Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Tết Gạ Ma Thú của người Hà Nhì huyện Mường Tè

Lá gan lợn để nguyên bày ra mâm lễ, sau khi hành lễ xong thầy cúng và người có chức sắc trong bản cùng xem và đánh giá năm đó có mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu hay không.

Người Hà Nhì ở xã biên giới Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có rất nhiều ngày tết trong năm nhưng tưng bừng và nhộn nhịp, đặc biệt nhất là Tết Gạ Ma Thú (tết cấm bản) thường được làm vào những ngày đầu tháng Giêng.
Gạ Ma Thú bao gồm nhiều lễ cúng như: cúng mó nước, cúng rừng cấm, cúng thần mùa màng, cúng đầu bản, cuối bản, cúng thần sét, cúng thần lửa.... và điều đặc biệt nhất trong ba ngày tết, bản "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Mọi sinh hoạt tín ngưỡng và vui chơi được điều hành bởi thầy cúng và trưởng bản.
Ngày đầu tiên trong ba ngày tết là lễ cúng rừng cấm. Trong đời sống người Hà Nhì, ông thần rừng che chở cho bản làng, cung cấp cho đời sống nhiều thú, nhiều rau quả. Lễ cúng ngày thứ hai là lễ cúng bản. Lễ này được diễn ra ở đầu bản và cuối bản. Trong lễ cúng này cả bản đều tham gia để cầu mong trong năm mới bản làng bình yên, chăn nuôi, cấy trồng mùa màng tươi tốt, không bị dịch, sâu bệnh. Ngày thứ ba, khi núi rừng còn phủ một màn sương trắng thì cả bản đã thơm lừng mùi cơm nếp, bánh ngô. Các phụ nữ đã dậy đồ xôi, làm bánh ngô để làm quà tặng cho những người anh em về bản chung vui và khách ở xa đến.
Một buổi lễ cúng Gạ Ma Thú ở Lai Châu.

Lễ cấm rừng được người Hà Nhì coi như ngày tạ ơn rừng thiêng mang cho con người đủ thứ sinh sống hàng ngày

Sau khi cúng xong, họ tự ăn uống chúc tụng nhau đi săn không bị hổ, gấu vồ, nhà nào cũng có thịt sấy treo đầy trên gác bếp.

Lễ cúng bản, cúng rừng cả bản đều tham gia để cầu mong trong năm bản làng bình yên,
chăn nuôi, cấy trồng mùa màng tươi tốt, không bị dịch, sâu bệnh


Theo phong tục, gan con lợn mổ để cúng trên rừng cấm được các thầy cúng xem dự báo điềm lành, điềm gở trong năm

Phụ nữ đứng trước cửa rừng ca hát trong lúc cúng cấm rừng


Thầy cúng làm phép bằng những cây cọ quết tiết lợn để đuổi tà yêu


Ngày cấm bản được trang trí bằng cây tre, luồng báo hiệu nội bất xuất, ngoại bất nhập

Sau lễ cúng là lời chúc tụng và thưởng thức để tiếp sức cho một năm lao động no đủ, bội thu
Nghi lễ cắt tiết gà trước cửa rừng để chuẩn bị hành lễ


Theo quan niệm xa xưa, ngày cúng bản nhà nào có nhiều khách, hết nhiều rượu thì sẽ may mắn

Cúng xong cả bản đại tiệc nơi rừng thiêng để rừng làm chứng rồi ban cho niềm vui,
sức khỏe, mùa màng
Sau bữa ăn mọi người lấy cơm nếp vo tròn ném vào nhau với ý nguyện mùa sau thóc gạo sẽ dư thừa.

Trong đời sống người Hà Nhì ông thần rừng quan trọng lắm, che chở cho bản làng, cung cấp cho con người thịt chim thú và rau quả

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét