Con ngựa thành Troia là một điển tích văn học nổi tiếng có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp, được kể lại trong trường ca bất hủ "Iliad" và "Odissey" của Homer...
Câu chuyện kể lại cuộc chiến tranh của quân đội Hy Lạp đánh chiếm thành Troia (một vùng đất thuộc Thổ Nhĩ Kì ngày nay) vào năm 1184 trước Công nguyên. Con ngựa thành Troia, là con ngựa được làm bằng gỗ mà quân Hy Lạp đã sử dụng để chiến thắng trong cuộc đánh chiếm thành Troia. Sau hơn mười năm chiến đấu ở thành Troia, quân Hy Lạp đã không thể chiếm thành Troia bằng sức mạnh quân sự, nên đã buộc phải làm theo kế của Odissey: Dỡ ván tàu ra lấy gỗ để làm thành một con ngựa, sau đó giả vờ rút quân chỉ để một người ở lại. Người này có nhiệm vụ đánh lừa quân Troia, khiến họ tưởng ngựa gỗ là món quà của quân Hy Lạp đền bù cho bức tượng thần Athena đã bị quân Hy Lạp phá hỏng trước đó. Thực chất, bên trong con ngựa gỗ chứa đầy binh sĩ, khi quân thành Troia no say sau bữa tiệc mừng chiến thắng, quân Hy Lạp bên trong con ngựa gỗ đã xông ra đánh và mở cổng thành cho đại quân bên ngoài vào đánh chiếm. Nhờ có ngựa gỗ và kế sách này mà quân Hy Lạp đã chiến thắng, chiếm được thành Troia. Con ngựa Xích Thố Cuối đời nhà Hán, Trung Quốc bị phân chia thành nhiều vương quốc nhỏ, do các chư hầu cát cứ, trải qua 70 năm chiến tranh, thanh toán lẫn nhau giành quyền lực. Nổi bật lên có 3 nước Ngụy, Ngô, Thục hình thành thế Chân vạc, người đời quen gọi là "Tam Quốc" tranh giành quyền bá chủ. Cuộc chiến tranh giành quyền lực ấy được nhà văn La Quán Trung (1330?- 1400?), quê ở Sơn Tây Trung Quốc, thuật lại trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Tam Quốc chí diễn nghĩa" . Chuyện kể về ngựa Xích Thố xảy ra ở hồi thứ 3, quyển I trong bộ tiểu thuyết chương hồi "Tam quốc chí diễn nghĩa". Nội dung như sau: Cuối triều nhà Hán, triều đình suy sụp lắm "Đế chẳng ra Đế, Vương chẳng ra Vương". Quần thần lộng hành lấn át cả Vua, trong số đó có quan thứ sử Tây Lương Đổng Trác quyền hành hơn cả Vua. Dân chúng quần thần rất căm ghét, muốn trừ khử Đổng Trác nhưng uy thế của Trác lớn quá, không ai làm gì nổi. Lúc đó có một viên quan là thứ sử Kinh Châu tên gọi Đinh Nguyên, cũng rất căm ghét Đổng Trác. Trác biết vậy mà không làm gì được vì Đinh Nguyên có người con nuôi tên gọi Lã Bố, là người tài giỏi phi thường nên Đổng Trác thèm có Lã Bố lắm! Có một người ở dưới trướng Đổng Trác tên Lý Túc biết vậy hiến kế rằng: "Chúa công lo chi chuyện đó, tôi quyết đem 3 tấc lưỡi đem Lã Bố về cho Chúa công. Chỉ có điều xin Chúa công hãy làm thế này, thế này…". Ít ngày sau, trong trang trại quân của Lã Bố, quân canh báo "Tướng quân có người bạn cũ tên Lý Túc tới thăm". Lã Bố sai mời vào cùng hàn huyên. Lã Bố chắp tay thưa rằng "Lâu ngày mới gặp, anh ở đâu?". Túc nói: "Tôi làm chức Hổ bổ trung lang tướng nghe hiền đệ trổ tài giúp nước, tôi mừng rỡ vô cùng. Nhân có một con ngựa tốt, ngày đi ngàn dặm, lội sông, trèo núi như đi trên đường thẳng gọi là ngựa Xích Thố thành tâm dâng hiền đệ để thêm oai hùm!". Lã Bố sai dắt lại xem, quả nhiên toàn thân con ngựa một mầu đỏ như lửa, tuyệt không có một sợi lông nào tạp, từ đầu tới đuôi dài một trượng, từ mông lên trán cao tám thước. Lúc miệng gầm, chân cất có cái vẻ tung mây vượt biển. Đời sau có thơ khen ngựa Xích Thố rằng: Ngàn dặm mù bay tít nẻo xaTrèo non vượt nước khéo xông phaCương tơ chặt đứt rung chuông ngọcRồng đỏ trên trời hẳn muốn saRồi Lý Túc lại đem vàng bạc, hạt châu, đai ngọc dâng lên Lã Bố. Từ đó Lã Bố đem quân theo Đổng Trác. Trác uy thế lẫy lừng, ngày càng thêm bạo ngược. Và từ đây, Lã Bố cùng ngựa Xích Thố lại có thêm tình sử Lã Bố - Điêu Thuyền và khúc tráng ca Tam anh chiến Lã Bố (Lã Bố cùng ngựa Xích Thố chiến đấu với ba danh tướng của nhà Thục: Quan Công, Trương Phi, Triệu Tư Long) mà người đời truyền tụng | ||
Lê Gia Hiếu (Xuân 2014) |
Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014
Hai con ngựa lừng danh trong điển tích
Chuyện Ngựa năm Giáp Ngọ
Giáp Ngọ (甲 午) là kết hợp thứ 31 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Ngọ (ngựa). Trong chu kỳ của lịch Trung Hoa, nó xuất hiện trước Ất Mùi và sau Quý Tỵ.
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Giáp Ngọ (lưu ý ngày đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967): 1714, 1774, 1934, 1894, 1954 (3-2-1954, 24-1-1955) 2014 (31-1-2014, 19-2-2015) 2074 (27-1-2074, 15-2-2075), 2134, 2194,…
Có 10 Can, gọi là Thập Thiên Can, gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Và có 12 Chi, gọi là Thập Nhị Địa Chi, gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Đủ một chu kỳ theo Can và Chi là 60 năm. Ví dụ: Năm 2014 là năm Giáp Ngọ, năm 2074 cũng sẽ là năm Giáp Ngọ.
Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi được đặt ra là để tính thời gian và làm lịch. Cách tính khoảng thời gian thì có: Hội, Chuyển, Nguơn, Kỷ, Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Người xưa căn cứ chu kỳ Mặt Trăng, nên gọi là Âm lịch (khác với Dương lịch, tính theo chu kỳ Mặt Trời) để làm lịch, đồng thời xác định các mùa và tiết trong năm. Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi được đặt ra từ thời Hiên Viên Huỳnh Đế. Vua Huỳnh Đế sai ông Đại Nhiễu tạo ra Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi để tính thời gian mà làm lịch cho dân dùng.
Trước thời vua Huỳnh Đế là vua Phục Hy tìm ra được Hà đồ, do quan sát các chấm đen trắng trên lưng con Long Mã xuất hiện ở sông Hoàng Hà mà lập thành. Nhờ đó, vua Phục Hy chế ra Tiên Thiên Bát Quái. Trên Hà đồ có tất cả 10 con số chia ra ứng theo Ngũ Hành. Do đó, người xưa dùng con số 10 để chế ra Thập Thiên Can.
Khoa Thiên văn thời xưa đã có thể nhận thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất giáp một chu kỳ gọi là 1 năm, Mặt Trăng quay chung quanh Trái Đất giáp một chu kỳ là một tháng. Một năm có 12 tháng, tức là một năm có 12 chu kỳ Mặt Trăng. Do đó, người xưa dùng số 12 chế ra Thập Nhị Địa Chi để gọi tên của 12 tháng.
Khi đã có Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi rồi thì người xưa cho phối hợp lại để tính năm, tháng, ngày, giờ. Sự phối hợp khởi đầu là: Giáp Tý (tức là lấy 2 chữ đầu của Can và Chi ghép lại). Cứ ghép tiếp sẽ có: Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão,…
Thiên văn thời cổ thường gắn liền với thần thánh. Tuy nhiên, người Trung Hoa đã khái quát cao hơn, khi gắn thiên văn với những tư tưởng mang tính triết học, mà Ngũ Hành là một minh chứng.
Tư tưởng cấu tạo vật chất của thế giới từ 5 yếu tố không phải là chỉ của riêng người Trung Hoa. Thần thoại Hy Lạp kể rằng thế giới được sinh ra từ Vực thẳm Khaox (Chaos – Hỗn mang, hồng hoang) thể hiện thành 5 nguyên lý: Đất Gaia, Tối Tăm Vĩnh Cửu Erèbe, Đêm Tối Nix, Địa Ngục Tartar, và Tình Yêu Erox. Triêt gia Aristoles cho rằng 5 nguyên tố cơ bản của thế giới là Nước, Lửa, Đất, Không khí, Ánh sáng,… Nhưng có lẽ không bộ 5 yếu tố nào lại có tính triết lý cao như Ngũ Hành của Trung Hoa: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Bộ 5 này được hình thành có lẽ từ 5 ngón tay của con người, cũng tựa như cơ số 10 trong hệ đếm.
Thuyết này xuất hiện từ đời nhà Tần (200 trước công nguyên), được củng cố phát triển trong thời Tây Hán. Lúc đầu 5 yếu tố là cấu tạo cụ thể, với các tính chất cụ thể:
KIM : kim loại, cứng rắn, lạnh, cương mãnh, bền chắc.
MỘC : gỗ, cây, sống, tăng trưởng, dẻo dai, chịu đựng.
THỦY : nước, mềm mại, nhu thuận, sâu hiểm.
HỎA : lửa, nóng, sáng, linh hoạt, sáng tạo.
THỔ : đất, đầy đặn, chịu đựng, nguồn của sinh sôi.
Nhưng rồi chúng được triết lý hóa, trở thành Ngũ Hành – 5 nguyên lý cơ bản của vật chất, gắn kết với mọi trạng thái triết lý từ vật chất đến tinh thần.
Hành Kim : màu Trắng phương Tây mùa thu Mũi, Phổi (Phế).
Hành Mộc : màu Xanh phương Đông mùa xuân Mắt, Gan (Can).
Hành Thủy : màu Đen phương Bắc mùa đông Tai, Thận.
Hành Hỏa : màu Đỏ phương Nam mùa hạ Lưỡi, Tim (Tâm).
Hành Thổ : màu Vàng phương Trung ương (không) Miệng, Tỳ.
Việc gắn phương hướng với các mùa và với Ngũ hành liên quan nhiều đến Thiên Văn. Người Trung hoa nhận thấy vào mùa Xuân thì đuôi của chòm sao Bắc Đẩu chỉ về phía Đông, mùa Thu chỉ về phía Tây, nên tương ứng mùa và phương. Như vậy chòm Bắc Đẩu thất tinh không phải chỉ là xác định phía Bắc, mà còn là sao chỉ phương và mùa trong văn hóa Trung Hoa.
Hai quy luật tương tác biến dịch quan trọng là tương sinh và tương khắc trở thành nền tư duy cho nhiều học thuyết (tuy nhiên sẽ không xét kỹ ở đây, mà chỉ đi vào khía cạnh Thiên văn).
Tương Sinh: Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ – Thổ sinh Kim – Kim sinh Thủy – Thủy sinh Mộc.
Tương Khắc: Mộc khắc Thổ – Thổ khắc Thủy – Thủy khắc Hỏa – Hỏa khắc Kim – Kim khắc Mộc.
Về sau tư tưởng Ngũ hành được gán cho rất nhiều ý nghĩa, đi rất xa với tư tưởng gốc ban đầu. Cứ bộ 5 nào cũng thành Ngũ hành hết, chẳng hạn lý thuyết: Cái sinh Ta, cái Khắc Ta, cái Ta sinh, cái Ta khắc,…
Dựa trên tư tưởng Ngũ hành, năm sắc độ sáng của các ngôi sao được phân chia (từ nguội đến nóng) là Đen – Đỏ – Vàng – Trắng – Xanh. Trên thực tế, các ngôi sao có màu sắc gần đúng như cách phân chia này:
Nhiệt độ bề mặt dưới 2.000 độ C, sao màu đỏ tối, chỉ phát bức xạ, gần như không nhìn thấy.
Nhiệt độ bề mặt 2.000-5.000 độ C, sao màu đỏ.
Nhiệt độ bề mặt 6.000-9.000 độ C, sao màu vàng.
Nhiệt độ bề mặt 10.000-15.000 độ C, sao màu trắng.
Nhiệt độ cao hơn nữa, hơn 20.000 độ C, màu xanh.
Mặt trời của chúng ta là ngôi sao trung bình màu vàng, nhiệt độ bề mặt khoảng 6500 độ, ứng với màu của hành Thổ. Trong Thiên Quan thư, Tư Mã Thiên viết:“Muốn xem sắc trắng của tinh tú, hãy nhìn sao Thiên Lang; muốn xem sắc đỏ, hãy nhìn sao Tâm, muốn xem sắc vàng, hãy nhìn sao Sâm Tả, xem sắc xanh hãy nhìn sao Sâm Hữu, sắc đen thì nhìn sao Khuê”.
Cách phân chia đó khá đúng về màu sắc: Sao Thiên Lang (sao Sirius – chòm Canis Major), là ngôi sao đôi sáng chói nhất bầu trời Sao Tâm hay sao Thương (sao Antares – chòm Scorpius) có quang phổ M0, màu đỏ rất rõ Sao bên phải sao sao Sâm (sao Rigel – chòm Orion), ngôi sao sáng thứ 7 bầu trời, quang phổ B2 màu xanh. Sao Khuê (sao D – chòm Andromeda) quang phổ M0 đỏ tối, trong con mắt Tư Mã Thiên là đen.
Sao Antares chòm Scorpius (sao Tâm Tú trong chòm Tâm, khu vực Thần Nông), ngôi sao có ánh sáng đỏ rực không kém gì Sao Hỏa. Sao Sirius trong Canis Major (sao Thiên Lang), ngôi sao có ánh trắng xanh, sáng nhất bầu trời. Tư Mã Thiên lấy ánh sáng này đại diện cho sắc trắng. Chòm Orion (tương ứng với Chủy và Sâm). Sao Betelgeuse phía trên bên trái, sau 2000 năm đã chuyển từ sắc vàng sang đỏ. Sao Rigel phía dưới bên phải tượng trưng cho sắc xanh.
Chỉ có Sao bên trái sao Sâm (sao Betelgeuse – chòm Orion), ngôi sao sáng thứ 10 trên bầu trời, và là một trong thiên thể lớn nhất bầu trời quan sát thấy, mà dưới thời Tư Mã Thiên là màu vàng, thì ngày nay là ngôi sao rất lớn màu đỏ. Nghĩa là sau 2000 năm, ngôi sao đó đã nguội đi. Đó là hiện tượng nguội sao duy nhất mà loài người quan sát được trong lịch sử.
Và người Trung Hoa dùng Ngũ hành để đặt tên cho các hành tinh mà họ quan sát được, theo thứ tự từ mặt trời ra ngoài là Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh. Chính các hành tinh này và chu kì chuyển động của chúng là cơ sở tạo nên hệ đếm Can Chi.
Can Chi chủ yếu dùng trong Lịch pháp, nhưng cũng có cơ sở từ quan sát Thiên Văn. Có lẽ do nằm ở vĩ độ cao, ngày Hạ chí mặt trời không thẳng đứng trên đỉnh đầu, cùng với việc canh tác nông nghiệp ít liên quan đến mặt trời hơn, nên Lịch pháp Trung hoa dựa vào Mặt trăng là chính. Việc dùng Can Chi tính ngày tháng đã xuất hiện vào cuối đời Thương (thế kỷ 12 trước công nguyên), việc gán tên con vật vào thì phải đến đầu công nguyên mới thực hiện.
Khi quan sát quĩ đạo các hành tinh, họ lấy Bắc thiên cực làm gốc, rồi dựa theo 8 cung Bát quái để xác định tọa độ. Sau rất nhiều năm quan sát và ghi chép lại, họ đưa ra các nhận xét của mình. Một số nhận xét về chu kỳ (trở về vị trí cũ trên bầu trời) của các Hành tinh như sau: Sao Thủy khoảng ¼ năm, sao Kim khoảng 0,6 năm, sao Hỏa khoảng 2 năm, sao Mộc khoảng 12 năm, sao Thổ khoảng 30 năm.
Các nhà làm lịch đã dùng 3 hành tinh là Hỏa, Mộc, Thổ làm chuẩn, bội số chung nhỏ nhất là 60, hay phải sau khoảng 60 năm, các hành tinh trên mới có được vị trí (tương đối với nhau) gần giống như cũ. Sao Hỏa sau 1 năm lại chuyển sang vị trí đối diện, rồi 1 năm sau lại về vị trí cũ, trở thành sao làm chuẩn cho chu kỳ 1 năm Âm, 1 năm Dương. Sao Mộc có chu kỳ 12 năm được lấy làm chuẩn để tính năm, nên gọi là Tuế Tinh. Sao Thổ lâu nhất, gọi là Thiên Can.
Sau khi kết hợp cả thuyết Ngũ hành và Âm Dương, thì con số 5 được chia 2, thành 10 Can, ứng với Ngũ hành, mỗi hành 1 Âm 1 Dương, còn 12 năm của Tuế Tinh thành Chi. Can Chi ra đời còn muộn hơn Ngũ hành, và càng muộn hơn thuyết Âm Dương, mãi khoảng đầu công nguyên mới có.
Can (cán – thân cây) gồm: Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý.
Chi (cành cây) gồm: Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi.
Trong đó: Giáp + Ất là là hành Mộc, Bính + Đinh là Hỏa, Mậu + Kỷ là Thổ, Canh + Tân là Kim, Nhâm + Quý là Thủy, cứ 1 âm 1 dương đổi nhau.
Các từ chỉ Can và Chi đều là quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cối:
1. Giáp : nẩy mầm.
2. Ất : nhú lên mặt đất.
3. Bính : đón ánh mặt trời.
4. Đinh : trưởng thành khỏe mạnh.
5. Mậu : rậm rạp.
6. Kỉ : dấu hiệu hoa trái.
7. Canh : thay đổi.
8. Tân : hoa quả mới.
9. Nhâm : thai nghén cho mùa sau.
10. Quý : mầm đang chuyển hóa.
12 Chi (Con Giáp), theo vòng từ Tý đến Hợi:
1. Tý : mầm hút nước.
2. Sửu : nẩy mầm trong đất.
3. Dần : đội đất lên.
4. Mão : rậm tốt.
5. Thìn : tăng trưởng.
6. Tỵ : phát triển.
7. Ngọ : sung mãn hoàn toàn.
8. Mùi : có quả chín.
9. Thân : thân thể bắt đầu suy.
10. Dậu : co lại.
11.Tuất : khô úa héo tàn.
12. Hợi : chết đi.
Như vậy nguyên thủy các chi không phải là các con vật như mọi người vẫn nghĩ. Đến khoảng đầu Công nguyên, người Trung Hoa gán các chi với các con vật. Nguồn gốc của việc gán con vật không hoàn toàn rõ ràng. Có thuyết cho rằng nó gắn với truyền thuyết Phật giáo, thứ tự của 12 con vật là những loài đã đến từ biệt khi Phật Thích ca nhập Niết Bàn, và mới gọi là các con giáp, lần lượt là:
Tý – Thử – Chuột, Sửu – Ngưu – Trâu, Dần – Hổ – Cọp, Mão – Thố – Thỏ (Việt Nam gọi là Mèo), Thìn – Long – Rồng, Tỵ – Xà – Rắn, Ngọ – Mã – Ngựa, Mùi – Dương – Dê, Thân – Hầu – Khỉ, Dậu – Kê – Gà, Tuất – Khuyển – Chó, Hợi – Trư – Lợn.
Chi Ngọ đứng ở vị trí giữa, trong lịch pháp ứng với thời điểm giữa trưa. Ngọ môn mang hàm nghĩa là Sung mãn, trọn vẹn. Tại sao lại là 12 con vật này với 12 cung giờ trong ngày, có thuyết gắn với thời điểm loài vật hoạt động mạnh nhất. Có nhận xét cũng thú vị dựa vào số móng của các con vật, cứ một chắn đi kèm với một lẻ.
Khi đó Can gọi là Hoa, Chi gọi là Giáp, nên Can Chi còn gọi là Hoa Giáp. Từ điểm bắt đầu là Giáp Tý cho đến hết vòng là Quý Hợi, chỉ có số chẵn đi với chẵn, lẻ đi với lẻ, nên không thể có Giáp Sửu hay Quý Tuất.
Trong thiên văn, khu vực của 12 cung còn ứng với 12 nước thời Xuân thu chiến quốc: Tề à Tý, Ngô à Sửu, Việt à Dần, Yên à Mão, Tống à Thìn, Trịnh à Tỵ, Sở à Ngọ, Chu à Mùi, Tần à Thân, Vệ à Dậu, Triệu à Tuất, Tấn à Hợi.
12 Chi có ý nghĩa rất quan trọng trong tính Lịch pháp (thực chất là Âm-dương lịch) và thời tiết. Trong 1 năm chia ra 12 tháng, có 24 ngày tiết khí, cứ 1 tháng 2 ngày.
Cùng với Ngũ hành, Can chi hay Hoa Giáp đã tạo thành một tư tưởng khép kín về chu kỳ vận động của Vũ trụ, với chu kỳ 60. Các thước đo thời gian đều được gắn với Can chi. Một ngày chia làm 12 giờ, một năm 12 tháng; 12 năm là một chu kỳ ngắn, 60 năm là một vòng “Lục thập Hoa giáp”, 3.600 năm là một chu kỳ lớn của Vũ trụ. Khi viết năm, họ chỉ dùng can chi, nên phải thêm triều đại cai trị tương ứng mới đủ. Không chỉ thế, phương vị trên bầu trời cũng được chia ra 12 cung, khi xác định vị trí ngôi sao thì nói nó nằm trong cung nào.
Chi Ngọ đứng ở vị trí giữa, trong lịch pháp ứng với thời điểm giữa trưa. Ngọ môn hàm nghĩa là Sung mãn, trọn vẹn. Tại sao lại là 12 con vật này với 12 cung giờ trong ngày, có thuyết gắn với thời điểm loài vật hoạt động mạnh nhất. Có nhận xét cũng thú vị dựa vào số móng của các con vật, cứ một chắn đi kèm với một lẻ.
…VÀ CHUYỆN NGỰA
Có nhiều loại ngựa, dù theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng: Ngựa trắng (Bạch mã), Ngựa đen (Ngựa ô), Ngựa vằn, Ngựa hoang, Ngựa sắt, Ngựa giấy, Ngựa chứng, Ngựa bất kham,…
1. NGỰA SẮT. Thánh Gióng, tức là Phù Đổng Thiên Vương (扶 董 天 王) hoặc Xung Thiên Thần Vương (冲 天 神 王), là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, gọi là Tứ Bất Tử. Thánh Gióng có công dẹp giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước.
Truyền thuyết kể: Ông sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời Hùng Vương thứ 6. Ông là “người trời” đầu thai làm đứa trẻ đã lên ba mà không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có giặc tràn xuống thì “người trời” cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng cưỡi NGỰA SẮT đi đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay thẳng về trời. Nơi đó chính là núi Sóc – thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Sử sách ghi: “… Diệt quốc cừu, điện quốc cơ, trùng tiêu quốc xí, đương ư sóc phong liệt tướng, thành sở vị: giang nam nhất nhân, giang bắc nhất nhân”. Dịch nghĩa: “… Diệt giặc nước, xây móng nền, dựng cờ tổ quốc, cùng trang liệt tiếng Sóc Sơn, thành truyền thuyết: phía Nam sông Tướng giỏi, phía Bắc sông Người tài” (tức là phía Nam sông Cầu có tướng giỏi là Thánh Gióng, phía Bắc sông Cầu có người tài là Hùng Linh Công).
Theo truyện kể của học giả Nguyễn Đổng Chi, vào thời Hùng Vương có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một thân một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà kinh ngạc kêu lên: “Ôi, bàn chân ai mà to thế này!”.
Bỗng bà cảm thấy rùng mình khi đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ. Từ đó bà có mang. Đủ ngày tháng, bà sinh được một đứa con trai bụ bẫm đặt tên là Gióng. Nhưng thằng bé lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, không biết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói biết cười gì cả.
Ngày ấy có giặc Ân kéo vào cướp nước ta. Giặc Ân rất hung hăng tàn ác, cầm đầu là một viên tướng tên gọi Ân vương, hình dung cổ quái dữ tợn. Chúng nó đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, giết người cướp của đến đấy. Quân đội Hùng Vương nhiều phen xuất trận, nhưng đánh không nổi. Vua Hùng lấy làm lo lắng vội phái sứ giả đi khắp nơi trong nước tìm bậc tướng tài để giúp vua cứu nước.
Một hôm sứ giả đi đến làng chú bé Gióng. Nghe tiếng loa rao nói đến việc nhà vua cầu người tài, bà mẹ Gióng đang ru con, liền bảo đùa con: “Con ơi! Con của mẹ chậm đi chậm nói làm vậy, thì biết bao giờ mới đi đánh giặc giúp vua được đây!”. Không ngờ Gióng nhìn mẹ mở miệng bật lên thành tiếng: “Mẹ cho gọi sứ giả vào đây cho con!”.
Nói xong lại im bặt. Bà mẹ vừa mừng vừa sợ, vội đi kể chuyện với xóm giềng. Mọi người đổ tới, ai nấy cho là một sự lạ. Sau cùng, một người nói: “Ta cứ đi mời sứ giả đến xem thử nó muốn cái gì”.
Khi sứ giả của nhà vua bước vào nhà nhìn thấy chú bé Gióng thì hỏi: “Mày là đứa trẻ lên ba mới học nói, mày định mời ta đến để làm gì?”. Gióng trả lời rất chững chạc: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”.
Ai nấy đứng nghe khôn xiết lạ lùng. Cho là thần nhân xuất hiện, sứ giả lập tức phi ngựa về tâu vua. Nghe nói, Hùng Vương mừng rỡ liền ra lệnh cho thợ rèn góp tất cả sắt lại rèn ngựa, gươm, áo giáp và nón như lời xin của chú bé. Mọi thứ rèn xong nặng không thể tưởng tượng nổi. Hàng chục người mó vào thanh gươm mà không nhúc nhích. Vua Hùng phải cho hàng ngàn quân sĩ tìm mọi cách chở đến cho chú bé Gióng.
Khi được tin quân sĩ khiêng ngựa sắt sắp đến làng, mẹ Gióng sợ hãi chạy về bảo con: “Con ơi! Việc nhà vua đâu phải là chuyện chơi. Hiện quân sĩ đang kéo đến ầm ầm ngoài bãi, biết làm thế nào bây giờ?”. Nghe nói thế, Gióng vụt ngồi dậy, nói to: “Việc đánh giặc thì mẹ đừng lo. Nhưng mẹ phải cho con ăn thật nhiều mới được!”.
Mẹ vội thổi cơm cho con ăn, nhưng nấu lên được nồi nào Gióng ngốn hết ngay nồi ấy. Mỗi lần ăn một nồi cơm thì Gióng lại lớn thêm một ít và đòi ăn thêm. Mẹ càng cho con ăn thì con lại càng lớn như thổi, bỗng chốc đã thành một chàng thanh niên khỏe mạnh. Hết gạo, bà mẹ đi kêu gọi xóm làng. Mọi người nô nức đem gạo khoai, trâu rượu, hoa quả, bánh trái đến đầy một sân. Nhưng đưa đến bao nhiêu, Gióng ăn hết bấy nhiêu mà vẫn đòi ăn không nghỉ. Sau đó, Gióng lại bảo: “Mẹ kiếm vải cho con mặc”.
Người ta lại đua nhau mang vải lụa tới may áo quần cho Gióng mặc. Nhưng thân thể Gióng lớn vượt một cách kỳ lạ, áo quần vừa may xong đã thấy chật, thấy ngắn, lại phải mang vải lụa tới để chắp nối thêm. Không mấy chốc đầu Gióng đã chạm nóc nhà. Ai nấy chưa hết kinh ngạc thì vừa lúc quân sĩ đã hì hục khiêng được ngựa, gươm, áo giáp và nón sắt tới. Gióng bước ra khỏi nhà vươn vai một cái, người bỗng cao to sừng sững, chân dài hơn trượng, hét lên một tiếng như tiếng sấm: “Ta là tướng nhà Trời!”.
Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng, từ biệt mẹ và dân làng, rồi nhảy lên lưng NGỰA SẮT. Ngựa sắt chồm lên, phun thẳng ra trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng. Khói bụi mịt mù, tiếng la hét kêu khóc như ri.
Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang đầy rừng. Bỗng chốc gươm gãy. Không bối rối, Gióng thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói nghiến chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời…
Sau đó, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ ở làng quê, phong làm Phù Đổng Thiên Vương, tường gọi là Thánh Gióng.
Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre ngà (đằng ngà).
2. NGỰA TRẮNG. Đó là Bạch Long Mã của Đường Tam Tạng (Trần Huyền Trang). Bạch Long Mã vốn là “rồng trắng hóa thành ngựa”. Đường Tam Tạng là vị sư chân tu phụng mệnh Quan Âm Bồ Tát và Đường Thái Tông đi từ Ấn Độ đến Thiên Trúc thỉnh bộ Đại Thừa Phật Pháp Tam Tạng chân kinh về Đại Đường để phổ độ chúng sinh.
Truyện này của tác giả Ngô Thừa Ân, đã được dựng thành bộ phim nhiều tập “Tây Du Ký”. Cùng đi với Tam Tạng có Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tịnh và Bạch Long Mã (một hoàng tử của Long Vương).
3. NGỰA XÍCH THỐ. Đó là một con ngựa nổi tiếng trong Tam Quốc Chí.Ngựa Xích Thố ban đầu của Đổng Trác, sau đó Đổng Trác tặng lại cho Lã Bố.
Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.
Lúc Lã Bố chết, nó được Tào Tháo cho người chăm sóc, sau trao lại cho Quan Công (Quan Vũ). Quan Vũ cưỡi ngựa Xích Thố qua năm cửa ải chém sáu tướng. Khi Quan Công mất thì nó cũng mất theo ông, người đời có một bài thơ để lại như sau:
Ngàn dặm mù bay tịt nẻo xaTrèo non vượt nước khéo xông phaChặt đứt dây cương rung chuông ngọcRồng đỏ trên trời hẳn mới sa
Trong truyện Tam Quốc Chí cũng có 2 câu đối nhắc tới Ngựa Xích Thố: “Xích bỉnh diện xích tâm, kỵ Xích Thố truy phong, trì khu thời vô vong Xích Đế Thanh đăng quan thanh sử, trượng thanh long yển nguyệt, ẩn vi sứ bất quý thanh thiên”. Bản dịch của Phan Kế Bính: “Bộ mặt đỏ giữ tấm lòng đỏ, cưỡi ngựa Xích Thố truy phong, lúc ruổi rong không quên nhớ Vua Đỏ, Ngọn đèn xanh xem bộ sử xanh, cầm Thanh long đao yển nguyệt, nơi kín đáo chẳng thẹn với trời xanh”.
Ngựa Xích Thố được xem như một trong những Thần Mã của lịch sử Trung Quốc, những thần mã quý khác như Ngựa Đích Lư (Đích Lô) của Lưu Bị, Ngựa Tuyệt Ảnh của Chu Mục Vương, Ngựa Bạch Long của Triệu Vân,… đều có nguồn gốc khác nhau.
Khi Tào Tháo tặng Ngựa Xích Thố cho Quan Vũ, Quan Vũ nhận ngựa xong liền phục lạy tạ ơn. Tào Tháo đã phải ngạc nhiên nói: “Ta đã bao phen trao tặng nào là mỹ nữ, nào là vàng bạc, nào là gấm vóc, sao chẳng thấy Vân Trường vui, nay cho con ngựa này mà Vân Trường lại tạ ơn hậu như vậy?”.
Nếu Ngựa Xích Thố nổi danh có nghĩa với chủ, thì cũng trong Tam Quốc Chí, Ngựa Đích Lư lại nổi danh uy dũng không thể chê được.
4. NGỰA ĐÍCH LƯ. Khi Lưu Huyền Đức thất thế, đến Kinh Châu nương nhờ anh họ là Lưu Biểu, có dắt theo ngựa Đích Lư. Thấy Lưu Biểu có ý thích ngựa, Huyền Đức đem tặng ngay. Lưu Biểu cảm kích nhận ngựa, nhưng hôm sau lại đem trả cho Huyền Đức, vì nghe một người giỏi xem tướng ngựa bảo: “Con Đích Lư dưới mắt có chỗ trũng, cạnh trán lại có điểm trắng, vậy là con vật hại chủ”.
Hôm sau, Huyền Đức từ biệt Lưu Biểu, vừa ra khỏi thành thì gặp và nghe Y Tịch nói: “Nghe nói Lưu Biểu trả lại ông ngựa này vì cưỡi thì hại chủ. Vậy ông còn cưỡi làm gì?”. Huyền Đức đáp: “Người ta sống chết có mệnh, con ngựa hại thế nào được!”. Một hôm, Sái Mạo (em vợ sau của Lưu Biểu) rắp tâm hãm hại Huyền Đức vì Huyền Đức đã dám can ngăn Lưu Biểu đừng bỏ trưởng lập thứ. Người con thứ của Lưu Biểu lại là cháu gọi Sái Mạo bằng cậu.
Huyền Đức hay tin liền phóng lên Ngựa Đích Lư bỏ trốn. Khi đi đến Suối Đàn Khê, rộng độ vài trượng, nước chảy xiết, Huyền Đức gò ngựa trở lại. Nhưng thấy quân của Sái Mạo đã đến, không còn cách nào hơn, Huyền Đức lại quất ngựa xuống suối. Đi được vài bước, ngựa ngã quỵ hai chân trước, làm ướt hết cả áo bào. Huyền Đức vung roi hô lớn: “Đích Lư! Đích Lư! Nay mi hại ta rồi!”. Nói vừa dứt lời, Huyền Đức bỗng thấy Đích Lư rướn mình nhảy vọt cao ba trượng sang tới bờ bên kia. Trên cả tuyệt vời!
Sái Mạo nhìn thấy cảnh đó, quay lui bảo với tả hữu: “Người ấy có Thần nào giúp vậy? Thật là một con ngựa uy dũng!”. Chuyện đời có nhiều điều bất ngờ mà đâu ai biết được!
VĨ NGÔN
NGỰA cũng có nhiều “phong cách” khiến chúng ta phải học hỏi để rút kinh nghiệm. Mong sao trong suốt cuộc đời, nhất là trong Giáp Ngọ này, mỗi chúng ta đều là Ngựa Quý, Ngựa Hiếm, Ngựa Tốt, Ngựa Trung Thành, Ngựa Uy Dũng,… chứ không là Ngựa Hoang, Ngựa Chứng, Ngựa Giấy,…
TRẦM THIÊN THU
Ngựa trong văn hóa và đời sống
Ngựa là con vật thứ 7 trong 12 con giáp (Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, NGỌ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Ngựa không chỉ được dùng làm “đại diện” cho năm mà còn cho giờ giấc (giờ Tý, giờ Ngọ,…). Ngựa đẹp được gọi là tuấn mã, ngựa chiến đấu gọi là chiến mã, lính cưỡi ngựa gọi là kỵ binh, người cưỡi ngựa gọi là kỵ sĩ, ngựa bướng bỉnh là ngựa chứng hoặc ngựa bất kham. Có ngựa đen (ngựa ô), ngựa trắng (bạch mã), ngựa vằn, hải mã (ngửa biển), bọ ngựa,… Loài ngựa có tiếng hí độc đáo, và tiếng vó ngựa cũng làm cho người ta có cảm giác lạ.
Trong ca dao tục ngữ Việt Nam, ngựa cũng là con vật quen thuộc được sử dụng nhiều để so sánh. Ví dụ:
1. “Ngựa hay có tật” có ý nói những người có tài thường có những tật xấu, đồng nghĩa với “lắm tài, nhiều tật” hoặc “có tài, có tật”.
2. “Ngựa non háu đá” có ý nói những người trẻ tuổi thường có tính cách hung hăng, bồng bột, thiếu chín chắn.
3. “Ngựa quen đường cũ” có ý nói người ta không dễ dàng bỏ được một thói quen xấu, vẫn “chứng nào tật nấy”.
4. “Ngựa xe như nước” có ý nói nhiều người qua lại một nơi nào đó.
5. “Ngưu tầm ngưu, mà tầm mã” có ý nói những người giống nhau hoặc tâm đầu ý hợp thì thường tìm gặp nhau cùng trò chuyện.
6. “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” có ý nói tình đoàn kết giữa những người trong cùng nhóm và cùng quan tâm vấn đề nào đó.
7. “Thẳng như ruột ngựa” có ý nói về việc không úp mở, rõ ràng, thẳng thắn và dứt khoát.
8. “Da ngựa bọc thây” có ý nói về người lính thời xưa hy sinh giữa chiến trường, thi hài họ thường được bọc trong da ngựa thay cho chiếc quan tài.
9. “Đầu trâu mặt ngựa” Câu này dùng để chỉ những kẻ vô lại, kẻ đại bất lương.
10. “Đơn thương, độc mã” (một mình với một cây thương và một con ngựa), có ý nói người một mình chống chọi với khó khăn, không có ai giúp đỡ.
11. Lên xe, xuống ngựa: Câu này nói về một người có cuộc sống xa hoa, phú quý, đồng nghĩa với “ ra hán vào giày” hay “ chân giày, chân dép”.
12. “Nhứt ngôn ký xuất tứ mã nan truy” (một lời nói ra bốn ngựa khó tìm) có ý nói rằng một lời nói vô ý khi được nói ra thì rất không lấy lại được.
13. “Tái ông mất ngựa” có ý nói trong cái rủi có cái may. Câu này có nguồn gốc từ câu chuyện một người bị mất ngựa thì tưởng là xui, nhưng rồi nó trở về dắt thêm một con ngựa nữa, lại hóa hên. Nhưng con trai ông té ngựa và bị gãy chân, lại hóa xui. Tuy nhiên, chiến tranh xảy ra, con ông gãy chân nên không phải đi lính, thế là lại hóa hên.
14. “Cầm cương nảy mực” có ý nói người lãnh đạo phải gương mẫu và khôn ngoan. “Cương” là dây điều khiển ngựa. Cũng nói: “Cầm cân nảy mực”.
15. “Muốn đi xa phải giữ gìn sức ngựa” (tục ngữ Pháp) có ý nói người ta đừng lãng phí, muốn kéo dài một việc gì thì phải biết giữ sức lực và tiền bạc.
Và còn nhiều câu liên quan ngựa trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam đa dạng và phong phú. Hình ảnh con ngựa được người ta dùng để ám chỉ sự nhanh nhẹn, nhưng cũng được dùng để nguyền rủa: Đồ đĩ ngựa, đầu trâu mặt ngựa, mồm chó vó ngựa,… Khi nói đến sự nguy hiểm, tục ngữ Việt Nam nói: “Hàm chó vó ngựa” hoặc “Mó dái ngựa”. Khi nói về sự thăng trầm của cuộc đời, tục ngữ Việt Nam nói: “Lên xe, xuống ngựa”.
Ngựa rất hữu dụng trong đời sống con người. Ví dụ:
a. Chiến đấu: Khoảng 1000 năm trước công nguyên, ngựa được dùng làm chiến mã, đơn vị chủ yếu của quân đội xưa là kỵ binh. Ở phương Đông (khoảng 2000 năm trước công nguyên), ngựa còn được dùng để kéo chiến xa. Các hiệp sĩ châu Âu rất ưa chiến đấu trên lưng ngựa đực, còn các kỵ binh Ả Rập lại thích ngựa cái, vì ngựa cái phi êm hơn và không hay đòi ăn, đồng thời còn không hay hí nên dễ phục kích quân địch.
Ngựa Mông Cổ có nguồn gốc từ những thảo nguyên phương Bắc với vóc dáng nhỏ hơn, chân ngắn hơn, bờm và đuôi rậm hơn, ít đòi được chăm sóc, có sức chịu đựng tốt, có thể sống quanh năm bằng cỏ mọc trên thảo nguyên, đặc biệt là dễ thích nghi khí hậu cận nhiệt đới. Có lẽ vì thế mà trong thế kỷ XIII, vó ngựa của quân xâm lược Mông Cổ đã tung hoành khắp nơi. Với mộng xâm lược, Mông Cổ đã bành trướng về phía Nam, nhưng đã ba lần bị chặn đứng và chịu thất bại thảm hại trước sức mạnh chống xâm lược của quân dân Việt Nam dưới thời nhà Trần.
b. Liên lạc: Ngựa phi nước kiệu rất nhanh, tiện lợi trong vận chuyển. Kỷ lục nước kiệu của ngựa là 66 km/giờ. Ngựa Ả Rập có thể chạy liên tục 250 km suốt ngày đêm trong điều kiện khó khăn. Do đó, nhiều nước trên thế giới đã dùng ngựa để liên lạc thông tin, giao thư từ và công văn.
c. Săn bắn: Ngày xưa, dùng ngựa đi săn rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Đàn chó săn đánh hơi và lùng sục, con mồi phải xuất đầu lộ diện, thế là ngựa đuổi theo theo sự điều khiển của chủ. Đoàn người đi săn trở về vui mừng trong tiếng tù và, tiếng reo hò và tiếng vó ngựa dồn dập với chiến lợi phẩm là muông thú, sau đó là những đêm rộn rã tưng bừng, tha hồ chén chú chén anh.
d. Sức kéo: Tại nhiều nước Âu châu, ngựa thuần hoá được dùng để chở hàng và cày ruộng. Ngựa kéo Tây phương có vóc dáng nặng nề, đầu dài và rộng, cổ to, bờm và đuôi rậm, chân tương đối ngắn, có móng guốc rộng. Thời Trung Cổ, các hiệp sĩ Tây phương dùng giáp trụ và binh khí nặng nề, họ phải sử dụng loại ngựa này. Khi không dùng áo giáp nữa, người ta dùng loại ngựa chạy nhanh. Ngựa kéo Liên Xô có thể kéo đoàn xe có trọng tải tới hơn 16.000 kg.
e. Làm xiếc: Ngựa còn được huấn luyện làm xiếc. Nó có thể hiểu và thực hiện các động tác, nhưng việc huấn luyện rất công phu. Nó có thể nhảy theo điệu nhạc, đi bằng hai chân sau, đứng thẳng người bằng hai chân trước, khéo léo đi trên một quả cầu lớn và nhảy qua vòng lửa.
Ngựa thân thiết, chịu phục vụ, trung thành với con người. Ngày xưa, chiếc xe thổ mộ là hình ảnh quen thuộc và thân thương, mang tính văn hóa, gợi hứng cho nghệ thuật. Văn chương có truyện “Chiếc Xe Thổ Mộ” của văn sĩ Bích Thủy, âm nhạc có ca khúc “Ngựa Phi Đường Xa” của nhạc sĩ Lê Yên (lúc đầu có tựa là “Kỵ Binh Việt Nam”), và xuất hiện cả trên tem thư.
Con ngựa dũng mãnh và bướng bỉnh không dễ dàng cầm cương. Nếu chinh phục được nó thì nó lại ngoan ngoãn và trung thành với chủ. Lịch sử có con ngựa xích thố (lông đỏ) của quan Vân Trường, con bạch mã của Xê-da (dũng tướng La-mã cổ), ngựa ô (ngựa đen) của quận Hẻo (Nguyễn Hữu Cầu) – lãnh tụ nông dân khởi nghĩa chống chúa Trịnh. Khi chủ nhân chết, con ngựa thương nhớ chủ mà bỏ ăn và cũng chết theo. Người xưa kể lại rằng những con chiến mã đã thể hiện tinh thần dũng cảm, dù bị thương nặng mà nó vẫn chồm lên cắn vào ngựa địch. Khi trận đánh kết thúc, trên bãi chiến trường vẫn thấy những con ngựa quyến luyến ngửi xác chủ hoặc ủ rũ nằm bên cạnh chủ nhân.
Với người Nhật, món thịt ngựa là món khoái khẩu của họ. Cũng như người Đức hoặc người Pháp, người Nhật thích hương vị và thớ thịt khác lạ của thịt ngựa. Người Nhật còn món thịt ngựa sống là món sashimi.
Khi thịt ngựa được thái thành những lát mỏng, người Nhật gọi đó là “basashi”. Nhiều quận huyện thuộc các tỉnh Kumamoto, Nagano và Oita nổi tiếng với món basashi, đây cũng là món đặc sản của vùng Tohoku. Ngoài ra, dân Nhật còn có “basashi kem” – món tráng miệng hấp dẫn được làm từ thịt ngựa.
Cầu chúc mọi người có được những tính tốt của ngựa, và có thể bỏ được những tính xấu của ngựa, đặc biệt là trong năm Giáp Ngọ này.
TRẦM THIÊN THU
Xuân Giáp Ngọ – 2014
Những con ngựa nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc
1. Ngựa Xích Thố
Anh hùng có Lã Bố, tuấn mã có Xích Thố. Tranh: Baidu
|
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.
Ngựa Xích Thố từng qua tay rất nhiều chủ. Chủ nhân đầu tiên của Xích Thố là Đổng Trác (132-192), tướng nhà Đông Hán (năm 25-220). Trong triều đình lúc bấy giờ, có rất nhiều người khinh thường con người tàn bạo như Đổng Trác, trong đó có Đinh Nguyên, cũng là một tướng nhà Đông Hán. Trong một lần họp triều, Đinh Nguyên đã chửi thậm tệ vào mặt Đổng Trác, Đổng Trác định chém Đinh Nguyên thì con nuôi của Đông Nguyên là Lã Bố từ phía sau xông lên, khí chất anh hùng của Lã Bố đã khiến cho Đổng Trác sững lại, đành phải nhượng bộ. Từ đó, Đổng Trác nảy sinh ý định thu phục Lã Bố.
Vì muốn tiếp cận và thu phục Lã Bố, Đổng Trác đã đem Xích Thố tặng cho Lã Bố. Lã Bố sau khi có được ngựa quý quả nhiên đã giết chết chủ cũ của mình là Đinh Nguyên, quy phục dưới chân Đổng Trác, và trở thành con nuôi của Đổng Trác.
Ngựa Xích Thố đã cùng Lã Bố chinh chiến khắp nơi. Trên chiến trường, ông chuyên cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Sau này, Lã Bố bị trúng kế của một đại thần nhà Đông Hán, giết chết Đổng Trác. Sau đó Lã Bố bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo, một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán.
Có lẽ do duyên số, Quan Vũ hay còn gọi là Quan Vân Trường, một trong những người có công lớn thành lập nhà Thục Hán vào thế kỷ thứ 2, vì muốn bảo vệ hai vị phu nhân của người anh em kết nghĩa của mình là Lưu Bị đã tạm thời về phe Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng quý mến nhân tài như Quan Vũ, cũng muốn bắt chước Đổng Trác tặng ngựa cho anh hùng.
Nhưng Quan Vũ không như Lã Bố, ông tiếp nhận Xích Thố là để tìm được Lưu Bị nhanh hơn. Sau khi Quan Vũ bị giết, Xích Thố lại rơi vào tay một viên tướng nhà Thục Hán khác là Mã Trung. Nhưng lần này nó không còn ngoan ngoãn đi theo chủ nhân mới như trước, mà tuyệt thực đến chết.
2. Ngựa Tuyệt Ảnh
Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ. Tranh: Baidu
|
Ngựa Tuyệt Ảnh là ngựa yêu của Tào Tháo (155-220). Tuyệt Ảnh có nghĩa là phi rất nhanh, đến cái bóng cũng không đuổi kịp được.
Tương truyền, khi Tào Tháo tấn công Trương Tú, Trương Tú dâng thành đầu hàng Tào Tháo. Trương Tú là cháu gọi Phiêu kỵ tướng quân Trương Tế bằng chú. Sau khi Đổng Trác bị giết năm 192, Trương Tế cùng các tướng khác của Đổng Trác mang quân đánh vào Tràng An, lại nắm vua Hán Hiến Đế, thao túng triều đình như Đổng Trác trước đây.
Tuy nhiên, Tào Tháo không ngờ lại bị trúng kế của kẻ thù, bị đánh bất ngờ, trở tay không kịp, suýt nữa thì bị mất mạng. May có ngựa Tuyệt Ảnh mới thoát được ra ngoài.
Ngựa Tuyệt Ảnh bị trúng ba mũi tên trên mình mà vẫn cất vó phi nước đại, sau đó bị trúng một mũi tên vào mắt mới gục ngã. Trong trận chiến này, Tuyệt Ảnh đã hoàn tất sứ mạng của mình.
Đây là một thất bại nữa của Tào Tháo kể từ sau trận Xích Bích. Trong trận đánh này, Tào Tháo bị mất một con trai, Tào Ngang, một cháu trai, Tào An, và một con tuấn mã, Tuyệt Ảnh. Có thể nói đây là một thất bại thảm hại của Tào Tháo.
3. Ngựa Đích Lô
Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân. Tranh: Weibo
|
Đích Lô vốn là ngựa của Trang Vũ, vốn là một tướng của một danh sĩ dòng dõi hoàng tộc nhà Hán là Lưu Biểu nhưng sau này phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị (người sáng lập ra nhà nhà Thục Hán) bị thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo nên về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp.
Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng "con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý". Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân lập tức hiểu ngay ý của chủ nhân, liền giết chết Trương Vũ để cướp ngựa. Triệu Vân là danh tướng thời cuối Đông Hán và thời Tam Quốc, người góp công lớn thành lập nhà Thục Hán.
Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời. Lưu Bị đang không biết lấy gì để báo đáp Lưu Biểu liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này "có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ", còn nói rằng "Trương Vũ cưỡi con ngựa này bị chết" chính là minh chứng, nên vội vàng tìm cớ trả lại cho Lưu Bị.
Người hầu của Lưu Bị đem tin "ngựa sát chủ" nói cho Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không tin. Sau đó, khi nhận được mật báo có người định sát hại, Lưu Bị vội vàng thoát ra ngoài, cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn, nhưng bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàm Khê.
Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên "Đích Lô sát chủ" ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: "Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!". Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia, lập một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử. Sau đó, Lưu Bị càng không tin chuyện "Đích Lô sát chủ" , ông càng yêu quý con ngựa đã cứu mạng mình này hơn.
Khi đem quân đi đánh nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống, một trong những mưu sĩ của Lưu Bị, già yếu quá, nên để thể hiện sự trọng dụng của mình với Bàng Thống, Lưu Bị đã đem ngựa yêu của mình tặng cho Bàng. Ai ngờ Bàng Thống không có phúc được hưởng, vừa mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết. Sau này ngựa Đích Lô cũng không rõ lưu lạc về đâu.
4. Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử
Dạ chiếu ngọc sư tử. Tranh: Baidu
|
Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử toàn thân lông trắng như tuyết, tương truyền một ngày có thể đi hàng nghìn dặm. Ngay từ khi mới sinh ra phía dưới cổ đã có một hàng lông dày, trông giống như sư tử, tính khí nóng nảy, sau này lớn lên tính khí bớt nóng nảy hơn, buổi tối con ngựa này còn phát ra ánh sáng trắng bạc, vì vậy mới có tên là Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử .
Con ngựa này của Triệu Vân, sống vào khoảng thế kỷ thứ hai. Tương truyền, Triệu Vân đóng quân ở trên núi Trường Bản xuất quân đi đánh trận đều cưỡi Dạ chiếu ngọc sư tử, có lần Triệu Vân cùng ngựa bị rơi xuống hố bẫy sẵn của quân địch, tưởng chừng không thể thoát thân. Nhưng sức ngựa rất lớn, cuối cùng cũng nhảy được lên trên miệng hố, cứu chủ nhân thoát chết. Trong bộ tiểu thuyết Thủy hử cũng từng nhắc đến con ngựa này.
5. Ô Vân Đạp Tuyết
Ngựa Ô Vân Đạp tuyết. Ảnh: Baidu
|
Ô Vân Đạp Tuyết còn có tên là Vương Truy Mã, sống ở thế kỷ thứ hai, toàn thân màu đen nhưng bốn vó màu trắng. Đây là ngựa của Trương Phi, người anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Quan Công, được coi là anh hùng tuấn mã.
Ngựa của Trương Phi có tên rất ý nghĩa, Vương Truy Mã có nghĩa là con ngựa đi theo hầu hạ Đại Vương. Tương truyền Trương Phi và Ô Vân Đạp Tuyết đều đen như nhau. Trương Phi quý chú ngựa này như con đẻ, thường xuyên tự tay tắm rửa cho ngựa quý.
Người đời về sau thường nói người dũng mãnh cưỡi ngựa dũng mãnh. Quan Công từng nói: "Người tôi nặng nề, ngựa không vác nổi nên thường hay gầy, chính vì vậy mà tôi không thể cưỡi ngựa bình thường được". Trương Phi cũng như vậy, ngựa bình thường thì không thể xứng với hào khí phi thường của Trương Phi được.
Hà My (Theo Baike
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)