyễn mất nước
  7. Vai trò và tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh
  8. Nguyễn Ái Quốc - Quá trình tìm đường cứu nước và truyền bá tư tưởng vào Việt nam
  9. Biểu tượng mặt trời trên sản phẩm dệt một số dân tộc thiểu số Việt Nam
  10. Chính sách đối ngoại Việt Nam 1945-1946
  11. Một số thành lũy tiêu biểu ở Việt Nam trong tiến trình lịch sử Việt Nam
  12. Các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940- 1945)
  13. Nghệ thuật quân sự của ông cha ta
  14. Tìm hiểu Ruộng đất tư hữu dưới triều Nguyễn
  15. Chế độ tô, thuế nông nghiệp Việt Nam thời Pháp thuộc (1858-1945)
  16. Vai trò của Phật giáo đối với Cách mạng miền Nam thời kì 1954 – 1975
  17. Bước đầu tìm hiểu về quan hệ ngoại giao Việt Nam- Trung Quốc thời kỳ 1954- 1975
  18. Nho giáo Việt Nam thời Bắc thuộc (179 TCN-938)
  19. Thương cảng Phố Hiến từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
  20. Phụ nữ Việt Nam được phản ánh qua luật pháp phong kiến (từ thế kỷ XI-XIX)
  21. Vai trò của người Hoa ở thương cảng  Hội An từ thế kỷ XVI đến XVIII
  22. Vai trò của Việt Nam trong tổ chức ASEAN từ năm 1995 đến năm 2010
  23. Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao từ năm 1968 đến 1973
  24. Sách lược hòa hoãn của Đảng để giữ vững chính quyền thời kỳ 1945 - 1946
  25. Đảng Cộng sản Việt Nam với vấn đề phát triển kinh tế tư nhân thời kỳ 1986 - 2006
  26. Sự chỉ đạo kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng Cộng sản Việt Nam
  27. Đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)
  28. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo công cuộc khôi phục phát triển kinh tế thời kỳ 1975 – 1986
  29. Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2006)
  30. Tình hình giáo dục Việt Nam thời thuộc địa 1858 – 1945
  31. Biến đổi hình thức sở hữu ruộng đất ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975
  32. Những biến đổi trong kinh tế nông nghiệp Bắc Kỳ từ 1919 đến 1945
  33. Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của giai cấp tư sản Việt Nam đối với phong trào cách mạng thời kỳ 1919 - 1945
  34. Nho giáo Đại Việt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV
  35. So sánh quan điểm cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
  36. Chính sách của nhà Nguyễn đối với các dân tộc thiểu số ở  Việt Nam (1802-1858)
  37. Tình hình giáo dục Việt Nam thời thuộc địa 1858 – 1945
  38. Phật giáo Nhật Bản thời kỳ Kamakura
  39. Tín ngưỡng phồn thực của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ
  40. Kinh tế đồn điền ở Bắc Kỳ từ năm 1897 đến năm 1945
  41. Quá trình du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 1958 đến năm 1945
  42. Nho giáo Việt Nam thời Bắc thuộc (179 TCN-938)
  43. Nghệ thuật tiên phát chế nhân trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077)
  44. Thương cảng Phố Hiến từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
  45. Đảng lãnh đạo xây dựng ATK Trung ương ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
  46. Hoạt động thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ ở thế kỷ XVII
  47. Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của giai cấp tư sản Việt Nam đối với phong trào cách mạng thời kỳ 1919 - 1945

+ Lịch sử thế giới:
  1. Quan hệ Nhật - Mỹ (2000 - 2010)
  2. Quan hệ an ninh, chính trị Mỹ - ASEAN (2001 - 2010)
  3. Quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản (1989-2010)
  4. Siam trong mối quan hệ với Trung Quốc và Nhật Bản thế kỉ XVI-XVII
  5. Quan hệ Nga – ASEAN dưới thời tổng thống V.Putin (2000-2008)
  6. Chính sách đối ngoại của Australia đối với Đông Nam Á giai đoạn 1996 - 2010
  7. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh (2000 – 2010)
  8. Nội chiến Mỹ (1861-1865) và tác động của nó đến kinh tế - xã hội Mỹ nửa cuối thế kỷ XIX
  9. ASEAN và Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
  10. Chính sách đối ngoại của việt nam về chính trị - an ninh với asean 10 năm đầu thế kỷ 21 (2000-2010)
  11. Những bước chuyển biến trong chính sách đối ngoại Việt Nam với các nước ASEAN trước và sau sự kiện Campuchia
  12. Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 1973
  13. Vai trò của đạo Hồi đối với sự ra đời và phát triển nước Arập (thế kỷ VII- thế kỷ VIII)
  14. Chính sách của Mĩ ở Iraq từ năm 1991 đến năm 2008
  15. Campuchia dưới chế độ diệt chủng Pônpốt – Iêng Xari
  16. Vai trò của khoa học - kỹ thuật trong sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1951 - 1973
  17. Quan hệ kinh tế Trung Quốc – ASEAN từ năm 1991 đến năm 2010
  18. Vai trò của con đường tơ lụa trong việc giao lưu văn hóa Đông – Tây thời cổ trung đại
  19. Sự thâm nhập của Pháp vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX
  20. Quan hệ Trung Quốc – Liên Xô từ năm 1959  đến năm 1979
  21. Quan hệ kinh tế ASEAN – EU giai đoạn 1996 - 2008
  22. Quan hệ hợp tác đa phương ASEAN + 3 từ năm 1997 đến năm 2010
  23. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống G.W.Bush so với tổng thống B.Clintơn
  24. Quan hệ kinh tế Hàn Quốc - Hoa Kỳ từ năm 1991 đến năm 2010
  25. Vai trò của Đặng Tiểu Bình đối với công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 1997
  26. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ ở Đông Nam Á thời tổng thống G.W. Bush (2001-2009)
  27. Hợp tác phát triển tiểu vùng sông Mê Công thực trạng và triển vọng
  28. Tình hình kinh tế, chính trị và ngoại giao của Thái Lan (1997-2010): Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử
  29. Chính sách của Mỹ đối với Iraq dưới thời Tổng thống Bush (2001-2009)
  30. Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) - Từ lịch sử đến di tích
  31. Cạnh tranh năng lượng Trung - Mỹ và những tác động của nó đến an ninh quốc tế thập kỷ đầu thế kỷ XXI
  32. Chính sách của nước Đức Quốc xã đối với người Do Thái (1933-1945)
  33. Công cuộc cải cách giáo dục thời Minh Trị (1868-1912)
  34. Cuộc kháng chiến của Triều Tiên chống Nhật Bản xâm lược (1592-1598) và hệ quả của nó
  35. Tưởng Giới Thạch với cuộc nội chiến Trung Quốc 1927 - 1949
  36. Vai trò và phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền ở Mĩ (1790-2009)
  37. Văn minh Phương Đông cổ đại và những đóng góp với văn minh thế giới
  38. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1918
  39. Vai trò của con đường tơ lụa trong việc giao lưu văn hóa Đông – Tây thời cổ trung đại


+ Phương pháp dạy học lịch sử:
  1. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường THPT bằng hình thức trắc nghiệm khách quan (Vận dụng vào phần: Lịch sử thế giới cận đại, SGK lịch sử lớp 10, Ban cơ bản)
  2. Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử thế giới ở trường THPT góp phần nâng cao chất lượng bộ môn (phần I lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại - Lớp 10 cơ bản)
  3. Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học lịch sử ở trường Trung học Phổ thông (Vận dụng vào phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 - Ban cơ bản)
  4. Thiết kế và hướng dẫn sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn (Phần lịch sử Thế giới - Chương trình lịch sử lớp 10 - Ban cơ bản)
  5. Xây dựng thư viện điện tử phục vụ dạy học lịch sử Thế giới hiện đại (Chương trình lớp 11-12)
  6. Vận dụng những hình thức thực hành trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn (Phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX) lịch sử lớp 10 - Ban Cơ bản
  7. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông (Phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII) lịch sử 10 - Ban Cơ bản
  8. Khai thác và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Phần lịch sử Việt Nam 1945 - 1975 - Lớp 12 - Ban Cơ bản)
  9. Sử dụng các tác phẩm của Hồ Chí Minh để tạo biểu tượng trong việc hình thành tri thức lịch sử cho học sinh (Chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1975-lớp 12 Ban cơ bản)
  10. Xây dựng và vận dụng giáo án các loại hình hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở phổ thông (Chương trình lịch sử Việt Nam lớp 10 ban cơ bản)
  11. Xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh (Phần lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay. Chương trình lịch sử 12 - Ban cơ bản)

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Địa đạo Kỳ Anh (Quảng Nam)


Địa đạo Kỳ Anh

1. Hoàn cảnh ra đời địa đạo:
Từ sau hiệp định Geneve được ký kết, Đế quốc Mỹ bắt đầu  xâm lược nước ta, hòng biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng ở Đông Nam Á. Để chống phá và tiêu diệt phong trào CM miền Nam, Đế quốc Mỹ đã dựng lên chế độ bù nhìn Ngô Đình Diệm, thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, mở ra một thời kỳ đen tối trong lịch sử đi xâm lược của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam. Xã vùng cát Tam Thăng cũng vậy, Tam Thăng cũng giống như bao địa phương khác trong cả nước, từ năm 1955-1959 địch bắt bớ nhân dân ngày đêm phải tố cộng, Ngụy quyền tay sai ở địa phương thì cũng lùng ráp, vây bắt các cán bộ CM hoạt động tại địa phương, tìm hầm bí mật, phá vỡ các cơ sở CM, xây dựng nhà giam ở các thôn xã, chúng bắt bớ  và tra tấn hàng trăm người dân vô tội, bắt đi và thủ tiêu nhiều chiến sĩ cộng sản trung kiên….Dã man nhất là chúng thực hiện Luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam. Đứng trước tình hình đó nhân dân xã Tam Thăng vẫn kiên trì đấu tranh, phong trào CM nhen nhóm và gây dựng lại. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Bộ địa phương nhân dân xã Tam Thăng đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chính trị, chống phá lại âm mưu dồn dân lập ấp chiến lược và những tổ chức phản động của địch tại địa phương.
Bước sang những năm 1960-1964, trước sự thất bại của chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, đế quốc Mỹ phải thay đổi kế hoạch, chúng đề ra chiến lược chiến tranh đặc biệt, trang bị và cũng cố lại quân độ ngụy ở miền Nam, nhằm mở rộng quy mô chiến tranh, tổ chức càn quét đánh phá. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, nhân dân miền Nam đoàn kết một lòng quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, do đó đã phá vỡ nhiều kế hoạch bình định lấn chiếm của địch , đưa đến phong trào Đồng Khởi ở miền Nam Việt Nam. Hòa chung với khí thế của nhân dân cả nước , nhân dân tỉnh nhà, nhân dân xã Tam Thăng cũng góp phần phá vỡ thế kiềm kẹp, tiêu diệt chính quyền địch tai địa phương. Lúc bấy giờ!!! Cùng với các xã  trung du và miền núi cánh Tây và Bắc Tam kỳ và các xã Bình Giang, Bình Dương (Thăng Bình) nhân dân xã Tam Thăng đứng lên tự giải phóng vào tháng 09/1964. Sau khi được giải phóng, dưới sự lãnh đạo của cấp trên, xã Tam Thăng tổ chức và xây dựng chính quền địa phương: các chi bộ Đảng ở thôn, xóm được thành lập, mỗi thôn có ban cán sự và thôn đội làm nòng cốt cho các hoạt động, cũng cố và xây dựng các lực lượng vũ trang tại địa phương nhằm cũng cố và bảo vệ thành quả Cách Mạng và những vùng giải phóng.
Năm 1965, trước những dòng thác CM ngày càng lớn mạnh, vùng giải phóng ở Miền Nam ngày càng rộng lớn, nguy cơ phá sản của chiến dịch chiến tranh đặc biệt ngày càng đến gần, Đế Quốc Mỹ vội vã đưa quân vào Miền Nam Việt Nam. Với 18 vạn quân viễn chinh và chư hầu, với ý đồ mở rộng cục diện chiến tranh chiến lược “chiến tranh cục bộ”được thay thế. Bằng hình thức hai gọng kiềm: “tìm diệt và bình định” ,chúng hy vọng sẽ bình định miền Nam trong một thời gian ngắn. Để thực hiện ý đồ này Mỹ -Ngụy bắt đầu tổ chức đi càn quét và đánh phá trên khắp chiến trường miền Nam. Đối với địa bàn Quảng Nam-Đà Nẵng đặc biệt là Tam Kỳ Mỹ - Ngụy đã đem quân càn quét, đánh phá miền Đông Tam Kỳ, bởi đây là các xã đã được giải phóng  và có phong trào cách mạng hoạt động rất mạnh, trong đó có xã Tam Thăng.

2. Địa đạo Kỳ Anh ra đời:
a. Xã Tam Thăng - nơi ra đời địa đạo Kỳ Anh
Tam Thăng lúc bấy giờ có một vị trí vô cùng quan trọng, là cửa ngõ và căn cứ địa của các xã vùng Đông Tam Kỳ. Lúc bấy giờ có nhiều đơn vị bộ đội như: 70,72 của tỉnh đội, các đơn vị như V12, V16, V18… của huyện đội Tam Kỳ và lực lượng vũ trang địa phương đã đóng quân tại đây. Nhưng chúng ta biết rằng, địa hình xã Tam Thăng lại hoàn toàn bất lợi cho việc hoạt động cách mạng, bởi lẽ đây là một vùng đất cát, bom đạn địch đánh phá nhiều lần chỉ còn lại trơ trọi một vành đai trắng, các thôn xóm thì cách xa nhau,  mỗi thôn cách xa nhau bằng một trảng cát dài gần 4km, bao bọc và cắt chia bởi 2 con sông Trường Giang và sông Đầm. Bên cạnh đó Tam Thăng lại nằm gần các căn cứ quân sự, đòn bốt của địch như: căn cứ Tuần Dưỡng ( Thăng Bình) đóng ở phía Bắc, căn cứ An Hà đóng ở phía Nam, còn cơ quan đầu não của tỉnh lỵ Quảng Tín đóng ở Thị Xã Tam Kỳ….chỉ cách Tam Thăng vài ba cây số theo đường chim bay. Vì vậy nhân dân Tam Thăng đã đào rất nhiều hầm bí mật để  bộ đội và cán bộ địa phương trú ẩn mỗi khi địch đánh phá nhưng không đủ, nhiều khi các bộ địa phương phải bật ra các xã lân cận để bảo tồn lực lượng. Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến việc lãnh đạo nhân dân cũng như việc nắm rõ lực lượng và ý đồ của địch mà có phương án đánh địch cụ thể.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó và trước yêu cầu của Cách mạng, để giữ vững căn cứ địa đồng thời tạo ra mối liên hệ giữa vùng Đông và vùng Tây Tam Kỳ và giữ vững thành quả của nhân dân Tam Thăng đã giành được năm 1964, để thực hiện chủ trương của Đảng ta “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Đế Quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào”. Đảng bộ và nhân dân Tam Thăng hạ quyết tâm thực hiện đào địa đạo trên toàn bộ các thôn xóm, để làm nơi ẩn nấp cho bộ đội, cán bộ và nhân dân xã nhà, nhằm tránh tổn thất khi địch đánh phá ác liệt bằng bom đạn và phi pháo, giúp nhân dân trụ bám đánh địch mỗi khi chúng càn quét, bảo tồn lực lượng và giữ vững địa bàn xã Tam Thăng.
Nơi xuất phát đầu tiên của địa đạo là đình cổ Thạch Tân. Đến thăm địa đạo Kỳ Anh hôm nay tôi sẽ đưa đoàn chúng ta tham quan và tìm hiểu 2 điểm di tích chính là đình cổ Thạch Tân và địa đạo làng Thạch Tân. Đình cổ làng Thạch Tân là ngôi đình được xây dựng cách đây gần 500 năm cùng thời với đình cổ Chiên Đàn mà đoàn chúng ta vừa ghé thăm. Ngoài vai trò là nơi sinh hoạt văn hóa, đời sống tinh thần thì đình cổ làng  Thạch Tân còn có những giá trị lịch sử nổi bật. Trong quá trình đấu tranh chống Mỹ cứu nước ngôi đình đã gắn chặt với phong trào đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân nơi đây.
Nhìn tổng quát, ngôi đình được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống mặc dù đã được trùng tu sữa chữa nhiều lần. Trải qua hàng trăm năm lịch sử ngôi đình đã 3 lần thay đổi địa điểm và tên gọi:
-                           Lần đầu tiên sữa chữa đình có tên là đình xứ Bà Nang( tức xứ Thạch Tân)
-                           Lần thứ 2 có tên là Ao Đình.
-                           Lần thứ 3 được gọi là đình làng Thạch Tân cho đến bây giờ.
Nhìn từ ngoài vào chắc tất cả mọi người đều nghĩ rằng ngôi đình này chẳng có gì đặc biệt. Nhưng chính cái bình thường của ngôi đình đã giúp quân và dân Tam Thăng rất nhiều trong quá trình đấu tranh chống lại bọn đế quốc xâm lược.Đã tạo nên rất nhiều những kỳ tích mà bọn địch không bao giờ nghĩ tới. Như mọi người cũng đã biết đình làng bao giờ cũng là nơi linh thiêng, ít người qua lại. Lợi dụng yếu tố này bà con nhân dân xã Tam Thăng đã chọn đình làng Thạch Tân làm đầu mối cho hệ thống địa đạo chạy quanh thôn. Tận dụng nền đình cao bà con cho xây dựng 2 hầm tác chiến. Bên trái chúng ta là hầm cứu thương, bên phải là hầm chứa lương thực . Nơi đây từng là điểm dấu quân nuôi binh đánh giặc trong những năm ác liệt có địch vây đóng trên lưng địa đạo. Nhờ có đình và địa đạo nên mọi hoạt động cách mạng vẫn diễn ra bình thường trong lòng đất làng Thạch Tân.
b. Quá trình hình thành địa đạo:
Địa đạo Kỳ Anh bắt đầu đào từ tháng 5/1965 và hoàn thành vào năm 1967 trên phạm vi toàn xã Tam Thăng( Kỳ Anh) cũ. Xã Kỳ Anh trước kia gồm có 12 thôn: Thái Nam, Mỹ Cang, Xuân Qúy, Thạch Tân, Vĩnh Bình, Tân Thái, Kim Đới, Ngọc Mỹ, Qúy Thượng, Thăng Tân, Tịnh Thủy và Ngọc Nam.Trong đó có 3 thôn không có địa đạo là Xuân Qúy, Tịnh Thủy và Ngọc Nam. . Tổng chiều dài Địa đạo khoảng 32 km, chiều rộng từ 0,5 - 0,8 mét, chiều cao khoảng 0,8 - 1 mét, chiều dài các đoạn Địa đạo tùy theo địa thế của mỗi thôn, (trong lòng địa đạo có nơi rất hẹp, nhằm đề phòng khi địch phát hiện miệng Địa đạo, dùng hơi cay hay lựu đạn ném xuống, ta dễ dàng bịt kín ngăn đoạn còn lại để thoát tránh thương vong). Khác với hai địa đạo Vĩnh Mốc và Củ Chi, địa đạo này được đào ở vùng đất cát, muốn đào được địa đạo nhân dân Tam Thăng phải đào dưới 2 lớp đất: Một là tầng đất cát phía trên có bề dày khoảng 1m, hai là tầng đất cóc( một loại đất cứng kết quánh như đá ong) có bề dày khoảng từ 1 đến 1,2m do đó việc đào địa đạo hết sức khó khăn. Chỗ nào mà địa đạo đi qua mà không có tầng đất có thì nhân dân phải đóng cọc tre và đang phên để dừng nhằm tránh sạt lỡ, đồng thời địa đạo cũng được phân bố trên một diện rộng trên toàn 9 thôn của xã ( so với 12 thôn).
c. Cấu trúc địa đạo:
Địa đạo Kỳ Anh được dào với hình dạng ô bàn cờ, quanh co uốn khúc, nhiều ngõ ngách và thường có chiều dài khác nhau. Có thôn đào chỉ khoảng 2km như thôn Mỹ Cang, có thôn lại đào quanh co khoảng 8 đến 10km như thôn Thạch Tân và Vĩnh Bình. Còn chiều cao và chiều rộng thì bằng nhau . Khoảng 1m chiều ngang và 1,5m chiều cao. Như tôi đã giới thiệu với quý khách trong địa đạo còn có hầm cứu thương và hầm dự trữ lương thực. Trước mắt chúng ta là hầm cứu thương của địa đạo Thạch Tân, địa đạo Vĩnh Bình thì có 4 hầm cứu thương và 1 hầm họp chuẩn bị tác chiến. Mỗi đoạn địa đạo cứ 10m thì có một lỗ thông hơi và đào hầm công khai đề đưa đất lên. Có những đoạn địa đạo đào xuyên qua luôn cả giếng nước và có những đoạn đào xuyên qua cả sông Đầm và cũng có những đoạn địa đạo đào xuyên qua nhà dân. Thường trong những khu vườn nhà dân thường có những miệng hầm địa đạo để cán bộ chiến sĩ và nhân dân lên xuống bí mật. Cán bộ địa phương cử những bà mẹ  có hầm trong khu vực nhà mình chăm lo, cảnh giới địch và nuôi cán bộ khi trú tại địa đạo, như các mẹ: Phạm Thị Tòng, Lê thị Khương, Châu thị Thảo, Hồ Thị Hiến …..Đặc biệt là hình ảnh mẹ Hồ thị Hiến, trong nhà mẹ có một hầm bí ẩn được thiết kế hết sức đặc biệt. Miệng hầm được ngụy trang bằng 1 chiếc lò tráng bánh tráng. Khi địch càn quét thì không thể phát hiện được.
Tuy nhiên đầu năm 1966 Địa đạo mới hình thành, chưa nối tiếp liên hoàn. Khi địch càn vào làng do bị lộ miệng hầm tại vườn nhà ông Khanh địch kêu gọi đầu hàng nhưng cán bộ, dân quân chống trả ngoan cường, quyết liệt, địch dã man bơm chất độc xuống hầm và 11 cán bộ, dân quân anh dũng hy sinh. Địa đạo hình dạng ô bàn cờ, quanh co uốn khúc, nhiều ngõ ngách, chạy dài men theo các lùm cây, nhiều đoạn được đào xuyên qua nền nhà dân, qua giếng nước, gian bếp trãi khắp thôn xóm trong toàn xã, trong đó qui mô và sử dụng Địa đạo có hiệu quả nhất là ở thôn Thạch Tân và thôn Vĩnh Bình. Bởi nơi đây ngoài các yếu tố hỗ trợ tự nhiên như: Cây cối rậm rạp, kênh mương, đình, nhà dân liền kề, dưới tầng đất cát trắng còn có một lớp đất cóc ( đá ong), khó bị sụp lún.
Thường thì địa đạo được đào vào ban đêm lúc tối trời, đất đào phải được đem đi không cho ai biết, số đổ ra sông , số đổ làm nền rồi lam nhà lên trên. Càng về sau địch càng ngày càng đánh phá ác liệt. Để sớm hoàn thành địa đạo cán bộ địa phương đã huy động toàn dân tham gia đào địa đạo nào là phụ nữ, nông dân, rồi thanh niên…………
Dụng cụ đào gồm: cuốc, xẻng ngắn cán, xà beng, và mủng, thúng, trạt để đem đất đổ đi nơi khác. Vì là nơi gần sát với tai mắt của địch nên công việc tiến hành vào ban đêm và bí mật, khẩn trương. Đất đào đem đắp vào những hầm trú ẩn bom đạn của dân, nền nhà mới, đắp bờ ruộng hoặc đem ra sông đầm đổ, tránh sự phát hiện của địch. Miệng hầm nằm trong các nhà dân, gian bếp, chuồng bò, đình, bụi tre, giếng nước, gốc cây và được ngụy trang cẩn thận. Địa đạo có hầm cứu thương, hầm tác chiến, hầm chỉ huy, hầm chứa lương thực, thực phẩm ...
Ở thôn Thạch Tân, người dân cũng đào địa đạo. Trên bản đồ tỉnh, thôn Thạch Tân là thôn giáp giới với xã Bình Nam của huyện Thăng Bình, phía Tây giáp với xã Tam An, phía Đông và Nam giáp với thôn Vĩnh Bình. Địa đạo Thạch Tân chạy dài từ xóm ngoài, xóm giữa cho đến xóm trong. Với chiều dài ước tính khoảng 7 đến 8 km . Cũng như địa đạo Vĩnh Bình. Địa đạo Thạch Tân cũng quanh co và có nhiều ngõ ngách, được đào đưới tầng đất cát vàng, đất cát kết .Phần lớn đạo được đạo bí mật nhưng cũng có đoạn cũng được đào công khai chung quanh còn có những đoạn giao thông hào và trồng tre chiến đấu. Lòng địa đạo được đào rộng 1m và cao khoảng 1-1,5m. nằm cách mặt đất khoảng 1-1,5m. Địa đạo Thạch Tân gồm có 1 hầm cứu thương, 1 hầm chứa lương thực và một hầm để họp chỉ huy. Hầm chứa lương thực này chứa lương  thực được đưa về từ các nơi như các xã phía Nam của huyện Thăng Bình và các xã vùng Đông Tam Kỳ chuyển về sau đó chuyển lên các xã vùng Tây và Bắc Tam Kỳ.
d. Tổ chức hoạt động, cuộc chiến đấu của quân dân trong lòng địa đạo
    Từ khi Địa đạo hình thành lực lượng của ta như 70, 72 tỉnh đội, V12, V16, V18 Huyện đội ít bị tổn thất trước sự càn quét đánh phá ác liệt bằng bom, đạn và phi pháo của kẻ thù. Địa đạo là thành trì vững chắc giúp quân dân Kỳ Anh trụ bám đánh địch mỗi khi chúng càn quét, bảo tồn lực lượng, tổ chức phản công, tập kích địch bất ngờ và giữ vững địa bàn xã Tam Thăng. Địa đạo là nơi ẩn nấp của các cán bộ “bất hợp pháp” bám trụ sát dân, nắm chắc từng địa bàn được phân công phụ trách, đáp ứng được yêu cầu đánh địch, bảo tồn lực lượng, giữ thế hợp pháp giúp hai lực lượng hợp pháp và bất hợp pháp song song tồn tại hỗ trợ lẫn nhau. Đồng thời địa đạo Kỳ Anh là nơi tổ chức sơ cấp cứu thương binh, nơi tiếp tế lương thực cho lực lượng vũ trang quân khu, tỉnh đội góp phần lập chiến công hiển hách oai hùng. Dưới đây là những kỳ tích lịch sử vẻ vang gắn liền những hàng cây, đình làng, giếng nước xã Tam Thăng.
  Đình Thạch Tân, thôn Thạch Tân là một ngôi đình cổ, gắn liền với việc khai canh, khai cơ của các bậc tiền nhân. Lợi dụng là nơi thiêng liêng của làng và cây cối rậm rạp, ít người chú ý, ta dùng làm nơi hội họp, trao đổi tin tức. Dưới nền đình là căn hầm khá rộng, ăn thông với địa đạo thoát ra mương nước và lùm cây Rõi, dùng làm nơi sơ cứu  thương bệnh binh, tích trữ lương thực, thực phẩm của các xã phía nam huyện Thăng Bình và các xã vùng đông Tam Kỳ chuyển về trước khi chuyển lên cho vùng tây và bắc Tam Kỳ.
Trước sự tấn công anh dũng của quân dân Kỳ Anh đã gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề. Địch bắt đầu tổ chức phản công càn quét, dùng dây xích cột vào cột đình cho xe tăng kéo nhằm làm đổ đình, song trước sự uy nghi của đình cũng như đình đã được hóa thân bởi sức mạnh bám trụ của nhân dân nên địch không tài nào phá nổi, hiện cột đình vẫn còn lằn vết tích dây xích đau thương đó.
Nhà ông Phạm Sĩ Thuyết (Vĩnh Bình) dưới nền nhà là căn hầm bí mật sâu 2m, rộng 0.5m, dài 0,7m, dưới miệng hầm có nhiều ngách đi vào Địa đạo ăn thông với giếng nước và thoát ra mương dẫn nước Sông Đầm. Hệ thống Địa đạo khu vực này ngoài hầm bí mật còn có hầm công khai với Địa đạo nên thường được sử dụng đánh địch trực tiếp mỗi khi chúng càn quét, nếu chẳng may bị địch phát hiện thì thoát vào Địa đạo. Theo các nhân chứng tại thôn Vĩnh Bình kể lại: Đồng chí Bùi Luôn (Mười Luôn) Huyện ủy viên huyện Bắc Tam Kỳ, đồng chí Phạm Biên cơ sở Đảng là người đã chỉ đạo và chọn nhà ông Phạm Sĩ Thuyết (nguyên là quân dân du kích, liệt sĩ) để đào hầm bí mật, bởi ông Thuyết được giác ngộ cách mạng, được cơ sở Đảng tin tưởng. Một chiến công nổi bậc nhất là tại miệng hầm công khai sau vườn nhà mẹ Thân, vào năm 1967 đơn vị du kích thôn Vĩnh Bình do đồng chí Châu Thanh Truyền (AHLLVTND) chỉ huy đã đánh và tiêu diệt Bộ chỉ huy tiểu đoàn và 2 đại đội của địch, trong đó 1 đại đội Cộng hòa (Tiểu đoàn 2- trung đoàn 5), một đại đội thám kích do tên thiếu tá Trương Châu chỉ huy.
    
                       Cơ sở cách mạng- nhà liệt sĩ Phạm Sĩ Thuyết, thôn Vĩnh Bình
                    Nơi có hầm bí mật và Địa đạo thông ra giếng và sông Đầm
                                            
       Đ/c Châu Thanh Truyền (AHLLVTND)
                                      Thôn Vĩnh Bình xã Tam Thăng
Giếng ông Kỳ (Vĩnh Bình) nơi lấy nước dùng cho sinh hoạt đã biến thành miệng hầm địa đạo ăn thông với kênh mương gần đấy, tiện việc cảnh giới và ẩn nấp. Thông qua giếng ông Kỳ nhân dân đã kịp thời báo hiệu cho lực lượng ta ở dưới hầm biết được tình hình, diễn biến của địch còn phục kích hay đã rút về đồn, nhiều hay ít....Hình thức báo hiệu đơn giản là số lần lên xuống, mạnh hay yếu của nhịp gàu múc nước. Cách giếng ông Kỳ hơn 300m là Bãi Sậy Sông Đầm, địa hình đầm, sông, nước, sậy mọc um tùm cao lút đầu người, quanh đầm cây cối rậm rạp, đầm lầy đầy thức ăn tôm, lươn, cá, rau...tươi sống góp phần phục vụ đời sống của quân dân Kỳ Anh trong lúc khó khăn, đồng thời Bãi Sậy Sông Đầm là nơi che chở cho dân quân du kích góp phần hỗ trợ cùng Địa đạo, ngăn chặn địch tập kích bất ngờ vào làng. Tính độc đáo, sáng tạo của xã Kỳ Anh lúc bấy giờ còn thể hiện ở chỗ : Quanh làng nhân dân trồng tre dày đặc kết hợp một trận địa chông, mìn trong khu vực chiến đấu và một hệ thống kênh mương dẫn nước quanh làng, tạo thành một trận địa làng  chiến đấu khá kín cho việc ẩn nấp và đánh địch của quân và dân Kỳ Anh.                                                                          

                  
             Giếng ông Kỳ thôn Vĩnh Bình
       
                                    
                  Du kích sông Đầm
    
                                    
             Chông Sắt bẩy, đánh địch

Tóm lại : Nhờ có Địa đạo Kỳ Anh mà nhân dân xã Tam Thăng trong những năm ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước (1965- 1975) đã giữ vững được vùng giải phóng, nuôi giấu, che chở lực lượng cách mạng và làm bàn đạp mở rộng tấn công địch. Từ địa đạo quân ta bất thần xuất kích đánh địch rồi bí mật rút lui, gây cho chúng thiệt hại nặng nề, tạo cho địch hoang mang hoảng sợ. Trong 10 năm chiến tranh giữ nước đau thương, gian lao mà anh dũng ấy quân và dân Kỳ Anh đánh địch 1052 trận, loại địch ra khỏi vòng chiến đấu 3751 tên, trong đó 55 tên Mỹ, diệt 57 tên ác ôn, bắt sống 150 tên, diệt gọn 5 trung đội dân vệ và biệt lập, một đại đội biệt kích, một trung đội Mỹ, đánh thiệt hại nặng 6 trung đội dân vệ, 3 đại đội và 3 tiểu đoàn Cộng hòa, bắn cháy 3 máy bay, 15 xe quân sự, thu 500 súng các loại.
Địa đạo Kỳ Anh là một công trình lịch sử, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là một trong nhiều điển hình sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng ta. Mỗi tấc đất, mỗi hàng cây, ngõ xóm của Địa đạo đều thắm đậm máu đào, mồ hôi, công sức và chiến công của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ xã Kỳ Anh.

3. Địa đạo Kỳ Anh ngày nay và sự đổi mới của vùng đất Tam Thắng anh hùng
Địa đạo Kỳ Anh là dấu ấn lịch sử của thời kỳ đấu tranh chống Mỹ cứu nước, nó thể hiện ý chí quyết tâm và tinh thần sáng tạo, vì độc lập tự do, vì sự sống còn của quê hương của Đảng bộ, quân và dân Kỳ Anh. Địa đạo Kỳ Anh nói riêng, làng chiến đấu Kỳ Anh nói chung  phản ánh rõ nét  thế trận chiến tranh nhân dân của Đảng ta. Bảo tồn và phát huy giá trị di tích này chính là sự giữ gìn và trân trọng lịch sử hào hùng của cha ông một thời “đánh Mỹ và thắng Mỹ”, đồng thời là nơi giáo dục truyền thống cách mạng bằng những giá trị lịch sử, hiện vật nguyên gốc gây cảm xúc mạnh mẽ hoàn toàn khác với những gì chỉ cảm nhận qua sách vở.
Để có được một Kỳ Anh giàu mạnh trong tương lai gần, trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của địa phương cần phải bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị truyền thống lịch sử của di tích này, gắn liền với phục hồi làng chiến đấu, phục hồi Sông Đầm Bãi Sậy tạo nguồn thủy sản đa dạng phong phú, phát triển ngành nghề dệt chiếu, đan lát truyền thống, xây dựng các sản phẩm du lịch, cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp, biến Kỳ Anh xưa – Tam Thăng nay thành nơi du lịch hấp dẫn, ngày càng đón nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di tích, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống nhân dân vùng này ngày càng ấm no hạnh phúc là việc làm cần thiết hợp với lòng dân phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập Quốc tế. Quyết tâm xây dựng vùng cát Tam Thăng anh hùng trong chiến đấu thành anh hùng trong công cuộc xây dựng quê hương.
                       

                  Một số hình ảnh về Địa đạo Kỳ Anh
                                            
                                                        Bản đồ Địa đạo Kỳ Anh

                                            
                                              Giếng nước ở bìa làng nơi có miệng Địa đạo                       
    
                                            Chum đựng lương lượng ở Địa đạo Kỳ Anh

      
    
                                         Nắp hầm bí mật tại nhà ông Phạm Sĩ Thuyết
     
                    

                                
                          Đ/c Trần Hảo bị địch vây ẩn nấp trong rương nhà đ/c Nguyễn Thị Sa

                               

                             

                                                            Du kích sông Đầm

                             
                                    Miệng hầm thoát ra mương nước tại thôn Thạch Tân

                           
                               Các hiện vật được tìm thấy dưới hầm Địa đạo năm 1994