Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

ỷ niệm 72 năm khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940-23/11/2012): Trường bắn Ngã Ba Giồng – Khúc tráng ca của những người anh hùng bất tử

Ngã Ba Giồng là một khu đất gò có diện tích hơn 10ha ở làng Xuân Thới Tây, nay là xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, T/p Hồ Chí Minh.
Đây còn là vùng đất có nhiều cây bằng lăng cổ thụ mọc nên vùng đất này còn được gọi là “giồng Bằng Lăng”. Nơi đây từng chứng kiến sự kiện nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn nổi dậy vào đêm 22 rạng ngày 23/11/1940 trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ cách đây 72 năm.
Trường bắn Ngã Ba Giồng chiếm khoảng đất rộng, hình thang, thực dân Pháp cho cắm một hàng 6 cột, cao 2,2m, cách đều nhau 2,8m. Cột bằng gỗ tròn có đường kính 20cm; chân cột chôn chặt xuống đất bằng xi măng trộn đá xanh nên cột đứng rất vững. Phía sau hàng cột này, chúng đắp mô đất dài 22m, cao trên 2m, cách phía sau hàng cột 1,5m dùng để chắn đạn. Trước hàng cột là khoảng đất rộng, trống trải, chúng cho tráng xi măng để làm nơi chuẩn bị cho hành động xử bắn. Đồng ruộng và các lùm cây bao bọc Ngã Ba Giồng về hướng Tây, Nam và Bắc, hướng bắn quay về phía Đông (bưng Tràm Lạc).
 
 Đền tưởng niệm trong khu di tích Ngã Ba Giồng, Hóc Môn, tp Hồ Chí Minh
Và cũng chính tại nơi đây thực dân Pháp đã tổ chức xử bắn hai đồng chí: Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng ta và đồng chí Phan Đăng Lưu -  Ủy viên Trung ương Đảng cùng nhiều chiến sĩ cách mạng và đồng bào Sài Gòn - Gia Định sau ngày Nam kỳ khởi nghĩa (theo báo cáo chính thức của Thống đốc Nam Kỳ thì riêng tại vùng Chợ Lớn, Gia Định, Sài Gòn, Biên Hòa, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, thực dân Pháp đã bắt và xử bắn 903 cán bộ, đảng viên, nhân dân đã tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940). Trước khi dựng điểm bắn Ngã Ba Giồng, thực dân Pháp đã xử bắn tại Ngã Tư Giếng Nước (nay là bệnh viện Đa khoa Hóc Môn) các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Hà Huy Tập - nguyên Tổng Bí thư, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Thị Minh Khai - Xứ ủy viên kiêm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Khu vực gần rạp hát chúng đã xử bắn đồng chí đồng chí Phạm Thế Xứng - Bí thư huyện ủy Hóc Môn, đồng chí Đặng Công Bỉnh - Chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Hóc Môn.
Lịch sử ghi nhận, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra khắp 18/21 tỉnh thành ở Nam Kỳ, là cuộc khởi nghĩa do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo có qui mô lớn ở Việt Nam kể từ khi Đảng ra đời và trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Trong đó, Hóc Môn là nơi phát khởi đầu tiên, nơi diễn ra cuộc họp Xứ ủy Nam Kỳ (tháng 9/1940) quyết định thời gian diễn ra khởi nghĩa. Vùng đất Hóc Môn còn là nơi ghi nhận: Hội nghị BCHTW V tháng 3/1938 ở Hóc Môn - Gia Định, với những cống hiến trí tuệ về lý luận và thực tiễn cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. Tại Hội nghị BCHTW VI (mở rộng) họp từ ngày 6 đến ngày 8/11/1939 ở ấp Tây Bắc Lân (nay là Tây Lân), xã Bà Điểm, Hóc Môn, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Đảng ta đã đề ra hàng loạt nhiệm vụ cấp bách để xây dựng và củng cố sự vững mạnh của Đảng. Hội nghị đã quyết định những vấn đề cực kỳ quan trọng trong chuyển hướng chiến lược về đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng trong giai đoạn mới. Những quyết định chiến lược ấy đã được Hội nghị BCHTW VII (11/1940) và VIII (5-1941) khẳng định là chính xác, đúng đắn, đặt cơ sở quan trọng để Đảng ta hoàn chỉnh chuyển hướng chiến lược cách mạng đi tới cao trào giải phóng dân tộc 1941-1945 và thắng lợi của Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, nhiều phong trào đấu tranh cách mạng đã nổ ra và thu được nhiều thắng lợi. Để ngăn chặn phong trào cách mạng đang lên trong hai năm 1939-1940, thực dân Pháp điên cuồng mở các cuộc khám xét, bắt bớ những người cộng sản và những người yêu nước. Ngày 18/1/1940, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã sa vào tay giặc tại cơ quan của Đảng nằm ở đường Nguyễn Tấn Nghiêm - Sài Gòn và bị địch khép vào tội “thảo ra Nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương; chủ trương bạo động và là người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ” và bị chúng kết án tử hình. Trước đó, chiều tối ngày 22/11/1940, đồng chí Phan Đăng Lưu bị mật thám Pháp vây bắt ở Chợ Lớn sau khi vừa đi dự Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng lần thứ VII về nên chưa kịp truyền đạt chỉ thị của TƯ về việc hoãn cuộc khởi nghĩa thì cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã nổ ra ngày 23/11/1940. Biết đồng chí là cán bộ cao cấp của Đảng, chúng ra sức dụ dỗ, mua chuộc, tra tấn nhưng đều thất bại. Bị kết án tử hình, đồng chí vẫn hiên ngang bào chữa cho mục đích chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, đồng thời kết tội chế độ thực dân Pháp. Không thể lung lay được tinh thần cách mạng trung kiên của những người chiến sĩ cộng sản; vào một sáng tháng 8/1941, thực dân Pháp đã dùng xe bịt bùng đưa hai đồng chí Nguyễn Văn Cừ và Phan Đăng Lưu từ khám lớn Sài Gòn đến xử bắn tại Ngã ba Giồng. Sau đó chúng mang thi hài các đồng chí đi thủ tiêu cho đến nay chưa tìm được hài cốt. Hơn 70 năm trôi qua, đất 18 thôn vườn trầu đã ôm những người con ưu tú của đất nước vào lòng yên nghỉ vĩnh hằng.
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 14/4/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh tặng Huân chương Quân công hạng nhất cho các lực lượng là tiền thân của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam trong đó có đội quân khởi nghĩa Nam Kỳ vì đã có thành tích “Biểu dương được ý chí quật cường của dân tộc”. Năm 2002, di tích Ngã Ba Giồng đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia và được UBND thành phố Hồ Chí Minh qui hoạch, xây dựng thành địa điểm du lịch truyền thống để nhớ về một thời kỳ ác liệt mà người dân Nam Bộ đã cùng Đảng ta làm nên những sự kiện anh
Nguồn tin:baotanglichsuquocgia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét