Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tuyển dụng

Một số câu hỏi phỏng vấn tiếng Việt
1.Bạn hãy giới thiệu về mình?
2. Thất bại lớn nhất mà bạn đã trải qua?
3. Gia đình của bạn có những ai?
4. Bạn là con thứ mấy trong gia đình?
5. Kể về kỷ niệm lần đầu tiên bạn kiếm được tiền?
6. Ước mơ của bạn là gì?
7. Điểm mạnh của bạn?
8. Điểm yếu nhất của bạn là gì?
9. Bạn có lý tưởng sống không?
10. Điều gì là quan trọng nhất với bạn?
11. Nếu được ví mình như một loài hoa thì bạn sẽ là hoa gì?
12. Con vật nào bạn thích nhất?
13. Con vật nào bạn ghét nhất?
14. Nếu trở thành một con vật, bạn muốn trở thành con vật gì?
15. Cuốn sách bạn đọc gần đây nhất là cuốn nào?
16. Khi ra quyết định, bạn thường tham khảo ý kiến của ai?
17. Thần tượng của bạn là ai?
18. Trong gia đình ai là người ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất?
19. Hãy nói về quê hương bạn?
20. Bạn thường đọc sách gì?
21. Bạn bè của bạn là những người như thế nào?
22. Sở thích của bạn?
23. Kể ra 5 thói quen tốt của bạn?
24. Kể ra 3 đặc điểm mọi người hay chê bạn?
25. Hồi còn đi học, môn nào bạn học kém nhất? Vì sao?
26. Bạn đã từng làm việc ở những công ty nào?
27. Vì sao bạn lại bạn lại định bỏ chỗ làm hiện nay?
28. Tại sao bạn lại thay đổi nhiều nơi làm việc như vậy?
29. Bạn nhận xét như thế nào về đồng nghiệp của bạn?
30. Điều gì làm bạn thất vọng nhất?
31. Đồng nghiệp của bạn nhận xét như thế nào về bạn?
32. Đặc điểm nào ở bạn mà mọi người không thích khi tiếp xúc với bạn?
33. Sếp cũ của bạn có thích bạn không?
34. Điều nuối tiếc nhất mà bạn chưa làm được cho sếp của bạn?
35. Điều bạn còn trăn trở chưa làm được là gì?
36. Bạn nghĩ gì về những người sếp trước đây?
37. Bạn đã bao giờ bị buộc phải nghỉ việc?
38. Hãy kể về một số thành tích nổi trội của bạn trong công việc?
39. Nếu chỉ được lựa chọn giữa gia đình và công việc bạn sẽ chọn gì?
40. Bạn biết đến công ty này như thế nào?
41. Bạn đã biết gì về công ty rồi?
42. Theo bạn tại sao công ty này lại thành công?
43. Công ty này có gì 
chưa
 ổn không?
44. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
45. Công ty tôi đã có gì hấp dẫn bạn chăng?
46. Bạn đã gặp những ai ở công ty này? Họ nói gì với bạn?
47. Bạn đã được đào tạo những gì về lĩnh vực này?
48. Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này rồi?
49. Bạn có đặt mục tiêu cho buổi phỏng vấn này?
50. Bạn hãy cho biết kế hoạch công việc nếu bạn trúng tuyển?
51. Đâu sẽ là khó khăn cản trở bạn trong công việc này?
52. Khi làm việc nhóm bạn thường đảm nhận vị trí nào, trưởng nhóm hay thành viên?
53. Trong nhóm làm việc, mọi người đánh giá năng lực của bạn như thế nào?
54. Bạn thường không thích làm việc với những người như thế nào?
55. Bạn cần thời gian bao lâu để thích nghi với công việc?
56. Đây có phải là nghề mà bạn thực sự mong muốn và quyết tâm theo đuổi?
57. Bạn có thích tính kỷ luật không? Vì sao?
58. Bạn đề cao yếu tố nào nhất trong công việc: kỷ luật, trung thực, tự do?
59. Bạn thích làm việc trong môi trường kỷ luật về giờ giấc hay tự do thời gian?
60. Bạn có ngại phải đi công tác xa nhà?
61. Theo bạn ai là người trả lương cho bạn?
62. Mức lương như thế nào thì bạn có thể làm việc?
63. Mức thu nhập như thế nào đủ để bạn trang trải cuộc sống và yên tâm công tác?
64. Ngoài xin việc ở đây bạn còn đang nộp hồ sơ ở những nơi nào?
65. Những điều gì khiến bạn lo lắng khi bắt đầu công việc?
66. Bạn muốn làm việc ở đây bao lâu nếu bạn được tuyển dụng?
67. Bạn có khả năng làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực?
68. Theo bạn công việc hiện nay đòi hỏi những kỹ năng nào?
69. Làm thế nào để tôi đánh giá bạn làm việc hiệu quả đây?
70. Những yếu tố nào sẽ giúp bạn làm việc tốt nhất?
71. Bạn có sẵn sàng làm ngoài giờ?
72. Bạn có khả năng làm việc vào ban đêm không?
73. Trong trường hợp đột xuất phải làm việc vào ngày nghỉ, bạn có đồng ý không?
74. Khi rời khỏi công ty bạn bàn giao như thế nào?
75. Theo bạn cá nhân phải tôn trọng tập thể hay tập thể phải vì cá nhân?
76. Bạn có nghĩ rằng công việc này sẽ phù hợp với bạn?
77. Bạn có kế hoạch gì để nâng cao chuyên môn?
78. Bạn tưởng tượng như thế nào về môi trường làm việc ở đây?
79. Bạn muốn có một người sếp như thế nào?
80. Bạn có khả năng đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu?
81. Triết lý của bạn trong công việc?
82. Tại sao tôi phải nhận bạn vào làm việc?
83. Các nguyên tắc của bạn trong công việc là gì?
84. Điều gì làm bạn mất tập trung trong công việc?
85. Bạn có dám đối mặt với những thử thách, khó khăn?
86. Công việc lý tưởng của bạn là như thế nào?

87. Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bạn là gì?

88. Bạn đánh giá như thế nào về khả năng giao tiếp ứng xử của bản thân?
89. Bạn có khả năng nói trước công chúng?
90. Khó khăn của bạn khi trình bày trước mọi người?
91. Bạn đã thuyết phục được bao nhiêu người làm theo bạn?
92. Bạn có khả năng lãnh đạo không?
93. Hãy kể về công việc do bạn làm lãnh đạo?
94. Hãy kể về một tình huống khó khăn nhất và cách giải quyết của bạn?
95. Bạn biết gì về kế hoạch của công ty trong năm nay?
96. Bạn có câu hỏi nào dành cho tôi không?
97. Khi nào thì bạn có thể bắt đầu công việc?
98. Điều kiện làm việc như thế nào sẽ phù hợp với bạn?
99. Nếu bạn có đủ tiền bạc, ai đó khuyên bạn nên nghỉ sớm, bạn có đồng ý không?
100. Bạn nghĩ sao nếu bạn thất bại trong buổi phỏng vấn này?
101. Theo bạn trong cuộc phỏng vấn hôm nay tỷ lệ thành công của bạn là bao nhiêu?




50 câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn


1. Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị
Hãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn: những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn.
2. Anh/chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có?
Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn.
Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy!!
3. Điểm mạnh của Anh/Chị?
Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty.
4. Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa?
Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời. Hãy cố gắng chọn lựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc.
5. Giới hạn của Anh/Chị?
Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. Bạn có thể nói như sau: “Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này” hay đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể.
6. Mức lương mong muốn của Anh/Chị?
Hãy có gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tư. Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: “Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty Ajax, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại Accme. Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này”
7. Anh/Chị có tham vọng gì trong tương lai?
Hãy bộc lộ niềm mong muốn hoàn thành các công việc tốt đẹp và sự tự tin vào một tương lai đầy hứa hẹn của bạn! Tuy nhiên, cần tránh các câu nói không thực tế hay gây tác động xấu đến vị trị hiện tại.
8. Anh/Chị muốn biết điều gì về công ty?
Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn qua các nguồn thông tin như báo chí, bạn bè, Internet. Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn được biết nhiều hơn nữa; và sau đó chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc trao đổi thông tin sinh động!!
9. Tại sao Anh/Chị nộp đơn vào vị trí này?
Bạn có thể trình bày như sau: “Qua quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và kỹ năng đã có được trong quá khứ cho công ty.” Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút với bạn.
10. Năng lực cá nhân nào khiến Anh/Chị nghĩ rằng sẽ đạt được thành công tại đây?
Nếu câu hỏi này được đưa ra sau khi bạn đã có được đầy đủ các thông tin về vị trí, hãy nói về 2 hay 3 kỹ năng chính (minh hoạ bằng các thành công) mà bạn tin rằng sẽ rất hữu ích cho công việc đang phỏng vấn. Hãy chú ý đến nội dung và thời lượng để chắc chắn là các thông tin được trình bày đầy đủ, hiệu quả.
11. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị?
Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù hợp. Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có thể trả lời chung chung như : “Tôi thích có được những thách thức trong công việc và làm việc tập thể”
12. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình?
Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định “sự phù hợp” của bạn với công ty. Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp.
13. Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty?
Hãy thực tế và trả lời rằng bạn có thể làm được điều này sau 6 tháng hay 1 năm. Dĩ nhiên, sự lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan trọng. Bạn đã biết đầy đủ các thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết phục không? (nếu đây là công việc mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!)
14. Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao?
Câu hỏi này có nghĩa là: “Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công việc vì tình thế bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn” Câu trả lời của bạn phải giải toả mối lo lắng này. Ví dụ “Ông/Bà có thể đúng, tuy nhiên sau khi nghỉ việc ở công ty XYZ, tôi mong muốn được làm những điều mình cảm thấy hài lòng và yêu thích – (mô tả nội dung của công việc phỏng vấn). Lợi thế khi Ông/Bà tuyển dụng tôi chính là các năng lực và kinh nghiệm đặc biệt mà tôi có thể đóng góp cho công ty khi cần.”
15. Phong cách quản lý của Anh/Chị?
Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng bạn thường sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng biến linh hoạt khi tình huống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách quản lý của công ty để có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả lời mềm dẻo và tuỳ theo tình huống.
16. Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết
Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty, làm nổi bật các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên.
17. Là một nhà quản lý, Anh/Chị tìm kiếm điều gì khi tuyển dụng nhân viên?
“Các kỹ năng, tinh thần sáng tạo và sự thích ứng- dù cho chuyên môn có phù hợp với công ty hay không” Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết định điều bạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ.
18. Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết?
Nếu có, bạn có thể trả lời như sau “Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân thủ các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải”.
Đừng đi vào chi tiết nếu người phỏng vấn không hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sa thải nhân viên nào, hãy trình bày là bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc kỷ luật trước khi quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty.
19. Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì?
Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc qua người khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ “tôi” và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng. (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty)
20. Mô tả một số tình huống khi Anh/Chị phải chịu đựng áp lực công việc và hoàn thành đúng thời hạn
Hãy liên hệ đến các thành công của bạn. Trình bày 1 hay 2 tình huống chứng tỏ khả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng thời hạn của bạn.
21. Hãy trình bày về một tình huống trong công việc khiến Anh/Chị tức tối
Bạn có thể trình bày về kinh nghiệm này, kèm theo các kỹ năng đã được sử dụng để quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình huống công việc giống như công ty đang phỏng vấn nếu bạn không muốn nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực của chính mình.
22. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị đã thất bại và nguyên nhân tại sao?
Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra điều này. Ngược lại, nếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã “suy nghĩ lại” khi nhận ra được tính bất khả thi của nó.
23. Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc
Chỉ mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục hay lập kế hoạch khắc phụ vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi.
24. Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình?
Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã chuyền đổi một cách thành công từ một sơ suất hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh nghiệm hữu ích. Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi.
25. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này?
Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đấy chính là cơ hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai, nền kinh tế, thị trường và các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi.
26. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?
Nếu bạn đã trình bày về vấn đề này trong phần tự giới thiệu dài 02 phút, có thể người phỏng vấn sẽ không nêu lại câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu phải trả lời, hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp lực rút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải thích lý do nghỉ việc là vì mong muốn có một bước tiến xa hơn trong nghề nghiệp. Nhưng tuyệt đối không được nêu lên các mâu thuẫn với đồng nghiệp hay người chủ cũ.
27. Theo Anh/Chị thế nào là môi trường làm việc lý tưởng?
Đây chính là câu hỏi mà bạn có thể mang vào một số giá trị và kinh nghiệm riêng của bản thân. Tuy nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá tuyệt vời hay không thực tế.
28. Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người chủ trước?
Hãy liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. “Đó là một công ty tuyện vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình”. Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!!
30. Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao?
Bạn có thể đề cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số lượng nhân viên, kích cỡ dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực tiếp chỉ huy.
31. Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây?
Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn,ví dụ như: đó là do áp lực công việc hay phương thức quản lý của tổ chức.
32. Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo
Dẫn chứng các ví dụ về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các kỹ năng lãnh đạo.
33. Anh/Chị cho rằng cấp dưới nghĩ sao về mình?
Trong câu trả lời này, bạn nên tỏ ra càng tích cực càng tốt. Hãy liên hệ đến các điểm mạnh, kỹ năng và đặc điểm cá nhân, tuy nhiên phải tỏ ra thành thật. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng kiểm tra được điều này đấy!!!
34. Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét nhất?
Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi này. Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn là kể lễ về các tiêu cực.
35. Hãy kể lại một số thành công nổi bật của Anh/Chị trong công việc vừa qua.
Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã lựa chọn sẵn các thành công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi tiết. Nếu có thể, cố gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang phải đối mặt.
36. Tại sao Anh/Chị không tìm một công việc mới sau nhiều tháng?
Bạn có thể nhận thấy câu hỏi này hơi xúc phạm, tuy nhiên đừng đón nhận nó dưới tư cách cá nhân. Hãy đơn giản trả lời thật ngắn gọn, “Tìm một công việc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận trọng”.
37. Anh/Chị nghĩ gì về người chủ trước đây?
Hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt, và tránh đào sâu vào vấn đề này. Đây thực ra chỉ là một câu hỏi dọ ý bởi vì hầu hết các ông chủ đều không muốn có những người cấp dưới bất đồng và khó tính. Nếu bạn thích người chủ trước đây, hãy nói ra điều này cùng với các lý do. Nếu không thích, bạn cũng chỉ nên nghĩ về những điểm tích cực để trình bày.
38. Nếu tôi nói chuyện với người chủ trước đây của Anh/Chị, ông ta hay bà ta sẽ cho đâu là các điểm mạnh và điểm yếu của Anh/Chị?
Hãy nhất quán với những điều mà người chủ trước đây sẽ nói về bạn. Bạn nên nêu ra các điểm yếu theo hướng trình bày tích cực. Người chủ cũ có lẽ cũng muốn nêu ra những nhận xét tốt về bạn, vì thế hãy thuật lại chi tiết một vài điều thành công mà bạn đã làm cho ông ta hay bà ta.
39. Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay?
Hãy nói về công việc mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn.
40. Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là bao nhiêu?
Bạn có thể muốn trả lời câu hỏi này như sau: “Xin được hỏi mức lương cơ bản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?” hay “Là một nhân viên giỏi, tôi hy vọng sẽ nhận được mức lương cao hơn mức trung bình dành cho vị trí này”. Nếu công ty không có mức lương rõ ràng, chính bạn sẽ phải dự đoán trước về điều này. Tuy nhiên, bạn nên nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng bạn muốn được biết thêm về các trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn đến mức lương.
41. Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì?
Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.
42. Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý?
“Hoàn toàn không có vấn đề nào cả.” (Câu nói này chứng tỏ bạn là một ứng viên rất “đáng gờm”.)
43. Dạng công việc hay công ty nào Anh/Chị đang cân nhắc đến trong thời gian này?
Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn.
44. Anh/Chị thường đọc gì?
Hãy trả lời thành thật!!. Nếu có thể, đề cập đến một số sách, báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lãnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu bạn xem việc đọc sách như là một hình thức để giải trí và thư giãn tinh thần.
45. Điều gì tạo động lực cho Anh/Chị nhiều nhất?
Hãy sử dụng những nền tảng và nhận định về sự nghiệp của chính bạn, tuy nhiên, nên trả lời theo hướng chung chung. Đó có thể là sự hài lòng khi vượt qua các thách thức trong công việc, phát triển tinh thần đồng đội, hoàn thành các mục tiêu của công ty.
46. Nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của Anh/Chị
Nhắc đến các thành công trong mối tương quan với công ty và vị trí đang phỏng vấn nếu có thể.
47. Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị?
Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế!!. Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài.
48. Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới?
Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.
49. Anh/Chị có những hoạt động giải trí nào?
Câu trả lời sẽ cho biết bạn có tìm được sự cân bằng trong cuộc sống không. Tuy nhiên, tránh đề cập đến những hoạt động làm cho người phỏng vấn nghi ngờ thời gian bạn dành cho công việc. Hãy nhớ là các sở thích và hoạt động giải trí hoàn toàn có thể liên quan đến tính cách cá nhân và các giá trị của chính bạn.
CÁC CÂU HỎI KHÔNG THÍCH HỢP VÀ CÁCH TRẢ LỜI
1. Tên gọi ở nhà của Anh/Chị là gì?
Đây thực sự là một câu hỏi quá riêng tư. Giải pháp tốt nhất là không trả lời. Bạn hãy nói với người phỏng vấn là “Tôi cho rằng tên gọi ở nhà không hề liên quan đến khả năng làm việc của tôi.”
2. Chị có dự định lập gia đình không?
Câu hỏi này thể hiện sự phân biệt giới tính, vì thế bạn có thể từ chối không trả lời hay nói rằng “Tôi không có kế hoạch nào cả.”
3. Anh/Chị tốt nghiệp đại học năm nào?
Câu hỏi này vẻ ngoài rất bình thường, nhưng thực chất người phỏng vấn dùng nó để tính toán tuổi tác của bạn, vì hầu hết mọi người đều học lên đại học sau khi tốt nghiệp cấp III. Hay, nếu trong resume không đề cập đến bằng cấp, họ đang dò xét thông tin này!!
Bạn có thể tránh câu trả lời trực tiếp bằng cách tập trung vào thực tế liên quan như “Tôi học tiếp lên đại học sau khi tốt nghiệp trung học” hay, nếu bạn không có bằng cấp “Tôi rất thích khoá học về cơ khí sau khi tốt nghiệp trung học”. Sau đó mỉm cười và im lặng. Người phỏng vấn lúc này sẽ tự hiểu là bạn không muốn nói thêm điều gì nữa.
4. Công ty chúng tôi có rất nhiều hoạt động xã hội? Anh có muốn cùng bà xã tham gia không?
Câu hỏi này chính là con dao 2 lưỡi!! Họ đang muốn xác nhận tình trạng hôn nhân của bạn - Bạn đã lập gia đình chưa hay thậm chí đã ly dị? Nếu bạn đã có gia đình, hãy tỏ ra thoải mái và nói “Vâng, vợ chồng tôi rất thích”. Nếu không, hãy trả lời “Thật thú vị!! Tôi không biết công ty chúng ta có những hoạt động nào vậy?”. Người phỏng vấn sẽ phải tập trung vào chủ đề mới này, còn bạn vẫn giữ được các thông tin cá nhân.



Các câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh:

1. "Tell me a little about yourself."

Hãy cho tôi biết một chút về bản thân bạn."
.
Trả lời:
"I attended MIT where I majored in Electrical Engineering. My hobbies include basketball, reading novels, and hiking."
.
"Tôi học tại MIT, nơi tôi theo học chuyên ngành Kỹ sư điện. Sở thích của tôi gồm bóng rổ, đọc tiểu thuyết, và đi bộ đường dài."

.

"I grew up in Korea and studied accounting. I worked at an accounting firm for two years and I enjoy bicycling and jogging."

"Tôi lớn lên ở Hàn Quốc và học ngành kế toán. Tôi đã làm việc tại một công ty kế toán trong hai năm và tôi thích đi xe đạp và chạy bộ."


"I'm an easy going person that works well with everyone. I enjoy being around different types of people and I like to always challenge myself to improve at everything I do."

"Tôi là người dễ hợp tác làm việc tốt với tất cả mọi người. Tôi thích giao thiệp với nhiều loại người khác nhau và tôi luôn luôn thử thách bản thân mình để cải thiện mọi việc tôi làm."


"I'm a hard worker and I like to take on a variety of challenges. I like pets, and in my spare time, I like to relax and read the newspaper."

"Tôi là một người làm việc chăm chỉ và tôi muốn đón nhận nhiều thử thách khác nhau. Tôi thích thú cưng, và lúc rảnh rỗi, tôi thích thư giãn và đọc báo."


"I've always liked being balanced. When I work, I want to work hard. And outside of work, I like to engage in my personal activities such as golfing and fishing."
to career, and then to personal interests all in a smooth flow.

"Tôi luôn luôn muốn ở trạng thái cân bằng. Khi tôi làm việc, tôi muốn làm việc chăm chỉ. Và khi không làm việc, tôi thích tham gia vào các hoạt động cá nhân của tôi chẳng hạn như chơi gôn và câu cá."



2. "What are your strengths?"

"Thế mạnh của bạn là gì?"


Trả lời:

"I believe my strongest trait is my attention to detail. This trait has helped me tremendously in this field of work."

"Tôi tin rằng điểm mạnh nhất của tôi là sự quan tâm của tôi đến từng chi tiết. Đặc trưng này đã giúp tôi rất nhiều trong lĩnh vực này."


"I've always been a great team player. I'm good at keeping a team together and producing quality work in a team environment."

"Tôi luôn là một đồng đội tuyệt vời. Tôi giỏi duy trì cho nhóm làm việc với nhau và đạt được chất lượng công việc trong một môi trường đồng đội. "


"After having worked for a couple of years, I realized my strength is accomplishing a large amount of work within a short period of time. I get things done on time and my manager always appreciated it."

"Sau khi làm việc một vài năm, tôi nhận ra thế mạnh của tôi là thực hiện một khối lượng lớn công việc trong một khoảng thời gian ngắn. Tôi hoàn thành mọi việc đúng thời hạn và quản lý của tôi luôn luôn đánh giá cao điều đó."


"My strongest trait is in customer service. I listen and pay close attention to my customer's needs and I make sure they are more than satisfied."

"Điểm mạnh nhất của tôi là về dịch vụ khách hàng. Tôi lắng nghe và chú ý kĩ tới nhu cầu khách hàng của tôi và tôi chắc chắn rằng họ còn hơn cả hài lòng."



3. "What are your weaknesses?"

"Điểm yếu của bạn là gì?"


Trả lời:

"This might be bad, but in college I found that I procrastinated a lot. I realized this problem, and I'm working on it by finishing my work ahead of schedule."

"Điều này có thể là xấu, nhưng ở đại học, tôi thấy rằng tôi thường hay chần chừ. Tôi đã nhận ra vấn đề này, và tôi đang cải thiện nó bằng cách hoàn thành công việc trước thời hạn."


"I feel my weakness is not being detail oriented enough. I'm a person that wants to accomplish as much as possible. I realized this hurts the quality and I'm currently working on finding a balance between quantity and quality."

"Tôi thấy điểm yếu của tôi là chưa có sự định hướng rõ ràng. Tôi là người muốn hoàn thành càng nhiều càng tốt. Tôi nhận ra điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiện tôi đang tìm cách cân bằng giữa số lượng và chất lượng."


"I feel my English ability is my weakest trait. I know this is only a temporary problem. I'm definitely studying hard to communicate more effectively."

"Tôi thấy khả năng tiếng Anh của tôi là điểm yếu nhất của tôi. Tôi biết đây chỉ là vấn đề tạm thời. Tôi chắc chắn sẽ học tập chăm chỉ để giao tiếp hiệu quả hơn."


"The weakest trait I struggled with was not asking for help. I always try to solve my own problems instead of asking a co-worker who might know the answer. This would save me more time and I would be more efficient. I'm working on knowing when it would be beneficial to ask for help."

"Điểm yếu nhất mà tôi phải đấu tranh là không yêu cầu sự giúp đỡ. Tôi luôn cố gắng tự giải quyết các vấn đề của mình thay vì hỏi đồng nghiệp người có thể biết câu trả lời. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và tôi sẽ làm việc hiệu quả hơn. Tôi đang cố gắng tìm hiểu khi nào thì sẽ có lợi khi nhờ giúp đỡ."



4. "What are your short term goals?"

"Các mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?"


Trả lời:

"My short term goal is to find a position where I can use the knowledge and strengths that I have. I want to partake in the growth and success of the company I work for."

"Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm một vị trí mà tôi có thể sử dụng kiến ​​thức và thế mạnh mà tôi có. Tôi muốn cùng chia sẻ sự phát triển và thành công của công ty mà tôi làm việc cho."


"I've learned the basics of marketing during my first two years. I want to take the next step by taking on challenging projects. My short term goal is to grow as a marketing analyst."

"Tôi đã học được những điều cơ bản của việc tiếp thị trong hai năm đầu tiên. Tôi muốn thực hiện bước tiếp theo bằng cách tham gia vào những dự án đầy thách thức. Mục tiêu ngắn hạn của tôi là trở thành một nhà phân tích tiếp thị."


"As a program manager, it's important to understand all areas of the project. Although I have the technical abilities to be successful in my job, I want to learn different software applications that might help in work efficiency."

"Là một người quản lý chương trình, điều quan trọng là phải hiểu mọi khía cạnh của dự án. Mặc dù tôi có những khả năng kỹ thuật để thành công trong công việc của tôi, nhưng tôi muốn tìm hiểu những ứng dụng phần mềm khác mà có thể giúp đỡ hiệu quả công việc."


"My goal is to always perform at an exceptional level. But a short term goal I have set for myself is to implement a process that increases work efficiency."

"Mục tiêu của tôi là luôn hoàn thành ở mức độ nổi bật. Tuy nhiên, mục tiêu ngắn hạn mà tôi đã đặt ra cho bản thân tôi là thực hiện việc làm tăng hiệu quả công việc."



5. "What are your long term goals?"

"Các mục tiêu dài hạn của bạn là gì?"


Trả lời:

"I would like to become a director or higher. This might be a little ambitious, but I know I'm smart, and I'm willing to work hard."

"Tôi muốn trở thành một giám đốc hoặc cao hơn. Điều này có thể là hơi tham vọng, nhưng tôi biết tôi thông minh, và tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ."


"After a successful career, I would love to write a book on office efficiency. I think working smart is important and I have many ideas. So after gaining more experience, I'm going to try to write a book."

"Sau khi sự nghiệp thành công, tôi muốn viết một cuốn sách về hiệu quả làm việc văn phòng. Tôi nghĩ làm việc một cách thông minh là quan trọng và tôi có nhiều ý tưởng. Vì vậy, sau khi có được nhiều kinh nghiệm hơn, tôi sẽ thử viết một cuốn sách."


"I've always loved to teach. I like to grow newer employees and help co-workers where ever I can. So in the future, I would love to be an instructor."

"Tôi luôn yêu thích việc giảng dạy. Tôi muốn gia tăng những nhân viên mới hơn và giúp đỡ các đồng nghiệp ở bất kỳ nơi nào mà tôi có thể. Vì vậy, trong tương lai, tôi muốn trở thành một giảng viên."


"I want to become a valued employee of a company. I want to make a difference and I'm willing to work hard to achieve this goal. I don't want a regular career, I want a special career that I can be proud of."

"Tôi muốn trở thành một nhân viên được quý trọng của một công ty. Tôi muốn tạo nên sự khác biệt và tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu này. Tôi không muốn có một sự nghiệp bình thường, tôi muốn có một sự nghiệp đặc biệt mà tôi có thể tự hào."



6. "What do you want to be doing five years from now?"
or "Where do you see yourself in five years?

"Bạn muốn trở thành gì trong năm năm tới?"

hoặc "Bạn nhìn thấy mình ở đâu trong năm năm?"


Trả lời:
"In five years, I see myself as a valued employee of a company. I want to be an expert at my position and start training to be a manager."

"Trong năm năm, tôi thấy bản thân mình là một nhân viên được quý trọng của một công ty. Tôi muốn trở thành một chuyên gia ở vị trí của tôi và bắt đầu đào tạo để trở thành một người quản lý."


"In five years, I want to be a senior analyst. I want my expertise to directly impact the company in a positive way."

"Trong năm năm, tôi muốn trở thành một nhà phân tích cao cấp. Tôi muốn chuyên môn của tôi trực tiếp tác động đến công ty theo hướng tích cực."


"My goal is to become a lead in five years. Although not everyone gets promoted to this level, I believe I can achieve this goal through hard work."

"Mục tiêu của tôi là trở thành một người lãnh đạo trong năm năm tới. Mặc dù không phải ai cũng được thăng tiến đến cấp độ này, những tôi tin rằng tôi có thể đạt được mục tiêu này bằng cách làm việc chăm chỉ."


"Although I really enjoy working hands on as a mechanical engineer, I want to eventually become a manager. I want to continue gaining experience, and after learning many different aspects, I see myself in management."
"Mặc dù tôi thực sự thích làm việc bằng tay như một kỹ sư cơ khí, nhưng cuối cùng tôi muốn trở thành một người quản lý. Tôi muốn tiếp tục tích lũy kinh nghiệm, và sau khi tìm hiểu nhiều khía cạnh khác nhau, tôi nhìn thấy bản thân mình trong việc quản lý."



7. "If you could change one thing about your personality, what would it be and why?"

"Nếu bạn có thể thay đổi một điều về tính cách của bạn, thì đó là gì và tại sao?"


Trả lời:
"I get easily frustrated at people who don't work very hard. But I know people have different work styles and different work habits. So if I could change something, I would like to be more understanding."

"Tôi dễ thất vọng với những người làm việc không chăm chỉ. Nhưng tôi biết mỗi người phong cách làm việc và thói quen làm việc khác nhau. Vì vậy, nếu tôi có thể thay đổi một điều gì đó, tôi muốn hiểu biết nhiều hơn."


"I have high expectations and I have these expectations on others. I think if I was more understanding, I could help other workers improve instead of being disappointed."

"Tôi có những kỳ vọng cao và tôi kỳ vọng những điều này ở những người khác. Tôi nghĩ rằng nếu tôi hiểu biết hơn, tôi có thể giúp các nhân viên khác cải thiện thay vì bị thất vọng."


"I would like to be more of a risk taker. I always do my work and complete it at an exceptional level, but sometimes taking a risk can make the work even better. I'm working on this by thinking the issue through and weighing the pros and cons."

"Tôi muốn là người chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Tôi luôn làm công việc của tôi và hoàn thành nó ở một mức độ nổi bật, nhưng đôi khi chấp nhận mạo hiểm có thể làm cho công việc tốt hơn. Tôi đang làm việc này bằng cách xem xét đầy đủ vấn đề và cân nhắc các ưu và nhược điểm."


"I would like to be more of an extrovert. I'm a little quiet and a little closer to the introvert side. I would like to change this because I would appear more friendly."

"Tôi muốn trở nên hướng ngoại nhiều hơn. Tôi hơi ít nói và có hơi hướng nội. Tôi muốn thay đổi điều này bởi vì tôi sẽ trở nên thân thiện hơn."

8. "What does success mean to you?"
.
"Thành công có ý nghĩa gì với bạn?"
Trả lời:
"To me, success means to have a goal, plan the steps to achieve the goal, implement the plan, and finally achieve the goal."

"Đối với tôi, thành công có nghĩa là phải có mục tiêu, lập các bước để đạt được mục tiêu, thực hiện kế hoạch, và cuối cùng đạt được mục tiêu."


"Success means to achieve a goal I have set for myself."

"Thành công có nghĩa là đạt được mục tiêu mà tôi đã đặt ra cho bản thân mình."


"Success means to produce high quality work before the deadline."

"Thành công có nghĩa là đạt được chất lượng cao trong công việc trước thời hạn."


"Success to me is knowing that my contributions positively impacted my company."

"Thành công với tôi là biết rằng những đóng góp của tôi ảnh hưởng tích cực đối với công ty của tôi."



9. "What does failure mean to you?"

"Thất bại có ý nghĩa gì với bạn? "


Trả lời: "Failure is when I do not reach my goal."

"Thất bại là khi tôi không đạt được mục tiêu của tôi."


"I think to fail at something is making a mistake and not learning anything from it."

"Tôi nghĩ rằng thất bại trong việc gì đó là phạm sai lầm và không học được bất cứ điều gì từ nó."


"To me, failure means to have a goal and not do anything about it."

"Đối với tôi, thất bại có nghĩa là có một mục tiêu và chẳng làm gì để đạt được nó."


"I think failure is not reaching your potential. If you do not use the resources you have and the resources around you, that's failure because the work or goal could have been done better."

"Tôi nghĩ rằng thất bại là không đạt tới tiềm năng của bạn. Nếu bạn không sử dụng các nguồn lực mà bạn có và các nguồn lực xung quanh bạn, đó là thất bại bởi vì công việc hay mục tiêu có thể được thực hiện tốt hơn."



10. "Are you an organized person?"

"Bạn có phải là người có tổ chức không?"


Trả lời: "I'm a very organized person. I like to know exactly what I'm going to do for the day and the week. So I outline my tasks and organize my work load. By doing so, I can organize my time and work better."

"Tôi là một người rất có tổ chức. Tôi muốn biết chính xác những gì tôi sẽ làm trong một ngày và một tuần. Vì vậy, tôi phác thảo các nhiệm vụ và tổ chức khối lượng công việc của tôi. Bằng cách làm như vậy, tôi có thể tổ chức thời gian của tôi và làm việc tốt hơn."


"I believe I'm very organized. I like to organize my work by priority and deadlines. I do this so I can produce the highest quality work in the amount of time I have."

"Tôi tin rằng tôi rất có tổ chức. Tôi thích tổ chức công việc của tôi bằng cách ưu tiên và đặt ra thời hạn. Tôi làm việc này vậy nên tôi có thể đạt được chất lượng công việc cao nhất trong khoảng thời gian mà tôi có."


"I think I'm quite organized. I like my documents and papers in a way where I can retrieve them quickly. I also organize my work in a way where it's easy to see exactly what I'm doing."

"Tôi nghĩ là tôi khá có tổ chức. Tôi thích các tài liệu và giấy tờ của tôi ở nơi mà tôi có thể lấy chúng nhanh chóng. Tôi cũng tổ chức công việc của tôi theo cách dễ dàng để thấy được chính xác những gì tôi đang làm."


"Organization has always come easy to me. I naturally organize things like my desk, time, assignments, and work without thinking about them. This helps me tremendously during times when I'm approaching a deadline."

"Sự tổ chức luôn đến với tôi một cách dễ dàng. Một cách tự nhiên tôi sắp xếp mọi thứ như bàn làm việc, thời gian, các nhiệm vụ, và công việc mà không cần suy nghĩ về chúng. Điều này giúp tôi rất nhiều trong những lần mà tôi sắp đến ngày hạn chót."

11. "In what ways are you organized and disorganized?"
"Bạn có tổ chức và vô tổ chức trong những việc gì?"
Trả lời:
"I'm very organized with my time and work, but my desk is a little disorganized."
"Tôi rất có tổ chức về mặt thời gian và công việc của tôi, nhưng bàn làm việc của tôi có hơi lộn xộn."

"Since I work with many files, I like to keep my desk organized. I always have everything in a certain place so I can find things easier. The area I'm disorganized is probably my computer desktop. I usually have so many icons everywhere. I should organize it a little, but I've never needed to."

"Vì tôi làm việc với nhiều hồ sơ, nên tôi muốn giữ cho bàn làm việc của tôi ngăn nắp. Tôi luôn để mọi thứ ở một nơi nhất định để tôi có thể tìm thấy dễ dàng hơn. Khu vực vô tổ chức của tôi có thể là màn hình máy tính của tôi. Tôi thường để các biểu tượng lung tung khắp mọi nơi. Tôi nên sắp xếp nó lại một chút, nhưng tôi chưa thấy cần thiết."


"I organize my schedule the best. I'm used to many meetings so it's important for me to be organized with my schedule and time. The area I need to improve is probably my file cabinet. I started to sort things alphabetically, but when I'm busy, I start putting things in there. It started getting hard to find things, but this is something I'm going to fix."

"Tôi sắp xếp lịch làm việc của mình là tốt nhất. Tôi thường có nhiều cuộc họp vì vậy tôi cần thiết phải tổ chức lịch trình làm việc và thời gian của tôi. Nơi tôi cần phải cải thiện có thể là tủ đựng tài liệu của tôi. Tôi đã bắt đầu sắp xếp mọi thứ theo thứ tự bảng chữ cái, nhưng khi bận, tôi lại bày ra đó. Bắt đầu khó tìm thấy các thứ, nhưng đây là điều mà tôi sẽ sửa chữa."



12. "Do you manage your time well?"

"Bạn quản lý thời gian của mình có tốt không?"


Trả lời: "I know I manage my time well because I'm never late to work, and I've never missed a deadline."

"Tôi biết rằng tôi quản lý thời gian của tôi tốt bởi vì tôi không bao giờ đi làm trễ, và tôi đã không bao giờ để lỡ thời hạn."


"I'm good at managing my time. I stay busy both at home and at work and being able to manage my time is necessary for me to do everything that I want to do."

"Tôi giỏi quản lý thời gian của tôi. Tôi bận việc cả ở nhà lẫn tại nơi làm việc và có thể quản lý thời gian là cần thiết cho tôi để làm mọi việc mà tôi muốn làm."


"I manage my time well by planning out what I have to do for the whole week. It keeps me on track and even helps me to be more efficient." "Tôi quản lý thời gian của tôi tốt bằng cách lập kế hoạch cho những việc tôi phải làm trong cả tuần. Nó giữ cho tôi đi đúng hướng và thậm chí giúp tôi đạt hiệu quả cao hơn."



13. "How do you make important decisions?"

"Làm thế nào để bạn thực hiện các quyết định quan trọng?"


Trả lời:

"I make important decisions by examining all the details and then weighing the pro's and con's for each decision."

"Tôi đưa ra các quyết định quan trọng bằng cách kiểm tra tất cả các chi tiết và sau đó cân nhắc ưu và nhược điểm của mỗi quyết định."


"I gather all the information I can find and based on the information, I'll come to the best decision I can. If I know a coworker was in a similar situation, I wouldn't hesitate to find out the results to make sure my decision is the best one."

"Tôi thu thập tất cả các thông tin mà tôi có thể tìm thấy và dựa trên các thông tin, tôi sẽ đi đến quyết định tốt nhất mà tôi có thể. Nếu tôi biết một đồng nghiệp ở trong một tình huống tương tự, tôi sẽ không ngần ngại tìm ra kết quả để đảm bảo rằng quyết định của tôi là tốt nhất."


"I believe all decisions should be made by having all the information. If you are missing an important detail, it's easy to make a bad decision. So I make important decisions by having all of the information."

"Tôi tin rằng tất cả các quyết định cần được thực hiện khi có tất cả các thông tin. Nếu bạn đang thiếu một chi tiết quan trọng, thì dễ đưa ra một quyết định tồi tệ. Vì vậy, tôi đưa ra những quyết định quan trọng khi đã có tất cả các thông tin."


"Important decisions are made by knowledge through information and wisdom through experience. I'll gather all the information I can find and then apply my experience while analyzing the information. With this combination, I'm confident I'll make the correct important decisions."

"Những quyết định quan trọng được đưa ra bằng kiến thức thông qua thông tin và bằng sự sáng suốt thông qua kinh nghiệm. Tôi sẽ thu thập tất cả các thông tin mà tôi có thể tìm thấy và sau đó áp dụng kinh nghiệm của tôi trong khi phân tích các thông tin. Với sự kết hợp này, tôi tự tin tôi sẽ đưa ra được các quyết định quan trọng chính xác."



14. "Do you work well under pressure?"

"Bạn có làm việc tốt khi có áp lực không?"


Trả lời:

"I work well under pressure because I use the pressure to help me work more efficiently."

"Tôi làm việc tốt khi có áp lực vì tôi sử dụng áp lực để giúp tôi làm việc hiệu quả hơn."


"I enjoy working under pressure because I believe it helps me grow. In my previous experience, I always worked well during deadlines, and I always learned how to work more efficiently afterwards."

"Tôi thích làm việc dưới áp lực vì tôi tin rằng nó sẽ giúp tôi trưởng thành. Theo kinh nghiệm trước đây của tôi, tôi luôn luôn làm việc tốt trong hạn cuối, và tôi luôn học được cách làm việc hiệu quả hơn sau đó."


"I work well under pressure because I don't panic. I maintain self control and work as efficiently as possible. In all my experiences, I did well and I always enjoyed the experience."

"Tôi làm việc tốt khi có áp lực bởi vì tôi không sợ. Tôi duy trì việc kiểm soát bản thân và làm việc càng hiệu quả càng tốt. Theo kinh nghiệm của tôi, tôi đã làm tốt và tôi luôn thích thú với những trải nghiệm."


"During times of pressure, I try to prioritize and plan as much as I can. After I'm organized, I really just put my head down and work hard in a smart way. I don't let the pressure affect me. So I believe I work well under pressure."

"Lúc áp lực, tôi cố gắng dành ưu tiên và lập kế hoạch nhiều nhất có thể. Sau khi tôi sắp xếp, thực sự tôi chỉ cần vùi đầu vào làm việc chăm chỉ theo một cách thông minh. Tôi không để áp lực ảnh hưởng đến tôi. Vì vậy, tôi tin rằng tôi làm việc tốt khi có áp lực."

Tham khảo thêm:

  1. Mẫu: Câu Hỏi Phỏng Vấn Bằng Tiếng Anh & Trả Lời
  2. Bộ câu hỏi phỏng vấn và trả lời bằng tiếng Anh - JOBS FOR