Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Luật Hồi giáo Sharia và vai trò của nó đến đời sống cư dân vùng Trung Đông

Luật Hồi giáo Sharia và vai trò của nó đến đời sống cư dân vùng Trung Đông
         Sharia là bộ luật rất quan trọng của người  Hồi giáo. Người Hồi tin rằng luật bắt nguồn từ hai nguồn cơ bản là Kinh Koran và sách Sunnah.
       Luật được chia thành 11 điều sau đây: tẩy uế; cầu nguyện; cầu nguyện cho người chết; thuế người nghèo; ăn chay; hành hương; thương mại; hôn nhân; ly hôn và công lý.

    Về thừa kế, luật quy định chi tiết việc phân chia tài sản thừa kế, phân bố tỉ lệ thừa kế, thứ bậc ưu tiên trong thừa kế. Cụ thể, 1/3 số tài sản của người chết, còn lại được chia theo nguyên tắc thừa kế. Phần lớn tài sản được chia theo tỉ lệ nhỏ cho những người con trai trong gia đình, và theo nguyên tắc, phụ nữ hưởng một nửa tài sản so với nam giới. Tài sản thừa kế cũng bị phân chia sang gia đình khác bới người phụ nữ được thừa kế đã đi lấy chồng mang theo tài sản thừa kế của cha mẹ.
   Về cưới xin, luật quy định như sau:
   - Người đàn ông chỉ cưới những người phụ nữ còn trinh tiết.
   - Phụ nữ Hồi giáo chỉ được phép lấy đàn ông Hồi giáo.
   - Người con gái đi lấy chồng phải có người giám hộ, thường là người cha.
   - Người phụ nữ Hồi giáo có thể yêu cầu người giám hộ cho phép lấy người đàn ông Hồi giáo mà cô ta cảm thấy phù hợp. Nếu người giám hộ từ chối, sẽ có một người khác đóng vai trò phân xử trong đám cưới.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

7 kỳ quan thế giới hiện đại

7 kỳ quan thế giới hiện đại

7 kỳ quan thế giới hiện đại (hay gọi khác là 7 kỳ quan thế giới mới) là một cuộc bình chọn lớn trên mạng toàn cầu do tổ chức New Open World Corporation (NOWC) của nhà phiêu lưu mạo hiểm người Canada - Thụy Sĩ Bernard Weber phát động vào tháng 9/1999. Theo đó, việc bình chọn kỳ quan thế giới mới thông qua các tiêu chí sau:
  • Phải do con người xây dựng lên.
  • Hoàn thành trước năm 2000 và đang được bảo tồn tốt.
  • Mỗi châu lục phải có ít nhất một đại diện.
  • Mỗi quốc gia chỉ được có một công trình tham gia.
Ngoài ra, để đảm bảo cho việc bình chọn suôn sẻ, bắt đầu từ ngày 1/1/2006, một hội đồng giám khảo quốc tế đã được thành lập do tiến sĩ Federico Mayor Zaragoza, cựu Tổng Giám đốc UNESCO (Cơ quan Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc) làm chủ tịch. Hội đồng giám khảo quốc tế này sẽ tham gia việc đánh giá các kỳ quan, loại bỏ các kỳ quan không xứng đáng được đề cử.
Theo các tiêu chí trên, những người dân ở khắp các quốc gia trên thế giới đã tiến hành bỏ phiếu lưa chọn ứng viên xứng đáng cho danh hiệu "7 kỳ quan thế giới hiện đại". Tới năm 2005, họ lựa chọn ra 177 công trình kiến trúc để tiến hành bầu ở vòng sơ kết. Đến bán kết thì chỉ có 20 công trình lọt vào vòng trong. Cuối cùng, sau nhiều tháng tranh luận quyết liệt, Ban tổ chức bầu ra 7 kỳ quan thế giới hiện đại ( 7 kỳ quan thế giới mới), đó là:
1. Chichén Itzá
2. Tượng Chúa Giêsu ở Rio de Janeiro
3. Đấu trường La Mã - Colosseum
4. Vạn Lý Trường Thành
5. Pháo đài Machu Picchu
6. Khu Di tích Petra
7. Đền Taj Mahal.

1. Chichén Itzá
      Chichén Itzá (tiếng Maya có nghĩa là Tại miệng giếng của Itzá), là một công trình kiến trúc lớn do người Maya xây dựng và hiện nằm ở trung tâm phía bắc Bán đảo Yucatán, Mexico ngày nay. Công trình này từng là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa lớn của người Maya, tồn tại từ thế kỷ V đến thế kỷ IX ở nước Mexico ngày nay. Nơi này chứa đựng nhiều phong cách kiến trúc, từ phong cách Maya, các kiểu phong cách ở trung tâm Mexico và phong cách Puuc được tìm thấy ở các công trình phía bắc Mexico. Sự hiện diện của phong cách Mexico cho thấy có một sự di cư hay là sự chinh phục của bộ lạc bên ngoài vào vùng trung Mexico, nhưng một cách giải thích khác lại cho rằng có sự hiện diện của phong cách phi Mexico hay rõ hơn là sự khuếch tán văn hóa.
  Sơ lược lịch sử vùng Chichén Itzá - vùng đất thiên của người Maya cổ đại.
Từ thế kỷ I - IV, các bộ tộc đã bắt đầu từ phía bắc châu Mỹ di cư dần vào Nam. Đến vùng Mexico là một vùng đất màu mỡ với rừng núi hiểm trở, đặt biệt hơn nữa nó có nhiều ao nước xung quanh. Các nhà khảo cổ học đã đến thám sát và xác định có 3 cái ao được đào thời đó, nhưng qua thời gian thì hiện còn lại 2 cái, trong đó có môt cái nổi tiếng gọi là "Ao hi sinh", tương truyền ao đó dùng làm nơi hiến tế cho vị thần Mưa Chaac. Vào thế kỷ VII - VIII, vùng đất này đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa chi phối cuộc sống người dân ở phía bắc vùng này. Sự phát triển của Chichén Itzá đồng thời với sự tan rã của các thành bang xung quanh, như Tikal.
Giữa thế kỷ VIII, người Toltec từ phía bắc tràn vào xâm chiếm Trung vùng Trung Mỹ, đóng đô ở hai thành lớn là Tula và Chichén Itzá Họ cũng là người khai sinh ra nền văn minh của họ, văn minh Toltec. Dưới thời Quetzalcoatl, Chichén Itzá trở thành kinh đô của nền văn minh này và nền nghệ thuật có sự pha trộn phong cách Maya - Toltec.
+ Các địa điểm tiêu biểu:
- Đền Kukulcan (tên Maya của Quetzalcoatl), thường được gọi là "El Castillo" (lâu đài) một thời là trung tâm của vùng đất này. Đó là một kim tự tháp cao lớn, được xây trên khu đất vuông và có cầu thang ở 4 mặt đền. Tại thời điểm Xuân phân và Thu phân, khi mặt trời mọc và lặn, góc của công trình tạo thành bóng râm hình một con rắn có lông - Kukulcan, hay Quetzalcoatl - dọc theo cạnh cầu thang phía Bắc. Vào hai ngày đó, các bóng râm từ các bậc góc trượt theo cạnh phía bắc kim tự tháp cùng với sự chuyển động của mặt trời. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một con đường ở đáy cầu thang phía bắc dẫn tới một đường hầm, từ đó ta có thể thấy các bậc thang dẫn lên kim tự tháp cũ bên trong El Castillo hiện nay, dẫn tới tận phòng trên đỉnh nơi có thể chiêm ngưỡng Ngai Báo đốm của Vua Kukulcan, được tạc vào đá và trang trí những chấm ngọc bích đỏ. Thiết kế của kim tự tháp cũ bên trong được cho là theo lịch mặt trăng, còn kim tự tháp bên ngoài theo lịch mặt trời.
- Đền của các chiến binh: là một công trình kiến trúc lớn bao gồm phức hợp một kim tự tháp với các bậc lớn phía trước và các hàng cột điêu khắc bên biểu hiện các chiến binh, được xây dựng tương tự như khu B của  thủ đô Tula (Toltec) và cho thấy một số hình thức tiếp xúc văn hóa giữa hai vùng. Tuy nhiên, đền tại Chichen Itza được xây dựng với tỷ lệ lớn hơn. Trên đỉnh cầu thang ở đỉnh kim tự tháp (và dẫn tới lối vào đền của kim tự tháp) là một Chac Mool.
- Sân bóng: Bảy sân phục vụ cho trò chơi bóng Mesoamerica đã được tìm thấy tại Chichén, nhưng chiếc sân cách Castillo 150 mét về phía tây bắc là đáng chú ý nhất. Đây là sân bóng rộng nhất thời Mesoamerica cổ. Nó có kích thước 166 x 68 mét. Hai bên phía trong sân bóng được đánh sắp đặt những hàng tấm điêu khắc thể hiện hình ảnh các cầu thủ của các đội bóng, và thủ quân đội thua bị chặt đầu.
Được xây dựng phía ngoài một trong những bức tường sân bóng là Đền Báo đốm, với hình ảnh một ngai báo khác -- bởi chiếc ngai này đã dầm mưa giãi nắng một ngàn năm, màu sơn đỏ và các đốm ngọc bích của nó đã biến mất từ lâu. Phía sau bục này là một bức tường với những hình ảnh một tzompantli (giá những chiếc đầu lâu) kiểu phù điêu nổi thấp.
- Las Monjas ("Các Nữ tu" hay "Nữ tu viện") nhưng thực tế đây là một cung điện chính phủ., xây dựng theo phong cách kiến trúc Puuc. Ngay phía đông là một ngôi đền (được đặt tên hiệu La Iglesia, "Nhà thờ") được trang trí với những mặt nạ vị thần mưa Chaac. Một số kiểu kiến trúc dạng này là Akab' Dzib" (từ Maya chỉ bóng tối hay chữ tối nghĩa), một cung điện với những dòng văn khắc tượng hình; Nhà Đỏ; Nhà của Hươu.
- El Caracol (nghĩa là "ốc sên") là đài quan sát thiên văn của người Maya cổ. Nó có các cửa được hướng thẳng để quan sát xuân phân, những điểm lệch lớn nhất của Mặt trăng ở phía bắc và phía nam, và các sự kiện thiên văn học khác được gán cho Kukulcan, vị thần rắn có lông bảo trợ việc học hành. Người Maya đã sử dụng những bóng râm bên trong phòng do ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa để dự đoán thời điểm xảy ra các điểm chí. Quanh góc của El Caracol là những chiếc chén đá lớn được đổ đầy nước để quan sát ánh phản chiếu của các ngôi sao giúp xác định tổ hợp của chúng, nhưng là hệ thống lịch rất chính xác. 
2. Cristo Redentor ("Chúa Kitô Cứu Thế" trong tiếng Bồ Đào Nha) là tên của một bức tượng Chúa Giêsu đứng trên một đỉnh núi hoa cương cao 710 m. Tượng được dựng năm 1931, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Brasil độc lập. Tượng cao 30 m đứng trên bệ 7 m; đầu tượng nặng 35,6 tấn, cao 3,7 m; mỗi cánh tay tượng nặng 9,1 tấn; khoảng cách giữa hai đầu ngón tay của bàn tay trái và phải là 23 m. Ngọn núi nơi tượng đứng có tên núi Corcovado (có nghĩa là "lưng gù" trong tiếng Bồ Đào Nha) tại thành phố Rio de Janeiro của Brasil. Tượng được làm theo thiết kế của Heitor da Silva Costa, nhà điêu khắc là Carlos Oswald và Paul Landowski. Kỹ sư Guglielmo Marconi là người thiết kế đèn chiếu sáng xung quanh tượng.
3. Vạn Lý Trường Thành
    Vạn Lý Trường Thành (nghĩa là Thành dài nghìn dặm) là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc xây dựng từ thế kỷ VII TCN đến thế kỷ XIX để ngăn chặn sự xâm nhập của người ngoại tộc như người Hung Nô, Mông Cổ, Mãn Châu.... Bức thành có chiều dài 6.352 km, chiều cao trung bình 7 m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m. Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ huyện Lâm Thao (huyện Mân, Cam Túc) đến Liêu Hà ở phía Đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu đến Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
    Trường Thành được xây dựng lần đầu tiên bắt đầu từ thời Tần Thủy Hoàng (221 - 210 TCN). Năm 208 TCN, ông cử Mông Điềm huy động dân phu đi nối lại các đoạn trường thành được xây dựng thời Chiến Quốc (nước Yên là nước đầu tiên xây dựng nó). Bức tường được nối với nhau bằng những khối đất lớn, với nhiều tháp canh, phong hỏa đài lớn ở các khoảng cách đều nhau và trường thành này hiện nằm ở phía Bắc so với Trường Thành hiện tại và cực đông Triều Tiên hiện nay. Triều đình bắt người dân xây dựng thành liên tục, không ngơi nghỉ và người ta ước tính có khoảng 1 triệu người đã chết khi xây thành.
     Bức thành tiếp tục xây dựng vào thời Tây Hán ( thế kỷ I TCN, 10.000 km), thời Tùy và thời Ngũ đại thập quốc. Thời đế quốc Kim, Trường Thành đã được xây dựng ở vùng trong, đông của cao nguyên Mông Cổ, làm nó vươn tới tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) với chiều dài 5.000 km. Đến thời Minh, bức tường này được xây với tầm vóc to lớn bằng những vật liệu tốt (đá cứng được dùng ở các bề mặt và ở trên đỉnh thành) hơn so với trước đó, để ngăn chặn sự xâm nhập của quân Mông Cổ tràn vào cướp phá Trung Quốc. Trường Thành thời Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan, gần Tần Hoàng Đảo, kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500 km và kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan, (phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đường tơ lụa) với tổng chiều dài 7.500 km. Mặc dù kết thúc ở Gia Dục Quan, nhưng tại đó có nhiều "phong hỏa đài" trải dài dọc theo Con đường tơ lụa về Gia Dục Quan. Vào cuối thời Minh, khi quân Mãn Châu vượt Trường Thành xâm lăng Trung Quốc, Trường Thành mất giá trị quân sự dần.

4. Pháo đài Machu Picchu
    Machu Picchu (tiếng Quechua gọi là "Cổ Sơn" hay Thành phố đã mất của người Inca) là công trình kiến trúc đồ sộ được bảo tồn khá tốt của người Inca thời cổ - trung đại ở Nam Mỹ, nằm trên độ cao 2.430 m ở một ngọn núi thuộc thung lũng Urubamba tại Peru, cách Cuzco khoảng 70 km phía tây bắc. Bị lãng quên từ nhiều thế kỷ, Machu Picchu được nhà khảo cổ học Mỹ H. Bingham tìm ra vào năm 1911 và ông ra viết một cuốn sách bán chạy làm cho nơi này lan truyền ra toàn thế giới.
     Theo sử cũ, pháo đài này do vua Inca Pachacuti xây dựng khoảng năm 1440, nhưng không có người ở cho đến khi bị Tây Ban Nha chinh phục (1532). Hiện nay, một bằng chứng khảo cổ cho thấy, nơi đây từng là nới nghỉ dưỡng của vua chúa, quý tộc Inca khi họ đến đây thưởng ngoạn, nghỉ ngơi. Ước tính có khoảng 750 người đã ở đây, nhưng chỉ là số nhỏ trong khoảng 11 triệu dân Inca trong các thế kỷ XV - XVI mà thôi.
       Về cấu trúc, pháo đài chia thành 3 khu vực lớn: 
   + Khu vực linh thiên: là khu vực quan trọng nhất. Khu vực này có các địa điểm: IntihuatanaĐền của các Màu sắc và Phòng Ba Cửa sổ. Chúng được dành cho Inti, vị thần Mặt trời và cũng là vị thần vĩ đại nhất.
    + Khu vực dân chúng: là nơi sinh sống, tụ họp của dân chúng.
    + Khu vực hoàng gia: là khu vực khá quan trọng. Trong khu hoàng gia, một khu vực riêng được dành cho giới quý tộc: một nhóm nhà nằm thành hàng trên một khu vực đất dốc; nơi ở của Amautas (những người khôn ngoan) có đặc điểm riêng ở những bức tường màu đỏ, và khu Ñustas (các công chúa) những căn phòng hình thang.
    Về kiến trúc, một đặc điểm quan trọng của pháo đài này giống với Kim Tự Tháp của Ai Cập và Angkor Wat của Campuchia, đó là pháo đài này được xây theo phong cách Inca với những bức tường đá không dùng vữa và những viên đá kích thước bằng nhau. Người Inca là bậc thầy của lĩnh vực xây dựng này, theo đó họ sẽ cắt những khối đá để ghép vào nhau thật chặt mà không đùng một ít vữa nào. Nhiều chỗ nối hoàn hảo đến mức người ta có thể lách lưỡi dao vào giữa hai phiến đá. Một điểm khá lạ đó là người Inca (giống người Ai Cập) là không dùng bánh xe để xây dựng, nhưng tại sao người Inca bằng cách nào họ đưa được những phiến đá nặng hàng tấn lên cao để xây dựng thì không có tài liệu nào ghi chép lại, chỉ trừ một đoạn tài liệu ghi chép bằng chữ khipus, mà hiện nay chưa giải mã được.
    Khu vực này bao gồm 140 công trình kiến trúc, gồm các đền, đàicông viên, nhà ở mái rạ.Có hơn một trăm bậc đá dẫn lên – thường được tạc hoàn toàn vào trong một tảng đá granite duy nhất – và một lượng lớn các đài phun nước, nối với nhau bởi các kênh và các ống dẫn nước đục trong đá, được thiết kế cho hệ thống tưới tiêu ban đầu. Đã tìm thấy các bằng chứng cho thấy hệ thống tưới tiêu đã được sử dụng để dẫn nước từ một con suối thiêng, tới mỗi ngôi nhà, thứ tự được phân chia theo mức độ giai cấp của người ở trong đó.
Ngoài ra ở khu vực này, người ta xây dựng một mạng lưới các con đường Inca và chúng hội tụ về Cuzco, trung tâm của đế chế Inca, và một con đường khác dẫn về Machu Picchu. Người Inca có sự phân biệt giữa các con đường ven biển và các con đường miền núi, đường ven biển được gọi là Camino de los llanos (đường bằng) và những con đường núi được gọi là Cápac Ñam.

5. Đấu trường La Mã - Colosseum
     Đấu trường La Mã, còn có tên Amphitheatrum Flavium theo tiếng Latinh hoặcAnfiteatro Flavio tiếng Ý, sau này gọi là Colosseumhay Colosseo, là một đấu trường lớn ở thành phố Roma. Công suất chứa lúc mới xây xong là 50.000 khán giả. Đấu trường được sử dụng cho các võ sĩ giác đấu thi đấu và trình diễn công chúng, đồng thời là nơi tập trận giả trên biển, săn thú, kịch cổ điển. Đấu trường được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Đây là công trình lớn nhất được xây ở Đế chế La Mã được hoàn thành năm 80 sau Công Nguyên dưới thời Titus, với nhiều chỉnh sửa dưới thời hoàng đế Domitian. 
    Việc xây dựng Đấu trường Colosseum bắt đầu dưới thời Hoàng đế Vespasian vào khoảng năm 70-72 sau Công nguyên. Đến thế kỷ 2, khu đất đã có người ở dày đặc và bị bỏ hoang sau trận Đại hỏa hoạn thành Roma vào năm 64 sau Công nguyên tiếp sau đó Nero đã chiếm đoạt phần lớn đất của khu vực này làm công trình Domus Aurea hoành tráng trên địa điểm này, phía trước nó ông ta tạo ra một hồ nhân tạo bao quanh bởi các sảnh đường, vườn và cổng. Công trình cống nước hiện hữu Aqua Claudia được mở rộng để cấp nước cho khu vực và Colossus of Nero đồng thiếc khổng lồ được xây gần cổng vào của Domus Aurea. Đến thời các hoàng đế kế tiếp, nơi này bị hư hại nhiều. Thời Trung Cổ, người ta dựng một nhà thờ, một nghĩa trang, nhà dân ở đấy. Năm 1349, một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam. Một phần lớn lượng đá xây dựng công trình thì bị ăn cắp.
Về cấu trúc, bên ngoài đấu trường được xây trên nền đất phẳng. Tường bên ngoài thoạt đầu có chu vi 545 m và cần phải dùng 100.000 m3 đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Nó có thể chứa tới 50.000 người và được thiết kế tốt đến nỗi mỗi người có thể ra khỏi tòa nhà này trong vòng mấy phút. Một tấm vải bạt khổng lồ che nắng che mưa thường được căng ra bên trên để che nắng và trong các buổi trình diễn đêm, một đèn chùm bắng sắt khổng lồ treo lơ lửng bên trên đấu trường. Tuy nhiên, qua nhiều thế kỷ, nó đã bị hư hỏng do thiên nhiên tác động (động đất). Chu vi phía bắc của Đấu trường vẫn còn nguyên với dấu vết trùng tu của thế kỷ 19. Phần còn lại của Coloseum ngày ngày nay là bức tường gốc như lúc đang xây.

6. Khu Di tích Petra
    Một trong ba kỳ quan thế giới mới của Châu Á hiện nay là khu di tích Petra, ở Jordan, một di tích mà ít ai biết tới trước đây.
Petra trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là đá, nằm trong một vùng trũng của một dãy núi tạo nên sườn phía Ðông thung lũng Arabah, phía Bắc biển Dead Sea và phía Nam vịnh Gulf of Aqaba, hay còn gọi là vịnh Gulf of Eliat.
Khu di tích này nổi tiếng vì những công trình kiến trúc tạc vào núi đá. Ðược những núi đá đứng bao bọc và nằm bên dòng suối nước chảy quanh năm, Petra không chỉ sở hữu lợi thế của một pháo đài mà còn là cửa ngõ của những huyết mạch thương mại đi qua dải Gaza (về phía Tây, Bosra và Damascus; về phía Bắc, Aqaba và Leuce Come; trên biển Red Sea, và các sa mạc trong vùng vịnh Persian Gulf).
Quá khứ hưng thịnh đã khiến cho Petra trở thành một trung tâm thương mại và văn hoá của vùng Gaza. Bên cạnh việc phát triển thông thương buôn bán, Petra cũng rất chú trọng đến sự phát triển nông nghiệp để ổn định nguồn lương thực - điều tiên quyết để đảm bảo sự tồn tại một cộng đồng. Các cuộc khai quật cũng cho thấy chính người Nabataeans kiểm soát nguồn nước từ đây đến các thành phố sa mạc tạo ra những ốc đảo để trồng trọt hoa màu.
Tuy nhiên, sự cố gắng của con người vẫn không thể chống chọi lại với số phận. Và "số phận" của Petra là tuân theo quy luật "thịnh - suy" của hoạt động thương mại. Chỉ trong một thời gian ngắn, người ta gần như không thể nhận ra đây là một Petra - huyết mạch thương mại của Trung Á nữa.
Quần thể bia mộ ở đây từng được người dân coi là nhà cửa, nhưng giờ thì họ đã nhận thức được là những phần mộ. Những ngôi mộ này được đục trong nham thạch, cao hơn mặt nước biển gần 1.000 m. Có đồ án tinh tế trang nhã, cũng có đồ án với trang sức nóc tường đầu hồi kiểu bậc thang đặc sắc thể hiện phong cách kiến trúc Ai Cập. Trọng tâm kiến trúc đặt ở mặt chính, bên trong không hề có trang sức nào.
Đi tìm miền ký ức
Năm 106, Petra trở thành một bộ phận của đế quốc La Mã, có tất cả những kiến trúc mà văn hóa cổ La Mã thường có như quảng trường, nhà tắm công cộng, nhà hát... Nhưng đi theo sự hưng thịnh của thành cổ Balmira, phương thức mậu dịch biến động, Petra trở nên sa sút. Sau vài trăm năm, nơi đây chỉ còn lại là sự hoang tàn và chỉ được dân bộ lạc bản địa biết tới.
Năm 1812, Petra được phát hiện lại nhờ nhà thám hiểm Thụy Sĩ Johann Ludwig Burchkhardt, người có khả năng nói tiếng Ả-rập lưu loát. Người hướng đạo dẫn Burchkhardt dọc theo Sikh - một khe núi hẹp lún sâu trong nham thạch, con đường mà du khách ngày nay muốn tham quan nhất định phải đi qua - đến trước một vật thể kiến trúc lạ lẫm. Tòa kiến trúc được gọi là "kho báu" này ánh lên sắc hồng của đá ngũ sắc, của thời gian… Một không gian kiến trúc mang hoàn toàn phong cách cổ điển, sừng sững, nguy nga và choáng ngợp.
Mặc dù được khám phá lại từ hơn một thế kỷ trước, song mãi đến năm 1985, khu di tích Petra mới được UNESCO công nhận là di sản thế giới, khi nó được thừa nhận là một trong những tài sản văn hóa quý giá của người Petra. Được mệnh danh là "Thành phố hoa hồng đỏ" nhưng Petra không hẳn là một thành phố, cũng không hoàn toàn mang sắc đỏ của "chúa các loài hoa". Tất cả những gì mà du khách có thể cảm nhận được chính là không khí thần bí nơi đây, một sức mạnh khiến nó có sức hấp dẫn không gì cưỡng nổi, vẻ đẹp tráng lệ khắc ghi dấu ấn thời gian .

7.  Đền Taj Mahal, viên ngọc châu của Ấn Độ
Nếu như Agra là cả một vườn hoa đẹp của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ thời Mogol, thì Taj Mahal không phải là lâu đài hay đền miếu, mà là lăng mộ vợ Hoàng đế Giahan - Hoàng hậu Argiuman Bano Begum. Lúc đầu, lăng có tên là Tat Bibica Rauza, nghĩa là nơi chôn cất Nữ hoàng của trái tim, sau này mới có tên là Taj Mahal, tiếng Ba Tư có nghĩa là Vương miện của người Mogol.

Lúc 19 tuổi, Agiuman Bano Begum trở thành vợ hai của Hoàng tử Guram (sau này là Shah Jahal). Tuy là vợ hai, nhưng nàng Begum luôn luôn là người vợ được Hoàng tử Guram yêu quý nhất. Năm 1627, sau khi Guram lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Shah Jahal I (nghĩa là chúa tể thế giới) thì Mumtaz cũng trở thành Nữ Hoàng của Ấn Độ. Thế nhưng, cuộc sống phu thê của hai người đột nhiên bị đứt đoạn. Mùa xuân năm 1636, Mumtaz lâm bệnh qua đời. Trước khi chết, Bà hoàng yêu cầu Hoàng đế Shah Jahal I hứa xây cho nàng một lăng mộ xứng đáng với tình yêu và 19 năm chung sống của họ.
Cái chết của người vợ yêu quý làm Shah Jahal I vô cùng đau khổ. Ngài bắt tay luôn vào việc xây lăng mộ cho vợ như ngài đã hứa.
Lập tức, các nhà xây dựng nổi tiếng nhất được mời đến Agra để lập đề án xây lăng mộ Nữ Hoàng. Shah Jahal   I đã chọn đề án của nhà kiến trúc người Ấn Độ là Ustad Ahmad Lahauri (1580 - 1649) làm theo mô hình các lăng tẩm của người Tuốc.
Nữ Hoàng Mumtaz
Một đội quân xây dựng khổng lồ gồm 24 ngàn người được thành lập. Các loại đá cẩm thạch đủ màu quý nhất được chuyển từ khắp các nơi tới Agra. Năm 1632, công trình tại Taj Mahal được khởi công xây dựng. Suốt 24 năm trời, 24 ngàn người thợ làm việc cực nhọc và đã tiêu tốn 40 triệu rupi.
Taj Mahal được xây dựng trên một khu đất rộng hình chữ nhật (dài 580 m, rộng 304 m), với cảnh quan ngoạn mục, hài hòa xung quanh. Kiến trúc chính của khu lăng là một tòa lâu đài đáy hình bát giác, xây bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ trên một nền rất cao. Sừng sững giữa trời xanh là một vòm tròn cẩm thạch trắng đồ sộ, uy nghi cao 75 m chung quanh còn có bốn vòm tròn nhỏ hơn. Ở bốn góc lại vươn lên bốn tháp nhọn cao tới 40 m. Trong lăng, có rất nhiều đường diềm chạm khắc bằng 12 thứ đá quý, trang trí theo phong cách truyên thống Ấn Độ.
Tại chính giữa gian phòng rộng lớn, sáng sủa ở tầng hai là hai chiếc quan tài bằng đá cẩm thạch màu hồng nhạt, được trang trí bằng các hoa văn thực vật và các hàng chữ Ả Rập rút từ Kinh Koran. Nhưng trong các quan tài này không có di cốt của người đã khuất. Hai quan tài ở tầng hai chỉ là tượng trưng cho những quan tài thật ở tầng dưới.
Theo quan niệm của Đạo Hồi, từ các quan tài thật, linh hồn người chết bay lên nhập vào các quan tài ở tầng trên, để từ đó, vượt qua vòm mái lên trời, tới ngai vàng vủa Thánh Allah (chữ Ả Rập viết al - Ilad). Di cốt Mumtaz và Jahal đặt trong hai quan tài ở tầng dưới.
Taj Mahal quả là đã được tạo nên bằng máu thịt và trí tuệ của người Ấn Độ và trở thành một trong những kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc nhân loại. Taj Mahal xứng đáng với tên gọi là Viên ngọc châu của những đền đài Ấn Độ hay Giấc mơ tiên hiện thành đá trắng.





Hoạt hình: ĐẠI CHIẾN BẠCH ĐẰNG


Hoạt hình Việt Nam: ĐẠI CHIẾN BẠCH ĐẰNG 


Bộ phim ngắn có độ dài hơn 6 phút thuật lại bản anh hùng ca trên sông Bạch Đằng năm 938 do nhóm 6 sinh viên của Đại học Quốc tế Hồng Bàng (TP HCM) thực hiện, đã gây sự chú ý trong cộng đồng mạng hai tuần qua.
Được đưa lên Youtube từ cuối tháng 6, hoạt hình ngắn Đại chiến Bạch Đằng được nhiều cư dân mạng đón nhận nhiệt tình với nhiều lời khen và góp ý. Đây là tác phẩm tốt nghiệp chuyên ngành Hoạt hình của nhóm sinh viên 6 người tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng (TP HCM). Phim tái hiện cuộc chiến chống quân Nam Hán vào năm 938 của Ngô Quyền.
Đại chiến Bạch Đằng sử dụng hình ảnh vẽ 2D, xen lẫn một vài cảnh hiệu ứng hình ảnh 3D. Mặc dù kỹ xảo, cử động của các nhân vật vẫn còn khá thô sơ và cứng nhưng bộ phim đã nhận được nhiều lời động viên với hơn 70.000 lượt xem trên Youtube cùng gần 700 lời bình luận.
6 sinh viên trẻ Vũ Đức Thịnh, Đinh Ngọc Chính, Nhữ Thị Thùy Diệp, Nguyễn Thanh Đức, Trần Hậu và Đặng Minh Quyền quyết định khai thác đề tài lịch sử Việt Nam trong bài thi tốt nghiệp - một đề tài vốn bị cho là khô khan và các nhà làm phim trẻ thường né tránh.
Nhóm sinh viên cho biết mục tiêu của tác phẩm này là truyền tải ý chí mạnh mẽ cho mọi người yêu thích lịch sử nước nhà và tăng niềm tự hào dân tộc. Với kinh phí eo hẹp, nhóm phải hoàn thành bài tốt nghiệp trong 3 tháng, từ nghiên cứu lịch sử cho tới việc vẽ trang phục, tạo hình nhân vật.
Một khán giả có nickname honganhnamanh trên Youtube bình luận: "Phim dù chưa thực hoàn hảo nhưng khi xem tôi xúc động muốn khóc, vì cũng có ngày người Việt Nam chúng ta bắt đầu làm được phim về lịch sử hào hùng của dân tộc mình. Con cháu chúng ta có thể sẽ hiểu hơn về lịch sử. Chúng ta là người Việt Nam và hãy làm những gì có thể để xứng đáng với truyền thống đó".
Nguyễn Thanh Đức, một thành viên trong nhóm 6 sinh viên, tâm sự: "Vâng, lịch sử Việt Nam rất hào hùng. Chúng ta đều chung một nguồn gốc con rồng cháu tiên, thế con cháu lại không nhớ nòi giống mình mà lại nhớ lịch sử của nước khác nhiều hơn thì thật đáng buồn và đáng trách. Sức còn yếu nhưng cũng ráng làm cái gì đó cho dân tộc mình. Vừa làm vừa học sử luôn. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ bộ phim".
Phim hoạt hình Việt Nam trong một năm trở lại đây đã có nhiều khởi sắc và ngày càng có nhiều nhà làm phim trẻ nghiên cứu, tìm tòi, theo đuổi dòng phim này. Cuối năm ngoái, phim hoạt hình ngắn Cô bé bán diêm với hình ảnh 3D của nhóm True-D Animation cũng từng tạo nên tiếng vang trên mạng trong dịp Giáng sinh.


Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Hồi giáo với Malaysia, phần 4


2.4. Hồi giáo trong đời sống chính trị, kinh tế Malaysia
2.4.1. Hồi giáo trong đời sống chính trị
2.4.1.1. Thời vương quốc Melaka
           Cùng với sự ảnh hưởng về xã hội, Hồi giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị Malaysia. Vào thế kỷ XV, sau khi Hồi giáo vào, một số vị vua Malaysia, tiêu biểu là Parameswara ở Melaka đã cải theo Hồi giáo, lập ra một nhà nước theo mô hình nhà nước Hồi giáo gọi là Sultanate Melaka và tự xưng là sultan của nước này. Ông là người đứng đầu quốc gia đồng thời đứng đầu cộng đồng Hồi giáo. Ở Malaysia, Sultanate Melaka là chính thể nhà nước Hồi giáo có sự pha trộn giữa mô hình nhà nước truyền thống và mô hình nhà nước Ảrập, điều này khác hoàn toàn với chính thể nhà nước Ả rập thời trung cổ vốn coi trọng Hồi giáo. Do ảnh hưởng của Hồi giáo, nền chính trị của Melaka nổi lên 3 đặc trưng cơ bản: thứ nhất, vua là người nắm vương quyền và thần quyền; thứ hai, nguyên tắc tập trung dân chủ trong triều đình và cuối cùng, mối quan hệ giữa vua với nhân dân.
           Đặc trưng thứ nhất, vua nắm vương quyền và thần quyền. Về vương quyền, vua nắm quyền lực tuyệt đối, thay Allah cai trị muôn dân. Về thần quyền, vua tự xem mình ngang hàng với Muhamad, mặc khác do ảnh hưởng của thuyết “con người hoàn hảo” nên vua tự coi mình có sức mạnh siêu nhiên, thần thánh. Sử cũ có ghi lại các ông vua như thế như sultan của Pasai (tiểu quốc đầu tiên theo Hồi giáo) có phép thuật do cải theo Hồi giáo, sultan Mansur Shah (1459 – 1477) am hiểu chủ nghĩa thần bí[11] và Ahmad Shah (1511 – 1513) có phép thuật siêu phàm. Nguyên tắc thứ hai là tập trung dân chủ. Trong triều đình, khi vua đưa ra một vấn đề rất bức xúc (về chính trị, kinh tế, xã hội), các quan sẽ thảo luận và biểu quyết và vua sẽ chốt lại vấn đề đó. Mansur I Shah, một ông vua nổi tiếng anh minh, nói rằng:“… Các ngươi hãy đến thảo luận với các quan thượng thư và các chủ nhân vĩ đại của các ngươi. Người lãnh đạo dù khôn ngoan và hiểu biết đến đâu, thì sự khôn ngoan và hiểu biết đó sẽ được sử dụng ra sao nếu ông ta không tham khảo ý kiến các quan lại của mình”. Bên cạnh chính quyền trung ương, các chính quyền địa phương (do Temenggong lãnh đạo) được củng cố vững chắc theo nguyên tắc đồng thuận được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ở Philippines, bên cạnh chính quyền sultan, hệ thống các barangay (do datu, rajah đứng đầu) được duy trì trở thành cố vấn cho sultan [36, 8]. Đặc trưng cuối cùng là mối quan hệ giữa vua với nhân dân. Ở vương quốc Melaka, tư tưởng lấy dân làm gốc đã được các sultan thấm nhuần và phát huy. Người sưu tập Sejarah Melayu có ghi lại lời của Mansur ví “nhà vua là cây, dân là rễ, sẽ không có cây nếu như không có rễ, vì thế sẽ không có nhà lãnh đạo, nếu như không có thần dân”,  điều đó thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa vua – quan – dân với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng có khoảng cách nhất định bằng các quy định mang tính nguyên tắc. Vua được mặc áo long bào màu vàng, che ô vàng, dùng ống nhổ, vũ khí và kiệu voiDân thường bị cấm dùng khăn tay, đồ thêu và đồ trang trí bằng vàng và khi muốn tiếp kiến vua, họ phải xưng là nô lệ (patik) và cúi đầu Tất cả những điều đó nhằm mục đích nâng cao uy tín, địa vị của vua. Đối với tầng lớp thống trị địa phương, vua thi hành chính sách ưu tiên cho người Hồi (luật sư, giáo sĩ Hồi giáo) vào nắm chức vụ cao trong triều đình.
           Đối với nhân dân, các sultan Melaka cũng đặt các quy định chặt chẽ. Người dân phải biết cư xử đúng đắn với vua, quan, chấp hành mọi mệnh lệnh do vua đặt ra. Những điều gì vua cấm thì dân không được làm, nếu vua không cấm thì được làm. Ví dụ, trong các sắc lệnh của mình, vua thông thường cấm người dân làm vũ khí, cấm khoa học – kỹ thuật, hạn chế quyền dân chủ trong nhân dân…; còn một số điều khác thì không cấm. Hẳn đây là chìa khóa trong cơ chế lãnh đạo của người Malaysia, trong đó vua nắm quyền tối cao và có sự hỗ trợ của quan lại trong điều hành vương quốc, nhân dân sống dưới sự bảo trợ của vua và tất cả đã trở thành bộ phận không thể tách rời của bộ máy nhà nước, giúp vận hành hệ thống cai trị.
2.4.1.2. Thời kỳ thuộc địa (1511 – 1957)
            Sau khi đã chiếm Melaka, Bồ Đào Nha (sau là Hà Lan) đã nhanh chóng thiết lập chính quyền thuộc địa của chúng, đồng thời áp đặt đạo Thiên Chúa vào Melaka. Trong chính quyền thuộc địa, người Bồ Đào Nha, Hà Lan chỉ cho phép những người Thiên Chúa giáo, những người quý tộc Melaka đầu hàng và quy phục được tham gia chính quyền, nhưng sẽ bị hạn chế một số quyền lợi về quyền chính trị, quyền dân chủ trong nội bộ chính quyền[12]. Đối với các vương quốc xung quanh, 2 tên thực dân này luôn tiến hành chiến tranh nhằm mục đích lật đổ chính quyền Hồi giáo hiện tại, thiết lập chính quyền Thiên Chúa giáo thân với chúng. Tuy nhiên, do chính sách của chúng tàn bạo, tàn khốc cho nên chúng bị nhân dân, các vương quốc chống lại quyết liệt và cuối cùng đã lần lượt cuốn gói về nước, nhường chỗ cho người Anh, một kẻ đến sau nhưng để lại nhiều ảnh hưởng to lớn trong đất nước Malaysia.
          Sau khi đánh chiếm Melaka, người Anh nhanh chóng biến Malaysia thành một xã hội đa nguyên thong qua việc đưa một lượng lớn người Ấn, người Hoa vào đây để phục vụ cho khai thác thuộc địa, trong khi đó các sultan vẫn nắm quyền lãnh đạo, dù chỉ trên danh nghĩa mà thôi. Chính sách “chia để trị” của người Anh đã làm 3 cộng đồng người Melayu, Hoa và Ấn không hòa được vào chung một dòng chảy. Lần đầu tiên trong cuộc tổng điều tra dân số năm 1921, người Melayu nhận ra mình chỉ chiếm non nửa số dân ở đây. Người Anh cũng rất thành công trong việc áp dụng chính sách giáo dục ở Malaysia. Theo đó, những con em của quý tộc được vào học trường Anh, học lối sống Anh để sau này ra phục vụ chính quyền. Những thanh niên này xa rời lối sống Melayu, tách dần khỏi cộng đồng Melayu để theo Anh và điều này khiến một bộ phận người Melayu lo ngại và điều này dẫn đến “chủ nghĩa dân tộc Melayu” nảy nở, trở thành nhân tố quan trọng trong nền chính trị Malaysia sau này. Ngoài ra, Anh cũng can thiệp mạnh vào luật pháp bằng cách cải cách các thiết chế Hồi giáo (zakat, tòa án Hồi giáo..) để giảm nhẹ sự khắc nghiệt của Hồi giáo, nhưng nằm trong tầm kiểm soát của Anh. Đến thời Nhật (1941 – 1945), người Nhật thi hành chính sách thân với người Melayu, đưa người Melayu ngang hàng người Ấn và người Hoa và điều này làm một bộ phận người Ấn, Hoa bất mãn, dẫn đến việc không hợp tác giữa ba cộng đồng trong việc chống giặc và cuối cùng dẫn đến những hậu quả không có lợi cho cuộc kháng chiến sau này chống thực dân Anh trở lại xâm lược Malaysia.
           Như vậy trong thời kỳ thuộc địa, chính sách của Anh, Nhật đã góp phần cướp đi cơ hội gần gũi giữa 3 tộc người Melayu, Hoa và Ấn, đặc biệt là cơ hội đoàn kết dân tộc để chống lại chủ nghĩa thực dân. Sự phân biệt này trái với tính đoàn kết cộng đồng Hồi giáo và làm quan hệ Melayu – Hồi giáo có mâu thuẫn sâu sắc. Nhận thức rõ điều này, các nhà lãnh đạo đã cố gắng hóa giải mâu thuẫn này, ủng hộ người Melayu chống giặc, và cũng thành công. Thế nhưng sau khi Anh tái xâm lược, quan hệ này cũng lục đục, nhiều lần bị chia rẽ sâu sắc và cũng như làm khủng hoảng nội bộ trong các chính phủ Malaysia từ 1957 đến 2000.
2.4.1.3. Thời kỳ độc lập
Thời Abdul Rahman (1957 – 1970)
           Sau khi giành độc lập, Rahman thành lập chính phủ đầu tiên của nước Malaysia thống nhất. Sau khi nắm quyền, ông đã thi hành chính sách nhằm củng cố, đưa địa vị của người Melayu lên cao như cho người Melayu tham gia sản xuật công nghiệp, được học tập và lao động. Ít lâu sau, chính phủ tiến hành liên minh với các đảng của người Hoa, người Ấn để thành lập Đảng Liên minh cầm quyền, nhưng bị PAS phản đối kịch liệt. Để xoa dịu, chính phủ cố gắng chứng tỏ mình đang bảo vệ Hồi giáo, thực hiện các luật lệ, nghi thức tôn giáo rất nghiêm túc, nhưng chưa giải quyết triệt để vấn đề dân tộc do bị chủ nghĩa dân tộc chi phối mạnh đến quan điểm của chính phủ. Tóm lại, từ 1957 – 1960, chính phủ chỉ ủng hộ Hồi giáo trên danh nghĩa và là công cụ đắc lực cho bầu cử chứ không quan tâm đến việc Hồi giáo có đối đầu với chủ nghĩa dân tộc hay không. Các vấn đề kinh tế, xã hội sau này đã khiến chính phủ phải quan tâm.
           Đến những năm 60, chính trị Malaysia ngày càng phức tạp. Mâu thuẫn Hoa – Melayu trở nên căng thẳng[13], bất đồng chính trị giữa UMNO và Liên minh cầm quyền diễn ra gay gắt. Thêm vào đó, việc Hiến pháp 1957 quy định tiếng Melayu là ngôn ngữ quốc gia đã làm tăng lên nỗi bất bình của các dân tộc không phải người Melayu, đặc biệt là người Hoa và đảng đối lập PAS càng thêm sâu sắc. Trong cuộc bầu cử năm 1969, khi kết quả bầu cử cảm thấy bất lợi cho mình[14], các đảng của người Hoa, người Ấn nổi dậy biểu tình làm thủ đô Kuala Lumpur bị tê liệt trong một thời gian dài.
           Trong đối ngoại, chính phủ theo xu hướng thân phương Tây. Bước ngoặt chính trong quan hệ này đó là sự đối đầu của Indonesia đối với việc thành lập Liên bang Malaysia (1963) và sự tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với vùng Sabah. Đứng trước tình thế này, chính phủ đã tiến hành đàm phán và cuối cùng đã nối lại quan hệ tốt với hai nước này. Những sự việc đã qua đã làm chính phủ phải thay đổi chính sách của mình, từ bỏ thân phương Tây, nhích dần quan hệ với các nước Hồi giáo ở Trung Đông. Để thực hiện, Malaysia tiến hành ngoại giao hòa bình với các nước Trung Đông, tham gia Phong trào không liên kết vào năm 1965. Thành công của việc ngoại giao với IndonesiaPhilippines và các nước Trung Đông đã làm Malaysia xem xét lại chính sách ngoại giao của mình.        
Thời Tun Abdul Razak (1957 – 1976)
           Lên nắm quyền sau cuộc nổi dậy năm 1969, Razak đã thi hành nhiều chính sách để ổn định tình hình đất nước. Ngày 31/8/1970, ông ban bố Hệ tư tưởng quốc gia (Rukunegara[15][41,  309 – 310], đẩy mạnh phát triển giáo dục, tài trợ cho người Melayu học tập, làm việc, cải tổ chính phủ và thực hiện dân chủ nghị viện để hạn chế thấp nhất các mâu thuẫn có thể xảy ra.
           Đồng thời với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Razak còn đối phó với vấn đề mới, đó là Hồi giáo. Sau sự kiện 1969, ý thức Hồi giáo trỗi dậy hơn bao giờ hết, dẫn đến bùng nổ phong trào rộng lớn gọi là Dakwah. Trong cương lĩnh của mình, Dakwah đã giúp nâng cao nhận thức tín đồ, tổ chức các hoạt động cho tín đồ (đi nhà thờ, học giáo lý và nói chuyện về Hồi giáo) về Hồi giáo. Để hạn chế sự phát triển của Dakwah, chính phủ cho phép một số tổ chứ ra hoạt động công khai, trong số đó phải kể đến là ABIM, Darul Arqam và Perkim.
           + Tổ chức Dakwah đầu tiên là ABIM được thành lập năm 1969 (1974 hoạt động công khai), do Anwar Ibrahim làm chủ tịch. Mục đích của nó là tuyên truyền, thực thi các tín điều Hồi giáo trong xây dựng quốc gia dân tộc. Về chương trình hoạt động, ABIM kêu gọi tín đồ thực hiện đầy đủ luật lệ và nghĩa vụ Hồi giáo một cách nghiêm túc, đồng thời quan hệ ngoại giao với 24 tổ chức Hồi giáo trên thế giới. Ngoài ra, ABIM ra báo “Thư tín” để làm cơ quan ngôn luận cho mình. Thông qua tờ báo này, ABIM tố cáo mạnh mẽ tệ tham nhũng, sự bóc lột công nhân và ngược đãi Hồi giáo, kêu gọi chính phủ quan tâm nhiều đến Hồi giáo.
           + Tổ chức Dakwah kế tiếp là Darul Arqam (Ngôi nhà của Arqam) được thành lập năm 1963. Ngay từ khi thành lập, tổ chức này đặt các vấn đề như: tin tưởng vào Thượng đế, củng cố tình anh em Hồi giáo và tôn trọng nguyên tắc Hồi giáo. Về hoạt động, tổ chức này chủ yếu là kinh doanh các sản phẩm như tương ớt, gia vị, buôn bán các sách vở Hồi giáo… lấy tiền làm kinh phí cho mình, thậm chí họ còn được mời đi nói chuyện ở các hội nghị quốc tế. Tuy nhiên, do được xây dựng trên cơ sở địa phương nên nó nhanh chóng phát triển và chiếm cảm tình của chính phủ. Đóng góp của nó là làm thức tỉnh tinh thần Hồi giáo vào thập kỷ 70 – 80 của thế kỷ XX.
           + Tổ chức Dakwah cuối cùng là Perkim, do thủ tướng Rahman thành lập vào năm 1960. Mục đích của Perkim là phát triển Hồi giáo, tiến hành phúc lợi xã hội. Nhiệm vụ của nó là giảng dạy kiến thức Hồi giáo, cải đạo cho người không phải Hồi giáo, đặc biệt là người Hoa và Ấn Độ, hoạt động kinh doanh để thu lợi nhuận và nhận viện trợ từ các nước Hồi giáo khác như Libya, Arab Saudi, Iraq…  Thái độ của Perkim với chính trị rất phức tạp, một mặt nó tìm cách giúp đỡ người tỵ nạn Hồi giáo từ Nam Thái Lan, Campuchia sang cư trú ở Malaysia, mặc khác lại quan tâm đến các sự chiến tranh Israel - Ảrập giành vùng đất thánh Jerusalem, Israel tấn công mỏ dầu Iraq… nhưng không quan tâm đến chính trị.
           Tóm lại, phong trào Dakwah không phải chỉ là hiện thực nhất thời rồi qua đi mà nó thực sự trở thành phong trào rộng lớn, không chỉ gắn với các vấn đề về Hồi giáo ở Malaysia mà còn gắn liền với bản sắc văn hóa Melayu ở nước này. Phong trào có ý nghĩa rất lớn trong đời sống chính trị, văn hóa – xã hội, đặc biệt là từ thập niên 70 – 80 trở về sau và còn ảnh hưởng lâu dài về sau này.
           Về đối ngoại, từ sau cuộc khủng hoảng 1969, Malaysia bắt đầu nghiên dần về thế giới Trung Đông. Cụ thể, vào năm 1969, Malaysia đã khởi xướng “Hội nghị đoàn kết Hồi giáo”, tổ chức ở Maroc. Năm 1973, Malaysia ký Hiến chương Hồi giáo (OIC) để khẳng định bản sắc Hồi giáo trong nước, giải quyết các trang chấp, xung đột trong hòa bình, hữu nghị. Năm 1975, trong khuôn khổ OIC, Malaysia đã vận động các nước để cử mình làm quan sát viên của Liên Hiệp Quốc. Đến thập niên 70, do tình hình thế giới có biến động lớn: khủng hoảng dầu mỏ 1973 và chiến tranh Ả rập – Israel, Malaysia triệu tập hội nghị các nước Hồi giáo và kêu gọi các nước nên đầu tư nhiều vào dầu mỏ của mình, phát triển thương mại các nước để nâng Hồi giáo xứng tầm với quốc tế.
Chính phủ Mahathir và Hồi giáo
           Trước khi nhậm chức Thủ tướng chính phủ, M. Mahathir đã bày tỏ quan điểm ủng hộ Hồi giáo của mình, xem nó là nguồn “thống nhất” người Melayu[16]. Để tỏ rõ quan điểm của mình, ông đã thuyết phục Ibrahim (lãnh đạo ABIM) tham gia chính phủ với tư cách là cố vấn về Hồi giáo ở Malaysia nhằm mục đích nâng cao tôn giáo này trong mắt người Melayu. Cuối năm 1982, chính phủ thành lập Ngân hàng Hồi giáo; năm 1983 chính phủ quy định tín đồ Hồi giáo là người lao động được cầu nguyện từ 12 h 30’ đến 14 h thứ sáu hàng tuần, đưa Hồi giáo vào chương trình học bắt buộc của học sinh, sinh viên toàn quốc, tăng mạnh việc tổ chức cuộc thi đọc kinh Koran. Chính phủ cũng thành lập Hội đồng Dakwah Hồi giáo ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương (RISEAP[17]), mở nhiều hội nghị quốc tế về Hồi giáo. Năm 1988, chính phủ cho xây dựng “làng Hồi giáo”, năm 1989, các Bộ trưởng Tôn giáo của 4 nước Hồi giáo đã họp bàn, thông qua bản Ghi nhớ chung (1996) khẳng định sự cần thiết phải ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoạn trong khu vực. Ngoài ra, chính phủ khuyến khích người Hồi giáo ở khắp nơi về đây học tập Hồi giáo và đến năm 1984, Malaysia và Arab Saudi thực hiện chương trình phát thanh “Tiếng nói Hồi giáo” nhằm tuyên truyền các tín đồ về Hồi giáo, hướng họ về một thế giới Hồi giáo hòa bình, thịnh vượng.
          Về đối ngoại, Mahathir bắt đầu có sự điều chỉnh chiến lược, đó là tiến hành quan hệ với Trung Đông. Năm 1981, tại Hội nghị Hồi giáo được tổ chức tại Arab Saudi, ông đề ra khẩu hiệu[18] kêu gọi các nước phải hành động tích cực, không phụ thuộc vào phương Tây trong an ninh, quốc phòng, tăng dần buôn bán với các nước Trung Đông và kêu gọi các nước Trung Đông chống lại sự xâm lược của Israel vào Ả rậpTrong khi đó ở Đông Nam Á, vấn đề ly khai dân tộc, chủ quyền đất nước trở thành vấn đề nhạy cảm, nhất là Thái Lan và Philippines. Ở Thái Lan, do bất mãn với chính sách ưu tiên Phật giáo của chính phủ, hàng ngàn người Hồi ở Nam Thái Lan lũ lượt di cư sang Malaysia tìm nơi trú ngụ. Ở Philippines, vấn đề Sabah trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, điều này cũng tạo điều kiện cho người Moro Hồi giáo di cư đến đây cư ngụ. Để giải quyết, chính phủ chủ động bình thường hóa quan hệ với hai nước, thực hiện các chương trình như: “Khu vực tăng trưởng miền Đông ASEAN”[19], thành lập Ủy ban chung về phát triển kinh tế - xã hội giữa hai nước….  nhằm mục đích củng cố mối quan hệ với hai nước, xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực phát triển nhất thế giới. Với Philippines, Mahathir chủ động làm trung gian với Indonesia, giúp chính quyền Ramos ký hiệp ước hòa bình với MNLP[20], hướng đến đảm bảo nền tự trị cho người Moro ở Nam Philippines. Đến thập niên 90, chính phủ đã ủng hộ mạnh mẽ Hồi giáo, song không phải lúc nào sự ủng hộ này cũng được hoan nghênh, đôi khi còn bị gán là gián tiếp giúp đỡ người Hồi ở các các nước này ly khai chính quyền nên Malaysia rất thận trọng khi quan hệ với các nước nàymà trường hợp chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất (1991) là ví dụ cụ thể. Lúc đầu khi Iraq đánh Kuwait, Malaysia quyết định ủng hộ Liên Hiệp Quốc kêu gọi Iraq rút quân vì Iraq xâm phạm độc lập, trái với nguyên tắc ngoại giao của Malaysia, nhưng Iraq và Kuwait là hai nước Hồi giáo nên Malaysia vẫn ngoại giao tốt với hai nước này. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (2003), Malaysia phản đối âm mưu lật đổ Saddam Hussein của phương Tây, đặc biệt là chống lại hành động đánh chiếm Iraq của Mỹ mà không được Liên Hiệp Quốc ủy thác.
2.4.1. Hồi giáo trong đời sống kinh tế
          Về phương diện kinh tế, việc vương quốc Melaka gia nhập thế giới Hồi giáo đã tạo cho nó cơ hội tham gia guồng máy buôn bán quốc tế, lúc đó còn đang nằm trong tay thương nhân Ảrập, Ba Tư, Trung Quốc, Ấn Độ.  Melaka có lợi thế là nằm trên đường giao thông buôn bán chính giữa Đông và Tây. Các thương nhân Hồi giáo ở hầu hết khắp nơi trên thế giới đều đổ về nơi đây buôn bán, lập gia đình và thậm chí kết thân với quý tộc địa phương người Melayu để bảo vệ đặc quyền của họ và chính những hoạt động này đã khiến cho Melaka trở thành trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới mà các trung tâm buôn bán cùng thời như Đồ Bàn (Champa), Malabar, Gujerat (Ấn Độ) không sánh kịp. Từ những thành công này đã kích thích các vua, quan lại trong các vương quốc ở Malaysia bị cuốn hút theo Hồi giáo và dần dần lan rộng ra bên ngoài vương quốc. Buôn bán ở Melaka đã thúc đẩy Hồi giáo lây lan trên bán đảo Malay và ngược lại, Hồi giáo cũng giúp Melaka thúc đẩy sự phát triển và mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực, hay nói cách khác, Hồi giáo đã gián tiếp trở thành yếu tố quan trọng giúp Melaka phát triển kinh tế, mở rộng nền thống trị ra ngoài lãnh thổ của mình. Chính sự có mặt ngày càng đông của các thương gia Hồi giáo ngoại quốc ở Melaka, đặt biệt là các thương gia Trung Hoa và Ảrập đã chứng tỏ Melaka không chỉ là một trung tâm buôn bán sầm uất mà còn là một trung tâm tôn giáo lớn, một nơi nghiên cứu và truyền bá Hồi giáo có uy tín ở khu vực Đông Nam Á..
           Đến thời kỳ thuộc địa, nền kinh tế Hồi giáo ở Malaysia bị hạn chế nhiều do chính sách kinh tế của các nước thực dân. Sau khi đánh chiếm Melaka, Bồ Đào Nha (về sau là Hà Lan) liền thi hành chính sách kinh tế khắc nghiệt là hạn chế nội thương và độc quyền ngoại thương nhằm mục đích hạn chế sự phát triển kinh tế trong nước, hạn chế luôn sự lan truyền của Hồi giáo ra xung quanh vốn thịnh hành từ thời Melaka. Chính quyền thuộc địa quy định các tàu buôn của thương nhân Hồi giáo, Trung Quốc, Ba Tư, Ấn Độ…khi qua Melaka thì phải vào đây và đóng thuế cao, điều này làm các thương nhân Hồi giáo, Trung Quốc, Ba Tư,… bỏ sang các thương cảng khác để buôn bán, mặc khác chính quyền thi hành chính sách hẹp hòi tôn giáo, đề cao đạo Thiên Chúa, các tôn giáo khác đều là ngoại đạo và tìm cách ngăn cản các đoàn truyền giáo của Hồi giáo sang truyền đạo. Đến thời Anh cai trị (1826 – 1957), Anh thi hành chính sách kinh tế rất thâm độc. Một mặt, Anh tìm cách kìm hãm nền kinh tế Malaysia trong vòng lạc hậu, mặc khác đưa người Hoa, người Ấn vào để phát triển, tiến tới phá vỡ dần vị trí độc tôn của người Hồi giáo Melayu trong kinh tế Hồi giáo vốn từ lâu được họ chiếm độc tôn. Điều này đã khiến người Melayu Hồi giáo bất mãn, nổi dậy chống đối kịch liệt với thực dân cho đến năm 1957.
          Sau khi Malaysia giành độc lập, A. Rahman lên nắm quyền thi hành chính sách kinh tế để củng cố địa vị người Melayu như cho họ sản xuất công nghiệp, lương thực thực phẩm. Tuy nhiên, đây chỉ là bước sơ khởi ban đầu cho việc phát triển kinh tế Hồi giáo ở Malaysia. Mãi đến thời của thủ tướng tiếp theo là A. Razak thì kinh tế Malaysia có bước phát triển mới. Năm 1971, ông thành lập Chính phủ Liên hiệp Mặt trận dân tộc (BN), đề ra “Chính sách kinh tế mới” (NEP) thực hiện từ năm 1971 đến năm 1980, với mục đích “Xóa đói trong tất cả người dân Malaysia thông qua việc tăng thu nhập và cơ hội việc làm cho mọi người; Cấu trúc lại xã hội để loại bỏ sự mất cân bằng về kinh tế, nhằm hạn chế và cuối cùng loại bỏ hoàn toàn sự đồng nhất chủng tộc với chức năng kinh tế và vị trí địa lý của họ” [41, 137]. Mục tiêu đầu tiên của NEP đó là đẩy mạnh công tác giáo dục. Chính phủ quan tâm đến việc giáo dục người Melayu, tài trợ cho họ theo học tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước.
Ngoài ra, một số tổ chức Hồi giáo Dakwah (xem phần trên) là Darul Arqam và Perkim cũng hưởng ứng chính sách NEP của chính phủ rất nồng nhiệt. Họ tăng cường các hoạt động kinh doanh lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, xuất khẩu ra nước ngoài và thu lợi nhuận. Một số Dakwah khác như Perkim ngoài buôn bán ra còn nhận viện trợ của các nước Hồi giáo khác để phát triển kinh tế. Nhờ có chính sách thích hợp, nền kinh tế Malaysia đạt tỉ lệ cao và ổn dụng trong những năm 70. Tỉ lệ tăng trưởng đạt 7,8%/năm, mức tự túc lương thực tăng từ 7,8% (1970) lên 92% (1980), thu nhập bình quân tăng từ 390 USD (1970) lên 1680 USD (1980). Thời Mahathir, chính phủ đã đề ra chính sách tự do hóa kinh tế thiên về Hồi giáo, nới lỏng luật lệ và cải tiến chính sách về đầu tư; khuyến khích tư nhân người Hồi Melayu tham gia phát triển kinh tế; chủ trương quản lý chặt chẽ hoạt động chi tiêu của khu vực kinh tế nhà nước. Do vậy nền kinh tế lại được phát triển. Năm 1987, tốc độ tăng trưởng đạt 5,6%, dự trữ ngoại tệ tăng gấp đôi, lên 7,4 tỉ USD vào năm 1989, tỉ lệ gia đình nghèo khổ giảm xuống còn 15%. Xuất khẩu của công nghiệp lên tới 60,4%, tăng gấp 5 lần so với năm 1970. Nắm 1991, chính phủ ra kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1991 – 1995)  nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, nhờ vậy mà Malaysia đạt mức tăng trưởng cao. Năm 1992 Malaysia đạt tỉ lệ tăng trưởng 8,5%, bình quân thu nhập tăng dần từ 2.965 USD (1992) lên tới 4.530 USD (1997).
Sau 40 năm phát triển , kinh tế Malaysia vươn lên thành nước công nghiệp mới (NICs). Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, chính phủ ra “kế hoạch 6 điểm” vực dậy nền kinh tế, nhờ đó nền kinh tế đạt mức tăng trưởng ổn định 5 – 6%/năm. Có thể nói rằng, Hồi giáo phát triển mạnh tạo điều kiện cho kinh tế, đặc biệt là buôn bán, xuất khẩu hàng hóa phát triển mạnh và thông qua Hồi giáo, chính phủ có chính sách thích hợp để phát triển kinh tế,hay nói cách khác Hồi giáo đã gián tiếp trở thành yếu tố quan trọng giúp Malaysia phát triển kinh tế, mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài.


KẾT LUẬN
          
Đạo Hồi là tôn giáo có số lượng tín đồ đông thứ hai trên thế giới (sau đạo Thiên Chúa) chỉ sau 14 thế kỷ ra đời và phát triển. Có lẽ cho tới giờ thế giới vẫn còn kinh ngạc bởi sức sống mãnh liệt của tôn giáo này.
           Được sáng lập bởi Muhammad vào thế kỷ VII ở bán đảo Ả rập nóng bỏng, Hồi giáo cũng giống như một cơn bão cát sa mạc đưa nó lan rộng khắp bán đảo rộng lớn nhất thế giới này và truyền đi khắp mọi miền trên trái đất. Lúc chết Muhammad dạy rằng các tín đồ hãy mang lời dạy của của Allah đến chân trời góc bể và có bây giờ nếu Muhammad còn sống chắc chắn ông rất hài lòng bởi kết quả mong đợi đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Hồi giáo là một tôn giáo không phân biệt đẳng cấp và giống người trên thế giới này và kêu gọi các tín đồ Hồi giáo ở khắp nơi trên thế giới hãy đoàn kết với nhau vượt qua sự khác biệt về chủng tộc, giai cấp tiến tới thành lập một cộng đồng Hồi giáo (ummah) thống nhất và hùng mạnh. Cũng chính vì lý tưởng đó mà người Ảrập đã mang tất cả tinh hoa và sự sáng tạo của mình để đi sâu vào đời sống chính trị, văn hóa vật chất, tinh thần của người Hồi ở bản xứ (tức người Ả rập) ngoài ra nó còn ảnh hưởng ra xung quanh, đặc biệt là Malaysia, nơi Hồi giáo đã đi qua nhiều lần và có ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa nước này. Từ lúc đạo Hồi ra đời, một nền văn hóa mới đã xuất hiện đó là nền văn hóa Hồi giáo được thể hiện rõ qua các tín điều Hồi giáo, luật lệ và những nghĩa vụ cơ bản mà người Hồi giáo phải nắm khi đang là một tín đồ trung thành của đạo.
            Một trong những cơ sở quan trong của Hồi giáo đó là kinh Koran. Kinh Koran là thánh kinh quan trọng của đạo Hồi. Theo giáo lý Hồi giáo, kinh Koran là sự tiết lộ những lời mặc khải của Thượng đế thông qua thiên sứ Gabriel cho Muhammad. Cuốn kinh gồm 30 phần, 114 chương và 6.236 câu. Nội dung của kinh đề cập đến cuộc sống, phong tục tập quán của người Ả rập, thêm nữa kinh cũng đề cập thêm các nguyên tắc tôn giáo, chỉ dẫn về kinh doanh và hôn nhân – gia đình trong đời sống người Ảrập. Đi liền với kinh Koran là luật Shariah. Luật này ra đời cùng lúc với đạo Hồi. Trong luật Shariah, người Hồi đã đặt ra các quy định về thừa kế tài sản, hôn nhân – gia đình, địa vị người phụ nữ và các tội về hình sự, dân sự và luật này đã được sửa đổi liên tục và vận dụng linh hoạt trong các nước Hồi giáo hiện nay. Một nhân tố cũng rất quan trong đó là các nghĩa vụ của đạo Hồi. Hồi giáo quy định các tín đồ Hồi giáo phải thực hiện đầy đủ 5 nghĩa vụ Hồi giáo (cột trụ Hồi giáo) là xác nhận đức tin (tin vào một Thượng đế duy nhất), lễ bái, bố thí người nghèo, nhịn ăn trong tháng chay Ramadan và hành hương đến Mecca. Nếu thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ này, tín đồ Hồi giáo sẽ được xem là người chân chính, người chính đạo còn không thì sẽ không là người chân chính.
           Hồi giáo ngoài việc ảnh hưởng đến bán đảo Ả rập thông qua giáo lý, nghĩa vụ tôn giáo, nó còn ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống vật chất và tinh thần của người Ảrập. Về văn hóa vật chất, Hồi giáo ảnh hưởng mạnh mẽ qua cách ăn ở, gia đình và địa vị của phụ nữ Hồi giáo. Hồi giáo quy định, tín đồ sẽ ăn những thức ăn, thức uống được cho phép và không ăn những thức ăn, thức uống không được cho phép. Trong gia đình, mỗi người dân theo đạo phải biết cư xử đúng đắn, tôn trọng các thứ bậc trong gia đình, nhất là luôn kính trọng người già cả. Ngay từ lúc còn bé, trẻ em đã được người lớn dạy phải luôn vâng lời người lớn, cho đến lúc trưởng thành và sau khi lập gia đình cũng vậy. Về địa vị của phụ nữ Hồi giáo, Hồi giáo quy định: đàn ông là người chủ tối cao và có nhiều đặc quyền, phụ nữ chỉ ở vị trí phụ thuộc. Phụ nữ phải vâng lời chồng và chịu sự kiểm soát của gia đình chồng.
           Về văn hóa tinh thần, Hồi giáo cũng có ảnh hưởng mạnh, thể hiện qua 6 đức tin (lục tín), hôn nhân và lễ hội. Bất cứ một người Hồi giáo nào khi theo đạo sẽ phải tuân theo 6 điều tin (lục tín) và coi đó là sự thể hiện chân lý, niềm tin đúng đắn với Allah, Khi tin 6 điều đó, tín đồ sẽ cảm thấy thanh thản, cuộc sống sẽ tốt hơn. Trong hôn nhân, Hồi giáo cũng rất bảo thủ. Đa số các cuộc hôn nhân đều do được gia đình sắp đặt, và các chàng trai các cô gái sẽ không bao giờ nhìn thấy mặt nhau cho đến lúc kết hôn. Khi về nhà chồng cô dâu sẽ làm việc suốt ngày và nếu có hành động trái ý thì sẽ bị đuổi ra khỏi nhà mà không mang theo tài sản gì. Về hoạt động giải trí tôn giáo, người Hồi tổ chức các lễ hội lớn như lễ kết thúc tháng chay Ramadan, lễ mừng sinh nhật Muhammad và lễ Ashura. Trong các lễ hội này, người dân được đua nhau đi cầu nguyện ở thánh đường, viếng bạn bè và láng giềng, tổ chức tiệc tùng ở nhà vào buổi trưa và buổi tối. Riêng lễ Ashura thì tổ chức hơi đặc biệt: trong lễ, tín đồ tổ chức đi đến đền thờ thánh Husayn và tự hành xác mình tưởng nhớ vị thánh tuẫn nạn này. Đối với thế giới, đạo Hồi là tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Nó lan đi khắp châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, đến tận nước Nga xa xôi và len lỏi vào cả khu vực Đông Nam Á.
           Đối với Malaysia, đạo Hồi đã du nhập vào nước ta từ thế kỷ XIII – XV và bám rễ được một số cộng đồng người Melayu ở đây. Trong suốt 5 thế kỷ tồn tại, Hồi giáo đã phát triển mạnh và có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần người Melayu, trở thành một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên ngoài các yếu tố chung của Hồi giáo thế giới, Hồi giáo ở Malaysia đã in đậm dấu ấn bản địa, đây là điểm khác biệt so với sự ảnh hưởng của Hồi giáo ở chính nơi nó sinh ra:
          1. Hồi giáo xâm nhập vào Đông Nam Á bằng con đường hòa bình, thông qua giao lưu buôn bán. Người Hồi giáo đến đây không nhằm mục đích xâm lược và cải giáo, mà trước hết là để làm ăn sinh sống, buôn bán kiếm lời. Theo chân họ, Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo đã thấm dần vào lối sống của người dân địa phương và chiếm được vị trí xứng đáng trong xã hội. Khi Hồi giáo đến, các cư dân ở đây đều có một nền văn hóa bản địa lâu đời và độc đáo. Hồi giáo khi xâm nhập vào đã khộng loại bỏ yếu tố văn hóa truyền thống, mà trái lại Hồi giáo đã tự thay đổi cho phù hợp với lối sống địa phương, hoặc chung sống hòa bình. Trên thực tế, sự đan xen và hòa nhập của Hồi giáo vào tập tục địa phương đã trở thành một đặc trưng của văn hóa Hồi giáo ở Malaysia.
           2. Tuy không trở thành tôn giáo thống trị Malaysia, nhưng Hồi giáo đã có vị trí đặc biệt trong quốc gia này. Hồi giáo trở thành “lối sống” của người Melayu và các cư dân bản địa theo Hồi giáo khác. Họ sống theo không gian và thời gian Hồi giáo, mà ở phạm vi hẹp của làng xã thì nó được xác định bởi các nhà thờ Hồi giáo với mái vòm cuốn tròn và những cái tháp (minaret) cao ngất, sớm âm vang những lời cầu nguyện. Trong phạm vị rộng thì người Hồi giáo Malaysia đang ở trong một thế giới Hồi giáo rộng lớn với hơn 1 tỷ tín đồ. Họ suy nghĩ, ứng xử theo cách Hồi giáo, ăn và mặc đều theo Hồi giáo, thực hiện các nghĩa vụ cùng các lễ nghi Hồi giáo đặt ra theo lịch Hồi. Hồi giáo trở thành đề tài cho sáng tác văn, thơ và đồng thời làm giàu tiếng Melayu mà nay đã trở thành ngôn ngữ chính thức của MalaysiaBrunei và Indonesia. Như vậy, Hồi giáo đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền văn hóa quốc gia Malaysia.
           3. Giáo dục Hồi giáo ở Malaysia là lĩnh vực rất được coi trọng vì nó có vai trò rất lớn trong việc gìn giữ, phát triển văn hóa truyền thống. Malaysia có một đội ngũ trí thức Hồi giáo đông đảo. Họ đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế - văn hóa, đặc biệt là việc truyền bá kiến thức Hồi giáo và nền văn hóa của nó cho cộng đồng Hồi giáo. Tuy nhiên về sau, vì nhiều lý do khác nhau, nền giáo dục Malaysia đã dần rơi vào suy thoái, không đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Vì thế, việc cải cách lại hệ thống giáo dục Hồi giáo cho phù hợp với nền giáo dục hiện đại là điều cần thiết, cấp bách hiện nay của Malaysia cũng như các nước có đông tín đồ Hồi giáo khác.
           4. Điểm nổi bật trong đời sống chính trị Malaysia đó là mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc Melayu và Hồi giáo mà đại diện là UMNO và PAS. Mặc dù là đấu tranh lẫn nhau kịch liệt về vấn đề Hồi giáo Malaysia và người Melayu, nhưng suy cho cùng, mục đích chính của hai đảng này vẫn là bảo vệ quyền lợi người Melayu và mâu thuẫn giữa hai đảng với cộng đồng người không phải Melayu là vấn đề then chốt. Để bảo vệ đặc quyền Melayu,Malaysia đi theo chế độ quân chủ lập hiến, trong đó sultan là người đứng đầu về mặt truyền thống, nhưng quyền lực tối cao lại thuộc về Hiến pháp. Hiến pháp quy định Hồi giáo là tôn giáo chính thức của Liên bang, khẳng định quyền (lập pháp, hành pháp) của các bang đối với vấn đề Hồi giáo Hội đồng Hồi giáo quốc gia chỉ đóng vai trò phối hợp, điều hành hoạt động Hồi giáo sao cho thống nhất và phù hợp với đường lối chính phủ mà không phạm luật Hồi giáo. Điều này bảo đảm cho Malaysia không phải là quốc gia Hồi giáo, nhưng vẫn gắn bó với Hồi giáo thông qua chính sách đối nội, đối ngoại mềm dẻo và linh hoạt của chính phủ.
           5. Dân tộc và tôn giáo là hai vấn đề nhạy cảm, liên quan chặt chẽ với nhau, nhất là khi tôn giáo được coi là bản sắc văn hóa dân tộc như trong trường hợp Hồi giáo ở Malaysia. Nhờ sự giải quyết đúng đắn mối quan hệ phức tạp đó mà Malaysia tranh được sự phát triển của chủ nghĩa ly khai Hồi giáo mà các nước trong khu vực như Thái Lan và Philippines đang phải đương đầu. Người Melayu Malaysia hài lòng vì đã giành được ưu thế về chính trị, văn hóa và tôn giáo so với các cộng đồng cư dân khác trong nước. Họ luôn nhận thức được mình trước hết là thuộc cộng đồng Melayu Malaysia, sau đó mới là tín đồ của cộng đồng Hồi giáo thế giới. Tất nhiên, không có những giải pháp chung cho vấn đề dân tộc và tôn giáo ở các nước khác nhau, song kinh nghiệm của Malaysia cũng là bài học bổ ích để Việt Nam và các nước khác trong khu vực tham khảo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

+ Tài liệu gốc:
1.      Du ký Marco Polo (Nguyễn Thành Thống dịch), NXB Văn hóa thông tin.
2.   Thiên kinh Koran (ý nghĩa và nội dung), bản tiếng Việt, Trung tâm ấn loát Quốc vương Fahad xuất bản.
+ Tài liệu kinh điển:
3.      Mác, Ăngghen, Lênin bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần, NXB CTQG, 2001.
+ Tài liệu tham khảo:
4.  Andaya, B.W. and Andaya L.Y (1982), A history of Malaysia, Macmillan Press Ltd., London.
5.      Baaren, Th. (Trịnh Huy Hóa biên dịch) (2002), Hồi giáo, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
6.      Phan Thế Châu (1973), Hồi giáo lược khảo, NXB Đông Quang, Sài Gòn.
7.      Ngô Văn Doanh (2000), Từ điển văn hóa Đông Nam Á, NXB VHTT, Hà Nội.
8.      Ngô Văn Doanh (1987), Tìm hiểu văn hóa Indonesia, NXBVHTT, Hà Nội.
9.      Ngô Văn Doanh (2008), Islam giáo và văn hóa Đông Nam Á thời cận – hiện đại, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 12.
10. Durant, Will (Nguyễn Hiến Lê dịch) (2006), Lịch sử văn minh Ả rập, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
11. Nguyễn Đức (và những người khác) (2002), Islam Hồi giáo, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
12. Hamid, A. F. A. (2010), Islamic education in Malaysia, S. Ratjaratnam School International Studies.
13. Nguyễn Đức Hòa (2011), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Trẻ, TP.HCM.
14. Trịnh Huy Hóa (2002), Hồi giáo, NXB Trẻ, TP.HCM.
15. Trịnh Huy Hóa (2003), Malaysia, NXB Trẻ, TP.HCM.
16. Lê Phụng Hoàng (2008), Lịch sử quan hệ quốc tế Đông Nam Á  từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối chiến tranh lạnh (1945 – 1991). Lưu hành nội bộ, tủ sách ĐHSP, Tp. HCM.
17. Lê Phụng Hoàng (2009), Lịch sử quan hệ quốc tế Trung Đông từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến các hiệp định Oslo. Lưu hành nội bộ, tủ sách ĐHSP, Tp. HCM.
18. Lê Phụng Hoàng (và những người khác) (2008), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nôi.
19. Đỗ Minh Hợp (2009), Tôn giáo học nhập môn, NXB Tôn giáo, Hà Nội.
20. Trương Sĩ Hùng (2010), Tôn giáo trong đời sống văn hóa Đông Nam Á, NXB VHTT, Hà Nôi.
21. Lê Thị Thanh Hương (2002), Về truyện sử Melayu, NXB KHXH, Hà Nôi.
22. Nguyễn Hiến Lê (1994)Bán đảo Ả Rập, đế quốc của Hồi giáo và dầu lửa, NXB Văn hóa, Hà Nội.
23. Trần Thị Lý (1996), “Nghệ thuật Malaysia – một cái nhìn ban đầu”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, 1/6/1996..
24. Nguyễn Quốc Lộc (1995), Đông Nam Á ngày nay, số 3, NXB Mũi Cà Mau.
25. Newitt, M. D. D. (2003), The First Portugueses Colonial Empire, University of Exeter, Great Britain by Antony Rowe Ltd., Eastboume.
26. Phan Ngọc (dịch) (1994), Truyện ngắn Malaysia – Những truyền thuyết của Eva, NXB Văn học, Hà Nôi.
27. Vũ Dương Ninh (2005), Lịch sử văn minh thế giới, NXB GD, Hà Nôi.
28. Nguyễn Gia Phu (và những người khác) (2003), Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nôi.
29.Nguyễn Sinh (2007), Thế giới Hồi giáo, phần 8, theo trang: http://my.opera.com/ngsinh/blog/t
30. Vũ Quang Thiện, Tô Nguyễn (1995), Một số luật tục và luật cổ ở Đông Nam Á, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nôi.
31. Nguyễn Thị Thư (và những người khác) (2007), Lịch sử Trung Cận Đông, NXB Giáo dục, Hà Nôi.
32. Huỳnh Văn Tòng (1993), Lịch sử Đông Nam Á, tập 2. Lưu hành nội bộ, ĐH Mở TP. HCM.
33. Huỳnh Văn Tòng (1993), Lịch sử Malaysia – Singapore - Philippines. Lưu hành nội bộ, ĐH Mở TP. HCM.
34. Huỳnh Văn Tòng (1993), Lịch sử Philippines. Lưu hành nội bộ, ĐH Mở TP. HCM.
35. Đỗ Thị Minh Trang (2009), Những thành tựu văn hóa tinh thần của Ả rập thời kỳ “Văn minh Hồi giáo” (VII – XV), khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM.
36. Lý Tường Vân (2011), “Chính sách giáo dục của Anh đối với cộng đồng người Malay bản địa (từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)”, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5, tháng 5/2011.
37. Nguyễn Thị Vân (2001), Bối cảnh và chính sách ngôn ngữ ở Malaysia, NXB ĐHQG Hà Nội.
38. Viện nghiên cứu Đông Nam Á (1998), Liên bang Malaysia: lịch sử văn hóa và những vấn đề hiện tại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nôi.
39. Phạm Thị Vinh (2008), Islam ở Malaysia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nôi.
40. Hoàng Tâm Xuyên (2011), 10 tôn giáo lớn trên thế giới, NXBCTQG, Hà Nôi.



[1] Nagata, Judith (1984), The Reflowering of Malaysian Islam Modern Religious Radical and their RootUniversity of BritishColumbia Press Vancouver, tr. 23.
[2] Adat Temenggong và Adat Perpatih là hai phần của luật pháp Malaysia thời tiền Hồi giáo. Nội dung của hai phần của bộ luật này như sau:
+ Adat Temenggong: là luật tục chuyên quyền phụ hệ, chịu ảnh hưởng rất sâu sắc Hồi giáo, Ấn Độ giáo. Adat Temenggong bao gồm chủ yếu các nguyên tắc liên quan đến luật hình sự, chế độ nô lệ, đất đai, nợ, cho vay lãi và phận sự của các sĩ quan.
+ Adat Perpatih: là luật tục dân chủ mẫu hệ, bao gồm các câu châm ngôn được truyền miệng qua nhiều thế hệ trong xã hội. Luật tục này lấy công lý làm mục tiêu của mình. Những câu châm ngôn đó có liên quan đến cưới xin, việc chọn thủ lĩnh, kết hôn, ly hôn, địa vị của người chồng, người vợ trong bộ lạc. Trong bộ luật này, phụ nữ có quyền cao nhất, toàn quyền quyết định công việc gia đình, kể cả thừa kế tài sản. Con trai thì chỉ có nhiệm vụ bảo vệ những người phụ nữ trong gia đình mà thôi.
[3] Undang-Undang Laut Melaka (Luật biển Melaka) là bộ luật quan trọng nhất của Melaka. Bộ luật này do vua Mahmud Shah ban hành, bao gồm 25 chương nói về quy tắc buôn bán trên tàu thủy, luật hang hải, quyền hạn của thuyền trưởng, trách nhiệm của các thành viên khác trên tàu.
[4] Hashim, Muhammad Yusoff (1992), The Sultanate of Malacca, Translated by D. J. Muzaffar Tate, Dewan Bahasa dan Pustaka, Ministry of Education, Malaysia, Kuala Lumpur, tr. 178. 
[5] Ta thấy rõ các điều luật trên được biên soạn dựa theo câu 38 trong chương 38 của kinh Koran: “Đối với kẻ cắp, dù đàn ông hay đàn bà, hãy cắt bỏ tay của nó, đó là hình phạt cho hành vi của nó, Allah nhân từ và thông thái” [39, 109]..
[6] Muhsan: theo Hồi giáo nghĩa là người đàn ông có vợ, hoặc người đàn bà có chồng.
[7] Câu 275 chương II của kinh Coran Hồi giáo ghi: “Những kẻ sống nhờ việc cho vay nặng lãi sẽ trở dậy trước Allah giống như người bị quỷ Satan làm cho phát điên; bởi vì họ cho rằng cho vay nặng lãi cũng giống như việc mua bán. Nhưng Allah cho phép mua bán và cấm cho vay nặng lãi… Kẻ nào không quan tâm đến điều đó sẽ bị quẳng xuống lửa địa ngục và sẽ ở đó vĩnh viễn” [39, 110].
[8] Federal Contitution of Malaysia (1989), compiled by Legal Research Board, Kuala Lumpur, International Law Book Services, tr. 7. 
[9] Theo Hiến pháp, Yang Di-Pertuan Agong (người đứng đầu quốc gia Malaysia) được đứng đầu Hồi giáo ở bang của mình, không thể đứng đầu Hồi giáo ở các bang khác. Ông là người được quyền xác định ngày tháng thống nhất cho các hoạt động Hồi giáo, lễ kỷ niệm Hồi giáo cho toàn Liên bang.
[10] Deparment of Information, Malaysian Official Year Book, 1992, Malaysia, tr. 50. 
[11] Theo một tài liệu viết lại, Mansur Shah là người học rộng, biết nhiều đến chủ nghĩa thần bí (Sufism). Tương truyền, ông đã đọc một cuốn sách về chủ nghĩa thần bí của Manzul Abu Ishak, rồi học đạo với đạo sĩ Maulana Abu Bakar. Khi học xong, ông đã cho dịch cuốn sách của Ishak làm tài liệu học cho mình.
[12] Điều này được dẫn chứng rất rõ trong tổ chức cai trị của người Bồ Đào Nha sau khi xâm lược Melaka: Người Bồ Đào Nha luôn đứng đầu chính quyền (Tư lệnh pháo đài, Hội đồng thành phố), giữ lại một số chức quan của sultanat cũ: Bendahara, Shabadar (do quan lại, thương nhân Melaka đảm nhận) [27, 49 – 50]. Các cộng đồng khác ở Melaka thường do đại diện người Bồ đảm nhận.
[13] Bất mãn với chính sách cai trị của chính phủ, người Hoa thành lập các đảng: đảng Dân chủ Hành động (DAP, 1966), đảng Phong trào Nhân dân Malaysia (GRM,1968), đảng Nhân dân Tiến bộ (PPP)…đòi xóa bỏ đặc quyền với người Melayu, thực hiện công bằng trong chính trị.
[14] Theo kết quả cuộc bầu cử, mặc dù Đảng Liên minh, DAP, GRM tuy ít phiếu bầu hơn (Liên minh chiếm 66 ghế, DAP, PPP, GRM chiếm 25 ghế) nhưng họ lại giành chiến thắng trước đảng PAS (đảng Hồi giáo). Mặc dù nguyên nhân giành thắng lợi chưa rõ, nhưng có thể các đảng giành thắng lợi này đã được sự ủng hộ của đông đảo người Melayu, hơn nữa lúc này chủ nghĩa dân tộc Melayu đang phát triển nên tạo điều kiện cho họ thắng lợi.
[15] Những nguyên tắc cơ bản của Rukunegara là: Tin vào Thượng đế; trung thành với vua, với đất nước; ủng hộ Hiến pháp và sự cai trị luật pháp; thái độ và đạo đức tốt. [ 38, 366].
[16] Những việc làm cụ thể của Mahathir trước khi lên nắm chính quyền: Năm 1972, theo sáng kiến của Bộ trưởng Giáo dục Mahathir, Razak đã thành lập Hội đồng cố vấn Giáo dục Hồi giáo, Trung tâm Hồi giáo (Pusat Islam), nhằm phát triển một nền giáo dục mới mang đậm tính Hồi giáo sâu sắc. Trong chương trình giáo dục của mình, chính phủ đã chú ý đến việc thực hiện chuẩn hóa sách giáo khoa Hồi giáo cho các cấp học, chi 22 triệu dollar để nâng cấp, đào tạo giáo viên Hồi giáo, khai trương Quỹ Dakwah…, thành lập “Hội trăng lưỡi liềm đỏ” (1977), phát động “Lễ Dakwah quốc gia”, tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền Hồi giáo, nhờ thế Hồi giáo mới phát triển và ảnh hưởng ra xung quanh.
[17] Tên đầy đủ của RISEAP: Regional Islamic Da’wah Council of Southest Asia and the Pacific.
[18] Khẩu hiệu của Mahathir: “Chỉ nói suông về đoàn kết Hồi giáo thì không có ý nghĩa gì cả, mà phải có sự hợp tác cụ thể” [39, 168]
[19] Khu vực tăng trưởng miền Đông ASEAN gồm miền Nam Philippines, các bang miền Đông Malaysia, Kalimantan và Sulawesi của Indonesia. Đây là biện pháp duy nhất mà Malaysia sử dụng để phát triển kinh tế 2 nước, sử dụng kinh nghiệm của mình giúp 2 nước phát triển thêm thành các quốc gia phát triển.
[20] MNLP( Moro National Liberation Front): Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro.