Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Luật Hồi giáo Sharia và vai trò của nó đến đời sống cư dân vùng Trung Đông

Luật Hồi giáo Sharia và vai trò của nó đến đời sống cư dân vùng Trung Đông
         Sharia là bộ luật rất quan trọng của người  Hồi giáo. Người Hồi tin rằng luật bắt nguồn từ hai nguồn cơ bản là Kinh Koran và sách Sunnah.
       Luật được chia thành 11 điều sau đây: tẩy uế; cầu nguyện; cầu nguyện cho người chết; thuế người nghèo; ăn chay; hành hương; thương mại; hôn nhân; ly hôn và công lý.

    Về thừa kế, luật quy định chi tiết việc phân chia tài sản thừa kế, phân bố tỉ lệ thừa kế, thứ bậc ưu tiên trong thừa kế. Cụ thể, 1/3 số tài sản của người chết, còn lại được chia theo nguyên tắc thừa kế. Phần lớn tài sản được chia theo tỉ lệ nhỏ cho những người con trai trong gia đình, và theo nguyên tắc, phụ nữ hưởng một nửa tài sản so với nam giới. Tài sản thừa kế cũng bị phân chia sang gia đình khác bới người phụ nữ được thừa kế đã đi lấy chồng mang theo tài sản thừa kế của cha mẹ.
   Về cưới xin, luật quy định như sau:
   - Người đàn ông chỉ cưới những người phụ nữ còn trinh tiết.
   - Phụ nữ Hồi giáo chỉ được phép lấy đàn ông Hồi giáo.
   - Người con gái đi lấy chồng phải có người giám hộ, thường là người cha.
   - Người phụ nữ Hồi giáo có thể yêu cầu người giám hộ cho phép lấy người đàn ông Hồi giáo mà cô ta cảm thấy phù hợp. Nếu người giám hộ từ chối, sẽ có một người khác đóng vai trò phân xử trong đám cưới.