Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Sultan của Ottoman (1299_1566)

Sultan Ottoman (1299_1922)




Osman I

Minh hoạ về Osman I trong sách của John Young.Osman I, quốc vương nhà Ottoman

Osman I, Osman Ghazi hay Othman I El Gazi (1258, Tiểu ÁThổ Nhĩ Kỳ – Tháng 2 năm 1326tiếng Thổ Nhĩ KỳOsman Gazi hay Osman BeyI. Osman hoặc Osman Sayed II) là thủ lĩnh người Thổ Ottoman, và là vị vua sáng lập ra nhà Ottoman. Đế quốc Ottoman, được đặt theo tên ông, là một cường quốc trên thế giới trong suốt sáu thế kỷ.
Osman tuyên bố lãnh địa ông độc lập trước người Thổ Seljuk năm 1299. Các vùng đất ở phía tây sau cuộc xâm lược của quân Mông Cổ đã đẩy một số lớn người Hồi giáo di cư đến đây, và họ đã gián tiếp làm cho vùng đất này ngày càng phát triển. Khi đế quốc Byzantium suy yếu, tiểu quốc này đã bắt đầu bành trướng thế lực ra bên ngoài.

Tù trưởng của bộ lạc Kayı


Khi trở thành thủ lãnh của bộ lạc Kayı năm 1281 (thay cha là Ertuğrul Ghazi làm tù trưởng bộ lạc Ottoman, mẹ là Khaima)công việc đầu tiên của Osman là thống nhất các bộ lạc người Turkmen.

Năm 1284, ở làng Hamzabey cách InegolBursa 10 km, cuộc xung đột Armenia-Beli bùng nổ. Trong cuộc chiến này, cháu Osman là Baykoca tử trận. Năm 1285, Osman đánh thành Kulaca.

Sultan của đế quốc Seljuk là Alaeddin Keykubad III (1298_1302) ban cho Osman thành phố Eskisehir và vùng Inonu. Năm 1291, Osman giao chiến với lãnh chúa xứ Inegol, và chiếm thành Karacahisar. Ngoài ra, ông còn hành quân về Sakarya.

Dunbar Bey, chú của Osman, mưu thông đồng với vua đế quốc Byzantine Michael IX Palaiologos (1294_1320) chống lại Osman Ghazi. Âm mưu bị phát giác, và Dunbar bị hành hình.


Sự mở rộng bản đồ của đế quốc Ottoman trong suốt triều đại của Osman I

Sự khởi đầu của Đế quốc Ottoman

Năm 1299, nhận thấy đế quốc Seljuk gần như tan rã, Osman Ghazi tuyên bố lãnh địa mình độc lập, và đế quốc Ottoman ra đời. Ông định đô ở Söğüt, cũng là nơi ông sinh ra.

Năm 1301, ông đánh chiếm thành Yenishehir.

Ông chia đất nước cho các anh em, con và tướng thân cận để dễ cai trị. Cụ thể hơn là ông phong người anh Gunduz làm tổng đốc Eskisehir, người con Orhan làm tổng đốc Karacahisar, Hasan Alp làm tổng đốc Yarhisar, Turgut Alp làm tổng đốc Inegol. Đối với những vùng đất chiến lược, ông cử các tướng giỏi như Abdulrrahman Ghazi, Akcakoca, Samsa Cavus, Konuralp, Aykutalp v.v... đến cai trị.

Người Ottoman thắng quân Byzantine tại Koyunhisar năm 1302. Năm 1303, Iznik bị cướp phá và thành Marmaracik bị chiếm đóng.


Gia quyến


  • Vợ:
  • Con:
    • Con trai:
      • Pazarli
      • Coban
      • Hamit
      • Orhan , vua thứ hai của nhà Ottoman
      • Alaeddin Pasha, quan thái tể (tể tướng) đầu tiên của nhà Ottoman
      • Ali
      • Melik
      • Savci
    • Con gái:
      • Fatma Sultana



 Orkhan I




Orkhan I

File: Orhan map.png khu vực I
Bản đồ các cuộc chinh phục của Orkhan I (hay Orhan I)
Tiểu sử















































Orkhan I (Otman: اورخان غازی, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ:Orhan Gazi hay Orhan Bey) (1281 tại Sogut – tháng 3 năm 1359 tại Bursa) là vị quốc vương thứ hai của Đế quốc Ottoman. Là con của Osman I và Mal Sultana, con gái Omer - một nhân vật được kính nể trong bộ lạc Osmanli. Sử sách miêu tả Orkhan là người có thân hình cao ráo, bộ râu vàng hoe và đôi mắt màu xanh. Ông được xem là một vị minh quân, nổi tiếng về lòng khoan dung và mộ đạo. Ông còn được xem là một chiến binh kiên trì và quả cảm. Trong thời gian rảnh rỗi, ông thường đi xem xét dân tình. Ông đã được thần dân mến mộ.

Orkhan I trở thành thủ lãnh bộ lạc Osmanli sau khi Osman I mất năm 1326, được người đời sau xem là sultan thứ nhì của Đế quốc Ottoman. Năm 1346, ông cưới Theodora, con gái hoàng đế Iōannēs VI Kantakouzēnos (1347_1354) của Đế quốc Byzantine. Vợ thứ của ông là Holofira, con gái hoàng tử Byzantine ở Yarrhisar. Holofira đã chạy trốn khỏi Byzantine cùng với với Orkhan vì song thân của bà đang sắp đặt cho bà cưới hoàng tử Bilecik. Sau khi cưới Orhan I bà cải sang đạo Hồi và lấy tên là Nilufer Hatun. Bà này sinh cho ông Murad, vị sultan thứ ba của đế quốc Ottoman. Ông đánh thắng hoàng đế Byzantine Andronikos III Paleologos (1321_1341) và xâm lược phần lớn vùng Tây BắcTiểu Á, trong đó có cả Nicaea và Izmit. Năm 1345, Orhan viếng thăm hoàng đế Byzantine Iōannēs VI Kantakouzēnos. Trong chuyến viếng thăm này, Orkhan đã cưới Theodora Hatun - con gái Iōannēs VI. Orkhan vượt sông Dardanelles 2 lần: Để giúp Iōannēs đánh vua Stefan Dushan của Serbia và để mở mang bờ cõi Ottoman.

Năm 1354, Orkhan sai con trưởng là Suleyman Pasha chiếm thành phố Gallipoli từ tay quân Byzantine.


Gia quyến



  • Vợ:
    • Nilufer Hatun
    • Asporca Hatun
    • Theodora Hatun
    • Eftandise Hatun

  • Con:
    • Con trai:
    • Con gái:
      • Fatma Hatuni



Murad I


Muradhudavendigar.jpgMurad I, quốc vương tự xưng là Sultan ở Ottoman.

Murad I (còn có biệt hiệu là Murad Hüdavendigâr - sinh ở Ba Tưخداوندگار‎ ​Khodāvandgārtiếng Thổ Nhĩ KỳI. Murat Hüdavendigâr29 tháng 6 năm 1326 ở Sogut hoặc Bursa – 28 tháng 6 năm 1389 trong trận Kosovo) là vị Quốc vương thứ ba của Đế quốc Ottoman, cũng là sultan xứ Rum, cai trị từ năm 1359 đến năm1389. Ông là con trai của Orkhan I và Thái hậu Nilüfer Hatun, tức công chúa Helen của Đế quốc Byzantine, và lên ngôi sau khi vua cha qua đời năm 1359.

Trị vì

Ông tổ chức lại đế quốc bằng cách xây dựng một xã hội và chính quyền ở thành phố mới chiếm được Hadrianopolis (Edirne trong Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) và mở rộng lãnh thổ về phía châu Âu, biến toàn bộ vùng Balkan trở thành lãnh thổ của đế chế Ottoman và ép Hoàng đế Byzantine phải triều cống cho mình. Chính Murad I đã biến bộ lạc Osmanli trước đây trở thành một đế quốc. Ông xưng làm Sultan năm 1383 và hệ thống tuyển quân cho lực lượng Cấm vệ quân janissary và devşirme. Ông cũng tổ chức chính nên hệ thống chính Divan, hệ thống các timar và những người nắm giữ các timar này (timariots) (các kỵ binh đặc biệt trung thành với Quốc vương được ban các thái ấp gọi là timar, và bản thân họ là timariot) và các quan tòa quân đội, các kazasker. Ông cũng lập nên hai tỉnh Anadolu (Tiểu Á) và Rumeli (châu Âu).

Chiến tranh

Murad chiến đấu chống lại các Tiểu vương hùng mạnh từ Karaman ở Tiểu Á, chống lại các vương quốc Serbia, Bulgaria và Hungary ở châu Âu. Việc ông tiến quân vào vùng Balkan đã khiến những người Cơ Đốc Giáo liên mình lại với nhau dưới quyền vua Hungary Lajos I Nagy (tức Lajos I Đại đế, 1342_1382), nhưng họ bị đánh bại trong trận Maritsa vào 26 tháng 9, 1371 bởi một vị tướng tài giỏi của Murad I là Lala Şâhin Paşa, người sau này trở thành tổng đốc (beylerbey) đầu tiên của Rumeli. Năm 1366, vua Serbia buộc phải cống nạp cho Sultan và 1385 Sofia thất thủ trước quân Ottoman. Năm 1386 vua Serbia Lazar Hrebeljanović (1370_1389) đánh bại quân Ottoman trong trận Pločnik. Quân Ottoman không bị thiệt hại nặng, và vẫn có thể chiếm được Niš trên đường rút chạy. Năm 1389, quân đội của sultan Murad I chiến thắng quân liên minh các lãnh chúa Serbia dưới sự chỉ huy của Lazar trong trận Kosovo. Sau trận đánh, Murad I bị Miloš Obilić, một quý tộc Serbia giả làm tù binh để đến được lều của Murad I, ám sát. Con trai ông là Bayezid nắm quyền sau trận đánh. Mặc dù Murad I đã bắt con trai mình thề không giết hại em trai Yakub, nhưng Bayezid vẫn xử tử Yakub ngay sau đó. Bayezid giả vờ nói với Yakub rằng vua cha muốn truyền đạt vài lời, nhưng khi Yakub tới nơi, ông bị siết cổ đến chết, biến Bayezid trở thành người thừa kế ngai vàng duy nhất.
Lăng mộ của sultan Murad I vẫn còn cho đến ngày nay, trên một góc chiến trường. Nó không ở trong tình trạng tốt, nhưng chưa hề bị phá hoại hay san bằng, bất chấp hàng thế kỷ thù địch giữa người Serbia và người Thổ Ottoman.

Gia quyến

  • Vợ:
    • Gulcicek Hatun – thuộc dòng dõi Hy Lạp
    • Maria Thamara Hatun, em gái của Sa hoàng Bungary Ivan Shishman (1371_1395)
    • Pasha Melek Hatun – con gái của Kizil Murad Bey
    • Fulane Hatun – con gái của Candaroglu
  • Con:
    • Con trai:
      • Yakub Celebi - (chết năm 1389)
      • Sultan Bayezid I (1354-1403)- con trai của Gulcicek Hatun
      • Savci Bey
      • Ibrahim Bey
      • Yahshi Bey – con trai của Gulcicek Hatun
      • Halil Bey
    • Con gái:
      • Nefise
      • Sultan

Bayezid I

Bayezid qua nét vẽ của Cristofano dell'Altissimo (1525-1605).Sultan Bayezid I.
Bayezid I Yildirim (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman: بايزيد الأول, tiếng Thổ Nhĩ KỳI. Beyazıt (Ottoman: ییلدیرم); sinh 1354 – mất 1403) là sultan của Đế chế Ottoman, trị vì từ năm 1389 đến năm 1402. Ông là con trai của Murad I, người Thổ Nhĩ Kỳ [1][2] và Gülçiçek Hatun, hậu duệ của người Hy Lạp.Ông là một vị vua có tài quân sự, được đặt biệt danh là Bayezid "chớp" như muốn đề cao những chiến dịch quân sự chớp nhoáng và nhanh như vũ bảo của ông.
Được xem là một trong những vị vua vĩ đại đầu tiên của Đế quốc Ottoman, ông đại thắng trong trận đánh trứ danh tại Nicopolis (1396).Những cuộc chinh phạt vang dội của vị vua Thổ Nhĩ Kỳ này đã nâng cao thanh thế của ông.Xem ra ông có cơ hội trở thành vị vua hùng mạnh nhất thế giới trong thời kỳ đó. Ông liên minh với vua xứ Serbia, và sau này ông bị nhà chinh phạt  Mông Cổ là Timur bắt sống trong trận Ankara (1402).

Củng cố quyền lực


Năm 1389, khi đã 26 tuổi, Bayezid lên ngôi sau khi vua cha Murad I qua đời trong trận Kosovo lần thứ nhất. Murad I đã bị giết ngày 26 tháng 6, 1389 bởi 1 quý tộc Serb.

Một năm sau, bị người Hungary đe dọa từ phía Bắc, người Serb đồng ý trở thành chư hầu của ông và ông kết hôn với Công chúa Olivera Despina, con gái của vua Lazar của Serbia (1370_1389), và liên minh với người Serb. Ông công nhận Stefan Lazarević (1389_1427), con trai của Lazar, trở thành vua chư hầu xứ Serbia, với quyền tự trị đáng kể. Sultan Bayezid I cũng phát triển cơ cấu Ngự Lâm quân Janissary do vua cha Murad I gầy dựng.


Chiến dịch sông Danube


Vào năm 1394, Sultan Bayezid I thân chinh kéo quân vượt sông Danube tấn công Công quốc Wallachia (Romania), khi đó do Vương công Mircea I cel Bătrân cai trị. Quân đội Ottoman vượt trội về quân số, nhưng vào ngày 10 tháng 101394 (17/5/1395), trong trận Rovine, diễn ra trên một vùng rừng rậm và đầm lầy, quân Wallachia giành được một chiến thắng quan trọng và làm thất bại kế hoạch xâm lược đất nước này của Sultan Bayezid I. Sau này, Vương công Mircea I cel Bătrân sẽ còn đánh Quân đội Ottoman trong trận Nicopolis (1396)


Cuộc Thập tự chinh Nicopolis









Vào năm 1394, nhà vua xua quân vây hãm Constantinopol, kinh thành của Đế chế Byzantine. Pháo đài Anadoluhisarı được xây dựng trong những năm 1393 - 1394 là một phần của việc chuẩn bị cho cuộc vây hãm Constantinople lần thứ hai của Quân đội Ottoman, diễn ra năm 1395. Do sự thúc dục của Hoàng đế Byzantine là John V Palaeologus, nhiều nước châu Âu tổ chức một cuộc Thập tự chinh để chống lại vua Thổ Nhĩ Kỳ. Vào tháng 8 năm 1396, vua Hungary thân chinh kéo liên quân Hungary - Pháp - Burgundy - Wallachia - Đức - Ba Lan - Hiệp sĩ cứu tế - Tây Ban Nha - Bulgaria -Transylvania - Navarre - Bohemia vượt sông Danube, nhằm đánh đuổi người Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi lãnh thổ châu Âu. Vào ngày 12 tháng 9 năm 1396, Thập Tự Quân kéo đến thành Nicopolis ở vùng Hạ sông Danube. Hai tuần sau, quân chủ lực Ottoman kéo đến thành Nicopolis, và đập tan tác Thập Tự Quân. Lúc cuộc tấn công của Thập Tự Quân lâm vào thảm họa và vua Hungary kéo quân lao vào đoàn quân chiến thắng Ottoman, nhưng đại bại trước ba quân của vua Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh của ông - vua Stefan Lazarević xứ Serbia. Thập Tự Quân tháo chạy. 

File: Nicopol 1398.jpg trận chiến cuối cùng
Trận Nicopolis (1396)


Ngày 25 tháng 9 năm 1396 trở thành ngày buồn của các nước Ki-tô giáo châu Âu. Vua Hungary là Sigismund I trốn thoát, và phần lớn Thập Tự Quân bỏ mạng hoặc bị bắt sống. Vua Thổ Nhĩ Kỳ giận dữ vì những tổn thất mà đối phương gây cho ba quân, vì thế sau chiến thắng, ông gây thảm họa rất lớn cho các tù binh. Các tù binh bị lột trần truồng, và những nhóm tù binh gồm ba hoặc bốn người bị dẫn đến trước mặt nhà vua, và bị xử trảm. Một số tù binh được ân xá. Chiến thắng tại Nicopolis trở thành trận thắng huy hoàng nhất của Sultan Bayezid I. Ông đã cho xây một Thánh đường Hồi giáo tráng lệ Ulu Camii tại Bursa, để kỷ niệm chiến thắng này.

Sau đó, cuộc vây hãm Constantinople tiếp tục, cho đến năm 1401. Hoàng đế Byzantine đã phải rời thành phố để tìm kiếm quân tiếp viện. Những người Byzantine bị bao vây tạm thời được cứu thoát khi Bayezid giao chiến với Đế quốc Timur đến từ châu Á. Nhưng với các cuộc chinh phạt của mình, Sultan Bayezid I đã chiếm được phần lớn vùng Đông Âu.





Tranh của Stanisław Chlebowski, Hoàng đế Bayezid 
bị Timur tống giam, 1878, miêu tả cảnh Timur giam giữ Bayezid.













Tamerlan và trận Ankara


Năm 1400, Hãn vương Timur Lenk (hay Tamerlane) từ Trung Á đã thức tỉnh được các lãnh địa người Thổ vốn là chư hầu của người Ottoman cùng ông ta tấn công Bayezid I. Trong trận Ankara định mệnh, vào ngày 20 tháng 71402, Bayezid bị Timur bắt giam. Các con trai của ông, tuy vậy, lại chạy thoát về Serbia cho đến khi Timur qua đời (xem thêm Thời kỳ đứt quãng của Đế quốc Ottoman). Vài nguồn tin đương thời nói rằng Timur trói Bayezid bằng xích sắt trong một cái chuồng để làm chiến lợi phẩm. Tương tự như vậy, có rất nhiều câu chuyện kể về cảnh giam cầm Bayezid I, có chuyện kể rằng Timur dùng Bayezid I làm ghế để chân. Không những thế, có chuyện cho hay Timur còn làm nhục vợ ông là Công chúa Despina xứ Serbia, qua việc bắt bà phải trần truồng hầu hạ Timur. Mỗi ngày ông đều phải chứng kiến cảnh người vợ yêu quý của ông trần truồng hầu rượu cho Timur. Tuy vậy, những cứ liệu này không được cho là chính xác lắm, vì các ghi chép từ triều đình Timur nói rằng Bayezid I được đối đãi tử tế, và thậm chí Timur còn khóc thương cho cái chết của ông. Tương tự vậy, lịch sử của chính Timur với các nhà vua khác chỉ ra rằng ông thật tâm khi nói rằng muốn trả lại cho Bayezid I ngai vàng Ottoman. Một năm sau đó, Bayezid I qua đời — vài nguồn cho rằng ông tự sát bằng cách đập đầu vào chấn song của lồng giam giữ. Có nguồn khác lại viết ông uống thuốc độc để trong chiếc nhẫn.

Gia quyến


  • Vợ:
    • (mất năm 1381) Devlet Şah Hatun – Con gái của Süleyman Shah của Germiyan
    • Devlet Hatun – Con gái của Yakub Shah của Germiyan. Hậu duệ của Mevlana Celaleddin-i Rumi qua con gái Mutahhara Hatun của Sultan Veled, là tổ tiên của Yakub Shah
    • Hafsa Hatun – Con gái của Isa Bey của Aydınoğlu
    • Sultan Hatun – Con gái của Süleyman Shah của Dulkadir
    • Olivera Despina – Con gái của Hoàng tử Lazar của Serbia

  • Con:
    • Con trai:
      • Ertuğrul
      • Emir Süleyman (mất năm 1411)
      • Musa Çelebi (mất năm 1413) - con trai của Devlet Shah Hatun
      • Mehmed I Çelebi (1389-1421)- con trai của Devlet Hatun, năm 1413 ông đánh bại các anh em rồi lên ngôi, kết thúc thời kì đứt quãng của Đế chế Ottoman.
      • Kasım
      • Isa - con trai của Devlet Shah Hatun
      • Mustafa (mất năm 1401) - con trai của Devlet Shah Hatun
    • Con gái:
      • Erhondu
      • Hundi
      • Fatma


* Khoảng giữa (1402_1413):

Sau khi Bayezid I qua đời, giữa các con của ông xảy ra cuộc đấu tranh quyết liệt để giành ngôi sultan. Ban đầu trước cuộc đấu tranh, mỗi người đều hùng cứ một vùng riêng biệt: Süleyman, con thứ hai của Bayezid I, chiếm cứ vùng bắc Hy Lạp , Bulgaria và Thrace;  Người con thứ sáu, Isa Celebi thành lập một vương quốc độc lập tại Bursa sau khi Timurids rút về nước từ vùng Tiểu Á. Mehmed, người trẻ nhất nhất trong số các anh em, đã nhanh chóng thành lập một vương quốc ở Amasya Chiến tranh đã nổ ra giữa Mehmed và Isa và kết quả là Mehmed có được trong tay vùng Bursa của Isa.
Năm 1402, Suleyman vượt biển, xâm lược Anatolia và chiếm Bursa và Ankara trong 1404. Trong khi đó, các con trai còn sống sót khác của Bayezid I, Hoàng tử Musa, người đã bị bắt tại trận chiến của Ankara trong 1402 và sau đó được thả vào năm 1403, đã bị bắt lại bởi Hoàng tử Seljuk Germiyan. Trong lúc nguy cấp đó, Mehmed đã đem quân đến giải cứu Musa, và Musa đã chiến đấu bên Mehmed chống Süleyman ở Anatolia.
Musa thuyết phục Mehmed để cho ông băng qua Biển Đen ( ở Thrace) với một lực lượng nhỏ để tấn công vùng lãnh thổ Süleyman. Đến Thrace, một trận chiến ác liệt giữa Suleyman và Musa xảy ra sau đó. Lúc đầu, Süleyman có lợi thế chiến thắng trong trận chiến của Kosmidion 1410, nhưng năm 1411 quân đội của ông đào thoát sang Musa tại Edirne và Süleyman đã phải "thần phục" Musa.


Lợi dụng mâu thuẫn trong các anh em nhà Ottoman, vua Byzantine là Manuel II Palaiologos lấy cớ là đồng minh của Suleyman để đem quân tấn công Ottoman. Tại vùng đồng bằng Chamurli (ngày nay Samokov , Bulgaria), gần biên giới Nam Serbia, quân Janissaries của Mehmed Hassan, Aga đã đánh thắng quân Byzantine, nhưng trong cuộc chiến này, người anh em của Mehmed, Musa tử trận và được ông chôn cất tử tế.

Mehmed I


Chân dung của Mehmed I.Sultan Mehmed I

Mehmed I Çelebi (Tiếng Ottoman: چلبی محمد,I.Mehmet hay Çelebi Mehmet) (1382Bursa – 26 tháng 5 năm 1421, EdirneThổ Nhĩ Kỳ) là sultan của đế quốc Ottoman (Rûm) từ năm 1413 đến 1421.
Sau khi vua cha Bayezid I bị quân Timurid bắt sống năm 1402, Mehmed và các anh em đánh nhau để giành quyền kế vị. Cho đến năm 1413, Mehmed chiến thắng, thống nhất giang sơn và lên ngôi hoàng đế.
Với tư cách là sultan, Mehmed I xây dựng lại chính quyền nhà nước Ottoman. Ngoài ra, ông đã sai quan quân đánh dẹp một số cuộc bạo loạn.

Tuổi trẻ

Mehmed I sinh năm 1389 ở Erdine. Là con của Bayezid I và Devlet Sultan người gốc Germiyanogullari. Ông là một người khoẻ mạnh, có chiều cao trung bình, khuôn mặt tròn, nước da sáng và một chiếc ngực vạm vỡ. Ông có tính hiếu động và dũng cảm. Thời trẻ, ông là một cung thủ và đô vật tài ba. Ông được học tập tại điện Bursa. Về sau, ông được vua cha chọn làm tỉnh trưởng Amasya. Trước khi lên ngôi, Mehmed I đã tham gia 24 cuộc chiến tranh và đã bị thương 40 lần.

Cuộc chiến với các anh em



Năm 1402, hoàng đế Timur Lenk của Đế chế Timurid xua quân xâm lược Thổ, đánh đại bại và bắt sống Bayezid I tại Ankara. Năm 1403 Bayezid tự tử trong tù. Bắt đầu thời đứt quãng của Đế quốc Ottoman, bốn hoàng tử con ông là Mehmed Celebi và Musa ở Amasya, Isa ở Bursa và Suleyman ở Rumelia đánh nhau để tranh giành ngai vàng.

Trong các năm 1404 - 1405, Isa bị đánh bại và Mehmed nắm quyền ở Bursa.

Năm 1410, Musa đánh thắng Suleyman, xưng bá và bắt đầu lấy lại lãnh thổ ở Bán đảo Balkan.


Trị vì



Năm 1413, với sự giúp đỡ của Hoàng đế của Đế quốc Byzantine, quân của Mehmed giành chiến thắng vẻ vang trước quân của Musa tại Camurli. Ông xưng đế ở cả Tiểu Á và Rumelia. Được xem là Vị lập quốc thứ hai của Đế quốc Ottoman.


Mehmed I và các quan đại thần

Năm 1416Wallachia (nay thuộc Romania) trở thành lãnh thổ chư hầu của Đế quốc Ottoman – Cuộc nổi dậy Belreddin bị dập tắt.

Năm 1417Albania trở thành chư hầu của Đế quốc Ottoman.









Qua đời

Ngày 26 tháng 5, năm 1421, Mehmed I qua đời tại Erdine. Ông được chôn cất ở Yesil Turbe (Green Tomb), Bursa.

Hôn nhân và hậu duệ



Các vương phi của Mehmed I:

  • Sheh-Zade Kumru Hatun - cháu của tỉnh trưởng Amasya
  • Emine Hatun, con gái của Süleyman Bey, cai trị Dulkadirids.  Mẫu hậu của Murad II

Các con của Mehmed I:

  • Con trai: Mustafa Celebi, Murad II, Ahmed, Yusuf, Mahmud.
  • Con gái: Fatma Sultana, Selcuck Sultana.



Murad II

Chân dung của Murad II.
Sultan Murad II
Murad II Kodja (Tháng 6 năm 1404, Amasya  – 3 tháng 2 năm 1451Edirne) (Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman: مراد ثانى Murād-ı sānīTiếng Thổ Nhĩ Kỳ:II. Murat) là Sultan của đế quốc Ottoman từ năm 1421 tới 1451 (ngoại trừ giai đoạn 1444 - 1446).
Ông là một vị Sultan vĩ đại của Đế quốc Ottoman. Dưới triều vua Murad II, ông đã mang quân đi đánh những vương quốc Thiên Chúa giáo ở vùng Balkan và các tiểu vương quốc người Thổ ở Tiểu Á, cuộc xung đột kéo dài 25 năm, với những chiến thắng lừng lẫy trong trận Varna và trận Kosovo.
Ông được đưa đến Amasya, và lên ngôi sau khi vua cha Mehmed I qua đời. Thân mẫu ông là Valide Sultan Emine Hatun, con gái Suleyman Bey, vua xứ Dulkadiroglu, vợ thứ ba của Mehmed I. Hôn nhân của họ góp phần tạo nên liên minh Ottoman - Dulkadiroglu.

Tiểu sử


Murad II, từng được Hoàng gia Ottoman cử làm quan cai trị ở Tiểu Á, chỉ mới 18 tuổi khi được mời lên ngôi. Trong lễ đăng quang trọng thể ở Bursa, Murad II mang gươm Osman, các đại thần và quân sĩ thề mãi mãi trung thành với nhà vua.

Nhưng hỗn loạn xảy ra ít lâu sau. Hoàng đế Đông La Mã giải thoát một "người kế thừa" mang tên Mustafa Çelebi (còn gọi là Düzmece Mustafa) khỏi tù và công nhận anh ta là người kế vị chính thống của vua Bayezid I (1389 - 1402). Hoàng đế Đông La Mã là Manuel II ra điều kiện: nếu Mustafa chiến thắng, anh ta sẽ được trả tự do, đổi lại anh phải cống nhiều thành phố lớn cho đế quốc Đông La Mã. Trong khi được các galley của Đông La Mã đưa đến lãnh thổ châu Âu của triều đình Ottoman, Mustafa nhanh chóng xây dựng một lực lượng mạnh. Nhiều người lính Thổ gia nhập nhóm phản loạn. Lực lượng của Mustafa đánh bại và giết Beyazid Pasha - một tướng giỏi được Murad gửi tới dẹp loạn. Mustafa đánh bại quân của Murad và tự phong làm sultan xứ Adrianople (Edirne hiện nay). Ông vượt Dardanelles đến châu Á với một đạo quân lớn; nhưng trong lúc lâm nguy ông vua trẻ tỏ ra là mình có khả năng kế tục tài năng về chính trị và quân sự của các bậc tiên đế. Giữa trận tiền, Mustafa bị bỏ rơi, và 1 số lượng lớn quân sĩ của anh ta, vốn được Mustafa tin tưởng, đã lấy cớ là anh ta tử trận do tàn bạo và bất lực, gia nhập về phe Murad II. Mustafa trốn chạy đến Gallipoli nhưng một Đề đốc Genoa là Adorno đã giúp Sultan tấn công ồ ạt vào Gallipoli, Mustafa bị vây cùng đường. Mustafa bị bắt và tử hình, sau đó, vua Murad bắt đầu tiến đánh Đông La Mã, và quyết tâm chiếm kinh thành Constantinopolis để tiêu diệt nhà Palaiologos.

Sau đó, Murad II thành lập một đạo quân được gọi là Azeb (1421), tiến vào Đế quốc Đông La Mã và vây hãm kinh đô Constantinopolis. Trong lúc đó, liên minh giữa triều đình Đông La Mã và quốc gia độc lập của người Thổ ở Tiểu Á đã kêu gọi em Murad II là Mustafa 13 tuổi làm loạn chống triều, anh ta đồng ý và vây Bursa. Murad II phải rời bỏ Constantinopolis để dẹp loạn. Ông bắt được hoàng tử Mustafa và xử tử anh ta. Các quốc gia Tiểu Á vốn liên tục chống lại ông — AydınGermiyan,Menteshe và Teke đều bị sát nhập và trở thành một phần của Đế quốc Ottoman.

Sau đó, Murad II tuyên chiến với Venezia, Tiểu vương quốc KaramanSerbia và Hungary. Quân Karaman bị đánh bại năm 1428 và Venezia rút quân năm 1432 sau khi thất bại Cuộc vây hãm Salonika lần thứ hai 1430.

Trong thập niên 1430, Murad II xâm chiếm vùng đất rộng lớn ở Balkan và thành công trong việc sát nhập xứ Serbia vào năm 1439.

Vào nămăm 1441, đế quốc La Mã Thần thánhBa LanÁo và Albania tham gia liên quân Serbia -Hungary.
Vào năm 1444, ông truyền ngôi cho hoàng tử Mehmed II, nhưng cuộc làm loạn của Cấm vệ quân Janissarykhiến ông phải trở lại làm vua. Ông hoàng kỳ cựu tiếp tục thực hiện chính sách bành trướng của mình. Có nhận định rằng ông là vị Sultan đã "...chấm dứt nền văn hóa xưa cũ của Vương triều Osman". Trong khi ông tiếp tục thực hiện chính sách của tiên đế khi lên ngôi vua, ông sớm nhận ra rằng cần phải cải cách Đế quốc, chẳng hạn như chế tạo vũ khí mới cho Quân đội Ottoman. 
Cùng năm đó (10/11/1444), Quân đội Ottoman của Murad II đại thắng quân Hungary của János Hunyadi trong trận Varna, vua Hungary Władysław III tử trận.
Trận Varna 1444.PNG
Trận Varna (1444): quân của Murad II đại thắng, quân
Hungary đại bại, vua Hungary bị tử trận.
Vào năm 1448, ông lại đánh tan tác liên quân Cơ Đốc giáo trong Trận Kosovo lần thứ hai (trận Kosovo lần thứ nhất diễn ra năm 1389). Thấy các vương quốc Cơ Đốc giáo không lăm le đánh Balkan nữa, Murad tiến về phía Đông và đánh bại con của Timur là Shah Rokh, sau đó là các tiểu vương quốc Karaman và Çorum-Amasya.
Vào năm 1450, Murad II tiến quân vào Albania với mục tiêu trấn áp cuộc kháng chiến của lãnh chúa Skanderbeg, song thất bại trong cuộc vây hãm lâu đài Kruje. Vào mùa đông 1450–1451, Murad II bệnh mất ở Edirne. Thái tử - tức vua Mehmed II - lên ngôi lần thứ hai (1451–81).

Vợ


Murad II có bảy người vợ: 

  1. Alima Khanum, người xứ Dulkadiroğlu;
  2. Cô con gái của Damad Karaja Pasha
  3. Yeni Hatun, con gái Mahmud Bey ở Amasya;
  4. Thái hậu Hüma Hatun, sinh ở hạt Devrekani, tỉnh Kastamonu, con gái của Abd'Allah xứ Hum, Huma nghĩa là cô gái/người phụ nữ xứ Hum, mẹ của Mehmed Nhà chinh phạt;
  5. Tacünnisa Hatice Halime Hatun, con gái vua Isfendiyar xứ Candaroğlu;
  6. Mara Hatun (Mara Branković) con gái của Đurađ Branković xứ Serbia
  7. Halima Hatun, con gái Ibrahim II thủ lãnh bộ lạc Çandaroğlu Türkmen ở Tiểu Á.



Mehmed II


Sultan Mehmed II, tranh sơn dầu trên vải bạt, Gentille Bellini (1480). Nay được lưu giữ ở Phòng tranh Quốc gia (Luân Đôn)Sultan Mehmed II

Mehmed II (Tiếng Thổ Ottoman: محمد الثانىMeḥmed-i s̠ānītiếng Thổ Nhĩ KỳII. Mehmet), (còn được biết như Méchmét vô địch, tức el-Fātiḥ (الفاتح) trong tiếng Thổ Ottoman, hay, Fatih Sultan Mehmet trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; còn gọi là Mahomet II ở châu Âu thời cận đại) (30 tháng 3 năm 1432Edirne – 3 tháng 5 năm 1481,Hünkârçayırı, gần Gebze) là vị Sultan thứ bảy của đế quốc Ottoman (Rûm trước cuộc chinh phạt) trong một thời gian ngắn từ năm 1444 tới tháng 9 năm 1446, và sau đó là từ tháng 2 năm 1451 tới 1481. Ở tuổi of 21, ông chinh phạt Constantinopolis, dẫn tới sự sụp đổ của Đế quốc Đông La Mã. Mehmet tiếp tục chinh chiến ở châu Á, thống nhất lại Tiểu Á, và mở rộng lãnh thổ tới Beograd ở châu Âu. Sau đó, ông hợp nhất chính sách trị dân cũ của Đông La Mã với chính sách trị dân của nhà Ottoman. Mehmed II không được xem là vị vua người dân tộc Turk đầu tiên của Constantinopolis, nhưng không lạ gì vì trước ông, Leo IV người Khazar, theo đạo Thiên Chúa, là Hoàng đế La Mã trên danh nghĩa. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, ông còn nói được các tiếng Ả RậpHy Lạp,Ba TưSerbiaÝ,…

Thiếu thời

Mehmed II là con trai thứ ba của Murad II (1404 - 1451), vị vua thứ sáu của Đế quốc Ottoman. Ngay từ nhỏ, Mehmed đã là một đứa trẻ khỏe mạnh và lanh lợi, trong khi đó những người anh trước của ông thường hay gầy yếu bệnh tật. Vì vậy, dù mẹ của Mehmed, Huma Hatun chỉ là một nữ nô, Mehmed lại được cha đặc biệt thương yêu và tin tưởng, chính Murad đã lấy tên cha mình là vua Mehmed I (1413-1420) để đặt cho con trai mình, với mong muốn đứa trẻ sau này sẽ làm nên nghiệp lớn như người ông nội của nó. Khi Mehmed vừa bập bẹ biết nói thì Murad đã vời các thầy giáo giỏi nhất nước vào làm gia sư cho con trai mình. Tiếp theo, Murad II sắp xếp cho Mehmed vào học một trường học đặc biệt ở nội cung, đó cũng là nơi học của con cháu của các nhà quý tộc hoặc những đứa trẻ thông minh lanh lợi, con của các tù binh. Việc này nhằm giúp cho Mehmed kết giao với những người bạn tài năng để sau này họ sẽ giúp đỡ ông làm nên nghiệp lớn. Đồng thời, khi bắt đầu trưởng thành thì Mehmed được vua cha cử đi làm tổng trấn tỉnh Manisa tại Tiểu Á để học tập kinh nghiệm trị quốc.

Trị vì lần đầu (1444 - 1446)



Năm 1444, Murad II đã cảm thấy quá mệt mỏi với các công việc triều chính và chiến tranh nên quyết định về phủ Manisa an hưởng tuổi già, và truyền ngôi cho Mehmed. Về phần vua con, được sự giúp đỡ của các thầy học và các đại thần, ông dần dần đã nắm được cách trị vì đất nước. Nhưng giữa lúc đó thì một sự biến quan trọng xảy ra: vua Władysław III của Ba Lan và Hungary gây chiến. Ông này trước đây đã phát động Thập tự chinh đánh bại quân Ottoman và kí hòa ước Segedin với Murad, nay nhân cơ hội Mehmed còn nhỏ tuổi liền cất binh, xé bỏ hòa ước Segedin, lấy cớ là hòa ước này do Władysław ký với Murad và khi Murad đã thoái vị thì nó không còn hiệu lực nữa. Được cộng hòa VeneziaGiáo hoàng, hoàng đế Đông La Mã và một số thế lực châu Âu khác ủng hộ, Władysław III đã tổ chức được một cuộc Thập tự chinh lớn. Thập tự quân nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Ottoman và áp sát trọng trấn Varna nằm trên bờ Hắc Hải. Đồng thời, một số quan lại địa phương cũng nhân cơ hội tuyên bố độc lập.

Trước tình hình đó, Mehmed buộc phải vội vã phi ngựa tới phủ Manisa mời vua cha về chấp chính. Sau đó, Murad II đã xuất quân đánh tan tác đạo Thập tự quân tại trận Varna (1444), Władysław III cũng tử trận. Mối họa xâm lược bị đẩy lùi. Sang năm sau, Murad II lại trao quyền cho vua con rồi quay về Manisa.

Tuy nhiên, một bộ phận Cấm vệ quân Janissary lại nổi loạn, tỏ ý không phục ấu chúa và đòi Murad quay trở lại ngôi vị. Không còn cách nào khác, tháng 5 năm 1446 Mehmed II lại phải đích thân ra Manisa mời vua cha về lên ngôi thêm một lần nữa.


Khoảng thời gian chuẩn bị tích cực cho việc kế ngôi (1446 - 1451)



Sau hai cuộc phong ba nói trên, Mehmed cảm thấy rất rõ là với trình độ hiện có của mình, việc cai trị một tỉnh nhỏ thì được chứ cai trị một đất nước rộng lớn thì rõ ràng là ông chưa đủ sức. Vì vậy, sau đó ông đã ra sức học hỏi thêm kiến thức và chăm chỉ làm việc để bồi dưỡng kinh nghiệm cho mình.

Trong thời gian này, Mehmed đọc rất nhiều truyện ký về Alexandros Đại đế cũng như các tướng lĩnh La Mã nổi tiếng để từ đó rút ra kinh nghiệm về cách trị quốc cũng như các tri thức quân sự , chiến thuật, chiến lược, hậu cần… Ông cũng ra sức học thêm nhiều ngôn ngữ, ví dụ tiếng Ả RậpHy LạpBa TưSerbiaÝ v.v… vì ông ý thức rõ rằng, quốc gia Ottoman nằm giáp giới giữa châu Âu và châu Á nên tình hình dân tộc và ngôn ngữ ở khu vực này khá đa dạng và phức tạp. Ngoài ra ông cũng rất yêu thích thi ca, thuộc lòng các bài thơ cổ Hy Lạp, La Mã, Ba Tư, bản thân Mehmed cũng là một nhà thơ. Mehmed còn là một người làm vườn giỏi, ông thường thư giãn bằng cách trồng tỉa vườn hoa và vườn cây ăn quả ở nội cung.

Triết học cũng thu hút niềm yêu thích của Mehmed II, nhất là triết học Aristotle và triết học Khắc kỉ (Stoicism). Dần dần, sau năm năm, Mehmed từ một thiếu niên còn rất ngây thơ đã trở thành một thanh niên tài năng có học vấn rất uyên bác.


Trị vì lần thứ hai (1451 - 1481)



Ngày 18 tháng 2 năm 1451, Murad II lâm bệnh và qua đời tại Edirne. Mehmed hay tin, lập tức cùng những người thân tín phi ngựa bất kể ngày đêm đến thủ đô, chấm dứt bổn phận của tổng trấn Manisa. Ngày 18 tháng 2 năm 1451, ông lên ngôi ở Edirne, trở thành vua thứ bảy của đế quốc Ottoman. Ngay ngày hôm đó, Mehmed đã hạ lệnh giết chết một người em trai cùng cha khác mẹ mới tám tháng tuổi của mình vì người em trai này, con của Murad II với một công chúa người Serbia, là một kẻ thù tiềm tàng trong việc tranh ngôi của Mehmed II. Vài năm sau ông còn ra một chiếu thư mà khiến ai cũng rùng mình, quy định rằng các hoàng đế nhà Ottoman có quyền giết chết các anh em của mình để duy trì hoàng vị và an ninh quốc gia. Đây cũng là cơ sở cho các cuộc nồi da xáo thịt trong hoàng tộc Osman sau này. Từ đó, Mehmed hoàn toàn thay đổi cá tính, từ một con người nho nhã nhu nhược trở thành kẻ quyết tâm dùng cường quyền để mở rộng và củng cố nền thống trị của mình.


Mở rộng bờ cõi



Sự thất thủ Constantinopolis




Mehmed II hạ thành Constantinopolis, họa phẩm của Fausto Zonaro



Một trong những mục tiêu đầu tiên mà Mehmed II nhắm tới chính là lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã, lúc này chỉ còn kinh đô Constantinopolis và một số vùng phụ cận nhỏ xung quanh. Tới lúc Mehmed II lên ngôi, đế quốc Ottoman đã có lãnh thổ hết sức to lớn nằm vắt ngang châu Âu và châu Á. Tuy nhiên, tại trung tâm của đế quốc vẫn tồn tại lãnh thổ chưa chịu khuất phục của người Byzantine. Sự tồn tại này của chẳng khác chi một cây đinh đóng chặt vào ngay giữa quả tim của đế quốc. Vì vậy các vua nhà Ottoman đã từng nhiều lần có ý đồ nhổ bỏ chiếc đinh này khỏi lãnh thổ của mình. Ông cố của Mehmed II là Bayezid I (1389 - 1402) đã từng mấy lần đem quân vây đánh Constantinopolis. Cha của Mehmed lI là Murad II cũng đã từng có lần bao vây ngôi thành suốt hai tháng. Nhưng vì địa thế hiểm trở cũng như sự vững chãi của các tường thành mà tất cả những nỗ lực này đều không thành công. Nay Mehmed II một lần nữa chuẩn bị lực lượng vây đánh Constantinopolis, quyết tâm hoàn tất sự nghiệp dang dở của các bậc tổ phụ. Vì vậy không ngạc nhiên khi Mehmed rất khát khao làm chủ được Constantinopolis và biến nó thành thủ đô của Hồi giáo, điều này thể hiện qua hai câu nói:




"Trẫm chỉ có một mong muốn duy nhất. Hãy tặng Constantinopolis cho trẫm.

—Mehmed II, 

Thời đại hiện nay đã thay đổi rồi, ta muốn đi từ phía Đông sang phía Tây, cũng giống như trước kia người Tây phương đi đến Đông phương. Trên thế giới này chỉ có thể có một đế quốc, chỉ có thể có một tôn giáo, chỉ có thể có một vương quốc. Muốn thực hiện được sự liên hệ đó thì trên đời này không có địa phương nào thích hợp hơn là Constantinopolis.
—Mehmed II
Năm 1451, Mehmed ráo riết củng cố hải quân Ottoman, và chuẩn bị cuộc chinh phạt Constantinopolis. Ở eo biển Bosporus chật hẹp, trước kia Bayezid I đã xây thành Anadoluhisarı ở phần châu Á; Mehmed dựng nên một ngôi thành vững chắc hơn, Rumelihisarı ở phần châu Âu, thế là ông hoàn toàn làm chủ eo biển Bosporus. Để xây ngôi thành này, Mehmet hạ lệnh đánh thuế lên những chiếc thuyền chạy trong phạm vi tầm ngắm của đại bác họ. Một tàu thuỷ Venezia đòi ông phải ngưng làm việc đó, bị đánh chìm với một phát bắn.
Ngày 6 tháng 4 năm 1453, Mehmed II và quân đội bắt đầu vây thành Constantinopolis. Ngày 29 tháng 5 năm 1453, Mehmed và quân đội đến sát chân thành nhưng đã gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của quân hoàng đế Constantinus XI (1449_1453). Nhưng với ưu thế quá vượt trội về quân số cũng như trang bị, sau những cuộc giao chiến khốc liệt, quân Ottoman cuối cùng cũng tràn được vào thành. Tuyệt vọng, hoàng đế Constantinus XI thốt lên: “Thành đã mất thì ta còn sống làm gì nữa!” rồi xông thẳng vào biển quân Ottoman và hy sinh. Thế là thành Constantinopolis thất thủ. Quân Ottoman tàn phá ngôi thành và bắt 6000 người làm nô lệ.Nhưng sau đó, Mehmed thiên đô về Constantinopolis. Ngày 30 tháng 5năm 1453, Mehmed chuyển đại thánh đường St. Sophia thành một Hagia Sophia, một thánh đườngHồi giáo, và bắt đầu xây dựng một thủ đô mới.
File: Byzantine Constantinople eng.png
Bản đồ Thành phố Constantinopolis năm 1453 sau khi bị Mehmed II chiếm được từ tay Byzantine.
Sau chiến thắng Constantinopolis, Mehmed II xưng hiệu “Hoàng đế La Mã” (Kayser-i Rûm), dù điều này không được công nhận bởi các vương quốc Tây Âu, giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp hay các cộng đồng người Hy Lạp khác.

Chinh chiến ở châu Á

Cuộc chinh phạt Constantinopolis khiến cho Mehmed II chuyển sự chú ý của mình sang phía đông. Trước đó, ông cố của Mehmed là Bayezid I đã thống nhất được Tiểu Á, nhưng cuộc tấn công của Đế quốc Timur đã phá nát Vương quốc Ottoman và khiến các vương quốc của người Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Đông bán đảo Tiểu Á ly khai trở lại. Chính vì vậy, Mehmed II quyết tâm hoàn tất sự nghiệp dang dở của các bậc tổ phụ. Trước hết, ông chinh phạt các xứ của người Thổ, sau đó tiến lên phía Bắc và tiêu diệt Đế quốc Trebizond của người Đông La Mã vào 15/8/1461, vua cuối cùng của đế quốc rộng lớn này (1204_1461) là David đầu hàng. Tiếp theo, Mehmed II lại đánh nhau với xứ Ak Konyulu (hay còn được gọi là White Sheep) đang thống trị khu vực Đông Tiểu Á và Armenia. Lúc bấy giờ, với mục đích giảm nhẹ áp lực của Đế quốc Ottoman lên các thuộc địa của mình tại bán đảo Balkan, Cộng hòa Venezia đã xúi giục vua Ak Konyulu là Uzun Hasan (1453_1478) gây chiến với Mehmed, đồng thời viện trợ vũ khí cho Hasan. Để đối phó với Hasan, Mehmed II đã phải huy động một đạo quân hùng mạnh với rất nhiều nhân lực và vật lực của toàn đế quốc, ngay cả hai người con trai là Mustafa và Bayezid cùng với quan chưởng ấn cũng trực tiếp tham gia chiến đấu. Cuối cùng, quân Ottoman đại thắng trong trận Otlukbeli năm 1473.
Đến đây, Mehmed II đã nắm được quyền kiểm soát toàn bộ vùng Tiểu Á, đồng thời xây dựng vùng này thành khu vực trung tâm của đế quốc Ottoman và cả nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ sau này. Thật vậy, những chiến thắng quân sự liên tiếp của Đế quốc Ottoman đã biến người Thổ Nhĩ Kỳ từ một ngoại tộc thành dân tộc chủ thể của Tiểu Á. Có thể nói, việc chinh phạt của Mehmed tại châu Á đã xúc tiến cho sự thành hình của dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.


Chinh chiến ở châu Âu

Tiếp đó, năm 1460 Mehmed II lại xua quân xâm chiếm lãnh địa của người Byzantine ở châu Âu làMorea trên bán đảo Peloponnese. Đến năm sau, Mehmed lại xâm chiếm Đế quốc Trebizond ở châu Á. Kết quả là hai lãnh địa cuối cùng của người Đông La Mã đều nằm dưới sự cai trị của Đế quốc Ottoman. Cuộc chinh phạt Constantinopolis đã đem lại niềm vinh dự và thanh thế lớn cho người Thổ.
Quân Ottoman tiến về Đông Âu, tới cửa ngõ Beograd và bắt đầu nỗ lực đánh chiếm thành phố này từ tay tướng Janós Hunyadi trong Cuộc vây hãm Beograd năm 1456. Các tướng Hungary giữ được thành, quân Ottoman phải rút lui với tổn thất nặng nề. Dù vậy, cuối cùng thì người Thổ cũng chiếm được hầu hết Serbia.
Năm sau (1463), sau một cuộc tranh chấp về cống vật của vương quốc Bosnia, Mehmed II đã chinh phạt Bosnia và nhanh chóng toàn thắng, vua cuối cùng của Bosnia là Stjepan Tomasevic (1461_1463) bại vong và bị chém đầu.
Ông cũng gây chiến với chư hầu cũ của mình là vương công Vlad III Dracula xứ Wallachia. Năm 1462 Mehmed II đã gặt hái thảm bại khi bị Vlad III tấn công trong cuộc tấn công ban đêm. Thế rồi, Mehmed chuyển sang giúp đỡ anh trai Vlad là Radu để trả thù cho những thất bại của quân đội Ottoman trên mặt trận. Với sự hỗ trợ của người Thổ, Radu nhanh chóng tước đoạt lãnh địa Wallachia trong cùng năm đó và buộc Vlad III phải chạy trốn khỏi Wallachia.
Năm 1475, quân Ottoman giao chiến với Moldavia và bị hoàng đế Stefan III Đại đế (1457_1504) đánh tan tành trong trận Vaslui. Tuy nhiên đến năm 1476 Mehmed II trả được thù khi tiêu diệt gần như hoàn toàn quân đội ít ỏi của Moldavia trong trận Valea Albă. Tiếp đó ông tiến quân đến Suceava và cướp bóc, tàn phá thủ phủ của vùng này, mặc dù sau đó ông đã thất bại trong việc đánh chiếm lâu đài Suceava và pháo đài Piatra Neamţ. Đúng lúc đó thì một trận dịch bùng lên trong hàng ngũ quân Ottoman, đồng thời với nguồn nước trở nên thiếu hụt và hoàng thân Stefan III lại nhận được 3 vạn viện binh do cựu thù của Mehmed II, Vlad III Dracula chỉ huy. Mehmed II buộc phải bỏ dở chiến dịch và quân đội Ottoman triệt thoái.
Năm 1480, Mehmed II chinh phạt bán đảo Ý, để thực hiện mưu đồ “thống nhất Đế quốc La Mã cổ đại” của Mehmed. Thoạt đầu, quân Ottoman dễ dàng đánh chiếm thành phố Otranto vào năm 1480, nhưng ngay năm sau (1481) quân đội của Giáo hoàng đã đoạt lại vùng này sau khi Mehmed qua đời.
Trong những năm 1443 - 1468, Đế quốc Ottoman phải đối phó với cuộc khởi nghĩa của nhân dân Albania do Skanderbeg lãnh đạo. Skanderbeg nguyên là một nhà quý tộc Albania và là đại diện của nhà Ottoman tại Albania dưới thời Murad II. Nhưng thay vì phục vụ cho sultan, Skanderbeg đã vùng lên khởi nghĩa và cố gắng lôi kéo lực lượng của các hoàng thân Albania yêu nước, nhắm cùng đấu tranh chống lại ách đô hộ của nhà Ottoman. Cuộc khởi nghĩa này đã ngăn trở mưu đồ tấn công vào bán đảo Ý của Đế quốc Ottoman trong suốt một thời gian dài.


Kết quả

Những cuộc chiến của Mehmed II tại châu Âu chứng tỏ sự hiện diện của người Thổ ở đó không phải là nhất thời. Dưới thời Mehmed II, quân Ottoman chưa thể chiếm ưu thế trội hơn hẳn quân các nước vùng Balkan, nhưng cuộc chiến hãy còn tiếp diễn.
Kết quả của các cuộc chinh phạt trên là Mehmed đã nắm trong tay một Đế quốc Ottoman hết sức rộng lớn, gồm 28 tỉnh ở châu Âu và 21 tỉnh ở châu Á, bao trùm các phần đất của Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Albania, Armenia và một phần Ukraina. Đến cuối đời, Mehmet bắt đầu sử dụng danh xưng “chúa tể của hai đất và hai biển” (hai đất là Tiểu Á và Romania, hai biển là Aegean và Hắc Hải)

Các chính sách đối nội


Chính sách hành chính

Mehmed II sở dĩ có thể liên tục chiến thắng trên chiến trường, một phần là vì các đối thủ của ông là những thế lực phong kiến cát cứ hoặc các vương triều già nua đang suy sụp, nhưng cũng là nhờ ông có những biện pháp cai trị đất nước và quản lý quân đội rất hữu hiệu. Trong mọi sự vụ, ông luôn cực lực bài trừ thái độ lề mề chậm chạp, thiếu khí thế của các quan chức và luôn chú ý đến hiệu quả thực tế của công việc.Ông đã hợp nhất chính sách trị dân cũ của hoàng đế Đông La Mã với chính sách trị dân của hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ. Mehmed còn viết một cuốn sách tổng hợp các học thuyếtchính trị ở Đông La Mã và trong sách này, thuật ngữ 'chính trị' được dịch sang tiếng Ả Rập như “siyasah”.
Ngay trong năm đầu tiên cai trị, Mehmed II đã bắt tay vào cải tổ các cơ quan của triều đình, đặc biệt là ngân khố của quốc gia. Ông ra lệnh cho các quan viên thu thuế phải kiểm tra kỹ lưỡng sổ sách, rồi lại phái người đến kiểm tra các sổ sách này thêm một lần nữa. Bất cứ quan viên nào để sổ sách không rõ ràng đều bị cách chức chờ xét xử. Các cơ quan triều đình và địa phương cũng được cải tổ sâu rộng. Mehmet quy định ba cơ quan: Phủ Thái tểVăn phòng Tài vụ Đại thần và Văn phòng Chánh án Tối cao đều có quyền lấy danh nghĩa hoàng đế để ra các mệnh lệnh về hành chính, tài chính và tôn giáo. Tất cả những điều lệ về triều phục, địa vị, đãi ngộ,… của các quan viên đều được quy định chặt chẽ và ghi chép trong sách Nghi lễ.
Lúc này, triều đình Ottoman chia các quan chức ra làm hai loại: Nhân viên Nội đình bao gồm các sở Nội, Đốc sát, Tài chính, Đại sảnh, Tiểu sảnh chuyên lo việc sinh hoạt của hoàng đế và sinh hoạt trong cung, đảm nhiệm bởi các thái giám mặc áo dài trắng; nhân viên Ngoại đình gồm cố vấn của hoàng đế, thị vệ và các nhân viên triều đình chuyên lo việc sự vụ đất nước. Ở Trung ương gọi là hội nghị Quốc vụ, thành viên gồm cả tể tướng, chánh án Tối cao, tài chính Đại thần và thư ký Quốc vụ. Cơ quan này sẽ họp bàn với vua trong vòng mấy tiếng đồng hồ vào mỗi thứ bảychủ nhậtthứ hai và thứ ba hàng tuần. Còn ở sự vụ ở địa phương, bao gồm cả việc trưng binh trong thời chiến sẽ do những viên tổng trấn đảm nhiệm.


Chính sách quân sự

Về quân sự, Mehmed II cũng tiến hành nhiều cải cách. Dưới triều của ông, quân đội Ottoman mới được chia làm bộ binh (Akincis), kỵ binh và hải quân.
Bộ binh là nòng cốt của quân đội Ottoman. Trong chiến đấu, bộ binh cùng gươm và cung tên tác chiến cùng với kỵ binh, hoặc tập hợp thành các đội pháo binh để công phá thành lũy. Kỵ binh rất được Mehmed quan tâm, vì thời bấy giờ tác chiến chủ yếu dựa vào kỵ binh. Số kỵ binh do các lãnh chúa phong kiến cung cấp cho quân đội. Ngoài ra, Mehmed cũng tổ chức một đội kỵ binh thường trực, tuyển mộ từ Cấm vệ quân hoặc những người hầu.
Hải quân Ottoman mãi tới thời sultan Mehmed II mới được xem là một lực lượng chính quy, và nó bắt đầu phát triển mạnh mẽ cũng vào thời của ông. Mehmed đã bắt đầu cho xây dựng một số xưởng đóng thuyền chiến trên các cảnh ven bờ biển để gia tăng số lượng hải thuyền của đế quốc. Nguyên nhân của việc này là nhằm hoàn thành việc vây hãm, cô lập Constantinopolis và khống chế hải lộ trên biển Đen và biển Aegean. Kết quả, trong một thời gian ngắn Ottoman đã có một lực lượng hải quân to lớn gồm ba bốn trăm chiếc thuyền, đủ sức đương đầu với các hạm đội Tây Ban NhaPháp vàcộng hòa Venezia đương thời. Trong trận Constantinopolis, hải quân Ottoman đã đóng một vai trò rất quan trọng.
Pháp luật và quan hệ phong kiến dưới thời Mehmed II
Mehmed II đã ban bố bộ luật đầu tiên của đế quốc Ottoman. Bộ luật này đã xác định nghĩa vụ của người nông dân đối với lãnh chúa phong kiến, đồng thời xác định chế độ phân phối ruộng đất phong kiến của đế quốc.
  • Thân phận người nông dân: theo bộ luật, người nông dân phải đóng đủ thứ tô thuế nặng nề cho lãnh chúa, đồng thời còn phải đi phu tải lương cho chúa phong kiến và làm việc bảy ngày không công trên đất của chúa phong kiến hàng năm. Nếu người nông dân để ruộng đất bỏ hoang trong một năm thì chúa phong kiến có quyền tịch thu nhà cửa ruộng đất của họ, đồng thời đánh thuế nặng trên phần đất này để bù vào tổn thất của mình. Tất cả những điều này có mục đích là buộc chặt người nông dân với ruộng đất.
  • Phân chia ruộng đất: ruộng đất được chia làm 3 loại: của Giáo hội, của quốc gia và của tư nhân. Trong đó ruộng đất của quốc gia là lớn nhất. Ruộng của quốc gia lại được chia làm 3 loại nhỏ. Loại thứ nhất là ruộng của hoàng gia và các đại thần, mỗi năm thu nhập vào khoảng 10 vạn akche (đơn vị tiền tệ Ottoman, thời đó 1 akche mua được 7 kg bột mì). Số ruộng hai loại kia được cấp phát cho các địa chủ bậc trung (thu nhập hằng năm từ 2 vạn - 10 vạn akche) và bậc nhỏ (thu nhập hằng năm 2000 - 1 vạn akche), tính tổng cộng có chừng 1 vạn địa chủ loại này. Các lãnh chúa phong kiến có nghĩa vụ phải nộp thuế và cống phẩm cho vua, trưng tập kỵ binh (trong thời chiến) và phải vâng theo mệnh lệnh của vua. Số lãnh chúa này tạo nên nền tảng thống trị của đế quốc.


Chính sách tôn giáo


Giáo trưởng Gennadios Scholarios (1454_1465) và Mehmed II.
Có một điều đáng chú ý là thái độ của Mehmed II đối với tôn giáo rất là khoan dung và rộng rãi so với nhiều bậc đế vương cùng thời. Ông đã chấp nhận Chính thống giáo Đông phương, cho phép cho các giáo trưởng Thiên Chúa giáo truyền đạo ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông đối xử rất khoan hồng với giáo dân và giáo hội Thiên Chúa giáo tại Constantinopolis và trên toàn đế quốc. Mehmed II cho phép cộng đồng Thiên Chúa giáo được tự trị ở Constantinopolis, và ông bổ nhiệm một cựu giáo trưởng Constantinopolis có quan điểm bất đồng với hoàng đế Constantinus XI làm tổng giám mục của thành phố. Sau khi quân Ottoman chiếm Constantinopolis, tất nhiên là nhiều thánh đường Thiên Chúa giáo bị phá bỏ hoặc đổi thành thánh đường Hồi giáo (ví dụ đại thánh đường St. Sophia nổi tiếng ở Constantinopolis đã bị đổi thành thánh đường Hồi giáo Hagia Sophia), nhưng phần lớn những thánh đường Thiên Chúa giáo khác vẫn tồn tại. Dưới sự lãnh đạo của tổng giám mục, họ có quyền tự trị về mặt tôn giáo, văn hóa và có một hệ thống pháp luật riêng (tất nhiên là họ vẫn phải tuân theo một số luật chung của đế quốc Ottoman). Thậm chí họ còn khỏi phải đi binh dịch và được phép mở trường học riêng để dạy bằng ngôn ngữ dân tộc.[4] Tuy nhiên ông chỉ cho phép các tín đồ Chính thống giáo Đông phương được sống ở Constantinopolis, trục xuất di dân đến từ Genova và Venezia cũng như các tín đồ Hồi giáo và Do Thái giáo ra khỏi thành phố này.
Về sau, Mehmed cũng cho phép giáo hội Thiên Chúa giáo của người Armenia, giáo hội Do Thái giáo của người Do Thái và giáo hội Hy Lạp cũng được hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật của đế quốc Ottoman. Tất cả các giáo hội này được gọi là millet, (tạm dịch là tập đoàn hoặc dân tộc có tín ngưỡng đặc thù trong đế quốc Ottoman) mỗi millet do một lãnh tụ đứng đầu, có trách nhiệm trưng thu thuế cho hoàng đế Ottoman và đảm bảo các giáo dân biết giữ pháp luật và trung thành với triều đình Osman. Các millet ngoài việc chịu chung nghĩa vụ binh dịch, thuế má, tất cả phần còn lại đều được Mehmed cho phép tự trị. Những giáo dân trong millet khi phạm tội cũng chỉ bị xét xử trong các tòa án riêng của millet và chỉ chịu phạt theo luật riêng của millet, trừ những tội có dính đến trị an và hình sự thì phải bị trừng trị theo luật chung của đế quốc. Chính miệng ông đã nói với lãnh thụ người Serbia rằng:
Bên cạnh một nhà thờ Hồi giáo, đều phải xây dựng một nhà thờ Thiên Chúa giáo, dân chúng của ông có thể cầu nguyện trong nhà thờ.

—Mehmed II, 
Mehmed cũng đã tuyển mộ đội tân binh đến từ Devshirme. Trong đội quân này có nhiều giáo dân Thiên Chúa giáo trẻ tuổi. Đội quân này được chia làm 2 nhóm: các lính tráng có đủ tư cách nhất sẽ được phục vụ nhà vua trong cung điện; những người kém tài hơn nhưng có thể lực tốt thì sẽ được gia nhập toán Cấm vệ quân janissary của vua.


Văn hóa - Giáo dục


Tranh vẽ Mehmed II, trong Tập ảnh Sarayi
Ngay từ thời niên thiếu, Mehmed II đã bộc lộ một sự yêu thích đặc biệt về văn học và nghệ thuật. Sau này khi lên làm vua, ông mời nhiều danh họa Ý, người theo chủ nghĩa nhân văn và nhà triết học Hy Lạp đến cung điện, nói đúng hơn là chung quanh Mehmed thường tụ tập rất nhiều văn nhân học giả, cùng nhau bàn chuyện quốc sự hay làm thơ, vẽ tranh. Mehmed II cũng đã sáng tác một tập thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và miêu tả những khung cảnh hoành tráng trên chiến trường. Đặc biệt, Mehmed đã phá vỡ thông lệ “không sùng bái hình nộm” của đạo Hồi, mà mời nhiều danh họa nổi tiếng ở Ý về vẽ chân dung cho ông. Một trong số họ chính là họa sĩ Gentile Bellini người Venezia, đã vẽ một bức chân dung nổi tiếng của Mehmet II.[7] ông đã ra lệnh sưu tập nhiều bức danh họa nổi tiếng của đế quốc Đông La Mã cũng như những bức họa nổi tiếng khác trên thế giới. Đáng chú ý, trong số những bức họa được triều đình Ottoman cất giữ từ thời Mehmet II trở đi, có nhiều bức họa đời nhà Minh của Trung Quốc đương thờ.
Giáo dục cũng là một mặt được Mehmed II quan tâm. Ông đã đầu tư xây dựng nhiều thư viện, trường học… tại kinh đô mới Constantinopolis. Chỉ riêng tại thánh đường Hồi giáo The Conqueror, Mehmed đã cho dựng lên bốn trường cao đẳng kinh văn xung quanh. Đồng thời ông cũng cho xây một trường học nội cung mới tại địa điểm của cung vua cũ ở Constantinopolis, nhằm đào tạo những quan viên được huấn luyện bài bản về mặt hành chính, bù đắp vào nhu cầu ngày càng tăng về các quan chức hành chính do cương thổ đế quốc càng lúc càng mở rộng. Học sinh chủ yếu là các tù binh 10-15 tuổi hoặc các thanh thiếu niên ở các giáo khu Thiên Chúa giáo. Chương trình học kéo dài 10-12 năm, bao gồm các môn như ngữ vănvăn họcnhạcpháp luật,thần họcquân sựtoántriết họcquản lý học và quản lý hành chínhthuế vụtài chính… Những học sinh nào không qua được các kỳ kiểm tra sẽ bị đuổi học ngay. Bản thân Mehmed II cũng thường đến thăm hỏi tiến độ học tập của các học sinh trong trường.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, Mehmed II không ngại tốn kém, cho vời nhiều học giả nổi tiếng trong giới Hồi giáo cũng như tại châu Âu thời đó về giảng dạy tại các ngôi trường của Ottoman. Có dạo, khi ông vời được một nhà thiên văn nổi tiếng người Trung Á về thủ đô Constantinopolis, ngay lập tức tại ngoại ô Constantinopolis liền tiến hành xây dựng một ngôi trường lớn về toán học và một đài thiên văn bên cạnh.


Qua đời

Giống như nhiều vị đế vương khác, trong thời kỳ cai trị của mình Mehmed II luôn luôn phải đối phó với những cuộc đấu tranh quyền lực trong triều đình. Đặc biệt nghiêm trọng, năm 1472 các đại thần phản loạn từng tổ chức âm mưu phế bỏ Mehmed để lập Cem, một đứa con nhỏ của ông lên ngôi, nhưng may mắn thay âm mưu bị phát hiện và những người dính líu đều bị trừng phạt. Vì vậy, từ một vị vua cởi mở, ưa kết giao, Mehmed II về cuối đời trở nên hết sức đa nghi. Ông đã sắp xếp rất nhiều biện pháp nhằm bảo vệ sự an toàn của bản thân. Ví dụ ông không cho bất kỳ ai mang vũ khí khi vào cung, kể cả những cận vệ của ông cũng phải vào tay không. Khi ăn ông không bao giờ ngồi chung bàn với người khác, và món ăn nào ông cũng bắt thuộc hạ nếm thử, khi biết không có độc ông mới ăn. Ông cũng xây dựng rất nhiều cụm bố phòng quanh cung điện. Để đề phòng bị giết hại khi tắm, ông đã đặt nhiều thiết bị phòng vệ chung quanh nhà tắm, và các cửa vào nhà tắm chỉ có thể từ trong mở ra, người ngoài không vào được. Cánh cửa cuối cùng còn lắp đặt máy bắn tên tự động.
Theo "Thập đại tùng thư", đề phòng kỹ như vậy Mehmed vẫn chết do bị ám sát. Cụ thể, Mehmed II bị sát hại tại Hunkârçayiri gần Gebze, Constantinopolis ngày 3 tháng 5 năm 1481 lúc mới 52 tuổi,được tin là do bị các thái y gốc Do Thái đầu độc, còn kẻ chủ mưu là thái tử Bayezid, do Bayezid quá nông nóng kế thừa vương vị. Tình cảnh chết của ông rất thê thảm, cả mũi và miệng đều trào máu. Tương truyền trong thời gian này ông đang điều động binh mã đến miền Bắc Tiểu Á để chuẩn bị một cuộc viễn chinh, nhưng cái chết bất ngờ của ông đã khiến nó cùng với Mehmed vĩnh viễn nằm sâu dưới ba tấc đất.
 Hậu duệ:
Vợ:Amina Gul-Bahar
Gulshah Hatun
 Sitti Mukrime Hatun
Hatun Çiçek
Helene Hatun
Anna Hatun
Hatun Alexias
Con:
Cem Sultan (1465_1495)
Mustafa
Gevher Sultana



Bayezid II

Beyazid II.jpg
Sultan Bayezid II
Bayezid II (tiếng Thổ Nhĩ KỳII.Bayezit hay II.Beyazit1447 – 1512) là vị vua thứ 8 của Đế quốc Ottoman đã trị vì từ 1481 đến 1512. Dưới triều đại ông, đế quốc Ottoman có lãnh thổ rộng khoảng 2.375.000 km².

Tiểu sử

Tiểu sử

Vua Bayezid II sinh ở Dimetoka ngày 3 tháng 12năm 1448. Ông là con của Mehmed II. Thân mẫu ông là Mukrime Hatun. Bayezid là một con người dũng cảm, mộ đạo và điềm tĩnh. Giống tất cả các hoàng tử của đế quốc Ottoman, Bayezid được giáo dục bởi nhiều danh nhân thời đó.
Ông mới 7 tuổi khi trở thành tỉnh trưởng Amasya, một trung tâm văn hóa và học vấn kể từ thời nhà Seljuk. Thành phố này là một nơi lí tưởng để dạy dỗ cho thái tử.
Vua Bayezid II mộ đạo và rất giỏi về văn học. Ông mời nhiều thi sĩ nổi tiếng đến cung điện. Ông là một vị vua nhân ái và vì vậy ông hay giúp đỡ người nghèo. Ông nói giỏi tiếng Ả Rập và Ba Tư, sau đó, ông còn tìm hiểu về tiếng địa phương Catagay và Uygur. Ngoài ra, ông còn học về triết học và toán học
Năm 1484, Bayezid II bất ngờ đánh chiếm pháo đài Chilia Nouǎ và Cetatea Albǎ  của vua Stefan III Moldavia. Nhưng đến 16 tháng 11 năm 1485, ông bị thất bại trước quân Moldavia tại hồ Cătlăbuga và tại Șcheia trên sông Siret. Cuộc chiến kéo dài mãi tới năm 1503, khi quân Moldavia rệu rã, 20 tháng 8 năm 1503, Bayezid II ký một hiệp ước với Stefan III, theo đó Moldavia phải cống nạp hàng năm cho Đế quốc Ottoman đổi lại Moldavia được tự quyết mọi vấn đề của mình.
1499-1503, ông giành thắng lợi trong cuộc chiến với Venezia . Trong cuộc chiến này, quân của Bayezid II giành chiến thắng và chiếm toàn bộ bán đảo Peloponese (Hy Lạp). Ngoài ra, ông còn đem quân phản kích cuộc nổi loạn của quân Qizilbash có Shah nhà Safavid Ismail I hỗ trợ. Ở châu Âu, ông cũng gửi quân đội sang giúp vương quốc Granada chống lại cuộc "Tái chinh phục" của vua Castile _Aragon. Khi vương quốc Granada bị tiêu diệt, Sultan cuối cùng của vương quốc này thuộc nhà Nasrid cùng với 6000 dân và quân đội sang định cư ở Ottoman và họ được Bayezid II đồng ý cho ở.

Ngày 24 tháng 4 năm 1512 ông bị con trai là Selim I lật đổ. Bayezid II mất một tháng sau đó, ngày 26 tháng 5 năm 1512.

Con cái

  • Con trai:
    • Mahmud
    • Ahmed (1465_1513)
    • Seyidsah
    • Selim I - Sultan thứ 9 của Đế quốc Ottoman
    • Mehmed
    • Korkud
    • Abdullah
    • Alimsah
  • Con gái:
    • Aynisah
    • Gevher
    • Muluk
    • Hatice
    • Selcuk
    • Huma


Selim I

Chân dung Selim theo minh họa trong sách A Series of Portraits of the Emperors of Turkey (Tập ảnh các Thổ hoàng) của John Young (xb 1815)
Sultan Selim I
Selim I (tiếng Thổ Nhĩ KỳI. Selim10 tháng 10,1465 – 22 tháng 91512) là vị vua thứ 9 của đế quốc Ottoman, trị vì từ năm 1512 đến 1520. Ông là một vị vua tài ba trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, người đã sát nhập vùng Trung Đông vào đế quốc của mình sau một loạt chinh chiến.
Vì tính khí tàn bạo, ông có ngoại hiệu là Yavuz Sultan Selim, dịch là Selim the Stern trong tiếng Anh, và tạm dịch là 'Selim Hà khắc' trong tiếng Việt.

Tuổi trẻ

Selim chào đời năm 1465 tại Amasya, là con trai của Bayezid II (1481-1512) và là cháu nội của Mehmed II (1444-46 rồi 1451-81). Mẹ của Selim là Aysha Hatun. Selim được mô tả là một con người cao to, và rất giỏi về cưỡi ngựa và đánh kiếm. Thuở nhỏ, ông theo học Mevlana Abdulhalim, một nhà giáo có tiếng ở kinh thành. Dưới triều đại Bayezid II, Selim được vua cha phong làm quan Tổng trấn Trabzon. Tại đây, ông được học hỏi thêm về phương pháp cai trị cũng như hệ thống quân sự của nhà nước phong kiến Ottoman.

Chiến tranh với Gruzia

Thấy vua nước Gruzia láng giềng là David X (1505-1524) nhà Kartili có nhiều hoạt động chống lại nhà Ottoman, Selim đã ba lần ra quân đánh nước này. Quân Ottoman toàn thắng, và chiếm giữ KarsErzurum và Artvin (1508). Hầu hết người Gruzia sống ở các vùng đất này đều cải đạo Hồi.

Sự nghiệp


Lên ngôi

Năm 1502Ismail I sáng lập nhà Safavid ở Ba Tư. Ismail I vốn là một người theo hệ phái Shia của đạo Hồi, đã tiến hành xâm lấn lãnh thổ đồng thời truyền bá Shia vào Ottoman thuộc hệ phái Sunni. Hay tin, Bayezid II cho quan quân đi đánh dẹp, nhưng không nổi. Thậm tệ nhất là khi tể tướng của triều đình Ottoman là Ali Pasha chết trong khi dẹp giặc.
Thấy sự yếu kém của nhà vua, các quan quyết định phế Bayezid II và thay vào đó là con thứ của vua, Ahmed, người mà họ tin sẽ là một vị vua mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh giành quyền kế vị bùng nổ giữa Ahmed và Selim. Kết quả là Selim, với sự giúp đỡ của toán Cấm vệ quân Janissary, giành chiến thắng, còn Ahmed bại vong. Sau đó, các quan dự định mời con thứ sáu của vua là Korkut lên ngôi, nhưng toán Janissary từ chối. Ngày 25 tháng 4 năm 1512, Bayezid II ban chiếu thoái vị và truyền ngôi cho Selim. Thế là ông lên ngôi, trở thành vua thứ 9 của nhà Ottoman. Ngay lập tức, ông xử tử các anh em của mình, và cả các con của họ.

Cuộc chinh phạt Ba Tư

File: Sekumname1525 Chaldiran battle.jpg
Trận Chaldrian (1514), quân của Selim I đánh bại hoàn
toàn quân của Ismail I Ba Tư.
Sultan Selim I có tham vọng xâm chiếm vùng Trung Đông và tiếp tục những cuộc chinh phạt của ông nội là sultan Mehmed II. 
Thoạt đầu, ông cất quân xâm lược Đế quốc Ba Tư, để ngăn chặn sự truyền bá giáo phái Shia vào lãnh thổ Ottoman. Sultan Selim I và vua Ismail I nhà Safavid đã gửi nhau nhiều tối hậu thư.
Ngày 23 tháng 8 năm 1514, hai vua thân chinh đối nhau trong trận Chaldiran nổi tiếng. Selim - với 60.000 - 212.000 quân, đã đại phá 312.000 - 40.000 quân của Ismail. Ismail bị thương, và vợ của vua này bị bắt làm con tin. Sau đó, quân đội Ottoman tạm thời chiếm Tabriz, kinh đô của đế quốc Ba Tư.


Cuộc chinh phạt Ai Cập


Sau chiến thắng Chaldiran, Selim I chuyển chú ý của mình sang Ai Cập do nhà Mamluk cai trị. Thế rồi, ông đã cất quân xâm lược Ai Cập, rồi đập tan quân Mamluk trong trận Marj Dabiq gần Aleppo(1516). Vua nhà Mamluk là Al-Ashraf Qansuh al-Ghawri bại vong và quân Ottoman chặt lấy đầu al-Ghawri. Cùng năm ấy, con al-Ghawri là Tuman bay II lên thay vua cha.
Sau chiến thắng Marj Dabiq, quân Ottoman chiếm SyriaPalestine ngày nay.
Bản đồ đế quốc Ottoman thời Selim I
Sang năm sau (1517) Selim tiến vào Cairo, và thắng quân Mamluk tại Ridanieh, bắt giết Tuman bay. Kinh đô Cairo thất thủ, Ai Cập, cùng với hai thành phố thánh địa Hồi giáo là Mecca và Medinah sáp nhập vào đế quốc Ottoman. Selim I xưng làm Hakim un Haremeyn (Vua của hai miền đất thánh) hayKhadim un Haremeyn (The Servant of The Two Holy Shrines).
Sau cuộc chinh phạt Ai Cập và các miền đất thánh năm 1517, Selim I đã bắt vua nhà Abbasid của Cairo là Al-Mutawakkil III (lên ngôi năm 1509) phải nhường ngôi khalip, đồng thời phải giao chiếc áo choàng và thanh gươm - của thánh Muhammad đạo Hồi - cho ông. Mutawakkil III đồng ý, và kể từ đó, Selim I - cũng như các Sultan  nhà Ottoman kế vị, đều xưng làm khalip.
Trong các năm 1515 - 1517 Selim I đã biến Ottoman thành đế quốc hùng mạnh nhất của thế giới Hồi giáo.


Qua đời


Selim trên giường bệnh
Selim I Yavuz qua đời tại Corlu, Erdine năm 1520, hưởng thọ 55 tuổi, ở ngôi 8 năm. Tương truyền trong thời gian này ông đang chuẩn bị chinh phạt đảo Rhodes ở Hy Lạp.
Nghe tin vua cha qua đời, quan Tổng trấn Manisa là Suleiman 25 tuổi lên thay, xây dựng đất nước hùng mạnh. Đó là vua Suleiman I.




























Suleiman I

Suleiman I (Tiếng Thổ Ottoman: سليمان Sulaymān,tiếng Thổ Nhĩ KỳI. Süleyman; được biết phổ biến nhất với cái tên Kanuni Sultan Süleyman) (6 tháng 11 năm 1494 – 5/6/7 tháng 9 năm 1566) là vị Sultan thứ 10 và trị vì lâu dài nhất của đế quốc Ottoman, từ năm 1520 đến khi qua đời năm 1566. Ông được biết đến ở phương Tây với cái tênSuleiman Đại đế (Muhteşem Süleyman trong tiếng Thổ Nhĩ KỳSuleimanus Magnificus trong tiếng Latinh) và Nhà làm luật (Kanuni trong tiếng Thổ; tiếng Ả Rập:القانونى, al‐Qānūnī), cái tên bắt nguồn từ công cuộc tái xây dựng hệ thống pháp luật nhà Ottoman của ông.
Suleiman I trở thành một vị vua lỗi lạc của châu Âuvào thế kỷ XVI, là người làm nên sự tột đỉnh vinh quang của nền quân sự, chính trị và kinh tế của đế quốc Ottoman. Ông phát động 13 cuộc chiến tranh và thường thân chinh cầm quân trên chiến trường. Ông đã mở đầu triều đại mình với cuộc chinh phạt thành Beograd vào ngày 30 tháng 8năm 1521. Ông tiếp tục chinh phạt các vùng đấtKi-tô giáo như Ródos và phần lớn Hungary, cho đến khi vây hãm Viên thất bại năm 1529. Ông còn thôn tính phần lớn vùng Trung Đông trong các cuộc chiến với Ba Tư, và một phần lãnh thổ rộng lớn ở Bắc Phi xa về phía Tây đến tận xứ Algérie. Dưới triều đại ông, Hải quân Ottoman làm chủ phần lớn các vùng biển từ Địa Trung Hải tới Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư. 
Vua Suleiman đích thân cải tổ lại luật pháp về xã hội, giáo dục, thuế má và hình phạt đối với kẻ phạm tội. Bộ luật của ông (được gọi là Kanun) được triều đình Ottoman áp dụng trong nhiều thế kỷ sau đó. Không những là một thi sĩ và một thợ kim hoàn; ông còn là một nhà bảo trợ lớn của nền nghệ thuật, chính ông đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên một thời kì vàng son của nềnmỹ thuậtvăn học và kiến trúc của đế quốc Ottoman. Suleiman nói được 4 thứ tiếng: Ba TưẢ RậpSerbia và Chagatay (nguồn gốc cổ nhất của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ).
Vua Suleiman đã phá vỡ truyền thống vốn có của đế quốc khi ông cưới Roxelana, một phụ nữ trong hậu cung và phong bà làm Hürrem Sultan; những âm mưu trong triều và quyền lực lớn khiến cho bà trở nên nổi danh. Con trai của Suleiman và Roxelana là Selim II lên kế vị năm 1566, khi ông qua đời sau 46 năm trị vì.

Tước hiệu đầy đủ


Suleiman có tước hiệu đầy đủ là

  • Thánh thượng Đại sultan, Vua của Hoàng gia Osman, Sultan của các sultan, Hãn của các Hãn, Người dẫn dắt các tín đồ và Người kế vị của nhà Tiên tri của Vạn vật, Người bảo hộ của ba thánh địa Mecca, Medina và JerusalemHoàng đế của ba thành phố Constantinopolis, Hadrianopolis và Bursa, của các thành phố Damascus và Cairo, của toàn Azerbaijan, người Magris, của Barka, của Kairuan, của Aleppo, của Iraq thuộc Ả Rập và của Ajim, của Basra, của El Hasa, của Dilen, của Raka, của Mosul, của Parthia, của Diyarbakır, của Cicilia, của những tỉnh Erzurum, của Sivas, của Adana, của Karaman, Van, của Berber, của Abyssinia, của Tunisia, của Tripoli, của Damascus, của Síp, của Rodós, của Candia, của tỉnh Morea, của biển Marmarabiển Đen và các bờ biển, củaTiểu Á, của các xứ Rumelia, BagdadKurdistanHy Lạp, Turkistan, Tartary, Circassia, của 2 miền đất Kabarda, Gruzia, của các đồng bằng nơi người Kypshak sinh sống, của toàn quốc gia người Tartar, của xứ Kefa và của tất cả các xứ láng giềng, của xứ Bosnia và những phần phụ thuộc, của thành phố và pháo đài Beograd, của tỉnh Serbia, với tất cả những lâu đài, pháo đài và thành phố, của toàn xứ Albania, của toàn xứ Iflak và xứ Bogdania, và cả những biên giới và vùng lệ thuộc, và nhiều quốc gia và thành phố khác.


Thiếu thời


Suleiman ra đời khoảng ngày 6 tháng 11 năm 1494 tại Trabzon dọc theo bờ biển Hắc Hải. Mẹ ông làHoàng thái hậu Ayşe Hafsa Sultan tức Hafsa Hatun Sultan, qua đời năm 1534.[7] Khi lên 7 tuổi, ông được học về khoa họclịch sửngữ vănthần học và sách lược quân sự trong các phòng học ởHoàng cung Topkapı tại Constantinopolis. Suleiman kết bạn với Ibrahim, một nô lệ sau được phong làm Đại Vizia.

Năm 17 tuổi, ông được cử đi làm Tổng trấn thành Kaffa (Theodosia) rồi thành Sarukhan (Manisa), và sống tại Erdine trong một thời gian ngắn. Sau khi vua cha Selim I qua đời, Suleiman về kinh đô Constantinopolis và lên ngôi, trở thành vị Sultan thứ 10 của đế quốc Ottoman. Sứ thần Venezia làBartolomeo Contarini đã miêu tả về ông:
Ông đã 25 tuổi, dáng người cao, nhưng rắn rỏi, và thanh tú. Cổ ông hơi cao, khuôn mặt gầy gò với chiếc mũi diều hâu. Ông có chút ria mép và một bộ râu quai nón hẹp; tuy thế mà khuôn mặt ông rất dễ nhìn, mặc dù da ông gần như tái nhợt. Ông được tung hô là Thánh thượng uyên bác, học rộng, và cả triều thần đều hy vọng ông sẽ là một minh quân. Khăn quấn trên đầu ông phải nói là rất lớn.
—Bartolomeo Contarini[10]
Nhiều sử gia cho rằng thuở nhỏ Suleiman thán phục Alexandros Đại đế. Sau này, ông đã noi gương sự nghiệp lẫy lừng của Alexandros Đại đế bằng những cuộc chinh phạt ở châu Á, châu Âu và cả châu Phi.


Mở mang bờ cõi


Suleiman khi còn là thanh niên.


Chiến tranh ở châu Âu

Tin tức về sự thất thủ của Beograd - một thành lũy quan trọng của các thế lực Ki-tô giáo - nhanh chóng lan khắp châu Âu. Một sứ thần của đế quốc La Mã Thần thánh tại Constantinopolis viết:[15]
Việc Beograd bị quân Ottoman chiếm là ngọn nguồn của mọi bi kịch xảy ra với Hungary sau đó. Nó dẫn đến cái chết của vua Lajos, đến việc thành Buda thất thủ, việc xứ Transylvania bị chiếm đóng, sự hủy diệt của một vương quốc phồn thịnh và nỗi sợ hãi của các quốc gia lân cận rằng họ có thể cũng sẽ chịu một số phận tương tự…
Con đường tiến vào Hungary và Áo rộng mở, nhưng Suleiman lại chuyển tầm nhìn sang đảo Ródos ở miền đông Địa Trung Hải, nơi hoạt động của các Hiệp sĩ Cứu tế, hoạt động như cướp biển của họ gần Tiểu Á và vùng Levant đã là một vấn đề nhức nhối đối với người Ottoman trong nhiều năm. Mùa hè năm 1522, thấy mình có khả năng lãnh đạo hải quân mà ông thừa hưởng từ cha, Suleiman phái một hạm đội gồm 400 chiến thuyền, phần mình thì dẫn 10 vạn quân vượt Tiểu Á để đến vùng đối diện đảo Ródos. Sau 5 tháng vây hãm với nhiều trận đánh khốc liệt, Ródos đầu hàng. Các Hiệp sĩ đảo Ródos được Sultan Suleiman I cho phép rút lui yên bình khỏi đây. Họ thiết lập một căn cứ mới ở đảo Malta sau đó.
File: Trận Mohacs 1526.png
Trận Mohac (1526) quân Ottoman đánh bại quân Hungary, giết chết vua 
Lajos II
Thấy quan hệ giữa Hungary và đế quốc Ottoman trở nên xấu hơn, Suleiman I tiếp tục chiến dịch ở Đông Âu và vào ngày 29 tháng 8 năm 1526, ông đánh bại vua Hungary là Lajos II (1506 – 1526) trong trận đánh tại Mohács, Quân đội Hungary bị hủy hoại, còn bản thân vua Lajos II Jagiellon cũng tử vong. Ông ta là vị vua độc lập cuối cùng của xứ Hungary và Bohemia. Thảm bại tại Mohács sau cùng là cái chết của Lajos II khiến cho sức kháng cự của Hungary nhanh chóng sụp đổ; và đế quốc Ottoman trở thành một cường quốc thống trị tại Đông Âu. Theo sử sách, khi trông thấy thi thể bất động của Lajos II, Suleiman I đã tỏ thái độ thương cảm với ông vua xấu số:
“Ta vốn đem quân đội đến để chống lại hắn; nhưng ta không hề có ý muốn kết liễu cuộc đời của hắn trong khi hắn chỉ vừa mới cảm nhận được hương vị ngọt ngào của cuộc sống và của vương vị”.
Hôm sau nhà vua Ottoman viết vào nhật kí của ông:
“Trẫm ngự trên ngai cao, các vizia và bey bái lạy, 2.000 tù binh bị thảm sát, mưa đổ như trút”.
Sau chiến thắng, vào ngày 10 tháng 9 năm 1526, ông chiếm được thành Buda (Ofen) mà không gặp phải bất kỳ một sự kháng cự nào.[22] Nhưng dưới quyền Karl V và em là Ferdinand, Đại công tước Áo, triều đình Habsburg đã đoạt lại Buda (1527) và chiếm lĩnh Hungary. Kết quả là Suleiman I lại phải vượt thung lũng sông Danube, lấy lại Buda vào ngày 8 tháng 9 năm 1529. Mùa thu năm đó, ông xua 125000 quân Thổ Nhĩ Kỳ - Hungary chinh phạt nước Áo và vây hãm kinh thành Viên từ tháng 9 đến tháng 10. Đó là chiến dịch quân sự tham vọng nhất của đế quốc Ottoman thời đó và cũng đánh dấu điểm xa nhất mà cường quốc này vươn tới Trung Âu. Nhưng rồi, chỉ với một đạo quân thủ thành chừng 16 nghìn binh sĩ đế quốc Áo khiến Suleiman nếm phải thất bại đầu tiên, và cũng từ đó gieo mối hận thù dai dẵng giữa hai nước, tồn tại mãi cho tới tận đầu thế kỷ XX.Vào ngày 16 tháng 10năm 1529, mùa đông đến, nhà vua Ottoman rút quân khỏi Viên. Sau đó, vào năm 1532 Suleiman I cũng thử tấn công thành Viên lần thứ hai nhưng cũng không thành. Nguyên do của hai lần thất bại một phần lớn là vì thời tiết xấu nên quân đội Ottoman không thể đem đầy đủ thiết bị công thành cần thiết đến chiến trường.

Vua Hungary là János II Zsigmond gặp Suleiman năm 1556.
Vào thập niên 1540 sự thay đổi của chiến sự ở Hungary đã khiến Suleiman I có thời cơ để trả thù cho chiến bại tại thành Viên. Một số quý tộc Hungary tôn Ferdinand, Đại công tước Áo (1519 - 1564) làm vua Hungary. Ferdinand là chồng của Anna Jagellonica, chị gái Lajos II, và một hiệp ước trước đó đã quy định nếu Lajos II chết mà không có con nối dõi thì Ferdinand làm vua Hungary. Tuy nhiên, một bộ phận khác vẫn trung thành với nhà quý tộc János Szapolyai, người được Suleiman I ủng hộ nhưng các thế lực Ki-tô giáo châu Âu không công nhận.
Năm 1541 chiến tranh Ottoman-Habsburg lại nổ ra, nhà Habsburg xua quân tấn công Buda. Suleiman I phản công và nhanh chóng đánh đuổi được quân của Ferdinand, đế quốc La Mã Thần thánh lại để mất thêm nhiều thành trì khác và họ chỉ còn nắm giữ được miền bắc Hungary. Kết quả là Ferdinand và Karl buộc phải ký một hiệp ước 5 năm với đế quốc Ottoman, theo đó Ferdinand từ bỏ ngôi vua Hungary và phải triều cống hàng năm cho Sultan, với tư cách là một lãnh chúa trên lãnh thổ Hungary. Ngoài ra trong hiệp ước còn có điều khoản quy định người Ottoman không công nhận Karl là “Hoàng đế” mà chỉ là “Vua Tây Ban Nha”, còn Suleiman I mới là người danh chính ngôn thuận giữ tước hiệu cao quý “Caesar của La Mã”.
Với việc các kẻ thù Âu châu liên tiếp bị đánh bại, đế quốc Ottoman nhanh chóng trở thành một liệt cường đáng sợ trên bức tranh chính trị châu Âu. Người ta gọi đế quốc này là "nỗi khiếp sợ của thế giới phương Tây". 


Chiến tranh với nhà Safavid


Bức tiểu họa về cảnh sultan Suleiman hành quân ở Nakhchivan, vào mùa hè năm 1554
Sau khi Suleiman kí Hiệp ước Constantinopolis với các kẻ thù châu Âu thì ông nhanh chóng chuyển chú ý của mình sang Ba Tư, do nhà Safavid thuộc hệ phái Shi'a trị vì. Có hai nguyên nhân trực tiếp châm ngòi cho cuộc chiến tranh Ottoman - Safavid: Thứ nhất, shah Ba Tư là Tahmasp I sai người ám sát Tổng trấn thành Bagdad - một người thân Thổ - và thay thế bằng một nhân vật thân Ba Tư. Thứ hai, Tổng trấn thành Bitlits làm phản và chạy về phe Ba Tư.
Ngay lập tức, năm 1533, Suleiman hạ lệnh cho Đại Vizia Ibrahim Pasha xua quân tấn công Bitlits và sau đó lấy luôn cả Tabriz mà không gặp phải bất cứ sự kháng cự đáng kể nào. Sang năm sau, Suleiman hội quân với Ibrahim và đánh thẳng vào lãnh thổ Ba Tư, tuy nhiên Tahmasp không giao chiến trực diện với Suleiman mà áp dụng chiến thuật rút lui bảo toàn lực lượng, đồng thời cho quân quấy nhiễu các cánh quân Ottoman khiến cho cuộc tiến quân trở nên rất khó khăn.Cuối cùng, năm 1535, thành Bagdad cũng đầu hàng và thừa nhận Suleiman I là lãnh tụ tối cao của thế giới Hồi giáo, truyền nhân của các khalip nhà Abbas.
Với quyết tâm đánh dứt điểm Ba Tư, Suleiman I khởi xướng chiến dịch Ba Tư thứ nhì (1548 - 1549). Một lần nữa, Tahmasp lại áp dụng chiến thuật rút lui và quấy nhiễu, khiến quân đội Ottoman phải trải qua một mùa đông khó khăn tại dãy núi Kavkaz. Suleiman buộc phải bỏ dở chiến dịch nhưng ông đã giành được (dù là tạm thời) các vùng đất Tabriz, Azerbaijan thuộc Ba TưVan và một phầnGruzia.[34] Năm 1549, Suleiman I ca khúc khải hoàn trở về kinh đô Constantinopolis.
Đến năm 1553 Suleiman I lại khởi xướng chiến dịch Ba Tư. Vốn đã mất Erzurum về tay con trai Tahmasp, Suleiman nhanh chóng phản công, đoạt lại Erzurum rồi vượt qua sông Euphrates và tàn phá một phần lãnh thổ Ba Tư. Shah Tahmasp lại tiếp tục chiến thuật như trước và kết quả là chiến cuộc trở nên dằng co. Cuối cùng hai bên ký Hiệp ước Amasya (1555), trong đó Suleiman đồng ý trả lại Tabriz nhưng được giữ toàn bộ miền đông Tiểu ÁLưỡng Hà, thành phố Bagdad và một phần duyên hải Vịnh Ba Tư. Ngoài ra Ba Tư và Ottoman cũng cam kết sẽ không bao giờ tấn công nhau nữa.

Các chiến dịch ở Ấn Độ Dương và Ấn Độ


Ở Ấn Độ Dương, Suleiman phát động vài chiến dịch nhằm đánh đuổi người Bồ Đào Nha ra khỏi khu vực này và thiết lập lại con đường giao thương với Ấn Độ. Năm 1538 quân Ottoman chiếm Aden và Yemen để biến nơi đây thành bàn đạp cho những cuộc đột kích vào các thuộc địa Bồ Đào Nha ở bờ biển phía Tây Ấn Độ.Trên đường đến Ấn Độ, hải quân Ottoman bị Bồ Đào Nha đánh bại trong cuộc vây hãm Diu vào tháng 9 năm 1538, nhưng sau đó họ rút về cố thủ tại Aden và củng cố hệ thống phòng ngự của họ tại đây với 100 khẩu pháo.Từ căn cứ này, Sulayman Pasha làm chủ toàn xứ Yemen, đồng thời chiếm giữ Sa'na.Tuy nhiên sau đó người dân Aden nổi dậy chống lại đế quốc Ottoman và cầu cứu kẻ thù của họ - Bồ Đào Nha, vì vậy người Bồ lại kiểm soát thành phố này cho đến khi nó bị Piri Reis chiếm lấy trong cuộc xâm chiếm Aden (1548).


Việc nắm vững quyền kiểm soát khu vực Biển Đỏ đã giúp Suleiman I phần nào giành được quyền khống chế con đường giao thương với Ấn Độ từ tay người Bồ Đào Nha và duy trì mối quan hệ giao thương ở mức độ đáng kể với Ấn Độ trong suốt thế kỷ XVI.[39]

Năm 1564, sứ thần của xứ Aceh (Indonesia ngày nay) đến Ottoman và thỉnh cầu Suleiman giúp đỡ họ trong cuộc kháng chiến chống Bồ Đào Nha. Suleiman đã nhận lời và phát động Cuộc viễn chinh của Ottoman vào Aceh, việc này đã cung cấp sự ủng hộ về quân sự rất đáng kể cho những người Aceh.


Chiến tranh ở Bắc Phi và Địa Trung Hải


Barbaros Hayreddin Pasha đại phá Liên minh Thần thánh dưới quyền Andrea Doria trong trận Preveza năm 1538
Trong khi đang dốc sức củng cố những vùng đất mới chiếm được, Suleiman I nhận được hung tin: thành Koroni ở Morea(Peloponnese hiện nay) bị mất vào tay của Andrea Doria, Đại Đô đốc Hải quân của hoàng đế Karl V. Sự hiện diện của hải quân Tây Ban Nha trên biển Địa Trung Hải làm cho Suleiman tỏ ra lo lắng. Ông xem đó là dấu hiệu cho thấy Karl muốn tranh đoạt quyền thống trị Địa Trung Hải với đế quốc Ottoman. Suleiman cũng nhận thấy rằng Hải quân Ottoman cần phải được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa để đảm bảo ưu thế của người Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực này, vì vậy, ông bổ nhiệm Khair ad Din (còn được biết đến với tên gọi Barbaros Hayreddin Pasha) làm Đại Đô đốc Hải quân Ottoman. Barbaros nhanh chóng tiến hành việc tăng cường và xây dựng Hải quân Ottoman, đến mức khiến cho Hải quân Đế quốc này có số lượng ngang bằng với tất cả các nước Địa Trung Hải. Năm 1535, Karl V đoạt lại Tunis, một thành trì quan trọng của Quân đội Ottoman. Vào năm 1536, chiến tranh với Cộng hòa Venezia nổ ra khiến Suleiman I phải chấp nhận liên minh với vua Pháp François I nhằm cùng chống nhau với Karl V.[31] Vào năm 1538, Barbaros Hayreddin đánh tan tác hải quân Tây Ban Nha trong trận đánh lừng lẫy tại Preveza. Các chiến thắng tại Preveza (1538) và Djerba (1565) sau đó khiến cho Đế quốc Ottoman vẫn duy trì quyền thống trị Địa Trung Hải suốt 33 năm cho đến khi diễn ra trận Lepanto năm 1571.

François I (trái) và Suleiman Đại đế (phải) đã khởi xướng liên minh Pháp-Ottoman vào thập niên 1530.
Phía đông Maroc và một phần lãnh thổ Bắc Phi bị sát nhập vào bản đồ Ottoman. Các quốc gia người Berber tạiTripolitaniaTunisia, và Algérie trở thành các tỉnh tự trị củađế quốc, đóng vai trò như một tiền đồn trong cuộc chiến chống Karl V - vị Hoàng đế đã thất bại trong mưu đồ đuổi quân Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi Tunisia năm 1541. Những hoạt động của Cướp biển người Berber tại Bắc Phi cũng được xem là một phần trong cuộc chiến chống lại hải quân Tây Ban Nha. Các hoạt động bành trướng của Suleiman I cũng giúp cho Hải quân Ottoman thống trị Địa Trung Hải trong một thời gian ngắn. Thậm chí, họ còn kiểm soát cả Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư cho đến khi bị đế quốc Bồ Đào Nha đánh bại. Quân Bồ Đào Nha đã đánh chiếm Ormus (nằm trên Vịnh Hormuz) năm 1515 và tiếp tục tranh giành Aden (ngày nay là Yemen) với Triều đình Suleiman I.

The Siege of Malta in 1565: Arrival of the Turkish fleet, do Matteo Perez d' Alecciosáng tác
Năm 1542, để chống lại kẻ thù chung khi đó là triều đại Habsburg, François I đã nối lại liên minh Ottoman-Pháp. Năm 1543, Suleiman hạ lệnh cho hải quân của Barbaros Hayreddin dẫn 100 chiến thuyền galley phối hợp với hải quân Pháp ở Tây Địa Trung Hải. Barbarosa trước tiên đem quân đánh phá bờ biển của Napoli và đảo Sicilia, trong khi đó François I thì biến cảng Toulon thành một căn cứ của hải quân Ottoman trên đất Pháp. Tiếp sau đó liên quân Ottoman-Pháp phối hợp đánh chiếm Nice - một thành phố của đế quốc La Mã Thần thánh. Nhưng đến năm 1544 liên minh giữa François I và Suleiman I tạm thời chấm dứt do François I đã ký hòa ước với đế quốc La Mã Thần thánh. Vào năm 1547, triều đình Ottoman thiết lập hoà bình với Giáo hoàng Phaolô V, Áo, Venezia và Pháp.
Sau khi Ródos thất thủ (1522), đảo Malta trở thành căn cứ mới của các Hiệp sĩ Cứu tế. Tại đây họ tiếp tục phát động những cuộc tấn công chống lại lực lượng hải quân Hồi giáo và điều này khiến cho người Thổ nổi giận. Trước tình hình đó, Suleiman I đưa một đạo quân gồm 4 vạn người đến đánh Malta (1565), nhằm loại trừ vĩnh viễn mối họa từ các Hiệp sĩ Cứu tế. Cuộc đại vây hãm Malta được quân Ottoman thực hiện trong suốt gần 4 tháng (18 - 5 đến 8 - 9 - 1565), và được mô tả hết sức sinh động trong các tranh tường của Matteo Perez d'Aleccio trong đại sảnh St. Michael và St. George. Kịch bản lặp lại gần giống chiến thắng của quân Ottoman tại Rodós trước kia khi hơn một nửa các hiệp sĩ tử trận tại Malta và gần như toàn bộ các pháo đài trên đảo bị phá hủy. Nhưng, Turgut Reis qua đời trong cuộc vây hãm và đến phút cuối hải quân Ottoman bị các hiệp sĩ và quân tiếp viện từ Tây Ban Nha đánh cho tan tác, rồi phải rút khỏi Malta với 25 nghìn binh sĩ thiệt mạng.[45] Tuy Malta tồn tại, nhưng trong khi xứ Algérie (1529) và xứ Tripoli (1551), đều lọt vào tay Quân đội Ottoman khi đó, sau này họ sẽ còn chiếm được xứ Síp (1571) và đoạt lại xứ Tunis (1574). 



Tranh khắc nổi về Suleiman I tại Hạ viện Hoa Kỳ. Đây là một trong số 23 tranh khắc nổi về các nhà làm luật lớn trong lịch sử.
Trong khi ở phương Tây, ông được gọi là Suleiman “Đại đế” thì thần dân Thổ Nhĩ Kỳ gọi ông là Kanuni Suleiman hay “Nhà làm luật”.Nhà sử học Lord Kinross nhận định:
Suleiman không chỉ là nhà cầm quân tài ba, vị vua giỏi cầm gươm như cha và ông cố của mình. Ông khác với họ ở chỗ ông còn giỏi cả văn trị. Ông là một nhà làm luật vĩ đại, trong mắt của thần dân ông là một bậc đế vương có tâm hồn cao thượng và là một biểu tượng cao cả của công lý.
—Lord Kinross
Thật vậy, Suleiman I đã thực hiện một cuộc cải cách mạnh mẽ về luật pháp trong thời gian trị vì của mình, đổi mới bộ luật Ottoman vốn có từ thế kỷ XIV.[30] Tất nhiên, những phần mà ông có thể cải tổ được chỉ là Kanun bao gồm những vấn đề như hình pháp, ruộng đất và thuế;[48] vàThánh luật (Shari'ah) thì theo truyền thống Hồi giáo, Suleiman cũng không thể động tới được. Cụ thể, ông đã tập hợp tất cả những phán quyết và ý kiến của chín sultan đời trước, loại bỏ các phần trùng lặp và những chỉnh sửa những điều mâu thuẫn, đồng thời cũng khéo léo tránh động chạm đến những điều luật tối thượng của Hồi giáo.[49] Cuối cùng, một bộ luật mới của đế quốc Ottoman mang tên là “Kanun-i Osmani” (Luật Ottoman) ra đời và nó đã tồn tại suốt hơn ba thế kỷ.
Trong bộ luật, ông đặc biệt chú ý cải thiện đời sống của các rayah (người không theo đạo Hồi), nhất là những rayah theo Ki-tô giáo đang phải làm việc trên lãnh địa của các Siphahi. Phần Kanune Rayah, hay “Luật Rayah” của ông đã điều chỉnh lại các khoản thuế đánh lên các rayah đồng thời cải thiện địa vị xã hội của họ. Theo luật của ông, các rayah này được đối xử tốt hơn trước rất nhiều, đến mức nhiều nông nô ở châu Âu đã sang Thổ Nhĩ Kỳ sống để được làm rayah. Đồng thời Suleiman I cũng bảo vệ những người dân theo Do Thái giáo. Khoảng cuối năm 1553 hay 1554, theo sự đề nghị của bác sĩ và nha sĩ Moses Hamon, một người Tây Ban Nha theo Do Thái giáo được sultan sủng ái, Suleiman I đã ra chiếu chỉ tố cáo những tin đồn rằng việc người theo đạo Do Thái hay hiến tế người sống là những tin đồn vô căn cứĐồng thời, Suleiman I ban hành những luật lệ mới về hình pháp, quy định mức tiền phạt đối với một số tội đặc biệt, đồng thời bãi bỏ tử hình và hình phạt chặt tứ chi đối với một số tội khác. Ông cũng tiến hành cải cách thuế vụ, đánh thuế trên nhiều sản phẩm đa dạng ví dụ như lương thực, gia súc, mỏ, lợi nhuận từ các hoạt động giao dịch,… Đặc biệt những quan lại phạm tội sẽ bị Sultan tịch thu tài sản và ruộng đất.
Giáo dục cũng là một lãnh vực quan trọng mà ông rất quan tâm. Thời đó, các trường học đều do các thánh đường Hồi giáo tài trợ, nhờ đó các được miễn giảm phí khá nhiều so với các trường học châu Âu cùng thời. Tại kinh đô Constantinopolis, Suleiman cho xây dựng thêm nhiều mekteb (trường tiểu học) dạy trẻ em viết, đọc và giáo lý Hồi giáo. Sau đó, các học sinh sẽ chọn vào học một trong tám Medrese (trường cao đẳng), nơi đó chúng sẽ được dạy các môn ngữ phápsiêu hìnhtriết họcthiên văn và thuật chiêm tinh. Ở các medrese cấp cao hơn (trường đại học), những người tốt nghiệp sẽ trở thành các imam (tu sĩ Hồi giáo) hoặc thành các thầy giáo. Các trung tâm giáo dục thường được xây dựng xung quanh các sân nhỏ của các thánh đường Hồi giáo, ngoài ra còn những công trình khác như thư viện, căn tin trường học và phòng ăn tu viện, đài phun nước, nhà bếp và bệnh viện nhằm phục vụ cho các tầng lớp nhân dân.


Thành tựu văn hóa


Tughra (chữ ký, ấn) của Suleiman Đại đế.
Dưới sự bảo trợ của Suleiman I, việc mở mang văn hoá Ottoman phát triển cực thịnh. Hàng trăm người ở tầng lớp thượng lưu có văn hoá (được gọi là Ehl-i Hiref) được mời đến Hoàng cung Topkapı, nơi ở của Hoàng gia. Sau khi học nghề, các hoạ sĩ và thợ thủ công có thể làm chức quan phù hợp với lĩnh vực của họ, và mỗi năm được trả lương theo hàng quý. Các sổ ghi lương là bằng chứng cho sự phóng khoáng của Suleiman, nhiều văn kiện từ năm 1526 liệt kê đến 40 người thượng lưu với trên 600 thành viên trong Ehl-i Hiref. Hội này đã lôi cuốn những thợ thủ công giỏi trên toàn quốc đến chầu vua, không kể họ là người Hồi giáo hay dân các vùng bị quân Ottoman chinh phạt ở châu Âu, kết quả là ba nền văn hoá Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu được hoà hợp với nhau. Những thợ thủ công trong triều bao gồm họa sĩ, người đóng sách, người làm đồ da lông thú và thợ kim hoàn. Khác với các bậc tổ phụ chỉ đề cao văn hoá Ba Tư (tiên đế Selim I từng làm thơ bằng tiếng Ba Tư), triều đình Suleiman ra sức phát triển nền văn hoá riêng của nước nhà.

Thánh đường Hồi giáo Süleymaniye ở Constantinopolis (nay là Istanbul), được xây dựng bởi Mimar Sinan, kiến trúc sư trưởng của Suleiman.
Bản thân Suleiman là một nhà thơ lớn, viết thơ tiếng Ba Tư và Thổ dưới bút danh Muhibbi (người yêu quý). Nhiều câu thơ đã trở thành tục ngữ Thổ Nhĩ Kỳ, nổi tiếng nhất làSố phận của mỗi cá nhân vốn giống nhau, nhưng các phiên bản câu chuyển thì nhiều loại, đa dạng. Năm 1543, khi con trai nhỏ của ông là Mehmed qua đời, Suleiman sáng tác một bản dùng chữ cái hoa để ghi năm làm cảm động lòng người: Đáng quý nhất trong các hoàng tử, Sultan Mehmed của ta. Ngoài Suleiman, nhiều nhà thơ lớn như Fuzuli và Baki đã góp phần bổ sung cho kho tàng văn chương Ottoman. Sử gia nghiên cứu về văn chương E. J. W. Gibb cho rằng “không lúc nào, ngay cả ở Thổ Nhĩ Kỳ, thơ văn nhận được sự khuyến khích mạnh mẽ như dưới triều Sultan này”.Theo Mansel, bài thơ nổi tiếng nhất của Suleiman là:
Người ta cho rằng giàu có và quyền lực là cái lẽ trời vĩ đại nhất,
Nhưng trên thế giới này thì chính giàu sức khỏe mới là điều tốt nhất.
Cái ngôi báu mà người ta hay bàn luận tới đó chỉ là sự tranh giành tầm thường, là chinh chiến không dứt,
Sùng bái Thượng đế mới chính là ngôi báu chí tôn, mới là kho báu tối hạnh phúc.
—Suleiman Đại đế
Suleiman cũng nổi tiếng vì đã đỡ đầu việc xây dựng một loạt các công trình kiến trúc của đế quốc. Để biến Constantinopolis thành trung tâm của nền văn minh Hồi giáo, Suleiman đã khởi xướng một loạt dự án xây dựng các cây cầu, thánh đường Hồi giáo, cung điện và một số công trình phục vụ việc từ thiện và xã hội. Công trình lớn nhất trong số đó được kiến trúc sư trưởng Mimar Sinan - người đã đưa kiến trúc Ottoman lên tới thời hoàng kim - xây dựng. Sinan đã xây 300 công trình kiến trúc trên khắc đế quốc, kể cả 2 tuyệt tác của ông là thánh đường Süleymaniye và Selimiye — được xây dựng ở Edirne dưới thời Selim II - con trai và là người nối nghiệp ông. Suleiman cũng tu sửa thánh đườngMasjid Qubbat As-Sakhrah ở Jerusalem và những bức tường thành phố Jerusalem (nay còn tồn tại ởthành phố cổ Jerusalem), trùng tu thánh đường Kaaba ở Mecca, và xây dựng một phức hợp công trình ở Damascus.


Đời tư


Roxelane und der Sultan, tranh sơn dầu của Anton Hickel.


Hürrem Sultan

Suleiman I cũng nổi tiếng với chuyện tình giữa ông và Roxelana (1505 - 1558), một cung phi người gốc Rutheni (nay nằm trên lãnh thổ miền tây Ukraina). Cái tên Roxelanado những nhà ngoại giao Tây Âu đặt ra, bắt nguồn từ chữRusselazie, ám chỉ nguồn gốc Slavơ của bà. Roxelana nguyên là con của một giáo phụ Chính thống giáo ởUkraina, bị bắt và nuôi dưỡng như một cung nữ của Suleiman. Bà nhanh chóng giành được sự sủng ái của Suleiman và trở thành chính cung hoàng hậu của ông, một điều chưa từng xảy ra suốt 2 thế kỷ trước đó. Thậm chí Suleiman còn cho phép Roxelana ở lại trong Hoàng cung suốt cả đời, trong khi đó theo truyền thống Ottoman là khi Thái tử đến tuổi trưởng thành và được giao cai quản một địa phương thì người mẹ phải tháp tùng theo anh ta và chỉ được về cung khi Thái tử lên kế ngôi.
Suleiman đã từng làm một bài thơ tình tặng cho Roxelana dưới bút danh Muhibbi:
"Ngôi báu bích khám cô đơn của ta, tình yêu của ta, ánh trăng của ta.
Người bạn chân thành nhất của ta, tri kỷ của ta, lý do tồn tại của ta, sultan của ta, tình yêu của duy nhất ta.
Người đẹp nhất trong những người đẹp…
Mùa xuân của ta, tình yêu vui vẻ không dấu diếm của ta, ban ngày của ta, trái tim ngọt ngào của ta, lá cây tươi tắn…
Cây xanh của ta, hương thơm của ta, bông hồng của ta, người duy nhất trên thế giới này không làm ta buồn…
Xứ Istanbul của ta, xứ Caraman của ta, đất đai ở xứ Anatolia của ta
Xứ Badakhshan, xứ Bagdad và Khorasan của ta
Người vợ có mái tóc đẹp của ta, tình yêu có cặp mày cong cong của ta, tình yêu có đôi mắt tràn đầy tinh nghịch của ta)…
Ta sẽ hát mãi bài ca ca ngợi nàng
Ta, là người đang yêu đến đau khổ, là Muhibbi có đôi mắt đẫm lệ, ta rất sung sướng".


Ibrahim Pasha

Pargalı İbrahim Pasha là bạn thời nhỏ của Suleiman. Ibrahim xuất thân trong gia đình theo Chính Thống giáo Hy Lạp; thuở nhỏ được học ở trường học nội cung theo chế độ devshirme. Ibrahim được Sultan coi là người hộ vệ đắc lực, phong làm chỉ huy quân túc vệ Hoàng cung, sau đó được thăng làm Đại Vizia năm 1523 và thống lĩnh toàn bộquân đội. Suleiman cũng trao cho Ibrahim chức beylerbeyxứ Rumelia, cho Ibrahim quyền định đoạt tất cả miền đất thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu, cũng như quyền điều động binh lính tại lãnh địa ấy trong thời chiến. Theo nhà chép sửthế kỷ XVII, Ibrahim đã yêu cầu Suleiman không trao quá nhiều tự trị cho những vùng đất ấy vì lo sợ như vậy sẽ mất an ninh; ông trả lời rằng dưới quyền cai trị của ông, trong bất cứ trường hợp nào Ibrahim cũng không giờ bị phế bỏ.Vào năm 1524, Ahmed Pasha nổi dậy tại Ai Cập, Ibrahim Pasha đã ra quân đánh bại Ahmed Pasha năm 1525. 


Bản in về chân dung của Suleiman I, doAgostino Veneziano thực hiện. Chiếc mũ miện kiểu tiara của Suleiman - được đặt làm ở Venezia, có bốn tầng biểu thị quyền lực của Suleiman và đế quốc Ottoman, và bốn tầng này tỏ ra vượt trội hơn so với ba tầng trên chiếc tam trùng miện của Giáo hoàng. Mũ miện này được làm từ 115.000ducat, và được sứ thần Pháp Antonio Rincon dâng cho Suleiman năm 1532.Đây là chiếc mũ miện bất thường nhất của một sultan Ottoman, nó hầu như không bao giờ được sultan đội trên đầu nhưng được đặt bên cạnh sultan khi ông tiếp đón một vị khách, đặc biệt là khi tiếp một sứ gi
Nhưng về sau Ibrahim Pasha cũng đánh mất lòng tin của ông. Trong 13 năm làm Đại Vizia, sự thăng tiến nhanh về quyền lực cũng như gia tài đồ sộ đã khiến cho Ibrahim có thêm nhiều kẻ thù trong số các quan triều đình. Bản báo cáo của Ibrahim với Suleiman về cuộc chiến chống đế quốc Safavid cho thấy sự trơ tráo của Ibrahim: trong đó Ibrahim Pasha tự xưng làm serasker sultan, một việc khiến cho Suleiman cảm thấy mình đặc biệt bị sỉ nhục.
Sự ngờ vực của Suleiman đối với Ibrahim càng tồi tệ hơn bởi mâu thuẫn giữa Đại Vizia với quan Tài chính Đại thần Iskender Chelebi. Mâu thuẫn này kết thúc với âm mưu ám hại Chelebi, và Ibrahim đã ra sức thuyết phục Suleiman khép viên đại thần này vào tội chết. Tuy nhiên, trong lời nói cuối cùng trước khi chết Chelebi đã lên tiếng buộc tội Ibrahim mưu phản.
Lời nói lúc hấp hối của Chelebi đã cho Suleiman I thấy sự phản bội của Ibrahim, và vào ngày 15 tháng 3 năm 1536 cái xác không hồn của Ibrahim được tìm thấy ở Hoàng cung Topkapi.


Truyền ngôi

Hai bà vợ của Suleiman I sinh hạ 8 người con trai, nhưng chỉ có 4 người còn sống qua thập niên 1550 là MustafaSelim, Bayezid, và Jihangir. Trong số họ, chỉ có Mustafa không phải là con Hürrem Sultan, nhưng lại là con của Gülbahar Sultan (“hoa hồng mùa xuân”) và có ưu thế hơn các con trai của Hürrem Sultan trong khả năng được thừa kế. Hürrem lo sợ khi Mustafa lên ngôi sẽ giết các con mình. Mustafa còn được xem là hoàng tử tài ba nhất, và được Đại Vizia Pargalı İbrahim Pasha ủng hộ. Sứ thần Áo là Busbecq ghi nhận:
Trong các con của Suleiman có cậu tên Mustafa, học rất giỏi, từ khi 24 - 25 tuổi thì có đủ khả năng trị nước; cầu mong Chúa không cho một tên Berber mạnh mẽ như thế lại gần chúng ta - sau đó Busbecq đề cập đến “thiên tư phi thường” của Mustafa.

Suleiman qua nét vẽ của Nigari năm 1560.
Hürrem ít khi tham gia vào việc chọn thái tử. Dù là vợ Suleiman, bà không ra mặt can dự công việc như hoàng hậu nước Anh đương thời là Anne Boleyn. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản Hürrem kiểm soát triều chính. Bởi đế quốc thiếu phương thức đúng đắn để chọn người kế vị, việc truyền ngôi thường gắn với cái chết của các hoàng tử tranh chấp ngôi báu nhằm tránh bạo loạn và bất ổn nội bộ. Vì thế, Hürrem lo sợ các con mình sẽ bị hành hình, và dùng cường quyền để loại trừ những người ủng hộ Mustafa.
Thế là, trong cuộc tranh giành quyền lực dường như là chủ mưu của Hürrem, Suleiman giết Ibrahim và phong con rể Hürrem là Rüstem Pasha làm Đại Vizia. Năm 1552, khi Rüstem làm tổng chỉ huy trong chiến dịch phạt Ba Tư, âm mưu chống Mustafa bắt đầu. Rüstem sai một trong những cận thần của Suleiman báo cáo về triều đình, vì ông không thân chinh, rằng quân sĩ xem đây là thời điểm thích hợp để đưa hoàng tử Mustafa trẻ tuổi lên ngôi; đồng thời Rüstem tuyên truyền rằng Mustafa đã có ý đồ cướp ngôi. Khi nghe tin, Suleiman rất giận dữ vì tin rằng hoàng tử Mustafa muốn làm phản, và đến hè, khi quân Ottoman rút khỏi Ba Tư, ông triệu Mustafa đến lều ông tại thu lũng Ereğli để cho ông “có thể xử lý tội phạm rồi về kinh đô mà không chút lo sợ”
Mustafa phải đối mặt với một sự lựa chọn: hoặc là phải đến lều của vua cha và chịu chết; hoặc là sẽ bị kết tội mưu phản nếu từ chối đến trình diện. Cuối cùng, Mustafa chấp nhận đến lều của cha, vì tin rằng các binh sĩ ủng hộ sẽ bảo vệ mình. Busbecq, người đã nghe một người chứng kiến kể lại, đã miêu tả về phút cuối của Mustafa. Khi Mustafa đến lều của cha, các thái giám của Suleiman tấn công Mustafa, và vị hoàng tử trẻ đã chống trả ác liệt. Thấy vậy, Suleiman từ trong buồng hé mặt ra quan sát cuộc giao đấu và “chỉ huy quyết liệt, dữ dằn nhìn các thái giám và nghiêm khắc quở trách sự chần chừ của họ. Thấy vậy, các thái giám chấn chỉnh lại tinh thần, vật Mustafa xuống đất và, thả dây cung xung quanh cổ anh ta, thế là anh ta bị siết cổ chết”.
Jihangir được cho là qua đời vì thương tiếc người anh khác mẹ Mustafa sau đó vài tháng. Hai hoàng tử còn sống, Bayezid và Selim, đều là tổng trấn các tỉnh của đế quốc. Tuy nhiên, trong vòng vài năm hai anh em đánh lẫn nhau. Với sự giúp đỡ của quân triều đình, Selim đánh bại Bayezid ở Konya năm 1559, khiến Bayezid cùng bốn người con sang Ba Tư lánh nạn. Suleiman cống cho shahTahmasp I của Ba Tư một số lượng vàng lớn, đổi lại Tahmasp phải xử tử hoặc trao trả Bayezid. Cuối cùng, năm 1561 Tahmasp cho phép đao phủ Thổ thắt cổ Bayezid và 4 người con,[76] mở đường cho Selim lên ngôi 7 năm sau. Ngày 1 tháng 5 năm 1566, Suleiman rời kinh thành Constantinopolis mà thân chinh đánh Hungary.[78] Đến ngày 5/6 tháng 11 năm 1566,[79] ông đột ngột qua đời trước khi quân Ottoman thắng trận Szigetvár ở Hungary.

Di sản

Lãnh thổ của đế quốc Ottoman từ năm 1300 đến 1683, trong đó có miêu tả phần lãnh thổ mà Suleiman I chinh phạt được.
Theo Thomas Keightley, Đại đế Suleiman I là vị vua vĩ đại nhất của đế quốc Ottoman. Có người đã so sánh ông - một vị Hoàng đế tài ba trong thời gian chiến tranh và hoà bình - với Charlemagne. Dưới triều ông, quốc gia Ottoman trở thành một trong những cường quốc trên thế giới về mặt diện tích, tài chính và có sực mạnh quân sự vô địchCác cuộc bành trướng của Suleiman đã giúp đế quốc kiểm soát được nhiều thành phố quan trọng và nổi tiếng của Hồi giáo: Mecca,MedinaBagdad; phần lớn Bắc Phi và nhiều vùng đất rộng lớn tại bán đảo Balkan (ngày nay là một phần của Hungary,Croatia và Romania). Với việc ông thêm ngôi mộ của nhà tiên tri Muhammad tại Mecca vào Đế quốc của mình, ông đã xưng làm Padishah-i-Islam, tức "Hoàng đế của Hồi giáo".[18] Các cuộc chinh phạt của ông tại Balkan đã khiến người Thổ Ottoman trở thành một liệt cường đáng gờm trên cán cân quyền lực tại châu Âu. Sứ thần Busbecq đã nhận xét về “mối họa xâm lược của quân Thổ Nhĩ Kỳ” như sau:
Về phía người Thổ Nhĩ Kỳ là một nguồn tài nguyên dồi dào của một đế quốc hùng mạnh, có sức mạnh không thể bị suy suyển, bách chiến bách thắng trong chiến tranh, dai sức với gian khổ, thống nhất, kỷ luật, cần kiệm và cẩn mật… Thử đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra với chúng ta?… Khi người Thổ Nhĩ Kỳ đã kí hòa ước với Ba Tư thì họ sẽ lao thẳng vào cổ họng chúng ta với toàn bộ sức mạnh Đông phương; thật là một sự kém chuẩn bị mà chúng ta không dám nói…
—Busbecq

Türbe (lăng tẩm) của Suleiman I tại thánh đường Hồi giáo Süleymaniye.
Thành tích của ông không chỉ được thể hiện trên mặt quân sự. Jean de Thévenot - nhà du hành người Pháp trong một thế kỷ sau đã chứng kiến “một nền tảng nông nghiệp vững chắc của đế quốc, đời sống tốt của người nông dân, sự dồi dào của nông sản và sự ưu việt của tổ chức chính quyền nhà Ottoman”. Những cải cách của Đại đế Suleiman I không những đã mang lại cho ông danh hiệu “Nhà làm luật” mà còn góp phần rất lớn cho sự trường tồn của đế quốc Ottoman sau khi Đại đế Suleiman I qua đời, một thành tựu mà “phải mất đến mấy đời vua sa đoạ sau mới phá hoại được”.
Dưới sự bảo trợ của ông, nghệ thuật, kiến trúc, văn học, triết học và thần học của đế quốc Ottoman cũng đạt đến thời kì hoàng kim. Ngày nay, đường chân trời ởBosphorus, và nhiều thành phố của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc là từng thuộc đế quốc Ottoman xưa vẫn còn tồn tại những công trình kiến trúc tuyệt đẹp của Mimar Sinan. Một trong số đó là Thánh đường Hồi giáo Süleymaniye chính là nơi an nghỉ cuối cùng của Đại đế Suleiman I và Hürrem Sultan; họ được mai táng ở hai gian phòng khác nhau trong ngôi thánh đường này.


Trong văn hóa


Thánh đường Hồi giáo Sultan Süleyman ởMariupolUkraina.
Đúng ba mươi năm sau khi ông qua đời, William Shakespeare sáng tác vở kịch Người lái buôn thành Venice (Merchant of Venice) với nhân vật “Sultan Solyman”. Trong vở kịch này “Solyman” được mô tả như một thiên tài quân sự trong hồi 2, cảnh 1. Ngoài ra, Suleiman I còn là nhân vật trong tác phẩm “The Shadow of the Vulture” của Robert E. Howard.
Các công trình kiến trúc mang tên ông có thể kể đến là thánh đường Hồi giáo ở Mariupol, Ukraina mở cửa năm 2005, được đặt theo tên Kanuni Sultan Süleyman. Thánh đường này do một nhà kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ tên là Salih Cihan (cũng sinh ra ở Trabzon) xây dựng và mỗi ngày tín đồ Hồi giáo đi lễ cầu kinh năm lần, đồng thời đi lễ cầu kinh vào ngày thứ sáu.