Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu XX


 Thảo luận Lịch Sử Đảng “Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu XX”
Giảng viên: ThS. Quỳnh Nga

Sinh viên:   Trần Tuấn Anh
                    Vũ Mạnh Công
                    Nông Văn Cương
                   Chu Thị Hiền
                   Vi Đại Lâm
                   Nguyễn Thị Hồng Nhung
                   Hoàng Đình Việt
Lớp:              52b-Biotech
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - KHOA SINH HỌC
Hà Nội – 28/01/2010

     I.            Một số vấn đề cần làm rõ
1.   Phong kiến
a)    Khái niệm
Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là một từ gốc Hán-Việt: , xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị thời Tây Chu, Trung Quốc. Vào thời này, vua Chu ra chế độ đem đất đai phong cho bà con để kiến lập các nước chư hầu gọi là "phong kiến thân thích". Do chế độ này giống chế độ phong đất cho bồi thần ở Châu Âu nên người ta đã dùng chữ "phong kiến" để dịch chữ féodalité từ tiếng Pháp. Tuy vậy cả hai chữ này chỉ mới phản ánh hình thức phân phong đất đai chứ chưa phản ánh bản chất của chế độ đó. Trong các ngôn ngữ châu Âu, féodalité bắt nguồn từ chữ feod trong tiếng Latinh nghĩa là "lãnh địa cha truyền con nối".
b)    Đặc điểm chế độ phong kiến
  • Giai cấp địa chủ phong kiến nắm quyền sở hữu phần lớn ruộng đất (gồm cả sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước) và tiến hành bóc lột địa tô (dưới nhiều hình thức: tô lao dịch, tô sản phẩm, tô tiền hay những hình thức kết hợp) đối với nông dân không có hay có ít ruộng đất (dưới những hình thức và mức độ lệ thuộc khác nhau).
  • Xã hội phân hoá thành những giai cấp và đẳng cấp khác nhau.
  • Hệ thống chính trị có thể là phân quyền cát cứ hay tập quyền theo chính thể quân chủ.
  • Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ của nông dân.
Phong kiến phản ánh hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai của chế độ quân chủ thời xưa, trong thời quân chủ chuyên chế. Trong nhiều trường hợp, những thời kỳ quân chủ trước kia cũng được gọi là thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, trong thời hiện tại, thể chế về chế độ quân chủ thời nay là chế độ quân chủ lập hiến, cho nên phong kiến chỉ phản ánh một giai đoạn, một thời kỳ của chế độ quân chủ.
c)     Phong kiến châu Á và phong kiến châu Âu
Trong từng nước và từng khu vực, chế độ phong kiến mang những đặc điểm riêng của những loại hình khác nhau. Do đó trong vài thập kỷ gần đây, các nhà sử học và các nhà nghiên cứu có những quan niệm rất khác nhau về chế độ phong kiến. Chính vì vậy, đã có những cuộc tranh luận về những đặc điểm cũng như sự tồn tại của chế độ phong kiến ở nhiều nước, nhất là ở phương Đông.
  • Tại phương Tây (châu Âu), đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài. Việc phân phong đất đai cũng gắn liền với phương thức bóc lột dựa trên địa tô của chủ đất: những người được phong đất sẽ trở thành những chủ đất, những vùng đất được phong sẽ trở thành lãnh địa của riêng người đó (lãnh chúa). Nông dân trồng trọt, chăn nuôi trên mảnh đất phải đóng thuế đất (địa tô) cho lãnh chúa
  • Tại phương Đông, kinh tế lãnh địa và quan hệ lãnh chúa - nông nô không phát triển, chế độ quân chủ tập quyền ra đời sớm và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư nhân còn có sở hữu nhà nước về ruộng đất, kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ - tá điền chiếm ưu thế. Vua chúa hiếm khi phong đất cho các quan lại mà chỉ phong chức tước, thưởng bổng lộc, nếu có phong đất thường phong trong một đời hoặc với diện tích nhỏ. Việc làm này nhằm giúp vua luôn "giữ chân" các quan lại bên mình và duy trì được sự kiểm soát đối với các quan, hạn chế sự hình thành các ông "vua con" trong lãnh địa được phân phong.

Sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông nhiều đến mức độ làm cho một số nhà sử học tỏ ý nghi ngờ hoặc phủ nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến ở phương Đông.
2.    Thuộc địa
Trong chính trịlịch sử, thuộc địa là một vùng lãnh thổ chịu sự cai trị trực tiếp về chính trị của một quốc gia khác. Trong thời kỳ cổ đại, các thành bang thường có xu hướng tìm cho mình các thuộc địa riêng. Một số thuộc địa trong lịch sử từng là một hay nhiều quốc gia, trong khi một số khác là những vùng địa hạt không xác định được thời điểm hình thành quốc gia hay không phải là một quốc gia. Quốc gia hay đế chế sở hữu thuộc địa được gọi là mẫu quốc, đây cũng là tên thường được người dân của thuộc địa hay gọi. Trong thời Hy Lạp cổ đại, thành phố sở hữu một thuộc địa được gọi là thủ phủ của đế chế chịu sự ảnh hưởng chính trị của chính nó. Ngày nay, những thuật ngữ tương đương như lãnh thổ phụ thuộc hay vùng phụ thuộc thường hay được dùng để chỉ những lãnh thổ chịu sự ảnh hưởng chính trị của nước khác.
Những người có nguồn gốc từ một mẫu quốc cư trú và làm việc tại thuộc địa của nước đó được gọi là thực dân.
Thuộc địa khác với quốc gia bù nhìn hay nước chư hầu vì thuộc địa không độc lập nên không có đại diện quốc tế, và những chức trách cao nhất đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ mẫu quốc.
Thuật ngữ "thuộc địa không chính thức" được dùng bởi một số nhà sử học để gọi một quốc gia chịu sự cai trị theo kiểu de facto của một quốc gia khác, mặc dù cách gọi này thường dễ gây tranh cãi.
3.    Thuộc địa nửa Phong kiến
Nước thuộc địa nửa phong kiến là một đất nước mà nhân dân ở dất nước đó phải chịu một lúc hai ách thống trị. Một đất nước do vua đứng đầu(chế độ phong kién ), nhưng ko có quyền hành cai trị đất nước ,họ chỉ là bù nhìn ,tay sai cho thực dân...và ách thống trị thứ hai chính là bọn thực dân, chúng chiếm đất nước đó và bắt đầu tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động của nhân dân , người dân phải đóng thuế cho cả bọn thực dân và bọn phong kiến.
Hiểu rộng hơn chế độ thuộc địa nửa phong kiến là chế độ mà ở đó tồn tại đan xen cả hình thái xã hội tư bản chủ nghĩa, khi ở đó có sự phát triển kinh tế tư bản, có giai cấp tư sản, công nhân và có sự tồn tại (không mất đi) của hình thái xã hội phong kiến khi giai cấp phong kiến, địa chủ vẫn còn nắm quyền thống trị (dù chỉ là hình thức) và bóc lột nông dân.
II.            Xã hội Việt Nam trước và sau khi Pháp xâm lược
      I.            Việt Nam trước năm 1858
Trước năm 1858 Việt Nam là một nước phong kiến điển hình với các triều đại vua chúa thay nhau cai trị như: Ngô – Đinh – Tiền – Lê (Đại Cồ Việt), Lý – Trần – Hồ - Lê Sơ (Đại Việt), Nguyễn (An Nam).
v    Bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước phong kiến không có nguyên tắc tổ chức và hoạt động rõ rang và thường được tổ chức một cách độc đoán. Về mặt pháp lý đa số chức vụ do vua cắt cử cho nên cơ thể bị bãi chức bất cứ lúc nào.
Hoạt động nặng tình quan liêu, chuyên quyền độc đoán. Toàn bộ quyền tập trung vào tay vua, các quan đứng đầu địa phương cũng gần như có toàn quyền ở địa phương mình. Tuy chưa tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất từ trung ương đến địa phương song các chức vụ trong bộ máy nhà nước phong kiến đã được sắp xếp theo trật tự nhất định. Đứng đầu là vua dưới vua là 6 bộ và 5 phủ đô đốc ngoài ra còn Đô sát viện, Hàn lâm viện, Tôn nhân phủ….
Một số điểm chú ý là sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến. Triều Nguyễn thay thế dưới sự nắm quyền của Nguyễn Ánh (tự Gia Long, 1802) thông qua nội chiến với sự giúp đỡ của ngoại bang - đi ngược lại với nguyện vọng và quyền lợi của dân tộc
v    Một số đặc điểm của xã hội Việt Nam trước năm 1858
Thứ nhất, nền kinh tế tự nhiên (tự cấp, tự túc) chiếm địa vị chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế.
Thứ hai, giai cấp thống trị duy nhất lúc đó là vua và địa chủ phong kiến (lực lượng chiếm hữu đại bộ phận ruộng đất trong xã hội). Giai cấp nông dân hầu như không có ruộng đất (chủ yếu là làm thuê cho địa chủ hoặc lĩnh canh). Ngoài hai giai cấp cơ bản đó xã hội Việt Nam lúc này đã có sự manh nha của những giai cấp mới như: địa chủ tư sản hoá hoặc nông dân, thợ thủ công mất việc (trở thành bộ phận đầu tiên của giai cấp vô sản).
Thứ ba, quyền lực nhà nước tập trung trong tay vua, quan lại phong kiến và hệ thống bộ máy trấn áp nhân dân. Quyền chiếm hữu ruộng đất và bóc lột địa tô hoàn toàn do địa chủ, cường hào trực tiếp nắm giữ.

   II.            Việt Nam từ năm 1858 đến 1945
Sáng ngày 1/9/1858 quân Pháp với 2500 quân và 13 thuyền chiến nổ sung bắn phá và đổ bộ lên bán bảo Sơn Trà đánh dấu sự xâm chiếm Việt Nam.
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp thì quan hệ sản xuất TBCN cũng xâm nhập và dần làm biến đổi xã hội Việt Nam. Từ một nước phong kiến nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
a)     Đặc điểm xã hội
v     Quan hệ sản xuất TBCN đã xâm nhập vào, kinh tế hàng hoá và kinh tế tiền tệ được mở rộng, từng bước đẩy lùi và thu hẹp phạm vi của nền kinh tế tự cấp, tự túc. Một nền kinh tế không hoàn toàn là phong kiến cũng không hoàn toàn là TBCN, đó là nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. Để bóc lột, vơ vét nguồn lợi từ thuộc địa, Pháp thực hiện một chính sách kinh tế thực dân rất bảo thủ và phản động: “Duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết hợp với việc thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất TBCN” .
v     Do sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của quan hệ sản xuất TBCN và chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp mà nền sản xuất trong nước đã có những biến đổi sâu sắc. Một số nghành công nghiệp đã ra đời như khai thác mỏ, giao thông vận tải…Quan hệ ruộng đất cũng không còn giữ nguyên được hiện trạng và hình thức bóc lột đặc thù vốn có của nó.
Sự phân hoá rõ rệt và sâu sắc trong xã hội đã tạo nên một cơ cấu giai cấp mới. Ngoài giai cấp địa chủ và nông dân, bắt đầu xuất hiện các giai cấp khác là công nhân, tư sản, tiểu tư sản thành thị, thậm chí trong giai cấp nông dân còn phân hoá thành phú nông, trung nông và bần nông.
v     Trong thời kỳ phong kiến, bộ máy nhà nước trong xã hội Việt Nam do giai cấp địa chủ độc quyền nắm giữ. Sau khi thực dân Pháp xâm lược, quyền lực nhà nước chuyển sang tay bọn tư bản nước ngoài, chúng trực tiếp nắm bộ máy quân sự, hành chính và tư pháp. Mọi quyền hành đều ở trong tay quan lại thống trị từ Toàn quyền đến Thống sứ, Khâm sứ, Thống đốc, Công sứ …Viên chức thuộc địa là loại người ăn bám, là gánh nặng trên lưng nhân dân Việt Nam. Hãy xem một phép so sánh của Nguyễn Ái Quốc trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”: Ở Ấn Độ thuộc Anh, dân số là 325 triệu người, có 4.898 viên chức người Âu. Ở Đông Dương thuộc Pháp, dân số 15 triệu người, có 4.300 viên chức người Âu ” ( 2 ).
Với những đặc tính riêng trong bản chất đế quốc của mình, thực dân Pháp đã tạo nên một cơ sở xã hội làm chỗ dựa cho hệ thống cai trị thuộc địa bao gồm giai cấp địa chủ phong kiến và tầng lớp tư sản mại bản. Chúng biến bộ máy cai trị của giai cấp phong kiến thành hệ thống tay sai giúp chúng bóc lột và đàn áp nhân dân.
v     Trước đây, ở nước ta phương thức sản xuất phong kiến giữ địa vị thống trị thì lúc này đặc điểm đó không còn có thể duy trì được nữa trước sự mở rộng của kinh tế hàng hoá, tiền tệ và của ngành giao thông vận tải.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong lúc tiếp tục đối phó với hàng loạt cuộc khởi nghĩa và đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đã bắt đầu triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Kết quả là một số yếu tố của thành phần kinh tế TBCN (như Ngân hàng Đông Dương, các công ty khai thác mỏ, một số đồn điền, hãng buôn, xí nghiệp và mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ…) đã xuất hiện. Nói đúng hơn là những thành phần này được ghép từ ngoài vào xã hội Việt Nam cổ truyền trong điều kiện vẫn bảo tồn ở một mức độ đáng kể những tàn dư của phương thức sản xuất phong kiến, ( thể hiện rõ nhất là sự bảo tồn chế độ ruộng công cùng các thiết chế thượng tầng phù hợp với nó trong các cộng đồng làng xã).
Thủ đoạn của thực dân Pháp ở Việt Nam là vẫn tiếp tục sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến làm chỗ dựa cho nền thống trị của chúng. Vì thế, chúng tìm mọi cách để duy trì và cho phép phát triển mạnh thêm thành phần kinh tế của giai cấp này.
Trên đây là những nét chính về tính chất thuộc địa nửa phong kiến của xã hội Việt Nam từ khi thực dân pháp đặt ách cai trị đến khi cách mạng tháng Tám thành công. Người viết bài này mong muốn rằng, trong khi làm rõ tính chất thuộc địa nửa phong kiến ở mức độ giải thích thuật ngữ, khái niệm (cách nói ngắn gọn, khái quát nhất và cũng chỉ để hiểu một cách đơn giản nhất), cần nắm vững những đặc trưng kinh tế xã hội của Việt Nam, những biến đổi có tính chất hệ thống của thượng tầng kiến trúc do những tác động vĩ mô của phương thức sản xuất TBCN lúc bấy giờ.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn này có rất nhiều nội dung đáng chú ý, thậm chí còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ do chỗ còn thiếu thốn về nguồn sử liệu có độ tin cậy và tính thuyết phục cao. Tuy nhiên, có một điều có thể khẳng định là những gì đã được khoa học thừa nhận và trở thành kiến thức phổ biến cho đông đảo công chúng thì cần được thể hiện rõ ràng và chắc chắn. Điều này không chỉ tốt cho riêng khoa học Lịch sử mà còn là cơ sở tiếp cận và nghiên cứu thấu đáo các đối tượng của các nghành khoa học khác.
Tôn trọng lịch sử và đứng vững trên quan điểm lịch sử cụ thể, đó không chỉ là lương tâm của người làm công tác nghiên cứu mà hơn thế, đó là con đường đúng đắn nhất để tìm đến chân lý.

b)    Chính sách thống trị của thực dân Pháp

Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng mở đầu cho sự xâm lược VN. Sau khi bình định xong VN, thực dân Pháp tiến hành 2 cuộc khai thác thuộc địa (1897-1913; 1919-1929), với mục đích cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt, biến VN thành thị trường tiêu thụ hàng hoá cho chính quốc, thu lợi nhuận tối đa, phục vụ cho giới tư bản lũng đoạn Pháp.

·        Nhằm thực hiện mục đích đó, thực dân Pháp tiến hành chính sách cai trị trên mọi lĩnh vực. Chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở VN là chính sách chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế và kìm hãm nô dịch về văn hóa.
·        Về chính trị:
Thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế về chính trị điển hình của chủ nghĩa thực dân cũ:
+ Chính sách "trực trị": Cai trị trực tiếp bằng hệ thống chính quyền do người P nắm, đồng thời vẫn duy trì chính quyền phong kiến và tay sai làm chỗ dựa, mọi quyền hành đều trong tay người Pháp.
+ Dùng chính sách "chia để trị": Thực dân Pháp chia rẽ 3 nước Đông Dương, rồi lập ra xứ Đông Dương thuộc Pháp. ở VN, Pháp thực hiện chia rẽ giữa 3 kỳ (theo chế độ cai trị khác nhau). Chúng chia rẽ người Kinh và các dân tộc khác; giữa miền xuôi- miền núi; giữa các tôn giáo...
+ Đàn áp các phong trào yêu nước, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ.
Như vậy, thực chất chính sách cai trị của thực dân Pháp ở VN và Đông Dương là chế độ thuộc địa. Với chính sách đó, nd VN bị mất hết các quyền tự do dân chủ, các phong trào đấu tranh yêu nước đều bị ngăn cấm, đàn áp.
·        Về kinh tế: Thực dân Pháp muốn biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá và cung cấp nguyên nhiên liệu cho Pháp nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản Pháp.
+ Một mặt duy trì phương thức SX phong kiến lạc hậu. Mặt khác, thiết lập một cách hạn chế PTSX TBCN, để dễ bề bóc lột, thu lợi nhuận siêu ngạch.
+ Thực hiện chính sách độc quyền,
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá cho tư bản chính quốc
+ Vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động bằng nhiều hình thức
Như vậy: Các thủ đoạn k.tế trên của thực dân Pháp đã kìm hãm sự pt của nền kinh tế VN, biến nền kinh tế VN lạc hậu và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp.
·        Về văn hoá-xã hội:
Thực hiện chính sách kìm hãm và nô dịch về văn hóa, thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị : Khuyến khích văn hóa độc hại; Bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng văn hóa tiến bộ trên thế giới vào VN; Dùng rượu cồn, thuốc phiện... ru ngủ các tầng lớp nd, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan...

Ø      Tóm lại, dưới danh nghĩa những người đi khai hoá văn minh, thực dân Pháp đã thực hiện ở VN một chế độ cai trị hà khắc, nhằm nô dịch nd ta về chính trị, VH và bóc lột về k.tế. Mặc dù vậy, sự thống trị của người P từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, về khách quan đã tạo nên sự chuyển biến XH, giai cấp của VN.



c)     Bộ máy thống trị do Pháp thiết lập

Sau nhiều năm xâm chiếm đến ngày 23 tháng 7 năm Quí Mùi (1883) triều đình nhà Nguyễn đã ký hòa ước nhượng bộ với thực dân Pháp. Ngày 13 tháng 5 năm 1884 Dương lịch, ông Patenôtre cùng với ông Nguyễn Văn Tường, ông Phạm Thận Duật và ông Tôn thất Phan ký tờ hoà ước mới (hoà ước Patenôtre) chấp nhận sự bảo hộ của Pháp và chia đất nước ra thành ba khu vực với bộ máy cai trị khác nhau – đánh dấu sự đầu hang của triều Nguyễn.

Nam Kỳ là đất thuộc địa, không còn có quan hệ phụ thuộc nào nữa với Nam Triều. Đứng đầu bộ máy cai trị là một viên đô đốc người Pháp. Từ năm 1862 đến năm 1879 đã  có tất cả 12 viên đô đốc lần lượt đến cai trị Nam Kỳ. Đến nay 1879, chúng thay đô đốc bằng chức thống đốc. Ngày 8-2-1880, tổng thống Pháp lại ra sắc lệnh thành lập hội đồng thuộc địa Nam Kỳ, quy định rõ chức năng của nó là cơ quan “tư vấn”. Nó có thể bàn góp về các vấn đề như thế má, thu chi… chứ “ tuyệt đối không được đề cập đến các vấn đề chính trị" những người đã vào “làng Tây”. Chỉ có những người Việt nói được tiếng Pháp mới được bầu vào hội đồng, tổng số là 12 người, vừa do bầu cử, vừa do chỉ định Nam Kỳ gồm từ 3 đến 5 người, trong đó chỉ có 2 ủy viên người Việt Nam và chủ tịch Ủy ban Thường trực phải là người Pháp.
Bắc Kỳ, nơi tiếp giáp với Trung Quốc, là đất “bảo hộ”, đặt dưới quyền cai trị của 1 viên thống xứ người Pháp. Từ năm 1886, chúng bắt triều đình Huế cử một viên kinh lược sứ thay mặt nhà vua thống quyền cai trị. Thực tế, kinh lược xứ cũng là một bù nhìn và phải chịu quyền giám sát chặt chẽ của thống xứ Pháp. Mục đích chính của thực dân Pháp là tách Bắc Kỳ ra khỏi triều đình Huế, sử dụng bọn bù nhìn này để đàn áp các phong trào khởi nghĩa và thu thuế má của người bản xứ. Cho nên đến ngày 26-7-1897, khi công cuộc bình định Bắc Kỳ đã hoàn thành, chúng bãi bỏ chức kinh lược xứ. Toàn bộ quyền hành dược thâu tóm vào tay của thống xứ Pháp. Ngày 8-8-1893, chúng thành lập Hội đồng Bảo hộ Bắc Kỳ gồm 9 Ủy viên, trong đó có hai ủy viên người Việt. Chức năng của hội đồng náy chỉ là thông qua những ý kiến đóng góp của phòng tư vấn Bắc Kỳ và của các hội đồng này chỉ là thông qua những ý kiến đóng góp của phòng tư vấn Bắc Kỳ và của các hội đồng hàng tỉnh về các vấn đề thuế khóa, ngân sách, và quy định các khu vực hành chính…
Để thu hút và sử dụng tốt hơn nữa những phần tử thân Pháp trong giai cấp phong kiến, trong viên chức người Việt, chúng còn lập ra phòng tư vấn Bắc Kỳ. Chức năng của phòng Tư Vấn Bắc Kỳ cũng chỉ làm “tư vấn” về các khoảng thu chi trong ngân sách, còn tất cả các vấn đề có tính chất chính trị đều không được đề cập tới.
Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ. Ở đây triều đình bù nhìn vẫn còn được duy trì với danh hiệu “Chính phủ Nam triều”. Giúp việc nhà vua còn có Hội đồng phụ chính và phủ tôn nhân, cùng các viện như Viên Cơ mật, Viện Đô sát. Phủ tôn nhân trông coi những việc của gia đình nhà vua và những tôn thất. Viện cơ mật giúp nhà vua đề ra đường lối lãnh đạo quốc gia. Viện Đô sát kiểm soát hoạt động của cá quan lại. Tuy vậy, các quyền hành thực sự đều nằm trong tay khâm sứ, là chủ tịch hội đồng bảo hộ Trung Kỳ. Theo hiệp ước 1884, Chính phủ Nam triều được cắt đặt quan lại người Việt trong xứ Trung Kỳ. Song thực tế tất cả bộ máy đều do thực dân Pháp sắp đặt. Ngày 27-91897, thực dân Pháp buộc Thành Thái ra đạo dụ tổ chức lại Chính phủ Nam triều nhằm bãi bỏ Hội đồng phụ chính, bãi bỏ Hội đồng Thượng thư. Chúng vẫn duy trì sáu bộ . Đứng đầu mỗi bộ là một thượng thư. Thượng thư của sáu bộ hợp thành Hội đồng cơ mật để giải quyết các vấn đề quan trọng mà các bộ chuyển lên nhà vua chuẩn y và ban bố. Khâm xứ có quyền chủ tọa cả Hội đồng cơ mật và Hội đồng Phủ Tôn nhân. Mỗi bộ hoặc liên bộ đều có một viên chức Pháp đại diện cho khâm sứ nắm. Các quan lại triều đình, từ chánh nhất phẩm đến tam phẩm, triều đình Huế chỉ được bổ dụng sau khi khâm sứ Pháp đã chuẩn y. Quan lại từ chánh tứ phẩm trở xuống do chính khâm xứ bổ nhiệm.
Từ năm 1894, ngân sách Nam triều bị sát nhập vào ngân sách bảo hộ. Từ vua đến quan lại nhỏ lớn đều do Pháp sắp đặt và trả lương. Tóm lại, vua tôi nhà Nguyễn hoàn toàn chỉ là bù nhìn, là những công chức lĩnh lương tháng của thực dân, quyền hành thực tế đều nằm trong tay viên khâm sứ Pháp.
Dưới cấp kỳ là cấp tỉnh. Cuối năm 1919 Bắc Kỳ có 21 tỉnh, 2 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và bốn quan binh. Trung Kỳ, có 13 tỉnh, 1 thành phố Đà Nẵng. Nam Kỳ có 14 tỉnh và có 2 cấp tương đương là đại Gò Công và Hà Tiên, cùng hai thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn. Đứng đầu mỗi tỉnh Nam Kỳ là một viên chủ tịch, Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ là một viên công sứ tất cả là người Pháp.
Đứng đầu mỗi đạo quan binh là một viên sĩ quan cao cấp người Pháp. Mỗi tỉnh có một hội đồng hàng tỉnh. Các hội đồng hàng tỉnh cũng chỉ có quyền góp ý kiến về các vấn đề có tính chất kinh tế, xã hội, phân chia các khu vực địa lý, bảo quản và xây dựng đường sá, đê điều… còn mọi điều thỉnh nguyện có tính chất chính trị htì tuyệt đối cấm không được đề cập đến. Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, bên cạnh bọn quan lại người Pháp, còn có những quan lại nguời Việt, như tổng đốc (ở những tỉnh lớn), tuần phủ (ở những tỉnh nhỏ) và những viên bố chánh, án sát…
Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, có tri phủ, tri huyện, tri châu cai trị. Riêng ở Nâm Kỳ có đốc phủ sứ người Việt nhưng đều do Pháp đào tạo, bổ dụng. Dưới phủ, huyện, châu là các tổng, do chánh tổng, phó tổng cai quản. Trong tổng có các xã, do lý trưởng và hội đồng kỳ hào quản trị.
Thực dân Pháp duy trì tổ chức làng xã nhằm sử dụng bộ máy kỳ hào phong kiến để thu thuế, bắt phu, bắt lính đàn áp nhân dân, cũng như lợi dụnh những phong tục, tập quán lỗi thời, lạc hậu kìm hãm nhân dân trong vòng lạc hậu để dễ bề thống trị. Toàn quyền Đu - me đã bộc lộ dã tâm
Như vậy là từ cấp xã trở lên cho đến cấp phủ, huyện, đạo, châu, thực dân Pháp đều sử dụng địa chủ phong kiến và bộ máy thống trị cũ, làm công cụ để áp bức, bóc lột nhân dân Việt Nam. Còn cấp tỉnh trở lên thì quyền lực tập trung vào tay viên quan lại người Pháp. Vua quan Việt Nam chỉ là bù nhìn.



III.            Thảo luận

Xã hội Việt Nam khoảng thời gian từ năm 1858 đến 1945 tức sau khi Pháp xâm lược. Đánh dấu sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới, sự thất bại của triều Nguyễn và kết quả hình thành một xã hội mới – xã hội mà người nông dân phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”.

Dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp, tính chất của nền kinh tế và xã hội VN có những biến đổi. Nền kinh tế VN từ một nền kinh tế phong kiến độc lập đã trở thành một nền kinh tế mang tính chất tư bản thực dân và một phần phong kiến. Sự biến đổi tính chất nền kinh tế đã quy định sự biến đổi tính chất của xã hội. Xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến độc lập đã biến đổi thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến: trong đó các giai cấp và tầng lớp trong xã hội bị phân hoá sâu sắc, kéo theo sự biến đổi của các mâu thuẫn đối kháng.

Tính chất xã hội thay đổi: từ một xã hội phong kiến độc lập trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Kết cấu xã hội thay đổi: các giai cấp trong xã hội cũ bị phân hoá sâu sắc, bên cạnh đó xuất hiện những giai cấp mới.( Giai cấp nông dân, địa chủ phong kiến , tư sản , tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp công nhân)





Phương thức sản xuất trước Chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam


Ý kiến của các nhà sử học và của anh (chị) về hình thái kinh tế - xã hội Việt Nam trước thời Bắc thuộc?

Phương thức sản xuất là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Maxr. Nó có nghĩa nôm na là "cách thức của sản xuất". Theo Marx, nó là tổ hợp hữu cơ cụ thể của:
Lực lượng sản xuất: bao gồm lực lượng lao động, công cụ và thiết bị lao động, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng.
Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ sở hữu, các quan hệ kiểm soát và phân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Marx-Lenin rất quan tâm đến các vấn đề phương thức sản xuất trong lịch sử tiến hoá của nhân loại.
Marx và Engles trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” viết năm 1845 – 1846, nói rằng trướng chủ nghĩa tư bản xã hội loài người đã trải qua 3 phương thức sở hữu cơ bản.
“…Hình thức sở hữu đầu tiên là hình thức sở hữu Bộ lạc. Nó phù hợp với giai đoạn chưa phát triển sản xuất, khi người ta sống bằng săn bắn và đánh cá, bằng chăn nuôi hay nhiều lắm bằng trồng trọt…”.
“… Hình thức sở hữu thứ hai là hình thức sở hữu công xã và sở hữu nhà nước tồn tại trong thời cổ và ra đời chủ yếu từ sự tập hợp-bằng hiệp ước hay bằng chinh phục – nhiều Bộ lạc thành một Thị tộc và chế độ nô lệ vẫn tồn tại ở đó…”.
“…Hình thức sở hữu thứ ba là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Nếu điểm xuất phát của thời cổ đại là thành thị và lãnh thổ nhỏ của nó thì điểm xuất phát của thời trung cổ lại là nông thôn…trái với Hy lạp và Rôma, sự phát triển phong kiến bắt đầu trên một địa vực rộng hơn nhiều… Những thế kỷ cuối cùng của Đế quốc Rôma suy tàn và cuộc chinh phục đế quốc đó bỡi những người dã man đã phá huỷ một khối lớn những lực lượng sản xuất… Đướ ảnh hưởng của chế độ quân sự của người Giéc manh thì hoàn cảnh vốn có đó và cách thức tổ chức trinh phục do hoàn cảnh đó đẻ ra, đã phát triển chế độ sở hữu phong kiến…”(1).
V.I.Lenin trong tác phẩm “Bàn về nhà nước” viết năm 1919 nói rõ rằng và dứt khoát hơn:
“…Sự tiến hoá của tất cả các xã hội loài người qua hàng nghìn năm, ở tất cả các nước, không trừ nước nào cả, đã chỉ cho chúng ta thấy tính quy luật chung, tính xác định, tính quán triệt của sự tiến hoá đó: Bắt đầu tự một xã hội không có giai cấp, một xã hội gia trưởng sơ khai, nguyên thuỷ không có quý tộc; sau đến là một chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ… tiếp sau hình thái đó, có một hình thái khác trong lịch sử: chế độ nông nô…”(2).
Như vậy, cũng như Marx và Engles thì Lenin cũng khẳng định trước chủ nghĩa tư bản có ba phương thức sản xuất và đó là quy luật phổ biến trong lịch sử xã hội loài người kể cả phương Đông hay phương Tây đó là “không trừ nước nào cả”.
Tuy nhiên năm 1845 – 1846, trong “hệ tư tưởng Đức” Marx và Engles nói trước chủ nghĩa tư bản, xã hội loài người đã trải qua ba hình thức sở hữu chủ yếu đó là: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến. Nhưng đến thập niên 50 của thế kỷ XIX, Marx lại có thêm một ý kiến mới; nguyên là gần một thế kỷ xâm lược đến năm 1849 thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm đất đai Ấn Độ. Do vậy tại nghị viện Anh đã diễn ra cuộc tranh luận về chính sách cai trị đất nước cổ xưa và rộng lớn này. Để vạch trần bản chất tham lam và tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Marx bắt đầu chú ý nghiên cứu về phương Đông, nhiều bài viết về Ấn Độ, Trung Quốc… được liên tiếp công bố trên báo “New York Daily Tribure”, trong đó Marx đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của xã hội phương Đông. Đến năm 1859, trong lời tựa của tác phẩm “góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” Marx viết:
“…Về đại thể, có thể coi phương thức sản xuất châu Á, cổ đại phong kiến và tư bản hiện đại (thời đại của Marx) là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội…”(3).
Như vậy đến đây ở trong tác phẩm này, Marx chủ trương trước chủ nghĩa tư bản có bốn phương thức sản xuất trong lịc sử xã hội loài người đó là: ba phương thức sản xuất trước đây được Marx và Engles nghiên cứu ở châu Âu (phương Tây) đến nay, trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân đi xâm chiếm thuộc địa Marx mới có điều kiện nghiên cứu về phương Đông (châu Á) thì xuất hiện thêm một phương thức sản xuất nữa ở phương Đông được Marx coi là phương thức sản xuất châu Á và coi là trước chủ nghĩa tư bản xã hội loài người đã trải qua bốn phương thức sản xuất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình cũng rất quan tâm đến đặc điểm của xã hội phương Đông. Từ năm 1924, trong bài “báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ” người đã viết:
“… Ấn Độ hay Trung Quốc về mặt cấu trúc kinh tế, không giống các xã hội phương Tây thời cổ đại cũng như thời cận đại…
Marx đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà lịch sử châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại.
Marx cho ta biết rằng sự tiến triển các  xã hội trải qua ba giai đoạn: Chế độ chiếm nô, chế độ nô lệ, chế độ tư bản… chúng ta phải coi chừng! các dân tộc viễn đông có trải qua hai giai đoạn đầu không?”(4).
Như vậy Hồ Chí Minh lại đi ngược lại với quan điểm của Marx. Người cho rằng chúng ta phải xem xét lại quan điểm của Marx về xã hội phương Đông là chưa hẳn đã tồn tại hai phương thức sản xuất đó là chiếm nô và nô lệ. Qua đây ta có thể thấy từ rất sớm và sớm nhất ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng về mặt kinh tế - xã hội, Ấn Độ hay Trung Quốc không giống như phương Tây thời cổ đại và thời cận đại; đồng thời Người nghi ngờ (sự thực là phủ định) sự tồn tại của chế độ nô lệ và chế độ nông nô ở viễn Đông.
Như vậy vấn đề các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới là một vấn đề vô cùng phức tạp, đặc biệt là vấn đề phương thức sản xuất ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trước tình hình đó, đa số các học giả Mác-xít ở nhiều nước cho rằng trước chủ nghĩa tư bản xã hội loài người đã trải qua ba phương thức sản xuất đó là: công xã nguyên thuỷ, chiến hữu nô lệ và chế độ phong kiến. Ba phương thức sản xuất ấy tồn tại phổ biến trên toàn thế giới, do vậy là không chỉ có ở phương Tây mà còn có cả ở phương Đông cô đại cũng tồn tại chế độchiếm hữu nô lệ nhưng nó tồn tại ở một dạng thức khác đó là chế độ nô lệ gia trưởng, một kiểu chế độ nô lệ khác với chế độ nô lệ ở Hy Lạp và Lamã cổ đại. Quan điểm đó được coi là chính thống và được vận dụng để biên soạn các sách về lịch sử, triết học, kinh tế chính trị học.v.v…
Nhưng một số học giả maxr xít khác lại cho rằng quan điểm nói trên chưa thật thoả đáng, bởi lẽ xã hội phương Đông có rất nhiều khác biệt so với xã hội phương Đông, và họ cũng như ý kiến của Hồ Chí Minh nói là chưa hẵn ở xã hội phương Đông tồn tại phương thức chiếm hữu nô lệ. Nói chung là họ còn hoài nghi; Do vậy mà từ cuối những năm 20 của thế kỷ XX cho đến nay học giả nhiều nước như: Liên Xô (cũ), Đức, Ba Lan, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản… đã tìm hiểu về vấn đề phương thức sản xuất châu Á mà đã được Maxr đề cập đến. Một trong số các học giả đó đã tìm kiếm căn cứ trong các câu nói về “phương thức sản xuất châu Á” hoặc “hình thái châu Á” rải rác trong các tác phẩm của Maxr, Engles và V.I.Lênin để chứng minh cho luận điểm của mình. Một số học giả khác thì lại khai thác ít nhiều tư liệu lịch sử mà chủ yếu là của Ai Cập cổ đại và Lưỡng Hà cổ đại để trình bày cho vấn đề của mình. Tính đến nay số lượng bài viết về phương thức sản xuất châu Á của các tác giả thuộc các nước khác nhau cũng đã khá nhiều, nhưng cuộc hội thảo về vấn đề này vẫn chưa đi đến kết luận thống nhất. Tình hình đó đúng như nhận định dưới đây của Gs. Trương Hữu Quýnh đã viết trong phần mở đầu của tác phẩm “chế độ ruộng đất ở Việt Nam” tập I, NXB năm 1992:
“Như chúng ta đều biết, sau 30 năm thảo luận sôi nổi về cái gọi là “phương thức sản xuất châu Á” giới sử học Maxr xít hầu như chững lại ở giữa ngã ba đường. Lý luận kinh điển đã được đào khá sâu và đã đạt được những bước tiến đáng kể, nhưng những tri thức về thực tế lịch sử cụ thể hoàn toàn lại không tương xứng. Điều này đã dẫn đến nhiều nhà sử học nhập cuộc toàn bộ các nước châu Á vào làm một và máy móc ứng dụng vào những luận điển của Maxr, Engles về công xã, sở hữu nhà nước, sở hữu công xã.v.v… vào cách khái quát nhận thức của mình. Một điều đáng tiếc là các nhà sử học châu Á còn lên tếng quá ít. Cuộc hội thảo trước đây của các nhà sử học Trung Quốc về chế độ ruộng đất, không những không đạt đến một sự nhất trí tương đối mà còn chưa đạt về độ sâu của nhận thức. Các nhà sử học Maxr xít Ấn Độ cũng không làm được gì hơn so với các nhà sử học phương Tây” (trang 9).
Như vậy nếu theo ý kiến của Gs. Trương Hữu Quýnh thì vấn đề được gọi là phương thức sản xuất châu Á vẫn chưa có một ý kiến thống nhất đặc biệt là trong giới sử học châu Á. Trong khi đó ở Việt Nam giới sử học cũng rất quan tâm đến vấn đề hình thái kinh tế - xã hội trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhất là giai đoạn trước chủ nghĩa tư bản với những học giả nổi tiếng như: Nguyễn Lương Bích, Nguyễn Hồng Phong, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Văn Tạo, Chử Văn Tần, Lê Kim Ngân, Vũ Huy Phúc, Phan Đại Doãn v.v… đều khẳng định có sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á ở phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Vậy thì phương thức sản xuất châu Á là gì? Ta đã nghe nói về phương thức sản xuất châu Á nhưng chưa có một định nghĩa hay sự lý giải về nó. Phương thức sản xuất châu Á theo sự lý giải của PGs. Nguyễn Gia Phu viết trong phần kết luận của đề tài khoa học “những phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản” năm 1996 như sau:
“Thế là sau xã hội nguyên thuỷ và trước chủ nghĩa tư bản hay nói đúng hơn trước khi đại bộ phận các nước phương Đông bị biến thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây, ở phương Đông chỉ có một phương thức sản xuất mà thôi. Theo thói quen phương thức sản xuất ấy được gọi là phương thức sản xuất phong kiến. Đó cũng chính là hình thái kinh tế xã hội mà Marx gọi là phương thức sản xuất châu Á hoặc hình thái châu Á. Do vậy tuyệt nhiên không có sự chuyển biến từ phương thức sản xuất sang chế độ phong kiến” (trang 48-49).
Như vậy PGs. Nguyễn Gia Phu đã khẳng định ở xã hội phương Đông không có sự tồn tại của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ mà từ xã hội nguyên thuỷ lên phương thức sản xuất phong kiến hay phương thức sản xuất châu Á, theo sự lý giải của PGs. Nguyễn Gia Phu.
Theo Gs. Nguyễn Hồng Phong nói: “…Tóm lại, thừa nhận đại bộ phận của các xã hội phương Đông đều là xã hội phương thức sản xuất châu Á, thì như thế cũng không đối lập gì giữa phương Đông và phương Tây. Hơn nữa trong khi chính Marx cũng coi phương thức sản xuất châu Á là một phương thức sản xuất phổ biến, một giai đoạn tiến triển của lịch sử thế giới, và ông (Marx) đặt hình thái xã hội này ngang bằng với các xã hội nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản… cộng với hình thái xã hội nguyên thuỷ. Sau đó C.Marx và Ph.Engles mới khám phá ra khi đọc Morgan và hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa thì Marx và Engles là người đưa ra sáu phương thức sản xuất toàn thế giới”(5).
Như vậy cũng như PGs. Nguyễn Gia Phu thì Gs. Nguyễn Hồng Phong đã thừa nhận phương thức sản xuất châu Á tồn tại đại bộ phận của các xã hội phương Đông và cùng quan niệm với C.Marx đó là coi phương thức sản xuất châu Á là một phương thức sản xuất phổ biến, một giai đoạn tiến triển của lịch sử thế giới.
Đến Gs. Văn Tạo trong tác phẩm “phương thức sản xuất châu Á lý luận Marx-Lênin và thực tiễn Việt Nam cũng khẳng định:
“…tôi coi phương thức sản xuất châu Á là một phương thức sản xuất riêng biệt như các phương thức sản xuất khác trong lịch sử nhân loại…” (trang 88).
Đồng thời với việc khẳng định sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á và đặt phương thức sản xuất này ngang bằng với các phương thức sản xuất khác trog lịch sử loài người như: chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Các học giả đã đưa ra những định nghĩa về phương thức sản xuất châu Á và nêu ra sự khác nhau cơ bản giữa các phương thức sản xuất châu Á và chế độ phong kiến.
Năm 1963, trong bài “phương thức sản xuất châu Á là gì?” đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử các số 52 và 54, tác giả Nguyễn Lương Bích cho rằng phương thức sản xuất châu Á là “chế độ công xã nông thôn ở châu Á”.
Gs. Nguyễn Hồng Phong trong bài “về phương thức sản xuất châu Á-lý thuyết và thực tiễn” đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1 năm 1982 viết:
“chúng ta có thể sơ bộ định nghĩa phương thức bóc lột của chế độ xã hội theo phương thức sản xuất châu Á là trên cơ sở chế đọ chiếm hữu nhà nước về ruộng đất, giai cấp quý tộc quan liêu đã bóc lột sản phẩm thặng dư dưới hình thức tô thuế do nông dân công xã nộp” (trang 11).
Về sự khác nhau giữa xã hội phương thức sản xuất châu Á và xã hội phong kiến, Gs. Nguyễn Hồng Phong viết:
“…Do quá trình phong kiến hoá kéo dài trong lòng xã hội phương thức sản xuất châu Á cho nên sự phân gianh giới giữa xã hội phương thức sản xuất châu Á và xã hội phong kiến sơ kỳ sẽ không đơn giản. Một cách đại cương – chúng ta đưa ra một tiêu chuẩn coi như giả thiết để làm việc là: xã hội là phương thức sản xuất châu Á khi đại bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu công xã, nhà nước. Xã hội phương thức sản xuất châu Á chuyển sang giai đoạn sơ kỳ phong kiến chừng nào mà đại bộ phận ruộng đất thuộc về sở hữu tư nhân…” (nghiên cứu lịch sử số 1, năm 1982. trang 37).
Như vậy theo Gs. Nguyễn Hồng Phong thì sự khác nhau giữa xã hội phương thức sản xuất châu Á và xã hội phong kiến đó là về sự sở hữu ruộng đất. Nếu đại bộ phận ruộng đát thuộc về sở hữu công xã, nhà nước thì đó là phương thức sản xuất châu Á còn khi đại bộ phận ruộng đất thuộc về sở hữu tư nhân là xã hội phong kiến. Do vậy ta có thể đoán định được rằng xã hội thuộc phương thức sản xuất châu Á tồn tại ở phương Đông thuộc giai đoạn đầu của nhà nước phong kiến hay nói cách khác đó là thời sơ kỳ và dần phát triển lên xã hội phong kiến.
Trong khi ý kiến của các nhà sử học nói trên như vậy, thì các nhà sử học nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thế giới ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và trường Đại học Sư phạm Hà Nội tỏ ra dè dặt hơn. Trong các giáo trình lịch sử thế giới cổ đại do Chiêm Tế, Trịnh Nhu, Nguyễn Gia Phu biên soạn, các tác giả chỉ trình bày lịch sử các nước phương Đông cổ đại chứ chưa kết luận chế độ xã hội phương Đông cổ đại là chế độ gì?
Gs. Lương Ninh trong lời nói đầu của sách lịch sử thế giới cổ đại tái bản lần thứ sáu, năm 2002 cũng viết một cách thận trọng rằng:
“…Về lịch sử các quốc gia được gọi là cổ đại phương Đông (theo cách gọi của người Hy Lạp, Rôma) cũng có hai quan điểm khác nhau. Một số người vẫn cho đây là chế độ chiếm nô (hiểu theo mô hình Hy Lạp, Rôma), tuy có một số điểm riêng biệt. Những người khác thì cho hoàn toàn không thể coi là chế độ chiếm nô, vì sự dị biệt giữa các quốc gia này, với chế độ chiếm nô lớn hơn nhiều sự tương đồng. Như vậy sự phát triển của lịch sử mang tính chất đa dạng và phức tạp.
Trước tình hình đó, chúng tôi phải lựa chọn phương pháp là cố gắng trình bày lịch sử của mỗi nước đúng như nó từ khi bắt đầu xuất hiện  nhà nước với những nét lớn của sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và những thành tựu văn hoá nổi bật theo những tài liệu đáng tin cậy và theo nhận thức của chúng tôi mà tạm gác lại việc bàn về các quan điểm nói trên” (trang 3).
Như vậy đa số các nhà sử học đề cho rằng trước chủ nghĩa tư bản lịch sử loài người đã trải qua ba phương thức sản xuất đó là: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số cho rằng ở phương Đông không qua phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ mà chỉ có hai phương thức sản xuất đó là: công xã nguyên thuỷ, chế độ phong kiến, còn chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương Tây thì phương Đông là phương thức sản xuất châu Á. Như vậy ở phương Đông cũng có ba phương thức sản xuất như phương Tây nhưng có sự khác biệt đó là: Nếu như ở phương Tây có ba phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản lần lượt là công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến thì ở phương Đông là công xã nguyên thuỷ, phương thức sản xuất châu Á và chế độ phong kiến.
Ý kiến của các nhà sử học Marx-xít về hình thái kinh tế xã hội trước chủ nghĩa tư bản ở phương Tây đã vậy và phương Đông phương thức sản xuất cũng như thế. Vậy thì ở Việt Nam? Một nước thuộc phương Đông thì phương thức sản xuất trước thời Bắc thuộc giống phương Đông chăng hay phương Tây, hay là sự kết hợp của cả hai yếu tố trên?!
Xã hội loài người khi bước vào xã hội có nhà nước sơ khai đều trải qua giai đoạn công xã nguyên thuỷ đây là giai đoạn bộ lạc, bộ tộc thì hầu như nước nào cũng trải qua giai đoạn này và Việt Nam cũng không loại trừ. Còn xã hội chiếm hữu nô lệ thì có nước có, có nước không, chứ không nhất thiết nước nào cũng phải trải qua như chế độ công xã nguyên thuỷ. Như ý kiến của các nhà sử học đã trình bày trên thì đa số cho rằng phương Đông không qua giai đoạn chế độ chiếm hữu nô lệ mà bằng một chế độ khác đó là phương thức sản xuất châu Á. Vậy ở Việt Nam có hay không chế độ chiếm hữu nô lệ thời Văn Lang – Âu Lạc nhà nước sơ kỳ đầu tiên?
Nhìn chung giới sử học Việt Nam đều nhất trí cho rằng ở Việt Nam không tồn tại chế độ chiếm hữu nô lệ mà chỉ tồn tại nô tì là những người giúp việc cho các nhà quyền quý và quan lại nó là một dạng thức của phương thức sản xuất châu Á.
Từ đó đến nay nhiều nhà sử hộc nổi tiếng của Việt Nam đều nhất trí cho rằng sau chế độ công xã nguyên thuỷ Việt Nam bước vào xã hội theo phương thức sản xuất châu Á. Tiếp đó từ xã hội phương thức sản xuất châu Á đã dầ chuyển sang chế độ phong kiến; tuy nhiên trong số những nhà sử học chủ trương ở Việt Nam tồn tại phương thức sản xuất châu Á vẫn có một ý kiến chưa thống nhất là vào thời điểm nào Việt Nam đã chuyển từ xã hội theo phương thức sản xuất châu Á sang xã hội phong kiến? theo như ý kiến của đại đa số nhà sử học nêu lên sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây, và sự ra đời của phương thức sản xuất châu Á thì xã hội phương thức sản xuất châu Á là thời sơ kỳ của nhà nước phong kiến. Vậy thì Việt Nam dưới thời Văn Lang-Âu Lạc được coi là thời kỳ của xã hội phương thức sản xuất châu Á và điều này được biết đến qua kết quả của việc khảo sát chế độ ruộng đất, giai cấp nông dân và phương thức bóc lột đối với nông dân.
Về tình hình ruộng đất và cơ cấu giai cấp thời kỳ này vì thiếu những tư liệu lịch sử nên chúng ta không thể biết được cụ thể tình hình ruộng đất và cơ cấu giai cấp là như thế nào? Mà chúng ta chỉ có thể suy đoán qua một số ít thông tin để lại mà thôi.
Theo ý kiến của Gs. Phan Huy Lê “…trong thời cổ đại Việt Nam không trải qua một thời kỳ thống trị của chế độ chiếm hữu nô lệ. quan hệ nô lệ xuất hiện và phát triển trong mức độ nào đó nhưng dưới hình thức của chế độ nô lệ gia trưởng và không hề chiếm địa vị chủ đạo trong xã hội. Kết cấu kinh tế xã hội thời đó mang những đặc điểm của xã hội có giai cấp sơ kỳ ở phương Đông lấy công xã nông thôn làm cơ sở và thành viên công xã giữ vai trò lực lượng sản xuất chủ yếu. Sự phân hoá xã hội đang phát triển, nhưng chưa đến mức độ gay gắt…”(6).
Chúng ta nhận thấy ý kiến nói trên của Gs. Phan Huy Lê đặc biệt là ý kiến cho rằng: “xã hội Việt Nam thời cổ đại… quan hệ nô lệ xuất hiện… nhưng dưới hình thức của chế độ nô lệ gia trưởng và không hề chiếm địa vị chủ đạo trong xã hội… lấy nông thôn làm cơ sở và thành viên công xã giữ vai trò lực lượng sản xuất chủ yếu” là đáng ghi nhận.
Như vậy theo Gs. Phan Huy Lê thì ở xã hội cổ đại Việt Nam quan hệ nô lệ đã xuất hiện nhưng dưới một hình thức khác đó là nô lệ gia trưởng. Do vậy mà không hề chiếm địa vị chủ đạo trong xã hội cho nên xã hội Việt Nam không trải qua thời kỳ thống trị của chế độ chiếm hữu nô lệ mà mang một đặc điểm khác của xã hội. Đó là có giai cấp sơ kỳ ở phương Đông, nghĩa là Gs. Phan Huy Lê đã công nhận ở xã hội Việt Nam tồn tại phương thức sản xuất châu Á và phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam lấy công xã nông thôn làm cơ sở.
Theo Gs. Trương Hữu Quýnh trong “đại cương lịch sử Việt Nam tập 1.” Tái bản năm 2002 viết:
“… sự phân hoá tài sản là biểu hiện của sự phân hoá xã hội. Gắn liền với hiện tượng này là sự ra đời của nô lệ gia trưởng, dẫn đến sự hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau:
- Quý tộc (gồm các tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh bộ lạc và những người giàu có khác).
- Nô tì.
- Tầng lớp dân tự do của công xã nông thôn là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu.” (trang 44)
Như Gs. Phan Huy Lê thì Gs. Trương Hữu Quýnh cũng cho rằng ở xã hội Việt Nam thời cổ đại đã xuất hiện nô lệ gia trưởng và xã hội đã có sự phân chia giai cấp sơ kỳ, lấy công xã nông thôn làm cơ sở và là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội.
Như vậy ý kiến của nhiều nhà sử học về xã hội Việt Nam tựu chung lại là đều cho rằng xã hội Việt Nam không trải qua một thời kỳ thống trị của chế độ chiếm hữu nô lệ nhưng quan hệ nô lệ đã xuất hiện và nó chỉ phát triển đến một chừng mực nào đó và dưới một hình thức khác đó là chế độ nô lệ gia trưởng và xã hội Việt Nam trải qua thời kỳ phát triển của xã hội có nhà nước sơ kỳ ở phương Đông nghĩa là qua xã hội phương thức sản xuất châu Á.
Ý kiến của riêng tôi là ở xã hôi Việt Nam thời cổ đại cũng không trải qua sự thống trị của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ như ở phương Tây mà ở Việt Nam nó chỉ mới manh nha xuất hiện “giai cấp” nô lệ gia trưởng cho nên chưa có địa vị chủ yếu trong xã hội. Do vậy không thể nói ở Việt Nam trải qua sự thống trị của chế độ chiếm hữu nô lệ. Chế độ chiếm hữu nô lệ theo quan điểm của chủ nghĩa Marx phải là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội và chiếm một vị trí nhất định trong xã hội thì khi đó nó mới thật sự thống trị và xã hội mới trải qua thời kỳ thống trị của nó, còn ở đây như chúng ta đã biết sự xuất hiện của nô lệ gia trưởng hay nô tì ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thực ra đó mới chỉ là tầng lớp kẻ hầu, người hạ hay nói đúng hơn đó là một bộ phận kẻ hầu, người hạ trong cung đình cho vua chúa hay tầng lớp trên của xã hội chứ chưa hề sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội mà của cải xã hội là do công xã nông thôn, một tầng lớp dân tự do chiếm đông đảo trong xã hội và giữ địa vị chủ yếu để sản xuất ra của cải, và được các nhà sử học cho họ thuộc thời sơ kỳ của xã hội phong kiến phương Đông hay nói như Marx đây là xã hội phương thức sản xuất châu Á.
Như vậy ở Việt Nam cũng như phương Đông trước chủ nghĩa tư bản đều trải qua ba hình thái phát triển kinh tế xã hội đó là: công xã nguyên thuỷ, phương thức sản xuất châu Á, chế độ phong kiến; ở Việt Nam phương thức sản xuất châu Á kéo dài từ khi bắt đầu xuất hiện nhà nước sơ kỳ Văn Lang-Âu Lạc đến khoảng giữa thế kỷ XIII, mặc dù trước đó chế độ phong kiến đã hình thành nhưng ở làng xã Việt Nam vẫn còn tồn tại chế độ nông dân công xã.
Nói sao đi chăng nữa thì ở thời cổ đại Việt Nam hay nói đúng hơn thời hình thành nhà nước sơ khai Văn Lang-Âu Lạc, ở xã hội Việt Nam không trải qua một thời kỳ thống trị của chế độ chiếm hữu nô lệ mà quan hệ mới chỉ xuất hiện ở nô lệ gia trưởng nhưng đã bị dập tắt nên không thể trở thành phương thức sản xuất chiếm địa vị ở Việt Nam và xã hội Việt Nam cũng như phương Đông đã trải qua phương thức sản xuất châu Á./.
  
CHÚ GIẢI


(1). Marx – ngles. Tuyển tập (bộ 6 tập) tập 1. NXB sự thật. HN.1980, trang 270 – 274.
(2). V.I.Lênin: Bàn về nhà nước. NXB sự thật. HN.1978, trang 17.
(3). C.Marx – Ph.Engles: toàn tập. tập 13. NXB chính trị quốc gia. Sự thật. HN.1993, trang 16.
(4). Hồ Chí Minh: toàn tập. tập 1. NXB chính trị quốc gia. Sự thật. HN.1995, trang 465.
(5). Nghiên cứu lịch sử. số 1 (202). Tháng 1-2, năm 1982, trang 5-6.
(6). Nghiên cứu lịch sử. số 1 (202). Tháng 1-2, năm 1982, trang 33.
   

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH


1. Các Marx – Phriđrich Engles: Tuyển tập (bộ 6 tập) - tập 1. NXB sự thật – Hà Nội 1980.
2. Các Marx – Phriđrich Engles: Toàn tập - tập 13. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 1994.
3. V.I.Lênin: Bàn về nhà nước – NXB sự thật – Hà Nội 1960.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập – tập 1. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 1995.
5. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử: Số 52 và 54 năm 1963.
 Số 1 (202) năm 1982.
6. Gs. Lương Ninh (chủ biên): Lịch sử thế giới cổ đại. NXb Giáo dục, Hà Nội 2002.
7. PGs. Nguyễn Gia Phu: Những phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản. Đà Lạt. 1996 – 1998.
8. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh: Lịch sử Việt Nam tập 1. NXb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1993.
9. Trịnh Nhu, Nguyễn Gia Phu: Đại cương lịch sử thế giới cổ đại. tập 1. NXb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 1990.
10. Gs. Trương Hữu Quýnh: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam. Tập 1. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1982.
11. Gs. Trương Hữu Quýnh (chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1. NXB Giáo dục, Hà Nội 2002.
12. Gs. Văn Tạo: Phương thức sản xuất châu Á – lý luận Marx-Lênin và thực tiễn Việt Nam. NXb Khoa học xã hội, Hà Nội 1996.
13. Vũ Huy Phúc: Tìm về chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. NXb Khoa học xã hội, Hà Nội 1979.

Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á


Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại – đối chiếu với Phương thức sản xuất Châu Á
A. Dẫn nhập
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã có nhiều biến động lớn gắn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và cả những cuộc nội chiến tranh giành quyền lực kéo dài, qua đó khắc họa nên diện mạo đất nước, cốt cách dân tộc. Ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với những điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng có một thể chế chính trị và pháp luật tương ứng, phù hợp với nó. 
         Việt Nam thời cổ trung đại là thời kì mà những nhà nước đầu tiên ra đời, cùng với đó là sự ra đời của các thể  chế chính trị và pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Đặt trong bối cảnh đó thì đây cũng là thời kì mà phương thức sản xuất châu Á chiếm vị trí chủ đạo và chi phối. 

        Có thể thấy suốt từ thời Văn lang cho đến đầu thế kỉ XV ở Việt Nam đã tồn tại phương thức sản xuất Châu Á với những  biểu hiện cụ thể. Trong có có những biểu hiện trùng với những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á theo quan điểm của Mác và Ănghen như chế độ công xã nông thôn kéo dài, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và sự chiếm dụng của các công xã, sự bóc lột theo kiểu cống nạp, sự không tách rời nông nghiệp và thủ công nghiệp, thành thị chậm ra đời và khó phát triển, sản xuất hàng hóa chậm phát triển. Tuy nhiên ở Việt nam cũng có những đặc điểm riêng đó là nhà nước chưa thực sự chuyên chế một cách tuyệt đối với quyền lực tối cao nằm trong tay một cá nhân, có sự phân chia các đẳng cấp nhưng chưa thực sự khắc nghiệt của chế độ đẳng cấp.

 Như chúng ta đã biết thì cở sở kinh tế quyết định sự ra đời của các thể chế chính trị, các thiết chế chính trị sinh ra trên cơ sở các tiền đề kinh tế, và ngược lại các thiết chế xã hội quy định sự ổn định và phát triển của kinh tế.
           Qua đó chúng ta có thể thấy được thể chế chính trị và pháp luật có những nét tương đồng và sự khác biệt với phương thức sản xuất Châu Á. Để hiểu thêm về điều này thì chúng ta cùng tìm hiểu bài tiểu luận của nhóm chúng tôi với đề tài:” Đối chiếu thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam thời cổ trung đại với phương thức sản xuất Châu Á” 
B. Nội dung
I. Phương thức sản xuất châu Á
 Từ lâu vấn đề nghiên cứu phương thức sản xuất châu Á đã trở thành đề tài nghiên cứu và tranh luận trong giới nghiên cứu mác xít ở nhiều nước trên thế giới. Nhằm mục đích làm sáng tỏ học thuyết Marx - Lênin về sự phát triển của xã hội vận dụng học thuyết Marx - Lênin và việc giải quyết các vấn đề thời sự nóng bỏng đang đặt ra trong lịch sử nhân loại, đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Á, Phi , Mĩ la tinh đã và đang thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa Đế quốc. Vấn đề phương thức sản xuất châu Á ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Mac xít ở nhiều nước, các nước XHCN, các bước phát triển phi tư bản của các nước TBCN. Các cuộc tranh luận về phương thức sản xuất châu Á ở Liên Xô vào những năm 1929-1931, 1964-1965, ở Pháp vào những năm 1962 đến năm 1963 những công trình nghiên cứu về vấn đề này học giả trên thế giới đã xuất hiện nhiều năm trước đây đã chứng tỏ điều đó.
1.1. Phương thức sản xuất châu Á.
Để tìm hiểu phương thức sản xuất châu Á là gì, chúng ta phải làm rõ khái niệm phương thức sản xuất là gì.
1.1.1. Phương thức sản xuất: là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx. Nó có nghĩa nôm na là “cách thức của sản xuất”. Theo Marx, nó là tổ hợp hữu cơ cụ thể của:
• Lực lượng sản xuất: bao gồm lực lượng lao động, công cụ và thiết bị lao động, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng.
• Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ sở hữu, các quan hệ kiểm soát và phân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội
1.1.2. Ý nghĩa của khái niệm phương thức sản xuất
Theo Marx, tổ hợp của lực lượng và quan hệ sản xuất có nghĩa là cách thức mà con người tác động tới thế giới vật chất và cách thức mà con người có quan hệ xã hội với nhau, được gắn kết cùng nhau theo những cách thức cần thiết và cụ thể nào đó. Con người cần phải tiêu dùng để tồn tại, nhưng để tiêu dùng thì con người phải sản xuất, và trong quá trình sản xuất họ cần thiết phải tham gia vào các quan hệ mà chúng tồn tại độc lập với ý chí của họ.
Đối với Marx, bí mật tổng thể của “tại sao, như thế nào” mà trật tự xã hội tồn tại và các nguyên nhân của các thay đổi xã hội cần phải khám phá trong phương thức sản xuất cụ thể mà xã hội đó có. Ông còn chứng minh xa hơn rằng phương thức sản xuất thể hiện sự tồn tại qua bản chất của phương thức phân phối, phương thức lưu thông và phương thức tiêu thụ, tất cả chúng cùng nhau tạo thành môi trường kinh tế. Để hiểu cách thức mà của cải được phân bổ và tiêu thụ, thì cần thiết phải hiểu các điều kiện mà nó đã được sản xuất ra.
Phương thức sản xuất là “tổng thể hữu cơ”(hay tái sản xuất tổng thể), mà nó có khả năng tái tạo liên tục các điều kiện ban đầu của chính nó, và vì thế nó tồn tại theo những cách thức ổn định nhiều hay ít trong hàng thế kỷ hoặc thậm chí hàng thiên niên kỷ. Bằng cách tạo ra lao động thặng dư xã hội trong một hệ thống cụ thể, các giai cấp lao động tái sản xuất liên tục những nền tảng của trật tự xã hội. Khi các lực lượng sản xuất mới hay các quan hệ xã hội mới phát triển đến mức mâu thuẫn với phương thức sản xuất hiện hành, phương thức sản xuất này sẽ hoặc là tiến hóa mà không làm mất đi cấu trúc cơ sở của nó, hoặc là bắt đầu bị phá vỡ. Khi đó nó chuyển sang thời kỳ chuyển tiếp của bất ổn và mâu thuẫn xã hội, cho đến khi trật tự xã hội mới được thiết lập với phương thức sản xuất mới.
1.1.3 các phương thức sản xuất
Theo Marx, xã hội loài người trong các giai đoạn lịch sử và ở các khu vực khác nhau có thể trải qua 7 phương thức sản xuất khác nhau. Cụ thể là:
Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy: Xã hội loài người được tổ chức trong các cấu trúc bộ lạc truyền thống với ít hơn 50 người trên một đơn vị sản xuất, điển hình bởi việc chia sẻ sản xuất và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm xã hội. Do không có sản phẩm thặng dư nào được sản xuất, nên không có khả năng tồn tại các giai cấp thống trị. Do phương thức sản xuất này không có sự phân chia giai cấp, nó được coi là xã hội không giai cấp. Các công cụ của thời kỳ đồ đá, các hoạt động săn bắn, hái lượm và nông nghiệp thời kỳ đầu là các lực lượng sản xuất chính của phương thức sản xuất này.
Phương thức sản xuất châu Á: Đây là đóng góp gây tranh cãi của học thuyết Marx, nguyên thủy được sử dụng để giải thích các công trình xây dựng bằng đào đắp đất lớn tiền slavơ và tiền phong kiến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ơ-phrát và lưu vực sông Nin (và nó được đặt tên trên cơ sở này của các chứng cứ nguyên thủy có được từ châu Á). Phương thức sản xuất châu Á được cho là hình thức sơ khai của xã hội có giai cấp, trong đó một nhóm nhỏ thu được các sản phẩm thặng dư xã hội bằng bạo lực nhắm vào các nhóm cộng đồng định cư hay không định cư trong lãnh thổ đó. Sự bóc lột lao động là khai thác lao động cưỡng bức không trả công trong thời kỳ nhàn rỗi mỗi năm (để xây dựng những công trình như kim tự tháp ở Ai Cập, đền thờ ở thung lũng Mesopotamia cổ đại và Ba Tư, nhà tắm công xã cổ ở Ấn Độ hay Vạn lý trường thành ở Trung Quốc). Ngoài ra việc bóc lột lao động cũng là việc bòn rút sản phẩm trực tiếp từ các cộng đồng bị bóc lột. Dạng sở hữu chính của phương thức này là chiếm hữu tôn giáo trực tiếp trong các cộng đồng (làng, xóm thôn, nhóm) đối với tất cả những gì tồn tại trong chúng. Tầng lớp cai trị của xã hội này nói chung là tầng lớp quý tộc bán thần quyền, tự cho mình là hiện thân của thần thánh trên trái đất. Các lực lượng sản xuất chính của xã hội này bao gồm các nông dân với các kỹ thuật canh tác nông nghiệp nền tảng, các công trình xây dựng lớn và các kho chứa khổng lồ của các sản phẩm dành cho phúc lợi xã hội.
 Phương thức sản xuất Slavơ: Nó tương tự như phương thức châu Á, nhưng khác biệt ở dạng sở hữu là sự chiếm hữu cá nhân trực tiếp những gì thuộc về loài người. Ngoài ra, tầng lớp thống trị thông thường tránh nói rằng họ là hiện thân của thánh thần mà thích nói rằng họ là hậu duệ của thánh thần, hay tìm kiếm các lý lẽ bào chữa khác để bảo vệ quyền cai trị của mình. Các xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là các ví dụ điển hình của phương thức sản xuất này. Các lực lượng sản xuất của phương thức này bao gồm nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), sử dụng tích cực gia súc trong nông nghiệp Phương thức sản xuất châu Á là một khái niệm khoa học do Marx đề ra lần làm sức kéo, cũng như hệ thống thương mại bắt đầu phát triển.
+ Phương thức sản xuất phong kiến.
+ Phương thức sản xuất tư bản.
+ Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.
+ Phương thức sản xuất cộng sản.
1.1.4. Khái niệm phương thức sản xuất châu Á và nội hàm của nó
1.1.4.1.Khái niệm về phương thức sản xuất châu Á.
Đầu tiên vào năm 1859, để biểu thị một số đặc thù của xã hội phương Đông cổ xưa. Marx đưa ra trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” xuất bản năm 1859, trong đó Marx chủ yếu bàn về những nguyên lý của phép biện chứng duy vật và áp dụng nguyên lý đó vào trong nghiên cứu lịch sử. Trong công trình này có một mệnh đề Marx phát biểu rằng: “Về đại thể, có thể coi phương thức sản xuất châu Á cùng với cổ đại, phong kiến và tư bản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội”.
MarxEngel đã nghiên cứu lịch sử phương Đông thời kỳ tiền thực dân và đã phát hiện nhiều đặc điểm quan trọng của xã hội phương Đông như vai trò của thủy lợi trong phát triển nông nghiệp và hình thành nhà nước về ruộng đất, đặc điểm của thành thị và mối quan hệ mật thiết không tách rời giữa thành thị với nông thôn, sự hình thành sớm nhà nước quân chủ tập quyền phát triển theo xu hướng chuyên chế, tình trạng trì trệ vào cuối thời trung đại.…
Từ việc phát hiện ra một số đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, Marx đã chính thức đưa ra sử dụng khái niệm phương thức sản xuất châu Á thay cho khái niệm “hình thái châu Á” mà Marx đã từng nhắc đến trước đó. Tiếp đó, Marx tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ thêm các đặc điểm đã phát hiện, trong quá trình nghiên cứu đó Marx lại phát hiện thêm một số đặc điểm na của phương thức sản xuất châu Á.
Còn về những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á, MarxEngels không khái quát một cách rõ ràng như với hình thái cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu phong kiến, phong kiến, tư bản chủ nghĩa…Đó là nguyên nhân đưa đến nhiều cuộc tranh luận về phương thức sản xuất châu Á vào cuối những năm 60, 70 của thế kỷ XX ở Pháp rồi lan ra nhiều nước ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ…(trừ Tây Âu).
Cuộc tranh luận cũng xoay quanh 3 vấn đề cơ bản sau :
+ Phương thức sản xuất châu Á có đúng là một hình thái kinh tế xã hội ngoài năm hình thái kinh tế đã được xác định rõ là: cộng sản nguyên thủy, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa không?
+ Những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á là gì?
+ Phương thức sản xuất châu Á đã đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của lịch sử xã hội phương Đông?
Trong quá trình tranh luận tại hội thảo Lêningrat, người ta phải quyết định là phải chấm dứt cuộc thảo luận vì để nó tiếp tục diễn ra thì nó sẽ làm ảnh hưởng thậm chí làm rối loạn tình hình chính trị ở Liên Xô. Từ đó hình thành lên hai nhóm ý kiến khác nhau:
+ Nhóm 1 cho rằng : phương thức sản xuất châu Á là những nét đặc thù của hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ hay phong kiến phương Đông.
+ Nhóm 2 cho rằng : phương thức sản xuất châu Á là một hình thái kinh tế xã hội phân hóa giai cấp và nhà nước sơ kỳ ở phương Đông, không thuộc phạm trù chế độ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến.
Như vậy, sau cuộc tranh luận lần thứ nhất trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây điều diễn ra cuộc tranh luận gay gắt về phương thức sản xuất châu Á, cuộc tranh luận đó của giới sử học Mác xít và tiến bộ trên thế giới đến nay vẫn chưa ngã ngũ.
1.1.4.2. Nội hàm của phương thức sản xuất châu Á
Trước khi đi vào tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam, ta cần phải thấy được đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á nói chung mà Mác cho rằng đó là một hình thái đặc biệt của xã hội phương Đông. Từ đó đối chiếu vào lịch sử Việt Nam để tìm ra những đặc trưng riêng.
Qua nhiều công trình nghiên cứu của mình như : Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846), sự khốn cùng của triết học, sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853), những kết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853), những hình thức có trước nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (1857 - 1858), đến tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859)…và một số công trình khác về phương thức sản xuất châu Á. Và từ những luận điểm cơ bản đó, Marx đi tới khẳng định : “Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội” .
Như vậy cho tới đây, phương thức sản xuất châu Á đã được Marx khẳng định từ những nét đặc thù của nó mà Marx đã phát hiện ra. Đó là:
+ Chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ và bảo thủ của nó.
+ Nhà nước chuyên chế phương Đông.
+ Chế độ sở hữu tập thể ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và chiếm dụng của các công xã.
+ Sự bóc lột theo kiểu nộp cống.
+ Sự không tách rời thủ công nghiệp cới nông nghiệp. Thành thị chậm ra đời và khó phát triển.
+ Sự tồn tại một cách kiên trì nhất và lâu dài nhất của “hình thái châu Á”.
Sau khi đưa ra khái niệm phương thức sản xuất châu Á, M
arx lại phát triển thêm lý luận về vấn đề này, nhất là ở tập I bộ Tư bản (xuất bản năm 1867 và tái bản ngay ba lần: 1872, 1883, 1890) nhằm nêu thêm những nét đặc thù của công xã châu Á trong phương thức sản xuất châu Á như sau :
+ Trong phương thức sản xuất châu Á, sản xuất hàng hóa chậm phát triển .
+ Trong phương thức sản xuất châu Á, tô và thuế kết hợp làm một.
+ Với phương thức sản xuất châu Á, nhân tố về sức mạnh của hiệp tác giản đơn của những người lao động dưới sự chỉ huy của nhà nước chuyên chế phương Đông đã tạo nên những công trình xa hoa hay có ích.
+ Tính độc chuyên của phường hội và sự hình thành các đẳng cấp xã hội cũng được MarxEngel coi như coi nhẹ một trong những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á.
+ Sự duy trì các tôn giáo cổ đại, sự thần thánh hóa thiên nhiên, củng được coi như một đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á về mặt văn hóa xã hội.
+ Tính trì trệ và tồn tại dai dẳng của phương thức sản xuất châu Á trong các xã hội phương Đông.
Đó là những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á mà Mác đã phát hiện ra. Như vậy là nội hàm của phương thức sản xuất châu Á đã được phát triển với những nét riêng biệt của nó.
Engel tuy đồng ý với Marx về nội dung của phương thức sản xuất châu Á, nhưng không sử dụng khái niệm này. Trong tác phẩm chống Đuyrinh, Engel đã phát triển tư tưởng phương thức sản xuất châu Á của Marx, nhấn mạnh đến tính chất bình quân công xã, bình đẳng giữa các thành viên công xã, các công xã nguyên thủy – cơ sở của Nhà nước thô sơ nhất – Nhà nước chuyên chế phương Đông, chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất, chế độ nô lệ gia đình…nhằm làm rõ thêm những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á.
Sau này Lê nin đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển tư tưởng phương thức sản xuất châu Á của Marx, Lênin không đi sâu phân tích về nội dung của phương thức sản xuất châu Á, sự ra đời và tồn tại của nó, mà chỉ vận dụng tư tưởng lý luận này của MarxEngel vào việc nhận thức xã hội Nga để tiến hành cách mạng.
Nhìn chung, tư tưởng của hai ông về phương thức sản xuất châu Á đã ra đời mặt dù còn nhiều ch chưa rõ. Nhưng đã cho thấy đó là một quá trình tư duy khoa học, sâu sắc, thận trọng, nghiêm túc, luôn có sự hoàn thiện, phát triển, bổ sung.
2.1. Phương thức sản xuất châu Á theo quan điểm của các nhà Mácxít
2.1.1. Quan niệm của Marx về phương thức sản xuất châu Á
Để đưa ra được khái niệm về phương thức sản xuất châu Á, Marx đã phải trải qua một quá trình nghiên cứu lâu dài. Quan điểm của Mác về hình thái kinh tế này cũng được thể hiện qua nhiều công trình mà Ông nghiên cứu và viết ra.
Từ công trình “Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846), Mác đã phát hiện ra rằng “Sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu ”. Từ đây Mác đã tìm thấy 3 hình thức sở hữu đầu tiên :
+ Sở hữu bộ lạc.
+ Sở hữu công xã và sở hữu Nhà nước.
+ Sở hữu phong kiến (hay sở hữu đẳng cấp).
 Các hình thức sở hữu đó đều gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước.
Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, Mác đã phát hiện ra mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất.
Mác chỉ rõ : “những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi những phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình” .
Từ cơ sở lý luận trên, Mác đã đi đến khẳng định sự ra đời và kế tiếp lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội từ Công xã nguyên thuỷ -> Chiếm hữu nô lệ -> Phong kiến -> Tư bản chủ nghĩa.
Mặc dù đã đưa ra được mô hình của các hình thái kinh tế lần lược ra đời và tồn tại trong lịch sử loài người. Nhưng cả Mác và sau đó là Enghen khi nghiên cứu về phương Đông thì lại không sắp xếp được mô hình kinh tế - xã hội ở đây vào loại hình thái kinh tế nào của Ông. Bởi vì các xã hội đó có những nét đặc thù riêng.
Đến công trình về “Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853)”, Mác và Enghen đã phát hiện ra những nét đặc thù của xã hội phương Đông là “Nhà nước chuyên chế phương Đông – chuyên chế châu Á” và “chế độ công xã nông thôn”.
Tiếp đến, trong thư gửi cho Enghen, tháng 6-1853, Mác khẳng định : “Nhà vua là kẻ sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia”, và “Tình hình không có chế độ tư hữu về ruộng đất. Đó là chiếc chìa khoá thực sự ngay cả cho thiên giới phương Đông” . Quan điểm trên của Mác tiếp tục được ông nhắc đến ở các công trình sau đó như trong tác phẩm : Những kết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (7-1853); Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (viết từ tháng 3-1857 – tháng 3 - 1858)…
Trong tác phẩm “Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (xuất bản 1976)”, Mác có viết : “Lịch sử châu Á – đó là một thể thống nhất không phân biệt giữa thành thị và nông thôn” .
Như vậy, đến công trình “Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (viết từ tháng 3-1857 – tháng 3 – 1858), tư tưởng của Mác đã chín muồi cho sự ra đời của khái niệm phương thức sản xuất châu Á.
Và đến tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859)”, Mác đã chính thức đưa ra khái niệm phương thức sản xuất châu Á.
2.1.2. Quan điểm của Lênin về Phương thức Sản xuất châu Á.
Sự chuyển biến liên tục về kinh tế - xã hội nằm trong quy luật vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người. Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, Các Mác đã phát hiện ra mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất rồi chỉ rõ: Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những quan hệ sản xuất. Do có lực lượng sản xuất mới liên tục ra đời, nên loài người đã thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi cách kiếm sống và thay đổi luôn cả những quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế - xã hội. Vì vậy, các hình thái kinh tế - xã hội ra đời rồi lần lượt thay thế nhau từ Cộng sản nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, Chủ nghĩa xã hội và chính đó cũng là kết quả của quá trình chuyển biến, phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Mác và Anghen lại thấy, ở phương Đông, xã hội có những nét đặc thù riêng biệt mà không thể lấy các hình thái kinh tế - xã hội kể trên để giải thích. Mãi đến năm 1859, trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” của Mác nghiên cứu về phương Đông, khái niệm “Phương thức sản xuất châu Á” chính thức ra đời. Cũng từ đó bắt đầu nảy sinh nhiều bất đồng giữa các nhà nghiên cứu kể cả phương Đông lẫn phương Tây khi đề cập đến khái niệm “Phương thức sản xuất châu Á”
Lênin là một nhà Mácxít chính thống, hậu duệ trung thành của Marx và Engels về khái luận Phương thức Sản xuất châu Á. Mặc dù trong tác phẩm: Nguồn gốc gia đình, tài sản tư hữu và nhà nước, Engels đã đoạn tuyệt với khái luận Phương thức Sản xuất châu Á, không làm cho Lênin - vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 – “xa lánh” khái luận Phương thức Sản xuất châu Á của hai bậc thầy. Lênin đã mặc nhiên công nhận và tiếp thu khái niệm “Hệ thống châu Á” trong đúng hai thập niên từ 1894 tới 1914.
 Sau khi tham gia vào phong trào Dân chủ Xã hội năm 1893, với một thời gian tương đối ngắn, Lênin đã nghiên cứu lý thuyết của Marx và Engels, và đã chấp nhận Phương thức Sản xuất châu Á là một trong bốn hình thái kinh tế xã hội đối kháng. Trong tiểu luận: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tại Nga, công bố năm 1899, Lênin cũng đã đề cập tới khái niệm “Hệ thống châu Á” khi nhận xét các quan hệ kinh tế xã hội Nga thời đó. Năm 1900, ông mô tả chính phủ của Trung Hoa cổ truyền là chính phủ mang tính châu Á. Hai năm sau ông khẳng định tính chất thâm độc của sự đàn áp châu Á. Trong những năm 1906-1907 ông đã tranh luận gay gắt với Plechanow, một nhà Mácxít Nga đại diện cho nhóm thiểu số (Menschewiki) và lập luận rất vững chắc về “Hệ thống châu Á” và đặc tính “bán châu Á” của xã hội Nga. Năm 1911, ông lại nhấn mạnh đăc thù của “Hệ thống Đông phương”, “Hệ thống châu Á” và sự “ trễ nải của Đông phương”. Cùng năm đó, khi xảy ra Cách mạng Tân Hợi, ông lại đề cập tới “đặc thù châu Á” của Trung Hoa cổ truyền và còn gọi nguyên thủ của Trung Hoa thời ấy là “Tổng thống Á châu”. Trong một cuộc tranh luận với Rosa Luxemburg năm 1914, ông đã thống nhất về chủ nghĩa chuyên chế châu Á là một hiện tượng bao hàm mọi khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hoá lịch sử và cả xã hội nữa, và ông còn triển khai thêm rằng một trật tự nhà nước như thế sẽ rất bền vững ở trường hợp hình thái kinh tế của những quốc gia mang đậm nét phụ hệ, tiền tư bản và nền kinh tế hàng hoá, cũng như sự phân hoá giai cấp phát triển không đáng kể.
2.1.3. Các quan điểm về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam
Từ lâu vấn đề phương thức sản xuất châu Á đã trở thành đề tài nghiên cứu và tranh luận của giới nghiên cứu Mác xít ở nhiều nước trên thế giới. Nhằm mục đích làm sáng tỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin về sự phát triển của xã hội, lý giải hàng loạt các vấn đề đang được đặt ra trong lịch sử nhân loại, đó là con đường phát triển và xây dựng xã hội của các nước Á, Phi, Mỹ la tinh đã và đang thoát ra khỏi ách thống trị của đế quốc chủ nghĩa, vấn đề phương thức sản xuất châu Á ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Mác xít ở nhiều nước, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước phát triển phi tư bản và cả các nước tư bản chủ nghĩa.
Hàng loạt các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á ở Liên xô (1929 - 1921), (1964-1965), ở Pháp (1962-1963) và nhiều công trình nghiên cứu khác của các học giả trên thế giới đã chứng minh điều đó.
Tuy nhiên, cho tới nay, các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á vẫn chưa kết thúc, các ý kiến về phương thức sản xuất châu Á vẫn còn phân tán.
Ở Việt Nam, hàng chục công trình nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á cũng đã được công bố và in trên các tạp chí khoa học, đặc biệt là trên các số thông tin khoa học lịch sử về phương thức sản xuất châu Á và Tạp chí nghiên cứu lịch sử và nhiều công trình nghiên cứu của nhiều học giả hàng đầu như : Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Lương Bích, Lê Kim Ngân, Trần Quốc Vượng, Văn Tạo, Phan Huy Lê…Có người thì cho rằng xã hội cổ đại Việt Nam đã tiến thẳng từ cộng sản Nguyên thủy sang chế độ phong kiến, không qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Cũng có một số người thì cho rằng xã hội cổ đại Việt Nam là xã hội chiếm hữu nô lệ…
Vậy, vấn đề đặc ra là trong lịch sử Việt Nam có tồn tại phương thức sản xuất châu Á hay không?. Nếu có thì nó bắt đầu từ khi nào? Và mốc kết thúc của nó là lúc nào?. Đặc trưng cụ thể của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam là gì?. Đó là những vấn đề mà đòi hỏi giới nghiên cứu cần phải làm rõ.
Ở Việt Nam, sau khi miền Bắc được giải phóng hòan tòan (năm 1954), đất nước ta đối mặt với không ít những khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội…trong khi đó vấn đề nông dân và nông thôn trở thành vấn đề nổi trội. Cho nên, tìm hiểu làng xã – nông thôn Việt Nam hiện nay cái gì là do lịch sử xa xưa để lại kể cả mặt tích cực và tiêu cực, đều là bổ ích cho việc cải tạo và xây dựng chủ nghãi xã hội.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với đặc điểm của nước ta thì việc nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á nói chung và phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam nói riêng là rất quan trọng. Để từ đó chúng ta có thể tìm ra được những di sản tích cực và tiêu cực của phương thức sản xuất châu Á và đề ra những biện pháp khắc phục hiệu quả.
Nghiên cứu về phương thức sản châu Á, đó là nhiệm vụ đặt ra để nhận thức lịch sử, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước còn mang nhiều tàn dư của xã hội phương đông cổ đại. Để từ đó có được đánh giá một cách khoa học và có thái độ, biện pháp xử lý đúng mức. Không nhưng thế, nhiệm vụ đó còn góp phần làm phong phú học thuyết Mác – Lênin về con đường phát triển xã hội từ vị trí một nước phương Đông của mình.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, vào những năm 1959 – 1960 nhiều cuộc hội thảo khoa học được mở ra và gây nhiều tranh cải sôi nổi. Bên cạnh cuộc thảo luận về vấn đề có hay không có chế độ chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam, còn xuất hiện công trình nghiên cứu về xã thôn Việt Nam và tiếp theo là hàng loạt luận văn, công trình mang tính chất thông tin, hoặc trực tiếp đề cập đến vấn đề phương thức sản xuất châu Á, về công xã nông thôn, đặc biệt từ năm 1968 trở đi, vấn đề này được đề cập rộng rãi và có hệ thống.
Trong các cuộc thảo luận cũng như trong các công trình nghiên cứu ở Việt Nam từ những năm 60 tới nay, vấn đề mà được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất là có hay không có phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam?
Nếu có thì thời điểm bắt đầu và kết thúc của nó là khi nào?... Từ những hoạt động khoa học trên, ta thấy ở Việt Nam xuất hiện nhiều tác giả đề cập đến vấn đề phương thức sản xuất châu Á và và đã đưa ra được những luận điểm cụ thể. Ngoài Nguyễn Hồng Phong và Nguyễn Lương Bích từng xuất hiện từ thời kỳ trước ta thấy còn có Phan Huy Lê với các tác phẩm “Xã hội thời Hùng Vương”; Lê Kim Ngân với bài “Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý Trần”; Đặng Phong với bài “Ruộng công thời phong kiến ở Việt Nam và vấn đề phương thức sản xuất châu Á”. Vũ Huy Phúc với tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX”. Trần Quốc Vượng với tác phẩm “Thế kỷ X - Việt Nam – Văn hoá”….Bên cạnh những hoạt động nghiên cứu ở trong nước, thì ở nước ngoài như : ở Pháp tác giả Lê Thành Khôi cũng tham gia nghiên cứu với tác phẩm “Góp phần nghiên cứu phương thức sản xuất châu Á : Nước Việt Nam cổ đại”….
Qua những tìm hiểu của bản thân tôi về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam, tôi nêu lên những bước phát triển và kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam một cách khái quát.
Từ sau năm 1959, hàng loạt các vấn đề về lịch sử Việt Nam đã được nghiên cứu, trong đó vấn đề lịch sử cổ đại và truyền thống dân tộc được đề cập đến một cách khá tích cực. Trong giới nghiên cứu bấy giờ, một trong những người đầu tiên bàn về vấn đề này là Nguyễn Hồng Phong. Dưới góc độ dân tộc học, Nguyễn Hồng Phong đã viết tác phẩm “xã thôn Việt Nam” (1959). Với tác phẩm này, mặc dù không nhắc đến phương thức sản xuất châu Á nhưng tác giả đã đề cập đến nội dung cơ bản của phương thức sản xuất châu Á là “chú trọng nghiên cứu về những dấu vết của tổ chức xã hội nguyên thuỷ - công xã thị tộc và công xã nông thôn còn tồn tại trong xã thôn Việt Nam trong cơ sở kinh tế cũng như trong tổ chức xã hội và ý thức tư tưởng” . Và khẳng định rằng : “đặc điểm của xã hội phương Đông cổ đại là sự tồn tại rất lâu của công xã nông thôn…”. Còn ở Việt Nam, Ông cũng khẳng định rõ : “tới thời Pháp thuộc, trước cách mạng Tháng 8. Trong xã thôn ở Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều di tích của xã hội nguyên thủy, cụ thể là những di tích của công xã thị tộc và công xã nông thôn, nhất là công xã nông thôn” .
Qua tác phẩm Xã thôn Việt Nam, ta thấy từ năm 1959 đặc điểm của xã hội phương Đông cổ đại nói chung, của Việt Nam nói riêng, được nhìn nhận dưới ánh sáng của lý thuyết phương thức sản xuất châu Á và được đề cập một cách cơ bản.
Với sự khẳng định phương thức sản xuất châu Á đã từng tồn tại trong lịch sử xã hội Việt Nam, Nguyễn Hồng Phong đã nêu lên được những vấn đề cơ bản mang tính chất khởi đầu cho việc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam.
Sau khi tác phẩm Xã thôn Việt Nam ra đời một năm, ở Việt Nam một cuộc thảo luận về chế độ chiếm hữu nô lệ được mở ra. Trong cuộc thảo luận này, vấn đề có hay không có chế độ chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam tiếp tục được thảo luận. Những nhà nghiên cứu đã cố gắn vận dụng học thuyết Mácxít về 5 hình thái kinh tế xã hội để lý giải vấn đề này, để làm sáng tỏ đặc điểm của xã hội Việt Nam Cổ đại. Mặc dù phương thức sản xuất châu Á không được trực tiếp đề cập đến, nhưng qua kết quả thảo luận ngiều người đã sớm phát hiện ra rằng ở phương Đông Cổ đại, cụ thể là trong lịch sử Việt Nam Cổ đại quá trình phát triển xã hội có nhiều nét đặc thù mà sơ đồ 5 hình thái kinh tế không bao quát nổi.
Đến đây, sự lúng túng, bế tắc của việc áp dụng lý thuyết sơ đồ 5 hình thái kinh tế vào lý giải lịch sử xã hội Việt Nam Cổ đại đã thôi thúc giới nghiên cứu đi sâu hơn nữa để tìm ra một chìa khoá để giải đáp về xã hội Việt Nam cổ đại.
Trên cơ sở kế thừa những vấn đề cơ bản về phương thức sản xuất châu Á mà Nguyễn Hồng Phong đã nêu lên, Nguyễn Lương Bích là người đã mở đầu cho việc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam. Với tác phẩm “phương thức sản xuất châu Á là gì?” đăng liên tiếp trong 2 số Nghiên cứu lịch sử vào năm 1963. Trong tác phẩm này, tác giả đã giành nhiều cho việc giới thiệu, thuyết minh về phương thức sản xuất châu Á. Mặc khác, ông còn nêu lên tầm quan trọng của việc nghiên cứu phương thức sản xuất châu Á là : “giải quyết được vấn đề phương thức sản xuất châu Á, tức là thuyết minh được một quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác về lịch sử châu Á, đồng thời giải quyết được một phần những khó khăn, mắc míu trong vấn đề phân kỳ lịch sử Việt Nam” . Nguyễn Lương Bích cho rằng phương thức sản xuất châu Á “là chế độ công xã nông thôn ở châu Á mà Mác đã nhấn mạnh là một chế độ đặt biệt ở châu Á” . Cuối cùng, Ông khẳng định : “căn cứ vào sự thật lịch sử, chúng ta có thể thừa nhận : ở Việt Nam đã có phương thức sản xuất châu Á và phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam đã tồn tại cho đến trước khi Pháp xâm lược…” .
Tuy những kiến giải của Nguyễn Lương Bích về phương thức sản xuất châu Á chưa phải đã được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát lịch sử cụ thể của xã hội Việt Nam cổ đại nhưng đã đánh dấu một mốc quan trọng đó là lần đầu tiên phương thức sản xuất châu Á được đề cập đến một cách trực diện. Và đây cũng là điều được giới nghiên cứu trong và ngoài nước chú ý quan tâm.
Sau công trình nghiên cứu của Nguyễn Lương Bích cũng đã có hàng loạt các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á diễn ra ở Hà Nội vào năm 1964, 1965,…Nhưng nhìn chung, cuộc thảo luận cũng chỉ dừng lại ở những kết luận mang tính chất thông tin, thảo luận chung về phương thức sản xuất châu Á.
Như vậy, trong những năm 59, 60 ở Việt Nam công tác nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á đã đạt được một số thành tựu cơ bản sau :
 + Bước đầu hình thành nên các thông tin về phương thức sản xuất châu Á.
+ Khẳng định khái niệm phương thức sản xuất châu Á và xác định nhiệm vụ cần phải nghiên cứu khái niệm đó nhằm làm sáng tỏ học thuyết Mác Lênin, góp phần vào việc nhận thức lịch sử Việt Nam Cổ Trung đại, phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Khẳng định sự tồn tại của công xã nông thôn và chế độ ruộng công chia định kỳ là đặc điểm của xã hội phương Đông Cổ đại và cũng là đặc điểm của xã hội Việt Nam. Đặc điểm này còn tồn tại cho đến trước cách mạng tháng Tám ở Việt Nam.
Trong tập thông tin khoa học lịch sử năm 1968 – 1970, một số nhà sử học như Trương Hữu Quýnh, Hòang Hưng, Nguyệt Linh, Ngô Văn Hòai…Qua quá trình nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam cũng khẳng định rằng ở Việt Nam có tồn tại hình thái phương thức sản xuất châu Á.
Nhìn chung, qua các hội nghị khoa học, các công trình của nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam, những vấn đề đặc điểm của lịch sử Việt Nam, quá trình phát triển của xã hội Việt Nam, một phần đã được nhìn nhận, soi rọi dưới sánh sáng của lý thuyết phương thức sản xuất châu Á.
Khi bàn về vấn đề phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam đa số các nhà nghiên cứu đều khẳng định có sự tồn tại phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam từ rất sớm. Tuy nhiên, xét riêng về móc chấm dứt của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam lại chưa có sự thống nhất, thậm chí còn gây ra nhiều tranh cải trong giới sử học.
Khi bàn về mốc chấm dứt của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam , trong tham luận “Sự phát triển của xã hội Việt Nam các thế kỷ X – XV (vài nét đặc thù hình thái xã hội)” Nguyễn Hồng Phong đã viết : “Tác giả luận văn này và một số tác giả khác trong viện sử học khẳng định rằng cho đến thế kỷ XV, xã hội Việt Nam thuộc phạm trù hình thái xã hội châu Á” .
Cũng là một trong những người quan tâm nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam, và cũng là người có cùng quan điểm với Lê Hồng Phong về vấn đề phương thức sản xuất châu Á. Lê Kim Ngân, vào các năm 1974 – 1975, là một trong những người tham gia nghiên cứu đề tài “Nông thôn Việt Nam” và qua nhiều công trình nghiên cứu khác. Cho đến năm 1976, trong hội nghị khoa học về xã hội Việt Nam thời Lý Trần, Lê Kim Ngân mới trình bày cụ thể quan điểm của mình về phương thức sản xuất châu Á. Lê Kim Ngân cho rằng nền kinh tế công xã ở thê kỷ X – XI nằm trong phạm trù phương thức sản xuất châu Á. Xã hội đó gồm hai giai cấp cơ bản : giai cấp nông dân công xã là giai cấp bị bốc lột và giai cấp quý tộc là giaic ấp hưởng sản phẩm thặng dư của công xã. Tác giả đi đến kết luận : “kết cấu kinh tế của xã hội Việt Nam ở thế kỹ X-XII là kết cấu kinh tế Á Châu tiền phong kiến”. Mặc khác, tác giả còn cho rằng xã hội Việt Nam chuyển sang giai đọan Á Châu phong kiến hóa mạnh mẽ vào thế kỷ XIV. Mặc dù quan điểm này của Lê Kim Ngân mang tính chất tiến bộ. Nhưng vẫn gây ra nhiều tranh cải của nhiều khuynh hướng khác nhau.
Cũng bàn về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam, từ những năm đầu 70, trong tác phẩm nghiên cứu về “ Xã hội thời Hùng Vương”, sau khi phân tích tình hình của sản xuất, quá trình phân hoá xã hội, Phan Huy Lê đã nhận xét : thời Hùng Vương là “một xã hội có giai cấp sơ kỳ với những nét đặc trưng của hình thái Á Châu” . Ngoài ra ông còn khẳng định : Việt Nam từ chế độ công xã nguyên thủy bước vào thời kỳ phương thức sản xuất châu Á tiến thẳng lên chế độ phong kiến chứ không qua giai đọan chiếm hữu nô lệ. Quan điểm này của Phan Huy Lê tiếp tục được ông bảo vệ trong các công trình nghiên cứu sau đó như : “Về bản chất của nền văn hoá truyền thống Việt Nam” được in trong tạp chí Cộng sản số 11- 1979; trong Tham luận tại hội nghị sử học quốc tế năm 1980…
Mặc dù tác giả chưa đưa ra được một mốc thời gian cụ thể nhưng tác giả đã cho rằng sau chế độ công xã nguyên thuỷ Việt Nam bước vào xã hội có giai cấp sơ kỳ mang đặc trưng “hình thái Á châu” hay phương thức sản xuất châu Á.
Nghiên cứu lịch sử Việt Nam Cổ đại từ gốc độ văn hóa – văn minh. Trong tác phẩm “Về truyền thống dân tộc” Trần Quốc Vượng đã đề cập đến “một hậu quả của phương thức sản xuất châu Á ngự trị quá lâu trong xã hội Việt Nam” . Tác giả cho rằng, xã hội Việt Nam từ thế kỷ XIX trở về trước là “một xã hội tiểu nông truyền thống nằm trong khung cảnh của một phương thức sản xuất châu Á” . Những luận điểm này được tác giả tiếp tục bảo vệ trong các bài viết sau đó như : Tham luận “thế kỷ X - Việt Nam – Văn hoá (1981)…
Khi nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam, Văn Tạo khẳng định rằng : “Trong lịch sử xã hội Việt Nam có phương thức sản xuất châu Á tồn tại cho đến thế kỷ XII. Thế kỷ này coi như là sự giao thời giữa phương thức sản xuất châu Á chuyển sang xã hội phong kiến.. Mãi cho đến thế kỷ XIII, khi nhà nước chính thức ban bố chính sách cho các làng xã bán công điền (1254) thì sự chuyển gaio giai đọan mới chính thức được thực hiện”.
Như vậy, khi bàn về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam thì có rất nhiều quan điểm khẳng định rằng có sự tồn tại phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam và nó như là một phương thức sản xuất riêng biệt.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tán thành quan điểm đó. Một số nhà nghiên cứu không thừa nhận phương thức sản xuất châu Á như là một phương thức sản xuất riêng biệt ở Việt Nam. Tiêu biểu ở đây là Đặng Phong. Qua tác phẩm “Ruộng công thời phong kiến việt Nam và vấn đề phương thức sản xuất châu Á” được in liên tiếp hai số trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 5 và số 6 năm 1976. Đặng phong đã nghiên cứu ruộng công của làng xã Việt Nam từ nguồn gốc và sự chuyển biến của nó, tính chất và chế độ khai thác đến quyền sở hữu và quan hệ sở hữu, quan hệ sản xuất. Trên cơ sử phân tích địa tô và quyền sở hữu đó, Đặng Phong đi tới kết luận về một chế độ đồng sở hữu lưỡng tính trên ruộng công thời phong kiến : Nhà nước phong kiến và nông dân làng xã là hai chủ thể khác nhau về bản chất, đối lập nhau, cùng có quyền sở hữu trên ruộng công. Từ việc phân tích về chế độ sở hữu trên ruộng công và thừa nhận đặc điểm cơ bản của phương thức sản xuất châu Á là sự tồn tại phổ biến của ruộng công, Đặng Phong cho rằng : “Trong chế độ đồng sở hữu lưỡng tính trên ruộng công, bao giờ ta cũng thấy xã hội được cấu trúc bằng cách kết hợp hình thức công xã cổ xưa với một hình thức nào đấy của chế độ bốc lột, chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ địa chủ tá điền, hoặc là pha tạp của nhiều chế độ đó” . Đặng phong đi đến một kết luận : “cái gọi là phương thức sản xuất châu Á cũng vậy, nó vừa có tính chất riệng biệt, vừa không có tính riêng biệt”.
Từ khía cạnh kinh tế học, theo quan điểm của Đặng Phong : “Phương thức sản xuất châu Á chỉ là một dạng hoặc là một đặc điểm của chế độ phong kiến Việt Nam, không phải là một phương thức sản xuất độc lập, riêng biệt”.
Cùng quan điểm với Đặng Phong, Lê Thành Khôi một học giả người Việt ở Pháp cũng đã phủ định sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam. Với tác phẩm “Góp phần nghiên cứu phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam Cổ đại” Lê Thành Khôi muốn góp phần đi sâu thảo luận vấn đề phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam. Lê Thành khôi cho rằng ở Việt Nam Cổ đại không có những nét cổ điển của chế độ “phong kiến”. Theo Lê Thành Khôi : “Nước Việt Nam cổ đại không thể gọi là phong kiến vì không có chư hầu và lãnh chúa, không có tổ chức xã hội và chính trị dựa trên một hệ thống những phụ thuộc cá nhân, không có phân chia quyền lực giữa đông đảo bọn phong kiến” . Lê Thành Khôi còn nhấn mạnh Nước Việt Nam cổ đại cũng “còn xa mới xác nhận sự ứng dụng khái niệm phương thức sản xuất châu Á, nó còn phản bác lại một số quan điểm thường được gán ghép cho nó, đặt biệt là sự vắng mặt của tư hữu ruộng đất và cũng còn vắng mặt các giai đọan xã hội”. Từ sự bác bỏ phương thức sản xuất châu Á, Lê Thành Khôi đi đến kết luận : “theo ý chúng tôi, tốt hơn là nên bỏ nó đi và xây dựng một khái niệm mới theo mức độ cho phép của việc đi sâu phân tích các xã hội ngoài châu Âu” . Lê Thành Khôi đã phủ định hoàn toàn khái niệm về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam.
Như vậy, vấn đề phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam đã được nghiên cứu và cũng đã gây ra không ít cuộc tranh cải khá gây gắt. Qua quá trình nghiên cứu đó của nhiều học giả Việt Nam từ những năm 1968 đến nay ta thấy nổi lên 3 quan điểm cơ bản sau :
+ Khẳng định có sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á trong lịch sử Việt Nam.
Về thời gian tồn tại của phương thức sản xuất châu Á ở việt Nam, có ý kiến cho rằng đỉnh cao của nó là giai đoạn từ thế kỷ X – XI. Và từ thế kỷ XII – XIII xã hội Việt Nam chuyển sang giai đoạn phong kiến. Lại có ý cho rằng phương thức sản xuất châu Á tồn tại trong lịch sử Việt Nam từ thời Văn Lang – Âu Lạc đến thế kỷ X.
+ Khẳng định khái niệm phương thức sản xuất châu Á nhưng không coi đó là một phương thức sản xuất riêng biệt mà chỉ coi đó là đặc điểm, là một dạng đặc thù của chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
+ Phủ định khái niệm phương thức sản xuất châu Á và cho rằng lịch sử Việt Nam cổ đại không dung nạp được khái niệm này.
Đa số các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận mốc khởi đầu của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam là bắt đầu từ khi giải thể của chế độ Công xã nguyên thủy. Còn về mốc kết thúc thì lại có nhiều quan điểm khác nhau; có người cho là thế kỷ XI, có người cho là thế kỷ XII, có ý kiến cho là thế kỷ XV và cũng có người cho là từ thế kỷ XIX trở về trước xã hội Việt Nam truyền thống vẫn “nằm trong khung cảnh của phương thức sản xuất châu Á”.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam, cũng như mốc khời đầu và kết thúc của nó. Nhưng nhìn chung đại đa số tác giả đều thừa nhận có sự tồn tại của phương thức sản xuất châu Á trong lịch sử xã hội Việt Nam với tư cách là một phương thức sản xuất độc lập.
Theo quan điểm của tôi, tôi cho rằng phương thức sản xuất châu Á cũng đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam. Về mốc khởi đầu của nó theo tôi cũng xuất hiện khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã. Còn về mốc kết thúc của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam, tôi đồng tình với ý kiến của Văn Tạo là xã hội Việt Nam có tồn tại phương thức sản xuất châu Á cho đến thế kỷ XII. Và đến thế kỷ XIII, khi nhà nước chính thức ban bố chính sách cho các làng xã bán công điền thành tư điền thì sự chuyển giai đọan chính thức được thực hiện.
Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng phương thức sản xuất châu Á đã tồn tại ở Việt Nam đến thế kỷ XIX của một số học giả. Bởi vì theo dòng lịch sử, thì nước ta đã trải qua một thời kỳ phong kiến rất lâu. Nhiều công trình nghiên cứu cũng đã đề cập về vấn đề này. Đỉnh cao của chế độ phong kiến ở Việt Nam là vào thế kỷ XV dưới triều Lê Sơ và suy tàn vào cuối thời nhà Nguyễn. Đó là sự thật mà lịch sử đã ghi nhận.
Nếu nói là phương thức sản xuất châu Á đã tồn tại ở Việt Nam cho đến thế kỷ XIX thì vô hình chung chúng ta đã phủ nhận và xóa bỏ đi cả một thời kỳ lịch sử lâu dài của dân tộc, bỏ đi cả một thời kỳ mà phương thức sản xuất phong kiến đã phát triển và thậm chí còn cực thịnh trong thời gian lâu dài trong lịch sử dân tộc.
Tôi chỉ thừa nhận là phương thức sản xuất châu Á vẫn còn tồn tại dai dẳng ở Việt Nam đến thế kỷ XIX, nhưng theo tôi đó chỉ là những tàn dư không điển hình của phương thức sản xuất châu Á mà thôi. Thực tế, qua các thời kỳ khác nhau, đều có sự tồn tại của nhiều phương thức sản xuất đan xen nhau.
Như đã nói ngay từ đầu, lịch sử dân tộc ta có nét đặc thù là khi chuyển từ phương thức sản xuất xã hội này sang phương thức sản xuất xã hội khác đều không qua các cuộc cách mạng triệt để nên các di sản từ cổ đại đến cận đại cứ tồn tại một cách dai dẳng, đan xen, gối cạnh lẫn nhau, hoặc là chồng chất lên nhau. Chính vì lẽ đó, khi cho rằng phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIX cũng không phải là đã chấm dứt hẳn mà nó còn tồn tại với giá trị là tàn dư, kéo dài và đan xen lẫn nhau, nó lẫn lộn với phương thức sản xuất phong kiến mà thôi. Thậm chí ngay cả ngày nay, phương thức sản xuất châu Á vẫn còn tồn tại ở Việt Nam. Và cũng chính vì lẽ đó mà có thể nói phương thức sản xuất châu Á vẫn còn tồn tại dai dẳn trong lịch sử Việt Nam.
Nhiệm vụ của chúng ta ngày nay là nghiên cứu về nó để làm sao tìm ra được những hạn chế của nó, gây nên sự trì trệ trong xã hội Việt Nam để từ đó có được phương án giải quyết thỏa đáng.
II. Thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam cổ trung đại
2.1. Thời kỳ Hùng Vương
2.1.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội và diễn biến chính trị
a. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thời Hùng Vương với sự tiến bộ của công cụ sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát đạt đến một trình độ khá cao. Nền kinh tế bao gồm nhiều ngành, nghề trong đó nông nghiệp trồng lúa nước đóng vai trò chủ đạo kinh tế phát triển tạo nên bước chuyển biến quan trọng trong quan hệ sản xuất – xã hội, đưa đến sự phân công lao động trong xã hội.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự phân công lao động xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp tạo nên sự trao đổi sản phẩm và các nguyên liệu giữa các địa phương ngày càng mở rộng dưới thời Hùng Vương tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thêm nguồn của cải xã hội. Những của cải chung của xã hội dần dần bị một số người tìm cách chiếm đoạt biến thành của riêng. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển theo sự phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời dẫn đến sự chuyển biến xã hội quan trọng là xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. Sự phân hóa đó diễn ra từ từ và ngày càng rõ nét. Tuy nhiên, sự phân hóa xã hội thành hai thái cực bấy giờ chưa sâu sắc. Sự phân hóa tài sản là biểu hiện của sự phân hóa xã hội. Gắn liền với hiện tượng này là sự ra đời của nô lệ gia trưởng, dẫn đến sự hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau (tù trưởng bộ lạc, tộc trưởng, thủ lĩnh liên minh bộ lạc…), nô tỳ có số lượng ít, chủ yếu làm việc nhà. Tầng lớp dân tự do cuả công xã nông thôn là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu. Mars gọi xã hội nô lệ kiểu châu Á này là chế độ nô lệ gia đình (gia trưởng).
b. Diễn biến chính trị
Tục truyền, vua Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú Phương Nam đến Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau và sinh ra Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua Phương Bắc, phong Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Qủy.
Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Qủy vào khoảng năm Nhâm Tuất và lấy con gái Động Đinh Quân là Long Nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, sinh ra bọc trứng, nở ra một trăm người con trai. Một ngày Lạc Long Quân bảo với Âu Cơ rằng: Ta là dòng dõi Rồng, nàng thộc dòng dõi Tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay nàng đem 50 con lên núi, còn ta mạng 5 con xuống biển Nam Hải.
Sau đó Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn lang, xưng là Hùng Vương. Hùng Vương cai trị nước Văn Lang theo lối cha truyền con nối đến 18 đời. Sau cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Hùng Vương bị Thục Phán – người chỉ huy liên quân Lạc Việt – Âu Việt đánh Tần, đánh bại. Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc. Đó là năm 208 TCN.
Triệu Đà, một tướng lĩnh nhà Tần, được giao cai quản phương Bắc Âu Lạc, năm 207 TCN nhà Tần suy yếu Triệu Đà liền mang quân đánh các vùng xung quanh. Quân dân Âu Lạc với tinh thần chiến đấu dũng cảm vũ khí tốt nên đã giữ được độc lập. Triệu Đà giả hòa và tìm cách chia rã nội bộ Âu Lạc. Năm 179 TCN Âu Lạc bị chia rẽ, Cao Lỗ, Nội Hầu bỏ về quê. Triệu Đà đánh, Âu Lạc không thể phòng mất tướng giỏi nên đã thất bại nhanh chóng. Từ đó, nước ta bị mất độc lập tự chủ nằm dưới ách thống trị của các vương triều Phương Bắc.
Trong tình hình kinh tế - chính trị - xã hội có nhiều biến đổi, thì nhà  nước Văn Lang đã ra đời. Sau khi ra đời nhà nước này đã xây dựng cho mình một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật riêng. Thể chế chính trị và pháp luật thời kỳ này có mang những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á.
2.1.2. Thể chế chính trị
Dựa vào tài liệu khảo cổ học, tài liệu thành văn (sử cũ của Trung Quốc, Việt Nam) có thể phác thảo sơ bộ cấu trúc của nhà nước thời Hùng Vương theo hệ thống 3 cấp của bộ máy cai trị tương ứng với 3 cấp quan chức.
Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương (Cun, Khun), nhà vua điều hành các việc chung, là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Ngôi Hùng Vương theo cha truyền con nối.
Dưới Hùng Vương và giúp việc cho vua là các Lạc Hầu, Lạc Tướng. Lạc Hầu – tướng văn giúp vua giải quyết công việc trong nước. Lạc Tướng (Phụ đạo, bộ tướng) trực tiếp cai quản việc của các bộ. Nước Văn Lang chia làm 15 bộ, vốn là 15 bộ trước đó. Lạc Tướng trước đó là tù trưởng, cũng thế tập cha truyền con nối. Và phải nộp cống phẩm cho Hùng Vương. Dưới bộ là các công xã nông thôn (kẻ, chạ, chiềng), do Bồ Chính (già làng) đứng đầu. Bên cạnh Bồ Chính còn có Hội đồng công xã. Mỗi xã có một ngôi nhà công cộng làm nơi hội họp và là nơi sinh hoạt văn háo tín ngưỡng..
Vậy Vua, Lạc Hầu, Lạc Tướng đều có những đơn vị thân binh bảo vệ, khi có chiến tranh lạc tướng trở thành thủ lĩnh quân sự chỉ huy lực lượng vũ trang của bộ lạc mình chịu sự điều động của Vua, Lạc Hầu. Trải qua một thời gian dài thống trị những người làm việc trong bộ máy nhà nước dần tập trung nhiều của cải lẫn quyền lực. Nguồn sống chính của họ là bóc lột nhân dân. Dù vậy thể chế chính trị của nhà nước Văn Lang vẫn còn giữ được vẻ hài hòa.
Thể chế chính trị của nhà nước Âu Lạc về cơ bản giống thể chế chính trị của nhà nước Văn Lang, nhưng quy mô lớn hơn, chặt chẽ hơn. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương có quyền lực tối cao bên cạnh là các Lạc Hầu, Lạc Tướng, Bồ Chính. Như vậy, các danh hiệu, chức vụ và các vật dụng là biểu tượng cho quyền lực trong bộ máy nhà nước đã được xác định rõ. So với thời kỳ của các vua Hùng thì nhà nước của An Dương Vương được tổ chức tốt hơn, quân đội mạnh hơn, thể chế chính trị chặt chẽ hơn trên cơ sở kế thừa của thể chế nhà nước trước đó.
ð    Cũng giống như đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á nhà nước đầu tiên của nước ta ra đời xuất phát từ nhu cầu trị thủy, chống giặc ngoại xâm.
Nhà nước ra đời thì buộc nó phải tổ chức cho mình một thể chế chính trị để quản lý đất nước vì thế dưới thời Hùng Vương thể chế chính trị đầu tiên của nước ta cũng đã được xây dựng tuy còn sơ khai, đơn giản nhưng nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ đáp ứng yêu cầu của đất nước. Như vậy qua việc tìm hiểu thể chế chính trị thời Hùng Vương ta thấy Phương thức sản xuất châu Á có từ thời kỳ này nó được biểu hiện ở những đặc trưng đó là sự chuyên chế của nhà nước, dưới thời kỳ này nhà vua đóng vai trò chủ đạo tuy quyền lực chuyên chế của vua không biểu hiện rõ nét như đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á. Thể chế chính trị thời Hùng Vương là bước khởi thủy cho lịch sử thể chế chính trị của nước ta, khẳng định tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc ta sánh ngang với các tộc người phương Bắc. Tuy còn đơn giản sơ khai nhưng bộ máy máy nhà nước này đã hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố của một thể chế chính trị với những nhiệm vụ được phân bổ rõ ràng.
Sự ra đời của nhà nước đã đánh dấu sự chuyển biến của xã hội từ những công xã biệt lập sang sinh hoạt nhà nước mọi người cùng đoàn kết trong một cộng đồng thống nhất.
Sau khi nhà nước Văn Lang ra đời tiếp đó là sự ra đời của nhà nước Âu Lạc cũng mang tính tất yếu khách quan đáp ứng yêu cầu cấp thiết của lịch sử dân tộc. Những đặc trưng về công xã nông thôn, quyền lực nhà vua của phương thức sản xuất châu Á được thể hiện rõ nét hơn. Quyền uy của vua được tăng cường.Quan hệ giữa công xã và chính quyền nhà nước cấp trên là quan hệ mang tính chất lưỡng hợpKhi một nhà nước mất đi thì sẽ có một nhà nước khác ra đời để tiếp tục sứ mệnh lịch sử của mình cùng với đó là một thể chế chính trị xã hội mới ra đời trên cơ sở kế thừa của trước đó.
Tóm lại thể chế chính trị Văn Lang – Âu Lạc là kết tinh của hàng nghìn năm hình thành và phát triển của nên văn minh sông Hồng, đã đặt nền tảng vững chắc cho nền chính trị Việt Nam. Thể chế chính trị thời kỳ Hùng vương đã có những biểu hiện của phương thức sản xuất châu Á.
2.1.3. Pháp luật
Những đặc trưng cơ bản nhất của hình thái phương thức sản xuất châu Á là chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ và bảo thủ của nó, cùng với đó là chế độ sở hữu tập thể ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và chiếm dụng của các công xã. Xã hội của hình thái phương thức sản xuất châu Á là một xã hội có giai cấp…Những đặc trưng này thì được thể hiện tương đối rõ nét trong xã hội Việt Nam thời Hùng Vương mà biểu hiện của nó là thông qua những phong tục, tập quán pháp của luật pháp thời kỳ này.
Hiện nay thì hầu hết tất cả các sử gia đều cho rằng trong thời đại Hùng Vương thì có thể đã có pháp luật nhưng chắc chắn không phải là một thứ luật riêng của một địa phương mà là luật chung của người Lạc Việt. Nó có thể là một thứ luật tục hay là tập quán pháp.
Trong thời kỳ này thì tập quán pháp giữ vai trò chủ đạo và phổ biến nhất. Trước hết là một số tập quán vốn có từ thời nguyên thủy và được bảo đảm thực hiện không chỉ bằng sự tự nguyện mà bằng cả biện pháp cưỡng chế của quyền lực nhà nước. Tập quán pháp này điều chỉnh nhiều lĩnh vực của quan hệ xã hội như quan hệ sở hữu, chiếm hữu và sử dụng ruộng đất, các quan hệ về trật tự an toàn xã hội…Một tập quán khác mà người ta ít khi nhắc tới là tập quán chính trị, được hình thành trong quá trình vận hành bộ máy nhà nước và điều hành xã hội, như tập quán truyền ngôi của vua và các chức quan cho con cái, tập quán cống nạp, “ăn ruộng”….
Lệ của công xã nông thôn cũng là một loại tập quán pháp, khi những lệ đó được nhà nước mặc nhiên thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của tổ chức công xã. Công xã nông thôn vừa là cơ sở kinh tế - xã hội của nhà nước, vừa mang tính tự quản nên các lệ của công xã nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị xã hội bấy giờ. Đây chính là biểu hiện điển hình nhất của phương thức sản xuất châu Á tại nước ta thời kỳ này. Bởi đặc trưng lớn nhất của phương thức sản xuất châu Á là sự tồn tại và khẳng định vai trò to lớn của công xã nông thôn trong xã hội.
Nội dung của pháp luật thời kỳ này thì cũng chỉ được phản ánh một cách gián tiếp và mơ hồ trong truyền thuyết dân gian và các thư tịch cổ. Trong đó luật lệ và phong tục tập quán còn chưa được phân định rõ nét. Tuy nhiên thì cũng có thể thấy các mối quan hệ xã hội đã được pháp luật điều chỉnh như:
+ Quan hệ hôn nhân – gia đình: qua các truyền thuyết thì có thể thấy ở thời kỳ này đã xuất hiện hôn nhân một vợ một chồng, không sống lang chạ. Hôn nhân được cử hành qua hôn lễ, con gái được cưới về nhà chồng và cũng đã có việc thách cưới. Trong hôn nhân người con gái cũng có vai trò chủ động. Trong gia đình an hem phải biết nhường nhịn thương yêu nhau. Tức là trong thời kỳ Hùng Vương thì chế độ phụ hệ đã dần dần được xác lập, nhưng vẫn còn kết hợp với nhiều tàn dư và truyền thống của chế độ mẫu hệ. Trong xã hội tuy uy quyền đã thuộc về nam giới nhưng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ vẫn được tôn trọng và có nhiều mặt vẫn còn bình đẳng với đàn ông.
+ Quan hệ sở hữu: qua các khai quật khảo cổ học thì có thể thấy là ở thời kỳ này đã có ý niệm về sở hữu tài sản không chỉ đối với người sống mà còn cả đối với người chết. Và qua sự khác biệt, chênh lệch về tài sản tống táng đã cho thấy ở thời kỳ này đã xuất hiện sự phân hóa địa vị xã hội, mức độ giàu nghèo, quan lại và thường dân…Đặc biệt là ở thời kỳ này vẫn chưa có sự tư hữu về đất đai. Toàn bộ ruộng đất cày cấy cùng với rừng núi, sông ngòi, ao đầm trong phạm vi công xã thì đều thuộc quyền sở hữu của công xã các thành viên chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng. Đây chính là biểu hiện tiếp theo chứng minh sự tồn tại của phương thức sản xuất châu á ở nước ta thông qua pháp luật. Bởi lẽ, đặc trưng lớn nữa của phương thức sản xuất châu Á là chế độ công hữu về ruộng đất và đây là một xã hội bắt đầu có giai cấp.
+ Về hình phạt: những người vi phạm những luật tục này hay xúc phạm nhà vua…thì sẽ bị phạt lưu đày, và sau khi thụ hình xong thì có thể sẽ được xóa án và phục hồi quyền lợi.
Có thể nói rằng thời kỳ này đã có pháp luật nhưng đó chỉ là pháp luật sơ khai chủ yếu là tập quán pháp còn mang đậm tàn dư của chế độ nguyên thủy, tức là một xã hội còn mang tính “phong tục thuần hậu chất phác”. Và những pháp luật sơ khai này cũng chính là những biểu hiện rõ nét nhất về sự tồn tại của hình thái phương thức sản xuất Châu Á ở nước ta thời kỳ Hùng Vương.
2.2. Thời kỳ Bắc thuộc
2.2.1. Thể chế chính trị
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có thể ví là một bản nhạc anh hùng ca lúc thăng, lúc trầm, trong đó giai đoạn Bắc Thuộc là thời kỳ đóng vai trò không thể thiếu trong bản anh hùng ca ấy. Bởi lẽ, trong gần 1000 năm Bắc thuộc ấy nhân dân ta đã phải sống dưới ách cai trị của nhiều nhiều triều đại phương bắc với những cách thức cai trị khác nhau.
Nói về thể chế chính trị thời Bắc Thuộc có thể chia làm hai loại: một loại là thể chế chính trị của các thế lực đô hộ phương Bắc, một loại là thể chế chính trị của người Việt.
-         Thể chế chính trị phương Bắc:  chia làm ba thời kỳ.
³     Thời kỳ từ 179 Trước Công nguyên  đến 40. Trong giai đoạn này nước ta phải sống dưới ách thống trị của các nhà: Triệu, Tây Hán và Đông hán.
Dưới thời nhà Triệu (179 – 111 trước Công nguyên): Sau khi thôn tính xong Âu Lạc, Triệu Đà sát nhập Âu Lạc vào Nam Việt, sau đó chia Âu Lạc thành hai quận là quận Giao Chỉ (gồm miền đồng bằng và trung da Bắc Bộ) và quận Cửu Chân (bao gồm vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh ngày nay). Ở mỗi quận chúng cử hai viên quan cai trị và gọi là quan sứ hay điển sứ với tư cách là sứ giả của nhà vua. Các Lạc tướng đều dưới quyền kiểm soát của hai viên quan sứ. Ngoài ra, bên cạnh các viên quan sứ, Triệu Đà còn đặt một chức quan võ (gọi là Tả Tướng) và một số quân đồn trú để kiểm soát các Lạc tướng.
Ở cấp quận nhà Triệu chưa xây dựng một tổ chức hành chính nào khác. Do vậy, chính quyền đô hộ phải thông qua các viên quan cai cai trị bản xứ cũ để thu cống nạp hay khi bắt nhân dân đi lao dịch. Như vậy, sau khi thôn tính xong Âu Lạc nhà Triệu đã không trực tiếp cai trị, do đó mà chế độ lạc tướng cổ truyền của nước ta vẫn tồn tại và tổ chức bộ lạc vẫn chưa bị xóa bỏ. Nhìn chung, cơ sở xã hội của Âu Lạc chưa bị thay đổi đáng kể.
Triều Tây Hán: Từ 111 trước Công nguyên sau khi Tây Hán chinh phục được Nam Việt (bao gồm cả Âu Lạc). Lúc này Âu Lạc bị chia ra làm các quận, huyện theo hệ thống chính trị của Trung Quốc lúc đó. Năm 106 trước Công nguyên, nhà Tây Hán đặt Giao chỉ bộ (hau Châu Giao chỉ sau này), trụ sở đặt tại Mê Linh, quận Giao chỉ và nhà Tây Hán còn đặt thêm quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn đến Quảng Nam. Giao chỉ bộ bao gồm 9 quận do một thứ sử đứng đầu, phụ trách thanh tra công việc của các quận. Hàng năm thứ sử đi tuần hành các quận để xem xét việc cai trị và thanh tra đối với tầng lớp quan lại đã được qui định bằng những điều cụ thể. Qua đó để thăng thưởng, bãi truất, xét đoán,…Nhưng đây là qui định cho triều Tây Hán. Giao chỉ bộ gồm 9 quận, bao gồm: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Châu Nhai, Đạm Nhĩ, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, trong đó trên lãnh thổ của nước ta có ba quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh – Nghệ - Tĩnh) và Nhật Nam (từ đèo Ngang đến Đà Nẵng). Mỗi quận có một viên Thái thú và một viên đô úy phụ trách việc quân sự. Các Lạc Tướng vẫn giữ quyền thế tập và cai trị dân như cũ và được gọi là huyện lệnh. Như vậy, mặc dù nhà Tây Hán đã áp đặt được bộ máy đô hộ ở cấp Châu, cấp quận, nhưng ở cấp huyện vẫn do người Việt cai quản. Nhìn chung phương thức bóc lột lúc này vẫn chỉ là cống nạp.
Triều Đông Hán. Sang đầu công nguyên, ở Trung Quốc nhà Đông Hán đã thay thế nhà Tây Hán, chính sách đô hộ của chúng ở nước ta được xiết chặt hơn. Ở cấp quận do thái thú cai quản, giúp việc hay thay thế cho thái thú khi vắng mặt có chức quận thừa. Ngoài ra, còn có một số chức quan thu thuế như: diêm quan, công quan, thiết quan,…
³     Thời kỳ thứ hai: Từ sau sự đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng của nhà Đông Hán đến hết triều Tấn.
Đông hán: Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, nhà Hán lập lại ách thống trị đối với nước ta. Chính sách nô dịch, bóc lột và đồng hóa được đẩy mạnh, có hệ thống và quy mô lớn hơn trước. Cụ thể, Mã Viện đã chia huyện Tây Vu (thuộc quận Giao Chỉ) thành hai huyện mới là huyện Phong Khê và Vọng Hải. Do đó, Giao Chỉ có 12 huyện, Cửu Chân có 5 huyện và chỉ có Nhật Nam là giữ nguyên.
Các chức thứ sử, thái thú vẫn được duy trì. Ở cấp huyện lúc này các Lạc tướng đa số đã bị mất quyền cai quản, thay vào đó là các quan cũng lấy tên là huyện lệnh nhưng hầu hết là người Trung Quốc. Năm 203, Giao Chỉ bộ đổi thành Giao Châu.
Trong hàng chức cai trị cũng có những thay đổi. Trước hết, đó là viên Thứ sử lúc đầu chỉ có nhiệm vụ tuần sát ở các địa phương, chủ yếu là giám sát thái thú chứ không có quyền can thiệp vào công việc sự vụ hành chính của các quận, huyện. Nhưng từ cuối thế kỷ II, thứ sử có quyền can thiệp vào sự vụ của địa phương, mục đích là để trấn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Còn thái thú – viên quan đứng đầu quận, do hoàng đế bổ nhiệm, được chia thẻ bài với hoàng đế và có con dấu bằng sừng, thao xanh để thi hành quyền lực. Thái thú có quyền quyết định mọi việc trong quận, tuyển bổ các hạng thuộc loại dân sự, hàng năm còn phải cử những người hiền tài, thanh liêm, hiếu nghĩa để triều đình tuyển chọn làm quan lại. Giúp việc cho thái thú có đô úy (chỉ huy quân sự). Ở cấp huyện, phục tá cho huyện lệnh có viên thừa (quan văn) và hai viên úy (quan võ) và các tào phụ trách từng công việc cụ thể.
Năm 203, một đơn vị hành chính mới được thiết lập có tên Giao Châu, đứng đầu Giao Châu là châu mục, sau đó lại đổi lại thành thứ sử. Lúc này thứ sử có nhiệm vụ quản lý. Giúp việc cho thứ sử gồm 7 viên tòng sự: Công tòng sự sử - coi việc tuyển bổ quan lại hay việc dân chính; binh tào tòng sự sử - coi việc quân; Bạc tào tòng sự sử - coi việc sổ sách, tiền, thuế,…Ngoài ra, còn có các giả tá trông coi các việc văn thư, thời tiết, tế tự, pháp luật,.. Ở Luy Lâu, trụ sở Giao Châu còn có chức tu quan chuyên đốc thúc việc cống nạp hoa quả.
Như vậy, thể chế chính trị mới gồm ba cấp: châu – quận – huyện được thiết lập từ 203 đến hết gần 4 thế kỷ và ở cả ba cấp đều nằm trong tay các quan lại người Han. Tóm lại, cùng với việc thay đổi đơn vị hành chính, bộ máy thống trị nhà Hán trên lãnh thổ nước ta ngày càng được tăng cường.
Đến thời Tam quốc, nước ta sống dưới ách đô hộ của Đông Ngô (220 – 279). Lúc này Giao Châu bị tách thành hai châu: Quảng Châu và Giao Châu. Đến cuối thời Tam quốc, Giao Châu gồm 6 quận, 41 huyện.
Dưới triều Tấn, nhân dân Chăm ở quận Nhật Nam nổi dậy giết huyện lệnh và lập nên nước Lâm Ấp. Sau đó, trải qua các nhà Tống (420 – 477), Tề (479 – 501) nước ta đã có sự thay đổi về tên và số huyện. Đến Nhà Lương (502 – 544) Giao Châu bị thu nhỏ lại để lập ra nhiều châu mới.
³   Giai đoạn thứ Ba: kéo dài từ 603 – 938. Sau gần 60 năm độc lập và nội chiến, đến năm 603 nước ta lại nằm dưới ách đô hộ của nhà Tùy.
Dưới triều Tùy các quận đều trực tiếp chịu sự quản lý của trung ương, các cấp bộ hay châu đều bị bỏ. Cả nước ta lúc này chia thành 7 quận, gồm: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Tỉ Cảnh, Hải Âm, Lâm Ấp và Ninh Việt. Thêm vào đó chế độ hương xã bắt đầu được thiết lập với việc đặt đại hương, tiểu hương, đại xã và tiểu xã. Có thể nói, đây là lần đầu tiên các thiết chế cấp cơ sở của thể chế chính trị kiểu Tần – Hán được áp dụng vào nước ta.
Đến triều Đường thì chế độ cai trị của vùng Giao Châu bị thay đổi nhiều lần. Năm 622, nước ta chia thành 2 tổng quản phủ: Giao châu phủ và Đức châu phủ. Năm 679, toàn bộ đất Giao Châu đô đốc phủ và Hoan châu đô đốc phủ được đổi thành An Nam đô hộ phủ. Chính quền An Nam đô hộ phủ được chia thành hệ thống 4 cấp: phủ - châu – huyện – hương, trong đó có 12 châu, 59 huyện.
Bộ máy cai trị lúc này cũng khá hoàn chỉnh. Đứng đầu phủ đô hộ là viên đô hộ, dưới có hai phó đô hộ, 1 trưởng sứ  trông coi việc dân chính, 1 tư mã chỉ huy quân sự và một số ty, tào giúp việc quản lý quan lại, hộ khẩu, đất đai, tài chính, thương mại, giáo dục,… Dưới đô hộ phủ là Lộ, châu.
Đứng đầu mỗi châu là thứ sử, bên dưới có 1 hoặc 2 biệt giá (phó thứ sử), 1 trưởng sử và một tư mã,.. Dưới châu là huyện, đứng đầu là huyện lệnh. Bên dưới huyện lệnh có một số lại thuộc như: thừa úy, chủ bạ, lục sự, tư hộ, tư pháp,… Trong huyện lại chia thành các Hương. Mỗi một hương có khoảng 70 đến 150 hộ (tiểu Hương), hay 160 đến 540 hộ (đại Hương). Riêng những vùng có dân cư đông thì hương lại chia thành xã, những xã có 10 đến 13 hộ gọi là tiểu xã, còn những xã có số hộ từ 40 đến 60 hộ thì gọi là đại xã. Ngoài ra, An Nam đô hộ phủ còn có 41 châu cơ mi (hay còn gọi là kỵ mi) là những đơn vị hành chính tự trị, phiên thuộc, tập trung ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi. Đến 757, An Nam đô hộ phủ đổi thành Trấn Nam đô đốc phủ, sau đó đổi lại thành An Nam đô đốc phủ. Đứng đầu là một Tiết độ sứ - cai trị toàn bộ lãnh thổ của nước ta. Ở cấp châu, đứng đầu là thứ sử, còn những người chỉ huy quân đội gọi là trưởng lại. Riêng thời kỳ 866 – 868, khi Cao Bền làm An Nam tiết độ sự, ông này đã rất chú trọng tới việc củng cố hệ thống hương, xã. Cả nước ta lúc này chia thành 159 hương.
Sang thời Ngũ đại (907 – 960), thể chế cai trị của nước ta không có gì thay đổi. Ban đầu họ Khúc, sau đó là Dương Đình Nghệ tự xưng làm tiết độ sứ Giao Châu.
-         Thể chế chính trị của người Việt.
Trong gần 1000 năm sống dưới ách thống trị của thế lực phương Bắc nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa, trong đó có những cuộc khởi nghĩa giành được độc lập tự chủ, nhưng không duy trì và giữ vững được bao lâu như: Khơi nghĩa Hai Bà Trưng, Khởi nghĩa Lý Bí,… Mặc dù tồn tại trong thời gian ngắn nhưng có thể nói từ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khi họ Khúc dấy nghiệp , trong gần 10 thế kỷ đó kẻ thù không thể có được một thế kỷ ổn định và trọn vẹn để cai trị và thực hiện mưu đồ đồng hóa nhân dân ta.
o             Thời Trưng Vương (40 – 43). Chính quyền tự chủ của người Việt được thiết lập. Hai Bà Trưng xưng vương, đóng đô ở Mê Linh – Vĩnh Phúc. Sau đó Hai Bà Trưng đã ra lệnh bãi bỏ các thứ thuế của nhà Đông Hán. Còn bộ máy nhà nước không thay đổi so với bộ máy nhà nước thời Hùng Vương, các Lạc tướng tiếp tục cai quản các đại phương. Tuy nhiên, đến Tháng 4 năm 42, nhà Hán phong Mã Viện làm “Phục Ba tướng quân" đem 2 vạn quân cùng 2000 thuyền xe chia làm hai cánh, theo hai đường thủy bộ sang xâm lược nước ta. Hai Bà Trưng và các tướng sĩ mặc dù chiến đấu rất anh dũng, bảo vệ đến cùng căn cứ Cấm Khê, nhưng cuối cùng đã bị Mã Viện dồn sức đánh bại.
o             Một thắng lợi không thể không kể đến giai đoạn này là Khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi và việc thiết lập nhà nước Vạn Xuân những năm 544 – 603. Sau khi giành được thắng lợi, Lý Bí xưng là Lý Nam Đế, lập nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên, đặt niên hiệu là Thiên Đức. Cùng với đó Lý Bí tiến hành nhiều việc như đúc tiền riêng, xây điện Vạn Thọ để làm nơi các quan triều hội họp. Về bộ máy nhà nước lúc này được xây dựng theo kiểu trung ương tập quyền, nhưng cơ cấu triều đình còn đơn giản. Dưới Hoàng đế có hai ban văn võ. Tuy vậy, nhà nước Vạn Xuân chỉ ổn định có hơn 1 năm. Sau đó triều đình phân tán lực lượng, rút vào đồi núi, đầm lầy để kháng chiến chống giặc. Năm 548 Lý Nam Đế qua đời, Triệu Quang Phục đảm đương quyền bính. Năm 571 Lý Phật Tử đánh úp quân của Triệu Quang Phục, đoạt toàn bộ quyền hành và tự xưng là hậu Lý Nam Đế. Sau đó, Lý Phật Tử dời đô về Phong Châu (Phú Thọ) với chủ trương thần phục phương Bắc. Do vậy, khi nhà Tùy đưa quân sang bắt Lý Phật Tử thì nước ta lại rơi vào ách thống trị của nhà Tùy.
o             Mãi đến đầu thế kỷ X, nhân lúc nhà Đường bị suy yếu, Khúc Thừa Dụ đã tự xưng làm Tiết độ sứ (904). Khúc Thừa Dụ đã lợi dụng bộ máy và danh nghĩa của nhà nước đô hộ để giành lại quyền tự chủ. Trước tình hình đó, vua nhà Đường buộc lòng phải công nhận và còn phong thêm cho Khúc Thừa Dụ chức Tỉnh hải quân tiết độ sứ. Như vậy, Khúc Thừa Dụ đã nắm trong tay cả quyền quân sự, dân chính và tài chính. Thứ sử ở các châu đều thuần phục. Tiết độ sứ được cử quan lại văn võ, tự ý trưng thu thuế trong vùng mình cai trị. Trên thực tế, đó chính là quyền tự trị và dựa trên nền tảng dân tộc đã được phát triển thành độc lập sau này.
Sau khi Khúc Thừa Dụ mất (907), con là Khúc Hạo lên thay. Sau khi lên kế nghiệp cha Khúc Hạo đã tiến hành một số cải cách quan trọng. Ông đã cố gắng xây dựng một chính quyền độc lập từ trung ương đến cấp xã. Cả nước được chia thành các đơn vị hành chính từ lộ, phủ, châu, giáp, xã. Ở lộ, phủ, châu đặt một viên quan người Việt cai trị, ở cấp xã đặt chức Chánh lệnh trưởng và Tá lệnh trưởng (các chức xã quan). Những viên quan cấp xã có nhiệm vụ thi hành lệnh trên để phân chia đóng góp thuế ruộng và huy động lực địch khi cần. Tiếp đó, ông cho đổi các Hương thành Giáp, do quản Giáp và Phó tư giáp đứng đầu, giữ việc thu thuế và trưng binh.  Thêm vào đó, Khúc Hạo còn sửa đổi lại chế độ điền tô, thuế má nặng nề của nhà Đường, ra lệnh “Bình quân thuế ruộng”, tha bỏ lực địch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho quản giáp trông coi. Có thể nói, đường lối chính trị chung của Khúc Hạo là: “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”. Nhưng khi Khúc Họa mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay chưa được bao lâu đã bị quân Nam Hán bắt về Trung Quốc, chiếm lại đất Đại Việt và cử một thứ sử sang cai trị 930. Đến năm 931, một viên tướng của họ Khúc là Dương Đình Nghệ đã nổi dậy chống giặc và tự xưng làm tiết độ sứ, tiến đánh thành Đại La (năm 931) thắng lợi, giành được độc lập, tự chủ. Nhưng chưa được bao lâu đến năm 937, ông bị một tùy tướng là Kiều Công Tiễn sát hại để đoạt chức.
à  Tóm lại, trong 1000 năm Bắc thuộc, chính quyền đô hộ Trung Hoa trên đất nước ta đã có những thay đổi theo các triều đại ở chính quốc. Mỗi triều đại phân cấp quản lý theo cách riêng, nhưng đều nhằm mục đích đồng hóa và biến nước ta thành một bộ phận của chính quyền phương Bắc. Tuy nhiên, sống dưới ách thống trị của phương Bắc, nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh và giành được độc lập. Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng các chính quyền này đã cho thấy phần nào sức mạnh và tinh thần dân tộc của nhân dân ta.
2.2.2. Pháp luật
Theo các thư tịch cổ Trung quốc và Việt sử lược, Đại việt sử ký toàn thư có thể thấy rằng pháp luật của nước ta trong thời bắc thuộc thì bao gồm hai nguồn luật chính.
Những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á được thể hiện khá rõ ở những hình thức pháp luật sơ khai của nước ta thời kỳ Hùng Vương. Mà bước sang thời kỳ bắc thuộc thì những luật tục của người Việt mà chủ yếu vẫn là lệ làng đã có từ thời đại Hùng Vương đã được chính quyền đô hộ mặc nhiên thừa nhận. Nó không chỉ là luật riêng của người Việt mà còn là một bộ phận trong luật pháp của chính quyền đô hộ. Chính vì thế mà có thể nói rằng phương thức sản xuất châu Á vẫn tồn tại trong thời kỳ này như một điều hiển nhiên.
Mặt khác thì một số luật pháp của phong kiến Trung Hoa đã được mang sang áp dụng ở nước ta. Tuy nhiên nó chỉ có mức độ và hiệu lực điều chỉnh rất hạn chế. Nó chỉ có tác dụng ở những vùng mà chính quyền đô hộ trực tiếp khống chế như vùng quanh thị trấn, nhiệm sở, đồn binh và những nơi có người Hoa cư trú. Tức là nó chỉ tác động đến người Hán và quý tộc người Việt trong những lĩnh vực như hành chính, hình sự, thuế khóa.
Luật pháp thời kỳ này chủ yếu đề cập đến những nội dung chính như:
+ Về luật hình: chủ yếu là những quy định để ngăn chặn sự chống đối của nhân dân ta, ngăn chặn tệ nạn tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ…Điển hình như những lãnh tụ nghĩa quân của nhân dân ta nổi dậy thì đầu bị khép vào tội phản loạn, phản nghịch. Và những tội này thì hầu như là phải chịu những hình phạt rất nặng như thích chữ vào mặt, cắt tai, cắt mũi hay thậm chí là bị chết.
+ Về luật dân sự và thuế khóa: trong thời kỳ bắc thuộc thì nước ta đã tồn tại hai hình thức sở hữu đất đai là sở hữu tối cao của Hoàng đế Trung Hoa (sở hữu nhà nước) và sở hữu tư nhân. Quyền sở hữu tối cao của Hoàng đế Trung Hoa đối với các ruộng đất và đồn điền do chính quyền đô hộ lập ra. Chính quyền đô hộ là người thay mặt cho Hoàng đế thực hiện quyền sở hữu đó. Đối với ruộng đất làng xã thì chính quyền đô hộ điều chỉnh thuế khóa còn luật tục làng xã điều chỉnh việc phân phối ruộng đất cho các gia đình cày cấy. Còn ruộng đất ở các đồn điền thường được gọi là ruộng quốc khố do chính quyền đô hộ trực tiếp quản lý. Hoa lợi của đồn điền chủ yếu thuộc về chính quyền đô hộ, một phần nhỏ các nông nô cày cấy ở đồn điền được hưởng dụng. Riêng ruộng đất tư nhân thì đã bắt xuất hiện nhưng còn rất ít. Các chủ sở hữu chỉ có thể các quan lại và địa chủ người Hán, một số ít quý tộc người Việt. Như vậy có thể nói ở thời kỳ này thì nước ta vẫn tồn tại hình thức sở hữu ruộng đất tập thể và nhà nước là chủ yếu, nhà nước thì trực tiếp thu thuế của dân thông qua các công xã nông thôn mà không hề có chủ sở hữu ruộng đất tức là thuế lúc này cũng tương đương các loại tô. Mà đây chính là những đặc trưng tiếp theo của một xã hội phương đông trong hình thái phương thức sản xuất châu Á.
+ Luật hôn nhân – gia đình: Từ thời Đông Hán chính quyền đô hộ đã buộc nhân dân Việt Nam khi kết hôn phải theo luật lệ của người Hán, phải theo độ tuổi con trai thì từ 20 – 50, con gái thì từ 15 – 40 và phải có đồ sính lễ…. Chức môi quan được đặt ra để kiểm soát việc thực hiện kết hôn theo đúng tập tục hôn nhân nho giáo. Tuy nhiên trong thực tế thì chỉ có người Hán là theo luật lệ hôn nhân gia đình đó, còn người Việt thì vẫn theo phong tục tập quán cổ truyền của mình.
Như vậy có thể coi sự tồn tại song song của luật tục của người Việt và một số luật pháp phong kiến Trung Quốc ở nước ta lúc này như một đặc thù của pháp luật nước ta thời bắc thuộc. Cũng chính sự tồn tại song song này đã làm cho phương thức sản xuất châu Á không thể mất đi mà nó vẫn tồn tại như một đặc trưng của xã hội Việt Nam thời kỳ này.
à Từ đó đối chiếu với phương thức sản xuất Châu Á có thể thấy rằng: thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc ở nước ta có những điểm giống với những đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á. Bởi lẽ, khi các thế lực phương bắc sang cai trị hoặc chính quyền của người Việt thì tổ chức nhà nước thời kỳ này có sự chuyên chế cao hơn thời Văn Lang – Âu Lạc. Hình thứ sở hữu là sở hữu công à Sự thay đổi chính quyền đồng nghĩa với sự thay chủ sở hữu. Vì thế trong luật dân sự và thuế khóa đã có đề cập: nhà nước trực tiếp thu thuế của dân thông qua các công xã nông thôn mà không hề có chủ sở hữu ruộng đất tức là thuế lúc này cũng tương đương các loại tô. Về kinh tế vẫn chú trọng vào sản xuất nông nghiệp trong các công xã nông thôn, kết hợp phát triển nền thủ công nghiệp truyền thống. Đặc biệt hình thức bóc lột (của chính quyền phương Bắc) lúc này chủ yếu là hình thức cống nạp theo định kỳ và bắt phu dịch.
2.3. Thời phong kiến
2.3.1. Ngô – Đinh – Tiền Lê
2.3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và diễn biến chính trị
a.     Tình hình kinh tế - xã hội
Đại Cồ Việt là một nước nông nghiệp thuần túy. Đến thời Đinh – Tiền Lê ruộng đất nói chung thuộc quyền sở hữu của làng xã. Nhân dân theo tập tục chia ruộng đất đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính, làm lao dịch cho nhà vua. Các triều đại đều thi hành chính sách khuyến nông, tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế. Thủ  công nghiệp thời này cũng phát triển.
Cùng với sự phát triển kinh tế sự phân hóa xã hội cũng ngày càng rõ nét hơn. Số lượng quý tộc địa chủ gia tăng nhanh, các tầng lớp thợ thủ công, tiểu thương ngày càng đông đảo, nông dân tự do vẫn là lực lượng đông đảo trong xã hội.
b. Diễn biến chính trị
Từ cuối thế kỷ X, nước ta trải qua một thời kỳ lịch sử mới – thời kỳ quốc gia độc lập dưới chế độ quân chủ: Ngô (939 – 965), Đinh (968 – 980), Tiền Lê (980 – 1009).
Sau khi chiến thắng quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 939 Ngô Quyền xưng Vương lập nên nhà Ngô – Triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam,
Những mâu thuẫn trong dòng họ Ngô đã tạo điều kiện cho các thổ hào địa phương nổi dậy, đất nước rơi vào cảnh loạn 12 sứ quân. Trước nguy cơ đất nước bị phân liệt chia rẽ. Mặt khác nhà Tống (Trung Quốc) đang mở rộng lãnh thổ về phái Nam. Trước tình hình đó Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên nhà Đinh, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hào Lư (Ninh Bình). Năm 979 Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị tên hầu cận là Đỗ Thích giết.
Đinh Toàn lúc đó mới 6 tuổi lên ngôi vua, nhân cơ hội này nhà Tống phát quân xâm lược nước ta. Theo ý nguyện của các tướng sĩ thì Thái Hậu Dương Vân Nga đã lấy áo long bào mặc cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn và truyền ngôi cho ông và lập nên nhà Lê. Nhà Tiền Lê thời Lê Hoàn đã lập nên chiến thắng oanh liệt, đánh bại quân xâm lược Tống. Sau chiến thắng quân xâm lược Lê Hoàn cho lập lại bang giao với nhà Tống, vua Tống phong cho Lê Hoàn làm Tiết độ sứ. Năm 1005 Lê Hoàn mất các con ông tranh chấp ngôi vua. Vua Lê Long Đĩnh ăn chơi, tàn ác, bỏ bê triều đình. Nhà Lê sụp đổ.
2.3.1.2. Thể chế chính trị
Ngay sau khi giành được độc lập, nhà Ngô (939 – 965) đã có ý thức xây dựng thể chế chính trị theo kiểu quân chủ trung ương tập quyền. Bộ máy nhà nước thời Ngô chỉ bao gồm một số chức quan võ (chỉ huy sứ) và một số quan văn giúp việc. Triều đình quy định nghi lễ, phẩm phục đặt cơ sở cho sự phát triển của nhà nước quân chủ sau này.
Sang thời Đinh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, bắt đầu định giai phẩm cho hàng ngũ quan văn, quan võ, tăng đạo. Trong nhà nước vua là người đứng đầu, nắm mọi quyền hành giải quyết mọi công việc, vừa là quan tòa tối cao, vừa là tổng chỉ huy quân đội. Dưới Vua, ở trung ương, có sự phân công, phân nhiệm cho các quan văn, quan võ, tăng quan. Có các chức quan võ như: Sĩ sư, Tướng quân, Nha hiệu, Phò mã, Đô úy. Bên cạnh các quan võ còn có một hệ thống Tăng quan và Đạo sĩ với các chức đại sư được nhà Đinh rất trọng vọng. Như vậy, tổ chức nhà nước nhà Đinh vẫn chủ yếu chia thành hai ngạch văn – võ, cũng đã có sự phân công trong các lĩnh vực chính trị, quân sự…
Tiếp tục sự nghiệp xây dựng đất nước của nhà Đinh, Lê Hoàn tiến hành củng cố chế độ quân chủ chuyên chế, chấn chỉnh bộ máy chinh quyền. Triều Lê có sự mô phỏng rõ nét  hơn quan chế triều Tống so với các triều đại Ngô – Đinh trước đó. Như Tổng quản (tể tướng), Thái sư (quan văn cố ván cho nhà vua…) Các vị vua thời kỳ này đã bắt đầu phong tước cho hoàng tộc, chủ yếu là tước vương. Trật tự nghi lễ bước đầu được xác lập.
Nhìn chung thể chế chính trị thời Ngô – Đinh – Tiền Lê thể hiện xu hướng trung ương tập quyền. Nhưng bộ máy nhà nước còn đơn giản. Nhà nước là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất và thu tô thuế, cống phẩm, lao dịch của các làng xã.
Về chính quyền địa phương thì thời Đinh chia đất nước thành 10 đạo hành chính, gắn với 10 đạo quân, dưới đạo là cấp cơ sở - cấp giáp, đứng đầu là quản giáp, phó tri giáp, dưới giáp là cấp xã đứng đầu là chánh lênh trưởng và tá lệnh trưởng. Đến nhà Tiền Lê đổi 10 đạo thành lộ, phủ. Cấp cơ sở vãn giữ nguyên. Các triều đại này đã chú trọng đến vùng nông thôn vì đây là nền tảng kinh tế xã hội của đất nước tuy nhiên, chính quyền trung ương vẫn chưa vươn tay được tới nhiều nơi của các địa phương.
Các triều đại Việt Nam thế kỷ X còn mang nặng tính quân sự vì đất nước còn phải đối phó với nhiều giăc ngoại xâm, các thế lực cát cứ đang đua nhau nhòm ngó.Tổ chức quân ngũ, trang bị và luật lệnh trong quân đội được thiết lập. Đây là việc mở đầu cho quân đội chính quy ở nước ta, đánh dấu bước trưởng thành đáng kể về thể chế nhà nước.
2.3.1.3. Pháp luật
Tài liệu nghiên cứu pháp luật thời kỳ này hầu như rất ít. Chúng ta chỉ biết vài nét về các hình phạt nặng nề được sử dụng ở thời kỳ này. Ví dụ, theo Việt sử thông giám cương mục, Đinh Tiên Hoàng “muốn dùng oai lực để chế trị thiên hạ, mới đặt vạc lớn ở sân, nuôi hổ dữ ở cũi, hạ lệnh rằng: hể kẻ nào vi phạm thì bắt bỏ vào nấu trong vạc, hay cho hổ ăn thịt. Ai nấy sợ hãi không dám phạm pháp”. Những hình phạt khốc liệt trên là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà Đinh trấn áp các thế lực chống đối và cát cứ.
Đến thời Tiền Lê, tình hình pháp luật cũng không có gì phát triển hơn, theo Tống sử ghi lại năm 990: quan lại “tả, hữu có lỗi nhỏ cũng giết đi, hoặc đánh từ 100 roi đến 200 roi. Bọn quan giúp việc, ai hơi có việc gì làm phật ý có điều gì làm phật ý quan trên cũng đánh từ 30 – 50 roi, truất xuống làm tên gác cổng khi hết giận lại gọi về cho làm chức cũ”. Theo Cương mục, năm 1002, Lê Hoàn bắt đầu định luật lệ. năm 1003, những người làm phản bị tội chém bêu đầu. Lê Long Đĩnh (1005-1009) cũng dùng những hình phạt giết người giã man tàn bạo như thiêu người, xẻo thịt cho chết dần, giam người vào nhà tù dưới nước để nước triều dâng lên làm ngập chết, bắt trèo cây rồi đẵn cho cây đổ, rốc mía trên đầu sư… Nguồn sử liệu ít ỏi đã làm hạn chế việc tìm hiểu tình hình pháp luật thời kỳ này nhưng có thể thấy thời Tiền Lê, nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật đầu tiên, mở đầu lịch sử pháp luật thành văn của dân tộc. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, tập quán pháp và tục lệ vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật trên các lĩnh vực hôn nhân gia đình và dân sự. Nhìn chung, các hình phạt thời kỳ này mang tính chất tàn ngược và được các nhà nước thời kỳ này coi là công cụ đắc lực hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chống lại các thế lực cát cứ chống đối.
Tóm lại, thế kỷ X – XI là thời kỳ đặc biệt của lịch sử dân tộc, có thể coi đây là “thời kỳ quá độ”, tạo tiền đề xác lập nền độc lập tự chủ vững chắc. Tuy nhiên do đất nước còn gặp phải nhiều khó khăn nên việc xây dựng thể chế chính trị, pháp luật chưa thật sự được hoàn chỉnh. Thể chế chính trị, pháp luật thời kỳ này cũng mang những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á.
Thể chế chính trị thời kỳ này được thiết lập theo xu hướng quân chủ trung ương tập quyền, đứng đầu nhà nước là vua, nhưng quyền lực chưa thật sự tối cao, chính quyền trung ương chưa thực sự đủ mạnh nên quyền lực của nhà vua vẫn không thực sự vững chắc. Thể chế chính trị còn đơn giản, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa được tổ chức chặt chẽ để tập trung sức mạnh vào trung ương. Bên cạnh đó, pháp luật chưa quy định chặt chẽ, rõ ràng mà đôi chỗ còn tùy tiện đã góp phần làm cho nhà nước chưa vững mạnh đã cũng từ đó kéo theo sự không phát triển lắm của phương thức sản xuất châu Á mặc dù cho đến thời kỳ này phương thức sản xuất châu Á cũng đã tồn tại ở Việt Nam một thời gian dài trước đó. Phương thức sản xuất châu Á giai đoạn này ở Việt Nam có những đặc thù riêng khác với các nước là quyền lực của vua chưa hẳn là tuyệt đối, chế độ đẳng cấp không khắc nghiệt, pháp luật chưa that sự rõ ràng à chặt chẽ…
Qua nhiều lần thay đổi, bổ sung thể chế chính trị, pháp luật thời kỳ này ngày càng được hoàn thiện, đây được xem như là bước đệm cần thiết để tiến tới xây dựng một thế chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền và một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn ở các triều đại tiếp sau. Như vậy, có thể thấy các đặc trưng của phương thức sản xuất chấu Á đã được thể hiện ở thể chế chính trị, pháp luật thời kỳ này. Tuy nhiên không hoàn toàn trùng khớp với phương thức sản xuất châu Á như quyền lực của vua chưa thực sự là tuyệt đối.
2.3.2. Lý – Trần – Hồ
2.3.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội và diễn biến chính trị
2.3.2.2. Thể chế chính trị
a. Triều Lý
Trong suốt hai thế kỷ, nhà Lý đã thành lập và củng cố thể chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền, đất nước được xây dựng và phát triển trên quy mô lớn về mọi mặt. Khác với triều Ngô, Đinh, Tiền Lê chế độ cai trị nặng về quân sự, do ảnh hưởng của tôn giáo nhà Lý đã thiết lập thể chế chính trị dân sự.
          Đứng đầu nhà nước là vua, nhà vua có quyền tuyệt đối, nắm cả quyền lập pháp hành pháp và tư pháp. Vua đặt ra các chức quan, ban hành pháp luật bắt mọi người phải thực hiện, khi các cơ quan chuyên trách chưa được kiện toàn, vua còn trực tiếp xử kiện. Vua là tổng chỉ huy quân đội, trực tiếp cần quân khi có chiến tranh. Vua có quyền sở hữu tối cao đối với toàn bộ ruộng đất và tài nguyên đất nước.
          Các quan đại thần chia thành hai bên văn võ, có quy định kiểu áo, mũ khác nhau. Bên văn có tam thái ( thái sư, thái phó, thái bảo), tam thiếu ( thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo), bên võ có thái úy, thiếu úy, bình chương sự.
          Dưới bậc đại thần bên văn có thượng thư, tả hữu tham tri, tả hữu gián nghị địa phu, trung thư thị lang, bộ thị lang, phủ sĩ sư, điện học sĩ, hàn lâm học sĩ…Bên võ có Đô Thống, Nguyên Soái, Tổng Quản, Khu Mật Sứ, Thượng Tướng, Đại Tướng, Đô Tướng, Chỉ huy sứ..
          Về các bộ: đứng đầu bộ là thượng thư, phó là thị lang. Đặc biệt thời Lý đã có các cơ quan chuyên trách xử án, giám sát hình ngục là bộ Hình, và Thẩm Hình viện.
          Ngoài ra trong triều còn có các cơ quan chuyên môn, giúp vua quản lý các lĩnh vực khác nhau.
          Hệ thống tăng quan là tổ chức độc đáo của triều Lý, nó không là tổ chức hành đạo, mà là nhưng người giúp cho vua quản lý các tăng đồ về mặt hành chính, đồng thời trên thực tế cũng là người bảo vệ quyền lợi của Phật Giáo.
          Về chính quyền địa phương: Lý Thái Tổ chia cả nước thành 24 phủ - lộ - châu, đứng đầu phủ là tri phủ, đứng đầu lộ là phán phủ (thông phán), đứng đầu tri là tri châu. Dưới Phủ, Lộ là Huyện, Trại đứng đầu là Huyện Lệnh. Huyện bao gồm nhiều Hương, Xã.
Hệ thống quan lại được lựa chọn theo các tiêu chuẩn: thân – có quan hệ họ hàng, Huân – có công đặc biệt, Tuyển cử - lựa chọn những người có khả năng, đạo đức nhưng không nhất thiết phải có trình đọ văn hóa cao.
Tổ chức quân đội triều Lý cũng khá chặt chẽ, quân đội được phân ra thành Quân Thân Vệ (cấm vệ quân) đóng ở kinh đô, Sương Quân (Lộ quân) đóng ở địa phương. Chính sách “ngụ binh ư nông” được thực thi rất có hiệu quả.
b. Triều Trần
tiếp tục củng cố thể chế chính trị trung ương tập quyền thời Lý. Thời Trần chế độ quân chủ mang hình ảnh ngày càng sâu sắc của Nho giáo. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống, quy định tính chất của thể chế chính trị thời này.
Vua là người đúng đầu cả nước và có quyền lực tuyệt đối, toàn diện nhưng trên thực tế trên vua còn có Thái Thượng Hoàng, đây là thể chế chính trị lưỡng đầu chế.
Quan đầu triều là Tể Tướng, tể Tướng phải là thân vương, giúp vua điều hành công việc hàng ngày trong triều đình. Ngoài ra thời Trần còn đặt thêm nhiều chức quan mới: Tướng Quân (tương đương với Tể tướng), Đại hành khiển, tham tri…
Đứng đầu hàng quan văn là Thái Úy, Thiếu úy, bình chương quân quốc trọng sự. Một số chức mới là: tiết chế, phiêu kỵ, tướng quân, cấm vệ tướng quân…
Lục bộ (bộ lại, bộ Lễ, Bộ Hình bộ Binh, bộ Công) quản lý các lĩnh vực: tổ chức bộ máy hành chính, ngoại giao, tín ngưỡng, kinh tế, quân sự, pháp luật. đứng đầu là thượng thư, cấp dưới là thị lang, lang trung. Trong đó chức vụ thượng thư chủ yếu do các Nho thần đảm nhiệm.
Các cơ quan chuyên môn: Các cơ quan mới được đặt ra thành những hệ thống riêng gọi là quán, các, sảnh, cục, đài, viện. Những cơ quan chuyên trách về văn hóa, giáo dục, y tế là: Hàn Lâm Viện, Quốc tử giám, Quốc viện học, Giảng võ đường, Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân Phủ.
Đặc biệt thời Trần rất chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và xét xử ở cả trung ương và địa phương, các cơ quan tư pháp bao gồm: Ngự sử đài, Thẩm hình viện, Tam ty viện, Bình bạc ty. Nhà Trần vẫn duy trì các cơ quan phụ trách tôn giáo như Quốc sư, Tăng thống, Tăng lực, Tăng chính…
Chính quyền địa phương thời Trần có 3 cấp là Lộ - Phủ (châu) – Hương (xã). Năm 1242 vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ. đứng đầu lộ là An Phủ sứ, An phủ phó sứ  (di triều đình cử đến). Năm 1397 vua Trần Thuận Tông đặt thêm cấp Huyện dưới cấp Châu, đứng đầu là Lệnh úy, có chủ bạ giúp việc bỏ các chức đại tư xã và tiểu tư xã.        
          Cùng với việc phát triển Nho giáo thì chế độ khoa cử thời Trần cũng phát triển hơn thời Lý, những người thi đỗ gọi là tiến sĩ. Năm 1247, nhà nước đặt ra địa vị tam khôi: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Các kỳ thi nhấn mạnh vào kiến thức pháp luật.
Về quân đội: thời Trần cũng như thời Lý vẫn gồm có cấm quân (quân chuyên nghiệp) bảo vệ an ninh cho kinh thành và quân địa phương (lộ quân). Ngoài ra còn có lục quân và thủy quân. Lực lượng vũ trang của quý tộc nhà Trần cũng là một bộ phận đáng kể trong quân đội. Nhà Trần tiếp tục chính sách “ngụ binh ư nông” từ thời Lý. Phát huy sự kết hợp xây dựng kinh tế với quốc phòng, giữa sản xuất nông nghiệp và tổ chức vũ trang.
c. Triều Hồ
Vua được gọi là quan gia như thời Trần, là trung tâm của triều đình, năm quyền hành tốt thượng. về đối nội vua Hồ tập trung mọi triệt để một quyền lực nhà nước trong tay mình bằng sự lãnh đạo tốt cao, tuyệt đối. Nhà Hồ vẫn duy trì thể chế “lưỡng đầu chế”.
Bộ máy quan lại nhà Hồ, về cơ bản không có gì thay đổi so với nhà Trần, bao gồm: các quan đại thần, các bộ, các cơ quan chuyên môn (quán, các, sảnh, đài, viện, giám, ty…)
          Chế độ tể tướng được thừa kế từ thời Trần, tuy nhiên đã đổi tên gọi từ đồng bình chương sự thành Tả, Hữu tướng quốc và thường được giao cho người thân cận trong hoàng tộc. Tả, Hữu tướng quốc thay mặt vua chỉ huy mọi hoạt động của quan lại và trông coi mọi việc. Khi nhà vua bất tài thì quyền bính nằm gọn trong tay tể tướng, như chính Hồ Quý Ly đã làm cuối thời Trần.
          Nhà Hồ đã lập ra một số cơ quan mới như: Đăng văn triều chính, Phong quốc giám, đại lý tự, quảng tế thự…trong đó quảng tế thự là cơ quan trông coi việc y tế, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho nhân dân. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, nhà nước đặt ra cơ quan y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chỉ sau 6 tháng nắm quyền vua Hồ đã tổ chức khoa thi thái học sinh, trong đó có 20 người thi đỗ. Chính quyền địa phương vẫn giữ như thời Trần, bao gồm: Lộ (trấn), Phủ Châu, Huyện, Xã.
Tổ chức quân đội: được củng cố, tăng cường quân đội thường trực, xây dựng các tuyến phòng thủ, biên chế lại lực lượng. Quân đội chia thành Cấm quân, Địa quân, Cấm vệ quân và Thủy quân.
d. Triều Lê sơ
Thời kỳ đầu (Vua Lê Thái Tổ) Hệ thống chính quyền được tổ chức chặt chẽ, đứng đầu là Vua. Giúp việc cho Vua có các cơ quan chủ yếu sau: Tả, Hữu tướng quốc là hai cơ quan đầu triều; các cơ quan đại thần gồm Tam thái, Tam Thiếu, Tam tư; Các cơ quan văn phòng tư vấn gồm: nội mật viên, các sảnh, Hàn Lâm viện, Bí thư giám, Chính sự viện; Các bộ - các cơ quan giúp vua quản lý chuyên ngành; Các cơ quan chuyên môn bao gồm: Ngự sử đài, Ngũ hình viện, Quốc sử viện, Quốc tử giám, Thái Sử viện.
Năm 1426 khi giải phóng hầu hết đất nước, Lê Lợi bắt đầu xây dựng một hệ thống chính quyền và phân chia khu vực hành chính vùng Bắc Bộ, thành lập 4 đạo: Đông Đạo, Bắc đạo, Tây đạo và Nam đạo. Dưới đạo là Lộ hoặc Phủ hoặc trấn (ở miền núi), dưới lộ là cấp Châu, dưới Châu là cấp Huyện, đơn vị hành chính nhỏ nhất là Xã.
Nhìn chung thể chế chính trị thời Lê Lợi còn sơ sài, chủ yếu xây dựng chủ yếu theo thể chế chính trị của các thời đại trước, tuy nhiên mức độ tập trung quyền lực đã cao hơn.
Thời vua Lê Thái Tông: trong thời gian trị vì của mình Ông đã tiến hành công cuộc cải cách bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, từ dân sự đến quân sự, cả quan chế lẫn thể chế, đã thiết lập một thể chế chính trị chuyên chế phong kiến điển hình với quy mô lớn và hoạt động có hiệu quả.
Chính quyền trung ương gồm 7 khối cơ quan:
+ các quan đầu triều: bãi bỏ chức tể tướng và chức Đại Hành Khiển, các chức tam tư cũng bãi bỏ chỉ còn lại Tam Thái và Tam Thiếu, Thái úy và Thiếu úy.
Khác với các triều trước, các quan đại thần thường không được kiêm nhiệm những trọng trách khác nên không có thực quyền, chỉ được hưởng phẩm cao, bổng hậu.
+ Các cơ quan văn phòng, tư vấn gồm: Hàn Lâm viện, Đông các viện, Trung thư giám, Hoàng môn tỉnh, Bí thư giám.
+ Lục bộ là 6 cơ quan chủ yếu trong triều đình, do vua trực tiếp chỉ đạo, có chức năng giúp vua quản lý từng lĩnh vực cụ thể trong xã hội. Gồm: Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Lễ, Bộ Công.
+ Lục Tự: Năm 1466, Vua Lê Thánh Tông lập ra 6 tự để trông coi nhưng việc mà Lục bộ không thể đảm nhiệm được, Lục tự hoạt động trực tiếp dưới sự chỉ đạo của nhà Vua. Lục tự gồm: Địa Lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự, Thượng bảo tự.
+ Lục khoa: đó là 6 cơ quan trực thuộc nhà vua, có chức năng, kiểm tra, giám sát lục bộ.
+ Các cơ quan chuyên môn: Ngự sử đài, Thông chính ty, Quốc tử giám, Quốc sử viện, tư thiên giám, Thái y viện, Tôn nhân phủ.
+ Các cơ quan phụ trách nông nghiệp: Lần đầu tiên ở nước ta Lê Thánh Tông đã lập các cơ quan chuyên môn về nông nghiệp đó là: Sở đồn điền, Sở tầm trang, Sở thực thái, Sở điền mục.
          Chính quyền địa phương: Năm 1466 nhà vua đặt 12 đạo thừa tuyên: Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Định, Quốc Oai, Bắc Giang, Yên Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Lang Sơn, Thái Nguyên và Trung Đô Phủ (kinh đo Thăng Long). Đổi bộ thành Phủ, đổi Trấn thành Châu. Các cấp chính quyền mới là Đạo – Phủ - Huyện (châu) – Xã.
Tổ chức quân đội: Quân đội chia thành hai loại quân: cấm vệ quân (thân binh) và Ngoại binh. Ngoài ra còn có Ngũ phủ quân.
          Dưới thời vua Lê Thánh Tông nhà vua nắm quân đội để bảo vệ vững chắc vương triều.
          Về quan lại chủ yếu tuyển chọn từ khoa cử, bảo cử nhưng chủ yếu là khoa cử. Khoa cử có 3 bậc: Hương – Hội – Đình.
2.3.2.3. Pháp luật
a. Triều Lý
Cùng với sự phát triển của chế độ trung ương tập quyền, đến đời Lý, hoạt động lập pháp của nhà nước đã bắt đầu phát triển, được thể chế hóa và quy định chặt chẽ. Triều đại trước đó là Ngô – Đinh – Tiền Lê chưa có hệ thống pháp luật thành văn nhưng đến thời kỳ nhà Lý thì đã bắt đầu hình thành một bộ luật hoàn chỉnh là quyển Hình thư. Cụ thể là năm 1042, Lý Thái Tông sai quan trung thư “san định luật lệ, châm chước những điều thời thế thông dụng, xếp thành môn loại, biên rõ điều mục làm thành quyển Hình thư của một triều đại để cho người xem dễ biết. Sách làm xong chiếu ban ra cho thi hành, dân đều lấy làm tiện”. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Hình thư gồm có ba quyển, đó là một sưu tập luật lệ có tính chất pháp điển, đã bị thất truyền. Tuy chúng ta không biết được về Hình thư nhưng qua những pháp lệnh được chép lại trong sử cũ cũng cho chúng ta có thể thấy rõ tính chất của pháp luật thời Lý. Hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam, chứng tỏ bộ máy nhà nước trung ương tập quyền đã có tính chất tương đối ổn định và đã được xây dựng với thiết chế tương đối hoàn bị của nó.
Sau khi ban bố Hình thư, các triều vua nhà Lý tiếp tục ban hành những luật lệ bổ sung về hành chính, hình sự và dân sự. Năm 1042, vua Lý đã quy định thể lệ chuộc tội: những người già trên 70 tuổi và trẻ em dưới 15 tuổi, những người có nhược tật, những người họ nhà vua và có công lớn nếu phạm tội có thể chuộc bằng tiền, trừ phạm tội thập ác. Năm 1071, lại quy định thêm là người được nộp tiền chuộc tội phải tùy theo tội ngặn hay nhẹ mà bắt nộp tiền ít hay nhiều khác nhau. Việc cho phép nộp tiền này đã khiến cho bọn quý tộc quan lại giàu có càng có điều kiện áp bức bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, đối với tội thập ác thì bất kỳ tầng lớp nào cũng không được chuộc tội. quy định này trước hết là để bảo vệ nhà nước trung ương tập quyền. những hành động chống đối lại nhà nước trung ương bị ghép vào các tội mưu phản, mưu đại nghịch, mưu loạn là những tội xếp hàng đầu trong mười tội (thập ác). Để bảo vệ hoàng thành cung cấm và nhà vua, vua Lý ban hành những điều cấm nghiêm ngặt việc đi lại trong cung cấm. ví dụ như lệnh của vua Lý Thánh Tông năm 1060 đối với các loại lính hay năm 1150, vua Lý Anh Tông đã hạ lệnh cấm hoạn quan không được tự tiện vào cung cấm, người nào phạm tội thì bị tội chết, kẻ nào canh giữ không cẩn thận để cho người khác vào cung cũng bị tội chết. các triều quan không được đi lại với các vương hầu ở trong cấm đình, không hội họp 3-5 người bàn bạc, chê bai, không được qua lại hành lang để khí giới của quân Phụng Quốc vệ đô tức là quân cấm binh thân tín bảo vệ nhà vua, ai phạm tội đó bị đánh 80 trượng và phạm tội đồ. Người nào vào trong hành lang ấy thì bị xử tử. Ngay cả quan phụng vệ, có chiếu chỉ mới được cầm khí giới, nếu không có chiếu chỉ mà cầm vũ khí đi phía ngoài hành lang cũng bị xử tử.
Sử cũ còn ghi lại những cực hình dã man dưới triều Lý như dùng những cực hình tàn khốc để giết những người chống đối nhà vua. Điển hình như “lên ngựa gỗ” là tội nhân bị đóng lên một tấm ván, đem đi bêu chợ rồi mới đem ra pháp trường xử, các hình phạt chặt chân chặt tay và các hình phạt dã man khác. Ví dụ như năm 1035, Định Thắng đại tướng là Nguyễn Khánh, cùng với đô thống Đàm Toái Trạng, nhà sư họ Hồ và các em vua là bọn Thắng cán, Thái Phúc, toan đoạt ngôi vua. Nguyễn Khánh và nhà sư họ Hồ đều bị cắt thịt róc xương ở chợ Tây.
Pháp luật của nhà Lý còn bảo vệ nguồn thu nhập bóc lột của nhà nước và cả dân đinh các làng xã – sức lao động chủ yếu của xã hội lúc bấy giờ. Năm 1146, vua Lý đã ra lệnh cho bách quan, quản giáp, chủ đô khi tuyển lính để bổ sung cho cấm quân phải chọn những hộ lớn tức là những hộ nhiều người, không được lấy những người cô độc, ai làm trái sẽ bị trị tội.
Thể lệ về việc thu thuế cũng được quy định rõ. Các quan lại thu thuế của nhân dân, ngoài mười phần đóng vào kho nhà nước, được thu riêng một phần gọi là “hoành đầu”, kẻ nào thu quá số ấy thì bị khép vào tội ăn trộm. trong nhân dân nếu có ai tố cáo việc lạm thu ấy thì được miễn lao dịch ba năm, người ở kinh thành cáo giác thì được thưởng. nếu quản giáp, chủ đô và người trưng thuế thông đồng với nhau thu quá lệ, tuy đã lâu ngày mà có người cáo phát thì tất cả cũng bị tội như nhau. Khố ti thu thuế lụa, nếu ăn lễ lấy lụa của nhân dân thì cứ mỗi thước lụa phạt 100 trượng; 1 tấm lụa đến trên 10 tấm thì theo số tấm, thêm phối dịch 10 năm.
Thời kỳ này, hiện tượng mua bán ruộng đất bắt đầu tăng. Việc kiện tụng về ruộng đất đã phổ biến và nhà nước đã phải ban hành nhiều điều luật công nhận quyền sở hữu đó. Lý Anh Tông đã quy định phép chuộc ruộng và nhận ruộng, ruộng cầm đợ trong 20 năm được chuộc, tranh nhau ruộng đất trong vòng 5 năm hay 10 năm thì được kiện. có ruộng vườn hoang người khác đã cày cấy, tranh nhận lại không được quá 1 năm, ai làm trái bị 80 trượng. ruộng đã bán đoạn có khế ước thì không được chuộc, ai trái cũng bị 80 trượng. Tranh nhận ruộng ao mà dùng binh khí đánh người tử thương cũng bị 80 trượng, xử tội đồ và đem ruộng ao trả cho người bị tử thương. Bên cạnh đó, để bào đảm cho sản xuất nông nghiệp, việc giết trâu bò được quy định chặt chẽ, ai giết trâu bò không đúng quy định sẽ bị xử nặng. để bảo vệ tài sản tư hữu, tội trộm cắp bị xử nghiêm khắc. Lĩnh ngoại đại đáp chép rằng người ăn trộm bị chặt hết ngón tay, ngón chân, người láng giềng biết việc không tố cáo cũng bị phạt trượng, vợ của người bị tội bị phạt khổ sai ở các nhà theo lệnh của Lý Nhân Tông năm 1117. năm 1043, nhà vua định rằng người nào trộm lúa má của cải của bách tính, lấy được của thì đánh 100 trượng. không lấy được của mà làm bị thương người thì bị tội lưu. Quân lính cướp của cải của dân bị đánh 100 trượng và thích 30 chữ.
Ngoài ra, pháp luật thời Lý phản ánh rõ sự phân biệt đẳng cấp xã hội. đẳng cấp quý tộc quan liêu được hưởng nhiều đặc quyền, ngay cả trang phục, nhà cửa cũng phân biệt với nhân dân. Thợ trong các bách tác cục không được chế tạo những đồ dùng kiểu nhà quan bán ra cho nhân dân. Con cái dân gian không được bắt chước cách trang sức ở trong cung. Pháp luật thồi kỳ này còn quy định tầng lớp nô tỳ không được lấy con cái của dân gian. Tư nô không được xem mình như cấm quân xăm hình rồng, người nào phạm thì bị xung công. Nô tì nhà vương hầu và bách quan không được cậy thế đánh đập quân dân, nếu phạm cấm thì chủ phải tội đồ, còn nô bộc thì bị sung công.
Không những đã có bộ luật quy định rõ ràng mà ở thời Lý đã có cơ quan chuyên trách xử án, giám sát hình ngục. Đó là cơ quan bộ hình và thẩm hình viện, thường là các Á tướng kiêm nhiệm. Văn bia Sùng Thiện diên linh cho biết vào thời Lý Nhân Tông có Nguyễn Công Bật làm hình bộ thượng thư và Lý Bảo cũng đồng làm tri thẩm hình viện sự. Và một đôi lần vua cũng trực tiếp xét xử. Chẳng hạn tháng 7/1065, vua Lý ra điện Thiên Khánh để xét kiện. Mỗi khi có dịp lễ hội, cầu đảo, thời tiết thay đổi, khi mới lên ngôi… nhà vua ra lệnh chẩn tế, giảm niên hạn hay tha bớt tù. Am hiểu hình luật cũng là điều kiện làm quan. Năm 1077, nhà Lý tổ chức thi lại viên để tuyển chọn quan lại với ba môn thi: thư (chữ viết), toán và hình luật. Vào thời Lý Anh Tông triều đình có đặt hòm bằng đồng để thu nhận thư oan. Nhưng sau đó đã bị Đỗ Anh Vũ chống lại biện pháp này.
Hình thư và các bộ luật khác ra đời cùng với sự tồn tại cơ quan hình bộ và thẩm hình viện riêng biệt là bước tiến trong tổ chức quản lý của nhà nước thời Lý. Pháp luật thời Lý là pháp luật bảo vệ quyền lợi của nhà nước trung ương tập quyền và của tầng lớp quý tộc quan liêu, củng cố chế độ đẳng cấp, bảo vệ tư hữu. Nhưng để tập trung toàn bộ quyền lực vào tay nhà nước mà đại biểu là vua, pháp luật nhà Lý đã phần nào hạn chế thế lực của bọn quan lại quý tộc và có những biện pháp tốt để phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
b. Triều Trần
Bước sang thời Trần, hoạt động pháp chế được tăng cường hơn. Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều Hiến chương loại chí thì năm 1230, Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều thông chế (20 quyển) quy định về tổ chức chính quyền. sau đó, năm 1244, qua nhiều lần sửa chữa và bổ sung, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật.
Cơ quan luật pháp thời Trần cũng được tăng cường và hoàn thiện hơn, quy định rõ ràng thể lệ xét xử. Ở trung ương, nhà Trần thành lập có thẩm hình viện, Tam ty viện để trông coi công việc pháp luật. Còn ở địa phương, việc hình án do các quan hành chính ở địa phương nắm. Năm 1332, Nguyễn Trung Ngạn phụ trách thẩm hình viện lại lập thêm nhà bình doãn xử án. Sau đó,  năm 1341, Trần Dụ Tông trao cho Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu cùng soạn ra Hình thư gồm một quyển để ban hành. Cuối thế kỷ XIII, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật và lập viện đăng văn kiểm pháp (gọi tắt là viện kiểm pháp) lấy các đại thần phụ trách. 
Năm 1230, Trần Thái Tông xuống chiếu cho phép các ngục giám xét xử lấy tiền “cước lực” (sức chân) tùy theo nhật trình xa hay gần. Năm 1241, cho phép các ty xử án được lấy tiền “bình bạc” tức là tiền phí tổn khi xét xử. năm 1304, quy định giấy tờ xét xử ngục tụng phải điểm chỉ.
Pháp luật thời Trần quy định mưu phản thì phải giết hết thân tộc, đấy là tội lớn nhất trong các tội thập ác. Lệ chuộc tội bằng tiền từ thời trước vẫn được duy trì và chính quy định này làm cho bọn quý tộc quan liêu và quan lại giàu có coi thường pháp luật.
Để bảo vệ kinh tế tư hữu, tội trộm cắp bị xử rất nặng nề, có thể bị chặt chân tay hay cho voi giày. Quyền lợi của tầng lớp trên trong xã hội được pháp luật ưu đãi, việc bán người làm nô tỳ được coi là hợp pháp. Việc mua bán ruộng đất được nhà nước thừa nhận qua các chiếu qui định về việc làm chúc thư, văn khế mua bán và văn tự vay mượn,.. Ngoài ra, dưới nhà Trần vẫn áp dụng những hình phạt rất nặng nề, hà khắc như chặt ngón chân, tay, voi giày, lăng trì…
c. Triều Hồ
Song song với việc tăng cường quân độ nhà Hồ ban hành một số luật lệ về kinh tế, xã hội như chính sách hạn điền hạn nô. Để bảo vệ lưu hành tiền giấy nhà Hồ đã ban hành những quy định trừng trị tội làm giấy bạc giả, tàng trữ tiền đồng và bắt buộc dân  đổi tiền đồng lấy tiền giấy. Năm 1401 Hồ Hán Thương định Đại Ngu Quan Chế hình luật nhưng hiện nay chưa có tài liệu nào cho ta biết rõ nội dung của hình luật ấy.
d. Lê sơ
Do nhu cầu phát triển của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, các hoạt động lập pháp của nhà Lê được đẩy mạnh và thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Các hoạt động lập pháp của nhà Lê nhằm xác định ý chí của giai cấp thống trị và bảo vệ, bênh vực nền chuyên chính của giai cấp phong kiến. thế kỷ XV được coi là cái móc hết sức quan trọng của pháp quyền Việt Nam, nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển trong giai đoạn xác lập và phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật thời kỳ này bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến đời Lê Thánh Tông và đánh dấu bằng sự ra đời của bộ luật Hồng Đức. Ngay sau khi lên ngôi, năm 1428, Lê Lợi đã cùng một số đại thần bàn định một số luật lệ về kiện tụng và phân chia ruộng đất công làng xã, một số quy định về hình phạt, ân xá… Dưới thời Thái Tông, một số nguyên tắc xét xử các vụ kiện cáo và một số điều luật nghiêm cấm nạn hối lộ, hoạt động giao thiệp với nước ngoài được xây dựng thêm. Năm 1449, Nhân Tông ban hành 14 điều luật khẳng định và bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, quy định nguyên tắc xét xử những hành vi xâm phạm đến quyền tư hữu đó. Sang đới Thánh Tông, triều đình ban bố nhiều quy định về việc trấn áp các hành vi chống đối, làm nguy hại đến nền an ninh quốc gia và địa vị thống trị của giai cấp phong kiến, về bảo vệ tôn ti trật tự đạo đức phong kiến. Năm 1483, Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật, các pháp lệnh đã ban bố và thi hành trong các triều vua trước, soạn định lại và xây dựng thành một bộ luật hoàn chỉnh. Đó chính là Lê triều hình luật mà sử sách gọi là Bộ luật Hồng Đức. Bộ luật Hồng Đức sau khi được xây dựng đã trở thành pháp luật chính của thời Lê sơ và của các triều đại sau cho tới tận thế kỷ XVIII. Bộ luật Hồng Đức bên cạnh quy định về luật hình thì còn cả những quy định về luật hành chính, luật tố tụng, luật dân sự…
Như vậy, Nhà nước và pháp luật thời kỳ này về cơ bản là hoàn thiện hơn và có sự quy củ hơn thời kỳ trước. Từ thời kỳ Lý – Trần – Hồ, chế độ trung ương tập quyền đã được tăng cường vững mạnh và đạt tới trình độ cao trong lịch sử nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam dưới triều Lê sơ. Vua vẫn nắm quyền hành tối cao trong triều đình và ngày càng chuyên chế hơn đặc biệt dưới triều Lê sơ. Vua vẫn là người chuyên quyền, quyền lực của vua được tập trung cao độ và trực tiếp chỉ đạo hệ thống quan lại trong triều cũng như quân đội. Với những đặc điểm đó thì những biểu hiện của phương thức sản xuất châu Á đã biểu hiện rõ nét nhất trong giai đoạn này. Với sự chuyên quyền của nhà vua thì nhân dân phải chịu sự áp đặt và lao dịch nặng nề với một hệ thống pháp luật mang hình phạt hà khắc, dã man mà đặc biệt là Bộ luật Hồng Đức dưới triều Lê sơ. Pháp luật thời kỳ này là phương tiện, công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội, trị vì đất nước với những tư tưởng pháp luật hiện đại.
Dưới địa phương, phương thức sản xuất châu Á cũng đã thể hiện rõ nét qua những quy định của pháp luật đặc biệt là chế độ sở hữu ruộng đất. Tuy nhiên, ruộng đất vẫn thuộc sở hữu tối cao của nhà vua tức là ruộng đất công và nhà nước đã đưa ra luật pháp để quy định việc thu thuế hoặc phong cấp đất đai cho quan lại… giai đoạn đầu tức thời kỳ Lý – Trần – Hồ thì nhà nhước còn mang màu sắc của phương thức sản xuất châu Á với mối quan hệ giữa nông dân công xã và nhà nước. nhưng dần đến thời Lê sơ thì phương thức sản xuất châu Á dần mờ nhạt do các chính sách về ruộng đất của nhà nước đã khẳng định chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất , từ chế độ sở hữu ruộng đất của làng xã độc quyền chuyển sang hình thức chiếm hữu.
2.3.4. Thời kỳ nội chiến
2.3.4.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và diễn biến chính trị
a. Tình hình kinh tế - xã hội
Đầu thời Mạc, tình hình kinh – xã hội ổn định. Sau đó, chiến tranh liên miên cuộc sống của người dân ngày càng cùng cực. Nền kinh tế đất nước ngày càng sa sút nghiêm trọng.
Ở Đàng Ngoài: chính quyền Lê – Trịnh phân chia lại ruộng đất để ban thưởng cho các tướng có công trong chiến tranh, các quan lại hoặc quân sĩ. Xung đột kéo dài làm cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng. Chính sách sưu cao thuế nặng, quan lại tham ô dẫn đến “tức nước vỡ bờ”, người nông dân cầm vũ khí đứng lên đấu tranh chống áp bức bất công bảo vệ chính mình.
Ở Đàng Trong: là vùng đất xa mới khai phá. Vùng đất này dưới sự cai trị của chúa Nguyễn. Các chúa Nguyễn rất chú trọng đến ruộng đất. Nhưng càng về sau thì sự bóc lột thuế của các chúa Nguyễn và quan lại ngày càng cao đẩy đời sống nông dân đến khó khăn. Tuy nhiên, do những điều kiện đặc biệt của Đàng Trong nên số dân đi lưu vong có thể tìm được đất mới để canh tác do đó mâu thuẫn của xã hội tạm thời được giải quyết, nó góp phần làm cho cuộc khủng hoảng đến chậm hơn so với Đàng Ngoài.
Về kinh tế thủ công nghiệp thì đều phát triển mạnh ở cả Đàng Trong – Đàng Ngoài, các chúa Trịnh, Nguyễn cho lập nhiều xưởng lớn chuyên đúc súng, chế tạo vũ khí, làm đồ trang sức. Thời kỳ này đã xuất hiện một số ngành nghề mới như nghề in, là đồng hồ…Việc khai thác kim loại cũng phát triển nhanh chóng, và khai thác hầm mỏ đã trở thành một bộ phận quan trọng của thủ công nghiệp. Thờ kỳ này cũng chứng kiến sự phát triển rầm rộ của thương nghiệp. Nội thương phát triển. Cùng với đó thì nhiều đô thị mọc lên. Mầm móng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
Về lĩnh vực tôn giáo thì do tình hình xã hội thì Nho giáo ngày càng suy tàn, Phật giáo có phần được khôi phục tuy nhiên không được thịnh như thời Lý – Trần. Đạo giáo hòa nhập với tín ngưỡng dân gian thì phát triển hơn trước được vua quan sùng mộ.
b. Diễn biến chính trị
Trước sự suy thoái của triều Lê, Mạc Đăng Dung đã tập hợp lực lượng và chiếm lấy ưu thế trong triều. Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua lập nên nhà Mạc (1527 – 1592) khiến cho đất nước ngày càng thêm hỗn loạn. Một cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim chạy sang Lào tìm gặp Lê Duy Ninh, con cháu vua Lê, tôn lên làm vua, Năm 1533, Lê Duy Ninh chính thức làm vua là Lê Trang Tông, Trung Hưng nhà Lê.
Khi Nguyễn Kim bị một hàng tướng nhà Mạc đầu độc chết, con rể là Trịnh Kiểm kế vị. Con cháu họ Trịnh từng bước thâu tóm quyền lực, biến vua Lê như một bù nhìn.
Thời Lê Trung Hưng trải qua các cục diện: Nam Triều – Bắc Triều; Trịnh – Nguyễn phân tranh và Đàng Trong – Đàng Ngoài, phong trào Tây Sơn. Đến năm 1788 kết thúc vương triều Lê.
Trong nội bộ Nam Triều xảy ra mâu thuẫn gay gắt giữa hai dòng họ Trịnh – Nguyễn. Đề phòng mối nguy hại từ Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng xin cho được vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Tại đây, họ Nguyễn đã củng cố thế lực, xây dựng lục lượng cát cứ lấy danh  nghĩa “phù Lê” để chống lại họ Trịnh. Cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn kéo dài từ năm 1627 – 1672 đã gây thiệt hại nặng nề về người và của, nhiều tổn thất cho nhân dân cả hai miền. Không phân được thắng bại Hai bên đã lấy sông Gianh làm giới tuyến quân sự tạm thời.
Ơ Đàng Ngoài chúa Trịnh lấn át vua Lê, mọi quyền lực đều nằm trong tay chuá Trịnh.
Ở Đàng Trong, mặc dù không có vua Lê nhưng chú Nguyễn cũng không giám xưng Đế, chỉ xưng vương và truyền ngôi vương theo chế độ thế tập.
Trong một thời gian dài cuộc nội chiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn đã làm cho nước ta tiêu điều, đời sống nhân dân đói khổ. Nhiều phong trào nông dân đã nổi lên đấu tranh chống lại các tập đoàn phong kiến thống trị, một phong trào nông dân có quy mô lớn nhất và đã giành được thắng lợi lật đổ các tập đoàn phong kiến thống nhất đất nước đó là phong trào nông dân Tây Sơn do người anh hùng áo vải Quang Trung lãnh đạo. Chính phong trào nông dân này cũng đã đánh tan quân Xiêm xâm lược bảo vệ độc lập cho dân tộc. Sau khi đánh bại các thế lực phong kiến trong nước và bọn xâm lược Quang Trung đã lập ra nhà Tây Sơn.
Như vậy, thời kỳ 1527 – 1802 có thể chia làm ba giai đoạn (nhà Mạc với hai chính quyền Nam – Bắc Triều; Trịnh – Nguyễn phân tranh với hai chính quyền Đàng Trong – Đàng Ngoài, nhà Tây Sơn) với 5 thế lực tham gia tranh giành quyền lực (Mạc, Lê, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn), 3 triều vua (Mạc, Lê, Tây Sơn), 2 phủ chú (Trịnh, Nguyễn).
Thời kỳ này thể chế chính trị và pháp luật vẫn mang những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á.
2.3.4.2. Thể chế chính trị
Trong giai đoạn này tình trạng nhiều chính quyền nhà nước song song tồn tại trên những vùng miền khác nhau của quốc gia là hiện tượng đặc biệt nhất, Có thể chia thành các giai đoạn nhỏ nối tiếp nhau: Bắc Triều và Nam Triều, Đàng Trong và Đàng Ngoài, triều Tây Sơn.
v    Thể chế chính trị Bắc Triều và Nam Triều
Về cơ bản thế chế chính trị thời kỳ này giữ nguyên như trước, chỉ có một vài thay đổi nhỏ Mạc Đăng Dung cho mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước, củng cố binh chế, tăng cường số quân bảo vệ kinh thành và nhà vua. Ở Nam Triều, về danh nghĩa là triều Lê nhưng quyền hành thực sự thuộc về Nguyễn Kim sau khi Nguyễn Kim chết quyền lực thuộc về Trịnh Kiểm. Nam triều tổ chức bộ máy thống trị giống nhà Lê trước đó. Sau cục diện Đàng Trong – Đàng Ngoài xuất hiện thì ở mỗi miền có một thể chế chính trị riêng.
Tổ chức chính quyền trung ương
Ở triều đình vẫn tổ chức lục bộ là bộ Lại bộ, Hộ bộ, Lễ bộ, Binh bộ, Hình bộ và Công bộ. Ở mỗi bộ đều có một viên thượng thư cùng hai viên Tả hữu thị lang chịu trách nhiệm chung và một cơ quan thường trực gọi là vụ tư cảnh. Thượng thư ở các bộ là viên quan có vị trí cao mang hàm Tòng nhị phẩm. Tả hữu thị lang thấp hơn một bậc là Tòng tam phẩm. Còn viên Tư vụ ở Vụ tư sảnh thì mang hàm tòng bát phẩm. Tùy thuộc vào công việc của từng bộ, ở mỗi bộ có thể có một hoặc một vài cơ quan chuyên trách riêng cũng như nha môn thừ hành riêng.
Giúp việc cho Lục bộ là Lục tự. Ngoài Lục tự còn có Lục khoa, là cơ quan giám sát công việc của từng bộ tương ứng. Ngoài lục khoa làm nhiệm vụ kiểm soát công việc của từng bộ theo chuyên môn còn có ngự sử đài làm nhiệm vụ kiểm soát tất cả các cơ quan và các quan về nhiệm vụ chung.
Tổ chức chính quyền địa phương thì hệ thống tổ chức hàng chính và chính quyền về cơ bản vẫn dựa vào tổ chức cũ của thời Lê Thánh Tông. Đất nước được chia ra làm các: trấn, phủ, huyện, châu và xã. Vào buổi đầu, họ Trịnh cho đổi các đạo trong nước làm các trấn và phân biệt nội trấn với ngoại trấn. Đứng đầu trấn có các cơ quan Trấn Ty, Thuấn ty, Hiến ty. Đứng đầu Trấn ty là chức Trấn thủ, Đốc trấn hay Lưu thủ. Xã trưởng là tổ chức chính quyền thấp nhất của bộ máy nhà nước phong kiến.
Về phương thức tuyển dụng quan lại bộ máy nhà nước ở Đàng Ngoài chủ yếu là thiên về trọng võ. Đội ngũ quan võ được giữ chức cao hơn quan văn trong triều đình. Về quân đội thì chính quyền Đàng Ngoài đã chú trọng đến xây dựng một lực lượng quân đội thường trực vững mạnh để bảo vệ. Vì chính quyền Lê – Trịnh không có cơ sở vững chắc trong nhân dân và thường xuyên phải đối pho với những nguy cơ xâm lược từ bên ngoài. Quân đội gồm 4 binh chủng: bộ binh, thủy binh, kỵ binh, pháo binh.
v    Thể chế chính trị Đàng Trong – Đàng Ngoài
Tổ chức chính quyền trung ương:
Từ một chính quyền địa phương lệ thuộc đã phát triển thành một chính quyền nhà nước biệt lập với bộ máy quan chức cồng kềnh theo phiên chế riêng của họ Nguyễn. Năm 1614 Nguyễn Phúc Nguyên cho cải tổ lại bộ máy hành chính theo phiên chế của họ Nguyễn. Ông đặt ra ba ty mới: Xá sai phụ trách hành chính, tư pháp, do đô tri đứng đầu, Tướng thần lại phụ trách về tài chính, do cai bạ đứng đầu, lệnh sử phụ trách về nghi lễ, tế tự do nha úy đứng đầu.. Ở mỗi ty đều có những thuộc viên giúp việc gọi là câu kê, thủ hợp… Năm 1638 chú Nguyễn đặt các chức nội tả, ngoại tả, nội hữu, ngoại hữu làm tứ trụ đại thần. Sau có them Ty Nông phụ trách việc thu thuế. Ở địa phương thì chia thành chính dinh và 5 dinh địa phương
Đến thời kỳ 1744 – 1777, tổ chức chính quyền chúa Nguyễn có nhiều thay đổi, trở nên chặt chẽ hoàn thiện hơn. Chúa Nguyễn xưng vương cho đặt lại cá nghi lễ, phẩm phục. Dinh chính gọi là kinh thành, phủ chúa gọi là điện. Ở trung ương đặt ra lục bộ và hàn lâm viện. Ở địa phương thì chia làm 12 dinh và 1 trấn. Đứng đầu dinh là đô đốc, đứng đầu trấn là trấn thủ. Dưới dinh là Huyện do tri huyện đứng đầu, dưới huyện là xã hoặc thuộc. Quân đội cũng được chú trọng xây dựng, quân lính chia làm ba loại: quân túc bảo vệ đô thành Phú Xuân, quân chính quy thường trực ở các dinh và thổ binh ở các địa phương. Nhìn chung thể chế chính trị Đàng Trong mang tính quan lieu, chuyên chế, coi trọng quân sự và mang tính đàn áp.

v    Thể chế chính trị thời đại Tây Sơn
Hoàng đế có quyền lực tối cao. Ngoài 6 bộ do thượng thư đứng đầu phụ trách, còn có các cơ quan cao cấp khác: Hàn lâm viện, viện ngự sử, thái y viện…các đơn vị hành chính đại phương về cơ bản vẫn giữu nguyên như cũ nhưng được chỉnh đốn lại thống nhất và chặt chẽ hơn. Cả nước chia làm nhiều trấn do trấn thủ đứng đầu, dưới trán là phủ, dưới phủ là huyện, đứng đầu là quan võ phân xuất giúp việc cho quan văn phân tri. Dưới huyện là Tổng, đứng đầu Tổng là Tổng trưởng. Mỗi tổng quản lý vài xã , đưng đầu là xã trưởng. Về quân đội thì nhà Tây Sơn xây dựng quân đội vững mạnh, có sức chiến đấu cao. Quân đội được chia làm 5 doanh: Trung, tiền, tả, hậu, hữu. Có đủ các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh. Như vậy, bộ máy nhà nước vẫn còn mang tính quan liệu, chủ yếu phỏng theo mô hình thời Lê Sơ nhưng mang đậm tính quân sự hơn.
à    Trong điều kiện lịch sử đặc biệt, thì dưới thời Mạc thể chế chính trị của nước ta cơ bản vẫn như trước nhưng về sau đất nước bị chia cắt lâu dài với hai thể chế chính trị riêng biệt. Một đất nước mà có tới hai ông vua, sau đó một ông vua và hai ông chúa. Hai chính quyền ít nhất là về hình thức, đại diện cho hai dòng họ, hai tập đoàn phong kiến không cùng ruột thịt, đã cùng nhau điều hành bộ máy chung. Việc phủ chúa được thiết lập là cơ chế bổ khuyết cho ngôi vị của nhà vua, phủ chúa vừ từng bước kiêm tỏa ảnh hưởng của nhà Lê vừa từng bước thay thế nhà Lê đang ngày càng suy yếu không còn đủ sức đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử.
Thể chế chính trị Lê – Trịnh là thể chế “lưỡng đầu chế” của hai dòng họ kết hợp với nhau không loại bỏ nhau ẩn chứa sự vừa hòa hợp vừa mâu thuẫn. Sự tồn tại của thể chế chính trị Lê – Trịnh được duy trì trong một khoảng thời gian tương đối dài là do xuất phát từ hệ tư tưởng Nho giáo. Mô hình thể chế chính trị thời Lê – Trịnh ít thay đổi so với thời Lê Sơ chỉ thay đổi tên gọi đạo thành trấn, nhà nước ít quan tâm đến cấp xã.
Ở Đàng Trong chính quyền chúa Nguyễn đã xây dựng một thể chê chính trị riêng biệt. Chính quyền địa phương ngày càng được củng cố và tăng cường có them nhiều đơn vị hành chính mới với xu hướng lùi dần vào phía Nam với bộ máy quan liêu cồng kềnh hơn trước.
Thể chế chính trị trong cả nước rất phức tạp và nặng nề. Cả Đàng Trong – Đàng Ngoài, hệ thống quan lại là đẳng cấp có đặc quyền rất lớn, chúng ra sức bóc lột, ức hiếp dân lành. Về cơ bản thể chế chính trị thời kỳ này có sự kế thừa rất lớn bộ máy của triều Lê Sơ trước đó. Sau thời kỳ đát nước bị chia cắt với sự thiết lập triều đại Tây Sơn đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đánh dấu sự kết thúc tình trạng “hai chính quyền song song tồn tại” trên lãnh thổ nước ta. Việc xây dựng bộ máy nhà nước thời Tây Sơn chủ yếu dựa chủ yếu trên quan võ. Do tồn tại trong một thời gian ngắn nên triều Tây Sơn chưa có điều kiện xây dựng, kiện toàn thể chế chính trị mà chủ yếu là kế thừa mô hình đã có từ trước. Vì vậy, những hạn chế và thậm chí đã kìm hãm nhiều chính sách, cải cách tiến bộ.
2.3.4.3. Pháp luật
* Pháp luật thời kỳ từ Nam – Bắc triều đến Đàng Trong – Đàng Ngoài:
Mặc dù đây là thời kỳ đầy biến động nhưng hoạt động lập pháp của các nhà nước phong kiến cũng có một vài thành tựu đáng chú ý. Luật Hồng Đức về cơ bản vẫn được thi hành trên cơ sở bổ sung một số điều luật phù hợp với từng thời kỳ.
- Đàng Trong: các chúa Nguyễn vẫn áp dụng luật Hồng Đức. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, các chúa Nguyễn ban hành nhiều điều luật nhằm củng cố quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, thừa nhận và bảo vệ chế độ sở hữu lớn về đất đai, xây dựng thuế khóa tăng thu nhập Nhà nước.
- Đàng Ngoài:
+ Đáng chú ý nhất thời kỳ này là Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ ban hành của nhà nước Đàng Ngoài. Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ là bộ luật tố tụng, được xây dựng trên cơ sở tham khảo những điều lệ về kiện tụng, đặt làm định pháp. Đó là kết quả hệ thống hóa các sắc dụ về luật tố tụng của Nhà nước Đàng Ngoài.
+ Trên cơ sở phân loại việc, định thẩm quyền của các cấp xét xử:
Những việc kiện về ly hôn, ruộng đất thì cấp xã xử trước sau đó mới lên cấp huyện, phủ, thừa ty, hiến ty, cai đạo đại sử, ngự sử đài.
Đối với các vụ án đánh nhau, chửi mắng, đòi nợ… cấp xét xử đầu tiên là quan huyện, nếu xử không được thì theo trình tự xét xử như các vụ kiện về ly hôn.
Thời hạn xét xử được luật định là: giết người 4 tháng, kiện ruộng đất, trộm cướp 3 tháng, việc ly hôn 1 tháng, chửi mắng, đánh nhau, việc vặt thì xử ngay để vụ việc không tồn đọng.
Ngoài ra, còn nhiều sắc dụ quy định thủ tục, trình tự bắt người, khám xét, điều tra quản ngục …. Trong luật hình sự, Nhà nước Đàng Ngoài có một số sửa đổi về hình phạt. Hạn chế việc lấy tiền chuộc tội, bỏ hình phạt chặt ngón chân, ngón tay, đổi hình phạt lưu thành tù khổ sai có thời hạn. Ban hành nhiều điều luật trừng trị những kẻ có hành vi phạm tội cờ bạc, làm bạc giả, đào ngũ… cấm và trừng trị người theo đạo Thiên Chúa.
àNhư vậy, thành tựu luật pháp đáng kể nhất của nhà nước phong kiến Việt Nam thời kỳ này là bộ luật tố tụng do nhà nước Đàng Ngoài ban han hành.
* Pháp luật Tây Sơn
Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (1789 – 1802), nhưng trong lĩnh vực pháp luật triều đại Tây Sơn cũng có những đóng góp nhất định.
Về tổ chức nhà nước: văn bản pháp luật quan trong nhất là chiếu lên ngôi (1789). Trong đạo chiếu Quang Trung chỉ rõ: việc lặp lại trật tự trong triều chính, lễ nghi thể thức của nhà Lê. Chiếu lên ngôi xác nhận về mặt pháp lý một nhà nước mới ra đời và khẳng định sứ mệnh lịch sử “thay trời hành đạo” của mình trước giới sĩ phu phong kiến – cơ sở xã hôi và giai cấp chủ yếu của nhà nước phong kiến. Đồng thời, cũng đã răn đe người dân không làm những việc sai trái.
Quang Trung ban bố chiếu cầu hiền và chiếu dụ các quan văn võ triều Lê, nhằm chiêu tập các sĩ phu và quan lại cũ của triều Lê – Trịnh tham gia vào bộ máy nhà nước của mình. Nguyễn Quang Toản khi nối nghiệp cha đã ban chiếu cầu ngôn, mong mỏi tập hợp được trí tuệ quan lại,dân chúng để có thể khắc phục phần nào nạn chuyên quyền và tình hình bè phái trong nội bộ vương triều.
Trong lĩnh vực kinh tế: Năm 1789, Quang Trung ban hành chiếu khuyến nông, coi nông nghiệp là quan trọng nhất, đồng thời chỉ ra biện pháp phục hồi kinh tế nông nghiệp. Bắt tất cả những người ngụ cư, lang thang về nguyên quán, trừ những người đã lập nghiệp ở nơi khác ba đời. Trách nhiệm của quan lại địa phương phải chấm dứt tình trạng bỏ hoang ruộng đất. Các xã trưởng phải lập sổ đinh, sổ điền kê khai rõ số nhân đinh phiêu tán mới trở về, số ruộng đất còn bỏ hoang và đã phục hoang. Quá hạn, ruộng tư bỏ hoang sẽ bị tịch thu làm ruộng công và đánh theo mức thuế ruộng công.
Về tài chính:  Quang Trung thi hành chính sách thuế khóa đơn giản. trong Chiếu lên ngôi, Quang Trung qui định giamr ½ thuế đính, thuế điền và thuế tạp dịch trong vụ đông năm 1789. Bên cạnh đó bãi bỏ thuế điệu cho nhân dân từ sông Gianh trở ra Bắc. Đối với các ngành kinh tế công- thương nghiệp, Quang Trung khuyến khích và cho tự do phát triển.
Trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục: Quang Trung ban hành chiếu lập học và chiếu mở khoa thi, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác giáo dục trong việc xây dựng đất nước. Chiếu lập học qui định, các xã phải lập nhà xã học, người dạy gọi là xã giáo hay xã giảng. Ở phủ, huyện có trường học do huấn đạo phụ trách. Quang Trung chủ trương cải cách lối học sáo mòn công thức cũ, chú trọng tính thiết thực nhằm đào tạo đội ngũ quan lại, viên chức có năng lực hoạt động thực tiễn. Đặc biệt, trong giai đoạn nay chữ nôm lấy làm chữ viết chính thức của quốc gia.
Tóm lại, thể chế chính trị, pháp luật thời kỳ nội chiến có mang những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á. Tuy nhiên, sự biểu hiện đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á thời kỳ này là không rõ nét. Nhất là ở thời kỳ đất nước bị chia cắt làm hai nên mỗi Đàng cũng có một thể chế chính trị, pháp luật riêng. Về thể chế chính trị thì quyền lực tập trung trong tay vua chỉ là hình thức, quyền lực chính là nằm trong tay chúa. Về pháp luật thì do mỗi Đàng xây dựng cho mình một thể chế khác nhau nên về cơ bản mỗi Đàng cũng có một hệ thống pháp luật riêng. Nhưng đến thời Tây Sơn thì sự biểu hiện của phương thức sản xuất châu Á      có phần đậm nét hơn so với giai đoạn Đàng Trong – Đàng Ngoài. Thời Tây Sơn quyền chuyên chế biểu hiện rõ nét, quyền lực tập trung trong tay vua. Theo đó pháp luật để nhằm bảo vệ quy định quyền lực của vua.
2.3.5. Nhà Nguyễn
2.3.5.1. Thể chế chính trị
Sau khi lên ngôi Gia Long và các vua kế tiếp theo đã thiết lập ở nước ta chế độ quân chủ chuyên chế, tăng cường thiết lập bộ máy đàn áp và các công cụ thống trị, cùng với việc thi hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng cố và bảo vệ quyền lợi của gia cấp địa chủ phong kiến. Cụ thể:
Về kinh tế, quá trình chiếm đoạt ruộng đất và tập trung ruộng đất vào tay địa chủ, bần cùng hóa nông dân tiếp diễn mạnh mẽ. Gia Long đã ra lệnh tịch thu ruộng đất của những người theo Tây Sơn và bắt những người nhân dân trả lại cho chủ cũ những ruộng đất mà triều Tây Sơn cấp phát cho họ. Có thể nói, đây là cách thức chiếm đoạt ruộng đất trắng trợn thành quả đấu tranh của nông dân và cũng là cách thức phục hồi, củng cố chế độ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến. Chính vì những hành động đó của vua Gia Long mà thời kỳ này nạn chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ, cường hào diễn ra rầm rộ. Ngược lại, người nông dân một lúc vừa phải chịu cảnh mất đất, vừa phải nộp tô thuế hết sức nặng nề và chế độ lao dịch hết sức nặng nề. Do vậy, người nông dân ngày càng trở nên bần cùng và kiệt quệ. Đồng thời, đây cũng chính là nguyên nhân lý giải cho tình hình nền kinh tế nông nghiệp sa sút, thiên tai và mất mùa sảy ra thường xuyên. Tình cảnh đồng ruộng bỏ hoang, nhân dân phiêu bạt, xóm làng xác xơ đã trở nên quá quen thuộc đối với xã hội Việt Nam lúc này. Trước tình trạng đó, nhà Nguyễn đã đề ra những chính sách khẩn hoang với nhiều hình thức, đặc biệt là hình thức đồn điền và doanh điền. Tuy nhiên, những biện pháp này không làm cải thiện được bao nhiêu cho nền kinh tế đang đứng trước quá nhiều bất cập.
Bên cạnh đó, ở nông thôn quá trình phân hóa giai cấp đang diễn ra hết sức sâu sắc và nhanh chóng.
Về công thương nghiệp, các vua triều Nguyễn đã thi hành chính sách kìm hãm sự phát triển của công nghiệp tư nhân, của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Trong các công xưởng của nhà nước thì người lao động bị vắt kiệt sức lao động. Hơn nữa, nhà Nguyễn vẫn duy trì thuế sản phẩm rất nặng nề đối với thủ công nghiệp. Có thể nói, chính  chính sách “ức thương” cấm chợ, đặc biệt là chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn đã làm cho thương nghiệp không phát triển được.
Như vậy, ngay từ khi thành lập nhà Nguyễn chưa có những chính sách thiết thực để yên lòng dân và làm cho tình hình kinh tế phát triển. Cũng chính vì lẽ đó mà ngọn lửa đấu tranh của nông dân luôn luôn bùng nổ ngay từ thời Gia Long, tiêu biểu như: Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827), khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 – 1836), khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 – 1855),…
o             Ở trung ương. Với mục đích xây dựng đất nước vững mạnh, thống nhất từ trung ương đến địa phương và xóa bỏ tình trạnh phân tán, yếu kém nên ngay sau khi lên ngôi Gia Long đã cố gắng xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế. Sau đó các vua kế nghiệp vẫn duy trì và củng cố chế độ này, đặc biệt năm 1832 – 1932, vua Minh Mệnh đã tiến hành cuộc cải cách lớn nhằn củng cố chính quyền phong kiến.
Quyền hành nhà nước thuộc về hoàng đế (vua). Hoàng đế là chủ tối cao của quyền lực nhà nước: đứng đầu triều đình và có quyền quyết định mọi công việc. Hoàng đế cũng là người duy nhất ban hành luật, lệ, qui định các thứ thuế, đứng đầu tòa án quốc gia, có quyền ân xá, quyền sắc phong, lập đền cho các công thần và quyền phán xét các quan lại.
Về hành pháp, Hoàng đế là người trực tiếp nắm tất cả các bộ, các viện ở trung ương, các quan đầu tỉnh ở địa phương, chủ trì các hội nghị định thần đình thần, các buổi thiết triều, phê duyệt và quyết định mọi việc triều chính, bổ nhiệm, thay đổi hay luân chuyển các quan chức, hơn nữa Hoàng đế còn trực tiếp ra đề thi và chấm thi trong các kỳ thi Đình,..
Đồng thời, Hoàng đế cũng là người độc quyền trong ngoại giao, chịu hoàn toàn trách nhiệm về chính sách đối ngoại của mình và cũng là người trực tiếp đón tiếp các người nước ngoài trong quá trình ngoại giao.
Về bên quân đội, Hoàng đế có vai trò là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, có quyền tổ chức, bổ nhiệm các quan, có quyền “điều binh, khiển tướng”. Không những thế, để khẳng định quyền lực tuyệt đối và bất khả xâm phạm, ngăn chặn nguy cơ tiếm chiếm quyền Hoàng đế, nhà Nguyễn hạn chế phong tước công hầu và đặt ra lệnh “tứ bất”.
Hơn nữa, khi thiết lập bộ máy quan lại, Gia Long đưa ra hai nguyên tắc ưu tiên đó là: những người có công trong quá trình đấu tranh xác lập vương triều và những người trong dòng họ Nguyễn. Vì thế, hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương ngày càng được củng cố và hoàn thiện.
Bộ máy nhà nước trung ương bao gồm các bộ phận: Các quan đại thần, một Văn phòng (dưới thời Gia Long Nội các gọi là Thị thư viện, sau đổi là Văn thư phòng và đến năm 1829 Minh Mệnh đổi thành Nội các), Cơ mật viện, lục bộ (bao gồm: bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công), các cơ quan chuyên môn, cơ quan giám sát và các cơ quan tư pháp. Trong đó, Nội các và Cơ mật viện là một cơ quan rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Bởi lẽ, thông qua hai cơ quan này nhà vua có thể khống chế và ràng buộc quyền lực của lục bộ, qua đó quản lý quốc gia một cách sâu sát hơn.
o             Ở địa phương: Trên cơ sở thống nhất đất nước của triều Tây Sơn, Nhà Nguyễn đã nhanh chóng thiết lập hệ thống chính quyền ở địa phương trên cơ sở vừa có kế thừa, vừa có bổ xung phát triển.
Ngay từ năm 1802 đến 1831, cả nước chia thành 3 khu vực: Miền trung, nơi đặt kinh đô, nhà Nguyễn đã chia thành các doanh hoặc trấn, ở miền Bắc chia ra làm 11 trấn, nơi đặt thành được gọi là Bắc Thành, ở miền Nam đặt Gia Định thành gồm 5 trấn. Dưới trấn (hoặc doanh) là phủ, huyện hoặc châu (ở miền núi), đơn vị cơ sở có cấp xã.
Nhìn chung, bên cạnh sự thống nhất thể hóa về tổ chức chính quyền ở địa phương, thời kỳ đầu nhà Nguyễn vẫn tồn tại song song hai khu vực hành chính gần như độc lập ở bắc thành và Nam thành. Để khắc phục tình trạng đó, tháng 11- 1831, khi Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính, ông đã xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định thành, từ Quảng trị trở ra Bắc có 18 tỉnh, từ Quảng Nam trở vào Nam có 12 tỉnh.
Để quản lý các tỉnh, triều đình đặt các chức quan trông coi một cách nghiêm ngặt (trừ đất Thanh Hóa là đất “thang mộc” của nhà Nguyễn nên đặt một viên tổng đốc, còn  29 tỉnh còn lại được chia làm 14 liên tỉnh). Cứ mỗi một tỉnh đặt một tổng đốc. Tổng đốc vừa là viên quan cao cấp nhất tại địa phương, vừa làm thành viên của chính quyền trung ương được phái về địa phương cai quản. Tổng đốc coi việc cai trị chung và việc quân sự. Tổng đốc thường phụ trách từ 2 đến 3 tỉnh, những tỉnh nhỏ chỉ đặt tuần phủ. Giúp việc cho tổng đốc có tuần phủ (trông coi việc chính trị, văn hóa giáo dục) , bố chính (coi việc thuế khóa, tài chính, dịch điền), án sát(coi việc hình án, giao thông, trạm dịch,..).
Về quan võ, cấp tỉnh có đề đốc, lãnh binh. Ngoài ra, còn có các chức quan chuyên môn như: doanh điền, hà đê sứ. Tất cả các cơ quan hành chính tỉnh và liên tỉnh đều đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của triều đình và chịu sự giám sát thường xuyên của Viện đô sát. Các viên giám sát ngự sử thường đóng tại các liên tỉnh để giám sát mọi hành động của cơ quan chính cấp tỉnh. Họ có thể thay mặt nhà vua để đàn áp hoặc bắt phạt từ các chức quan từ Tổng đốc trở xuống.
Dưới triều Nguyễn cả nước ta có 78 phủ, 252 huyện và 39 châu. Đứng đầu các phủ, huyện, châu do Tri phủ, tri huyện, tri Châu đứng đầu. Tri huyện, tri châu đều có nhiệm vụ đốc thúc tiền lương, làm việc sai dịch, thu thuế khóa, lưu giữ công văn, giấy tờ, sổ sách và xử án trong đại phận của mình.
Ở cấp tổng, thời vua Gia long, cai tổng là quan võ, làm việc quan ở các phủ, huyện, không liên quan đến việc quân. Quan cai tổng không có trụ sở làm việc mà được đặt dưới sự sai phái của tri phủ và tri huyện.
Ở cấp xã, từ năm 1828, không tồn tại chức xã trưởng nữa, thay vào đó là chức Lý trưởng. Giúp việc cho Lý trưởng có phó lý, do kỳ lão và các chức sắc trong xã cử ra. Ngoài ra, còn có các chức: trương tuần, chưởng bạ, tuần đinh. Mỗi xã là một đơn vị độc lập, tự chịu trách nhiệm về thuế, đinh điền, phu phen và tạp dịch đối với nhà nước.
Ở miền núi, có các trị châu cai quản. Các trị châu này thường là những người có uy tín trong các từ trưởng, thổ tỵ, lang đạo. Đến thời Minh Mệnh, chế độ quan bị xóa bỏ, các quan lại của triều đình trực tiếp cai quản các châu, huyện. Có thể nói, từ cuộc cải cách hành chính năm 1831 – 1832, các đơn vi hành chính ở địa phương tương đối ổn định và phần lớn các đơn vị tỉnh vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Ngoài các chức dịch trên, ở địa phương còn có hệ thống các quan trông coi việc giáo dục được phân cấp như sau: cấp tỉnh có chức quan đốc học, cấp phủ và huyện có giáo thụ và huấn đạo. Năm 1831, đặt thêm chức Tri sự, lại mục. Thời Minh Mệnh, ông đã căn cứ vào tính chất công việc đã chia phủ, huyện thành 3 loại: loại rất nhiều việc, loại nhiều việc và loại ít việc; còn căn cứ vào hoàn cảnh địa lý, kinh tế Minh Mệnh đã phân thành các lạo phủ, huyện về nơi sung yếu, nơi bận nhiều việc, công việc nặng nhọc, hoàn cảnh khó khăn,… Từ việc phân cấp này Minh Mệnh ban hành những chính sách riêng biệt cho từng vùng. Có thể nói, đây là cách thức phân cấp khoa học và thỏa đáng đối với những vùng quan trọng.
o         Tổ chức quân đội. Để đảm bảo cho quyền lợi được vững mạnh thì song song với việc xây dựng và chỉnh sửa lại hệ thống hành chính, quan lại, tổ chức quân đội cũng đã được các vua triều nguyễn chú trọng. Ở triều đình có bộ Binh quản lý các võ chức, thuyên chuyển, bổ dụng và quản lý lực lượng quân đội. Bộ này do thượng thư đứng đầu, giúp việc có hai tả hữu tham trị và hai tả hữu thị lang, bên dưới còn có các ty Vũ Tuyển, Kinh kỳ, Trực tỉnh, Khảo công và Bình trực sứ. Quân đội chia thành 5 quân, triều đình đặt 5 phủ đô đốc để quản lý và chỉ đạo 5 cánh quân đó, gồm: trung, tiền, hậu, tả và hữu. Mỗi phủ đứng đầu là chưởng phủ sự đô thống, sau đó có các chức thống chế, chưởng vệ. Binh lính có ba loại: Thân binh, cấm binh và tinh binh.
Tước phẩm: Nhà nguyễn duy trì chế đội “ngũ tước, cửu phẩm”. Tước vương gồm thân vương và tự thân vương. Tước hiệu này chỉ phong cho những người trong dòng họ nguyễn. Ngũ tước gồm: công tước, hầu tước, bá tước, tử tước và nam tước. Trong đó, hạn chế phong tước vương, công tước, hầu tước. Những người ngoài dòng tộc chỉ được phong đến hầu tước là cao nhất, còn hầu hết dành cho những người có công lớn. Cửu Phẩm thì phong theo hai bên văn, võ.
à Nhìn chung, từ khi Gia Long lên ngôi cho đến những vị vua sau này với những chính sách thi hành đã ngày càng làm cho chế độ quân chủ trung ương tập quyền được củng cố vững chắc, đặc biệt là từ sau cải cách của vua Minh Mệnh. Trong quá trình xây dựng chính quyền quân chủ tập trung đó, nhà nguyễn đã thừa hưởng được những kinh nghiệm về tổ chức, những di sản văn hóa của dân tộc, lại có thêm thuận lợi khi đất nước được mở rộng và thống nhất. Chính vì lẽ đó, nhà nước dưới triều nguyễn được tổ chức xây dựng qui mô và chặt chẽ hơn.
Tính chất nổi bật của nhà nước phong kiến thời Nguyễn là khuynh hướng tăng cường tập trung và chuyên chế, đặc biệt dưới thời Minh Mệnh. Vua thâu tóm mọi quyền hành và quyết định mọi việc. Mặc dù nhà Nguyễn đã thi hành hàng loạt các biện pháp nhằm củng cố và bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ và trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa nước ta vẫn phát triển, nhưng nhìn chung những chính sách, biện pháp của nhà Nguyễn chưa tạo được nền tảng cơ sở cho sự phát triển của xã hội trong trào lưu của thế giới lúc này. Chính vì thế, đây cũng là nguyên nhân làm cho sức đề kháng của dân tộc suy yếu và dẫn đến thất bại trước sự xâm lược của thực dân phương tây.
2.3.5.3. pháp luật
Về mặt pháp luật có thể nói, sản phẩm cao nhất là bộ Hoàng triều luật lệ ban hành năm 1815 dưới đời Gia Long, nên thường được gọi là bộ luật Gia Long. Cùng với sự ra đời của bộ luật
Gia Long các vua sau còn ban bố nhiều đạo dụ, chiếu để bổ sung cho luật Gia Long. Bộ luật Gia Long được áp dụng trong suốt thời kỳ phong kiến nhà Nguyễn.
Bộ luật Gia Long gồm 22 quyển với 398 điều. Các điều khoản được sắp xếp và phân loại theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của sáu bộ. Cơ cấu bộ luật như sau: Danh lệ 45 điều, Luật lại 24 điều, Luật bộ 66 điều, Luật lễ 26 điều, Luật binh 58 điều, Luật hình 166 điều, tỉ dẫn điều luật 22 điều.
Các điều khoản trong bộ luật gồm 2 phần: Luật và lệ.
- Luật hình:
Phần Dang lệ quy định hệ thống hình phạt, một số nguyên tắc của chế độ trừng trị. Hệ thống hình phạt chính trong luật Gia Long vẫn là hệ thống ngũ hình cổ điền như luật Mãn Thanh (xuy, trượng, đồ, lưu, tử). Ngoài ra luật còn quy định một số hình phạt phụ như phạt tiền, tịch thu tài sản một phần hoặc tất cả, sung vợ con nạn nhân làm nô tỳ, thích chữ vào mặt, giáng cấp, cách chữ…
Phần Danh lệ và một số điều khoản khác quy định các nguyên tắc của chế độ trừng trị, như nguyên tắc giảm tội, nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự tập thể, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền, nguyên tăc xử phạt hành vi phạm tội chưa được luật định bằng phương pháp so sánh, nguyên tắc xử phạt những hành vi không nên và nên làm. Luật còn quy định nếu có sự mâu thuẫn giữa những điều khoản trong phần Danh lệ và một điều khoản khác thì áp dụng hình phạt theo quy định của điều khoản cụ thể.
Các tội phạm cụ thể được quy định trong các chương của bộ luật như tội thập ác, các tội vi phạm luật cấm vệ, cường đạo, thiết đạo các tội phạm về tình dục…
Hình phạt cho các tội phạm cụ thể quy định cụ thể, tỉ mỉ trong từng điều khoản.
- Luật dân sự:
Tuy trong bộ luật không có điều khoản cụ thể nào quy định về quyền sở hữu, nhưng qua các điều khoản khác có thể thấy luật thừa nhận và bảo vệ ba hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã và sở hữu tư nhân.
Các quan hệ hình thức hợp đồng, thừa kế được luật định rất ít. Luật thừa nhận hai hình thức thừa kế: theo di chúc và theo luật. Nếu không có dic chúc sẽ áp dụng thừa kế theo luật. Diện thừa kế là các con (trai), cháu và các họ hàng thân thuộc khác. Các con cháu thuộc hàng kế vị trước tiên, nếu không có người thế vị vào hàng thừa kế thứ nhất thì sẽ cho thừa kế chuyển tiếp.
- Luật hôn nhân và gia đình:
Luật bảo vệ tuyệt đối chế độ gia đình gia trưởng phong kiến và được xây dựng trên nguyên tắc hôn nhân không tự do, nhiều vợ, đề cao quyền của người cha, người chồng, người con trưởng thành, người vợ cả trong gia đình.
Điều kiện để kết hôn là phải có sự đồng ý của ông bà hoặc những người thân thuộc khác trong trường hợp không còn cha mẹ. Tuy nhiên luật cũng thừa nhận một biệt lệ: nếu người con kết hôn khi làm ăn xa nhà thì hôn nhân được coi là hợp pháp. Đồng thời, luật quy định một số trường hợp cấm kết hôn: giữa họ hàng thân tích, khi có tang cha, mẹ hoặc cha mẹ bị giam, khi không tôn trọng trật tự thê thiếp, giữa dân tự do và nô tỳ.
Hình thức kết hôn là hôn thư (văn bản do hai họ ký kết đồng ý gả con cho nhau) hoặc nạp sính lễ. Khi đã thực hiện một trong hai hình thức đó, quan hệ hôn nhân đã có hiệu lực về mặt pháp lý.
Trong chế định ly hôn: thứ nhất là trường hợp thất xuất, thứ hai là nghĩa tuyệt, thứ ba là tuyệt tình. Luật cũng quy định những trường hợp thuận tình ly hôn. Quy định những trường hợp ly hôn vì một trong hai bên vi phạm một số nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hôn nhân. Đồng thời, luật còn quy định một số trường hợp không thể ly hôn.
- Luật tố tụng:
Quy định hệ thống cơ quan xét xử nhiều cấp. Các vụ trước hết phải được lý trưởng, chánh tổng hòa giải. Nếu không hòa giải được thì chuyển lên quan huyện, quan phủ hòa giải. Hòa giải vẫn không thỏa đáng thì xét xử theo luật. Các án có áp dụng hình phạt trượng trở lên đều phải chuyển lên quan án sát (cấp tỉnh) đốc lại.
Ở trung ương, các bộ đều có quyền phúc thẩm các vụ việc quan trọng thuộc quyền hạn của bộ. Tam pháp tuy có quyền phúc thẩm các vụ án bị tuyên án tử hình, các vụ án khó giải quyết. Người có quyền xét xử tối cao là vua. Đối với các án tử hình, Tam pháp y phải tâu vua ba lần. Sau ba lần vua y án, án mới được thi hành.
Để bạn chế số lượng vụ việc, luật quy định việc trừng trị những người tố cáo nặc danh, quan lại thụ lý đơn tố cáo nặc danh sẽ bị phạt, việc đáng thụ lý mà quan lại không thụ lý sẽ bị phạt.
Trong quá trình xét xử, phải coi trọng chứng cứ, trọng lấy cung, cho phép tra khảo phạm nhân. Để bảo đảm tính chân thực của hồ sơ vụ án, quy định trong quá trình thẩm vấn, quan lại không được xét hỏi và áp đặt những tội ngoài cáo trạng đã ghi. Xét xử phải công khai tại công đường, nghiêm cấm trì hoãn , kéo dài việc xét xử một vụ việc.
Quan lại phạm “công tội” bị áp dụng hình phạt xuy, trượng đều được đổi thành phạt tiền, giáng cấp.
à Tóm lại, pháp luật triều Nguyễn là nền pháp luật phong kiến, phản ánh và củng cố những quan hệ sản xuất và quan hệ phong kiến ở mức độ cao nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Pháp luật triều Nguyễn trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi của triều đại và chế độ phong kiến, tăng cường chuyên chế, củng cố chính quyền nhà nước trung ương tập quyền. Mặc dù vậy, chính quyền nhà nước và pháp luật thời Nguyễn đã không đáp ứng được đòi hỏi của lịch sử, do đó đứng trước những biến cố của thời đại, nó đã không làm tròn được sứ mệnh của mình.
à Từ đó đối chiếu với phương thức sản xuất châu Á có thể nhận định: nhà Nguyễn vẫn mang một vài những đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á. Thứ nhất, nhà nước là người nắm quyền tối cao, trong đó quyền lực tập trung vào tay nhà vua. Về kinh tế thì chỉ chú trọng vào nông nghiệp mà không quan tâm đến sự phát triển của sản xuất hàng hóa, do đó sản xuất hàng hóa chậm phát triển. Đặc biệt hình thức bóc lột tô, thuế được kết hợp lại làm một. Tuy nhiên, giai đoạn này không hoàn toàn là phương thức sản xuất châu Á. Bởi lẽ, một luận điểm lớn của phương thức sản xuất châu Á là hoàn toàn không có sự tư hữu về tài sản (cụ thể là đất đai) nhưng ở nước ta từ thế kỷ XVI cho đến khi nhà Nguyễn thiết lập thì chế độ tư hữu về ruộng đất đã xuất hiện và ngày càng phát triển. Trong khi đó, tại bộ luật Gia Long trong luật dân sự đã thừa nhận hình thức sở hữu tư nhân và đặc biệt là đã chú ý quyền sở hữu tư nhân. Do đó, không thể khẳng định thời nhà Nguyễn nắm quyền nằm trong phương thức sản xuất Châu Á được. Mà cho đến nay việc xác định sự tồn tại của phương thức sản xuất Châu Á nằm trong giai đoạn nào của lịch sử phát triển đất nước vẫn còn nhiều tranh cãi, trên đây chỉ là những ý kiến của nhóm đánh giá. Vì thế, những nhận định và đối chiếu này có thể chưa xác đáng.
C. Kết luận
Như vậy có thể nói phương thức sản xuất châu Á là môt vấn đề khoa học đã được nhiều nhà khoa học thế giới và Việt Nam nghiên cứu. Đây cũng là một vấn đề cần thiết cho việc nhận thức các phương thức sản xuất đã có trong lịch sử châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Qua việc nghiên cứu Phương thức sản xuất châu Á, ta thấy được rằng nó tồn tại rất lâu ở xã hội châu Á, bên cạnh đó nó còn tồn tại đan xen trong nền kinh tế, chính trị và cả pháp luật Việt Nam khiến cho nó khó phân biệt được rạch ròi một di sản nào là của phương thức sản xuất nào để lại. Chẳng hạn, đặc điểm xuyên suốt của thể chế chính trị và pháp luật Việt Nam trong lịch sử cổ trung đại là biểu hiện rõ nét của một nhà nước chuyên quyền phương Đông, nhà vua là người đứng đầu, có quyền quyết định cũng như ban bố mọi việc trong nước. Hay hình thức sở hữu ruộng đất công của nhà nước và các công xã nông thôn là những hình thức sở hữu luôn chiếm ưu thế trong lịch sử Việt Nam cổ trung đại…Bên cạnh đó vẫn là những yếu tố khác cùng tồn tại song song như tính chuyên chế chuyên quyền của nhà nước và vua Việt Nam thì không đặc trưng và điển hình do những yếu tố của lịch sử dân tộc quy định nên như sự tồn tại lâu dài của công xã nông thôn…, hoặc là sự tồn tại của hình thức sở hữu tư nhân cũng vẫn tồn tại bên cạnh sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước…
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước theo mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, lại càng cần phải nhận thức rõ những mặt tích cực, tiêu cực do quá khứ để lại. Qua đó góp phần cung cấp những căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn.