Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Đại Cách mạng Pháp (1789)


I. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII
1. Người nông dân Pháp trước cách mạng
Người ta thắng một số thú vật dữ tợn, đực và cái, rải khắp các làng xóm, sạm đen, hốc hác và rạm nắng, gắn chặt vào mảnh đất mà chúng đào xới một cách cực kỳ nhẫn nại. Hình như chúng cũng có giọng nói, và khi chúng đứng lên, người ta thấy chúng có bộ mặt người. Quả thực chúng là người... Đêm đến, chúng rúc vào hang, sống bằng bánh mì đen, nước lá và rễ cây. Nhờ chúng, những người khác khỏi phải gieo, cày và gặt để sống và do đó chúng xứng đáng được hưởng thứ bánh mà chúng đã gieo trồng.
Người nông dân đã ngã gục dưới ách phong kiến. Với thời gian, đời sống nông dân ngày càng khó khăn, gay go. Nông dân sống trong nghèo đói, hàng trăm nghìn người mất hết tài sản, không có lấy một túp lều, phải sống lang thang bần cùng, ẩn náu trong rừng.
(Theo: La Bruyère, Những đặc điểm và những tập quán của thế kỷ,
Pari, 1896, tr.567, tiếng Pháp)
2. Đặc quyền phong kiến đối với nhân dân Pháp trước cách mạng
Nông dân phải nộp cho chúa phong kiến một phần thu hoạch (thường là 1/4) hoặc phải nộp tiền để thay thế. Đám tăng lữ tham lam cũng cướp mất của nông dân một phần thu hoặc khác (thuế thập phân). Khi có một nông dân chết thì quản gia của chúa bắt họ hàng người chết phải đóng thứ thuế nặng về quyền thừa kế. Nông dân phải nộp thuế thông thương khi sử dụng cầu của chúa phong kiến, phải trả tiền khi xay lúa bằng cối xay của chúa và khi nướng bánh ở lò của chúa. Nếu chúa không có lò thì nông dân phải nộp thuế hàng năm, vì luật lệ phong kiến từ trước đã đặt ra như vậy. Cầu và cối xay có thể bị sụp đổ hoặc hư hỏng, nhưng thuế hằng năm vẫn cứ phải nộp.
Nhiều đặc quyền phong kiến khác từ thời trung cổ còn sót lại đè nặng lên người nông dân Pháp. Khi vui chơi săn bắn, chúa phong kiến có quyền phóng ngựa băng qua cánh đồng của nông dân, theo sau là những người khác và từng đàn chó săn. Mỗi chúa thường nuôi nhiều chim bồ câu. Bồ câu phá hoại mùa màng, nhưng nếu một nông dân nào giết một con chim thì sẽ bị trừng phạt nặng. Nhiều đặc quyền phong kiến khác tuy không nặng, nhưng có tính chất làm nhục nông dân vẫn được duy trì, như ban đêm nông dân phải làm thế nào cho ếch nhái ở các đầm ao không kêu để khỏi làm mất giấc ngủ của chúa phong kiến; khi gặp chúa hoặc các quản gia của chúa, nông dân phải rạp người xuống cúi chào và hôn tay hoặc hôn vai chúng.
(Theo: A.V. Ephimốp ..., Lịch sử thế giới cận đại, Sđđ, tr.88)
3. Tình hình công thương nghiệp Pháp trước cách mạng
Vai trò chủ yếu trong công nghiệp lại thuộc về công trường thủ công tư bản chuyển nghĩa. Những công trường thủ công lớn, có từ 50 - 100 thợ, không phải là hiếm hoi nữa. Những công trường thủ công quan trọng nhất được thành lập ở các trung tâm công nghiệp luyện kim và than đá. 4000 thợ làm việc ở các mỏ than của Công ty An-zin được thành lập do sự sáp nhập những doanh nghiệp mạnh nhất. Những xưởng luyện kim của công ty Crơ-xô, thành lập năm 1789, có bốn lò cao và hai nồi nấu.
... Nhiều công trường thủ công lớn có rất nhiều công nhân, cũng ra đời ở một số ngành công nghiệp chế biến. Ở công trường thủ công Rô-be sản xuất dạ mịn, gọi là dạ Anh, có hơn 1700 thợ, đa số là phụ nữ...
Việc sử dụng máy móc đã bắt đầu phổ biến trong công nghiệp, song còn chậm chạp. Từ cuối những năm 60 - đầu những năm 70 của thế kỷ XVIII, người ta bắt đầu dùng máy “Jenny” nhập từ Anh sang, trong công nghiệp dệt ở Noóc-măng-đi và ở vùng Li-ông. Một phát minh khác của Anh được dùng trong công nghiệp dệt là máy kéo sợi Ác-crai-tơ.
Trước ngày nổ ra cách mạng, trong công nghiệp bông có 900 máy dệt. Trong ngành luyện kim và ở các mỏ, máy hơi nước tuy còn ít, cũng đã xuất hiện.
Trong tổng số xuất khẩu của Pháp năm 1785 trị giá 300 triệu livơ(1), phần sản phẩm công nghiệp chiếm đến 150 triệu, nghĩa là một nửa. Trong số mặt hàng xuất khẩu của Pháp có dạ, vải, tơ, lụa, gấm thêu, hàng xéc, hàng len, hàng thêu, đăng ten, vải gai mịn, bít tất, mũ, găng tay, quạt, hàng thời trang, đồ trang sức, rèm bằng tơ, đồng hồ, đồ nữ trang, bát đĩa hoa, hàng thép và kim loại khác, giấy sách, bảng viết, xà phòng, nến, gương, đồ gỗ v.v...
Tuy nhiên, nội thương cũng như ngoại thương đều vấp phải đủ thứ trở ngại làm cản trở sáng kiến của thương nhân, trong đó cần kể đến những tuyến thuế quan nội địa giữa các tỉnh của nước Pháp, đành nội dung thứ thuế khác nhau đối với hàng hóa đi từ tỉnh này sang tỉnh khác. Tất nhiên, sự lưu thông nội địa được quy định như thể chỉ có thể làm cho giá hàng hóa lên cao vọt và gây ra nhiều khó khăn lớn cho sự phát triển mậu dịch.
(Theo: A.Manphrét, Đại cách mạng Pháp 1789,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985)
4. Lê-nin nói về ý nghĩa lịch sử của cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII
Hãy lấy Đại cách mạng Pháp làm thí dụ. Người ta gọi đó là cuộc Đại cách mạng thật là xứng đáng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, giai cấp mà nó phục vụ, giai cấp tư sản, đến nỗi toàn bộ thế kỷ XIX, thế kỷ đã đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã trôi qua dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp. Từ đầu này đến đầu kia thế giới, thế kỷ này chỉ có việc thi hành và thực hiện từng phần, hoàn thành những điều mà các nhà cách mạng vĩ đại Pháp của giai cấp tư sản đã sáng tạo ra.
(Theo: V.I.Lê-nin, Toàn tập, tập 29, tr.342 - tiếng Nga)
5. Hồ Chí Minh nói về cách mạng Pháp
5.1. Vì sao Pháp có triều cách mệnh?
Giữa thế kỷ XVIII, vua thì kiêu xa dâm dật; quý tộc và bọn cố đạo thì hoành hành, thuế nặng dịch phiền, dân tình khốn khổ.
Phần thì Ca-na-đa và Ấn Độ, nguyên là thuộc địa Pháp, nay bị Anh vơ mất.
Phần thì những người học thức như ông Mông-te-xki-ơ (1775), Vôn-te và Rút-xô tuyên truyền chủ nghĩa tự do bình đẳng.
Phần thì phong triều cách mệnh Anh (ông Crôm-oen chém vua Anh và lập chính phủ cộng hòa năm 1653) còn mới, và phong triều dân chủ Mĩ (1776) vừa qua.
Nhất là vì tư bản mới bị tụi phong kiến ngăn trở, dân thì bị vua, quý tộc và cố đạo áp bức. Vậy nên tư bản mới liên hiệp với học trò, dân cày và người thợ để phá phong kiến.
5.2. Cách mạng Pháp khởi từ bao giờ?
Vua thấy dân chộn rộn, thì bắt bớ những người tuyên truyền và tổ chức. Dân thấy vậy thì ức quá, đến ngày 14 tháng 7 năm 1789 kéo nhau đến phá khám lớn (Ba-xti). Vua đem lính về giữ kinh đô, dân lại tổ chức cách mệnh đội để phòng chống lại. Vua Lu-i ra ở tại tỉnh Véc-xai.
Ngày 5 tháng 10 năm ấy, thợ thuyền, đàn bà con gái Pa-ri kéo nhau đến Véc-xai bắt vua về khai hội và ký tờ tuyên ngôn:
Một là bỏ chế độ phong kiến, giải phóng nông nô
Hai là đem của các nhà thờ đạo làm của nhà nước.
Ba là cho dân tự do làm báo, tổ chức, vân vân.
Bốn là lập hiến pháp, nghĩa là vua không được chuyên quyền.
1792, vì vua cầu cứu ngoại quốc và thông với bọn phản cách mệnh, dân mới bỏ vua mà lập ra cộng hòa.
1793, ngày 21 tháng 1 làm án vua và vợ vua là phản quốc tặc, rồi đem ra chém.
5.3. Các nước châu Âu đối với cách mệnh Pháp thế nào?
Dân các nước thì đều mừng thầm và tán thành. Nhưng vua và quý tộc các nước thì sợ dân mình bắt chước dân Pháp, cho nên bên ngoài chúng nó liên minh đánh cách mạng mà bên trong thì giúp cho tụi phản cách mệnh.
Dân Pháp tuy lương thực ít, súng ống thiếu, nhưng chỉ nhờ gan cách mệnh mà trong dẹp nội loạn, ngoài phá cường quyền. Hồi ấy lính cách mệnh gọi là “lính không quần”, người không có nón, kẻ không có giày, áo rách quần tua, mặt gày, bụng đói. Thế mà lính ấy đến đâu thì lính ngoại quốc thua đấy, vì họ gan liều hi sinh quá, không ai chống nổi.
Thế thì biết: một người cách mạng có gan, hơn một ngàn người vô chí.
5.4. Cách mệnh Pháp làm gương cho chúng ta về những việc gì?
Cách mệnh Pháp dạy cho chúng ta:
- Dân chúng công nông là gốc cách mệnh, tư bản là hoạt đầu, khi nó không lợi dụng được dân chúng nữa, thì nó phản cách mệnh.
- Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công.
- Đàn bà trẻ con cũng giúp làm việc cách mệnh được.
- Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi.
(Theo: Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Sđđ, tr.274)
Vua Lu-i XVI bị xử chém (21 - 1 - 1793)
Sau khi chính quyền chuyển sang phái Gi-rông-đanh, nền cộng hoà đượcthiết lập. Vấn đề xét xử Lu-i XVI được đặt ra. Trong việc nghị tội nhà vua ở Quốc hội, tuy có một số người phản đối việc xét xử là không hợp pháp, song nhiều người đã kết tội Lu-i XVI đã tiến hành chiến tranh với nhân dân, là kẻ thù của nhân dân ngày 20-11-1792, người ta đã phát hiện chứng cứ về tội ác của nhà vua về việc bí mật liên hệ với bọn người lưu vong ở nước ngoài và bị xử tử.
Ngày 21-1-1793, nhà vua bị đưa đến nơi hành hình. Hôm ấy trời mưa, dọc đường giới nghiêm cẩn mật.
Nơi hành hình là quảng trường cách mạng. Đài xử tử được đặt trên cao, chung quan có quân lính canh phòng, 10h10 phút, Lu-i XVI đưa lên đoạn đầu đài và bị xử tử. Quần chúng vui mừng và hô to “Quốc dân muôn năm!”.
6. Đánh chiếm ngục Baxti
           ... Sáng sớm ngày 14-7-1789 hàng ngàn, hàng vạn nhân dân Pari gồm công nhân, dân nghèo, thợ thủ công vô cùng phẫn nộ ào ào kéo đến ngục Baxti. Người thì cầm súng kiếm, kẻ vác rìu, người thì mang giáo, kẻ lại kéo đại bác "xông lên!", đám đông như làn sóng biển đổ dồn về phía trước.
           Kể cũng lạ, bọn long kị binh hôm trước còn hung hăng chém giết dân chúng trong tay không tấc sắt, hôm nay vừa thấy dân chúng có súng ống đã sợ hãi ôm đầu lủi trốn, không còn có gan chống lại. Rất nhiều binh sĩ đồng tình với cách mạng theo nhau đến tham gia quân khởi nghĩa. Chỉ trong một ngày, quân cách mạng đã kiểm soát cả thành phố Pari. Các đại biểu của Hội nghị Lập hiến liên lạc với khắp nơi, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, xây dựng một đội quân tự vệ quốc dân.
           Đêm hôm đó, cả thành phố Pari lửa sáng rực, tiếng búa rèn sắt "chí cha chí chát" vang lên khắp nơi, mọi người đều say sưa rèn giáo mác. Sáng sớm hôm sau khi thu thập vũ khí mới rèn được mới hay là chỉ trong một đêm đã rèn được đến 5 vạn giáo mác.
           Ngày 14-7, cuộc khởi nghĩa Pari đã đạt tới cao trào.
           - Đại bác! Đại bác! - Nhiều nghĩa quân nhìn về góc đông nam thành phố Pari tỏ vẻ cảnh giác.
           Ở góc Đông nam sừng sững một pháo đài khổng lồ - ngục Buxti. Nhà tù chuyên giam "chính trị phạm" chống đối quốc vương và quý tộc, là bộ máy khủng bố đàn áp nhân dân của Lu-i XVI. Trên pháo đài có 8 tháp cao to, mỗi một lỗ châu mai như những con mắt của thú dữ long lên sòng sọc nhìn xuống nhân dân cách mạng Pari.
           Đột nhiên một nghĩa quân hô lớn:
           - Chiếm lấy ngục Baxti!
           - Chiếm lấy nó! - Mấy vạn nghĩa quân hăng hái xông lên đến ngục Baxti.
           Viên tư lệnh coi giữ ngục Baxti thấy tình hình bất lợi, vội ra lệnh:
           - Kéo cầu treo lên!
           Binh lính vội kéo cầu treo, ngăn không cho dân chúng kéo vào. Xung quanh ngục Baxti có một con hào rộng 25m, phải qua cầu treo mới vào được, không có con đường nào khác.
           Bị chặn lại ở bên ngoài, mọi người bàn nhau rất sôi nổi. Một anh thợ mộc nói:
           - Mau mang thang tới, dùng thang mà vượt qua hào.
           Một thợ xây bảo:
           - Đúng đấy! Qua được hào, dựng thang lên có thể trèo lên pháo đài.
           Mọi người tán thành. Chẳng mấy chốc thang được chở đến, mọi người chuẩn bị tấn công.
           Viên tư lệnh nhà ngục thấy dân chúng mang thang đánh thành tới sợ toát mồ hôi, tay run run chỉ binh lính quát to:
           - Đồ chết dẫm, còn không nổ súng à, bắn đi cho tao!
           Bọn lính lập tức giương sún. "Pằng! Pằng"... đạn bắn xối xả ra ngoài. Một toán dân chúng trúng đạn ngã lăn ra đất, cuộc tấn công bị khựng lại.
           Đang lúc gay cấn thì đại bác được kéo đến. Nghĩa quân reo hò ầm ĩ. Các pháo thủ nạp đạn nã liên tục vào ngục Baxti.
           Oàng! Oàng! Một trái đại bác nã trúng dây cầu treo, chỉ nghe thấy "phựt" một tiếng rất to. Dây treo đứt, cầu treo rơi xuống.
           - Xông lên! - Quần chúng khởi nghĩa hăng hái xốc tới, loáng một cái vượt qua cầu treo xông vào ngục Baxti.
           Viên tư lệnh biết tình thế đã nguy ngập, vội vàng đốt một bó đuốc chạy thẳng đến kho thuốc súng. Hắn định phóng hỏa làm nổ tung cả ngục Baxti. Binh lính đều là bọn nhát gan, sợ bản thân cũng đi đời với pháo đài, vội kéo viên tư lệnh lại không cho phóng hoả. Vừa lúc đó quân khởi nghĩa kịp xông đến, bắt tại trận viên tư lệnh và xử tử luôn.
           - Tự do muôn năm! Quân khởi nghĩa hò reo vang trời.
           - Tự do muôn năm! Quân khởi nghĩa tưng bừng nhảy múa rung chuyển cả mặt đất.
           Sau 4 giờ kịch chiến, toà pháo đài ngon cố của phong kiến cuối cùng bị hạ! Từ đây cách mạng tư sản Pháp đã sang một trang mới.
           Tiếp đó, quân khởi nghĩa phá huỷ hoàn toàn ngục Baxti, biểu tượng của tội ác phong kiến từ đó không còn tồn tại trên trái đất này. Ngày nay, nơi mà chúng ta nhìn thấy khi đến Pari là quảng trường Baxti do nhân dân cách mạng xây dựng nên.
           Để kỉ niệm thắng lợi vĩ đại của cuộc đấu tranh chống phong kiến của nhân dân cách mạng, nhân dân Pháp lấy ngày 14-7, ngày hạ ngục Baxti, làm ngày quốc khánh của mình.
Almanach 5.000 năm nền văn minh thế giới,
NXB Văn hoá Thông tin HN, 2004, tr. 691-695
7. Bản "Tuyên ngôn dân quyền và dân quyền" của Pháp
           Giai cấp tư sản Pháp lãnh đạo cách mạng thấy cần thiết nhanh chóng xây dựng nền tảng của chế độ mới bằng một bản Hiến pháp. Trước khi thảo ra Hiến pháp, Quốc hội lập hiến đã thông qua một văn kiện có tính chất cương lĩnh, nêu ra những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp mới đó là bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng (26-8-1789).
           Tuyên ngôn do Xiâyét khởi thảo, dưới sự giúp đơ của Giêpphecxơn (người đã khởi thảo bản "Tuyên ngôn độc lập" của Hoa Kì, khi đó đang làm Công sứ Hoa Kì tại Pháp). Xiâyét (1748-1836), vốn là viện trưởng một tu viện Thiên chúa giáo, nhưng rất tích cực tham gia hoạt động chính trị. Trước Cách mạng Pháp, ông đã xuất bản một cuốn sách nhỏ: "Thế nào là đẳng cấp thứ ba?" đả kích chế độ phong kiến chuyên chế, biện hộ nguyện vọng giành chính quyền của giai cấp tư sản. Năm 1789, ông tham gia Hội nghị ba đẳng cấp và được Quốc họi lập hiến uỷ thác soạn thảo bản Tuyên ngôn.
           Dựa vào tư tưởng triết học ánh sáng, Tuyên ngôn đã nêu lên khẩu hiệu nổi tiếng "Tự do - Bình đẳng - Bác ái". Tự do và bình đẳng là cơ sở của tình bác ái. Tư tưởng "Tự do, bình đẳng, bác ái" của Cách mạng Pháp được thể hiện trên lá cờ tam tài của nước cộng hoà Pháp. Tự do ứng với màu đỏ, vì nền tự do mà nhân dân đạt được phải thông qua những cuộc cách mạng bạo lực, bình đẳng ứng với màu trắng và bác ái ứng với màu xanh.
           Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền gồm 17 điều, xác định các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng giữa các công dân trước pháp luật, đồng thời cũng khẳng định quyền tư hữu tài sản là quyền thiêng liêng bất khả xam phạm.
           Bản tuyên ngôn đã xác lập quyền tự do cá nhân của công dân. Điều 1 của Tuyên ngôn ghi là: "Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về quyền lợi". Những quyền tự do, như tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, quyền hưởng an ninh và quyền chống áp bức, được xem là quyền tự nhiên và tuyệt đối của con người và của mọi công dân. Dưới chế độ phong kiến tất cả quyền tự do của con người đều bị giai cấp phong kiến tước đoạt, nay cách mạng đã khôi phục lại những quyền tự do đó của con người.
           Bản Tuyên ngôn đã xác định quyền bình đẳng giữa các công dân trước pháp luật. Điều 6 qui định: "... luật pháp phải là như nhất đối với tất cả mọi người khi bảo hộ cũng như khi trừng phạt. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật". Điều 7 qui định: "Bất cứ ai cũng chỉ có thể bị luận tội, bị bắt giam giữ trong những trường hợp luật pháp qui định và theo các hình thức do Luật pháp xác định. Những kẻ yêu cầu thúc đẩy thi hành hoặc cho thi hành những mệnh lệnh độc đoán đều bị trừng phạt".
           Bản Tuyên ngôn xác định quyền tối cao là quyền của dân tộc, nghĩa là của toàn thể nhân dân. Điều 3 ghi rõ: "Nguồn gốc của mọi quyền lực tối cao bao giờ cũng thuộc về dân tộc. Không một cơ quan nào, không một cá nhân nào có thể thực hiệ quyền lực này, nếu nó không xuất phát trực tiếp từ dân tộc".
           Tuy nhiên, bản Tuyên ngôn cũng bộc lộ tính chất tư sản và sự hạn chế của nó, khi qui định: "Quyền sở hữu là một quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng; không ai có thể bị tước bỏ quyền đó" (Điều 17). Như thế là Tuyên ngôn đã phủ nhận quyền bình đẳng xã hội thực sự giữa người và người, hợp pháp hoá sự bất bình đẳng về tài sản và sự bóc lột của người có của đối với người không có của.
           Mặc dù có sự hạn chế đó, đối với thời đại ấy việc thông qua bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền này là một sự tiến bộ to lớn. Bản Tuyên ngôn đã phá sự chuyên chế phong kiến, những đặc quyền phong kiến, nó tuyên bố mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, dù đó chỉ là sự phát biểu trên giấy tờ, vì trong khi củng cố quyền tư hữu, thì nó đã thiết lập lên sự bất bình đẳng mới về tài sản. Tuy nó tạo ra sự tự do về một số mặt, nhưng nó lại tạo ra sự phụ thuộc mới của một số người này đối với một số người khác (của quần chúng lao động đối với các nhà tư bản). Tuy nhiên, bản Tuyên ngôn vẫn xứng đáng là bản khai tử của chế độ phong kiến và là cương lĩnh của chế độ tư bản chủ nghĩa. Bản Tuyên ngôn được dùng làm chương mở đầu của Hiến pháp, mà Quốc hội đã bắt đầu thảo luận ngay sau khi thông qua Tuyên ngôn. Nhưng do sự phản ứng của vua Lu-i XVI, nên đến ngày 3-9-1791, Quốc hội mới thông qua được bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1791), đánh dấu giai đoạn thắng lợi đầu tiên của Cách mạng tư sản Pháp.
(Đặng Đức An: (chủ biên): Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, tập II,
NXB Giáo dục, HN 2000, tr. 26-28)

2. Phân tích ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản ( Anh, Pháp) đến Quan hệ quốc tế?

Thế kỷ 17,18 đi qua để lại cho châu Âu những biến động hết sức to lớn về lịch sử được minh chứng bằng những thay đổi to lớn về đời sống chính trị, kinh tế, xã hội sau cuộc Cách mạng tư sản. Đó thực sự là những cuộc chuyển mình đã được báo trước song không ai có thể tin được nó đã diễn ra với tính chất, quy mô và để lại những dấu ấn to lớn như vậy. Nó cho thấy bước tiến vĩ đại của loài người trong việc đề cao nhân quyền trong một quốc gia, những quyền tự quyết dân tộc cơ bản và vai trò to lớn của quần chúng, nhân dân lao động trong việc thay đổi cả một chế độ chính trị lẫn chế độ xã hội. Nhưng có lẽ một điều mà chính bản thân nhiều người trong số hàng triệu người tham gia cách mạng khi đó khó ngờ tới được đó chính là ảnh hưởng to lớn của nó đến đời sống quan hệ quốc tế trên nhiều mặt.
Cách mạng tư sản do GCTS lãnh đạo là một phương thức để chuyển từ hình thái xã hội phong kiến sang hình thái xã hội tư bản được thực hiện bằng một cuộc đấu tranh quyết liệt, giành chính quyền giữa tập đoàn phong kiến bảo thủ, phản động với giai cấp tư sản, có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân hoặc đôi khi là những hình thức khác nhằm gạt bỏ những trở ngại của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Châu Âu từ thế kỷ XV, đã hình thành mầm móng của giai cấp Tư sản. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản cùng phương thức sản xuất mới và cuộc phát kiến địa lý vĩ đại đã đẩy mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và chính quyền phong kiến Châu Âu dần lên đỉnh điểm. Mâu thuẫn ngày càng cao đã thúc đẩy nhu cầu cấp thiết là phải tiến hành một cuộc cách mạng lật đổ chế độ cũ để xác lập quyền làm chủ và mở rộng điều kiện phát triển cho một phương thức sản xuất mới. Châu Âu đã tập hợp đủ các yếu tố cho cuộc cách mạng ấy, và cuộc cách mạng xác lập quyền làm chủ của giai cấp tư sản đã bùng nổ ở Châu Âu mà nơi bắn phát súng đầu tiên là Anh (có một số nhà sử học cho rằng thì Hà Lan mói là nơi bùng nổ đầu tiên) rồi lan rộng ra khắp Châu Âu. Và có lẽ thành công nhất,triệt để nhất chính là CMTS Anh. Cách mạng tư sản ở Châu Âu đã không nổ ra đồng loạt mà diễn ra ở nhiều thời điểm khác nhau ở từng quốc gia Châu Âu với những nhiệm vụ khác nhau (một số nước thì cách mạng tư sản còn có nhiệm vụ thống nhất đất nước nữa) và ở các mức độ khác nhau. Sự hình thành và lớn mạnh không đều nhau của giai cấp tư sản ở các nước Châu Âu lúc bấy giờ là nguyên nhân chính dẫn tới điều ấy. 
CMTS Anh được ghi nhận với hai giai đoạn: Giai đoạn I (1642-1660) với cuộc Nội chiến lần 1 (1642-1646) và nội chiến lần 2 diễn ra vào năm 1648 với kết quả là dưới áp lực của quân đội và nhân dân, những người chủ trương nền Cộng hòa trong phái Ðộc Lâp đã đem Charles I ra xử tử ngày 30 - 1 - 1649. Anh trở thành nước Cộng hòa. Ngày 19-5-1649, nền Cộng hòa được chính thức tuyên bố. Tuy nhiên sự tồn tại của chế độ cộng hòa thời kỳ này không được ghi nhận với việc quyền lợi thuộc về nhân dân mà lại tiếp tục gặp phải sự phản đối với chính sách đối nội bảo thủ, đối ngoại gắn với chiến tranh Hà Lan, Scotland, Aixolen. Với quyền lực của mình, năm 1653, chế độ Bảo hộ Cromwell không quốc hội được xác lập, thực chất của chế độ bảo hộ là nền độc tài quân sự của cá nhân Cromwell, bảo đảm quyền lợi cho bọn có của, chống lại quần chúng nhân dân. Giai đoạn II được ghi nhận với cuộc chính biến 1688 - 1689. Tuy nhiên trước đó, cách mạng bị gián đoạn bởi thời kỳ phục hồi Vương triều Saclo II với nhiều chính sách tàn bạo đối với CM. Cuộc chính biến này không có nhân dân tham gia, không đẩy cách mạng tiến lên, nhưng nó có ý nghĩa ở chỗ xác định lại cuộc cách mạng tư sản Anh, củng cố quyền lợi của giai cấp tư sản và qúi tộc mới, thủ tiêu chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến với vua Vinhem3. Cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản vì nó lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh. Cách mạng được tiến hành dưới sự lãnh đạo của một liên minh tư sản và quí tộc mới, nông dân là động lực cơ bản của cách mạng.Tuy nhiên, trong quá trình diễn biến của cách mạng, giai cấp thống trị đã phản bội đồng minh của mình, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân .Vì thế cách mạng còn mang tính chất bảo thủ. Một đặc điểm nữa là cuộc đấu tranh cách mạng diễn ra dưới hình thức tôn giáo, vì các phe phái tập trung trong hai tôn giáo lớn là Anh giáo và Thanh giáo.
Trong khi đó, vào thế kỷ XVIII, thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đã hiện rõ ở nước Pháp với những thay đổi to lớn theo hướng phát triển trên các lĩnh vực NN, CN, TCN… Tuy nhiên, chế độ PK thì muốn thủ tiêu điều đó. CMTS Pháp (CM Pháp) được ghi nhận khởi điểm vào ngày 14 tháng 7 năm 1789 với việc quần chúng nhân dân Paris đã rầm rộ xuống đường biểu tình, cướp vũ khí quân đội nhà vua, đánh phá ngục Baxti, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của vua Luis 16. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền tháng 8 năm 1789 của Quốc hội lập hiến đã khai tử CĐPK và khai sinh chế độ CH. Trải qua nhiều cuộc nội chiến và chiến tranh với nước ngoài do phái Giacobanh lãnh đạo, người dân Pháp từng bước được xác nhận những quyền con người cơ bản như chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu (1792). Cuộc chính biến ngày 27.7.1794, chấm dứt sự cầm quyền của phái Jacobins. Sau khi lật đổ phái Jacobins, tư sản phản cách mạng Thermidor hà khắc lên nắm chính quyền. Ngày 9.11.1799, Napoleong Bonapac làm cuộc chính biến động trời chính thức tiêu diệt chế độ CHTS một cách triệt để và đưa nước Pháp vào thời kỳ độc tài quân sự, đây cũng là dấu mốc về sự thụt lùi, thậm chí là thất bại hoàn toàn của CM Pháp. CMTS Pháp là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nó đã lật đổ những quan hệ lỗi thời của nền QCCCPK. Cuộc Cách mạng này đã tuyên bố một chế độ chính trị mới ở Pháp, đã giải phóng nông dân khỏi những ràng buộc phi lý của chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. Trong cuộc cách mạng này, giai cấp tư sản đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng, QCND là lực lượng chủ yếu đã tham gia vào tiến trình của cách mạng và đã đưa cách mạng tiến lên, vượt ra ngoài ý muốn của giai cấp tư sản. Chính sự tham gia của QCND đã làm cho cách mạng Pháp mang tính dân chủ rộng rãi và triệt để cách mạng so với những cuộc cách mạng trước nó. Cách mạng Pháp có một ý nghĩa lịch sử quan trọng không những đối với lịch sử nước Pháp mà cả đối với lịch sử châu Âu lúc bấy giờ. Những tư tưởng dân chủ của CM Pháp ảnh hưởng đến các nước châu Âu và làm cho chế độ phong kiến ở các nước này bị lung lay. 
Diễn ra với những đặc trưng khác nhau, điều kiện khác nhau, kết quả trong mỗi giai đoạn cũng khác nhau nhưng CMTS nói chung, CMTS Anh và Pháp nói riêng đã để lại những giá trị to lớn về lịch sử. Trong đó, riêng với đời sống quan hệ quốc tế, những cuộc cách mạng này được ghi nhận với những tác động lớn, xuất phát từ việc làm rõ một số vấn đề trong nội tại mỗi nước để nhìn thấy vấn đề toàn khu vực và toàn cầu đương đại.

Thứ nhất, các cuộc CMTS đã thực hiện được nhiệm vụ to lớn, vẻ vang ở mỗi nước, đáp ứng được những mâu thuẫn giữa kinh tế - chính trị - xã hội, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử
* Tiêu diệt chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, xác lập chế độ cộng hòa tự do dân chủ tư sản, cải thiện và đáp ứng một phần đời sống vật chất của nhân dân.
- Tại Pháp, Quốc ước đã giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất để lôi kéo nhân dân về phía cách mạng. Ngày 3.6.1793, chính quyền cách mạng ban hành đạo luật chia tài sản của bọn lưu vong thành lô nhỏ, bán trả góp kéo dài trong 10 năm để nông dân nghèo có thể mua được. Ngày 10.7.1793, Quốc ước ra sắc lệnh chia đều đất công cho nông dân. Ngày 17.7.1793, Quốc ước ra sắc lệnh thủ tiêu các đặc quyền phong kiến, nông dân được giải phóng khỏi mọi nghĩa vụ phong kiến mà không phải bồi thưòng. Những đạo luật ruộng đất đã có tác dụng tích cực trong nhân dân, biến họ thành lực lượng trung thành với cách mạng. 
* Thúc đẩy CN và thương nghiệp phát triển, mở ra sự thống nhất trên thị trường quốc gia, dân tộc.
Những biện pháp của phái GCB sau khi lật đổ được Ghirongđanh:
+ Ổn định và cải thiện được từng bước đời sống nhân dân
+ Quốc ước đã qui định các đạo luật trừng trị bọn đầu cơ tích trữ, hạn chế việc tự do mua bán, trưng thu và định giá lưong thực, thực phẩm, tổ chức phân phối công bằng, định giá tối đa đối với mọi nhu yếu phẩm của nông dân. Tháng 7.1793, Quốc ước thông qua sắc lệnh xử tử bọn đầu cơ lương thực. Tháng 9. 1793 Quốc ước thông qua đạo luật giá tối đa về các loại ngũ cốc và bột mì trong toàn quốc. 
* Củng cố và phát triển nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

Thứ hai, các cuộc CMTS đã làm bộc lộ rõ bản chất của tất cả các giai cấp trong xã hội châu Âu nói riêng và các quốc gia do PK thống trị nói chung, từ đó ta đánh giá được sức mạnh của từng giai cấp và xác định được vai trò của họ trong những biến chuyển của thế giới về sau
* Giai cấp CN và NDLĐ có tinh thần cách mạng cao, triệt để

Trước hành động cách mạng của toàn thể đẳng cấp Thứ Ba, Louis XVI tìm mọi cách chống đối. Vua đã điều 20.000 quân từ Versailles về Paris với mưu toan bóp chết cách mạng. Trước tình hình đó, giai cấp tư sản tỏ ra bối rối, nhưng QCND đã đứng lên cứu nguy cho cách mạng. Từ ngày 12. 7 đến 13.7. 1789, họ đã xuống đường cướp vũ khí. Ngày 14.7, họ kéo đến ngục Bastille. Sau vài giờ chiến đấu, ngục Bastille bị hạ. Biểu trưng của chế độ chuyên chế bị lật đổ. Lợi dụng công lao của QCND, Tư sản tài chính lên nắm chính quyền, tuyên bố chế độ Quân chủ lập hiến. Dưới ảnh hưởng ngày 14.7 ở Paris, phong trào cách mạng nổ ra ở nông thôn. Nhân dân tự vũ trang bằng cuốc, xẻng, súng săn...kéo về lâu đài của lãnh chúa, đốt những văn bản ghi các nghĩa vụ phong kiến của nông dân . Ở những nơi lãnh chúa tỏ ra ngoan cố thì nông dân thiêu hủy lâu đài, và đôi khi họ còn treo cổ lãnh chúa. Ðây là sự phản kháng mãnh liệt của nông dân ở nông thôn. 
=>Liên hệ đến Việt Nam sau này
* Giai cấp địa chủ phong kiến phản động, muốn kìm hãm sự phát triển của cách mạng
Trong CMTS Anh, nội chiến lần 2 diễn ra vào năm 1648 với kết quả là dưới áp lực của quân đội và nhân dân, những người chủ trương nền Cộng hòa trong phái Ðộc Lâp đã đem Charles I ra xử tử ngày 30 - 1 - 1649. Anh trở thành nước Cộng hòa. Ngày 19-5-1649, nền Cộng hòa được chính thức tuyên bố. Tuy nhiên sự tồn tại của chế độ cộng hòa thời kỳ này không được ghi nhận với việc quyền lợi thuộc về nhân dân mà lại tiếp tục gặp phải sự phản đối với chính sách đối nội bảo thủ, đối ngoại gắn với chiến tranh Hà Lan, Scotland, Aixolen. Với quyền lực của mình, năm 1653, chế độ Bảo hộ Cromwell không quốc hội được xác lập, thực chất của chế độ bảo hộ là nền độc tài quân sự của cá nhân Cromwell, bảo đảm quyền lợi cho bọn có của, chống lại quần chúng nhân dân. 
+ Giai cấp tư sản có sự thay đổi bản chất trong quá trình cách mạng. Họ làm CM vì bị địa chủ PK kìm hãm, cản trở sản xuất nhưng họ sợ CM phát triển triệt để cao hơn nữa, do đó có sự phân hóa, đến một lúc nào đó sẽ kìm hãm CM.
- Thời điểm 1972, trong khi phái TS vừa và nhỏ GCB có tinh thần CM triệt để thì phái Đại Tư sản Ghirongđanh sợ cuộc CM phát triển hơn, thỏa hiệp với phong kiến nhằm hạn chế CM. Tuy nhiên, không ngăn được bước tiến của lịch sử, CM Pháp cũng chuyển sang giai đoạn mới vào 21.1.1793 với việc Luis 16 bị xử tử và nền cộng hòa do phái Girondins chi phối được xác lập. Đây là cột mất ghi nhận sự sụp đổ của chế độ PK Pháp. 
- Trong khi liên minh châu Âu tấn công liên tục thì bản thân nước Pháp bị chia rẽ bởi những mâu thuẫn giữa hai phái Girondins và Jacobins trong việc giải quyết những vấn đề của cách mạng, và thực tế cho thấy rằng phái Girondins ngày càng tỏ ra bảo thủ và ngoan cố, ngày càng đi vào con đường phản cách mạng. Robespierre và các đồng chí của ông đã kêu gọi nhân dân đứng lên khởi nghĩa. 1.6.1793, QCND đã đứng lên lật đổ sự thống trị của Tư sản Girondins, đưa cách mạng tiến lên một giai đoạn mới. 
- Tuy nhiên, chính trog một chế độ mà GCB làm được nhiều việc có ích cho quốc gia và nhân dân thì cũng là thời điểm nảy sinh mâu thuẫn. Tư sản làm giàu trong cách mạng, mong muốn hơn bao giờ hết việc xóa bỏ những đạo luật về giá tối đa để được tự do kinh doanh, họ muốn chấm dứt cách mạng. QCND thì đòi thỏa mãn hơn nữa những quyền lợi của mình. Do sự chia rẽ nội bộ và mất sự ủng hộ tích cực của QCND, phái Jacobins suy yếu hẳn. Thừa dịp này, tư sản phản cách mạng tổ chức cuộc chính biến lật đổ Robespierre và đồng đội của ông. Ðó là cuộc chính biến ngày 27.7.1794, chấm dứt sự thống trị của phái Jacobins. Sau khi lật đổ phái Jacobins, tư sản phản cách mạng Thermidor hà khắc lên nắm chính quyền.

Thứ ba, Các cuộc CMTS có ý nghĩa thời đại sâu sắc, ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển xã hội loài người thông qua những tác động to lớn vào QHQT
*Thúc đẩy việc xác lập và lớn mạnh của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thực hiện sự chuyển biến chính trị trọng đại ở các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ. 
* Mở ra việc hình thành hệ thống TBCN.
"Cách mạng Pháp xứng đáng là một cuộc đại cách mạng. Nó đã làm biết bao nhiêu việc cho giai cấp của nó, tức là giai cấp tư sản, đến nỗi trọn thế kỉ XIX là thế kỉ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã diễn tiến dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp"
Trong xã hội châu Âu, tầng lớp trung lưu đã bị ảnh hưởng sâu sắc từ các ý tưởng dân chủ của cuộc cách mạng Pháp, cuộc Cách mạng công nghiệp đã mang lại những thay đổi kinh tế và xã hội quan trọng, các tầng lớp thấp bắt đầu bị ảnh hưởng bởi các ý tưởng chủ nghĩa xã hội, cộng sản và vô chính phủ (đặc biệt là những ý tưởng được Karl Marx đưa ra trong Bản tuyên ngôn Cộng sản), và mong muốn của tầng lớp tư bản mới là Chủ nghĩa tự do. Sự bất ổn càng tăng thêm từ sự thành lập của nhiều phong trào quốc gia (tại Đức, Ý, Ba Lan, Hungary, v.v...), tìm cách thống nhất quốc gia và/hay giải phóng khỏi sự cai trị nước ngoài.Như một hậu quả của nó, giai đoạn từ 1815 tới 1871 chứng kiến nhiều nỗ lực cách mạng và các cuộc chiến tranh giành độc lập. Ngay cả khi các phong trào cách mạng thường xuyên bị đánh bại, đa số các nước Châu Âu đã trở thành những quốc gia lập hiến (chứ không phải là chuyên chế) ở thời điểm năm 1871, và Đức cùng Ý đã phát triển trở thành các quốc gia. Thế kỷ 19 cũng chứng kiến sự xuất hiện của Đế chế Anh như cường quốc số một thế giới phần lớn nhờ cuộc Cách mạng Công nghiệp và thắng lợi sau những cuộc chiến tranh Napoleon
Phôi thai từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu TK18, đến sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. 

* Thúc đẩy việc giao lưu quốc tế, các thương nhân châu Âu ngày càng tìm đường sang các nước Á, Phi, môi trường buôn bán QHQT về KT-CT-TM ngày càng mở rộng
- Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha bắt đầu đi tìm thị trường châu Á Anh sang Ấn Độ
- Cùng vào thời điểm này thì ở châu Phi chế độ nông nô đã đi vào giai đoạn kết thúc ở châu Âu và trong đầu thế kỷ 19 thì các lực lượng thực dân châu Âu đã tiến hành sự "tranh giành châu Phi" vô cùng khủng khiếp và đã chiếm đóng nhiều vùng đất của châu lục này, tạo ra nhiều quốc gia thuộc địa, chỉ để sót lại 2 quốc gia độc lập là: Liberia, thuộc địa của người Mỹ da đen và Ethiopia. Sự chiếm đóng này còn tiếp diễn cho đến tận sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai, khi các nước thuộc địa dần dần giành được quy chế độc lập hình thức.
- Ngày nay, sự hiện diện của ngôn ngữ và chủng tộc của người châu Âu ở châu Phi vẫn còn rất rõ.
+ CMTS ở châu Âu và sau này thêm ở cả Bắc Mỹ đã làm rung chuyển thế giới. 

Nó báo hiệu sự sụp đổ của chế độ PK trên phạm vi toàn cầu. Đó thực chất là cuộc chiến giữa CNTB và CNPK, GCTS và nhân dân lao động với địa chủ phong kiến quý tộc trên phạm vi toàn cầu kéo dài suốt từ thế kỷ 19 cho đến tận thế kỷ 21 Liên hệ với châu Á sau này (Đông Nam Á, Nepan)


Thứ tư, CMTS đã làm tiền đề chính trị quan trọng để giai cấp tư sản và GCVS ngày càng phát triển. Đây là 2 giai cấp cơ bản trong XHTBCN có bản chất quốc tế sâu rộng, quy định chiều hướng phát triển của đời sống QHQT sau này.
GCTS
GCTS là giai cấp chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội tư bản và sống bằng sự bóc lột lao động làm thuê của giai cấp công nhân. 
GCVS
Giai cấp công nhân hay giai cấp vô sản, theo Karl Marx là giai cấp của những người phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương và họ không phải là chủ sở hữu của phương tiện sản xuất. Tuy vậy, không chính xác khi gọi giai cấp vô sản là giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân là giai cấp vô sản có trình độ lao động công nghiệp cao, là đứa con của nền đại công nghiệp hiện đại. Theo Hồ Chí Minh, tất cả những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động mà sống, bất kỳ họ lao động trong công nghệ hay là trong nông nghiệp, bất kỳ họ làm nghề gì, cũng đều thuộc giai cấp công nhân. Chủ chốt của giai cấp ấy, là những công nhân tại các xí nghiệp như nhà máy, hầm mỏ, xe lửa v.v. 

Bản chất quốc tế sâu rộng
- Số lượng
- Sở hữu
Trong thời kì suy tàn của chế độ phong kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản, GCTS là giai cấp cách mạng và tiến bộ.
- Số lượng
- Sở hữu
Chiều hướng phát triển
Lịch sử thế giới thế kỷ 19,20
- Xô Viết
- Việt Nam
- CuBa
- Các cuộc CMGPDT
- Tư sản><Vô sản
-Tư sản=Vô sản
Đặc điểm đặc tính
Trong thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, GCTS có vai trò phát triển lực lượng sản xuất, lãnh đạo và tổ chức sản xuất theo phương thức sản xuất mới tiến bộ, do đó nó có vai trò tiến bộ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Trong vài thập kỉ gần đây, việc tổ chức và quản lí của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có những điều chỉnh quan trọng, nhưng bản chất của GCTS là không thay đổi. Ở những nước thuộc địa và phụ thuộc, GCTS bao gồm hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn bó với đế quốc bên ngoài, thường có thái độ ngả theo chủ nghĩa đế quốc, chống lại phong trào yêu nước và dân chủ trong nước. Tầng lớp tư sản dân tộc, nói chung có tinh thần yêu nước. Do bị sự chèn ép của đế quốc bên ngoài và phản động trong nước, tầng lớp này, nhất là bộ phận tư sản nhỏ và vừa cũng tham gia phong trào chống đế quốc và phong kiến, đi cùng nhân dân lao động trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. (liên hệ đến Nga – Liên Xô, Việt Nam)
Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, kỷ luật. Công nhân là giai cấp tiền tiến nhất trong sức sản xuất, có trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, xây dựng một xã hội mới. Vì những lẽ đó, giai cấp công nhân có thể lĩnh hội và thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất: chủ nghĩa Marx Lenin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và làm gương cho các tầng lớp khác. Do đó, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo.


3. 
CÁC HÌNH THỨC CỦA CÁCH MẠNG TƯ SẢN



I- Một vài nét khái quát về thắng lợi của cách mạng tư sản và sự xác lập của CNTB trên thế giới
- Từ hậu kì trung đại, trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu đã xuất hiện mầm mống phương thức sản xuất TBCN. Sau phát kiến địa lý phương thức sản xuất mới ngày càng phát triển dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản. Bắt đầu xuất hiện những phong trào thể hiện khuynh hướng tự do dân chủ của tư sản chống lại sự trói buộc của chế độ phong kiến chuyên chế như phong trào văn hoá phục hưng, cải cách tôn giáo, nhưng giai cấp tư sản chưa có đủ điều kiện giành chính quyền.

- Sang thế kỉ XVI, phương thức sản xuất TBCN càng phát triển nhất là ở Nêđéclan, giai cấp tư sản ở nước này lớn mạnh, họ đã làm cuộc cách mạng tư sản sớm nhất thế giới và lập ra nhà nước cộng hoà đầu tiên. Cuộc CM này báo hiệu sự diệt vong tất yếu của chế độ phong kiến, mở đầu thời cận đại.

- Thế kỉ XVII, CMTS Anh bùng nổ đã khẳng định xu hướng tất yếu của thời đại mới. CMTS Anh đã tạo ra mô hình nhà nước tam quyền phân lập là một cống hiến vĩ đại cho nhân loại.

- Cuối thế kỉ XVIII, chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ và CMTS Pháp nổ ra gần như đồng thời đã tạo nên sức mạnh tổng hợp giáng cho chế độ phong kiến những đòn chí tử. Đây là thời kì phát triển đi lên của CMTS.

- Nửa đầu thế kỉ XIX, hầu khắp các nước châu Âu đều nổ ra CMTS, sôi nổi nhất là cao trào cách mạng 1848 - 1849. Tuy không thu được thắng lợi nhưng cũng làm tan rã các liên minh phong kiến, làm cho giai câp quý tộc phong kiến run sợ, nhiều nước phải triệu tập quốc hội, ban bố hiến pháp.

- Những năm 50 - 60 của thế kỉ XIX, ở Bắc Mĩ và châu Âu đã tiến tới hoàn thành nốt nhiệm vụ CMTS trước đây chưa thực hiện được, tiêu biểu là cuộc thống nhất Italia, Đức, cải cách nông nô ở Nga, nội chiến Mĩ.

- Cuối thế kỉ XIX đầu XX, CMTS diến ra hàng loạt ở các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ...Như vậy CMTS đã lan rộng toàn thế giới, CNTB bao trùm các lục địa Á- Âu- Mĩ trỏ thành hệ thống thế giới.

II- Một số lý luận chung về cách mạng tư sản

Cách mạng tư sản là bước chuyển từ hình thái KTXH phong kiến sang hình thái KTXH TBCN, nó được thực hiện bằng cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giành chính quyền giữa tập đoàn phong kiến phản động, bảo thủ với giai cấp tư sản tiến bộ có sự tham gia của quần chúng nhân dân.

1/ Tiền đề và tình thế cách mạng

a) Tiền đề


Tiền đề của cách mạng tư sản là những điều kiện nội tại mà không có điều kiện đó thì cách mạng tư sản không thể bùng nổ được:

- Phương thức sản xuất TBCN ra đời trong lòng xã hội phong kiến (sự ra đời của các công trường thủ công, sự xâm nhập của CNTB vào trong nông nghiệp, việc sử dụng máy móc trong công nghiệp, sự phát triển của thành thị, mở rộng quan hệ buôn bán...)

- Giai cấp tư sản và các giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất TBCN xuất hiện ( tư sản, quý tộc mới...). Những giai cấp này mâu thuẫn với giai cấp phong kiến, muốn lật đổ chế độ chuyên chế để nắm lấy chính quyền.

- Sự xuất hiện hệ tư tưởng dân chủ tư sản đả kích vào hệ tư tưởng phong kiến chuẩn bị cho cuộc cách mạng (tư tưởng Thanh giáo ở Anh, triết học ánh sáng ở Pháp, trào lưu Hà Lan học ở Nhật, chủ nghĩa Tam dân ở Trung Quốc...)

b) Tình thế cách mạng

Tình thế cách mạng là những điều kiện khách quan, là chất xúc tác làm bùng nổ cách mạng. Theo Lênin, tình thế cách mạng có 2 đặc trưng:

- Giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ được nữa, nó đang ở khủng hoảng toàn diện

- Giai cấp bị trị không thể sống như cũ nữa, đang nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ

"Không thể có cách mạng nếu không có khủng hoảng toàn quốc lay chuyển cả đám người bóc lột lẫn đám người bị bóc lột"

2/ Động lực của cách mạng

* Giai cấp lãnh đạo:

- Thông thường là giai cấp tư sản, nhưng do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước mà lãnh đạo CM ngoài tư sản còn có quý tộc mới (Anh), chủ nô (Mĩ), Iuncơ (Đức), võ sĩ tư sản hoá (Nhật)...

- Giai cấp lãnh đạo quyết định đến tính triệt để của cách mạng.

Những cuộc cách mạng do tư sản lãnh đạo hay tiểu tư sản lãnh đạo thường triệt để hơn những cuộc CM do các giai cấp phong kiến phân hoá lên.

* Lực lượng: quần chúng nhân dân chủ yếu là nông dân và bình dân thành thị.

- Vì CMTS là giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX, quần chúng nhân là yếu tố chính của LLSX nên họ hăng hái tham gia cách mạng lật đổ qhsx cũ để tự giải phóng mình.

Giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu cũng rất chú ý lôi kéo quần chúng tham gia cách mạng khi đưa ra các khẩu hiệu hấp dẫn. Ở Anh, Crômoen đã cam kết thực hiện bản "thoả ước nhân dân", ở Pháp đưa bản Tuyên ngôn nhân quyền va dân quyền, ở Đức Bixmac hứa sẽ lập quyền phổ thông đầu phiếu cho công nhân, ở Trung Quốc, Tôn Trung Sơn đưa ra khẩu hiệu "bình quân địa quyền".

Trong các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã thể hiện rõ vai trò của quần chúng nhân dân, nhất là trong cách mạng Pháp. Trong phong trào CM 1848, quần chúng cũng tham gia hăng hái và đông đảo đến mức không có sự lãnh đạo của tư sản họ vẫn nổi dậy chống chính quyền (cách mạng tháng 2 ở Đức, Pháp). Chính phong trào tự phát của nhân dân đã đẩy giai cấp tư sản lên địa vị cầm quyền "giai cấp tư sản bị sức mạnh động đất hất lên bề mặt của nhà nước mới".

- Trong các cuộc CMTS thời cận đại do sự tham gia của quần chúng nhân dân nên có tính bạo lực, nhân dân càng tham gia đông đảo bao nhiêu thì bạo lực càng mạnh bấy nhiêu và cuộc CM càng đi tới triệt để. (Khác với ngày nay, nhân dân càng tham gia thì phong trào càng mang tính chất hoà bình và loại trừ bạo lực, do nhân dân ngày nay nhận thức khác xưa, trình độ nhận thức đã tiến bộ lên nhiều.

- Mối liên minh giữa giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân trong quá trình CM chỉ diễn ra trong giai đoạn nhất định. Giai cấp tư lãnh đạo thường sử dụng bạo lực của quần chúng để đạt được mục đích của mình: lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản. Sau khi đạt được mục đích họ không quan tâm đến nguyện vọng của quần chúng và quay lưng với quần chúng, đàn áp phong trào của nhân dân mà họ cho là quá khích.

3/ Nhiệm vụ cách mạng

* Nhiệm vụ dân tộc


Xóa bỏ tình trạng cát cứ, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc tư sản bao gồm đầy đủ 4 yếu tố (chung lãnh thổ, chung ngôn ngữ, chung một nền văn hoá, chung một nền kinh tế) để thúc đẩy nền kinh tế TBCN phát triển.

- Do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước khác nhau mà biểu hiện của nhiệm vụ dân tộc cũng khác nhau:

Pháp: không tồn tại tình trạng phong kiến chia cắt nên nhiệm vụ dân tộc chỉ là xoá bỏ một số đặc quyền của bọn quý tộc địa phương về tập quán, thuế khoá...

Đức, Ý: xoá bỏ phong kiến cát cứ, thống nhất đất nước.

Nhật: phế bỏ các phiên quốc và đặc quyền của các Đaimiô.

Bắc Mĩ: thống nhất 13 thuộc địa.

Trung Quốc: đánh đổ đế quốc, phong kiến.

* Nhiệm vụ dân chủ: lật đổ chế độ chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản.

- Giai cấp tư sản mọi nước đều quan tâm xây dựng một thể chế nhà nước dân chủ tam quyền phân lập mà cốt lõi là đòi quyền lập pháp về tay mình. Giai cấp tư sản có thể nhường quyền hành pháp cho vua, giành quyền tư pháp sau nhưng cái mà không thể chậm trễ là phải lập quốc hội nắm quyền lập pháp.

Chế độ tam quyền phân lập có nghĩa là phân chia quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp biệt lập với nhau, thuộc vào 3 cơ quan khác nhau kiềm chế lẫn nhau. Chế độ này được thực hiện đầu tiên ở Anh (quyền lập pháp thuộc vê nghị viện, nhà vua chỉ được nắm quyền hành pháp). Sang thế kỉ XVIII, tư tưởng này được nhà khai sáng Pháp Môngtexkiơ nâng lên thành lý luận. Do ảnh hưởng tư tưởng của ông, nhiều cuộc CMTS ở châu Âu và châu Mĩ đã khai sinh ra nhiều kiểu nhà nước theo mô hình tam quyền phân lập như nhà nước cộng hoà, nhà nước quân chủ lập hiến.

Chế độ tam quyền phân lập là một chế độ văn minh đánh dấu bước phát triển cao của xã hội loài người. Đây là thành tựu vĩ đại của CMTS.

- Khẳng định quyền tự do, bình đẳng của công dân thông qua các bản tuyên ngôn, hiến pháp.

+ Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ đã khẳng định "tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Quyền tự do: tự do ngôn luận, lập hội và chống aápbức, tư do kinh doanh... Quyền bình đẳng: bình đẳng trước pháp luật.

+ Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp đưa khẩu hiệu nổi tiếng "Tự do, bình đẳng, bác ái".

- Xác định quyền tư hữu, trong đó quan trọng là quyền tư hữu ruộng đất.

Quyền tư hữu là hạt nhân của quan hệ sản xuất TBCN, vì vậy giai cấp tư sản rất quan tâm và làm sớm hơn cả việc ban bố hiến pháp. "Quyền tư hữu đôi khi còn quan trọng hơn cả quyền tự do" (Rútxô), "quyền tư hữu là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm".Giai cấp tư sản đều quan tâm giải quyết quyền tư hữu ruộng đất cho công dân, tuy vậy cách làm của có sự khác nhau. Có cuộc CM hi sinh qyền lợi của nông dân nghèo để xác lập quyền tư hữu ruộng dất cho tầng lớp phú nông, đại địa chủ. Có cuộc CM đã giải quyết được nhu cầu ruộng đất cho đông đảo nông dân.

+ Anh: trong nội chiến nghị viện đã tuyên bố thủ tiêu các nghĩa vụ phong kiến cho quý tộc, cho phép quý tộc toàn quyền sử dụng đất đai. Vấn đề rào ruộng cướp đất được thừa nhận chứng tỏ vấn đề tư hữu ruộng đất đã được xác lập.

+ Mĩ: sau chiến tranh giành độc lập, chính phủ Mĩ cũng thực hiện chế độ bán đất ở miền Tây để biến thành tư hữu, ban đầu bán mảnh lớn -> mảnh nhỏ dần.

+ Pháp: thời Gicôbanh đã tịch thu ruộng đất của quý tộc nhỏ lưu vong bán cho nông dân  một số nông dân đã được hưởng quyền tư hữu ruộng đất.

+ Nga và Phổ: việc xác lập quyền tư hữu gần giống nhau là nông dân muốn tư hữu ruộng đất thì phải bỏ tiền chuộc.

+ Nhật: chính phủ phát giấy chứng nhận cho những người sở hữu ruộng đất.

Việc xác lập chế độ tư hữu ruộng đất chính là xác lập quan hệ sản xuất TBCN ở nông thôn, thúc đẩy sản xuất trong nông nghiệp phát triển.

Tóm lại, nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ là 2 nhiệm vụ cơ bản của CMTS. Tuy nhiên ở mỗi nước, các nhiệm vụ được giải quyết không giống nhau, nước này coi trọng nhiệm vụ này, nước khác lại nhấn mạnh nhiệm vụ khác với mức độ khác nhau là do điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước về kinh tế, chính trị, xã hội, tương quan lực lượng, thái độ của các tầng lớp, truyền thống dân tộc...

4/ Hình thức cách mạng

- Nội chiến: CMTS Anh giữa thế kỉ XVII, nội chiến ở Mĩ (1861 - 1865)

- Cao trào cách mạng của quần chúng, cách mạng được đẩy lên cao trào là nhờ cao trào này: Cách mạng Pháp 1789.

- Phong trào giải phóng dân tộc: chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mĩ, cách mạng Hà Lan, cuộc đấu tranh của các nước Mĩ la tinh chống TBN và BĐN.

- Thống nhất quốc gia: Đức, Italia.

- Cải cách, duy tân: Nga, Nhật, Xiêm...

Nguyên nhân: 
- Do hoàn cảnh lịch sử, kinh tế xã hội, tương quan lực lượng của mỗi nước khác nhau nên hình thức cách mạng cũng không giống nhau (điều kiện bên trong).

- Hoàn cảnh lịch sử thế giới (điều kiện bên ngoài): Ở đầu thời cận đại, giai cấp tư sản đang thế đi lên, có vai trò tích cực nên có thể phát động nhân dân tiến hành cách mạng tư sản đấu tranh trực diện với chế độ phong kiến. Nhưng càng về sau, CNTB bắt đầu bộc lộ những hạn chế của nó, giai cấp tư sản không dám phát động quần chúng làm CMTS, còn giai cấp vô sản chưa đủ sức làm CM nên phong kiến đứng ra thực hiện nhiệm vụ này. Mặt khác, sự phát triển của CNTB cũng tác động đến phong kiến khiến tầng lớp này nhận thấy cần cải cách để tồn tại.

Tuy nhiên tất cả những cuộc CM này đều giải phóng và phát triển sức sản xuất, gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản (tàn tích phong kiến, chế độ thực dân, tình trạng chia cắt , tổ chức phường hội...).

+ CMTS Anh: chế độ phong kiến bảo thủ mà đại diện là vua Sáclơ I đã trở thành vật cản cho quan hệ sản xuất TBCN đang nảy nở ở Anh, điều này thể hiện ở mâu thuẫn giữa nhà vua với tư sản, quý tộc mới và quần chúng nhân dân. Cuộc nội chiến đã nổ ra giữa quân đội của tư sản, quý tộc mới (Quốc hội) và quân đội của nhà vua, kết quả là chế độ phong kiến chuyên chế Anh bị lật đổ, nước Anh đặt dưới sự thống trị của tư sản và quý tộc mới.

+ Bắc Mĩ: sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa bị sự thống trị của thực dân Anh kìm hãm vì Anh chỉ muốn biến khu vực này thành nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp Anh và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Anh. Vì vậy 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ đã cùng đánh đuổi thực dân Anh, giành độc lập và cuối thế kỉ XVIII, thủ tiêu tất cả những luật lệ, chính sách mà thực dân Anh áp đặt, ngăn chặn sự phát triển sán xuất TBCN của khu vực này.

+ Pháp: vào cuối thế kỉ XVIII, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, quần chúng Pháp đã đứng lên chống chế độ hcuyên chế phong kiến. Cách mạng Pháp ngày càng tiến lên, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ quân chủ lập hiến (của đại tư sản) thay thế, rồi đến chế độ cộng hoà (của tư sản công thương) được thiết lập và cuối cùng với đỉnh cao CM là nền chuyên chính Giacôbanh (của tư sản vừa và nhỏ). Đại tư sản, tư sản công thương khi nắm quyền không thoả mãn quyền lợi của quần chúng (ruộng đất cho nông dân, cải thiện đời sống cho người dân đô thị..), do đó, quần chúng đòi những quyền lợi đó và CM được đẩy lên cao theo từng nấc thang. Như vậy, từ cao trào CM của quần chúng đã giải quyết được từng nhiệm vụ của CMTS một cách triệt để.

+ Đức và Italia: đất nước bị chia năm xẻ bảy với những hàng rào thuế quan và những luật lệ khác nhau, ngăn cản sự phát triển sản xuất TBCN, do đó nhu cầu thống nhất quốc gia được đặt ra cấp bách. Những năm 60 của thế kỉ XIX, công cuộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của tư sản, quý tộc tư sản hoá đã diến ra và hoàn thành. CNTB Đức và Italia có điều kiện phát triển.

+ Nga, Nhật: Sự phát triển của kinh tế TBCN đã bị chế độ phong kiến kìm hãm như hàng rào thuế quan, chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến đã ngăn cản người nông dân bán sức lao động cho nhà tư bản... Vì vậy chính quyền phong kiến đứng ra thực hiện những cuộc cải cách từ trên xuống vì họ cũng đã nhận thức được nếu không cải cách mở đường cho kinh tế TBCN phát triển thì sẽ bị phong trào của quần chúng lật đổ.

5/ Ý nghĩa

- CMTS đã xác lập quan hệ sản xuất TBCN thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khiến cho "giai cấp tư sản trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỉ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia cộng lại".

- Nó tạo ra nền dân chủ và các thể chế dân chủ. Từ nền dân chủ đó loài người mới sáng tạo ra những thành tựu vĩ đại, chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Sự ra đời nền dân chủ là nấc thang quan trọng trong lịch sử phát triển của loài người "nền dân chủ là giá trị nhân loại chung, việc sáng tạo ra nó chỉ có thể đem so sánh với phát minh ra lửa và tìm cách trồng lúa mì để sống".

- Đối với từng nước, mỗi cuộc CMTS là một bước ngoặt vĩ đại đối với lịch sử nước đó, đưa dân tộc đó bước vào thời kì thăng hoa, mỗi dân tộc có kiểu thăng hoa khác nhau, sự thăng hoa về kinh tế là lâu dài, sự thăng hoa về quân sự hầu như rất ngắn ngủi.

+ CMTS Anh co ảnh hưởng rất lớn đối với thế giới vì nó khai sinh ra chế độ dân chủ tam quyền phân lập, đây là gợi ý cho Môngtexkiơ sáng lập ra học thuyết tam quyền phân lập.

+ Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ đã khai sinh ra nước Mĩ và ảnh hưởng trực tiếp đến các nước Mĩ la tinh.

+ Trào lưu khai sáng của CM Pháp là bó đuốc so đường không chỉ cho nhân Pháp mà cho cả nhân dân thế giới trong suốt thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX.

+ Cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước châu Á...

6/ Hạn chế

- Về quyền dân chủ: sau khi CM thành công, giai cấp tư sản tìm mọi cách han chế quyền bầu cử của quần chúng nhân dân nghèo, chỉ người có tài sản cao mới được đi bầu nên số lượng người đi bầu cử rất ít. Ví dụ ở Anh đầu thế kỉ XIX chỉ có 5% dân số đi bầu, ở Mĩ sau chiến tranh giành độc lập có 4,8% dân số, ở Nhật sau hiến pháp 1889 - 1%. Ở một số nước, quyền lực của quốc hội còn hạn chế như ở Đức, Nhật quyền lập pháp của quốc hội còn yếu, quốc hội không kiểm soát được chính phủ mà chính phủ chỉ chịu trách nhiệm trước vua...

- Về quyền tự do: trong các tuyên ngôn đều n hấn mạnh quyền tự do nhưng thực tế trong các hiến pháp ở mức độ nhất định đã tước mất quyền tự do cơ bản của nhân dân. Ví dụ ở Pháp năm 1790 chính phủ ban hành luật Sapơliê cấm công nhân bãi công, mãi đến 1864 luật này mới bị bãi bỏ. Ở Anh, công đoàn được thành lập sớm nhưng mãi đến cuối XIX mới được hợp hoá. Ở Đức Bixmac đã đưa ra đạo luật đặc biệt đưa đảng xã hội dân chủ Đức ra ngoài vào vòng pháp luật. Ở Nga, nhân dân không có quyền tự do ngôn luận, lập hội, các chính đảng hay báo chí muốn lập phải ra nước ngoài.

- Về vấn đề ruộng đất: nhìn một cách khách quan thì vấn đề ruộng đất được thực hiện triệt để vì đã thực hiện quyền tư hữu ruộng đất. Chỉ có điều cách giải quyết vấn đề ruộng đất của mỗi nước khác nhau như ở PHáp đựoc nhiều người hưởng hơn còn cách giải quyết vấn đề ruộng đất ở Đức hay Nhật ít người hưởng hơn.

Hạn chế lớn nhất của CMTS là nó chỉ xác lập hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác, quần chúng là người làm nên CM nhưng không được hưởng quyền lợi gì.

KẾT LUẬN

- Cách mạng tư sản tâp trung nhiều nhất trong thế kỉ XIX do tác động của cách mạng công nghiệp đã xúc tiến phương thức sản xuất TBCN phát triển.

- Cách mạng nổ ra với nhiều hình thức khác nhau song về bản chất là giống nhau đều gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển TBCN.

- Trong các cuộc CMTS thời cận đại, điển hình nhất là CMTS Pháp, sau đó là CMTS Anh, Mĩ.

- Thời gian nổ ra tương đối dài nhưng không phải đã hoàn thành ngay nhiệm vụ dân chủ mà còn tiếp tục diễn ra trong thế kỉ XIX để dần hoàn thành nhiệm vụ dân chủ tư sản. Ở Pháp sau CM 1789, trong thế kỉ XIX còn diễn ra 3 cuộc CM tiếp theo (1830, 1848, 1870) nhằm thực hiện nền dân chủ. Ở Mĩ sau hciến tranh có cuộc nội chiến nhằm thủ tiêu chế độ nô lệ. Ở Nhật Bản chính phủ Minh Trị lên cầm quyền 1868 chỉ là bắt đầu cuộc Duy Tan kéo dài 20 năm đến 1889 khi ban bô hiến pháp và triệu tập quốc hội. Ở Nga, thập niên 70 thực hiện một loạt cuộc cải cách tiếp theo nhằm dân chủ hoá chính quyền...


3.