Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

quan hệ Việt Nam - Cuba


Sau khi cách mạng Cu-ba thành công (ngày 1-1-1959), ngày 2-12-1960, Cộng hòa Cu-ba đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam Dân chủ cộng hòa (VNDCCH). Đây là một sự kiện có ý nghĩa hết sức đặc biệt không chỉ đơn thuần trong quan hệ hai nước mà cả trong đời sống quốc tế đương đại. Bởi lẽ, vào thời điểm đó, chỉ có một số ít các quốc gia trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với VNDCCH. Cu-ba là nước Mỹ La-tinh duy nhất lúc đó, bất chấp khoảng cách địa lý và hoàn cảnh khó khăn, đã đến với nhân dân Việt Nam với tư cách một người bạn chân thành, một người đồng chí tin cậy nhất, sẵn sàng chia sẻ với chúng ta theo tinh thần qua câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Phi-đen Ca-xtrô: “Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Sự kiện này còn có ý nghĩa to lớn hơn trong bối cảnh toàn bộ Mỹ La-tinh đang chịu sự chi phối và bị coi là khu vực “sân sau” của Mỹ. Cu-ba cũng là nước Mỹ La-tinh đầu tiên trên thế giới công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (năm 1962) và thành lập ủy ban toàn quốc đoàn kết với nhân dân miền Nam Việt Nam (năm 1963); là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và cũng là nước đầu tiên đặt “Đại sứ quán trong rừng” ở Tây Ninh (năm 1969) v.v.. Nhân dân Cu-ba đã kề vai sát cánh với nhân dân Việt Nam trong suốt chặng đường chống đế quốc Mỹ xâm lược. Dưới tác động của Cu-ba, một mặt trận đoàn kết ủng hộ Việt Nam đã hình thành và phát triển rộng khắp toàn Mỹ La-tinh, thậm chí đã gây tác động không nhỏ tới cả nhân dân Mỹ và góp phần không nhỏ vào thành công của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại.
Sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, Chủ tịch Phi-đen Ca-xtrô đã sang thăm chính thức Việt Nam, ông cũng là vị lãnh tụ nước ngoài duy nhất tới vùng giải phóng Quảng Trị (tháng 9-1973). Chính phủ Cu-ba đã quyết định viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 5 công trình kinh tế và phúc lợi xã hội với tổng giá trị khoảng 80 triệu USD. Cũng trong chuyến thăm lịch sử này, Chính phủ Cu-ba cũng quyết định chi hơn 6 triệu USD để mua thiết bị hiện đại từ Nhật Bản và cử một số sĩ quan, chuyên viên quân sự về cầu đường sang Việt Nam tham gia cùng bộ đội Trường Sơn mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh để chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1). Cu-ba cũng là nước có vai trò rất quan trọng trong việc vận động các nước Mỹ La-tinh (12/19 nước ủng hộ, không một nước nào bỏ phiếu chống) ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc tại Khóa họp 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1977. Trong suốt thập niên 80 thế kỷ XX, khi cả hai nước phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, Cu-ba cũng là nước Mỹ La-tinh duy nhất còn lại luôn kề bên Việt Nam cùng chống lại chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ.
Khoảng cách địa lý quá xa đã không còn ý nghĩa trong sự hình thành và phát triển nhanh chóng mối quan hệ gắn bó, thủy chung giữa Việt Nam và Cu-ba. Điều này chỉ có thể lý giải bởi một số lý do: Một là, hoàn cảnh tương đồng của hai nước cùng chống một kẻ thù là đế quốc Mỹ (đồng minh “tự nhiên”). Hai là, đồng cảm về lý tưởng khi cả hai nước cùng hướng tới sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ba là, tình cảm chân thành mà nhân dân và lãnh tụ hai nước dành cho nhau trong quá trình cùng sống và chiến đấu. Một thứ tình cảm hết sức “vi diệu” đã nảy sinh giữa hai dân tộc mà bất cứ một lý thuyết nào về quan hệ quốc tế cũng không thể giải thích nổi.

Hội nhập quốc tế của Việt Nam và những thời cơ, thách thức, yêu cầu đối với hoạt động đối ngoại VN


Hội nhập quốc tế của Việt Nam và những thời cơ, thách thức, yêu cầu đối với hoạt động đối ngoại VN
1. Khái quát quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến nay
Hiện nay Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết. Tính đến năm 2011, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã đưa quá trình hội nhập của đất nước từ cấp độ khu vực (ASEAN năm 1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998) lên đến cấp độ toàn cầu. Việt Nam đã đảm nhận thành công vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, cơ quan quyền lực hàng đầu của Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2008 - 2009. Việt Nam cũng đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm ASEAN 2010. Chặng đường hơn 25 năm đổi mới và hội nhập quốc tế là một quá trình nỗ lực bền bỉ của đất nước.

Mười năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam phải đối mặt trước những khó khăn thử thách hết sức nghiêm trọng: nền kinh tế - xã hội lâm vào khủng hoảng gay gắt, an ninh quốc gia bị đe dọa bởi tình trạng vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh, các thế lực đế quốc thù địch xiết chặt bao vây cấm vận, quan hệ đối ngoại bị thu hẹp. Bởi vậy, bước vào thời kỳ đổi mới (1986), Việt Nam đứng trước đòi hỏi cấp bách mang ý nghĩa sinh tử là phải tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá được thế bị bao vây cô lập về đối ngoại, tiếp tục phát triển đất nước theo con đường đã lựa chọn. 
                 


   PGS, TS. Phạm Minh Sơn tham luận:“Hội nhập quốc tế của Việt Nam và những thời cơ, thách thức, yêu cầu đối với hoạt động đối ngoại của Việt Nam”

Trong bối cảnh đó, trên phương diện đối ngoại Đảng và Nhà nước Việt Nam nỗ lực đổi mới tư duy, vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về “thêm bạn, bớt thù”, mở rộng và đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, tìm ra khâu đột phá để thoát vòng bao vây cô lập của các thế lực chống đối. Sau Đại hội VI, đặc biệt là sau Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (1988) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa VI (1989), Việt Nam đã có những điều chỉnh cơ bản về chính sách đối ngoại. Theo đó, cùng với chủ trương bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam coi trọng cải thiện quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á,  tạo môi trường quốc tế hoà bình, ổn định ở khu vực, thuận lợi cho phát triển đất nước.

Nhằm thúc đẩy tiến trình mở rộng quan hệ đối ngoại, Đại hội VI của Đảng nêu chủ trương chiến lược: mở rộng sự hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế[1]. Trên cơ sở đó và trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế sau sự tan rã của Liên Xô, Hội nghị Trung ương 3 khóa VII (1992) chính thức xác định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế.
Chủ trương chiến lược của Đại hội VII tiếp tục được Đại hội VIII khẳng định, bổ sung và đến Đại hội IX phát triển thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển[2]. Như vậy, quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng đã đưa đến việc xác lập những nội dung, tính chất cơ bản trong đường lối đối ngoại từ “rộng mở”, “là bạn” đến “đa dạng hóa, đa phương hoá quan hệ quốc tế” và “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy”. Đây là sự thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, kiên định về nguyên tắc và linh hoạt về sách lược, gắn kết mục tiêu cách mạng và định hướng phát triển đất nước vào những xu thế phát triển của thời đại. Với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại như đã nêu, Việt Nam đã từng bước phá được thế bị bao vây cấm vận, hóa giải tương đối thành công những khó khăn, bất cập trong quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, hội nhập ngày càng chủ động, tích cực và sâu rộng với khu vực và thế giới.
 Củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa ba nước Đông Dương luôn là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung và trong quá trình hội nhập quốc tế nói riêng. Với Lào, tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện tiếp tục được củng cố và có nhiều bước phát triển quan trọng. Việt Nam triển khai hợp tác một cách toàn diện, giúp bạn phát triển kinh tế - xã hội với hàng loạt các hạng mục kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục - đào tạo... góp phần duy trì ổn định chính trị - xã hội, an ninh của Lào. Việt Nam một mặt lấy mối quan hệ mật thiết giữa hai đảng làm nòng cốt, mặt khác không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, coi đó là tiền đề vật chất gắn kết hai nước trên cơ sở lâu dài, bền vững. Mối quan hệ hợp tác ngày càng tiến triển theo hướng thực chất hơn, phát huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi nước, bình đẳng, cùng có lợi, dành sự ưu tiên ưu đãi hợp lý cho nhau, phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về đầu tư tại Lào. Đến nay, vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đạt trên 3,3 tỷ USD với 203 dự án, cao nhất trong số 55 quốc gia và vùng lãnh thổ được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư. Riêng 8 tháng đầu năm 2011, vốn đầu tư đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đạt 469 triệu USD, cao hơn cả năm 2010[3].
                 
Việt Nam đã kịp thời điều chỉnh quan hệ với Campuchia trên cơ sở mới phù hợp với tình hình đã thay đổi sau khi có giải pháp cho vấn đề Campuchia, phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện, thông qua thương lượng giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Đến nay, hai nước xác lập phương châm chỉ đạo quan hệ là “Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài”. Hai bên đã ký nhiều hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực, trong đó đáng chú ý nhất và quan trọng nhất là việc Campuchia cam kết công nhận và tôn trọng các hiệp ước, hiệp định biên giới đã ký với Việt Nam những năm 80 của thế kỷ XX. Hai bên đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, năng lượng - điện, y tế, giao thông vận tải. Trao đổi thương mại tiến triển thuận lợi, kim ngạch nhập khẩu của Campuchia từ Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2011 tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 976 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu của nước này sang thị trường Việt Nam trong cùng kỳ tăng 116%, lên 105,2 triệu USD. Việt Nam đứng hàng thứ hai sau Trung Quốc về đầu tư vào Campuchia, với số vốn 156,38 triệu USD, chỉ chiếm 5,2% tổng trị giá đầu tư ở nước này trong 6 tháng đầu năm 2011[4].

Việt Nam đặc biệt coi trọng tiến trình bình thường hóa và phát triển quan hệ với Trung Quốc. Sau Đại hội VI, Việt Nam đã xem xét lại toàn bộ mối quan hệ với Trung Quốc, khẳng định rõ Trung Quốc vẫn là một nước XHCN, nhân dân Trung Quốc là nhân dân cách mạng và có truyền thống hữu nghị lâu đời với nhân dân Việt Nam. Trung Quốc trong tư cách vừa là một nước láng giềng, vừa là một nước lớn, vừa là một nước XHCN được Việt Nam nhận thức có vai trò rất quan trọng đối với hoà bình, ổn định của Việt Nam và của cả Đông Nam Á, đồng thời cũng thấy rõ vị trí của Việt Nam trong chiến lược của Trung Quốc.

Với những nỗ lực của cả hai bên, nhất là sự chủ động của Việt Nam, tháng 10/1991 quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước chính thức bình thường hoá. Việc bình thường hoá quan hệ Việt - Trung sau hơn mười năm quan hệ không bình thường là một sự kiện rất quan trọng về mặt đảm bảo an ninh quốc gia của Việt Nam cũng như tạo ra môi trường khu vực và quốc tế thuận lợi cho Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác[5]Kể từ sau bình thường hóa, quan hệ Việt - Trung phát triển nhanh và toàn diện. Khuôn khổ quan hệ hai nước được chính thức xác định với 16 chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, tiếp đó được bổ sung thêm tinh thần 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” và gần đây là “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Hai bên có nhận thức chung rộng rãi, chia sẻ sự tương đồng quan điểm đối với nhiều vấn đề quốc tế và khu vực. Hợp tác kinh tế, thương mại Việt - Trung tăng trưởng nhanh. Năm 2010, kim ngạch thương mại song phương đạt trên 27 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2009, chiếm khoảng 17,6% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Tám tháng đầu năm 2011, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã đạt gần 22 tỷ USD, tăng 31,52% so với cùng kỳ năm 2010[6].

Hai nước đã ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ, Hiệp định giải quyết vấn đề lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ. Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam đã quán triệt tốt phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh đối với những vấn đề còn bất đồng và tranh chấp thì kiên trì lập trường nguyên tắc và sự độc lập tự chủ của mình.

Triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng xây dựng và phát triển quan hệ với các nước ASEAN. Gia nhập ASEAN trở thành bước đột phá trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam, cho thấy rõ ưu tiên của Việt Nam đối với khu vực. Từ sau sự kiện này, Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập khu vực mạnh mẽ, đồng thời cải thiện rõ rệt thế và quan hệ với các nước lớn. Nói cách khác, nếu không là thành viên ASEAN, quan hệ của Việt Nam với các nước lớn khó có thể phát triển như thực tế đã diễn ra.

Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam nỗ lực thực hiện đầy đủ mọi cam kết và trách nhiệm của một nước thành viên, chủ động đưa ra những sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực, hoàn thành nhiều trọng trách trước Hiệp hội. Việt Nam tiếp tục mở rộng quan hệ nhiều mặt, trên nhiều tầng nấc trong khuôn khổ đa phương và song phương, đóng góp thiết thực vào quá trình hợp tác liên kết ASEAN hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.

Trong những năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng cộng đồng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hiến chương ASEAN, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA).

ASEAN là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt 8,9 tỷ USD, tương đương 15% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị nhập khẩu từ ASEAN đạt 14 tỷ USD, chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tổng vốn đầu tư trực tiếp đăng ký của ASEAN tại Việt Nam khoảng trên 60 tỷ USD. Bên cạnh đó Việt Nam còn tham gia với tinh thần trách nhiệm cao vào các cơ chế hợp tác đa phương của ASEAN với các đối tác bên ngoài như: ASEAN+1, ASEAN+3, Hợp tác Á-Âu (ASEM), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

Bên cạnh việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, Việt Nam còn năng động cải thiện quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn và các tổ chức quốc tế trong quá trình hội nhập.

Bình thường hoá quan hệ với Mỹ là một hướng lớn trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam. Quan hệ với Mỹ có ý nghĩa chiến lược đối với yêu cầu an ninh và phát triển của nước ta. Cải thiện mối quan hệ hai nước góp phần củng cố vị thế quốc tế của Việt Nam, tác động tác động mạnh mẽ đến quan hệ của tất cả các nước khác, nhất là các nước phương Tây đối với Việt Nam, thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, từng bước đi vào thị trường rộng lớn của Mỹ, tranh thủ khoa học kỹ thuật tiên tiến, nguồn vốn đầu tư... Năm 1994, chính quyền Mỹ huỷ bỏ cấm vận chống Việt Nam và tháng 11/7/1995 bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Sau bình thường hóa, quan hệ Việt - Mỹ có nhiều tiến triển thuận lợi. Quan hệ kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ được thúc đẩy. Hai nước đã ký Hiệp định thương mại năm 2000 và năm 2006, chính quyền Mỹ chính thức ban hành đạo luật về thiết lập Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam, đánh dấu việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương giữa hai nước, tạo thuận lợi cho Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2010, kim ngạch mậu dịch hai chiều vượt 18,3 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2011 đạt 11,3 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2010 và xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam đạt 2,7 tỷ USD, tăng 21,5%[7]. Hiện Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. 

Đối với Liên bang Nga, Việt Nam đã chủ động đề ra những biện pháp nhằm duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, kể cả an ninh quốc phòng. Hai nước đã xác lập mối quan hệ đối tác chiến lược (2001), cùng với một loạt các hiệp định về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học kỹ thuật, dầu khí, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tổ hợp công nông nghiệp. Kim ngạch buôn bán giữa hai nước và đầu tư của Nga vào Việt Nam có chiều hướng tăng. Năm 2009 kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 1,83 tỷ USD và dự kiến sẽ nâng lên 3 tỷ USD vào năm 2012. 

Bên cạnh quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ có bước phát triển thể hiện sự tin cậy lẫn nhau. Hai nước ký Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược mới (7/2007). Từ năm 2007, Ấn Độ đã lọt vào nhóm 10 nước có vốn đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng trở thành nước tiếp nhận FDI lớn nhất từ Ấn Độ ở Đông Nam Á. Quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ tăng lên nhanh chóng, từ hơn 1 tỷ USD năm 2006 đã tăng lên 2,8 tỷ năm 2010. Riêng 8 tháng năm 2011, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 2,4 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ. Hai nước phấn đấu nâng đưa kim ngạch thương mại song phương lên 7 tỷ USD vào năm 2015[8]. Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư và khuyến khích các tập đoàn Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam

Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Nhật Bản, nhất là trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, văn hóa, du lịch, chuyển giao công nghệ. Hiện nay Nhật là bạn hàng lớn nhất, là nước cung cấp viện trợ phát triển nhiều nhất và đầu tư lớn ở Việt Nam. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hiện vẫn năng động tiến vững trên đường hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.

Với Liên minh châu Âu (EU), Việt Nam đã ký với hầu hết các nước EU Hiệp định khung về hợp tác, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần... tạo cơ sở pháp lý cho xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác ổn định, lâu dài. Phát triển quan hệ song phương đã góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - EU. Việt Nam đang tích cực thực hiện “Đề án tổng thể về quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2010 và định hướng đến 2015” được đưa ra từ tháng 6/2005.  

Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Nước ta thực sự đẩy mạnh việc tham gia hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế từ khi tham gia ASEAN (1995) và các định chế kinh tế, tài chính thương mại của ASEAN như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN (AIA); ký Hiệp định khung với EU (1995); tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn APEC năm 1998; ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (2000) dựa trên những nguyên tắc cơ bản của WTO và năm 2007 đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Nhìn tổng quát, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã xúc tiến với bước đi khá vững chắc và đạt được kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Trước hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hàng loạt quốc gia và khu vực, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế, thương mại chủ chốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả hơn.

Việt Nam đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do các đối tác truyền thống ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị thu hẹp đột ngột, và do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực bắt đầu từ năm 1997. Một thành tựu nổi bật là đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài khá lớn, trước hết là FDI. Số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2009 đạt 21,48 tỷ USD với 1.504 dự án FDI.

Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 220 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được hơn 8.000 dự án FDI từ 80 nước và lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký hơn 100 tỷ USD. Nhiều nhà đầu tư lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia đã và đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam. Tại các Hội nghị tư vấn tài trợ cho Việt Nam, tổng cam kết tài trợ liên tục tăng, từ 4,4 tỷ USD năm 2006 đến hơn 7,9 tỷ USD năm 2010.

Đây là sự thể hiện niềm tin và sự tín nhiệm của cộng đồng tài trợ quốc tế đối với Việt Nam, đồng thời phản ánh quyết tâm cao độ của Việt Nam trên đường cải cách, phát triển. Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế có triển vọng thu hút đầu tư hấp dẫn nhất trên thế giới. Bên cạnh cácthị trường chủ lực là Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, hàng hóa Việt Nam đã vươn ra củng cố thế đứng trên nhiều thị trường khác như Nga, Trung Đông, Mỹ Latinh và châu Phi.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngày càng năng động tiếp thu khoa học và công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh. Đồng thời, từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, tạo tư duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hoạt động ngoại giao đa phương có bước trưởng thành rõ rệt, góp phần nâng cao vai trò và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, ASEAN, ARF, ASEM, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp... Việt Nam đã phối hợp với nhiều nước, trước hết là các nước đang phát triển đấu tranh bảo vệ hòa bình, bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng chấp hành Tổ chức Kinh tế - Xã hội, trở thành ủy viên hội đồng điều hành của nhiều tổ chức quan trọng trực thuộc Liên hợp quốc như UNDP, UNFPA, UNICEF, ủy ban giải trừ quân bị.
Đặc biệt, thành tựu ấn tượng trên lĩnh vực ngoại giao đa phương là việc Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2008-2009. Nếu việc tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở đầu sự hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế quốc tế, thì khi trở thành thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đã bắt đầu hội nhập đầy đủ vào đời sống chính trị quốc tế. Với vị thế và trọng trách này, Việt Nam không chỉ vươn lên tầm cao trong quan hệ đối ngoại ngoại, mà còn có tiếng nói quan trọng tại Liên hợp quốc - diễn đàn quốc tế đa phương lớn nhất trên hành tinh. Thông qua đó, Việt Nam có điều kiện thuận lợi tham gia giải quyết những vấn đề chính trị - xã hội, an ninh quốc tế có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, đồng thời đóng góp tích cực hơn và nhiều hơn trong nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới.

2. Thời cơ, thách thức và những yêu cầu đối với hoạt động đối ngoại của Việt Nam hiện nay
2.1. Thời cơ, thuận lợi
Những thành tựu to lớn mà nước ta đạt được trong hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới, trước hết trên lĩnh vực kinh tế, là kết quả của cả một quá trình thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới. Những thành tựu đó đã tạo thêm niềm tin để nước ta càng vững bước trên đường hội nhập, tận dụng tốt nhất những cơ hội mới đang mở ra. 

Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá mở ra khả năng cho nước ta, nhất là khi đã là thành viên chính thức WTO, tham gia nhanh và hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế, tận dụng mọi nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển. Do vậy, chúng ta có cơ hội thuận lợi đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và rút ngắn thời gian vật chất của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các yếu tố như nguồn vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến và khoa học quản lý hiện đại có sự lưu chuyển tự do nhanh chóng, cho nên các nước đều có khả năng tiếp cận, sử dụng với mức độ khác nhau. Cùng với dòng chảy khổng lồ về vốn, hàng loạt các hoạt động chuyển giao công nghệ sản xuất và khoa học quản lý tiên tiến được thực hiện, góp phần hữu hiệu vào sự lan toả rộng rãi của các làn sóng tăng trưởng hiện đại. Việc Việt Nam gia nhập các định chế, tổ chức kinh tế, tài chính khu vực cũng như toàn cầu, nhất là WTO tạo cơ hội tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo quy định. Nước ta có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, từng bước mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng của nước ta.

Trên lĩnh vực kinh tế, tiến trình hội nhập của nước ta ngày càng sâu rộng thì càng đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh theo thông lệ quốc tế, thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý làm cho môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế trong nước, là cơ hội để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, bảo đảm tốc độ tăng trưởng bền vững hơn và rút ngắn khoảng cách phát triển. Mặt khác, gia nhập WTO đánh dấu bước phát triển về chất của tiến trình hội nhập, giúp nước ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, tiếng nói được tôn trọng hơn, có quyền thương lượng và khiếu nại công bằng hơn đối với các tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đồng thời, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của nước ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn tạo ra động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ngày càng vững mạnh.

Về khách quan, xu thế toàn cầu hoá tạo điều kiện cho tất cả các nước tham gia vào đời sống quốc tế, bày tỏ chính kiến, bảo vệ lợi ích, tập hợp lực lượng... nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của mình. Quá trình hội nhập quốc tế làm cho các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Đây là cơ hội tích cực để có thể loại bỏ các biểu hiện của ý đồ thiết lập mối quan hệ một chiều chứa đựng sự áp đặt, chi phối của các cường quốc đối với đông đảo các quốc gia dân tộc khác trên thế giới, thúc đẩy sự hình thành một trật tự thế giới mới với cơ chế sinh hoạt quốc tế dân chủ, công bằng, bình đẳng hơn.

Hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế, cũng thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động giao lưu văn hoá và tri thức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Dưới ảnh hưởng đó, tri thức loài người, kết tinh cô đọng ở các phát minh, sáng chế khoa học, kỹ thuật, công nghệ... được phổ biến rộng rãi toàn thế giới, tạo động lực cho sự bùng nổ trí tuệ nhân loại. Cũng như nhiều nước khác, tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta tạo ra cơ hội thuận lợi để chúng ta chia sẻ lợi ích do toàn cầu hoá đưa lại, đồng thời đóng góp thiết thực vào tiến trình phát triển hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, dân chủ hoá các sinh hoạt quốc tế, tham gia đấu tranh thiết lập trật tự kinh tế quốc tế công bằng hơn, hợp lý hơn.

2.2. Thách thức, khó khăn
Tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay cũng như những năm tới không chỉ có thời cơ và thuận lợi, mà còn phải đối diện với nhiều thách thức lớn. Do đó, chúng ta cũng cần luôn nhận thức rõ những thách thức mà nước ta phải đối mặt để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục hữu hiệu.

Trước hết, thách thức lớn nhất và dễ nhận thấy nhất xuất phát từ chỗ nước ta là một nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung còn nhiều hạn chế, hệ thống chính sách kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh... Cho nên, nước ta sẽ gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh cả ở trong nước cả trên trường quốc tế, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện sâu hơn, rộng hơn. Do thực hiện những cam kết của một thành viên WTO, nhất là việc phải cắt giảm mạnh thuế nhập khẩu, mở cửa sâu rộng về kinh tế, trong đó có việc phải mở cửa các lĩnh vực thương mại hàng hoá và dịch vụ nhạy cảm cao như: ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, năng lượng, vận tải, chuyển phát nhanh, nông nghiệp... bởi vậy nguy cơ rủi ro kinh tế, tình trạng phá sản doanh nghiệp luôn hiện hữu và trở nên rất tiềm tàng. Ngoài ra, trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề về nhận thức, cơ chế, chính sách,... Về cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nước ta còn nhiều khó khăn về nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, bảo vệ thiết kế công nghiệp và người dân chưa có thói quen tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, trong quá trình hội nhập quốc tế, cũng như các nước đang phát triển khác, nước ta phải chịu sự ràng buộc của các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ, đầu tư... chủ yếu do các nước phát triển áp đặt; phải chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và sự điều tiết vĩ mô bất hợp lý của các nước phát triển hàng đầu. Dựa vào sức mạnh kinh tế và  mức đóng góp vốn khống chế ở các thiết chế tài chính, tiền tệ và thương mại quốc tế, các nước này đặt ra các “luật chơi” cho phần còn lại của thế giới khi tham gia IMF, WB, WTO... Tự do hoá thương mại và tự do hoá kinh tế, đáng lẽ phải là cái đích cần vươn tới, thì bị họ xác định như xuất phát điểm, như điều kiện tiên quyết đối với các nước đang phát triển trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trên thực tế, đây là hoạt động lũng đoạn của tư bản độc quyền quốc tế. Trong hoàn cảnh này, sự cạnh tranh kinh tế quốc tế và sự điều tiết vĩ mô nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục trở nên bất bình đẳng và bất hợp lý mà dĩ nhiên phần bất lợi lớn thuộc về tuyệt đại đa số các nước đang phát triển trong đó có nước ta.

Thứ ba, trên lĩnh vực xã hội, quá trình hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá đặt ra một thách thức nan giải đối với nước ta trong việc thực hiện chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Sở dĩ vậy là vì lợi ích của toàn cầu hoá được phân phối một cách không đồng đều, những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Trong phạm vi mỗi quốc gia cũng vậy, một bộ phận dân cư được hưởng lợi ích ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ thất nghiệp và sự phân hoá giàu nghèo sẽ tăng lên mạnh mẽ. Sức ép toàn diện khi nước ta thực hiện các cam kết với WTO sẽ đè nặng lên khu vực nông nghiệp là nơi có tới gần 70% dân số và lực lượng lao động xã hội, đồng thời chúng ta còn sự hạn chế lớn về sức cạnh tranh của hàng hóa, về sự chưa phù hợp của nhiều chính sách... Trong tình hình như đã nêu, cơ cấu xã hội có thể biến động phức tạp và khó lường, làm cho sự phân tầng, phân hoá xã hội cũng trở thành yếu tố tiêu cực đối với bản thân sự phát triển của đất nước.

Thứ tư, quá trình hội nhập quốc tế đặt ra những vấn đề mới về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trên lĩnh vực an ninh quốc gia, các nguy cơ đe doạ an ninh ngày càng phức tạp hơn, bên cạnh các hiểm hoạ mang tính truyền thống, đã xuất hiện các nguy cơ phi truyền thống (an ninh môi trường, dịch bệnh, khủng bố...); cục diện an ninh luôn thay đổi; công cụ, biện pháp, hình thức, cơ chế bảo đảm an ninh cũng cần phải đổi mới thường xuyên. Vấn đề gắn an ninh, quốc phòng với kinh tế và an ninh, quốc phòng với đối ngoại trở thành nhiệm vụ vừa cơ bản vừa cấp bách hiện nay của nước ta. Hội nhập quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường, cũng như tình hình chính chính trị khu vực và thế giới sẽ tác động mạnh đến thị trường và đời sống chính trị trong nước. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình quốc tế, đồng thời cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới, giữ vững an ninh kinh tế và ổn định chính trị- xã hội.

Trên lĩnh vực văn hoá, quá trình hội nhập quốc tế đặt nước ta trước nguy cơ bị các giá trị ngoại lai (trong đó có lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền), nhất là các giá trị văn hoá phương Tây xâm nhập ồ ạt, làm tổn hại bản sắc văn hoá dân tộc. Chưa bao giờ văn hoá nhân loại lại đứng trước một nghịch lý phức tạp như trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay: vừa có khả năng giao lưu rộng mở, vừa có nguy cơ bị nghèo văn hoá rất nghiêm trọng.  
Thứ năm, trên lĩnh vực chính trị, tiến trình hội nhập quốc tế ở nước ta cũng đang đối diện trước thách thức của một số nguy cơ đe doạ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, sự lựa chọn định hướng chính trị, vai trò của nhà nước... Đã xuất hiện những mưu đồ lấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước để hạ thấp chủ quyền quốc gia; lấy một thị trường không biên giới để phủ nhận tính bất khả xâm phạm của toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; lấy các thiết chế quốc tế làm mô hình siêu nhà nước đứng trên các nhà nước quốc gia, áp đặt các giá trị dân chủ và nhân quyền phương Tây trong quan hệ quốc tế, đưa ra thuyết "nhân quyền cao hơn chủ quyền"... Hội nhập quốc tế đối với nước ta rõ ràng không thể tách rời cuộc đấu tranh chống "diễn biến hoà bình" của các thế lực chống đối trên nhiều lĩnh vực.

Có thể nói, hội nhập quốc tế ở nước ta là một quá trình với cơ hội và thách thức đan xen tồn tại dưới dạng tiềm năng và có thể chuyển hoá lẫn nhau. Cơ hội và thách thức chỉ trở thành hiện thực trong những điều kiện cụ thể, mà ở đó vai trò của nhân tố chủ quan có tính quyết định rất lớn, trước hết đó là hiệu quả hoạt động lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước và tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết của toàn dân tộc. Thực tế đã chứng tỏ việc kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là sự lựa chọn đúng đắn, tất yếu đối với nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá sôi động hiện nay. Những thành tựu quan trọng giành được trong quá trình hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở để đất nước ta vững bước trên đường hội nhập và phát triển, sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, hướng tới mục tiêu chiến lược dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2.3. Những yêu cầu đặt ra đối với công tác đối ngoại 
Tình hình thế giới đang chuyển biến hết sức nhanh chóng, phức tạpquá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tạo ra cả những cơ hội và thách thức mới đối với nước ta. Các thế lực chống đối ra sức thông qua hoạt động đối ngoại để can thiệp vào công việc nội bộ của ta. Trước tình hình và nhiệm vụ đối ngoại của giai đoạn mới, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả công tác đối ngoại của mỗi cơ quan, tổ chức và mỗi người dân trong công tác này. Cụ thể cần chú trọng:

- Chủ động mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với nhân dân các nước, coi trọng phát triển quan hệ có chiều sâu với nhân dân các nước láng giềng và các nước có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của ta; củng cố quan hệ với bạn bè truyền thống, tăng cường quan hệ với các lực lượng yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên thế giới; đồng thời, mở rộng quan hệ với các tổ chức, cá nhân và nhân sĩ nước ngoài, tranh thủ tình cảm và sự ủng hộ của họ đối với Việt Nam, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng đối tác.

- Huy động sự tham gia của các tổ chức và các tầng lớp nhân dân vào các hoạt động đấu tranh chống lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, chống “diễn biến hoà bình” của các thế lực chống đối, đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

- Mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường… Chủ động làm tốt công tác vận động các nguồn lực và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức quốc tế, các TCPCPNN, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích của tổ chức và lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Chủ động và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại, làm cho bạn bè quốc tế và nhân dân thế giới ngày càng hiểu đúng và đầy đủ hơn về đất nước và con người Việt Nam, về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới của nước ta. Đồng thời góp phần nâng cao hiểu biết và nhận thức của các tầng lớp nhân dân ta về chính sách đối ngoại của Việt Nam, về tình hình thế giới và các vấn đề toàn cầu.

- Phát huy vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, các phong trào nhân dân thế giới, nhằm góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu vào cuộc đấu tranh chung vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, phù hợp với khả năng, điều kiện và lợi ích của nước ta.

- Tăng cường công tác nghiên cứu, tổng kết, dự báo, tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước về công tác đối ngoại, góp phần đề xuất xây dựng chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này.

- Làm tốt công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, tích cực tham gia đóng góp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nước ta với các nước.

- Kiện toàn củng cố và phát triển bộ máy, đội ngũ cán bộ, lực lượng làm công tác đối ngoại ở các tổ chức, cơ quan đảng, nhà nước, các đoàn thể nhân dân các cấp; rà soát, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững nghiệp vụ đối ngoại, giỏi ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của công tác đối ngoại trong giai đoạn mới; tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất và cơ chế đảm bảo cho các hoạt động đối ngoại. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức nhân dân phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác đối ngoại.

- Đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động đối ngoại; thực hiện phân cấp phân công quản lý; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đảng, Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức nhân dân, cá nhân tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân về hoạt động đối ngoại; đẩy mạnh việc hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đối ngoại.

PGS, TS. Phạm Minh Sơn
Học viện Báo chí và Tuyên truyền


quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 1973 - đầu thế kỷ XXI


QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI

Võ Minh Tập
Học viên Cao học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh
Việt Nam và Nhật Bản là hai nước đều nằm trong vùng “ khí hậu gió mùa” có lịch sử phát triển hàng nghìn năm và cùng thuộc trong vùng nông nghiệp trồng lúa nước của châu Á, có nhiều điểm tương đồng về phong tục, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, cùng chịu ảnh hưởng dòng văn hoá phương Đông, đặc biệt là văn hoá Trung Hoa. Đáng lưu ý, các tài liệu khảo cổ học và sử học đã cho thấy ngay từ sơ kỳ thời đại đồ đá mới ở miền Trung nước Nhật đã thể hiện những mối liên hệ với nền văn hoá Hoà Bình , Bắc Sơn ở Việt Nam .
Vào nửa cuối thế kỷ 13, cả hai dân tộc Việt - Nhật đều đã từng bị Đế quốc Mông Nguyên xâm lược và chúng đã bị đại bại 3 lần xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285, và 1286, bị đại bại 2 lần xâm lược Nhật Bản vào các năm 1274 và 1281. Từ đầu thế kỷ 15 đã có người Nhật đến buôn bán ở Việt Nam và cửa biển Hội An của Quảng Nam đã trở thành thương cảng và phố Nhật (Nihon Machi) lớn nhất của Việt Nam, đóng vai trò trung tâm buôn bán của Nhật với Đông Nam Á khi đó. Phố cổ Hội An ngày nay còn để lại nhiều dấu ấn đậm nét về giao lưu kinh tế và văn hoá Việt-Nhật. Do những nguyên nhân, điều kiện lịch sử nhất định, nên nước Nhật kể từ năm 1635 với việc thi hành chính sách “đóng cửa”, “bế quan toả cảng” đã khiến cho giao lưu kinh tế, văn hoá hai nước Việt - Nhật bị gián đoạn từ đó cho đến cuối thế kỷ 19. Sang đến thế kỷ 20 quan hệ giao lưu Việt-Nhật được tiếp nối trở lại nhưng khi này đã mang đậm sắc màu chính trị. Đó là thời kỳ nước Nhật đã trở thành cường quốc TBCN…dấy lên một phong trào Đông du đề cao Nhật, học tập Nhật đối với người Việt Nam do các nhà ái quốc Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh khởi xướng. Đó cũng chính là thời kỳ Phát xít Nhật xâm lược Việt Namvà nhiều nước châu Á khác trong Thế chiến thứ hai. Đây là thời kỳ “đen tối ” nhất trong quan hệ bang giao hai nước.
Kể từ sau Thế chiến thứ hai cho đến trước khi hai nước Việt - Nhật ký kết Hiệp định thiết lập chính thức quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973, quan hệViệt - Nhật tuy vẫn duy trì song sự tiến triển còn rất chậm chạp. Nguyên nhân chủ yếu là vì các lý do chính trị khi đó thế giới vẫn còn chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống XHCN và TBCN, Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc Mỹ để chống lại hệthống XHCN do Liên Xô đứng đầu, trong đó có Bắc Việt Nam (Việt Nam dân chủ cộng hoà), còn Nam Việt Nam(Việt Nam cộng hoà) khi đó là liên minh của Mỹ-Nhật.

Tháng 1 năm 1973, sau những thất bại quân sự trên khắp các chiến trường Việt Nam, chính quyền Mỹ đã phải ký Hiệp định Paris và tuyên bố rút quân không điều kiện ra khỏi miền Nam Việt Nam. Nhận thấy tình hình chính trị quốc tế có thể diễn ra nhiều biến đổi lớn đồng thời hiểu rõ tiềm năng kinh tế cũng như vị trí địa lý, chính trị của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản đã có những chuẩn bị tích cực để tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1971, đại diện của chính phủ Nhật Bản đã có cuộc họp không chính thức với đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris. Sau nhiều vòng đàm phán, ngày 21 tháng 9 năm 1973, quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã được thiết lập. Đây là một sự kiện quan trọng mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.
Điều đặc biệt là, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, mặc dù chính phủ Nhật Bản thi hành chính sách thân Mỹ, để Mỹ xây dựng các căn cứ quân sự phục vụ chiến tranh xâm lược Việt Nam trên lãnh thổ Nhật Bản nhưng phong trào ủng hộ Việt Nam do các lực lượng dân chủ tiến bộ làm nòng cốt đã diễn ra mạnh mẽ, liên tục và đạt nhiều kết quả thiết thực. Phong trào được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như biểu tình phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, quyên góp ủng hộ trẻ em và phụ nữ Việt Nam, biểu tình ngăn chặn không cho Mỹ chuyên chở các phương tiện chiến tranh sang Việt Nam….Trong các hoạt động phong phú đó, Hội hữu nghị Nhật- Việt đã có vai trò quan trọng trong việc tập hợp nhiều tầng lớp xã hội tiến bộ ở Nhật Bản ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Sau năm 1975, trong sự phối hợp với Hội hữu nghị Việt- Nhật, Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Ủy ban đoàn kết Á- Phi của Việt Nam….phong trào ủng hộ và đoàn kết với nhân dân Việt Nam ở Nhật Bản vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Những hoạt động đó đã có ý nghĩa cổ vũ công cuộc khôi phục và xây dựng kinh tế của Việt Nam sau chiến tranh đồng thời tạo thêm những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam sớm tham gia, hội nhập vào các hoạt động của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế.
Về kinh tế, tuy quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Nhật Bản đến năm 1973 mới được thiết lập nhưng từ giữa thập kỉ 50, thông qua Hội mậu dịch Nhật- Việt, Nhật Bản vẫn duy trì quan hệ thương mại ở mức độ nhất định với miền Bắc Việt Nam. Kim ngạch mậu dịch hai chiều đạt khoảng 10.000USD/năm. Sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch mậu dịch đã tăng lên và đạt 50.000 USD vào năm 1974.
Kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, sau gần 30 năm mặc dù mối quan hệ giữa hai nước trải qua nhiều thời kì phát triển khác nhau nhưng cũng đã đạt được nhiều thành quả quan trọng.
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Về đối ngoại, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các mối quan hệ với các nước trong khu vực. Đối với Nhật Bản, việc ảnh hưởng của Mỹ bị suy giảm ở Đông Nam Á, tổ chức Hiệp ước SEATO và Hội nghị Hợp tác Châu Á- Thái Bình Dương giải thể đã tạo nên những thách thức và cơ hội mới cho Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng sang các nước trong khu vực. Vì vậy, Nhật Bản vừa tăng cường viện trợ cho các nước ASEAN để giúp các nước này phát triển ổn định vừa mở rộng hơn nữa quan hệ với Việt Nam.
Thực hiện chủ trương hướng về các nước láng giềng khu vực và muốn đóng một vai trò tích cực hơn trong việc giải quyết các vấn đề châu Á, tháng 8 năm 1977 trong chuyến đi thăm các nước ASEAN, tại Manila, Thủ tướng Nhật Bản Fukuda đã đọc một bài diễn văn trình bày quan điểm căn bản của Nhật Bản đối với Đông Nam Á. Học thuyết Fukuda đã xác định chính sách ngoại giao Đông Nam Á mới của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh Việt Nam. Nội dung của học thuyết bao gồm ba điểm cơ bản sau:
1.       Nhật Bản cam kết không trở thành một cường quốc quân sự và sẽ đóng góp vào việc gìn giữ hòa bình ở khu vực châu Á.
2.       Nhật Bản sẽ thiết lập mối quan hệ chân thành và tin cậy lẫn nhau với các nước Đông Nam Á trên cả tất cả các lĩnh vực: kinh tế và văn hóa, xã hội.
3.       Nhật Bản sẽ phối hợp tích cực với các quốc gia thành viên khối ASEAN nhằm tăng cường sự đoàn kết và tự cường trong các nước này đồng thời phát triển quan hệ với các nước Đông Dương trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau để đóng phần vào việc xây dựng một nền hòa bình và thịnh vượng ở khu vực.
Diễn văn của Fukuda ở Manila là tuyên bố đầu tiên của Nhật Bản thể hiện rõ chiến lược đối ngoại của nước này đối với khu vực Đông Nam Á. Nhật Bản một mặt muốn cải thiện quan hệ với ASEAN, mặt khác muốn giữ vai trò cầu nối trong quan hệ giữa hai khối ASEAN và Đông Dương. Trong vòng 6 năm ( 1973- 1978) quan hệ Nhật Bản- Việt Nam diễn ra hết sức thuận lợi. Từ việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã được mở rộng thêm trên một số lĩnh vực. Về kinh tế, chính phủ Nhật Bản quyết định tài trợ (ODA) cho Việt Nam. Chỉ trong 2 năm 1975 và 1976, Nhật Bản đã tài trợ không hoàn lại ccho Việt Nam là  13,5 tỷ yên. Năm 1978, Nhật Bản lại viện trợ cho Việt Nam 14 tỷ yên. Tháng 12 năm 1978, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Trinh sang năm Nhật Bản. Đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhân dịp này, chính phủ Nhật Bản đã cam kết viện trợ cho Việt Nam 20 tỷ yên trong năm tài chính 1979. Trong thời gian này, kim ngạch buôn bán giữa hai nước cũng tăng lên đáng kể. Năm 1975 đạt 27,5 tỷ yên, 1976: 64,1 tỷ yên và năm 1977 đã đạt tới 65,9 tỷ yên. Các khoản viện trợ của chính phủ Nhật Bản cũng như những kết quả trong quan hệ thương mại Việt – Nhật đã có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phục hồi nền kinh tế Việt Nam sau chiến tranh.
Tuy nhiên, đầu năm 1979 do xảy ra “ vấn đề Campuchia” Nhật Bản quyết định trì hoãn kế hoạch tài trợ cho Việt Nam và thực hiện những chính sách hết sức thận trọng đối với các vấn đề chính trị phức tạp trong khu vực. Quan hệ giữa Nhật Bản với Việt Nam thời gian này chịu tác động mạnh bởi những chính sách của Mỹ, Trung Quốc và ASEAN. Trong vòng 10 năm, quan hệ giữa hai nước chỉ được duy trì ở mức độ nhất định. Chủ trương của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ này là thực hiện biện pháp “ đông cứng” tài trợ kinh tế nhưng vẫn duy trì các cuộc tiếp xúc ngoại giao và viện trợ nhân đạo. Trong thời gian này, chính phủ Nhật Bản cũng đã viện trợ y tế, văn hóa và giáo dục ở quy mô nhỏ cho Việt Nam.
Đến cuối những năm 1980, trước những tác động của tình hình thế giới, ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cũng diễn ra một quá trình bố trí, sắp xếp lại lực lượng. Tại Đông Nam Á, xu thế tăng cường sự hợp tác, đối thoại ngày càng giữ vai trò chủ đạo. Các nước đều mong muốn cùng nhau giải quyết những vấn đề tồn tại một cách hòa bình. Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, chủ trương đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế đã có ý nghĩa tích cực trong việc cải thiện quan hệ với nhiều nước trong đó có Nhật Bản.
Kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới (1986) đến nay, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trên tất cả mọi lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế và văn hoá.

 I.  Tăng cường các cuộc gặp gỡ song phương Việt – Nhật

Từ năm 1993, hai bên đã cùng phối hợp thực hiện các chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo. Tháng 3 năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt sang thăm Nhật Bản. Tháng 4 năm 1995, Tổng bí thư Đỗ Mười thăm Tokyo. Tháng 12 năm 1995, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm Nhật Bản. Gần đây nhất là vào tháng 10 năm 1996, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức Nhật Bản, ra Tuyên bố chung Nhật- Việt nâng tầm quan hệ giữa hai nước lên thành đối tác chiến lược. Về phía Nhật Bản, đó là các chuyến viếng thăm của Thủ tướng Murayama vào tháng 8 năm 1994, Thủ tướng Hashimoto tháng 1 năm 1997, Thủ tướng Koizumi tháng 4 năm 2002, Thủ tướng Abe Shinzo tháng 11 năm 2006 nhân sự kiện Hội nghị APEC 14 được tổ chức tại Việt Nam và nhiều chuyến thăm của các quan chức ngoại giao, quân sự….cấp cao khác. Ngoài ra, ngày 3 tháng 11 năm 2006, Nhà nước Nhật Bản đã quyết định trao tặng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải huân chương “ Grand Cordon of the Order of  the Rising Sun”, huân chương cao quý nhất mà Nhật Bản dành cho những ngài cựu Thủ tướng để ghi nhận những đóng góp quan trọng của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong việc tăng cường mối quan hệ Nhật- Việt trên nhiều lĩnh vực.
Có thể khẳng định rằng, các chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo cao cấp hai nước đã góp phần hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác đa dạng và phát triển tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Từ việc mở rộng quan hệ song phương trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, văn hóa….hai nước đã từng bước tiến tới phối hợp chính sách và tăng cường đối thoại các vấn đề chính trị, an ninh mà cả hai bên cùng quan tâm. Những bước phát triển mới đó chứng tỏ mối quan hệ Việt Nam- Nhật Bản đã ngày càng phát triển đa dạng, toàn diện hơn.

 II.           Quan hệ Việt-Nhật trên các lĩnh vực

Kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới (1986) đến nay, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trên tất cả mọi lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế và văn hoá

I.1. Hổ trợ chính thức (ODA) của Nhật

Nhật Bản bắt đầu nối lại viện trợ ODA dành cho Việt Nam từ năm 1991 và Nhật Bản cũng là nước đã tích cực hỗ trợ phát triển tài chính để góp phần khai thông mối quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế chủ chốt vào cuối năm 1992.
Trong các năm tài khóa từ 1991 đến 2002, tổng số ODA mà chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam đã đạt 927,8 tỷ yên, riêng khoản viện trợ không hoàn lại là 72,2 tỷ yên, cho vay tín dụng ưu đãi 805,6 tỷ yên, hợp tác kỹ thuật 50 tỷ yên. Viện trợ của chính phủ Nhật Bản chiếm 30% trong tổng số viện trợ của các nước dành cho Việt Nam năm 2002. Các khoản tài trợ đó được tập trung đầu tư cho 5 lĩnh vực:
1. Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế;
2. Xây dựng và cải tạo hệ thống giao thông, điện lực;
3. Phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở ở nông thôn;
4. Phát triển giáo dục, y tế;
5. Bảo vệ môi trường.
Trong những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục nhận được một khối lượng lớn tài trợ ODA của Nhật Bản và hiện nay, Nhật Bản trở thành quốc gia có mức viện trợ lớn nhất cho Việt Nam.
Vấn đề quan trọng đặt ra cho Việt Nam hiện nay là cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng ODA, trong đó có việc giải ngân nguồn vốn này đang là quan tâm chung của cả hai phía, mà trách nhiệm trước hết là phía Việt Nam cần phấn đấu thực hiện nghiêm chỉnh, đúng tiến độ thời gian và có kết quả cao.

I.2. Hoạt động thương mại

Song song với viện trợ ODA, hoạt động mậu dịch song phương cũng đã không ngừng tăng lên Khoảng hơn thập niên gần đây, Nhật Bản luôn là bạn hàng, thị trường lớn nhất của Việt Nam. KHXNK giữa hai nước mấy năm qua luôn ở mức 4,7-4,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 14-16% tổng KNXNK của Việt Nam.
 Năm 1976, Nhật Bản là bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam sau Liên Xô. Việt Nam đã xuất sang Nhật khối lượng hàng hóa trị giá 44,5 triệu USD. Trong các năm từ 1976 đến 1978, quan hệ mậu dịch tiếp tục phát triển với tổng kim ngạch hàng năm tương ứng là 159 triệu, 247 triệu và 268 triệu USD. Bước sang năm 1979, do những biên đổi chính trị trong khu vực, quan hệ mậu dịch song phương có sự giảm sút, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giảm xuống còn 50 triệu USD, nhiều hợp đồng đầu tư, buôn bán tạm thời bị trì hoãn. Nhưng từ những năm 1990 trở đi quan hệ kinh tế giữa hai nước lại có chiều hướng phát triển. Năm 1990, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều trị giá 809 triệu USD. Các năm tiếp theo đều tăng liên tục: 1991: 874 triệu, 1992: 1.321 triệu, 1993: 1.707,7 triệu, 1994: gần 2 tỷ, 1995: 2,6 tỷ, tăng 35% và năm 1996 đã đạt 3 tỷ USD, tăng 135% so với năm 1995; năm 1997 đạt 3,481 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 1996 trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 2,198 tỷ USD và nhập khẩu 1,283 tỷ USD. Từ năm 1998, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản bắt đầu tăng lên. Nguyên nhân quan trọng là: Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô và Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
Về cơ cấu hàng hóa, Việt Nam chủ yếu xuất nguyên liệu thô, than, lương thực, hải sản…Ngược lại, Nhật Bản xuất sang Việt Nam ô tô, xe máy, máy dệt, nguyên liệu dệt và máy dựng (chiếm tới trên 54% KNNK từ Nhật Bản năm 2002 vừa qua). Điều đáng chú ý là từ năm 1989 trở lại đây, Việt Nam vẫn đang là nước xuất siêu sang Nhật. Với mức thặng dư mậu dịch khá cao, quan hệ kinh tế với Nhật Bản đã góp phần tích cực vào quá trình cân đối cán cân ngoại thương của Việt Nam với thế giới. Hơn nữa, thông qua quan hệ hợp tác kinh tế, vai trò của thị trường Nhật Bản ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Các hoạt động XNK đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của cả hai nước, đặc biệt là với Việt Nam. Tuy nhiên, so với nhu cầu và tiềm năng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn chưa được khai thác triệt để. Trong tổng KNNK của Nhật Bản, hàng hoá Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ bé khoảng 0,6%, trong khi đó tỷ trọng của Trung Quốc là 12,4%, Thái Lan 2,6%, Malaisia 2,7%... Trong quan hệ song phương hai nước đã dành cho nhau ưu đãi MFN về thuế, song khó khăn lớn nhất hiện nay đối với Việt Nam là phía Nhật Bản vẫn chưa đồng ý ký kết Hiệp định Thương mại tự do hoặc Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện với Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay vấn đề này đang được cả hai bên cùng quan tâm sẽ thực thi trong thời gian tới.

I.3. Về hợp tác đầu tư (FDI)

Tuy nhiên, so với các lĩnh vực viện trợ, buôn bán…đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam có phần chậm hơn so với các nước trong khu vực. Nhưng từ năm 1990, các thành tựu của công cuộc đổi mới và quyết tâm chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đã tạo thêm niềm tin và môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản với chiến lược hướng về châu Á, coi trọng khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, địa bàn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm và nơi tiếp nhận chuyển giao công nghệ của Nhật Bản…là những động lực chính yếu thu hút các nguồn đầu tư của Nhật Bản. Do vậy, từ năm 1992, tổng đầu tư của Nhật vào Việt Nam đã tăng khá mạnh, đạt 310 triệu USD, đứng vị trí thứ 4; năm 1993 đạt 423 triệu, đứng thứ 6; năm 1994 đạt 791 triệu, đứng vị trí thứ 5. Đến tháng 6 năm 1998, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam 262 dự án với tổng số vốn là 3,438 tỷ USD, vươn lên giữ vị trí thứ ba trong số các quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam sau Singapore và Đài Loan. Các dự án đầu tư ngày càng tập trung chủ yếu nhằm vào lĩnh vực: công nghiệp, giao thông vận tải, thép, điện dân dụng, hóa chất…
Cùng với hợp tác liên doanh, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng quan tâm. Với hình thức này, các nhà đầu tư Nhật Bản có quyền độc lập, tự quyết định các hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với tình hình thực tế. Nhìn chung, việc thực hiện các dự án đầu tư của Nhật Bản ở Việt Nam đã đem lại nhiều kết quả thiết thực. Một số dự án có hiệu quả cao, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam như các dự án phát triển hệ thống giao thông, hiện đại hóa một số ngành công nghiệp của Việt Nam: dầu khí, ô tô, điện tử, xe máy…Về lao động xã hội, việc hình thành các khu công nghiệp mới và thực hiện các dự án đầu tư với Nhật Bản cũng đã thu hút một lực lượng lao động tới trên 20.000 người.
Tính đến tháng 9/2002, Nhật Bản đã là nước đứng thứ ba có dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số 407 dự án được cấp phép, vốn đăng ký đạt 3,8 tỷ USD. Cần lưu ý, tuy Nhật Bản đứng thứ 3 về vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam, nhưng lại đứng đầu về vốn thực hiện (với tổng số dự án còn hiệu lực là 369, đạt 3,07 tỷ USD). Vì vậy, xét thực chất đầu tư của Nhật Bản là ở vị trí số 1 tại Việt Nam và do đó đã có nhiều đóng góp trực tiếp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của cả hai nước, đặc biệt là với Việt Nam.
Điều cần nhấn mạnh là, việc Nhật Bản quyết định nối lại viện trợ ODA vào năm 1991 và tăng cường quan hệ với Việt Nam không chỉ tạo nên môi trường thuận lợi trong quá trình đầu tư, phát triển kinh tế mà nó còn tạo tiền đề cho việc mở rộng quan hệ trên các lĩnh vực văn hóa, khoa học và giáo dục, thật sự đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước. Chính phủ Nhật Bản ngày càng quan tâm đến mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội và khẳng định: “ Với những lý do sau, Chính phủ Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác hết sức quan trọng…:
1. Việt Nam là nước đông dân thứ hai sau Indonesia trong các nước ASEAN và đóng vai trò quan trọng cho hòa bình và ổn định trong khu vực, đồng thời có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực;
2. Việt Nam là nước xúc tiến tích cực cuộc cải cách kinh tế, xã hội trong đó có sự chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường và trong những năm gần đây đang chiếm dần những vị trí quan trọng trong ASEAN;
3. Để nâng cao vị trí của ASEAN trên trường quốc tế thì việc xóa bỏ sự chênh lệch giữa các nước trong khu vực là điều cần thiết;
4. Sự vững mạnh về kinh tế và ổn định chính trị của các nước ASEAN là quan trọng với Nhật Bản. Với những lý do nêu trên…, từ năm 1995 Nhật Bản đã và đang là nước viện trợ lớn nhất đối với Việt Nam”.
Trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, ông Obuchi keizo nhấn mạnh: “ Chính sách đối ngoại của Nhật Bản là coi trọng khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là khối ASEAN…và đặt nhiều hy vọng vào sự đóng góp của Việt Nam cho sự phát triển và ổn định” của chung khu vực.
Tính đến năm 1997, tổng số ODA mà chính phủ Nhật Bản cam kết cho Việt Nam vay đã đạt 4,011 tỷ USD. Năm 1998- 1999, mặc dù gặp nhiều khó khăn về kinh tế nhưng Nhật Bản vẫn quyết định tăng viện trợ ODA cho Việt Nam. Trong khuôn khổ kế hoạch Miyazawa, Việt Nam sẽ tiếp tục được vay 500 triệu USD.
Trong năm 2002, nhiều dự án với số vốn vay khá lớn của Nhật Bản đã được triển khai và thực hiện tại Việt Nam như: Dự án mua thiết bị xây dựng đường Hồ Chí Minh trị giá 1.454 tỷ yên, Dự án chương trình thủy lợi các tỉnh phía Bắc 8.677 tỷ yên, Dự án phát triển nguồn nhân lực 4,63 tỷ yên, Dự án cấp nước và quản lý nước ở Hà Nội 8,98 tỷ yên….Đây là những dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cải thiện môi trường sống, phát triển mạng lưới giao thông và sản xuất ở Việt Nam. Việc Việt Nam và Nhật Bản ký Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư năm 2003 đã tạo cơ sở để các doanh nghiệp Nhật Bản vững ttin đầu tư vào Việt Nam. Các quan chức cao cấp và nhiều tập đoàn kinh tế Nhật Bản đang thể hiện quyết tâm tạo ra một làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam. Trong những năm qua, dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam có xu thế tăng nhanh. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2005 đạt khoảng 4,5 tỷ USD, chiếm 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 18% so với năm 2004. Với tốc độ tăng trưởng đó, kim ngạch buôn bán hai chiều năm 2006- 2007 có thể tăng lên 10 tỷ USD/năm. Năm 2005, Nhật Bản có 97 dự án đầu tư tại Việt Nam với số vốn 500 triệu USD. Tính chung từ năm 1988 đến 2004, Nhật Bản đã có 511 dự án với tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam lên tới hơn 6,2 tỷ USD. Nhật Bản hiện là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ, với các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như may mặc, hải sản, đồ gỗ nội thất…Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA)hai nước tháng 2 năm 2006 được các chuyên gia kinh tế giữa hai nước và nhiều quốc gia có thể coi đó như là mẫu hình để thúc đẩy lợi ích của họ ở Việt Nam. Hai chính phủ tin rằng việc ký kết hiệp định FTA không chỉ sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP của Nhật Bản, qua đó mở rộng ảnh hưởng của Nhật Bản với vực mà còn tạo những điều kiện cần thiết để  Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao trên 8%/ năm.

I.4. Về giao lưu hợp tác phát triển văn hóa

Quan hệ giao lưu văn hoá Việt Nam-Nhật Bản tuy đã có từ lâu đời, song mối quan hệ này đã diễn ra không sôi động như trong các lĩnh vực kinh tế. Chỉ từ cuối thập niên 1980 đến nay, quan hệ giao lưu, hợp tác phát triển văn hoá giữa hai nước mới thực sự được chú trọng phát triển
Hỗ trợ tài chính của phía Nhật Bản dành cho Việt Nam để xây dựng các cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị văn hoá thông tin. Đó là các dự án như: 24 triệu yên cho Bộ Văn hoá năm 1987; 10 triệu yên cho việc bảo dưỡng và tôn tạo phố cổ Hội An thông qua Tổ chức UNESCO năm 1989; 23 triệu yên cho mua sắm trang thiết bị in ấn các chương trình văn hoá giáo dục cho Đài Truyền hình Việt Nam năm 1990; 18 triệu yên cho việc xây dựng và mua sắm các trang thiết bị của nhà hữu nghị, Hội Hữu Nghị Việt-Nhật năm 1991-1992. Năm 1992, dự án hỗ trợ tài chính cho Tổng cục Thể dục Thể Thao; năm 1993, dự án trang thiết bị cho việc làm phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1995, dự án 54,1 triệu yên cho việc mua sắm trang thiết bị giảng dạy tiếng Nhật ở Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Cũng năm 1995, Nhật đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 10,5 tỷ yên , trong đó đã dành ra một khoản lớn cho các hoạt động văn hoá-giáo dục. Năm 1996, Nhật Bản giúp Việt Nam hai sự án lớn về lĩnh vực âm nhạc, 500 triệu yên cho Nhạc Viện Hà Nội và 450 triệu yên cho Nhạc Viện Thành phố Hồ Chí Minh...
Nhật Bản hỗ trợ tài chính cho việc tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hoá giữa hai nước Việt-Nhật. Ngoài các dự án kinh tế, chính phủ Nhật Bản đã và đang dành cho Việt Nam một khoản viện trợ không hoàn lại thích đáng về văn hóa. Giao lưu văn hóa, khoa học- kỹ thuật và giáo dục cũng được quan tâm và xúc tiến mạnh mẽ. Từ năm 1993, hàng năm chính phủ Nhật Bản đã tài trợ cho các dự án trao đổi văn hóa như tài trợ cho việc trao đổi các đoàn nghệ thuật, ca múa nhạc dân tộc, đào tạo sinh viên, trao đổi học giả, giúp đỡ và phối hợp tổ chức các hội thảo khoa học, các chương trình nghiên cứu. Phía Nhật Bản còn giúp đỡ về tài chính để trùng tu các di sản văn hóa Việt Nam như phố cổ Hội An, cố đô Huế, khu di tích Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, làng cổ Đường Lâm và nhiều công trình lịch sử, kiến trúc truyền thống khác. Thông qua sự hợp tác với các cơ quan khoa học của Việt Nam, nhiều trường đại học, viện nghiên cứu Nhật Bản đã và đang thực hiện một số dự án hợp tác khoa học rất có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa Việt Nam.
Dựa trên những thành tựu nghiên cứu đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể đưa ra những chính sách phát triển phù hợp đồng thời phía Nhật Bản cũng có thêm những cơ sở khoa học cần thiết để đề ra những dự án đầu tư và hợp tác hiệu quả hơn nữa với Việt Nam. Sự hỗ trợ kinh phí của chính phủ và một số tổ chức Nhật Bản cũng như sự tham gia tích cực của đội ngũ các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo nên thành công cho các hội thảo về Đô thị cộ Hội An; Phố Hiến; Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất; Hội thảo Quan hệ Nhật Bản- Việt Nam tiến tới thế kỉ XXI; Quan hệ Việt Nam- Nhật Bản qua giao lưu gốm sứ thế kỷ XV- XVII; Hội thảo về bảo vệ di sản văn hóa; Hướng tới xây dựng một cộng đồng Đông Á- Cơ hội và thách thức; Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam- Nhật Bản và 100 năm Phong trào Đông Du và nhiều hội thảo về bảo tồn khu phố cổ Hà Nội và Hoàng thành Thăng Long, về kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, về làng cổ Đường Lâm, về Dự án nghiên cứu, trùng tu, tôn tạo Thành nhà Hồ….
Xuất phát từ nhận thức “ Hiền tài là nguyên khí của đất nước”, đào tạo nhân tài là trọng tâm phát triển của quốc gia, sau khi quan hệ hai nước được thiết lập, chính phủ Nhật Bản đã quan tâm giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục. Từ năm 1995 đến nay, thông qua sự tài trợ chính thức và sự vận động quyên góp của các tổ chức phi chính phủ, các hội hữu nghị, Nhật Bản đã giúp xây dựng 256 trường tiểu học ở 17 tỉnh vùng bão và 4 tỉnh miền núi phía Bắc với tổng số vốn viện trợ là 10.933 triệu yên. Nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan lưu trữ, thư viện cũng đã nhận được nhiều tài liệu khoa học, thiết bị bảo quản, nghiên cứu của Nhật Bản. Mặt khác, phía Nhật Bản còn trực tiếp đón nhận nhiều nhà khoa học, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, sinh viên….sang Nhật Bản để trao đổi khoa học và học tập. Từ năm 1992 đến 1998, 341 học bổng các loại đã được dành cho Việt Nam. Những năm gần đây, số lượng học bổng dành cho Việt Nam ngày càng nhiều nhờ đó mà số lưu học sinh sang Nhật học tập đã không ngừng tăng lên. Năm 1999 là 558 người’ 2000: 717; 2001: 938; 2002: 1.115; 2003: 1.336; 2004: 1.570 người trong đó có khoảng 500 người theo diện học bổng chính phủ Nhật Bản. Nhiều người được đào tạo ở Nhật Bản hiện đang giữ những trọng trách trong các cơ sở kinh tế, trường đại học và trung tâm nghiên cứu khoa học.
Phong trào học tiếng Nhật ở Việt Nam đã ngày càng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Tính đến cuối năm 2002, ở Hà Nội có 12 cơ sở đào tạo tiếng Nhật (có 6 trường Đại học quốc lập và 6 cơ sở tư nhân) với số học viên khoảng 3000 người. Thành phố Hồ Chí Minh có 26 cơ sở (6 trường Đại học quốc lập và 20 cơ sở tư nhân) với số học viên khoảng 7000 người. Tổng số học viên học tiếng Nhật ở Việt Nam hiện đã lên tới hơn 10000 nghìn người. Đáng lưu ý kể từ năm 1994 đến nay, đã có nhiều giáo viên của Nhật Bản tình nguyện sang Việt Nam giảng dạy tiếng Nhật, góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị và giao lưu văn hoá giữa nhân dân hai nước
Đội ngũ nghiên cứu khoa học. Chính sách đối ngoại rộng mở và những thành tựu của công cuộc đổi mới không chỉ thu hút được sự quan tâm của các tập đoàn tư bản, doanh nghiệp Nhật Bản mà còn có sức hấp dẫn thực sự đối với đội ngũ những người nghiên cứu khoa học cũng như những người có cảm tình muốn tìm hiểu về Việt Nam. Hội nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản hiện nay tập hợp khoảng 100 người trong đó có nhiều chuyên gia Việt Nam học nổi tiếng. Khuynh hướng nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản về Việt Nam ngày càng đa dạng hóa. Trước đây, giới học giả Nhật Bản chủ yếu chỉ tập trung vào các lĩnh vực sử học, văn học, chính trị nhưng những năm gần đây nhiều người còn quan tâm đến các vấn đề như: Khảo cổ học, kiến trúc cổ Việt Nam, cấu trúc xã hội nông thôn và thiết chế chính trị truyền thống Việt Nam, vấn đề sở hữu ruộng đất, vị trí người phụ nữ trong xã hội, văn hóa dân gian, tín ngưỡng, âm nhạc Việt Nam….

I.5. Về hợp tác du lịch

Hơn thập niên qua, lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng tăng rất nhanh. Vào năm 1990, lượng khách Nhật du lịch Việt Nam mới có 1390 người, nhưng đến năm 2002 đã là 279.769 người. Liên tục trong 3 năm gần đây (2000-2002) tốc độ tăng trưởng đạt mức cao 35% hàng năm, đặc biệt trong 2 tháng đầu năm 2003 đã đạt rất cao 49,5%. Nhật Bản đã trở thành thị trường khách nước ngoài hàng đầu của Du lịch Việt Nam về hiệu quả kinh tế và chỉ đứng sau Trung Quốc về lượng khách.
Tiềm năng và triển vọng của thị trường khách Nhật Bản du lịch vào Việt Nam còn rất lớn. Do đó để tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại thị trường Nhật, Văn phòng Xúc tiến du lịch Việt Nam sắp tới sẽ sớm được thiết lập tại Nhật Bản. Hy vọng rằng mục tiêu đón 500.000 khách Nhật trong một vài năm tới và đón 1 triệu khách Nhật vào năm 2010 sẽ trở thành hiện thực.


Như vậy là, quan hệ hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản đã từng tồn tại và phát triển từ rất xa xưa trong lịch sử hai nước. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, trong những điều kiện quốc tế mới có nhiều thuận lợi, quan hệ Việt Nam- Nhật Bản hiện nay đang đứng trước những triển vọng phát triển tốt đẹp. Quan hệ hữu nghị hợp tác đó đã và đang mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước. Sự hợp tác và quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ góp phần vào sự phát triển ổn định, bảo đảm an ninh ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Ngày 12/9/2008 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản đã phối hợp tổ chức kỷ niệm 35 năm ngày Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973 - 21/9/2008). Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh trong 35 năm qua, quan hệ Việt - Nhật không ngừng phát triển và đã có bước tiến vượt bậc trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế - thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa. Việt Nam khẳng định luôn coi Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu về đầu tư, thương mại và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba cũng khẳng định quan hệ Nhật - Việt đang có bước phát triển vượt bậc và đã được nâng lên tầm '"đối tác chiến lược," thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa hai nước trên nhiều phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa.


1.      Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á các số từ năm 2000 đến 2007.
2.      Tạp chí nghiên cứu Nhật bản năm 2000- 2005.
3.      Tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 1999, 2002, 2005, 2007.
4.      Tạp chí nghiên cứu kinh tế năm 2007, 2008.
5.      Thông tấn xã Việt Nam.
6.      Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương: www.kinhtechaua-tbd.com.vn
7.      Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển: www.idr.edu.vn
8.      Bộ ngoại giao Việt Nam: http://www.mofa.gov.vn
9.      Nguyễn Quốc Hùng (cb): Lịch sử Nhật Bản, Nxb Thế giới.
10.  Vĩnh Sính: Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa, Nxb Văn Nghệ TP.HCM, 2001.
11. Nguyễn Văn Kim: Nhật Bản với châu Á- Những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế-xã hội, Nxb.Thế giới, H, 2003.