Selim II
Sultan Selim II |
Selim II Sarkhosh, Thánh thượng Đại sultan, Người dẫn dắt các Tín đồ và Người kế vị Nhà Tiên tri của Vạn vật (Tiếng Thổ Ottoman: سليم ثانىSelīm-i sānī, Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: II.Selim) (Manisahay Constantinopolis, 28 tháng 5 năm 1524 – điện Topkapi, Constantinopolis, 12/15 tháng 12 năm1574), còn gọi là "Selim Kẻ nghiện rượu (Mest)", là sultan của đế quốc Ottoman từ năm 1566 tới khi qua đời. Ông là con của Suleiman Đại đế và vợ thứ tư được sủng ái là Hürrem Sultan, tên gốc là Roxelana, một người Ruthenian.
Hôn nhân
Năm 1545, tại Konya, ông kết hôn với Nurbanu Sultan, tên gốc Cecilia Venier-Baffo, một nữ quý tộc Venezia. Nàng là mẹ của Murad III; sau trở thành Thái hậu đầu tiên đồng trị vì với vua con trong thời Vương quốc Nữ giới.
Trị vì
Thời Selim II, ông đem quân vào vùng Astrakhan, biển Azov cắt đường ra biển của nước Nga Sa hoàng, cùng với khan Mông Cổ tiến vào Nga. Quân Nga với 15.000 người dưới sự chỉ huy của Ivan IV đã đánh bại các cuộc tấn công của hai nước này. Năm 1570 Nga đã cử đại sứ đi thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với nước Ottoman.
trận Lepanto (7/10/1571) |
Vợ: Nurbanu; con trai: Murad, 5 em trai khác.
Murad III
Sultan Murad III |
Murad III (4 tháng 7 năm 1546 – 15 tháng 1 năm1595) là vua của đế quốc Ottoman, đã trị vì từ năm1574 đến năm 1595. Dưới thời ông, lãnh thổ Ottoman rộng khoảng 19.902.000 km².
Tiểu sử
Murad đã ra đời tại Manisa, vào ngày 4 tháng 7 năm 1546, là con trai trưởng của sultan Selim II(1566-74) và Nur-Banu. Trước khi lên ngôi, Murad đã được vua cha chọn làm tỉnh trưởng Manisa, và đã học hỏi được nhiều từ các nhân tài Manisa. Ông cũng nói giỏi tiếng Ba Tư và Ả Rập. Năm 1574, khi vua cha mất, ông về kinh đôConstantinopolis và lên ngôi. Triều đại Murad III ghi dấu ấn những cuộc chiến tranh với Ba Tư (1578-1590) và Áo (1593-1606).
Sokollu Mehmed Pasha (từng là tể tướng của Suleyman Ivà Selim II ngày trước), một người có tài, đã giữ chức Đại Vizia cho đến khi bị ám sát năm 1579. Dưới thời Murad III, nền kinh tế của Đế quốc Ottoman đã sút giảm.
Trong hậu cung, Murad III có đến khoảng 1200 người cung nữ xinh đẹp. Murad III cũng có đến khoảng 103 người con. Hoàng hậu của ông Safiye Sultan - một quý bà người Venezia - sau này trở thành thái hậu của Mehmed III.
Xây cất
Vua Murad III đã cho xây dựng nhiều công trình lớn ở cung điện Topkapi. Kiến trúc sư đại tài Mimar Sinan đã dựng nên rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Những công trình do Sinan xây dựng bao gồm Thánh đường Hồi giáo Azapkapi Sokollu, Thánh đường Hồi giáo Izmit Pertev Pasha, Thánh đường Hồi giáo Ramazan Efensi... Ông mất năm 1588.
Dưới triều Murad III, thành trì Kars được xây dựng. Bức tường Kabe-i Serif ở Mecca được xây lại bằng cẩm thạch. Ngoài ra, Nhà thương Toptasi ở Istanbul cũng được xây dựng.
Gia quyến
- Vợ:
- Safiye Sultan
- Shems-i Ruhsar Haseki
- Shah-i Huban Haseki
- Naz-perver Haseki
- Con:
- Con trai:
- Mehmed III
- Selim Bayezid
- Bayezid
- Mustafa
- Osman
- Cihangir
- Abdullah
- Abd-ar-Rahman
- Abdullah
- Hasan
- Ahmed
- Kakub
- Alemsah
- Yusuf
- Huseyin
- Korkud
- Ali
- Ishak
- Omer
- Alauddin
- Davud.
- Con gái:
- Ayse
- Fatma
- Mihrisah
- Fahriye
- Con trai:
Mehmed III
Sultan Mehmed III |
Mehmed III (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: III. Mehmed) (26 tháng 5 năm 1566 – 22 tháng 12 năm 1603) là vị vua thứ 13 của Đế chế Ottoman, trị vì từ năm 1595 đến khi qua đời.
Tuổi trẻ
Sultan Mehmed III sinh ra ở Manisa, ngày 26 tháng 5 năm 1566. Là con của vua Murad III vàSafiye Sultana. Ông cố của ông là vua Suleyman Iđặt tên cho ông là Mehmed, để mong ông sẽ dựng nên nghiệp lớn như vua Mehmed II. Mehmed có chiều cao trung bình và khuôn mặt đẹp đẽ. Ông được đặt một nền giáo dục rất tốt. Ông được dạy học bởi nhà giáo Hoca Saleddin Efendi uyên bác. Năm 1583, ông trở thành tỉnh trưởng Manisa. Ông là một người rất mộ đạo.
Trị vì
Ngày 27 tháng 1, 1595, ông lên nối ngôi. Khi lên ngôi, Mehmed đã xử tử 19 người anh em trai và hơn 20 người chị em gái để bảo vệ ngai vàng.
Vua Mehmed III là một vị vua bất lực. Vì vậy, thái hậu Safiye Sultana đứng ra chấp chính. Quân đội Ottoman sau đó bị quân Áo và đồng minh đánh đại bại. Hay tin, Mehmed III đích thân trị nước và trực tiếp chỉ huy quân đội trên chiến trường. Kết quả là quân Ottoman chiếm được Eger (1596) và cùng năm đó đánh cho Áo và Transylvania thảm bại tại Keresztes. Cuối đời, do sự bận tâm với việc đàn áp cuộc khởi nghĩa Celali và cuộc chiến tranh với Ba Tư làm cho long thể của Mehmd III bị sa sút. Ông nghiêm cấm rượu cồn và hạ lệnh cho đóng cửa các quán rượu.
Gia quyến
- Cha: Murad III
- Mẹ: Safiye Sultan
- Vợ:
Ahmed I
Sultan Ahmed I |
Ahmed I Bakhti (Tiếng Thổ Ottoman: احمد اولAḥmed-i evvel, Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ:I.Ahmet) (18 tháng 4 năm 1590 – 22 tháng 11 năm 1617) là sultan của đế quốc Ottoman từ 22/12/1603 tới khi qua đời 22/11/1617.
Tiểu sử
Mẹ của Ahmed I là Thái hậu Handan Sultan, một người tộc Hy Lạp có tên khai sinh là Helena. Ông sinh ra ở điện Manisa. Khi vua cha Mehmed III (1595–1603) qua đời, ông lên ngôi ở tuổi 13.
Trước kia, Mehmed II đã ra chiếu thư rằng các sultan Thổ Nhĩ Kỳ có thể giết anh em của mình. Đây cũng là cơ sở cho các cuộc nồi da xáo thịt trong hoàng gia Ottoman sau này.Ahmed I đã phá bỏ truyền thống này và gửi em trai là Mustafa tới sống ở 1 cung điện cổ tại Bayezid cùng bà nội. Ông có tài đánh kiếm, cưỡi ngựa và nói giỏi nhiều thứ tiếng.
Ông đã kết hôn hai lần: lần thứ nhất với bà Mahfiruze Hatice Sultan ( còn có tên là Maria, người Hy Lạp) và có con trai là Osman; lần thứ hai với bà Kosem Sultan (còn có tên là Anastasia, cũng người Hy Lạp) và có 4 con: Murad IV; Ibrahim I; Bayezid và Suleiman.
Một người anh em nữa của Ahmed I, Jahja , tức giận vì không giành được ngôi Sultan Ottoman từ tay Ahmed năm 1603, đã rút về và tính kế tìm cách lật đổ Ahmed để lên ngôi Sultan.
Triều đại ông là một triều đại khá "bận rộn" về chiến tranh bên ngoài vương quốc. Những cuộc chiến tranh giữa ông và vua Hungary, Transylvania chống quân Đế quốc La Mã thần thánh đang dần chấm dứt mà không "tạo" thuận lợi cho đế quốc. Theo hiệp ước Zsitvatorok (1606) , Sultan phải nhượng bộ và phải cùng hai nước kia và cả mình bãi bỏ triều cống vua Đế quốc La Mã thần thánh mãi mãi. Gruzia và Azerbaijan đã được nhượng lại Ba Tư bởi các hiệp ước Nasuh Pasha năm 1612.
Ông còn là nhà thơ nổi tiếng và thơ ông hầu hết đều được viết bằng tiếng Bakhti. Ông là nhà thư pháp nổi tiếng, viết chữ rất đẹp ("Tinh hoa Sử" là tác phẩm nổi tiếng nhất thời đó). Ông cũng khôi phục lại luật cấm uống rượu của Hồi giáo, bố thí người nghèo...
Ahmed I chết vì sốt phát ban năm 1617.
Gia quyến:
vợ:
Mahfiruze Hatice Sultan Kösem Sultan | |||
|
Mustafa I
Sultan Mustafa I |
Mustafa I Deli (sinh năm 1591 tại Manisa - mất ngày20 tháng 1 năm 1639 tại Istanbul) là vị vua thứ 15 của Đế chế Ottoman từ năm 1617 đến năm 1618 rồi từ năm 1622 cho đến năm 1623. Mustafa là con trai của vua Mehmed III (1595-1603).
Là em trai của Ahmed I (1603-17), Mustafa được xem là có bệnh. Trong thời gian anh trai ông trị vì, Mustafa được giam giữ trong cung cấm 14 năm.
Năm 1618, sau một thời gian trị vì ngắn ngủi, ông phải thoái vị và truyền ngôi cho cháu trai, Osman II (1618-22) rồi quay trở lại cấm cung. Dưới triều đại Osman II, nảy sinh ra căng thẳng giữa vị vua trẻ và binh đoàn Janissary. Vì vậy, Mustafa I quay trở lại ngai vàng sau khi Osman II bị ám sát vào năm 1622. Năm 1623, Mustafa I lại bị lật đổ, sau đó em của Osman II là Murad IV (1623-40) lên nối ngôi. Mustafa I qua đời vào 16 năm sau đó.
Mustafa I là một người rất sùng đạo, ông thường hay đọc kinh Coran và đi cầu nguyện.
Osman II
Sultan Osman II |
Sultan Osman II hoặc Othman II (có biệt hiệu là Genç Osman trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) (3 tháng 11năm 1604 – 20 tháng 5 năm 1622) là vị hoàng đế thứ 16 của Đế quốc Ottoman, đã trị vì từ năm1618 đến khi qua đời vào ngày 20 tháng 5 năm 1622. Genç Osman được biết như là một hoàng đế năng nổ và có tầm nhận thức. Ngoài ra, Osman cũng là một thi sĩ và là một nhà cải cách của Đế quốc Ottoman.
Tiểu sử
Genç Osman sinh ra vào ngày 3 tháng 11 năm 1604. Là con trai của Ahmed I (1603-1617) và vợ của Ahmed I là Mâhfiruze Sultan người gốc Hy Lạp. Thuở bé Osman đã được người mẹ dành cho nhiều sự quan tâm đến nền giáo dục, vị vậy nên Osman II biết làm thơ với bút danh Farisi và nói được nhiều ngoại ngữ, bao gồm tiếng Ả Rập, Ba Tư, Hy Lạp, Latin và Ý.
Năm 14 tuổi (1618), Genç Osman lên ngôi hoàng đế Ottoman sau khi người chú là Mustafa I (1617-18, 1622-23) bị truất phế. Khi ở ngôi, Osman xác nhận biên giới của đế chế bằng việc ký hòa ước với nhà Safavid của Đế quốc Ba Tư láng giềng, dưới triều quốc vương Shah Abbas I. Osman còn có chiến tranh xâm lược nước Ba Lan, gọi là chiến tranh quyền quý Moldavia rồi sau đó lại là Chiến tranh Ba Lan-Ottoman (1620–1621), quân Ottoman đã giành chiến thắng trong trận Ţuţora năm 1620 nhưng sau trận Khotyn vào tháng 9-10 năm 1621, quân đội Ottoman phải ký hòa ước với người Ba Lan. Sau trận, Osman quay về Istanbul.
Osman II cũng là một nhà cải cách, trong số cải cách này có ý đồ giải tán binh đoàn Janisarry, dẫn tới việc binh đoàn này nổi dậy (xem Cuộc nổi loạn Janissary. Genç Osman đã bị tể tướng Kara Davut Pasha giết chết năm 1622, ngày 20 tháng 5.
Một số người cho là Osman II đã bị những người bác sĩ đầu độc (hơi giống như vụ đầu độc Mehmed II (1444-1446, rồi 1451-1481) vào năm 1481)
Hậu duệ của Osman II |
---|
Omer Mustafa Zeynep |
Murad IV
Sultan Murad IV |
Murad IV Ghazi (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: IV. Murat) (16 tháng 6 năm 1612 – 9 tháng 2 năm 1640) là vị hoàng đế thứ 17 của Đế quốc Ottoman từ năm 1623 tới 1640, được xem là một vị bạo chúa, và là người có công khôi phục lại thế lực của đất nước sau nhiều năm suy vong. Ông là một trong số ít những vị Hoàng đế có tài năng chính trị của Đế quốc Ottoman kể từ khi Hoàng đế Suleiman I qua đời.
Thân thế
Murad IV là con trai của Ahmed I (1603-17) và Kadinefendi Kösem Sultan người gốc Hy Lạp. Lên ngôi hoàng đế bằng một âm mưu trong cung điện năm 1623, ông kế vị ông chú điên rồ của ông là Mustafa I (1617-18, 1622-23). Khi lên ngôi, ông mới 11 tuổi. Ông đã cưới Aisha, và không có con.
Buổi đầu trị vì
Trong một thời gian lâu dài đầu thời vua Murad IV, Kösem Sultan, mẹ ông là người cai trị thật sự. Đế quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn; quân Ba Tư chiếm hầu như toàn bộ lãnh thổ Iraq. Miền nam Tiểu Á nổ ra nhiều cuộc nổi dậy, và vào năm 1630 binh đoàn Janissary tấn công cung điện, giết chết vị tể tướng và nhiều người khác. Sultan Murad IV cảm thương cho số phận vua anh Osman II (1618-1622), người mà đã bị ám sát vào năm 1622, và quyết định xác lập lại quyền lực.
Cai trị độc đoán
Những chiến công của Murad IV
Về mặt quân sự, triều vua Murad IV nổi tiếng về cuộc chiến tranh với Đế quốc Ba Tư. Trong cuộc chiến này, quân Ottoman đã xâm lược Azerbaijan, chiếm Tabriz và Hamadan, và cả chiến thắng có mang tầm vóc lớn cuối cùng của Đế quốc Ottoman, là cuộc xâm chiếm Bagdad vào năm 1638. Murad IV đã có câu nói nổi tiếng về cuộc xâm lăng Bagdad:
“ |
Trẫm thấy sự gian khổ của ba quân trong cuộc chinh phạt thành Bagdad đáng ca ngợi hơn sự huy hoàng của chính thành Bagdad.
| ” |
—Murad III
|
Murad IV cũng đích thân cầm quân chinh phạt Lưỡng Hà. Ông là Sultan Ottoman cuối cùng trực tiếp chỉ huy quân đội trên chiến trường. Trong cuộc chiến chống Iran, ông đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Tiểu Á.
Trước khi mất, Hoàng đế Murad IV kí hiệp ước Kasrı Şirin với Shah Safavid Ba Tư Abbas I ngày 17/5/1639. Sau khi trở về quê nhà tại Istanbul, ông xây dựng lại đế quốc.
Qua đời
Murad IV qua đời năm 1640 bởi căn bệnh gan mãn tính, hưởng thọ 27 tuổi. Trước khi chết, ông đã ra lệnh xử tử người em trai là Ibrahim I (1640-1648), nhưng điều này không được thực hiện. Người ta cho rằng, Murad IV ra lệnh này là do ông biết rằng Ibrahim, một người có bệnh, sẽ lên ngôi và sẽ trở thành một vị hoàng đế kém cỏi, đồng nghĩa với sự suy vong của Đế quốc Ottoman.
Ibrahim I
Sultan Ibrahim I |
Ibrahim I (5 tháng 11 năm 1615 – 12 tháng 8 năm1648) là vị hoàng đế thứ 18 của Đế quốc Ottomantừ năm 1640 cho đến 1648. Là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng nhất của đế quốc Ottoman, ông có biệt hiệu là Deli Ibrahim (hay Ibrahim Deli) phản ánh chứng bệnh của ông.
Tiểu sử
Ibrahim ra đời năm 1615 tại Istanbul, là con trai của Ahmed I và Kösem Sultan người gốc Hy Lạp. Trước khi lên ngôi, Ibrahim được giam trong cấm cung. Năm 1640, Ibrahim lên ngôi sau khi Murad IV, người đã định giết Ibrahim trước khi qua đời (khi lên ngôi năm 1623, Murad IV đã xử tử 3 người em trai khác của ông). Ibrahim được xem là người bị suy nhược thần kinh, và cũng bị trầm cảm sau khi vua anh mất.
Dưới triều đại của Ibrahim I, đế quốc Ottoman gần như sụp đổ. Một cuộc chiến tranh giữa Ottoman và Venezia nổ ra, gọi là chiến tranh Crete. Năm 1648, Ibrahim bị hạ bệ, và con trai là Mehmed IV lên nối ngôi. Sultan Ibrahim I bị giết chết vào năm đó.
* Con trai:
Suleyman IIAhmed II
Sultan Mehmed IV |
Mehmed IV
Mehmed IV (tiếng Thổ Ottoman: Meʰmed-i rābi`; có biệt danh là Avcı, tạm dịch là “Người đi săn) (2 tháng 1 năm 1642 – 6 tháng 1 năm 1693) là vị Sultan thứ 19 của đế quốc Ottoman từ năm 1648 đến 1687. Mehmed IV lên ngôi khi mới 7 tuổi, và ông đã giao phần lớn quyền lực cho các Đại Vizia.
Đầu đời
Ông chào đời năm 1642 ở Cung điện Topkapi, thủ đô Constantinopolis, là con của sultan Ibrahim I(1640–48) và Turhan Hatice, tr:Turhan Hatice Sultan, một cung nữ người Nga, và là cháu nội của Kösem Sultan người gốc Hy Lạp.Turhan Hatice được phong làm Thái hậu năm 1648 khi Mehmed lên ngôi Sultan. Ít lâu sau khi ông ra đời, cha mẹ ông cãi nhau, và Ibrahim giằng Mehmed từ tay Turhan Hatice rồi vứt cậu bé xuống giếng. May thay, Mehmed được các a hoàn cung điện cứu vớt. Hành động này của vua cha làm Mehmed bị sứt đầu, đó là một vết thương suốt đời của Mehmed.
Trị vì
Mehmed IV lên kế vị năm 1648 khi mới 7 tuổi. Ông thừa hưởng một đế quốc ngự trị trên ba châu lục do các sultan đời trước gầy dựng nên. Sự đăng quang của ông đánh dấu kết thúc một thời kì đầy hỗn loạn của nhà Ottoman; điển hình như việcMustafa I bị hạ bệ hai lần và hai Sultan bị giết sau đó, trong số đó có cả Ibrahim I, cha của Mehmed.
Cuộc chiến với những người Cozak
Một sự kiện xảy ra dưới thời Mehmed IV nay còn được phần lớn người Ukraina và Nga nhớ tới. Năm1675 (Evarnickij 1895:517) hoặc 1678 (Golobuckij 1957:320) liên quân Thổ Nhĩ Kỳ - Krym đã tấn công pháo đài của người Zaporozhia ở Sic' (Sec' theo tiếng Nga) và bị đẩy lui. Sau thất bại đó, Mehmed IV đã gửi thư cho những người Cozak Zaporozhia, yêu cầu họ phải thần phục ông. Những người Zaporozhia đã từ chối làm theo yêu cầu của ông, họ đã trả lời ông bằng một bức thư dài với lời lẽ lăng mạ và báng bổ. Bức thư này được hoạ sĩ người Nga là Ilya Repin tái hiện lại trong bức tranh nổi tiếng vào thế kỷ XIX là Người Zaporozhe viết thư cho sultan Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 1658 Mehmed IV đã đón tiếp và kiên nhẫn lắng nghe nhà truyền giáo Quaker người Anh là Mary Fisher, người tin rằng bà được Thượng đế gửi tới để nói chuyện với ông. Cuộc gặp gỡ này được biết chủ yếu thông qua ghi nhận rất có thiện chí của Fisher hơn là nguồn Ottoman, vì vậy người ta không rõ rằng sultan đã làm gì với thông điệp của bà (bản dịch đã được chuyển tới ông). Quan điểm cá nhân của ông, sự bao dung của ông thật trái ngược với những cuộc đàn áp tàn bạo mà Mary Fisher và những người Quaker khác phải hứng chịu ở quê nhà Anh Quốc.
Bị phế truất và qua đời
Năm 1687, Mehmed IV bị đạo quân Yeğen Osman và Cấm vệ quân Janissary hạ bệ. Sau đó, ông bị giam vào Cung điện Topkapi, em ông là Suleiman II lên thay. Dù vậy, ông được cho phép rời khỏi cung điện, và qua đời ở cung điện Erdine. Ông được chôn cất ở lăng mộ của mẫu hậu Turhan Hadice Sultan, gần thánh đường của bà ở Constantinopolis. Ít lâu trước khi ông mất năm 1691, một mưu đồ được khám phá ra rằng một nhóm giáo sĩ thâm niên có ý định phục hồi ngai vàng cho Mehmed, trong khi Suleiman II bị yếu tim.
Thành tựu
Sultan Mehmed IV được mệnh danh là Avcı, tạm dịch là “Người đi săn” vì ông có thú vui săn bắn.
Triều đại ông cho thấy sự lớn mạnh của đế quốc Ottoman được phục hưng dưới quyền vị Đại Vizia tài ba, Mehmed Köprülü và con trai là Fazıl Ahmet. Köprülü chiếm các đảo Aegean từ tay người Venezia và thành công trong chiến tranh với Transylvania (1664) và Ba Lan (1670–1674). Công trạng lớn nhất của Ahmet là chinh phạt Candia năm 1669. Vào thời kì đỉnh cao, khi bản thân Mehmed IV liên minh với Petro Doroshenko, Podolia và Ukraina nằm dưới quyền kiểm soát của Ottoman. (Xem thêm bài Những người Zaporozhe (tranh)để biết về bức thư ông gửi những người Cozak)
Vị Đại Vizia sau đó, Kara Mustafa ít thành công hơn. Được sự ủng hộ của cuộc khởi nghĩa của Imre Thököly ở Hungary chống lại hoàng đế Áo, Kara Mustafa phái một đạo quân vượtHungary và bao vây thành Viên trong trận Viên. Trên đồi Kahlenberg, quân Ottoman bị đánh bại bởi vua Ba Lan Jan III Sobieski và đội quân chính quy của ông ta (1674–1695).
Ái phi của ông là Emetullah Rabia Gülnûş Sultan, vốn là 1 nô lệ bị cầm tù ở Rethymnon (Resmo Thổ Nhĩ Kỳ) tại đảo Crete. Hai người con của họ, Mustafa II và Ahmed III, nối tiếp nhau làm sultan của đế quốc Ottoman (1695-1703) và 1703-1730).
Suleiman II
Sultan Suleiman II |
Tiểu sử
Suleyman sinh ngày 15 tháng 4 năm 1642 tạiIstanbul. Là con của Ibrahim I và Saliha Dilasub Sultana. Ông là một người sùng đạo, chính trực và thông minh. Ông căm ghét ăn hối lộ hay quan liêu. Thân mẫu ông là Dilasub Sultana đã tạo một nền giáo dục tốt cho con mình. Bà triệu nhiều gia sư giỏi đến cung điện để dạy dỗ cho Suleyman. Trong đời ông, Suleyman đã có 40 năm sống ở trong cấm cung.
Với tư cách là một hoàng đế, ông đề xuất những biện pháp nhằm chống lại sự tham nhũng, hà hiếp dân của các quan và ông cũng cải tổ lại triều đình. Ông cũng bổ nhiệm một vị tể tướng mới,Fazil Mustafa Pasha. Suleyman trị vì được 4 năm, và trong 2 năm cuối ông đau yếu. Ông qua đời ngày 22 tháng 6 năm 1691, tại Erdine.
Chiến tranh với Áo
Sultan Suleyman lên kế vị trong khi Đế quốc Ottoman đang ở trong cuộc chiến tranh với Liên quân các nước Tây Âu (Áo, Ba Lan v.v...), quân Áo liên tiếp đánh bại quân Ottoman và chiếm các thành Egri (tháng 11 năm 1687) rồi Istoni và Beograd (tháng 9 năm 1688).
Việc Beograd thất thủ mở đường cho quân Áo xâm lược Bosnia và Wallachia. Được tin, quân đội Ottoman do Celebi Ibrahim Pasha chỉ huy phản công và đánh thắng quân đội Áo trong trận Egriboz và vào 1689 Sultan Suleyman II mở cuộc tấn công quân Áo.
Ngày 8 tháng 6 năm 1690 quân của tể tướng Koprulu Mustafa Pasha chiếm lại Gladova và Orsovia. Đến tháng 10 năm 1690, quân Ottoman tiến vào Beograd và đánh tan quân Áo, lấy lại Beograd.
Hôn nhân
Các vương phi của Suleyman II:
- Hatice Haseki
- Behzat Haseki
- Ivaz Haseki
- Sulun Haseki
- Sheh-suvar Haseki
- Zeyneb Haseki
Suleyman II không có con
Ahmed II
Sultan Ahmed II |
Ahmed II Khan Gazi (25 tháng 2 năm 1643 – 6 tháng 2 năm 1695) là vị sultan thứ 21 của Đế quốc Ottoman, trị vì từ ngày 22 tháng 7 năm 1691 tới khi qua đời.
Tiểu sử
Ahmed II sinh ngày 25 tháng 2 năm 1643. Là con của Ibrahim I (1640-1648) và Hatice Muazzez Sultana. Thưở nhỏ, ông được nhiều nhà giáo nổi tiếng, do mẹ ông vời đến, dạy dỗ. Ông nói giỏi tiếng Ả Rập và tiếng Ba Tư. Ông có sức học thuộc hạng trung bình. Nhưng, ông rất thận trọng trong việc cai trị.
Chiến tranh với các nước Tây Âu
Sultan Ahmed II lên ngôi trong khi viên cận thần Koprulu Mustafa Pasha là Đại Vizia tại nhiệm. Ông này là một nhà quân sự thiên tài. Pasha đánh bại quân Áo ở Beograd và vượt Sông Tuna để tấn công họ. Nhưng, ông bại trận tử vong trong trận Slankamen với liên quân Áo-Hung-Serb-Croat. Không những thế, Pasha còn đề xướng nhiều cải cách nhưng tiếc thay cái chết của ông khiến chúng cùng với ông nằm dưới ba tấc đất.
Sau đó, quân Ba Lan tấn công Kamanice - thủ phủ của Podolia vốn đã bị Đế quốc Ottoman chiếm năm 1672. Nhưng, quân Ottoman của Kahraman Pasha ở Kamanice đã đẩy lui được họ. Tiếp đó, quân Venezia tấn công nhiều thành của Ottoman nhưng bị đẩy lui.Thành Egriboz đẩy lui được quân Venezia, nhưng Thành Sakız thất thủ trước quân đội Venezia ngày 21 tháng 9 năm 1695.
Sultan Ahmed II là một người viết chữ rất đẹp và đã viết nhiều cuốn kinh Koran. Ông còn là một thi sĩ nổi danh. Ông qua đời trong căn bệnh xơ gan năm 1695. Ông được mai táng ở Istanbul.
Gia đình
Ahmed II có hoàng hậu là Rabi'a Haseki Sultana
Mustafa II
Sultan Mustafa II |
Tiểu sử
Sultan Mustafa II ra đời ngày 6 tháng 2 năm 1664tại Istanbul. Là con của Sultan Mehmed IV và Emetullah Rabia Gulnus Sultana. Thân mẫu ông là người gốc Crete. Thưở nhỏ, ông học giỏi về môn khoa học. Ba ngày sau khi lên ngôi; vị tân vương tổ chức hội thề (hatti humayun) viết về những điều mình sắp thực hiện với tư cách là một hoàng đế. Trong văn bản của mình ông có nói, Trẫm và các khanh sẽ tuyệt đối được sống vui thú và an hưởng vinh hoa phú quý. Ngoài ra, ông còn viết và gửi cho quan đại thần một văn bản dài hơn, Trẫm đây không lạm dụng quyền lực và vinh hoa phú quý. Nếu quá cần thiết trẫm chỉ ăn bánh mì. Trẫm hiến dâng long thể của mình cho Đạo Hồi. Trẫm nhận thấy đế quốc đang suy vong. Cho tới khi hoàn thành sứ mệnh của mình với đế quốc trẫm sẽ không ra chiến trường. Dĩ nhiên là khi có chiến tranh thì trẫm sẽ chỉ huy quân đội.
Hiệp định Karlofca
Ba cuộc chiến tranh tàn khốc xảy ra dưới triều sultan Mustafa II. Vào năm 1697, ông mang 10 vạn đại quân đi đánh quân Áo, và trạm chám với danh tướng Eugène xứ Savoie trong trận đánh tại Zenta. Quân của Sultan đại bại. Đồng thời, Venezia xâm lược Morea và Dalmatia; Ba Lan xâm lượcMoldavia. Năm 1682, Pyotr Đại đế lên trị vì Nga. Ông này cải tổ lại quân đội Nga, và gây chiến với Đế quốc Ottoman. Ông ta bị quân Ottoman đánh bại, nhưng Pyotr phản công và lấy được Thành Azak ngày 6 tháng 8 năm 1696. Sau một thời gian chiến tranh lâu dài, quân đội Ottoman quá mỏi mệt. Kết quả là ngày 26 tháng 1 năm 1699 Mustafa II kí Hiệp định Karlofca. Theo hiệp định này, người Ottoman phải nhượng toàn bộ Wallachia và Hungary cho Thánh chế La Mã, nhượng Ukraine và Podolia cho Ba Lan và nhượng Morea và Dalmatia cho Venezia. Sau hiệp định này Đế quốc Ottoman bắt đầu suy vong.
Ngày 14 tháng 7 năm 1700, Đế quốc Ottoman kí Hiệp định Istanbul với Nga: Ottoman nhượng Nga Thành Azak.
Đến năm 1703, sultan Mustafa II bắt đầu quên lời thề của mình khi lên ngôi. Tuy đã nói mình là ...sẽ không được sống vui thú..., vị hoàng đế này tối ngày đi săn. Ông giao việc triều chính cho tể tướng và thầy học của ông là Feyzullah Efendi. Điều này dẫn tới sự mâu thuẫn trong quân đội Thổ, khiến cho Mustafa bị mất ngôi.
Hoàng đế mất ngôi
Vì thú vui săn bắn, sultan Mustafa II ngày qua ngày sống ở Erdine thay vì ở kinh đô Istanbul. Trước sự thờ ơ về việc trị nước của hoàng đế, quân triều đình Istanbul khởi nghĩa, trực chỉ Erdine. Khi biết tin, Mustafa II thành lập một đạo quân ở Erdine và phản công, nhưng các chỉ huy của đạo quân Erdine rút về với lí do là không muốn thấy cảnh đồng bào chém giết lẫn nhau. Nghĩa quân cuối cùng đã tới được Erdine. Sultan Mustafa II cũng bị lật đổ. Ngày 22 tháng 8 năm 1703, hoàng đệ Ahmed lên ngôi. Cựu hoàng Mustafa II qua đời vào ngày 29 tháng 12 cùng năm đó (1703). Quan tài ông được đưa tới Istanbul và chôn cất ở Lăng mộ Turban Sultan, gần lăng mộ của vua cha Mehmed IV.
Các công trình kiến trúc
Nhiều công trình kiến trúc được Mustafa II cho xây dựng, bao gồm:Kulliye Sarachanebasi Amcazade Huseyin Pasha, Dinh Mesrula nhìn ra biển ở pháo đài Tiểu Á, Thư viện Quốc gia (Millet) ở Fatih và cả Thánh đường Erzurum Kursunlu.
Gia quyến
Các hoàng phi của Mustafa II:
- Ali-cenab
- Valide Sultan Sheh-Suvar
- Valide Sultan Saliha Sebkati
- Huma Shah Haseki
- Afife Haseki
- Hatice Haseki
Các con:
- Mahmud I - con trai, Sultan thứ 24 của Đế quốc Ottoman
- Osman III - con trai, Sultan thứ 25 của Đế quốc Ottoman
- Huseyin - con trai
- Selim - con trai
- Mehmed - con trai
- Murad - con trai
- Ummugulsun - con gái
- Ayse - con gái
- Emetullah - con gái
- Emine - con gái
- Rukiye - con gái
- Sofye - con gái
- Zahide - con gái
- Atike - con gái
- Fatma - con gai
- Zeyda - con gái
- Zahide - con gái
Ahmed III
Sultan Ahmed III |
Ahmed III (30 tháng 5 năm 1673 – 1 tháng 7 năm1736) là vị hoàng đế thứ 23 của Đế chế Ottoman, trị vì từ năm 1703 cho tới khi từ ngôi vào năm 1730.
Tiểu sử
Ahmed III sinh ngày 30 tháng 5 năm 1673. Là con của sultan Mehmed IV và Emetullah Sultana. Ahmed còn là em trai của sultan Mustafa II. Ahmed III là một người đàn ông cao to, có nước da ngăm đen với một chiếc mũi chim ưng. Thưở nhỏ, ông theo học những người có tiếng ở chốn kinh thành. Ông rất thông tuệ. Ông là một nhà thơ và viết chữ đẹp. Ngoài ra, ông còn ưa chuộng âm nhạc.
Sultan Ahmed III lên nối ngôi sau khi vua anh Mustafa II bị lật đổ. Ông trị vì trong một giai đoạn thái bình thịnh trị được sử sách gọi là Thời đại Tulip.
Ông đã đề xướng nhiều cải cách theo kiểu Tây phương. Trong Thời đại Tulip, người Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu biết tìm hiểu văn hóa phương Tây, nhất là nghệ thuật Pháp. Dưới triều đại ông, ngành in ấn được đưa vào Đế quốc Thổ Ottoman. Ông trị vì 27 năm. Sau cuộc khởi nghĩa Patrona Halil, ông từ ngôi ngày 1 tháng 10 năm 1730.
Sultan Ahmed III tổ chức lại toán binh yeniceri vốn đã vô kỷ luật. Nhưng, cuộc cải tổ này không mang lại hiệu quả. Sultan Ahmed III nhiệm Corlulu Ali Pasha làm quan Đại Vizia. Corlulu Ali Pasha phụ trách Sultan trong việc cai trị, xây dựng lại nền kinh tế cũng như thẳng tay đàn áp những kẻ chống đối.
Triều đại Ahmed III cho thấy một cuộc chiến tranh giữa Đế quốc Thổ Ottoman với nước Nga Sa hoàng. Do sự xúi giục của Hãn vương xứ Krym và vua Thụy Điển Karl XII. Ông tuyên chiến với Nga vào năm 1711. Cùng năm đó, quân Thổ Nhĩ Kỳ cùng quân chư hầu Tartar do quan Đại Vizia chỉ huy đãi vây hãm Nga hoàng Pyotr Đại Đế tại Pruth. Nga hoàng đành phải chịu thua và giảng hòa với Đế quốc Thổ Ottoman, theo đó ông ta phải chịu thiệt thòi, nhượng Azov và Taganrog cho Sultan.
Vào năm 1714, quân tinh nhuệ Thổ Nhĩ Kỳ đánh nước Cộng hòa Venezia, lấy được vùng Nam Hy Lạp, nhưng họ bị chặn đứng tại đảo Corfu vào năm 1717. Cùng lúc đó, chiến tranh cũng nổ ra trên sông Danube, và ở mặt trận này quân Áo do danh tướng Eugène xứ Savoie chỉ huy tấn công thành Beograd. Thành Beograd đã thất thủ. Nghiêm trọng hơn, họ còn giữ được thành này và các pháo đài Sava khi lập lại hòa bình.
Hậu duệ
- Con trai: Mustafa III, Abdul Hamid I, Sulryman, Bayezid, Mehmed, Ibrahim, Numan, Selim, Ali, Isa, Murad, Seyfeddin, Abdumecid, Abdulmelik.
- Con gái: Emine, Rabia, Habibe, Zeyneb v.v...
Mahmud I
Sultan Mahmud I |
Tiểu sử
Mahmud ra đời ngày 2 tháng 8 năm 1696, ởIstanbul. Là con của Mustafa II (1695-1703) và Saliha Sultana. Ông sống trong sự yêu thương của bà nội, Gulnush Sultana. Mặc dù từ bé chỉ sống trong cấm cung; ông thông minh và khoẻ mạnh. Ông đã học nhiều gia sư. Ông giỏi về lịch sử, viết văn và thơ phú. Ông cũng học âm nhạc.
Ngày 1 tháng 11 năm 1730, Sultan Mahmud I đăng quang ở độ tuổi 35. Ông bổ nhiệm cho những quý tộc cùng tuổi ông. Ông là một người tốt, có lòng tự trọng, nhân từ và kiên trì và là một hoàng đế thương dân. Triều đại ông cho thấy các cuộc chiến tranh với Nga (1735-1739), Áo (1737-1739) và Ba Tư. Vào hai năm cuối triều đại Mahmud I, ông lâm bệnh nặng. Ngày 13 tháng 12 năm 1754 ông qua đời ở tuổi 59. Ông được chôn cất ở ngôi mộ của vua cha Mustafa II ở Thánh đường Hồi giáo Yeni.
Gia quyến
- Cha: Mustafa II
- Mẹ: Saliha Sultana
- Vợ:
- Hace Al-cenab–Vợ cả
- Hace Ayse Kadin
- Hace Verd-i Naz
- Hatice Rami
- Hatem
- Raziye Kadin
Osman III
Sultan Osman III |
Osman III, hay Othman III (1699 – 1757) là vị Hoàng đế thứ 25 của nhà Osman đã trị vì Đế quốc Ottoman từ năm 1754 đến 1757.
Osman ra đời ngày 2 tháng 1 năm 1757. Là con trai của sultan Mustafa II (1695-1703) và Shehvuvar Sultana. Osman III lên kế vị vào năm 1754 sau khi vua anh Mahmud I mất rồi trị vì tới ngày 30 tháng 10 năm 1757 thì mất ở tuổi 56. Trước khi lên ngôi, Osman III sống một cuộc sống như một phạm nhân trong cung điện. Osman là một hoàng đế khoan dung và nhân từ. Khác với nhiều vị hoàng đế Ottoman khác, Osman III rất là ghét âm nhạc.
Sau khi qua đời, sultan Osman III được chôn cất tại lăng mộ sultan Mahmud.
Mustafa III
Sultan Mustafa III |
Mustafa III (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman:MuȲȲafā-yisālis) (1717 – 1774) là Sultan thứ 26 của Đế quốc Ottoman, trị vì từ năm 1757 đến 1774.
Tiểu sử
Mustafa III ra đời ngày 28 tháng 1 năm 1717. Là con của sultan Ahmed III và Mihrisah Sultana. Thưở nhỏ, ông được hưởng một nền giáo dục tốt và giỏi về thiên văn học. Ông cũng tìm hiểu về lịch sử Ottoman và thế giới Hồi giáo.
Mustafa III được xem là một vị Sultan rất mộ đạo, khoan dung và nhân từ. Trong một trận động đất kéo dài 2 phút tàn phá quá nửa Istanbul, ông bỏ tiền ra để cứu vãn những người gặp nạn. Trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763), nước Phổ phải chống chọi với liên quân Áo - Nga. Nhà vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế (1740 -1786) đã phải cầu viện người Thổ Nhĩ Kỳ và người Tartar trong vòng nhiều năm, để nhờ họ tấn công nước Áo. Tuy vua Friedrich II Đại Đế hoang tưởng đến chuyện này, nhưng rồi quân Thổ Nhĩ Kỳ lại không đến họp binh với quân Phổ để rồi nhà vua nước Phổ toan tự sát:[1] Tuy Triều đình Mustafa III ký kết Hiệp ước hữu nghị với Triều đình Friedrich II Đại Đế vào 29 tháng 3 năm 1761, Sultan Mustafa III do hiếu hòa nên ông chẳng muốn họp binh với nhà vua nước Phổ - dù đây là ý định của quan Đại Vizia Rāghib Pasha.
Là một vị Sultan năng nổ và có tầm nhận thức, Sultan Mustafa III là một nhà cải cách lớn. Vào năm 1764, ông phái sứ thần Ahmet Resmi Efendi tới Vương quốc Phổ để tìm kiếm liên minh với vua Friedrich II Đại Đế - vị vua vừa giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm,[3] và cũng tìm hiểu về các cải cách của nhà vua nước Phổ. Nhưng nhà vua nước Phổ có đánh giá rất thấp về Triều đình Ottoman.
Mustafa III nhận thấy rằng quan hệ ngoại giao giữa Đế quốc Nga và Ottoman đang rất xấu. Nữ hoàng nước Nga là Ekaterina II (mới lên ngôi vào năm 1762) có thái độ đe dọa nền hòa bình của châu Âu tạiBa Lan và biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh sẽ xảy ra với Nga, ông làm việc cả ngày lẫn đêm. Ông lệnh cho lấy tiền trong ngân khố nhà nước để lo chi phí cho cuộc chiến sắp tới. Nhưng Nữ hoàng nước Nga Ekaterina II đã liên minh được với nhà vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế vào năm 1764. Theo Hiệp định Nga - Phổ, nhà vua nước Phổ nhất định phải hỗ trợ cho Nữ hoàng nước Nga chạm trán với Sultan nước Thổ Nhĩ Kỳ. Vào năm 1768, cuộc chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ bùng nổ, mà quân của Sultan có lợi thế vượt trội về quân số. Tuy nhiên, vào tháng 7 năm1770, trong trận thủy chiến quyết định tại Chesma (Chesme), Hải quân của Sultan bị thất bại thê thảm. Trên bộ, quân Nga cũng liên tục đánh tan tác quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông đã lập kế hoạch mở rộng kênh đào Suez nhưng việc này bị hạn chế do trong triều đình thiếu người tài. Trong cuộc chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, ông toan ngự giá thân chinh vào Mùa Hè năm1773, nhưng do bị bệnh nên ông phải ở lại kinh đô. Ông qua đời vào ngày 21 tháng 10 năm 1774 trong cơn đau tim, tại Cung điện Topkapi. Cùng năm đó, cuộc chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc với thắng lợi lớn lao của Nữ hoàng Ekaterina II.
Mustafa đồng thời cũng đề xướng rất nhiều cải cách về nền quân sự. Tử tước Tott là nhân vật có nhiều đóng góp nhất cho các cải cách này. Tử tước Tott hiện đại hóa cấu trúc quân đội.
Là một thi sĩ lừng danh, Mustafa III đã sáng tác nhiều bài thơ nổi tiếng. Trước khi qua đời, ông viết thơ miêu tả về tình trạng suy sụp của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó ông phê phán bọn quan lại tệ hại, và "Chúng ta không còn cách nào ngoài việc cầu xin Thượng Đế ban phước cho".
Các công trình kiến trúc
Sultan Mustafa III cho xây dựng lại các Thánh đường Hồi giáo Fatih và Eyub Sultan sau trận động đất ở Istanbul năm 1766. Ông hồi phục lại thành phố này. Ông lệnh cho xây dựng Thánh đường Hồi giáo Laleli, và thánh đường này đã được xây trong vòng 4 năm. Dưới triều đại ông, các Thánh đường Hồi giáo Uskudar Ayazma, Mehmed Bey (Cairo), Sultan Mustafa III được khởi công xây dựng.
Gia quyến
Mustafa cưới Valide Sultan (1789) Mihr-i shah, bà sinh cho ông hai người con mang tên Selim và Mehmed. Ngoài ra, ông còn có 5 công chúa trong đó có Hatice Sultan (1766-1821).
Abdul Hamid I
Abdul Hamid I (hay còn gọi là Abdülhamid I) (20 tháng 3 năm 1725 – 7 tháng 4 năm 1789) là vị sultan thứ 27 của đế quốc Ottoman. Ông đã trị vì từ năm 1774 cho đến năm 1789.
Tiểu sử
Abdul Hamid I chào đời tại kinh đô Istanbul. Là con trai của sultan Ahmed III (1703-30) và Rabia Semi Sultana. Thưở nhỏ, Abdul Hamid có được một nền giáo dục tốt do người mẹ đề xướng, ông được học môn lịch sử và viết thư pháp.
Ngày 21 tháng 1 năm 1774, sau khi vua anh Mustafa III (1757-1774) bệnh mất, Abdul Hamid I lên nối ngôi.
Abdul Hamid I được đánh giá là một ông vua rất thương dân. Ông đã đề xướng nhiều cải cách. Trong vụ hỏa hoạn năm 1782, ông đã cho lính cứu hỏa đi dập tắt. Vì vậy, nhà vua trở nên được lòng dân. Ngoài ra, vua Abdul Hamid rất sùng đạo nên người đời gọi ông là Veli (thánh).
Dưới thời Abdul Hamid I, quân đội Ottoman thành công trong việc dập tắt các cuộc nổi dậy ở Syriavà Morea. Ông nhượng Hãn quốc Krym, một chư hầu của đế quốc Ottoman cho đế quốc Nga trong hiệp ước năm 1774. Năm 1788, Ottoman mất Ochakov về tay người Nga.
Abdul Hamid I qua đời năm 1789, hưởng thọ 64 tuổi, sau khi ngồi trên ngai cao được 15 năm, 2 tháng, 17 ngày. Được chôn cất ở Bahcekapi.
Gia quyến
Các vợ của Abdul Hamid I
- Ayse Sine-perver Sultana
- Naksh-i Dil Sultana
- Hatice Ruh-shah
- Huma Shah
- Ayse
- Binnaz
- Dilpezir
- Mehtable
- Mils-i Na-yab
- Mu'teber
- Nevres
- Mihriban
Các con của Abdul Hamid I
Hoàng tử
- Mustafa IV
- Mahmud II
- Murad
- Nusret
- Mehmed
- Ahmed
- Suleyman
Công chúa
- Esma
- Emine
- Rabia
- Saliha
- Alimsah
- Durusehvar
- Fatma
- Meliksah
- Hibetullah Zekiye
Selim III
Sultan Seilm III |
Selim III (Tiếng Thổ Ottoman: سليم ثالث Selīm-isālis) (24 tháng 12 năm 1761 – 28/29 tháng 7 năm 1808) là sultan của đế quốc Ottoman từ năm 1789 đến 1807. Ông là con của Mustafa III (1757–74) và kế vị người chú là Abdülhamid I (1774–89). Ông sinh ra ở Istanbul. Thân mẫu ông là Valide Sultan(Thái hậu) Mihr-i shah. Những cố gắng cải cách đế quốc Ottoman của ông đã kết thúc với vụ ám sát ông.
Những cải cách
Năm 1792, Selim III đã kí hòa ước với đế quốc Nga vàđế quốc Habsburg, kết thúc cuộc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1787-1792) và cuộc chiến tranh Áo-Thổ Nhĩ Kỳ (1787-1791). Triều đại Selim III rõ rệt bởi Các cải cách nền quân sự Ottoman thành công do chính ông đề xuất. Năm 1798, quân Pháp, dưới sự chỉ huy của Napoléon Bonaparte xâm lăng Ai Cập, một tỉnh của Đế quốc Ottoman. người Anh đã liên minh với đế quốc Ottoman để dành lại tỉnh Ai Cập cho đến khi Napoléon phải rút lui. Năm 1804, người Thiên chúa giáo Serbia nổi dậy. Năm 1805, Selim III đã cử Kavali Mehmet Ali Pasha người gốc Albania làm tổng trấn xứ Ai Cập.
Selim III ngự tại Cổng Felicity, điện Topkapı. |
Năm 1806, Selim III tuyên chiến với Nga (Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1806-1812). Năm sau (1807), ông lại tuyên chiến với Anh Quốc.
Năm 1807, khởi nghĩa Janissary bùng nổ. Selim III bị hạ bệ, bị bỏ tù và giết chết vào năm sau (1808), bằng một nhát đâm. Selim III được xem là vị hoàng đế nhà Ottoman duy nhất bị đâm chết bằng một thanh kiếm. Câu nói cuối cùng của ông là "Allahu Akbar" ("God is great").
Mustafa IV
Sutan Mustafa IV |
Mustafa IV (8 tháng 9, 1779 – 15 tháng 11, 1808) là vị hoàng đế thứ 29 của Đế chế Ottoman (1807 -1808).
Tiểu sử
Sultan Mustafa IV sinh ngày 8 tháng 9 năm 1779, tại Istanbul. Là con của sultan Abdul Hamid I và Nuketseza Sultana. Ông được mẫu hậu đặt cho một nền giáo dục tốt, nhưng Mustafa là một người rất tham lam, xảo quyệt và nóng nảy. Ông kế vị người anh họ là sultan Selim III bị lật đổ trong cuộc nổi dậy của Kabakci Mustafa. Ông lên ngôi ngày 29 tháng 5 năm 1807 ở tuổi 28. Khi làm thái tử, Mustafa là thành viên trong hoàng tộc được sultan Selim yêu quý nhất, nhưng ông tham gia vào cuộc nổi dậy chống người anh họ này rồi lên ngôi. Trong thời gian ông ở ngôi hoàng đế, nền kinh tế đế quốc suy giảm, và ông ra lệnh cho xử tử các trung thần của sultan Selim III và toán binh Nizam-i Cedid. Kabakci Mustafa và đội quân tham gia vào việc cai trị.
Năm 1808, tể tướng Bayktar Mustafa Pasha nổi dậy lật đổ Mustafa. Đến tháng 11 năm đấy ông bị người em trai là Mahmud xử tử.
Mahmud II
Sultan Mahmud II |
Sultan Mahmud II Adli (1785 – 1839) là vị sultan thứ 30 của Đế quốc Ottoman, trị vì từ năm 1808 đến khi qua đời.
Thân thế
Mahmud II là con của sultan Abdul Hamid I vàNaksidil Sultana. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm 1785 ở Istanbul.
Trị vì
Mahmud lên kế vị năm 1808, khi đã 24 tuổi. Khi làm thái tử, ông học hỏi các cải cách của sultanSelim III để cứu vãn đế quốc đang suy vong trầm trọng. Mahmud II cai trị với tư cách là một hoàng đế năng nổ khác thường. Là một con người thông minh và có nhận thức ông, làm theo các cải cách ở phương Tây. Ông cải tổ cách lại hệ thống pháp luật. Ông được xem là người đã hiện đại hóa Đế quốc Ottoman.
Từ năm 1821-1829, lãnh thổ của Ottoman ở Hy Lạp nổi dậy. Với sự giúp đỡ của Nga, Anh và Pháp, họ đã đánh bại quân Ottoman và giành được độc lập - thành lập Vương quốc Hy Lạp.
Tháng 7 năm 1839 ông bị bệnh lao va qua đời, hưởng dương 54 tuổi. Được chốn cất ở Divan Yolu.
Kiến trúc
Sultan Mahmud II đặc biệt quan tâm đến kiến trúc. Ông cho xây dựng nhiều doanh trại và kho thuốc súng ở trong và ngoài thủ đô, nhiều thánh đường Hồi giáo và nhiều dinh của chính hoàng đế ở bờ biển Bosphorus. Một vài trong số những công trình đó là:Thánh đường Suleymaniye ở Rhodes, Thánh đường Biyikoglu Mahmud ở Izmir, trường Cevi Kalfa, thánh đường Nusretiye, Thánh đường Istanbul Koca Mustafa Pasha, các doan trại Stone.
Sultan Mahmud đồng thời cũng tu bổ cho tất cả các thánh đường Hồi giáo lớn. Ông là một thi sĩ và nhạc sĩ, và viết chữ rất đẹp.
Gia quyến
- Cha: Abdul Hamid I
- Mẹ: Naksidil Sultana
- Vợ:
- Valide Sultan Bezm-i Alem – Thái hậu thời Abdul Mejid I
- Valide Sultan Pertevniyal – Thái hậu thời Abdul Aziz
- Haciye Pertev-Piyale Nev-fidan
- Ali-cenab
- Fatma
- Asub-i Can
- Haciye Host-yar
- Nurtab
- Misl-i Na-yab
- Perviz-felek Vuslat
- Zer-niga
- Ebr-i Reftar
- Con:
- Bao gồm 14 người con trai và 12 người con gái.
Sultan Abdül Mecid I |
Abdül Mecid I
Sultan Abdül Mecid I, Abdul Mejid I, Abd-ul-Mejid I và Abd Al-Majid I Ghazi (Tiếng Thổ Ottoman: عبد المجيد الأول ‘Abdü’l-Mecīd-i evvel) (25 tháng 4 năm 1823 – 25 tháng 6 năm 1861) là vị Sultan thứ 31 của đế quốc Ottoman. Được xem như một vị vua trong thời kỳ Duy Tân của đế quốc Ottoman, ông lên ngôi vào ngày 1 tháng 7 (hoặc ngày 2 tháng 7) năm 1839 và trị quốc cho đến khi qua đời. Ông là con của vua Mahmud II đồng thời là anh của vua Abdul Aziz.
Dưới triều ông, những phong trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy tại các lãnh thổ thuộc Ottoman. Là một vị vua tài ba, ông mong muốn áp đặt chủ nghĩa Ottoman (Osmanlılık) vào những thần dân có tư tưởng ly khai của mình và dập tắt phong trào dân tộc chủ nghĩa tại các lãnh thổ thuộc Ottoman, nhưng không thành công. Tuy thế nhưng ông đã dành cho những thần dân không phải tín đồ Hồi giáo và không phải người Thổ nhiều quyền bình đẳng hơn trong xã hội Ottoman, thông qua những cải tổ và bộ luật mới. Năm 1839, ông ban bố Sắc lệnh "Hatt-i Serif of Gülhane", đến năm 1856, ông lại công bố "Thánh chỉ Hoàng gia" (Hatt-i Hümayun), thực hiện những cải cách về chính trị và xã hội.
Về đối ngoại, ông đã thành lập liên minh với các nước đế quốc Tây Âu như Anh, Pháp, và chiến đấu cùng những nước này trong cuộc chiến tranh Krym chống đế quốc Nga. Trong Hiệp ước Parisnăm 1856, đế quốc Ottoman - một trong những nước thắng trận - chính thức được công nhận là một trong những quốc gia châu Âu. Công lao lớn nhất của nhà vua là đề xướng công cuộc Duy Tân Tanzimat (vốn đã được sửa soạn bởi tiên đế Mahmud II). Công cuộc hiện đại hóa Ottoman bắt đầu có hiệu lực từ năm 1839, trong khi đến năm 1868 Thiên hoàng Nhật Bản mới đề xướng cuộc Minh Trị Duy Tân.
Thân thế
Ông chào đời tại Cung điện Beşiktaş Sahil hoặc tại Hoàng cung Topkapı, ở kinh đôConstantinopolis.[7][8] Thân mẫu ông là Bezmiâlem, tên thật Suzi (1807 - 1852), một nô lệ ngườiCircassian, sau được phong làm Hoàng thái hậu. [9]
Thưở bé, Abdül Mecid là một vị hoàng tử không khỏe lắm, nhưng thông minh.[5] Ông nhận lấy một nền giáo dục theo kiểu Tây Âu và nói giỏi tiếng Pháp. Giống như vua em Abdülaziz, ông là người yêu thích văn học và âm nhạc cổ điển, từng chơi những bản nhạc Tây Âu trên đàn pianô.[1] Giống như vua cha Mahmud II, Abdül Mecid là một ông hoàng chủ trương cải cách, và được sự phò tá của những đại thần có tư tưởng tiến bộ như Mustafa Reşit Pasha, Mehmet Emin Ali Paşa và Fuat Pasha. Bên cạnh đó, ông phải đấu tranh với phần tử bảo thủ chống cải cách trong triều đình. Abdül Mecid I cũng là vị hoàng đế đầu tiên đích thân nghe những lời than phiền của quần chúng khi có dịp (thường là vào những ngày thứ sáu), mà không có một người môi giới nào. Abdül Mecid đã đi kinh lý ở các lãnh thổ của đế quốc để xem nhân dân thỉnh cầu những gì về cuộc Duy Tân Tanzimat: năm 1844, ông đến İzmit, Mudanya, Bursa, Gallipoli, Çanakkale, Lemnos, Lesbos và. Năm 1846, ông đến thăm các tỉnh vùng Balkan.
[sửa]Lên ngôi Sultan
Vua Abdül Mecid I lên ngôi năm 1839, khi đó ông mới 16 tuổi. Ông là vị Sultan đầu tiên nói được tiếng Pháp, từng nhận được một nên giáo dục tốt và có tư tưởng tự do.[5] Trong lúc này, đế quốc Ottoman đã suy yếu:[1] cuối thế kỷ XVIII, quân Thổ Ottoman liên giành thất bại trong các cuộc chiến tranh với đế quốc Nga.[10] Sang thời Mahmud II, đế quốc Ottoman còn mất lãnh thổ Hy Lạp (1830).
[sửa]Đối nội: những cải cách
Ít lâu sau khi ông lên nối ngôi, vào ngày 2 tháng 7 năm 1839, Đại Vizia Rauf Paşa bị sa thải. Sultan phong Hüsrev Mehmed Paşa làm Đại Vizia ("Sadr-ı Azam", hoặc "Sadrazam").[11] Đến ngày 8 tháng 6năm 1840, Đại Vizia Mehmed Paşa bị sa thải và Emin Fuat Paşa trở thành Đại Vizia. Không lâu sau, ngày 4 tháng 12 năm 1841 Sultan đã sa thải Đại Vizia Emin Rafu Paşa và Mehmet Paşa trở thành Đại Vizia lần thứ hai. Sang ngày 30 tháng 12 năm 1842 Emin Rauf Paşa lại trở thành Đại Vizia lần thứ tư. [12]
Trong suốt 22 năm trị vì Abdül Mecid I tiếp tục thực hiện chính sách cải cách của vua cha Mahmud II (1808 - 1839). Tháng 11 năm 1839, nhà vua ban bố "chiếu Duy Tân" ("Hatt-i Sharif", còn gọi là "Tanzimat Fermanı"): củng cố và làm cho những cải cách của Mahmud II có hiệu lực, mở đầu phong trào Tây hóa trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ.[1] Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Krym, tháng 2 năm 1856 nhà vua lại ban hành "Thánh chỉ Hoàng gia" (Hatt-ı Hümayun), bổ sung cho "chiếu Duy Tân". Theo những chiếu chỉ này, chính quyền sẽ bảo vệ tính mạng và tài sản của tất cả mọi tầng lớp nhân dân Ottoman; triều đình sẽ đánh thuế công bằng và luật pháp không thiên vị cho bất cứ ai; tất cả mọi thần dân đều có quyền tự do tôn giáo và quyền bình đẳng không hơn kém. Năm 1858, triều đình còn ban hành một đạo luật ruộng đất, đề cập đến quyền sở hữu và cố gắng thành lập một hệ thống chính quyền trung ương các tỉnh.[5] Cải cách của Abdül Mecid I đã bị những tầng lớp thống trị theo Hồi giáo cùng những thành viên đoàn hiền triết pháp quan đạo Hồi phản đối kịch liệt, và chỉ được thực hiện một phần, đặc biệt là tại những vùng xa xôi. Chính vì thế mà một số người nảy sinh âm mưu làm phản chống lại Sultan Abdül Mecid I. Tuy nhiên, nhà vua đã không hạ lệnh cho quan quân giết những "tên phản nghịch" này. Từ điển Bách khoa nước Anh có nhận định về ông:
He bore the character of being a kind and honourable man, if somewhat weak and easily led. Against this, however, must be set down his excessive extravagance, especially towards the end of his life.
Tạm dịch như sau:
Ông có tư cách của một người đáng kính và tốt bụng, dù ông hơi yếu đuối và dễ bị dắt mũi. Tuy nhiên, phải công nhận là ông là một vị vua rất xa hoa, đặc biệt là về cuối đời.
Những chính sách quan trọng được đề xướng trong công cuộc Duy Tân của Abdül Mecid I bao gồm:
- Sản xuất tiền giấy của đế quốc Ottoman (1840)
- Tái tổ chức quân đội Đế quốc Ottoman (1843-1844)
- Chọn quốc ca Ottoman và quốc kỳ Ottoman (1844)
- Tái tổ chức hệ thống tài chính Ottoman theo kiểu Pháp
- Cải tổ Bộ luật Dân sự và Hình sự theo kiểu Pháp
- Thiết lập Meclis-i Maarif-i Umumiye (1845), tiền thân của Quốc hội Ottoman thứ nhất (1876)
- Về mặt giáo dục, ông cho thành lập Bộ Giáo dục, xây dựng các trường dự bị quân sự và trường trung học, thành lập trường học của người Thổ tại Paris (1855) [5]
- Khai trương những trường đại học và học viện hiện đại đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ (1848)
- Bãi bỏ sưu cao thuế nặng đối với những thần dân không theo Hồi giáo, hệ thống thuế trở nên công bằng hơn (1856)
- Những thần dân không theo đạo Hồi trở thành binh sĩ (1856)
- Một số sự chuẩn bị cho việc xây dựng một chế độ công vụ tiên tiến và công cuộc phát triển kinh tế
Ngoài ra, Abdül Mecid I đã đặt khăn trùm đầu turban ra ngoài vòng pháp luật, thay vào đó người Thổ phải đội mũ fez. Triều đình cũng cho phép người dân mặc trang phục Tây Âu. Các cải cách của ông được các nhà văn Tây Âu đánh giá cao. [2] Tuy nhiên, năm 1923 cuộc Chiến tranh giải phóng dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đã hạ bệ Vương triều Ottoman, nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được sáng lập, hai năm sau (1925) Đại Hội đồng Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm người dân đội mũ fez.
Nhà phát minh máy điện báo Samuel Finley Breese Morse (người Mỹ) nhận được bằng sáng chế đầu tiên vào năm 1847, tại cố cung Beylerbeyi (Cung điện Beylerbeyi ngày nay đã được xây dựng từ năm 1861 đến năm 1865 ở cùng địa điểm) tại kinh thành Constantinopolis. Sultan Abdül Mecid I đã thử nghiệm phát minh của S. F. B. Morse.[13]
Năm 1844, ông thiết lập đồng tiên Medjidie. Vài năm sau (1852), ông thành lập một huy chương có cùng tên với đồng tiền này - Huy chương Medjidie. [14]
[sửa]Xã hội Ottoman thời Abdül Mecid I
Dưới triều vua Abdül Mecid I, người Thổ Nhĩ Kỳ đã khánh thành những Trường Đại học đầu tiên. Trường Kuleli Barracks - tức "Trường Đại học Quân sự Kuleli" được xây dựng và một bảo tàng đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ được mở cửa. Encümen-i Dâniş (tạm dịch là "Hội đồng tri thức") - được xem là Viện Hàn lâm Khoa học đầu tiên trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ - được triệu tập năm 1851. Những đường dây điện báo đầu tiên đã được lắp đặt giữa cố đô Edirne với các thành phố Varna và Krym. Đường sắt đầu tiên nằm ở giữa các thành phố İzmir và Turgutlu bắt đầu hoạt động.
Về kiến trúc, người Thổ thời Abdül Mecid I có những việc làm nổi bật là sửa sang Cung điện Dolmabahçe, Thánh đường Hồi giáo Ortaköy Mecidiye, Lăng Tiên tri tại Medina và xây dựng Cầu Karaköy. Từ năm 1843 đến năm 1856, Abdül Mecid I hạ lệnh cho xây Cung điện Dolmabahçe - tòa cung điện đầu tiên được xây theo kiểu Tây phương ở Constantinopolis, với chi phí là năm triệu đồng trao vàng Ottoman, tương đương với 35 tấn vàng. Sultan chỉ dùng 14 tấn vàng để trang hoàng trần nhà bên trong của Cung điện. Chiếc đèn chùm pha lê lớn nhất thế giới - quà của nữ hoàng Anh Victoria gửi Sultan - được đặt tại đại sảnh trung tâm của Cung điện Dolmabahçe. Cung điện này có bộ sưu tập đèn chùm pha lê Tiệp Khắc và Baccarat lớn nhất thế giới, ngay cả những chiếc cầu thang trong cung cũng được làm bằng pha lê Baccarat.
Trong thời kỳ này, lần đầu tiên người Ottoman đã thiết lập một tổ chức phát triển nhanh. Về văn học, các nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ thường viết tiểu thuyết và truyện ngắn, người ta gọi là “Văn học thời Duy Tân”.[1] Theo ghi nhận của Phan Khôi, giới văn sĩ Ottoman thời đấy đã có quan điểm cấp tiến mới mẻ, vì họ tiếp nhận hệ tư tưởng của giới văn sĩ Pháp. Trong thời kỳ này, giới văn sĩ Ottoman có địa vị cao trong xã hội. Do vậy, người dân Ottoman có sự chuyển biến về quan điểm. Ý tưởng mới của văn học Ottoman cũng lan truyền đến những người đàn bà - vốn không có uy thế trong xã hội đế quốc này.[4]
[sửa]Đối ngoại: quan hệ với phương Tây
“Vấn đề eo biển” trở thành một vấn đề mới của triều đình Ottoman vào năm 1833. Thời bấy giờ, Nhà nước Ottoman đã suy yếu, bị các nước đế quốc phương Tây gọi là “Âu châu bệnh phu”. Đế quốc Nga bắt đầu thực hiện một chiến lược mới dựa trên lời tuyên bố:
Tên bệnh phu vùng Bosphorus sẽ chạy biến khỏi eo biển, sau đó, chúng ta sẽ chiếm lấy vùng eo biển của hắn.[1]
[sửa]Chiến tranh Ai Cập-Thổ Nhĩ Kỳ
Khi vua Abdül Mecid I lên nối ngôi, đế quốc Ottoman lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Ở mọi vùng biên giới của đế quốc, nhân dân sống trong cảnh khó khăn, chiến tranh bùng nổ.[1] Ngày 30 tháng 6 năm 1839,[1] vua Mahmud II mất khi tin quân Ottoman bị phó vương Ai Cập Muhammad Ali đánh bại Nizip về tới kinh đô Constantinopolis. Cùng lúc, Hải quân Đế quốc Ottoman tiến đến Alexandria - thủ phủ xứ Ai Cập. Tới Alexandria, Đề đốc Hải quân Ottoman Ahmed Fevzi Pasha - một người Crete tàn bạo - đã bàn giao Hải quân Đế quốc Ottoman cho quân Ai Cập, lấy cớ là những cận thần của ấu chúa Abdül Mecid I là những kẻ thân đế quốc Nga. Tuy nhiên, các nước đế quốc phương Tây đã can thiệp vào tình hình Ai Cập - Thổ, khiến Muhammad Ali phải ngồi vào bàn đàm phán. Đế quốc Ottoman đã được giữ vững trước những cuộc tấn công của quân Ai Cập đồng thời vẫn nắm quyền cai quản các xứ Syria, Liban và Palestine.
Phong trào cách mạng Hungary (1848 - 1849) thất bại, Kossuth Lajos và các đồng chí chạy sang Đế quốc Ottoman để lánh nạn. Thấy vậy, các đế quốc đã tiêu diệt cách mạng Hungary là Áo-Hung và Nga hoàng kêu gọi Sultan phải nộp cách nhà cách mạng người Hungary cho họ, nhưng ông từ chối. Sự từ chối của Nhà vua Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cho ông được các nhà tự do chủ nghĩa Âu châu ngưỡng mộ. [5]
Viện trợ cho người Ireland
Theo một câu chuyện dân gian, vào năm 1845 xứ Ireland lâm vào nạn đói nghiêm trọng. Nạn đói đã cướp đi sinh mạng của 1 triệu người dân. Thấy vậy, nhà vua Abdül Mecid I tuyên bố ông sẽ gửi 10 nghìn bảng Anh cho những người nông dân Ireland. Tuy nhiên, nữ hoàng Anh là Victoria đề nghị ông chỉ gửi 1 nghìn bảng, vì bản thân bà cũng chỉ gửi 2 nghìn bảng Anh. Sultan bèn gửi 1.000 bảng, nhưng đồng thời bí mật phái ba chiếc thuyền chở đầy đủ lương thực đến viện trợ cho nông dân Ireland. Quan quân Đế quốc Anh đã tìm cách chặn đứng những chiếc thuyền này, nhưng các thủy thủ Ottoman đã đem lương thực đến cảng Drogheda và để chúng ở đó.
Chính vì câu chuyện này mà nhân dân Ireland (đặc biệt là những người Ireland tại Drogheda) tỏ ra thân thiết với người Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiến tranh vùng Krym
Vua Abdül Mecid I đã thực hiện chính sách liên minh với các nước đế quốc Tây Âu. Ngày 21 tháng 5năm 1853, Nga hoàng đe dọa tiến đánh Thổ Nhĩ Kỳ. Trước tình cảnh đó, ngày 25 tháng 6 năm 1853, triều đình Abdül Mecid I đã ký kết liên minh với đế quốc Anh và Pháp, cùng nhau chống lại sự bành trướng của Nga. Ngày 3 tháng 7 năm 1853, quân đội Nga vượt sông Prut và tiến đánh Memleketeyn. Cùng năm, vào ngày 26 tháng 9 Sultan quyết định tuyên chiến với đế quốc Nga, đến ngày 4 tháng 10, cuộc chiến tranh vùng Krym bùng nổ. Ngày 30 tháng 11 năm 1853, quân đội Nga tấn công Sinop. Ngày 27 tháng 3 năm 1854, Anh và Pháp cũng tuyên chiến với Nga. Sau nhiều thắng lợi của phe Anh-Pháp-Thổ, ngày 2 tháng 3 năm 1855 quân đội Nga bại trận và Nga hoàng Nikolai I phải tự tử. Hiệp ước Paris được ký kết vào năm 1856, theo đó, các nước đế quốc phương Tây tạm thời tuyên bố rằng “Nhà nước Ottoman là một quốc gia châu Âu và toàn bộ lãnh thổ của nó nằm dưới sự kiểm soát của chúng tôi”.
Vào năm 1856, Sultan nhận Huy chương Garter, trở thành Hiệp sĩ Garter thứ 717, đồng thời là Đại Thập tự thứ 52 của Huy chương Tháp và Gươm.
Ngày 25 tháng 8 năm 1854, triều đình Ottoman đã vay nợ của nước ngoài giữa lúc cuộc chiến tranh Krym vẫn còn tiếp diễn. Triều đình Ottoman lại tiếp tục vay nợ của nước ngoài trong các năm 1855, 1858 và 1860. Cuối cùng, triều đình Ottoman bị vỡ nợ. Sự vỡ nợ này đã khiến cho các nước đế quốc Tây Âu không còn thiện cảm với Thổ Nhĩ Kỳ nữa, và gián tiếp dẫn đến vụ đảo chính và cái chết vua Abdülâziz I trong những năm sau.
Qua đời
Dù là vị hoàng đế công bằng và nhân từ, ông đã uống rượu cồn từ khi còn bé.[2] Khi mới 39 tuổi, Abdül Mecid I bị bệnh lao (giống như Mahmud II năm xưa) và qua đời ngày 25 tháng 6 năm 1861 tại kinh đô Constantinopolis. Cùng năm đó, ông đã cho xây Cung điện Beylerbeyi ngay tại địa điểm của cố cung Beylerbeyi.[17] Ông được an táng ở Constantinopolis, gần lăng mộ của Sultan Selim III. Em trai ông, hoàng thân Abdülâziz - nam giới lớn tuổi nhất trong Hoàng gia Osman - lên nối ngôi vua.
Sultan Abdül Mecid là người khá cao và mảnh khảnh, có nước da đẹp, mái tóc đen và một bộ rông ngắn. Ông sở hữu một đôi mắt nhìn sâu và có màu nâu tối. Ông là người được giáo dục tốt, ông rất đam mê âm nhạc lại còn giỏi viết thư pháp. [1]
Trong văn học
Vua Abdül Mecid I là một nhân vật trong tiểu thuyết The Bellini Card, do Jason Goodwin sáng tác năm2008.[18]
Gia quyến
Trong đời mình, ông đã kết hôn vài lần. Ông có nhiều con, trong số đó có bốn người lên làm vua sau này, họ bao gồm Murad V, Abdul Hamid II, Mehmed V và Mehmed VI - vị Sultan cuối cùng trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc hôn nhân đầu tiên
Ngày 1 tháng 4 năm 1839, Abdul Mecid I thực hiện cuộc hôn nhân đầu tiên: ông cưới Validee Sultan Chevkefza, (Poti, 12 tháng 12 năm 1820 - Constantinopolis, Ortaköy, Cung điện Çırağan, 13 tháng 11 năm 1882 hoặc 17 tháng 8 1889), và có:
- Sultan Murad V
- Công chúa Aliye Sultan (20 tháng 10 năm 1842 - 10 tháng 7 năm 1844)
Cuộc hôn nhân thứ hai
Ngày 10 tháng 11 năm 1841, tại kinh thành Constantinopolis, ông thực hiện cuộc hôn nhân thứ hai trong đời: ông cưới một người Armenia[cần dẫn nguồn] là Valide Sultan Tirimüjgün, còn gọi là Tirimüjgan Kadın Efendi (16 tháng 8 năm 1819 - Constantinopolis, Cung điện Fariya, 3 tháng 10 năm 1852 hoặc 2 tháng 11 năm 1853), và có:
- Sultan Abdul Hamid II
- Công chúa Seniha Sultan (? - 1877), không có chồng và con
Cuộc hôn nhân thứ ba
Ngày 27 tháng 3 năm 1843, tại kinh thành Constantinopolis, ông cưới Valide Sultan Gülcemal Kadın Efendi, (Kavkaz, 1826 - Constantinopolis, Ortaköy, Cung điện Ortaköy, 16 tháng 11 năm 1851 hoặc 29 tháng 12 năm 1895). Efendi - người vợ thứ ba của ông - có tên thật là Sofiya, xuất thân là ngườiCircassian, có các con:
- Công chúa Fatma Sultan (1 tháng 11 năm 1840 - 29 tháng 8 năm 1884), không có chồng và con
- Công chúa Hadice Sultan (7 tháng 2 năm 1842 - 1842), không có chồng và con
- Công chúa Refia Sultan (7 tháng 2 năm 1842 - 4 tháng 1 năm 1880), không có chồng và con
- Sultan Mehmed V
- Công chúa Rukiye Sultan (1850 - ?), không có chồng và con
Cuộc hôn nhân thứ tư
Ngày 10 tháng 6 năm 1852, nhà vua kết hôn với một người Kavkaz là Verdicenan Kadın Efendi (Kavkaz, 1826 - Constantinopolis, Beşiktaş, Cung điện Beşiktaş, 9 tháng 12 năm 1889) tại kinh đô Constantinopolis, và có:
- Công chúa Munire Sultan (Constantinopolis, 9 tháng 12 năm 1844 - Constantinopolis, 29 tháng 7 năm 1862), kết hôn tại Constantinopolis vào ngày 31 tháng 7 năm 1858 với Damat Ibrahim IlhamiPasha Beyefendi (3 tháng 1 năm 1836 - Constantinopolis, 9 tháng 9 năm 1860, trở thành Damatnăm 1858), và có những người con:
- Công chúa Sultanzade Nail Ibrahim Beyefendi (1858 - Constantinopolis), chết khi còn trẻ
- Công chúa Emine Ibrahim Hanımsultan (Constantinopolis, 24 tháng 5 năm 1858 - Bebek,Bosphorus, 19 tháng 7 năm 1931), kết hôn tại Cairo vào ngày 15 tháng 1 năm 1873, với Muhammed Tewfik Pasha (Cairo, 30 tháng 4 năm 1852 - Helwan, 7 tháng 1 năm 1892), Khedive(Chúa) xứ Ai Cập và Sudan từ năm 1879 đến năm 1892, và có con:
- Công chúa Zeyneb Ibrahim Hanımsultan (Constantinopolis, 1858 - Cairo, 17 tháng 5 năm 1918), kết hôn năm 1880 với Công tử Mahmud Hamdi Ismail Pasha (Cairo, 6 tháng 3 năm 1863 -Cairo, 17 tháng 9 năm 1921), và có con:
- Công chúa Münire Mahmud Hanım (Cairo, 18 tháng 7 năm 1884 - 18 tháng 11 năm 1944), không có chồng và con.
- Công chúa Tevhide Ibrahim Hanımsultan (1860 - Cairo, 1882), không có chộng và con.
- Hoàng tử Şehzade Ahmed Kemaleddin Efendi (Constantinopolis, Hoàng cung Topkapı, 6 tháng 8 năm 1848 - Constantinopolis, Beşiktaş, Cung điện Beşiktaş, 26 tháng 4 năm 1905), kết hôn tạiCung điện Dolmabahçe vào ngày 23 tháng 4 năm 1876 với Fatma Sezadil Hanım Efendi (Adapazarı, 1856 - 9 tháng 2 năm 1943), và có các con:
- Hoàng tử Şehzade Atiyetullah Efendi (1878 - 1878)
- Công chúa Munire Sultan (Constantinopolis, Cung điện Dolmabahçe, 17 tháng 5 năm 1880 -Nice, 7 tháng 10 năm 1939 và được chôn cất tại đó), kết hôn với Tướng quân Mehmed Salih Pasha Beyefendi vào ngày 29 tháng 7 năm 1907 tại Constantinopolis, Beşiktaş, Cung điện Beşiktaş, (1876 - Constantinopolis, 24 tháng 6 năm 1913). Tướng quân Beyefendi trở thànhDamat năm 1907, và có con:
- Hoàng tử Sultanzade Ahmed Kemaleddin Keredin Beyzade Beyefendi (Nişantaşı, Cung điện Nişantaşı, 18 tháng 6 năm 1908 - Constantinopolis, 1987), không có vợ và con.
- Công chúa Şehzade Ahmed Nureddin Efendi (1851-1885)
Cuộc hôn nhân thứ năm
Năm 1854, nhà vua cưới Gülüstü Haseki Kadın Efendi - một người Circassian. Bà vợ thứ năm này có các con:
- Công chúa Mediha Sultan (Constantinopolis, Beşiktaş, Cung điện Beşiktaş, 30 tháng 7 năm 1856 -Menton, 7 tháng 1 năm 1928), không có chồng và con
- Sultan Mehmed VI
Cuộc hôn nhân thứ sáu
Ông cưới người vợ thứ sáu là Aisha Sarfiraz Kadın Efendi (1837 - Constantinopolis, Ortaköy, Cung điện Ortaköy, 9 tháng 6 năm 1905), và có con:
- Hoàng tử Şehzade Sulaiman Selim Efendi (Constantinopolis, Cung điện Dolmabahçe, 12 tháng 1 năm 1861 - Constantinopolis, Ortaköy, Cung điện Ortaköy, 16 tháng 6 năm 1909), kết hôn năm 1885 với Filisan Kadın Efendi (1869 - 1947), và có một đứa con trai, kết hôn năm 1886 với Amina Janidun Kadın Efendi, không có con, kết hôn năm 1893 với Fatima Kadın Efendi (1871 - 1932), không có con, và kết hôn ngày 4 tháng 5 năm 1895 với Ayscha Tarzandar Kadın Efendi (1880 - Constantinopolis, 1958), và có một trai một gái:
- Hoàng tử Şehzade Muhammed Abdul Halim Efendi (1894 - Paris, 26 tháng 5 năm 1926), kết hôn năm 1913 với Samiya Khanum Kadın Efendi (1896 - ?), và có các con:
- Công chúa Fatima Sultan (1920 -), có chồng và có con.
- Hoàng tử Şehzade Chengis Efendi (Paris, 1925 - 10 tháng 10 năm 1950), kết hôn với một cô gái quý tộc người Nga, hậu duệ của Shabgul Mustafa và có con:
- Hoàng tử Şehzade Vasiliy Malik Mustafaev Efendi (1950), còn sống / Nadezhda Shabanova (1955)
- Hoàng tử Şehzade Konstantin V Mustafaev Efendi (1980), còn sống, sống ở Canada(người mẫu nam)
- Công chúa Ludmila Sultan V Mustafaeva (1979), còn sống, sống tại Nga (nhà ngoại giao quân sự)
- Hoàng tử Şehzade Malik Mustafaev Efendi (1992), còn sống, sống tại Nga (học viên trường sĩ quan quân đội)
- Công chúa Fakia Sultan Mustafaeva (1990) còn sống, sống tại Nga
- Hoàng tử Şehzade Vasiliy Malik Mustafaev Efendi (1950), còn sống / Nadezhda Shabanova (1955)
- Công chúa Emine Naciye Sultan (Constantinopolis, Ortaköy, Cung điện Ortaköy, 25 tháng 11 năm 1898 - Istanbul, Nişantaşı, Cung điện Nişantaşı, 5 tháng 10 năm 1957), kết hôn năm 1914 với Damat İsmail Enver Pasha Beyefendi (22 tháng 11 năm 1881 - 4 tháng 8 năm 1922), Bộ trưởng Chiến tranh từ năm 1914 đến năm 1918, có con. Emine lại kết hôn năm 1923 vớiDamat Mohammed Kamil Beyefendi (1900 - 1962), em trai của Enver Pasha, và có con:
- Công chúa Türkan Sultan (1919 - 1990) kế hôn với HH Huveyda Mayatepek efendi.
- Hoàng tử Shehzade Muhammed Sharifuddin Efendi (Constantinopolis, Ortaköy, Cung điện Ortaköy, 19 tháng 5 năm 1904 - Beirut, 1966), kết hôn tại Constantinopolis, Nişantaşı, Cung điện Nişantaşı, vào ngày 14 tháng 11 năm 1923 và ly dị năm 1927 với em họ là Công chúa Hadice Sükriye Sultan Hanım Efendi (Constantinopolis, Üsküdar, Cung điện Çamlıca, 24 tháng 2 năm 1906 - Cairo, 1 tháng 4 năm 1972), không có con. Hoàng tử Shehzade lại kết hôn tạiBeirut năm 1929 và ly dị năm 1956 với Semahat Hanın Efendi (1911 - ?), và có con:
- Công chúa Mubachal Sultan (1929 - 1993), không có chồng và con
- Hoàng tử Şehzade Muhammed Abdul Halim Efendi (1894 - Paris, 26 tháng 5 năm 1926), kết hôn năm 1913 với Samiya Khanum Kadın Efendi (1896 - ?), và có các con:
Cuộc hôn nhân thứ bảy
Nhà vua cưới người vợ thứ bảy là Nalandil Haseki Kadın Efendi (1829 - Constantinopolis, Beşiktaş, Cung điện Beşiktaş, 23 tháng 12 năm 1890), và có con:
- Công chúa Seniha Sultan (22 tháng 11 năm 1852 - Nice, 15 tháng 9 năm 1931), không có chồng và con
Những cuộc hôn nhân khác
Abdül Mecid I cưới một người vợ vô danh và có con:
- Hoàng tử Şehzade Mehmed Ziyaeddin Efendi (10 tháng 2 năm 1842 - 7 tháng 6 năm 1845)
Ông cưới một người vợ vô danh và có con:
Ông cưới một người vợ vô danh và có con:
- Hoàng tử Şehzade Mehmed Abid Efendi (22 tháng 4 năm 1848 - 7 tháng 5 năm 1848)
Ông cưới một người vợ vô danh và có con:
- Hoàng tử Şehzade Mehmed Fuad Efendi (7 tháng 7 năm 1848 - 28 tháng 9 năm 1848)
Ông kết hôn với Neveser Kadın Efendi và có con:
- Hoàng tử Şehzade Mehmed Burhaneddin Efendi (Constantinopolis, Hoàng cung Topkapı, 23 tháng 5 năm 1849 - Constantinopolis, Beşiktaş, Cung điện Beşiktaş, 4 tháng 11 năm 1876), kết hôn tại Constantinopolis, Cung điện Beşiktaş, vào ngày 4 tháng 5 năm 1872 với một người Gruzia là Mestinas Hanım Efendi (Tbilisi, 20 tháng 9 năm 1851 - Constantinopolis, Beşiktaş, Cung điện Beşiktaş, 20 tháng 4 năm 1909), và có con:
- Hoàng tử Şehzade Ibrahim Tevfik Efendi (Constantinopolis, Beşiktaş, Cung điện Beşiktaş, 24 tháng 9 năm 1874 - Nice, 31 tháng 12 năm 1931 và được chôn cất tại đó), kết hôn lần thứ nhất tại Constantinopolis, Cung điện Yıldız, vào ngày 2 tháng 5 năm 1893 với người Gruzia tên là Fevziye Hanım Efendi (Batumi, 5 tháng 8 năm 1876 - Constantinopolis, Cung điện Yıldız, 7 tháng 9 năm 1898), và có một cô con gái, kết hôn lần thứ hai tại Constantinopolis, Cung điện Yıldız, vào ngày 12 tháng 3 năm 1894 với một người Gruzia là Tessrid Hanım Efendi (Poti, 10 tháng 9 năm 1874 - 1945), và có một cô con gái, kết hôn lần thứ ba tại Constantinopolis,Ortaköy, Cung điện Ortaköy, vào ngày 5 tháng 5 năm 1911 và ly hôn năm 1916 với Emine Hanım Efendi (Adapazarı, 28 tháng 10 năm 1890 - 14 tháng 2 năm 1953), và có hai cô con gái. Hoàng tử Şehzade Ibrahim Tevfik Efendi lại kết hôn lần thứ tư tại Constantinopolis, Beşiktaş, Cung điện Beşiktaş, vào ngày 27 tháng 3 năm 1919 và ly hôn năm 1930 với Hadice Sadiye Hanım Efendi (Kabataş, 1 tháng 4 năm 1898 - 9 tháng 8 năm 1986). Cuộc hôn nhân không được Hoàng gia Osman thừa nhận, và họ có hai người con trai cùng một người con gái:
- Công chúa Arife Kadria Sultan (Constantinopolis, Cung điện Yıldız, 24 thnág 3 năm 1895 -Nice, 5 tháng 4 năm 1933), không có chồng và con
- Công chúa Fatma Zehra Sultan (Constantinopolis, Cung điện Yıldız, 28 tháng 5 năm 1895 -Istanbul, 26 tháng 5 năm 1965), không có chồng và con
- Công chúa Râbia Nilüfer Sultan (Constantinopolis, Ortaköy, Cung điện Ortaköy, 22 tháng 10năm 1912 - Thành phố New York, New York, 21 tháng 9 năm 1997), không có chồng và con
- Công chúa Ayshe Fethiye Osmanoğlu Sultan (Kuruçeşme, 20 tháng 8 năm 1916 - Cairo, 1944), kết hôn với Damat Rached Shafiq Bey Beyefendi (1911 - ?), và có con:
- Công chúa Nilufer Shafiq Hanımsultan, sinh tại thủ đô Cairo ngày 14 tháng 9 năm 1942, không có vợ và con
- Hoàng tử Şehzade Burhaneddin Cem Efendi (sinh tại Constantinopolis, Beşiktaş, Cung điện Beşiktaş, 2 tháng 2 năm 1920 - 31 tháng 10 năm 2008), kết hôn tại Paris năm 1951 với Irene Starosselskaya Hanım Efendi (sinh ngày 30 tháng 9 năm 1928), và có con:
- Công chúa Nilüfer Cem Sultan (sinh tại Monterey, Hạt Monterey, California, 19 tháng 3năm 1953), kết hôn với Damat người Ý Luigi de Andrea Beyefendi (sinh năm 1953), không có con
- Hoàng tử Şehzade Selim Cem Efendi (sinh tại Frankfurt am Main, 5 tháng 9 năm 1955), không có vợ và con
- Hoàng tử Bayezid Osman Osmanoğlu
- Công chúa Fevziye Osmanoğlu Sultan (sinh tại Paris, 6 tháng 12 năm 1928), kết hôn vớiDamat Mehmed Hüseyin Hayri Beyefendi (sinh ngày 23 tháng 12 năm 1924), không có con
- Hoàng tử Şehzade Ibrahim Tevfik Efendi (Constantinopolis, Beşiktaş, Cung điện Beşiktaş, 24 tháng 9 năm 1874 - Nice, 31 tháng 12 năm 1931 và được chôn cất tại đó), kết hôn lần thứ nhất tại Constantinopolis, Cung điện Yıldız, vào ngày 2 tháng 5 năm 1893 với người Gruzia tên là Fevziye Hanım Efendi (Batumi, 5 tháng 8 năm 1876 - Constantinopolis, Cung điện Yıldız, 7 tháng 9 năm 1898), và có một cô con gái, kết hôn lần thứ hai tại Constantinopolis, Cung điện Yıldız, vào ngày 12 tháng 3 năm 1894 với một người Gruzia là Tessrid Hanım Efendi (Poti, 10 tháng 9 năm 1874 - 1945), và có một cô con gái, kết hôn lần thứ ba tại Constantinopolis,Ortaköy, Cung điện Ortaköy, vào ngày 5 tháng 5 năm 1911 và ly hôn năm 1916 với Emine Hanım Efendi (Adapazarı, 28 tháng 10 năm 1890 - 14 tháng 2 năm 1953), và có hai cô con gái. Hoàng tử Şehzade Ibrahim Tevfik Efendi lại kết hôn lần thứ tư tại Constantinopolis, Beşiktaş, Cung điện Beşiktaş, vào ngày 27 tháng 3 năm 1919 và ly hôn năm 1930 với Hadice Sadiye Hanım Efendi (Kabataş, 1 tháng 4 năm 1898 - 9 tháng 8 năm 1986). Cuộc hôn nhân không được Hoàng gia Osman thừa nhận, và họ có hai người con trai cùng một người con gái:
Abdul Mecid I kết hôn với một vợ vô danh và có con:
- Hoàng tử Şehzade Mehmed Nizameddin Efendi (24 tháng 6 năm 1850 - 28 tháng 5 năm 1853)
Abdul Mecid I kết hôn với một vợ vô danh và có con:
- Hoàng tử Şehzade Mehmed Vamik Efendi (19 tháng 4 năm 1850 - 6 tháng 8 năm 1850)
Ông kết hôn với một vợ vô danh và có con:
- Hoàng tử Şehzade Mehmed Rusdu Efendi (31 tháng 3 năm 1852 - 5 tháng 8 năm 1852)
Ông kết hôn với một vợ vô danh và có con:
Ông kết hôn với một vợ vô danh và có con:
- Công chúa Mevhibe Sultan (8 tháng 5 năm 1840 - 2 tháng 11 năm 1841)
Ông kết hôn với một vợ vô danh và có con:
- Công chúa Naime Sultan (11 tháng 10 năm 1840 - 1 tháng 5 năm 1843)
Ông kết hôn với một vợ vô danh và có con:
- Công chúa Behiye Sultan (22 tháng 2 năm 1841 - 3 tháng 6 năm 1847)
Ông kết hôn với một vợ vô danh và có con:
- Công chúa Neyyire Sultan (14 tháng 10 năm 1841 - 19 tháng 12 năm 1843)
Ông kết hôn với Düzd-i Dil Kadın Efendi (? - tháng 8 năm 1845), và có con:
- Công chúa Cemile Sultan (17 tháng 8 năm 1843 - 26 tháng 2 năm 1915), cưới Damat Mahmud Celaleddin Pasha Beyefendi (1836 - 1884) vào năm 1858, trở thành vợ thứ ba của Celaleddin. Cuộc hôn nhân bị Sultan Abdul Hamid II vào năm 1881, và có những người con:
- Công chúa Fethiye Hanımsultan (1859 - 1887), không có chồng và con
- Hoàng tử Sultanzade Mahmud Celaleddin Beyefendi (1864 - 1916), cũng không có vợ và con
- Hoàng tử Sultanzade Sakib Beyefendi (1864 - 1897), cũng không có vợ và con
- Hoàng tử Sultanzade Besim Beyefendi (? - chết khi còn bé)
- Công chúa Ayse Hanımsultan (1875 - 1937), không có chồng và con
- Công chúa Fatma Hanımsultan (1879 - 1890)
Công chúa Cemile đã nhận hai đứa con của những người vợ trước của Damat Mahmud CelaleddinPasha Beyefendi làm con nuôi: Ahmet Fazil Bey (? - 1906), không kết hôn và không có con, và KazimBey (? - 1918), không kết hôn và không có con
Ông kết hôn với một vợ vô danh và có con:
- Công chúa Samiye Sultan (23 tháng 2 năm 1845 - 18 tháng 4 năm 1845)
Ông kết hôn với một vợ vô danh và có con:
- Công chúa Nazima Sultan (26 tháng 11 năm 1847 - 1 tháng 12 năm 1847)
Ông kết hôn với Rahime Perestu. Tuy Perestu không có con, bà trở thành Hoàng thái hậu vì là mẹ nuôi của vua Abdul Hamid II và người em cùng cha khác mẹ Hamid là Công chúa Cemile Sultan (17 tháng 8 năm 1843 - 26 tháng 2 năm 1915)
Abdul Aziz
Sultan Abdul Aziz |
Abdul Aziz (còn được gọi là Abdülaziz) (8 tháng 2, 1830 – 4 tháng 6, 1876) là sultan của đế quốc Ottoman, đã trị vì từ năm 1861 cho đến năm 1876.
[sửa]Tiểu sử
Abdul Aziz sinh năm 1830 ở kinh đô Constantinopolis. Là con của Mahmud II (1808-1839) và Valide Sultan (Thái hậu) Pertevniyal(1812-1883). Năm 1839, khi vua cha qua đời, Abdul Aziz mới 9 tuổi. Anh của Abdul Aziz, Abdul Mejid I (1839-1861) đã mời nhiều gia sư giỏi về dạy học cho em trai mình. Abdul Aziz học tiếng Pháp, giỏi thơ phú và âm nhạc. Ông là một người khỏe mạnh và vạm vỡ.
Ông lên kế vị vua anh Abdul Mejid I vào ngày 25 tháng 6 năm 1861. Năm 1869, Abdul Aziz thăm Anh, và được nữ hoàng Victoria của Anh phong tước Hiệp sĩ dòng Garter. Ông cũng chính là vị hoàng đế đã hiện đại hoá Hải quân Ottoman, có đến 21 chiến hạm và 173 kiểu tàu chiến khác. Hải quân Ottoman là loại hải quân lớn thứ ba trên thế giới thời ấy sau hải quân Anh và Pháp.
Trị vì đế quốc Ottoman cho đến ngày 30 tháng 5năm 1876 thì Abdul Aziz bị hạ bệ, ngai vàng được truyền cho cháu ông là Murad V, con của Abdulmecid. Vài ngày sau đó, Abdul Aziz qua đời, có lẽ là đã tự sát. Được chôn cất ở lăng Abdul Aziz.
Gia quyến
Các vương phi của Abdul Aziz:
- Durr-i Nev
- Hayran-i Dil
- Eda-Dil
- Nesrin
- Gevheri
Abdul Aziz có 11 người con, bao gồm 6 hoàng tử và 5 công chúa. Một trong số những người con trai của ông sau này trở thành vị khalip cuối cùng của đạo Hồi, Abdul Mejid II.
Murad V
Sultan Murad V |
Murad V (1840 – 1904) là vị sultan thứ 33 của Đế quốc Ottoman, chỉ trị vì vào năm 1876.
Tiểu sử
Hoàng tử Mehmed Murad sinh ngày 21 tháng 9năm 1840, tại kinh đô Constantinopolis. Là con trai của sultan Abdul Mejid I và Sevk-Efza Sultana người gốc Kavkaz. Hoàng tử Murad có được một nền giáo dục tốt, học tiếng Pháp. Ông mua nhiều sách từ Pháp và đọc chúng trong thời gian rảnh. Ông rất thích văn học. Ông ưa chuộng Ziya Pasha và Namik Kemal, hai nhà văn nổi tiếng thời ấy. Ông vô cùng yêu thích văn hóa phương Tây, chơi đàn pianô và sáng tác các bản nhạc kiểu phương Tây. Hoàng tử Murad đã từng đi thăm viếng châu Âu cùng với người chú là sultanAbdul Aziz. Trong chuyến viếng thăm này ông học hỏi nhiều điều từ châu Âu và kết bạn với Thái tử Anh là Edward (sau này lên làm vua Anh Edward VII).
Sultan Murad V là một ông vua rất xa hoa và phung phí. Murad V lên kế vị năm 1876, sau khi Abdul Aziz bị lật đổ. Khi làm vua ông đã đánh mất lòng tín nhiệm của những người ủng hộ vì không quan tâm đến cải tổ lại đế quốc đang suy thoái. Ông chỉ trị vì được 93 ngày. Ngày 31 tháng 8 năm 1876 ông bị hạ bệ, vua em Abdul Hamid II lên nối ngôi. Cựu hoàng Murad V qua đời 28 năm sau đó, ngày 29 tháng 8 năm 1904 và được chôn cất gần lăng mộ của mẹ ông tại Thánh đường Hồi giáo Yeni.
Sultan Abdul Hamid II |
Các vợ của Murad V:
- Elru Mevhibe
- Reftar-i Din
- Shayan
- Meyl-i Servet
Abdul Hamid II
Abdul Hamid II (còn có tên Abdulhamid II hayAbd Al-Hamid II Khan Gazi) (1842 – 1918) là vị hoàng đế thứ 34
Tiểu sử
Abdul Hamid ra đời ngày 21 tháng 9, 1842. Là con trai của sultan Abdul Mejid I (1839-1861) và Tir-i Mujgan Kadin Efendi. Thân mẫu ông là người gốc Circassian. Abdul Hamid đã mồ côi mẹ từ khi còn thơ ấu và được nuôi dạy bởi Pristu Kadin, một vương phi của vua cha. Thưở nhỏ, ông là một đứa trẻ ốm yếu và hay bệnh khi trở trời. Thưở nhỏ, ông nhận được một nền giáo dục tốt. Ông đã học chơi đàn pianô. Năm 1867, Abdul Hamid cùng với người chú, vua Abdul Aziz viếng thăm Áo, Pháp vàAnh.
Sultan Abdul Hamid II sống một cuộc sống tự do trước hôn nhân. Sau khi lập gia đình, ông thường ở với gia đình trong thời gian rảnh. Ông cứu nguy đế quốc Ottoman đang suy vong với một triều đình quan tâm đến chính trị và xã hội. Ông thường được xem là một hoàng đế độc tài, nổi tiếng về các cuộc thảm sát người Armenia. Ông trị vì đế quốc Ottoman trong suốt 33 năm.
Abdul Hamid là một vị vua sùng đạo, khoan hòa và phóng khoáng. Điều này được thể hiện qua việc ông đã bỏ tiền ra để lo chi phí cho cuộc chiến chống Hy Lạp, trong khi quân đội Ottoman không đủ tiền. Quân Ottoman đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh này.
Abdul Hamid II đã cho thành lập nhiều trường cao đẳng, trường đào tạo về Mỹ thuật, Trường dạy về Tài chính và nông nghiệp. Ngoài ra, ông còn mở nhiều trường tiểu học, đại học, lớp học dành cho ngưới mù và điếc.
Ông đã bỏ tiền ra để xây dựng bệnh viện Sisli Etfal và Ngôi nhà dành cho người nghèo. Ông tuyển một toán lính tài giỏi được gọi là Hamidye ở Istanbul. Ông mở mang các quốc lộ tới tận nội địa Tiểu Á và thành lập đường sắt kéo dài từ Bagdad tới Medina. Ông còn thành lập một đường tàu điệnxuyên suốt các thủ phủ.
Ông bị cuộc cách mạng của Nhóm thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ lật đổ ngày 27 tháng 4 năm 1909. Sau đó, ông chạy trốn sang Salonika. Sau khi quân Hy Lạp chiếm Salonika năm 1912, cựu hoàng quay về Istanbul. Vào những ngày cuối đời, cựu hoàng chạm khắc đồ nội thất và viết hồi kí trong khi bị giam lỏng tại Điện Belerbeyi - nơi ông qua đời ngày 10 tháng 2 năm 1918. của Đế quốc Ottoman, đã trị vì từ năm 1876 đến 1909.
Mehmed V
Mehmed V (thường gọi là Reşat Mehmet; 2 tháng 11 năm 1844 – 3 tháng 7 năm 1918) là vị sultan thứ 35 của đế quốc Ottoman, ở ngôi từ ngày 27 tháng 4 năm đến khi qua đời. Dưới thời ông, quân Ottoman tham gia các cuộc chiến tranh vùng Balkan và Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Thân thế
Mehmed V chào đời ngày 2 tháng 11 năm 1844 ởthủ đô Constantinopolis, là con của Abdülmecid Ivà Gülcemal Kadin Efendi. Thân mẫu Mehmed, Gülcemal (1826 ở Kavkaz - 16 tháng 11 năm 1851 ở Ortaköy, điện Ortaköy), tên khai sinh là Sofiya, là người Circassian, không trở thành Hoàng Thái hậu vì bà đã qua đời trước khi con mình lên làm vua.
Mehmed Reshad sống ẩn dật cho đến khi lên ngôi năm 1909, sau khi vua anh Abdülhamid II bị lật đổ trong cuộc khởi nghĩa của nhóm Thanh nhiên Thổ. Lúc đó, ông đã 64 tuổi.
[sửa]Làm vua
Mehmed được xem là một người hoà nhã, hay phục tùng mệnh lệnh, học giỏi, và là một chính trị gia yếu kém.[1] Mùa hè năm ông lên ngôi, hiến pháp được xét duyệt lại. Theo đó, Sultan không hề nắm quyền hay trị vì, và phải làm theo quyết định phê chuẩn của quốc hội. còn thực quyền về tayBa vị Pasha (bao gồm Enver Pasha, Talat Pasha, Cemal Pasha) và Đại Vizia Mahmud Shevket Pasha.
[sửa]Mất nhiều lãnh thổ
Dưới thời Mehmed V, quân Ottoman tham gia những cuộc chiến tranh vùng Balkan (1912 - 1913) và cuộc chiến tranh với Vương quốc Ý năm 1912. Kết quả vô cùng tồi tệ: đế quốc Ottoman thất bại, mất hầu hết các phần đất ở châu Âu, và cả tỉnh Ottoman cuối cùng ở Bắc Phi là Tripoli, thậm chí có lần mất cả cố đô Erdine (lấy lại năm 1913). Những người nắm thực quyền trong triều đình đều phải chịu trách nhiệm về những thất bại này.[2]
[sửa]Chiến tranh thế giới thứ nhất
Năm 1914, Mehmed V không đồng tình việc liên minh với Đức. Tuy nhiên, sau khi Enver đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào phe Liên minh Trung tâm trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mehmed V kêu gọi thánh chiến chống phe Hiệp ước, mục đích để tập hợp lại những thần dân Ả Rập của ông, và cả những nước của người Ả Rập chịu sự cai trị của các đế quốc Anh vàPháp. Đây là sự kiện nổi bật duy nhất dưới thời Mehmed, vì đó là lần cuối cùng mà khalip kêu gọi phát động thánh chiến.[3]
Lời kêu gọi của khalip không mấy thành công, dù nhiều tín đồHồi giáo sống ở đế quốc Ottoman, và trung thành với nhà vua.[4] Người Ả Rập cuối cùng đã liên minh với Anh Quốc và chống lại nhà ttoman trong cuộc khởi nghĩa Ả Rập năm 1916.
Ngày 15 tháng 10 năm 1917, Mehmed V gặp gỡ hoàng đế Đức là Wilhelm II (1888 - 1918) - đồng minh của ông - ở Constantinopolis. Ông được phong làm Nguyên soái của vương quốc Phổ ngày 27 tháng 1 năm 1916 và của đế quốc Đức ngày 1 tháng 2 năm 1916.
[sửa]Qua đời
Ông qua đời ngày 3 tháng 7 năm 1918 ở điện Yıldız, hưởng thọ 73 tuổi, chỉ 4 tháng trước khi chiến tranh kết thúc. Như vậy, ông đã không sống được đến ngày sụp đổ của đế quốc Ottoman.
Trong thời chiến, Mehmed V không mấy tham gia đến việc nước. Trong cuộc đời, ông thường ở điện Dolmabahçe và điện Yıldız tại thủ đô Constantinopolis. Ông được chôn cất ở quận Eyüp lịch sử, thuộc thành phố Istanbul ngày nay.
Em trai ông lên làm sultan Mehmed VI (1918 – 1922).
Mehmed VI
Sultan Mehmed VI |
Mehmed VI Vahidettin (1861 – 1926) là vị Sultanthứ 36 và cuối cùng của Đế quốc Ottoman, trị vì từ năm 1918 cho đến năm 1922.
Mehmed ra đời ngày 14 tháng 1 năm 1861, là con trai của sultan Abdul Mejid I. Ngoài ra, Mehmed còn là em trai của 3 vị vua Murad V, Abdul Hamid II và Mehmed V. Ngày 4 tháng 7 năm 1918, sau khi Mehmed Resad mất, Mehmed Vahdettin lên ngôi và trở thành vị hoàng đế thứ 36 của Đế quốc Ottoman, trong khi Đế quốc Ottoman còn đang tham gia phe Liên minh Trung tâm (cùng với Đế quốc Đức, đế quốc Áo-Hung, Bulgaria) trong Thế chiến thứ nhất, chống lại phe Entente (Anh, Pháp,Ý, Nga...).
Ngày 30 tháng 10 năm 1918, Đế quốc Ottoman đầu hàng phe Entente. Năm 1920, đế quốc Ottoman và đồng minh ký Hiệp ước Sèvres với nhiều điều khoản vô cùng bất lợi. Kết thúc chiến tranh, Đế quốc Ottoman tan rã. Từ sự sụp đổ này,Hy Lạp, Anh, Pháp, Ý và Armenia đồng loạt xâm lược nước Thổ, và chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ nổ ra. Vào năm 1923, sau thắng lợi của cách mạng Thổ, nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời, Mehmed Vahdettin thoái ngôi sultan Ottoman, và truyền ngôi khalip (vua Hồi - một tước vị đã được các hoàng đế nhà Osman dùng vào năm1517) cho người em họ là Abdul Mejid II (giữ chức khalip cho đến năm 1924).
Ngày 16 tháng 5 năm 1926, Mehmed Vahdettin chết tại Sanremo, Ý. Ông được chôn cất tại thánh đường Hồi giáo của vị vua thứ 9 của nhà Ottoman,Selim I tại Damascus.
Khalip Abdul Mecid II |
Abdulmecid II
Abdul Mejid II (còn được gọi là Abdulmecid II) (29 tháng 5, 1868 - 23 tháng 8, 1944) là một thành viên của nhà Ottoman nước Thổ Nhĩ Kỳ. Là con trai của hoàng đế củaĐế quốc Ottoman, Abdul Aziz. Abdul Mejid II là vị khalip(vua của các nước Hồi giáo) thứ 101 và cuối cùng của đạo Hồi, kể từ thời khalip Abu Bakar. Abdul Mejid về sau cũng được biết như một họa sĩ.
Abdul Mejid II sinh năm 1868, là con của Abdul Aziz. Kể từ năm 1453, hay chính xác hơn là 1517, các hoàng đế nhà Ottoman [vốn đã giữ ngôi vị padishah (vương chủ) hay đại Sultan (hoàng đế)] giữ thêm ngôi vị Khalip. Năm 1923, nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời, và vị sultan Ottoman cuối cùng, Mehmed VI thoái vị, nhưng ngôi khalip được truyền cho người em họ, Abdul Mejid II. Abdul Mejid II giữ ngôi khalip cho đến năm 1924 thì bị lật đổ bởi Đại Hội Quốc Gia Thổ Nhĩ Kỳ, theo lệnh của tổng thống Mustafa Kemal Ataturk.
Ngày 23 tháng 8 năm 1944, Abdul Mejid II tạ thế tại tư gia ở Boulevard, ParisXVIe ở Pháp. Sau đó thi hài ông đã được mang về và đã được chôn cất ở Medina, Ả Rập Saudi
Danh sách các tể tướng (vizir) của Sultan Ottoman:
- Alaeddin Pasha (1320-1331)
- Nizamüddin Ahmed Pasha (1331-1348)
- Hacı Pasha (1348-1349)
- Sinanüddin Fakih Yusuf Pasha (1349-1364)
- Çandarlı Kara Halil Hayreddin Pasha (1364-1387)
- Çandarlı Ali Pasha (1387-1406)
- Imamzade Halil Pasha (1406-1413)
- Beyazid Pasha (1413-1421)
- Çandarlı Ibrahim Pasha (1421-1429)
- Koca Mehmed Nizamüddin Pasha (1429-1439)
- Çandarlı Halil Pasha (1439-1453)
- Zaganos Pasha (1453-1456)
- Veli Mahmud Pasha(1 thời gian) (1456-1468)
- Rum Mehmed Pasha (1468-1469)
- Ishak Pasha(1 thời gian)
- Veli Mahmud Pasha(2 lần) (1472-1474)
- Gedik Ahmed Pasha (1474-1477)
- Karamanlı Mehmed Pasha (1477-1481)
- Ishak Pasha(thời gian 2) (1481-1482)
- Davud Pasha (1482-1497)
- Hersekzade Ahmed Pasha(Ahmed Hercegović) (1 thời gian) (1497-1498)
- Çandarlı (2) Ibrahim Pasha (1498-1499)
- Mesih Pasha (1499-1501)
- Hadim Ali Pasha (1 thời gian) (1501-1503)
- Hersekzade Ahmed Pasha (Ahmed Hercegović) (2 lần) (1503-1506)
- Hadim Ali Pasha (2 lần) (1506-1511)
- Hersekzade Ahmed Pasha(Ahmed Hercegović) (thời gian 3) (1511)
- Koca Mustafa Pasha (1511-1512)
- Hersekzade Ahmed Pasha(Ahmed Hercegović) (4 lần) (1512-1514)
- Dukakinzade Ahmed Pasha (1514-1515)
- Hersekzade Ahmed Pasha(Ahmed Hercegović) (5 lần) (1515-1516)
- Hadım Sinan Pasha (1516-1517)
- Yunus Pasha (1517)
- Piri Mehmed Pasha (1518-1523)
- Pargalı Ibrahim Pasha , cũng được gọi là Frenk Ibrahim Pasha (1523-1536)
- Ayas Mehmed Pasha (1536-1539)
- Celebi Lütfi Pasha (1539-1541)
- Hadim Süleyman Pasha (1541-1544)
- Kehle-i-ikbâl Damad Rüstem Pasha (1 thời gian) (1544-1553)
- Kara Ahmed Pasha (1553-1555)
- Kehle-i-ikbâl Damad Rüstem Pasha (2 lần) (1555-1561)
- Semiz Ali Pasha (1561-1565)
- Sokollu Mehmed Pasha(Mehmed Pasha Sokolović) (1565-1579)
- Şemsi Pasha (1579-1580)
- Lala Kara Mustafa Pasha (1580)
- Koca Sinan Pasha (1 thời gian) (1580-1582)
- Kanijeli Siyavuş Pasha(1 thời gian) (1582-1584)
- Özdemiroğlu Osman Pasha (1584-1585)
- Hadim Mesih Pasha (1585-1586)
- Kanijeli Siyavuş Pasha(2 lần) (1586-1589)
- Koca Sinan Pasha (2 lần) (1589-1591)
- Serdar Ferhad Pasha(1 thời gian) (1591-1592)
- Kanijeli Siyavuş Pasha(3 thời gian) (1592-1593)
- Koca Sinan Pasha (thời gian 3) (1593-1595)
- Serdar Ferhad Pasha(2 lần) (1595)
- Koca Sinan Pasha (4 lần) (1595)
- Tekeli Lala Mehmed Pasha (1595)
- Koca Sinan Pasha (thời gian 5) (1595-1596)
- Damad Ibrahim Pasha(1 thời gian) (1596)
- Cigalazade Yusuf Sinan Pasha (1596)
- Damad Ibrahim Pasha(2 lần) (1596-1597)
- Hadim Hasan Pasha (1597-1598)
- Cerrah Mehmed Pasha (1598-1599)
- Damad Ibrahim Pasha(3 thời gian) (1599-1601)
- Yemişçi Hasan Pasha (1601-1603)
- Yavuz Ali Pasha (1603-1604)
- Sokolluzade Lala Mehmed Pasha (1604-1606)
- Dervish Mehmed Pasha (1606)
- Kuyucu Murad Pasha (1606-1611)
- Gümülcineli Damad Nasuh Pasha (1611-1614)
- Öküz Kara Mehmed Pasha(1 thời gian) (1614-1616)
- Damad Halil Pasha (1 thời gian) (1616-1619)
- Öküz Kara Mehmed Pasha(2 lần) (1619)
- Güzelce Ali Pasha (1619-1621)
- Ohrili Hüseyin Pasha (1621)
- Dilaver Pasha (1621-1622)
- Kara Davud Pasha (1622)
- Mere Hüseyin Pasha (1 thời gian) (1622)
- Lefkeli Mustafa Pasha (1622)
- Hadim Mehmed Pasha (1622-1623)
- Mere Hüseyin Pasha (2 lần) (1623)
- Kemankeş Kara Ali Pasha (1623-1624)
- Çerkes Mehmed Pasha (1624-1625)
- Filibeli Hafiz Ahmed Pasha(1 thời gian) (1625-1626)
- Damad Halil Pasha (thời gian 2) (1626-1628)
- Gazi Ekrem Hüsrev Pasha (1628-1631)
- Filibeli Hafiz Ahmed Pasha(2 lần) (1631-1632)
- Topal Recep Pasha (1632)
- Tabanıyassi Mehmed Pasha (1632-1637)
- Bayram Pasha (1637-1638)
- Tayyar Mehmed Pasha (1638)
- Kemankeş Kara Mustafa Pasha (1638-1644)