Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa xã hội

Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa xã hội:


Chương I_Cách mạng XHCN tháng Mười Nga


_ Cách mạng nổ ra ở khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản
_ Phản ánh tính quy luật phát triển đi lên của cách mạng
_ Mở ra mốc son trong thời đại mới.


1. Tiền đề:
a) Lý luận về cách mạng:
_Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ: lật đổ phong kiến thiết lập chính quyền do tư sản cầm đầu (gọi là "chuyên chính tư sản")
_Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới: là cách mạng lúc đầu do tư sản lãnh đạo, nhưng do bản chất giai cấp của nó nên cách mạng không đến nơi, chuyển hướng lãnh đạo cho vô sản để vô sản lãnh đạo đến thắng lợi cuối cùng, tiến lên xã hội chủ nghĩa.
_Cách mạng dân chủ vô sản: là cuộc cách mạng do vô sản lãnh đạo lật đổ chính quyền tư sản đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
b) Tiền đề dẫn đến cách mạng:
+ Kinh tế: hội tụ nhiều mâu thuẫn như các đế quốc khác
   _Nga là nước tư bản phát triển trung bình, vì: trong lịch sử thế giới, khi có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông thôn từ sớm => nông dân, quý tộc mới >< vua, bọn quý tộc cũ lạc hậu => cách mạng tư sản và khi cách mạng tư sản giành thắng lợi, thiết lập chính quyền mới do tư sản, quý tộc mới đứng đầu. Những sự kiện này đã ảnh hưởng đến đế quốc Nga: triều đình Nga thực hiện một số cải cách quan trọng, chế độ nông nô bị bãi bỏ, công cuộc công nghiệp hóa được thực hiện, hiến pháp được cải cách => chủ nghĩa tư bản phát triển.
_ Nga có giai đoạn 150 tổ chức lũng đoạn kinh tế Nga như ngân hàng Nga Á chiếm 1/3 tổng số vốn ngân hàng của nước Nga. Nó chiếm 50% sản lượng công nghiệp, nông nghiệp của Nga, chi phối mạnh dầu mỏ, luyện kim, than đá.....Ở Nga, các ngành công nghiệp nặng phát triển như luyện kim, cơ khí, hoá dầu,… với nhiều thành tựu như từ năm 1860 đến 1890, sản lượng thép tăng lên 3 lần, than đá tăng 19 lần, chiều dài đường xe lửa tăng gấp đôi. Về trình độ công nghiệp, Nga thua kém các nước khác nhưng mức độ tập trung công nghiệp rất cao. ¾ công nhân Nga tập trung ở các thành phố lớn như Petrograd, Moskva, khu khai thác than Donetsk, khu khai thác dầu Baku.
_ Xuất hiện bọn tư bản tài chính thao túng nền kinh tế tài chính Nga, lũng đoạn nông nghiệp
_ Nga chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, cho dù có cải cách nông nô(1861), cải cách Stolypin (1906 - 1911) nâng đỡ chủ nghĩa tư bản phát triển, thế nhưng nó vẫn chưa xóa bỏ hoàn toàn quan hệ phong kiến, chế độ sở hữu tư nhân ruộng đất rất nặng nề. Tình trạng địa chủ chiếm ruộng đất còn lớn. 2/3 ruộng đất trong nước nằm trong tay địa chủ, quý tộc, 30 000 đại địa chủ chiếm tới 70 triệu mẫu Nga (1 mẫu Nga = 1,09 hecta) ruộng đất. Nga hoàng đồng thời cũng là địa chủ lớn nhất với 7 triệu mẫu Nga ruộng đất. Địa chủ bóc lột nông dân hết sức nặng nề và tàn bạo, nhất là chế độ lao dịch. Trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu do đó năng suất thấp, nạn mất mùa và đói kém xảy ra thường xuyên. Nếu so sánh về công nghiệp_nông nghiệp thì Nga thua kém rất nhiều so với các nước tư bản khác. Sản lương công nghiệp của Nga chỉ chiếm 4% thế giới (Anh: 14%, Mỹ: 38%) => Nga phát triển èo uột.
Sa hoàng Nikolai II
    _ Đầu tư của tư bản nước ngoài vào Nga rất lớn. Tư bản nước ngoài đầu tư mạnh mẽ vào Nga như Anh, Pháp, Đức đặc biệt là Pháp với 5 tỉ Rupee => Nga phụ thuộc rất nhiều vào nước ngoài. Sau khi Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã quốc hữu hóa, xóa bỏ nợ nước ngoài.
=> Kinh tế Nga dù lạc hậu nhưng chứa đựng nhiều mâu thuẫn phải giải quyết:

+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa >< quan hệ sản xuất phong kiến
+ Nhu cầu phát triển độc lập >< sự ràng buộc với các đế quốc chủ nghĩa.


+ Chính trị, xã hội:
Nga vẫn là nước theo chế độ quân chủ chuyên chế, Nga hoàng Nikolai II cầm đầu.
_ Nhân dân Nga không có một chút quyền tự do dân chủ nào, chịu nhiều tầng áp bức bóc lột. Nga còn là "nhà tù dân tộc" với hơn 100 dân tộc, trong đó dân tộ không phải Nga chiếm 57% dân số.
_Nga xâm lược, tiêu diệt các dân tộc khác, lệ thuộc quá nhiều vào đế quốc => mâu thuẫn cơ bản đều tập trung tại Nga:
  • Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng
  • Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân
  • Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản
  • Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các dân tộc trong đế quốc. Đế quốc Nga tồn tại hơn 100 dân tộc và các dân tộc bị đối xử tàn bạo, bị khinh rẻ và chịu nhiều áp bức do đó đế quốc Nga được gọi là “ nhà tù của các dân tộc “.
  • Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các đế quốc khác. Để có thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá và tăng cường lợi nhuận, đế quốc Nga thường xuyên mở những cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa và các khu vực bị ảnh hưởng do đó đế quốc Nga có mâu thuẫn với nhiều đế quốc khác như Anh về vấn đề Trung Cận Đông, đế quốc Áo-Hung về vấn đề Balkan, đế quốc Ottoman về vấn đề eo biển Dardanelles và đế quốc Nhật Bản về vấn đề phạm vi hoạt động ở Thái Bình Dương. Đỉnh điểm của các mối mâu thuẫn này là chiến tranh Nga-Nhật ( 1904-1905 ) và chiến tranh thế giới thứ nhất .
 = > dẫn đến sự đụng độ cách mạng. Cách mạng có thể nổ ra khi thời cơ đã chín mùi (nhân dân không chấp nhận chế độ hiện tại, phong kiến bị khủng hoảng nghiêm trọng).

bức ảnh thể hiện xã hội Nga trước Cách mạng tháng Mười Nga
c) Điều kiện khách quan của cách mạng Nga:
_ Trong quá trình làm cách mạng Lenine trên cơ sở nghiên cứu chủ nghĩa Marx để vạch ra đường lối cho cách mạng tháng Mười. Do quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, cách mạng sẽ nổ ra và giành thắng lợi ở một số nước mà đặc biệt là ở khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc.
_ Phải có chính đảng marxid - bộ tham mưu chiến đấu của công nhân để lãnh đạo cách mạng.
_ Có khối liên minh công nông vững chắc đóng vai trò quyết định giành thắng lợi của cách mạng.
_ Lenine chỉ ra khả năng chuyển biến cách mạng dân chủ tư sản lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

d) Đảng Xã hội Dân chủ Nga:
Hoàn cảnh: Sự ra đời của chủ nghĩa Marx với Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (chỉ ra luận điểm cách mạng vô sản, vai trò sứ mệnh của giai cấp vô sản), Chủ nghĩa xã hội khoa học (đúc kết trên tinh hoa của giai cấp công nhân, chủ nghĩa vô sản phát triển chín mùi) đã có ảnh hưởng tích cực đến Nga. Giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa Marx được truyền bá vào Nga và được các tầng lớp nhân dân Nga tiếp thu mạnh mẽ. Năm 1883, nhóm "Giải phóng Lao động" được thành lập, tạo tiền đề cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. Tháng 3/1898, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (tên tiếng Nga: Российская Социал Демократическая Рабочая Партия) được thành lập trên cơ sở hợp nhất các "Liên minh đấu tranh vì giải phóng giai cấp công nhân" ở Saint Peterburg, Matxcơva và một số nơi khác. Ngày thành lập được coi là Đại hội I nhưng không hoạt động được. Tại Đại hội II (8/1903), khi thông qua Cương lĩnh và Điều lệ, đảng chia thành 2 phái: phái đa số do Lenin đứng đầu gọi là Bolshevik ("bônsêvich") (tên tiếng Nga: большевик, nghĩa là "đa số"), phái thiểu số do L. Martov (1873_1923) cầm đầu gọi là Melshevik ("mensêvich") (Меньшевик, nghĩa là "thiểu số"). Tới Đại hội VI họp ở Praha (1912), những người bolshevik cắt đứt quan hệ với melshevich, thành lập Ban Chấp hành Trung ương do Lênin lãnh đạo và Văn phòng Nga của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga để chỉ đạo các công tác trong nước, thường gọi là Đảng bônsêvich. Đại hội VII (1918) đổi thành Đảng Cộng sản (bônsêvich) Nga. Đại hội XIV (1925) đổi thành Đảng Cộng sản (bônsêvich) toàn Liên bang.

+ Nội dung:
_ Ra "Cương lĩnh tối đa" đề ra mục đích là "thành lập chuyên chính vô sản" và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga.
_"Cương lĩnh tối thiểu": đề ra nhiệm vụ trước mắt là lật đổ chế độ Sa hoàng (царь), thành lập nền cộng hòa dân chủ với hạt nhân là Đảng Bolshevik để đưa cách mạng tiến lên giành thắng lợi.
Lợi dung tình hình chính trị phức tạp, các lãnh tụ Bolshevik đã có thể lãnh đạo công nhân làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, tư sản thiết lập chuyên chính vô sản => ra đời kiểu cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, điển hình là cách mạng tháng Hai.

2. Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười Nga:
   a) Cách mạng tháng Hai (2/1917):
  •  Tình hình:
Năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra. Sa hoàng Nga chính thức tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất với hi vọng có thêm thị trường và thuộc địa sau chiến tranh. Tuy nhiên quân đội Nga liên tiếp bại trận trên chiến trường do trình độ tổ chức kém và lạc hậu khiến nhân dân Nga ngày càng bất mãn, làn sóng phản đối chiến tranh lan rộng do Sa hoàng đã tốn rất nhiều sức người, sức của cho cuộc chiến.
_ Tình hình nước Nga rất rối loạn: Sa hoàng triệt tiêu thế lực của tư sản, còn bí mật liên minh với Đức để rảnh tay đàn áp phong trào cách mạng trong nước. Đồng thời, tình trạng đói rét diễn ra liên tục trong quần chúng nhân dân làm họ bất mãn và tìm cách lật đổ Sa hoàng.
  •   Diễn biến:
Đảng Bolshevik do Vladimir Ilyich Lenin lãnh đạo nhân thời cơ đó đã tổ chức những cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh và bãi công tập thể. Sự kiện:
+ Ngày 9/1/1917 (22 tháng 1 theo công lịch), trong lễ kỷ niệm "Ngày chủ nhật đẫm máu" ở Petrograd đã xảy ra một cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh, đòi ruộng đất, bánh mì. Cuộc biểu tình lan rộng sang Moscow (Matxcơva), Baku và nhiều thành phố khác.
+ Ngày 23/2 (8 tháng 3) nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ, 90.000 nữ công nhân của 50 xí nghiệp ở Petrograd tham gia biểu tình chống chiến tranh. Cuộc bãi công nhanh chóng chuyển sang tổng bãi công chính trị. Ngày 24/2 bãi công lan rộng khắp thành phố, lôi cuốn 20 vạn công nhân tham gia.
+ Ngày 25/ 2 (10 tháng 3), đảng Bolshevik quyết định chuyển sang tổng bãi công chính trị toàn thành phố và các cuộc xung đột giữa những người biểu tình và cảnh sát đã diễn ra. Ngày 26 tháng 2 (11 tháng 3) , theo lời kêu gọi của đảng Bolshevik, công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang bằng cách tước vũ khí của cảnh sát. Công nhân còn kêu gọi binh lính đứng về cách mạng lật đổ Nga hoàng. Đến buổi chiều, nhiều nơi quân đội đã đứng về phía nhân dân, nổ súng bắn vào cảnh sát.
+ Phong trào "đào ngũ" trong quân đội Nga lên cao. Ngày 27/2, có 1 vạn lính bỏ ngũ, đến chiều đã tăng lên 66.000 người.
+ Trong cách mạng tháng Hai, nhiều Xô viết được thành lập như một tổ chức chính quyền mới, thể hiện là một mô hình nhà nước mới do vô sản đứng đầu.
   + Ngày 27/2 (12 tháng 3), cuộc khởi nghĩa lan ra khắp thành phố. Triều đình Sa hoàng phải huy động 60.000 binh lính từ mặt trận trở về đàn áp phong trào tuy nhiên binh lính được nhân dân vận động đã bắn vào cảnh sát, bắt các bộ trưởng và tướng tá của Sa hoàng. Sa hoàng Nikolai II thoái vị và đế quốc Nga cáo chung (1917). Cuối tháng 2, cach mạng thắng lợi khắp cả nước.


dang_bon_so_vivh_quyet_dinh_khoi_nghia_vu_trang__opetrograt_500

Đảng Bolshevich quyết định khởi nghĩa  ở Petrograd.




bai_con_go_nha_may_putilop_2-1917_500
bãi công của công nhân nhà may Putilov tháng 2/1917



bai_cn_g_pe_trograt_2-_1917_500
Bãi cộng ở Petrograd tháng 2/1917
  •      Kết quả: 
      _ Hội nghị các xô viết toàn Petrograd đã họp và bầu ra lãnh đạo thống nhất: xô viết đại biểu công nhân và binh lính Petrograd. Ngay sau khi đế quốc Nga cáo chung, xô viết đại biểu công nhân và binh lính Petrograd đã đứng ra điều hành mọi công việc của nhà nước.
      _ Trong lúc đó giai cấp tư sản nhân cơ hội đó tìm cách giành lấy chính quyền. Sau khi đàm phán với các thế lực bảo hoàng còn sót lại không thành, đại diện của giai cấp tư sản đã thỏa thuận với các lãnh tụ Menshevik lúc này đang chiếm đa số trong các xô viết, đặc biệt là xô viết Petrograd. Sau đó, các lãnh tụ Menshevik và xã hội cách mạng đã thỏa thuận trao chính quyền cho giai cấp tư sản. Ngày 2 tháng 3 (15-3), chính phủ lâm thời tư sản được thành lập do huân tước Georgy Lvov làm thủ tướng. Do đó đến thời điểm này nước Nga xuất hiện tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và xô viết các đại biểu công nhân và binh lính.
Thủ tướng Lvov.

Chân dung huân tước G. Lvov

Danh sách nội các chính phủ lâm thời của Lvov (1917)
  •       Tính chất: Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng vô sản do đảng Bolshevik lãnh đạo với lực lượng là binh lính, công nhân và thực hiện nhiệm vụ duy nhất là lật đổ Sa hoàng lập chính quyền vô sản.
  •       Ý nghĩa:
      _ Thể hiện bước chuyển mình của cách mạng: Từ các cuộc bãi, biểu tình tiến đến tổng bãi công chính trị, lật đổ Sa hoàng => khởi nghĩa vũ trang lật đổ hoàn toàn chế độ này.
      _ Tạo tiền đề để tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa Nga.


      b) Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười Nga:
  •     Tình hình Nga sau cách mạng tháng Hai:
     _ Lực lượng Melshevik, xã hội cách mạng vẫn còn ở trong Đảng. Sau khi giành thắng lợi, công nhân trao trả chính quyền lại cho giai cấp tư sản chiếm tuyệt đại đa số trong Đảng. Ngày 2/3, 500 Xô viết giao chính quyền lại cho giai cấp tư sản. Được sự ủng hộ của Xô viết Petrograd (do bọn tư sản chiếm đa số), viện Duma đã thiết lập chính phủ mới do huân tước Nga Georgy Yevgenyevich Lvov (1861-1925) đứng đầu, thay thế thủ tướng Nga đã từ chức N. Golitsyn và Đại công tước Mikhail của Duma vừa "nghỉ hưu". Chính phủ mới này có sự gia nhập của Đảng Lập hiến (tư sản) và Đảng Tháng Mười (địa chủ) => Chính phủ này ra đời co sự góp mặt của nhóm Melshevik và Xã hội cách mạng.
    _ Ngoài ra còn có chính quyền của công nhân là các Xô viết đại biểu công nhân. Đây là chính quyền ra đời trong cách mạng, không do Hiến pháp quy định, nó đại diện cho quyền lực cho công nhân và binh lính, những người đã chiến thắng và một lòng theo cách mạng.
    _  Nguyên nhân hai chính quyền cùng song song tồn tại cho thấy sự tương quan lực lượng giữa tư sản và công nhân. Chính phủ tư sản chưa đủ sức đàn áp giai cấp công nhân, ngược lại giai cấp vô sản chưa đủ sức lật đổ tư sản, quần chúng nhân dân chưa được giác ngộ, còn nghe theo bọn Melshevik, Xã hội cách mạng; ảo tưởng vào chính phủ tư sản, không hiểu bản chất của Xô viết đại biểu cong nhân, binh lính
    _ Tình hình cách mạng tháng Hai vượt quá ngoài dự kiến: Cách mạng tháng Hai không diễn ra như là một cuộc cách mạng tư sản bình thường. Việc tồn tại song song hai chính quyền làm đảo lộn nhận thức của đảng viên , quần chúng nhân dân, cách mạng Nga bế tắc về đường lối. Vấn đề đặt ra ở đây là phải có một đường lối mới: Luận cương tháng Tư ra đời.


   Đường lối chiến lược, sách lược của Đảng Bolshevik Nga nhằm chuyển hướng cách mạng vô sản lên thành cách mạng xã hội chủ nghĩa (Cách mạng tháng Hai sang cách mạng tháng Mười). Luận cương tháng Tư của Lenin: 



     Tháng 2, từ Thụy Sĩ, Lenin viết thư gửi về nước để động viên nhân dân tham gia cách mạng, Hội đồng cách mạng ra đời. Ngày 3/4/1917, Lenine về Petrograd để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Ngày 4/4/1917, trước Ủy ban Ban Chấp hành TW và Đảng bộ, ông trình bày bản báo cáo " Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay". Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi "Luận cương Tháng Tư" chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

_ Lenin đánh giá tình hình sau cách mạng tháng Hai là một bước quá độ giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng nhằm đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản lãnh đạo. Do sự giác ngộ vô sản trong nhân dân thấp nên cách mạng sẽ phải tiến lên giai đoạn thứ hai (giành lại chính quyền cho giai cấp vô sản, nhân dân).

_ Lenin chỉ ra 3 đặc điểm độc đáo của tình hình Nga:

+ Sự hoạt động công khai của các tổ chức cách mạng.

+ Chính phủ lâm thời chưa dùng bạo lực với cách mạng.

+ Quần chúng nhân dân còn ảo tưởng vào chính phủ lâm thời do sự phản bội của bọn Melshevik và Xã hội cách mạng.

_ Lenin đưa ra đường lối chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản lên cách mạng xã hội chủ nghĩa:

+ Đảng Bolshevik và nhân dân không được ủng hộ chính phủ tư sản, phải chấm dứt nhanh chóng việc tồn tại hai chính quyền. Ông đề ra khẩu hiệu: Tất cả chính quyền về tay Xô viết" đánh trúng tình hình nước Nga trong giai đoạn này:

    Lật đổ, xóa bỏ chính phủ tư sản, tập trung quyền lực vào tay Xô viết.  Tiến hành làm thay đổi thành phần trong các Xô viết, đấu tranh mạnh mẽ giữa hai phái: Bolshevik, Melshevik, làm cho các Xô viết trở thành các chính quyền cách mạng. 

_ Lenin chỉ ra khả năng cách mạng phát triển một cách hòa bình, cho nên cần phải thực hiện tận dụng tốt thời cơ, tuy nhiên cần chuẩn bị lực lượng vũ trang khi tình hình thay đổi:

    Tư sản, phong kiến đang nắm chính quyền. 
Nhân dân phải lật đổ tư sản, đề phòng chúng chống lại mình. 

* Giải thích rõ khẩu hiệu của Lenin "Tất cả chính quyền về tay Xô viết": Khẩu hiệu trên không có nghĩa là phải lật đổ ngay chính phủ lâm thời hiện tại khi tương quan lực lượng chưa cho phép. Mặc khác, chính phủ lâm thời vẫn còn chỗ dựa là bọn Melshevik, Xã hội cách mạng; quần chúng còn ảo tưởng vào chính phủ này, cho nên cách duy nhất là phải làm cách mạng, lật đổ chính phủ này thay thế vào đó là một chính phủ cách mạng (ta gọi là Xô viết). 

_ Kinh tế: tịch thu ruộng đất của địa chủ giao cho Xô viết quản lý. Dựng nông trường quốc doanh, hợp nhất các ngân hàng trong nước thành Ngân hàng Quốc gia. Chính phủ Xô viết sẽ điều phối sản xuất, phân phối sản phẩm kinh tế.

_ Xây dựng Đảng: Đổi tên Đảng Bolshevik thành Đảng Cộng sản, thành lập tổ chức của công nhân quốc tế.

    Khi Luận cương tháng Tư được công bố, nó lập tức bị gặp sự suy xét "nhiều chiều" của các nhân vật quan trọng trong Hội nghị. Nhóm Kamenev và Zinoviev phản đối chủ trương của Lenin. Nhiều người trong Đảng lúc đầu không hiểu ý đồ chiến lược trong Luận cương tháng Tư là gì nên họ lấp lửng, không biết theo hướng nào. Ngày 21-4-1917, Ủy ban Petrograd của Đảng Bolshevik thảo luận Luận cương của Lenin. Molotov kể lại trong hồi ký: Tôi chưa bao giờ phản đối Lenin, nhưng cho dù là tôi hay bất kì ai đó luôn sát cánh bên Lenin đều không hiểu rõ ngay ý tứ của Người. Tất cả những người Bolshevik khi đó đều nói về cách mạng dân chủ tư sản, nhưng Lenin lại nói về cách mạng XHCN. Khi đại đa số các đồng chí trong Đảng vẫn chưa lĩnh hội được chiến lược do mình nêu ra, Lenin đã hết sức kiên nhẫn, nhiệt tình trình bày một cách sâu sắc, căn cứ vào tính khách quan, mục tiêu chiến lược và sách lược, phản bác quan điểm sai lầm của người phản đối. Qua cuộc luận chiến, các đồng chí nhất thời chưa hiểu ra, đã thay đổi thái độ. Cuối cùng, Luận cương tháng Tư của Lenin đã được toàn Đảng chấp nhận, để chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN. 

    + Ý nghĩa Luận cương: Luận cương đã giải quyết sự bế tắt về đường lối của Đảng Bolshevik sau cách mạng tháng Hai, đập tan các quan điểm sai trái, củng cố sức mạnh của Đảng trên cơ sở đường lối chính trị đúng đắn. 

   
lun_cuong_le_nin_lam_nhiem_v_u_cach_mang_500
Lenin công bố "Luận cương tháng Tư"
  • Quá trình vận dụng đường lối chiến lược của Lenin từ tháng Hai đến tháng Mười:
    + Giai đoạn 1 (Tháng 3 đến tháng 7/1917): đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, thực hiện khẩu hiệu: "Tất cả chính quyền về tay Xô viết":
   Mục tiêu: động viên giáo dục quần chúng, cô lập bọn phản cách mạng, thỏa hiệp, giành thế đa số trong các Xô viết, thực hiện: "Bolshevik hóa các Xô viết".
_ Ngày 18/4, Bộ trưởng Ngoại giao Nga là Pavel Nikolayevich Milyukov (1859_1943, nắm quyền từ 25/2_5/5/1917) gửi công hàm cho phe Đồng minh kêu gọi tiến hành chiến tranh đến cùng và sẽ thực hiện các hòa ước mà Sa hoàng đã ký trước đây. Chính phủ gây chiến tranh trong khi đó nhân dân bị chết đói.
_ Ngày 20 đến 21/4, hơn 10 vạn công nhân và binh lính Petrograd biểu tình phản đối công hàm trên. Chính phủ bị khủng hoảng, Bộ trưởng Ngoại giao Milyukov từ chức và Tereshchenko lên thay, đồng thời Bộ trưởng Chiến tranh là Alexander Guchkov cũng từ chức. Như vậy có thể nói mâu thuẫn tư sản và vô sản dần bộc lộ trước mặt quần chúng. Tư sản với bản tính hiếu chiến đã có những bước đi ngược hẳn với nguyện vọng của nhân dân Nga. Bọn Melshevik, Xã hội cách mạng công khai ủng hộ chính phủ lâm thời và điều này làm cho các tầng lớp tham gia "mở mắt". Chính phủ giảm sút uy tín, ngược lại uy tín của Đảng được nâng cao thêm.
_ Tư sản và vô sản hiểu rõ lực lượng của nhau và đồng thời cùng sử dụng lực lượng chính là quần chúng nhân dân để thực hiện ý đồ của mình.
_ Ngày 3/6, Đại hội Xô viết toàn Nga được thành lập ở Petrograd. Trong Đại hội, Lenin đấu tranh liên tục đòi chuyển giao chính quyền về tay Xô viết. Về sau, do sự phản bội của tư sản, Đại hội này đã phải bầu lại và phái Melshevik chiếm đa số.
_ Ngày 18/6, nhân dân xuống đường biểu tình, giương cao khẩu hiệu "Đả đảo các bộ trưởng tư sản"; "Đả đảo chiến tranh"; "Giành chính quyền về tay Xô viết". => Nhân dân thấy rõ việc làm của các Xô viết, hiểu rõ hơn bản chất của chính phủ tư sản và họ tuyên bố theo phái Bolshevik, mất lòng tin vào chính phủ tư sản.
_ Tháng 6/1917, Bộ trưởng Chiến tranh là Alexander Fyodorovich Kerensky (tháng 5 - tháng 7/1917) mở cuộc tấn công lớn vào vùng Sông Đông (Nam Nga) là nơi Đức đang bao vây rất chặt. Thực hiện cuộc tấn công này, Kerensky nhằm mục đích: nếu thắng lợi (hay thất trận) thì ông ta sẽ giải tán các Xô viết. Cuộc chiến thất bại, quân Nga chết 6 vạn người. Tin thất bại bay về nước, nhiều cuộc biểu tình của nhân dân nổ ra chống chính phủ quyết liệt.
_ Ngày 4/7, nhân dân biểu tình mạnh mẽ, thu hút 50 vạn công nhân, binh lính tham gia. Cuộc biểu tình bị thất bại, quân chính phủ đàn áp làm 400 người chết và bị thương. Chính phủ ra luật giới nghiêm, các tăng đoàn tham gia khởi nghĩa bị tước khí giới, đàn áp khốc liệt.
 _ Ngày 6 tháng 8 (ngày 24 tháng 7) năm 1917, Alexander Fyodorovich Kerensky thay thế Lvov thành lập nội các mới do ông ta đứng đầu. Kerensky sau khi thành lập có cải tổ một chút, nhưng cũng không cải thiện được tình hình Nga lúc bấy giờ, quyền lực bị hạn chế, không thể sử dụng được cách cai trị cũ để cai trị nhân dân.




File: Вооруженное востание в Петрограде 24-25 октября (6-7 ноября) 1917, Карта-схема2.svg
bản đồ cách mạng Tháng Mười Nga.









Hồng quân tiến chiếm  Cung điện Mùa Đông






     + 2 giờ sáng ngày 25/10, quân khởi nghĩa đánh chiếm Cung điện Mùa Đông, bắt sống toàn bộ các Bộ trưởng Chính phủ (trừ Kerensky trốn thoát). Chính phủ Kerensky bị sụp đổ hoàn toàn.


Kerenski chạy trốn. Tranh của họa sĩ G.Shegal


Ngay trong đêm 25/10 Lenin ra lời hiệu triệu gửi nhân dân Nga tuyên bố chính phủ lâm thời Kerensky đã bị lật đổ và chính quyền cách mạng được tuyên bố thành lập do ông đứng đầu. Ngay trong đêm 7 tháng 11 năm 1917 (25 tháng 10 theo lịch Nga), Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc tại điện Smoniyl và tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lenin đứng đầu. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô Viết đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bìnhSắc lệnh ruộng đất do Lenin dự thảo. Sắc lệnh hòa bình tuyên bố chiến tranh đế quốc là một tội ác của nhân loại và kêu gọi các nước nhanh chóng đàm phán để ký kết một hiệp ước đình chiến. Sắc lệnh ruộng đất tuyên bố thủ tiêu chế độ ruộng đất của địa chủ phong kiến, quốc hữu hóa ruộng đất.


dai_hoi_xo_viet_toan_n_ga_25-70_500 

Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai  đêm 25-10-1917

Sắc lệnh hòa bình


Sắc lệnh Ruộng đất





























                                                        




    Sau thắng lợi ở Petrograd, quân khởi nghĩa tấn công quân địch trên toàn nước Nga và giành thắng lợi nhiều nơi. Đến tháng 3/1918, Chính quyền Xô viết giành thắng lợi hoàn toàn trên cả nước.
  + Vai trò của Lenin trong cuộc cách mạng tháng 10 Nga:
- Dựa vào tình hình thực tế nước Nga, Lenin định ra sách lược mới cho nước Nga Xô viết. Ngoài việc định sách lược, Lenin tìm cách liên hệ mật thiết với các tổ chức Đảng ở địa phương, hướng dẫn cách tổ chức rất chu đáo, trò chuyện với nông - công nhân và tuyên truyền cho họ về tình hình thực tại và con đường giải phóng dân tộc mới cho nước Nga, đó là bằng con đường bao lực cách mạng giành chính quyền về tay mình. Chính điều đó đã cho thấy một tư tưởng lớn của Lênin là: cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể và nhất định sẽ giành được thắng lợi ở nước Nga.
- Để cổ vũ cho phong trào đấu tranh cách mạng, Lenin chỉ rõ tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc, của bọn phản động trong nước và chỉ ra rằng lối thoát duy nhất cho họ đó là tiến hành đấu tranh giành lấy chính quyền thông qua các Xô viết, kêu gọi giai cấp công nhân quốc tế ủng hộ nước Nga và tổ chức "binh vận" kêu gọi sự ủng hộ của binh lính với chính quyền mới.
- Để thúc đẩy cuộc đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, Lenin xem việc thiết lập "liên minh công - nông" là điều cần thiết, vì ông cho rằng hai giai cấp này đều bị phong kiến bóc lột nên chịu nhiều khổ cực và nếu không đoàn kết thì sẽ không thể nào đánh bại phong kiến được. Sự liên mình này là sự liên minh tự nguyện, không áp đặt cho bên nào cả. 
- Định ra đường lối rồi, Lenin tiếp tục tuyên truyền tư tưởng vào giai cấp công nhân, kêu gọi họ củng cố vị trí của mình trong chính trị, kinh tế, coi đó là điều kiện tiên quyết đến thắng lợi.
- Lenin là người có tầm nhìn xa trông rộng. Người xem xét tinh tường mọi việc, phân tích và định ra đường lối rất đúng đắn vững vàng để áp dụng cụ thể vào tình hình nước Nga. Dưới sự lãnh đạo của Người, Đảng Bolshevik Nga đã hòa cuộc đấu tranh của công nhân với cuộc đấu tranh của các giai cấp khác trong xã hội, các dân tộc bị áp bức vào cùng một dòng chảy cách mạng để đánh đổ chủ nghĩa tư bản, phong kiến, thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên.
  + Nguyên nhân thắng lợi:
- Sách lược đúng đắn, sáng tạo của Đảng Bolshevik Nga mà lãnh đạo là Lenin, biết lợi dụng sức mạnh của quần chúng đang chịu nhiều khổ cực do chiến tranh đế quốc. Ngoài ra, cuộc cách mạng cũng biết lợi dụng hoàn cảnh quốc tế thuận lợi khi các đế quốc đang tham gia Thế chiến I, không có điều kiện can thiệp vào nước Nga.
- Với phe Cộng sản thế giới, cách mạng 1917 là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp vô sản tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik Nga, và thắng lợi của nó đã thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội.
  + Ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng Mười Nga:
- Lật đổ ách thống trị của chế độ phong kiến tồn tại từ lâu đời. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động Nga đã đánh đổ sự áp bức bóc lột giành quyền làm chủ đất nước, xây dựng xã hội mới.
- Mở ra thời kỳ mới, thời kỳ nhân dân Nga đập tan xã hội phong kiến - tư bản, thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa làm cho thế giới bị chia thành 2 phe: TBCN - XHCN.
- Cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đi tới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.
- Thức tỉnh, cổ vũ phong trào giải phóng dân ở các nước thuộc địa, phụ thuộc ở Á, Phi, Mỹ latinh. 
- Đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Marx - Lenin, trào lưu tư tưởng cơ hội xét lại của phong trào cộng sản quốc tế, phong trào cộng sản của công nhân quốc tế, cung cấp nhiều bài học quý giá phong trào cách mạng lúc đó.
+ Bài học lịch sử:
- Cách  mạng tháng 10 Nga là cuộc đột phá lịch sử đầu tiên, tiến công và lật đổ chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới.
- Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi là do sự vận dụng lý luận và phát triển chủ nghĩa Marx tuyệt vời của Lenin. Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đang phát triển, chủ nghĩa Marx một mặt khẳng định sự phát triển của nó, nhưng mặc khác đã vạch rõ mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản và khẳng định sớm muộn gì sẽ có cuộc cách mạng vô sản lật đổ nó mà thôi. Thời Lenin, ông phát triển nó lên một bước nữa và cho rằng chính sự phát triển không đồng đều là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng trong chủ nghĩa tư bản và khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể vươn lên và giành thắng lợi ở một số nước tiến bộ.
- Sau khi lật đổ chính phủ tư sản, Xô viết Nga lập tức thiết lập chính quyền công - nông - binh và đây là nhà nước đầu tiên, nhà nước chưa từng có trong lịch sử. Nhà nước đó sau khi thành lập đã tiến hành củng cố chính quyền bằng các công việc như: quốc hữu hóa nhà máy, xí nghiệp, dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền... đó là vài nét chấm phá đầu tiên và đạt nhiều thành công rực rỡ.
- Đảng Bolshevik Nga và chính quyền đã kiên cường đấu tranh chống lại các khuynh hướng cơ hội chính trị nhằm bảo vệ lý tưởng xã hội chủ nghĩa của Lenin, và điều này sẽ được các nước xã hội chủ nghĩa kế tiếp sau vận dụng triệt để.
- Chớp thời cơ để giành thắng lợi toàn vẹn.
3. Cuộc đấu tranh để xây dựng chính quyền Xô viết

    a. Công cuộc xây dựng Chính quyền Xô viết
+ Chính trị:nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Lenin là phải đập tan hoàn toàn bộ máy thống trị cũ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới cho giai cấp lao động.
- Ngày 28/10/1917, chính phủ thành lập cơ quan cảnh sát công nông, thay thế cho cảnh sát Sa hoàng trước đây. Các cơ quan của bọn tư sản, địa chủ bị lật đổ và bãi bỏ.... Đến năm 1918, Ban Chấp hành Xô viết toàn Nga, Hội đồng các ủy viên chính phủ và các xô viết các cấp được thành lập. Ở địa phương, các xô viết đại biểu nông dân kết hợp với các xô viết đại biểu công nhân hình thành một cơ quan chính quyền duy nhất.
- Ngày 15/1/1918, Lenin ký sắc lệnh Về tổ chức Hồng quân công nông và 29/1, sắc lệnh thành lập Hạm đội Đỏ được ban hành, Ngày 20/12/1917, Ủy ban đặc biệt toàn Nga - cơ quan an ninh quốc gia ra đời. Ủy ban này đã có công lớn trong việc đập tan các tổ chức phản cách mạng và hành động phá hoại của chúng để bảo vệ nhà nước Xô viết.
  Vấn đề dân tộc cũng được nhà nước Nga Xô viết chú trọng. Ngày 2/11/1917, Chính phủ ra Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc nước Nga. Tuyên ngôn khẳng định các nguyên tắc cơ bản của dân tộc:
- Bình đẳng và chủ quyền của các dân tộc.
- Khẳng định quyền tự quyết của dân tộc Nga, kể cả quyền tách ra và thành lập các quốc gia độc lập.
- Xóa bỏ các đặc quyền, hạn chế về dân tộc, tôn giáo - dân tộc.
- Các dân tộc thiểu số, các nhân chủng sống trên lãnh thổ Nga được phát triển tự do.
     Trung thành với Tuyên ngôn này, chính quyền Xô viết thừa nhận nền độc lập của Phần Lan (độc lập ngày 5/12/1917), thừa nhận "đường biên giới Curzon" của Ba Lan (10/1920); thiết lập quan hệ ngoại giao bình đẳng với Iran (2/1921); Thổ Nhĩ Kỳ (3/1921). Nước Nga Xô viết là tấm gương sáng trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc. Ngày 31/12/1922, Liên bang Xô viết được thành lập, lúc đầu chỉ có 4 nước (Nga, Belarus...). Đến năm 1918 - 1920 khi đế quốc can thiệp vào nội tình Nga Xô viết, các nước ngoài Nga nhận thấy mình khó có thể đương đầu với đế quốc (thực lực yếu), nên đồng ý gia nhập Liên xô.
   Ngày 6/1/1918, chính quyền Xô viết giải tán Quốc hội lập hiến, cơ quan đại diện của bọn địa chủ, tư sản trước đây. Bốn ngày sau, Đại hội III của Đảng Bolshevik khai mạc đã quyết định hợp nhất các Xô viết đại biểu công nhân với nông dân và binh lính, ra Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động và bị bóc lột. Ngày 10/7/1918, chính phủ thông qua Hiến pháp nước Nga Xô viết (17 chương, 90 điều) và cải tổ Cộng hòa Xô viết Nga thành Cộng hòa Xô viết xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga.
+ Kinh tế:
 Thi hành nhiều chính sách phát triển kinh tế:
- Ngày 14/11/1917, chính phủ ban hành "Điều lệ về chế độ kiểm soát của công nhân", cho phép công nhân được phép vào kiểm soát các nhà máy, xí nghiệp của giai cấp tư sản.
- Cuối tháng 11/1917, chính quyền tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư sản. Trong vòng 1 năm (1917 - 1918), bằng biện pháp kiên quyết, chính phủ quốc hữu hóa được gần 3000 xí nghiệp. Ngày 14/12/1917, chính quyền ra Sắc lênh quốc hữu hóa các ngân hàng của tư sản và thiết lập Ngân hàng nhà nước thống nhất. Cũng trong tháng 12, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao để quản lý nền kinh tế quốc dân, thực hiện các chức năng tổ chức kinh tế của Nhà nước. Tháng 1/1918, chính quyền tuyên bố xóa bỏ các khoảng nợ mà chính phủ Sa hoàng vay của nước ngoài (khoảng 50 tỉ rup). 
- Tháng 4/1918, chính quyền tuyên bố độc quyền ngoại thương; đồng thời công bố "Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết" của Lenin, chỉ thị cho toàn dân cần kiểm soát chặt chẽ với sản xuất, phân phối sản xuất, lôi kéo chuyên gia tư sản và đề ra các nguyên tắc, biện pháp xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

-  Năm 1918, Sắc lệnh ruộng đất bắt đầu được thi hành ở các vùng nông thôn. Hầu hết nông dân trên cả nước đã nhận được 150 triệu ha ruộng đất từ tay địa chủ, gia đình Sa hoàng và họ không còn phải nộp tô, thuế cho địa chủ nữa. Tuy nhiên, sắc lệnh này vấp phải sự chống đối kịch liệt của bọn nông dân giàu có (còn gọi là phú nông). Chúng từ chối không chịu bán bánh mì cho chính quyền Xô viết, dẫn đến tình trạng khẩu phần bánh mì của công nhân giảm xuống trầm trọng, nông dân bị đói kém triền miên và mâu thuẫn xã hội tăng lên. Để giải quyết, chính quyền tiến hành ra sắc lệnh cấm đầu cơ lúa mì, kiểm kê chặt chẽ; thành lập các Ủy ban bần nông để phân phối lại lúa mì cho nông dân. Đến năm 1918, chính quyền thành lập được 105.000 ủy ban này. Các tổ chức Bolshevik được phục hồi nhanh chóng.
Phú nông đầu cơ lúa chống
chính quyền Xô viết
 

Nông dân Nga Xô viết được chia ruộng đất.
+ Ngoại giao:
- Sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền Nga Xô viết ra "Sắc lệnh hòa bình" kêu gọi các nước tham chiến trong Thế chiến I hãy chấm dứt chiến tranh, tiến hành đàm phán để đi đến ký kết hiệp ước hòa bình. Nhưng các nước thuộc phe Hiệp ước (Entente) đã bác bỏ đề nghị trên của chính quyền Xô viết. Trong khi đó, do tình hình có khó khăn nên Đức chấp nhận đề nghị của chính quyền Xô viết. Kết quả, ngày 2/12/1917, Đức cùng với Bulgaria, Áo - Hung và Ottoman, đã ký với Trotsky (Liên Xô) một hiệp ước đình chiến để chấm dứt chiến tranh giữa hai bên.
- Ngày 9/12, cuộc đàm phán bắt đầu. Phía Liên Xô yêu cầu rút toàn bộ quân đội nước ngoài ra khỏi các lãnh thổ bị chiếm đóng của Ba Lan, Litva và các vùng khác của Nga. Phía Đức thì bác bỏ, đòi lấy 150.000 km2 (Ba lan, Litva, Latvia, Ucraina). Trước tình hình đó, Lenin chủ trương chấp nhận yêu sách để có hòa ước, nhưng Trosky lại phản đối và cho rằng "không hòa, không chiến", giải tán quân đội là có hòa ước. 
  Cuộc đàm phán tan vỡ. Quân Đức tấn công mạnh vào nước Nga Xô viết. Trước tình hình đó, Lenin được Đảng Bolshevik Nga trao toàn quyền quyết định chiến tranh và ký hòa ước. Hồng quân Xô viết được thành lập (23/2/1918) đã đánh bại quân Đức ở Petrograd, buộc Đức trở lại đàm phán. Ngày 3/3/1918, Hòa ước Brest - Litopsk được ký kết, theo đó Nga Xô viết bị mất 750.000 km2 lãnh thổ với hơn 50 triệu dân, bồi thường cho Đức 6 tỉ mác. Thế nhưng đến tháng 11/1918, nước Đức sụp đổ, chính phủ Xô viết tuyên bố xóa bỏ hiệp ước này.
Tập tin:Brest treaty Barry Kent.jpg
Lễ ký kết hiệp ước Brest - Litopsk.
Tập tin:Armisticebrestlitovsk.jpg
Bản đồ nước Nga Xô viết sau hòa ước 1918 (phần màu hồng là phần mất đi sau hòa ước)


+ Nội chiến Nga: 1918 - 1920
* Nguyên nhân:
- Nga Xô viết là nhà nước công nông đầu tiên có đường lối mới, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, phục vụ lợi ích cho nhân dân Nga cũng như nhân dân các nước tiến bộ trên thế giới, điều này xâm phạm lợi ích của các nước tư bản đang đầu tư ở Nga.
- Địa chủ, tư sản mất nhiều quyền lợi sau Cách mạng 1917, cho nên chúng liên kết với nước ngoài tiêu diệt Xô viết.
- Nga sau Cách mạng 1917 đã ký hiệp ước Brest - Litopsk rút khỏi chiến tranh, không tham chiến, cho nên đi ngược lợi ích của phe Liên minh.
* Diễn biến:
- Năm 1918, quân đội của 14 nước đế quốc (Anh, Pháp, Mỹ. Nhật,...) hợp sức với bọn Bạch vệ phản động, Quân đoàn Tiệp Khắc tấn công vào nước Nga Xô viết.
- Tháng 3/1918, 1 vạn quân Anh, Pháp đánh vào nước Nga. Chúng chém giết dã man những người cộng sản Xô viết, xây dựng cái gọi là "chính phủ phương Bắc" của Bạch vệ. Tiếp đó, tháng 4/1918, quân Nhật từ Vladivostok, liên quân Anh - Pháp - Mỹ tấn công dồn dập vào nước Nga.
- Ngoài ra, các đế quốc còn mua chuộc lãnh đạo Xô viết, xúi họ nổi loạn. Ngày 25/5, chúng nổi dậy chiếm thành phố Samaran và Ural, cả một vùng rộng lớn từ Ural tới Siberie lọt vào tay chúng. Bọn phú nông, địa chủ thừa cơ nổi dậy.
- Tình thế trở nên căng thẳng. Quân địch khống chế nhiều vùng phong phú về nguyên liệu và khoáng sản và hầu hết các nhà máy phải đóng cửa. Lương thực cũng trở nên khan hiếm, ở Moskva mỗi người dân chỉ được cung cấp 1/8 đến 1/4 bánh mì trong ngày.
Nông dân Nga được cung cấp bánh mì
- Ngày 31/3/1918, Đảng Xã hội Cách mạng lập kế hoạch ám sát Lenin. Hôm đó, Lenin diễn thuyết ở nhà máy Michelson. Sau khi diễn thuyết xong, ông ra về thì bất ngờ bị một phụ nữ tên là Kaplan rút súng bắn 2 phát đạn (có tài liệu nói 3 phát) vào Lenin làm Người bị thương.
Ám sát Lenin (1918)


Hồng quân Liên Xô ra trận.


- Bộ mặt phản động của bọn đế quốc bị vạch trần. Ngay trong năm 1918, Đảng Bolshevik ra lời kêu gọi công, nông gia nhập Hồng quân. Tháng 8, Hồng quân có 80 vạn người. Tháng 9, họ xuất quân đánh tan 2 quân đoàn phiến loạn số 2 và số 5. Tháng 10, hai tập đoàn quân số 1 và số 5 đánh tan Quân đoàn Tiệp Khắc. Ở phía Nam, Stalin và Frunze đem quân đánh tan quân phỉ Petlura, Kozac.
- Năm 1919, chính quyền ban hành "Chính sách cộng sản thời chiến".







Lenin đang diễn thuyết (1918)




Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Nhật bản và cải cách Minh Trị (1868) trong nhận thức của Nguyễn Trường Tộ


Nhật bản và cải cách Minh Trị (1868) trong nhận thức của Nguyễn Trường Tộ

Nguyễn Tiến Dũng
 Trong chuyên khảo nổi tiếng Tại sao Nhật Bản “thành công”? Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản,học giả Michio Morishima có những nhận xét độc đáo về cải cách Minh Trị: “Ở một mức độ đáng kể, tôi hiểu Cách mạng Minh Trị khác với đa số các sử gia Nhật Bản, nhưng lại giống nhiều với các sử gia phương Tây, mặc dù trọng tâm của sự luận giải có khác nhau. Ở một chừng mực nào đó, các quan điểm được chấp nhận rộng rãi ở Nhật Bản đi theo học thuyết lịch sử Mác, nhưng theo tôi, lịch sử Nhật Bản cận đại quá độc đáo nên khó có thể giải thích được một cách thích hợp bằng học thuyết Mác-xit”[1]. Với cái nhìn so sánh, PGS. TS. Nguyễn Văn Kim cũng chia sẻ thêm: “đặt trong bối cảnh lịch sử châu Á thời bấy giờ, cải cách Minh Trị, với những thành công của nó, có thể coi là một hiện tượng dị biệt, là mẫu hình tiêu biểu của phong trào cải cách châu Á những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”[2]. Điều đó lý giải vì sao khi luận giải về cải cách Minh Trị của Nhật Bản và sự thành công của cuộc cải cách đó bên cạnh những quan điểm, vấn đề có ý kiến tương đối thống nhất đã có không ít những nhận định, đánh giá tương đối khác nhau của các thế hệ, các lớp người… về cuộc cải cách này.
Là một trí thức yêu nước, luôn trăn trở với sự nghiệp canh tân, tự cường đất nước và là người sống cùng thời điểm cuộc cải cách này diễn ra, Nguyễn Trường Tộ có những nhận thức tương đối sâu sắc, xác thực về cải cách Minh Trị trong sự liên tưởng, đối sánh với Việt Nam cũng như các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Những nhận thức và tư tưởng canh tân đó được được thể hiện rõ nét qua các di thảo của ông.
1. Cải cách Minh Trị trong bối cảnh khu vực và quốc tế nửa cuối thế kỷ XIX
          Như chúng ta đã biết, sau khi các cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở Hà Lan, Anh và nhiều nước châu Âu khác, chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kính tế xã hội mới đã xuất hiện và bắt đầu có những tác động to lớn đến đời sống chính trị và kinh tế thế giới. Nhờ có nền sản xuất công nghiệp và việc ứng dụng thành tựu kỹ thuật tiên tiến mà năng suất lao động trong trong các nước tư bản đã tăng cao. Sau các cuộc phát kiến địa lý lớn diễn ra vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, một số cường quốc châu Âu mà tiêu biểu là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan, Pháp… đã ra sức tìm đường đến phương Đông và nhiều vùng đất khác trên thế giới tìm kiếm thị trường, tiến hành hoạt động buôn bán và vơ vét tài nguyên thiên nhiên. Lợi nhuận thu được từ các quốc gia phương Đông trong các thế kỷ XVI-XVII đã góp phần quan trọng tạo ra nguồn tích lũy vốn nguyên thủy cho quá trình công nghiệp hóa và phát triển ban đầu của chủ nghĩa tư bản.
          Trong quá trình mở rộng ảnh hưởng và bành trướng đó, đến thế kỷ XIX, các quốc gia tư bản sau một thời kỳ phát triển trong điều kiện tự do cạnh tranh đã chuyển dần sang thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Bằng nhiều cách và mức độ khác nhau, các dân tộc châu Á và nhiều quốc gia trên thế giới đã từng bước trở thành thuộc địa và phụ thuộc nặng nề về kinh tế, chính trị vào các nước tư bản phương Tây. Vào cuối thế kỷ XIX, trong quá trình bành trướng mạnh mẽ của chủ nghĩa thực dân, các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Nga, Mỹ đã dần dần nổi lên như những cường quốc trên thế giới. Theo đó, năm 1881, Pháp đã thiết lập chế độ bảo hộ ở Tunis, năm 1882, Anh chiếm Ai Cập, năm 1883, Đức bắt đầu tham gia giành đất thuộc địa ở Tây - Nam Phi. Trong các năm 1884 - 1885, Pháp và Anh tiến mạnh đến khu vực Đông Dương và Miến Điện (Myanmar) năm 1889 các nước Đức, Anh và Mỹ chiếm vương quốc Samoan và phân chia nước này thành ba vùng cộng trị[3]. Như vậy, đến giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XIX, phần lớn khu vực Trung Đông, châu Phi, châu Á Thái Bình Dương đều lần lượt rơi vào tay các cường quốc thực dân. Ở Đông Bắc Á, cho đến giữa thế kỷ XIX, các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên cũng bắt đầu bị cơn lốc của chủ nghĩa thực dân tràn tới.
          Là một quốc gia có vị trí chiến lược ở khu vực Đông Bắc Á, lại từng là một trung tâm kinh tế lớn của châu Á trong các thế kỷ XVI-XVIII, đến thế kỷ XIX, Nhật Bản trở thành đối tượng chinh phục của nhiều nước tư bản Âu - Mỹ. Từ đầu thế kỷ XIX, nhiều tàu buôn và chiến hạm của Nga, Hà Lan, Anh và Mỹ… đã đến Nhật Bản, yêu cầu chính quyền Edo từ bỏ chính sách tỏa quốc (sakoku) để mở cửa thông thương với thế giới bên ngoài[4].
          Nguyễn Trường Tộ (1830[5]-1871) vốn xuất thân trong một gia đình Công giáo, nhưng là người học thôngTứ thưNgũ kinh của đạo Nho, lại có điều kiện trải nghiệm thực tế, học tập và tiếp xúc với nền văn minh của nhiều nước phương Đông và phương Tây như Hương Cảng, Singapore, Romas, Thụy Sĩ và Pháp. Chính từ vốn học vấn uyên thâm kết hợp với những trải nghiệm quý báu của bản thân, đã tạo cho ông nhãn quan sắc bén cũng như tầm nhìn sâu rộng với nhiều nhận thức vượt thời đại. Trong bối cảnh và khuynh hướng vận động chung của thế giới thời bấy giờ, Nguyễn Trường Tộ có những nhận định sâu sắc và xác thực: “Ngày nay các nước phương Tây đã bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lãnh thổ châu Phi cho tới Thiên Phương, Thiên Trúc, Miến Điện, Xiêm La, Tô Môn Đáp Lạp, Trảo Oa, Lữ Tống, Cao Ly, Nhật Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây châu, không đâu là không bị chẹn họng bám lưng. Nước Nga thì từ Tây Bắc đến Đông Nam gồm tất cả các nước Đại Uyển, Cốt Lợi Cán, Mông Cổ và các xứ ở Bắc Mãn Châu, không đâu là không chiếm đất và nô dịch dân những nơi đó. Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời, mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng thì người Âu đều đặt chân đến, như tằm ăn cá nuốt, ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa; ai hòa với họ thì được yên, ai cự lại thì dùng binh lực giao tranh; trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ[6].
          Ông còn phân tích thêm: “Trước đây trong bài Lục Lợi từ tôi đã bẩm rằng cái kế mưu sinh của phương Tây, quá nửa do đoạt lấy từ nước ngoài… Phương pháp họ dùng để đoạt lấy, chủ yếu là ở xen lộn và thông thương buôn bán. Nếu sơ đầu mà không đạt được yêu cầu, họ sẽ không chiếm đất đai để làm chỗ bảo vệ việc thông thương buôn bán của họ. Nếu được ngay không có gì trở ngại, có thể cư ngụ yên ổn, họ không cần cưỡng bức chiếm cắt (Không phải bản tâm họ không muốn chiếm cắt, nhưng mới đầu, thế buộc phải làm như vậy). Trước tiên họ chỉ tiến hành thiết lập các phố buôn để tiện cư trú buôn bán mà thôi. Như gần đây bọn chúng đã làm ở Nhật Bản, Trung Quốc, Xiêm La vậy. Ý họ cho rằng nếu tranh chấp sớm kết oán càng sâu[7].
          Như vậy, trước sự xâm nhập và bành trướng ngày càng sâu rộng, với cường độ ngày càng gia tăng của các quốc gia tư bản phương Tây, điều tất yếu là các quốc gia phương Đông phải đứng lên bảo vệ chủ quyền dân tộc và giữ gìn những nguồn tài nguyên của đất nước mình. Mỗi quốc gia phương Đông có những tiềm lực và điều kiện khác nhau, cho nên giữa họ cũng có những khuynh hướng tự vệ khác nhau. Dù đấu tranh theo hình thức nào thì cuối cùng các quốc gia phương Đông hoặc phải đứng lên đấu tranh bằng vũ trang hoặc lựa chọn con đường cải cách, duy tân tiến tới tự cường đất nước. Tuy cách thức có khác nhau nhưng cả hai con đường đó đều có mục tiêu chung là bảo vệ nền độc lập, chủ quyền dân tộc.
Là quốc gia tiêu biểu ở châu Á tiến hành thành công cải cách đất nước, giới lãnh đạo phong trào cải cách ở Nhật Bản đã có những nhận thức đúng, kịp thời và vận dụng có hiệu quả thuyết thế  thời trong triết luận phương Đông vào công cuộc “phú quốc cường binh”, hơn thế họ còn vượt qua được “định mệnh” của lịch sử, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ, sánh vai cùng đội ngũ liệt cường thế giới. Đúng như trí sĩ Nguyễn Trường Tộ từng nhận xét về bối cảnh thế giới và hiện trạng của Nhật Bản cũng như một số quốc gia khác thời bấy giờ: “Theo phép liên hoành và cân bằng thế lực trên thế giới mà cái gương thành công thất bại gần ta nhất như nguyên do Ấn Độ mất toàn lãnh thổ, Miến Điện bỏ một nửa đất đai, Xiêm La, Nhật Bản, Trung Quốc được lợi lớn, có thể thấy được đại khái là do không biết thời thế. Không biết thời thế thì tri thức câu chấp, tâm tính hẹp hòi[8].
          2. Nhận thức của Nguyễn Trường Tộ về Nhật Bản
          Hiện nay, nghiên cứu về cải cách Minh Trị của Nhật Bản nói riêng[9] cũng như những nghiên cứu về con người Nguyễn Trường Tộ và tư tưởng canh tân đất nước của ông[10] đã thu hút nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, nhưng nghiên cứu về đề tài Nhật Bản và cải cách Minh Trị của Nhật Bản trong nhận thức của Nguyễn Trường Tộ chưa thật sự được chú ý. Từ thực tế lịch sử cho thấy, với vốn kiến thức thực tế phong phú và tầm hiểu biết uyên thâm của mình, Nguyễn Trường Tộ có những nhìn nhận, kiến giải khá sâu sắc và có tính hệ thống về Nhật Bản trước, trong và ngay sau cải cách Minh Trị[11].
          Là người có điều kiện đi qua và tiếp xúc với nhiều nước châu Á cũng như châu Âu, điều hiển nhiên là Nguyễn Trường Tộ đã tự trang bị cho mình một tầm kiến văn phong phú, sâu sắc về thế giới. Trên cơ sở đó, ông đã đưa ra quan điểm về những khuynh hướng vận động của thời đại. Ông đã nhận định về vị thế và tình thế của Nhật Bản trong “thân phận” của nó với tư cách là quốc gia láng giềng của nước Nga: “Lại như các lớn thuộc phía Bắc nước Nhật và Mông Cổ Ngoại Minh giáp với Triều Tiên đều đã nhập hết vào bản đồ nước Nga[12]. Như vậy, trong xu thế bành trướng, xâm lược  mạnh mẽ của các đế quốc châu Âu nhìn chung các dân tộc “nhỏ yếu” phương Đông đều phải gánh chịu chung một số phận. Ông cho rằng: “Ấn Độ đã thuộc Anh không phải bàn nữa. Miến Điện và Xiêm La là thân cá chậu. Còn lại nước ta và Nhật Bản coi như đô thị lớn của vùng Biển Đông, Triều Tiên bên cạnh như một cái phố nhỏ chỉ đủ cho bọn chúng điểm tâm buổi sáng, chẳng quan trọng gì. Nhật Bản tuy cứng mạnh, hung hãn, nhưng các tiểu hầu phân chiếm từng mảnh, ý chí sức lực không đều nhau, trở ngại cho việc tiếp ứng. Hơn nữa nước này bốn mặt bể bao bọc, chẳng có hàng xóm láng giềng với ai, rốt cuộc cúng khó tranh hơn với các địch thủ lớn, chuyên vẫy vùng trên biển… Hợp Chúng Quốc xưa nay đối với thế giới có tiếng là “Ông già hòa bình” nhưng nay họ phải bỏ đường lối ấy. Họ lại thấy Nga và Pháp sắp rửa áo giáp ở Thái Bình Dương thì lý nào họ lại ngồi yên để xem miếng mồi ấy lọt vào tay ai. Chắc chắn họ cũng sẽ hươi gươm vác súng vào cái chợ lớn Trung Quốc mà đánh chén với các nước phương Tây. Còn nước ta và Nhật Bản như là hai con đường lớn của hai đầu chợ ấy, chắc chắn sẽ là nơi bọn chúng buông gánh nghỉ vai. Điều đó sớm muộn sẽ xảy ra không sao tránh khỏi[13]. Như vậy, trong nhận thức của Nguyễn Trường Tộ, thế giới phương Đông rộng lớn hiện ra và có đầy sức hấp dẫn với thế giới tư bản phương Tây. Dù sớm hay muộn, các quốc gia phướng Đông đều trở thành miếng mồi béo bở để các thế lực tư bản phương Tây xâu xé, xâm chiếm. Nhật Bản là quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng, điều tất yếu là dân tộc này cũng khó nằm ngoài âm mưu thôn tính của các nước thực dân. Trước trào lưu xâm lược của thế giới tư bản phương Tây, theo Nguyễn Trường Tộ, Nhật Bản đã lựa chọn cho mình con đường tự vệ đúng đắn và cách ứng xử khôn khéo đó là tích cực học tập phương Tây, tiến tới tự cường dân tộc.
          Trong bối cảnh quốc tế giữa thế kỷ XIX, để lựa chọn cho mình con đường đấu tranh phù hợp, điều tiên quyết là mỗi quôc gia ở châu Á phải tự nhận thức vị trí của mình trên bàn cờ chính trị khu vực cũng như điều kiện thực tế, tiềm lực vốn có của mình. Quan điểm đó gắn với năng lực tự thân, tố chất và khả năng thích ứng của chính mỗi quốc gia. Trong quá trình vận động cải cách, người Nhật đã từng bước nhận thức đúng con đường cải cách và không ngừng phát triển, hoàn thiện con đường cải cách đó theo cách thức của dân tộc mình. Theo ông, sở dĩ người Nhật có thể chuẩn bị để tiến tới một cuộc thay đổi lớn là vì những phẩm chất tự nhiên mà họ có được. Theo đó: “Trên địa cầu, có giống tốt phước, có giống vô phước. Đó là lẽ tiền định của tạo vật, nếu không xét kỹ nguồn gốc trời, đất, người, vật, không thể nào hiểu thấu và tin tưởng lẽ ấy được. Tuy nhiên, cứ xem các nước xưa nay cũng có thể hiểu biết rõ chuyện ấy có thật. Giống tốt phước ở Đông Châu (Đông bán cầu của quả đất là Đông Châu, Tây bán cầu là Tây Châu) như người phương Tây, người Ấn Độ, người Mông Cổ, người Trung Quốc, người Nhật Bản và người nước ta. Những giống dân này mỗi ngày một thịnh, mỗi thế kỷ tăng lên hai lần rưỡi[14].
          Không những vậy, trước bất kỳ một vấn đề hệ trọng mang tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, dân tộc, điều rất quan trọng là cần có sự đồng lòng, hòa thuận từ trên xuống dưới và của quân - thần cũng như vua - tôi. Đây không chỉ là cơ sở để mỗi quốc gia vượt qua khó khăn, thử thách mà còn tạo dựng nên sự trường tồn, bền vững của mỗi dân tộc. Thực tế thì, theo Nguyễn Trường Tộ: “Mọi quyền lực hành vi trong một nước phải do vua nắm, và cùng với quốc dân chia sẻ nỗi vui buồn. Ngoài quy luật này ra đều là tội cả. Tôi xem khắp các nước trong thiên hạ, hễ nước nào có một họ được bề tôi đời đời giúp rập thì tuy có đôi khi suy vi nhưng trong nước cũng không đến nỗi có loạn lớn. Như Nhật Bản đã mấy nghìn năm, Thổ Nhĩ Kỳ đã nghìn năm, các nước phương Tây đều như thế cả, ở Nam Tây Châu cũng vậy. Sở dĩ dân ở đấy phần nhiều chỉ có loạn nhỏ mà không có loạn lớn là vì danh nghĩa đã xác lập ngôi vị ổn định, nghe thấy đã quen ít xảy ra việc đoán thoạn làm loạn[15].
          Và sự thống nhất ý chí của dân tộc Nhật Bản thể hiện rõ nét trong việc kiên tâm học tập và ứng dụng khoa học kỹ thuật của chính các quốc gia tư bản phương Tây. Điều này có nền tảng từ quan niệm thực học truyền thống của người Nhật, chúng ta thấy rằng cùng quan niệm xây dựng một hệ thống giáo dục đó là: “Trừ Trung Quốc, Nhật Bản, Cao Ly và nước ta ra không có nước nào lấy văn chương  để chọn nhân tài. Đó cũng vì thơ phú không đuổi được giặc, nghìn lời không được một kế sách, cho nên thay đổi đi mà lấy những điều tạo hóa hành sự làm cái học thực dụng, vì tạo vật là bậc thầy vĩ đại của muôn dân[16]. Tuy nhiên, khi so sánh với Việt Nam, về bản chất của hệ thống giáo dục của Nhật Bản, Nguyễn Trường Tộ cũng đã nhận thấy có nhiều điểm khác biệt: “Ngày nay chúng ta, lúc nhỏ thì học văn, từ, thơ phú, lớn lên ra làm thì lại luật, lịch, binh, hình. Lúc nhỏ nào học Sơn Đông, Sơn Tây mắt chưa từng thấy, lớn lên ra làm thì đến Nam Kỳ, Bắc Kỳ. Lúc nhỏ học nào thiên văn , địa lý, chính sự, phong tục tận bên Tàu (mà nay họ đã sửa đổi khác hết rồi), lớn lên ra làm thì dùng đến địa lý, thiên văn, chính sự, phong tục của nước Nam, hoàn toàn khác hẳn. Lúc nhỏ học những lễ nhạc, cách ăn uống, cư xử chiến đấu, doanh trại từ xa xưa của Tàu, lớn lên ra làm thì phải dùng lễ nhạc, cách chiến đấu, phép ăn ở theo quan dân nước ta ngày nay. Còn biết bao nhiêu những việc tương tự như thế, mòn bút khô môi cũng không kể hết. Xưa nay các nước trên thế giới chưa từng nước nào có nền học thuật như vậy. Quả thật lạ đời! Tuy Nhật Bản, Cao Ly cũng đọc sách Tàu nhưng chỉ để làm vui (Phải đọc sách của nước họ mới biết sự thật. Nếu xem sách Nho thì bao giờ cũng thấy nói khắp thiên hạ đều học theo phép Nho của mình cả. Đó chỉ là nói để khoe tốt, không đủ tin). Còn ra thì làm theo sách của nước họ, công việc của nước họ, chưa bao giờ thấy họ học và dùng những gì mà mắt không trông thấy, chân không đặt đến như lối học của nước ta”[17]Và trước nguy cơ bị thực dân phương Tây nhòm ngó, Nhật Bản đã lựa chọn học tập kỹ nghệ của chính các nước phương Tây, đê tự cường đất nước: “Nhật Bản và Trung Quốc dần dần đã rõ cơ hội đó, nên Nhật Bản đã cho nhiều người sang các nước phương Tây du học, đồng thời để dò xét tình hình. Hiện có một hoàng tử và 35 người cùng đi với một linh mục mới đến Ba Lê (tức Paris - TG) và đã thiết lập ở đó một Đại học xã để phái người sang học[18].
          Không chỉ mời các chuyên gia nước ngoài về Nhật giảng dạy và tạo dựng cơ sở vật chất, việc cử chuyên gia sang nước ngoài học tập là hoạt động diễn ra liên tục và thường xuyên. Nhật Bản đã học tập kỹ nghệ phương Tây phong phú và trên nhiều phương diện, các di thảo của Nguyễn Trường Tộ cho biết: “Hiện nay Nhật Bản, Miến Điện cũng đã phái người đến kinh đô nước Pháp học kỹ nghệ.  Đến như nước Nga ở phương Tây mà cũng cho người đến nước Anh, nước Pháp học tập. Tuy phải dụng công lâu dài, dụng công rất lớn, nhưng cũng thu hoạch được nhiều. Vì rằng muốn thành đại sự phải mất hàng trăm năm chứ đâu phải một ngày mà được. Cho nên người quân tử lo toan mọi việc chẳng những ở đời mình mà cho con cháu nữa[19]. Từ đó tác giả liên hệ: “Tôi thiết nghĩ rằng tuy là người ngoài hội, nhưng đã làm việc cho người nước ngoài nhiều như hiện nay người nước Nhật Bản cũng mời họ (tức người Pháp - TG) đến mở xưởng đóng thuyền, theo những phương pháp mới. Trung Quốc, Xiêm La, Miến Điện cũng vậy[20]; “Mỗi ngày xưởng (xưởng chế tạo súng hỏa mai ở ngoại ô Ba Lê, tức Paris ngày nay, - TG) có thể sản xuất  mười vạn cây súng. Công nhân trên ba trăm (Người Nhật hiện đến mua của xưởng một trăm vạn cây súng, mua các giàn máy và thuê hai công nhân về Nhật Bản lập xưởng)[21]; “Ở đấy có một vị công tử đứng đầu hội (hội ở đây chính là xưởng đào mỏ đúc sắt – TG), y là con một ông quan lớn nhất trong Viện Thứ Dân (ông này là Viện trưởng Viện Thứ Dân, như Tể tướng). Chúng tôi đã ở nhà công tử ấy một tuần và có nói chuyện nhiều với công tử rằng nước ta vốn muốn cộng tác với nước Pháp để được thịnh lợi chung, y rất thích. Tôi cũng nói với y rằng khi về nước sẽ đem hết những gì cơ xưởng của y có bẩm lên Triều đình để biết sau này có mua sắm gì sẽ nhờ y liệu biện cho, như Nhật Bản, Xiêm La vậy[22]; “Vả lại, nếu muốn tìm các thứ máy móc theo kiểu mới thì khắp nước Pháp, không đâu hơn ở đây. Nếu các quan ta đi đến đây đính ước sự mua bán về sau như Nhật, có gì mà không được?”[23].
          Như vậy, những hoạt động tích cực trên đây của Nhật Bản tạo tiền đề quan trọng để Nhật Bản tiến hành thành công cải cách Minh Trị, đây không chỉ là kết quả của sự thích ứng với bối cảnh lịch sử mới của quốc gia này, mà còn là thành quả kế thừa từ thời kỳ Tokugawa (1600-1868). Thực tế thì, “trải qua 267 năm tồn tại và phát triển, chế độ phong kiến Tokugawa mặc dù không tránh khỏi những hạn chế lịch sử, nhưng từ trong lòng xã hội phong kiến, nhiều nhân tố kinh tế - xã hội mới đã nảy sinh. Các nhân tố kinh tế - xã hội đó đã tạo nên tiền đề và động lực hết sức quan trọng để Nhật Bản có thể tiến hành cuộc cải cách xã hội rộng lớn đồng thời bảo đảm những cơ sở cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của một nhà nước tư sản đầu tiên ở châu Á”[24].
          Kết quả là, Nhật Bản đã bước đầu tiến hành thành công cải cách Minh Trị, điều này không chỉ giúp Nhật Bản thoát khỏi vanh nuốt đô hộ của các nước phướng Tây, mà quốc gia này còn thành công trong việc thực hiện mục tiêu cơ bản của mình là xây dựng đất nước trở thành “phú quốc cường binh”. Theo nhìn nhận của Nguyễn Trường Tộ: “Lại xem Nhật Bản xưa vốn là lũ người lùn, từ trung diệp nhà Minh mới bắt đầu giao hảo với Hà Lan, làm bạn với Bồ Đào Nha, kế đến mời Hợp Chúng Quốc giúp vào việc nước, mở mắt nhìn rộng rãi thiên hạ mới có chí hướng lớn như vậy. Từ đó họ đóng tàu bè, luyện tập võ bị, ưu tiên phát triển thương nghiệp, công nghiệp, đất nước mỗi ngày một mạnh, được khen với mỹ danh là Tiểu Tây và Trung Quốc khó bắt được Nhật Bản phải thần phục. Tuy gần đây Anh, Pháp thường hay quấy nhiễu nhưng nhờ có nền nội trị ngoại giao vững vàng mà họ không chịu hạ mình. Như trước đây ba năm Anh, Pháp đem binh thuyền đến toan đàn áp, nhưng nhờ có Hợp Chúng Quốc, Hà Lan phân giải mà việc đã không xảy ra. Đó không phải là công dụng của sự giúp đỡ của các nước hay sao? Còn như ngày nay nước ấy có những kế hoạch giao thiệp rộng rãi, những mưu cơ tân tiến thì đâu đâu người ta cũng đã nghe thấy rõ rang, gương ấy không xa, không cần phải nêu ra nữa[25].
          Sự thành công ban đầu của công cuộc cải cách của Nhật Bản được trí sĩ Nguyễn Trường Tộ luận giải và nhận thức trong một logic nhất quán: “Tôi xem khắp thiên hạ từ xưa đến nay, các nước sở dĩ bảo tồn được dài lâu, không nước nào không do hai điều kiện là giàu và mạnh. Mà sở dĩ được giàu mạnh thì không thể không bắt đầu bằng việc mở rộng đất đai làm đông dân chúng, thông thương qua lại và giao du với các nước. Sau đó lấy nhân nghĩa công bằng mà qua lại với các nước làm cho mình và người cả hai đều được lợi, thì mới đạt được sở nguyện. Đó là đường lối thông thường mà tất cả các nước trên thế giới hiện nay đều tiến hành như thế, tập tành ham chuộng đường lối ấy, tìm cách thực hành đường lối ấy, mấy trăm năm càng ra làm càng có lợi mà không ai nghỉ tay, cũng vì bỏ đường lối này không còn phương sách nào khác[26].
          3. Một số nhận xét
          Mặc dù là người đi khá nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả một số quốc gia ở phương Đông cũng như phương Tây, nhưng Nguyễn Trường Tộ vẫn chưa một lần có điều kiện đặt chân đến Nhật Bản. Tuy nhiên, trong tổng số 58 di thảo của mình, địa danh Nhật Bản được Nguyễn Trường Tộ đề cập đến 23 lần, với những nhìn nhận đánh giá khá sâu sắc và tương đối xác thực so với tư liệu và nguồn tri thức chúng ta có thể tiếp nhận được ngày nay. Điều này vừa cho thấy vốn kiến thức uyên thâm của cá nhân ông nhưng đồng thời cũng thể hiện khả năng nắm bắt và truyền tải thông tin tương đối chính xác thời bấy giờ. Nhật Bản hiện lên rõ nét trong nhận thức của Nguyễn Trường Tộ trước, trong, sau cải cách Minh Trị.
          Đêm trước của cải cách Minh Trị năm 1868, với vị trí địa chiến lược quan trọng, cũng như nhiều quốc gia khác ở phương Đông, Nhật Bản phải đối diện với âm mưu xâm lược bành trướng của thực dân phương Tây. Bằng ngòi bút sắc sảo và khả năng phân tích sắc bén của mình, Nguyễn Trường Tộ nhìn nhận người Nhật, dân tộc Nhật với tiềm lực và khả năng của bản thân đã quyết tâm hướng dân tộc dến sự lựa chọn cách thức học tập phương Tây với một nội dung phong phú, đa dạng, nhằm mau chóng đưa Nhật Bản thành một quốc gia cường thịnh. Đó là một sự lựa chọn hết sức khôn ngoan và đúng đắn. Mặc dù, trong toàn bộ di thảo của Nguyễn Trường Tộ, chúng ta chưa thấy ông viết nhiều về sự vận động bên trong của phong trào cải cách, phân tích kỹ những đặc tính của một cuộc vận động cải cách đang diễn ra… song thông qua những trang viết ông luôn nhấn mạnh đến tinh thần, ý chí, quyết tâm, năng lực học tập, tính cầu thị của người Nhật. Theo ông đó là tấm gương hữu ích, thực tế, cần phải học tập.
          Từ một quốc gia có nguy cơ bị biến thành dân tộc nô lệ như nhiều nước khác ở Đông Á, sự thành công của cải cách Minh Trị khiến Nhật Bản có thể phát triển nền công nghiệp, thương nghiệp, từng bước trở thành một đất nước giàu mạnh. Cùng với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, biết lựa chọn những bước đi thích hợp, (vốn là đặc tính của xã hội thương nghiệp, lối tư duy giàu lý trí của xã hội võ sĩ…), Nhật Bản đã sớm duy trì được sự cân bằng quyền lực với các thế lực thực dân phương Tây để bảo vệ chủ quyền dân tộc cùng lợi ích quốc gia. Nhận thức về Nhật Bản, về một đất nước có cùng bối cảnh, cùng tình thế, nhận thức của Nguyễn Trường Tộ luôn có những liên hệ và đặt trong tương quan so sánh với tình thế của Việt Nam. Tấm gương Nhật Bản được ông đưa vào trong các trang điều trần với nội dung đa diện, đa chiều và  tâm thức tích cực nhưng qua đó cũng thể hiện không ít những cảm quan, thiên kiến của một nhà cải cách, một trí thức yếu nước sống giữa cuộc chuyển giao lớn của dân tộc và thời đại.

[1]Michio Morishima, Tại sao Nhật Bản “thành công”? Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản, Nxb. Khoa học Xã hội, H., 1991, tr.75.
[2]Nguyễn Văn Kim, Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868-1912); trong: Vũ Dương Ninh (Cb), Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2007, tr.50 -51.
[3]Marius B. Jasen (Ed), The Cambridge History of Japan, Vol. V, CambridgeUniversity,  1973, p.747.
[4]Xin xem thêm: Nguyễn Văn Kim, Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868-1912), trong: Vũ Dương Ninh (Cb),Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, Sđd, tr. 50-161.
[5]Từ đầu thế kỷ XX, một số trí thức cho rằng Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828, chúng tôi chọn năm 1830 theo như nguồn tài liệu cung cấp của ông Nguyễn Trường Cửu (trong Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ) - Con trai của Nguyễn Trường Tộ.
[6]Nguyễn Trường Tộ, Thiên hạ đại thế luận, Di thảo số 1, tháng 3 – 4 năm 1863, in trong Trương Bá Cần,Nguyễn Trường Tộ: Con người và di thảo, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tr. 107. Toàn bộ di thảo của Nguyễn Trường Tộ dùng trong bài viết này, chúng tôi sử dụng trong công trình tập hợp và biên dịch của nhà nghiên cứu Trương Bá Cần.
[7]Nguyễn Trường Tộ, Bàn về việc cho Pháp thông thương để đổi lại sáu tỉnh, Di thảo số 41, ngày 30 tháng 3 năm 1871, Sđd, tr.333.
[8]Nguyễn Trường Tộ, Bàn về việc cho Pháp thông thương để đổi lại sáu tỉnh, Di thảo số 41, ngày 30 tháng 3 năm 1871, Sđd, tr.333.
[9]Về cải cách Minh Trị của Nhật Bản, xin xem thêm: R. H. P Mason & J. G. Caiger, Lịch sử Nhật Bản, Nguyễn Văn Sĩ dịch, Nxb. Lao Động, H., 2003, tr.294-354; Fukuzawa Yukichi, Nhật Bản cách tân giáo dục thời Minh Trị,Nxb Chính trị Quốc gia, H., 1995; Michio Morishima, Tại sao Nhật Bản “thành công”? công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội, H. 1991, tr. 75 - 117; Nguyễn Văn Kim, Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868-1912), Sđd, 50-161; Nguyễn Văn Kim, Vai trò của các tozama daimyo trong tiến trình cải cách ở Nhật Bản thế kỷ XIX (Những vấn đề khoa học đang đặt ra), in trong Nhật Bản với châu Á những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế - xã hội, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2003, tr.449- 478; Đặng Xuân Kháng, Một số tư tưởng chủ đạo của cải cách giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị duy tân, trong: Đông Á - Đông Nam Á những vấn đề lịch sử và hiện tại, Nxb. Thế giới, H., 2004, tr.179-188…
[10]Về Nguyễn Trường Tộ và những tư tưởng canh tân đất nước của ông, xin xem thêm: Trương Bá Cần,Nguyễn Trường Tộ: Con người và di thảo, Sđd; Hoàng Thanh Đạm, Nguyễn Trường Tộ: Thời thế và tư duy cách tân, Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Đinh Xuân Lâm – Nguyễn Văn Hồng, Xu hướng đổi mới trong lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin, H., 1998; Đỗ Bang - Trần Bạch Đằng - Đinh Xuân Lâm - Hoàng Văn Lân - Lưu Anh Rô - Nguyễn Quang Trung Tiến - Nguyễn Trọng Văn, Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn, Nxb. Thuận Hóa, 1999…
[11]Khi khảo sát tuyển tập công trình của Trương Bá Cần, chúng tôi nhận thấy trong toàn bộ 58 di thảo của Nguyễn Trường Tộ, danh từ Nhật Bản xuất hiện tổng số là 23 lần, tại 13 di thảo gồm di thảo số 1, 2, 4, 7, 13, 18, 26, 27, 35, 38, 41, 50, 55.
[12]Nguyễn Trường Tộ, Tám việc cần làm gấp (Tế cấp bát điều), Di thảo số 27, ngày 15 tháng 11 năm 1867, Sđd, tr. 227.
[13]Nguyễn Trường Tộ, Tám việc cần làm gấp (Tế cấp bát điều), Di thảo số 27, ngày 15-11-1867, Sđd, tr. 229.
[14]Nguyễn Trường Tộ, Tám việc cần làm gấp (Tế cấp bát điều), Di thảo số 27, ngày 15-11-1867, Sđd, tr.268.
[15]Nguyễn Trường Tộ, Ngôi vua là quí, chức quan là trọng. Tháng 5-1866, di thảo số 13, Sđd, tr.15
[16]Nguyễn Trường Tộ, Về việc học thực dụng, tr.192. Ngày 1-9-1866, di thảo số 18, Sđd, tr.192.
[17]Nguyễn Trường Tộ, Tám việc cần làm gấp (Tế cấp bát điều), Di thảo số 27, ngày 15-11-1867, Sđd, tr.249.
[18]Nguyễn Trường Tộ, Tám việc cần làm gấp (Tế cấp bát điều), Di thảo số 27, ngày 15-11-1867, Sđd, tr.229.
[19]Nguyễn Trường Tộ, Về việc đào tạo người điều khiển và sửa chữa thuyền máy, tr.157-158, di thảo số 7, tháng 2-1865, Sđd, tr.157-158.
[20]Nguyễn Trường Tộ, Tờ trình về việc ký hợp đồng với hội nước ngoài, tr. 221, di thảo số 26, ngày 12 tháng 5 năm 1867, Sđd, tr. 221.
[21]Nguyễn Trường Tộ, Tám việc cần làm gấp (Tế cấp bát điều), Di thảo số 27, ngày 15-11-1867, Sđd, tr.229.
[22]Nguyễn Trường Tộ, Nói rõ thêm về văn bản 16 – 2 Tự Đức 21, di thảo số 35, ngày 15-3-1868, Sđd, tr.301.
[23]Nguyễn Trường Tộ, Nói rõ thêm về văn bản 16 – 2 Tự Đức 21, di thảo số 35, ngày 15-3-1868, Sđd, tr.302.
[24]Nguyễn Văn Kim, Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa: Nguyên nhân và hệ quả, Nxb. Thế giới, H., 2000, tr.228.
[25]Nguyễn Trường Tộ, Nên mở cửa chứ không nên khép kín, di thảo số 55, tháng 10-1871, Sđd, tr.408-409.
[26]Nguyễn Trường Tộ, Nên mở cửa chứ không nên khép kín, di thảo số 55, tháng 10-1871, Sđd, tr.408.