Nếu văn hoá phương Tây có 12 cung hoàng đạo thì 12 con giáp là một trong những hệ đếm phổ biến ở nhiều nền văn hoá Á Đông. Người Việt Nam thường hay sử dụng 12 con giáp tính tuổi, tính ngày tháng để làm những việc lớn như làm nhà, cưới hỏi, tìm bạn làm ăn… Tuy nhiên, nhiều người chưa biết tại sao lại có 12 con vật như thế?
Việc sử dụng 12 con giáp làm biểu tượng cho thời gian và tính cách con người, chủ yếu gắn liền với các dân tộc nằm trong ảnh hưởng của triết học Trung Hoa. Trong triết học biện chứng, người Trung Quốc xây dựng các biến đổi của Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái thành Dịch lý, và dùng Thập Can-Thập Nhị Chi để các con vật-12 con giáp-mang những tính chất khác nhau, đưa vào lịch Can Chi, Tiết Khí hàng năm. Còn nguồn gốc của nó thì sách sử không có kinh chứng chính xác, nhiều suy đoán cho rằng có thể ở vào thời Đông Hán.
Tương truyền thời xa xưa người ta lấy mặt trời làm chuẩn cho một ngày lao động: “Mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ”. Nhưng gặp ngày trời mưa, mây che khuất ánh mặt trời, con người không biết dựa vào đâu để làm việc. Khi đó có một người tên là Đại Nhiêu đã sáng tạo ra Thập can gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và Thập nhị chi gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi để tính thời gian. Một ngày chia làm 12 giờ (vì một giờ âm lịch gồm 2 tiếng theo dương lịch), và dùng một địa chi biểu thị cho một giờ, lại dùng đến thiên can phối hợp với nó để tính năm như: năm Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần…
Thời đó, Đại Nhiêu liền dùng chữ để diễn tả ý tưởng Can Chi kết hợp thành vòng Lục Thập Hoa Giáp, đồng thời soạn ra bộ lịch xem ngày, giờ, tháng, năm đơn giản. Nhưng thứ lịch dùng văn tự vừa xuất hiện, trong các bộ tộc rất nhiều người không hiểu ý và không nhớ hết. Hoàng Đế biết việc này liền dùng 12 con vật để làm biểu tượng và chia tên từng năm, để cho dân chúng dễ hiểu, dễ nhớ.
Năm Giáp Tý dùng con chuột để biểu thị, năm Ất Sửu dùng con trâu… Ngày này qua tháng khác mọi người thấy dùng năm Giáp Tý, Ất Sửu khó nhớ, nên gọi luôn là năm chuột, năm trâu… Vì thế những người sinh năm con chuột được cho là cầm tinh con chuột, những người sinh năm trâu là cầm tinh con trâu. Như vậy mỗi người đều cầm tinh một con vật. Việc cầm tinh tên 12 con vật là sự hình thành kết hợp lẫn nhau của cách tính năm của người xưa.
Ảnh minh họa: Internet |
Về sau, kết hợp với phương pháp tính năm theo Can Chi, người ta định hình được vòng Lục Thập Hoa Giáp, giúp người sinh năm nào sẽ có một con vật tương ứng gọi là “cầm tinh”, nhưng tính cách lại dựa vào phần “ngũ hành nạp âm” của chúng, như chuột Giáp Tý (nạp âm là Hải Trung Kim) khác với chuột Bính Tý (Giang Hà Thủy), những con chuột khác cũng vậy: Canh Tý (Bích Thượng Thổ), và Nhâm Tý (Tang Đố Mộc).
12 con giáp lưu hành từ bao giờ?
Một số sách xem tướng viết, quan hệ đối ứng giữa 12 chi và động vật bắt nguồn từ người thượng cổ sùng bái động vật. Trong sách Sơn Hải kinh từng đưa ra khá nhiều thần động vật, chúng đều do hai loại động vật hợp thể hoặc do động vật hợp thể với người mà thành. Loại động vật đặc biệt này trong tự nhiên giới không hề tồn tại. Nhưng xét từ chủng loại hợp thể động vật, chúng không ngoài những con thú như rồng, ngựa, trâu, dê, hổ, báo, rắn, heo, chó... Trong đó, chỉ có con rồng có tính thần, tất cả con khác đều là con vật thông thường, có quan hệ gắn bó với đời sống con người.
Heo, ngựa, trâu, dê, chó là đối tượng săn bắn, sau này là thú vật được thuần dưỡng vừa là thực phẩm vừa là tư liệu sản xuất quan trọng ở thời cổ đại. Hổ, báo, rắn là động vật đáng sợ, uy hiếp tới sự an toàn của con người. Chủng loại động vật mà con người tiếp xúc rất nhiều nhưng con người chỉ chọn ra một số để sùng bái, ắt vì những động vật ấy có quan hệ mật thiết với con người, những động vật ấy sau này phần lớn được liệt vào 12 địa chi thuộc tướng. Đó là nguồn gốc quan hệ giữa 12 thuộc tướng và tín ngưỡng sùng bái động vật.
Dùng 12 chi động vật liên hệ tới năm sinh của con người, muộn nhất đã có từ thời Nam-Bắc triều (420-589), lúc ấy mỗi chi thuật chuyện người nào đều nói tới thuộc tướng của người ấy, như ''Đông Hôn hầu thuộc heo'', ''Thôi Tuệ Cảnh thuộc ngựa'' … (sách Nam Tề thư). Còn như nguồn gốc của nó thì sách sử không có kinh chứng, suy đoán rất có thể ở vào thời Đông Hán. Nhân vì can chi bắt đầu từ Đông Hán, đem 12 loại động vật đại biểu cho năm tháng và làm thuộc tướng năm sinh của con người là điều hết sức tự nhiên.
Đến đời Đường (618-907), 12 con giáp lại càng lưu hành, xuất hiện những hoa văn 12 con giáp trên gương đồng. Khi đó có cả trong mộ táng đào được những tượng con giáp đáng để chỉ ra rằng, 12 con giáp trong một giai đoạn thời gian dài bị bôi lên một lớp màu mê tín. Lỡ gặp việc may rủi, họa phúc, người ta thường liên hệ tới chúng, thậm chí trong việc hôn nhân, người ta cũng rất chú ý không để con giáp năm sinh của chú rể xung khắc với con giáp năm sinh của cô dâu.
Với người Việt, con đầu tiên của cung hoàng đạo là chuột (Tí), sau đó là trâu (Sửu) và tiếp đến theo thứ tự là hổ (Dần), mèo (Mão), rồng (Thìn), rắn (Tỵ), ngựa (Ngọ), dê (Mùi), khỉ (Thân), gà (Dậu), chó (Tuất) và cuối cùng là lợn (Hợi). Cứ mỗi chu kỳ 12 năm thì lại mang tên con vật cũ.
Ngoài ra, người Việt còn tính theo chu kỳ 60 năm. Chu kỳ này được lập theo sự kết hợp của mười hai con vật là các biểu tượng cụ thể theo cung hoàng đạo của người Việt và 10 dấu hiệu của bầu trời. Lịch của người châu Á được lập theo chu kỳ 60 năm tương đương với chu kỳ một thế kỷ 100 năm của người châu Âu. Mỗi năm ảnh hưởng đối với con người tùy theo những biểu tượng của họ là hội tụ hay phân k
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét