Bối cảnh cuộc chiến tranh Việt Nam trước Tết 1968
Nguyễn Đình Lê*
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tóm tắt. Vào cuối năm 1967, nhân dân miền Nam đã đánh bại các đợt phản công trong 2 mùa khô của hơn nửa triệu quân Hoa Kỳ. Trên chiến trường miền Nam, quân đội Viễn chinh đã ở vào ngõ cụt và tướng Westmorland đã “hết kế hoạch” tác chiến và dư luận Hoa Kỳ cho rằng ông ta không biết làm điều gì hơn là xin tăng viện và tăng viện!
Trong khi đó, các chiến dịch ném bom bắn phá miền Bắc của Hoa Kỳ dù đã sử dụng gần 1 ngàn tấn bom đạn mỗi ngày và số bom đạn Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh phá hoại lần thứnhất đã tăng từ 300.000 tấn năm 1965 lên 1 triệu tấn năm 1966 và 2 triệu tấn vào năm 1967 nhưng mọi ý đồ của Hoa Kỳ hòng đánh phá miền Bắc đã thất bại. Hoa Kỳ không thể ngăn chặn được chi
viện của miền Bắc cho miền Nam.
Trong nước, phong trào phản chiến của các tầng lớp nhân dân Mỹ lên cao. Thất bại trên chiến trường Việt Nam đã làm nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc. Sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Macnamara với chủ trương xuống thang chiến tranh ở Việt Nam đã gây bất đồng với đối sách của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân và vì thế từ chức là biểu hiện sinh động sự bất đồng về chính sách đối với Việt Nam trong hàng ngũ quan chức cao cấp của Nhà Trắng và Lầu Năm góc. Vào cuối năm 1967, Hoa Kỳ đang cố gắng kiềm chế cuộc chiến ở Việt Nam vì thời gian bầu cửTổng thống sắp đến. Tất cả những điều vừa nêu trên là bối cảnh lịch sử khái quát về tình hình chiến trường Việt Nam trước Tổng tiến công nổi dậy 1968. Đó là cơ sở để nhân dân Việt Nam mở cuộc tiến công sôi động bắt đầu từ mùa Xuân 1968 lịch sử.
*Cách đây 40 năm về trước, cuộc chiến đã lên đỉnh cao. Giữa đỉnh điểm đó, cuộc tiến công của quân và dân ta ở miền Nam đã giáng đòn chí mạng vào âm mưu xâm lược của Hoa Kỳ. Sự kiện tiến công năm 1968 đã đi vào lịch sử cả hai phía - cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Hoa Kỳ và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, như một cột mốc đánh dấu bước ngoặt cuộc chiến.
Vì tầm vóc của nó, nên 4 thập kỉ đã qua, giới nghiên cứu vẫn đề cập đến sự kiện này từ những góc độ khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ điểm qua bối cảnh lịch sử trước ngày lực lượng cách mạng miền Namtiến công đồng loạt các vị trí then chốt của địch ở miền Nam. Đó là bối cảnh chủ quan, khách quan, trong nước và cả trên trường quốc tế.
1. Về phía Hoa Kỳ và Sài Gòn
Cuối năm 1967, Hoa Kỳ và đồng minh đã có trên 52 vạn quân chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Hoa Kỳ đã sử dụng tất cả các loại vũ khí tối tân nhất, trừ nguyên tử. Hoa Kỳ đã huy động tối đa lực lượng không quân và hải quân (từ 50 đến 70% lực lượng không quân và hải quân) vào chiến tranh cục bộ ở Việt Nam. Có khoảng 2 triệu lượt thanh niên Mỹ đã được huy động sang chiến đấu ở miền Nam. Với lực lượng huy động như vậy nên trên nhiều bình diện, chiến tranh Hoa Kỳ đang theo đuổi đã vượt khỏi tầm vóc của cuộc chiến tranh cục bộ.
Về tài chính, Hoa Kỳ đã chi một khoản tiền khổng lồ vượt xa chi phí của các cuộc chiến trước đây. Trung bình hàng năm Wasinhton đã chi khoảng 30 tỷ đô la cho chính quyền Sài Gòn và đến năm 1967 đã chi tổng số khoảng 400- 500 tỷ. Theo đuổi cuộc chiến ở Việt Nam, Wasinhton từng tính toán có thể nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong vòng vài ba năm và thương vong của binh sỹ không lớn. Nhưng thực tế cay đắng hơn toan tính của họ. Hàng vạn binh sỹ Hoa Kỳ đã tử trận và hàng chục vạn người khác bị loại khỏi vòng chiến đấu. Tuy nhiên, dù đã nổ lực cao nhất để theo đuổi chiến tranh ở Việt Nam dưới loại hình chiến tranh cục bộ, nhưng Mỹ đã sa lầy không lối thoát. Trên chiến trường miền Nam, các chiến lược quân sự của Hoa Kỳ tỏ ra bất lực. Dù được coi là danh tướng, nhưng Westmorland đã “hết kế hoạch” và không có gì khác ngoài xin tăng quân và tăng quân, như dư luận Hoa Kỳ đã bình luận. Hơn thế nữa, trong năm 1967, mặt trận Đường 9 - Khe Sanh do đối phương mở ra đã chôn vùi uy thế cuối cùng của đạo quân thiện chiến vào loại bậc nhất thế giới lúc đó. Với dư luận Hoa Kỳ, cuộc chiến ở Khe Sanh xa xôi đã tước bỏ hết lí lẽ cuối cùng của các tướng tá Hoa Kỳ rằng, chiến tranh kéo dài bởi khó khăn nhất làkhông tìm được bộ đội chủ lực để tiêu diệt.Thật bất ngờ, chủ lực quân Giải phóng xuất hiện, tiến công dồn dập và vây chặt 6.000 lính thuỷ đánh bộ Mỹ tại thung lũng Khe Sanh. Khe Sanh trở thành địa ngục trần gian đối với đội quân lính thuỷ thiện chiến bậc nhất thế giới và Khe Sanh có nguy cơ trở thành một “Điện Biên Phủ” đối với Wasinhton! Đạo quân nổi tiếng chưa từng thua trận kể từ ngày lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã lún sâu vào vũng lầy Việt Nam. Chiến trường Việt Nam đã chôn vùi uy thế của quân đội Mỹ ngay tại Wasinhton cũng như trên trường quốc tế.
Nhìn phía khác của chiến lược chiến tranh cục bộ, việc Hoa Kỳ sử dụng máy bay ồ ạt đánh phá miền Bắc suốt 4 năm đã không mang lại hiệu quả. Dù mục tiêu đánh phá đã ở “mức bão hoà” nhưng 6 yêu cầu đánh phá miền Bắc của Hoa Kỳ không thực hiện được. Hệ thống đường chiến lược của miền Bắc vẫn phát triển và sức người, sức của của miền Bắc vẫn không ngừng chảy vào miền Nam. Thất bại này của Hoa Kỳ phải nhân đôi bởi hàng ngàn máy bay và phi công sừng sỏ nhất của không lực Hoa Kỳ bị bắn hạ trên miền Bắc. Còn phía Sài Gòn vào năm 1967 được đánh giá là thể chế chính trị mục nát, xâu xé, tướng tá tham nhũng, quân phiệt, bất tài. Được phân nhiệm làm nhiệm vụ tuyến 2- bình định, nhưng bộ máy đàn áp, khủng bố của Sài Gòn hoàn toàn bất lực. Quân đội Sài Gòn được người Mỹ đánh giá chỉ thạo 2 việc là duyệt binh và làm đảo chính!
Trong khi đó, nội tình nước Mỹ không còn như 4 năm về trước. Trước hết, phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ đã bùng nổ mạnh mẽ, phát triển khắp mọi bang và lực lượng tham gia ngày càng đông. Hè năm 1967, hơn 130 trường đại học ở Hoa Kỳ bị sinh viên đốt trụi sau vụ quân cảnh Hoa Kỳ bắn chết mấy nữ sinh biểu tình phản chiến. Nếu như năm 1964-1965, nhân dân dân Mỹ đấu tranh phản đối chiến tranh vì lí do nhân đạo, họ xuống đường vì thấy rằng một cường quốc hiện đại bậc nhất thế giới mang kỹ thuật quân sự tối tân chống một đất nước nông nghiệp, nên lương tâm người Mỹ thức tỉnh và động lực đấu tranh mang tính nhân văn, thì đến năm 1967 mục tiêu đấu tranh đã khác. Các cuộc đấu tranh giờ đây đã kết hợp giữa chống chiến tranh xâm lược Việt Nam do Wasinhton tiến hành quá dài, làm hao tổn nhân lực và tài chính đất nước, kết hợp với đấu tranh chống phân biệt chủng tộc. Vì thế, từ đầu năm 1967, phong trào phản chiến của nhân dân Hoa Kỳ đã có lí do và sức mạnh mới và nó thật sự là một cuộc vận động cách mạng trong lòng xã hội Mỹ. Các cuộc diễu hành khổng lồ trong năm 1967 được dẫn đầu bằng các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam càng làm cho các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành Pháp vô cùng bối rối.
Về tài chính, chiến tranh Việt Nam đã tiêu tốn hàng trăm tỷ đô la; ngân khố quốc gia và vàng giảm sút; cuộc chiến hao người tốn của đã biến chương trình “xã hội vĩ đại” của Tổng thống Johnson thành mây khói. Sự bế tắc từ cuộc chiến ở Việt Nam đã làm các cơ quan quyền lực và những người có vị thế hoạch định chính sách ở Việt Nam phân hoá, lục đục. Nếu như năm 1965, khi quyết định leo thang chiến tranh ở Việt Nam, chỉ có
một quan chức cao cấp ở bộ Ngoại giao phản đối, thì đến năm 1967, tiếng nói xuống thang chiến tranh ở Việt Nam của các thượng và hạ nghị sỹ trong quốc hội và các quan chức cao cấp khác đã xuất hiện và có sức nặng ngày càng lớn. Điển hình nhất là Bộ trưởng quốc phòng Robert M.McManamara - người từng chủ chiến trong việc mở rộng chiến tranh ở Việt Nam 4 năm về trước, đã đề nghị Tổng thống xuống thang chiến tranh, tìm giải pháp mới về vấn đề Việt Nam. Khi kiến nghị không được chấp nhận, Macnamara đã từ chức. Diện mạo tổng thể của Hoa Kỳ đã khác trước. Đất nước bị xâu xé, chia rẽ là đánh giá chung của dư luận Hoa Kỳ vào thời điểm cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã đạt đỉnh điểm.
2. Về lực lượng cách mạng2.1. Ở miền Nam
Vượt qua những khó khăn của mùa khô lần thứ nhất, đến mùa khô lần thứ 2 (1966- 1967) thế và lực của cách mạng miền Nam đã trưởng thành mọi mặt. Trên các mặt trận, bộ đội chủ lực đã đứng chân đều khắp và đang làm lực lượng trụ cột cho cuộc chiến tranh nhân dân ở các địa phương phát triển. Cơ cấu lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam với 3 thứ quân, được xây dưng theo hình chóp nón đã bám trụ vững chắc trên cả 3 vùng chiến lược. Vùng giải phóng được cúng cố, mở rộng. Theo đánh giá của cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đối phương đã kiểm soát ít nhất 2/3 cư dân vùng nông thôn miền Nam, Sài Gòn chỉ kiểm soát được 1/3 vào ban ngày.
(1)
[1]. Tiếp cận nội dung này ở cách tính khác, W.Scoot Thomson và Donald D. Frizzell cho rằng Việt cộng đã kiểm soát 85% cuộc chiến tính đến trước tổng tiến công Tết 1968 [2]. Với phương châm chiến lược “2 chân, 3 mũi, 3 vùng”, cuộc chiến tranh nhân dân ở miền Nam đã vào đỉnh cao. Với cuộc chiến tranh không phân tuyến, với phong trào đấu tranh chính trị sôi động đã dồn địch vào thế bị động, lúng túng và buộc chúng
________(1)
Tính toán này vào thời gian sau Tết Mậu thân. Nguyễn Đình Lê / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học X
phải tiến hành chiến đấu theo điều kiện và cách đánh của ta. Vùng giải phóng rộng lớn liên hoàn, lại có thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, lực lượng cách mạng miền Nam luôn giữ vững thế tiến công chiến lược. Trên toàn lãnh thổ miền Nam, không có nơi nào kẻ thù được an toàn. Ngay trong lòng đô thị, các sào huyệt của địch như Dinh Tổng thống, Toà Đại sứ Hoa Kỳ được bảo vệ nghiêm ngặt cũng có thể bị lực lượng biệt động Sài Gòn tiến công. Cuộc chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã kế tục và phát huy cao độ kinh nghiệm của Cách mạng Tháng 8 (1945) và của cuộc kháng chiến thần thánh lần thứ nhất (1945-1954). Vào cuối mùa khô lần thứ 2, hơn nữa
triệu quân Hoa Kỳ và mấy chục vạn quân Sài
Gòn bị căng ra đối phó trên mọi mặt trận. Đặc
biệt, chiến trường Trị Thiên vừa mở đã hút bộ
phận quan trọng chủ lực địch từ phía nam ra
phía bắc. Chiến dịch Khe Sanh của lực lượng
vũ trang cách mạng đã giam chân địch, trở
thành trận nghi binh chiến lược, tạo thế cho
toàn thể quân và dân ta ở miền Nam chủ
động tiến công địch ở mùa khô lần thứ 3, là
tiến công Xuân 1968: đưa chiến tranh vào
thành phố.
2.2. Chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc
Dù các cuộc oanh kích, bắt phá của Hoa
Kỳ làm miền Bắc gặp muôn vàn khó khăn,
thiệt hại nhiều người và của, nhưng Hoa Kỳ
đã trả giá rất đắt khi thực hiện chiến tranh
phá hoại lần thứ nhất. Jamess P.Harrison có
tính toán thú vị rằng, nhìn chung, trong chiến
tranh không đối không, Hoa Kỳ đã luôn cố
gắng đạt tỷ lệ vượt trội là 2,6/1 (nghĩa là tỷ lệ
2,6 không lực Hoa Kỳ chọi 1 máy bay đối
phương); trong chiến tranh Triều Tiên, tỷ lệ
này là 10/1. Chỉ số này trong chiến tranh
chống miền Bắc hoàn toàn đảo ngược. Bắc
Việt chỉ có vài trăm Mig 17-19 chưa đến 100
Mig 21 với khoảng 300 bệ phóng tên lửa đất
đối không, nhưng đã hạ khoảng 2.000 máy
bay hiện đại nhất của Hoa Kỳ cùng với hàng
ngàn phi công bị tử vong hoặc cầm tù.
Những tổn thất của Hoa Kỳ khi đánh phá
miền Bắc là to lớn, đến mức mà lực lượng
không quân Hoa Kỳ từng lắm tiền và nhiều
phương tiện chiến tranh vô cùng lớn cũng
không thể chịu xiết. Đánh phá miền Bắc, đặc
biệt vào vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng
đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của phi
công Mỹ. Vùng tam giác đó được một số phi
công Hoa Kỳ cho rằng có hoả lực phòng
không mạnh nhất thế giới. Sự thiếu hụt về
phi công bởi bị bắn hạ trên bầu trời miền Bắc
đã làm dư luận Hoa Kỳ hết sức lo ngại.
Đến cuối năm 1967, Hoa Kỳ đã leo đến
nấc thang cao nhất trong kế hoạch bắn phá
miền Bắc và như dư luận Hoa Kỳ đã nói,
“mục tiêu đánh phá miền Bắc đã bị bão hoà”
nhưng rốt cuộc không đạt được ý đồ của
mình. Dù dùng nhiều thủ đoạn để ngăn chặn
chi viện của miền Bắc cho miền Nam, nhưng
hệ thống giao thông của miền Bắc không bị
gián đoạn. Ít nhất có đến trên 60% tổng số
đầu xe cơ giới xuất phát từ miền Bắc đến
được chiến trường miền Nam. Có nghĩa là,
miền Bắc cung cấp đủ người và của cho chiến
trường và điều đó cuộc chiến tranh phá hoại
của Hoa Kỳ đã thất bại.
Tóm lại, trên cả hai chiến trường, chiến
lược chiến tranh cục bộ của Hoa Kỳ đã ở vào
thế bế tắc. Trong khi đó, thế và lực của cách
mạng Việt Nam lớn mạnh hơn bao giờ hết.
3. Từ bình diện quốc tế
Sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, Hoa
Kỳ dần dần mất ưu thế của mình trên nhiều
địa hạt. Trước hết, ưu thế vũ khí hạt nhân
dần dần tuột khỏi tay Hoa Kỳ. Liên Xô trong
thời gian này đã từng bước vươn lên cân
bằng vũ khí tiến công chiến lược và trên một
số phương diện đã vượt qua mặt Hoa Kỳ.
Sự kiện tàu gián điệp của Hoa Kỳ bị Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Triều tiên bắt giữ khi
xâm phạm hải phận diễn ra khi Tổng thống
Hoa Kỳ đang căng đầu về sự kiện Khe Sanh ở
miền Nam nguy cơ dẫn đến một cuộc xung
đột nửa ở bán đảo Triều Tiên ở qui mô như
một Việt Nam mới.
Về kinh tế, cuộc chiến quá tốn kém của
Hoa Kỳ đã tạo cơ hội cho một số nước
phương Tây và Nhật Bản vươn lên cạnh tranh
với hàng hoá Hoa Kỳ. Hoa Kỳ dần dần mất
thị trường trên nhiều địa bàn và thậm chí còn
bị hàng hoá Nhật Bản, Tây Đức cạnh tranh
quyết liệt ngay tại Hoa Kỳ. Cho đến tận hôm
nay, Hoa Kỳ còn phải trả giá về sai lầm này.
Về chính trị, vì theo đuổi cuộc chiến tranh
phi nghĩa bằng những thủ đoạn tàn bạo, nên
Hoa Kỳ bị cô lập trên trường quốc tế. Chính
phủ và nhân dân nhiều nước thuộc thế giới
thứ 3 và các nước không liên kết phản đối
quyết liệt cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam của Hoa Kỳ; Nhiều chính khách đứng
đầu chính phủ ở phương Tây (Thuỵ Sỹ, Thuỵ
Điển, Pháp…) trực tiếp lên tiếng phản đối
Mỹ; một số chính trị gia khác bắt đầu xa lánh
chính sách của Hoa Kỳ ở Việt Nam; phong
trào đấu phản chiến chống Mỹ phát triển
khắp các nước Tây Âu. Một trung tâm phản
chiến nằm ở Tây Âu ra đời ở Hà Lan…; một
toà án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của
Mỹ được thành lập.v.v… Có thể nói vào năm
1967, chỉ có chính phủ nước Anh còn ủng hộ
Hoa Kỳ theo đuổi chiến tranh ở Việt Nam.
Trên thực tế mặt trận nhân dân thế giới ủng
hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ, cứu nước
đã hình thành.
Tóm lại, bối cảnh lịch sử trước Tết Mậu
thân 1968 là cuộc chiến ở Việt Nam đã lên
đến đỉnh cao. Hoa Kỳ đã huy động tối đa
nhân lực, phương tiện kĩ thuật chiến tranh và
tài chính vào chiến lược chiến tranh cục bộ ở
Việt Nam. Tuy nhiên, dù đã leo đến nấc
thang cao nhất, nhưng trên hai mặt trận phia
Nam và phía Bắc, mọi mục tiêu quân sự và ý
đồ chính trị của Hoa Kỳ không thực hiện
được. Theo đuổi cuộc chiến tranh tốn kém và
sa lầy đã đẩy đế quốc khổng lồ vào khủng
hoảng. Đây là những năm tháng quyết định
tạo nên hiện tượng “hội chứngViệt Nam”
trong xã hội Hoa Kỳ sau này. Càng thất bại
trên chiến trường, phong trào phản chiến ở
Mỹ càng tăng và Wasinhton càng bị thất thế,
cô lập trên trường quốc tế.
Trong khi đó, cuộc chiến tranh nhân dân
của nhân dân Việt Nam đã phát triển đến
đỉnh cao. Dù khó khăn, ác liệt, tổn thất to lớn
về người và của, nhưng cuộc chiến đấu của
nhân dân ta ở cả hai miền vẫn phát triển
không ngừng. Trên chiến trường chính, thế
và lực của cách mạng miền Nam mạnh hơn
bao giờ hết. Tại hậu phương, miền Bắc “vững
như bàn thạch” như lời của Thủ tướng Phạm
Văn Đồng đánh giá và miền Bắc đã dồn sức
người, sức của cao nhất cho chiến trường.
Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ở
miền Bắc đã làm phá sản chiến tranh leo
thang của Hoa Kỳ. Về sau, khi nhớ lại thời
điểm này, trong hồi ký của mình, Tổng thống
Johnson xác nhận đây là thời gian căng thẳng,
khó khăn nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống
của ông ta.
Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng hạ
quyết tâm tiến hành cuộc tổng tiến công vào
các đô thị, sào huyệt của địch ở miền Nam,
đặng giành thắng lợi quyết định, mở bước
ngoặt cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước của nhân dân Việt Nam. Cơ sở
khoa học của quyết tâm đó chính là bối cảnh
lịch sử của cuộc chiến tranh Việt Nam trước
Tết Mậu thân 1968. Nguyễn Đình Lê / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 24 (2008) 12-17 17
Tài liệu tham khảo
[1] James William Gribson, The Perfect War:
Technowar in Vietnam, The Atlantic Mothly
Press/Boston, USA, 1986.
[2] W. Scoot Thomson, Donald D. Frizzell, The
lessons of Vietnam, St. Martin’s Press, USA, 1977.
[3] Jayne S. Werner, Luu Doan Huynh, The
Vietnam War, Vietnamese and Armerican,
Armonk, New York Press, USA, 1993.
Historical background of Tet offensive
Nguyen Dinh Le
Department of History, College of Social Sciences and Humanities, VNU
336 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam
By the enf of 1967, Vietnamese had gone through two dry seasons of the enemy’s trategic
conuterattacks and deating a force of more than half million U.S - Alllied troops. By that time,
MACV’ strategy in the South was crisis and General Westmorland had no plan for the war - as
United States’ public opinion pointed out, except asking for reinforce.
In the North of Vietnam during Operation Rolling Thuder (1965-1968) an average of 800 tons
of boms a day were dropped. In the wholecountry, the bombing escaled from 300,000 tons in
1965 against all targets, to over 1 million tons in 1966 and over 2 million tons in 1967. However,
the US’ bombing was not prevented reinforeces from the Noth to the South.
The untiwar had taken place since 1965 and reached the peak by late 1967 with many US’
veterants contributed to the movement. And in the bad circumstances of the war in Vietnam led
to separate in to parts of political maders in Wasinhton. And Secretary of Defence R. Macnamara
dissented from the the way that JCS (Joint Chief of Staff) solved the Vietnam war. He sent his
resignation when his proposal withdrawal US’ troops from Vietnam was refused.
In the fall of 1967, White House tried to keep the rhythm of the war going down as the votting
of presidentship was coming soon.
In short way, in the turning piont between 1967-1968 was the difficult time for USA invader
and its was opotunity for the revolutionary force decided to against
Chiến tranh Việt Nam nhìn từ phía Mỹ
TTCN - Chiến tranh Việt Nam (1954- 1975) là một trong khoảng 11 cuộc chiến tranh lớn trên thế giới thời hiện đại (đã, đang và sẽ được nhân loại nhìn nhận, đánh giá từ những góc nhìn).
Đối với Mỹ, những cái “nhất” trước hết và dĩ nhiên phải được biểu thị bằng những gam màu tối bởi chính Mỹ là thủ phạm gây ra cuộc chiến đẫm máu và cũng là kẻ chiến bại nhục nhã.
Còn những gam màu sáng, phải chăng là những bài học cho hiện tại và tương lai được đúc rút từ kinh nghiệm đau lòng của quá khứ (mà trên thực tế người Mỹ đã làm được một số điều...)?
1. Cuộc chiến tranh qui mô lớn nhất trong lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ
Trước hết, về mặt thời gian, cuộc chiến này kéo dài ngày nhất với hơn hai mươi năm (từ tháng 7-1954 đến 4-1975) so với một năm bảy tháng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (do Mỹ tham chiến muộn, từ tháng 4-1917), ba năm tám tháng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (tính từ khi Mỹ tuyên chiến với phe phát xít và chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ), ba năm một tháng của cuộc chiến tranh Triều Tiên (tính từ khi Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp)...
Thứ đến, cuộc chiến này huy động sức mạnh trí tuệ và sức người, sức của cao nhất của nước Mỹ.
Năm đời tổng thống Mỹ, từ D. D. Eisenhower, John K. Kennedy đến Lyndon Johnson, Richard Nixon rồi Gerald Ford đã nối chân nhau điều hành bốn chiến lược chiến tranh thực dân mới ở chiến trường VN, từ chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt đến chiến tranh cục bộ, (và chiến tranh phá hoại miền Bắc VN lần thứ nhất) rồi VN hóa chiến tranh (và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai). Bên cạnh đó là những “bộ óc nước Mỹ” luôn luôn sát cánh cùng những người đứng đầu Nhà nước Mỹ để “bày binh, bố trận” như Henry Kissinger, người được xem là “cây đại vĩ cầm về địa-chính trị” của Mỹ, Z. Bigniew Brzezinski, một chiến lược gia chống cộng nổi tiếng thế giới...
Có đến 77% lục quân, 66% thủy quân lục chiên và không quân, 40% hải quân, 6,5 triệu lượt binh sĩ, 22.000 xí nghiệp của nước Mỹ đã được huy động để phục vụ chiến tranh VN. Chừng như chưa đủ, Mỹ còn lôi kéo năm nước phụ thuộc Mỹ bao gồm Úc, New Zealand (châu Đại Dương), Hàn Quốc (Đông Bắc Á) và Thái Lan, Philippines (Đông Nam Á) với số quân lúc cao nhất hơn 70.000 cùng tham chiến với 550.000 quân viễn chinh Mỹ, làm nòng cốt cho hơn 1 triệu quân ngụy Sài Gòn.
Theo thống kê chưa đầy đủ, Mỹ đã chi trực tiếp cho cuộc chiến tranh VN tới 676 tỉ USD, so với 341 tỉ USD trong Chiến tranh thế giới thứ hai và 54 tỉ trong chiến tranh Triều Tiên, và nếu tính cả chi phí gián tiếp thì lên tới 920 tỉ USD (VN, con số và sự kiện (1945-1989), 1990-Sức mạnh VN, 1976). Những chi phí khổng lồ này tính theo thời giá hiện nay đủ sức vực cả các nước thế giới thứ ba vượt qua đói nghèo, lạc hậu để rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước thuộc “câu lạc bộ nhà giàu” như các nhóm G7, OECD... (!).
Hơn hai thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được thành lập, và người Mỹ có quyền tự hào về những vinh quang mà nước Mỹ gặt hái được trên mọi phương diện trong suốt tiến trình lịch sử của đất nước mình.
Nhưng chiến tranh VN đã là vết thương hằn sâu trong lòng nước Mỹ, bởi chính nơi đây, niềm kiêu hãnh của đế quốc Hoa Kỳ đã bị dập tắt bởi dân tộc bé nhỏ mang tên VN.
|
2. Cuộc chiến tranh mang tính hủy diệt nhất của Mỹ, đã để lại những di chứng đầy tội ác ở VN.
Để thực hiện mục đích “hủy diệt và nô dịch” dân tộc VN, Mỹ đã giội xuống hai miền Nam, Bắc hơn 7,8 triệu tấn bom đạn, một khối lượng bom đạn lớn hơn lượng bom đạn mà Mỹ đã sử dụng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào trước đó. Trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc VN của Mỹ, bình quân một người dân phải chịu 45,5 kg bom đạn, 1km2 chịu 6 tấn bom đạn. Tỉ lệ này lớn hơn nhiều so với một số nước bị thiệt hại nặng nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai, cụ thể là: Đức: 1 người/27 kg, 1km2/5,4 tấn; Nhật Bản: 1 người/1,6 kg, 1km2/0,43 tấn. Những con số thật khủng khiếp (!).
Loài người có lương tri không thể không đau xót, căm phẫn khi phải chứng kiến hàng ngàn, hàng vạn người dân VN vô tội, nhất là trẻ em, hôm nay mang trong mình dị tật quái ác do hậu quả dioxin dù rằng chiến tranh đã qua đi 30 năm. Vì không ai khác hơn, chính các công ty hóa chất Mỹ và những người điều hành cuộc chiến tranh xâm lược đầy tội ác này phải là những kẻ chịu trách nhiệm chủ yếu và đầu tiên trước công lý.
3. Cuộc chiến tranh mà Mỹ phải chịu thất bại lớn và nặng nề nhất trong lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ
Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của khoảng 58.000 quân Mỹ, khoảng 304.000 người lính khác vĩnh viễn bị thương tật, tàn phế. (So với hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq vừa qua, Mỹ chỉ tổn thất 1.102 binh sĩ tính đến ngày 19-10-2004). Điều đáng nói là trong số đó có không ít người bị bắt lính và họ không biết mình chiến đấu trên đất Việt xa xôi này để làm gì (!).
Thất bại của Mỹ trong cuộc chiến VN vào mùa xuân năm 1975 đã làm phá sản sự phản kích lớn nhất của Mỹ vào các lực lượng cách mạng sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phá vỡ phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản quan trọng ở Đông Nam Á mà Mỹ đã đổ nhiều công sức tạo dựng, góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn về nhiều mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội. Và nói như tướng Taylor - một nhà chiến lược quân sự Mỹ: “Trong suốt cả cuộc chiến tranh này, chúng ta (người Mỹ) không có một anh hùng nào cả, chúng ta chỉ là những lũ ngốc... Giá như người Mỹ sớm nhận thức ra vấn đề này thì...”.
4. Cuộc chiến tranh để lại vết thương lòng lớn nhất nước Mỹ: “Hội chứng VN”
Vào đầu năm 1988, lần đầu tiên Chính phủ Mỹ buộc phải chính thức thừa nhận rằng 15% cựu chiến binh Mỹ từ chiến tranh VN trở về, nghĩa là khoảng 50.000 người vẫn còn bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng mà nguyên nhân của căn bệnh này là do họ đã tham chiến ở VN và tất nhiên đã từng gây tội ác dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Ngày càng có nhiều hồi ký chiến tranh về “người thật, việc thật”, ghi chép lại cuộc chiến và những cơn ác mộng khủng khiếp từng ám ảnh những người lính viễn chinh Mỹ. Các nhà xã hội học Mỹ đã khẳng định bình quân mỗi ngày có ba cựu chiến binh Mỹ tự sát bằng những cách thức ghê rợn, có lẽ để xóa đi mặc cảm tội lỗi.
Điều đáng lưu ý là hiện tượng nói trên chưa hề xảy ra trước đó, nhất là sau Chiến tranh thế giới thứ hai và cả sau cuộc chiến tranh Triều Tiên.
HOÀNG NGUYỄN (ĐH Khoa học Huế)
CHIẾN THUẬT “TRỰC THĂNG VẬN”, “THIẾT XA VẬN”
TRONG CHIẾN LƯỢC“CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MĨ
VÀ SỰ PHÁ SẢN CỦA NÓ (1961 - 1965)
THE TACTICS OF “THE TRANSPORTING HELICOPTER”,
“THE TRANSPORTING ARMOURED CAR” IN THE STRATEGY
OF “THE SPECIAL WAR” OF AMERICAN AND IT’S ABORTIM (1961 - 1965)
SVTH: Vũ Thị Duyên
Lớp 07SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: ThS. Nguyễn Mạnh Hồng
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm
TÓM TẮT
Chiến thuật “Trực thăng vận”, “thiết xa vận” là một chiến thuật cơ bản trong “Chiến tranh
đặc biệt” của Mĩ. Đề tài góp phần làm rõ âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961 - 1965), đồng thời làm rõ mục đích, việc triển khai và sự
thâm độc của kẻ thù trong việc thực hiện chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” và cuộc đấu
tranh anh dũng của nhân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống lại chiến thuật này.
ABSTRACT
The tactics of “the transporting helicopter”, “the transporting armoured car” are the basic
tactics in the strategy of “The special war” of American. This topic represents Amarican’s plots in
the expanding strategy of “The special war” in the south of Viet Nam (1961 - 1965), besides it
represents the purpose, the expansion and intension of the enemy in the strategy of “the
transporting helicopter”, “the transporting armoured car”. In addition, it expresses the fight with
fortitude of the southern people against this strategy.
1. Đặt vấn đề
Trong 21 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mĩ đã tiến hành 4
chiến lược chiến tranh. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là một trong bốn chiến lược
chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.
Trong chiến lược chiến tranh này, dựa vào ưu thế về phương tiện kĩ thuật hiện đại,
Mĩ đã thí nghiệm hàng loạt các chiến thuật quân sự mới. Một trong những chiến thuật được
Bộ Quốc phòng Mĩ dày công nghiên cứu để định ra, được coi như “con át chủ bài” của
“Chiến tranh đặc biệt”, là lực lượng quyết định thắng lợi trên chiến trường miền Nam Việt
Nam là chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. Nhưng kết quả đã bị phá sản.
Với mong muốn tìm hiểu sâu một vấn đề trong lịch sử dân tộc, qua đó góp phần bổ
sung kiến thức cho bản thân và bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu khoa học,
chúng tôi chọn đề tài: “Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” trong chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và sự phá sản của nó (1961 - 1965)”.Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
255
2. Nội dung
2.1. Chương 1: Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” trong chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của Mĩ
2.1.1. Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân
mới của Mĩ. Trong chiến lược chiến tranh này, được Mĩ tiến hành bằng quân đội tay sai,
dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện
chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại phong trào cách mạng và nhân dân ta, thực hiện chủ
trương “dùng người Việt đánh người Việt”.
Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ tăng cường quân đội Sài Gòn
về mọi mặt, lập ra Bộ chỉ huy quân sự Mĩ (trước là phái đoàn quân sự Mĩ) do Háckin đứng
đầu, tăng viện trợ lên gấp bội, lập 16.000 “ấp chiến lược” trên toàn miền Nam và nâng lên
thành “quốc sách”. Mĩ thực hiện chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” - được coi là
“con át chủ bài” trong “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
2.1.2. Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ
a. Khái niệm “trực thăng vận”, “thiết xa vận”
“Trực thăng vận”, “thiết xa vận” là thủ đoạn chiến thuật của Mĩ ở miền Nam, dùng
máy bay trực thăng và các loại tăng, thiết giáp nhằm nhanh chóng cơ động lực lượng, bất
ngờ thực hiện bao vây để tiêu diệt các lực lượng du kích tập trung của ta, từ đó có thể đàn
áp, gom dân lập “ấp chiến lược” và tiêu diệt lực lượng cách mạng.
Mĩ coi chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” là một biện pháp then chốt,
quyết định thắng lợi trong “Chiến tranh đặc biệt”.
b. Sự ra đời của chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”
Cuối 1961, khi cuộc “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ tiến hành ở miền Nam nước ta
được Quốc hội Mĩ thông qua thì chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” ra đời. Đây là
một phần trong kế hoạch Xtaley - Taylor nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng.
Mĩ và tay sai đã đặt rất nhiều hi
vọng vào chiến thuật này, chúng đánh giá đó là một trong những biện pháp quan trọng
Hình. Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” trong “Chiến tranh đặc biệt”Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
256
nhất, là “những bửu bối rất hữu hiệu” có thể nhanh chóng đập tan lực lượng vũ trang cách
mạng của nhân dân miền Nam Việt Nam.
c. Các loại máy bay và xe tăng Mĩ sử dụng trong giai đoạn (1961 - 1965)
Để thực hiện chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, đế quốc Mĩ và tay sai đã
đưa vào chiến trường miền Nam Việt Nam rất nhiều máy bay lên thẳng và các loại tăng
thiết giáp.
Nếu đầu tháng 12 - 1961, đế quốc Mĩ đã đưa vào miền Nam nước ta 50 máy bay
lên thẳng, thì đến cuối năm 1964 đã lên tới trên 300 chiếc gồm đủ các loại vận tải hạng lớn,
hạng nhỏ như: H.13, H.19, H.21, H34 (còn gọi là “quả chuối bay”); hoặc các loại HU.1A,
HU.1B (còn gọi là chiếc Huây); hay loại máy bay vận tải hạng lớn được mệnh danh là
“chim thép khổng lồ” như loại H.37. Mỗi loại đều có một nhiệm vụ riêng.
Cùng với máy bay lên thẳng thì hàng loạt các loại tăng thiết giáp cũng xuất hiện
trên chiến trường miền Nam.
Xe tăng có tăng hạng nhẹ nặng dưới 20 tấn, làm nhiệm vụ trinh sát; tăng hạng trung
nặng dưới 40 tấn làm nhiệm vụ chiến đấu với xe tăng và pháo tư hành, diệt xe vận chuyển,
ô tô bọc sắt, các trận địa pháo; tăng hạng nặng có trọng lượng trên 40 tấn, đè bẹp những ô
tô bọc sắt, hay tăng hạng nhẹ của đối phương.
Xe lội nước tiêu biểu và phổ biến là M113, được gọi là “taxi chiến trường”. Đây là
phương tiện cơ động có thể chạy trên cạn, dưới nước, thích hợp với nhiều loại địa hình. Xe
bọc thép tiêu biểu là M114, T114 chủ yếu làm nhiệm vụ xe chỉ huy và trinh sát. Giới quân
sự Mĩ xem xe tăng như “tấm lá chắn trên mặt đất”.
d. Sự nguy hiểm và hạn chế của chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”
Với tính năng kĩ thuật, chiến thuật đặc biệt, máy bay lên thẳng có thể cùng một
chuyến nhả cả người lẫn binh khí kĩ thuật, đảm bảo được hoả lực mạnh cho quân đổ bộ, có
thể nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu.
So với cơ giới thì khả năng cơ động của máy bay lên thẳng nhanh hơn rõ rệt, lại có
thể tránh được các chướng ngại về địa hình, do đó đảm bảo sử dụng được kịp thời các kết
quả tình báo, dễ đạt được yếu tố bất ngờ về chiến thuật.
Trên chiến trường miền Nam nước ta, bọn cố vấn Mĩ khẳng định: “Nói đến tính cơ
động có nghĩa là vận chuyển bằng máy bay lên thẳng”.
Cuối năm 1961, hàng loạt các loại xe tăng, thiết giáp được đưa vào miền Nam Việt Nam.
Cái gọi là “tối tân” của M113 trước hết là ở chỗ nó có thể cơ động trên nhiều loại
địa hình, kể cả trên đồng lúa, ruộng nước. Mỗi M113 có thể chứa được một tiểu đội bộ
binh với đầy đủ trang bị.
Mặt khác, để tăng cường sức phòng vệ, vỏ bọc phía trước của xe được lắp bằng một
tấm hợp kim nhẹ rất cứng, dày. Phía trước còn gắn một máy ngắm và máy nhìn bằng hồng
ngoại tuyến để có thể hoạt động ban đêm.
Đế quốc Mĩ đã đặt rất nhiều hi vọng vào thứ kĩ thuật tối tân này và đã không ngớt
lời quảng cáo về thứ “bửu bối” đó. Tuy nhiên, thực tế hoạt động trên chiến trường miền
Nam, các loại phương tiện này đã bộc lộ những hạn chế.Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
257
- Đối với máy bay lên thẳng:
Vì sức chuyên chở có hạn và bán kính hoạt động thực tế rút ngắn, nên địch phải lập
ra rất nhiều “trạm” để tập trung. Đó là cơ hội tốt cho quân dân miền Nam tổ chức những
cuộc tập kích vào các “trạm” tập trung máy bay lên thẳng của địch, giáng đòn bất ngờ khi
chúng chưa kịp cất cánh mang quân đi càn quét. Máy móc của các loại máy bay lên thẳng
nói chung đều không bền chắc, dễ sinh tai nạn hỏng hóc nên thường xuyên phải sửa chữa.
Ngoài ra, các loại máy bay lên thẳng xác to cồng kềnh, không bay được cao, tốc độ bay
chậm, khả năng tự vệ yếu. Tiếng động cơ quá lớn, dễ phân biệt và dễ bị phát hiện sớm.
Chính vì thế, những con “phượng hoàng” không thể “làm mưa làm gió” trên đầu các lực
lượng du kích miền Nam.
- Đối với M113:
Vì vỏ bọc thép bằng hợp kim nhôm, nhẹ nhưng không cứng bằng thép, các loại vũ
khí lớn của bộ binh như trung liên, đại liên có thể xuyên thủng được. M113 chạy bằng xích
cho nên khó xoay trở ứng phó được các mặt; tốc độ chạy trên đồng nước chậm, mục tiêu
lại quá lớn nên dễ bị bắn trúng. Một điểm yếu về chiến thuật rất đáng chú ý là bọn lính Mĩ
tuy hung ác nhưng tinh thần chiến đấu bạc nhược, tên nào cũng lo mất mạng. Chính những
nhược điểm trên đã làm hạn chế đi rất nhiều tính nguy hiểm của cái gọi là “bửu bối vạn
năng” của Mĩ.
2.2. Chương 2: Nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến thuật “trực thăng vận”,
“thiết xa vận” của Mĩ (1961 - 1965)
2.2.1. Chủ trương và quyết tâm của quân dân ta nhằm đánh bại chiến thuật quân sự mới
của Mĩ
Sau thắng lợi của phong trào Đồng khởi, để đáp ứng yêu cầu phát triển của cách
mạng, tháng 1 - 1961, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp. Hội nghị đã đề ra
phương hướng và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam.
Phát triển và mở rộng cách mạng miền Nam thành cuộc chiến tranh cách mạng.
Phương châm của ta là dùng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị, tấn công
địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận.
Đưa đấu tranh quân sự ngang tầm với đấu tranh chính trị nhưng phải kết hợp nhuần
nhuyễn, phải đánh địch trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng, đô thị.
2.2.2. Nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”
của Mĩ
Hưởng ứng các chủ trương của Đảng, được sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương
Cục và Ban quân sự Miền, trong năm 1961, nhân dân miền Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh
ở cả 3 vùng chiến lược, giải phóng gần 6 triệu dân. Bước sang năm 1962, cuộc đấu tranh
chính trị - quân sự tiếp tục phát triển.
Sang năm 1963, nhân dân miền Nam giành được thắng lợi quan trọng ở Ấp Bắc (2
- 1 - 1963). Chiến thắng Ấp Bắc đã gây được tiếng vang lớn trong phong trào đấu tranh của
nhân dân miền Nam, đánh dấu sự phát triển cả về chất và lượng của cuộc chiến tranh cách
mạng, làm phá sản một bước chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch, mở ra
khả năng mới cho quân dân miền Nam tiến lên đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” của Mĩ.
Cuối năm 1964, quân và dân Đông Nam Bộ mở chiến dịch tiến công đông – xuân
(1964 - 1965) với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giã. Xuân - hè 1965, quân và dân miền
Nam giành nhiều thắng lợi trong các chiến dịch An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng
Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước).
Với các chiến thắng trên, quân đội Sài Gòn - lực lượng chủ yếu của “Chiến tranh
đặc biệt” đứng trước nguy cơ tan rã, chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mĩ bị
phá sản.
2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm trong chiến đấu chống chiến thuật “trực thăng vận”,
“thiết xa vận” của Mĩ
Trong một thời gian ngắn, các loại máy bay trực thăng và những chiến vận xa tối
tân của địch đã sớm bị hạn chế tác dụng trên một chiến trường trống trải có lợi cho chúng,
là vì quân dân miền Nam đã có nhiều biện pháp chiến đấu có hiệu quả. “Chữa bệnh quỷ”
thì phải có “thuốc tiên”. Những thứ “thuốc tiên” của quân dân miền Nam đó là:
- Trước hết, nắm vững qui luật hoạt động của địch để tích cực chủ động đối phó
trong mọi tình huống.
- Đối với từng loại phương tiện phải có những cách đánh khác nhau.
- Để đảm bảo chắc thắng, một trong những điều kiện cơ bản đó là: phải có tinh thần
chiến đấu dũng cảm, nắm chắc được những chỗ mạnh chỗ yếu của địch, biết khoét sâu chỗ
yếu, sáng tạo ra những cách đánh tích cực, độc đáo và có hiệu quả.
3. Kết luận
Để đánh bại cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta và ngăn chặn chủ nghĩa
cộng sản, từ năm 1961 - 1965, đế quốc Mĩ đã không từ một thủ đoạn chiến tranh nào.
Chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” được Mĩ sử dụng trên chiến trường miền Nam
là một minh chứng.
Nhân dân miền Nam với tinh thần chiến đấu dũng cảm và cách đánh thông minh
mưu trí đã vô hiệu hóa tất cả những trang thiết bị hiện đại nhất của Mĩ. Trực thăng trở
thành đống sắt vụn, tăng thiết giáp trở thành mục tiêu tấn công của cộng sản.
Mặc dù phải trải qua nhiều hi sinh gian khổ nhưng nhân dân miền Nam nước ta đã
chiến thắng trong một cuộc đọ sức với tên đế quốc giàu mạnh và hung hãn nhất thế kỉ XX.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Hiếu (1964), “Chiến tranh đặc biệt” là sự phát triển của chủ nghĩa thực
dân mới và là giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mĩ ở miền
Nam Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội.
[2] Lê Trung Thạch (1970), “Vận động của xe tăng Mĩ ở miền Nam Việt Nam”, Tin quân
sự địch, Số 6, Trang 70 - 72.
[3] Viện kĩ thuật quân sự (1982), Tính chất hoạt động của không quân Mĩ ở Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.