Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Rắn Naga: yếu tố văn hóa Khơme trong điêu khắc Chăm tháp Dương Long

Rắn Naga: yếu tố văn hóa Khơme trong điêu khắc Chăm tháp Dương Long


Trong số di tích kiến trúc tháp cổ Chăm-pa còn lại trên đất Bình Định, Dương Long (xã Tây Bình, huyện Tây Sơn) nổi bật không những ở kích thước đồ sộ nhất hiện nay mà còn ở hình dáng đặc biệt của từng kiến trúc. Đây là cụm tháp chịu ảnh hưởng nghệ thuật Khơme rõ nét nhất. Một trong những yếu tố thể hiện sự ảnh hưởng đó chính là hình tượng rắn Naga.
Naga trong tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn, nhằm chỉ con rắn hổ mang, loài rắn có nọc độc rất nguy hiểm. Rắn hổ mang còn tượng trưng cho thần Siva, vì chúng bao hàm cả hai ý nghĩa hủy diệt và tái sinh. Do hoàn cảnh lịch sử, vào khoảng thế kỷ XII, XIII, đã xảy ra nhiều cuộc chiến tranh giữa Chăm-pa với vương quốc Angkor của người Khơme và Chăm-pa từng bị Angkorxâm chiếm. Người Khơme vốn có tín ngưỡng bản địa thờ rắn, nên có lẽ hình tượng này vốn đã hiện diện trong văn hóa Khơme trước khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Truyền thuyết lập quốc của người Khơme kể rằng: có một người Bà la môn tên là Kaudinya đi thuyền từ Ấn Độ hay Indonesia, đến vùng đất của người Khơme, chiến thắng một nữ vương có tên là Soma hoặc Nagini, con của vua rắn Naga, và lấy người phụ nữ này làm vợ, sinh ra dòng dõi các vị vua.
Người Khơme tin rằng chính Kaudinya đã truyền cho họ những bí quyết về nghề trồng lúa và công việc thủy lợi. Trong mỗi triều đại, các vị vua Khơme đều cho xây dựng các cung điện và các đền thờ bằng đá, mà rắn Naga là vị thần canh giữ những nơi thiêng liêng đó. Do vậy, chúng luôn xuất hiện trên các cầu thang, trên các lối đi, trên ngưỡng cửa hoặc trên các mái tháp để xua đuổi tà ma. Chúng còn tượng trưng cho sự phồn thực và là loài vật có khả năng bảo vệ mọi nguồn nước và các công trình thủy nông của người Khơme cổ.
Trong Bà la môn giáo và Phật giáo Theravada, rắn Naga không những là vị thần mưa mà còn là vị thần dẫn dắt tín đồ ngoan đạo lên cõi Niết bàn. Trong các ngôi đền cổ, các kiến trúc sư Khơme luôn xây dựng nhiều chiếc cầu vồng có hình rắn Naga, tượng trưng cho chiếc cầu nối liền giữa cõi trần gian và niết bàn. Rắn Naga nhiều đầu còn tượng trưng cho chiếc cầu trải dài dưới chân những ngôi đền núi (thế giới con người) đến đỉnh của ngôi đền (thế giới thần linh).
Rắn Naga cũng là mô típ quan trọng trong nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Khơme. Phật thoại mô tả cuộc đời của đức Phật từ khi ngài mới hạ sinh cho đến khi nhập cõi niết bàn đều có liên quan ít nhiều đến rắn Naga. Hình tượng rắn Naga bảo vệ cho đức Phật tọa thiền là một đề tài quen thuộc trong Phật giáo Nam tông của người Khơme. Trong các ngôi chùa Khơme, rắn Naga ngự trên các mái chùa, các đầu đao để xua đuổi tà ma và bảo vệ đức Phật…
Rắn Naga ở tháp Dương Long được chạm khắc chi li, cầu kỳ, đa dạng, trang trí khá đậm đặc từ xung quanh chân tháp lên đến các cửa giả, cửa chính, các ô khám và viền xung quanh các tầng mái, được thể hiện bằng nhiều kích cỡ, nhiều bố cục khác nhau. Có rắn 5 đầu, rắn 3 đầu, 1 đầu… Hàng ngàn mảnh đá chạm thu được ở tháp Dương Long trong đợt khảo cổ học năm 2006, có từ 70% đến 80% chạm hình rắn. Trong hàng trăm tác phẩm điêu khắc có giá trị tìm được, thì hình tượng rắn cũng chiếm đa số. Thật ít có ngọn tháp Chăm nào trang trí nhiều hình tượng rắn đến như vậy. Có thể nói rắn Naga tháp Dương Long là một hiện tượng đặc biệt trong điêu khắc cổ Chăm pa.
Hình tượng rắn Naga trang trí nhiều ở tháp Dương Long đã nói lên quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa người Chăm, người Ấn Độ và người Khơme. Và dù thể hiện dưới bất kỳ hình tượng nào, thì rắn Naga vẫn là biểu tượng của nguồn nước và những quyền năng mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
  • Nguyễn Thanh Quang

Biểu tượng con rắn có ý nghĩa gì trong các nền văn hóa?


Biểu tượng con rắn có ý nghĩa gì trong các nền văn hóa?

Con người nhìn chung là sợ rắn, và vì sợ nên con người thần thánh hóa loài rắn, thờ cúng rắn để mong rắn bảo vệ cho mình. Trong các nền văn hóa khác nhau, loài rắn mang những nét riêng khác biệt rất thú vị.

Đối với người Việt Nam, rắn không phải là loài vật thân thiện với con người. Trong quan niệm dân gian, rắn là con vật hiểm ác, tinh quái và có phần gian xảo. Nhưng cũng chính vì những đặc tính đó mà con người thần thánh hóa loài rắn, thờ cúng rắn như một vị thủy thần để cầu thân với rắn, mong rắn không làm hại người.
Thần rắn Naga
Thần rắn Naga
Nhìn chung, rắn không có được hình ảnh tốt trong tâm thức của người Việt. Cứ nhắc tới rắn, bao giờ người ta cũng kèm theo những điều xấu. Thí dụ “miệng hùm nọc rắn” là chỉ nơi nguy hiểm, miệng rắn độc là miệng nói toàn chuyện ác. “Khẩu Phật tâm xà” là miệng nói điều tốt lành, nhân đức nhưng trong tâm thì vô cùng hiểm độc.
Khi người Pháp mô tả ai với cái lưỡi chẻ đôi tức là muốn nói người ấy mồm miệng toàn nói điều độc địa như loài rắn độc. Cũng với ý nghĩa đó, kẻ tiểu nhân bị ví là ở dưới thấp hơn cả bụng rắn.
Ở châu Úc, các thổ dân tôn sùng rắn vì rắn tượng trưng cho tính âm, nguồn nước, có liên hệ mật thiết với nông nghiệp.
Ở Ai Cập, rắn là biểu tượng của thánh thần, sự thông thái và khả năng tiên tri về tương lai. Rắn được coi là thần hộ mệnh cho các bậc vua chúa nên vương miện của các pha-ra-ông thường chạm trổ hình rắn.
Rắn trong một nghi lễ của người Hindu
Rắn trong một nghi lễ của người Hindu
Ở châu Âu, tục thờ rắn phổ biến quanh lưu vực những con sông ở Hy Lạp. Ở đây, rắn không chỉ tượng trưng cho sự khôn ngoan mà còn là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực về khả năng sinh sản.
Theo truyền thuyết cổ Hy Lạp, con trai của thần Apollo được xem là ông tổ của ngành y dược. Một ngày nọ, Esculape trên đường đi thăm bạn gặp một con rắn, ông đã đưa cây gậy ra và con rắn liền bám lấy rồi bò lên quấn quanh cây gậy.
Esculape thấy vậy nên cầm cây gậy đập xuống đất để giết chết con rắn. Sau đó, ông lại thấy một con rắn khác bò tới, miệng ngậm một loại thảo dược để cứu con rắn đã chết. Từ đó ông để tâm tìm kiếm các loại cây cỏ trong núi để chữa bệnh cho con người. Esculape được xem như thần bảo hộ của các thầy thuốc.
Biểu tượng rắn trong các nền văn hóa
Biểu tượng rắn trong các nền văn hóa
Để khắc họa thần Esculape, người ta thường để thần cầm một chiếc gậy làm bằng gỗ cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh. Ngoài ra, rắn thường lột da để lớn và để loại bỏ các ký sinh trùng trên da nên rắn cũng là biểu trưng của sự tái sinh, hồi phục, tuần hoàn luân hồi và bất tử.
Đối với người Hindu, rắn được coi như thần thánh. Trong lễ hội, người ta chia gạo cho rắn với hy vọng tai ương sẽ qua đi và những điều tốt đẹp sẽ tới. Tín ngưỡng này còn được thể hiện trong điêu khắc, với hình ảnh các vị thần cầm rắn trên tay hay để rắn quấn ngang mình. Trên các mái, vách của các ngôi đền, hang động cổ, người ta cũng tìm thấy những hình ảnh rắn được chạm khắc.
Ở Đông Nam Á, tục thờ rắn cũng rất phổ biến. Trong tín ngưỡng dân gian của người Campuchia, họ thờ cúng thần rắn Naga.
PU (tổng hơp)

Mối tương quan giữa Naga, rồng, rắn, thuồng luồng trong truyền thuyết

Mối tương quan giữa Naga, rồng, rắn, thuồng luồng trong truyền thuyết

Về Naga, ban đầu nó là từ của chủng người Nam đảo, trong tiếng Malay, naga nghĩa là rồng. Tiếng Indo naga để chỉ rồng hoặc một loài rắn lớn...Bản thân tiếng Nhật, Naga cũng có nghĩa là long, có lẽ do ảnh hưởng văn hóa từ thổ dân Ainu...
Trích:
Cha của Nagakura lấy họ mình có chữ "naga" nghĩa là "long", nhưng sau đó Nagakura lại đổi thành chữ "naga" nghĩa là "bất diệt".
Chủng người Nam Đảo cổ có tục lệ đi biển, xăm mình và thờ rắn biển (có thể chính là thuồng luồng). Đến khi thổ dân Nam Đảo có sự đổ bộ mạnh mẽ lên đất liền một cách mạnh mẽ (không rõ nguyên nhân, có thể liên quan tới đại hồng thủy) thì từ Naga bắt đầu được người Cam sử dụng, ban đầu là để chỉ bộ tộc người đến từ biển, sau này, khi mà đạo phật bắt đầu phổ biến thì Naga dần dần trở thành từ chỉ loại rắn thần họ thờ....
Trích:
Theo một truyền thuyết dân gian Campuchia, Naga là một sắc dân thuộc dòng giống rắn thiêng đã có thời làm bá chủ cả một vương quốc rộng lớn trong khu vực Thái Bình Dương. Con gái vua Naga thành hôn với Kaundinya, một Brahman người Ấn Độ, và từ họ đã sinh ra dân tộc Campuchia ngày nay. Bây giờ, người Campuchia vẫn thường kể rằng, họ là người “sinh ra từ Naga”.
Đấy là thời xa xưa, còn bây giờ, tại Ấn và Burma còn tồn tại bộ tộc Naga. Bản thân họ không biết mình từ đâu đến. Họ có tục xăm mình, tôn thờ các chiến binh và săn đầu người....Các nhà nhân chủng học cho rằng họ có liên quan mật thiết đến các bộ lạc nguyên thủy còn sót lại trên đảo Boneo (Indo) và thổ dân Philippin
Trích:
Their burial customs, ornamentation, agricultural practices and even games and crafts, linked them strongly to the tribal peoples of Borneo and the Philippines.[3]
Trứơc mình cũng đã up 1 file có một vài ảnh sưu tầm về thổ dân Boneo... phong tục tập quán của họ y hệt người Việt cổ: Xăm mình, đội mũ lông chim, thờ chim và rồng....Nếu nhìn vào một chiến binh boneo bạn chắc sẽ thốt lên rằng đấy chính là những hình người được miêu tả trên trống đồng. Nhiều người cho rằng Thổ dân Boneo là chi tộc còn sót lại của bộ tộc Naga cổ từng thống trị vùng biển Thái Bình Dương thời tiền sử...Cá nhân mình cho rằng họ có liên quan mật thiết đến người Việt cổ, một vài dân tộc thiểu số Việt Nam, người Naga trong truyền thuyết Cam và ngay cả Lạc Long Quân trong truyền thuyết Việt Nam.

Lại nói về Naga, truyền thuyết của người Chăm có nhắc đến mối liên quan giữa nữ thần Naga và thần Kim Quy:
Trích:
Truyền thuyết về Ngũ Hành Sơn
Theo truyền thuyết của người Chăm, thuở xa xưa có một ẩn sĩ sống giữa bãi cát mênh mông bên bờ biển. Một hôm, ẩn sĩ thấy Nữ Thần Naga xuất hiện, mang theo một cái trứng, giao cho Thần Kim Quy cất giữ ngả phía sông Hàn để trừ khử sự quấy nhiễu của ma quái. Thần Kim Quy để quả trứng lại nhờ ẩn sĩ chăm sóc, và tặng ẩn sĩ một móng rùa để bảo vệ trứng.

Dưới sự bảo vệ của ẩn sĩ, quả trứng ngày càng lớn nhanh một cách kỳ dị. Một hôm, sau giấc ngủ say, ẩn sĩ tỉnh mộng và nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp từ trong trứng bước ra, vỏ trứng nứt làm 5 mảnh, trở thành 5 trái núi, là Ngũ Hành Sơn ngày nay. Vua Chăm nghe được câu chuyện ấy liền cưới thiếu nữ làm vợ, còn Thần Kim Quy chở ẩn sĩ biến lên trời.
Còn đây là truyền thuyết của người Việt
Trích:
“Ngày xưa, nơi đây là một vùng biển hoang vu, chỉ có một ông già sống đơn độc trong một túp lều tranh. Một hôm, trời đang sáng bỗng nhiên tối sầm, giông bão nổi lên, một con giao long rất lớn xuất hiện vùng vẫy trên bãi cát và một quả trứng khổng lồ từ từ lăn ra ở dưới bụng. Sau đó giao long quay ra biển đi mất. Lát sau, một con rùa vàng xuất hiện, tự xưng là thần Kim Quy, đào cát vùi quả trứng xuống và giao cho ông già nhiệm vụ bảo vệ giọt máu của Long Quân. Quả trứng càng ngày càng lớn, nhô lên cao chiếm cả một vùng đất rộng lớn. Vỏ trứng ánh lên đủ mầu sắc xanh, đỏ, trắng, vàng, tím lấp lánh như một hòn gạch khổng lồ. Một hôm, ông lão vừa chợp mắt thì nghe có tiếng lửa cháy, ông cầu cứu móng rùa - vật mà thần Kim Quy đã giao lại cho ông lúc ra đi và trong lòng trứng xuất hiện một cái hang rộng rãi, mát mẻ. Ông đặt lưng xuống ngủ thiếp luôn và không biết đang xẩy ra một phép lạ: một cô gái xinh xắn bước ra từ trong trứng và nơi ông nằm là một trong năm hòn đá cẩm thạch vừa được hình thành từ năm mảnh vỏ của quả trứng...”.
Chắc chắc ở đây có mối liên hệ giữa các hình tượng Nữ thần Naga- Thần Kim Quy- Lạc Long Quân. Mối liên quan giữa rắn thần Naga- thuồng luồng- rồng, giữa các bộ tộc Nam đảo- thổ dân Boneo-bộ tộc Naga Burma- thổ dân Indo- thổ dân Philip- thổ dân Úc- thổ dân Taiwan- Thổ dân Ainu (Nhật)- thổ dân da đỏ châu Mỹ- và cả người Việt cổ
Ngoài ra còn mình còn nhận thấy một mô-típ khá thú vị...Giữa chim và rắn (rồng, thuồng luồng) trong truyền thuyết. Trong truyền thuyết Cam thì có đại bàng Garuda- vua của các loài chim, kẻ thù truyền kiếp của rắn Naga. Truyền thuyết Việt Nam thì có bộ chim Lạc- rồng Việt hay Âu cơ- Lạc Long Quân, mối quan hệ vợ chồng, nhưng sau cũng xa nhau, một lên núi, 1 xuống biển. Còn truyền thuyết Trung Quốc thì có cặp Rồng- Phượng. Truyền thuyết Cam thì rắn là nữ, hệ thủy ( Nữ chúa Naga) còn truyền thuyết Trung Quốc thì theo thông tin của bác Thái Hàng, ban đầu rồng là hệ thủy, tính âm còn phụng là hệ hỏa, tính dương...sau đó Đế Vương vì thích nên mới tự ý đổi sang tính dương. Còn ở Việt Nam thì Rồng nước, dương (Lạc Long quân) còn chim Lạc, chim Âu là tính âm...(Âu Cơ- tiên tộc)

Ban đầu thì là thế, đấy là những điều mình rút ra từ một vài truyền thuyết của Cam, Indo, Việt, Trung.... Sơ sài thì có thể hình dung ra trước đây đã có một lớp người cũ với tục thờ rắn nước thống trị vùng Sundaland và ảnh hưởng đến văn hóa của các vùng lân cận. Hiện tại đang tìm hiểu tiếp về truyền thuyết Philippin, Malai, New Guine và Úc... Xét ra được gì mới sẽ cập nhật thêm...


Truyền thuyết Philippin có thờ một một biến thể khác của Naga là loại rắn biển lớn tên Bakunawa (Nawa- naga chỉ khác nhau ở cách phiên âm của tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh). Theo truyền thuyết thì Bakunawa có em là loài rùa biển.....
Trong lúc tìm kiếm về naga tìm thấy hình này...

..thấy nó quen quen, không biết nhìn thấy ở đâu rôi....hóa ra là từ đây:

...mới chợt giật mình thấy Nữ oa = nuwa...nuwa, nawa, naga..... có liên quan

Vài dòng tham khảo vui về rắn trong năm con rắn


Vài dòng tham khảo vui về rắn trong năm con rắn


Từ trên đỉnh cao nhìn xuống những dòng sông uốn lượn chảy quanh co bao bọc các xóm làng hay nhìn những con đường ngoằn ngoèo chạy dọc theo chân núi làm cho người ta liền nghĩ đến hình ảnh của một con rắn đang bò.
Vài dòng tham khảo vui về rắn trong năm con rắn
Vài dòng tham khảo vui về rắn trong năm con rắn

Rắn có thể nói là con vật khác thường hơn những con vật khác sống chung quanh con người. Rắn không chân nhưng khả năng di chuyển của nó rất nhanh và không gây tiếng động. Miệng nhỏ nhưng có thể nuốt một con vật to hơn nó gấp mấy lần. Nọc độc của rắn có thể làm cho người ta chết, nhưng nó cũng được dùng pha với huyết thanh để chữa trị cho những người bị rắn cắn.

Trong sinh vật học rắn là một loài động vật bò sát, máu lạnh, có vảy, sống dưới đất, không có chân, tự lột xác để trưởng thành. Rắn có nhiều loại, có đủ các màu sắc, kích cỡ khác nhau.

Trên rừng, dưới biển, sa mạc, đồng bằng, núi cao, bất cứ chỗ nào người ta cũng đều thấy nó hết. Phần đông rắn thường đẻ trứng và trứng của nó hình bầu dục. Khác với trăn, rắn thường truyền nọc độc để giết mồi còn con trăn thì hay dùng thân xiết chặt con mồi cho đến chết truớc khi nuốt.

Rắn chỉ là một vật thể vô tri giác nhưng theo quan niệm trong dân gian của các dân tộc trên thế giới, rắn được xem là một trong những con vật có nhiều huyền thoại và đã đi vào đời sống văn hóa của con người. Hình tượng của rắn thường được thấy qua các hình ảnh diễn đạt khác nhau như: Thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh, tình yêu, tội lỗi...

Theo truyền thuyết Ai Cập người ta xem rắn như là một vị thần linh tối cao, vị thần hộ mạng cho các nhà vua, do đó trên các vương miện của các vua pharaoh Ai Cập đều có chạm trổ hình rắn Naja bằng vàng hay đá qúy.

Theo Kinh Thánh Cựu Ước có ghi con rắn mánh khóe gian xảo cám dỗ ông Adam và bà Eve ăn trái táo cấm. Kết quả họ bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng và phải sống dưới trần thế với cuộc sống đầy đau khổ vất vả.

Một hình ảnh khác trong Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy Moses đã biến cây gậy của mình thành một con rắn để chứng tỏ quyền năng của Thượng đế khi ông Ai cập để thuyết phục Pharaoh trả tự do cho các nô lệ người Do thái.

Theo truyền thuyết Hy Lạp, ngành y học đã dùng biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Theo Kundalini Yoga hình tượng của con hỏa xà nằm cuộn ở vùng hội tâm của xương sống,biểu trưng cho nguồn năng lượng của sự sống được đánh thức và nâng cao trong suốt quá trình thiền định.

Hình ảnh con rắn nuốt đuôi tượng trưng cho vòng tròn hồi tiếp vĩnh viễn hay là cho cái vô hạn và sự lột da của rắn tượng trưng cho sự tái sinh và trường thọ. Môn nghiên cứu về rắn học tiếng Anh gọi là "Herpetology" có gốc từ chữ "Herpeton"của Hy Lạp.

नाग nāga có gốc từ động từ naga, thuộc giống đực trong phạn ngữ. Theo nghĩa huyền thoại có nghĩa là con rắn, mãng xà hay con rắn có khuôn mặt hình người. Nāga là loài vật bảo vệ kho báu trái đất của các đấng tối cao hay còn được xem như là á thánh nhân địa phương. Một huyền thoại khác của thổ dân xưa thuộc về dòng dõi vua cho rằng Nāga là hậu duệ của Kaśyapa và Kadrū.

Theo huyền thoại của người Ấn Độ thời cổ, rắn đã bị Garuda (गरूड, con chim săn mồi có đầu người, ba mắt, mỏ đại bàng) bắt được và tiêu hủy nọc độc.Garuda gọi là Kim sí điểu (Hán Việt) hay Ca câu la (Âm phạn). Kim sí điểu là một loài chim thần trong Ấn Độ giáo. Garuda là một con vật cưởi của thần Vishnu. Theo truyền thuyết Garuda và Nāga là anh em họ và sau này họ trở thành kẻ thù với nhau. Bởi vì Nāga đã giết chết mẹ của Garuda. Cuộc chiến giữa chim và rắn là biểu trưng cho cái thiện chống lại cái ác… và cũng mang ngụ ý nói lên bản tính đối lập của thần Vishnu, vừa giết chết vừa làm sống lại, vừa phá hủy vừa xây dựng lại.

Ở Ấn Độ, rắn được xem như là một biểu tượng của sự bất tử và được quý chiều như con vật linh thiêng. Sự sùng bái tôn thờ rắn của họ đã đi sâu vào trong đời sống văn hóa của dân tộc. Họ đã dành riêng cho rắn một ngày tết trang trọng vào tháng 8 theo mỗi năm.

Theo tinh thần Phật học hình ảnh Đức Phật và Xà vương là một bài học nói đến sự phát triển lòng từ bi. Xà vương Muchalinda đã quấn thân mình làm đài tọa cho Đức Phật và vươn cao đầu để che chở cho Đức Phật. Một hình ảnh khác của con rắn được thấy qua kinh Ví Dụ Con Rắn mà Đức Phật đã dùng để soi sáng tâm thức của Arittha cho việc học, hiểu và hành kinh điển trong đời sống.

Tăng chi bộ IV: 67, có ghi một trường hợp của một Tỳ-kheo đã bị rắn cắn chết và Đức Phật nói rằng nếu vị Tỳ kheo này trải lòng từ đến loài rắn, thì đã không bị con rắn ấy cắn chết. Theo sự ẩn dụ của bài kinh này, Đức Phật muốn nói lòng từ là phương cách ngăn chặn các loài rắn làm hại con người.

Tại Trung Hoa, tục thờ rắn vẫn còn ghi lại qua hình ảnh thần Phục Hy đầu người đuôi rắn hay thần Nữ Oa đầu người mình rắn... Tục thờ rắn trong tín ngưỡng dân gian cũng rất phổ biến ở nước Campuchia. Thần rắn Nāga được người ta dùng làm biểu trưng cho sức mạnh thiên nhiên có ảnh hưởng liên quan đến cuộc sống của họ mỗi ngày.

Từ huyền thoại này cho đến truyền thuyết kia trong nhiều nơi trên thế giới, xứ Việt mình cũng có rất nhiều truyền thuyết về rắn được biết như: Con rắn khổng lồ trong truyện Thạch Sanh Lý Thông. Trong câu truyện này con rắn mang hình ảnh tàn ác bắt dân làng phải nộp cho nó ăn thịt. Nhờ Thạch Sanh ra tay diệt trừ, dân làng mới thoát khỏi họa diệt vong. Một huyền thoại khác nữa được biết trong lịch sử Việt đó là chuyện rắn báo oán mà Nguyễn Trải bị tru di tam tộc. Truyền thuyết kể rằng vì người của Nguyễn Trãi giết sạch ổ rắn con nên rắn mẹ đã hoá thân làm Thị Lộ báo thù.

Tuy rắn có những hình ảnh không đẹp trong qua các truyền thuyết dân gian xứ Việt nhưng trong dòng lịch sử Việt, rắn đã có một vị thế được khắc ghi trong triều vương của vua Gia Long. Khi Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đánh phải chạy đến vùng biển Hà Tiên. Theo sách “Đại Nam thực lục” đã ghi như: “Năm 1782, vua đến Hà Tiên, đi thuyền nhỏ qua biển. Đêm tối không thấy rõ, ở gầm thuyền hình như có vật gì đội, tang tảng sáng nhìn ra thì đó là một đàn rắn. Người đi theo đều lấy làm sợ. Vua giục cứ đi, một lát thì đàn rắn đi mất”.

Ngoài những huyền thoại hay và xấu nói về rắn. Dòng chữ Việt còn có bài thơ rắn do Lê Qúi Ðôn ứng khẩu để tạ tội cha mẹ khi ông còn trẻ là một đứa bé.Bài thơ mang tựa "Rắn đầu biếng học" qua phần nội dung như sau:

Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn đầu biếng học lẽ không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen lời lếu láo
Lằn lưng chẳng khỏi vệt năm ba
Từ nay Trâu, Lỗ xin chăm học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia


Trong quan niệm của người Việt, rắn là con vật bị người ta sợ và ghét. Có lẽ bởi vì nộc độc của nó có thể đe dọa nguy hiểm đến tính mạng của họ. Do đó trong tục ngữ ca dao thường có những câu được biết như: “Khẩu phật tâm xà” | “Đánh rắn là phải đánh dập đầu” | Cõng rắn cắn gà nhà | Hang hùm nọc rắn…Từ những ấn tượng không tốt trong những câu ngạn ngữ dân gian, người ta còn nhân cách hóa thêm các mặt xấu của rắn qua những hình ảnh như:đồ lừa bịp bợm,người hiểm ác, kẻ gian manh hay sự đam mê nhục dục…

Như vậy, hình ảnh của rắn cho dù đứng trong hai khía cạnh tốt và xấu do con người đặt cho nó qua nhiều trường hợp khác nhau. Đương nhiên cuối cùng rắn vẫn là rắn và bản tánh tự nhiên cắn hay mổ của nó không bao giờ thay đổi được. Sự tự lột da để trưởng thành của rắn mãi là hình ảnh biểu trưng cho sự thanh xuân và bất tử.

Nếu có giây phút rãnh rỗi nào để suy nghiệm thì qua những hình ảnh sự cám dỗ của con rắn trong vườn địa đàng và điều gì mà Đức chúa Giê su muốn dạy về sự "khôn ngoan như

rắn"? hay trong trường hợp của một Tỳ kheo đã bị rắn cắn chết và Đức Phật nói rằng nếu vị Tỳ kheo này trải lòng từ đến loài rắn, thì đã không bị con rắn ấy cắn chết (Tăng chi bộ IV: 67), thì con rắn vẫn là một bài học của sự khôn ngoan cẩn trọng và lòng từ bi, bát ái, giúp người…

Đời sống luôn có những thử thách gian truân đầy những cám dỗ và tội lỗi luôn là bản tính con người, dù ở bất cứ thời gian nào và khung cảnh nào. Do đó sự khôn ngoan cẩn trọng để quyết định cho đúng là điều cần thiết giúp cho chiếc áo chân thiện mỹ của mỗi người trong cuộc sống càng thêm đẹp hơn.

Chỉ còn vài trong khoảnh khắc ngắn nhỏ, cái đuôi của thời gian năm rồng đang chuyễn đi, năm rắn sắp đến. Xin chúc mỗi người, mỗi quyết định, mỗi việc làm được thành công rực rỡ như mỗi lần con rắn tự lột xác là mỗi lần con rắn ấy to lớn và khoẻ mạnh hơn.

Kính bút,


 
Tác giả bài viết: TS Huệ Dân - Dòng Thánh tâm Huế

Giới chiêm tinh “phán” về năm con Rắn

Giới chiêm tinh “phán” về năm con Rắn


QĐND - Đài Tiếng nói nước Nga dẫn nhận định của các nhà chiêm tinh cho rằng, năm mới 2013 mang lại may mắn cho những ai biết cân nhắc, tính toán hành động. Các nhà chiêm tinh khuyến cáo mọi người cố gắng giảm bớt chi tiêu. Năm 2013 cũng là năm thuận lợi cho hôn nhân và vun vén quan hệ tình cảm.
Theo nhà chiêm tinh học A-lê-na Át-lơ (Alena Adler), nếu năm ngoái, những người thuộc chòm sao Thiên Bình (sinh từ ngày 23-9 đến 23-10) chăm chỉ lao động thì năm nay là lúc gặt hái thành quả. Hạnh phúc sẽ mỉm cười, tiền vào như nước và hứa hẹn những cuộc tiếp xúc thuận lợi với chòm Song Tử (từ ngày 21-5 đến 21-6). Trong khi đó, chòm Bảo Bình (từ ngày 20-1 đến 18-2) có nhiều ý tưởng sáng tạo và vận dụng kỹ năng tổ chức khéo léo vốn có cũng như phẩm chất lãnh đạo để đưa ý tưởng thành hiện thực.
Cũng theo nhà chiêm tinh này, năm 2013 hứa hẹn sự biến chuyển trong đời tư của Kim Ngưu (từ ngày 20-4 đến 20-5). Tháng tư và tháng năm là thời điểm thuận lợi nhất đối với họ. Hoàn cảnh tạo cơ hội để những người thuộc cung Xử Nữ (từ ngày 23-8 đến 22-9), cải thiện vật chất và địa vị xã hội của mình. Còn Ma Kết (từ ngày 22-12 đến 19-1) trong năm nay sẽ trở nên có trách nhiệm hơn đối với cuộc sống. Hơn hết, vận may ưa những người làm việc về xây dựng, giáo dục và kinh doanh.
Đối với chòm sao Cự Giải (từ ngày 22-6 đến 22-7), nhà chiêm tinh Vích-to I-xtô-min (Victor Istomin) khẳng định, vận may có thể được đánh dấu bằng sự thay đổi công việc hay mối quan hệ. Hổ Cáp (từ ngày 24-10 đến 22-11) phải đối mặt với nhiều trở ngại nhưng chắc chắn sẽ thành công. Năm 2013, chỗ dựa trong công việc của Song Ngư (từ ngày 19-2 đến 20-3) là bạn bè và đối tác, nửa cuối năm có thể chuẩn bị khoản chi tiêu lớn, chẳng hạn như mua bất động sản hoặc chuyển nhà.
Theo nhà chiêm tinh Ta-ma-ra Y-u-đi-na (Tamara Yudina), chòm sao Sư Tử (từ ngày 23-7 đến 22-8) sẽ ngày càng nhận được sự quý mến, tôn trọng và có thể tận dụng ảnh hưởng của mình để mở rộng quyền hạn, thăng tiến trong sự nghiệp. Chòm sao Bạch Dương (từ ngày 21-3 đến 19-4) sẽ phải luôn sáng suốt và sẵn sàng trước mọi việc. Trong khi đó, yếu tố bất ngờ là những gì chờ đón người thuộc chòm sao Nhân Mã (từ ngày 23-11 đến 21-12).
Các nhà chiêm tinh có chung một đánh giá là năm 2013 sẽ ít sóng gió hơn năm 2012 và thế giới từng bước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.
VĨNH AN

Vì sao loài người tôn thờ rắn?


Vì sao loài người tôn thờ rắn?

Rắn mang ý nghĩa biểu trưng rất phong phú, đi vào đời sống văn hóa tâm linh của nhân loại. Vì sao con người lại thần thánh hóa và tôn thờ loài vật này tới vậy? 

Linh thiêng thờ rắn
Trên thế giới, người dân ở khắp các châu lục đều tôn sùng và thờ phụng rắn. Ở châu Úc, các thổ dân tôn sùng và thờ rắn cầu vồng khổng lồ. Với họ, rắn cầu vồng tượng trưng cho nước, là thực thể tâm linh lâu đời nhất.
Thần Vishnu nằm nghỉ trên Sheshnag, một con rắn thần thoại.
Ở châu Phi, hình tượng rắn được thờ phụng ở rất nhiều quốc gia, dưới nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Tại Congo, uy lực tối cao của trời là con rắn Điămbô, không ai có thể ngồi lên lưng nó được. Ai trèo lên là lại tụt xuống thấp ngay. Người Ngbandi phía bắc Congo thờ rắn như thờ vị thần tối cao của dân tộc.
Người Whydah xem mãng xà như những vị thần linh thiêng. Nếu ai vô tình giết chúng thì sẽ bị trừng phạt, thậm chí nếu đó là người ngoại quốc sẽ bị chặt đầu.
Một số địa phương của Liberia lại gắn rắn với niềm tin về bói toán, tiên tri. Người dân ở miền nam Nigeria quan niệm, mỗi con mãng xà có một linh hồn con người bên trong nó. Linh hồn được giải phóng bằng nghi lễ sau cái chết của những loài bò sát và bất cứ hành vi phạm tội nào chống lại con rắn là một tội phạm đối với tổ tiên.
Những con rắn đã nhập vào các tôn giáo Ai Cập như một biểu tượng của thánh thần, của sự mê hoặc, đôi khi nó được tin như một lời sấm, lời tiên tri, thậm chí là một đấng tối cao. Thời cổ xưa, người Ai Cập cho rằng rắn là thần hộ mạng cho các vị vua chúa.
Rắn được xem như là một biểu tượng của sự bất tử ở Ấn Độ.
Ở châu Âu, tục thờ rắn phổ biến trong các cư dân sống quanh lưu vực những con sông. Một số nơi như Ba Lan, mỗi hộ gia đình thường giữ một con rắn trong nhà như là một thần bảo hộ. Ở đây, rắn được thần thánh hóa, được sùng kính và thờ cúng.
Tại khu rừng nhỏ của Apollo ở Epirus, hàng năm diễn ra các lễ hội lớn, những tu nữ trinh tiết khỏa thân mang thực phẩm hiến tế rắn thiêng. Ở Đan Mạch và một số hòn đảo thuộc Anh quốc, tín ngưỡng thờ rắn gắn với các nghi lễ hiến tế. Người ta thường tổ chức các nghi lễ này tại các gò đất, gần hồ và hiến tế các vật cúng cho rắn.
Ở châu Mỹ, một số bộ lạc thổ dân tôn kính loài rắn chuông như ông vua của loài rắn. Con rắn đã được coi như là cửa ngõ giao thoa giữa hai thế giới với người dân nhiều nền văn hóa Trung Mỹ. Không chỉ là biểu tượng của vị thần sáng thế, người Mexico cổ còn xem rắn như một vị thần bảo hộ của gia đình. Người ta có thể để nó sống như những thành viên trong nhà.
Thần rắn Naga ở Campuchia.
Ở châu Á, tại Iran, quốc gia sở hữu vườn treo Babylon huyền thoại, người ta đã tìm thấy dấu vết của tín ngưỡng thờ con rắn thiêng qua các hình vẽ, vòng tròn được chạm khắc trên vách các hang động. Người Ba Tư cổ thì thờ rắn rất thành tâm, kính trọng và rắn được coi như những vị thần vĩ đại nhất của họ.
Rắn được xem như là một biểu tượng của sự bất tử ở Ấn Độ. Tín ngưỡng thờ rắn đã ăn sâu trong đời sống văn hóa của cư dân nhiều vùng lãnh thổ của đất nước này. Ở Trung Quốc hay các nước Đông Nam Á, tục thờ rắn cũng rất phổ biến. Trong tín ngưỡng dân gian của người Campuchia, thần rắn Naga là một vị thần tối thiêng. Trong văn hóa dân gian Việt Nam, rắn cũng là một hình tượng có sức ám ảnh mạnh mẽ.
Tại sao rắn được tôn thờ?
Với người Việt Nam, rắn là con vật hiểm ác, đáng sợ, không thân thiện với con người. Nhưng cũng chính vì những đặc tính đó mà con người thần thánh hóa loài rắn, thờ cúng rắn như một vị thủy thần để cầu thân với rắn, mong muốn không bị rắn làm hại.
Rắn thường chuyển động theo những cử động của cây sáo.
Ở một số nước trên thế giới, người dân không sợ rắn, họ coi rắn như những người bạn và có thể sống chung, nuôi rắn trong nhà. Việc họ tôn thờ rắn xuất phát từ các huyền thoại thần rắn lông chim, rắn lông vũ, quái vật nửa người nửa rắn, rắn cầu vồng… rất ly kỳ.
Trong những câu chuyện giải thích lý do con người tôn thờ rắn, thì loài vật này được miêu tả có hình dáng lạ và có uy lực rất khủng khiếp. Thế nhưng, cách lý giải thuyết phục nhất lại xuất phát từ hình dáng, đặc điểm thực tế của loài vật đặc biệt này.
Rắn là loài vật bí ẩn với con người.
Rắn là loài vật gây cảm giác sợ hãi và kính nể. Rắn vừa có sức cuốn hút đặc biệt, và cũng như cỗ máy giết người. Rắn sống ở hầu hết mọi nơi trên hành tinh.
Rắn là loài vật bí ẩn với con người.
Rắn có đủ các màu sắc, kích cỡ, có thể sống được ở hầu hết các môi trường tự nhiên. Từ trên núi cao đến biển sâu, từ sa mạc đến rừng rậm, trên cây hay dưới đất. Tuy không có chân nhưng khả năng di chuyển của rắn rất nhanh mà không gây ra tiếng động. Rắn có thể di chuyển nhiều tư thế: bò ngang, thẳng, nửa dưới đất nửa thẳng đứng… Với con người, rắn vừa có hại, vừa có lợi.
Loài rắn cũng có đặc tính lột da, do vậy nó biểu trưng cho sự tái sinh, bất tử. Vì là đối tượng rất khó nắm bắt, luôn mang đến cho con người sự ngạc nhiên và bí ẩn nên loài rắn thường được thần thánh hóa như vậy.

Truyền thuyết và hình tượng rắn thần Nagar trong văn hóa người Khmer Mỗi ngôi chùa Khmer là một bảo tàng về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tượng pháp bích họa trang trí trên trần, trên cửa, cột, hàng hiên, bệ tượng, thân tượng,…Và đến bất cứ ngôi chùa Khmer nào chúng ta cũng đều có thể nhìn thấy biểu tượng con rắn nhiều đầu được trang trí ở các góc mái, cổng rào, lan can, cột cờ....Với hình thể độc đáo gần giống với hình tượng rắn hổ mang với cái mang phình ra rất to, che phủ nhiều cái đầu, thường là số lẻ 5, 7, 9 đầu nhưng phổ biến nhất là 7 đầu. Nagar là một sinh vật có nguồn gốc Ấn Độ giáo. Nagar trong tiếng Phạn có nghĩa rắn hổ mang chúa tể của loài rắn, có nọc độc có thể giết chết một con voi trưởng thành. Người Ấn độ quan niệm Nagar là linh hồn thiên nhiên, bảo vệ các con suối, giếng nước và các con sông.


Truyền thuyết và hình tượng rắn thần Nagar
trong văn hóa người Khmer

     Mỗi ngôi chùa Khmer là một bảo tàng về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tượng pháp bích họa trang trí trên trần, trên cửa, cột, hàng hiên, bệ tượng, thân tượng,…Và đến bất cứ ngôi chùa Khmer nào chúng ta cũng đều có thể nhìn thấy biểu tượng con rắn nhiều đầu được trang trí ở các góc mái, cổng rào, lan can, cột cờ....Với hình thể độc đáo gần giống với hình tượng rắn hổ mang với cái mang phình ra rất to, che phủ nhiều cái đầu, thường là số lẻ 5, 7, 9 đầu nhưng phổ biến nhất  là 7 đầu.
      Nagar là một sinh vật có nguồn gốc Ấn Độ giáo. Nagar trong tiếng Phạn có nghĩa rắn hổ mang chúa tể của loài rắn, có nọc độc có thể giết chết một con voi trưởng thành. Người Ấn độ quan niệm Nagar là linh hồn thiên nhiên, bảo vệ các con suối, giếng nước và các con sông.
Hình tượng rắn thần Nagar biểu tượng trang trí tại chùa Sà Lôn
     Đối với đồng bào dân tộc Khmer, rắn Nagar được gọi là Niệk, biểu trưng cho nghệ thuật điêu khắc và văn hóa tín ngưỡng bản địa thờ rắn. Có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc ra đời của rắn Nagar. Trong đó, có truyền thuyết lập quốc của người Khmer khi xưa kể rằng, vị vua đầu tiên sáng lập ra vương quốc Chân Lạp là Kampu. Ngài là một quốc vương tài giỏi, được nhân dân yêu thương, tôn sùng và kính trọng. Một lần, trên đường du hành sang đất nước Indonesia, ngài gặp một nàng công chúa xinh đẹp, thông minh, lại dịu hiền, và có tài quyết đoán. Nàng là con gái của vua rắn Nagar. Trước sắc đẹp và tài hoa của công chúa, vị vua đã đem lòng yêu mến và quyết cưới nàng làm vợ. Để cưới được công chúa, vua Kampu phải dùng sức mạnh và tài năng của mình trổ tài qua các kỳ thi thử sức đầy gay go, quyết liệt của vua rắn Nagar. Cuối cùng, vua Kampu cũng giành chiến thắng và cuới được vợ. Quốc vương Kampu và Hoàng hậu Nagar cùng nhau sáng lập và xây dựng nên đất nước Campuchia ngày nay. Từ đó, hình tượng rắn Nagar được xây dựng khắp nơi tại các ngôi chùa, cổng chùa và đền thờ, với ý nghĩa là vị thần canh giữ chốn thiêng liêng và là loài có khả năng bảo vệ nguồn nước.
Phù điêu rắn thần Nagar được trang trí trước cổng sau chùa Dơi
     Trong sự tích kể về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có liên quan đến hình tượng rắn Nagar. Lúc hoàng hậu Maya hạ sinh ngài tại vườn Lâm Tì Ni, Thái tử Tất Đạt Đa được một vua rắn Nagar chín đầu phun nước tắm, điển tích này được người Trung Hoa mô tả bằng đề tài điêu khắc là hình tượng chín con rồng bao quanh Đức Phật sơ sinh, mà người ta quen gọi là “Tượng Cửu Long”. Một câu chuyện khác lại kể rằng, rắn Nagar chính là vị thần Hộ pháp canh giữ viên ngọc của mọi điều ước, viên ngọc ấy cũng tượng trưng cho Tam Bảo của nhà Phật (Buddha: Phật; Dahma: Pháp, Sangha: Tăng). Đặc biệt nhất, là câu chuyện kể về sự tích “Bảy ngày tu đầu tiên của Đức Phật”. Trong thời gian tu khổ hạnh Đức Phật ngồi tọa thiền dưới cội Bồ Đề thì mưa to gió lớn nổi lên, nước dâng cao ngập cả chỗ ngồi thiền của Đức Phật. Khi ấy, có một vị vua rắn Nagar liền bò ra khỏi nơi trú ẩn của mình, lấy thân cuốn lại thành bảy vòng tròn như bảo tọa cho Đức Phật ngồi nhập định khỏi bị ngập nước và vươn cao 7 chiếc đầu phình to ra tạo thành cái táng che chở cho Đức Phật. Do vậy, rắn Nagar là hình tượng cực kỳ phổ biến trong văn hóa Khmer, biểu hiện ý nghĩa đức Phật đã cảm hóa được rắn độc và thần rắn đã phát nguyện tùng phục, theo hầu đức Phật khi mưa to gió lớn.
     Nét đẹp văn hóa tôn thờ rắn Nagar xuất phát từ sự giao thoa gịữa tín ngưỡng Phật giáo và điều kiện môi trường sống của người Khmer. Trước đây, người Khmer vào khai hoang vùng đất Nam bộ, họ sống trên vùng đất ẩm thấp, nhiều rừng rậm, nước ngập quanh năm do chưa có hệ thống trị thủy. Đây cũng chính là điều kiện môi trường thích hợp với các loài bò sát: rắn, cá sấu,... chim, cò quy tụ về sinh sống. Riêng về loài rắn, vốn có tính chất nguy hiểm nhất là rắn hổ mang. Rắn hổ mang tuy độc nhưng người Khmer đã sớm biết cách thuần hóa. Bởi  từ lâu, đạo Phật luôn thể hiện rõ sự nhân đạo và rắn Nagar đã được đức Phật cảm hóa và từ đó đưa vào kiến trúc điêu khắc tại các ngôi chùa với ý nghĩa giáo lý, đức Phật đã cảm hóa được cái ác. Chùa là nơi để học đạo, cải hóa người không tốt thành người tốt, có ích cho đạo cho đời. Con rắn vốn có nọc độc gây chết người, nhưng vẫn được cảm hóa trở nên hiền từ và có ích vì nó biết tu theo Phật. Đây được xem là tư tưởng mang đậm truyền thống văn hóa tốt đẹp, có giá trị nhân văn sâu sắc của người Khmer nói riêng, của cộng đồng Phật tử theo truyền thống văn hoá đạo Phật giáo nói chung.\
Rắn thần Nagar 5 đầu ở chân cột cờ tại chùa Sà Lôn
     Rắn Nagar cũng là mô típ trang trí quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Khmer Nam bộ. Tại các ngôi chùa Khmer, hình tượng rắn Nagar ngự trị trên các mái chùa, các đầu đao, cổng rào với ý nghĩa để xua đuổi tà ma và bảo vệ đức Phật. Ngoài ra cũng có hình tượng rắn Nagar được chạm trổ bằng xà cừ uốn lượn quấn quanh những cánh cửa chùa, trên những chiếc tủ đựng kinh sách, trên những chiếc xe tang đưa người chết đến nơi hỏa thiêu, tượng trưng cho vị thần đưa linh hồn người tốt lên cõi Niết Bàn.
     Theo quan niệm của người Khmer, mỗi hình ảnh điêu khắc về rắn Nagar có kết cấu, họa tiết số lượng đầu, cũng có ý nghĩa khác nhau như rắn Nagar 3 đầu tượng trưng cho thiên – địa – nhân, 5 đầu theo thuyết ngũ hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, 7 đầu tượng trưng cho sự đắc đạo trong tu hành và 9 đầu chính là con đường dẫn lên thiên đàng. Trong đó, hình tượng rắn Nagar 7 đầu còn biểu trưng cho năng lực của người nam, sự vĩnh hằng, sự vô tận và sự bất tử, biểu trưng cho 7 sắc cầu vồng. Cũng có nơi thể hiện rắn Naga có 6 đầu để tượng  trưng cho người nữ, trái đất, thể xác và sự chết
Tượng rắn thần Nagar được dùng trang trí tại hàng rào chùa Dơi
     Xuất phát từ nhận thức trên, rắn đã trở thành một giá trị của biểu tượng đầy ý nghĩa, vừa mang giá trị tinh thần cao, mang lại sự bình an trong cuộc sống của đồng bào Khmer, vừa có vai trò như một họa tiết hoa văn được thể hiện trong điêu khắc kiến trúc chùa chiền, trên các phù điêu đền tháp hoặc trên những nông cụ, với ý nghĩa được xem là niềm tin và sự may mắn./.
                                                                                      Tân Trang

Tài liệu tham khảo:  
- Truyền thuyết về rắn Naga trong văn hóa Khmer và rắn thần Naga và thủy quái Makara trong văn hóa Campuchia, Lào và Thái Lancủa Thạc sĩ Phan Anh Tú, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
 
- Truyền thuyết loài rắn của Thạc sĩ Hứa Sa Ni của Trường Đại học Văn hóa TP.Hồ Chí Minh.
 
- Hình tượng rắn qua tục thờ và huyền thoại của Trần Minh Hường,Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 311 (tháng 5), 312 (tháng 6) -2010.


Năm Tỵ nói chuyện rắn trong đời sống và thiên văn học

Năm Tỵ nói chuyện rắn trong đời sống và thiên văn học

Nhân dịp năm mới Quý Tỵ sắp đến, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem loài bò sát không chân này có tác dụng tác hại như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta ? Tập tính sống của loài động vật này ? Nó là gì trên bầu trời đêm lung linh kia ?
RẮN TRONG ĐỜI SỐNG

Chẳng ai lại không biết rắn. Rắn là con giáp thứ 6 trong 12 con giáp. Rắn thuộc loài bò sát, là động vật máu lạnh, và cùng lớp với các loài có vảy như thằn lằn, tắc kè, nhưng rắn không có chân.

Rắn có bộ xương rất nhỏ và dễ vỡ, thế nên khó có dạng hóa thạch. Nhưng trên cơ sở hình thái học, rắn tiến hóa từ tổ tiên của loài thằn lằn. Nghiên cứu gần đây dựa trên công nghệ gen xác nhận rắn tạo ra loại nọc độc cùng nguồn gốc với vài họ thằn lằn còn tồn tại.

Tất cả các loài rắn đều là loài ăn thịt. Chúng có thể ăn cả những con rắn khác và các động vật có vú, các động vật nhỏ như thằn lằn, chim, sâu bọ, kể cả trứng của các loài khác. Một số loài rắn có nọc độc để giết chết con mồi trước khi ăn, một số loài rắn khác thì xiết con mồi đến chết, có những loài rắn nuốt sống cả con mồi.

Xương hàm dưới của rắn rất linh hoạt, hai hàm không cố định mà đa số được nối thẳng vào sọ, cho phép chúng mở rộng miệng để nuốt trọn con mồi dù cho con mồi lớn hơn nhiều so với đường kính thân rắn.

Sau khi ăn, rắn trở nên lười biếng và thụ động khi hệ tiêu hóa bắt đầu làm việc. Lúc này, hệ tiêu hóa hoạt động rất mạnh, nhất là khi phải tiêu thụ con mồi lớn. Ở một số loài rắn, toàn bộ hệ tiêu hóa sẽ nghỉ ngơi giữa những bữa ăn để tránh thất thoát năng lượng vì rắn ăn khá ít.

Khi rắn lột da, nếu không có đủ độ ẩm thì sẽ rất nguy hiểm, lớp da khô không thể bị lột ra. Lớp da bám lại sẽ là nơi sản sinh ra bệnh tật và vi khuẩn. Một phần nhỏ ở cuối đuôi rắn không hề thay đổi khi rắn lớn lên. Rắn tự cắt đứt đường máu đưa tới khúc đuôi thừa và từ từ phần đuôi đó sẽ rụng.

Toàn thân rắn được bao bọc bởi một lớp vảy. Những chiếc vảy này rất cứng, không lớn lên tương ứng theo sự trưởng thành của thân rắn. Vì vậy, cứ khoảng 2 đến 3 tháng rắn phải thay da một lần. Những chiếc vảy này không chỉ giúp rắn bảo vệ mình mà còn có chức năng như bàn chân để có thể trườn bò. Một số loại rắn đặc biệt có khả năng lướt nhanh, chúng có thể lướt rất xa, tầm phóng xa khoảng gần 14 mét.

Nọc rắn tuy độc hại, có thể giết chết người, nhưng chính độc tố đó lại có thể cứu người. Tục ngữ có câu : “Dĩ độc trị độc”. Y học cũng đã dùng hình tượng rắn làm biểu tượng.

RẮN TRONG THIÊN VĂN HỌC

Rắn là một loài động vật tương đối nhỏ bé so với các loài động vật khác, thế nhưng trong thiên văn học, nó là loài động vật to lớn nhất và dài nhất trên bầu trời.

Con rắn muốn nói đến là chòm sao Hydra (長蛇 - Trường Xà), là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, nó chiếm đến 1303 độ vuông trên bầu trời và nằm ở thiên cầu nam. Vì nó chiếm diện tích rộng lớn trên bầu trời nên nó giáp với tận 14 chòm sao khác, đó là Tức Đồng (Antlia), Cự Giải (巨蟹 - Cancer), Tiểu Khuyển (Canis Minor), Bán Nhân Mã (Centaurus), Ô Nha (Corvus), Cự Tước (巨爵 - Crater), Sư Tử (Leo), Thiên Bình (天秤 - Libra), Sài Lang (Lupus), Kỳ Lân (Monoceros), Thuyền Vĩ (Puppis), La Bàn (Pyxis), Lục Phân Nghi (Sextans) và Xử Nữ (Virgo).

Chòm sao Trường Xà trong thần thoại Hy Lạp được lấy từ chòm sao MUL.APIN của người Babylon, đây là một trong hai con rắn trên bầu trời của người Babylon. Trong thần thoại Hy Lạp, con rắn này cùng với con quạ, là người phục vụ nước uống cho thần Mặt Trời Apollo, thế nhưng khi Apollo phát hiện những con vật này đang có âm mưu mờ ám, Apollo giận dữ và ném chúng cùng với cái chén lên trời. Ngoài ra nó cũng liên quan đến con quái vật Hydra, con quái vật đã bị giết bởi anh hùng Hercules.



Mặc dù con rắn này rất dài và rất rộng lớn trên bầu trời, nhưng nó chỉ có một vài ngôi sao tương đối sáng. Đầu tiên là Alpha Hydrae, nó là một ngôi sao khổng lồ cam với độ sáng biểu kiến là 2.0, cách chúng ta 177 năm ánh sáng. Một ngôi sao nữa mờ hơn ngôi sao kể trên, đó là Beta Hydrae, là một ngôi sao trắng-xanh với độ sáng biểu kiến là 4.3, cách Trái Đất 365 năm ánh sáng. Tiếp theo là Gamma Hydrae, một ngôi sao khổng lồ vàng với độ sáng biểu kiến 3.0, cách chúng ta 132 năm ánh sáng.

Hydra có một hệ sao đôi rất sáng, gọi là Epsilon Hydrae, nó khó để phân biệt được dù bạn quan sát với một chiếc kính thiên văn nhỏ, hệ này cách chúng ta 135 năm ánh sáng, ngôi sao chính là một ngôi sao vàng với độ sáng biểu kiến là 6.7.

Ngoài ra chòm sao Trường Xà có khá nhiều hệ sao mờ. 27 Hydrae là một hệ ba ngôi sao có thể quan sát được bằng những chiếc kính thiên văn nhỏ, ngôi sao chính của hệ ba này một ngôi sao màu trắng với độ sáng biểu kiến là 4.8 và cách chúng ta 244 năm ánh sáng.


Chòm sao Hydra có thể quan sát bằng mắt thường một cách khá dễ dàng.

Sigma, σ Hydrae, hay là Minaruja, là ngôi sao ở mũi của con rắn với độ sáng biểu kiến 4.54 và khá mờ nhạt. Và đầu của con rắn là Āshleshā nakshatra - một ngôi sao thuộc một chòm sao hoàng đạo của người Ấn Độ.

Ngoài những ngôi sao thì Hydra còn chứa cả những thiên thể. Con rắn này sở hữu cho mình 3 thiên thể Messier. M83, còn được gọi với tên Thiên hà Pinwheel phương nam, nằm ở gần ngoài biên giới của chòm sao này. M68 là cụm sao cầu gần M83 và M48 là cụm sao mở nằm ở đuôi con rắn về hướng tây.

M83 (NGC 5236) hay còn gọi là Thiên hà Pinwheel phương nam, với độ sáng biểu kiến là 8.0, nó chứa đến 6 siêu tân tinh, nhiều hơn số lượng siêu tân tinh mà bất kì thiên thể Messier nào chứa được. Với một chiếc kính thiên văn nghiệp dư lớn sẽ cho ta thấy rõ cánh tay và phần trung tâm của thiên hà này.


M83

M68 là một cụm sao cầu có thể quan sát qua ống nhòm và trong những chiếc kính thiên văn nghiệp dư cỡ vừa, cách Trái Đất 31000 năm ánh sáng với độ sáng biểu kiến là 8.0.


M68

M48 (NGC 2548) là một cụm sao mở có thể nhìn thấy bằng mắt thường ở điều kiện thật tối và thời tiết thật tốt. Hình dạng của nó được mô tả là một hình tam giác, cụm 80 ngôi sao này có kích thước khoảng bằng với kích thước của Mặt Trăng.
Ảnh này đã được làm nhỏ lại. Bấm vào đây để xem kích thước thật 643x482.

M48

NGC 3242 là một tinh vân hành tinh với độ sáng biểu kiến là 7.5 và cách chúng ta 1400 năm ánh sáng được phát hiện vào năm 1785 bởi William Herschel và được đặt biệt danh là bóng ma của Sao Mộc vì hình dạng của nó có những nét khá giống với hành tinh khí khổng lồ này.


NGC 3242

NGC 5694 là một cụm sao cầu với độ sáng biểu kiến là 10.2 và cách chúng ta 105.000 năm ánh sáng, cụm sao này cũng được gọi với cái tên cụm sao cầu của Tombaugh vì mặc dù nó được phát hiện bởi William Herschel vào năm 1784 nhưng lúc đó thể loại của thiên thể mà ông William vừa phát hiện thì chưa được xác định rõ ràng, cho đến năm 1932 khi Clyde Tombaugh chụp hình gần khu vực Pi Hydrae và ông phát hiện ra cụm sao mà William đã phát hiện vào ngày 12/5.

NGC 3314, thường được ghi cụ thể là NGC 3314a hay NGC 3314b, vì nó là hai thiên hà nằm chồng chéo lên nhau, nhưng thực tế là không có, mà là do khi quan sát từ Trái Đất hai thiên hà này có vẻ như chồng lên nhau. Thiên hà phía trước là một thiên hà xoắn ốc gọi là NGC 3314a và cách chúng ta 140 triệu năm ánh sáng. Thiên hà nền phía sau là NGC 3314b, cũng là một thiên hà xoắn ốc và nó có phần trung tâm đỏ nổi lên phần khí bụi của NGC 3314a.
Ảnh này đã được làm nhỏ lại. Bấm vào đây để xem kích thước thật 652x600.

NGC 3314a và NGC 3314b.

ESO 510-G13 là một thiên hà xoắn ốc bị biến dạng cách Trái Đất 150 triệu năm ánh sáng, thường thì các thiên hà xoay quanh lõi của nó và chúng có hình dạng phẳng, nhưng đối với thiên hà này thì lại khác, nó không có hình dạng phẳng, các nhà khoa học nghi ngờ đây có thể là kết quả của quá trình va chạm với thiên hà khác.
Ảnh này đã được làm nhỏ lại. Bấm vào đây để xem kích thước thật 720x367.

ESO 510-G13

Chú rắn này cũng gây ra những cơn mưa sao băng. Mưa sao băng Sigma Hydrids đạt cực đỉnh vào ngày 6/12, thiên thể gốc của cơn mưa sao băng này chưa được xác định rõ. Và mưa sao băng Alpha Hydrids là một cơn mưa sao băng rất nhỏ, đạt cực điểm vào khoảng từ ngày 1 đến 7/1.

Chòm sao này tương ứng với Hydra Ashlesha trong thần thoại Hindu. Còn trong thiên văn học Trung Quốc, những ngôi sao của chòm Trường Xà thì tương ứng với Bird Vermilion và con rồng xanh. Con rắn này còn được biết đến với cái tên Nuriko trong văn hóa Nhật Bản.

Rắn thần Naga trong văn hóa Phật giáo


Rắn thần Naga trong văn hóa Phật giáo

Naga, gốc tiếng Phạn, chỉ một vị thần hay một sinh vật có hình dạng là con rắn mang bành chúa được thấy trước hết trong truyền thống văn hóa Hindu và sau đó rất phổ biến trong kinh văn, trong Phật thoại và trong nghệ thuật tạo hình Phật giáo ở hầu hết các quốc gia châu Á. Trong ngữ cảnh văn hóa Hán, Naga được phiên âm là Na-già, được đồng nhất với rồng/ long và trong từng tọa độ địa lý - lịch sử, nó lại tích hợp với những tín niệm bản xứ để trở thành những linh vật/ linh thần hàm chứa nhiều đặc điểm và tính chất phồn tạp khó có thể nói cho cùng. Ở bài viết này, chỉ đề cập đến những gì chính yếu nhất cốt để có hiểu biết ít nhiều về Naga trong văn hóa Phật giáo.


Nghệ thuật tạo hình Naga

Tổng quát, trong Phật giáo Naga có hình dáng của một con rắn mang bành lớn, thường xuất hiện với một cái đầu hay nhiều đầu. Một vài con Naga có được quyền năng biến hóa thành người. Trong nghệ thuật Phật giáo, Naga thỉnh thoảng được miêu tả dưới dạng một con rắn ngóc những cái đầu lên cao phủ che Đức Phật và thường thấy ở tranh, tượng mô tả Đức Phật thiền định ngồi trên những cuộn quấn của vua Naga. Đây là một motif phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo, đặc biệt xuất sắc là các pho tượng sa thạch của mỹ thuật Campuchia thế kỷ XI, XII.

Ở miền Bắc Thái Lan, Naga(1) là một quy ước kiến trúc phổ biến. Trong vai trò bảo hộ chánh điện thờ Phật, Naga được thể hiện dưới dạng Naga trượt trên diềm mái chùa; cuộn/quấn dưới mái hiên gie ra đến từ những rầm mái; bao quanh khung/cửa tò vò; trượt trên mặt tiền cột/trụ; và lượn sóng dọc theo lan can chánh điện phức hợp... Trong mỗi trường hợp, đầu Naga hay những cái đầu dựng đứng như che chở, miệng chúng mở to, thè lưỡi và những hàng răng sắc nhọn. Ngọn lửa bùng lên từ đầu, cách điệu hóa cao. Từ cổ thân hình Naga thường hay rũ xuống thành dải uốn cong đều đặn làm dịu bớt tính dữ tợn của con mắt tròn rực cháy và dãy vây lưng tua tủa.

Naga có thể xuất hiện đơn lẻ hay trong dạng nhiều đầu. Những cái đầu, thường là số lẻ, những cái đầu hai bên hay nhỏ hơn cái đầu chính giữa vươn cao. Trong dạng nhiều đầu, những cái đầu thường đội mũ miện, tạo nền cho bố cục ba mặt. Thi thoảng Naga xuất hiện riêng lẻ, nhưng phổ biến hơn thường được miêu tả là đầu nó mọc ra từ miệng thủy quái Makara, như biểu thị sự kết hợp của hai loài bò sát huyền thoại nhằm tăng cường sự dũng mãnh để bảo hộ/ ngăn ngừa sự thâm nhập của các thế lực xấu ác vào chùa qua các khe hở, những lỗ trống.

Những đồ án kiến trúc nói trên không chỉ phổ biến ở Bắc Thái mà còn thể hiện rộng rãi trong các chùa tháp Phật giáo Nam tông ở các quốc gia khác.

Ngoài đồ án kết hợp với Makara(2), chúng ta còn thấy sự kết hợp giữa Naga và Garuda. Đồ án này có lẽ bắt nguồn từ mối thù truyền kiếp của Naga và Garuda, gốc từ thiên sử thi Mahabharata.

Naga là một linh vật á thần, gốc Hindu giáo có hình tướng mặt người thân rắn, với cổ bành của loài rắn hổ mang. Theo truyền thống Hindu giáo, Naga là con của Kadru, vợ của ẩn sĩ Kasyapa. Kadru đã sinh ra 1.000 quả trứng và nở ra 1.000 con rắn, nhằm mục đích tạo nên cộng đồng dân cư cho cõi Patala, tức cõi âm, dưới mặt đất - một cảnh giới tráng lệ gọi là Naga-loka đặt dưới sự thống trị của các Naga Chúa (Nagaraja: thường được gọi là Long vương trong ngữ cảnh văn hóa Trung Quốc): Ananta (còn được gọi là Sesha: con rắn “vô định” làm bệ nằm cho thần Vishnu ngủ giấc ngủ vũ trụ), Tashaka, Vasuki và nhiều con rắn dữ chứa đầy nọc độc. Chúng là anh em ruột, con của Kadru và ẩn sĩ Kasyapa.

Theo truyền thống Hindu giáo, bắt nguồn từ sử thi Mahabharata, kẻ thù truyền kiếp của loài Naga là loài chim Garuda (thường được gọi là chim cánh vàng/ kim sí điểu trong kinh văn Phật giáo). Thoạt đầu Naga và Garuda là anh em cùng cha khác mẹ của nhau. Cha của chúng là Kasyapa. Ông đã lấy hai chị em ruột là Kadru và Vinata làm vợ. Kadru mẹ của loài Naga có ý nguyện có nhiều con và đã sinh ra 1000 Naga. Trong khi đó, Vinata - mẹ của Garuda lại chỉ muốn có một vài đứa con, song chúng phải thật dũng mãnh. Vinata đẻ được hai trứng: một nở ra thành người đánh xe cho thần Mặt trời Surya và một trứng khác nở ra chim thần Garuda. Qua một cuộc đánh cược dại dột, Vinata trở thành nô lệ cho chị của mình là Kadru; theo đó, Garuda buộc phải tuân theo mệnh lệnh của các Naga. Mặc dù phục tùng loài Naga nhưng Garuda luôn nuôi mối thù hận và những đố kỵ đã tích tụ lại khiến Garuda không thể buông bỏ. Garuda đã cầu xin đám Naga cách thoát khỏi kiếp nô lệ cho mẹ mình. Đám Naga đã buộc Garuda đem thuốc trường sinh amrita cho chúng để đổi lấy sự tự do. Garuda đánh cắp thuốc trường sinh của chư thần mang về để đáp ứng điều kiện do các Naga đưa ra. Nhưng mưu mẹo đó bị chư thần phát giác. Thần Vishnu đã đuổi theo Garuda để đoạt lại thuốc trường sinh và Garuda trong lúc chạy trốn đã làm rơi một số giọt amrita trên đám cỏ kusha. Các Naga liền đổ xô ra liếm lấy thuốc trường sinh dính trên lá cỏ. Do đó, lưỡi chúng bị cạnh sắc của cỏ kusha chẻ làm đôi, dấu vết còn đến ngày nay... Và từ đó, Garuda vẫn coi loài Naga là kẻ thù và luôn tìm cách bắt chúng để ăn(3). Điều này là cơ sở tạo nên đồ án kết hợp Naga-Garuda phổ biến trong mỹ thuật Phật giáo.

Phật giáo Kim cương thừa Tây Tạng thừa hưởng biểu trưng Naga từ di sản cổ của Ấn Độ được tích hợp vào Phật giáo thời sơ kỳ. Chúng là những linh vật hạ giới, dưới đất và dưới biển, đặc biệt là thủy giới của sông hồ, ao giếng và biển cả. Trong vũ trụ luận Phật giáo, chúng được chỉ định trú xứ là ở tầng cuối cùng của núi Meru/ Tudi; và kẻ thù truyền kiếp của nó là Garuda/ Kim sí điểu ở tầng trên, tức tầng thứ hai của ngọn núi trung tâm vũ trụ này. Chúng là lực lượng canh giữ các kho báu và kinh tạng ở cõi dưới. Bồ-tát Long Thọ (Nagarjuna) có lẽ là người đầu tiên nhận được tạng kinh được loài Naga bảo quản dưới thủy giới, đó là kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Tám vua Naga (Nagaraja; Tạng ngữ: klu’i rgyal-po) là danh sách phổ biến trong truyền thống Phật giáo. Các Nagaraja (thường gọi là Long vương trong ngữ cảnh văn hóa Hán) được miêu tả như một bầy chen chúc dưới chân hoặc là vật trang sức của một số chư thần phẫn nộ.

Về hình tướng, Naga thường được thể hiện dưới dạng nửa người (từ hông trở lên) và nửa còn lại là dạng rắn cuộn. Hầu hết Naga có màu trắng; một mặt hai tay; hai bàn tay chắp lại thành kính hoặc làm cử chỉ dâng hiến châu báu. Chúng có một, ba, năm, bảy cái mào đầu hay bảy con rắn nhỏ ngóc lên như một cái mào trên đầu Naga và những con rắn này có màu sắc tương ứng với năm đẳng cấp của Naga (theo năm đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ truyền thống) hay tương ứng với tám Nagaraja. Motif rắn nhiều đầu có hình như vương miện của Naga Ấn Độ có nguồn gốc từ bảy hoặc chín cửa sông của sông Indus cổ xưa(4).

Phật giáo Đại thừa cũng tiếp nhận ý nghĩa những biểu trưng Naga nguyên mẫu. Song trong ngữ cảnh văn hóa Hán, Naga được đồng nhất với rồng/long; theo đó, Nagaraja được gọi phổ biến là Long vương. Hình tượng Long vương được thờ ở chùa phổ biến là đầu rồng, thân người với trang phục hoàng bào, đội mũ bình thiên.

Naga trong Phật thoại

Naga xuất hiện phổ biến trong nhiều Phật thoại và đa phần gắn liền với Đức Phật lịch sử.

1. Trước hết là chuyện Phật đản sinh


Theo kinh Maha sát đầu và đồ hình khắc trên đá về đề tài vườn Lộc Uyển (ở Ấn Độ) thì lúc Đức Phật giáng sinh, Trời Đế Thích, Phạm vương và Long vương dùng nước thơm tắm gội cho Phật. Đó là căn cứ khởi phát cho tập tục dùng nước thơm tắm gội cho tượng Phật đản sanh vào lễ Phật đản hàng năm - gọi là Quán Phật hội (hay Phật sanh hội, Dục Phật hội...) phổ biến trong hầu hết các cộng đồng tín đồ Phật giáo(5). Cũng có thuyết cho rằng, lúc Phật giáng sinh có chín con rồng hoặc con rồng chín đầu phun nước thơm tắm cho Đức Phật. Đây là cơ sở của các quần tượng Cửu Long hay các tranh vẽ Cửu Long phúng thủy(6). 

2. Câu chuyện thứ hai là rắn thần Naga Mucalinda che chở cho Đức Phật

Truyện kể: Vào tuần thứ sáu, sau khi thành đạo, từ cây Ajapala Đức Phật sang cây Mucalinda và ngự tại đây một tuần lễ để chứng nghiệm quả vị giải thoát. Bỗng nhiên có một trận mưa to kéo đến. Trời sẫm tối dưới lớp mây đen nghịt và gió lạnh thổi vùn vụt suốt nhiều ngày.

Vào lúc ấy, mãng xà vương Mucalinda, từ ổ chui ra, uốn mình quấn quanh Đức Phật bảy vòng và khum đầu to che trên đầu Ngài. Nhờ vậy mà mưa to gió lớn không động đến thân Đức Phật. Đến cuối ngày thứ bảy, thấy trời quang mây tạnh trở lại, Mucalinda tháo mình trở ra và bỏ hình rắn, hiện thành một thanh niên, chắp tay đứng trước mặt Đức Phật. Đức Phật đọc bài kệ như sau: “Đối với hạng người tri túc, đối với người đã nghe và đã thấy chân lý thì sống ẩn dật là hạnh phúc. Trên thế gian, người có tâm lành, có thiện chí, người biết tự kiềm chế, thu thúc lục căn đối với tất cả chúng sanh là hạnh phúc. Không luyến ái, vượt lên khỏi dục vọng là hạnh phúc. Phá tan được thành kiến “ngã chấp”quả thật là hạnh phúc tối thượng.”(7).

Cũng Phật thoại kể trên nhưng Phật giáo Miến Điện cho rằng vào tuần lễ thứ sáu, Đức Phật đã thiền định sau khi đắc đạo ở bờ hồ Mucalinda, cách cây bồ-đề không xa...(8). Nói chung, cùng cốt truyện, song tiểu tiết có sai biệt. 

3. Câu chuyện về Naga bảo hộ các di vật Phật giáo

Ở Tây Tạng, Naga được biết đến dưới tên gọi Klu, giữ vai trò biểu trưng cho Phật giáo vùng Hy Mã Lạp Sơn và trong thần thoại Tây Tạng. Truyền thống tu viện Sera cho rằng khi Sakya Yeshe trên đường trở về sau chuyến viếng thăm Trung Hoa, ông đã để kinh Tengyur được nhà vua trao tặng rơi xuống nước khi lội qua sông. Đoàn người hộ tống đã tìm kiếm chúng trong vô vọng mà vẫn không tìm được kinh nên đành tiếp tục hành trình trở về Sera. Khi chư Tăng về đến, các nhà sư ở tu viện đã nói với họ rằng, trước khi họ trở về, có một ông lão cùng những người hầu đã viếng thăm Sera và tặng một bộ kinh Phật cho tu viện. Ông lão nói rằng hãy giao nó cho Sakya Yeshe. Người ta tin rằng ông lão là vua Naga, và khi những cuốn kinh được kiểm tra, nó vẫn còn ướt.

Câu chuyện cuộc đời truyền thống của Niguma, người vợ của Naropa, trong thời kỳ đầu của Phật giáo, vùng đất mênh mông nước này được cai trị bởi vua Naga. Vị vua Naga này vì thương cảm các môn đệ của Đức Phật, đã rút cạn nước cho mục đích xây dựng chùa chiền và tu viện Phật giáo. Vùng đất này được gọi là vùng đất diệu kỳ. Đó là nơi Niguma được sinh ra. Niguma hình thành nên 5 pháp Niguma. Một trong những học thuyết đó được xem như là kim chỉ nam của dòng tu Shangpa Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Câu chuyện này khá tương đồng với truyền thuyết khai nguyên của dân tộc Khmer. Ở đây, vua Naga đã hút cạn hồ nước để tạo nên xứ sở Cos Thlot cho con gái của mình là “Long Nữ” Niêng Neak, kết hôn với Preah Thong để thành lập vương quốc, tiền thân của nước Campuchia sau này. Dữ liệu này cho thấy đây là một motif phổ biến được tích hợp vào các sự kiện lịch sử cụ thể.

Vua Naga cũng hiện diện khi di vật tro cốt Đức Phật được phân phát. Trong kinh văn Phật giáo Ceylon, Naga thường xuất hiện: khi Đức Phật thực hiện một cuộc viếng thăm miền Bắc Ceylon để hòa giải các Naga trong cuộc chiến giữa họ; khi nhánh cây bồ-đề được chở theo đường biển đưa đến Ceylon, những Naga đều muốn giành nó cho mình, nhưng Naga vẫn bảo hộ cho tàu thuyền mang nhánh cây đó; khi một điện thờ lớn được xây dựng ở Ceylon để cất giữ những di vật của Đức Phật, Naga đã góp những di vật mà chúng sở hữu. Truyền thống Phật giáo Miến Điện thiết lập việc thờ cúng  Naga cùng với Đức Phật(9).

Chỗ ở của Nagaraja (gọi là Long vương hoặc Long thần) được gọi là Long cung hay Long hồ ở dưới đáy biển lớn, Long vương dùng thần lực hóa ra cung điện làm chỗ giữ gìn tài bảo, kinh điển khi Phật pháp ẩn mất. 

4. Câu chuyện Naga chứng đắc và sự thành đạo của Đức Phật

Một Phật thoại khác về Naga theo The Chronicle of Gotama Buddha, Mingum Sayadaw(10) như sau: “Sau khi nhận thức ăn cúng dường là bát cháo sữa ghana do Sujata dâng cúng. Bồ-tát đã đưa ra quyết định trong khi giữ cái bát vàng: “Nếu ta thành đạo, ngày hôm nay, hãy để chiếc bát này trôi ngược dòng; nếu ta không thành đạo, ngày hôm nay, hãy để chiếc bát này trôi xuôi dòng”. Rồi ngài để chiếc bát xuống lòng sông Neranjara. Chiếc bát vàng rẽ nước đi thẳng đến giữa con sông và trôi ngược dòng với tốc độ nhanh như ngựa phi và mất hút vào một xoáy nước. Khi đến cung điện của vua Naga Kala, chiếc bát vàng rơi xuống va nhằm những chiếc bát được dùng bởi ba vị Phật quá khứ là Kakusanda, Konagamana và Kassapa vào ngày các vị Phật đó thành đạo, tạo nên âm thanh “kili, kili” và đến dừng lại dưới ba chiếc bát vàng đó.

Khi nghe âm thanh đó, vua Naga Kala thốt lên rằng: “Mới chỉ ngày hôm qua, một Đức Phật đã hiển hiện; thế mà ngày hôm nay, một Đức Phật nữa đã thành đạo”. Và Kala cất lên những câu xưng tụng. (Lưu ý: Đây là một kiếp đời kéo dài rất lâu, kể từ thời Đức Phật Kassapa ra đời đến lúc Đức Phật Thích Ca đắc đạo. Thời gian lâu dài là vậy, song đối với Kala Naga thì nó rất ngắn ngủi, chỉ như ngày hôm qua và ngày hôm nay mà thôi).

Phật thoại trên phổ biến trong các bích họa ở phần lớn các chùa Phật giáo Nam tông. Chùa Khmer ĐBSCL là một ví dụ. Trong các bích họa đó, bức tranh xuất sắc nhất là bức vẽ ở chùa Lu Đồng (Sóc Trăng). 

5. Một Phật thoại phổ biến khác liên quan đến Naga Sagara (âm Hán: Sa-kiệt-la; nghĩa là “Vua Naga của biển mặn”.

Thực ra, Sagara được biết đến là nhờ người con gái của mình, tên gọi phổ biến là Long Nữ (Nagi) - thị giả bên cạnh Bồ-tát Quán Thế Âm. Đối lại, thị giả bên trái là Thiện Tài. Sự đắc đạo của Long Nữ hoàn toàn khác với Thiện Tài, phải trải qua biết bao gian khó, qua 53 lần tham vấn Phật pháp mới đắc đạo. Truyện kể rằng: Long Nữ rất thông minh, năm tròn 8 tuổi, một hôm được nghe Văn Thù thuyết pháp ở Long cung, liền giác ngộ. Khi ấy, Long Nữ đến núi Linh Thứu bái yết Phật Thích Ca và thành tựu được Phật đạo với thân là con rắn Naga (rồng). Sự đắc đạo nhanh chóng này nảy sinh ra điều nghi hoặc đối với ngay cả Bồ-tát Văn Thù lẫn Bồ-tát Trí Tích và Xá Lợi Phất. Tuy nhiên, Long Nữ đã chứng minh sự đắc đạo của mình: Long Nữ dâng cúng Đức Phật một viên bảo châu và nhờ công đức này, Long Nữ lập tức biến thành thân nam, vãng sanh về thế giới Vô cấu ở phương Nam, thành Đẳng chánh giác, đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, thuyết pháp cho tất cả cõi trời, người, Bồ-tát, Thinh Văn, Thiên long bát bộ, nhân, phi nhân v.v... ở thế giới Ta-bà. Đây là Phật thoại được đề cập ở phẩm Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) trong kinh Pháp hoa. Phật giáo Tiểu thừa cho rằng thân nữ nhơ uế không thể thành Phật; còn Phật giáo Đại thừa chủ trương chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Do đó, Phật thoại Long Nữ thành Phật phản ánh sự phát triển của Phật giáo Đại thừa(11).

Naga - Từ truyền thống Hindu cho đến các tín niệm Phật giáo

Nói chung, các tình tiết thần kỳ về Naga thuộc truyền thống Hindu rất phong phú về số lượng lẫn nội dung. Không phải tất cả, song nhiều tình tiết đó đã hội nhập vào kinh văn Phật giáo với những biến đổi ít nhiều về đặc điểm và tính chất.

Chẳng hạn, trong truyền thống Hindu, Naga được coi là cư dân của cõi Patala, hiểu là cõi dưới, bao gồm cả âm phủ lẫn dưới nước, sông hồ, biển cả thì trong ngữ cảnh văn hóa Phật giáo Naga có đến 4 loại có mặt ở cả 3 cõi:

- Thủ thiên cung long: Loài Naga (rồng) cõi trời, gìn giữ cung điện cõi trời (không để cho mất hoặc không để cho các cung điện này rơi xuống).

- Hành vũ long: Tức loài Naga chuyên việc làm mưa (có tên gọi khác là rồng “hưng vân trí vũ”: kéo mây làm mưa, tức chủ việc mưa gió). Loài Naga này có hai loại: Naga lành/ thiện long tạo mưa thuận gió hòa, đem lại lợi ích cho người; và Naga dữ/ ác long gây mưa to, lụt lớn khiến cho con người khốn khổ.

- Địa long: Loài rồng ở sâu dưới đất sâu, làm hầm, khoét hang, làm cho đất lún mà thành sông, thành hồ, thành biển.

- Phục tạng long: Loài rồng giữ gìn kho báu của Chuyển luân thánh vương và của các nhà phước đức lớn(12).

Một đặc tính khác vốn phổ biến trong truyền thống Hindu là mối thù truyền kiếp của Naga và Garuda cũng được nhắc đến ở phẩm Long-Điểu trong kinh Trường A Hàm (và có thể kể thêm là ở các kinh Đại lâu thán, Khởi thế nhân bản, Khởi thế...) rằng: Naga/ rồng có 4 loại là noãn sanh, thai sanh, thấp sanh và hóa sanh. Chúng thường bị 4 loại đại bàng/ Garuda/ Chim cánh vàng noãn sanh, thai sanh, thấp sanh và hóa sanh ăn nuốt(13).

Nói chung, trong kinh văn Phật giáo, các motif Naga thuộc truyền thống Hindu được tiếp nhận và biến cải ở nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, sự thống thuộc Naga vào Bát bộ chúng/ Thiên long bát bộ - các vị thần bảo hộ Phật pháp là có phần hoàn bị. Đức Phật đã dùng oai đức cảm hóa cả 8 bộ chúng [Thiên (Deva/ Trời), Long (Naga/ Rồng), Dạ-xoa (Yaksa/ quỷ/chằn), Càn-thát-bà (Gandhava/ Hương thần/ Nhạc thần), Atula (Asura), Ca-lâu-la (Garuda/ Kim xí điểu), Khẩn-na-la (Kimnara/ Phi nhân/ Ca nhân), Ma hầu La-già (Mahoraga/ Đại mãng thần)] quy y trở thành quyến thuộc của Phật, ở cõi thọ dụng của chư Phật, hộ trì Phật và Phật pháp(14). Ở tập hợp Bát bộ này, chúng ta thấy có hai loại rắn khác biệt: Naga và Mahoraga.

Mahoraga trong truyền thống Hindu được hiểu là loài rắn lớn (Maha+uraga), tức “Đại mãng thần”, được đồng nhất với rắn chúa Sesha hay chỉ chung bất cứ loại rắn to lớn nào đó(15). Còn trong ngữ cảnh văn hóa Phật giáo, Mahoraga được xác định là “vị thần đầu người mình rắn, một trong Thiên long bát bộ” và được Hán dịch là “Đại mãng thần” (thần rắn lớn), song cũng gọi là “Đại hung hành”, “Đại phúc hành” hay “Đại hung phúc hành”, tức vị rắn thần có cả thuộc tính tốt/ phúc và xấu/ hung. Trong Duy-ma kinh lược sớ, Mahoraga là vị thần “không có chân, di chuyển bằng bụng. Vì lúc sanh tiền phá hủy giới cấm, tà siểm nhiều sân hận, ít bố thí, tham ưa rượu thịt nên đọa làm quỷ thần, trong thân thể có nhiều trùng độc rút rỉa, ăn thịt nên thống khổ vô cùng”(16). Trái lại, trong Huệ Lâm âm nghĩa, Mahoraga lại được coi là nhạc thần, có hình người đầu rắn và trong mạn-đà-la thai tạng giới có tôn trí 3 tôn vị Mahoraga, có một tôn vị thổi tiêu, khá gần tương đồng với nhạc thần - tức Càn-thát-bà, một trong Bát bộ chúng thường có mặt trong các cuộc pháp hội để nghe Phật thuyết kinh, thường đem hương hoa kỹ nhạc cúng dường.

Có phần khác với tính chất hai mặt nhập nhằng của Mahoraga, các Naga/ Long vương được phân làm hai loại rõ rệt: Một là loại thiện - gọi là “pháp hành long vương”: làm mưa thuận gió hòa, giúp cho ngũ cốc ở thế gian được tươi tốt; và hai là loại ác - gọi là “phi pháp hành long vương”: do tâm ác làm mưa to gió lớn khiến cho ngũ cốc bị hư hại (Phẩm Súc sanh/ kinh Chánh pháp niệm xứ, 18). Hai loại Naga thiện và ác này có lẽ chỉ loại Naga có chức năng làm mưa gió - được gọi là “hành vũ long” hay “hưng vân trí vũ long”, một trong 4 loại Naga mà chúng ta đã nói ở trên; tuy nhiên, trong cái nhìn tổng quát, đây là sự khu biệt thiện/ ác cho loài Naga thuộc Thiên long bát bộ, tức 8 loại chúng sanh không phải loài người; tức chư thiên, chư long, chư thần, chư quỷ. Ở đây, chúng ta cũng lưu ý rằng Naga không chỉ thuộc “Thiên long bát bộ” mà còn thống thuộc “Bát bộ quỷ chúng” - tức tám loại quỷ do Tứ Thiên vương thống lãnh(17). Điều này cũng cho thấy tính chất không định tính rõ ràng của Naga trong kinh văn Phật giáo. Đối với loài chúng sinh này trong kinh tạng ghi rõ ràng Naga/ long, một trong Bát bộ chúng thường hiện đến nghe Phật giảng kinh Đại thừa. Cụ thể, khi Phật giảng kinh Diệu pháp liên hoa, có tám vị Long vương (Nagaraja) dắt theo quyến thuộc đến hầu để nghe kinh. Đó là các Long vương Nanda (Nan-đà), Upananda (Bạt-nan-đà), Sagara (Ta-già-la), Vasuki (Hòa-ta-kiết), Takchaka (Đức-xoa-na), Avravotapta (A-na-bà-đạt-đa), Manasvin (Ma-na-tư) và Utpala (Ưu-bát-la). Ngoài ra, trong Phật thoại kể về kỳ tích Phật đản sanh, có nhắc đến hai trong tám Nagaraja/ Long vương là Nanda và Utpala hiện đến phun nước tắm gội cho Ngài. Dị bản phổ biến trong tranh tượng là “Cửu long phúng thủy” hiểu: 1/Con rồng chín đầu; và 2/ Chín con rồng phun nước.

Mặc dù là loại chúng sanh hộ pháp và hướng thiện, thường hiện đến dự pháp hội để nghe Phật giảng kinh, song Naga không được coi là loại chúng sinh hội đủ phẩm chất như con người. Trong luật tạng, có tích kể về một con Naga/ rồng muốn mau tiến bộ trên đường tu học đã hóa thành một chàng trai tráng đến trước Tăng-già xin thọ giới xuất gia. Khi đã được thọ giới, Naga về tăng phòng ngủ lại hoàn hình thành Naga khiến chư Tăng hốt hoảng. Do vậy, chư Tăng nghị hội trục xuất vị Tăng sĩ gốc Naga này với lý do Naga chưa đủ sức tiến hóa để thọ giới Tỳ-kheo, tức phải sanh lên làm người, có đủ căn cơ tốt mới được làm Tỳ-kheo(18). Quan điểm này cũng được nêu trong phẩm Devadatta của kinh Pháp hoa: Một Nagi (Long Nữ), 8 tuổi sau khi nghe Manjushi (Văn Thù) thuyết pháp đã biến thành người và phát tâm tu đạo đạt đến sự đắc đạo đã dẫn ở trên. Rõ ràng rằng, sự tích này đã xác định bất cứ loài chúng sanh nào có được chí nguyện tu đạo thì sẽ đạt được sự chuyển thân hầu đạt được quả vị giác ngộ. Phật thoại này, trong văn liệu Nam truyền có một kết thúc có hậu: Để sách tấn vị tu sĩ gốc Naga bị trục xuất khỏi Tăng-già, Đức Phật đã hứa với Naga rằng: Các trai trẻ xuất gia, trong giai đoạn bắt đầu từ lúc cạo đầu đến lúc được chư Tăng chính thức đồng ý được thọ giới được gọi là Naga. Ẩn dụ này là biểu tượng cho sự quá độ của một Tăng sĩ: từ một chàng trai trẻ kiến văn thấp thỏm, tuy có sự tiến bộ nhất định những vẫn là bậc tôn kính còn hạn chế(19). Nội dung đoạn kết của Phật thoại này đã trở thành thể chế của Phật giáo Thái Lan và Khmer. Đối với người Khmer, lễ xuất gia (Bon Bôm Bous: lễ đi tu) thường được tổ chức vào dịp Tết Chôl Chnnăm Thmây. Vào ngày ấy, gia đình nào muốn đưa con vào chùa tu làm lễ Bon Bôm Bous để người đi tu từ giã người thân và bạn bè. Kế đó, người ấy cạo đầu, thay quần bằng tấm xa-rông và thay áo bằng một chiếc khăn vải trắng. Từ đó, người này được gọi là Nêak (rắn/Naga) cho đến khi người này được chư Tăng chấp nhận cho thọ giới chính thức mới được mặc y cà sa. Ở Thái Lan, chú tiểu khi cạo đầu này cũng được gọi là Nak (Naga/rắn)(20).

Những dữ liệu trình bày trên đây cho chúng ta một bức tranh đa dạng về tín niệm Naga của Phật giáo. Ở đó, nổi bật lên hàng đầu là tín niệm, dù bất cứ loài chúng sanh nào, kể cả loài hung dữ và độc hại như Naga/rắn, nếu biết phát khởi thiện tâm và chí nguyện theo thiện đạo thì chắc chắn sẽ đạt được giác ngộ.  

Chú thích

(1)(19) Theo Buddhist sculpture of northern Thailand, Carol Stratton, Nxb.Buppha, 2004, tr.340.

(2) Xem Thủy quái Makara - Từ thần thoại Ấn Độ đến các tín niệm Phật giáo, phần các đồ án Makara, Giác Ngộ nguyệt san, số 201, 12-2012.

(3) (4) Theo The handbook of Tibetan Buddhist symbols, R. Beer, Shambhala xb, 2003, tr. 72-74.

(5) Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, Thích Minh Cảnh chủ biên, tr. 3788.

(6) Theo L’art du Bouddhisme, Dietrich Seckel, Albin Michel xb, 1964.

(7) Theo Đức Phật và Phật pháp, Narada Maha Thera, Phạm Kim Khánh dịch, Nxb.Tôn Giáo, 2010.

(8)(9) Theo Folk elements in Burmese Buddhism, Dr. Htin Aung, 1959.

 (10) Theo The Chronicle of Gotama Buddha, Mingum Sayadaw.

(11) Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, sđd, tr. 3781.

(12) Theo Phật học từ điển, Đoàn Trung Còn, Nxb.Tổng hợp TP.HCM, tr. 628-629.

(13) Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, sđd, tr. 2098.

(14) Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, sđd, tr. 539.

(15) Theo Classical Dictionary of Hindu mythology and religion, geography, history and literature, John Dowson, M.R.A.S, Rupa.Co xb, 2004, tr. 194.

(16) Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, sđd, tr. 4008.

(17) Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, sđd, tr. 540

(18) Theo Phật học từ điển, sđd, tr. 629

      - Kinh Tăng Hộ

(20) Theo Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ, Nhiều tác giả, Nxb.Tổng hợp Hậu Giang, 1988.

Huỳnh Thanh Bình