Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Bản đồ Sài Gòn từ khi thành lập đến nay (1945 - nay)



Bản đồ Sài Gòn năm 1931

Bản đồ Chợ Lớn 1930 (Plan de Cholon - 1931)





Bản đồ Sài Gòn năm 1950



Bản đồ Chợ Lớn cùng năm





Sài Gòn, Chợ Lớn phát triển mạnh, dần được liên kết và nối liền với nhau. Dân số khoảng 350.000 người (bản đồ năm 1944)







Bản đồ Sài Gòn năm 1947



bản đồ Sài Gòn năm 1960

Map of Saigon 1961 sheet 1

Map of Saigon 1961 sheet 2



Bản đồ Sài Gòn năm 1961




Bản đồ Sài Gòn tháng 12/1962


Bản đồ Sài Gòn năm 1966
]







bản đồ Saigon năm 1970

(phóng to)







Bản đồ Sài Gòn năm 1973 (trước năm 1975)




 Bản đồ Tp Hồ Chí Minh năm 1995

Bản đồ Sài Gòn từ khi thành lập đến nay (1698 - 1931)




Bản đồ Saigon năm 1770



[khamphasaigon.com]

bản đồ thành Bát Quái

[khamphasaigon.com]

Bản đò Sài Gòn năm 1815 của Trần Văn Học

Giải thích các địa danh trên bản đồ
1. Gia Định Tỉnh.
2. Lũy Cát Ngang.
3. Đồng Ngã Tư.
4. Lò Sành.
5. Cây Mai Tự.
6. Phước Lâm Thị.
7. Rạch Cầu.
8. Bến Củi rạch.
9. Sài Gòn xứ.
10. Cựu Lũy.
11. Rạch Dầu.
12. Chợ Quán rạch.
13. Rạch Ông Bé.
14. Chợ Quán.
15. Cầu.
16. Miếu Thánh.
17. Công Thần Miếu.
18. Kim Chương Tự.
19. Quản Thảo Khố.
20. Bàu Tròn.
21. Gò Bàu Tròn.
22. Giám Văn Quán.
23. Trường Súng.
24. Cầu Lão Hòa.
25. Thái Hòa.
26. Gò Tân Định.
27. Chợ Mới kiều.
28. Cao Miêu kiều.
29. Ngã Tắt Mụ Trị.
30. Thái Hòa thôn.
31. Ngã Tắt Mới.
32. Rạch Mụ Nghè.
33. Thủ Thiêm.
Ngã Tắt Mụ Trị nay là rạch Cầu Bông. Ngã Tắt mới nay là rạch Văn Thánh. Khi Trần Văn Học vẽ bản đồ Gia Định tỉnh năm 1815, thì chưa xây miếu Văn Thánh.

Những hoạt động phong phú về kinh tế, văn hóa của cư dân được thể hiện rất rõ trên bản đồ này. Nhiều khu dân cứ xuất hiện, rải rác theo các con lộ và các con kênh, quan trọng nhất là bờ Bắc của rạch Bến Nghé. Ta thấy Phường Đúc chợ Quán vẫn còn hoạt động và các xóm thủ công khác như Xóm Chiếu, xóm Đệm Buồm, Xóm Cốm, Xóm Lò Rèn, Xóm Chỉ, Xóm Dầu, Xóm Lò Gốm, chợ Bến Thành. Xưởng đóng thuyền đã có một bước phát triển rất lớn. Những chiếc thuyền lớn, chở cả trăm người cùng 36 súng thần công đã được đóng tại đây. Người nước ngoài vào đến Đàng Trong vào thời ấy đã cho biết rằng chỉ trong hai năm, Nguyễn Anh cho đóng 300 chiếc thuyền có trang bị thần công và trong 10 năm, số chiến thuyền của ông lên đến 1200 chiếc. 

Sài Gòn - Gia Định thời ấy đã là một nơi đô hội, sầm uất. Không gian đô thị của Sài Gòn đã dần lan tỏa ra. Bản đồ này cho thấy không gian đô thị ấy có hai hạt nhân quan trọng là vùng quận 1 hiện nay và vùng Chợ Lớn. Hai hạt nhân nằm cách nhau khá xa nếu dựa các phương tiện giao thông thô sơ thời ấy, nhưng lại được nối với nhau bằng con rạch Bến Nghé huyết mạch, là con đường lúa gạo từ các tỉnh miền Tây đến cảng Sài Gòn.
Sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng cho phá thành Bát Quái (1835) và xây một thành nhỏ hơn là thành Quy.

[khamphasaigon.com]

Bản đồ Sài Gòn năm 1815 (Nguyễn Đình Đầu họa lại)


http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4633737289/
Bản đồ Sài Gòn năm 1859
Sơ đồ Sài Gòn và vùng phụ cận (Saigon et ses environs) do thiếu úy De Larclause vẽ ngày 1.3.1859. Chú thích:
Thành Gia Định (Citadelle), xưởng Chu Sư đóng tàu (Chantier de construction de jonquen), trại binh (caserne), dấu vết thành Bát Quái (Anciennes for tifications).]



Kế hoạch Saigon năm 1861



Bản đồ 1867[khamphasaigon.com]

Tuy còn tạm bợ, các cơ quan công quyền có tính cách thống trị, nhưng đã khá đầy đủ (theo bản đồ Sài Gòn 1867 do Sở Cầu đường họa):

A. Dinh Thống đốc (Palais du Gouvernement) ở góc đường Nguyễn Du - Hai Bà Trưng, trong khuôn viên trường Trần Đại Nghĩa.
B. Bộ Tổng tham mưu (Etat Mjor Général - ở góc đường Nguyễn Du - Hai Bà Trưng, quận 1).
C. Nha Giám đốc nội vụ (Direction de l'Intérieur) ở góc đường Lý Tự Trong - Đồng Khởi, quận 1.
D. Toàn Giám mục (Évêché) ở góc đường Tôn Thất Đạm - Hàm Nghi, quận 1.
E. Nhà thờ lớn (Cathédrale) trong khuôn viên bốn đường Nguyễn Huệ - Tôn Thất Hiệp - Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng, quận 1.
F. Tòa án (Tribunaux) ở giữa ba đường Lý Tự Trọng - Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tôn, quận 1.
G. Tòa Đốc Lý (Municipalité) ở góc đường Lê Thánh Tôn - Đồng Khởi, quận 1.
H. Ngân khố và Bưu chính (Tre1sor et Postes) ở Nguyễn Du cách Đồng Khởi 100 mét, quận 1.
I. Điện tín (Télégraphe) ở đường Lý Tự Trọng đâu lưng với Ngân khố và Bưu chính, quận 1.
J. Sở Công chính (Ponts et Chaussées) ở trong khuôn viên bốn đường Lê Lợi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Huỳnh Thúc Kháng - Pasteur, quận 1.
K. Trại lính bản xứ (Camp des Indigènes) ở trong khuôn viên bốn đường Lê Duẩn - Mạc Đĩnh Chi - Nguyễn Thị Minh Khai - Phạm Ngọc Thạch, quận 1.
K' Trại lính Trường Thi (Camp des Lattrés) ở trong khuôn viên 4 đường Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Nguyễn Thị Minh Khai - Phạm Ngọc Thạch, quận 1.
L. Trại pháo binh (Artillerie) ở trong khuôn viên các đường Thái Văn Lung - Lý Tự Trọng - Tôn Đức Thắng và sông Sài Gòn, quận 1.
M. Công binh (Ge1nie) ở trong khuôn viên bốn đường Lê Lợi - Hai Bà Trưng - Lý Tự Trọng - Thái Văn Lung, quận 1.
N. Bệnh viện (Hopital) ở trong khuôn viên 4 đường Hai Bà Trưng - Nguyễn Du- Chu Mạnh Trinh - Lý Tự Trọng, quận 1. Nay là Bệnh viện Nhi Đồng II.
O. Sở Liêm phóng cũng gọi Sen Đầm (Gendarmerie) ở góc đường Pasteur - Lý Tự Trọng, quận 1.
P. Văn phòng Giám thành (Bureau de la Place) ở đường Nguyễn Du trước mặt Ngân khố và Bưu chính, quận 1.
Q. Sở Cảnh sát (Commissariat the police) ở gần góc đường Nguyễn Du - Đồng Khởi, quận 1.
R. Sở Chỉ huy Bộ binh (Commandant des Troupes) ở góc đường Nguyễn Du - Đồng Khởi, quận 1.
S. Bồn phao chữa tàu (Dock flottant) trên sông Sài Gòn trước mặt xưởng Ba Son, quận 1.
T. Nhà in Hoàng gia (Imprimerie impériale) ở góc đường Hai Bà Trưng - Lý Tự Trọng, quận 1.
U. Lao xá (Prisons) ở góc đường Lý Tự Trọng - Nguyện Trung Trực - Pasteur, quận 1, nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp.
V. Bãi chứa than (Parc aux charbons) ở bờ sông Sài Gòn bên Thủ Thiêm, nơi đối diện với xưởng Ba Son thuộc quận 2 ngày nay.
X. Nha Giám đốc Thương cảng (Direction du Port de commerce) ở góc Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng, quận 1.
Y. Nha Giám đốc Quân cảng (Direction de Port de guerre) ở Bảo tàng Tôn Đức Thắng trên đường Tôn Đức Thắng đầu quân cảng, quận 1.
Z. Kho quân nhu (Subsistance) ở bờ sông Sài Gòn giữa Quân cảng đường Tôn Đức Thắng, quận 1.

1. Kho tổng hợp (Magasin général) ở trên đường Thái Văn Lung gần bờ sông Sài Gòn, quận 1.
2. Nha Hải đô (Hydrographie( ở góc đường Lý Tự Trọng - Hai Bà trưng, trong khuôn viên trường Trần Đại Nghĩa, quận 1.
3. Tòa án quân sự (Conseil de Guerre) ở góc đường Lê Thánh Tôn - Đồng Khởi, quận 1.
4. Chợ Bến Thành (Marché) ở khuôn viên 4 đường: Nguyễn Huệ - Huỳnh Thúc Kháng - Hồ Tùng Mậu - Ngô Đức Kế, quận 1. Nay là Ngân khố thành phố.
5. Sở thanh tra Nội vụ (Inspecteur des affaires indigènes) ở góc đường Pasteur - Lê Lợi, quận 1.
6. Trại kỵ binh (Caserne de Cavalerie) ở đường Lê Thánh Tôn gần ngã tư Thái Văn Lung, quận 1.
7. Trại lình đóng tàu (Caserne de Construction navales) ở góc ngã tư Tôn Đức Thắng - Lê Thánh Tôn, quận 1.
8. Công trường Đồng Hồ (Place de l'Horloge) ở đầu đường Đồng Khởi gần Nhà thờ Đức bà nay.
9. Cột báo hiệu (Sémaphore) tức Cột cờ thủ ngữ, nay ở gần đầu cầu Khánh Hội.
10. Nghĩa trang cũ (Ancien cimetière)ở mé đường Lê Duẩn gần ngã tư Tôn Đức Thắng.
11. Chủng viện Thánh Giuse (Séminaire)tại số 6 Tôn Đức Thắng nay.
12. Trương Sư huynh - Adran (Ecole des frères - Adran) ở phía sau Chủng viện.
13. Dòng Chúa Hài Đồng (Sainte Enfance) ở số 4 Tôn Đức Thắng.
14. Nơi giặt giũ của nhà thương (Buanderie) ở gần cầu Thị Nghè.
15. Nhà dòng Cát Minh (Carmelites) ở trước mặt Chủng viện trên đường Tôn Đức Thắng.



Kế hoạch Saigon năm 1870




Saigon năm 1881

bản đồ Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1883. 


Kế hoạch TP Saigon 1893 




Kế hoạch thành phố Saigon 1896

http://belleindochine.free.fr/images/Plan/Saigon_JBartholomew1896modR90light.jpg
bản đồ Sài Gòn năm 1900


Thánh phố Saigon năm 1903





Saigon năm 1928



Saigon năm 1928




Kế hoạch thành phố năm 1931






Bản đồ Du lịch Saigon năm 1934