Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Tân thư và phong trào Duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam thời kì cận đại


Tân thư và phong trào Duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam thời kì cận đại

PGS.TS. Phan Trọng Thưởng
Viện Văn học

        Lịch sử phát triển của một số quốc gia châu Á thời kỳ cận đại (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) ghi nhận một hiện tượng khá phổ biến, đó là sự xâm nhập, ảnh hưởng của các tư tưởng tự do, dân chủ, dân quyền từ các nước châu Âu và phương Tây vào quá trình vận động, biến chuyển của lịch sử xã hội cũng như lịch sử tư tưởng-chính trị và học thuật của các nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Dấu hiệu rõ nhất cho thấy quá trình chuyển mình lịch sử này là phong trào Duy tân diễn ra gần như cùng một thời điểm ở hàng loạt quốc gia Đông và Đông Nam châu Á, trong đó, Tân thư có một vai trò hết sức quan trọng.
Nhật Bản là quốc gia đi đầu và đến đích sớm trong phong trào Duy tân. Từ 1868, vua Minh Trị đã tiến hành hàng loạt các cuộc cải cách dựa trên ý chí Nhật Bản cộng với mô hình xã hội và thiết chế chính trị phương Tây. Trong cuộc cách mạng này, ngoài con đường trực tiếp đưa người đi học tập, đào tạo ở nước ngoài, hoặc mời chuyên gia nước ngoài vào giảng tại các trường đại học ở trong nước, thì Tân thư là nhịp cầu tư tưởng quan trọng kết nối người Nhật với người phương Tây. Nhờ đó mà người Nhật sớm thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng chính trị và học thuật Trung Hoa, khi ấy đã trở thành lạc hậu, bảo thủ, kìm hãm sự phát triển của lịch sử; đồng thời, đó cũng là phương tiện quan trọng nhất để người Nhật tiếp cận và tiếp thu một cách có bài bản, hệ thống không chỉ các tri thức, các thành tựu về khoa học kỹ thuật, mà còn cả những tư tưởng mới về tự do, dân chủ, dân quyền; về các thiết chế xã hội từ các nhà tư tưởng – triết học châu Âu như R. Descartes, Voltairre, J. Rousseau, Motesquieu… Được sự ủng hộ của tầng lớp Samurai là tầng lớp tư sản đang lên, Thiên hoàng – Minh Trị và các nhà Duy tân Nhật Bản nhanh chóng đưa nước Nhật trở thành một quốc gia hùng cường ở châu Á có tiềm lực trí tuệ và tiềm lực vật chất kỹ thuật để đuổi kịp và vượt các nước Âu-Mỹ chỉ trong vòng trên dưới 30 năm. Những tài liệu được coi là Tân thư ở Nhật Bản thời kỳ này là những sách báo có xuất xứ từ Âu - Mỹ, bao gồm cả sách khoa học kỹ thuật lẫn sách khoa học xã hội, văn hóa và văn học. Tính đến năm 1887 đã có 633 cuốn về triết học, chính trị kinh tế học, lịch sử văn hóa học và 120 cuốn về văn học (tính đến 1890) được dịch và giới thiệu chủ yếu từ tiếng Anh và tiếng Pháp(1). Những trí thức lỗi lạc của Nhật Bản đương thời như Fukazawa Yukichi, Kato, Taguchi… đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng tầm mắt, mở mang tri thức cho người Nhật thông qua hoạt động dịch thuật và biên khảo.
Cùng với những chuyển biến mau lẹ trong nhận thức tư tưởng và trong tư duy học thuật, Tân thư còn làm thay đổi đáng kể ngôn ngữ văn chương, đặc trưng thể loại và hệ thống khái niệm, thuật ngữ khoa học của người Nhật. Chữ Hán và chữ Kana vốn có vị trí rất quan trọng và tồn tại rất lâu dài trong đời sống văn hóa Nhật Bản cũng từng bước được cải biến, phát triển để chuyển tải những tư duy mới, diễn đạt những tư tưởng mới đang xuất hiện và phát triển trong đời sống văn hóa, khoa học của đất nước.
Nghiên cứu, lý giải hơn 100 năm phát triển của đất nước Nhật Bản kể từ Thiên hoàng – Minh Trị (1868) đến nay, không thể phủ nhận được ảnh hưởng mọi mặt từ các nước Âu – Mỹ, trong đó, Tân thư đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khai mở tinh thần, kích thích ý chí cải cách, duy tân, đưa Nhật Bản sớm đạt được vị thế mong muốn trong khu vực và trên thế giới.
Ở Trung Quốc, chiến tranh nha phiến năm 1840 được coi là mốc mở đầu thời kỳ Cận đại và kết thúc bằng cuộc vận động Ngũ Tứ (1919). Trong thời gian gần 80 năm này, Trung Quốc vừa phải đối mặt với các thế lực tư bản ngoại bang, vừa phải đối mặt với thể chế chính trị phong kiến nhà Thanh đang trên đà suy thoái, phản động, cản trở bước tiến của lịch sử. Sau chiến tranh nha phiến là cuộc cách mạng nông dân Thái bình thiên quốc (1851-1864); là chiến tranh Trung – Pháp (1884-1885); chiến tranh Trung – Nhật (1885-1995); là Mậu Tuất chính biến (1898); là Nghĩa Hòa Đoàn (1900); là Cách mạng Tân Hợi (1911) và phong trào Ngũ Tứ (1919). Tất cả các sự kiện đó, hoặc ít hoặc nhiều đều chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ quá trình tiếp xúc, đụng độ với phương Tây trên các phương diện: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa, khoa học và tư tưởng. Nếu như về kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao, sự thất bại liên tiếp của Trung Quốc trước các thế lực ngoại bang là một bài học lịch sử đánh thức lòng tự trọng dân tộc của người Trung Quốc, thì về mặt văn hóa, khoa học và tư tưởng, quá trình tiếp xúc với phương Tây lại mang đến cho Trung Quốc một làn gió mới, một luồng sinh khí mới, một vận hội lịch sử mới để cải cách và duy tân.
Tương tự như ở Nhật Bản, trong quá trình vận động cải cách và duy tân, Tân thư đóng một vai trò quan trọng. Đến lúc này, các nhà duy tân Trung Quốc không cần phải tìm đâu xa, chỉ cần hướng sang nước láng giềng Nhật Bản, vốn là một nước nhỏ, từng nằm trong vòng cương tỏa của tư tưởng học thuật và văn hóa Trung Hoa, đã có thể cảm nhận được những gì cần cho đất nước mình. Trừ số ít những người được học ở nước ngoài, biết ngoại ngữ như Nghiêm Phục (1853-1921), học ở Anh về, tự dịch cuốn Thiên diễn luận của Hussley để giới thiệu thuyết tiến hóa, hay Vương Quốc Duy (1877-1927) biên soạn những công trình nghiên cứu, khảo cứu về triết học của Kant, Shopenhauer… còn phần lớn các nhà cải cách và duy tân Trung Quốc như: Củng Tự Trân (1792-1841), Ngụy Nguyên (1794-1856), Phùng Quế Phân (1809-1874), Vương Thao (1827-1879), Khang Hữu Vi (1858-1927), Lương Khải Siêu (1873-1929), Đàm Tự Đồng (1865-1898), Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, Hoàng Tôn Hiến, Tôn Trung Sơn, v.v… đều tiếp xúc và tiếp thu tư tưởng duy tân qua Tân thư chủ yếu là những sách bằng chữ Hán được phổ biến ở Nhật Bản.
Thấm nhuần những tư tưởng từ Tân thư, người thì đề xuất cải cách chính phủ; người thì chủ trương nghiên cứu, truyền bá các học thuyết kinh tế và khoa học của phương Tây, lên tiếng đòi cải cách xã hội; người thì đòi cải cách văn hóa, văn chương và học thuật; người thì công kích vào dường mối đạo đức phong kiến; người thì chủ trương tiến hành cách mạng tư sản, đề cao chủ nghĩa Tam dân; người thì ủng hộ đường lối cải lương, người thì theo đường lối bạo động, v.v…
Dưới ảnh hưởng của Tân thư, lịch sử xã hội và lịch sử tư tưởng Trung Quốc chuyển biến một cách mau lẹ. Tuy những “biến pháp” trong Mậu Tuất chính biến (1898) do Khang Hữu Vi cùng các đồng sự của ông chủ trương không thành (người thì bị giết, người phải bỏ trốn ra nước ngoài); cách mạng Tân Hợi (1911) thất bại do chưa có một đường lối chính trị phù hợp và một lực lượng quân sự đủ mạnh, nhưng những tư tưởng chính trị, tri thức khoa học, văn học nghệ thuật và tư duy lý luận phương Tây đã qua Tân thư mà thâm nhập vào đời sống xã hội chính trị, vào tâm hồn, tình cảm và lý tưởng cách mạng của những trí thức ưu tú đang nuôi khát vọng canh tân đất nước.
Phong trào Ngũ Tứ (4-5-1919) là sự kiện có ý nghĩa khép lại thời kỳ Cận đại – một thời kỳ chứa đựng những biến thiên vĩ đại trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, mở ra thời kỳ hiện đại với những nhân vật lịch sử khác, những phong trào cách mạng khác đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Trong phong trào này, tư tưởng dân chủ mới của giới trí thức, của học sinh, sinh viên và hành động yêu nước của họ có thể được xem như là kết quả của quá trình tiếp nhận những tư tưởng từ Tân thư thông qua những con đường khác nhau.
Trên phương diện văn hóa và văn học nghệ thuật, Tân thư là yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển tân văn (văn bạch thoại), hình thành nên các cuộc vận động văn hóa mới với các đại biểu ưu tú như: Lý Đại Chiêu, Trần Độc Tú, Ngô Du, Lỗ Tấn, Hồ Thích, Thái Nguyên Bồi…
Với Tân thư, các nhà cải cách và duy tân Trung Quốc cận đại không chỉ tìm thấy phương cách và con đường để đưa Trung Quốc thoát khỏi chế độ phong kiến cổ hủ, mà còn tìm thấy phương cách và con đường để giải phóng những năng lực trí tuệ - tinh thần tiềm ẩn trong con người Trung Quốc; tìm thấy phương cách và con đường để chấn hưng đất nước Trung Hoa, đưa đất nước Trung Hoa ra nhập với tiến trình phát triển chung của khu vực và thế giới.
Ở Việt Nam, thời kỳ Cận đại được bắt đầu từ 1858 khi người Pháp nổ súng tấn công vào Đà Nẵng và kết thúc vào năm 1930 để chuyển sang thời kỳ Hiện đại. Như vậy là, khác với Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc đều mở đầu thời kỳ Cận đại bằng tiếng súng khai màn chiến tranh của thực dân phương Tây. Điểm giống nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như Nhật Bản là trong suốt thời kỳ Cận đại đều diễn ra các cuộc vận động cải cách và phong trào duy tân nhằm bảo vệ và canh tân đất nước. Tuy nhiên, do hoàn cảnh xã hội chính trị ở mỗi nước không giống nhau nên phong trào duy tân ở mỗi nước cũng có những điểm khác biệt. Chắng hạn ở Trung Quốc, những người chủ trương duy tân phần lớn là trí thức, quan lại trong triều đình phong kiến, thậm chí cả nhà vua (Quang Tự) cũng tham gia duy tân (Mậu Tuất chính biến). Mục tiêu của họ là cải cách xã hội, cải cách văn hóa. mở mang tư duy, kiến thức khoa học và kinh tế để tự cường, để phát triển đất nước. Còn ở Việt Nam, lực lượng duy tân chủ yếu là tầng lớp chí sĩ. Quan lại và triều đình phong kiến gần như thúc thủ chịu sự đô hộ của thực dân. Vì vậy mục tiêu của các nhà duy tân Việt Nam trước hết là hướng vào việc đánh đuổi thực dân, giành độc lập chủ quyền để từ đó tự cường và canh tân đất nước. Có lẽ từ điểm khác biệt đó mà ở Việt Nam tuy cũng có những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch gần giống như “biến pháp” của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu nhưng không nổ ra những sự kiện kiểu như Mậu Tuất chính biến (1898), thay vào đó là các phong trào cách mạng của tầng lớp sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Lương Văn Can, Nguyễn Thượng Hiền, v.v…
Cũng như ở Nhật Bản và Trung Quốc, ở Việt Nam trong suốt quá trình duy tân thời kỳ cận đại, Tân thư có một vị trí cực kỳ quan trọng. Nó là vũ khí tư tưởng, là liệu pháp tinh thần, là nhịp cầu nối Việt Nam với thế giới phương Tây. Ở thời kỳ Cận đại, các trí thức Nho học Việt Nam vẫn còn giữ được vị trí đáng kể trong đời sống chính trị và văn hóa của xã hội. Với vốn kiến thức Hán học uyên thâm, Tân thư trở thành nguồn tri thức mới lạ, tân kỳ giúp các nhà duy tân Việt Nam mở mang tầm nhìn, khai trí, khai tâm để hướng đến mục tiêu tự chủ tự cường dân tộc. Nhật Bản, Trung Quốc trở thành những tấm gương duy tân thu hút các chí sĩ Việt Nam đến học tập, tiếp thu để cứu nước cứu nòi. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã từng sang Nhật gặp gỡ và đàm đạo trực tiếp với Lương Khải Siêu và mỗi người đã tiếp thu từ nhà cải cách nổi tiếng này những tư tưởng, những chủ trương khác nhau để sau đó, khi về nước, người thì chủ trương bạo động, người thì chủ trương cải lương, nhưng cả hai đều hướng về mục tiêu duy tân, mục tiêu dân tộc.
Tuy vào thời kỳ này, để củng cố địa vị thống trị lâu dài ở Việt Nam, thực dân Pháp đã đưa nhiều học sinh, sinh viên và trí thức trẻ Việt Nam sang du học tại Pháp. Họ giỏi tiếng Pháp, thấm nhuần văn hóa, khoa học Pháp nhưng ảnh hưởng của họ trong đời sống tinh thần xã hội chưa đủ mạnh để lấn át ảnh hưởng của nhà Nho thời kỳ này. Ngược lại, các nhà Nho cũng nhận thấy những hạn chế lịch sử của mình để thông qua chữ Hán mà tiếp thu phương Tây. Tân thư vì vậy càng trở nên đắc dụng.
Như vậy là, vào thời kỳ Cận đại, ảnh hưởng của phương Tây đến Việt Nam qua 2 con đường: Trực tiếp từ nhà trường Pháp qua Pháp văn và gián tiếp từ Tân thư qua Hán văn. Con đường trực tiếp giành cho các trí thức mới Tây học, còn con đường gián tiếp giành cho các chí sĩ, các nhà Nho được đào tạo từ khoa cử phong kiến. Tuy con đường tiếp thu phương Tây gián tiếp qua Tân thư phần nào bị khúc xạ qua lăng kính tư tưởng của các nhà duy tân Nhật Bản và Trung Quốc, đặc biệt là của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, nhưng nhờ đó mà các nhà duy tân Việt Nam mới tiếp cận được với thế giới, khai mở trí tuệ để đón nhận “gió Âu mưa Á”, “thổ nạp Đông-Tây” đưa Việt Nam thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn, lạc hậu của ý thức hệ Nho giáo phong kiến. Mặc dù trong thế tranh chấp ảnh hưởng với tầng lớp trí thức Tây học được đào tạo trực tiếp từ nền giáo dục Pháp, các nhà Nho duy tân không đóng được vai trò đại diện cho lực lượng tiên tiến của xã hội, nhưng với những gì họ tiếp thu được từ Tân thư, qua Tân thư cũng đã góp phần thức tỉnh “nhân tâm thế đạo”, giống như tiếng gà gáy sáng báo bình minh, đánh thức dân tộc bằng những tư tưởng mới về dân chủ, tự do và dân sinh dân quyền vốn xa lạ với xã hội phương Đông và Việt Nam trước đó.
Trên phương diện văn học, nếu như ở Nhật Bản và Trung Quốc, Tân thư là cơ sở để hình thành tân văn (văn bạch thoại), phê phán cổ văn, đưa đến cho văn học các nước này những phẩm chất mới về ngôn ngữ, thể loại và chức năng thẩm mỹ của văn học… thì ở Việt Nam, Tân thư cũng là một trong số những yếu tố tác động tích cực để hình thành nền tân học và tân văn. Sáng tác của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền… và các tiểu luận của Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế… thể hiện một quan niệm mới về văn học, phá vỡ quy phạm quen thuộc, gò bó của từ chương Trung Hoa. Thơ văn từ chỗ là thú chơi tao nhã, để tỏ chí tỏ lòng, để thù tạc ngâm vịnh, đến lúc này đã trở thành lợi khí duy tân, thành công cụ tư tưởng, gắn bó mật thiết với đời sống xã hội và mang hơi thở của thời đại.
___________
(1) Dẫn theo Nguyễn Thị Việt Thanh: Nhật Bản - nhịp cầu chuyển tải tư tưởng và văn minh phương Tây vào phương Đôngtrong cuốn Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1997. 

Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2009



2. Tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu
(TS Trần Thị Ái Thi, Đại học Hà Tĩnh)

Trong các chí sỹ yêu nước sống vào thời kỳ sơ bộ Pháp thuộc ở nước ta, Phan Bội Châu là một con người đầy nhiệt tình cách mạng, ông là một sỹ phu dám vượt qua ý thức hệ phong kiến, hạn chế của giai cấp vươn lên tiếp thu tư tưởng tư sản và đề xướng ra phong trào giải phóng dân tộc mang tính chất tư sản ở đầu thế kỷ XX. Con đường của Phan Bội Châu đi là con đường tích cực nhất lúc bấy giờ, nó đã đánh dấu một bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc về nội dung và hình thức.
Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một vùng đất có truyền thống đấu tranh chống Pháp. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, quê hương ông là nơi từng chứng kiến quá trình phát sinh, phát triển và thất bại của phong trào Cần Vương suốt hai mươi năm của thế kỷ XIX, ông hiểu rất rõ cảnh khổ của người dân mất nước:
“ Thân ta sở dĩ vinh là vì ta có nước
Thân ta sở dĩ nhục là vì ta không còn có nước nữa
(Việt Nam vong quốc sử)
Vì thế, Phan Bội Châu đã đề ra mục đích chính cho mình là: “ Cốt sao khôi phục được nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác” và cụ luôn tâm niệm: “ Suốt đời đã mưu tính việc gì cốt nhằm mục đích giành được thắng lợi trong phút cuối cùng, dù có phải thay đổi thủ đoạn, phương châm cũng không ngần ngại”. Trái với quan niệm của cụ Phan Châu Trinh:
- Bất cầu nhân, cầu nhân giả ngu (Không nhờ người, nhờ người là ngu)
- Bất bạo động, bạo động tắc tử (không bạo động , bạo động là chết) (1)
Tư tưởng của Phan Bội Châu là tư tưởng bạo động nhưng không đối lập với cải cách. Khi nhắc đến ông chúng ta nghĩ ngay đến đó là một con người kiên định chủ trương đưa việc đánh đuổi Pháp lên hàng đầu và chủ trương bạo động chống Pháp. Tư tưởng đó xuất phát từ việc ông nhận thấy sự tàn bạo của thực dân Pháp đối với dân tộc ta trong hơn nữa thế kỷ qua. Từ thực tế đó, Phan Bội Châu nhận thấy chỉ có một con đường là đấu tranh vũ trang để giải phóng dân tộc. Theo ông “ Nợ máu phải trả bằng máu”, “ Phải đổ máu ra mà mua lại tự do”…Quan niệm bạo lực của ông là bạo lực có vũ trang để giành lại chính quyền trong tay thực dân Pháp. Ông cũng biết trong điều kiện bấy giờ bạo động là phiêu lưu và dễ bị tổn thất nhưng “ Cứ bạo động may ra còn trông được chỗ thành công trong muôn một”. Trong điều kiện kẻ thù đã thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ tối thiểu, thậm chí “ Muốn lấy văn tự để cổ động quốc dân... nhưng khốn thay văn tự cũng không có chỗ đặt vào để gieo rắc, tuyên truyền nó được” cho nên, chỉ có thể dùng bạo lực mới dành được độc lập. Vì vậy, Phan Bội Châu phản đối quyết liệt những người lấy con đường cải lương làm con đường duy nhất để nhằm giải phóng đất nước. Ông cho rằng những chủ trương cách mạng hòa bình, chủ trương cải cách “ chẳng qua chưa từng trải nhiều mà thôi, phải qua nhiều biến cố mới thêm khôn, mới biết hối hận về những điều sai lầm trước kia. Muốn bắt tay vào việc mở mang dân trí bằng con đường huấn luyện mà ở dưới một chế độ hà khắc. nghiêm cấm đủ đường thì sự huấn luyện cũng trở thành tuyệt vọng mà thôi” (2)
Tư tưởng bạo động của Phan Bội Châu dần dần được bổ sung, phát triển. Buổi đầu ông chưa vượt qua được tư tưởng bạo động ở thời kỳ Cần Vương, của những anh hùng lục lâm và của những người trong đảng Cần Vương nhưng dần dần Phan Bội Châu đã nhận ra một điều “ Việc làm cho nước nhà độc lập, vững mạnh không phải một sớm một chiều mà thành công được, cũng không phải một tay một chân mà làm nên mà do tâm huyết của nghìn vạn anh hùng vô danh...”(2). Cùng với quá trình thấm nhuần tư tưởng dân chủ, ông đã dần dần nhận thức ra vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc, có nghĩa là ông đã bước đầu nhận thức được “ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và đoàn kết toàn dân sẽ tạo nên sức mạnh. Sức mạnh của bạo động mà Phan Bội Châu quan niệm là sức mạnh của nhiều người, vì vậy ông đã tìm mọi cách để thu phục nhân tâm, mở mang dân trí, đề cao dân quyền...có như vậy mới thức tỉnh được nhân dân đánh đuổi giặc Pháp.
Phan Bội Châu sớm có tinh thần yêu nước thương dân. Năm 17 tuổi tức năm Tự Đức thứ 36, Bắc Kỳ rơi vào tay Pháp. Từ Ninh Bình trở ra, “nghĩa quân nổi dậy như ong”, khi đó, ông đã đêm khuya chong đèn viết “ Bình Tây thu Bắc” kêu gọi nhân dân nổi dậy. Tuy nhiên chưa được sự hưởng ứng như mong muốn. Năm 19 tuổi, khi kinh thành Huế thất thủ 1885, ông tập hợp các bạn học ở quê, lập hội “thí sinh quân” chống Pháp. Những hoạt động cứu nước đầu tiên có tính chất tự phát đó bước đầu thất bại làm cho Phan Bội Châu nhận ra một điều phải có danh vọng mới dễ dàng tập hợp được dân chúng đánh giặc cứu nước. Năm 1890, ông đỗ thủ khoa kỳ thi Hương ở Nghệ An. Cũng năm đó cụ thân sinh mất, ông hăng hái dấn thân vào con đường hoạt động cứu nước. Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo động đánh đuổi thực dân Pháp để khôi phục độc lập dân tộc và tích cực chuẩn bị cho công cuộc bạo động. Năm 1903, sau khi mưu đánh úp thành Nghệ An không thành, ông lên đường vào Huế, vào miền Trung , rồi vào tận Nam kỳ Lục tỉnh để tìm người cùng chí hướng, ông đã đọc tân thư, tân báo. Tháng 5/1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng với Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thành, Đặng Thái Thân, Đặng Tử Kính, Đỗ Tuyển....đã tuyên bố thành lập Duy Tân Hội “ Cốt sao khôi phục Việt Nam độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác”. Thực ra tư tưởng chính trị của hội cũng khá rõ với việc tôn Cường Để làm hội chủ. Ý tưởng về một chế độ quân chủ lập hiến đã lộ ra. Duy Tân hội đề ra 3 nhiệm vụ : Phát triển hội viên, tài chính, chuẩn bị cho bạo động vũ trang và xuất dương cầu viện ( Sau đó gọi là phong trào Đông Du, hướng sang Nhật Bản). Đây là những năm tháng Phan Bội tự cho là “đắc ý nhất”. Từ sau chuyến đi Nhật đầu tiên năm 1905 cùng Đặng Tử Kính, được sự giúp đỡ của Lương Khải Siêu, Khuyến Dưỡng Nghi, Đại Ôi Trọng Tín - những nhân vật nổi tiếng của Trung Hoa và Nhật Bản , ông đã cùng Duy Tân hội dấy lên phong trào Đông Du, tuyển chọn 200 học sinh Việt Nam bí mật xuất dương qua Nhật Bản học khoa học kỹ thuật và quân sự. Trong nước, Phan Bội Châu cũng tích cực hoạt động. Đây cũng là lúc trường Đông Kinh nghĩa thục bắt đầu xuất bản nhiều tác phẩm của Phan viết ở Nhật Bản như Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử....Năm 1908, diện hoạt động của phong trào Đông Du đã lan rộng khắp nước, cùng những hoạt động quyên góp về kinh tế công khai, điều đó không tránh khỏi sự phát hiện của mật thám Pháp. Tháng 9/1908 Thực dân Pháp đã thương lượng với chính phủ Nhật ra lệnh giải tán những tổ chức chống Pháp trên đất Nhật, trục xuất số du học sinh Việt Nam. Khi phong trào Đông Du thất bại, ông từ Nhật quay về Trung Quốc, rồi Xiêm. Cách mạng Tân Hợi 1911 thành công mở ra một trang mới cho cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu. Mô hình “ Trung Hoa dân quốc” và đảng cách mạng đã lôi cuốn ông và ông đã hoàn toàn vứt bỏ những gì còn lại của tư tưởng phong kiến thực sự trở thành người cộng hòa. Năm 1912, ông hối hả về Quảng Đông tập hợp lực lượng cách mạng. Tháng 2/1912, tại nhà Lưu Vĩnh Phúc, ông đã tuyên bố thành lập Việt Nam Quang phục hội. Đây thực sự là một đảng chính trị kiểu hiện đại, với tôn chỉ chống Pháp dành độc lập, lập ra nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. Phan Bội Châu được đánh giá là một nhà văn hóa lớn, là một nhà hoạt động chính trị, hoạt động cách mạng sôi nổi, nhiệt huyết, trước khi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện, Phan Bội Châu được đánh giá là “ Ngôi sao sáng nhất trên bầu trời cách mạng Việt Nam”.
Cách mạng Tháng mười Nga như một luồng ánh sáng làm thay đổi quan điểm cách mạng của Phan Bội Châu. Đầu những năm 1920, Phan Bội Châu dần dần tìm đến với nguồn ánh sáng của Cách mạng Tháng mười Nga của Lê Nin. Giao thiệp với sứ quán nước Nga ở Bắc Kinh, Phan Bội Châu hứa gửi cán bộ sang đào tạo ở Mátxcơva. Ông đã dịch sách ca ngợi Cách mạng Tháng mười và Liên Xô. Đặc biệt khi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện ở Quảng Châu cuối tháng 12/1924, ông đã liên hệ và hứa bàn bạc với các nhân vật trẻ tuổi của phong trào cách mạng mới. Ý định tốt đẹp đó chưa kịp thực hiện thì tháng 6/1925, ông bị Thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải (Trung Quốc) đem về nước và đưa ra xử ở tòa đề hình Hà Nội. Ông bị tòa án Thực dân Pháp kết án tử hình. Trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, Thực dân Pháp buộc phải tha bổng và đưa ông về quản thúc tại Huế đến khi mất ( 29/10/1940 ). Từ 1926, tuy bị cách li với thực tế đấu tranh sôi động ở bên ngoài nhưng ông vẫn cố gắng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng sáng tác văn thơ của mình.
Phan Bội Châu không chỉ là linh hồn của phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX mà còn là nhà văn hóa lớn. Ít ai có thể viết nhiều sách đủ thể loại và có giá trị như ông ở thời điểm đó : Việt Nam vong quốc sử, Tự phán, Xã hội chủ nghĩa, Khổng học đăng, Phạm Hồng Thái truyện...và nhiều tác phẩm văn, thơ đủ thể loại, viết chủ yếu bằng chữ Hán.
Nhận định về cuộc đời của mình, Phan Bội Châu nói: “ Lịch sử đời tôi là lịch sử 100 thất bại không một thành công, cuộc đời tôi thất bại”. Nhưng trên thực tế, tư tưởng, con đường cứu nước không mệt mỏi của ông đã có những đóng góp to lớn với lịch sử dân tộc trên tất cả các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, giáo dục, quân sự. Hồ Chí Minh đã đánh giá: “ Phan Bội Châu đấng anh hùng, vị thiên sứ dám xả thân vì độc lập tự do dân tộc, được trên 20 triệu người trong vòng nô lệ tôn sùng”.
----------------------------------
(1) Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911/1925, Thu Trang- Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đề tựa.
(2) Phan Bội Châu, Truyện Phạm Hồng Thái, NXBVH, 1967.


Chiến tranh lạnh

Chiến tranh lạnh
Phạm Thị Mai Phương (tiểu luận)



         Lịch sử loài người đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh với rất nhiều hình thái và diễn biến, cùng với những hệ quả hết sức khác nhau đối với sự phát triển của xã hội loài người. Cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai cường quốc Xô-Mĩ đồng thời là đại diện cho hai khối Đông – Tây, cuộc chiến tranh này khác lạ không chỉ vì cái tên của nó mà còn về hình thái, diễn biến, cách đánh giá, nhận định những sự kiện, những thành bại và đặc biệt là những hệ quả của nó đối với cục diện thế giới.
         “Chiến tranh lạnh” là từ do Barút, tác giả của kế hoạch nguyên tử lực của Mĩ ở Liên Hợp Quốc đặt ra, xuất hiện lần đầu tiên trên báo MĨ ngày 26/7/1947. Theo phía Mĩ,” chiến tranh lạnh” là “ chiến tranh không nổ súng, không đổ máu” nhưng luôn luôn ở trong tình trạnh chiến tranh nhằm” ngăn chặn” rồi “ tiêu diệt’ Liên Xô. để tiêu diệt Liên Xô, các nước phương Tây đã sử dụng Đức làm tiền đồn để thực hiện âm mưu này. Bởi vậy, việc giải quyết vấn đề Đức trong “ chiến tranh lạnh’ là vấn đè quan trọng và quyết liệt giữa Liên Xô và Mĩ.
           Đức từng là kẻ châm ngòi cho hai cuộc đại chiến thế giới, gây ra cho loài người biết bao đau thương và mất mát. Do vậy, sau chiến tranh thế giới việc giải quyết vấn đè Đức đi theo con đường hòa bình, dân chủ hay theo con đường quân phiệt là vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa quan trọng không những đối với nhân dân Đức mà còn có ý nghĩa quan trọng với nhân dân châu Âu vá thế giới. Đó cũng là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa Liên Xô và Mĩ trong cuộc “ chiến tranh lạnh”.
            Ngày nay, Đức đã trở thành một quốc gia thống nhất có nền kinh tế phát triển mạnh ở châu Âu và quan trọng hơn, nước Đứ không còn “ nguy hiểm” với nền an ninh thế giới. Vậy quá trình thống nhất Đức diễn ra như thế nào trong bối cảnh chiến tranh lạnh? Bài tiểu luận “Những diễn biến chủ yếu của chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ và hai khối Đông – Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau 1945” xin đi sâu tìm hiểu và giải quyết vấn đề này.
            Đối với những nhà sư phạm, thầy cô giáo tương lai thì việc tìm hiểu vấn đề này sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta giảng dạy tốt hơn phần lịch sử chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh lạnh trong chương trình lịch sử lớp 12 THPT.
            Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, vấn đề Đức là vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là trong cuộc “ chiến tranh lạnh” vấn đề Đức càng trở thành vấn đề tâm điểm. Đã có nhiều cuốn sách đề cập đến vấn đề Đức trong diễn biến “ chiến tranh lạnh” giữa Mĩ và Liên Xô, hai cực Đông Tây, tuy nhiên những cuốn sách này chưa phải là những công trình chuyên khảo nghiên cứu riêng về vấn đề Đức trong chiến tranh lạnh mà chỉ đề cập đến trong một phần của cuộc chiến tranh lạnh.
          Cuốn sách “Đệ nhị Thế chiến và chiến tranh lạnh” Của Nguyễn Mạnh Quang, NXB Sáng Tạo 1972 đã đề cập đến nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, và vấn đề Đức trong chiến tranh lạnh giữa các cường quốc. Tuy nhiên, cuốn sách này cũng chỉ mới đề cập đến vấn đề Đức trong bất đồng chính kiến giữa các nước phương Tây và Liên Xô trong những cuộc thương thuyết hòa bình trong thời kì đầu sau chiến tranh mà chưa đề cập đến vấn đề Đức như thế nào ở giai đoạn sau.
             Hay cuốn “ Lịch sử quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1954”, NXB Sử học, Viện sử học của Phạm Giảng cũng cung cấp những tư liệu quý báu về vấn đề Đức trong diễn biến chiến tranh lạnh, tuy nhiên cuốn sách này chỉ viết trong giai đoạn ngắn từ 1945 đến 1954.
             Ngoài ra, các cuốn sách: “Chiến tranh lạnh và di sản của nó” (Trương Tiểu Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002), “ Ngọn lửa chiến tranh lạnh” (Lý Kiện, NXB Thanh Niên, Hà Nội 2004), “ Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quan sự của Mĩ, NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội 2000), “ Lịch sử thế giới hiện đại”(Nguyễn Anh Thái Chủ biên, NXB Giáo dục 2002), “Giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế 1945-1990” (Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam, Học viện quan hệ quốc tế, 2002), “ Một số chuyên đề lịch sử thế giới” (Vũ Dương Ninh CB, NXB Quốc gia Hà Nội,2001)… hay một số báo chí, tạp chí cũng nghiên cứu về vấn đề Đức trong chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, các cuốn sách này chỉ nghiên cứu, đặt vấn đề Đức trong một phần nhỏ của cuộc chiến hoặc chỉ đề cập đến trong một giai đoạn nào đó,mà chưa đề cập đến vấn đề này từ chiến tranh lạnh cho đến khi nước Đức thống nhất.
              Tuy nhiên, những cuốn sách trên là những tài liệu rất quý giá, có vai trò vô cùng quan trọng giúp em có thêm tư liệu để hoàn thành đề tài này.
             Đề tài “ Những diễn biến chủ yếu của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô- Mĩ và khối Đông- Tây qua việc giải quyết vấn đề Đức sau năm 1945” nhằm tìm hiểu thái độ, chủ trương, hành động đối lập nhau giữa Liên Xô và Mĩ trong cuộc chiến tranh lạnh, đặc biệt thông qua vấn đề Đức. Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, đề tài muốn làm rõ diễn biến của quá trình thống nhất nước Đức từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
          Do chỉ dừng lại ở mức độ nhất định của bài tiểu luận nên bài này chỉ nghiên cứu chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô- Mĩ thông qua vấn đề Đức từ sau chiến tranh thế giới thế giới thứ hai, đặc biệt là từ 1947 (mốc mở đầu chiến tranh lạnh) đến 1990 (hoàn thành thống nhất nước Đức) chứ không đề cập đến ở các nước khác, vùng khác trong cuộc chiến tranh lạnh.
          Để hoàn thành bài tiểu luận này, em sử dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu: phương pháp logic và phương pháp lịch sử. Ngoài ra, em còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp so sánh.


NHỮNG THỎA THUẬN GIỮA BA CƯỜNG QUỐC LIÊN XÔ, MỸ, ANH TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NƯỚC ĐỨC SAU CHIẾN TRANH
(1945 - 1947)

          Đức chính là kẻ đi đầu châm ngòi cho hai cuộc đại chiến thế giới, là kẻ đại diện cho thế lực phản động nhất, sô vanh nhất và hiếu chiến nhất trên thế giới. Ngay từ thời trung cổ cái chủ nghĩa phản động ấy đã được hình thành và phat triển. Chúng đã gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh, cướp bóc đối với các nước láng giềng. Lịch sử hình thành và phát triển của Đức quốc gắn liền với quá trình bành trướng và phát triển của chủ nghĩa quân phiệt. Bằng sức mạnh vượt trội của mình, Phổ đã vươn lên đảm nhận nhiệm vụ thống nhất nước Đức theo yêu cầu của lịch sử. Dưới bàn tay của Bismark (thủ tướng Phổ) một kẻ tham vọng và độc tài, chuyên chế, nước Đức đã được thống nhất bằng con đường “ sắt và máu” với hai cuộc chiến tranh với Áo và Pháp. Tính chất phản động đó không hề mất đi mà nó còn được kế thừa và phát triển thành đỉnh cao trong thời hiện đại dưới sự dẫn dắt của Hitler - kẻ độc tài, phát xít và gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đẫm máu, tàn khốc cho nhân loại. Hitler đã đẩy nước Đức vào một tai hoạ khủng khiếp. Chúng đã thực hiện chương trình nhấn chìm nhân loại với hai nguyên lý: chinh phục các lãnh thổ bằng cách gây chiến và xoá bỏ mọi quyền dân chủ. Đè nặng lên các lực lượng tiến bộ một sự khủng bố dã man, gây nên bao đau thương, tang tóc cho loài người.
           Vị trí nước Đức là một nước lớn nằm ở trung tâm châu Âu, tiền đồn giáp giới giữa các nước tư bản phương Tây và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Việc tổ chức lại nước Đức sau chiến tranh là rất quan trọng, có ỹ nghĩa quyết định vận mệnh của đời sống chính trị châu Âu. Việc nước Đức đi theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa sẽ ảnh hưởng cực kì quan trọng đến tình hình chính trị châu Âu, đây là vấn đề mấu chốt và cũng là thực chất của cuộc đấu tranh giữ hai hệ thống nhằm giải quyết vấn đề Đức.
             Các hội nghị quốc tế đã được triệu tập bàn về việc thanh toán chiến tranh và tổ chức hoà bình ở Đức và thế giới. Vì đây là nước gây chiến nên sau chiến tranh Đức phải có trách nhiệm bồi thường chiến phí cho các nước bị Đức xâm chiếm và buộc Đức phải có sự kiểm soát của các nước lớn để ngăn chặn chủ nghĩa phát xít. Đây là việc làm quan trọng có tính chất quyết định vận mệnh của nhân dân thế giới và nhân dân Đức.
         1.2. Những thỏa thuận ở hội nghị cấp cao Posdam (từ 17-7-1945 đến 2-8-1945) về vấn đề Đức và chiến lược của các nước lớn.
          Sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu, nhiều mâu thuẫn mới và nhiều vấn đề quốc tế mới lại nổi lên, trong đó nổi bật nhất là vấn đề Đức và vấn đề kết thúc chiến tranh ở vùng Viễn Đông.  Để giải quyết vấn đề này, từ ngày 17/7 đến ngày 2/8, những người cầm đầu 3 cường quốc là Liên Xô, Mỹ và Anh (Stalin, Roosevelt, Churchill (sau Attlee thay) đã hợp hội nghị ở Posdam (Đức).
             Tại hội nghị này, đã diễn ra các cuộc đấu tranh gay gắt giữa các cường quốc để bàn về vấn đề hòa bình sau chiến tranh, cuối cùng hội nghị đã thỏa thuận và thông qua những nghị quyết quan trọng co lợi cho hòa bình và cách mạng thế giới. Hội nghị đã giải quyết vấn đề Đức như sau:
       - Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít, không để cho Đức có thể uy hiếp các nước láng giềng, đe dọa nền an ninh của các dân tộc và sự nghiệp hòa bình. Tạo cho nhân dân Đức có khả năng xây dựng đời sống trên cơ sở dân chủ và hòa bình, có một địa vị xứng đáng trong các dân tộc tự do.
        - Quy định nền công nghiệp nước Đức phải được hoàn toàn chuyển sang công nghiệp hòa bình, các liên minh và các tập đoàn công nghiệp phải bị thủ tiêu vì đó là những "lò lửa nguy hiểm" của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.
          - Coi nước Đức là một quốc gia thống nhất, toàn vẹn về kinh tế, chính trị.
        - Khuyến khích sự phát triển của các công đoàn dân chủ tự do, quyền tự do báo chí và ngôn luận, , giúp cho sự phát triển của các lực lượng dân chủ.
         - Quy định nước Đức phải bồi thường mức tối đa về những thiệt hại mà Đức đã gây ra cho các nước Đồng minh.
           - Quy định việc xét xử các tội phạm chiến tranh.
           - Xác nhận những quyết định về việc thành lập những hội đồng kiểm soát: quyết định về các khu vực đóng quân; các đại biểu Đồng minh phải thi hành một chính sách chung đã thỏa thuận với nhau.
            Như vậy, bản tuyên bố tại hội nghị Posdam nói lên sự thống nhất giữa ba cường quốc trong việc tiêu tiệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt phát xít Đức, ba cường quốc sẽ thi hành những biện pháp để không bao giờ Đức có thể uy hiếp láng giềng và nền hòa bình an ninh của các dân tộc trên thế giới. Ở hội nghị này, ba cường quốc xuất phát từ việc coi Đức trong thời kì bị chiến đóng là một khối thống nhất về chính trị và kinh tế, mặc dù lãnh thổ Đức bị chia thành nhiều khu vực chiếm đóng khác nhau. Do đó, ba cường quốc thỏa thuận sẽ có thái độ thống nhất đối với toàn thể nhân dân Đức và cùng thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản và chính trị, kinh tế để biến nước Đức thành một nước dân chủ thống nhất, nhất là sau này có thể tham gia hợp tác một cách hòa bình với các nước khác trên vũ đài chính trị.
            Những quyết nghị ở hội nghị Posdam hoàn toàn phù hợp với những quyền lợi của nhân dân các nước, kể cả nhân dân Đức,nạn nhân của chủ nghĩa quân phiệt, tạo ra cơ sở pháp lí cho cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ chống phát xít Đức. Và các nước đồng minh tham gia chiếm đóng nước Đức có nhiệm vụ tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít, tạo điều kiện cho nhân dân Đức có thể xây dựng lại một nước Đức hòa bình và dân chủ.
            Nhưng tiếc thay chỉ có Liên Xô trung thành và nhất quán những điều thỏa thuận ở hội nghị Pôtxđam. Do bản chất đế quốc chủ nghĩa và khuynh hướng chống chủ nghĩa xã hội, các nước Mĩ, Anh, Pháp không những không thi hành những nghị quyết đó mà còn dung túng, tạo điều kiện thuận lợi cho bọn tư bản độc quyền và bộ quân phiệt củng cố địa vị của chúng. Các nước đế quốc chủ trương phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức, biến nước Đức thành trung tâm phản cách mạng để chống lại Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân và cũng để đàn áp phong trào cách mạng ngày càng phát triển mạnh ở Đức và toàn châu Âu. Và việc chia cắt nước Đức càng diễn ra quyết liệt hơn khi chủ nghĩa Tơruman ra đời. Chủ nghĩa Tơruman là mốc đánh dấu cho sự mở đầu của “chiến tranh lạnh”. “Chiến tranh lạnh” đánh dấu cho sự hợp tác đồng minh trong thời kì chiến tranh của Liên Minh chống phát xít không còn nữa và thay vào đó là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa hai bên. Trong hoàn cảnh như vậy, nước Đức giữ vị trí cực kì quan trọng trong chiến lược của các siêu cường, và Mĩ, Anh đã vi phạm một cách có hệ thống những thỏa thuận ở Pôtxđam về vấn đề Đức.
          Những thoả thuận tại hội nghị Pôxđam là nhằm xây dựng một nước Đức hoà bình và dân chủ. Nhưng trong quá trình thực hiện, bọn đế quốc lại chủ trương phục hồi lại chủ nghĩa quân phiệt Đức, biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh, một trung tâm phản cách mạng để chống lại Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu, đàn áp cách mạng thế giới. Ngược lại, phía Liên Xô chủ trương nhất quán triệt để thi hành hiệp ước quốc tế đã ki kết về vấn đề Đức, đấu tranh đẻ tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng dân chủ phát triển ở Đức, Qua trình thực hiện các hiệp ước được thể hiện qua các vấn đề sau.
          Xử tội phạm chiến tranh ở Nurenberg
          Đây là công việc quan trọng để trừng trị không cho bọn phát xít ngóc đầu dậy và để cảnh cáo bọn hiếu chiến âm mưu gây chiến tranh xâm lược sau này. Do đấu tranh của Liên Xô và nhân dân thế giới, ngày 20/10/1945, các nước Động minh đã thành lập toà án xử tội phạm chiến tranh ở Nuyrămbe. Toà án xử trên 400 phiên họp, đến 31/8/1946 thì kết thúc và những án lệ được công bố vào ngày 1/10/1946.
          Do đấu tranh của Liên Xô, toà án đã kết luận: tổ chức Gestapo, tổ chức cảnh sát  bí mật S.S, cơ quan “an ninh” đều là những tổ chức tội phạm. Tòa án đã xử tử 12 tên tội phạm đầu sỏ, trong đó có Goerinh, Ribbentrov… còn một số tên tội phạm khác cũng đáng xử tử hình hoặc phải tù tội nặng nhưng Mĩ, Anh, Pháp…. chỉ kết tội nhẹ(như Hesse) hoặc tha bổng như (Von Papen), hoặc dung túng để cho một số khác chạy trốn ra nước ngoài…
          Tuy không đạt được mọi kết quả, việc xử tội phạm chiến tranh ở Nuyrămbe cũng đã có tác dụng quan trọng trong việc củng cố những thắng lợi chống phát xít, và lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã tổ chức một tòa án quốc tế để trừng trị những bọn tội phạm gây ra chiến tranh xâm lược.
         Hai chính sách khác nhau ở Đông Đức và Tây Đức
         Ở Đông Đức, Liên Xô đã hết sức giúp đỡ các lực lượng dân chủ, trong những điều đã quy định giữa các cường quốc ở hội Posdam và anta. Các lực lượng quân sự, các tổ chức vũ trang và các tổ chức phát xít đều bị giải tán và bị tiêu diệt toàn bộ. Về mặt kinh tế, các công ty lớn, các xí nghiệp lớn, đều được quốc hữu hóa. Cải cách ruộng đất được thực hiện. Những phần tử tư bản, địa chủ làm cơ sở cho tổ chức phát xít trước kia đã bị đánh đổ. Chính quyền đã chuyển sang tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
          Trái lại, ở Tây Đức, bọn Mĩ, Anh, Pháp đã không thực hiện những điều đã kí kết trước đây. Bọn chúng đã dung túng, nuôi d ưỡng, những lực lượng quân phiệt phát xít, tìm mọi cách làm cho bọn này tồn tại và ngóc đầu trở lại dưới những hình thức che đậy khác.
        Ở khu Anh chiếm đóng, các tổ chức quân đội phát xít Đức vẫn tồn tại dưới những hình thức “ nhóm sản xuất”, những “ tổ công tác”. Các “nhóm”và “tổ” này đều do c ác sĩ quan Đức quốc xã điều khiển. Ở Khu vực Mĩ kiểm soát, các tổ chức quân sự phát xít được duy trì dưới hình thức các “tổ chức thể thao” có huấn luyện viên Mĩ huấn luyện về quân sự. Chính quyền chiếm đóng Mĩ, Anh, Pháp đã công khai ủng hộ các đảng phái tư sản, địa chủ của Đức phát xít và các đảng phái này đã dần dần nắm lấy chính quyền ở Tây Đức. Hoạt động của các đảng phái và các tổ chức dân chủ bị hạn chế, đảng Cộng sản bị công khai khủng bố. Về công nghiệp, và nông nghiệp, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa quân phiệt vẫn được duy trì. Bọn cá mập về công nghiệp và tài chính trước kia như Titxa, Sactơ, Crup… đã trở lại độc quyền chiếm địa vị thống trị trong đời sống chính trị và kinh tế Tây Đức. Các công ty độc quyền, các tơrơt, các cacten…. được giải tán một cách giả tạo bằng cách phân nhỏ  gọi là chính sách” chia nhỏ  cacten” hoặc là “chia nhỏ” một số tập đoàn lũng đoạn nhưng vẫn nằm trong tay bọn chủ cũ hoặc họ hàng bọn chủ cũ. Các cơ sở công nghiệp quân sự vẫn được duy trì nguyên vẹn như xí nghiệp sản xuất máy bay Met-xec-sơ-mit, Ôcbua.
            Những quyết định về việc bồi thường chiến tranh không được thực hiện. Bọn Mĩ, Anh đã phá hoại công việc của Ủy ban bồi thường Đồng Minh. Những yêu cầu bồi thường chính đáng của Liên Xô và các nước khác bị ngăn trở không được giải quyết một cách đúng đắn. Nhưng Mĩ, Anh lại tịch thu 270 kg tấn vàng mà b ọn Hitle đã mang sang Tây Đức, tất cả vốn đầu tư của Đức ở nước ngoài trừ Đông Âu trị giá 1 tỉ đô la. Tổng cộng Mĩ, Anh đã tịch thu của Đức tất cả là 10 tỉ đô la.
          Để chuẩn bị cho việc chia cắt nước Đức, ngày 2/12/1946, tại Oasinhtơn, Mĩ và Anh đã kí hiệp nghị về việc thống nhất kinh tế và hành chính hai khu vực Mĩ và Anh. Hiệp nghị này đã quy định việc phát triển tiềm lực kinh tế của Tây Đức để làm cơ sở mở rộng sản xuất phục vụ chiến tranh và phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức sau này. Để thực hiện mục đích ấy, Mĩ đã cho các công ty độc quyền Tây Đức vay gần 1 tỉ đô la và đưa vốn Mĩ vào đầu tư ở Tây Đức. Mĩ, Anh khống chế hoàn toàn ngành ngoại thương của khu vực hợp nhất bằng cách chỉ cho khu vực này được phát triển quan hệ buôn bán với các nước phương Tây, điều này đã làm cho Mĩ có địa vị độc quyền trên thị trường Tây Đức. Việc buôn bán giữa Đông Đức và Tây Đức đã bị cản trở nghiêm trọng vì đô la được dùng làm ngoại hối chính trong việc thanh toán mậu dịch giữa hai miền.
          Việc thành lập khu vực hợp nhất Mĩ, Anh là giai đoạn đầu trong việc chia cắt nước Đức và đã gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với nhân dân Đức và toàn thể nhân dân châu Âu. Mĩ,Anh âm mưu thành lập khu vực hợp nhất để tập trung đối phó lại lực lượng của giai cấp công nhân Đức, làm suy yếu sức đấu tranh của họ đối với chính sách khôi phục thống trị của các độc quyền Đức của chúng và không để cho những cải cách dân chủ được thi hành ở Tây Đức.

Chương 2
NHỮNG DIỄN BIẾN CHỦ YẾU CỦA CHIẾN TRANH LANH GIỮA HAI CỰC XÔ - MỸ VÀ HAI KHỐI ĐÔNG - TÂY QUA VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỨC


          Để phục vụ cho cuộc “chiến tranh lạnh”, Mĩ đã đề ra chủ nghĩa Tơruman và kế hoạch Macsan nhằm phục hưng châu Âu để ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản. Đức nằm trong kế hoạch đó của Mĩ. Đế quốc Mĩ càng ra sức tiến hành âm mưu chia cắt nước Đức, phục hồi chủ ghĩa quân phiệt Đức biến Tây Đức thành “một tiền đồn” ngăn chặn nguy cơ thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đang “đe doạ” nhiều nước châu Âu.
          Các cường quốc trong Liên minh chống phát xít đã thoả thuận với nhau ở Ianta và Pôtxđam về tương lai nước Đức phải là một nước thống nhất, dân chủ, hoà bình. Nhưng từ khi quan hệ giữa Liên Xô và các nước phương Tây trở nên căng thẳng, sự nghi kị lẫn nhau đã dẫn đến bất hợp tác trong quan hệ quốc tế. Việc thống nhất nước Đức và kí hoà ước với nước Đức trở nên phức tạp và khó khăn. Ở các hội nghị ngoại trưởng Matxcơva và Luân Đôn tháng 3 và tháng 12/1947, vấn đề Đức vẫn bế tắc và là vấn đề đấu tranh hết sức gay gắt giữ Liên Xô và các nước phương Tây. Nếu như trước 1948, Mĩ và Anh đồng ý với Liên Xô rằng cần phải duy trì sự thống nhất và phản đối chủ trương của Pháp muốn chia cắt nước Đức, tuy rằng mỗi bên có động cơ khác nhau, thì nay tình hình đã khác trước. Sau nhiều lần thương lượng MĨ, Anh thấy không có khả năng cùng với Liên Xô thoả thuận về một giải pháp thống nhất Đức, nên từ tháng 1/1948. hội nghị đã chính thức triệu tập ở Luân Đôn.
           Được tin hội nghị này sắp họp, Liên Xô đã lên tiếng phản đối và đồng thời ban ngoại trưởng Tiệp Khắc, Ba Lan, Nam Tư liền gặp nhau ở Praha để nghiên cứu tình hình và tỏ thái độ chung về hành động riêng rẽ của Mĩ, Anh, Pháp. Ngày 18/2/1948, hội nghị Praha gửi công hàm cho ba nước phương Tây đề nghị tham gia hội nghị Luân Đôn vì ba nước: Tiệp Khắc, Ba Lan và Nam Tư có liên quan mạt thiết đến tình hình nước Đức. Đồng thời, hội nghị Praha ra một bản tuyên bố nhấn mạnh sự cần thiết phải để bốn cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp cùng có trách nhiệm kiểm soát chung nước Đức và nước Đức phải chịu bồi thường thiệt hại chiến tranh do Đức gây ra. Bản tuyên bố vạch ra cho dư luận thế giới rằng việc thành lập một nước Tây Đức riêng rẽ là một đe doạ cho nền hoà bình và an ninh châu Âu và thế giới. Nhưng Mĩ, Anh, Pháp không tán thành đã bác bỏ đề nghị dự hội nghị của Tiệp Khắc, Ba Lan, Nam Tư. Ngược lại, Anh, Pháp lại mở rộng cho Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua là những nước theo đế quốc phương Tây đã tham gia kế hoạch Macsan và đang cùng Anh, Pháp xúc tiến việc thành lập khối Liên hiệp Tây Âu.
           Hội nghị Luân Đôn họp thành hai đợt: từ 23/2 đến 6/3/1948 và tiếp theo từ 2/4 đến 1/6/1948. Trong thời gian khá dài này, hội nghị đã bàn những vấn đề chính sau: Tổ chức chính trị ở Châu Âu, chế độ khai thác than ở vùng Rua, chế độ chiếm đóng mới ở Tây Đức, cải cách tiền tệ ở Đức.
            Các nước tham gia hội nghị đã xem việc thành lập một quốc gia Tây Đức riêng rẽ là có ý nghĩa đặc biệt. Về vấn đề này, lúc đầu lập trường của Pháp chưa được ăn nhịp với lập trường của Mĩ, vì Pháp còn lo ngại việc thành lập lại một quốc gia Đức thống nhất, tập trung mạnh là một vấn đề đe doạ với Pháp. Nhưng Mĩ lại muốn đưa hẳn vào Tây Đức để thực hiện chính sách xâm lược của chúng ở Châu Âu nên Mĩ chủ chương thành lập một chính phủ Liên bang Đức, tập trung có quyền hạn và co những phương tiện hành động riêng, sau đó Pháp phải nhượng bộ Mĩ.
          Về quy chế vùng Rua, một vùng phát triển về hầm mỏ và xí nghiệp luyện kim, Pháp cũng lại nhượng bộ Mĩ một lần nữa. Lần lượt. Pháp phải bỏ chủ trương tách vùng Rua ra khỏi nước Đức để làm cho Đức yếu về mặt kinh tế và chủ trương đòi quốc tế hoá các ngành kĩ nghệ vùng Rua. Cuối cùng, hội nghị chấp nhận nguyên tắc để cho các công ty độc quyền người Đúc quản trị và thành lập “Hội đồng kiểm soát quốc tế “ gồm đại biểu của Mĩ, Anh, Pháp và các nước Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua để tranh thủ và thoả mãn” người bạn suy yếu” của mình. Mĩ, Anh ủng hộ những yêu sách của Pháp về vùng Xarơ.
          Về vấn đề quân sự, Mĩ,Anh, Pháp công nhận huỷ bộ máy kiểm soát tay tư ở Đức dể thành lập ra “ Cục quân sự về an ninh “ gồm các tổng tư lệnh Mĩ, Anh, Pháp. Ba cường quốc phương Tây cũng không ngần ngại gì để lộ rõ âm mưu chiếm đóng Tây Đức và thôn tính Đông Đức của ho trong bản tuyên bố cuối cùng ra ngày 2/6/1948. Qua bản tuyên bố này, Mĩ, Anh,Pháp tỏ rõ không có ý định rút các lực lượng vũ trang ra khỏi Đức cho đến khi nào có sự “ thống nhất của nước Đức và nền hoà bình ở Châu Âu được bảo đảm “ trên cơ sở các quyết định riêng rẽ hội nghị Luân Đôn. Điều này có nghĩa là các nước phương Tây định dựa vào các lực lượng vũ trang để sát nhập Đông Đức vào quốc gia Tây Đức, ngược lại với ý chí của nhân dân Đức thủ tiêu chế độ dân chủ ở Đông Đức và khôi phục ách thống trị của các công ty tư bản độc quyền trên toàn nước Đức.
          Ngoài các vấn đề trên, các nước tham gia hội nghị Luân Đôn còn thoả thuận với nhau về việc tiến hành cải cách tiền tệ riêng rẽ ở Tây Đức và khu vực Tây Beclin.
          Những nghị quyết của hội nghị Luân Đôn đã chứng tỏ các nước phương Tây không ngần ngại gì để đi sâu vào con đường phá hoại những điều mà họ đã kí kết ở Ianta và Poxđam, phá hoại sự hợp tác giữa các cường quốc sau chiến tranh, gạt bỏ hoàn toàn mong muốn hợp tác cùng chung sống hoà bình của Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân.
         Liên Xô và các nước Trung Đông Âu đều thống nhất để phản đối hành động riêng rẽ nhằm chia cắt nước Đức, phá hoại hoà bình của hội nghị Luân Đôn. Tám nước: Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba lan, Nam Tư, Rumani, Bungari, Hunggari và Anbani cùng nhau họp hội nghị ở Vacsava vao 24/6/1948 ra bản tuyên bố không công nhận các quyết nghị Luân Đôn là hợp pháp và có giá trị tinh thần ví các quyết nghị này chỉ là kế hoạch khôi phục chủ nghĩa quân phiệt ở Tây Đức và biến Tây Đức thành các căn cứ chính yếu để thực hiện chính sách xâm lược ở châu Âu. Các nước tham gia hội nghị thống nhất kiên quyết đấu tranh để giải quyết các vấn đề có liên quan ở nước Đức bằng phương pháp hoà bình và dân chủ trên cơ sở hiệp ước Ianta và Potxdam. Với mục đích ấy, tám nước dự hội nghị đề ra những biện pháp sau đây để giải quyết vấn đề Đức:
          - Bốn cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp cùng nhau thoả thuận thi hành những biện pháp nhằm bảo đảm hoàn thành việc tiêu diệt chế độ quân phiệt Đức.
          - Trong một thời hạn nhất định, phải thiết lập sự kiểm soát của bốn cường quốc ở vùng Rua nhằm phát triển những ngành công nghiệp hoà bình và ngăn chặn sự phục hồi nền kinh tế chiến tranh.
          - Với sự thoả thuận giữa 4 cường quốc, sẽ thành lập một chính phủ lâm thời có tính chất dân chủ, hoà bình cho toàn nước Đức.
          - Kí kết hoà ước với Đức theo những quyết nghị của hội nghị Pôtxdam và rút quân chiếm đóng ra khỏi nước Đức trong vòng một năm sau khi kí hoà ước.
          - Tìm những biện pháp để Đức thi hành việc bồi thường chiến tranh.
          Những đề nghị của hội nghị Vacsava phù hợp với nguyện vọng của nhân dân yêu chuộng hoà bình ở nước Đức nên đảng Xã Hội thống nhất Đức đã lên tiếng đồng tình và coiu đó là một sự giúp đỡ to lớn đối với nhân dân Đức trong công cuộc đấu tranh cho một nước Đức thống nhất, dân chủ, hoà bình.
          Và ngay sau khi các nước phương Tây họp hội nghị Luân Đôn, Liên Xô đã kịch liệt phản đối, tẩy chay các cuộc họp trong Hội đồng kiểm soát đồng minh và do đó, hoạt động của cơ quan bốn bên bị tê liệt. Đến ngày 31/3/1948, tư lệnh Liên Xô quyết định phong toả, kiểm soát tất cả các mối liên hệ giữa các khu vực Tây Beclin với Tây Đức, để trả đũa việc phương Tây triệu tập hội nghị.
          Hành động này gây khó khăn cho các nước phương Tây trong việc tiếp tế cho Beclin, nhưng không ngăn cản được kế hoạch chia cắt nước Đức. Ngày 7/6/1948 các nước Mĩ, Anh, Pháp chuyển đến cho Liên Xô những thoả thuận của hội nghị Luân Đôn và cùng nhau thương lượng để tổ chức lại nền kinh tế ở Tây Đức và đưa Tây Đức vào hệ thống “ Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu” theo kế hoạch Macsan. Ngay 18/6/1948, tại các khu vực Tây Đức và Tây Beclin, các nhà chức trách Mĩ, Anh, Pháp đã tiến hành cải cách tiền tệ riêng rẽ. Môt đồng Mác mới đã lưu hành trong khu vực này. Các chính phủ phương Tây nhằm dùng đồng Mác mới để lũng đoạn nền kinh tế Đông Đức. Vì nền kinh tế Đông Đức và Tây Đức có mối liên hệ mật thiết với nhau: Beclin là trung tâm kinh tế lớn của Đông Đức. Đông Đức đang tiếp tế một phần lớn thực phẩm cho cả Đông và Tây Beclin. Như thế, nếu đồng Mác mới được lưu hành ở Tây Beclin thì sẽ tràn sang Đông Beclin, rồi tràn vào cả miền Đông Đức thế là Đông Đức sẽ bị đặt vào khu vực ảnh hưởng của Tây Đức và của cả kế hoạch Macsan. Rồi việc này tất nhiên sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt chính trị.
          Do đó, để bảo vệ nền kinh tế của Đông Đức, Ban quân chính Liên Xô ở Đông Đức buộc phải thi hành những hạn chế về việc vận tải, đi lại giữa các khu vực miền Tây và miền Đông cũng như giữa các khu vực Đông và Tây Beclin. Ngày 22/6/1948, tư lệnh Liên Xô, nguyên soái Sokolovski cho tiến hành cải cách tiền tệ ở khu vực Đông nước Đức và đến 1/7/1948, Liên Xô chấm dứt hoạt động của Bộ chỉ huy Beclin, cơ quan bốn bên cuối cùng.
          Cuộc phong toả Beclin của Liên Xô kéo dài gần một năm. Các nước phương Tây phải tổ chức cầu hàng không để duy trì tiếp tế cho Tây Beclin. Việc phong toả Beclin, tuy có gây cho các nước phương Tây một số khó khăn và tốn kém, nhưng họ đã lợi dụng vấn đề này để tạo ra cái gọi là” Vấn đề Beclin” và tổ chức chiến dịch tuyên truyền vu cáo cho Liên Xô đã gây ra cảnh đói khổ của nhân dân Tây Beclin. Mặt khác, họ lấy cớ tổ chức” cầu hàng không” tiếp tế cho Tây Beclin để tập trung quân ở Tây Đức. Rất nhiều máy bay tầm xa và nhiều đơn vị lực lượng vũ trang được đưa vào Tây Đức. Rất nhiều máy bay tầm xa và nhiều đơn vị lực lượng vũ trang được đưa vào Tây Đức gây nên tình hình quốc tế phức tạp và căng thẳng hơn.
          Ngày 6/7/1948, các chính phủ Mĩ, Anh, Pháp lại gửi công hàm cho Liên Xô đòi huỷ bỏ ngay cuộc phong toả Beclin với lời lẽ hết sức gay gắt. Liên Xô đã bác bỏ những đề nghị có tính chất tối hậu thư đó và tuyên bố sẵn sàng thương lượng và giải quyết vấn đề tình hình Beclin.
          Hè 1948, Đại sứ các nước phương Tây ở Matxcơva đến hội đàm với Ngoại trưởng Liên Xô để chấm dứt tình hình căng thẳng xảy ra ở Beclin, Liên Xô hứa sẽ chấm dứt những hạn chế giao thông, đi lại nếu cải cách tiền tệ được áp dụng chung cho toàn thành phố Beclin, nhưng các nước phương Tây phản đối. Những cuộc thương lượng này kéo dài song không đi đến sự thoả thuận nào. Tháng 9/1948, Mĩ, Anh, Pháp đã đưa vấn đề Beclin ra Hội đồng Bảo An Liên hiệp quốc. Đó là một sự vi phạm Hiến chương Liên hiệp quốc vì theo điều 107 của Hiến chương không có một cơ quan nào của Liên hợp quốc có thể can thiệp vào các vấn đề có liên quan đến nước Đức và các lãnh thổ khác trước kia thuộc phe phát xít. Chỉ bốn cường quốc chiếm đóng mới có quyền giải quyết vấn đề đó. Các bài diễn văn của các nước phương Tây ở Hội đồng Bảo An đều sặc mùi “không khí chiến tranh lạnh”. Cuối cùng, do sự phản đối của Liên Xô, Hội đồng Bảo An không đi đến một quyết định cụ thể gì.
          Chính phủ Liên Xô đã từ chối tham gia thảo luận vấn đề Beclin ở Hội đồng Bảo An, nhưng trong cuộc thương lượng không chính thức với chủ tịch hội đồng, đại biểu Liên Xô tỏ ý sẵn sàng giải quyết vấn đề Beclin với các nước phương Tây. Kể từ ngày 15/2/1949, đại biểu Mĩ Gietsup và đại Liên Xô Malich đã lần gặp nhau và thảo thuận củ thể sẽ họp hội đồng ngoại trưởng bốn nước lớn vào ngày 5/5/1949 và xoá bỏ việc Liên Xô hạn chế giao thương giữa Tây Đức với Tây Beclin vao 12/5/1949, và cùng ngày sẽ xoá bỏ các biện pháp trả đũa do phương Tây tiến hành với thương mại giữa vùng Tây và Đông nước Đức. Chính phủ Liên Xô cũng không đòi hỏi phải áp dụng một đồng Mac thống nhất giữa Đông và Tây Beclin vì vấn đề này sẽ được xem xét tại kì họp sắp tới của hội đồng ngoại trưởng.
          Sau một năm rưỡi gián đoạn, hội đồng ngoại trưởng đã họp ở Pari từ 22/5/1949 đến 20/6/1949 để xem xét vấn đề: thống nhất đất nước Đức, chuẩn bị kí kết hoà ước với Đức và tình hình ở Beclin cả vấn đề tiền tệ.
          Đại biểu Liên Xô đã kiên trì đòi phải có kế hoạch khắc phục tình trạng chia cắt nước Đức và bốn nước chiếm đóng phải thống nhất chính sách mau chóng kí kết hoà ước với nước Đức dân chủ và hoà bình. Để thực hiện chương trình này, Liên Xô đề nghị khôi phục hoạt động của Hội đồng kiểm tra và Bộ tư lệnh Đồng minh ở Beclin, thành lập Hội đồng quốc gia toàn nước Đức. Nhưng tiếc rằng tất cả những đề nghị của Liên Xô đều bị đại biểu Mĩ, Anh, Pháp bác bỏ. Họ đưa ra những đòi hỏi vô lý để giành quyền kiểm soát toàn nước Đức, đề nghị thành lập “Hội đồng tối cao”thay cho Hội đồng kiểm tra với phương thức làm việc theo đa số tương đối nhằm ép Liên Xô phục tùng những ý đồ của họ. Và cuối cùng, hội nghị ngoại trưởng đã thất bại về vấn đề thống nhất nước Đức. Do đó, các nước đã cố gắng đạt thoả thuận về thống nhất Beclin và ngày 2/6/1949, ngoại trưởng Mĩ Dean Acheson thay mặt phương Tây đề nghị một dự án mà nội dung chủ yếu là tổ chức tuyển cử tự do ở bốn khu vực của Beclin và tái lập Bộ chỉ huy Beclin. Ngày 6/6, Acheson gợi ý một thoả hiệp chung và chấp nhận rằng trong đại bộ phận các trường hợp các quyết định của bốn ngoại trưởng về Đức phải có tính nhất trí, phù hợp với mong muốn của Liên Xô. Ngày 7/6, Vichinsky đã bác bỏ đề án của phương Tây cho rằng đề án đó không giành một phần đủ lớn cho quyền phủ quyết và cung cấp quá nhiều quyền cho uỷ ban thị xã được bầu ra. Ngày 10/6, Molotov đua ra đề nghị theo đó bốn chính phủ sau một thời gian ba tháng cần đua ra một dự án về hoà ước với Đức và rút quân đội chiếm đóng trong phạm vi một năm kể từ ngày kí hoà ước với Đức.
          Các nước phương Tây không chịu đàm phán với Liên Xô nhưng lại gấp rút hoàn thành kế hoạch thành lập quốc gia Tây Đức riêng rẽ của họ. Để thi hành những quyết nghị của hội nghị Luân Đôn tháng 2 năm 1948 về việc thành lập quốc gia Tây Đức, ba tư lệnh quân đội Mĩ, Anh, Pháp ở ba khu chiếm đóng đã cùng với nhà cầm quyền ở Tây Đức tiến hành hội nghị Phơranpho vào tháng 7/1948. Hội nghị này quyết định triệu tập vào tháng 9 năm 1948 một quốc hội lập hiến gọi là Hội đồng nghị viện gồm các đại biểu các nghị viện các châu để dự thảo bản hiến pháp cho quốc gia Tây Đức.
          Đồng thời ba nước lớn phương Tây đã đàm phán với nhau về biện pháp thực hiện quyết định Luân Đôn về Rua, vấn đề bồi thường và cải cách quy chế chiếm đóng. Vì quan tâm đến vấn đề phục hồi kinh tế ở nước Đức, phía MĨ tán thành giảm nhiều việc tháo dỡ nhà máy và trao thêm quyền cho chính phủ Đức tương lai. Trái lại, Pháp muốn kiềm chế xu hướng đó. Sau nhiều năm đàm phán kéo dài, đã thoả thuận được vấn đề quy chế chiếm đóng và ngày 8/4/1949 tại Oasinhtơn đã kí kết một hiệp định quan trọng Đức, Mục đích của của các hiệp định này là nhằm trao trả quyền quản trị cho nước Đức qua quốc gia Tây Đức sẽ thành lập và trong bước đầu công nhận cho Tây Đức có quyền tự trị phù hợp với chế độ chiếm đóng ở vùng này. Tuy thế, ba chính phủ Mĩ, Anh, Pháp vẫn còn nắm lấy quyền lực tối cao có thẩm quyền sửa đổi lại mọi quyết định về lập pháp và hành chính của nhà cầm quyền Đức. Ngoài ra Mĩ, Anh, Pháp vẫn còn giữ quyền kiểm soát nền công nghiệp vùng Rua, kiểm soát ngành ngoại thương và hoạt động ngoại giao của cả Tây Đức và thay mặt Tây Đức kí kết các hiệp nghị quốc tế.
          Những kí kết giữa Đức và các nước khác sẽ có hiệu lực sau 21 ngày sau khi đã được đệ trình cho các nhà chức trách chiếm đóng không tán thành các kí kết đó. Đồng thời, các lực lượng vũ trang đóng ở Tây Đức được hoàn toàn tự do đi lại. Dưới danh từ”đảm bảo an toàn “ hay “ thi hành những nhiệm vụ quốc tế”, bất kì nước nào, các tư lệnh của các nước phương Tây cũng có thể tước quyền của các cơ quan Tây Đức và kiểm soát Tây Đức. Đồng thời, ở Tây Đức cũng được thành lập “ Uỷ ban đồng minh tối cao” có thẩm quyền về mặt dân sự để tiếp xúc thường xuyên với chính phủ Tây Đức.
          Như thế là các hiệp định Oasinhtơn đã đưa tới việc thành lập một quốc gia mới và một quy chế chiếm đóng mới ở Tây Đức, phá hoại bộ máy kiểm soát của bốn cường quốc đồng minh đã chiến thắng chế độ phát xít Hitle trước đây, vi phạm trắng trợn hiệp định Poxdam.
          Đến tháng 5/1949, Hội đồng Nghị viện ở Bon đã thông qua bản dự thảo hiến pháp của nước Cộng hoà liên bang Đức” đạo luật cơ bản của Bon” thoả hiệp giữa các luận điểm liên bang và luận điểm trung ương tập trung. Cộng hoà liên bang Đức Là một liên bang gồm 11bang của Tây Đức, mỗi bang có một hiến pháp riêng. Luật cơ bản được các bang và ba thống đốc quân sự đồng minh, duyệt y.” Cao uỷ hội Đồng minh” được thành lập ngày 20/6 ở Pari và bắt đầu làm việc vào tháng 9/1949 gồm John Mc Coy (Đức), Andre Francois Poncet(Pháp) và tướng Robestson(Anh). Ngày 14/8/1949 ở các khu miền Tây Đức đã tiến hành bầu cử riêng rẽ. Ngày 12/9/1949, Giáo sư Hớt được cử làm tổng thống nước cộng hoà liên bang Đức và ngày 15/9/1949, Ađênao thuộc đảng Công Giáo dân chủ được cử làm Thủ tướng Chính phủ.
          Đến cuối tháng 9/1949, ở Tây Đức đã xuất hiện một quốc gia riêng rẽ, hợp tác chặt chẽ với các nước phương Tây để rồi dần dần trở thành một căn cứ xâm lược các nước đế quốc phương Tây ngay cả của giới quân phiệt DDuwcschoongs lại nước Cộng hoà dân chủ Đức, chống lại Liên Xô và các nước dân chủ Trung Đông Âu đứng trong phe xã hội chủ nghĩa, điều này đã gây ra những hậu quả nguy hiểm đối với dân tộc Đức và sự nghiệp hoà bình ở Châu Âu và toàn thế giới. Như vậy, âm mưu của Mĩ và phía cực Tây trong” chiến tranh lạnh” đã thành công bước đầu vì đã biến Tây Đức thành tiền đồn chống chủ nghĩa cộng sản.
          Trước những hành động đó, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã kiên quyết phản đối. cuối 1947, Đảng xã hội dân chủ và Đảng cộng sản hợp nhất thành Đảng xã hội thống nhất Đức. Sự kiện lịch sử này đánh dấu một bước tiến quan trọng nhằm thống nhất lực lượng giai cấp công nhân làm nền tảng cho một mặt trận dân tộc rộng rãi sau này. Ngày 1/10/1949, Liên Xô đã gửi công hàm đến Chính phủ các nước phương tây nói rằng” Việc thành lập chính phủ riêng rẽ ở Tây Đức là kết quả quá trình chia cắt nước Đức mà chính phủ các nước Mĩ, Anh, Pháp đã thi hành trong những năm gần đây, đi ngược lai hiệp định Poxdam”. Việc ra đời nước Tây Đức đã gây ra những hậu quả ngiêm trọng đối với dân tộc Đức và sự nghiệp thống nhất nước Đức. Bộ chính trị Đảng xã hội thống nhất Đức ra tuyên bố coi ngày 7/9/1949 là ngày” phản bội”. nhục nhã dân tộc Đức.
          Tháng 5/1949, đại biểu của tất cả các đảng phái, tổ chức dân chủ của cả hai miền nước Đức đã họp Đại hội nhân dân Đức lần thứ ba thông qua Hiến pháp dân chủ mới của Đức. Đại hội bầu ra cơ quan hoạt động thường trực: Hội đồng nhân dân Đức, nhằm tiếp tục động viên quần chúng nhân dân đấu trang cho hoà bình và thống nhất đất nước. Ngày 7/10/1949, để biểu hiện ý chí của tất cả các lực lượng dân chủ Đức, Hội đồng nhân dân Đức đã tuyên bố thành lập nước Cộng hoà dân chủ Đức. Sau đó, hội đồng nhân dân Đức đã được cải tổ thành quốc hội lâm thời, quốc hội đã quyết định thi hành hiến pháp và thành lập chính phủ lâm thời của nước Cộng hoà dân chủ Đức do Ôtto Gôrơtvon lãnh đạo. Ngay sau khi được thành lập, Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ Đức được Ban quân chính Liên Xô đóng ở Đức trao trả lại những quyền về đối nội và đối ngoại. Nước cộng hoà dân chủ Đức ra đời là một sự kiện quan trọng của quá trình cách mạng thế giới,một quá trình dẫn đến sự hình thành và củng cố hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.
          Như vậy, nước Đức đã bị chia cắt, một ở phía Tây bao gồm lãnh thổ ba vùng chiếm đóng của Mĩ, Anh, Pháp, được các nước tư bản phương Tây thừa nhận và ủng hộ, một ở phía Đông trên lãnh thổ chiếm đóng của Liên Xô, được các nước xá hội chủ nghĩa thừa nhận và ủng hộ. Nhà nước phía Tây có diện tích và dân số gấp đôi, với tiềm lực kinh tế hơn hẳn nhà nước phía Đông. Sự kiện này xảy ra ngay giữa trung tâm châu Âu, không phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của nhân dân Đức ở cả hai miền, và chỉ là sản phẩm của chính sách “chiến tranh lạnh”sau chiến tranh thế giới thứ II, càng làm cho tình hình châu Âu và thế giới căng thẳng hơn. Đó là cuộc đấu tranh giữa Mĩ và Liên Xô cũng như giữa hai cực Đông và Tây. Và vấn đề kí hoà ước với Đức thống nhất trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
          Hai nước Đức đã được thành lập và phát triển theo hai hướng hoàn toàn trái ngược nhau, do đó vấn đề thống nhất và kí hoà ước với Đức trở nên xa vời, chưa có triển vọng thực tế.Trong khi đó “chiến tranh lạnh” giữa hai phe ngày càng leo thang, đặc biệt cuộc chiến tranh Triều Tiên là cuộc đọ sức giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, điều này cũng làm nổi bật “lỗ hổng quân sự” ở Tây Âu, do đó đã khiến chính phủ Mĩ phải chính thức gợi vấn đề tái vũ trang nước Đức. Tình hình thế giới lúc này cũng rất căng thẳng, dư luận phương Tây lo ngại nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng mới ở châu Âu. Trong lúc đó, các nước Hà Lan, Anh, Pháp, Bỉ đang phải lo đối phó với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nước Mĩ cũng không đủ khả năng đối phó với một cuộc khủng hoảng mới, nếu nó xảy ra ở Châu Âu.
          Để bảo vệ Tây Âu, các nước phương Tây không có cách nào khác là phải động viên nhân lực và vật lực ở Tây Đức. Bất chấp những thoả thuận về nước Đức ở Ianta và Poxđam, các nước phương Tây chủ trương tái vũ trang Tây Đức.
   Tháng 9 năm 1950, Hội nghị Ngoại trưởng NATO họp ở NewYork đã thông qua Chiến lược phòng thủ Tây Âu với việc thành lập một lực lượng quân sự thống nhất và một Bộ chỉ huy thống nhất. Cũng trong tháng đó, Tổng thống Mỹ Truman đưa sang Châu Âu 4 sư đoàn quân chiến đấu Mỹ ở lục địa này. Ngày 19/12/1950, Bộ trưởng ngoại giao các nước Nato thông báo thành lập hệ thống phòng thủ thống nhất dưới sự chỉ huy tối cao của tướng Mỹ Aixenhao. Đồng thời, chính phủ Mỹ ồ ạt tăng ngan sách quốc phòng từ 13,5 tỷ lên 50 tỷ USD nhằm đẩy nhanh việc sản xuất vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường cũng như cung cấp cho các nước Tây Âu vũ khí trang bị mà họ yêu cầu. Số lượng quân đội Mỹ được tăng từ 0,5 triệu lên 3,5 triệu và quân đội của khối quân sự Nato tăng từ 14 sư đoàn lên 50 sư đoàn quân chiến đấu. Hàng trăm căn cứ hải, lục, không quân Mỹ được thành lập trên lãnh thổ các nước Tây Âu. Như vậy, có thể nói cho đến 1952, dưới chiêu bài “ngăn chặn sự bành trướng của Nga”, nước Mỹ đã chi phối Tây Âu bằng các kế hoạch kinh tế, chính trị và quân sự hoàn chỉnh.
   Nhưng sự phát triển của nền kinh tế Mỹ đầu những năm 50 không cho phép chi phí quá lớn cho quốc phòng. Việc đó đòi hỏi sự đóng góp nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Mỹ. Chính phủ Mỹ lo sợ sự phản đối của nhân dân họ, đã yêu cầu các chính phủ Tây Âu đóng góp nhiều hơn vào công việc phòng thủ chung. Nhưng lúc này, kinh tế các nước Tây Âu còn chưa phục hồi đầy đủ, hơn nữa Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan còn bị sa lầy ở các thuộc địa bởi phong trào giải phóng dân tộc đang ngày càng lên cao. Chỉ còn một nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh ở Tây Âu là Tây Đức.
   Để phục vụ cho chiến lược chống chủ nghĩa cộng sản, chính phủ Mỹ đã coi thường những thoả thuận ở Ianta và Poxđan, chủ trương tái vụ trang Tây Đức và đưa nước này gia nhập Nato. Vấn đề này thực ra ngay từ khi thành lập Nato đã được nêu ra, nhưng bị nhân dân Pháp cùng các nước khác kịch liệt phản đối nên không thể thực hiện được. Đến khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra, chính phủ Mỹ lợi dụng để gây sức ép với Pháp và thúc giục các nước Tây Âu nhanh chóng đi đến nhất trí vấn đề này. Ngày 12/09/1950, ngoại trưởng Mỹ Acheson chính thức đề nghị với ngoại trưởng Anh và Pháp lập ra các sư đoàn Đức và đặt dưới sự chỉ huy của Nato, điều mà nghị quyết Poxđam ngăn cấm và trước đây bị chính phủ, nhân dân Pháp kiên quyết phản đối.
   Để xoa dịu dư luận nhân dân Pháp và chuẩn bị tái vũ trang Tây Đức, ngày 4/5/1950 Suman (R. Schuman)- Ngoại trưởng Pháp gửi đến “Ban tổng thư ký” hội đồng Chấu Âu một đề nghị thành lập các “Công ty Châu Âu”. Ngày 9/5/1950, Suman thay mặt chính phủ Pháp công bố một bức giáp thư cụ thể đề nghị thành lập “Cộng đồng than thép”. Và ngày 18/4/1951, hiệp định thành lập “Cộng đồng than thép” được ký kết. Hiệp định này quy định thành lập thị trường thống nhất và điều hoà việc sản xuất than và thép ở Tây Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua. Các nước tham gia cộng đồng cử ra một cơ quan lãnh đạo tối cao để giải quyết các vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than và thép của các thành viên. Mục đích của Suman là tạo ra một sự thông cảm giữa nhân dân các nước Tây Âu, đặc biệt là Pháp với Đức, làm giảm bớt sự chống đối lâu đời giữa nhân dân hai nước Pháp và Đức. Mỹ nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến của Suman. Anh lúc đầu có tham gia đàm phán nhưng sau đó đã từ chối tham gia vì không muốn để ảnh hưởng của Pháp chi phối ở Tây Âu thông qua kế hoạch Suman.
   Việc thành lập cộng đồng than thép Châu Âu là kết quả của sự liên kết giữa tư bản độc quyền Pháp và Tây Đức với sự giúp đỡ của Mỹ, cho phép tư bản độc quyền Pháp sự dụng than của Đức với giá rẻ và mở đường cho tư bản độc quyền Tây Đức sử dụng quặng sắt của Pháp. Nắm lấy cơ hội này, Tây Đức thấy họ có thể chiếm địa vị lợi ích nhất ở trong “Cộng đồng than thép”. Ở hội nghị Paris (tháng 6/1950), Tây Đức đã đòi các nước đồng minh phải trả lại địa vị của Đức ở Châu Âu và trên thế giới nói chung, đòi được quyền hoạt động tự do như một nước độc lập. Mỹ đã ủng hộ lập trường này của Đức, do đó Tây Đức ra sức đòi quyền bình đẳng với Pháp. Các nước phương tây đã nớI rộng một phần quyền hạn cho Tây Đức để họ cộng tác chặt chẽ vớI chính sách chống Liên Xô và chống Chủ nghĩa xã hội của Mỹ. Tháng 3/1951, phương tây cho phép chính phủ Tây Đức được quyền lãnh đạo đời sống kinh tế và một số vẫn đề thuộc chính sách đốI ngoạI, nhưng quyền kiểm soát các lĩnh vực kinh tế quan trọng như sản xuất than, thép và hoá chất vẫn do các cường quốc Mỹ, Anh, Pháp nắm giữ.
Ngày 9/7/1951, các nước Mỹ, Anh, Pháp đơn phương tuyên bố chầm dứt tình trạng chiến tranh với Cộng hoà liên bang Đức và hàng loạt tội phạm chiến tranh Đức được thả tự do, các lực lượng cảnh sát Tây Đức được tăng cường, đây là bước đầu tiên của kế hoạch tái vũ trang và đưa Tây Đức vào liên minh quân sự của các nước phương Tây.
   Như vậy, “Cộng đồng than thép” là một bước đầu đi đến một tổ chức chính trị rộng rãi hơn mà người ta thường gọi là “Liên bang Châu Âu”. Trong khoá họp “Nghị viên” của “Cộng đồng” tạI buổI bế mạc ngày 2/12/1954, hội nghị có nhận xét rằng “Cộng đồng chỉ hoạt động bó hẹp trong phạm vi một cơ quan chuyên môn có thẩm quyền trong ngành than thép, như thế khó mà tổ chức được một tổ chức siêu quốc gia của Châu Âu về mọi mặt, đã đến lúc phải tổ chức Châu Âu về mặt chính trị”.
   Cuộc vận động thành lập khối “Cộng đồng phòng thủ Châu Âu” đã được bắt đầu từ giữa năm 1951 lúc đế quốc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược ở Triều tiên, lúc Mỹ đẩy mạnh cuộc “Chiến tranh lạnh” lên một bước gây ra một cuộc “Chiến tranh hạn chế” hay “Chiến tranh cục bộ”. Lúc đó, một mặt gấp rút tăng “viện trợ” quân sự cho các nước Tây Âu, tuyên truyền cái gọI là “nguy cơ cộng sản” ở Châu Âu đang đe doạ nghiêm trọng các nước Tây Âu gây ra bầu không khí căng thẳng giữa Đông và Tây. Mặt khác, đế quốc Mỹ càng ra sức thúc đẩy các nước Châu Âu tổ chức việc “phòng thủ Châu Âu” đến tận sông Enbơ (tái vũ trang Tây Đức), Mỹ cũng đã chính thức đặt vấn đề tái vũ trang Tây Đức ở hội đồng khối Bắc Đại tây dương vào tháng 9/1950.
   Từ những ngày đầu tháng 9/1950, tổng thống Truman chuẩn y cho chính phủ Mỹ tăng “viên trợ” cho các nước Châu Âu với điều kiện là các nước Châu Âu phải cố gắng đầy đủ thực lực việc tái vũ trang. Ngày 12/9/1950, trong hội nghị tay ba Mỹ, Anh, Pháp ở NewYork, ngoại trưởng Mỹ Asêsơn đã nói rằng muốn bảo về Châu Âu càng xa càng hay về phía đông thì phải cần đến những nguồn nhân lực và kinh tế của Tây Đức. Ngoại trưởng Pháp lúc bấy giờ có thái độ mâu thuẫn với Mỹ trong vấn đề này, Suman cho rằng việc thành lập quân đội Đức có thể dẫn đến việc phục hồI Chủ nghĩa quân phiệt Đức, thực ra không phải Suman chống hẳn lại Mỹ, Suman không muốn tái vũ trang Tây Đức nhưng trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Pháp, Su man chưa dám ngang nhiên tán thành lập trường của Mỹ mà thôi. Thái độ đó của Suman biểu lộ rõ trong lời phát biểu “Chưa đến lúc chín muồi để đề ra vấn đề tái vũ trang và việc tái vũ trang các nước bắc Đại tây dương mới bắt đầu được ít lâu mà thôi”. Sau đó, Mỹ đã dùng áp lực kinh tế đối với Pháp, Pháp đã phảI nhượng bộ Mỹ. Ngày 24/10/1950, thủ tướng Plêven thay mặt chính phủ Pháp trình bày trước quốc hội Pháp một dự án về thành lập “Quân đội Châu Âu” trong đó Tây Đức có thể gia nhập vớI một số đơn vị nhỏ riêng lẻ, đặt dưới sự lãnh đạo của một cơ quan quyền lực siêu quốc gia. Mục đích của “kế hoạch Pơlêven” là bước đầu khôi phục lực lượng quân sự Đức và đưa Tây Đức và hệ thống các khối quân sự của phương Tây với điều kiện Pháp có thể kiểm soát được và duy trì vai trò lãnh đạo của mình ở Tây Âu. Chủ trương của Pháp từng bước tái lập quân sự Tây Đức và đưa họ vào liên minh quân sự phương Tây đã được Mỹ hoàn toàn ủng hộ, nhưng lại tìm cách ngăn chặn ý đồ của Pháp nắm địa vị lãnh đạo trong quân đôi Châu Âu. Giới cầm quyền Tây Đức bác bỏ việc tham gia “quân đội Châu Âu” với những điều kiện do Pơlêven đưa ra và cương quyết đòi phải được bình đẳng với Pháp, tương xứng với khả năng kinh tế và quân sự của Tây Đức
          Về phía Mĩ thì cho rằng kế hoạch Pơlêven là một phương tiện để tái vũ trang Tây Đức trong việc thực hiện tái vũ trang cho các nước Tây Âu. Do, đó, Mĩ muốn công việc chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh được tiến hành nhanh chóng. Trong uỷ ban phòng vệ khối O.T.NA từ 28 đến 30/1/1950, Mĩ đề nghị mở ngay những phòng tuyến lính ở Tây Đức và thành lập hai sư đoàn Tây Đức trước cuối 1951. Bộ trưởng Bộ quốc phòng Pháp tỏ thái độ chưa tán thành, hội nghị đi đến chỗ bế tắc không đem lại một kết quả gì. Anh nhất là Mĩ tỏ thái độ không hài lòng trước thái độ của Pháp, ngày 15/11/1950, Pháp lại phải vội vàng mang kế hoạch Pơlêven ra trình bày và thảo luận ở hội nghị khối O.T.NA. Ở đây Pháp đưa ra đề nghị sẽ thành lập ở Tây Đức những “ nhóm chiến đấu năm đến sáu ngàn “ người không có không quân và trang bị nặng rồi sát nhập vào quân đội châu Âu, chứ không thành lập một quân đội Đức với một bộ tham mưu và một bộ chiến tranh riêng rẽ cho Tây Đức. Mĩ đồng ý là đề nghị thành lập ngay những nhóm chiến đấu này trước khi thành lập “quân đội châu Âu”. Anh ủng hộ đề nghị này của Mĩ.
          Sang 1951, vấn đề thành lập quân đội châu Âu và các nhóm chiến đấu Tây Đức được mang ra thảo luận giữa các cao uỷ Mĩ, Anh, Pháp ở Tây Đức với các đại diện của chính phủ Tây Đức. Cuộc thảo luận náy kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6 mà không đua đến kết quả gì và Tây Đức không tán thành kế hoạch của Mĩ, Anh, Pháp. Tây Đức đưa ra những điều kiện về tái lập một quân đội quốc gia mới đồng thời đấu tranh để huỷ bỏ nguyên tắc đồng minh để kiểm soát quân đội Đức, cho đó là một nguyên tắc phân biệt, đối xử và trái với nguyên tắc bình quyền, Tây Đức tuyên bố” chỉ chấp nhận những sự hạn chế chủ quyền của mình trong chừng mực mà các nước khác cũng ưng thuận những hạn chế đó”. Cuộc thương lượng châu Âu kéo dài một năm rưỡi, cuối cùng Pháp bị cô lập nên cũng phải nhượng bộ.
          Ngày 26/5/1952, Hiệp ước về quan hệ giữa ba cương quốc phương Tây với Tây Đức đã được kí kết ở Bon. Ngay trong phần mở đầu đã xác định mục đích của hiệp ước là đua Tây Đức vào “ Cộng đồng phòng thủ châu Âu”. Hiệp ước tuyên bố huỷ bỏ chế độ chiếm đóng và trao cho Tây Đức toàn quyền giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại, nhưng các lực lượng vũ trang phương Tây vẫn chiếm đóng trên lãnh thổ Tây Đức và các Chính phủ phương Tây vẫn giữ quyền giải quyết vấn đề Đức kể cả vấn đề thống nhất nước Đức. Các nước tham gia kí kết òn nói rằng các điều khoản của Hiệp ước phải được áp dụng trên toàn nước Đức và việc xác định dứt khoát biên giới của nước Đức phải gác lại cho đến khi kí Hoà ước với nước Đức. Như vậy là các nước phương Tây đòi hỏi mở rộng thể chế của CHLB Đức sang cả phía Đông Đức và không thừa nhận biên giới phía Đong của nước Đức đã được thoả thuận ở Pôxđam năm 1945.
          Tiếp đó ngáy27/5/1952, tại Pari các đại biểu Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luxămbua lại kí kết thành lập “ cộng đồng phòng thủ châu Âu”. Theo hiệp ước này, quân đội Tây Đức bước đầu sẽ được thành lập với 12 sư đoàn và tham gia “ quân đội châu Âu”.
          Như vậy là các hiệp ước trên đã tạo điều kiện cần thiết để tái vũ trang nước Đức, khôi phục chủ nghĩa quân phiệt ở Tây Đức và chuẩn bị đưa Tây Đức vào khối Nato thông qua “ Cộng đồng phòng thủ châu Âu”. Hành động này vi phạm trắng trợn thoả thuận Pôxđam và Ianta, đe doạ hoà bình và an ninh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, làm cho tình hình châu Âu thêm căng thẳng, việc thống nhất và kí hoà ước với Đức càng khó khăn, phức tạp hơn. Việc thành lập “ Công đồng phòng thủ châu Âu” cũng đe doạ nghiêm trọng chủ quyền và độc lập của các nước tham gia, trước hết là Pháp bị mất quyền lãnh đạo và chi phối lực lượng vũ trang của mình, và có nguy cơ bị Tây Đức đe doạ. Như vậy, việc thành lập” Cộng đồng phòng thủ châu Âu” là một thắng lợi có ỹ nghĩa quan trọng của Mĩ trong “cuộc chiến tranh lạnh” chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
          Sự kiện này đã làm cho nhân dân yêu chuộng hoà bình và tiến bộ trên thế giới phản đối gay gắt vì nó đã đe dọa đến nền hoà bình của thế giới. Ngày 30/10/1950, hội nghị ngoại trưởng tám nước xã hội chủ nghĩa xã hội châu Âu đã họp ở Praha đẻ thảo luận tình hình phe đế quốc. Hội nghị Praha đã đưa ra một chương trình thống nhất và phát triển nước Đức thành một nước dân chủ, hoà bình, thống nhất để chống lại chính sách chia cắt nước Đức và biến Tây Đức thành lò lửa chiến tranh của các nước phương Tây. Hội nghị đề nghị bắt đầu chuẩn bị kí hoà ước với Đức và một năm sau khi hoà ước có hiệu lực, tất cả các quân đội chiếm đóng đều phải rút ta khỏi lãnh thổ Đức. Hội nghị này coi đề nghị thành lập hội đồng chế định toàn nước Đức có nhiệm vụ góp phần vào việc thành lập chính phủ lâm thời, dân chủ, hoà bình của toàn nước Đức.
 Sau hội nghị Praha ngày 3/11/1950, Liên Xô còn gửi thư cho ba cường quốc phương tây đề nghị triệu tập Hội nghị ngoại trưởng để xét vấn đề thi hành hiệp nghị Pôxđam về việc thủ riêu chế độ quân phiệt Đức. Không dám từ chối thẳng thừng đề nghị chính đáng của Liên Xô, các nước phương Tây đoi triệu tập hội nghị trù bị để chuẩn bị chương trình cho khoá họp của hội nghị ngoại trưởng hòng rảnh tay phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức. Ngày 30/11/1950, thủ tượng công hoà dân chủ Đức đã gửi thư cho chính phủ Tây Đức, đề nhij mở cuộc thương lượng về việc thành lập Hội đồng chế định toàn nước Đức nhưng bị chính phủ Tây Đức bác bỏ lời đề nghị này.
          Ngày5/10/1952, chính phủ Liên Xô gửi công hàm cho các nước phương Tây kiên quyêt đòi phải kí hoà ước với Đức và giải quyết vấn đề Đức trong thời hạn ngắn nhất, trên cơ sở thành lập một nước Đức dân chủ và thống nhất. Trái lại, các nước phương Tây chỉ thảo luận vấn đề tiến hành “tổng tuyển cử tự do” ở Đức dưới sự kiểm soát của Liên hợp quốc mà thôi.
          Trong lúc đó giới cầm quyền Tây Đức chủ trương duy trì tình trạng chia cắt, khôi phục chủ nghĩa quân phiệt Đức, chuẩn bị kề hoạch bành trướng lãng thổ và cấu kết với các lực lượng phản đọng ở các nước phương tây chuẩn bị gây chiến, Giacốp, Caixơ, Mật bộ trưởng ở Tây Đức đã tuyên bố rằng” Khài niệm về khối thống nhất Đức, ngoài nước Đức ra còn bao gồm cả nước Áo, một phần Thuỷ Điển, vùng Xaro, và cả vùng Andat, Lôren của Pháp”. Chủ tịch quốc hội Tây Đức cồn đề nghị ghi cả Tiệp và miền Bắc nước Ý vào bản đồ đất đai nước Đức đem vào dạy trong trường học. Chúng còn đòi xét lại biên giới nước Balan hiện nay, tỏ ý muốn lật đổ chế độ dân chủ nhân dân Balan. Đối với cộng hoà dân chủ Đức, chúng đòi “ giải phóng miền Đông” và khôi phục chế độ phản động ở đó. Chúng âm mưu thực hiện chương trình đó bằng con đường chiến tranh.
          Thấy rõ nguy cơ chủ nghĩa quân phiệt phục hồi ở Tây Đức, quần chúng nhân dân ở Đức và các nước châu Âu càng kiên quyết đấu tranhđòi giải quyết hoà bình vấn đề nước Đức và giữ gìn hoà bình, an ninh ở chau Âu.
     Ngày 3/11/1953, Liên Xô gửi công hàm cho các chính phủ Mĩ, Anh, Pháp để nghiên cứu những biện pháp làm cho tình hình thế giới bớt căng thẳng ở hội nghị ngoại trưởng 5 nước: Liên Xô, Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa, Mĩ, Anh, Pháp. Hoặc là triệu tập một hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên xô, Mĩ, Anh, Pháp để thảo luận vấn đề nước Đức và những vấn đề liên quan đến nền an ninh châu Âu.. Liên Xô lại đề nghị trong vòng 6 tháng triệu tập một hội nghị hoà bình có đại biểu Đức tham gia để thành lập chính phủ lâm thới cho toàn nước Đức, tổng tuyển cử tự do trên toàn nước Đức. Theo đề nghị của Liên Xô thì chính phủ lâm thời có thể thành lập thay cho một chính phủ hiện thời của nước CHDC Đức và CHLB Đức. Nhiệm vụ chính của chính phủ này là chuẩn bị và tiến hành cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước và sau đó nhân dân Đức sẽ tự mình giải quyết vấn đề chế độ xã hội và chế độ nhà nước của mình, nước ngoài không được can thiệp đến.
    Đi đôi với những đề nghị đó, chính phủ Liên Xô quyết định từ ngày 1/1/1954 sẽ không nhận số tiền bồi thường còn lại trị giá 2538 triệu đô la mà CHDC Đức phải trả,những khoản tiền mà CHDC Đức phải chi tiêu cho quân đội Liên Xô đóng trên lãnh thổ Đức được giảm tới mức không quá 5% khoản thu nhập trong ngân sách nhà nước của CHDC Đức, món nợ trị giá 430 triệu Mac mà đáng lẽ phải trả mà Liên Xô đã nhường lại những xí nghiệp cho chính phủ CHDC Đức từ 1952 nay cũng được xoá bỏ....
    Do sự đấu tranh bền bỉ của Liên Xô, CHDC Đức, các nước XHCN khác, dư luận thế giới, hội nghị ngoại trưởng Liên Xô, Mĩ, Anh,Pháp đã họp tại BecLin ngày 21/1 đến18/2/1954. Trước cuộc họp,ngoại trưởng Liên Xô đả tao cho ngaọi trưởng Mĩ, Anh, Pháp bức thư của chính phủ CHDC Đức và CHLB Đức cùng đến tham gia thảo luận vấn đề Đức tại hội nghị Beclin. Ba ngoại trưởng phương Tây không đồng ý với Liên Xô mời hai đại biểu nước Đức đến dự hội nghị vời lí do là nước Đức không có một chính phủ đại diện chung cho toàn thể nhân dân Đức. Đại biểu ba nước phương Tây lai đề nghị không bàn về vấn đề Đức mà chỉ bàn về điều luật bầu cử ở Đức mà thôi. Liên Xô đã nhanh chóng vạch trần những âm mưu của các nước đò và đưa ra đề nghị xúc tiến nhanh chóng việc kí kết hoà ước với Đức:
-                                   - Giao cho  các thứ trưởng ngoại giao của 4 nước lớn trong vòng 3 tháng phải chuẩn bị xong bản dự thảo hoà ước sẽ kí kết với Đức
-                          - Để đại biểu Đức tham gia tất cả các giai đoạn chuẩn bị hoà ước, đồng thời chú ý đến ý kiến của các nước có liên quan đến hoà ước.
-                                   Trong vòng 6 tháng, nhưng phải trước tháng 10/1954 sẽ triệu tập hội nghị hoà bình để thảo luận dự án hoà ước sẽ kí với Đức có đại biểu các nước liên quan vá nước Đức tham gia.
-                                Và đồng thời phía Liên Xô cũng đua ra bản dự thảo hoà ước với Đức gồm những điểm:
-                                   Dự thảo hoà ước có sự tham gia của Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô, Balan, Tiệp Khắc, Bỉ, Hà lan và các nước có quân đội tham chiến chông Đức
-                                Chấm dứt tình trạng chia sẻ nước Đức ra làm Đông Đức và Tây Đức. Nước Đức thống nhất phải được phát triển trong hoà bình dân chủ thực sự
-                                Các quân đội nước ngoài phải rút khỏi nước Đức trong thời hạn lâu nhất là một năm sau khi kí hoà ước. Hoà ước đảm bảo mọi quyền tự do dân chủ cho nhân dan Đức và nghiêm trị bọn phản dân chủ không cho chúng hoạt động trên đất Đức.
-                                   Đức không được phép tham gia bất cứ liên minh quân sự nào.
-                                   Đức được phép tổ chức quân đội quốc gia để bảo vệ biên giới Quốc gia, duy trì an ninh trong nước và phòng không.
          Những đề nghị trên của Liên Xô biểu lộ rõ ràng Liên Xô luôn tôn trọng quyền lợi của nhân dân Đức, đề cao vai trò nhân dân Đức trong việc thống nhất Đức cũng như phát triển Đức thành một nước dân chủ và hoà bình.
         Trái lại, đoàn đại biểu Anh đã đưa ra “kế hoạch I- Đơn” được Mĩ và Pháp tán thành, quy định rằng giai đoạn đầu tiên của thống nhất nước Đức là tiến hành “ bầu cử tự do” trong toàn nước Đức với sự kiểm soát của 4 cường quốc có quân đội đóng ở Đức. Việc bầu cử đó dụa trên cơ sở một đạo luật do 4 cường quốc chiếm đóng thảo ra. Tiếp đó sẽ triệu tập Quốc hội đã được bầu ra để thảo ra hiến pháp và trên tinh thần hiến pháp đó thành lạp chính phủ mới cho toàn nước Đức và trao mọi quyền hành của nước CHDC Đức và CHLB Đức cho chính phủ mới. “Kế hoạch I- Đơn “ lại quy định rằng chính phủ của toàn nước Đức sẽ có mọi quyền lợi về mặt công pháp quốc tế và sẽ tiếp nhận nghĩa vụ của chính phủ CHLB Đức cũng như của CHDC Đức, Như vậy là hiệp ước Bon –Pari chẳng những vẫn còn hiệu lực ở Tây Đức mà còn lan ra cả Đông Đức và chủ nghĩa quân phiệt sẽ được khôi phục trong toàn nước Đức.
         Như vậy các đại biểu Mĩ, Anh, Pháp đã tìm đủ luận điệu để phá hoại, ngăn cản không cho đi đến thoả thuận, khăng khăng giữ chủ trương chia rẽ nước Đức, tái vũ trang Tây Đức, dùng Tây Đức làm nòng cốt cho “quân đội Âu châu’ của khối quân sự Bắc đại tây dương.
         Tháng 7 năm 1955, cuộc hội nghị nguyên thủ bốn nước được khai diễn ỏ Giơnevơ. Đây là cuộc hội nghị nguyên thủ các nước lớn đầu tiên kể từ sau hội nghị Pôxđam cho tới thời điểm đó.
         Vấn đề Đức và vấn đề an ninh châu Âu được liên hệ làm một và trở thành trung tâm điểm để tranh luận tại phiên họp này. Mĩ, Anh, Pháp kiên trì ý kiến phải thông qua” cuộc bầu cử tự do” để thực hiện việc thống nhất nước Đức. Sau khi nước Đức được thống nhất, thì nước này có quyền tham gia vào Liên minh Bắc Đại Tây Dương, tức họ muốn kéo nước Đức vào khối kiên minh của phương Tây. Liên Xô trái lại cho rằng “ trên lãnh thổ các nước Đức hiện nay đã hình thành hai quốc gia có kết cấu xã hội và kinh tế hoàn toàn khác nhau”, hơn nữa, Liên bang Đức đã trở thành một thành viên của hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, dân số lại chiếm một số lượng nhiều hơn trong cả nước Đức, vậy nếu thảo luận vấn đề” tuyển cử tự do” là hoàn toàn vô nghĩa. Liên Xô chủ trương trước hết nên làm cho tình hình châu Âu hoà dịu rồi mới giải quyết vấn đề nước Đức. Liên Xô kiến nghị chia thành hai giai đoạn để thành lập một hệ thống an ninh tập thể tại châu Âu. Giai đoạn thứ nhất vẫn giữ nguyên hai tập đoàn quân sự lớn là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và hiệp ước Vacsava, Dân chủ Đức và Liên bang  Đức có thể chia nhau tham gia vào hai tập đoàn quân sự này, những quốc gia tham gia vào tập đoàn quân sự phải đảm bảo không dùng vũ lực với nhau, phải thông qua đường lối hoà bình để giải quyết tất cả sự tranh chấp. Giai đoạn thứ hai sẽ tiến tới xoá bỏ hai tập đoàn quân và thay vào đó là một hệ thống an ninh tập thể, xoá bỏ mọi trở ngại cho việc giải quyết vấn đề nước Đức. Kiến nghị này của Liên Xô bị 3 nước phương Tây bác bỏ.
            Ngày 28/9/1954, Mĩ liền triệu tập hội nghị ngoại trưởng 9 nước: Mĩ, Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Đức, Bỉ, Lucxămbua, Ý, Canađa đã họp ở Luân Đôn để tìm cách tái vũ trang lại Tây Đức thay thế cho hiệp ước thành lập “ cộng đồng phòng thủ châu Âu” đã bị phá sản. Hội nghị đã kí kết “ Hiệp định Luân Đôn” trong đó thoả thuận với nhau về nguyên tắc vũ trang lại Tây Đức và đưa Tây Đức gia nhập khối Nato.
             Từ ngày 18/10/1955, 9 nước lại họp ở Pari để thoả thuận những vấn đề cụ thể về việc tái vũ trang lại Tây Đức. Ngày 23/10/1955, các nước tham gia hội nghị đã kí các văn kiện gọi chung là “Hiệp định Pari”. Thực chất của “ Hiệp định Pari” là nhằm khôi phục chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức, đưa Tây Đức vào khố xâm lược quân sự, chuẩn bị cuộc chiến tranh mới và sử dụng vũ khí nguyên tử.
              Các văn kiện của “ Hiệp định Pari” chủ yếu chia làm ba loại. Loai thứ nhất các văn kiện về khôi phục chủ quyền của Tây Đức và “ thủ tiêu quy chế chiếm đóng Tây Đức” do các nước mĩ, Anh, Pháp, Tây Đức kí kết. Loại thứ hai văn kiện do 9 nước tham gia hội nghị kí kết trong đó quy định sửa đổi lại hiệp ước Bruxen, tổ chức và vũ trang lại quân đội Tây Âu, cho Tây Đức và Ý tham gia hiệp ước Brucxen. Văn kiện này quy định Tây Đức có thể thành lập một lực lượng vũ trang từ 50 đến 52 vạn quân với các loại vũ khí, kể cả vũ khí hoá học và vũ khí vi trùng(trừ vũ khí nguyên tử). Loại thứ ba do hội đồng Bắc Đại Tây Dương, 14 nước hội viên kí kết nghị định thư về việc Tây Đức tham gia hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và các văn kiện phụ lục, trong đó quy định Tây Đức tham gia khối Nato với tư cách” Hội viên bình đẳng”
             “ Hiệp định Pari” thực chất là sự thay hình đổi dạng của” hiệp ước Pari”, thành lập khối cộng đồng phòng thủ châu Âu” đã bị phế bỏ trước kia. Nhưng” Hiệp định Pari” so với trước kia đã phản động, lộ liễu hơn, như công khai đưa thẳng Tây Đức vào khối Nato, tạo điều kiện cho Tây Đức được tái vũ trang không hạn chế và chủ nghĩa quân phiệt Đức được phục hồi nhanh chóng.
             Việc kí “ Hiệp định Pari” của các đế quốc đã xâm phạm đến an ninh châu Âu, gây nên tình trạng căng thẳng,phức tạp hơn và dẫn đến hàng loạt cuộc đấu tranh của nhân dân trên thế giới.
              Trước tình hình đó, Chính phủ Liên Xô đã gửi công hàm cho các nước có quan hệ ngoại giao với Liên Xô nói rõ: Hiệp ước Pari và đường lối của các nước phường Tây đối với Tây Đức không phù hợp với nhiệm vụ củng cố hoà bình ở châu Âu và khôi phục thống nhất nước Đức. Hiệp ước Pari chỉ nhằm mục đích biến châu Âu thành vũ đái của cuộc chiến tranh đầy máu lửa. Tưf đó, Chính phủ Liên Xô đề nghị  triệu tập Hội nghị của tất cả các nước châu Âu cùng với CHND Trung Hoa và Mĩ là hai nước uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo An để bàn về vấn đề thành lập Hệ thống An ninh tập thể châu Âu ở Pari hoặc Matxcơva. Chính phủ các nước phương Tây đã từ chối tham gia vì không phù hợp với lợi ích của họ. Sau đó, Liên Xô quyết định triệu tập Hội nghị các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu vá CHND Trung Hoa la quan sát viên. Hội nghị đã phân tích, đánh giá những hậu quả nguy hiểm nếu hiệp ước Pari được thông qua và xác nhận tình chất quan trọng của việc giả quyết vấn đề Đức trong sự nghiệp củng cố hoà bình ở châu Âu, tuyên bố rừng muốn giải quyết vấn đề Đức phải từ bỏ kế hoạch phục hồi chủ nghĩa quân phiệt ở Tây Đức và đưa Tây Đức vào các liên minh quân sự, tiến hành bầu cử tự do trên toàn nước Đức và thành lập chính phủ chung cho các nước Đức thống nhất. Sau đó, kí Hoà ước với Chính phủ thống nhất Đức, các cường quốc phải rút hết quân đội chiến đóng ra khỏi lãnh thổ Đông và Tây Đức.
         Để giữ gìn an ninh thực sự ở châu Âu và giải quyết vấn đề Đức. Hội nghị đã đề nghị thành lập Hệ thống an ninh tập thể bao gồm tất cả các nước châu Âu không phân biệt chế độ chính trị, công nhân nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền của các nước lớn cũng như của các nước nhỏ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
           Các nước tham gia hội nghị tuyên bố: nếu như Hiệp ước Pari được thông qua thì các nước xã hội chủ nghĩa buộc phải thi hành những biện pháp cấp bách, đoàn kết nhau lại để bảo vệ độc lập và thành quả lao động hoà bình của nhân dân mình. Hội nghị thông qua quyết định về những biện pháp thống nhất trong việc tổ chức các lực lượng vũ trang cũng như chỉ huy quân đội và những biện pháp cần thiết khác  để củng cố khả năng phòng thủ của mình.
          Trong phiên họp ngày 31/10/1955, ngoại trưởng Môlôtốp đề nghị thành lập hiệp ước an ninh châu Âu, có Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và tất cả các nước khác thuộc khối Liên minh chây Âu và khối hiệp ước Vacsava kể cả CHDC Đức và CHLB Đức tham gia, các nước châu Âu khác như Nam Tư, Đan Mạch cũng sẽ được tham gia nếu họ muốn. Sau đó ngoại trưởng Môlôtốp đưa ra bản dự án hiệp ước an ninh châu Âu gồm năm điểm. Về vấn đề Đức ngoại trưởng Môlôtốp nói thêm: Người ta nói rằng đề nghị của Liên Xô về vấn đề an ninh châu Âu sẽ đem lại kết quả là chia cắt vĩnh viễn nước Đức. Nếu nhìn thẳng vào sự việc thì người ta thấy rằng đề nghị của Liên Xô về an ninh châu Âu chính là căn cứ vào tình trạng nước Đức. Thực trạng đó ở nước Đức là hiện nay có hai quốc gia độc lập và có chủ quyền, hơn nữa hai quốc gia này lại có hai chế độ chính trị khác nhau. Cũng cần chú ý rằng Tây Đức hiện nay đang phát triển theo con đường vũ trang lại và căn cứ theo hiệp ước Pari thì Tây Đức đã bị đưa vào các khối liên minh quân sự của các nước phương Tây. Trong điều kiện đó, việc cả hai nước Đức cùng với các nước châu Âu khác tham gia những biện pháp nhằm bảo đảm an ninh châu Âu và làm dịu tình hình châu Âu sẽ tạo điều kiện cần thiết để thống nhất Đức thành một nước hoà bình. Trái lại, duy trì hệ thống các khối quân sự hiện có ở chau Âukéo theo Tây Đức đang được vũ trang lại vào Nato tức là trở ngại chình cho việc thống nhất nước Đức.
            Liên Xô đã đưa ra lập trường của mình về vấn đề an ninh châu Au và vấn đề Đức. Liên Xô đề nghị thành lập một hội đồng chung cho toàn nước Đức để phối hợp những cố gắng của hai miền Đông và Tây Đức tham gia cuộc thảo luận ở hội nghị này, Liên Xô chủ trương ván đề thống nhất Đức phải do nhân dân Đức định đoạt lấy. Còn các nước lớn có nhiệm vụ giúp đỡ nhân dân Đức làm sao cho nước Đức khi thống nhất phải là một nước Đức dân chủ và hoà bình.
         Các nước phương Tây lập luận rằng sở dĩ tình hình thế giới lâu nay căng thẳng là vì nước Đức bị chia rẽ chứ không phải Mĩ lập các khối quân sự và vũ trang lại Tây Đức. Vì vậy họ chủ trương đặt vấn đề Đức lên trên vấn đề an ninh châu Âu. Họ cố đưa vấn đề thống nhất Đức tách rời vấn đề an ninh châu Âu và đòi làm như thế mới chịu thảo luận vấn đề an ninh châu Âu. Họ đòi thành lập một khu hạn chế về quân sự nằm giữ nước Đức thống nhất và các nước Đông Âu. Như thế là nước CHDC Đức và BaLan sẽ nằm trong khu vực đóng quân đôi bên. Tất nhiên là Liên Xô không đồng ý những đề nghị ngoan cố và vô lí này của 3 nước phương Tây. Thế là Hội nghị đã họp ròng rã từ 28/10 đến 9/11/1955 cả thảy 7 phiên để bàn về vấn đề an ninh châu Âu và nước Đức không thu được kêt quả. Hội nghị này chứng tỏ rằng kế hoạch của các nước phương Tây nhằm đưa toàn bộ nước Đức vào khối Bắc Đại Tây Dương đã bị thất bại. Việc lập lại sự thống nhất nước Đức thành một quốc gia hoà bình và dân chủ có thể thực hiện bằng cách làm cho hai nước "gần nhau".
          Dưới áp lực đấu tranh của nhân dân thế giới, Hội nghị ngoại trưởng Liên Xô, mĩ, Anh, Pháp, CHDC Đức và CHLB Đức đã họp ở Giơnevơ từ ngày 11/5/1959 để thảo luận vấn đề kí hoà ước với Đức và vấn đề Tây Béclin. Trong hội nghị đại biểu Liên Xô đề nghị lấy dự thảo hoà ước 10/1/1959 mà chính phủ Liên Xô đã gửi cho các nước phương Tây làm cơ sở thảo luận. trong dự thảo hoà ước này, Liên Xô đề nghị phải công nhận nhân dân Đức có đầy đủ chủ quyền, đối với nước Đức không không có bất kì sự hạn chế nào đối với sự phát triển kinh tế hoà bình ở nước Đức, cho phép nước Đức có lực lượng vũ trang cần thiết để bảo vệ quốc phòng, nước Đức không được tham gia liên minh quân sự, không có vũ khí tên lửa, không có vũ khí hạt nhân, biên giới nước Đức sẽ theo biên giới ngày 1/1/1959. Dự án còn quy định sau khi hoà ước có hiệu lực một năm, quân đội nước ngoài sẽ rút khỏi Đức trước khi nước Đức thống nhất, Tây Beclin sẽ là thành phố tự do, phi quân sự hoá.
            Trái lại, ngày 14/5/1959, ngoại trưởng Mĩ Christian Herter (1959 - 1961) thay mặt các nước Mĩ, Anh, Pháp đưa ra cái gọi là “kế hoạch toàn bộ”. Kế hoạch này đã đem tất cả vấn đề kí hoà ước với nước Đức, vấn đề an ninh châu Âu, vấn đề tài giảm binh bị, vấn đề cấm thử vũ khí hạt nhân, vũ khí nguyên tử gộp lại làm một và quy định là “ một chình thể không chia cắt được” có nghĩa là giải quyết một vấn đề thì phải giải quyết các vấn đề đồng thời. Kế hoạch này coi vấn đề thống nhất nước Đức là tiền đề để giải quyết mọi vấn đề khác. Xuất phát điểm của nó là không thừa nhận ở nước Đức có hai chế độ xã hội cùng tồn tại và vấn đề thống nhất nước Đức là công việc riêng của nhân dân Đức và phải do nhân dân Đức tự quyết định lấy. Do đó, phe đế quốc vẫn ngoan cố đưa ra kế hoạch thống nhất nước Đức là “ bầu cử tự do toàn nước Đức” dưới sự giúp đỡ của Liên Hợp quốc hay nước ngoài. Kế hoạch này thực chất là dùng Tây Đức thôn tính Đông Đức, dùng Tây Beclin sát nhập Đông Beclin rồi đưa toàn nước Đức vào tập đoàn quân sự Bắc Đại Tây Dương. Kế hoạch này không có một chút gì là” hoà bình” mà trái lại là kế hoạch “ chiến tranh lạnh” và thực hiện” chính sách thực lực”.
           Trước sự đấu tranh kiên quyết của đại biểu Liên Xô và CHDC Đức, trước dư luận phản đối quyết liệt của nhân dân thế giới. Ngay 26/5/1959, Herter thay mặt các nước phương Tây thay” kế hoạch toàn bộ” và đưa ra kế hoạch bảy điểm” chủ trương cắt Đông Beclin ra khỏi CHDC Đức, hợp với Tây Beclin làm một “ khu vực thống nhất không thể chia cắt” do bốn nước lớn cộng đông chiếm đóng, ngoài ra còn quy định 4 nước lớn có thể tuỳ ý bảo lưu bất kì số lượng quân đội và hưởng tất cả mọi đặc quyền của những người đang chiếm đóng.
          Chế độ chiếm đóng ở Tây Beclin đã kéo dài hơn 14 năm trời. Các nước đế quốc phương Tây lợi dụng Tây Beclin làm cơ sở hoạt động để chống lại CHDC Đức và hệ thống XHCN. Tập đoàn khối Nato đã từng gọi Tây Beclin là” thành phố tiền tuyến”,” trái bom nguyên tử rẻ tiền nhất” của khối Natô. Điều này chính là nguồn gốc gây ra những sự xung đột giữa phương Đông  và phương Tây uy hiếp hoà bình ở châu Âu và gây tình hình căng thẳng trên thế giới. Giải quyết vấn đề Tây Beclin là nguyện vọng cấp thiết của nhân dân Đức cũng như nhân dân toàn thế giới. Với” kế hoạch bảy điểm” của các nước phương Tây, âm mưu kéo dài chế độ chiếm đóng ở Tây Beclin, dùng Tây Beclin thôn tính Đông Beclin và cũng như “ kế hoạch toàn bộ”, nó chỉ là một thủ đoạn mà bọn đế quốc phương Tây tung ra để phá hoại hội nghị.
        Để tranh thủ giải quyết hợp lý vấn đề Beclin qua đó làm dịu tình hình thế giới, đại biểu Liên Xô được sự ủng hộ của nước CHDC Đức đã liên tiếp nhân nhượng đưa ra những đề nghị để quan điểm hai bên được gần nhau hơn, nhưng đều bị các nước đế quốc phương Tây bác bỏ. Ngay 20/6/1959, do yêu cấu của 3 nước Mĩ, Anh, Pháp, hội nghị nghỉ họp, ngày 15/7/1959 hội nghị này lại tiếp tục họp nhưng do thái độ cố ý phá hoại của các nước phương Tây nên không có tiến triển gì, ngày 5/8/1959, hội nghị tuyên bố bế mạc. Như vậy lịch sử lại một lần nữa chứng minh bản chất của chủ nghĩa đế quốc là không thay đổi, giải quyết vấn đề Đức không thể chủ yếu dựa vào cuộc thương lượng giữa các nước lớn trong hội nghị quốc tế  quan trọng.
             Sau khi Khơrutxôp lên chấp chính, đã thông qua nhiều kênh khác nhau để bắn tin tức, yêu cấu triệu tập một cuộc hội nghị nguyên thủ giữa Liên Xô và Mĩ. Mãi đến mùa hè năm 1959, Khơrutxôp mới nhận được thư mời của Aixenhao. Trước khi ông đi thăm Mĩ, Liên Xô bắn thành công một phi thuyền đổ bộ xuống mặt trăng trên đó có ghi quốc huy và quốc kì của Liên Xô để tăng thêm uy tín của Liên Xô trong cuộc đàm phán. ngày 15/9/1959, Khơrutxôp bay đến Oasinhtơn, được Aixenhao nghênh đón. Trong bài diễn văn đọc tại buổi chiêu đãi tổ chức ở nhà trắng, Khơrutxôp nói “ Chúng tôi cho rằng chế độ của chúng tôi tốt hơn, và ngài cũng cho rằng chế độ của ngài tốt hơn; nhưng tất nhiên, chúng ta không nên biến cuộc tranh luận đó thành một cuộc đấu tranh công khai. Nếu chúng ta đánh lộn nhau, không những hai nước chúng ta sẽ phải chịu những thiệt hại khổng lồ mà các nước khác cũng sẽ bị lôi kéo vào việc tiêu diệt thế giới”. Ông đã đi thăm nhiều thành phố của Mĩ, đến đâu cũng hô hào sự hợp tác hữu hảo giữa Liên Xô và Mĩ, giữa hai nước không có trở lực gì mà không khắc phục được. Ngày 28/9, Khơrutxôp tiến hành hội đàm với Aixenhao ở trại Đavit. Cuộc hội đàm không có tiến triển gì quan trọng nhưng nó đã làm cho vấn đề Beclin vốn đang căng thẳng cực độ được hòa dịu trở lại. Mĩ đồng ý triệu tập hội nghị nguyên thủ giữa bốn nước lớn và Liên Xô chính thức mời Aixenhao sang thăm Liên Xô. Mối quan hệ Xô-Mĩ nhờ đó cũng được cải thiện. Trở về Matxcơva, Ngày 28/9 Khơrutxôp tuyên bố tổng thống Aixenhao là một tổng thống vĩ đại và hô to “ tình hữu nghị Xô- Mĩ muôn năm”.
            Aixenhao vốn có ý định đi dự hội nghị cấp tối cao của 4 nước tại Pari xong, thì từ 10 đến 19/6/1960 sẽ đi thăm Liên Xô. Nhưng vào ngày 1/5 lại xảy ra vụ một chiếc phi cơ không người lái U2 xâm phạm không phận Liên Xô, bị tên lửa Liên Xô bắn rơi. Aixenhao từ chối không chịu công khai xin lỗi, theo lời yêu cầu của Khơrutôp, khiến cho cuộc hội nghị tối cao cũng như việc dự định đi thăm Liên Xô của Aixenhao đều bị tan vỡ. quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô bắt đấu lại căng thẳng.
             Beclin là “bức màn sắt có lỗ hổng” và qua lỗ hổng ấy có thể làm tham nhập vào các nước Đông Âu và cả Liên Xô. Ngoải ra hàng”dòng người” CHDC Đức đã rời bỏ đất nước vượt biên giới sang Tây Beclin. Ngày 18/3/1961, ông W.Ulbricht đã đưa vấn đề người di tản ra phiên họp Uỷ ban TW Đảng XHCN thống nhất Đức và đề xuất liệu có phải đóng cửa đường biên giới phân định Đông và Tây Beclin không.Trong các cuộc họp, có nước còn lưỡng lự như đại biểu của Hunggari cho rằng hàng rào ngăn cách Beclin sẽ làm” giảm mất mĩ quan của CNXH”. Các đại biểu khác  thì lo xảy ra xung đột nhưng cuối cùng cũng thoả thuận để W.Ulbricht chuẩn bị cho trường hợp đóng cửa biên giới.
           Sau khi chuẩn bị chu đáo, tính toán thời điểm thuận lợi và cách thức tiến hành đóng cửa biên giới với Tây Beclin, Brich trở lại Matxcơva thông báo kế hoạch của CHDC Đức là sẽ xây một bức tường lớn chứ không phải là một hàng rào dây thếp gai, việc đó khiến cho các nước đồng minh trong Vacsava khó chịu. Khơrutxôp đề nghị một giải phấp thoả hiệp là trước hết hãy dựng một hàng rào dây kẽm gai, nếu phương Tây không có phản ứng gì thì sau đó có thể xây một bức tường ngăn cách.
          Tháng 1/ 1961, Kennơđi lên làm tổng thống Mĩ. Tháng 4, sự kiện đổ bộ lên vịnh con heo do Mĩ sách hoạch bị thất bại. Khơrutxôp
chụp lấy cơ hội này đề nghị mở cuộc hội đàm cấp tối cao Mĩ- Xô tại Viên để thăm dò thái độ của vị tổng thống mới về vấn đề Beclin. Kennơđi chấp nhận sự thách thức đó. Ngày 3/6, ông đến Viên. Khơrutxôp một làn nữa yêu cầu quy định thành phố Beclin là một “ thành phố tự do”, nếu Mĩ từ chối thì Liên Xô sẽ đơn phương kí hòa ước với CHDC Đức. Đến chừng đó các nước phương Tây muốn ra vào Tây beclin phải được sự đồng ý của CHDC Đức. Kennơđi dứt khoát bác bỏ. Cuộc hội đàm hoàn toàn không có kết quả gì, đôi bên ra về với kết quả không vui.
           Sau hội nghị Viên, Khơrutxôp quyết tâm cắt bỏ” cục bướu ác tính Tây Beclin” nhắc lại các nước phương Tây cần phải rút quân ra khỏi Tây Beclin trong vòng 6 tháng. Đầu tháng 7, Khơrutxôp ra lệnh tạm ngưng việc quân đội phục viên, gia tăng quân phí lên 1/3. Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô đã đích thân chỉ huy quân đội của hiệp ước Vacsava diễn tập tại CHDC Đức. Khơrutxôp hăm dọa rằng nếu bùng nổ chiến tranh thì căn cứ địa của Mĩ và các nước Đồng minh sẽ bị tiêu diệt triệt để, Kennơđi sẽ là vị tổng thống cuối cùng của nước Mĩ. Từ ngày 3 đến 5/8, đệ nhất tổng bí thư của các đảng cộng sản thuộc hiệp ước Vacsava cùng họp ở Matxcơva. Cuộc hội nghị đã lên tiếng, bảo là các quốc gia phương Tây nếu không chịu kí hòa ước với Đức thì các quốc gia Vacsava nhất định sẽ đơn phương kí kết với nước CHDC Đức, đồng thời sẽ đặt thành phố Beclin vào địa vị “thành phố tự do”.
          Ngày 11/8/1961, tại phiên họp Quốc hội CHDC Đức, phó thủ tướng Vikítôphơ thông báo về sự phát triển đáng báo động của dòng người ra đi và tuyên bố” Chính phủ nước CHDC Đức không thể ngồi nhìn mãi mà không có hành động gì”. Quốc hội đã thông qua một nghị quyết về các biện pháp nhắm ngăn chặn chiến dịch” Săn người” do CHLB Dức và Tây Beclin tổ chức. Quốc hội uỷ quyền cho Hội đồng bộ trưởng tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết trên cơ sở nhất trí của các nước thành viên khối Vacsava. Sau đó, đúng như kế hoạch, bức tường Beclin đã xuất hiên vào cuối tuần. Đêm 12 rạng 13/8/1961, vùng ranh giới giữa khu vực Liên Xô và 3 khu vực phương Tây đã bị rào chắn và các nhà chức trách Đông Đức bắt đầu xây dựng một bức tương gạch có dây thếp gai. Nhiều người đã nói đến” bức tương hổ thện”. Nhưng về mặt thực tế, bức tường Beclin có nghĩa là nhân dân Đông Beclin hoàn toàn không thể sang phía Tây được,do dó đã ngăn chặn được số dân di cư.
              Kennơđi liền có phản ứng cứng rắn ngay. Tối 25/7, ông nói chuyện trên đài truyền hình, cho biết: chúng tôi không thể và cũng không quyết không cho phép Liên Xô thông qua vũ lực đuổi chúng tôi ra khỏi Beclin và nếu cần đành nhau một trận để bảo vệ quyền lợi tại Beclin, chúng tôi cũng không từ chối. Ông tuyên bố taqng dự chi quốc phòng, gọi nhập ngũ một bộ phận nhân viên trừ bị và cảnh vệ đội quốc dân,phái thêm quân đội đến trú đóng tại Tây Âu, tăng cường lực lượng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Bộ đội nhảy dù của Mĩ cũng đặt trong tình trạng báo động. Xe tăng của Mĩ và Liên Xô đều dàn dài theo bức tường Beclin bới tư thế sẵn sàng chiến đấu. Cuộc khủng hoảng Beclin lên đến điểm cao nhất.
             Ngày 23/6/1961, Nghị viện Tây Đức thông qua đạo luật về “độc quyền đại diện” nước Đức, công nhiên cho chính phủ Tây Đức quyền thi hành pháp luật và chủ quyền ở bên ngoài biên giới Tây Đức trên một vùng rông lớn 225.000 km2 bao gồm CHDC Đức, những phấn đất ở BaLan, Liên Xô. Qua nhiều hội nghị thương lượng giữa Liên Xô và các nước Anh, Pháp, Mĩ, vấn đề Đức vẫn dẫm chân tại chỗ và luôn luôn là một trong những nguy cơ chủ yếu đe doạ hoà bình và an ninh châu Âu cũng như trên toàn thế giới.
             Nhưng cuối cùng Khơrutxôp đã nhượng bộ, làm cho tình hình hòa dịu trở lại. Ngày 10/10, tại đại hội lần thứ 22 của Đảng cộng sản Liên Xô, Khơrutxôp nói: Chúng ta không kiên trì việc buộc phải kí kết hòa ước vào ngày 31/12/1961, ông còn xóa bỏ kì hạn rút quân của Mĩ, Anh, Pháp ra khỏi Tây Beclin. Cuối cùng, ông lại cho biết việc giải quyết vấn đề Tây Beclin là không có kì hạn cuối cùng. Chừng nào điều kiện chín muồi thì sẽ giải quyết chừng đó. Vấn đề Tây Beclin và vấn đề Đức coi như đã bị đóng băng, cuộc khủng hoảng qua đó cũng kết thúc.
            Vào những năm 70 của thế kỉ tình hình so sánh lực lượng trên thế giới đã thay đổi khác trước do sự phát triển lớn mạnh nhanh chóng về mọi mặt của CHDC Đức, Mĩ và các nước đồng minh của MĨ thấy không thể đảo ngược lại cục diện chính trị ở Đông Đức cũng như ở châu Âu nữa. Do đó sau khi lên nắm chính quyến, Nichxơn đã buộc phải xuống thang chiến tranh về vấn đề Đức, chấp nhận thương lượng với Liên Xô để tìm ra một giải pháp Đức, chấp nhận thương lượng với Liên Xô để tìm ra một giải pháp thoả đáng, phản ánh đúng với thực tế lịch sử đã diễn ra ở Đức kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
            Liên Xô đã chủ động mời ba nước Mĩ, Anh, Pháp cùng đàm phán về vấn đề Tây beclin. Ngày 3/9/1971,các nước này đã kí “ hiệp định bốn nước lớn” hoặc cũng gọi là “ Hiệp định Tây Beclin”. Trong hiệp định đó, Liên Xô không kiên trì đòi thay đổi địa vị của ba nước Mĩ, Anh, Pháp ở Tây Beclin, đồng ý” chính phủ bốn nước sẽ cùng nhau tôn trọng nước cộng hoà của mình cũng như quyền lợi và trách nhiệm của mình”. Liên Xô cho biết, giữa Tây Beclin và liên bang Đức” việc giao thông quá cảnh sẽ thông suốt không không có gì trở ngại”. Hiệp định quy định, Tây Beclin không phải là một bộ phận của Liên bang Đức, nhưng trong phụ kiện lại quy định” Liên bang Đức có thể thực hiện việc phục vụ về mặt lãnh sự đối với cư dân sống tại Tây Beclin”,” những hiệp nghị và hiệp định quốc tế đã kí kết, căn cứ theo thủ tục quy định có thể mở rộng để ứng dụng tại khu vực Tây Beclin”. Liên bang Đức” có thể đại biểu cho quyền lợi Tây Beclin trong tổ chức quốc tế và trong các hội nghị quốc tế”.
           Và cuối cùng ngày 8/11/1972, giữa CHDC Đức và CHLB Đức đã kí kết tại Bon” Hiệp định về những cơ sở của quan hệ quốc tế giữ Đông Đức và Tây Đức”. Hiệp định gồm phần mở đầu chung và 10 điều khoản nhấn mạnh rằng trong các hoạt đông của mình, hai nước “Thiết lập quan hệ láng giền thân thiện và bình thường với nhau trên cơ sở bình đẳng” Xuất phát từ trách nhiệm duy trì nền hoà bình, từ lòng mong muốn góp phần vào việc giảm bớt căng thẳng và đảm bảo an ninh châu Âu. Hai nước sẽ” tuân thủ theo những mục đích và nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp quốc” “cụ thể là những nguyên tắc chủ quyền, bình đẳng của tất cả các nước, tôn trọng độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết, tôn trọng quyền con người và cự tuyệt mọi sự phân biệt đối xử”(điều khoản 2). Hai nước sẽ ” giải quyết các vấn đề tranh chấp hoàn toàn bằng các biện pháp hoà bình và sẽ tự kiềm chế đe doạ bằng vũ lực”. Hai bên” có trách nhiệm phải tôn trọng không điều kiện sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước châu Âu trên phạm vi biên giới hiện tại”. Hiệp định cũng quy định rõ” không một nước nào trong hai nước có thể đại diện cho nước kia trên phạm vi quốc tế”. Hia bên cũng quy định sự phát triển hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, kĩ thuật, giao thông vận tải, văn hoá và trong các lĩnh vực khác. Cả hai bên sẽ trao đỏi đại diện thường trực được đặt ở nơi có chính phủ trung ương.
              Như thế vấn đề Đức sau một thời gian tồn tại kéo dài trong quan hệ đã được giải quyết. Mĩ, Tây Đức và các nước đồng minh của họ đã buộc phải thừa nhận quyền đại diện cho mình, phải thừa nhận đương biên giới hiện tại và toàn vẹn lãnh thổ của nước CHDC Đức cũng như của cá nước XHCN Đông Âu khác, quyền độc lập và quyền tự chủ trong công việc đối nội, đối ngoại của CHDC Đức. Như vậy việc tranh chấp về vấn đề Đức sau chiến tranh đã được giải quyết trên một mức độ nào đó, xúc tiến cho sự hoà dịu trong mối quan hệ giữa Đông và Tây. Sau khi vấn đề Đức đã được giải quyết, mối quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ cũng thay đổi,những người đứng đầu hai nhà nước đã tiến hành những cuộc viếng thăm, đố là điều kiện quan trong làm cho mối quan hệ giũa hai khối Đông -Tây trở nên hoà dịu hơn trong cuộc” chiến tranh lạnh”.
          Những năm đầu thập niên 70, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã được cải thiện, Liên Xô và Mĩ đã liên tiếp tiến hành 4 cuộc hội đàm cấp nguyên thủ, lần lượt kí kết mấy chục bản hiệp nghị có liên quan tới công nghiệp, hợp tác kĩ thuật, mậu dịch, giao lưu văn hoá cho đến các vấn đề y tế, vệ sinh, môi trường… Tháng 5/1972, Nichơn là vị tổng thống đầu tiên của Mĩ đến thăm Liên Xô sau chiến tranh, cùng hội đàm với Brêzơnhep và kí kết một số điều ước hạn chế vũ khí có tính chất tấn công “ Hiệp định lâm thời Xô- Mĩ về một số biện pháp hạn chế vũ khí có tính chất tấn công”, “Điều ước Xô- Mĩ về việc hạn chế hệ thống tên lửa chống tên lửa”.
          Và nửa sau những năm 80, đặc biệt từ khi Goocbachôp lên cầm quyền ở Liên- Xô đã thực sự chuyển từ” đối đầu” sang “đối thoại”. Để giải quyết các vấn đề tranh chấp, Liên Xô và Mĩ đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Rigân và Goocbachôp, Busơ và Goocbachôp và kí kết nhiều văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, buôn bán, văn hoá, khoa học kĩ thuật và quan trọng là Hiệp uớc thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu năm 1987. Cuối 1989, tại cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Busơ và Goocbachôp trên đảo Manta, Mĩ và Liên Xô đã chinh thức tuyên bố chấm dứt” chiến tranh lạnh” kéo dài trên 40 năm giữa hai nước này. Từ đây, Liên Xô và Mĩ đã chuyển sang hợp tác với nhau để giải quyết những tranh chấp quốc tế và những vụ xung đột quân sự mang tính chất đối địch giữa “hai cực” trước đây ở các khu vực trên thế giới.
          Từ sau lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức 7/10/1989, tình hình chính trị, xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Đức ngày càng phức tạp, làn sóng người bao gồm hàng trăm ngàn công nhân ra đi bất hợp pháp sang Cộng hòa Liên bang Đức xin cư trú, hàng nghìn cuộc biểu tình của dân chúng nổ ra. Ngày 7 và ngày 8/10/1989, tại Berlin và nhiều thành phố khác đã diễn ra những cuộc biểu tình của quần chúng nhân dân vơi những quy mô khác nhau đòi nhanh chóng đổi mới xã hội, đòi dân chủ, đòi bầu cử tự do, một số tổ chức chính trị không chính thức ra đời như: "Diễn đàn mới", "Nghiệp đoàn cải cách độc lập", "phong trào phục hồi dân chủ", "liên minh cánh tả".
           Ngày 18/10/1989, Ủy ban Trung ương Đảng Xã hội Công nhân thống nhất Đức hợp hội nghị toàn thể lần thứ 9 chấp nhận đề nghị thôi chức Tổng Bí thư của Erich Honecker, bầu đồng chí Egon Krenz nguyên ủy viên Bộ Chính trị lên thay. Các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục nổ ra trong các thành phố của cộng hòa Dân chủ Đức. Tình hình chính trị, xã hội ngày càng xấu đi, và đang dần rơi vào khủng hoảng.
             Trước tình hình đó, ngày 9/11/1989, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức đã buộc phải mở cửa một số điểm biên giới, phá bỏ "Bức tường Berlin" đã được xây dựng cách đó 20 năm. và cũng cho phép dân chúng tự do đi lại sang Tây Đức không cần qua một nước thứ ba nào cả.
             Sau khi Cộng hòa Dân chủ Đức quyết định mở bức tường Berlin và biên giới với Tây Đức, ngày 10/11/1989, một số thế lực phương tây đã nêu lại vấn đề tái thống nhất nước Đức. Cựu ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng nước Đức sẽ thống nhất trong vòng 5-10 năm tới. Dư luận chung châu Âu quan tâm sâu sắc đến vấn đề chính trị nhạy cảm này, cho rằng việc mở cửa không có nghĩa là xóa bỏ biên giới giữa Đông và Tây Beclin, giữa hai nước Đức. Thứ trưởng ngoại giao Liên Xô cho rằng “ Vấn đề thống nhất Đức phải được giải quyết trên cơ sở tôn trọng hiện thực chính trị ở châu Âu và phải xét đến sự tồn tại của hai nước Đức có chủ quyền và địa vị của nó trong hệ thống chính trị ở châu Âu”. Ngoại trưởng Mĩ cho rằng vấn đề này nêu lên là quá sớm. Còn ngoại trưởng Pháp tỏ ý lo ngại việc tái thống nhất Đức có thể làm mất cân bằng ở châu Âu.
            Ngày 7/11/1989, Hội đồng bộ trưởng từ chức. Ngày hôm sau 8/11, toàn thể Bộ chính trị uỷ ban trung ương Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức xin từ chức. Ngày 9/11/1989, nhà cầm quyền tuyên bố bỏ ngỏ bức tường Beclin. Việc thống nhất nước Đức đã đến gần. Các cuộc biểu tình rầm rộ vẫn tiếp tục diễn ra.
         Tháng 3/1990, do sức ép của các lực lượng đối lập trong và ngoài nước, cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra trước thời hạn. Kết quả là Đảng Xã Hội thống nhất Đức bị mất quyền lãnh đạo, trở thành phe đối lập thiểu số trong Quốc Hội.
          Ngày 5/4/1990 trong kì họp Quốc hội, ông Lootha Đônredierơ- lãnh tụ Đảng liên minh dân chủ Thiên Chúa Giáo được bầu làm thủ tướng. Bà Sadin Becmapôlơ làm Chủ tịch Quốc Hội.
          Ngày 18/5/1990, những người cầm quyền của CHLB Đức và CHDC Đức đã kí kết một hiệp ước để đi tới một liên minh tiền tệ, kinh tế và xã hội. Theo hiệp ước, kể từ 1/7/1990 đồng Mac của CHLB Đức trở thành đồng tiền lưu hành sử dụng thống nhất trong cả nước Đức, thực hiện một bước thống nhất tiền tệ và kinh tế.
          Tới mùa thu 1990, 15 tỉnh trước đây của CHDC Đức đã đổi lại thành 5 bang như cơ cấu hành chính của CHLB Đức nhằm tiến tới thống nhất lãnh thổ về mặt pháp lí. Trong phiên họp đặc biệt ngày 23/8/1990, Quốc hội CHDC Đức đã quyết định gia nhập CHLB Đức.
          Đúng 0 giờ ngày 3/10/1990, tại nhà Quốc hội CHDC Đức đã diễn ra lễ hạ cờ CHDC Đức và kéo cờ CHLB Đức, tượng trưng cho sự thống nhất nước Đức đã hoàn thành. Như vậy, chỉ trong vòng một năm, kể từ 10/1989, CHDC Đức từ một nước có chủ quyền đã sát nhập vào CHLB Đức, kết thúc 41 năm tồn tại.
          Như vậy, nước Đức đã được thống nhất thành một quốc gia, chấm dứt tình trạng chia cắt, tạo điều kiện cho Đức phát triển thành một quốc gia hoà binh, dân chủ.
            


          Thống nhất là xu thế tất yếu của thời đại, của mỗi quốc gia, dân tộc. Trên thế giới, đã có nhiều quốc gia phải đấu tranh gian khổ để thực hiện hoà hợp dân tộc, thống nhất quốc gia, Sau chiến tranh thế giới 2, nhiều nước bị chia cắt, nước Đức là một điển hình. Vấn đề Đức sau chiến tranh thế giới 2 là vấn đề quan trọng của đời sống chính trị châu Âu. Là một nước trung tâm ở châu Âu, việc nước Đức đi theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa đều có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị châu Âu.
         Sau những năm 50,60 vấn đề Đức vẫn chưa được giải quyết một cách thoả đáng, nước Đức vẫn bị chia cắt thành hai quốc gia có hai chế độ chính trị, có hai nền kinh tế khác nhau. Những thập kỉ 70,80, trong quan hệ quốc tế, mâu thuẫn giữa hai cực Xô- Mĩ, Đông- Tây bớt căng thẳng, hoà dịu dần. Và đến 1989, trong cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Busơ và Goocbachôp trên đảo Manta đã chính thức chấm dứt “ chiến tranh lạnh” kéo dài hơn 40 năm. Quan hệ giữa hai nước đã chuyển từ “đối đầu” sang” đối thoại”, hợp tác với nhau để giải quyết những tranh chấp quốc tế và những vụ xung đột quân sự mang tính đối địch giữ hai cực trước đây ở các khu vực trên thế giới. Năm 1990, nước Đức đã được thống nhất sau hơn một năm đấu tranh lâu dài, gian khổ. Đó cũng là cuộc đấu tranh giữa một bên là lực lượng chủ tương dân chủ, hoà bình thống nhất nước Đức với một bên chủ trương chia cắt nước Đức, đứng đầu là Mĩ. Đó cũng là vấn đề tâm điểm của cuộc” chiến tranh lạnh” sau chiến tranh thế giới hai.
          Nước Đức thống nhất là điều kiện cho nhân dân Đức xây dựng một nước hoà bình, dân chủ, phát triển khoa học, kĩ thuật.Ngày nay, Đức là một quốc gia phát triển mạnh về kinh tế, có trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật tiên tiến, đời sống dân cư ở mức độ cao. Đức đã và đang khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế về mọi mặt. Sự phát triển ngày nay của Đức khiến cho nhiều quốc gia phải ngưỡng mộ, khâm phục và học hỏi

1.            Hữu Ngọc và chiến sĩ, Chủ tịch Vinhempich và cách mạng Đức, NXB Sự thật, 1995.
2.            Hội nghị Beclin, Tài liệu thời sự, ban tuyên huấn(PCT BTLUV XB).
3.            Chu Phúc Khoa, Những sáng kiến cho đấu tranh thống nhất Đữc, NXB Sự thật, 1957.
4.           Cộng hoà dân chủ Đức 35 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, 1984.
5.            Tình hình gần đây của một số nước XHCN, Vụ quốc tế và tạp chí tuyên truyền ban tư tưởng văn hoá trung ương 1990.
6.            Tạp chí quam hệ quốc tế, Viện quan hệ quốc tế 1989-1990.
7.            Nguyễn Anh Thái,Giáo trình lịch sử thế giới hiện đại1954-1975, NXB Giáo dục, 1976.
8.            Lê Minh Đức, Nguyễn Nghị, Lịch sử nước Mĩ, NXB thông tin Hà Nội, 1994.
9.         Trần Bá Khoa, Chiến lược toàn cầu dính líu và mở rộng của Mĩ đang gặp nhiều thử thách, TCCS, tháng 12, 1995.
10.        Lí Kiện, Ngọn lửa chiến tranh lạnh (3 tập) Nxb Thanh Niên,Hà Nội.
11.        Nguyễn Mạnh Quang, Đệ nhị thế chiến và chiến tranh lạnh, NXB Sáng tạo, 1972.
12.        Phạm Giảng, Lịch sử quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1954, NXB Sử học, Viện Sử học.
13.        Trương Tiểu Minh, Chiến tranh lạnh và di sản của nó, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2002



Môc lôc
Trang
Chương 1: Nh÷ng tháa thuËn gi÷a ba c­êng quèc Liªn X«, MÜ, Anh trong viÖc gi¶i quyÕt vÊn ®Ò §øc sau chiÕn tranh (1945-1947) 4


2. CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH
 BỐI CẢNH THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
NGUYÊN NHÂN – NGUỒN GỐC CỦA CHIẾN TRANH LẠNH
1.     Bối cảnh thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới từng bước có những chuyển biến to lớn, tác động tới quan hệ quốc tế, tác động tới từng nước, từng khu vực và cả trật tự thế giới vừa được thiết lập.
Thứ nhất, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhưng các nước châu Âu, Nhật Bản và Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị tổn thất lớn cả về người và của. Chỉ có Mỹ giầu lên nhanh chóng trong chiến tranh (thu về 114 tỉ đô la lợi nhuận do bán vũ khí và phương tiện chiến tranh) và trở thành nước mạnh nhất về kinh tế trong khoảng 3 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ chiếm quá nửa tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản (56,4% năm 1948). Mỹ là chủ nợ lớn nhất thế giới (riêng về vũ khí, các nước đồng minh châu Âu đã nợ Mỹ 41,751 tỉ USD) và nắm trong tay một lợi thế khiến các nước phải kiêng nể, e dè: độc quyền về bon nguyên tử.
Có thể nói, Mỹ vượt trội hơn tất cả các nước về kinh tế, quân sự và chính trị…Từ đây tham vọng làm bá chủ thế giới của Mỹ ngày càng bộc lộ và đây cũng là cơ sở để Mỹ triển khai nhanh chóng kế hoạch của mình trong một bối cảnh quốc tế và tương quan so sánh lực lượng hết sức thuận lợi đứng cả về hai phía quan hệ: Mỹ với các nước trong khối đồng minh tư bản chủ nghĩa; Mỹ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, sức mạnh và ưu thế của Mỹ không kéo dài được mãi, nó đã bị giảm sút tương đối từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi, đặc biệt từ những năm 70 khi các nước tư bản phục hồi và vươn lên nhanh chóng, trước hết là Tây Âu và Nhật Bản.
Thứ hai, hai cường quốc Xô – Mỹ từ quan hệ đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau chiến tranh quan hệ ấy nhanh chóng chuyển thành quan hệ đối đầu. Từ quan hệ đối đầu giữa hai nước chuyển thành quan hệ đối đầu giữa hai phe – phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới hai cực, quan hệ Xô –Mỹ, quan hệ giữa hai phe, mặc dù mâu thuẫn, nhưng vẫn phụ thuộc và kiềm chế nhau, đều thực hiện chiến lược phòng ngự, đều tránh đụng đầu trực tiếp với nhau. Vì thế, về đại cục, hòa bình thế giới được duy trì trong suốt thời kì chiến tranh lạnh và cả sau đó.
Thứ ba, một biến chuyển lớn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Một loạt các nước Đông Âu, Châu Á và khu vực Mỹ Latin sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đã tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội cùng với Liên Xô hợp thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa hùng mạnh. Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm 50 - 60 đã thu hút sự chú ý của thế giới và tác động tới chiều hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ngày càng lớn, chủ nghĩa xã hội là chỗ dựa tin cậy của phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiền bộ xã hội. Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất chi phối nền chính trị thế giới. Tình hình trên đây đã dẫn tới một vấn đề: trong chiến lược của mình, Mĩ và các nước đồng minh không thể không tính đến một thực tế đó của chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở khắp các lục địa của Á, Phi, Mỹ La Tinh, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị tan vỡ từng mảng lớn và đến giữa những năm 60 đã sụp đổ về cơ bản. Hơn 100 quốc gia dân tộc trẻ tuổi ra đời, ngày càng tham gia tích cực vào đời sống chính trị thế giới. Bộ mặt hành tinh thay đổi to lớn. Trong chiến lược của hai cường quốc Xô – Mĩ và hai hệ thống không thể không tính đến lực lượng này.
Thứ năm, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật bùng nổ vào những năm 40 của thế kỷ XX và diễn ra mạnh mẽ sau đó. Cuộc cách mạng này đã đưa lại những tiến bộ nhảy vọt, những thành tự kì diệu, những tác động tích cực và những hậu quả của nó rất to lớn. Những nước nào đi sâu vào cách mạng khoa học - kỹ thuật, tận dụng những thành tựu của nói thì vươn lên mạnh mẽ, tiếng nói của họ trong quan hệ quốc tế ngày càng có trọng lượng hơn. Những nước bỏ lỡ cơ hội tận dụng thành tựu của cách mạng khoa học – kỹ thuật, thì tụt hậu, hình bóng của các nước ấy trong quan hệ quốc tế cũng trở nên mờ nhạt.
Chiến tranh lạnh gần như là một hệ quả tất yếu của tình hình đối đầu, căng thẳng giữa hai phe thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Nguyên nhân – nguồn gốc của Chiến tranh lạnh:
          Cuộc đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản không phải chỉ bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mà nó nảy sinh ngay từ sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917) với sự ra đời của nước Nga Xô viết. Lúc bấy giờ, các nước tư bản phương Tây đã tập trung lực lượng và tìm mọi cách để “bóp chết” nước Nga Xô viết: 14 nước tư bản đã đưa quân can thiệp chống nước Nga (1918 – 1920), các nước tư bản đã bao vay kinh tế, cô lập chính trị nước Nga trong những năm 20 – 30 của thế kỷ XX, đặc biệt trong cuộc xâm lược Liên Xô của các nước Đức phát xít trong những năm 1941 – 1945. Mặc dù vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên vẫn đứng vững, tồn tại và ngày càng hùng mạnh. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và các nước Mĩ, Anh, Pháp đều là nạn nhân của cuộc xâm lược phát xít và họ đã liên minh với nhau để chống phát xít, nhưng mâu thuẫn giữa Liên Xô và các nước tư bản này vẫn luôn luôn tồn tại. Khi chiến tranh kết thúc, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, thì mâu thuẫn giữa Liên Xô và các nước Mĩ, Anh, Pháp lại nổi lên. Các nước này từ quan hệ đồng minh chuyển sang quan hệ đối đầu. Đó là một trong những nguồn gốc sâu xa của cuộc Chiến tranh lạnh. Hơn nữa, từ Hội nghị Ianta (2/1945), Liên Xô, Mĩ, Anh đã thỏa thuận với nhau phân chia phạm vi ảnh hưởng đối với các khu vực trên phạm vi thế giới. Cũng vì thế, Chiến tranh lạnh là kết quả tất yếu của các cuộc chiến tranh giành và mở rộng phạm vi thế lực giữa Liên Xô và Mĩ, mà thường được gọi là hai cực trong trật tự thế giới hai cực được xác định từ Hội nghị Ianta.
          Tuy nhiên, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới chuyển biến mau lẹ ngày càng có lợi cho Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, bất lợi cho Mĩ và các đồng minh của Mĩ. Đầu năm 1947, ở các nước Đông Âu, khu vực ảnh hưởng của Liên Xô, chính quyền lần lượt chuyển vào tay nhân dân lao động, ở Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp phong trào đấu tranh vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo phát triển mạnh mẽ. Ở Pháp, Bỉ và Italia đại diện của Đảng Cộng sản đã tham gia Chính phủ, ở các nước này đã diễn ra một loạt những cải cách kinh tế - xã hội có lợi cho người lao động. Ở châu Á, cách mạng Trung Quốc phát triển mạnh, so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho Đảng Cộng sản. Trong bối cảnh như thế, Mĩ không thể không có những phản ứng lại. Tháng 3 – 1947, Tổng thống Mĩ Truman đã đọc diễn văn tại Quốc hội Mĩ, chính thức đưa ra học thuyết của mình. Theo Truman thì các nước Đông Âu “vừa mới bị cộng sản thôn tính” và những đe dọa tương tự đang diễn ra nhiều nước khác ở châu Âu, ở Italia, Pháp và cả Đức nữa. Vì vậy, Mĩ phải đứng ra “đảm nhận sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do” phải giúp đỡ các dân tộc thế giới chống lại “sự đe dọa” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng” của nước Nga, giúp đỡ bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự. Tổng thống Mĩ đã phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
          Như vậy, học thuyết Truman đã mở đầu cho cuộc chiến tranh lạnh và cuộc chiến tranh này đã diễn ra theo tư tưởng và mục tiêu của Mĩ mà học thuyết Truman đã vạch ra.
          “Chiến tranh lạnh” là khái niệm do Baruch, tác giả của kế hoạch nguyên tử lực của Mĩ ở Liên hợp quốc đưa ra, xuất hiện trên báo chí từ ngày 26 – 07 – 1947. Theo Mĩ, “chiến tranh lạnh” là“chiến tranh không nổ súng, không đổ máu” nhưng “luôn luôn ở tình trạng chiến tranh” nhằm “ngăn chặn” rồi “tiêu diệt” Liên Xô.
          Nhiều nhà nghiên cứu cũng đưa ra định nghĩa của mình về “chiến tranh lạnh”. Tựu trung lại, đó là sự đe dọa sử dụng bạo lực quân sự, bao vây kinh tế, phá hoại chính trị, chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh, làm cho tình hình thế giới luôn luôn căng thẳng.
          Mục tiêu của chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là Mĩ tiến tới lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản, chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội không cho lan ra các khu vực khác.
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHIẾN TRANH LẠNH
          1. Sự hình thành các khối kinh tế - chính trị đối lập:
          Mĩ tìm cách lôi kéo các nước đồng minh về phía mình bằng các biện pháp kinh tế, chính trị và quân sự vừa để thao túng, vừa để tạo ra khối các nước đối lập với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Ngày 05 – 06 – 1947, ngay sau khi học tuyết Truman ra đời, ngoại trưởng Mĩ Macsan liền đưa ra kế hoạch của mình bằng “Phương án phục hưng châu Âu”. Theo Macsan, chỉ cần một bộ phận hoặc toàn bộ các nước các nước châu Âu cùng nhau xây dựng một kế hoạch “phục hưng” thì Mĩ sẽ mở rộng “viện trợ” đến châu Âu. Thực hiện kế hoạch của Macsan, ngày 12 – 07 – 1947, các nước Anh – Pháp triệu tập ở Pari hội nghị bàn về kế hoạch này của Mĩ với 16 nước tư bản châu Âu tham gia(1). Hội nghị đã yêu cầu Mĩ viện trợ hàng chục tỉ đô la cho châu Âu. Tháng 4 – 1948, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật viện trợ nước ngoài” với những quy định: nước nhận viện trợ phải kí với Mĩ hiệp ước tay đôi có lợi cho Mĩ, phải thi hành chính sách kinh tế tài chính do Mĩ yêu cầu, phải cung cấp nguyên liệu cho Mĩ, phải ngừng buôn bán với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, hủy bỏ kế hoạch quốc hữu hóa và gạt bỏ các lực lượng tiến bộ ra ngoài chính phủ… Kế hoạch Macsan được thực hiện từ ngày 9 – 4 – 1948 đến ngày 31 – 12 – 1951, thực tế Mĩ đã bỏ ra 12,5 tỉ đô la(2). Kết quả nền kinh tế của những nước nhận viện trợ được phục hồi, sau đó phát triển mạnh, nhưng phụ thuộc vào Mĩ.
Phán ứng lại đối với “Học thuyết Truman” và “Kế hoạch Macsan”, Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa và các đảng cộng sản châu Âu đã xúc tiến thành lập Cơ quan thông tin cộng sản (KOMINFORM) vào tháng 10 – 1947. Đại diện của 9 Đảng Cộng sản (Liên Xô, Ba Lan, Nam Tư, Bungari, Rumani, Hungari, Tiệp Khắc, Italia và Pháp) tham dự cuộc họp này tại Vacsava. Hội nghị đã ra bản tuyên bố, trong đó phân tích tình hình thế giới chia làm hai phe, phe đế quốc – tư bản do Mĩ đứng đầu và phe chống đế quốc – tư bản do Liên Xô đứng đầu. Cơ quan thông tin cộng sản có nhiệm vụ tổ chức thực hiện thông tin, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hành động đấu tranh giữa các đảng cộng sản một cách tự nguyện. Để trao đổi thông tin, hội nghị đã quyết định xuất bản tạp chí ở Bêôgrat bằng tiếng Pháp và tiếng Nga mang tên “Vì một nền hòa bình vững chắc, vì nền dân chủ nhân dân”.
 (1) Anh, Pháp, Italia, Bỉ, Bồ Đào Nha, Ailen, Hi lạp, Thổ Nhĩ Kì, Hà Lan, Lucxămbua, Aixơlen, Thụy Sĩ, Áo, Na Uy, Đan Mạch, Thủy Điển.
(2) Hiện nay có nhiều loại tài liệu đưa những số liệu khác nhau về tiền viện trợ của Mĩ: có tài liệu nêu 29 tỉ sau gi ảm xuống còn 22, có tài liệu đưa ra con số 13 tỉ….
Hơn một năm sau, vào ngày 8 - 1 - 1949, Liên Xô và các nước Anbani(1) Ba Lan, Bungari, Hungari, Rumani, Tiệp Khắc đã quyết định thành lập tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa: Hội đồng tương trợ kinh tế (gọi tắt theo tiếng Nga là SEV). Như vậy, trên thế giới đã xuất hiện hai khối kinh tế đối lập nhau: khối kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa (SEV) với thị trường riêng của nó và khối kinh tế tư bản chủ nghĩa.
2. Chính sách ngăn chặn và các khối quân sự, căn cứ quân sự ra đời:
Trong những năm 1947 – 1949, Mĩ thi hành “chính sách ngăn chặn” nhằm ngăn chặn “sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”,rồi tiến tới tiêu diệt nó. Mĩ cho rằng, Liên Xô bị suy yếu trong Chiến tranh thế giới thứ hai, kiệt quệ cả về vật chất và tinh thần, chỉ cần đặt trước Liên Xô một lực lượng mạnh trong vòng 10 – 15 năm, Liên Xô sẽ tự bị tiêu diệt và sẽ ngăn chặn được chủ nghĩa cộng sản, ngăn chặn được khuynh hướng xâm lược của người Nga.
Để thực hiện “chính sách ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản, Mĩ đã xúc tiến việc chia cắt nước Đức và Triều Tiên.
          Mĩ cùng các nước Anh, Pháp tiến hành chia cắt nước Đức, phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức, biến Tây Đức thành tiền đồn ngăn chặn chủ nghĩa xã hội không có lan sang phía Tây châu Âu. Mĩ đã phá hoại những khóa họp của hội nghị ngoại trưởng Matxcơva (4 – 1947) và ở Luân Đôn (12 – 1947) bằng cách bác bỏ mọi đề nghị của Liên Xô trong việc giải quyết vấn đề kí hòa ước với Đức, vấn đề thành lập một chính phủ chung cho toàn Đức theo nghị quyết Pôtxđam và vấn đề những biện pháp nhằm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Đức.
          Ngay sau khi Hội nghị Luân Đôn đi đến chỗ bế tắc, các nước phương
(1)  Năm 1961, do bất đồng, Anbani rút khỏi SEV
Tây liền tổ chức một hội nghị riêng rẽ khác ở Luân Đôn để bàn về việc chia cắt nước Đức. Hội nghị đã đề cập đến những nội dung sau: Tổ chức chính trị ở Tây Đức, chế độ khai thác vùng Rua, chế độ đóng chiếm ở Tây Đức, cải cách tiền tệ ở Đức. Hội nghị cho việc thành lập một quốc gia riêng rẽ ở Tây Đức có ý nghĩa đặc biệt. Ngày 2 – 6 – 1948, Hội nghị đã đưa ra bản tuyên bố nêu rõ ý định quyết tâm chia cắt nước Đức của các nước phương Tây.
          Sau hội nghị, ngày 18 – 6 – 1948, tại phía Tây nước Đức và Tây Béclin, Mĩ, Anh, Pháp tiến hành cải cách tiền tệ riêng rẽ, số tiền cũ họ đưa sang phía Đông Đức và Đông Béclin, gây rối loạn kinh tế - xã hội khu vực này.
          Để bảo vệ nền kinh tế Đông Đức khỏi bị tan rã, Ban quân chính Liên Xô ở Đông Đức bắt buộc phải thi hành hạn chế vận tải trong việc thông thương giữa hai miền Đông và Tây Đức, giữa Tây Béclin và Đông Béclin. Sau đó, ở Đông Đức cũng tiến hành cải cách tiền tệ để ổn định và phát triển nền kinh tế. Lúc này, tình hình giữa miền Đông và miền Tây cũng như quan hệ giữa Liên Xô và các nước Mĩ, Anh, Pháp trở nên căng thẳng. Các nước phương Tây lập cầu Hàng không tiếp tế hàng hóa cho Tây Đức và Tây Béclin, họ cũng lợi dụng đưa thêm lực lượng vũ trang vào Tây Đức. Tình hình căng thẳng, nhưng may mắn xung đột không xảy ra, do Liên Xô đã chủ động đồng ý hủy bỏ những hạn chế vận tải giữa các khu vực ở nước Đức (5 – 1949) với điều kiện hội nghị ngoại trưởng phải họp lại để bàn giải quyết vấn đề Đức.
          Sau cuộc khủng hoảng này, phía các nước phương Tây vẫn tích cực xúc tiến việc thành lập riêng rẽ nhà nước Đức ở phía tây. Bộ tư lệnh Mĩ, Anh, Pháp cùng với những lãnh đạo Đức ở phía Tây đã họp Hội nghị Phranphuốc (7 – 1948) đã quyết định triệu tập một quốc hội lập hiến riêng rẽ vào tháng 9 – 1948. Tiếp theo, Mĩ, Anh, Pháp đã tiến hành hội nghị riêng ở Oasinhtơn (8 – 4 – 1949) thông qua nhiều nội dung quan trọng về vấn đề Đức trái với tinh thần của hội nghị Pôtxđam. Tháng 5 – 1949, Hội đồng nghị viện họp ở Bon đã thông qua dự thảo Hiến pháp nước cộng hòa Liên Bang Đức (Tây Đức). Ngày 14 – 9 – 1949, ở các khu vực miền Tây, người ta đã tiến hành bầu cử riêng rẽ. Ngày 12 – 9, ông Hớt được cử làm Thủ tướng nước Cộng hòa Liên bang Đức.
          Như vậy, ở phía Tây Đức đã xuất hiện một quốc gia riêng rẽ, liên minh chặt chẽ với phương Tây. Đáp lại hành động của Mĩ và các nước phương Tây, ở Đông Đức vào tháng 5 – 1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các đảng phái và tổ chức dân chủ của hai miền nước Đức đã họp Đại hội nhân dân, thông qua dự thảo Hiến pháp và bầu ra Hội đồng nhân dân Đức. Ngày 7 – 10 – 1949, Hội đồng nhân dân Đức tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Như thế trên nước Đức cũ đã xuất hiện hai nhà nước Đức đối lập nhau. Sự ra đời của Cộng hòa Dân chủ Đức là một đòn đánh vào kế hoạch “ngăn chặn” của Mĩ.
          Ở châu Á, Mĩ cũng tích cực thực hiện chia cắt Triều Tiên, coi đó là việc làm cần thiết để “ngăn chặn” chủ nghĩa xã hội mở rộng ra khu vực Đông Bắc Á. Ngày 10 – 5 – 1948, Mĩ, các lực lượng thân Mĩ đã tổ chức tuyển cử riêng rẽ ở Nam Triều Tiên. Ngày 30 – 5 – 1948, Quốc hội được bầu cử ở phía nam đã họp ở Sơun, cử Lý Thừa Văn lên làm Tổng thống nước Đại Dân quốc (Hàn Quốc).
          Để đối phó lại hành động của Mĩ ở bán đảo Triều Tiên, được sự giúp đỡ của Liên Xô, tháng 6 – 1948, các đảng phái và các tổ chức dân chủ ở miền Bắc Triều Tiên đã họp hội nghị liên tịch, quyết định bầu cử Quốc hội để tiến tới thành lập Chính phủ dân chủ. Ngày 21 – 8 – 1948, Quốc hội họp và tuyên bố thành lập Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Như vậy, trên bán đảo Triều Tiên đã xuất hiện hai nhà nước đối lập nhau, đó là hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh.
          Đến thời điểm này, “Chính sách ngăn chặn” của Mĩ cũng thất bại ở nhiều nơi, nhiều nước ở châu Âu, châu Á, sau khi giành được độc lập đã tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội ngày càng lớn mạnh. Liên Xô không bị suy yếu như Mĩ mong đợi, mà ngày càng hùng mạnh, vững chắc hơn trước. Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946 – 1950) đã hoàn thành khôi phục kinh tế trước thời hạn (4 năm 3 tháng). Năm 1950, sản lượng công nghiệp Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh; năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, khiến Mĩ không còn độc quyền thứ vũ khí này nữa.
          Ở các nước Đông Âu, trong những năm 1947 – 1949, nhân dân các nước này lần lượt hoàn thành công cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tất cả các mưu toan ngăn chặn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các nước này đều lần lượt thất bại.
          Ở châu Á, tình hình cũng biến đổi nhanh chóng, làm thất bại“chính sách ngăn chặn” của Mĩ. Từ năm 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam bước vào giai đoạn mới và ngày càng thu được thắng lợi to lớn. Đến năm 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ thì sự thất bại của Mĩ trong “chính sách ngăn chặn” đã trở nên quá rõ ràng. Tháng 10 – 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời đánh dấu hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành từ từ Âu sang Á, làm cho so sánh lực lượng giữa hai phe thay đổi có lợi cho chủ nghĩa cộng sản.
Để thực hiện “chính sách ngăn chặn” các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh từ sau năm 1945, Mĩ và các nước phương Tây đã tiến hành thành lập các khối quân sự và các căn cứ quân sự khắp nơi trên thế giới.
          Châu Âu, lúc này, trở thành trọng điển trong chính sách bao vây, ngăn chặn của Mĩ. Vì vậy, Mĩ đã tiến hành đàm phán với Canađa và 5 nước trong tổ chức “Liên hiệp Châu Âu” (Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Lucxămbua) để thành lập khối Bắc Đại Tây Dương. Mặc dù có những bất đồng, nhưng cuối cùng Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã được 12 nước(1)kí kết ở Oasinhtơn ngày 4 – 4 – 1949. Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 4 – 8 – 1949, thời hạn hiệu lực 20 năm (có thể gia hạn thêm) khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời đánh dấu sự khống chế của Mĩ về quân sự đối với Tây Âu, lập nên một liên minh quân sự lớn nhất phương Tây, một công cụ quan trọng của chính sách chiến tranh lạnh của Mĩ chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Năm 1955, Tây Đức được kết nạp vào NATO làm cho quan hệ Đông – Tây càng trở nên căng thẳng. Trước tình hình đó, tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nước Anbani(2), Bungari, Hungari, Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan, Rumani và Tiệp Khắc đã tổ chức Hội nghị ở Vacsava và kí hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ (14 – 5 – 1955) với thời hạn 20 năm, nhằm gìn giữ an ninh của các hội viên, duy trì hòa bình ở châu Âu… Hiệp ước Vacsava còn quy định rằng khi hiệp ước an ninh tập thể toàn châu Âu được kí kết thì hiệp ước Vacsava sẽ hết hiệu lực. Điều đó nói lên tính chất phòng thủ của hiệp ước này.
          Sự ra đời của hai khối quân sự lớn nhất toàn cầu do Mĩ và Liên Xô đứng đầu, đối địch nhau, đều chạy đua vũ trang, trang bị những vũ khí hiện đại để tăng cường sức mạnh của khối mình, đã làm cho tình hình thế giới càng căng thẳng.
          Nhằm hỗ trợ cho khối NATO và tăng cường bao vây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Mĩ và các đồng minh của mình đã thành lập một loạt các khối quân sự và căn cứ quân sự khác rải ráctrên thế giới. Ở Đông Bắc Á, tháng 9 năm 1951, Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết; ở Nam Thái Bình Dương, khối ANZUS được thành lập (9 - 1951) gồm Mĩ, Ôxtrâylia, Niu Di lân; ở Đông Nam Á, khối SEATO bao gồm Mĩ, Anh, Pháp, Ôxtrâylia, Niu Di lân, Pakixtan, Thái Lan và Philippin được thiết lập vào tháng 9 – 1954; ở Trung Cận Đông khối CENTO (gọi tắt là khối Trung Tâm) gồm Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Irắc được thành lập năm 1955 (lúc đầu gọi là khối Batđa, nó dựa vào trên Hiệp ước Batđa kí ngày 24 – 2 – 1955, giữa Irắc – Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó các nước nói trên tham gia, khi cách mạng Irắc thành công (7 – 1958), Irắc rút khỏi khối Batđa, khối này chuyển trụ sở sang Ancara (năm 1959) và đổi tên thành khối CENTO. Những khối quân sự này cùng với trên 2000 căn cứ quân sự của Mĩ rải rác nhiều nơi trên thế giới hình thành thế bao vây; cô lập Liên Xô và và các nước xã hội chủ nghĩa.
           Bên cạnh đó, Mĩ còn đưa ra hàng chục vạn quân đóng ở nước ngoài. Những năm 1968 – 1969, Mĩ đưa 1,5 triệu quân đóng ở nước ngoài trong tổng số 3.499.000 quân thường trực của Mĩ, trong đó 60 vạn quân ở Đông Dương, 32 vạn quân ở châu Âu, 28 vạn ở Nhật Bản và nhiều đảo khác.
          Đáp lại, Liên Xô cũng đưa hàng chục vạn quân đóng ở các nước Đông Âu (tập trung ở Đông Đức), ở Mông Cổ và biên giới Xô – Trung.
          Mĩ có bom nguyên tử vào năm 1945, lập tức 4 năm sau, vào khoảng tháng 9 – 1949, Liên Xô cũng chế tạo thành công loại bom này, phá thế độc quyền bom nguyên tử của Mĩ. Đến năm 1957, khi Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo thành công thì cũng đạt được sự cân bằng về vũ khí chiến lược với Mĩ.
          Hai bên tiếp tục chạy đua vũ trang, thi nhau chế những vũ khí và trang thiết bị hiện đại. Cuộc chạy đua vũ trang lên tới đỉnh cao vào những năm 60 của thế kỷ XX. Hai bên Xô – Mỹ đã có một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ. Theo ước tính của những nhà quân sự thì chỉ cần phóng một nửa số kho vũ khí hạt nhân của Mĩ hoặc của Liên Xô, cũng đủ hủy diệt toàn bộ sự sống con người và nền văn minh nhân loại.
Bảng so sánh lực lượng quân sự giữa 2 khối
(vào những năm 70 của thế kỷ XX)
1. Vũ khí thông thường
Khối Vacsava
Khối NATO
Quân số
Xe tăng
Máy bay chiến đấu
Tàu ngầm
Tàu chiến các loại
5.373.100
59.470
7.876
228
102
3.660.200
30.690
7.130
200
499
2. Vũ khí chiến lược
Tên lửa chiến lược ICBM (loại đặt trên bệ phóng mặt đất)
Tên lửa chiến lược SLBM (loại đặt trên tàu ngầm)
Máy bay chiến lược
Tàu ngầm chiến lược
1.398
922
160
62
1.018
672
518
30

(Theo Tập san Quốc phòng toàn dân, số tháng 3 năm 1991, tr 89)
          Nhưng ngay sau đó, cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mĩ chuyển sang trạng thái hòa hoãn, hợp tác giải trừ quân bị. Động thái này có dấu hiệu từ năm 1969. Lý do Mĩ, đang sa lầy ở Việt Nam, muốn thoát khỏi tình trạng đó, những dấu hiệu sa sút nền kinh tế; Liên Xô cũng có nhiều khó khăn về kinh tế, đặc biệt là vấn đề mối quan hệ giữa hai miền của nước Đức, cuộc xung đột biên giới Liên Xô – Trung (từ tháng 3 đến tháng 6 - 1969). Tình hình đó buộc hai nước Mĩ – Xô phải chuyển sang hòa hoãn, tìm sự nhân nhượng của nhau.
          Tuy nhiên, sự hòa hoãn này bị chấm dứt khoảng cuối năm 1980, khi Roonan Rigân trúng cử Tổng thống Mĩ. Rigân lên cầm quyền trong bối cảnh tình hình thế giới có những sự kiện lớn và đang diễn ra bất lợi cho Mĩ: vừa thất bại trong cuộc chiến ở Việt Nam cách đó không lâu, đến năm 1979, Mĩ lại thất bại ở Iran,… tình hình đó làm địa vị của Mĩ bị giảm sút trên thế giới. Trong khi đó, Liên Xô lại đưa quân vào Apganixtan, Liên Xô còn làm hậu thuẫn cho Ba Lan để chính phủ nước này tuyên bố “tình trạng chiến tranh” nhằm trấn áp các thế lực đối lập ở Ba Lan (từ ngày 13 – 12 – 1981).
          Trước tình hình đó, Rigân phản ứng quyết liệt bằng việc thực hiện chạy đua vũ trang mạnh mẽ nhằm phá thế cân bằng về chiến lược quân sự với Liên Xô, khôi phục lại vị trí đứng đầu về quân sự. Cuộc chạy đua vũ trang lớn trong lịch sử giữa hai nước Liên Xô lại diễn ra suốt từ năm 1980 đến năm 1987. Từ năm 1980 đến năm 1986, ngân sách quân sự tăng 50%, sau đó có giảm đi chút ít. Năm 1982, ngân sách quân sự của Mĩ chiếm 7,4% tổng sản phẩm quốc gia (GNP). Tháng 11 – 1983, Rigân cho triển khai tên lửa tầm trung(1) “Pershing” và “Cruise” ở cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Hà Lan và một số nước châu Âu khác hướng vào Liên Xô và Đông Âu. Ngày 23 tháng 3 năm 1983, Rigân lại đề ra kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao” (SDI) với chi phí lên tới 26 tỉ USD trong 5 năm. Để chống lại các hành động của Liên Xô, Rigân tiến hành giải tỏa các điều luật của Quốc hội về hạn chế quyền chủ động của Tổng thống. Do đó, Tổng thống hoàn toàn chủ động tiền hành các chiến dịch ở Grênađa (1983), ở Libi (1986) và cung cấp vũ khí cho quân nổi loạn ở Apganixtan. Ở vùng Trung Cận Đông, Rigân tiến hành một loạt những biện pháp để giữ vững vị trí của họ ở khu vực này: thiết lập một loạt căn cứ quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Ôman,… thành lập“lực lượng phản ứng nhanh” (RDF) gồm 11 000 người…
          Để đối phó lại cuộc chạy đua vũ trang của Mĩ, Liên Xô cũng buộc phải tăng ngân sách quân sự lên tới 15% tổng sản phẩm quốc dân. Liên Xô cũng triển khai các tên lửa tầm trung SS4, SS5 và đặc biệt là SS20 ở các nước Đông Âu và ở lãnh thổ châu Á của mình.
          Tuy nhiên, khi Goobachốp lên nắm chính quyền ở Liên Xô, quan hệ Xô – Mĩ bắt đầu có những biến chuyển khác trước, tình hình quan hệ giữa hai nước từng bước chuyển sang hòa dịu.
          3. Các cuộc xung đột quân sự khu vực:
          Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, nhất là trước những thảm họa của cuộc chiến tranh hạt nhân, các cường quốc đều cố gắng tránh đụng đầu trực tiếp với nhau. Thế nhưng họ lại đụng độ với nhau thông qua những cuộc chiến tranh cục bộ hay những xung đột quân sự khu vực.
          Cuộc chiến tranh cục bộ ở Triều Tiên (1950 – 1953):
          Ngày 25 tháng 6 năm 1950, cuộc chiến tranh cục bộ nổ ra trên bán đảo Triều Tiên giữa hai lực lượng: một bên là quân đội Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ cùng với quân đội Nam Triều Tiên với bên kia là quân đội Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và quân chí nguyện Trung Quốc có sự hậu thuẫn mọi mặt của Liên Xô. Ngay vài giờ sau khi Chiến tranh nổ ra, Mĩ đã đưa vấn đề này ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Khi ấy, đại biểu Liên Xô vắng mặt phản đối Mĩ không thừa nhận địa vị của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên hợp quốc, mà vẫn ủng hộ Tưởng Giới Thạch ở vị trí này. Do đó, Hội đồng bảo an đã thông qua Nghị quyết về Triều Tiên, “Lên án lực lượng vũ trang Bắc Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc” và ngày 27- 6, Hội đồng bảo an lại thông qua nghị quyết thứ hai kêu gọi sự giúp đỡ quân sự cho Hàn Quốc. Quân đội 16 nước(1) dưới danh nghĩa quân đội Liên hợp quốc dưới sự chỉ huy của tướng Mĩ Mac Actua đã đổ bộ vào cảng Nhân Xuyên.
          Sau 3 tháng chiến tranh, đến ngày 13 – 9 – 1950, quân đội Bắc Triều Tiên đã qua vĩ tuyến 380, chiếm 95% đất đai và 97% dân số Hàn Quốc. Quân đội Liên hợp quốc đổ bộ vào Nhân Xuyên vào ngày 15 – 9 – 1950, sau đó đánh bật quân đội Bắc Triều Tiên đến tận sông Áp Lục, giáp Trung Quốc. Ngày 25 – 10 – 1950, Trung Quốc đã phái quân chí nguyện sang “kháng Mĩ viện Triều”. Quân đội Triều - Trung đã đẩy lùi quân Mĩ khỏi Bắc vĩ tuyến 380, sau đó chiến sự chỉ tiếp diễn ở khu vực vĩ tuyến. Liên Xô không tham gia trực tiếp chiến tranh, nhưng đã viện trợ vũ khí, phương tiện chiến tranh,… cho quân đội Bắc Triều Tiên.
          Sau 3 năm chiến tranh, cả hai phía đều tổn thất về người và của, ngày 27 – 7 – 1953, tại Hội nghị Bàn Môn Điếm (gần vĩ tuyến 380), hai phía kí hiệp định đình chiến lấy vĩ tuyến 380 làm ranh giới quân sự giữa hai miền Nam – Bắc (trở lại vĩ tuyến – ranh giới trước chiến tranh).
          Vụ quốc hữu hóa kênh Xuyê và cuộc chiến tranh xâm lược Ai Cập của Anh, Pháp và Ixaren (1956)
          Ngày 26 – 7 – 1956, Ai Cập tuyên bố quốc hữu hóa kênh Xuyê, Anh, Pháp, Mĩ vin cớ “tự do hàng hải bị đe dọa” và đòi “quốc tế hóa” kênh đào, họ phản đối Ai Cập gay gắt và gây sức ép về kinh tế (giữ tài khoản của Ai Cập ở Anh). Anh, Pháp, Mĩ triệu tập hội nghị ở Luân Đôn vào giữa tháng 8 – 1956, định dùng đa số gây áp lực với Ai Cập nhưng họ thất bại vì Ai Cập không tham gia hội nghị.
          Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Ai Cập. Liên Xô đề nghị giải quyết vấn đề Xuyê bằng thương lượng, nhưng Anh, Pháp vẫn chuẩn bị chiến tranh. Sau kế hoạch dự định thành lập “Hội những người sử dụng kênh Xuyê” thất bại, Anh, Pháp đã lôi kéo Ixraen dùng vũ lực chiếm đóng kênh Xuyê, Mĩ giữ thái độ hai mặt (ngoài thì ủng hộ giải quyết cuộc tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, nhưng thực tế thì ủng hộ Anh, Pháp xâm lược với toan tính là rồi Anh, Pháp sẽ mất “uy tín” do bị nhân dân Trung Cận Đông phản đối, qua đó, Mĩ sẽ củng cố được địa vị của mình ở khu vực này).
          Ngày 20 – 10 – 1956, quân Ixaren tiến về kênh Xuyê, ngày 31 – 10 – 1956, không quân Anh, Pháp oanh tạc Ai Cập.
          Cuộc xâm lược của Anh, Pháp và Ixraen bị nhân dân thế giới phản đối. Đại hội đồng Liên hợp quốc ra nghị quyết lên án 3 nước xâm lược, đòi rút quân đội ra khỏi Ai Cập. Ngày 5 – 11 – 1956, Liên Xô cảnh cáo Anh, Pháp và Ixraen, đòi đình chỉ ngay chiến sự ở Ai Cập. Thế giới Ả rập lên án mạnh mẽ. Trước tình hình này, Chính phủ Ixraen buộc phải ngừng bắn vào ngày 5 – 11 – 1956, ngày hôm sau Anh, Pháp cũng buộc phải có hành động tương tự. Và sau đó, vào tháng 12 năm 1956, quân Anh, Pháp và Ixraen phải hoàn thành rút ra khỏi Ai Cập. Anh, Pháp bị thất bại, chủ nghĩa thực dân Anh và Pháp tan rã ở Trung Cận Đông. Aixenhao thấy ở Trung Cận Đông trở thành “chỗ trống”, liền tìm cách lấp chỗ trống đó. Từ đây, Liên Xô và Mĩ trở thành hai đối thủ cạnh tranh, giành ảnh hưởng ở khu vực này: Mĩ dựa vào Ixraen và các nước thuộc khối Bátđa (Anh, Iran, Irắc, Pakixtan, Thổ Nhĩ Kỳ) còn Liên Xô dựa vào Ai Cập, Xiri và cấp vũ khí cho họ. Sự đối đầu Xô – Mĩ ở khu vực từ đó tiếp tục căng thẳng.
          Sự đối đầu Mĩ – Xô cũng diễn ra trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946 – 1954)
          Sau năm 1945, Mĩ tích cực ủng hộ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương, nhất là vào giai đoạn cuối của chiến tranh. Nhưng Pháp càng đánh càng bại, buộc phải ngồi vào bàn thương lượng.
          Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng trưởng thành, càng đánh càng mạnh, lại được sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, đã đẩy Pháp vào thế đường cùng. Khi quân đội Pháp bị xiết chặt vòng vây ở Điện Biên Phủ và gặp khó khăn thì Mĩ lợi dụng để nhảy vào và nắm lấy Đông Dương, Mĩ đã dùng áp lực buộc Pháp cho ba nước Đông Dương được “độc lập”để Mĩ nắm lấy các nước này thông qua Pháp. Mĩ cũng tích cực chuẩn bị đưa lực lượng hải quân và không quân can thiệp vào Đông Dương và hứa với Pháp sẽ sử dụng không quân cứu nguy cho Điện Biên Phủ…Nhưng cả Mĩ và Pháp đều thất bại thảm hại ở chốn núi rừng này trước những đòn tiến công dũng cảm của quân dân Việt Nam được sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
          Hội nghị Băng Đung
          Lần đầu tiên trong lịch sử, từ ngày 18 – 4 đến ngày 22 – 4 – 1955, hội nghị Á, Phi đã họp ở Băng Đung thuộc nước Cộng hòa Inđônêxia (thường gọi là Hội nghị Băng Đung). Tới tham dự Hội nghị có 29 nước Á, Phi(1)Hội nghị đã thảo luận những vấn đề chung có quan hệ thiết thân đến nhân dân các nước Á, Phi như vấn đề chủ quyền dân tộc và sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, vấn đề góp phần vào việc xúc tiến sự hợp tác hòa hình trên thế giới, vấn đề hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước tham dự hội nghị….
          Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu đã hoan nghênh việc triệu tập hội nghị Băng Đung và đã gửi điện chúc mừng hội nghị. Ngược lại, Mĩ và các nước đế quốc khác đã âm mưu phá hoại hội nghị bằng cách hứa tăng cường viện trợ cho những nước từ chối không tham gia hội nghị. Âm mưu này đã thất bại. Tất cả cá nước được mời, trừ liên bang Trung Phi, đều đã cử đại biểu tham gia. Các nước đế quốc nhất là đế quốc Mĩ còn âm mưu dùng các nước tay sai để phá hoại hội nghị, dùng luận điệu “hoạt động lật đổ của cộng sản” để đe dọa các nước. Nhờ sự tích cực nỗ lực của đại biểu các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và đại đa số các nước khác, hội nghị đã thành công rực rỡ khiến âm mưu phá hoại hội nghị Á, Phi của phe đế quốc đã bị hoàn toàn thất bại.
          Trong bản tuyên bố về việc “góp phần vào nền hòa bình và sự hợp tác chung trên toàn thế giới”, hội nghị đã phát triển, mở rộng 5 nguyên tắc chung sống hòa bình do Trung Quốc và Ấn Độ đề xướng(2) thành 10 nguyên tắc: Tôn trọng quyền con người và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước; công nhận sự bình đẳng của tất cả các chủng tộc và dân tộc; không can thiệp bằng vũ trang và can thiệp vào nội bộ của các nước; tôn trọng quyền của mỗi nước đối với việc phòng thủ cá nhân và tập thể theo Hiến chương Liên Hiệp
Quốc; không để xảy ra chiến tranh xâm lược, xâm phạm tới sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập về chính trị của bất cứ nước nào; giải quyết các vấn đề quốc tế bằng đường lối hòa bình; khuyến khích sự hợp tác; tôn trọng chính nghĩa và cam kết quốc tế.
          Hội nghị đã nhất trí thông qua “Bản tuyên bố cuối cùng” mà tinh thần chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân, đảm bảo độc lập dân tộc, tăng cường việc hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước Á, Phi và đề xướng lấy 10 nguyên tắc chung sống hòa bình làm cơ sở đẩy mạnh sự nghiệp hòa bình và an ninh trên toàn thế giới.
          Hội nghị đã ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Angiêri, Tuynidi, Marốc và đòi phải để các nước này được độc lập. Các nước tham gia hội nghị đã nhất trí ủng hộ việc tái giảm binh bị và cấm chỉ sản xuất, thử và dùng vũ khí nguyên tử và khinh khí.
          Hội nghị Á Phi đã thể hiện nguyên vọng phản đối chiến tranh, phản đối chủ nghĩa thực dân, mong muốn chung sống hòa bình và đẩy mạnh sự nghiệp đoàn kết giữa nhân dân các nước Á, Phi (chiếm ½ dân số toàn thế giới). Việc tổ chức hội nghị và những thắng lợi của hội nghị đánh dấu bước phát tiến mới của phong trào giải phóng dân tộc châu Á, châu Phi đã từ những phong trào lẻ loi tách rời từng nước một liên kết thành mặt trận phản đế rộng rãi bao gồm các quốc gia, các dân tộc cảu châu Á, châu Phi và đồng thời cũng đánh dấu các nước châu Á, châu Phi đã bắt đầu bước lên vũ đài quốc tế và bắt đầu quyết định vận mệnh của mình.
          Nguyện vọng mong muốn độc lập dân tộc và chung sống hòa bình của nhân dân Á, Phi mà hội nghị đã phản ánh, được mọi người gọi là “tinh thần Băng Đung”. “Tinh thần Băng Đung” đã cổ vũ, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đang cuồn cuộn dâng cao ở châu Á, châu Phi và có những tác dụng trọng đại trong việc xúc tiến những quan hệ hợp tác hữu nghị trong quan hệ quốc tế.
          Các cuộc xung đột ở Trung Đông
          Năm 1967, cuộc chiến tranh Trung Đông lần 3 lại bùng nổ. Do yếu tố bất ngờ, không quân Ixraen đã tiêu diệt đại bộ phận máy bay Ai Cập (do Liên Xô cung cấp) đang đỗ tại sân bay. Quân đội Ixraen cũng lần lượt chiếm được bán đảo Sinai (Ai Cập), các vùng đất của Palextin như dải Gada, thành phố cổ Gieerrusalem, toàn bộ bờ Tây sông Gioocđan, cao nguyên Gôlan (Xiri). Ngày 27 - 11 - 1967, Hội đồng bảo an thông qua Nghị quyết 242, buộc Ixraen rút khỏi những vùng đất mà họ chiếm đóng, nhưng Ixraen không thực hiện nghị quyết này.
          Đến cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 (10/1973) thì các nước Ả rập được sự hỗ trợ của Liên Xô đã tiến công Ixraen, khoảng 10 ngày đầu, Ai Cập, Xiri thắng lớn, giải phóng nhiều miền đất ở Sinai và Gôlan. Nhưng sau đó, Mĩ lập cầu hàng không, viện trợ ồ ạt cho Ixraen, quân Ixraen phản công ở Sinai đánh sang phía Tây kênh Xuyê, ở cao nguyên Gôlan thì Ixraen tiến cách Thủ đô Đamát của Xiri 30 km. Để cứu nguy cho Ai Cập (quân đoàn 3 Ai Cập đang bị bao vây) phía Liên Xô cho biết họ sẽ trực tiếp can thiệp. Mĩ phản đối và cũng báo động quân đội. Nhưng ngày 24 – 10 – 1973, do tổn thất cả hai bên, nên hai bên đã chấp nhận ngừng bắn, do đó cuộc đối đầu giữa hai cường quốc Mĩ – Xô đã vượt qua.
          Nhìn chung, ở Trung Đông, hai cường quốc không can thiệp trực tiếp, nhưng họ đã ủng hộ hai nhóm nước đối lập, trong cuộc xung đột kéo dài hơn 4 thập niên. Mĩ ủng hộ tiền của, vũ khí và chính trị cho phía Ixraen; còn Liên Xô lại tích cực giúp đỡ cho các nước Ả Rập: huấn luyện và trang bị vũ khí hiện đại cho Xiri, Ai Cập, viện trợ quân sự đáng kể cho Xiri, công nhận PLO là người đại diện cho Ả rập – Palextin.
          Cuộc chiến ở Angôla
          Phong trào nhân dân giải phóng Angôla (MPLA) được Liên Xô hậu thuẫn. Cuba giúp đỡ bằng quân tình nguyện, còn Mặt trận giải phóng dân tộc Angôla (FNLA) và Liên minh toàn quốc về độc lập hoàn toàn của Angôla (UNITA) được Mĩ ủng hộ, có quân đội của Nam Phi giúp đỡ. Những người đứng đầu 3 tổ chức này đã kí với Chính phủ Bồ Đào Nha hiệp định ALVOR, qui định Angôla sẽ tiến hành bầu cử và tuyên bố độc lập vào ngày 11 – 11 – 1975. Thế nhưng Mĩ và các thế lực thân Mĩ đã lợi dụng điều khoản tuyển cử để chia rẽ các tổ chức này. Với sự giúp đỡ của Mĩ, Nam Phi và Daia, FNLA kiểm soát được miền Bắc Angôla; UNITA kiểm soát được miền Nam và Đông Nam Angôla; còn MPLA kiểm soát được miền Trung, miền Đông, vùng bờ biển phía tây nam và Thủ đô Luanđa.
          Nhằm tiêu diệt MPLA trước khi Bồ Đào Nha trao trả độc lập, tháng 10 – 1975, quân đội Nam Phi dưới sự giúp đỡ của Mĩ đã tiến quân vào Angôla, tới sát Thủ đô. Trước tình hình đó, được sự hậu thuẫn của Liên Xô, quân đội Cuba đã tiến vào Angôla giúp đỡ MPLA đánh bại các cuộc tiến công của quân đội Nam Phi và quân đội của FNLA và UNITA.
          Ngày 11 – 11 – 1975, nước Cộng hòa nhân dân Angôla được thành lập. Ông Nêtô – Chủ tịch MPLA làm Chủ tịch nước. Tuy nhiên, nội chiến vẫn còn tiếp diễn.
          Bên cạnh các cuộc xung đột khu vực nêu trên đây, còn nhiều cuộc xung đột khác ở các nơi trên thế giới đều liên quan đến hai cực Xô – Mĩ, hai phe đối lập, như cuộc chiến tranh ở Apganixtan (cuối những năm 70 của thế kỷ XX), ở Campuchia (cuối những năm 70 và thập kỷ 80 của thế kỷ XX). Đặc biệt “Cuộc chiến tranh của nhân dân Đông Dương chống đế quốc là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất giữa hai phe. Đó là cuộc đụng đầu lịch sử vì Mĩ đã chống lại không chỉ với phong trào giải phóng, độc lập dân tộc mà cả với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng kết cục “là cuộc chiến tranh mà rõ ràng đầu tiên Mĩ đã thua”(1)
Cuộc chiến tranh ở Apganixtan
          Nằm ở khu vực Tây Á, Apganixtan giữ một vị trí chiến lược quan trọng: Sau Chiến tranh thế giới thứ I, Apganixtan về hình thức đã giành được độc lập (1922); nhưng về thực chất vẫn bị phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc bên ngoài. Sau chiến tranh thế giới thứ II, vua Zaher (1933 - 1973), ông vua cuối cùng, đã cho phép thủ tướng Daoud nhờ Liên Xô giúp đỡ hoàn toàn về trang bị và huấn luyện cho quân đội Apganixtan. Năm 1973, Daoud đã buộc vua Zaher phải thoái vị và thiết lập nền chuyên chế độc tài Daoud.
          Đảng Dân chủ nhân dân Apganixtan ra đời năm 1965 có khoảng 5000 đảng viên (trong một nước có 17 triệu dân, đại bộ phận theo hồi giáo và gồm nhiều dân tộc khác nhau).
          Ngày 27 – 4 – 1976, Đảng Dân chủ nhân dân đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài Daoud, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân do lãnh tụ đảng là Taraki đứng đầu. Nhưng trong nội bộ Đảng Dân chủ nhân dân lại bị chia rẽ thành hai phái: phái nhân dân (Khalq) và phái Ngọn cờ (Partcham). Tháng 9 năm 1979, vì tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng và nhà nước, Amin, một trong những lãnh tụ của Đảng đã lật đổ Taraki và sát hại Taraki. Trước tình hình đó, tháng 12 - 1979 Liên Xô đã đưa quân đội và Apganixtan, lật đổ chính quyền Amin và sát hại Amin. Một chính phủ mới ở Apganixtan được thành lập do Babrak Karmal đứng đầu (B. Karmal) nguyên là đại sứ của Apganixtan tại Tiệp Khắc 1.
          Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1945, Liên Xô đưa quân đội đi tiến hành chiến tranh với một quốc gia khác ở ngoài biên giới của mình. Cuộc chiến tranh này đã làm cho nhân dân Apganixtan nổi dậy chống lại quân đội Liên Xô và chống lại quân đội của chính phủ B.Karmal. Ngày 14 – 1 – 1980, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc với 104 phiếu thuận và 18 phiếu chống đã lên án cuộc xâm lược này của Liên Xô.
          Cuộc chiến tranh Apganixtan đã lan rộng ra khắp nơi, do chủ nghĩa dân tộc mãnh liệt và sự sùng tín của Hồi giáo. Mĩ và Trung Quốc là hai nước cung cấp vũ khí và trang bị, tiền tài cho lực lượng kháng chiến Pakixtan, vừa là nơi trung chuyển, vừa là nơi tiến hành các cuộc thương lượng quan trọng giữa lãnh tụ các nhóm kháng chiến (Muhiahidin). Ngoài ra Pakixtan còn chấp nhận cho 3 triệu thường dân Apganixtan sang lánh nạn.
          Cuộc chiến tranh Apganixtan đã diễn ra gần một thập kỉ, hết sức gay go và khốc liệt. Tuy quân đội Liên Xô đã đánh chiếm được các thành phố chính, duy trì được chính phủ cách mạng Apganixtan, nhưng đã phải hi sinh tới gần 13.000 binh lính, sĩ quan và gặp nhiều khó khăn, rắc rối về chính trị trong và ngoài nước.
          Vấn đề Cămpuchia
          Ngay sau khi thủ đô Phnom Pênh được giải phóng (17-4-1975), tập đoàn lãnh đạo phải Khơme Đỏ Pônpốt - Iêng Xari đã phản bội cách mạng, đưa đất nước vào thời kì lịch sử đen tối chưa từng có.
          Chúng xua đuổi nhân dân ra khỏi các thành phố, buộc phải về lao động và sinh sống trong những trại tập trung ở nông thôn, cái mà chúng gọi là “công xã nông thôn”. Chúng tàn phá chùa chiền, trường học, cấm chợ búa, xóa bỏ tiền tệ. Chúng biến đất nước thành một xã hội “quái gở” chưa từng thấy trong lịch sử: biến những thành thị thành “không gian chết”, xóa bỏ mọi quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, cấm học hành, cấm tín ngưỡng và tàn sát dã man hang triệu người dân Cămpuchia vô tội: tri thức, công nhân, tiểu thương, tiểu chủ và những người làm công tác văn hóa – nghệ thuật. Chúng đã thiết lập nên một chế độ kinh tế độc quyền nhà nước cực đoan và phá hủy cơ cấu kinh tế quốc dân.
          Về chính sách đối ngoại, chúng đã thi hành một chính sách phản động và hiếu chiến với mục đích chống phá cách mạng nước ngoài mà trung tâm là Việt Nam.
          Đối với Thái Lan, nước có cùng biên giới với Cămpuchia, tập đoàn Pônpốt - Iêng Xari không ngừng tiến hành những hành động vũ trang khiêu khích như: Đầu 1977, binh lính Khơme Đỏ đã xâm chiếm lãnh thổ Thái Lan và va chạm với quân Thái ở Noiparai, và từ tháng 1 đến tháng 8 năm 1977 – như Thủ tướng Thái Lan đã tố cáo – có gần 400 cuộc tấn công xâm nhập của người Cămpuchia vào lãnh thổ Thái Lan, tàn sát dân thường.
          Đối với Lào, tập đoàn Pônpốt- Iêng Xari gây ra những vụ khiêu khích, những cuộc xung đột vũ trang ở gần biên giới Lào – Cămpuchia.
          Đối với Việt Nam, ở gần biên giới phía Tây Nam, từ cuối năm 1975 quân Pônpốt đã tiến hành nhiều vụ xâm lấn, có nơi chúng tiến vào sâu lãnh thổ Việt Nam tới 10km, như vùng Sa Thầy thuộc Gia Lai – Kong Tum, bắt hàng trăm dân thường, đốt phá nhà cửa. Đến tháng 12 -1977, tập đoàn Pônpốt - Iêng Xari đã công khai phát động một cuộc chiến tranh xâm lược ở gần biên giới Tây Nam, 6/7 tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam đã bị chúng tấn công xâm lược, phá hoại mùa màng, nhà cửa và tàn sát nhiều người Việt Nam vô tội mà trước đây từng là bạn bè giúp đỡ cho sự nghiệp cách mạng Cămpuchia.
          Tháng 2 năm 1978, sau khi đẩy lùi cuộc tấn công lấn chiếm của bọn Pônpốt ở biên giới, chính phủ Việt Nam đã đưa ra đề nghị chấm dứt ngay chiến sự ở biên giới, rút lực lượng vũ trang của hai bên cách xa biên giới 5km, tổ chức một hội nghị, kí một hiệp ước trên “cơ sở tôn trọng lãnh thổ của nhau trong biên giới hiện tại” và đạt một thỏa thuận về một hình thức thích hợp của sự đảm bảo và giám sát quốc tế. Bọn Pônpốt đã khước từ đề nghị chính đáng này.
          Dưới sự thống trị của tập đoàn Pônpốt - Iêng Xari, đất nước Cămpuchia đã rơi vào vực thẳm của sự khủng khiếp và khốn cùng. Nhà báo Pháp J. Delaconture gọi chế độ đó là: “chế độ tự diệt chủng”, một chế độ mà tự bản thân nó là một tội ác, một tội diệt chủng gần 3 triệu người đồng loại của mình.
Sau năm 1975, mâu thuẫn giữa tập đoàn Pônpốt - Iêng Xari và nhân dân Cămpuchia ngày càng trở nên sâu sắc, gay gắt. Nhân dân Cămpuchia đã nổi dậy đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng. cuộc chiến đấu của nhân dân Cămpuchia, lúc đầu mang tính chất tự phát, lẻ tẻ và chưa có sự gắn bó, thống nhất với nhau trong cả nước. Ngày 3 -12 - 1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước ra đời, do Hiêng Xomrin làm chủ tịch. Đây là sự kiện đánh dấu bước chuyển biến quan trọng của cách mạng Cămpuchia.
          Tháng 12 năm 1978, để chống lại phong tráo đấu tranh của nhân dân trong nước và nhằm chuyển hóa mâu thuẫn (từ mâu thuẫn nội bộ dân tộc sang mâu thuẫn dân tộc với Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc Sôvanh cực đoan của bọn Pônpốt), quân Pônpốt đã mở một cuộc tấn công qui mô lớn ở mặt trận biên giới Tây Nam. Quân Pônpốt đã bị quân đội nhân dân Việt Nam giáng cho những thất bại nặng nề.
          Nhân cơ hội này, dưới sự lãnh đạo của mặt trận dân tộc cứu nước, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, quân và dân Cămpuchia đã nổi dậy ở nhiều nơi.
          Từ ngày 26 – 12 – 1978 đến 30 tháng 12, lực lượng cách mạng đã đạp tan tuyến phòng thủ bên ngoài của bọn Pônpốt. Ngày 7 – 1 – 1979 thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, trung tâm quyền lực của Khơme Đỏ sụp đổ.
          Trong 14 ngày, cách mạng Cămpuchia đã giành thắng lợi trong toàn quốc, trừ một vài căn cứ trong dãy núi con Voi, Đậu Khấu, và những vùng dọc biên giới Thái Lan.
          Ngày 8 – 1 – 1979, Hội đồng nhân dân cách mạng Cămpuchia do Hiêng Xomrin làm chủ tịch được thành lập. Ngày 25 – 1 – 1979, Hội đồng cách mạng ra mắt quần chúng, và đến ngày 1 – 5 – 1979, một cuộc tổng tuyển cử, tự do, dân chủ thực sự đã diễn ra và thành công tốt đẹp. chính quyền mới được xây dựng từ trung ương đến địa phương thành một hệ thống hoàn chỉnh và thay mặt nhân dân Cămpuchia thực hiện chủ quyền về mặt đối nội và đối ngoại, quản lí toàn bộ đất nước.
          Ngày 18 – 2 – 1979, để bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng mới thành lập, chính phủ Hiêng Xomrin đã kí kết với Việt Nam một hiệp ước yêu cầu quân đội Việt Nam đóng tại trên đất Cămpuchia để bảo vệ thành quả cách mạng Cămpuchia.
          Sau thắng lợi của cách mạng Cămpuchia, ngày 7 – 1 – 1979 và nước Cộng hòa nhân dân Cămpuchia ra đời, tất cả các thế lực chống đối đã rùm beng nêu lên “Vấn đề Cămpuchia”. Dưới sự thao túng của một số cường quốc, trong tháng 1 – 1979, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua hai nghị quyết về Cămpuchia tại phiên họp thứ 2108.
-   Nghị quyết thứ nhất: Tiếp tục công nhận bọn Pônpốt là đại diện hợp pháp của Cămpuchia.
-   Nghị quyết thứ hai: Đòi quân đội Việt Nam rút ngay ra khỏi Cămpuchia.
          Ở trong nước, tất cả các lực lượng chống đối cách mạng đã liên kết lại với nhau để chống lại chính quyền cách mạng Hiêng Xomrin và quân tình nguyện Việt Nam. Từ 1982 các lực lượng chống đối đã xây dựng và củng cố hệ thống căn cứ ở trên đất Thái Lan và cho ra đời “chính phủ liên hiệp ba phái” do Xihanúc đứng đầu (bao gồm phái Khowme xơ rây của Sonsan tức Khơme Xanh, phái Khơ me trắng của Xihanúc và phái Khơme đỏ của Pônpốt). Với sự giúp đỡ của lực lượng chống đối bên ngoài, từ 1979 – 1985, cuộc nội chiến ở Cămpuchia diễn ra gay gắt và ác liệt. Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, quân và dân Cămpuchia đã liên tiếp đánh bại các cuộc tấn công quân sự của lực lượng thù địch và gây dựng lại đất nước bị tàn phá nặng nề về mọi mặt một cách nhanh chóng và hiệu quả.
          Kể từ 1982, Việt Nam bắt đầu rút quân về nước; đến mùa khô 1984 - 1985, Việt Nam đã tiến hành 4 đợt rút quân, tạo nên điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết vấn đề Cămpuchia, loại bỏ được nhân tố mà các lực lượng đối đầu đã lợi dụng gây nên vấn đề Cămpuchia, và chứng minh rõ thiện chí của Việt Nam.
Nội chiến ở Nicaragoa
          Nicaragoa giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha năm 1821, nhưng giữa thế kỷ XIX, Anh và Mĩ đã đấu tranh với nhau quyết liệt để tranh giành ảnh hưởng ở Nicaragoa. Năm 1912 - 1913 Nicaragoa bị quân đội Mĩ chiếm đóng. Trải qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc A.Xanđinô, nhân dân Nicaragoa đã buộc quân đội Mĩ phải rút về nước. Nhưng Mĩ vẫn tiếp tục thi hành nhiều thủ đoạn nhằm đưa Nicaragoa vào vòng lệ thuộc Mĩ. Năm 1934, dưới sự điều khiển của Mĩ, Xômôxa Gacxia đã giết hại Axêxa Xanđinô. Hai năm sau, năm 1936, được Mĩ giúp sức Xômôxa Gacxia đã làm đảo chính quân sự, thiết lập nền thống trị độc tài ở Nicaragoa, đưa Nicaragoa vào vòng lệ thuộc Mĩ nặng nề hơn. Năm 1964, A.Naxtaxiô Xômôxa thay cha lên làm tổng thống tự xưng là “người bạn trung thành của Mĩ”. Mĩ được hưởng thêm nhiều đặc quyền trong việc sử dụng tài nguyên, khoáng sản của Nicaragoa, được xây dựng căn cứ quân sự ở Côruitô. Năm 1954 Xômôxa kí hiệp định quân sự với Mĩ và tham gia tổ chức đảo chính phản cách Mạng ở Goatêmala.
          Năm 1961, Mặt trận giải phóng dân tộc Xanđinô ra đời trên cơ sở thống nhất các lực lượng du kích, những người tiến bộ, các chiến sĩ đã từng chiến đấu dưới ngọn cờ cửa người anh hùng dân tộc A.Xanđinô. Mặt trận đã xây dựng nhiều cơ sở cách mạng trong vùng rừng núi phía Bắc, đẩy mạnh hoạt động du kích trên toàn quốc với khẩu hiệu “đánh đổ chế độ độc tài Xômôxa”. Đến giữa những năm 1970, trước tình hình không thể duy trì mãi chế độ độc tài Xômôxa, Mĩ bày trò “hòa giải”, âm mưu dung hòa các tập đoàn tư sản đối lập Nicaragoa với tập đoàn Xômôxa để tập trung đối phó với các cuộc chiến đấu của mặt trận Xanđinô. Các lực lượng vũ trang của Mặt trận vẫn đẩy mạnh chiến đấu, giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Ngày 30 – 5 - 1979 Mặt trận ra lời kêu gọi nhân dân khởi nghĩa vũ trang và tổng bãi công chính trị, lật đổ chế độ độc tài Xômôxa. Ngày 9 - 7 Bộ chỉ huy mặt trận hạ lệnh tấn công vào thủ đô Managoa phối hợp với cuộc nổi dậy của quần chúng. Ngày 14 - 7, Xômôxa tuyên bố từ chức và chạy chốn sang Maiami; ngày 18 - 7, Bộ tư lệnh quân cảnh vệ đầu hàng cách mạng. Ngày 19 - 7 - 1979, chính phủ lâm thời xây dựng lại đất nước Nicaragoa từ Côxtarica trở về thủ đô Managoa, đánh dấu cách mạng Nicaragoa đã thắng lợi. Cách mạng Nicaragoa có ảnh hưởng to lớn ở khu vực Mĩ Latinh, và với sự giúp đỡ của Liên Xô và Cuba, chính phủ Nicaragoa đã đưa đất nước tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
          Để chống lại chính phủ cách mạng Nicaragoa, từ phía Bắc Hondurat và Nam Cooxxtarica, Mĩ đã giúp đỡ cho lực lượng chống đối “Côntơrát” (Contras) chống lại chính phủ cách mạng Nicaragoa. Mĩ đã huấn luyện và vũ trang đầy đủ cho bọn Côntơrát phát động nội chiến trong nhiều năm liền. Từ tháng 5 - 1985, chính quyền Rigân lén lút buôn bán vũ khí cho Iran và chuyển một phần tiền lãi cho bọn Côntơrát, trái với lệnh cấm của quốc hội. Việc buôn bán vũ khí bí mật này đã bị phơi bày ra ánh sáng ngày 4 – 11 – 1986 và được người Mĩ gọi là vụ bê bối với cái tên là “Iran ghết”. Ủy ban điều tra vụ Iran ghết của quốc hội Mĩ đã buộc nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng, kể cả Tổng thống Mĩ Rigân (sau khi mãn nhiệm) phải ra điều trần trước ủy ban.
XÔ – MĨ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẠNH
          1. Quan hệ Đông – Tây bắt đầu hòa dịu
          Ngay từ giữa những năm 50, những nhà lãnh đạo Liên Xô bắt đầu có xua hướng triển khai chiến lược cùng tồn tại hòa bình với các nước phương Tây, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế…
          Về phía Mĩ, Tổng thống Aixenhao cũng lên tiếng “hoan nghênh bất cứ hành động nào tranh thủ cho hòa bình”
          Nhưng trên thực tế, xuất phát từ những lợi ích khác nhau, quyết định của các nước lớn đã làm cho tình hình thế giới tiếp tục căng thẳng.
          Những cuộc xung đột quân sự mà hai cực Xô – Mĩ làm hậu thuẫn cho mỗi bên tham chiến tiếp tục lan rộng nhiều nơi trên thế giới, điển hình là cuộc chiến tranh Đông Dương, nội chiến Apganixtan, Angôla, chiến tranh Trung Đông.
          Mặc dù vậy, bên cạnh chiến tranh lạnh, đã diễn ra những cuộc thương lượng nhân nhượng giữa hai cực Xô – Mĩ trong việc giải quyết một số vấn đề trong quan hệ quốc tế, điển hình là vấn đề Đức và vấn đề đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược.
          Vấn đề Đức là vấn đề trung tâm trong quan hệ quốc tế thời kỳ này:
          + Từ năm 1970, Xô – Mĩ đã bắt đầu thương để giải quyết vấn đề Đức.
          + Ngày 9 – 11 – 1972, trên cơ sở những nguyên tắc đã được thỏa thuận giữa Liên Xô và Mĩ trong Hiệp định Bon (9 – 1971), hai nước: CHDC Đức và CHLB Đức đã kí kết Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức:
·        Hai bên tôn trọng không điều kiện chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
·        Thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện, bình thường với nhau trên cơ sở bình đẳng.
          + Tháng 9 – 1973, cả hai nước đều gia nhập Liên Hiệp Quốc.
           Việc giải quyết vấn đề Đức là một biểu hiện cho xu thế hòa dịu trong quan hệ Đông – Tây.
          - Vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược là vấn đề được cả thế giới quan tâm, cũng là một trong những vấn đề trung tâm trong quan hệ Xô – Mĩ.
          + Những nhân tố nào thúc đẩy xu hướng giảm bớt chạy đua vũ trang trong quan hệ Xô – Mĩ
·        Cuộc chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh đã khiến cho cả hai nước gặp phải không ít khó khăn để duy trì thế cân bằng chiến lược.
·        Những khoản chi phí khổng lồ đã làm cho cả hai nước mất dần ưu thế cạnh tranh về kinh tế với các nước khác.
          + Quá trình đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ được tiến hành liên tục trong 20 năm và trải qua 4 giai đoạn:
·        Giai đoạn 1 (11 – 1969 đến 5 – 1972): Chủ yếu tập trung vào việc hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược có tính chất phòng ngự và soạn thảo quy định tạm thời về hạn chế vũ khí hạt nhân có tính chất tiến công.
                        Sau 7 vòng đàm phán, tháng 5 – 1972, hai nước đã kí kết Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (gọi là ABM), theo đó mỗi bên được xây dựng hai hệ thống phòng, chống tên lửa, mỗi hệ thống có 100 tên lửa chống tên lửa.
·        Giai đoạn 2 (11 – 1972 đến 6 – 1979): Chủ yếu hạn chế những loại vũ khí hạt nhân có tính chất tiến công.
     Sau 15 ngày đàm phán và 5 lần gặp gỡ ở cấp nguyên thủ quốc gia, hai nước đã kí kết Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân có tính chất tấn công (gọi tắt là SALT-1). Nghị định bổ sung Hiệp ước ABM, quy định mỗi bên chỉ triển khai một hệ thống phòng, chống tên lửa (7 – 1974), Hiệp ước SALT-2 (6 – 1979) quy định giới hạn tổng số vũ khí chiến lược tấn công và phương tiện phóng vũ khí hạt nhân của mỗi bên.
          Với hiệp ước đã được kí kết, cuộc chạy đua vũ trang căng thẳng giữa hai cực Xô – Mĩ có xu hướng giảm dần.
·        Giai đoạn 3 (6 – 1982 đến 12 – 1983):  Đây là giai đoạn cuộc chạy đua vũ trang được tăng cường.
     Để phá vỡ thế cân bằng chiến lược quân sự của Liên Xô, tháng 3 – 1983, Rigân đề xuất sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI) được mệnh định là “cuộc chiến tranh giữa các vì sao” nhằm xây dựng hệ thống tên lửa nhiều tầng, từ 200 km đến 1000 km trên không nhằm vô hiệu hóa tên lửa tấn công, tạo ra một thách thức đối với Liên Xô.
                        Để đối phó, Liên Xô cũng tăng cường ngân sách quân sự, triển khai hệ thống tên lửa tầm trung ở Đông Âu và khu vực châu Á thuộc lãnh thổ Liên Xô.
          Vì vậy, hai bên đã không thể đạt được một Hiệp ước cụ thể nào về hạn chế vũ khí chiến lược.
·        Giai đoạn 4 (3 – 1985 đến 1 – 1995):  Sau một thời gian gián đoạn, cuộc đàm phán được nối lại:
üTháng 12 – 1987, Xô – Mĩ đã kí kết Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu (INF), chiếm khoảng 3% kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước.
üTháng 6 – 1990, hai bên đã đạt được một hiệp định khung cắt giảm vũ khí tấn công.
üTháng 7 – 1991, Xô và Mĩ kí kết Hiệp ước về cắt giảm vũ khí chiến lược (START-1), theo đó 30% kho vũ khí hạt nhân sẽ được phá hủy từ thời điểm đó đến năm 1999, hai nước cũng sẽ không đặt một số vũ khí chiến lược trong tình trạng báo động.
üTháng 1 – 1993, Hiệp ước START-2 được kí kết: quy định trong vòng 10 năm tới hai nước (Nga – Mĩ) sẽ cắt giảm 2/3 số vũ khí hạt nhân chiến lược hiện có và hủy bỏ toàn bộ ở Nga và Mĩ số tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân phóng từ mặt đất.
          Quá trình đàm phám về hạn chế vũ khí chiến lược phản ánh so sánh lực lượng và cuộc đấu tranh giữa hai cực Xô – Mĩ trong quan hệ quốc tế.
          Tuy còn bất đồng, nhưng hai nước đã từng bước nhượng bộ nhau, không làm cho tình hình căng thẳng hơn và đi đến kết thúc tình trạng đối đầu, gây tổn thất cho cả hai bên.
          - Những chuyển biến trong quan hệ giữa Tây Âu với Liên Xô và Đông Âu (từ cuối thập niên 60 đầu thập niên 70):
          + Hai nước lớn ở Tây Âu là Pháp và CHLB Đức đã bắt đầu thực hiện chính sách đối thoại, hòa hoãn với Liên Xô và các nước Đông Âu
          + Ngày 1 – 8 – 1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và châu Âu tại Henxinki (Phần Lan)
          Định ước xác định quyền bình đẳng của các quốc gia, không dùng vũ lực, không xâm lấn lãnh thổ, giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng nhân quyền, hợp tác trên cơ sở nhu cầu chính đảng của các dân tộc.
          + Năm 1977, tại Beeograt, các nước tiếp tục thương lượng về vấn đề an ninh, hợp tác và đưa ra những hình thức phù hợp để thực hiện định ước Henxinki.
          + Quan hệ thương mại kinh tế giữa Tây Âu với Liên Xô và Đông Âu tăng lên nhanh chóng trong thập niên 80.
          2. Những nguyên nhân chấm dứt chiến tranh lạnh
          Thứ nhất, cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỷ và “bao” về chi tiêu quân sự hầu khắp thế giới (trong thời gian chiến tranh lạnh, hai nước Xô – Mĩ đã gánh chịu từ 50% đến 55% chi tiêu quân sự toàn cầu) làm cho hai nước Xô – Mĩ quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ về nhiều mặt so với các cường quốc khác.
          Thứ hai, hai nước Mĩ và Liên Xô đều đứng trước những khó khăn và thách thức rất to lớn trong một thế giới mà mọi chuyển biến diễn ra hết sức mau lẹ, bất lợi cho hai nước này: Hai nước Đức và Nhật, vốn là những nước phát xít chiến bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, từ đống đổ nát của chiến tranh, nay họ vươn lên mạnh mẽ, trở thành đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại. Châu Âu đã liên minh với nhau thành “khối thị trường chung” (EEC) và đang trở nên rất mạnh. Tất cả đều thoát khỏi sự kiềm chế của Mĩ và cạnh tranh với Mĩ và vượt Liên Xô về kinh tế.
          Thứ ba, cuộc “chiến tranh kinh tế” mang tính toàn cầu mà cả thế giới đang ra sức chạy đua. Hơn nữa, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang diễn ra sôi nổi mà tất cả các nước muốn vươn lên thì đều phải để tâm và tận dụng những thành tựu của nó.
          Tình hình nêu trên đặt ra cho hai nước Liên Xô và Mĩ muốn lấy lại vị trí của mình như trước đây, muốn vươn lên đuổi kịp và vượt các nước khác thì cần phải thoát ra khỏi thế đối đầu và cục diện ổn định.
          Ngoài ra, những vấn đề toàn cầu đang đặt ra trước nhân loại, trước hai nước Xô – Mĩ, nhân dân Mĩ và Liên Xô cùng nhân dân thế giới đòi hỏi phải có sự hợp tác chung để giải quyết, như vấn đề môi trường, môi sinh, bảo vệ trái đất – ngôi nhà chung của loài người; chấm dứt các cuộc xung đột khu vực…Nếu tiếp tục đối đầu  thì giải quyết những vấn đề chung này rơi vào bế tắc.
          3. Xô – Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh và tác động của nó tới quan hệ quốc tế.
          Vào đầu những năm 80, khi Rigân lên nắm chính quyền ở Mĩ, thì quan hệ Xô – Mĩ, quan hệ Đông – Tây còn căng thẳng, thậm chí hai bên chạy đua vũ trang quyết liệt. Thế nhưng từ nửa sau những năm 80, đặc biệt khi Goocbachốp lên cầm quyền ở Liên Xô thì quan hệ Xô – Mĩ thực sự từng bước chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Động thái này được thông qua các cuộc hội nghị cấp cao giữa những người đứng đầu hai quốc gia. Từ năm 1987, những cuộc gặp gỡ giữa Rigân - Goocbachốp, giữa Busơ (bố) -Goocbachốp đã dẫn tới hai bên giảm bớt căng thẳng, tranh chấp. Đặc biệt, trong các cuộc gặp gỡ này, nhiều văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, buôn bán, văn hóa và khoa học – kỹ thuật được kí kết. Nhưng quan trọng nhất là vào năm 1987, hai nước đã kí kết hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, gọi tắt là IMF, số tên lửa này chiếm khoảng 3% kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước. Cũng từ năm 1987, hai nước thỏa thuận cùng giảm một bước quan trọng cuộc chạy đua vũ trang, từng bước chấm dứt cục diện chiến tranh lạnh, cùng hợp tác với nhau để giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột quốc tế.
          Cuối cùng, tháng 12 – 1989, tại cuộc gặp gỡ không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp trên bán đảo Manta (Địa Trung Hải), Mĩ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm qua. Quan hệ quốc tế bước vào thời kỳ mới – thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
          Việc tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, đã đưa thế giới vào thời kỳ hòa dịu và đã dẫn tới những chuyển biến trong quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới.
          - Quan hệ giữa năm nước lớn: Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc có những chuyển biến quan trọng. Năm nước này có nhiều thay đổi trong đường lối đối ngoại của mình. Trong thời kì chiến tranh lạnh, mặc dù là năm nước lớn, nhưng vẫn chỉ là hai cực đối đầu nhau. Đến lúc này, mối quan hệ giữa năm nước lớn đã chuyển hóa từ hai cực đối đầu sang đối thoại, hợp tác với nhau trong cùng tồn tại hòa bình, trong việc giải quyết những tranh chấp quốc tế.
          - Những cuộc xung đột khu vực từng bước được giải quyết do có sự hợp tác của các nước lớn, trước hết là sự hợp tác Xô – Mĩ, đặc biệt là những cuộc xung đột quân sự mang tính đối địch giữa hai cực. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ năm 1989 đến năm 1991 vấn đề Apganixtan, vấn đề Campuchia, vấn đề Namibia… trước đây bế tắc thì bây giờ lần lượt được giải quyết.
          - Đặc biệt là sự biến chuyển nhanh chóng của tình hình các nước Đông Âu và Liên Xô trong những năm 1989 – 1991, làm cho chế độ xã hội chủ nghĩa ở khu vực này sụp đổ. Cùng với nó là sự giải thể Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV, 28 – 6 – 1991) và Tổ chức Hiệp ước Vacsava (1 – 7 – 1991) – những tổ chức lớn tồn tại trong thời kì chiến tranh lạnh, đối lập với các tổ chức cảu khối tư bản chủ nghĩa. Những sự kiện trên đây đã làm cho trật tự hai cực Ianta sụp đổ. Trật tự thế giới theo thể chế hai cực không còn nữa. Thế giới bước vào một thời kì mới với các xu thế mới đang vận động.
KẾT LUẬN
(Ý kiến của GS Nguyễn Anh Thái )
1. Về nguồn gốc, nguyên nhân và tính chất của Chiến tranh lạnh:
Chúng ta nên nhìn cả hai phía Liên Xô và Mĩ để phân tích một cách khách quan. Cuộc đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ và khối Đông Tây bắt nguồn từ hai nhân tố:
- Mâu thuẫn giữa CNXH và CNTB và hai hệ thống đối lập kể từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- Sự hình thành trật tự thế giới hai cực Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai dẫn đến hai cường thắng trận chủ yếu trong chiến tranh phân chia nhau phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới. Sự phân chia này dẫn đến sự tranh chấp, giành giật nhau trên toàn thế giới phạm vi ảnh hưởng của mỗi bên.
Hai nhân tố này là nguồn gốc và nguyên nhân của cuộc chiến tranh lạnh nhưng có sự khác biệt giữa Mĩ và Liên Xô.
Mĩ là một cường quốc tư bản chủ nghĩa luôn luôn nuôi ý đồ thống trị thế giới. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào sự vươn lên mạnh mẽ đứng đầu thế thế giới về thực lực mọi mặt của mình, Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” nhằm làm bá chủ toàn thế giới. Đây là mục tiêu cao nhất của Mĩ và mục tiêu này hoàn toàn phục vụ cho lợi ích giai cấp tư sản lũng đoạn Mĩ.
Về phía Liên Xô, Liên Xô dựa vào việc ủng hộ phong trào đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội để qua đó đấu tranh chống lại Mĩ. Tuy thế, tùy từng lúc và tùy từng thời gian, trong việc ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, vẫn đan xen lợi ích riêng biệt của nước mình và dân tộc mình mà người ta thường gọi là chủ nghĩa dân tộc nước lớn. Trong thời kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70, việc ủng hộ phong trào cách mạng thế giới tỏ ra tích cực hơn, nhưng từ nửa sau những năm 70 đến lúc Chiến tranh lạnh chấm dứt, tính tích cực đó giảm dần đi và có những nơi, những lúc lại biểu hiện nhiều tác dụng phản lại (thời kỳ Goocbachốp cầm quyền 1985 – 1989). Như thế chủ nghĩa dân tộc nước lớn (có người gọi đó là chủ nghĩa đại Nga) cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng chi phối cuộc Chiến tranh lạnh mà Liên Xô đã tiến hành.
Tính chất của cuộc Chiến tranh lạnh cũng có nguồn gốc và nguyên nhân của nó chi phối. Với Mĩ là phi nghĩa, là ý đồ bá chủ thế giới quán xuyến từ đầu cho đến tận ngày nay. Nhưng với Liên Xô tính chất của cuộc Chiến tranh lạnh thể hiện trên hai mặt: Một mặt, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, nhưng mặt khác lại vì lợi ích dân tộc nước lớn rieng biệt của mình. Khi đánh giá mặt này về phía Liên Xô, phải căn cứ vào từng việc từng thời điểm lịch sử mà nhận định. Phải nói rằng, trong thời kỳ đầu từ sau Chiến tranh đến giữa những năm 70, Liên Xô đã làm được nhiều việc có lợi cho phong trào cách mạng thế giới. Nhưng thời kỳ sau này, do đường lối sai lầm chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa dân tộc nước lớn lại thể hiện rõ nét hơn và đã dẫn đến những hậu quả tai hại cho bản thân Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới.
2.     Về thành bại của cuộc Chiến tranh lạnh:
          Đến nay, cuộc Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, chế độ XHCN đã sụp đổ ở Liên Xô, Liên Bang Xô viết đã tan vỡ, hệ thống XHCN thế giới không còn tồn – đó là mục tiêu cao nhất của Mĩ trong khi tiến hành Chiến tranh lạnh và như thế có thể nhận xét rằng cuối cùng Mĩ đã thực hiện được mục tiêu của nó và Mĩ là kẻ thắng thế trong cuộc chiến tranh này. Nhưng mặt khác, trong quá trình Chiến tranh lạnh, Mĩ đã vấp phải những thất bại nặng nề như thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu trong những năm 1945 – 1949, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949, sự lớn mạnh mọi mặt của Liên Xô và các nước XHCN trong những năm 50, 60 và 70,… và những thắng lợi này đã củng cố thêm sức mạnh, thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những thắng lợi này cũng làm suy giảm sức mạnh và địa vị của Mĩ trên toàn thế giới.
          Sự thất bại của Liên Xô bắt nguồn từ những sai lầm trong mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô và đường lối đối ngoại của Liên Xô đối với các nước XHCN anh em chưa đúng theo chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế chân chính. Mặt khác, là sai lầm về nhân nhượng và thỏa hiệp không có lợi cho cách mạng đối với Mĩ trong những năm 70 và nhất là những năm 80.
3.     Đặc điểm của cuộc Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ:
          Khác với tất cả các cuộc chiến tranh khác trong lịch sử loài người, cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai mang một số đặc điểm:
          - Hai đối thủ chính của cuộc Chiến tranh lạnh là Mĩ và Liên Xô chưa bao giờ xung đột đối đầu trực tiếp với nhau mà chỉ đứng đằng sau làm hậu thuẫn và điều khiển các đồng minh của mình xung trận, như trong cuộc Chiến tranh cục bộ Triều Tiên (1950 – 1953), cuộc chiến tranh ở Apganixtan (1979 – 1989), Cuộc chiến trnah ở Ăngôla trước 1975,…
          Sở dĩ có đặc điểm này vì bản thân Mĩ và Liên Xô đều e ngại và sợ hãi nếu trực tiếp xung trạn đối địch với nhau sẽ dẫn đến bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba tàn khốc mà thắng lợi của nó không ai dám đoán trước được.
          - Theo định nghĩa của người Mĩ, Chiến tranh lạnh là “Chiến tranh không đổ máu, không nổ sung” nhưng chiến tranh lạnh không chỉ dừng ở như thế mà đã phát triển thành những cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự khu vực ở nhiều nơi trên thế giới và những cuộc xung đột khu vực đó cho đến nay vẫn còn tiếp diễn do di sản của Chiến tranh lạnh, như ở Trung Đông, Apganixtan…
          - Bên cạnh những cuộc xung đột quân sự, những tình thế cả hai bên đều đặt trong trạng thái chiến tranh, nhưng giữa hai bên Mĩ và Liên Xô vẫn có những cuộc thương lượng lúc công khai, lúc bí mật để tìm cách hòa hoãn với nhau hoặc giải quyết những tranh chấp với nhau như cuộc thương lượng giải quyết mối quan hệ Đông Đức và Tây Đức năm 1972, những cuộc thương lượng về hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược trong những năm 70 và 80 …Chính qua những cuộc thương lượng này, giữa Liên Xô và Mĩ đã đi từ đối đầu đến thỏa hiệp và chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh mà phần bất lợi lại thuộc về phía Liên Xô.
          - Cuộc Chiến tranh lạnh đã chi phối toàn cục thế giới, không một nước nào có thể hoàn toàn đứng ngoài cuộc đấu tranh này và không ít nhiều bị phụ thuộc vào cuộc chiến tranh này.
          - Cuộc Chiến tranh lạnh, trong những thời điểm lịch sử nhất định của nó, đã giúp đỡ và thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển, nhưng mặt khác nó lại ngăn cản sự đối thoại, hợp tác và tính độc lập tự chủ của mọi quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa của thời đại khoa học – kĩ thuật phát triển. Từ sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, xu thế đối thoại, hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hòa bình đang trở thành xu thế chủ yếu trong mối quan hệ quốc tế.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai có những biến chuyển như thế nào? Anh (chị) có nhận xét gì về những biến chuyển này đối với phía Mĩ và đối với Liên Xô?
2. Theo anh (chị) cuộc chiến tranh lạnh bùng nổ có phải là do những mâu thuẫn trực tiếp Mĩ – Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai hay không? Hãy giải thích vì sao?
3. Cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ, hai khối Đông – Tây được triển khai như thế nào?
4. “Chính sách ngăn chặn” của Mĩ được triển khai như thế nào? Kết quả của nó.
5. Việc chấm dứt chiến tranh lạnh tác động như thế nào tới quan hệ quốc tế?

(1)Mĩ, Anh, Pháp, Italia, Canađa, Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch, Bỉ, Lucxămbua, Bồ Đào Nha, Aixơlen. Năm 1952, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ tham gia. Năm 1955, thêm Tây Đức. Năm 1981 – Tây Ban Nha. Năm 1999, 3 nước: Ba Lan, Hungari, Cộng hòa Séc. Năm 2004, 7 nước: Bungari, Extônia, Latvia, Litva, Rumani, Xlôvakia, Xlôvênia
(2)Năm 1961, do bất đồng với Liên Xô, Anbani rút khỏi Vacsava
(1) Anh, Pháp, Ôxtrâylia, Bỉ, Canađa, Côlômbia, Êtiôpia, Hi Lạp, Niu DiLân, Hà Lan, Philippin, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Lucxămbua, Liên bang Nam Phi và Mĩ.
        (1) Ấn Độ, Inđônêxia, Miến Điện, Tích Lan, Pakitxtan (5 nước đề xướng). Apganixtăng, Caawmpuchia, Trung Quốc, Ai Cập, Êtiôpi, Gôncốt (Gana hiện nay), Iran, Irắc, Nhật Bản, Gioođani, Lào, Libăng, Libêria, Libia, Nêpan, Philippin, Ả rập Xêuđích, Xu đăng, Xyri, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nam Việt Nam và Yêmen.
(2) Ngày 29 – 4 – 1954 trong hiệp định buôn bán và giao thông giữa hai khu vực Tây Tạng và Ấn Độ, hai nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cộng hòa Ấn Độ đã đề ra 5 nguyên tắc làm cơ sở cho quan hệ giữa hai nước: 1- Tông trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau; 2- Không tấn công nhau; 3- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; 4- Bình đẳng và hai bên cùng có lợi; 5- Chung sống hòa bình. Thường gọi là 5 nguyên tắc chung sống hòa bình.
(1) Pôn Kenơđi: Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992, tr 104-105.

3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ SỤP ĐỔ CỦA TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA
                                                                
1.      Sự hình thành trật tự thế giới hai cực Ianta
Tháng 9 năm 1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thắng lợi của phe
Đồng minh chống phát xít và sự thất bại của phe phát xít. Kể từ thời điểm lịch sử trọng đại này, lịch sử thế giới và quan hệ quốc tế chuyển sang một thời kỳ mới với nhiều biến chuyển to lớn và chưa từng có tiền lệ.
Đầu năm 1945, trong bối cảnh Hồng quân Liên Xô đang truy quét bọn phát xít ra khỏi biên giới đất nước và chuẩn bị tác chiến trên lãnh thổ các nước Đông Âu đang chịu sự chiếm đóng của Đức quốc xã và quân đội Đồng minh Mỹ - Anh cũng giành được thắng lợi trong nỗ lực mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu và mặt trận Thái Bình Dương, nguyên thủ của ba cường quốc giữ vai trò nòng cốt trong phe Đồng minh (Liên Xô, Anh, Mỹ) đã gặp nhau tại thành phố Ianta/Yanta (bán đảo Crưm, Liên Xô) để nhằm đưa ra các biện pháp quan trọng nhằm đánh bại nhanh chóng các nước phát xít Đức và Nhật, kết thúc chiến tranh, đồng thời thiết lập một nền hòa bình lâu dài trên trái đất. Cuộc gặp thượng đỉnh tam cường diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945 với sự tham gia của Stalin, Roosevelt và Churchill. Do liên quan đến lợi ích của mỗi cường quốc thắng trận mà hội nghị tại Ianta đã diễn ra trong bầu không khí căng thẳng và sự tranh giành quyết liệt. Tuy nhiên, vì lợi ích chung có liên quan trực tiếp tới nền hòa bình, an ninh và trật tự thế giới mới sau chiến tranh nên cuối cùng các bên tham gia hội nghị cũng đã đạt được sự đồng thuận trên một số vấn đề chủ yếu sau:
Về vấn đề Đức, Liên Xô, Anh và Mỹ đã thống nhất với nhau rằng, cần phải đánh bại hoàn toàn và tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức. Sau khi Hitler bị đánh bại, nước Đức sẽ bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng. Theo thỏa thuận giữa ba cường quốc, Liên Xô sẽ chiếm đóng vùng Đông Đức, Anh chiếm đóng vùng Tây-Bắc, còn Mỹ sẽ chiếm đóng vùng Tây – Nam của nước Đức. Do sự ủng hộ của Mỹ nên Pháp cũng có thể tham gia vào việc chiếm đóng nước Đức ( đại diện Mỹ từng cho rằng: “không thể tưởng tượng một châu Âu ổn định mà không có một nước Pháp mạnh và có ảnh hưởng[1] ). Thủ đô Béclin (Berlin) của Đức cũng bị phân chia thành những vùng chịu sự chiếm đóng và kiểm soát của bốn cương quốc (Liên Xô, Anh, Mỹ và Pháp). Nhằm phối hợp hành động và thi hành những chính sách đã thỏa thuận áp dụng cho nước Đức, một Ủy ban kiểm soát Trung ương sẽ được thành lập ở Béclin. Cơ quan này đảm nhiệm chức năng là Chính quyền tối cao ở Đức, với sự tham gia của những người đứng đầu các lực lượng vũ trang ba cường quốc (Liên Xô, Anh và Mỹ) trên lãnh thổ Đức. Pháp cũng được mời tham gia vào ủy ban này (sau đổi tên thành Hội đồng kiểm soát của Đồng minh).
Tại Hội nghị, Ianta, ba cường quốc giữ vai trò nòng cốt trong phe Đồng minh chống phát xít đã đạt được thỏa thuận nhiều vấn đề liên quan đến nước Đức phát xít như, nước Đức sau khi bị đánh bại sẽ bị giải giáp vũ trang, thủ tiêu Bộ Tổng tham mưu, thủ tiêu nền công nghiệp chiến tranh, loại bỏ các đảng phái và tổ chức phát xít, trừng trị tội phạm chiến tranh, vấn đề bồi thường chiến tranh…
Một văn kiện quan trọng liên quan tới châu Âu cũng đã được nguyên thủ Liên Xô, Mỹ và Anh thông qua tại Ianta, đó là “Tuyên ngôn giải phóng châu Âu”. Tuyên ngôn có nội dung cơ bản là ba cường quốc cam kết phối hợp hành động để giúp tất cả các quốc gia dân tộc bị chủ nghĩa phát xít Đức, Italia xâm lược và chiếm đóng tiến hành cuộc đấu tranh tự giải phóng. Đồng thời, sau khi châu Âu được giải phóng, quân đội của các cường quốc Đồng minh sẽ tiếp tục ở lại trên lãnh thổ các nước châu Âu theo thỏa thuận nhằm tiến hành giải giáp quân đội phát xít, giúp đỡ các nước này xây dựng một chế độ mới theo lựa chọn của chính họ.
Cũng tại Hội nghị thượng đỉnh tại Ianta, ba cường quốc đã cùng nhau phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh[2]. Cụ thể:
Ở châu Âu: Quân đội Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát Đông Đức và Đông Béclin. Quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng và kiểm soát Tây Đức, Tây Béclin, Italia và một số nước Tây Âu khác; vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, trong đó Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
Ở châu Á: Do việc Liên Xô chấp nhận tham chiến chống Nhật, Mĩ và Anh đã chấp nhận những yêu cầu của Liên Xô: duy trì nguyên trạng của CHND Mông Cổ; trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và quần đảo Curin bị Nhật chiếm từ sau chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905); quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; trả lại cho Trung Quốc quần đảo Bành Hồ và Mãn Châu bị Nhật chiếm từ sau năm 1895; quân đội Liên Xô và Mĩ rút khỏi Trung Quốc; Trung Quốc tiến tới thành lập một chính phủ liên hiệp có sự tham gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc; Triều Tiên sẽ trở thành một nước độc lập, nhưng trước mắt quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát Bắc và Nam vĩ tuyến 38; các vùng lãnh thổ còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á) vẫn thuộc phạm vi truyền thống của các nước phương Tây.
Có thể thấy, những kết quả đạt được giữa Liên Xô, Anh và Mỹ tại Ianta vào tháng 2 năm 1945 không chỉ thiết lập một sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các nước thuộc phe Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống lại chủ nghĩa phát xít ở giai đoạn cuối cùng mà còn đặt những cơ sở có tính chất nền tảng cho việc hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh mà lịch sử gọi là Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực với các khu ảnh hưởng của mỗi nước.
Sau hội nghị Ianta, cả ba cường quốc đều đẩy mạnh các hoạt động quân sự nhằm nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức. Tuy quân đội Đức đã kháng cự điên cuồng song vẫn không thể ngăn cản được bước tiến của lực lượng Đồng minh. Đến ngày 26 tháng 4 năm 1945, Hồng quân Liên Xô và Mĩ đã gặp nhau ở Torgau trên bờ sông Elbe của Đức. Ngày 2 tháng 2 năm 1945, quân Đức bảo vệ Béclin đã buộc phải đầu hàng[3]. Ngày 8 tháng 5 năm 1945, tại Karlshorst thuộc ngoại ô Béclin, dưới sự chủ tọa của Nguyên soái Liên Xô Jukov và sự tham dự của đại diện các lực lượng vũ trang Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp, tướng Đức là Keitel (người đứng đầu Bộ chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang Đức) đã phải ký vào Hiệp ước đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Như vậy, với văn kiện quan trọng này, chủ nghĩa phát xít Đức chính thức bị đánh bại hoàn toàn. Kể từ đây, sự thất bại của chủ nghĩa phát xít Nhật cũng chỉ còn là vấn đề thời gian.
Sau nhiều tranh cãi về địa điểm tổ chức cuộc họp cấp cao giữa ba cường quốc liên quan đến các vấn đề của nước Đức phát xít và nước Nhật bại trận, cuối cùng Liên Xô và Mĩ cũng đạt được thỏa với Anh về việc tiến hành Hội nghị thượng đỉnh Xô - Mĩ - Anh tại thành phố Potsdam (Đức). Trong các ngày từ 17 tháng 7 đến 25 tháng 7 và từ ngày 28 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1945 đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Potsdam. Vấn đề trung tâm của Hội nghị Potsdam là vấn đề Đức, với các vấn đề chính như: tương lai của nước Đức, về việc chiếm đóng và kiểm soát nước Đức, trừng trị tội phạm chiến tranh và bồi thường chiến phí chiến tranh.
Theo quyết định của Hội nghị Potsdam, nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, dân chủ và hòa bình, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. Diện tích khu vực chiếm đóng của Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp tại Đức đã được công bố vào ngày 6 tháng 6 năm 1945. Theo đó, Liên Xô chiếm đóng khu vực phía đông có diện tích 107.500 km2 với số dân là 18,5 triệu người; Anh phía bắc (98.826 km2, 22 triệu dân); Mỹ phía nam (113.164 km2, 15,7 triệu dân) và Pháp chiếm phía tây giáp với Pháp (39.152 km2, 5,9 triệu dân). Trong khoảng thời gian gần một năm (từ tháng 10 năm 1945 đến tháng 8 năm 1946) một Tòa án quốc tế cũng đã được tổ chức tại Nuyrămbe (Đức) để xét xử và trừng phạt các tội phạm chiến tranh. Liên quan đến việc bồi thường chiến tranh của Đức, Hội nghị Potsdam đã quyết định cả Liên Xô và ba nước đoòng minh phương tây đều được nhận tiền bồi thường khấu trừ trong các tài sản tịch thu của Đức ở khu vực chiếm đóng củamình và trích trong số đầu tư của Đức ở nước ngoài[4].
Về vấn đề Nhật Bản, Tuyên bố Potsdam đã chỉ rõ: Nhật Bản phải đầu hàng không điều kiện; chủ quyền của Nhật chỉ giới hạn trên đất Nhật chính thống (4 đảo Honshu, Hokkaido, Honshu và Shikoku) và một số đảo phụ lân cận; trừng trị các tội phạm chiến tranh; dân chủ hóa nước Nhật và thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt; thủ tiêu lực lượng vũ trang của Nhật Bản; Nhật Bản chỉ được phát triển công nghiệp hòa bình.
Có thể thấy, những nghị quyết của Hội nghị Potsdam vừa tiếp tục khẳng định, vừa bổ sung, đồng thời cụ thể hóa những quyết định của Hội nghị thượng đỉnh giữa Liên Xô, Mỹ và Anh tại Ianta về việc phối hợp hành động kết thúc chiến tranh (đánh bại Nhật Bản) và thiết lập một trật tự thế giới mới sau khi chiến tranh kết thúc. Tuy nhiên, điều cần chú ý là đây cũng là hội nghị thượng đỉnh cuối cùng giữa ba cường quốc giữ vai trò nòng cốt trong phe Đồng minh. Ở giai đoạn chót của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, do những lợi ích của mỗi cường quốc, đã nảy sinh những mầm mống của sự bất đồng và chia rẽ giữa Liên Xô và Mỹ, Anh. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Tổng thống Mỹ Truman đã tuyên bố riêng rẽ rằng chỉ có quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản[5].
Nhờ sự hợp sức của quân đội các nước Đồng minh, sự sụp đổ của nước Nhật phát xít là không thể tránh khỏi. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên thiết giáp hạm Missouri, trong vịnh Tokyo, đại diện Chính phủ Nhật Bản đã gặp tướng Mỹ Mac Arthur và các sĩ quan Đồng minh chính thức ký văn bản đầu hàng không điều kiện[6]. Trong những ngày tiếp theo, các đạo quân của Nhật lần lượt hạ vũ khí, chiến tranh đã chấm dứt, đánh dấu sự thất bại của chủ nghĩa phát xít Nhật.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới đã có những chuyển biến to lớn, tác động mạnh mẽ tới tất cả các quan hệ quốc tế và trật tự thế giới vừa mới được thiết lập.
Trước tiên, từ chỗ là đồng minh, hợp tác với nhau để cùng đối phó và đánh bại chủ nghĩa phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô và Mỹ đã nhanh chóng chuyển sang đối đầu. Hệ quả là, trên thế giới đã dần hình thành hai phe đối lập – phe xã hội chủ nghĩa và phe đế quốc chủ nghĩa – và mỗi phe đều tập hợp chung quanh một cực siêu cường của mình. Sự đối đầu đó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân (sự khác biệt về hệ tư tưởng, sự khác nhau về bản chất chế độ, tham vọng của mỗi cường quốc, những mục tiêu và lợi ích căn bản mà mỗi phe theo đuổi…). Thực trạng đó đã đưa đến sự ra đời của Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ và giữa hai phe. Mặc dù vậy, xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan, Liên Xô và Mỹ tuy đối đầu và cạnh tranh quyết liệt với nhau song vẫn phải chung sống hòa bình, tránh nguy cơ đụng đầu trực tiếp giữa hai siêu cường, tránh một cuộc đối đầu mang tình hủy diệt. Đúng như Thomas L. Friedman trong tác phẩm của mình có nhan đề “Chiếc Lexus và cây ô liu” đã nhận xét khá chính xác về mối quan hệ giữa hai cường quốc vốn là bạn bè và liên minh với nhau trong chiến tranh, giờ lại là những đối thủ cạnh tranh của nhau: “Khi Mỹ trổi lên từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, cưỡi trên lưng thế giới như một siêu cường vô địch, có trọng trách toàn cầu và tham gia tranh giành quyền lực với Liên Xô…Bỗng nhiên, cả thế giới trở thành sân chơi của Hoa Kỳ, và cả thế giới chỗ nào cũng quan trọng, vì mọi ngõ ngách trên thế giới đều có sự tranh giành với Liên Xô[7]. Có thể nói, trong hơn nửa thế kỷ tồn tại của trật tự hai cực Ianta, một đặc điểm lớn của tình hình thế giới là giữa Liên Xô và Mỹ, giữa hai phe vừa đấu tranh gay gắt với nhau lại vừa chung sống hòa bình và hợp tác với nhau thông qua diễn đàn của tổ chức quốc tế Liên Hợp Quốc. Việc Giáo sư Michael Mandelbau, môn Quan hệ đối ngoại, Đại học Hopkins ví Chiến tranh Lạnh giống như môn vật Sumo của Nhật Bản đã khắc họa chính xác mối quan hệ giữa hai siêu cường Xô – Mỹ: “Sẽ có hai anh béo đứng trên đài, múa may lễ bái đủ đường, giậm chân huỳnh huỵch, nhưng rất ít khi chạm vào nhau… cho tới cuối trận thì có chút ít xô đẩy và có một tay bị thua do bị đẩy ra khỏi đài, nhưng rốt cuộc chẳng có anh nào chết cả[8].
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước (Liên Xô trước trước Chiến tranh thế giới thứ hai) trở thành một hệ thống thế giới với hơn 10 quốc gia trải rộng từ châu Âu qua châu Á tới khu vực Mỹ latinh. Trong thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, với sự tăng trưởng nhanh chóng về mọi mặt, hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã trở thành một lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế hùng hậu, và là một nhân tố tác động có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chiều hướng phát triển của tình hình thế giới. Hệ thống XHCN đã trở thành chỗ dựa tin cậy đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Một thực tế là, trong các kế hoạch của mình, Mỹ và chủ nghĩa tư bản không thể không tính đến nhân tố Liên Xô và hệ thống XHCN thế giới.
Thứ ba, cuộc Chiến tranh lạnh (hình thành năm 1947 và kéo dài đến 1989) đã có tác động mạnh mẽ tới chính sách đối nội, quan hệ đối ngoại và mậu dịch của hầu hết mọi nước trên thế giới. Chiến tranh lạnh “không tạo lập tất cả nhưng lại định hình rất nhiều thứ[9]. Nhà nghiên cứu Mỹ,Thomas L. Friedman, đã chỉ ra rằng: “Với vai trò là một hệ thống quốc tế, Chiến tranh lạnh có cấu trúc quyền lực riêng: cán cân lực lượng giữa Hoa Kỳ và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết. Chiến tranh lạnh có những luật lệ riêng: trong quan hệ đối ngoại, không một siêu cường nào muốn xâm nhập vào vùng ảnh hưởng của một siêu cường khác; trong kinh tế, những nước kém phát triển chú tâm vào việc phát triển những ngành công nghiệp quốc gia của riêng họ, các nước đang phát triển chú tâm tăng trưởng trên cơ sở xuất khẩu, các nước xã hội chủ nghĩa tập trung thắt lưng buộc bụng và phương Tây thì chăm chăm vào việc buôn bán có điều tiết. Chiến tranh lạnh có hệ tư tưởng riêng của nó: cuộc chạm chán giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giai đoạn hòa hoãn, không liên kết hay cải tổ (perestroika). Chiến tranh lạnh có khuynh hướng về dân số riêng: di cư từ Đông sang Tây bị bức màn sắt ngăn trở, nhưng di cư từ miền Nam lên phía Bắc thì đều đặn hơn. Chiến tranh lạnh có cái nhìn toàn cầu riêng: thế giới được chia thành phe XHCN, phe TBCN và phe trung lập; nước nào cũng thuộc về một trong những phe này. Chiến tranh lạnh sinh ra những công nghệ định hình riêng: chủ đạo là vũ khí hạt nhân và cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai, nhưng đối với dân chúng ở các nước đang phát triển thì búa liềm vẫn là công cụ gần gũi. Chiến tranh lạnh có thước đo riêng: số lượng tên lửa hạt nhân của mỗi bên. Và sau cùng, Chiến tranh lạnh tạo ra mối lo riêng: sự hủy diệt hạt nhân[10]. Không chỉ có vậy, Thomas L. Friedman đã đúng khi khẳng định: “Trước hết, nói về Chiến tranh lạnh là nói đến sự chia cắt. Thế giới bị chia cắt ngang dọc thành nhiều cánh đồng vụn vặt manh mún[11].
Thứ tư, những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong lúc hầu hết các nước tư bản dù thắng trận hay thua trận đều bị suy sụp, kiệt quệ thì Mỹ là nước duy nhất được hưởng lợi từ chiến tranh, vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất trong phe tư bản chủ nghĩa. Tuy vậy, tình hình này chỉ kéo dài trong hơn một thập niên. Kể từ đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, sức mạnh và địa vị của Mỹ bắt đầu bị giảm sút, các nước tư bản bại trận như Tây Đức, Nhật Bản đã vươn lên, tìm lại vị thế của mình, cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ. Sau cuộc khủng hoảng năng lượng đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, các nước tư bản đều tiến hành tự điều chỉnh để thích ứng với bối cảnh mới của thế giới, đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
Thứ năm, ngay vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ hai sắp sửa kết thúc, cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở hầu hết các châu lục. Chính điều này đã giáng những đòn tấn công mạnh mẽ vào hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, làm tan rã từng mảng lớn trong thập niên 50 của thế kỷ XX và tới giữa thập niên tiếp theo thì sụp đổ về cơ bản. Sự xuất hiện trở lại trên bản đồ chính trị quốc tế của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã có ảnh hưởng to lớn tới trật tự hai cực Ianta, khiến cho cả Mỹ lẫn Liên Xô không thể bỏ qua vai trò của họ trong các tính toán chiến lược của mình.
Thứ sáu, từ sau năm 1945, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên khắp thế giới. Với quy mô to lớn, nội dung toàn diện và sâu sắc, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi bộ mặt thế giới, đưa lại nhiều tác động đối với sự phát triển của tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ và thành tựu kỳ diệu, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng đem lại những hạn chế mà hậu quả lâu dài của nó không dễ gì giải quyết ngày một ngày hai.
Chiến tranh lạnh gần như là một hệ quả tất yếu của tình hình đối đầu, căng thẳng giữa hai phe thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, là kết quả tất yếu của trật tự hai cực Ianta. 2. Chiến tranh lạnh là kết quả tất yếu của trật tự hai cực Ianta
            2.1. Nguồn gốc của Chiến tranh lạnh
Cuộc đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản không phải chỉ bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mà nó nảy sinh ngay từ sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917) với sự ra đời của nước Nga Xô viết. Lúc bấy giờ, các nước tư bản phương Tây đã tập trung lực lượng và tìm mọi cách để xóa bỏ sự tồn tại của nước Nga Xô viết: 14 nước tư bản đã đưa quân can thiệp chống nước Nga (1918 – 1920), các nước tư bản đã bao vây kinh tế, cô lập chính trị nước Nga trong thập niên 20 – 30 của thế kỷ XX, đặc biệt trong cuộc xâm lược Liên Xô của nước Đức phát xít trong những năm 1941 – 1945. Mặc dù vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên vẫn đứng vững, tồn tại và ngày càng phát triển. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và các nước Mĩ, Anh, Pháp đều là nạn nhân của cuộc xâm lược phát xít và họ đã trở thành đồng minh của nhau để cùng nhau đánh bại chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, do mâu thuẫn giữa Liên Xô và các nước tư bản này vẫn không hề mất đi ngay cả khi họ đã cùng chung một chiến hào. Ngay khi chiến tranh sắp sửa kết thúc, chủ nghĩa phát xít sắp bị tiêu diệt, thì mâu thuẫn giữa Liên Xô và các nước Mĩ, Anh, Pháp lại nổi lên do lợi ích và tham vọng của mỗi bên. Các nước này từ quan hệ đồng minh chuyển sang quan hệ đối đầu. Đó là một trong những nguồn gốc sâu xa của cuộc Chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, ngay từ Hội nghị Ianta (2/1945), Liên Xô và Mĩ, Anh đã thỏa thuận với nhau phân chia phạm vi ảnh hưởng đối với các khu vực trên phạm vi thế giới. Cũng vì thế,Chiến tranh lạnh là kết quả tất yếu của các cuộc chiến tranh giành và mở rộng phạm vi thế lực giữa Liên Xô và Mĩ, mà thường được gọi là hai cực trong trật tự thế giới hai cực được xác định từ Hội nghị Ianta.
            Tuy nhiên, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới chuyển biến mau lẹ ngày càng có lợi cho Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, bất lợi cho Mĩ và các đồng minh của Mĩ. Đầu năm 1947, ở các nước Đông Âu, khu vực ảnh hưởng của Liên Xô, chính quyền lần lượt chuyển vào tay nhân dân lao động, ở Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp phong trào đấu tranh vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo phát triển mạnh mẽ. Ở Pháp, Bỉ và Italia đại diện của Đảng Cộng sản đã tham gia Chính phủ, ở các nước này đã diễn ra một loạt những cải cách kinh tế - xã hội có lợi cho người lao động. Còn ở khu vực Đông Âu, với sự trợ giúp tích cực của Liên Xô, các Đảng Cộng sản đã giành được ưu thế trong bộ máy chính quyền, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Ở châu Á, cách mạng Trung Quốc phát triển mạnh, so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho Đảng Cộng sản. Trong bối cảnh như thế, Mỹ đã đẩy mạnh chiến lược toàn cầu chống lại phong trào cách mạng thế giới. Tổng thống Mỹ Truman đã khẳng định rõ tham vọng bá chủ của Mỹ: “Dù muốn hay không muốn, chúng ta phải công nhận thắng lợi mà chúng ta đạt được đã đặt lên nhân dân Mỹ gánh nặng là tiếp tục trách nhiệm lãnh đạo thế giới[12].
            Tháng 3 – 1947, Tổng thống Mĩ Truman đã đọc diễn văn tại Quốc hội Mĩ, chính thức đưa ra học thuyết của mình. Theo Truman thì các nước Đông Âu “vừa mới bị cộng sản thôn tính” và những đe dọa tương tự đang diễn ra nhiều nước khác ở châu Âu, ở Italia, Pháp và cả Đức nữa. Vì vậy, Mĩ phải đứng ra “đảm nhận sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do” phải giúp đỡ các dân tộc thế giới chống lại “sự đe dọa” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng” của nước Nga, giúp đỡ bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự. Tổng thống Mĩ đã phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
            Như vậy, học thuyết Truman đã mở đầu cho cuộc chiến tranh lạnh và cuộc chiến tranh này đã diễn ra theo tư tưởng và mục tiêu của Mĩ mà học thuyết Truman đã vạch ra. Cuộc chiến tranh này chính là sự đe dọa sử dụng bạo lực quân sự, bao vây kinh tế, phá hoại chính trị, chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh, làm cho tình hình thế giới luôn luôn căng thẳng. Mục tiêu của chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là Mĩ tiến tới lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản, chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội không cho lan ra các khu vực khác. Từ năm 1947 đến năm 1949, Mỹ và các nước phương Tây ráo riết đẩy mạnh Chiến tranh lạnh với ba khúc dạo đầu, đó là Chủ nghĩa TrumanKế hoạch Macsan và Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.
2.2. Những biểu hiện chính của Chiến tranh lạnh
            Mĩ tìm cách lôi kéo các nước đồng minh về phía mình bằng các biện pháp kinh tế, chính trị và quân sự vừa để thao túng, vừa để tạo ra khối các nước đối lập với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Ngày 05 – 06 – 1947, ngay sau khi học thuyết Truman ra đời, ngoại trưởng Mĩ Macsan liền đưa ra kế hoạch của mình bằng “Phương án phục hưng châu Âu”. Theo Macsan, chỉ cần một bộ phận hoặc toàn bộ các nước các nước châu Âu cùng nhau xây dựng một kế hoạch “phục hưng” thì Mĩ sẽ mở rộng “viện trợ” đến châu Âu. Thực hiện kế hoạch của Macsan, ngày 12 – 07 – 1947, các nước Anh – Pháp triệu tập ở Pari hội nghị bàn về kế hoạch này của Mĩ với 16 nước tư bản châu Âu tham gia. Hội nghị đã yêu cầu Mĩ viện trợ hàng chục tỉ đô la cho châu Âu. Tháng 4 – 1948, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật viện trợ nước ngoài” với những quy định: nước nhận viện trợ phải kí với Mĩ hiệp ước tay đôi có lợi cho Mĩ, phải thi hành chính sách kinh tế tài chính do Mĩ yêu cầu, phải cung cấp nguyên liệu cho Mĩ, phải ngừng buôn bán với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, hủy bỏ kế hoạch quốc hữu hóa và gạt bỏ các lực lượng tiến bộ ra ngoài chính phủ… Kế hoạch Macsan được thực hiện từ ngày 9 – 4 – 1948 đến ngày 31 – 12 – 1951, thực tế Mĩ đã bỏ ra khoảng gần 13 tỉ đô la[13]. Với kế hoạch này, Mỹ đã giữ vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi nền kinh tế châu Âu vốn bị chiến tranh tàn phá nặng nề, qua đó Mỹ thực thiện thành công mưu đồ khống chế các nước tư bản Tây Âu về chính trị, kinh tế, chuẩn bị cơ sở cho sự ra đời một liên minh quân sự ở châu Âu.
Phản ứng lại đối với “Học thuyết Truman” và “Kế hoạch Macsan”, Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa và các đảng cộng sản châu Âu đã xúc tiến thành lập Cơ quan Thông tin Cộng sản (KOMINFORM) vào tháng 10 năm 1947. Đại diện của  Đảng Cộng sản các nước, Liên Xô, Ba Lan, Nam Tư, Bungari, Rumani, Hungari, Tiệp Khắc, Italia và Pháp đã tham dự cuộc họp thành lập tổ chức trên tại Vacsava. Hội nghị đã ra bản tuyên bố, trong đó phân tích tình hình thế giới chia làm hai phe, phe đế quốc – tư bản do Mĩ đứng đầu và phe chống đế quốc – tư bản do Liên Xô đứng đầu. Cơ quan thông tin cộng sản có nhiệm vụ tổ chức thực hiện thông tin, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hành động đấu tranh giữa các đảng cộng sản một cách tự nguyện, nhằm thống nhất về mặt tư tưởng. Để trao đổi thông tin, hội nghị đã quyết định xuất bản tạp chí ở Bêôgrat bằng tiếng Pháp và tiếng Nga mang tên “Vì một nền hòa bình vững chắc, vì nền dân chủ nhân dân”. Hơn một năm sau, vào ngày 8 - 1 - 1949, Liên Xô và các nước Anbani Ba Lan, Bungari, Hungari, Rumani, Tiệp Khắc đã quyết định thành lập tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa: Hội đồng tương trợ kinh tế (gọi tắt theo tiếng Nga là SEV). Như vậy, trên thế giới đã hình thành một giới tuyến đối lập về kinh tế giữa khối phương Tây tư bản chủ nghĩa và khối phương Đông xã hội chủ nghĩa.
Như một biểu hiện tất yếu của sự đối đầu giữa hai phe trong cuộc Chiến tranh lạnh, các khối quân sự đã lần lượt được thành lập, cho thấy tình hình căng thẳng của thế giới khi tồn tại trật tự hai cực Ianta. Với tham vọng bá chủ thế giới, chống lại Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, Mỹ đã ráo riết thành lập các liên minh quân sự, kéo theo sự đáp trả của Liên Xô.
Để dọn đường cho việc chuẩn bị liên minh quân sự đầu tiên với các nước Tây Âu, tháng 6 năm 1948, Quốc hội Mỹ đã thông qua quyết định mang tên nghị sĩ Vanđebơ, trong đó cho phép Chính phủ Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử được ký kết những liên minh quân sự với các nước ngoài châu Mỹ trong thời bình, đồng thời có thể viện trợ cho các nước liên kết với Mỹ[14].
Gần một năm sau đó, vào tháng 4 năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ra đời dưới sự lãnh đạo của Mỹ, với sự tham gia của 12 nước châu Âu và Bắc Mỹ.Việc thành lập khối NATO đánh dấu sự khống chế về quân sự của Mỹ đối với các nước Tây Âu, lập nên một liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây. Việc Tây Đức tham gia NATO đã khiến cho khối này thực sự trở thành một công cụ quan trọng của chính sách Chiến tranh lạnh chống phá các nước XHCN. Trước nguy cơ đó, tháng 5 năm 1955, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã quyết định thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácxava - một liên minh quân sự - chính trị mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN châu Âu. Có thể thấy, từ thời điểm này, sự đối đầu về quân sự giữa hai phe do Mỹ và Liên Xô đứng đầu đã khiến cho bầu không khí trong đời sống quan hệ quốc tế ở châu Âu và thế giới luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Sự ra đời của khối NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácxava đã “đánh dấu sự xác lập cuối cùng cục diện chiến lược hai cực, với một đặc trưng nổi bật là việc đứng bên này hay bên kia đã mở rộng và tăng lên từ châu Âu sang các nước khác trên thế giới[15].
Trong những năm 1947 - 1949, Mĩ thi hành “chính sách ngăn chặn” nhằm ngăn chặn “sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”, rồi tiến tới tiêu diệt nó. Mĩ cho rằng, Liên Xô bị suy yếu trong Chiến tranh thế giới thứ hai, kiệt quệ cả về vật chất và tinh thần, chỉ cần đặt trước Liên Xô một lực lượng mạnh trong vòng 10 – 15 năm, Liên Xô sẽ tự bị tiêu diệt và sẽ ngăn chặn được chủ nghĩa cộng sản, ngăn chặn được khuynh hướng xâm lược của người Nga.
Để thực hiện “chính sách ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản, Mĩ đã xúc tiến việc chia cắt nước Đức và Triều Tiên. Mĩ cùng các nước Anh, Pháp tiến hành chia cắt nước Đức, phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức, biến Tây Đức thành tiền đồn ngăn chặn chủ nghĩa xã hội không thể lan sang phía Tây châu Âu. Mĩ đã phá hoại những khóa họp của hội nghị ngoại trưởng Matxcơva (4 – 1947) và ở Luân Đôn (12 – 1947) bằng cách bác bỏ mọi đề nghị của Liên Xô trong việc giải quyết vấn đề kí hòa ước với Đức, vấn đề thành lập một chính phủ chung cho toàn Đức theo nghị quyết Potsdam và vấn đề những biện pháp nhằm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Đức. Ngay sau khi Hội nghị Luân Đôn đi đến chỗ bế tắc, các nước phương Tây liền tổ chức một hội nghị riêng rẽ khác ở Luân Đôn để bàn về việc chia cắt nước Đức. Hội nghị đã đề cập đến những nội dung sau: Tổ chức chính trị ở Tây Đức, chế độ khai thác vùng Rua, chế độ đóng chiếm ở Tây Đức, cải cách tiền tệ ở Đức. Hội nghị cho việc thành lập một quốc gia riêng rẽ ở Tây Đức có ý nghĩa đặc biệt. Ngày 2 – 6 – 1948, Hội nghị đã đưa ra bản tuyên bố nêu rõ ý định quyết tâm chia cắt nước Đức của các nước phương Tây. Sau hội nghị, ngày 18 – 6 – 1948, tại phía Tây nước Đức và Tây Béclin, Mĩ, Anh, Pháp tiến hành cải cách tiền tệ riêng rẽ, số tiền cũ họ đưa sang phía Đông Đức và Đông Béclin, gây rối loạn kinh tế - xã hội khu vực này.
            Để bảo vệ nền kinh tế Đông Đức khỏi bị tan rã, Ban quân chính Liên Xô ở Đông Đức bắt buộc phải thi hành hạn chế vận tải trong việc thông thương giữa hai miền Đông và Tây Đức, giữa Tây Béclin và Đông Béclin. Sau đó, ở Đông Đức cũng tiến hành cải cách tiền tệ để ổn định và phát triển nền kinh tế. Lúc này, tình hình giữa miền Đông và miền Tây cũng như quan hệ giữa Liên Xô và các nước Mĩ, Anh, Pháp trở nên căng thẳng. Các nước phương Tây lập cầu hàng không tiếp tế hàng hóa cho Tây Đức và Tây Béclin, họ cũng lợi dụng lý do nhân đạo để đưa thêm lực lượng vũ trang và vũ khí vào Tây Đức. Tình hình căng thẳng, nhưng xung đột đã không xảy ra, do Liên Xô đã chủ động đồng ý hủy bỏ những hạn chế vận tải giữa các khu vực ở nước Đức (5 – 1949) với điều kiện hội nghị ngoại trưởng phải họp lại để bàn giải quyết vấn đề Đức.
            Sau cuộc khủng hoảng này, phía các nước phương Tây vẫn tích cực xúc tiến việc thành lập riêng rẽ nhà nước Đức ở phía tây. Bộ tư lệnh Mĩ, Anh, Pháp cùng với những lãnh đạo Đức ở phía Tây đã họp Hội nghị Phranphuốc (7 – 1948) đã quyết định triệu tập một quốc hội lập hiến riêng rẽ vào tháng 9 – 1948. Tiếp theo, Mĩ, Anh, Pháp đã tiến hành hội nghị riêng ở Oasinhtơn (8 – 4 – 1949) thông qua nhiều nội dung quan trọng về vấn đề Đức trái với tinh thần của hội nghị Potsdam. Tháng 5 – 1949, Hội đồng nghị viện họp ở Bon đã thông qua dự thảo Hiến pháp nước cộng hòa Liên Bang Đức (Tây Đức). Ngày 14 – 9 – 1949, ở các khu vực miền Tây,  một cuộc bầu cử riêng rẽ đã được tiến hành. Ngày 12 – 9,nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) đã có Thủ tướng đầu tiên.
            Như vậy, ở phía Tây Đức đã xuất hiện một quốc gia riêng rẽ, liên minh chặt chẽ với phương Tây. Đáp lại hành động của Mĩ và các nước phương Tây, ở Đông Đức vào tháng 5 – 1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các đảng phái và tổ chức dân chủ của hai miền nước Đức đã họp Đại hội nhân dân, thông qua dự thảo Hiến pháp và bầu ra Hội đồng nhân dân ĐứcNgày 7 – 10 – 1949, Hội đồng nhân dân Đức tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ ĐứcNhư thế trên nước Đức cũ đã xuất hiện hai nhà nước Đức đối lập nhau. Sự ra đời của Cộng hòa Dân chủ Đức là một đòn đánh vào kế hoạch “ngăn chặn” của Mĩ.
            Ở châu Á, Mĩ cũng tích cực thực hiện chia cắt Triều Tiên, coi đó là việc làm cần thiết để “ngăn chặn” chủ nghĩa xã hội mở rộng ra khu vực Đông Bắc Á. Ngày 10 – 5 – 1948, Mĩ, các lực lượng thân Mĩ đã tổ chức tuyển cử riêng rẽ ở Nam Triều Tiên. Ngày 30 – 5 – 1948, Quốc hội được bầu cử ở phía nam đã họp ở Sơun, cử Lý Thừa Văn lên làm Tổng thống nước Đại Dân quốc (Hàn Quốc).
            Để đối phó lại hành động của Mĩ ở bán đảo Triều Tiên, được sự giúp đỡ của Liên Xô, tháng 6 – 1948, các đảng phái và các tổ chức dân chủ ở miền Bắc Triều Tiên đã họp hội nghị liên tịch, quyết định bầu cử Quốc hội để tiến tới thành lập Chính phủ dân chủ. Ngày 21 – 8 – 1948, Quốc hội họp và tuyên bố thành lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Như vậy, trên bán đảo Triều Tiên đã xuất hiện hai nhà nước đối lập nhau, đó là hậu quả khác của cuộc chiến tranh lạnh.
            Đến thập niên 50 của thế kỷ XX, “Chính sách ngăn chặn” của Mĩ cũng thất bại ở nhiều nơi. Ở một số nước châu Á sau khi giành được độc lập đã tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội ngày càng lớn mạnhĐặc biệt ở châu Á,sự kiện thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 1 tháng 10 năm 1949 đã góp phần to lớn vào việc tăng cường ảnh hưởng của phe XHCN trên thế giới, đánh dấu hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành từ từ Âu sang Á, làm cho so sánh lực lượng giữa hai phe thay đổi có lợi cho phe XHCN. Bên cạnh đó,Liên Xô không bị suy yếu như Mĩ mong đợi, mà ngày càng hùng mạnh, vững chắc hơn trước. Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946 – 1950) đã hoàn thành khôi phục kinh tế trước thời hạn (4 năm 3 tháng). Năm 1950, sản lượng công nghiệp Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh; năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền thứ vũ khí này của Mỹ.
            Ở các nước Đông Âu, trong những năm 1947 – 1949, với sự giúp đỡ tích cực của Liên Xô, nhân dân các nước này lần lượt hoàn thành công cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tất cả các mưu toan ngăn chặn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các nước này đều lần lượt thất bại.
            Ở châu Á, tình hình cũng biến đổi nhanh chóng, làm thất bại “chính sách ngăn chặn” của Mĩ. Từ năm 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam bước vào giai đoạn mới và ngày càng thu được thắng lợi to lớn. Đến năm 1954 chiến thắng Điện Biên Phủ đã cho thấy  sự thất bại của Mĩ trong “chính sách ngăn chặn”.    Để thực hiện “chính sách ngăn chặn” các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh từ sau năm 1945, Mĩ và các nước phương Tây đã tiến hành thành lập các khối quân sự và các căn cứ quân sự khắp nơi trên thế giới.
            Châu Âu, lúc này, trở thành trọng điển trong chính sách bao vây, ngăn chặn của Mĩ. Vì vậy, Mĩ đã tiến hành đàm phán với Canađa và 5 nước trong tổ chức “Liên hiệp Châu Âu” (Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Lucxămbua) để thành lập khối Bắc Đại Tây Dương. Mặc dù có những bất đồng, nhưng cuối cùng Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã được 12 nước, kí kết ở Washington ngày 4 – 4 – 1949. Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 4 – 8 – 1949, thời hạn hiệu lực 20 năm (có thể gia hạn thêm) khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời đánh dấu sự khống chế của Mĩ về quân sự đối với Tây Âu, lập nên một liên minh quân sự lớn nhất phương Tây, một công cụ quan trọng của chính sách chiến tranh lạnh của Mĩ chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Năm 1955, Tây Đức được kết nạp vào NATO làm cho quan hệ Đông – Tây càng trở nên căng thẳng. Trước tình hình đó, tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nước Anbani (năm 1961, do bất đồng với Liên Xô nên Anbani đã rút ra khỏi khối), Bungari, Hungari, Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan, Rumani và Tiệp Khắc đã tổ chức Hội nghị ở Vacsava và kí hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ (14 – 5 – 1955) với thời hạn 20 năm, nhằm gìn giữ an ninh của các hội viên, duy trì hòa bình ở châu Âu… Hiệp ước Vacsava còn quy định rằng khi hiệp ước an ninh tập thể toàn châu Âu được kí kết thì hiệp ước Vacsava sẽ hết hiệu lực. Điều đó nói lên tính chất phòng thủ của hiệp ước này.
            Sự ra đời của hai khối quân sự lớn nhất toàn cầu do Mĩ và Liên Xô đứng đầu, đối địch nhau, đều chạy đua vũ trang, trang bị những vũ khí hiện đại để tăng cường sức mạnh của khối mình, đã làm cho tình hình thế giới càng căng thẳng.
            Nhằm hỗ trợ cho khối NATO và tăng cường bao vây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Mỹ và các đồng minh của mình đã thành lập một loạt các khối quân sự và căn cứ quân sự khácrải ráctrên thế giới. Ở Đông Bắc Á, tháng 9 năm 1951, Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật được kí kết; khối ANZUS được thành lập (9 - 1951) gồm Mỹ, Ôxtrâylia, Niu Di lân nhằm trấn ngự phía nam Thái Bình Dương và châu Đại Dương; ở Đông Nam Á, khối Liên minh quân sự Đông Nam Á (SEATO) bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Ôxtrâylia, Niu Di lân, Pakixtan, Thái Lan và Philippin được thành lập vào tháng 9 – 1954 nhằm ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan tràn xuống khu vực này sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, mà tiêu biểu nhất là Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng năm năm 1954; ở Trung Cận Đông khối khối Trung Tâm (CENTO) gồm Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Irắc được thành lập năm 1955. Những khối quân sự này cùng với trên 2000 căn cứ quân sự của Mĩ rải rác nhiều nơi trên thế giới hình thành một vành đai bao vây; cô lập và kiểm soát Liên Xô và và các nước xã hội chủ nghĩa.
             Bên cạnh đó, Mĩ còn đưa ra hàng chục vạn quân đóng ở nước ngoài. Những năm 1968 – 1969, Mĩ đưa 1,5 triệu quân đóng ở nước ngoài trong tổng số 3.499.000 quân thường trực của Mĩ, trong đó 60 vạn quân ở Đông Dương, 32 vạn quân ở châu Âu, 28 vạn ở Nhật Bản và nhiều đảo khác. Đáp lại những động thái của Mỹ và phương Tây, Liên Xô cũng đưa hàng chục vạn quân đóng ở các nước Đông Âu (tập trung ở Đông Đức), ở Mông Cổ và biên giới Xô – Trung.
            Mĩ có bom nguyên tử vào năm 1945, lập tức 4 năm sau, vào khoảng tháng 9 – 1949, Liên Xô cũng chế tạo thành công loại bom này, phá thế độc quyền bom nguyên tử của Mĩ. Đến năm 1957, khi Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo thành công thì cũng đạt được sự cân bằng về vũ khí chiến lược với Mĩ.
            Hai bên tiếp tục chạy đua vũ trang, cạnh tranh nhau trong nỗ lực chế tạo những vũ khí và trang thiết bị chiến tranh hiện đại. Cuộc chạy đua vũ trang lên tới đỉnh cao vào những năm 60 của thế kỷ XX. Cả Liên Xô và Mỹ đều sở hữu một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ. Theo ước tính của những nhà quân sự thì chỉ cần phóng một nửa số kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước thì cũng đủ hủy diệt toàn bộ sự sống con người và nền văn minh nhân loại.
            Từ khi hình thành trật tự hai cực Ianta đến khi nó sụp đổ đã xảy ra trên thế giới xấp xỉ 100 cuộc chiến tranh cục bộ, trong đó có khoảng 10 cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất[16] đã cho thấy tính chất “nóng” của cuộc Chiến tranh lạnh. Hai điểm nóng nhất trong số các cuộc chiến tranh đó đã diễn ra ở Đông Á và Trung Đông – những nơi có vị trí địa – chính trị, địa – chiến lược quan trọng hàng đầu trên thế giới mà không một cường quốc nào có thể bỏ qua trong chiến lược toàn cầu của mình. Ở Đông Á, cuộc Chiến tranh Triều Tiên nổ ra những năm 1950-1953, cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam (1955-1975) chính là những ví dụ minh họa cụ thể và sinh động về sự đối đầu giữa hai phe, trong đó “Cuộc chiến tranh của nhân dân Đông Dương chống đế quốc là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất giữa hai phe[17].
Từ cuối thập niên 60-đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mĩ chuyển sang trạng thái hòa hoãn, hợp tác giải trừ quân bị. Động thái này có dấu hiệu từ năm 1969 khi cả hai siêu cường đều phải đối phó với rất nhiều khó khăn ( Mĩ đang sa lầy ở Việt Nam, muốn thoát khỏi tình trạng đó, nền kinh tế có những dấu hiệu sa sút; Liên Xô cũng có nhiều khó khăn về kinh tế, đặc biệt là vấn đề mối quan hệ giữa hai miền của nước Đức; tác động của cuộc xung đột biên giới Liên Xô – Trung Quốc (từ tháng 3 đến tháng 6 - 1969). Tình hình đó buộc Liên Xô phải chuyển sang hòa hoãn, tìm sự nhân nhượng của nhau.
Tuy nhiên, sự hòa hoãn này bị chấm dứt khoảng cuối năm 1980, khi Rônan Rigân trúng cử Tổng thống Mỹ. Rigân lên cầm quyền trong bối cảnh tình hình thế giới có những sự kiện lớn và đang diễn ra bất lợi cho Mĩ: vừa thất bại trong cuộc chiến ở Việt Nam cách đó không lâu, đến năm 1979, Mỹ lại thất bại ở Iran và buộc phải rút ra khỏi nước này, mất đi một đồng minh chiến lược ở Trung Đông. Tình hình đó làm địa vị của Mỹ bị giảm sút trên thế giới. Về phía Liên Xô, nước này cũng đã đưa quân vào Apganixtan, hậu thuẫn cho Ba Lan để chính phủ nước này tuyên bố “tình trạng chiến tranh” nhằm trấn áp các thế lực đối lập ở Ba Lan vào cuối năm 1981.
            Trước tình hình đó, Rigân phản ứng quyết liệt bằng việc thực hiện chạy đua vũ trang mạnh mẽ nhằm phá thế cân bằng về chiến lược quân sự với Liên Xô, khôi phục lại vị trí đứng đầu về quân sự. Từ năm 1980 đến năm 1987 đã diễn ra một cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử giữa hai phe. Tổng thống Mỹ khi đó là Rigân có tham vọng muốn phá vỡ thế cân bằng về chiến lược quân sự giữa Liên Xô và Mỹ đã được xác lập từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX. Từ năm 1981 đến năm 1988, ngân sách quân sự của Mỹ đã tăng lên tới 2.400 tỷ đô la. Không chỉ có vậy, từ tháng 3 năm 1988, Tổng thống Rigân còn đề ra kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao” (SDI) với chi phí 26 tỷ đô la trong 5 năm.
            Trong bối cảnh đang có những khó khăn ngày càng lớn về kinh tế, song Liên Xô vẫn phải gắng sức để đối phó với cuộc chạy đua vũ trang của Mỹ. Năm 1974 Liên Xô phải chi tiêu tới 109 tỷ đô la cho quân sự (trong khi Mỹ chi 85 tỷ đô la). Cũng trong năm này, chỉ riêng Liên Xô và Mỹ cũng đã sở hữu 5000 máy bay chiến đấu các loại[18]. Bảng so sánh dưới đây cho thấy rõ tiềm năng sử dụng vũ khí hạt nhân của hai siêu cường.
Bảng so sánh phương tiện phóng hạt nhân của Liên Xô và Mĩ
(vào những năm 70 của thế kỷ XX)
Mỹ
Liên Xô
Tên lửa xuyên đại châu
Tên lửa tầm trung
Tên lửa đặt trên tàu ngầm
Máy bay ném bom tầm xa
Máy bay ném bom tầm trung
1.054
656
437
66
1.575
600
720
140
800

(Nguồn: Pôn Kennơđi, Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, NXB. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992, trang 61)
Năm 1982, ngân sách quân sự của Mĩ chiếm 7,4% tổng sản phẩm quốc gia (GNP). Tháng 11 – 1983, Rigân cho triển khai tên lửa tầm trung “Pershing” và “Cruise” ở Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Hà Lan và một số nước châu Âu khác hướng vào Liên Xô và Đông Âu. Ngày 23 tháng 3 năm 1983. Để chống lại các hành động của Liên Xô, Rigân tiến hành giải tỏa các điều luật của Quốc hội về hạn chế quyền chủ động của Tổng thống. Nhờ vậy, Tổng thống  Mỹ hoàn toàn chủ động tiền hành các chiến dịch ở Grênađa (1983), ở Libi (1986) và cung cấp vũ khí cho quân nổi loạn ở Apganixtan. Ở vùng Trung Cận Đông, Rigân tiến hành một loạt những biện pháp để giữ vững vị trí của họ ở khu vực này: thiết lập một loạt căn cứ quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Ôman, thành lập “lực lượng phản ứng nhanh”(RDF) gồm 11 000 người…Để đối phó lại cuộc chạy đua vũ trang của Mĩ, Liên Xô cũng buộc phải tăng ngân sách quân sự lên tới 15% tổng sản phẩm quốc dân. Liên Xô cũng triển khai các tên lửa tầm trung SS4, SS5 và đặc biệt là SS20 ở các nước Đông Âu và ở lãnh thổ châu Á của mình.
            Tuy nhiên, khi Goobachốp lên nắm chính quyền ở Liên Xô, quan hệ Xô – Mĩ bắt đầu có những biến chuyển khác trước, tình hình quan hệ giữa hai nước từng bước chuyển sang hòa dịu.
3. Sự chấm dứt Chiến tranh lạnh
3.1. Xu hướng hòa hoãn Đông-Tây và sự chấm dứt Chiến tranh lạnh
Sau hơn hai thập niên chạy đua vũ trang đầy tốn kém và hao tổn nhiều sức lực, đặc biệt trong bối cảnh lực lượng so sánh trên thế giới đã có những thay đổi căn bản khác trước, từ đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, đã xuất hiện xu hướng hòa hoãn Đông – Tây, biểu hiện qua những cuộc thương lượng giữa Liên Xô và Mỹ.
Trước tiên phải kể đến xu hướng hòa dịu trong quan hệ giữa hai miền của nước Đức. Trên cơ sở những nguyên tắc đã được thỏa thuận giữa hai siêu cường, vào tháng 11 năm 1972, Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức đã kí kết tại Bon “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức”. Theo đó, hai bên thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện, bình thường với nhau trên cơ sở bình đẳng; hai nước sẽ giải quyết các vấn đề tranh chấp hoàn toàn bằng biện pháp hòa bình và sẽ tự kiềm chế việc đe dọa bằng vũ lực hay dùng vũ lực. Như vậy, sau nhiều năm căng thẳng, Mỹ, Cộng hòa Liên bang Đức và các nước phương Tây khác đã phải thừa nhận trên pháp lý sự tồn tại như một thực thể chính trị của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức, thừa nhận đường biên giới và sự toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Dân chủ Đức. Nhờ vậy, tình hình châu Âu đã không còn ngột ngạt như giai đoạn trước đó.Việc giải quyết vấn đề Đức là một biểu hiện cho xu thế hòa dịu trong quan hệ Đông – Tây.
Thứ hai, việc Liên Xô và Mỹ đạt được thỏa thuận nhằm hạn chế vũ khí chiến lược có thể coi là một biểu hiện khác của sự hòa hoãn Đông - Tây. Sau 7 vòng đàm phán, ngày 26 tháng 5 năm 1972[19], Liên Xô và Mỹ đã kí kết “Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa” (gọi là ABM), quy định mỗi bên được xây dựng hai hệ thống ABM, một ở chung quanh thủ đô, một ở chung quanh căn cứ tên lửa chiến lược, mỗi hệ thống có 100 tên lửa chống tên lửa. Ngày 3 tháng 7 năm 1774, Liên Xô và Mỹ đã ký tiếp Nghị định thư bổ sung Hiệp ước ABM, quy định mỗi bên chỉ triển khai một hệ thống ABM. Điều quan trọng là Hiệp ước ABM có giá trị vô thời hạn. Cũng trong ngày 3 tháng 7 năm 1974, hai siêu cường đứng đầu hai cực Đông, Tây còn ký “Hiệp định tạm thời về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến lược” và quy định mức độ duy trì vũ khí chiến lược của mỗi bên (tên lửa vượt đại châu, tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược, gọi tắt là SALT-1).
Trong những năm 1974 -1979, sau nhiều lần đàm phán và gặp gỡ ở cấp nguyên thủ, Liên Xô và Mỹ đã kí kết Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân có tính chất tấn công (Strategic Arms Limitation Talks - I, gọi tắt là SALT-1). Nghị định bổ sung Hiệp ước ABM, quy định mỗi bên chỉ triển khai một hệ thống phòng, chống tên lửa (7 – 1974), Hiệp ước SALT-II (6 – 1979) quy định giới hạn tổng số vũ khí chiến lược tấn công và phương tiện phóng vũ khí hạt nhân của mỗi bên. Năm 1982, Mỹ còn đàm phán với Liên Xô về cắt giảm tên lửa tầm trung (INF). Có thể thấy, việc hàng loạt các hiệp ước liên quan đến vũ khí chiến lược được kí kết đã giúp cho cuộc chạy đua vũ trang căng thẳng giữa hai cực Xô – Mĩ có xu hướng giảm dần, cho thấy thế cân bằng chiến lược quân sự chung giữa Liên Xô và Mỹ được xác lập trên phạm vi thế giới. Thực tế này góp phần làm giảm nguy cơ một cuộc chiến tranh hủy diệt không có người chiến thắng và kẻ chiến bại, củng cố nền hòa bình, an ninh của các dân tộc.
            Tuy vậy, sau khi Rigân lên làm Tổng thống Mỹ, Rigân và các thế lực phản động lại tìm cách phá vỡ thế cân bằng chiến lược đã được thiết lập, ra sức tái khởi động cuộc chạy đua vũ trang.      Tháng 3 năm 1983, Rigân đã đề ra kế hoạch “cuộc chiến tranh giữa các vì sao” nhằm xây dựng hệ thống tên lửa nhiều tầng, từ 200 km đến 1000 km trong không gian nhằm vô hiệu hóa tên lửa tấn công, tạo ra một thách thức đối với Liên Xô. Đáp lại, Liên Xô buộc phải tăng ngân sách quân sự lên tới 25% tổng sản phẩm quốc nội (GNP), triển khai hệ thống tên lửa tầm trung ở Đông Âu và khu vực châu Á thuộc lãnh thổ Liên Xô[20].
            Do khó khăn về kinh tế của cả hai siêu cường nên quá trình cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược vẫn không bị bỏ rơi hoàn toàn. Nhờ vậy, ngày 13 tháng 7 năm 1991, Liên Xô và Mỹ đã ký “Hiệp ước nhằm hạn chế và giảm bớt vũ khí chiến lược” (Hiệp ước START-1), theo đó 30% kho vũ khí hạt nhân sẽ được phá hủy từ thời điểm đó đến năm 1998 và triệt phá hoàn toàn những đầu đạn có nhiều đầu đạn hạt nhân có căn cứ trên mặt đất. Đến năm 1993, Liên Xô và Mỹ lại đạt được thỏa thuận cắt thêm kho vũ khí chiến lược với việc ký Hiệp ước START-2, trong đó quy định trong vòng 10 năm loại bỏ 2/3 đầu đạn hạt nhân chiến lược, giảm từ 10.000 xuống còn 3000-5000.
            Tuy còn bất đồng, nhưng hai nước đã từng bước nhượng bộ nhau, không làm cho tình hình căng thẳng hơn và đi đến kết thúc tình trạng đối đầu, gây tổn thất cho cả hai bên. Con số thống kê 19 cuộc gặp cấp cao giữa Liên Xô và Mỹ trong những năm 1972-1996[21] đã cho thấy thiện chí và nỗ lực giảm căng thẳng của từng siêu cường đứng đầu mỗi cực.
            Từ cuối thập niên 60 đầu thập niên 70 của thê kỷ XX, mối quan hệ giữa các nước TBCN Tây Âu và Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu cũng dần được cải thiện, cho thấy xu thế hòa hoãn giữa hai cực. Ngày 19 tháng 3 năm 1970, tại Erfurt (Đông Đức) đã diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa Thủ tướng Tây Đức Brandt và người đứng đầu chính phủ Đông Đức Willy Stoph[22], mở ra một chương mới giữa hai quốc gia láng giềng vốn cùng chung một mái nhà quê hương sau hơn hai thập kỷ đối đầu. Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Brandt đã nhận được sự chào đón nồng ấm của nhân dân Cộng hòa Dân chủ Đức. Cuộc gặp gỡ thứ hai giữa các nhà lãnh đạo hai nước Đức đã diễn ra vào ngày 16 tháng 5 năm 1970 tại Cassel (Tây Đức). Nhờ những cuộc tiếp xúc này mà một số hiệp định đã được ký kết, đưa lại sự cải thiện trong quan hệ giữa các nước Tây Âu với Liên Xô và các nước Đông Âu. Cụ thể, ngày 12 tháng 8 năm 1970, một Hiệp định Liên Xô – Cộng hòa Liên bang Đức được ký tại Matxcơva, trong đó hai bên khẳng định mục tiêu quan trọng hàng đầu là hòa bình và thừa nhận tính bất khả xâm phạm của các đường biên giới đang tồn tại ở châu Âu, bao gộp cả đường Oder-Neisse, duy trì các quyền của bốn cường quốc đang chiếm đóng Beclin[23]. Tiếp đó, vào tháng 11 năn 1970, tại Vacxava, một hiệp định đã được ký giữa Tây Đức và Ba Lan, trong đó tái khẳng định tính bất khả xâm phạm của đường biên giới Oder-Neisse.
            Sau một thời gian dài thương lượng, cuối cùng một bằng chứng quan trọng khác của sự hòa hoãn Đông - Tây, sự tháo ngòi cho các cuộc xung đột có thể xảy ra ở châu Âu, cũng đã diễn ra đó là cuộc gặp gỡ của Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia châu Âu tại thủ đô Helsinki của Phần Lan trong các ngày 3-7 tháng 7 năm 1975. Những người đứng đầu ngành Ngoại giao của các nước châu Âu đã thành lập 3 ủy ban, trong đó có một ủy ban đảm trách về tự do và các quyền của con người. Cuộc gặp mặt trên là bước đi dọn đường cho cuộc gặp thượng đỉnh của nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ các nước châu Âu tại Helsinki vào cuối tháng 7 năm 1975. Văn kiện cuối cùng (thường được biết đến với tên gọi là Định ước Helsinki) được kí ngày 1 tháng 8 năm 1975 bởi nguyên thủ của Mỹ và 25 quốc gia châu Âu ở cả 2 khối liên minh, các nước trung lập, thậm chí cả các nước nhỏ bé (San Marino, Leichtenstein, Monaco, Vatincan), trong đó đáng chú ý nhất là sự hiện diện của người đứng đầu của Mỹ (Gerald Ford), Liên Xô (Leonid Brejnev) và Pháp (Valéry Giscard d’Estaing)[24]. Định ước Helsinki đề cập đến nhiều nội dung quan trọng như: sự bình đẳng giữa các quốc gia, việc loại trừ sự đe dọa hay sử dụng vũ lực trong quan hệ, tính bất khả xâm phạm của các tuyến đường biên giới, sự không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tăng cường phối hợp kinh tế, khoa học, kỹ thuật, trao đổi thông tin về các số liệu thống kê; tuân thủ quyền tự do và các quyền cơ bản của con người.
            Có thể khẳng định rằng, Định ước Helsinki năm 1975 đã có một tầm quan trọng đặc biệt trong quan hệ quốc tế ở châu Âu khi đó. Văn kiện này đã chấm dứt sự đối đầu gay gắt giữa hai nhóm nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu, tạo lập một cơ chế nhằm duy trì sự ổn định, an ninh, cũng như tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới, chung sống hòa bình giữa Đông và Tây. Định ước Helsinki còn có một ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ quốc tế thế giới, bởi lẽ, châu Âu là nơi bùng nổ hai cuộc chiến tranh thế giới, là nơi diễn ra cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử và cũng là trung tâm của cuộc chiến tranh lạnh        đối đầu giữa hai cực Xô – Mỹ, giữa hai khối Đông – Tây. Một chương mới đã được mở ra trong quan hệ quốc tế ở châu Âu và thế giới. Rõ ràng, một châu Âu hòa bình, hợp tác và ổn định sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới xu thế hòa bình và hợp tác trên toàn thế giới.
            Cùng với quá trình hòa hoãn Đông – Tây là quá trình tiến tới chấm dứt chiến tranh lạnh. Quá trình này được xúc tiến mạnh mẽ thông qua sự chấm dứt đối đầu và bình thường hóa quan hệ giữa các cường quốc: Mỹ - Trung và Xô – Mỹ. Sự kiện Tổng thống Mỹ R. Nixon thăm chính thức Trung Quốc năm 1972 và ký “Thông cáo Thượng Hải” đã mở đường cho thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao và chấm dứt sự đối đầu giữa hai nước bắt đầu từ năm 1949. Cũng trong năm 1972, Tổng thống Mỹ R. Nixon còn thăm Liên Xô, ký văn kiện “Cơ sở quan hệ Xô – Mỹ” và một số văn kiện khác. Mùa hè năm 1973, quan hệ Xô – Mỹ được sưởi ấm bằng chuyến thăm đáp lễ Mỹ của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô L. Brejnev.
            Cuối cùng, vào tháng 12 năm 1989, tại cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Malta, người đứng đầu Liên Xô và Mỹ đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt tình trạng cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài suốt từ năm 1947 đến năm 1989. Tuyên bố này đã củng cố thêm xu thế hòa hoãn trên thế giới và mở ra chiều hướng giải quyết các cuộc tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới vào thời điểm đó.
            3.2. Những nguyên nhân chấm dứt Chiến tranh lạnh
            Thứ nhất, cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỷ và “bao” về chi tiêu quân sự hầu khắp thế giới (trong thời gian chiến tranh lạnh, hai nước Xô – Mỹ đã gánh chịu từ 50% đến 55% chi tiêu quân sự toàn cầu) làm cho hai nước Xô – Mỹ quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ về nhiều mặt so với các cường quốc khác.
            Thứ hai, hai nước Mỹ và Liên Xô đều đứng trước những khó khăn và thách thức rất to lớn trong một thế giới mà mọi chuyển biến diễn ra hết sức mau lẹ, bất lợi cho hai nước này: Hai nước Tây Đức và Nhật, vốn là những nước phát xít chiến bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, từ đống đổ nát của chiến tranh, nay họ vươn lên mạnh mẽ, trở thành đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại. Châu Âu đã liên minh với nhau thành “Khối thị trường chung châu Âu” (EEC) và ngày càng trở nên mạnh. Tất cả đều thoát khỏi sự kiềm chế của Mĩ và cạnh tranh với Mỹ và vượt Liên Xô về kinh tế.
            Thứ ba, cuộc “chiến tranh kinh tế” mang tính toàn cầu mà cả thế giới đang ra sức chạy đua. Hơn nữa, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang diễn ra sôi nổi mà tất cả các nước muốn vươn lên thì đều phải để tâm và tận dụng những thành tựu của nó.
            Tình hình nêu trên đặt ra cho hai nước Liên Xô và Mỹ muốn lấy lại vị trí của mình như trước đây, muốn vươn lên đuổi kịp và vượt các nước khác thì cần phải thoát ra khỏi thế đối đầu và cục diện ổn định.
            Ngoài ra, những vấn đề toàn cầu đang đặt ra trước nhân loại, trước hai nước Xô – Mỹ, nhân dân Mỹ và Liên Xô cùng nhân dân thế giới đòi hỏi phải có sự hợp tác chung để giải quyết, như vấn đề môi trường, môi sinh, bảo vệ trái đất – ngôi nhà chung của loài người; chấm dứt các cuộc xung đột khu vực…Nếu tiếp tục đối đầu thì giải quyết những vấn đề chung này rơi vào bế tắc.
4. Sự sụp đổ của Liên Xô và sự tan rã của “Trật tự hai cực”
            Năm 1973, cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng đã nổ ra, tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốc gia trên thế giới, đưa tới sự khủng hoảng toàn diện trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, tài chính đến chính trị, xã hội. Từ khủng hoảng, nhiều vấn đề bức thiết được đặt ra cho mỗi quốc gia như: làm thế nào để theo kịp sự phát triển chóng mặt của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật; hội nhập như thế nào vào thị trường quốc tế ngày càng liên kết chặt chẽ; cần phải đối phó thế nào với nạn bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường…
            Trong bối cảnh đầy khó khăn và thách thức đó, những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô lại vẫn cho rằng “quan hệ sản xuất XHCN là ưu việt, không chịu sự tác động chung của cuộc khủng hoảng trên thế giới, hơn nữa các nguồn tài nguyên và nhiên liệu của đất nước Xô viết như quá dồi dào, do đó họ chậm trễ thích ứng và không đổi mới[25]. Hệ quả là, khi những điều kiện phát triển đã đổi thay, mô hình của chủ nghĩa xã hội và những cơ chế của nó về kinh tế, chính trị, xã hội với nhiều khiếm khuyết, hạn chế, tích tụ trong một thời gian dài, đã bộc lộ ngày càng rõ nét sự không phù hợp, trở thành những rào cản kìm hãm sự phát triển mọi mặt của đất nước Xô viết. Cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp dẫn đến tình trạng thiếu dân chủ, thiếu công bằng và vi phạm nghiêm trọng pháp chế xã hội chủ nghĩa, làm nảy sinh nhiều tệ nạn. Kết quả là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu ngày càng lún sâu vào khủng hoảng. Trong nền kinh tế, tình trạng tăng trưởng âm kéo dài, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, sự tụt hậu về trình độ khoa học công nghệ của Liên Xô và các nước Đông Âu so với phương Tây thể hiện sự yếu kém về năng lực sản xuất của CNXH so với CNTB. Tình trạng nợ nước ngoài gia tăng, sự mất cân đối trong cơ cấu nền kinh tế đã khiến cho lạm phát trong nước gia tăng, tác động sấu đến đời sống của tất cả các tầng lớp nhân dân.
            Để có thể khắc phục được tình trạng tồi tệ trên, bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước Liên Xô đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế theo chiều sâu, coi trọng vị trí của tiến bộ khoa học kỹ thuật và mở rộng các quan hệ đối ngoại. Tuy nhiên, kết quả của việc thực hiện thì rất thấp, không theo ý muốn.
            Tháng 3 năm 1985, M. Goócbachốp được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Dưới sự lãnh đạo của M. Goócbachốp, Đại hội 27 Đảng Cộng sản Liên Xô (diễn ra tháng 2 năm 1986) đã đề ra công cuộc cải tổ, được triển khai rộng khắp đất nước. Theo như tuyên bố của các nhà lãnh đạo Liên Xô, công cuộc cải tổ chính là một quá trình cách mạng nhằm đổi mới mọi mặt của đời sống xã hội Xô viết, sửa chữa những sai lầm thiếu sót trước đây, đưa Liên Xô thoát khỏi tình trạng trì trệ khủng hoảng và xây dựng CNXH theo đúng bản chất và ý nghĩa đích thực của nó, đồng thời mang tính hình thức hiện đại nhất phù hợp với những điều kiện và nhu cầu của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật đang diễn ra[26]. Để đạt được những mục tiêu đó, công cuộc cải tổ được chủ trương tiến hành trên các mặt kinh tế, chính trị và xã hội.
            Công cuộc cải tổ từ khi khởi xướng đã được đông đảo nhân dân Xô viết chào đón và ủng hộ, hi vọng, chờ đợi. Tuy nhiên, sau gần 6 năm cải tổ, do ban lãnh đạo Liên Xô không lường hết được tính chất nặng nề và phức tạp của những khuyết tật, sai lầm vốn tồn đọng quá lâu. Bên cạnh đó, sự thiếu chuẩn bị và những sai lầm mắc phải trong quá trình thực hiện đã khiến cho cải tổ càng thực hiện lại càng bế tắc, gặp muôn vàn khó khăn, trượt xa mục tiêu XHCN. Hậu quả là, Liên Xô ngày một lún sâu vào khủng hoảng toàn diện. Sự suy sụp về kinh tế làm nảy sinh những rối ren về chính trị, gia tăng mâu thuẫn và xung đột giữa các dân tộc anh em, đưa đến hiện tượng ly khai của một số nước cộng hòa ra khỏi Liên bang Xô viết (ba nước vùng Baltic, Mônđôva…). Trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô, sự chia sẽ và bè phái xuất hiện, ngày thêm sâu sắc, tạo cơ hội thuận lợi cho sự ra đời của một loạt đảng phái chính trị phi Cộng sản với nhiều xu hướng chính trị, xã hội khác nhau, các thế lực chống CNXH có điều kiện ngóc đầu dậy.
            Những năm 1989 - 1990 là giai đoạn đen tối trong lịch sử tồn tại của Liên Xô, với sự diễn biến phức tạp về kinh tế, chính trị và xã hội. Tổng sản phẩm quốc dân giảm 4-5%, thâm hụt mậu dịch lên tới 5 tỉ đô la Mỹ, nợ nước ngoài là 58 tỉ đô la. Đỉnh cao của cuộc khủng hoảng, suy sụp rồi tan rã của Liên Xô chính là sự kiện bùng nổ cuộc đảo chính do một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô tiến hành ngày 19 tháng 8 năm 1991. Tuy cuộc đảo chính bị thất bại, song nó đã gây ra những hậu quả rất tai hại, ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại của Đảng Cộng sản Liên Xô, tới Nhà nước Xô viết và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. Ngay sau khi quay trở lại cầm quyền, Goócbachốp đã tuyên bố từ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và yêu cầu giải tán Ủy ban Trung ương Đảng (24-8); Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động (29-8); chính quyền Xô viết trong toàn liên bang bị giải thể; nhiều nước cộng hòa tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên Xô; một làn sóng chống Đảng Cộng sản, chống CNXH bùng lên mạnh mẽ ở khắp nơi[27].
            Cuối cùng, sau lời tuyên bố từ chức Tổng thống Liên Xô của M. Goócbachốp tối ngày 25 tháng 12 năm 1991, lá cờ búa liềm trên nóc tròn điện Kremlin đã được hạn xuống, chính thức đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa và sự tan vỡ của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết sau 74 năm tồn tại.
            Như vậy, với sự sụp đổ và biến mất trên bản đồ chính trị thế giới của Liên Xô - một cực trong trật tự hai cực Ianta, đồng nghĩa với việc trật tự thế giới được hình thành từ sau năm 1945 đã không còn, một trật tự thế giới mới sẽ hình thành. Sự biến chuyển nhanh chóng của tình hình các nước Đông Âu và Liên Xô trong những năm 1989 - 1991, làm cho chế độ xã hội chủ nghĩa ở khu vực này sụp đổ. Cùng với nó là sự giải thể Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV, 28 – 6 – 1991) và Tổ chức Hiệp ước Vacsava (1 – 7 – 1991) - những tổ chức lớn của khối xã hội chủ nghĩa, tồn tại trong thời kì chiến tranh lạnh, đối lập với các tổ chức của khối tư bản chủ nghĩa. Những sự kiện trên đây đã làm cho trật tự hai cực Ianta sụp đổ. Trật tự thế giới theo thể chế hai cực không còn nữa. Mỹ là cực duy nhất còn tồn tại, nuôi tham vọng thiết lập một thế giới đơn cực hòng thống trị thế giới. Thế giới bước vào một thời kì mới với các xu thế mới đang vận động.


[1] Dẫn theo, Jean – Baptiste Duroselle, Lịch sử Ngoại giao từ 1919 đến nay, Học viên Quan hệ quốc tế, 1994, trang 334.
[2] Dẫn theo, Nguyễn Quốc Hùng, Quan hệ quốc tế thế kỷ XX, NXB. Giáo Dục, 2000, trang 50.
[3] Jean – Baptiste Duroselle, Lịch sử ngoại giao từ 1919 đến nay, Học viên Quan hệ quốc tế, 1994, trang 336.
[4] Dẫn theo, Nguyễn Quốc Hùng, Quan hệ quốc tế thế kỷ XX, NXB. Giáo Dục, 2000, trang 51.
[5] Dẫn theo, Nguyễn Quốc Hùng, Quan hệ quốc tế thế kỷ XX, NXB. Giáo Dục, 2000, trang 51.
[6] Jean – Baptiste Duroselle, s.đ.d, trang 345.
[7] Thomas L. Friedman,“Chiếc Lexus và cây ô liu”, NXB. Khoa học xã hội, 2005, trang 40-41.
[8] Dẫn theo, Thomas L. Friedman, s.đ.d, trang 51.
[9] Thomas L. Friedman, s.đ.d, trang 44.
[10] Thomas L. Friedman, s.đ.d, trang 44.
[11] Thomas L. Friedman, s.đ.d, trang 44.
[12] Dẫn theo, U.Z. Phôxtơ, Đại cương lịch sử chính trị châu Mỹ. NXB. Sự thật, Hà Nội, 1960, trang 245.
[13] Dẫn theo, Nguyễn Quốc Hùng, s.đ.d, trang 59.
[14] Dẫn theo, Nguyễn Quốc Hùng, s.đ.d, trang 61.
[15] Nguyễn Quốc Hùng, s.đ.d, trang 59.
[16] Dẫn theo, Nguyễn Quốc Hùng, s.đ.d, trang 59.
[17] Nguyễn Cơ Thạch, Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và thế giới trong 25 năm tới (1996-2020), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, trang 43.
[18] Dẫn theo, Nguyễn Quốc Hùng, s.đ.d, trang 60.
[19] Dẫn theo, Nguyễn Quốc Hùng, s.đ.d, trang 85.
[20] Dẫn theo, Nguyễn Quốc Hùng, s.đ.d, trang 85-86.
[21] Nguyễn Quốc Hùng, s.đ.d, trang 86.
[22] Jean - Baptiste Duroselle, André Kapspi, Istoria relatiilor internationale 1948 până in zilele noastre, (Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1948 đến nay), (Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1948 đến nay), vol. II, Editura Stiintelor Sociale si Pilitice, Bucuresti, 2006, trang 243 (tiếng Rumani).
[23] Jean - Baptiste Duroselle, André Kapspi, s.đ.d, trang 244.
[24] Jean - Baptiste Duroselle, André Kapspi, s.đ.d, trang 263.
[25] Nguyễn Quốc Hùng, s.đ.d, trang 89.
[26] Dẫn theo, Nguyễn Quốc Hùng, s.đ.d, trang 90.
[27] Dẫn theo, Nguyễn Quốc Hùng, s.đ.d, trang 92-93.
4. 
Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh



Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta giải thể với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. So sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nay chuyển sang trạng thái mất cân bằng theo hướng có lợi cho Mĩ và phương Tây. Tuy nhiên, tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hoà bình, ổn định như người ta mong đợi. Sự đối đầu Đông - Tây về hệ tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế… đã từng chi phối đời sống quốc tế trong suốt thời kì chiến tranh lạnh, nay được chuyển hoá dưới những hình thức khác, bên cạnh sự nổi lên của những mâu thuẫn mới. Sự vận động của các mâu thuẫn này sẽ quyết định diện mạo của trật tự thế giới và xu hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh. 

Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa các nước lớn xung quanh việc thiết lập một trật tự thế giới mới. Khác với các trật tự thế giới trước đây thường được thiết lập ngay sau khi chiến tranh kết thúc, trật tự thế giới mới đã không thể ra đời ngay sau khi Liên Xô tan rã. Mặc dù Tổng thống Mĩ Busơ (cha) năm 1991 đã tuyên bố về một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối, nhưng thực tế lịch sử đã không diễn ra theo ý muốn của Mĩ. Liên Xô tan rã nhưng Liên bang Nga vẫn tiếp tục tồn tại với tiềm lực quân sự kế thừa Liên Xô cũ và không phải là một cường quốc bại trận để chấp nhận một trật tự thế giới do Mĩ áp đặt. Các trung tâm kinh tế, các cường quốc khu vực như Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc… không ngừng lớn mạnh và cố gắng tạo cho mình một vị thế đáng kể để chia sẻ quyền lực chi phối đời sống chính trị quốc tế. Trong lúc các cường quốc đang nổi lên thì Mĩ vẫn là một siêu cường, một cường quốc vượt trội và là cường quốc duy nhất có ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu. Nước Mĩ vừa trải qua một chu kì tăng trưởng dài nhất trong lịch sử nước này (1992 - 2001), với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (từ 3 đến 4%), chỉ số thất nghiệp thấp, mức lạm phát thấp. Với số dân chỉ bằng 4,7% dân số thế giới, nhưng nước Mĩ chiếm trên 30% GDP toàn cầu, với khoảng 10.000 tỉ đôla hàng năm, bằng GDP của tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cộng lại. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, sức mạnh tổng hợp của Mĩ (gồm 7 lĩnh vực: kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, chính trị, xã hội, ảnh hưởng trên trường quốc tế) lớn hơn hai lần Nhật Bản và hơn bốn lần Trung Quốc(1). Với sự giải thể Liên bang Xô viết, Mĩ không còn đối thủ cạnh tranh và có mưu đồ thiết lập trật tự thế giới một cực. Nhằm đạt được mục tiêu chiến lược ngăn chặn không cho cường quốc nào, dù là đồng minh hay đối thủ vươn lên thách thức vai trò siêu cường của mình, Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại đơn phương, chà đạp lên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, coi thường các tổ chức quốc tế, kể cả Liên Hợp Quốc và chỉ lợi dụng các tổ chức này khi cần thiết vì lợi ích của Mĩ. Mĩ cho triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chống tên lửa (NMD), rút ra khỏi hiệp ước ABM, từ chối không phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân… Chiến lược xây dựng một thế giới đơn cực do Mĩ chi phối được bắt đầu ngay sau chiến tranh lạnh và được thể hiện bằng những biện pháp cứng rắn, công khai hơn trong thời kì cầm quyền của Tổng thống Busơ (con). 

Trong bối cảnh đó, sự kiện nước Mĩ bị tấn công khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 

là một đòn choáng váng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa âm mưu thiết lập trật tự đơn cực của Mĩ. Sau khi mất ngọn cờ “chống cộng” để tập hợp lực lượng trong chiến tranh lạnh, Mĩ đưa ra chiêu bài thành lập liên minh chống khủng bố quốc tế để tập hợp lực lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một trật tự thế giới mới do Mĩ chi phối. Sự kiện 11 - 9 - 2001 được dùng để biện minh cho quyết định sử dụng lực lượng quân sự phát động cuộc chiến tranh chớp nhoáng ở ápganixtan (10 - 2001) và cuộc chiến tranh Irắc (3 - 2003) của Mĩ, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế. Mĩ đã lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để tăng cường sức mạnh và thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài bá chủ thế giới của mình. Chủ nghĩa đơn phương, ý đồ thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ đã vấp phải sự chống đối không những của các nước lớn như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc… mà còn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Phong trào chống chiến tranh, chống chính sách hiếu chiến của Mĩ ở Irắc lan rộng khắp thế giới. Mâu thuẫn giữa chủ trương xây dựng thế giới đơn cực do Mĩ chi phối với yêu cầu thiết lập một trật tự đa cực của các nước lớn và cộng đồng quốc tế là một trong những mâu thuẫn cơ bản trong quan hệ quốc tế thời kì sau Chiến tranh lạnh. 


Thứ hai là mâu thuẫn về lợi ích dân tộc. Lợi ích dân tộc là tiêu chí hàng đầu của các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, trong thời kì chiến tranh lạnh, khi thế giới bị chia làm hai phe do hai siêu cường khống chế, lợi ích dân tộc nhiều khi bị đặt xuống dưới, thậm chí bị hi sinh để bảo vệ “lợi ích quốc tế” của mỗi phe. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, lợi ích dân tộc được đặt lên hàng đầu. Mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều xuất phát từ lợi ích dân tộc để thể hiện quan điểm, thái độ riêng đối với các vấn đề quốc tế. Thực tế cho thấy, điều đó được thể hiện trong thái độ của các nước đối với các vấn đề quốc tế lớn hiện nay như: vấn đề chống khủng bố quốc tế, cuộc chiến tranh ápganixtan, chiến tranh Irắc, vai trò của Liên Hợp Quốc, vấn đề môi trường, vấn đề hạt nhân, nhân quyền… và hàng loạt những vấn đề khác. Sự tập hợp lực lượng trở nên cơ động, linh hoạt, tuỳ theo từng vấn đề, từng thời điểm trong quan hệ quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở đảm bảo tốt nhất cho lợi ích dân tộc. 

Thứ ba là mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo. Đây là mâu thuẫn đã từng tồn tại từ lâu đời trong lịch sử nhân loại. Xung đột sắc tộc, tôn giáo vốn được biết đến như những hậu quả của chính sách “chia để trị” của chủ nghĩa thực dân, đồng thời còn bắt nguồn từ sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá, việc tranh giành ảnh hưởng quyền lực giữa các nhóm sắc tộc, sự xúi giục, kích động của một số thế lực bên ngoài… Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trong xu thế dân chủ, đa nguyên, đa đảng, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo bùng nổ, lan rộng và diễn ra ngày càng quyết liệt ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Trong đó, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan có điều kiện tăng cường hoạt động và trở thành nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố quốc tế hiện nay. Xu hướng chính của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là chống Mỹ và các nước phương Tây thân Mĩ, nhưng lấy thủ đoạn khủng bố làm vũ khí. Chính sách đối ngoại hiếu chiến của chính quyền Mĩ đã khiến cho Mĩ trở thành đối tượng của chủ nghĩa khủng bố ở khắp mọi nơi trên thế giới. Khủng bố quốc tế có tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế, gây bất ổn định trong nội bộ quốc gia, đồng thời tác động đến hoà bình, an ninh khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Tình hình sẽ trở nên đặc biệt phức tạp khi khủng bố và chống khủng bố trở thành công cụ của nhà nước này chống lại nhà nước khác, làm căng thẳng quan hệ quốc tế. 

Thứ tư là mâu thuẫn về hệ tư tưởng. Đã hơn 10 năm trôi qua sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Liên Xô tan rã, nhưng mâu thuẫn về ý thức hệ không vì thế mà mất đi. Trên bình diện quốc tế, các nước tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Mĩ vẫn chưa từ bỏ ý đồ thực hiện “diễn biến hoà bình” với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên… Biên giới của thời kỳ chiến tranh lạnh vẫn còn ở bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan. Để chống các nước xã hội chủ nghĩa, các nước tư bản không chỉ dùng diễn biến hoà bình mà còn dùng biện pháp bao vây, cấm vận, sự trừng phạt về kinh tế, đe doạ về quân sự, sử dụng chiêu bài bảo vệ dân chủ, nhân quyền… Tuy nhiên, sự tồn tại của mâu thuẫn về ý thức hệ không thể cản trở quá trình hợp tác kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay giữa các nước có hệ thống chính trị xã hội đối lập nhau. Trong tình hình đó, mâu thuẫn giữa các nước xã hội chủ nghĩa với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa khác vẫn là đối kháng về ý thức hệ song sự đối kháng đó không phải là nhân tố chủ đạo chi phối quan hệ quốc tế như trong thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây. Mâu thuẫn về ý thức hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội được thể hiện chủ yếu thông qua “diễn biến hoà bình” và “chống diễn biến hoà bình”. Cuộc đấu tranh này diễn ra trên nhiều phương diện và là một quá trình đấu tranh lâu dài. 

Thứ năm, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển (mâu thuẫn Bắc - Nam) tiếp tục diễn ra gay gắt, khoảng cách giữa các nước giầu với các nước nghèo ngày càng lớn. Theo báo cáo của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), tổng thu nhập kinh tế thế giới những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, vào khoảng 25.000 tỉ đôla Mĩ, trong đó các nước phát triển Mĩ, EU và Nhật chiếm tới 88%. Phần còn lại là của trên 100 nước đang phát triển. Sự cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn đã, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định, an ninh và sự thịnh vượng chung của thế giới. Tình trạng nghèo khổ, bất bình đẳng, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo bùng lên đã khiến cho quy mô của chủ nghĩa khủng bố lan tràn trên khắp các lục địa, với những hình thức hết sức đa dạng. Mâu thuẫn về khoảng cách giàu nghèo còn diễn ra trong nội bộ từng nước, đặc biệt là trong các nước tư bản phát triển. Cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nâng cao chất lượng cuộc sống, chống thất nghiệp, tệ nạn xã hội… ở các nước tư bản diễn ra ngày càng mạnh mẽ. 

Nhìn chung có thể thấy, các mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn còn tồn tại, song sự vận động của chúng có những biểu hiện mới, không giống như thời kỳ chiến tranh lạnh. Điều đó có tác động quyết định đến chiều hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.

( Nguồn : ĐHSP HN )

5. Cạnh tranh và xung đột địa - chính trị trong kỷ nguyên mới sau chiến tranh lạnh

Lê Minh Quang
Viện Chiến lược quân sự, Bộ Quốc phòng

TCCS - Cách đây vừa tròn 20 năm, vào đêm ngày 9, rạng sáng ngày 10-11-1989, bức tường Béc-lin sụp đổ, biểu tượng chấm dứt kỷ nguyên Chiến tranh lạnh với nội dung chủ yếu là cuộc đối đầu giữa hai hệ thống chính trị quốc tế và mở ra một kỷ nguyên mới. Nhưng kỷ nguyên mới này sẽ ra sao là chủ đề được giới nghiên cứu chính trị quốc tế đặc biệt quan tâm. Những sự kiện "kinh thiên động địa" trong hơn một thập niên qua chứng tỏ loài người đang trải qua kỷ nguyên cạnh tranh và xung đột mới, tuy bề ngoài không quyết liệt như kỷ nguyên đối đầu thời Chiến tranh lạnh, nhưng không vì thế mà ít nguy cơ và bớt cam go hơn trước. Bài viết này đề cập đến một trong hai cuộc cạnh tranh và xung đột(1) lớn nhất trong kỷ nguyên mới: đó là cạnh tranh và xung đột địa - chính trị.

Kết thúc Chiến tranh lạnh, mở đầu kỷ nguyên "hòa bình nóng"

Theo lối tư duy thông thường, đã nói tới "chiến tranh", thì kết cục dĩ nhiên phải có bên thắng, bên thua và vì thế Chiến tranh lạnh cũng không là ngoại lệ. Theo lối tư duy này, Mỹ và phương Tây đã giành "chiến thắng"còn Liên Xô trước đây là bên "chiến bại" trong cuộc chiến đó và nước Nga ngày nay "được" kế thừa di sản đó. Đồng thời, Mỹ và phương Tây cho rằng "chiến thắng" của họ trong Chiến tranh lạnh chứng tỏ "các giá trị" và "mô hình phát triển" của Mỹ và phương Tây tỏ ra "có ưu thế tuyệt đối", từ đó họ bắt đầu cuộc "thập tự chinh" nhằm phát triển "các giá trị" và "mô hình phát triển" ấy ra khắp thế giới bằng tất cả các biện pháp, kể cả sử dụng sức mạnh quân sự. Tình hình đó đã châm ngòi bùng phát hàng loạt cuộc chiến tranh và xung đột mới sau Chiến tranh lạnh, hình thành nên kỷ nguyên "hòa bình nóng". 

Thắng lợi quá dễ dàng trong hai cuộc chiến tranh Vùng Vịnh Péc-xích (1990 - 1991) và Cô-xô-vô (1999) càng củng cố niềm tin của một số giới lãnh đạo chính trị - quân sự ở Mỹ vào sức mạnh quân sự "không có đối thủ" của họ. Niềm tin đó được phản ánh trong Học thuyết Clin-tơn đưa ra sau khi Liên Xô sụp đổ và được dùng làm "cơ sở luận chứng" để Mỹ thiết lập trật tự thế giới đơn cực sau Chiến tranh lạnh, trong đó có hai nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của nước Nga sau khi Liên Xô sụp đổ.
Một là, không một quốc gia nào trên thế giới có quyền sử dụng sức mạnh trong các cuộc xung đột nội bộhoặc các cuộc xung đột khu vực nếu không được sự chấp nhận của Mỹ. 
Hai là, nếu quốc gia nào không được phép của Oa-sinh-tơn mà vẫn "ngoan cố" sử dụng sức mạnh quân sự để dàn xếp các cuộc xung đột nội bộ hoặc khu vực thì Mỹ có quyền can thiệp để ngăn chặn hoặc dập tắt "thảm họa nhân đạo". 
Từ đó, Mỹ chủ trương "can thiệp nhân đạo" dựa trên quan niệm "nhân quyền cao hơn chủ quyền". Điều này có nghĩa là, Mỹ có khả năng và có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác trong trường hợp các nước đó sử dụng sức mạnh quân sự đe dọa đến lợi ích của Mỹ. Sau Tổng thống B.Clin-tơn, Tổng thống G.W.Bu-sơ còn đi xa hơn nữa với chủ trương sẵn sàng đơn phương sử dụng sức mạnh quân sự khi thấy cần thiết mà không cần được phép của Liên hợp quốc. Để thực hiện học thuyết này, Bộ trưởng Quốc phòng Đô-nan Răm-xphen đã "phát minh" ra một công thức chiến tranh nổi tiếng mang tên "Công thức 10-30-30", theo đó:
  • · Sau khi Oa-sinh-tơn đưa ra quyết định chính trị sử dụng sức mạnh quân sự, các lực lượng vũ trang Mỹ trong vòng 10 ngày có thể chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao và được điều động tới bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
  • · Trong vòng 30 ngày sau đó, các lực lượng vũ trang Mỹ cần phải đánh bại đối phương, phá hủy tiềm lực của họ đến mức không thể phục hồi khả năng chống trả lại Mỹ.
  • · Trong vòng 30 ngày tiếp theo, quân đội Mỹ được tổ chức lại, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chiến lược mới và triển khai tới một khu vực khác trên thế giới.
Theo "Công thức 10-30-30", chỉ cần 2 tháng và 10 ngày để tiến hành một cuộc chiến tranh, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ có khả năng tiến hành ít nhất 5 cuộc chiến tranh trong 1 năm (!). Chính Bộ trưởng Quốc phòng Đ. Răm-xphen đã gạt phăng ý kiến của các mưu sĩ trước khi khởi chiến ở Áp-ga-ni-xtan rằng, Mỹ nên tăng thêm quân để giải quyết dứt điểm "câu chuyện Ta-li-ban", bởi ngần ấy quân là đủ để hóa giải nguy cơ! 

Cuộc chiến tranh Áp-ga-ni-xtan và chiến tranh I-rắc với khẩu hiệu "xúc tiến dân chủ" bùng phát đưa thế giới tới một kỷ nguyên mới không phải là hòa bình như nhiều người mong đợi sau Chiến tranh lạnh, mà là kỷ nguyên đơn phương dùng sức mạnh quân sự để áp đặt "các giá trị" và "mô hình phát triển" trên khắp thế giới. Thực chất, đằng sau khẩu hiệu đó là những động thái cảnh báo về kỷ nguyên cạnh tranh và xung đột mới về địa - chính trị và mô hình phát triển, nhìn bề ngoài không quyết liệt như kỷ nguyên đối đầu thời Chiến tranh lạnh, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn có thể dẫn đến chiến tranh. Cuộc chiến tranh năm ngày ở Nam Ô-xê-ti-a (tháng 8-2008) đã bộc lộ tất cả những gì lâu nay ẩn giấu dưới những khẩu hiệu "đối tác", "định ước", "cùng hợp tác trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố", "chiến tranh lạnh đã chấm dứt", "NATO và Nga không còn là kẻ thù của nhau" v.v.. Cuộc chiến năm ngày còn chứng tỏ, đối với Mỹ và NATO, Chiến tranh lạnh chưa bao giờ kết thúc mà chỉ thay hình đổi dạng sang hình thức khác khó nhận biết hơn trong một thế giới không còn đối đầu ý thức hệ giữa hai hệ thống chính trị quốc tế. 

Kỷ nguyên cạnh tranh và xung đột về địa - chính trị

Trên bản đồ thế giới, có thể dễ dàng nhận thấy các khu vực, nơi đang diễn ra cạnh tranh và xung đột địa - chính trị giữa các nước lớn, ngày một nhiều thêm và không ngừng mở rộng về phạm vi và gia tăng mức độ căng thẳng. Đó là các khu vực Trung Đông (tâm điểm là I-rắc và I-ran), Trung Á (tâm điểm là Áp-ga-ni-xtan và các nước cộng hòa Xô-viết trước đây), Ban-căng (tâm điểm là Cô-xô-vô), biển Ca-xpi (tâm điểm là Gru-di-a), Bắc Cực, châu Phi, Đông Bắc Á, Đông Nam Á v.v.. Trong đó, "nóng" nhất vẫn là các khu vực Trung Đông, Ban-căng, Trung Á, biển Ca-xpi, châu Phi và Bắc Cực.

Cạnh tranh và xung đột địa - chính trị thể hiện trong hai cuộc chiến tranh ở Vùng Vịnh. Chiến tranh Vùng Vịnh (1991) và chiến tranh I-rắc (2003) thực chất là hai cuộc chiến tranh xuất phát từ những toan tính về địa - chính trị. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, mượn cớ chống Liên Xô - đối thủ mạnh nhất có ảnh hưởng toàn cầu, Oa-sinh-tơn đã tập hợp được các lực lượng ở phương Tây và Nhật Bản dưới ô bảo trợ của Mỹ, hình thành một cực làm đối trọng với Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa. Sau khi Liên Xô sụp đổ, xuất hiện các mầm mống ly khai khỏi quỹ đạo của Mỹ ngay trong các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và Nhật Bản. Trước tình hình đó, Mỹ cần tạo dựng đối thủ mới, dùng ô sức mạnh quân sự để tập hợp lực lượng xung quanh mình và Oa-sinh-tơn đã chọn I-rắc làm đối tượng.Bằng cuộc chiến tranh Vùng Vịnh, Mỹ đã tập hợp được một liên minh rộng rãi để thể hiện vai trò siêu cường duy nhất trong trật tự thế giới đơn cực sau Chiến tranh lạnh. Năm 2003, mượn cớ "chống khủng bố", "ngăn chặn vũ khí sát thương hàng loạt" và "đem dân chủ đến cho I-rắc", Oa-sinh-tơn phát động cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ hai để hiện diện và phát huy ảnh hưởng tại một khu vực có vị trí địa - chính trị quan trọng sống còn ở Trung Đông trong chiến lược toàn cầu của Mỹ thế kỷ XXI. Phát huy ảnh hưởng ở Vùng Vịnh, Mỹ có thể dùng dầu mỏ làm công cụ để duy trì quyền kiểm soát đối với các nền kinh tế cạnh tranh với Mỹ như Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Nga và các nước khác. Như vậy, xét về bản chất sâu xa, cả hai cuộc chiến tranh Vùng Vịnh là sự cạnh tranh và xung đột địa - chính trị giữa Mỹ với các quốc gia đã từng là đối thủ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và với cả các đồng minh của Mỹ. 

Cạnh tranh và xung đột địa - chính trị ở Ban-căng. Cộng hòa Xéc-bi-a nằm trong vành đai "động đất địa - chính trị" những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, kéo dài từ Ban-căng, qua vùng Cáp-ca-dơ thuộc Nga, đến Trung Á, Pa-ki-xtan, Ấn Độ và Trung Quốc. Mỹ từ lâu đã có tham vọng thiết lập "hành lang an toàn" trong vành đai này. Xéc-bi-a là điểm khởi đầu vành đai quan trọng đó. Ngoài ra, sau khi Liên Xô sụp đổ, khối quân sự Vác-sa-va tan rã, NATO - công cụ chiến lược toàn cầu của Mỹ - không còn lý do để tồn tại, nên Mỹ đã chọn Xéc-bi-a để tập hợp lực lượng, lôi kéo các nước trong khối NATO gây chiến tranh, để ngay sau đó tuyên bố Định hướng chiến lược mới của Khối liên minh Bắc Đại Tây Dương trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập khối này ở Oa-sinh-tơn vào tháng 5-1999. Phát động chiến tranh Cô-xô-vô, tạo lập ảnh hưởng ở Xéc-bi-a, Mỹ tạo dựng bàn đạp để tiến sang Bắc Cáp-ca-dơ và Trung Á, nơi có nguồn dầu mỏ lớn thứ hai thế giới ở vùng biển Ca-xpi. Chính vì thế, Mỹ đã tìm mọi cách gạt bỏ ảnh hưởng của Nga ra khỏi cuộc chiến tranh ở Cô-xô-vô cũng như trong quá trình dàn xếp tình hình chính trị ở Xéc-bi-a sau khi chiến tranh kết thúc. 

Cạnh tranh và xung đột địa - chính trị ở Áp-ga-ni-xtan. Năm 2001, phát động "cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng bố" khởi đầu ở Áp-ga-ni-xtan và xây dựng một chính phủ thân Mỹ tại đây, Oa-sinh-tơn theo đuổi tham vọng đánh chiếm bàn đạp để chi phối vùng Trung Á, một khu vực địa - chính trị có ý nghĩa chiến lược quan trọng, nơi có nguồn dầu mỏ lớn của thế giới và được coi là "bàn cờ lớn" trong thế kỷ XXI. Ngoài ra, đứng chân ở Áp-ga-ni-xtan để chi phối Trung Á, "lót chỗ" trong "sân sau" của Trung Quốc, Mỹ còn theo đuổi tham vọng làm chủ Ấn Độ Dương, khống chế I-ran, mở đường tiến tới biên giới Nga, gạt bỏ ảnh hưởng của hai cường quốc hạt nhân là Pa-ki-xtan và Ấn Độ ở khu vực này. 

Cạnh tranh và xung đột địa - chính trị ở I-ran.Trong quan hệ với Tê-hê-ran, đang diễn ra cuộc cạnh tranh địa - chính trị giữa các nước lớn gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác. Đối với Mỹ, ngăn chặn nguy cơ hạt nhân của I-ran nằm trong chiến lược dài hạn của họ nhằm ba mục đích chủ yếu:
Một là, khống chế nguồn dầu mỏ và khí đốt khổng lồ của I-ran. 

Hai là, thông qua I-ran để kiểm soát tuyến đường biển quan trọng ở Tây Á đi qua eo biển Héc-mút, "huyết mạch" của hoạt động vận chuyển dầu mỏ của thế giới. 

Ba là, "dân chủ hóa" I-ran theo mô hình của phương Tây vừa nhằm loại bỏ mối đe dọa hạt nhân, vừa làm suy yếu thế giới Hồi giáo để thực hiện chiến lược "dân chủ hóa" ở toàn bộ khu vực "Trung Đông mở rộng". 
Đối với Mỹ, mối đe dọa từ phía Tê-hê-ran không chỉ là chương trình hạt nhân mà là quốc gia I-ran Hồi giáo mạnh "đe dọa" ảnh hưởng và vai trò của Mỹ ở "Trung Đông mở rộng". Vì thế, ngay khi vấn đề hạt nhân I-ran được giải quyết, vẫn chưa thể hóa giải được những mâu thuẫn sâu xa giữa Mỹ và I-ran. Đối với Nga, I-ran được Mát-xcơ-va coi là quốc gia then chốt để phát triển ảnh hưởng ở Trung Đông và hạn chế ảnh hưởng của các nước khác ở khu vực này. Nga có quan hệ hợp tác kinh tế và kỹ thuật quân sự đặc biệt với I-ran. Hai bên đã ký kết nhiều hiệp định quan trọng, góp phần gia tăng đáng kể tiềm lực quân sự của I-ran, trong đó Nga đã cung cấp cho I-ran các loại vũ khí hiện đại. I-ran đã soạn thảo chương trình hiện đại hóa quân đội trong vòng 25 năm chủ yếu dựa vào vũ khí của Nga. Đã từ lâu, Nga tìm cách dàn xếp cuộc tranh chấp hạt nhân với những đề nghị thỏa hiệp như đề nghị nhận lại những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng về Nga và cùng với I-ran làm giàu urani trên đất Nga. Công trình xây dựng nhà máy điện nguyên tử trị giá gần 1 tỉ USD ở Bu-se-ra (Busherh) của I-ran là dự án nước ngoài đầu tiên sau khi Liên Xô sụp đổ đã góp phần giúp cho ngành hạt nhân của Nga sống sót. Đối với Trung Quốc, họ đang nỗ lực thắt chặt quan hệ với I-ran để phát huy ảnh hưởng chính trị tại khu vực có ý nghĩa chiến lược này. I-ran là nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt chủ chốt phục vụ mục tiêu phát triển và hiện đại hóa nền kinh tế Trung Quốc vốn đang phụ thuộc nặng nề vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu. Ngoài lĩnh vực năng lượng, hiện có hơn 100 công ty của Trung Quốc đang làm ăn tại I-ran trong các lĩnh vực đóng tàu, sản xuất thép, xây dựng cảng biển và sân bay. Trung Quốc là nước có thể giúp I-ran hiện đại hóa ngành công nghiệp dầu mỏ và phát triển nền kinh tế với kỹ thuật công nghiệp, vốn, dịch vụ kỹ thuật và công nghệ hạt nhân. Trung Quốc coi I-ran là đối tác địa - chính trị để hạn chế ảnh hưởng của Mỹ tại Trung Đông. Cùng với Nga, Trung Quốc phát triển Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) nhằm hạn chế sự hiện diện của Mỹ tại khu vực Trung Á. I-ran đã được mời tham gia SCO với tư cách quan sát viên. 

Cạnh tranh và xung đột địa - chính trị ở khu vực Nam Cáp-ca-dơ.Trong cuộc cạnh tranh và xung đột địa - chính trị hiện nay giữa Mỹ, NATO và Nga ở Nam Cáp-ca-dơ, Gru-di-a được đánh giá là có vai trò then chốt. Không phải ngẫu nhiên cuộc chiến tranh năm ngày lại bùng phát ở Nam Ô-xê-ti-a, vùng đất tranh giành ảnh hưởng lâu nay giữa Nga với Gru-di-a, mà thực chất là giữa Nga với Mỹ và NATO. Cuộc chiến tranh này là dấu mốc quan trọng trong chiến lược của Mỹ và NATO nhằm kiềm chế và thu hẹp "không gian ảnh hưởng" của Nga. Gru-di-a, cùng với U-crai-na là hai trong số những "điểm nóng" trên ván cờ địa - chính trị trong thế kỷ XXI giữa Nga với Mỹ và NATO. Nếu U-crai-na là khâu then chốt trong chiến lược của Mỹ và NATO nhằm loại trừ ảnh hưởng của Nga ra khỏi châu Âu, thì Gru-di-a đóng vai trò quyết định cuối cùng trong vấn đề ai sẽ giành được quyền kiểm soát vùng biển Ca-xpi, khu vực có trữ lượng tài nguyên chiến lược lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Đông. 

Cạnh tranh và xung đột địa - chính trị ở châu Phi.Nguyên nhân sâu xa khiến Mỹ và các quốc gia phát triển nhất thế giới ngày càng đặc biệt quan tâm đến châu Phi là do sức hút tài nguyên thiên nhiên của châu lục nghèo nhất thế giới này. Theo dự báo của Bộ Năng lượng Mỹ, vào năm 2010, thị phần xuất khẩu dầu mỏ của châu Phi trên thế giới có thể tăng đến mức 28% - 30%. Vì thế, trong thời gian gần đây, châu Phi rơi vào tâm điểm cạnh tranh địa - chính trị giữa các nước Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và một số quốc gia khác, trong đó, Mỹ thể hiện rất rõ vai trò và ý định trong việc đứng ra "phân vai" cho các quốc gia khác trong cuộc chinh phục và kiểm soát "lục địa Đen". 

Bề ngoài, Mỹ tuyên bố chính sách của họ nhằm góp phần "giảm căng thẳng xung đột chính trị - quân sự" và giải quyết "các vấn đề mang tính nhân đạo" đang đặt ra trước châu Phi, như "chống tham nhũng và bệnh tật" và "ngăn chặn sự bùng nổ tệ phân biệt chủng tộc" v.v.. nhưng mục đích của họ là nhằm kiểm soát nguồn tài nguyên dầu mỏ của châu lục này. Trong tương lai, 30% tổng số dầu mỏ nhập khẩu của Mỹ là từ châu Phi. Hiện tại, Mỹ chiếm từ 67% đến 75% tổng khối lượng đầu tư ngày càng lớn của các nước vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu mỏ ở châu lục này. Nhận thức được các mối đe dọa tiềm tàng ở châu Phi, từ năm 2002, Mỹ triển khai xây dựng một căn cứ hải quân ở Xao Tô-mê và Prin-xi-pê. Năm 2008, Mỹ thành lập Bộ Tư lệnh châu Phi nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác với các nước châu Phi. Năm 2009, tiếp theo chuyến thăm của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma tới Ga-na, Ngoại trưởng Hi-la-ry Clin-tơn đã có chuyến thăm châu Phi nhằm tiếp tục thực hiện chiến lược gây ảnh hưởng ở châu lục này. 

Trung Quốc bắt đầu quan tâm tới châu Phi từ những năm 50 thế kỷ XX, chủ yếu xuất phát từ các mục đích chính trị. Khi bắt đầu chính sách mở cửa, Trung Quốc đã từng đưa ra khái niệm "mở rộng không gian sinh tồn" hoặc "cuộc tranh giành biên giới mềm" trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa như một cơn lốc ào ạt thổi tràn qua các châu lục. Với tinh thần đó, Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - châu Phi diễn ra hồi tháng 11-2006 ở Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành một sự kiện quan trọng chứng tỏ Trung Quốc không chỉ đang "mở rộng không gian sinh tồn" mà còn "mở rộng không gian phát triển" sang "lục địa Đen". Đến năm 2010, Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng kinh tế thương mại chiếm ưu thế ở châu Phi và sẽ là đối tác thương mại chủ yếu của các nền kinh tế lớn nhất ở khu vực này như Ai Cập, Xu-đăng, Ni-giê-ri-a và Ăng-gô-la, sẽ đẩy lùi các đối tác truyền thống như Mỹ, Anh và Pháp ra khỏi "lục địa Đen". 

Nga tuy là quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất thế giới, ẩn chứa trong đó gần như tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên trên trái đất, nhưng, gần đây Nga nhận ra rằng, tài nguyên thiên nhiên trong nước không chỉ có hạn mà còn là thứ "vũ khí" trong cuộc tranh giành ảnh hưởng địa - chính trị trên thế giới. Nếu nước Nga muốn có một vị thế chính trị và kinh tế tương xứng với tầm vóc ảnh hưởng của họ trên toàn cầu, thì không thể yên vị say sưa với "câu chuyện cổ tích" xuất khẩu tài nguyên mà lãng quên chuyện "cạnh tranh lành mạnh" với các nước trong việc khai thác tài nguyên ở các khu vực khác trên thế giới. Vì thế, trong Chiến lược an ninh quốc gia mới đến năm 2020 và trong chính sách đối ngoại, Nga bắt đầu chú ý đến chuyện bảo vệ lợi ích quốc gia bên ngoài lãnh thổ của mình, trong đó có châu Phi. Chuyến thăm châu Phi của Tổng thống Đ.Mét-vê-đép vừa qua được giới phân tích ở Nga đánh giá là "tuy chậm nhưng tốt". 

Ấn Độ hiện nhập khẩu 20% dầu mỏ từ châu Phi, 70% từ Trung Đông. Thực hiện "đường lối ngoại giao dầu mỏ", Ấn Độ đặc biệt tích cực hoạt động ở Đông Phi, nơi sự hiện diện của Mỹ và Trung Quốc vẫn còn thưa vắng. Cách làm của Ấn Độ ở châu Phi là khuyến khích quan hệ đối tác cân bằng với các nhà cung ứng châu Phi, không để các nước ở châu lục này như là các đối tác chỉ có sức quyến rũ từ tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, các công ty của Ấn Độ tăng cường vốn đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế ở Đông Phi như Tan-da-ni-a, Dăm-bi-a, Cốt Đi-voa, Mô-ri-xơ, Ni-giê-ri-a và Ma-đa-ga-xca. Ấn Độ không chỉ là nước nhập khẩu nguyên liệu từ châu Phi, mà còn là nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu. Sự gần gũi về ngôn ngữ và văn hóa với các nước Đông Phi nói tiếng Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hợp tác song phương đó. Dự án hợp tác kỹ thuật năm 2004 liên kết Ấn Độ với 8 nước Tây Phi là Ga-na, Buốc-ki-na Pha-xô, Sát, Cốt Đi-voa, Ghi-nê Xích đạo, Ghi-nê Bít-xao, Ma-li và Xê-nê-gan. Trong khuôn khổ dự án này, Ấn Độ cam kết ủng hộ các đối tác nửa tỉ USD dưới hình thức tín dụng, viện trợ và chuyển giao công nghệ. 

Cạnh tranh và xung đột địa - chính trị ở Bắc Cực. Đây là một khu vực đặc biệt của trái đất, bao gồm các vùng phía bắc lục địa Á - Âu, Bắc Mỹ và gần như toàn bộ khu vực Bắc Băng Dương với tổng diện tích vào khoảng 27 triệu km2, gần gấp 3 lần diện tích châu Âu. Theo kết quả nghiên cứu thăm dò của Cục Địa lý và Khí tượng của Mỹ, Bắc Cực chứa tới 1/4 tiềm năng dầu mỏ và khí đốt của thế giới. Ngoài ra, Bắc Cực còn có nguồn dự trữ cá lớn hàng đầu thế giới, có các tuyến giao thông đường biển đóng vai trò cực kỳ quan trọng với khả năng vận tải xuyên quốc gia. 

Với tài nguyên và vị trí địa - chiến lược quan trọng của Bắc Cực, khu vực chưa được khai phá này của trái đất đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trong bối cảnh quá trình ấm lên toàn cầu diễn ra nhanh chóng trong những thập niên gần đây đang thu hẹp dần lớp băng đã từng được coi là "vĩnh hằng" tại đây, tạo điều kiện thuận lợi hơn để có thể khai thác Bắc Cực vào mục đích thương mại. Hiện nay, Nga đang nỗ lực chứng minh chủ quyền của họ đối với phần lãnh thổ mà trước đây Mát-xcơ-va đã từng tuyên bố chính thức là thuộc quyền sở hữu của họ. Trong những năm 20 thế kỷ XX, Liên Xô, Na Uy, Đan Mạch, Mỹ và Ca-na-đa đã từng coi một số vùng mặt nước và đảo trong khu vực Bắc Cực là một phần lãnh thổ của họ. Nga đã từng tuyên bố chủ quyền đối với một khu vực lớn nhất được tạo bởi Chu-khốt-ca, Bắc Cực và bán đảo Côn-xki. Trên các bản đồ tự nhiên của Liên Xô, khu vực này đã từng được coi là một phần lãnh thổ của Liên Xô. 

Hiện tại, Nga là quốc gia đầu tiên chủ động tham gia quá trình cạnh tranh địa - chính trị ở Bắc Cực trước sự chống đối mạnh mẽ từ phía các quốc gia khác cũng đang rất quan tâm đến khu vực này. Nhiều nước có tham vọng tranh giành Bắc Cực đã bắt đầu hành động. Mỹ đã có ý định đầu tư 8,7 tỉ USD để sửa chữa và hiện đại hóa các tàu phá băng ven bờ. Oa-sinh-tơn đang chuẩn bị phê chuẩn Công ước biển của Liên hợp quốc để có được quyền phát ngôn trong việc giải quyết các vấn đề về thềm lục địa. Ca-na-đa đang đầu tư những khoản tiền lớn để chế tạo tàu tuần tra ở Bắc Cực và bắt đầu bàn đến việc lắp vũ khí pháo binh lên các tàu phá băng hiện có. Tuy nhiên, các tàu của Mỹ và Ca-na-đa chưa thể cạnh tranh được với hạm đội của Nga ở Biển Bắc. Na Uy tuy chưa có hạm đội tàu phá băng, nhưng lại có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác các mỏ dầu và khí đốt ở thềm lục địa ở Biển Bắc. Họ cũng không có vị thế mạnh về địa - chính trị trên thế giới mà chỉ hạn chế ở khả năng tranh giành lợi ích của họ ở khu vực này. Đan Mạch cũng không dễ dàng gì trong việc tuyên bố chủ quyền của họ dựa trên các luận chứng về kinh tế và sự hiện diện về quân sự. Rõ ràng, cuộc cạnh tranh và xung đột địa - chính trị ở Bắc Cực sẽ ngày càng quyết liệt. Thắng lợi cuối cùng sẽ được quyết định không chỉ bởi ý chí chính trị mà còn bởi sự hiện diện về kinh tế - quân sự, bởi khả năng đầu tư và công nghệ để có thể khai thác một cách đầy đủ tài nguyên tại khu vực này. Nhiều chuyên gia phân tích chính trị quốc tế đã từng dự báo, Bắc Cực có thể sẽ là chiến trường của một cuộc chiến tranh lớn trong thế kỷ XXI.

Như vậy, Chiến tranh lạnh kết thúc chấm dứt kỷ nguyên xung đột ý thức hệ nhưng lại mở đầu một kỷ nguyên cạnh tranh và xung đột mới về địa - chính trị âm thầm nhưng quyết liệt. Nhiều chuyên gia phân tích chính trị quốc tế đã nói đến khả năng thế giới đương đại quay trở lại tình hình xung đột địa - chính trị từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đã từng dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Tuy nhiên, trong kỷ nguyên cạnh tranh và xung đột địa - chính trị trong thế kỷ XXI có thêm yếu tố hoàn toàn mới là quá trình toàn cầu hóa đang gắn kết tất cả các quốc gia. Vì thế, kỷ nguyên cạnh tranh và xung đột địa - chính trị ẩn chứa nhiều yếu tố bất định, khó lường./.

----------------------------------------------
(1) Đó là cạnh tranh và xung đột địa - chính trị; cạnh tranh và xung đột về mô hình phát triển (TG) (trích "Tạp chí Cộng sản)

6.