Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

12 con giáp lưu hành từ bao giờ?


Nếu văn hoá phương Tây có 12 cung hoàng đạo thì 12 con giáp là một trong những hệ đếm phổ biến ở nhiều nền văn hoá Á Đông. Người Việt Nam thường hay sử dụng 12 con giáp tính tuổi, tính ngày tháng để làm những việc lớn như làm nhà, cưới hỏi, tìm bạn làm ăn… Tuy nhiên, nhiều người chưa biết tại sao lại có 12 con vật như thế?

Việc sử dụng 12 con giáp làm biểu tượng cho thời gian và tính cách con người, chủ yếu gắn liền với các dân tộc nằm trong ảnh hưởng của triết học Trung Hoa. Trong triết học biện chứng, người Trung Quốc xây dựng các biến đổi của Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái thành Dịch lý, và dùng Thập Can-Thập Nhị Chi để các con vật-12 con giáp-mang những tính chất khác nhau, đưa vào lịch Can Chi, Tiết Khí hàng năm. Còn nguồn gốc của nó thì sách sử không có kinh chứng chính xác, nhiều suy đoán cho rằng có thể ở vào thời Đông Hán.

Tương truyền thời xa xưa người ta lấy mặt trời làm chuẩn cho một ngày lao động: “Mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ”. Nhưng gặp ngày trời mưa, mây che khuất ánh mặt trời, con người không biết dựa vào đâu để làm việc. Khi đó có một người tên là Đại Nhiêu đã sáng tạo ra Thập can gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và Thập nhị chi gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi để tính thời gian. Một ngày chia làm 12 giờ (vì một giờ âm lịch gồm 2 tiếng theo dương lịch), và dùng một địa chi biểu thị cho một giờ, lại dùng đến thiên can phối hợp với nó để tính năm như: năm Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần…

Thời đó, Đại Nhiêu liền dùng chữ để diễn tả ý tưởng Can Chi kết hợp thành vòng Lục Thập Hoa Giáp, đồng thời soạn ra bộ lịch xem ngày, giờ, tháng, năm đơn giản. Nhưng thứ lịch dùng văn tự vừa xuất hiện, trong các bộ tộc rất nhiều người không hiểu ý và không nhớ hết. Hoàng Đế biết việc này liền dùng 12 con vật để làm biểu tượng và chia tên từng năm, để cho dân chúng dễ hiểu, dễ nhớ.

Năm Giáp Tý dùng con chuột để biểu thị, năm Ất Sửu dùng con trâu… Ngày này qua tháng khác mọi người thấy dùng năm Giáp Tý, Ất Sửu khó nhớ, nên gọi luôn là năm chuột, năm trâu… Vì thế những người sinh năm con chuột được cho là cầm tinh con chuột, những người sinh năm trâu là cầm tinh con trâu. Như vậy mỗi người đều cầm tinh một con vật. Việc cầm tinh tên 12 con vật là sự hình thành kết hợp lẫn nhau của cách tính năm của người xưa.

 Ảnh minh họa: Internet
Theo Triệu Dực, một học giả nổi tiếng đời Thanh, cách lấy động vật để nhớ năm lưu hành có sớm nhất trong dân du mục ở miền bắc nước Trung Quốc. Khi quan sát tinh tú biết được sao Thái Tuế (Mộc tinh) vận hành một vòng hết khoảng 12 năm, và họ lấy phương vị của sao Thái Tuế để tính năm, nhớ năm và dùng tên gọi những con vật quen thuộc nhất đưa vào cho dễ nhớ. Như vậy xuất hiện lịch 12 con giáp.

Về sau, kết hợp với phương pháp tính năm theo Can Chi, người ta định hình được vòng Lục Thập Hoa Giáp, giúp người sinh năm nào sẽ có một con vật tương ứng gọi là “cầm tinh”, nhưng tính cách lại dựa vào phần “ngũ hành nạp âm” của chúng, như chuột Giáp Tý (nạp âm là Hải Trung Kim) khác với chuột Bính Tý (Giang Hà Thủy), những con chuột khác cũng vậy: Canh Tý (Bích Thượng Thổ), và Nhâm Tý (Tang Đố Mộc). 

12 con giáp lưu hành từ bao giờ?

Một số sách xem tướng viết, quan hệ đối ứng giữa 12 chi và động vật bắt nguồn từ người thượng cổ sùng bái động vật. Trong sách Sơn Hải kinh từng đưa ra khá nhiều thần động vật, chúng đều do hai loại động vật hợp thể hoặc do động vật hợp thể với người mà thành. Loại động vật đặc biệt này trong tự nhiên giới không hề tồn tại. Nhưng xét từ chủng loại hợp thể động vật, chúng không ngoài những con thú như rồng, ngựa, trâu, dê, hổ, báo, rắn, heo, chó... Trong đó, chỉ có con rồng có tính thần, tất cả con khác đều là con vật thông thường, có quan hệ gắn bó với đời sống con người.

Heo, ngựa, trâu, dê, chó là đối tượng săn bắn, sau này là thú vật được thuần dưỡng vừa là thực phẩm vừa là tư liệu sản xuất quan trọng ở thời cổ đại. Hổ, báo, rắn là động vật đáng sợ, uy hiếp tới sự an toàn của con người. Chủng loại động vật mà con người tiếp xúc rất nhiều nhưng con người chỉ chọn ra một số để sùng bái, ắt vì những động vật ấy có quan hệ mật thiết với con người, những động vật ấy sau này phần lớn được liệt vào 12 địa chi thuộc tướng. Đó là nguồn gốc quan hệ giữa 12 thuộc tướng và tín ngưỡng sùng bái động vật.

Dùng 12 chi động vật liên hệ tới năm sinh của con người, muộn nhất đã có từ thời Nam-Bắc triều (420-589), lúc ấy mỗi chi thuật chuyện người nào đều nói tới thuộc tướng của người ấy, như ''Đông Hôn hầu thuộc heo'', ''Thôi Tuệ Cảnh thuộc ngựa'' … (sách Nam Tề thư). Còn như nguồn gốc của nó thì sách sử không có kinh chứng, suy đoán rất có thể ở vào thời Đông Hán. Nhân vì can chi bắt đầu từ Đông Hán, đem 12 loại động vật đại biểu cho năm tháng và làm thuộc tướng năm sinh của con người là điều hết sức tự nhiên.

Đến đời Đường (618-907), 12 con giáp lại càng lưu hành, xuất hiện những hoa văn 12 con giáp trên gương đồng. Khi đó có cả trong mộ táng đào được những tượng con giáp đáng để chỉ ra rằng, 12 con giáp trong một giai đoạn thời gian dài bị bôi lên một lớp màu mê tín. Lỡ gặp việc may rủi, họa phúc, người ta thường liên hệ tới chúng, thậm chí trong việc hôn nhân, người ta cũng rất chú ý không để con giáp năm sinh của chú rể xung khắc với con giáp năm sinh của cô dâu.

Với người Việt, con đầu tiên của cung hoàng đạo là chuột (Tí), sau đó là trâu (Sửu) và tiếp đến theo thứ tự là hổ (Dần), mèo (Mão), rồng (Thìn), rắn (Tỵ), ngựa (Ngọ), dê (Mùi), khỉ (Thân), gà (Dậu), chó (Tuất) và cuối cùng là lợn (Hợi). Cứ mỗi chu kỳ 12 năm thì lại mang tên con vật cũ. 

Ngoài ra, người Việt còn tính theo chu kỳ 60 năm. Chu kỳ này được lập theo sự kết hợp của mười hai con vật là các biểu tượng cụ thể theo cung hoàng đạo của người Việt và 10 dấu hiệu của bầu trời. Lịch của người châu Á được lập theo chu kỳ 60 năm tương đương với chu kỳ một thế kỷ 100 năm của người châu Âu. Mỗi năm ảnh hưởng đối với con người tùy theo những biểu tượng của họ là hội tụ hay phân k

Tết, pháo, câu đối, mười hai con giáp và câu chuyện dân gian về sự ra đời của nó

Vốn dĩ Tết Nguyên đán (Tết Âm lịch) là tết cổ truyền quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất trong năm Âm lịch ở Việt Nam và Trung Quốc. Từ khi xuất hiện đến nay, nó trải qua nhiều biến động của các thời đại lịch sử nhưng vẫn bảo tồn được những tập tục cơ bản nhất. Hiện nay tuy còn nhiều nước bảo lưu tập tục Tết Âm lịch nhưng chỉ có 5 nước tổ chức Tết này gần như trùng nhau về thời gian là Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc và Mông Cổ(1)...
1. Vốn dĩ Tết Nguyên đán (Tết Âm lịch) là tết cổ truyền quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất trong năm Âm lịch ở Việt Nam và Trung Quốc. Từ khi xuất hiện đến nay, nó trải qua nhiều biến động của các thời đại lịch sử nhưng vẫn bảo tồn được những tập tục cơ bản nhất. Hiện nay tuy còn nhiều nước bảo lưu tập tục Tết Âm lịch nhưng chỉ có 5 nước tổ chức Tết này gần như trùng nhau về thời gian là Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc và Mông Cổ(1). Dựa trên một số tài liệu cùng kết quả chúng tôi phỏng vấn trực tiếp (người các nước này) thì hiện nay Triều Tiên, Hàn Quốc cũng như Trung Quốc đều gọi Tiết xuân thay cho Tết Âm lịch, gọi Tết Dương lịch là Tết Nguyên đán. Riêng nước Mông Cổ vẫn có một số nội dung tập tục Tết Âm lịch nhưng lại gọi với tên khác là Tết Tra-can-tát. Chỉ còn Việt Nam vẫn dùng Tết Nguyên đán để chỉ Tết Âm lịch đúng như tên gọi trong sách “Thái sơ lịch” (太初) của Hán Vũ Đế ban hành năm 104 trước Công nguyên (TCN).
Học giả Trung Quốc giải thích rằng, “Nguyên tức là mở đầu, đán là chỉ buổi sáng sớm. Nguyên đán (元旦) là chỉ buổi sáng sớm của ngày đầu tiên trong một năm. Từ thời Tây Hán thì khái niệm “Nguyên đán“ chính thức dùng để chỉ năm mới. Cụ thể, trong sách Thái sơ lịch do Hán Vũ Đế soạn, quy định lấy tháng Giêng (Nông lịch) làm tháng đầu tiên của một năm, ngày mùng một tháng Giêng là ngày đầu tiên của năm mới. Nguyên đán làm tên gọi của năm mới từ đó đến nay đã hơn 2000 năm (2). Tuy nhiên, từ năm 1912, khi Tôn Trung Sơn lên làm Đại Tổng thống Trung Hoa dân quốc, ông quyết định dùng Dương lịch nhưng vẫn duy trì Âm lịch. Do đó, “để phân biệt hai Tết của năm Âm lịch và Dương lịch, Tôn Trung Sơn lấy ngày 1 tháng 1 Dương lịch làm ngày mở đầu Tết Nguyên đán, lấy ngày 1 tháng Giêng Âm lịch làm ngày Tiết xuân (). Đến ngày 27/9/1949, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chính thức ra quyết định gọi Tết Dương lịch là Tết Nguyên đán, Tết Âm lịch là Tiết xuân(3).
Thực ra, trước khi chính thức có tên gọi Tết Nguyên đán và định thời gian của tết này là từ mùng một tháng Giêng năm 104 TCN, thì những tập tục thuộc nội hàm của nó đã xuất hiện khá rõ từ thời nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc (nhà Hạ tồn tại từ thế kỷ 21- thế kỷ 6 TCN) với tên gọi là Lạp tế, chủ yếu cúng khấn trời đất và tổ tiên, cầu cho cuộc sống bình yên, thuận hoà mưa gió được mùa. Trong dịp này, ngoài việc giết lợn mổ bò, họ còn hoá trang, vẽ mặt nạ hình chim, nhảy múa tưng bừng(4). Tuy vậy, thời gian đón Tết Nguyên đán cũng thay đổi theo quy ước của từng triều đại phong kiến. Ví như nhà Hạ lấy ngày 1 tháng 11 Âm lịch; nhà Thương (thế kỷ 16 - 11 TCN) lấy ngày 1 tháng Chạp; nhà Tần (từ năm 221-206 TCN) lấy ngày 1 tháng 10 Âm lịch(5)...
Nếu dựa vào truyền thuyết của Việt Nam, đặc biệt là câu chuyện bánh chưng bánh dày thời các vua Hùng thì có thể nói trước khi phong kiến Trung Quốc đô hộ, tổ tiên ta đã sáng tạo ra những điều rất đặc sắc của văn hoá Việt. Nhưng trên thực tế chúng ta bị ảnh hưởng nhiều từ văn hoá Trung Quốc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, dưới chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc đã làm cho nhiều tập tục của họ chuyển nhập vào đời sống người Việt, dẫn đến sự pha trộn giữa yếu tố Hán với Việt, trong đó có tập tục Tết Nguyên đán.
2. Theo tài liệu Trung Quốc, thì khởi nguồn của Tết Nguyên đán gắn với truyền thuyết dân gian về “Niên” cùng tục đốt pháo nổ (phân biệt với pháo hoa) và treo câu đối đỏ trước cửa nhà. Theo họ, “Niên” là một loài quái vật chủ yếu sinh sống ở biển, rất hung dữ. Mỗi năm vào thời khắc giao thừa là nó lại về thôn làng, bắt người, tàn sát vật nuôi, phá hoại nhà cửa, cây cối, khiến ai cũng sợ hãi. Nhân dân nghĩ nhiều cách đối phó với Niên nhưng không hiệu quả. Vì vậy, mỗi năm cứ chuẩn bị đến giao thừa, họ lại phải rời bỏ thôn làng trốn lên núi cao lánh ẩn, mấy ngày sau mới trở lại.
Nhưng có một lần, sau khi người dân đã lên núi tránh nạn thì xuất hiện một cụ già mặc quần áo đỏ, lần lượt đến từng nhà, treo lên cửa các “phù khiêu“ (chính là câu đối) màu đỏ, đồng thời cắm một cây trúc đang cháy rừng rực phát ra tiếng nổ tanh tách. Khi quái vật “Niên” đến, nhìn thấy câu đối đỏ, ngọn lửa và tiếng nổ của trúc, nó vô cùng sợ hãi mà chạy một mạch về biển, không dám quay lại nữa. Khi trở lại làng, thấy mọi sự vật đều bình yên vô sự, nhân dân lập tức ca hát, nhảy múa, biểu lộ vui mừng khôn xiết. Để kỷ niệm dịp vui mừng này, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn cụ già không rõ tên tuổi đã nghĩ cách cứu giúp dân làng, họ quyết định mỗi năm vào đêm giao thừa làm lễ ăn mừng và phải đốt pháo trúc cùng treo câu đối đỏ để xua đuổi quái vật phòng khi nó trở lại sát hại thôn làng. Tết ra đời từ đó(6).
Trong câu chuyện dân gian ấy, tuy nhiều yếu tố hoang đường và đậm màu sắc dân gian, nhưng chúng ta có thể nhận thấy, nó phản ánh thực chất tập tục tết là nhằm biểu đạt tâm nguyện của nhân dân xua đuổi tà ma gian ác, tiêu trừ tai hoạ, mong muốn cuộc sống an lành, hạnh phúc, may mắn. Cũng do đó mà chữ phúc (), lộc (), thọ (寿), hỉ (: vui), cát (: thuận lợi, tốt lành)... dần trở thành quen thuộc trong dân gian, được treo trong nhà, đặc biệt là mỗi khi tết đến xuân về. Tuy nhiên, “đại bộ phận người Trung Quốc quan niệm treo ngược chữ với ý nghĩa là làm như vậy thì “phúc” mới đến được với nhân gian”(7).
 Khởi đầu của câu đối gọi là “phù khiêu”, được treo hai bên cửa nhà với hàm ý như một loại thần linh có trách nhiệm xua đuổi ma quỷ, dần trở nên phổ biến và ngày càng phong phú về nội dung lẫn hình thức, trở thành nét văn hoá Tết rất đặc sắc - văn hoá câu đối. Cùng với sự phát triển thời đại, nội dung câu đối không ngừng được đổi mới. Ngoài ý nghĩa ban đầu, giờ đây nó còn biểu đạt sự chúc tụng, lí giải hiện tượng xã hội và cuộc sống. Còn khởi đầu tục đốt pháo vào đêm giao thừa cũng được xem như một phương thức hữu hiệu xua đuổi quái quỷ tà ma, sau này được dân gian nâng ý nghĩa lên thành tục đốt pháo khi gia đình có việc lớn, việc mới như lễ cưới hỏi, mừng nhà mới, mừng thọ, đám giỗ tổ, khai trương công ty, nhà hàng... với hy vọng đem đến sự may mắn an lành cho gia chủ, đồng thời tạo sự hưng phấn cho người người tham gia, cũng hàm ý từ biệt cái cũ và chào đón cái mới.
Chúng ta khó xác định tục đốt pháo vào đêm giao thừa ở Việt Nam xuất hiện từ bao giờ, nhưng tính đến năm 1994 - khi Chính phủ ra quyết định số 406, rồi nghị định số 05 về cấm sản xuất, vận chuyển và đốt pháo, thì nó từng tồn tại hàng ngàn năm và có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt văn hoá cộng đồng người Việt. Nhiều người cho rằng, pháo xuất hiện đầu tiên từ Trung Quốc và tục đốt pháo trong năm mới ở nước này có lịch sử hơn 1600 năm(8), ít nhất là từ thời nhà Hán (khoảng 206 TCN), nhưng khi đó vẫn là pháo trúc (爆竹: bộc trúc) - loại ống trúc kín hai đầu được cho vào lửa đốt cháy phát ra tiếng nổ. Đến thời nhà Đường (618- 907), pháo trúc được dân gian mở rộng chủng loai bao gồm cả pháo tre (bộc tre). Sau khi phát minh ra thuốc súng, người ta nhồi thuốc nổ vào ống tre, trúc đốt nổ to hơn. Đến thời nhà Tống (960-1279), nhân dân Trung Quốc đã biết sử dụng giấy để làm pháo, họ gọi là “bộc trượng” (爆仗), sau gọi là bánh pháo (鞭炮), tiếp đến xuất hiện pháo hoa. Qua nhiều triều đại sau, đốt pháo trở thành tiêu điểm của năm mới và mãi đến tận năm 1988 thì Trung Quốc mới ban lệnh cấm nổ pháo(9).
 Hiện nay đốt pháo nổ là việc làm trái pháp luật, nhưng dưới góc độ lịch sử và đặt nó trong dòng chảy văn hoá nhân loại, thì ngày xưa tục đốt pháo nổ vào Tết Nguyên đán có công năng xã hội nhất định. Đốt pháo để tăng thêm sự dũng cảm của con người trong chế ngự thiên nhiên, giải toả tâm lý dân gian, xua đuổi ma quỷ, gạt trừ bệnh tật, tăng thêm tự tin trong cuộc sống. Đốt pháo cũng để gửi gắm niềm hy vọng tươi đẹp ở ngày mai, đoán xem vận mệnh trong tương lai. Vì vậy ai cũng muốn pháo nổ thật giòn giã, nổ liên tục không bị ngắt quãng. Dân gian cũng quan niệm tiếng pháo giao thừa sẽ làm tăng thêm không khí rộn ràng, tươi vui, tiếng pháo cũng là cầu nối năm cũ với năm mới, tiễn cái rủi ro, thỉnh cầu may mắn.
Khi tự ý thức của dân chưa cao dẫn đến hậu quả nghiêm trọng do nổ pháo gây ra mỗi năm thì chủ trương cấm nổ pháo là điều phù hợp với thực tiễn và mọi công dân nhất thiết phải thực hiện. Hoài niệm về “pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi” vẫn lắng đọng trong một số ca khúc, bài thơ, câu đối, hình ảnh của nó thường đi cùng với xuân, rượu và hoa. Như Vương An Thạch (thời nhà Tống, Trung Quốc) có bài thơ Nguyên nhật: Bộc trúc thanh trung nhất tuế trừ/ Xuân phong tống noãn nhập Đồ Tô/ Thiên môn vạn hộ đồng đồng nhật/ Tổng bả tân đào hoán cựu phù (chữ Hán: 爆竹声中一岁除风送暖入屠苏门万户曈曈日总新桃换旧符”, được dịch thơ: Pháo trúc kêu vang hết một năm/ Rượu Đồ Tô uống đón mừng xuân/ Hơi xuân nồng hậu, muôn nhà sáng/ Thẻ đào tống cựu, đón bình an). Hay, “Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ/ Xuân mãn càn khôn phúc mãn môn/ Bộc trúc thanh thanh trừ cựu tuế/ Mai hoa điểm điểm báo tân xuân” (天增岁月人增寿/满乾坤福满门/爆竹声声除旧岁/梅花点点报新春. Tạm hiểu: Trời đất gia tăng ngày tháng ví như con người mỗi năm tăng thêm tuổi thọ. Mùa xuân về đầy trong trời đất ví như hạnh phúc đầy nhà. Tiếng pháo trúc báo xua đi năm cũ. Hoa mai nở báo hiệu xuân mới đang đến).
Cũng vì quá hoài niệm về pháo và quá nặng về nguồn gốc văn hoá của nó mà hiện nay một số học giả Trung Quốc đề nghị với Chính phủ nên khôi phục tập tục đốt pháo nổ trong đêm giao thừa để bảo lưu ý vị của Tết. Họ cho rằng, “đốt pháo là một bộ phận tạo thành và là dấu hiệu nhận dạng chủ yếu của Tết Âm lịch, là phong tục truyền thống có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là một bộ phận của văn minh dân tộc”(10), vì “ngày nay nội dung Tết Âm lịch thay đổi quá nhiều. Nhân dân theo đuổi Tết Dương lịch mà giảm hứng thú với Tết Âm lịch. Việc duy trì tục nổ pháo sẽ khôi phục đến 90% ý vị của Tết và là một biện pháp lôi cuốn dân gian trở về với Tết cổ truyền này”(11).
 3. Nói đến Tết Âm lịch, người ta liên hệ ngay đến 12 con giáp trong tổ hợp Can - Chi. Thực tế, “những nội dung về 12 con giáp (cầm tinh) là một bộ phận quan trọng của văn hoá, được lưu dùng rộng rãi tại một số dân tộc quốc gia ở châu Á, Đông Âu và Bắc Phi”(12). Lai lịch của nó gắn với vấn đề Thiên can và Địa chi.
Từ thời cổ đại, người ta kết hợp 10 Thiên can (天干) gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý (chữ Hán là: ,,,,,,,,,) và 12 Địa chi (地支) gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Vị (mùi), Thân, Dậu, Tuất, Hợi (chữ Hán: ,,,,,,,,,,,) tạo thành tổ hợp 60 Can - Chi để ghi thời gian (năm, tháng, ngày, giờ), biểu đạt phương hướng(13). Tương ứng với 12 Địa chi là 12 con vật được chọn làm đại diện, gọi là 12 cầm tinh (生肖) hay 12 thú lịch, 12 cầm () 12 thú (), 12 thần (), 12 thuộc (), 12 vật ()..., cũng gọi là 12 “thuộc tướng“ (属相)(14), trong đó “tướng” là tướng mạo, “thuộc tướng” tức là “thuộc về tướng mạo nào“(15). Nhưng mỗi dân tộc có quan niệm chọn con vật và xếp thứ tự tương ứng với Địa chi lại không hoàn toàn giống nhau.
Các dân tộc Hán, Hồi, Tạng, Ha-ni, Xa, Na-xi, La-hu của Trung Quốc cùng với nước Triều Tiên, Nhật Bản và Hàn Quốc thì chọn và xếp 12 con giáp đúng với thứ tự của Địa chi là: con Chuột tương ứng với Địa chi Tý, Trâu (bò) - Sửu, Hổ - Dần, Thỏ - Mão, Rồng - Thìn, Rắn - Tỵ, Ngựa - Ngọ, Dê (Cừu) - Vị, Khỉ - Thân, Gà - Dậu, Chó - Tuất, Lợn - Hợi. Còn dân tộc Mao Nan (vùng Quảng Tây) của Trung Quốc thì chọn Sâu thay cho Hổ, Mèo thay Thỏ, Cá thay Rắn, Thịt thay Ngựa, Nhân thay Dê. Dân tộc Di ở tỉnh Vân Nam thì xếp 12 con giáp theo thứ tự là Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn, Chuột, Trâu. Nước Ấn Độ có các con giáp và xếp theo thứ tự: Chuột, Trâu, Sư tử, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, chim Kim sí (Garuda) (16), Chó, Lợn(17). Ở Việt Nam thì con Mèo tương ứng với địa chi Mão, nhưng “Trung Quốc trừ dân tộc Mao Nan chọn Mèo còn lại hầu như đều chọn Thỏ thuộc Địa chi Mão“(18).
 Ở Trung Quốc, việc sử dụng các con vật phối hợp vào Địa chi xuất hiện từ lâu, nhưng chính thức được ghi chép (chưa đầy đủ) từ thời Xuân Thu (770- 476 TCN) trong sách “Kinh thi”. Đến thời Tần Thuỷ Hoàng vào năm 217 TCN, trong cuốn “Nhật thư” có ghi chép tỉ mỉ hơn về 12 con giáp, nhưng cũng không hoàn toàn giống như ngày nay, ví dụ họ lấy Hươu thuộc về địa chi Ngọ, Dê thuộc về Tuất(19). Tên 12 con giáp như ngày nay, chính thức được ghi chép từ thời Đông Hán, cụ thể là trong quyển “Luận hoành” của Vương Sung năm 54, viết rằng: “Dần chính là hành Mộc, con vật của nó là Hổ vậy. Tuất là hành Thổ mà con vật của nó là Khuyển (Chó), Ngọ là ngựa, Tý là chuột, Dậu là gà, Mão là thỏ, Sửu là trâu, Vị là dê, Hợi là lợn, Thân là khỉ, Tỵ là rắn, Thìn là rồng. Vị trí của Thìn và Tỵ là ở Đông Nam”(20).
Đến nay ở Trung Quốc vẫn tồn tại nhiều truyền thuyết lý giải nguồn gốc xuất hiện 12 con giáp. Trong đó, truyền thuyết của dân tộc Hán được nhiều học giả nhắc tới trong các bài viết. Theo giáo trình Hán ngữ của Nxb KHXH, Bắc Kinh năm 2006 thì, tục truyền rằng, thời xưa, Hoàng đế cần 12 con vật làm vệ sĩ cho cung đình nên ra thông báo tuyển chọn. Biết tin này, con vật nào cũng nhận thấy đây là cơ hội hiếm hoi để mình có thể được tiếp cận đời sống vua chúa cung đình nên chuẩn bị rất chu đáo đợi đến ngay đi dự tuyển. Vì Hoàng đế không công bố trước các tiêu chuẩn tuyển chọn, nên các con vật phải tự trang trí cho bản thân với nỗ lực cao nhất. Khi đó gà trống đã có bộ lông cườm óng mượt rất đẹp mắt lại có cặp sừng uốn lượn rất thần khí. Chú rồng nhận thấy mình không có gì nổi bật ngoài cái thân loằn ngoằn nên tìm cách dụ dỗ gà trống mượn đôi sừng. Gà được rồng vừa uốn lượn hoa cả mắt lại buông ra những lời khen êm tai nên đã cao thượng mà cho mượn đôi sừng với một điều kiện là sau khi được tuyển chọn thì rồng phải trả lại.
Còn chú mèo biết mình vốn dĩ hay ngủ dậy muộn nên từ trước đã ngon ngọt nhờ chuột gọi cùng đi dự tuyển. Chuột nhiệt tình nhận lời và bảo mèo cứ yên tâm mà ngủ. Tuy nhiên đến ngày dự tuyển, chuột lặng lẽ đi một mình. Khi chuột đến nơi, thì voi và trâu cũng đã xếp hàng, chuột đành nghĩ cách chui vào mũi làm voi hoảng sợ mà chạy ra khỏi hàng, đồng thời lủi lên trước chân của trâu mà trâu không biết. Hổ và rồng nghĩ mình là vua của núi và biển nên cứ nhởn nhơ, còn thỏ thì lạ lẫm với bộ sừng của rồng nên đi sau hổ và đi trước rồng để ngắm nghía. Rắn, ngựa, dê nối tiếp sau rồng, rồi đến khỉ và gà. Riêng chú chó thì thích trêu chọc thỏ nên bị phạt đứng cuối hàng. Tuy nhiên, một lát sau thấy lợn ủn ỉn đến xếp sau chó. Kết quả là chuột được vào số 1, đến trâu... và lợn cuối cùng.
Khi việc tuyển chọn đã đâu vào đấy thì mọi người mới thấy mèo cấp tập chạy đến. Vừa mất cơ hội làm vệ sĩ cung đình, lại sốc vì bị thất hứa nên hét cau cau chửi chuột là đồ tồi tệ nhất trần gian, rồi hỏi tội vì sao chuột không gọi mèo. Chuột đã trả lời một cách không dấu giếm mục đích của mình rằng, nếu gọi mèo đi cùng thì có thể chuột bị mất cơ hội, mà còn cho mèo một bài học: từ nay về sau nếu muốn được việc thì cậu đừng cậy chờ vào người khác. Quá sốc, mèo liền đuổi chuột ăn thịt. Còn rồng sau khi được tuyển chọn trở về lại ăn quỵt đôi sừng của gà. Biết gà không bơi được, nên rồng ngụp xuống nước mà không ngóc lên. Gà vừa tức lại tiếc của nên mỗi buổi sáng cứ đứng trên cao, cong cổ mà gọi: hãy trả lại sừng cho tôi(21).
Nhân đây xin nói thêm, liên quan đến chuyện 12 con giáp, qua khảo sát một số nghiên cứu của học giả Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy có nhiều điều muốn giới thiệu thêm đến bạn đọc. Ví như, họ chứng minh nguồn gốc 12 con giáp không phải xuất phát từ Trung Quốc mà là từ nước khác; hay có ý kiến cho rằng việc Trung Quốc lấy Thỏ làm đại biểu cho Địa chi Mão là vì giống mèo ở Trung Quốc chủ yếu là mèo từ Ai Cập di cư tới chứ không phải mèo bản địa; rồi chuyện các vị vua Trung Quốc chọn con giáp nào làm con chủ... Cụ thể về vấn đề này, chúng tôi hy vọng sẽ được trình bày với bạn đọc trong một bài viết khác.  
Chú thích:
(1) Một số tài liệu cho rằng có nhiều nước đón Tết Âm lịch như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Mông Cổ, Xingapo, Cămpuchia, Thái Lan, Ấn Độ... Trước đây Nhật Bản cũng cử hành Tết Âm lịch, nhưng từ năm 1873 chuyển sang dùng Dương lịch cho các ngày lễ tương ứng trong Âm lịch.
(2), (9) Tống Tài Phát: “Phong tục đón Tết với việc pháp luật bảo hộ di sản văn hoá dân tộc đốt pháo”, Học báo Đại học Dân tộc Trung ương Trung Quốc, số 1 năm 2006, tr.57 và 59, bản Trung văn.
(3) Ngô Chính Bưu: “Phân tích văn hoá tập tục Tiết xuân”, Báo Dân tộc Trung Quốc, ngày 24/6/2005, tr.6, bản Trung văn.
(4)Trương Cát Trung: “Nhìn lại nhà nông”, số 1, 2006, tr.55, bản Trung văn.
(5) Lỗ Kiều: “Nguyên đán chính là Tiết xuân”, Nguyệt san văn sử, số 1/2009, tr.3, bản Trung văn.
(6), (7) Chu Kiến Quốc: “Công năng xã hội và ý nghĩa của Tiết xuân”, Tạp chí Xã hội, số 2/2002, tr.19, bản Trung văn.
(8) Đinh Cao: “Về việc cấm pháo”, Báo Pháp chế Tây bộ Trung Quốc, ngày 15/1/2005, tr.4, bản Trung văn.
(10) Li Úc: “Âm thanh tiếng pháo trúc”, Nhật báo pháp chế, ngày 17/2/ 2005, tr.2, bản Trung văn.
(11) Lí Thiên Kỳ: “Lệnh cấm nổ pháo và việc giữ lại âm thanh pháo trúc”, Báo Khai phá Tây bộ, ngày 20/1/2005, tr.6, bản Trung văn.
(12), (17) Lí Thụ Huy: “12 cầm tinh: khởi nguyên và lưu biến”, Tạp chí Đại học Sư phạm Tân Cương, số 1/1999, tr.50, bản Trung văn.
(13) Người ta ghép một Thiên can với một Địa chi để tạo thành tên gọi chính thức của những cái cần đặt tên, bắt đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý, sau đó đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất Sửu và cứ như vậy cho đến hết can (hoặc chi) cuối cùng thì nó tự động quay trở lại cho đến tổ hợp cuối cùng là Quý Hợi. Có tổng cộng 60 tổ hợp khác nhau.
(14) (18) Ngô Dụ Thành: “12 cầm tinh trong văn hoá Trung Hoa”, Nxb Nhân dân Thiên Tân, 1993, tr.86, 99, bản Trung văn.
(15) Chu Trung: “Diễn đàn Trung Quốc ngày nay“, số 1 năm 2009, tr.81, bản Trung văn.
(16) Theo thần thoại cổ Ấn Độ, loại chim này có hình dáng giống như đại bàng nhưng to lớn, thân thể rực rỡ như thần lửa, tính khí rất mãnh liệt. Còn trong kinh Phật, chim Kim Sí là một loài trong Bát bộ chúng, được phiên âm thành nhiều tên là Yết lộ đồ, Già lâu la...
(19) Chu Trị Hoa: “12 cầm tinh là văn hoá cổ đại của Trung Hoa“, Tạp chí Giang Tô chính hiệp, số 9/1997, tr.18, bản Trung văn.
(20) Lưu Quốc Trung: “Thử bàn về 12 con giáp với 36 cầm”, Tạp chí khoa học Đại học Thanh Hoa, số 1/1999, tr.13, bản Trung văn.
(21)Trang Thục Viên: “Giáo trình Hán ngữ“, Nxb KHXH, Bắc Kinh, 2006, tr.122-123, bản Trung văn.
THS. LÊ ĐỨC HOÀNG

Người tìm nguồn tên 12 con giáp

 Một kỹ sư gốc Việt tại Australia gần 20 năm nghiên cứu và tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy tên gọi của 12 con giáp bắt nguồn từ tiếng Việt cổ.
Gốc Việt
 
Qua phân tích chữ viết, cách phiên âm của tên gọi 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão... từ tiếng Việt cổ, tiếng Mường, tiếng Hán cổ, Hán Việt, kỹ sư Nguyễn Cung Thông - hiện đang sinh sống tại Melbourne, Australia - có những khám phá thú vị.
 
Ông thấy chúng có liên hệ mật thiết với tên gọi các con vật trong tiếng Việt. Chẳng hạn như Mão - Mẹo - Mèo, Ngọ - Ngựa , Tý - Chút - Chuột, Sửu - Tru - Tlu - Trâu, Hợi - Gỏi - Koi- Cúi (Cúi là con lợn, tiếng Mường).
 
Sửu có dạng âm cổ phục nguyên gần với Trâu/Tru tiếng Việt nhất (âm Hán Việt của Trâu phải là Ngưu). Đi ngược dòng thời gian về thời Tần, các hình vẽ, khắc trên giáp cốt văn, kim văn đều cho thấy Ngưu là chữ tượng hình - hình phía trước của con trâu có hai sừng.
 
Nếu chữ Ngưu được dùng thay chữ Sửu trong tên 12 con giáp thì nguồn gốc tiếng Hán của chúng có cơ sở chứng minh, nhưng chữ Sửu (và các chữ khác như Tý, Dần, Hợi) chẳng dính líu gì đến tên gọi 12 con vật trong tiếng Hán.
 
Trong An Nam Dịch Ngữ (NXB Đà Nẵng 1995), Trâu còn được phiên âm là Klâu. Tự điển Việt - Bồ - La (1651) thì phiên âm Trâu là Tlâu. Các dạng tiếng Mường, Trâu là  Tlu - Klu.
 
Qua các phân tích ngôn ngữ học, ông Nguyễn Cung Thông tìm ra các tương quan ngữ âm giữa Sửu - Klu - Tlu - Tru - Trâu. Từ đó, ông cho rằng hệ thống tên gọi Tý, Sửu, Dần, Mão… chính là hệ thống kí âm của người Hán ghi lại tên gọi các con vật từ tiếng nước ngoài. Tiếng nước ngoài đó chính là tiếng Việt cổ. Các dữ kiện ngữ âm trên cho thấy một dạng âm cổ của Thìn/Thần là *tlan/klan dẫn đến liên hệ trăn - rắn - lươn - trình/chình (hay các loài thuỷ quái liên hệ và đã tuyệt chủng), và các dạng đơn âm hoá thằn lằn, thuồng luồng ... Khi người Hán đọc Thìn/Thần 辰 (như chén giọng BK bây giờ) hay *tlan/klan thì không hiểu là gì, nhưng người Việt thì có thể hiểu ngay như trường hợp Mão Mẹo mèo, Hợi gỏi cúi … chẳng hạn. Cũng như ngay chữ 龍 long (rồng) có các vết khắc/vẽ cổ rất giống loài rắn hay trăn. Ta có cơ sở đưa ra một kết luận là loài rắn/trăn của phương Nam đã được thiêng hoá thành loài rồng hư cấu (như rắn thêm sừng, thêm cánh, thêm chân ...) trong văn hoá cổ đại TQ. Điều này phản ánh qua các dạng âm cổ phục nguyên của Thìn/Thần và long (rồng). Văn hoá dân gian VN vẫn còn thấy ghi nhận hình ảnh loài thuồng luồng (giao long) cho đến ngày nay.
 
Là kỹ sư cơ khí sau khi tốt nghiệp Đại học Melbourne, sau đó ông Nguyễn Cung Thông dạy thêm toán, vật lý khi có bằng sư phạm của Đại học Sư phạm Melbourne.
 
Ông Nguyễn Cung Thông bắt đầu say mê ngôn ngữ học cách đây 30 năm khi theo học ngành ngôn ngữ tại Đại học Queensland và giáo dục (post grad) tại Đại học Monash…
 
Ông Thông hy vọng trong tương lai có thể tìm, xác nhận và liệt kê các tiếng Việt cổ chỉ súc vật, cây cỏ trong vốn từ Hán (thường bị đào thải và trở nên hiếm dùng).
 
Tại hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ ba tại Hà Nội, ông cũng đề cập việc này. Do yếu tố tâm linh, tín ngưỡng mà các chữ Tý, Sửu, Dần, Mão... vẫn trường tồn trong quảng đại quần chúng không phân biệt ranh giới quốc gia, ngôn ngữ.
 
 
Theo ông, nên có những đề án khôi phục các dạng tiếng Việt cổ một cách hệ thống như từ thời thượng cổ, thời Văn Lang, thời Hai Bà Trưng... cũng như nghiên cứu những đóng góp của tổ tiên trong văn hóa cổ đại châu Á (như tên 12 con giáp…), tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ khảo cổ, di truyền học, ngôn ngữ học, lịch sử...
 
Khám phá
 
Bên cạnh việc nghiên cứu xuất xứ của tên gọi 12 con giáp, ông Nguyễn Cung Thông  đang tiếp tục khám phá về hiện tượng âm m trong tiếng Việt.
 
Ông khám phá ra một điều cũng hết sức lý thú trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ học là lý do tên các bộ phận trên mặt thường bắt đầu bằng phụ âm m (mắt, mũi, môi, mép, má, mụn, mi, mày, miệng, mồm). Ông nghiên cứu hiện tượng này từ đầu thập niên 1970 khi qua Australia du học.
 
Từ góc độ ngôn ngữ, hiện tượng m có thể coi như là một bản tuyên bố độc lập phân biệt hẳn tiếng Việt (tiếng Mường cũng có hiện tượng m) với các thứ tiếng xung quanh.
 
Đặc biệt khi so sánh các từ chỉ mẹ cha (người nuôi dưỡng) của các ngôn ngữ trên thế giới, ta thấy có khuynh hướng dùng phụ âm môi như trong tiếng Việt: Mẹ, mợ, má, mê, mệ; Mum, mummy, mother... (tiếng Anh); Mère, maman, momie... (Pháp); Mor (Na Uy)...
 
Kỹ sư Nguyễn Cung Thông đã xuất bản một số cuốn sách như Phương pháp cấu tạo bảo trì xe hơi (NXB Đà Nẵng 1996 - 2001); Phương pháp giải quyết vấn đề - khám phá (Problem solving strategies- NXB Thống kê - 1996);
 
Tiếng Việt tuyệt vời - âm m trong tiếng Việt (Melbourne, Úc - 1997) và nhiều bài viết về ngôn ngữ, nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp đăng trên mạng khoahoc.net cũng như trong các hội thảo quốc tế của Viện Việt học (California, 2006), hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba (Hà Nội, 4-7/12/2008), Hội thảo quốc tế giao lưu văn hoá Trung-Việt (16/9/2011) tại Đại Học Quốc Gia Thành Phố HCM (ĐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn), Hội Thảo Quốc Tế Ngôn Ngữ Học (11/2011) tại Đại Học Tổng Hợp Hà Nội ...v.v...
 
Nếu các nhà nghiên cứu, khảo cổ học đều đồng ý tên 12 con giáp là của tiếng Việt, ta thấy có nhiều hệ luận quan trọng như đóng góp của người Việt cổ vào văn hóa cổ châu Á mà ít người biết đến.
 
Ngay cả các học giả Trung Quốc cũng không lý giải được xuất xứ tên gọi của 12 con giáp.

Năm giáp ngọ - luận bàn về hình tượng con ngựa Trong vòng đời 12 con giáp

Trong tâm thức của người phương Đông, cứ 1 năm ứng với một con vật và vòng đời xoay chuyển trong 12 năm, ứng với 12 con vật hoàng đạo khác nhau, được gọi là 1 Giáp. Thoạt đầu của tạo hóa lúc ban sơ, con người cho rằng Thiên là cái bản gốc, Địa là cái ngọn ngành
Từ đó lập ra Thiên can bằng cách lấy số dương của Hà Đồ (số lẻ) là 1, 3, 5, 7, 9 dùng con số 5 ở giữa gấp đôi lên để bao hàm cả âm can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) và dương can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm). Tất cả 10 can được xếp theo thứ tự sẽ là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Địa chi lấy số âm (số chẵn) là 2, 4, 6, 8, 10 rồi dùng con số 6 ở giữa nhân đôi để tạo thành 12 chi theo thứ tự: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi bao gồm cả dương chi (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và âm chi (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi). Khi chưa có phương tiện để tính ngày giờ, con người đã dùng Mặt Trời làm thước đo thời gian: Mặt Trời mọc thì đi làm, Mặt Trời lặn thì quay về. Tuy nhiên, cách dựa vào Mặt Trời đó chỉ có tác dụng đối với những ngày nắng hạ, gặp lúc trời đông giá thì không thể. Từ thực tế đó, tương truyền vào thời nhà Thương của Trung Quốc (khoảng từ 1600 TCN - 1046 TCN), dựa trên cơ sở Hà Đồ của vua Phục Hy (2852 - 2737 TCN), một nhân vật có tên là Đại Nhiêu đã lập ra Thập can và Thập nhị chi để tính thời gian. Về sau đã kết hợp Thập can vàThập nhị chi lại với nhau bằng cách kết hợp 6 chu kỳ hàng can và 5 chu kỳ hàng chi để sinh raLục thập hoa giáp (60 năm, còn gọi là Nguyên).
          Người ta ghép 1 can với 1 chi để tạo thành tên gọi chính thức của những cái cần đặt tên (giờ, ngày, tháng, năm...) bắt đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý, tiếp theo đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất Sửu và cứ theo thứ tự như vậy cho đến hết. Hết can (hoặc chi) cuối cùng thì nó tự động quay trở lại cho đến tổ hợp cuối cùng là Quý Hợi. Có tổng cộng 60 tổ hợp khác nhau của 10 can và 12 chi, 1 chi có thể ghép với 5 can và 1 can có thể ghép được 6 chi.
          Thập nhị chi hay Địa chi được quy ước bởi 12 con vật trong vũ trụ. Cứ 1 năm như vậy, sẽ có 1 con vật đứng tên theo Can Chi đã định. Thứ tự sẽ là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và sau đó quay ngược trở lại theo vòng đời luân hồi mãi vô tận. Một con vật mang một đặc điểm riêng, thuộc tính riêng và nó hiển nhiên trở thành biểu tượng của từng năm. Và năm 2014 - năm Giáp Ngọ - năm của con ngựa, một trong 12 loài động vật gắn liền với dòng chảy của thời gian từ bao đời nay.
          Trước hết, ngựa là một loài động vật ăn cỏ, có 4 chân, là loài thú có móng thuộc bộ Guốc lẽ. Là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống thường ngày. Khi xã hội chưa phát triển, ngựa là một phương tiện đi lại chủ yếu trong suốt hành trình thiên lý ngược xuôi . Bởi vậy, nhân gian mới có câu: “lộ đồ tri mã lực” (đường dài mới biết sức ngựa). Nhắc đến ngựa, người ta liên tưởng ngay đến sự nhanh nhẹn. Người đời thường nói “nhanh như ngựa”, “chạy như ngựa” hay “thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ”… Ngựa là con vật thông minh, khôn ngoan sống gần gũi với con người và được con người yêu quý. Ngựa không chỉ giúp ích cho con người trong đời sống vất vả thường nhật mà còn kề vai sát cánh cùng con người xông pha nơi trận mạc binh lửa chiến tranh. Vó ngựa trường chinh là hình ảnh quen thuộc trong các cuộc giao tranh một thời quá vãng. Vó ngựa rong ruổi khắp nhân gian còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bĩ dài lâu… Thời xưa đánh giặc hay đi làm ăn, phương tiện duy nhất là ngựa. Mỗi lần đi xa là một chuyện hết sức gian nan, phải mất nhiều năm tháng mới quay về. Vì vậy khi ngựa trở về (mã đáo) cũng chính là  may mắn đã quay về. Bởi vậy mới có câu: “Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công” (nghĩa là cờ phất làm hiệu chiến thắng, ngựa quay về báo tin thành công).
          Hình tượng con ngựa đã sớm hiện diện trong nền văn hóa Đông - Tây như một lẽ tự nhiên. Ngựa đã đi vào văn học dân gian trong lịch sử và văn hoá nghệ thuật. Xuất phát từ chính đặc điểm tự nhiên của loài ngựa mà hình tượng con ngựa luôn có mặt với vẻ đẹp trong cách nhìn của con người được phản ánh qua lăng kính văn hóa. Ngựa có dáng vẻ đẹp đẽ, mạnh mẽ, sung mãn nhưng lại thanh nhã, hiền lành, thể hiện đức tính trung thành, chung thủy và nặng nợ nghĩa tình với con người.
          Trong quan niệm phong thủy, ngựa là tượng trưng cho tài lộc và sự thành công. Hình ảnh con ngựa tung vó hý vang trời biểu tượng phơi bày của niềm kiêu hãnh, khát vọng và tự do. Trong kinh doanh, ngựa là biểu tượng cho sự phát đạt, gia tăng tiền tài và thăng quan tiến chức; là biểu tượng của sự thành công mỹ mãn như ý muốn, sự suôn sẽ trôi chảy nhanh chóng, tài lộc sớm về, công việc luôn thuận lợi. Ngựa ít được dùng để hoá giải điều dữ, vì nó vừa không dũng mãnh như rồng hay sư tử, vừa không biết tránh nguy hiểm như loài rùa. Nhưng bù lại, ngựa lại là biểu tượng của sự sinh sôi thịnh vượng. Trong Thập nhị chi/Địa chi, ngựa đứng hàng thứ 7, nó đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến tiền tài khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành sớm hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn.

Ảnh: Bức họa đồ “Mã đáo thành công” với ý nghĩa thể hiện sự may mắn tài lộc trong quan niệm phong thủy dân gian
Cũng chính những đặc điểm này mà hình ảnh con ngựa đã trở thành chủ đề sáng tác của các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc và cả văn học. Trên các công trình kiến trúc tín ngưỡng như đình làng, nhà thờ các họ tộc, miếu thờ các vị thần… hình ảnh con ngựa được thể hiện hết sức công phu với tư cách là một đồ án trang trí đặc biệt không thể thiếu và gần như là không thể thay thế. Đó chính là mô típ “long mã chở lạc thư” trên các bức bình phong án ngữ phía trước các công trình. Với đôi bàn tay tài ba khéo léo của mình, thông qua kỹ thuật đắp vữa gắn sành sứ, các nghệ nhân đã làm cho hình tượng long mã hiện lên một cách hết sức oai phong. Điều đó một lần nữa khẳng định vai trò vị thế quan trọng của con ngựa trong phong thủy nhân gian cũng như trong đời sống quan niệm thẩm mỹ của con người đương thời.

Ảnh: Hình tượng Long mã trên bức bình phong của một công trình kiến trúc tín ngưỡng
Ngựa là một trong số các con giáp nằm phía Đông, được coi là con giáp du mục trong 12 con giáp, đại diện cho sự hào hoa, phong nhã, ưa thích sự náo nhiệt, khảng khái. Tính cách người sinh năm Ngọ thường rộng rãi, thẳng thắn, tự tin, hào phóng và mẫn tiệp, tài giỏi trong việc đối đáp, ngoại giao, có khả năng quan sát tốt nhưng lại hay thay đổi, bất định, ưa thích sự đổi mới, ham hoạt động. Đa phần là những người có tinh thần độc lập rất cao, khó thích ứng với công việc có tính cố định và nhàm chán. Những người tuổi Ngọ thường có tinh lực dồi dào nhưng đôi lúc lại tỏ ra nóng nảy. Người sinh tuổi Ngọ luôn tới lui từ chỗ này sang chỗ khác, nhảy từ dự án này sang dự án nọ, chương trình này sang chương trình khác. Tuy nhiên, đó lại là những người có cá tính xúc động dẫn đến những suy nghĩ thiếu chín chắn, nên hay bỏ lỡ những cơ hội tốt. Ở họ luôn bùng lên một sức sống tươi trẻ khiến người xung quanh cảm thấy thoải mái. Họ cũng là người có lòng chính nghĩa, yêu ghét rõ ràng. Thông minh, lanh lợi, phản ứng nhạy bén, vui vẻ hòa đồng và luôn được nhiều người yêu mến. Những người sinh năm con ngựa thường có cá tính phóng khoáng, không căn cơ, có năng lực suy nghĩ độc lập và ít để bụng. Họ có lòng tự tin cao, đối nhân xử thế tốt.
          Năm 2014, năm cầm tinh con ngựa, với đặc tính phóng khoáng, nhạy bén, rộng rãi như vậy, hy vọng sẽ là 1 năm đầy tài lộc sẽ đến với mọi người mọi nhà. Một năm đầy thăng hoa trong tất cả các công việc làm ăn. Một năm mới với muôn sắc màu tươi đẹp diệu kỳ hứa hẹn thành công sẽ nhanh chóng quay về như hình tượng “mã đáo thành công”./.
Tác giả bài viết: Trịnh Cao Nguyên(Bảo tàng Quảng Trị)

Ý nghĩa 12 con giáp có từ khi nào?

Cứ mỗi năm đến Tết Nguyên đán, ở phương Đông, trong đó có Việt Nam lại chào đón một con vật mới biểu tượng cho một năm mới. Việc chọn các con vật làm biểu tượng đứng đầu mỗi năm, tức là 12 con giáp - có tuân theo quy luật nào không? Hay chỉ là ngẫu nhiên?
* 12 con giáp được xác lập từ lúc nào?
Ở Trung Quốc cũng như Việt Nam và nhiều nước Châu Á khác, lịch của người Châu Á được lập theo chu kỳ 60 năm, tương tự như chu kỳ 100 năm (một thế kỷ) của lịch Châu Âu. Mỗi năm, lịch châu Á sẽ cho 12 con vật: Chuột (Tý), trâu (Sửu), cọp (Dần), thỏ/mèo (Mão/Mẹo), rồng (Thìn), rắn (Tỵ), ngựa (Ngọ), dê (Mùi), khỉ (Thân), gà (Dậu), chó (Tuất), lợn (Hợi) thay phiên chủ trì, gọi là 12 con giáp.
Người xưa quan niệm Thiên là căn bản gốc, Địa là ngọn ngành. Lập ra Thiên can người xưa lấy số Dương của Hà Đồ (số lẻ) là 1, 3, 5, 7, 9, lấy số 5 ở giữa gấp đôi lên để bao hàm cả âm can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) và cả dương can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm), tất cả 10 can theo thứ tự Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Địa chi lấy số âm (số chẵn) là 2, 4, 6, 8, 10. Lấy số 6 ở giữa nhân gấp đôi để tạo thành 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi bao gồm cả dương chi (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và âm chi (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi).
Thời xa xưa lấy mặt trời làm gốc. "Mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời lặn thì nghỉ". Gặp hôm trời u ám không thấy mặt trời, thật chả biết dựa vào đâu. Tương truyền có một người tên là Đại Nhiêu đã lập ra Thập can và Thập nhi chi để tính thời gian.
Về lý do tại sao giữa muôn thú chỉ chọn 12 con vật đó làm 12 con giáp? Sao trong bảng thứ hạng, chuột là con vật bé nhất mà lại dẫn đầu? Đến nay, mặc dù các nhà chiêm tinh học vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác và đầy đủ.
Tuy nhiên trong quyển Luận hành – văn hiến lâu đời nhất ở Trung Quốc ghi chép về 12 con giáp, danh tác của Vương Sung vào thời Đông Hán, có chú giải: “Đất tạo ra sửu, mà trâu là vật khai địa, vì vậy sửu thuộc về trâu; người sinh ra từ dần, người chết trở thành hổ, nên dần thuộc về hổ...”, qua đó có thể thấy 12 con giáp bắt đầu được xác lập từ đời Hán ở Trung Quốc. Song, điều đó chưa lý giải được từ đâu mà hình thành nên bảng xếp hạng 12 con vật.
* Vì sao người xưa chỉ chọn 12 con vật?
Trong quyển Tùng hạ quán chuế ngôn vào đời nhà Thanh giải thích rằng, việc lựa chọn và xếp thứ tự 12 con vật được căn cứ vào thời gian hoạt động mạnh của các con vật tiêu biểu cho từng loại, mà chọn ra các thứ hạng tương ứng theo chu kỳ 12 thời khắc trong ngày (1 thời khắc tương đương 2 giờ):
- 11 giờ đêm đến 1giờ sáng: Lúc chuột hoạt động mạnh nhất, gọi là giờ Tý.
- 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng: Khi ấy, trâu ăn no, nhưng nhai lại cho kỹ, chuẩn bị trời sáng đi cày ruộng, là giờ Sửu.
 - 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng: Lúc cọp đi săn mồi, rất hung hãn, là giờ Dần.
 - 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng: Thời điểm này, mặt trời bắt đầu mọc, nhưng mặt trăng vẫn còn chiếu sáng, vì ngọc thố (thỏ) đang bận giã thuốc cho Hằng Nga tiên nữ trên cung trăng, gọi là giờ Mão/Mẹo.
- 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng: Đây là lúc quần long hành vũ, gọi là giờ Thìn.
 - 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa: Rắn về hang, không cắn người, đặt là giờ Tỵ.
 - 11 giờ trưa đến 1 giờ trưa: Lúc ánh nắng mặt trời gay gắt nhất, là thời gian ngựa phi nước đại, nên gọi là giờ Ngọ.
- 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều: Dê ăn cỏ, gọi là giờ Mùi.
- 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều: Khỉ nghịch ngợm, thích kêu hú, là giờ Thân.
- 5 giờ chiều đến 7 giờ tối: Gà về ổ ngủ, là giờ Dậu.
 - 7 giờ tối đến 9 giờ tối: Chó bắt đầu đi săn mồi ban đêm, là giờ Tuất.
 - 9 giờ tối đến 11 giờ tối: Lúc lợn ngủ say nhất, là giờ Hợi.
* Vì sao chuột đứng đầu 12 con giáp?
Học giả Hồng Tốn đời nhà Tống thì cho rằng cách tuyển chọn của người xưa là căn cứ vào các con vật có ngón chân. Những con vật ở đây chân trước cũng như chân sau chân phải cũng như chân trái đều có số lượng ngón chân như nhau dù 2 hoặc 4 chân (trâu: 4; hổ: 5; rắn tuy không chân nhưng cũng thuộc loại guốc chẵn như bò dê...). Riêng mỗi loài chuột chân trước 4 ngón chân sau 5 ngón vì quá đặc biệt như vậy nên được xếp vào vị trí hàng đầu trong 12 con giáp.
Một ý kiến khác giải thích rằng thuở xưa mỗi ngày đêm được chia thành 12 thời khắc. Người xưa đã chọn ra 12 con vật mỗi con phù hợp với từng thời khắc trong đó căn cứ vào sự ẩn hiện hàng ngày có tính quy luật của nó. Theo đó thì giờ Tí (11 giờ đêm - 1 giờ sáng) là lúc loài chuột hoạt động mạnh mẽ nhất, như cách lý giải ở trên nên chuột được xếp đứng đầu 12 con giáp.
Thứ hạng 12 con giáp được hình thành từ cách tuyển chọn này. Nhưng vị trí hàng đầu của "ông tí" có lẽ vì khó có thể giải thích cho hợp lý nên xưa nay người ta phải dùng đến các câu chuyện cổ tích hoặc thần thoại. Trong các câu chuyện nói về sự tranh giành đó với trâu con vật có thể xác lớn nhất trong 12 con giáp chuột tuy nhỏ bé nhưng lanh lợi và thông minh.
Theo quan niệm trong các truyền thuyết dân gian. Tương truyền Ngọc Hoàng thượng đế chọn được 12 con vật để đặt cho con giáp và phán: Trong tất cả các ngươi, trâu lớn nhất, vậy ta để trâu đứng đầu vậy. Chuột tỏ ý phản đối và nói rằng trong lòng con người nó được coi là lớn hơn trâu. Do vậy, Ngọc Hoàng đem tất cả các con vật xuống trần thế để xác minh lời chuột nói. Khi trâu đi ngang qua con người, chỉ nghe người nói: Con trâu này béo khoẻ thật, mà không phải là con trâu này to lớn thật. Lúc này, chuột liền nhảy lên lưng trâu, dùng hai chân đứng thẳng lên, con người trông thấy kinh ngạc nói: “Ối chà! Con chuột này to thật!” Thế là chuột được Ngọc Hoàng chọn đứng đầu 12 con giáp.
Nhìn chung trong các truyền thuyết dân gian, tính cách của chuột là tinh ranh, xảo quyệt, thường dùng mưu để thắng các đối thủ để giành lấy vị trí thứ nhất trong 12 con vật. Điều này tuy không phải là cơ sở giải thích một cách khoa học, song nó cho thấy một cách nhìn về chuột trong dân gian: vừa căm ghét, sợ hãi lại vừa kính nể, sùng bái. Do vậy, khi sắp xếp thứ tự 12 con giáp, người xưa cho rằng chuột thông minh nhất nên được xếp đứng đầu.
Không riêng gì Việt Nam 12 con giáp cũng được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. 12 con giáp ở Babylone cổ đại là mèo, chó, rắn, bọ hung, lừa, sư tử, dê đực, trâu đực, chim cắt, khỉ, sếu đỏ và cá sấu.
Ấn Độ thì khác Việt Nam ở chỗ không có hổ, mèo và gà mà thay vào đó là sư tử, thỏ và con kim kiều. Đó chính là 12 con vật mà các vị thần đã dùng để cưỡi có nguồn gốc từ một điển tích trong các kinh Phật của Ắn Độ.
Mêhicô cũng có 12 con giáp mà 5 con trong đó giống như ở nước ta là hổ, rồng, khỉ, chó và heo. Pháp thì dùng 12 ngôi sao thay cho các con vật đó là Ma yết, Bảo bình, Song ngư, Dương cưu, Kim ngưu, Song tử, Cự giải, Hùng sư, Xử nữ, Thiên xứng, Thiên yết, và Nhân mã...
Cổng TT-GTĐT sưu tầm

Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp - Ngọ ngựa

Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp - Ngọ ngựa (13A)
Nguyễn Cung Thông

Phần này tóm tắt các chi tiết và bổ túc bài viết1 "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp - Ngọ ngựa (phần 13)", do đó số thứ tự của bài viết này là 13A; những bài viết sau nữa về Ngọ ngựa sẽ có số thứ tự là 13B, 13C … để người đọc dễ tra cứu thêm. Tương tự như thế, các bài viết về Mão mẹo mèo được đánh số là 4, 4A, 4B ...v.v... Dấu hoa thị * dùng để chỉ âm cổ phục nguyên. Các tài liệu viết tắt là TVGT Thuyết Văn Giải Tự (khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes, 1615). Xem lại các cách đọc của các chữ liên hệ như mã, ngọ, ngự:

1. có các cách đọc (thanh mẫu nghi vận mẫu mô thượng thanh, khai khẩu nhất đẳng) theo phiên thiết

疑古切,音五 nghi cổ thiết, âm ngũ (TVGT, ĐV, QV, TV, VH, CV)
吳古切 ngô cổ thiết (NT, TTTH)
五故切 ngũ cố thiết (TV, LT)
阮古切 nguyễn cổ thiết (TV)
阮古切,音五 nguyễn cổ thiết, âm ngũ (TVi)
吾古切,音五 ngô cổ thiết, âm ngũ (CTT) - âm ngọ và ngũ đều đọc là wǔ theo giọng BK bây giờ so với giọng Quảng Đông ng5, Hẹ/Triều Châu ng3, ngou2
...v.v...

Giáp cốt văn/Kim văn/Tiểu triện/Khải thể của chữ Ngọ

Một dạng âm cổ phục nguyên của Ngọ là *ŋu dựa vào các âm địa phương TQ và âm Hán Việt (phiên thiết). Một nghĩa cổ của Ngọ (gốc Hán Tạng) là gặp (NT, QV, TV), đây cũng là lý do chữ ngỗ cũng dùng thông với chữ ngộ (mặt chạm mặt, đi ngược chiều nhau, gặp). Từ các nét khắc/vẽ trên Giáp Cốt và Kim văn, ta có thể thấy ngay chữ Ngọ tượng hình: giống như một cái dùi hay chày (giã gạo) và không liên hệ gì đến loài ngựa. Điều này còn thể hiện qua chữ xử nghĩa là cái chày, ngoài ra thành phần hài thanh Ngọ có thể liên hệ đến động tác gõ (khõ), cú (cú đầu) đều có phụ âm đầu ở cuối lưỡi  (k, g, ŋ so với khấu ).

2.Chữ mã có các cách đọc (thanh mẫu minh vận mẫu ma thượng thanh, khai khẩu nhị đẳng) theo phiên thiết

莫下切 mạc hạ thiết (TVGT, ĐV, QV, CV, LT)
莫下反 mạc hạ phản (LKTG)
莫把切 mạc bả thiết (NT, TTTH)
母下切,麻上聲 mẫu hạ thiết, ma thượng thanh (TV, VH)
滿補切,音姥 mãn bổ thiết, âm mỗ (TV, LT)
莫雅切,麻上聲 mạc nhã thiết, ma thượng thanh (TVi, CTT)
...v.v...

Giọng BK bây giờ là mǎ so với các giọng địa phương TQ như giọng Quảng Đông là maa5, Hẹ/Triều Châu ma1, ma3/bhê2 maⁿ2.
Mã có một dạng cổ phục nguyên là *ma hay *mra, gốc Hán Tạng so với tiếng Thái ม้า máa cùng nghĩa, các vết khắc/vẽ cổ cho thấy chữ mã tượng hình: giống hình con ngựa (dựng đứng để phù hợp với cách viết từ trên xuống dưới).

Giáp cốt văn/Kim văn/Tiểu triện/Khải thể của chữ mã

Rõ ràng là mã và ngọ không có tương quan ngữ âm rõ ràng trong tiếng Hán. Tuy nhiên học giả Paul K. Benedict2 có đề nghị rằng mã có nguồn gốc là *ŋ(w)a (hay ngựa tiếng Việt) sau khi so sánh các tên ngựa (tiếng Việt), ŋa/ka (tiếng Lê ở đảo Hải Nam), ngua (tiếng Nam Kelao), niau (tiếng Bắc Kelao), ngo (tiếng Lati) so với tên chi thứ 7 Ngọ mà GS Robert Schafer (1957) phục nguyên âm cổ là *m-ŋa. Benedict đưa ra một dữ kiện ngôn ngữ đáng chú ý là ŋa tiếng Lê ngoài nghĩa ngựa còn có nghĩa là mở ra (so với dạng ngỏ tiếng Việt và ngả).

3.Chữ ngự thường dùng làm chữ Nôm ngựa (Tam Thiên Tự, Ngũ Thiên Tự, Béhaine/Taberd ...); ngự (thanh mẫu nghi vận mẫu ngư khứ thanh, khai khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

牛倨切 ngưu cứ thiết (QV)
牛據切 ngưu cứ thiết (TVGT, TV)
魚據切,語去聲 ngư cứ thiết, ngữ khứ thanh (NT, CV, TVi, CTT)- TVi/CTT ghi thêm 音遇 âm ngộ (yù BK)
偶舉切 ngẫu cử thiết (LTCN)
...v.v...

Giọng Quảng Đông là jyu6 (so với yù BK), âm cổ được duy trì trong các giọng Hẹ/Triều Châu ngi3, ngi4, ngi5, ngi6.

 Ngừa (ngăn ngừa) chữ Nôm cũng dùng chữ ngự . Chính nét nghĩa ngăn cản, kiểm soát (dùng như chữ ngự ) đã dẫn đến dạng ngừa3 (tiếng Việt) từ ngự HV (dây cương). Tương tự trong các nền văn hóa khá, như cách dùng tiếng Anh rein (dây cương, danh từ - tiếng Pháp rêne) đã từ phạm trù cụ thể mở rộng nghĩa để chỉ hoạt động kiểm soát một cách tổng quát hơn:

The Government is keeping a tight rein on public expenditure.
(Nhà nước đang kiểm soát chặt chẽ/giữ chặt dây cương các chi tiêu công cộng)

To give somebody free rein (cho ai tự do hành/hoạt động/không còn dây cương chi phối - tiếng Pháp  donner carte blanche à quelqu'un).

Ta cũng thấy khuynh hướng mở rộng nghĩa từ cụ thể đến trừu tượng trong cách dùng tiếng Anh harness, bridle (cũng có nghĩa là dây cương).
Chữ ngự bộ mã cho ta biết nghĩa dễ dàng hơn vì có chữ mã và chữ hựu (Kim văn tượng hình cái roi, Tiểu triện có hình bàn tay) so với chữ ngự bộ xích. Chữ ngự bộ mã hiện diện trong Tuân Tử, Chánh Luận 《荀子·正論》.


Kim văn/Tiểu triện/Khải thể của chữ ngự bộ mã


4. Chữ ngự có các cách đọc (thanh mẫu nghi vận mẫu ngư khứ thanh, khai khẩu tam đẳng) theo phiên thiết

牛據切 ngưu cứ thiết (TVGT, ĐV, NT, TV, LT, TTTH, CTT)- CTT ghi thêm âm ngộ 音遇
牛倨切 ngưu cứ thiết (QV)
魚據反 ngư cứ phản (LKTG)
偶舉切 ngẫu cử thiết (TV, LT)
魚駕切,牙去聲 ngư giá thiết, nha khứ thanh (TV)
五駕切,牙去聲 ngũ giá thiết, nha khứ thanh (TVi)
...v.v...

Các giọng địa phương TQ như Quảng Đông jyu6 ngaa6 so với Hẹ/Triều Châu ngi4/ngi6, yi4, gni6 - giọng BK bây giờ là yú.
Ngự bộ xích có nhiều nghĩa hơn so với ngư bộ mã: như điều khiển xe ngựa, tiến dâng, nghênh đón, cai trị ... (động từ) so với người đánh xe, người hầu … (danh từ). Chữ ngự bộ xích hiện diện trong Luận Ngữ, Vi Chánh 《論語·為政》, Mạnh Tử/Đằng Văn Công Hạ 《孟子·滕文公下》, Lễ Ký/Truy Y 《禮記·緇衣》, Tuân Tử/Đại Lược 《荀子·大略》, Thuyết Uyển/Tu Văn 說苑·脩文》 ...v.v...


Kim văn/Tiểu triện/Khải thể của chữ ngự bộ xích

Một dạng âm cổ phục nguyên của ngự là *ngioh hay *ŋĭo dựa vào các âm đọc địa phương (còn bảo lưu âm cổ) và âm Hán Việt (phiên thiết).

5. Chữ hiếm ngũ (Unicode 4B8F) từng được Tập Vận, Loại Thiên ghi là tên gọi ngựa - đây có thể là tàn tích của âm *ŋux (nghĩa là con ngựa) đã nhập vào tiếng Hán, nhưng không được dùng vì danh từ mã (gốc Hán Tạng) đã có! Chỉ có dạng Ngọ (trong tên 12 con giáp) vẫn còn tồn tại vì liên hệ đến tín ngưỡng dân gian, cũng như dùng trong phép tính thời gian. Chữ có các cách đọc theo phiên thiết

訛湖切 ngoa hồ thiết (LT) - có tài liệu (CTT) ghi vần hồ là (xem bảng chụp), âm ngũ 音五
五乎切 ngũ hô thiết (TVi, TTTH)
...v.v...

Giọng Quảng Đông là ng4/ng6 so với giọng BK bây giờ là wú.


 Tập Vận                     Loại Thiên


Có khoảng 30 tên gọi ngựa được KH ghi nhận (mã danh). Trong các danh từ thu lượm từ các nơi, ta có thể tìm gặp vết tích của một số tiếng địa phương4 (hay ngoại quốc nhập vào tiếng Hán) mà ít người biết đến. Các tiếng chỉ ngựa liên hệ là ngia4 (tiếng Rục, Thà Vựng, Cuối, Mường), măngơ (Maleng kari, brô), ŋa/ka (tiếng Lê ở đảo Hải Nam), ngua (tiếng Nam Kelao), niau (tiếng Bắc Kelao), ngo (tiếng Lati): ta có cơ sở vững chắc để phục nguyên một dạng âm cổ5 của ngựa là *ŋux. Chính dạng này đã được kí âm gần đúng bằng tiếng Hán ngọ/ngũ trong tên gọi 12 con giáp, người Hán không hiểu tương quan giữa ngựa và Ngọ vì danh từ ngựa không nằm trong ngôn ngữ chính thống của họ (mã); vì thế họ còn dùng từ kép Ngọ mã 午馬 để cho dễ hiểu hơn!

6. Phụ chú và phê bình thêm
Phần này không hoàn toàn theo cách ghi tài liệu (Bibliography) tham khảo APA hay MLA vì bao gồm các phê bình thêm về đề tài, tài liệu và tác giả để người đọc có thể tra cứu thêm chi tiết và chính xác. Loạt bài "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp" (cùng tác giả) đã có một số đăng trong Kỉ Yếu Hội Thảo Ngôn Ngữ Học, Việt Nam Học và các trang mạng văn hoá như vanchuongviet.org, khoahocnet.com, e-cadao.com ....v.v... Bạn đọc có thể tham khảo thêm từ các nguồn tài liệu trên, cùng với hai bài viết liên hệ đến phần này là "Chữ Ngọ, từ sợi dây cương đến con ngựa" của An Chi (đăng lần đầu tiên trên "Kiến Thức ngày nay" số 413 Xuân Nhâm Ngọ 2002) và bài "Le cycle des douze animaux: histoire d'un contact ancien entre Vietnam et Cambodge" của Michel Ferlus (Hội thảo Ngôn Ngữ Học - the sixth International Symposium on Pan-Asiatic Linguistics - Hà Nội 25-26 November 2004).

QinShiHuangterracottahorses
Tượng binh mã 兵馬俑 của Tần Thuỷ Hoàng (221 TCN) ở Tây An, Thiểm Tây TQ; trích từ bài viết "Timeline of the Development of the Horse" tác giả Berverley Davis đăng trên trang Sino-Platonic Papers 8/2007. Tác giả đề nghị ngựa nhập vào TQ khoảng 1200 đến 900 TCN và mã tiếng Hán có thể liên hệ đến mare (ngựa cái, tiếng Anh), mark (người cưỡi ngựa, tiếng Ái Nhĩ Lan) và maal (ngựa làm việc/workhorse, tiếng Ba Tư). Xem toàn bài trang này  http://www.sino-platonic.org/complete/spp177_horses.html

1) Nguyễn Cung Thông, 2009 "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp - Ngọ ngựa (phần 13)" - xem toàn bài trang này http://newvietart.com/Ngo-Ngu-Ngua-1.pdf
2) Benedict, Paul K. 1975 "Austro-Thai, Language and Culture. With a Glossary of Roots" NXB HRAF Press (New Haven, Connecticut - Mỹ). Tác giả là một trong những học giả tiên phong đề nghị nguồn gốc phi-Hán của một số thành phần văn hoá ngôn ngữ Trung Quốc: như số đếm lớn hơn 100 (vạn, triệu ...), tên 12 con giáp, tên một số loài cây như chuối, dừa ...v.v... Benedict cũng đưa ra nhận xét là tiếng Lê (Hải Nam) ŋa (ngựa) còn có nghĩa là mở (mở miệng, mở cửa, mở mắt ...) - theo người viết (NCT), điều này còn tương ứng với ngửa và ngỏ tiếng Việt (ngửa mặt, ngửa tay ... ngỏ lời/mở lời). Theo Benedict, có thể mở (ngửa) chân ra để cưỡi ngựa liên hệ đến tên gọi loài vật này hay ngựa (trang 289-290, sđd).
3) theo học giả An Chi/AC (2000), và dựa vào Vương Lực (1948), thì danh từ ngựa có gốc là động từ ngự: từ 'giữ ngựa' chuyển thành 'con vật được chăn giữ'. Thật ra khuynh hướng ngược lại mới thường xẩy ra hơn (tự nhiên hơn, vì ngựa hiện diện trước các dụng cụ liên hệ như yên ngựa, dây cương ...). Hãy xem các từ chỉ dây cương trong vốn từ Hán:

Đích bộ cách
bộ cách
Không bộ cách (cũng là cái dàm)
Huyễn bộ cách (cũng là đao)
Cách bộ cách
Điêu bộ cách
Cương bộ cách
...
Cương bộ mịch
Tiết  bộ mịch (cũng là dây trói buộc) - hay còn viết là
Nhĩ  bộ mịch
...
bộ xa
Nạp bộ xa
...v.v…
Tất cả các danh từ chỉ dây cương trên không có từ nào chuyển nghĩa theo hoán dụ để chỉ con ngựa theo cách lý giải của AC! Vấn đề có lẽ thấy rõ hơn khi ta xem lại cách dùng của bộ mã trong quá trình cấu tạo chữ Hán. Tuấn 駿 nghĩa nguyên thuỷ là con ngựa tốt, mở rộng nghĩa để chỉ phẩm chất tài giỏi, trí tuệ vượt bực và thông với tuấn bộ nhân . Khảo sát tâm lý loài ngựa cho thấy chúng rất dễ bị hoảng sợ khi thấy một vật gì hay sự việc gì không bình thường: đây là hiện tượng fight or flight trong Sinh học - tạm dịch "là chống hoặc bỏ chạy"/phản ứng stress cấp tính. Đây là một lý do mà chữ hãi (sợ hãi) được viết bằng bộ mã hợp với chữ Hợi (hãi) hài thanh , sau này mở rộng nghĩa để chỉ trạng thái sợ hãi một cách tổng quát. Chữ kinh (kinh hãi) cũng viết bằng bộ mã , sau này viết bằng bộ tâm (giản thể, cho rõ nghĩa hơn). Chữ kiêu (kiêu ngạo) cũng viết bằng bộ mã ...
4) Các tài liệu cổ TQ ghi lại âm đắc/đức chỉ nước (nác) là chữ hiếm với tần số dùng là 161 trên 171894734; Ngọc Thiên ghi cách đọc 淂勒切 đô lặc thiết (đắc) - 水也 thuỷ dã, so với 都則切 đô tắc thiết (QV), 的則切,音德 đích tắc thiết, âm đức (TV, LT), 多則切,音德 đa tắc thiết, âm đức (TVi, CTT), 丁力切,音滴 đinh lực thiết, âm tích/trích (QV). Đắc HV còn trở thành được trong tiếng Việt, tương ứng với quá trình (đák) nác trở thành nước. Trần Cương Trung (thế kỷ XIII) còn ghi âm nước là lược (Sứ Giao Châu tập). Nghĩa nguyên thuỷ nước (chất lỏng) của đắc/đức trong các tài liệu TQ sau này đã tiếp biến để trở thành ‘thuỷ mạo’ (óng ánh hay long lanh như mặt nước/QV/LT/TVi) hay ‘thuỷ danh’ (tên sông/TV) để người Hán có thể hiểu được! CTT còn ghi là không nên dùng tục tự này cho chữ đắc   (dị thể). Dạng nác (nước) còn được duy trì trong các tiếng địa phương VN như Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá (cd. khôn ăn nác, dại ăn xác) ... So với dạng dak3 (Mường Bi, Nguồn), dak2 (Chứt), tik/tưk (Khme), dak (Môn, Rơngao, Sakai, Biat), đek/đak (Mnông), đaq (Tà Ôi, Chơro, Kơho) ...v.v... Một số địa danh, sông ngòi cũng dùng *đak (nước) cho thấy rõ ràng âm này đến từ phương Nam (so sánh với giang - *krong/krung - sông). Đây là một đề tài rất thú vị nhưng không nằm trong phạm vi bài viết này.
Ngọc Thiên  Long Kham Thủ GiámQuảng Vận


5) Một dạng âm cổ phục nguyên của Ngọ là *zŋagx theo GS William G. Boltz (bài viết "The Old Chinese Terrestrial Rames in Saek" đăng trong cuốn "Studies in the Historical Phonology of Asian Languages" NXB John Benjamins, 1991). Dạng này có thể giải thích các dạng sa-nga (tiếng Lü) Một dạng âm cổ phục nguyên của Ngọ là *zŋagx theo GS William G. Boltz (bài viết "The Old Chinese Terrestrial Rames in Saek" đăng trong cuốn "Studies in the Historical Phonology of Asian Languages" NXB John Benjamins, 1991). Dạng này có thể giải thích các dạng sa-nga (tiếng Lu), shi-nga (tiếng Ahom)... Một dạng âm cổ phục nguyên của ngựa là *m-ŋɨa? (theo Michel Ferlus, 2004 - bài viết đã dẫn phần đầu); dạng phục nguyên này rất khó giải thích các âm sa3, sa4 của tiếng Dioi và Pu yi được Jerry Norman ghi nhận (bài viết "A note on the origin of the Chinese Đuoenary cycle" đăng trong cuốn "Linguistics of the Sino-Tibetan area - state of the art" Pacific Linguistics, Series C No. 87 - 1985).