Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Cơ quan Liên tỉnh ủy Cần Thơ trong khởi nghĩa Nam Kỳ

ĐỊA ĐIỂM CƠ QUAN LIÊN TỈNH ỦY CẦN THƠ
(1938 -1940)
1.    Tên di tích: Địa điểm cơ quan Liên Tỉnh Ủy Cần Thơ
2.    Loại công trình:
3.    Loại di tích:
 lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 154-QĐ ngày 25 tháng 01 năm 1991
5.    Địa chỉ di tích: xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
6.    Tóm lược thông tin về di tích
Khu di tích tỉnh ủy Hậu Giang ở xã Phú Hữu nằm trên địa phận rạch Ngã Lá, địa danh này đi vào thơ ca như những huyền thoại bất khuất của người dân Hậu Giang, đi liền với những chiến công lịch sử chói lọi như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tổng nổi dậy tết mậu Thân, Tổng nổi dậy mùa xuân 1975, nơi này cũng sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc vĩ đại như Trần Phú Hữu, Trần Phú Nghĩa,...
Năm 1936, Liên Tỉnh ủy Cần Thơ được thành lập do đồng chí Tạ Uyên làm Bí thư, đồng chí Quảng Trọng Hoàng làm Phó Bí thư Liên Tỉnh ủy, trực tiếp làm Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ. Căn cứ Tỉnh ủy được đặt ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, bên bờ Nam sông Hậu. Nơi đây cũng là điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa Nam kỳ đầu tiên của tỉnh Cần Thơ và miền Tây sông Hậu. Liên Tỉnh ủy Cần Thơ đặt ở vùng trọng yếu này để lãnh đạo phong trào cách mạng của 7 tỉnh đến năm 1940 (gồm: Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, Sa Đéc và Rạch Giá). Năm 1937, Chi bộ dự bị với 3 đồng chí đảng viên đầu tiên được thành lập, đến tháng 6-1938 trở thành Chi bộ Đảng chính thức ở Phú Hữu. Tại rạch Ngã Lá, ấp Phú Lễ có nhà bà Ngô Thị Lụa là cơ sở cách mạng kiên cường và đây cũng được chọn làm trụ sở của cơ quan Liên Tỉnh ủy. Cũng từ nơi này, Liên Tỉnh ủy đã trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam kỳ tại vùng Hậu Giang. Do một địa danh có truyền thống như vậy, ngày 25-1-1991, Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định số 154-VH/QĐ để công nhận Phú Hữu là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Sau ngày thành lập ĐCS Việt Nam 3/2/1930, Xứ ủy Nam kỳ ra đời để trực tiếp lãnh đạo Đảng bộ và phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Nam kỳ. Để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế ở từng nơi, Xứ ủy Nam kỳ đã thành lập các Liên Tỉnh ủy.
 
          Địa điểm cơ quan Liên Tỉnh ủy Cần Thơ (1938-1940)
 Phong trào cách mạng và cơ sở Đảng các tỉnh miền Hậu Giang phát triển mạnh đòi hỏi phải thành lập các Tỉnh ủy để lãnh đạo phong trào cách mạng các địa phương.
- Năm 1938, Tỉnh ủy Cần Thơ được thành lập, do đồng chí Quản Trọng Hoàng làm Bí thư.
- Tháng 10 -1939, Quận ủy Phước Long (Rạch Giá) được thành lập. Cuối năm 1939 Quận ủy Châu Thành (Rạch Giá) được thành lập. Đó là những nhân tố quan trọng dẫn đến sự ra đời của Tỉnh ủy Rạch Giá sau này.
Từ căn cứ này, Liên Tỉnh ủy đã triệu tập Hội nghị phổ biến nghị quyết của Xứ ủy và kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa Nam kỳ cho Đảng bộ các tỉnh miền Hậu Giang.
 
                              Bà Ngô Thị Lụa - Chủ gia đình nơi
                             Cơ quan Liên Tỉnh ủy Cần Thơ đóng
Với tinh thần yêu nước của nhân dân và gia đình bà Ngô Thị Lụa ở rạch Ngã Lá, ấp Phú Lễ, xã Phú Hữu đã đùm bọc, che chở bảo vệ cho các đồng chí lãnh đạo và cơ quan Liên Tỉnh ủy an toàn hoạt động, chỉ đạo phong trào cách mạng các tỉnh miền Hậu Giang suốt thời gian từ đầu năm 1938 đến tháng 11 năm 1940.
Do thời gian và trải qua hai cuộc kháng chiến, bom đạn tàn phá ác liệt nên ngôi nhà của bà Ngô Thị Lụa và cảnh vật xưa không còn, nhưng nơi đây vẫn khắc ghi một sự kiện lịch sử sâu sắc, một truyền thống cách mạng mãi sáng chói của các tỉnh miền Hậu Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét