Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Chiến tranh toàn cầu của Mỹ sau 1945


Trong giai đoạn trước Thế chiến 2, Mỹ từng lên kế hoạch tiến hành chiến tranh cùng lúc trên toàn bộ 5 châu lục.
Các nghiên cứu và tài liệu giải mật vừa được công bố cho thấy những bộ óc quân sự hàng đầu nước Mỹ từng dành hàng chục năm để xây dựng hỗn hợp kế hoạch chiến tranh với cả thế giới. Gần như không đất nước hay vùng lãnh thổ nào nằm ngoài tầm ngắm, kể cả các cường quốc hàng đầu thế giới lúc đó, theo tài liệu Top Secret Correspondence to Mobilization được giải mật từ Cục Văn khố quốc gia Mỹ. Kế hoạch vạch ra đường hướng từ bành trướng sang láng giềng Canada, thôn tính Anh, Pháp, Đức… đến xâm chiếm gần như toàn bộ châu Á gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật lẫn Đông Nam Á. Dĩ nhiên, khu vực “sân sau” Trung và Nam Mỹ cũng bị nhắm tới.
Từ học thuyết Monroe...
Cuối năm 1823, Tổng thống thứ 5 của Mỹ James Monroe công bố học thuyết mang tên ông khẳng định quyền can thiệp đảm bảo lợi ích của nước này tại hải ngoại. Theo sử liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, học thuyết Monroe khẳng định việc những đế quốc châu Âu tăng cường thực dân hóa hay can thiệp vào các quốc gia châu Mỹ bị xem như hành vi xâm lược. Khi đó, Mỹ có quyền đáp trả và sử dụng đến biện pháp quân sự nếu cần thiết.

Tàu chở lính Mỹ trong cuộc chiến với Tây Ban Nha - Ảnh: Tennessee.gov
Trong luận văn thạc sĩ năm 2010 tại ĐH Liberty, nhà nghiên cứu Keith T.Ressa phân tích khá chi tiết học thuyết Monroe. Luận văn trích dẫn nhận định của nhà sử học lừng danh Dexter Perkins cho rằng chủ thuyết này ban đầu chỉ nhằm phòng ngừa sự trỗi dậy trở lại của một số nền quân chủ tại châu Âu vốn sẽ đe dọa sự tồn tại của Mỹ. Dần dần, nó trở thành cốt lõi cho con đường đế quốc, bành trướng thuộc địa mà Mỹ hướng đến. Trong thực tế, học thuyết Monroe đã trở thành nền tảng cho chính sách đối ngoại của Washington suốt hơn 2 thế kỷ. Giới nghiên cứu cho rằng một số tổng thống thuộc cả đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa như Theodore Roosevelt, John F.Kennedy hay Ronald Reagan đều có đường lối đối ngoại - an ninh dựa theo các ý tưởng của tiền bối Monroe.
...đến siêu kế hoạch chiến tranh
Hơn 70 năm kể từ khi học thuyết Monroe được công bố, Mỹ không ngừng lớn mạnh sau khi bổ sung một loạt tiểu bang như Louisiana, Florida, Texas, California, Alaska, Hawaii... Tuy nhiên, tính đến thời điểm xảy ra chiến tranh với Tây Ban Nha vào năm 1898, Mỹ chưa có một cuộc chiến giành thuộc địa nào với các nước bên ngoài châu lục. Thêm vào đó, trong cuộc chiến này, Mỹ suýt đối đầu với liên quân Anh, Đức, Nhật, Pháp tại cảng Manila của Philippines. Vì thế, cuộc chiến với Tây Ban Nha đóng vai trò to lớn trong lịch sử Mỹ. Một mặt, nó giúp nước này thâu tóm Philippines, đảo Guam và Puerto Rico, mở ra thời kỳ vượt đại dương tranh giành thuộc địa. Mặt khác, Mỹ nhận ra rằng sẽ có lúc phải đối mặt nguy cơ đồng thời xảy ra chiến tranh với nhiều nước.
Từ học thuyết Monroe và tình hình mới nói trên, Washington quyết định xây dựng một cơ chế phòng ngừa. Theo tài liệu của Cục Văn khố quốc gia, Ủy ban Liên quân (tiền thân của Bộ Tổng tham mưu liên quân Mỹ) liên tục ra đánh giá nguy cơ chiến tranh. Đầu thế kỷ 20, cơ quan này ghi nhận nhiều hoạt động quân sự của các nước và báo hiệu một cuộc chiến giành thuộc địa quy mô lớn sắp xảy ra. Vì thế, chính phủ giao cho Ủy ban Liên quân cùng các chuyên gia xây dựng sẵn những kế hoạch chiến tranh trên khắp toàn cầu. Rút tỉa thêm từ diễn biến và kết cuộc của Thế chiến 1 (1914 - 1918), đến thập niên 1920, các tướng lĩnh Mỹ gần như hoàn thiện một loạt kế hoạch vừa nhằm phòng ngừa chiến tranh vừa là nền tảng để chủ động gây chiến khi cần thiết. Trong đó, mỗi quốc gia hay khu vực tương đương một mã màu. Chẳng hạn như màu đỏ đại diện cho chiến tranh với đế quốc Anh, đỏ đậm là xâm chiếm Canada. Màu đen là đối đầu với Đức, cam tượng trưng cho đối thủ Nhật Bản, xanh lục là Nga, còn màu vàng nghệ đại diện Trung Quốc... Trong đó, kế hoạch xâm chiếm Canada và thôn tính Anh được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, gần như chỉ còn chờ lệnh của tổng thống là lập tức phát pháo.
Tuy nhiên, giữa lúc giới lãnh đạo Washington còn đang suy xét thì Thế chiến 2 nổ ra nên mọi ý định đều bị gác lại. Dù vậy, các kế hoạch nói trên vẫn vô cùng hữu dụng khi giúp Mỹ tham chiến một cách chủ động, tự tin vì đã có sẵn phương hướng ngay từ đầu. (Còn tiếp)

Sẵn sàng đánh Canada

Theo tài liệu Command Decisions từ Cục Văn khố quốc gia Mỹ, vào đầu thập niên 1920, Mỹ đánh giá Anh là đối thủ lớn nhất của mình. Khi đó, Đức vừa bại trận trong Thế chiến 1, Nga thì nội bộ chưa ổn định còn Pháp và Ý đều không đủ thực lực quân sự. Ngược lại, đế quốc Anh có lực lượng hải quân hùng hậu, thuộc địa khắp thế giới và bị cho là vẫn nuôi ý định tái chiếm Mỹ. Ngoài ra, Anh còn có lực lượng ở Canada nên vẫn là sự uy hiếp thường trực. Vì thế, Mỹ đặc biệt chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự nhằm vào nước láng giềng phía bắc.
Theo Daily Mail, năm 1931, anh hùng không quân Mỹ Charles Lindbergh, người đầu tiên bay xuyên Đại Tây Dương, nhận lệnh dùng máy bay tiếp cận đông bắc Canada để tìm kiếm các vị trí kháng cự yếu nhất tại khu vực này. Đến năm 1935, quốc hội Mỹ chuẩn thuận xây 3 sân bay bí mật sát biên giới 2 nước để làm bàn đạp tấn công bằng không quân. Cùng năm, Mỹ tổ chức cuộc tập trận lớn chưa từng có, đưa quân đồn trú và xây dựng các cơ sở tại vùng Fort Drum, cách biên giới chưa đầy nửa giờ di chuyển. Từ đây, Mỹ có thể huy động lực lượng lên đến 6 triệu binh sĩ đổ bộ vào đông Canada. Khi đó, giới tướng lĩnh Mỹ thậm chí đề nghị dùng đến vũ khí hóa học nhằm đảm bảo khả năng chiến thắng.
Trọng Kha

Các kế hoạch gây chiến trên toàn cầu đã đóng vai trò lớn trong việc giúp Mỹ có được kết cuộc như ý trong đại chiến thế giới.
Lo ngại Anh, Mỹ lập kế hoạch chiến tranh đỏ với mục tiêu khống chế Đại Tây Dương. Trong khi đó, kế hoạch chiến tranh da cam là nhằm thâu tóm các lợi ích của Nhật Bản tại châu Á - Thái Bình Dương. Sau cùng, cả hai kế hoạch này đều là nền tảng cho chiến lược của Washington trong Thế chiến 2, giúp nước này và phe Đồng minh nói chung đánh bại phe Trục.
Chiến tranh da cam
Theo tài liệu Command Decisions từ Cục Văn khố quốc gia Mỹ, hải quân Nhật Bản không ngừng phát triển mạnh mẽ trong 2 thập niên 1910 và 1920. Khi đó, các bộ não quân sự tại Washington cảm nhận rằng Tokyo đang sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn trên khắp châu Á. Xa hơn, giới chức Mỹ còn lo ngại Nhật Bản đổ quân tấn công vùng Caribe giữa lúc Mỹ - Anh giao chiến trên Đại Tây Dương. Đầu thập niên 1920, Mỹ xem Nhật Bản là mối nguy đáng gờm ở Thái Bình Dương và có thể đẩy nước này vào thế “lưỡng bề thọ địch”. Vì thế, kế hoạch tấn công Nhật Bản được giới tướng lĩnh đặt mã màu da cam, khá gần màu đỏ vốn đại diện cho Anh, để thể hiện mức độ nguy cơ cao thứ hai.
Theo nhận định của các chuyên gia lúc đó, nếu đánh nhau với Nhật Bản thì Mỹ sẽ rất bất lợi vì vùng giao chiến cách xa nước này. Ngoài ra, chiến tranh với Tokyo sẽ hầu hết diễn ra ở trên biển nên công tác hậu cần rất quan trọng, trong khi cơ sở của Washington tại châu Á chưa đủ vững vàng. Vì thế, các nhà chính sách quân sự Mỹ vạch kế hoạch sớm củng cố các căn cứ ở phía tây Thái Bình Dương. Hải quân sẽ bổ sung thêm hàng trăm tàu chiến các loại đồn trú tại vịnh Manila của Philippines chứ không duy trì Trân Châu Cảng (Hawaii) là căn cứ lớn duy nhất. Từ Manila, hải quân nước này có thể tấn công lực lượng Nhật tại khu vực Đông và Đông Bắc Á.
Mặc dù vậy, căn cứ Trân Châu Cảng vẫn đóng vai trò then chốt nên được tăng cường hơn 100 tàu chiến cỡ lớn gồm thiết giáp hạm, tuần dương hạm, tàu ngầm. Về Kế hoạch chiến tranh da cam, cuốn War Plan Orange: The US strategy to Defeat Japan, 1897 - 1945 do Viện Nghiên cứu hải quân Mỹ phát hành cung cấp nhiều thông tin chi tiết. Theo đó, tàu ngầm trở thành khí tài chủ đạo để trấn giữ Thái Bình Dương, nhằm ngăn chặn Nhật tràn qua Caribe. Ngoài ra, đầu thập niên 1920, Mỹ không ngừng tìm cách tăng tầm hoạt động của các tàu chiến nước này vì căn cứ Hawaii cách vùng biển Nhật Bản đến 7.000 hải lý. Trong khi đó, tàu ngầm lớp S đóng vai trò chiến lược của hải quân Mỹ chỉ đạt tầm hoạt động 6.000 hải lý. Sau một thời gian nghiên cứu, đến năm 1926, Mỹ nâng cấp thành công 3 tàu ngầm lớp S với tầm hoạt động đến 18.000 hải lý. Ngoài ra, một chiếc khác cũng được cải thiện để có thể hoạt động trên 10.000 hải lý. Kể từ giữa thập niên 1920, tất cả các loại tàu chiến tối tân của Mỹ đều hiện diện ở Hawaii.
Lúc bấy giờ, căn cứ Trân Châu Cảng đóng vai trò quan trọng với lực lượng đồn trú rất lớn nên Washington từ sớm đã lo ngại nơi này có thể trở thành mục tiêu tấn công của Tokyo. Vì thế, giới chức quân sự Mỹ cũng hình thành một kế hoạch phòng thủ cho nhiều kịch bản tấn công khác nhau. Tất cả nhằm sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn diện với Nhật, lấy Thái Bình Dương làm trung tâm.

Thiết giáp hạm USS West Virginia bị Nhật bắn phá tại Trân Châu Cảng vào ngày 7.12.1941 - Ảnh: Navy.mil
 
Nhảy vào Thế chiến 2
Giữa lúc Mỹ gần như hoàn thiện kế hoạch chiến tranh toàn cầu thì tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, các cuộc tuần hành ủng hộ phát xít vào những năm 1930 tại Mỹ khiến giới lãnh đạo dần nhận ra rằng Đức mới là nguy cơ lớn nhất trên thế giới. Đến giữa thập niên 1930, các bên ngày càng bước gần đến miệng hố chiến tranh với Đức, Nhật, Ý nổi lên là những thế lực hiếu chiến và tham vọng nên quan điểm của giới quân sự Mỹ từng bước thay đổi. Năm 1937, phái đoàn nước này đến Anh để thảo luận xây dựng kế hoạch hợp tác giữa hải quân 2 nước. Mặt khác, Washington chuyển các kế hoạch chiến tranh màu thành Kế hoạch Cầu vồng, vạch ra những kịch bản phản ứng với thế chiến, theo tài liệu Command Decisions. 
Tuy nhiên, giữa lúc Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định cụ thể thì Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng. Như đã nói ở trên, giới chức từ sớm đã lập kế hoạch phòng thủ vững chắc cho Trân Châu Cảng nên việc nơi này trở thành mồi ngon cho các máy bay cảm tử của quân Nhật đã gây nhiều thắc mắc. Gần 70 năm sau khi Thế chiến 2 kết thúc, vẫn còn có ý kiến cho rằng Mỹ đoán trước sẽ bị tấn công nhưng chấp nhận hy sinh “con tép” nhằm tạo cớ nhảy vào vòng chiến và bắt “con tôm”.
Với việc chiến trường Thái Bình Dương đột ngột mở ra, Mỹ bắt buộc tăng cường hỗ trợ Anh và phe kháng chiến chống Đức tại Pháp để bảo đảm cầm chân phe Trục tại khu vực tây bán cầu và Đại Tây Dương. Sau đó, Thế chiến 2 đã diễn biến như lịch sử ghi nhận với chiến thắng cuối cùng thuộc về phe Đồng minh.
Nhờ các kế hoạch chiến tranh màu mà Mỹ gần như có sẵn chiến lược cho Thế chiến 2, nhanh chóng giành thế chủ động. Trong các trận chiến trên Thái Bình Dương với Nhật, căn cứ Trân Châu Cảng phát huy hiệu quả đúng như mong muốn trong kế hoạch chiến tranh da cam. Tương tự, các kế hoạch tấn công Anh, Pháp, Ý hay Bắc Phi là nền tảng cho các chiến dịch của quân Đồng minh, với Mỹ làm nòng cốt, tại châu Âu, bao gồm cả cuộc đổ bộ lên Normandy năm 1944.

Kế hoạch Cầu vồng

- Kịch bản 1: Mỹ sẽ đối mặt với chiến tranh toàn cầu mà không có bất cứ đồng minh lớn nào. Khi đó, quân đội sẽ nỗ lực bảo vệ Bắc Mỹ, đảm bảo những lợi ích sống còn tại đây bằng cách kiểm soát toàn bộ khu vực này; sau đó sẽ thiết lập vành đai phòng thủ chiến lược tại Thái Bình Dương kéo dài từ Alaska vòng qua Hawaii đến Panama.
- Kịch bản 2: Mỹ trở thành đồng minh của Anh, Pháp và tham gia hỗ trợ 2 đồng minh tại các chiến trường châu Âu và Đại Tây Dương. Trong trường hợp này, Anh và Pháp đóng vai trò phòng thủ cho Mỹ trên Đại Tây Dương để Mỹ rảnh tay phát động chiến tranh trên khắp Thái Bình Dương.
- Kịch bản 3: Mỹ sẽ không có đồng minh, nhưng Bắc Mỹ chỉ đóng vai trò vành đai phòng thủ. Đụng độ sẽ bùng nổ tại Thái Bình Dương và đây là chiến trường trọng tâm.
- Kịch bản 4: Mỹ cũng không có đồng minh. Nước này sẽ triển khai lực lượng trên khắp tây bán cầu và chuyển quân xuống tận Nam Mỹ ngay khi có cơ hội. Hơn thế nữa, vành đai Thái Bình Dương không chỉ đóng vai trò phòng thủ mà còn là bàn đạp để tấn công Nhật Bản. Điểm cốt lõi của kịch bản này là các bên đều thương vong nặng nề và Washington sẽ giữ thế “ngư ông đắc lợi”.
- Kịch bản 5: Mỹ liên minh cùng Anh, Pháp, hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho 2 đồng minh tại mạn đông Đại Tây Dương, châu Âu và cả châu Phi. Cùng lúc, vành đai Thái Bình Dương cũng được siết chặt. Chờ đến khi liên minh Anh, Mỹ và Pháp thắng lợi tại châu Âu thì 3 nước sẽ tập trung toàn bộ lực lượng tấn công Nhật Bản. Đây chính là kịch bản gần nhất với diễn biến thật sự trong Thế chiến 2, chỉ khác là địch thủ của Mỹ - Anh - Pháp ngoài Nhật còn có Đức và Ý. 

Đụng độ toàn diện với Anh

Các tài liệu vừa được chính phủ Mỹ giải mật cho thấy nước này từng lên kế hoạch cho một cuộc chiến sống còn với Anh trên khắp thế giới.
 
Bản đồ mô phỏng kế hoạch Mỹ tấn công Anh -  Ảnh: Daily Mail
Trong giai đoạn trước Thế chiến 2, Mỹ vẫn coi Anh là mối đe dọa lớn nhất đối với mình. Khi đó, đế quốc Anh có lực lượng hải quân hùng hậu, thuộc địa khắp thế giới và bị cho là vẫn nuôi ý định tái chiếm Mỹ. Vì thế, Washington chuẩn bị rất kỹ lưỡng các phương án ra tay trước vừa để triệt tiêu nguy cơ vừa bành trướng thuộc địa.
Tài liệu Estimate of the Situation - Red and Tentative Joint Basic Plan - Red ban hành ngày 8.5.1930 cung cấp chi tiết kế hoạch tấn công Anh. Theo đó, tổng động viên sẽ hoàn thành vào năm 1932 - 1933 để sẵn sàng cho chiến tranh. Ngoài ra, một số lượng lớn tàu ngầm được gấp rút hoàn thành. Ngày khai chiến được đặt mật danh là M-day nhưng không rõ là dự tính vào năm nào.
Kế hoạch bao gồm 2 nội dung cơ bản. Thứ nhất, củng cố toàn bộ lực lượng hiện có tại Bắc Mỹ cùng các thuộc địa, đảm bảo Canada không trở thành bàn đạp cho quân Anh. Thứ hai, tấn công cấp tập, kể cả bằng vũ khí hóa học, nhằm vào hầu hết các thuộc địa của Anh để làm nước này kiệt quệ. 
Phong tỏa Bắc Mỹ
Theo tài liệu trên, khi cuộc chiến nổ ra, lục quân và không quân Mỹ sẽ “làm cỏ” Canada, tiêu diệt toàn bộ lực lượng Anh ở Bắc Mỹ. Đầu tiên, quân Mỹ sẽ tấn công vào Halifax của Canada bằng lực lượng sẵn có sát biên giới đồng thời tiến chiếm mạn đông bắc nước láng giềng. Quebec là một trong những địa điểm sẽ bị tấn công sớm. Lực lượng Mỹ tại chiến trường này có nhiệm vụ kiểm soát khu vực trải dài từ Canada đến hết Alaska, bao phủ vùng Ngũ Đại Hồ rộng lớn.
Cùng lúc, hải quân Mỹ triển khai gần nửa triệu binh sĩ đồng loạt tấn công tất cả lực lượng Anh ở tây bắc Đại Tây Dương và phong tỏa toàn bộ các khu vực như vịnh Mexico, vùng biển Caribe và vịnh St Lawrence. Xa hơn, với sự hỗ trợ của không quân, hải quân nước này cũng thâu tóm vịnh Hudson ở Canada. Từ đó, hải quân sẽ hỗ trợ lục quân tấn công khu vực Ngũ Đại Hồ. Sau khi hoàn tất giai đoạn này, Mỹ sẽ kiểm soát toàn bộ Bắc Mỹ và tạo được vành đai phòng vệ ngoài biển trải dài từ Trung Mỹ lên hết Bắc Mỹ.  
Kịch bản Anh phản công
Cục Văn khố quốc gia Mỹ cũng công bố nhiều tài liệu trong đó dự báo về phản ứng của quân Anh khi cuộc chiến nổ ra. Giới quân sự Mỹ khi đó cho rằng đối thủ sẽ điều động được hơn nửa triệu lính đến Bắc Mỹ chỉ trong vòng 15 ngày từ khi khai chiến. Xa hơn, sau 19 tháng, liên quân Anh - Canada sẽ triển khai hơn 6 triệu lính. Theo kịch bản đó, Bắc Mỹ sẽ là một trong những chiến trường lớn nhất lịch sử thế giới với khoảng 10 triệu binh sĩ của cả hai phe. Ngoài ra, Anh cũng có thể huy động gần 1.400 tàu chiến các loại cũng như tấn công các thuộc địa của Mỹ. Vì thế, Mỹ dự định sẽ nhanh chóng bổ sung lực lượng tại Panama, Hawaii, Philippines... Điển hình là sẽ bổ sung 40.000 quân đến kênh đào Panama để phòng thủ tuyến hàng hải huyết mạch này. 
Cũng theo hồ sơ Estimate of the Situation - Red and Tentative Joint Basic Plan - Red, Mỹ sẽ triển khai giai đoạn thứ hai của cuộc chiến bằng nỗ lực chiếm Jamaica, Bahamas và Bermuda rồi lấy đà tấn công các thuộc địa còn lại của Anh ở châu Á và châu Phi.

Thâu tóm châu Á

Theo tài liệu Top Secret Correspondence to Mobilization được giải mật từ Cục Văn khố quốc gia Mỹ, nước này dự định chiếm toàn bộ thuộc địa của Anh ở châu Á, đặc biệt là tấn công thâu tóm Ấn Độ để làm bàn đạp khống chế cả Ấn Độ Dương.
Ngoài ra, Nhật Bản được đặt mã màu cam, tượng trưng cho nguy cơ lớn thứ hai đối với Mỹ, sau Anh. Khi đó, giới tình báo Mỹ nhận định các thuộc địa của nước này tại châu Á có thể bị Nhật dòm ngó đồng thời rất lo lắng việc Tokyo tăng cường hải quân. Vì thế, Mỹ cũng chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng can thiệp chiếm giữ những vùng thuộc Trung Quốc đang bị Nhật chiếm đóng và một số nước Đông Nam Á để tạo tiền đề tấn công trực diện đối thủ. 
Trọng Kha


Trọng Kha

SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH

I.      Bối cảnh lịch sử
    I.1 Xô – Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh
Hơn 2 thập kỉ chạy đua vũ trang, đầu thập niên 70, tình hình thế giới có nhũng thay đổi căn bản về lực lượng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa(TBCN) và xã hội chủ nghĩa(XHCN). Những thay đổi này làm cho quan hệ Đông – Tây, Xô – Mĩ đi vào xu thế hòa hoãn, co giản. Biểu hiện:
v Trên cơ sở những thỏa thuận Xô – Mĩ, 9/11/1972, hai nước cộng hòa Dân chủ Đức và cộng   hòa Liên bang Đức đã kí kết tại Bon “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức”. Hiệp định gồm có chương mở đầu và 10 điều khoản. Điều khoản 1, nhấn mạnh rằng trong các hoạt động của mình, hai nước xuất phát từ trách nhiệm duy trì hòa bình, từ lòng mong muốn góp phần giảm bớt sự căng thẳng và đảm bảo nền an ninh châu Âu và xuất phát từ điều kiện đã hình thành một cách lịch sử của hai nước. Điều khoản 11 ghi rõ: hai nước sẽ  “tuân theo những mục đích và nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc”. Hai nước sẽ giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng giải pháp hòa bình và sự tự kiềm chế việc đe dọa bằng vũ lực. Hai bên có trách nhiệm phải tôn trọng không điều kiện sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước châu Âu trong phạm vi những biên giới hiện tại,  không một nước nào trong phạm vi hai nước có thể đại diện cho nước kia trong phạm vi quốc tế. Cả hai bên sẽ trao đổi đại diện thường trực đặt ở nơi có chính phủ Trung ương.
              Như vậy, việc giải quyết vấn đề Đức trong quan hệ quốc tế ở châu Âu, đánh dấu thắng lợi to lớn của cách mạng Đức, của chủ nghĩa xã hội (CNXH), của nền hòa bình an ninh ở châu Âu và trên toàn thế giới, mở màn cho giai đoạn tiếp xúc Đông – Tây.
v Những thỏa thuận giữa Liên Xô và Mĩ với nội dung hạn chế vũ khí tiến công chiến lược. Xô – Mĩ lần lượt kí các hiệp ước: “Hiệp ước về việc hạn chế vũ khí phòng chống tên lửa (ABM) 1972”; “Hiệp ước tạm thời về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1) 1974”; “Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-2) 1979”; Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu 1987”;…
              Cuộc chạy đua vũ trang được đẩy lên mức độ mà cả hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đều nhận thấy rằng không thể xóa bỏ được nhau, nên buộc phải đi đến chỗ “thu xếp” nhằm kiểm soát chạy đua vũ trang bằng nhiều cách. Đối đầu và trước hết là đối đầu về quân sự, bắt đầu được thay thế bằng đối thoại. Mặt khác, đến đầu những năm 70, nguy cơ của một cuộc chiến tranh hủy diệt toàn nhân loại đang trở nên nghiêm trọng. Lúc này trên thế giới ít nhất đã có 5 nước lớn có vũ khí nguyên tử ( Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp), trong đó Mỹ và Liên Xô có các kho chứa vũ khí đầy ắp. Cũng vì thế, cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt trở thành nhiệm vụ bức thiết hàng đầu của tấc cả các quốc gia, các dân tộc trên hành tinh.
Vậy tại sao cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra gây gắt giữa 2 cực Xô – Mĩ lại đi đến chấm dứt?
          Thứ nhât, trải qua hơn 40 năm, với gánh nặng chạy đua vũ trang và “chi tiêu quân sự”, Xô – Mĩ phải gánh chịu từ 50 đến 55% chi tiêu quân sự của toàn thế giới, bản thân hai nước này bị suy giảm“thế mạnh” của họ về nhiều mặt so với cường quốc khác.
          Thứ hai, Mĩ và Liên Xô đang đứng trước những khó khăn và thách thức hết sức to lớn: hai nước chiến bại Đức và Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành đối thủ nguy hiểm; các nước trong khối “Thị trường chung châu Âu(EC)” trở nên rất mạnh; cuộc cách mạng công nghiệp và kỉ thuật đang diễn ra sôi nổi;… Muốn vươn lên kịp các nước khác, cả hai nước phải thoát ra khỏi thế đối đầu và cần thế ổn định.
          Thứ ba, kinh tế Mĩ và Liên Xô đều giảm sút rất nhiều so với Nhật Bản và Tây Âu.
          Thứ tư, cuộc chiến tranh kinh tế mang tính chất toàn cầu đòi hỏi phải có một cục diện ổn định, đối thoại hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình.
       Như vậy, thời kì “chiến tranh lạnh” đã chấm dứt và quan hệ quốc tế bước sang một thời kì mới – thời kì “sau chiến tranh lạnh”.
I.2 Sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta
       I.2.1 Nguyên nhân
  • Nguyên nhân sâu xa: là do sự xói mòn của trật tự 2 cực Ianta, biểu hiện ở các khía cạnh sau:
- Thứ nhất,  sau chiến tranh thế giới thứ 2, chủ nghĩa phát xít bị đánh bại, nhiều nước đã trổi dậy giải phóng dân tộc. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc (PTGPDT) ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã làm thay đổi căn bản bộ mặt của các nước này, làm tan rã từng mảng lớn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) nói chung, thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Mĩ nói riêng.
- Thứ hai, năm 1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi. Đây được xem là bước đột phá vào trật tự 2 cực Ianta, vì nó đã đập tan âm mưu của Mĩ khống chế Trung Quốc, Liên Xô và buộc Mĩ phải từ bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
- Thứ ba, sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản Tây Âu, đặc biệt là sự ra đời của “Khối thị trường chung châu Âu (EEC)” đã làm thay đổi phạm vi ảnh hưởng của Mĩ ở Tây Âu.
- Thứ tư, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu đã làm xuất hiện 2 trung tâm kinh tế - tài chính cạnh tranh gay gắt phá thế độc quyền của Mĩ.
  • Nguyên nhân trực tiếp: Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu.
Trong những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, những biến động chính trị to lớn đã diễn ra ở Liên Xô và Đông Âu.
    Ở Đông Âu, từ những năm 80, chủ  nghĩa xã hội (CNXH) đã bị sụp đổ làm mất đi phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Âu.
Ở Liên Xô, ngày 19/8/1991, đã diễn ra cuộc đảo chính lật đổ tổng thống M.Gioocbachop nhưng bất thành, đã đưa đến hậu quả cực kì nghiêm trọng đối với Liên Xô và chính quyền Xô viết. Ngày 21/12/1991, Liên Xô tuyên bố giải thể, 11 nước cộng hòa Xô viết cũ tuyên bố tách khỏi Liên bang thành lập “Cộng đồng các quốc gia độc lập’”(viết tắt là SNG). Ngày 25/12/1991, M.Gioocbachop đã đọc thư từ chức tổng thống Liên bang, đánh dấu sự sụp đổ của Liên Xô về mặt nhà nước và sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta.
       I.2.2 Biểu hiện
          Trong những năm 1989-1991, sau những biến động to lớn của Liên Xô và Đông Âu, trật tự 2 cực Ianta bị sụp đổ với 3 biểu hiện chủ yếu:
            Thứ nhất, thế “hai cực” của hai siêu cường Mĩ và Liên Xô trong trật tự thế giới cũ đã bị phá vở: Liên Xô bị sụp đổ hoàn toàn từ góc độ một nhà nước, Mĩ tuy vẫn giữ được vị trí đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế và quân sự nếu tính riêng từng nước tư bản một, nhưng gộp lại cả Tây Âu và Nhật Bản thì về nhiều mặt, Mĩ đã bị suy kém hặc đúng hàng thứ hai (thập kỉ 40, 50 Mĩ mạnh hơn tấc cả các nước tư bản cộng lại).
            Thứ hai, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất hết, còn Mĩ thì bị thu hẹp rất nhiều ở khắp mọi nơi.
            Thứ ba, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là hai nước chiến thắng chủ yếu và thu được nhiều quyền lợi nhất trong “trật tự 2 cực Ianta”, còn Đức và Nhật Bản là 2 nước chiến bại chủ yếu và bị sụp đổ về quân sự, kinh tế nhưng qua 45 năm, Nhật Bản và Đức vươn lên hùng mạnh về kinh tế và địa vị chính trị đang trở thành mối lo ngại đối với các cường quốc thắng trận trước đây.
     I.3 Một xu hướng mới đang hình thành
Từ sau 1989,  Liên Xô - Mỹ đã thực sự chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác với nhau, chính điều này đã dẫn đến những biến chuyển quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế và cục diện chính trị thế giới :
-         Trước hết là mối quan hệ giữa 5 nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc là 5 ủy viên thường trực Hội đồng bảo an có nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh và trật tự thế giới đã được thiết lập nên cũng có đổi mới trong đường lối đối ngoại của mình. Cụ thể là từ đối đầu hai cực đã chuyển sang đối thoại, thương lượng thỏa hiệp với nhau để giải quyết các vụ xung đột, tranh chấp (Điển hình là cuộc chiến tranh vùng Vịnh Pecxich 1991).
-         Sau hơn 20 năm đối đầu căng thẳng, 1989 quan hệ Xô- Trung đã được bình thường hóa trở lại.
-         Các khối quân sự đối đầu không còn nữa: Khối Vacsava đã giải thể (1/7/1991), trong khi đó Khối NATO vẫn tồn tại
-         Các vụ tranh chấp, xung đột cũng được giải quyết bằng phương pháp đối thoại hợp tác. Điển hình là việc giải quyết các vấn đề sau:
                   +  Vấn đề Apganixtan: Liên Xô và Mỹ thỏa thuận giải quyết xung đột ở Apganixtan. Quân đội Liên Xô rút khỏi Apganixtan, Mỹ sẽ ngừng viện trợ cho phe đối lập
                   +  Vấn đề Campuchia: Xô - Mỹ đã tiến hành thương lượng đi đến kí kết Hiệp định hoà bình Paris 1991, quyết định giải quyết hòa bình ở Campuchia bằng cách tổ chức bầu cử thành lập chính phủ ở nước này.
                   +  Vấn đề Namibia (Tây Nam Phi): Xô –Mĩ quyết định rút quân đội Nam Phi và quân tình nguyện Cuba, tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và tiến tới tuyên bố nền độc lập của Namibia
       Tuy nhiên, tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hòa bình, ổn định như người ta mong đợi. Sự đối đầu Đông – Tây về hệ tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế… đã từng chi phối đời sống quốc tế trong suốt thời kì Chiến tranh lạnh, nay được chuyển hóa dưới nhiều hình thức khác, bên cạnh sự nổi lên của những mâu thuẫn mới. Sự vận động của các mâu thuẫn này sẽ quyết định diện mạo của trật tự thế giới và xu hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
          +)Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa các nước lớn xung quanh việc thiết lập một trật tự thế giới mới.
  +)Thứ hai, là mâu thuẫn về lợi ích dân tộc
  +)Thứ ba, là mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo.
  +)thứ tư, là mâu thuẫn về hệ tư tưởng.
  +)Thứ năm, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển tiếp tục diễn ra gay gắt, khoảng cách giữa các nước giàu nghèo ngày càng lớn.
II. Nội dung cơ bản của trật tự thế giới mới
     II.1 Nội dung cơ bản của trật tự thế giới mới
     Sau khi “trật tự 2 cực Ianta” bị phá vỡ, một cuộc chạy đua lúc công khai lúc ngấm ngầm nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới đã diễn ra.
     Trong số các cường quốc, thời kì này thực lực giữa ba trung tâm của CNTB là Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản đã nhích lại gần nhau, không còn quá chênh lệch như trước đây. Mĩ không còn quá mạnh để áp đặt các nước nhưng vẫn muốn xác lập vai trò lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, các đồng minh Nhật Bản và Tây Âu lại muốn khẳng định vai trò của mình, không chấp nhận thế giới một cực do Mĩ chi phối. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ là những nước tuy còn có mặt yếu nhưng cũng đang trên đà phát triển và đều ủng hộ trật tự thế giới đa cực. Trung Quốc sau hơn 30 năm mở cửa đã đạt nhiều thành tựu, có uy tín và vị thế quan trọng trong quan hệ quốc tế. Nga vẫn là cường quốc hạt nhân, sau một thời gian dài khủng hoảng, đã và đang khôi phục địa vị cường quốc của mình. Ấn Độ tuy là nước đang phát triển, nhưng đã trở thành một trong mười nước có hạt nhân và đang có ảnh hưởng lớn trong thế giới thứ ba. Xu hướng liên kết tam giác Nga - Trung - Ấn đã bộc lộ khá rõ nét trong thời kì sau Chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, các quốc gia nhỏ đang phát triển cũng đang đưa đất nước bước lên vị trí cao hơn, họ đã liên kết lại với nhau nhằm hạn chế sự khống chế của các nước lớn. Như vậy, trên thế giới có 3 lực lượng chủ yếu đang theo đuổi những mô hình khác nhau về trật tự thế giới mới “Đó là Mỹ muốn thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ làm bá chủ; là các cường quốc các trung tâm lớn như Nga,Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, liên minh Châu Âu có cùng lợi ích chiến lược trong việc thúc đẩy sự ra đời của một trật tự thế giới đa cực mà bản thân họ sẽ đóng vai trò là các cực trong trật tự này; là đại đa số các nước còn lại_các nước nhỏ,các nước đang phát triển_mong muốn thiết lập một trật tự thế giới thực sự dân chủ bình đẳng…”
Cụ thể:
          Mỹ:
          Cho đến hiện nay, Mỹ vẫn là một siêu cường duy nhất của thế giới đó là điều chúng ta không thể bàn cãi gì thêm. Nền kinh tế khổng lồ đó ngày ngày vẫn tiến những bước chóng mặt mà không có một nền kinh tế nào trên thế giới có thể đứng ngang hàng: số liệu gần đây nhất về kinh tế Mỹ, tăng trưởng kinh tế 3,4%, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong 11 tháng đầu năm 2006 đạt 1,3 nghìn tỉ USD chiếm khoảng 30% nền kinh tế thế giới; về quân sự, Mỹ cũng là quốc gia đứng đầu thế giới về chi phí quân sự với 528,7 tỷ USD trong khi đó cả thế giới là 1200 tỷ USD, trong giai đoạn từ tháng 9/2001 đến 2006 chi phí quân sự hàng năm của Mỹ đạt là 432 tỷ USD. Trong giai đoạn 2002-2006, Mỹ và Nga là hai nhà cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới, với giá trị các loại vũ khí mỗi nước bán ra chiếm khoảng 30%...Cũng vì lẽ đó, từ sau khi Liên Xô thất thủ, Mỹ luôn coi mình là người anh cả đi đầu, lãnh đạo thế giới, bảo vệ an ninh của thế giới. Các nhà cầm quân của nước Mỹ luôn mong muốn đưa nước này vươn lên trở thành lãnh tụ toàn cầu với những thủ đoạn và biện pháp mới hòng thực hiện các mục tiêu tối cao trở thành tôn chỉ mục đích và hành động của Mỹ:
+ Thâu tóm trong tay và chi phối tất cả các khu vực trên thế giới
+ Tiếp tục tấn công làm xóa bỏ hết các nước XHCN.
+ Vừa liên kết với các nước đồng minh TBCN, vừa kiềm chế cạnh tranh với họ.
+ Mở rộng và phổ biến cũng như áp đặt mô hình Mỹ và những giá trị CNTB Mỹ ra tất cả các nước.
         Mỹ cho rằng “sự lãnh đạo của Mỹ đối với thế giới hiện nay là quan trọng và cần thiết hơn bất kỳ thời kỳ nào trong quá khứ…”
         Từ việc bao vây cấm vận kinh tế bất kể nước nào có thái độ đối đầu với mình, Mỹ đưa ra các chính sách cao hơn về mặt chính trị và quân sự.
Về chính trị:
Từ thời tổng thống Billclinton đã đề ra “chiến lược cam kết và mở rộng (1995)” với nội dung: ra sức củng cố và phát huy sức mạnh mọi mặt của Mỹ ở trong nước cũng như trên thế giới, bảo vệ an ninh và các lợi ích chiến lược của Mỹ trên thế giới; chống lại mọi hiểm họa đối với Mỹ, xây dựng trật tự thế giới mới bảo đảm “sự lãnh đạo của Mỹ đối với thế giới” và “Mỹ có vai trò lãnh đạo toàn cầu”…ngăn chặn không để xuất hiện mọi đối thủ cạnh tranh với Mỹ trong thời kỳ hậu chiến tranh và đến năm 1998 đề ra “chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cho thế kỷ mới” dựa trên nền tảng chiến lược 1995, có sự điều chỉnh một số nội dung mới. Đặc biệt, từ sau vụ 11/9/2001 đã có nhiều sự thay đổi mới trong nội dung chiến lược của Mỹ. Ngày 20/9/2002 Mỹ công bố “chiến lược an ninh quốc gia mới thay chiến lược an ninh quốc gia cam kết và mở rộng” với những điều chỉnh mang tính chiến lược hiện thời của Mỹ mà nổi bật nhất là: chống khủng bố trở thành nhiệm vụ ưu tiên chiến lược hàng đầu….
Một trong các thủ đoạn thâm độc nhất mà các cơ quan tình báo sử dụng là khai thác các khuyết tật kinh tế - xã hội, sự bất mãn của các thành phần kinh tế - xã hội, sự bất mãn của các thành phần quần chúng. Mỹ sử dụng mọi chiêu bài đặc biệt là các chiêu bài về quyền dân chủ hòng thò bàn tay chính trị vào các nước mà Mỹ quan tâm hoặc những đối tượng của Mỹ.
Vê quân sự:
Mỹ còn đẩy mạnh sức mạnh vũ trang. Như đã nói, Mỹ là quốc gia có tiềm lực quân sự và chi phí cho quốc phòng lớn nhất thế giới.Thủ đô Oasinhton của Mỹ với trên 50% thu nhập từ buôn bán vũ khí. Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ lực một cách không khoan nhượng cho dù thế giới đã lên tiếng ngăn cản.Thực tế, hầu hết các cuộc chiến tranh gần đây bao gồm cả các cuộc chiến tranh quốc gia hay sắc tộc đều có bàn tay của Mỹ hay chính Mỹ trực tiếp tham gia: Năm 1991, chiến tranh vùng vịnh Pécxich; năm 1994 tham gia cuộc chiến tại Boxnia Hecxegovina; tháng 4/1999 sau chiến tranh Côxôvô, Mỹ chi phối được Nam Tư; năm 2001, Mỹ cùng các nước đồng minh đánh chiếm Apganixtan và chốt nhiều vị trí trọng yếu ở vùng Trung Á; năm 2003 liên quân Anh - Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh Irac lần 2…
Với sức mạnh của mình Mỹ đã thu được những kết quả đáng kể, tầm ảnh hưởng của Mỹ là rất lớn ở nhiều khu vực trên thế giới như: Mỹ latinh; một số khu vực của châu Phi; Trung Đông; gần đây là Mỹ đang cô gắng thông qua Nhật gây ảnh hưởng ở Châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài những khu vực trên thì ngay cả các quốc gia được coi là hàng đầu của thế giới cũng nằm trong sự liên quan với Mỹ về những mặt riêng: liên minh châu Âu (EU) đặc biệt là Anh có quan hệ rất lớn với Mỹ về kinh tế là thị trường số một với Mỹ và chịu nhiều “sự giúp đỡ” của Mỹ về kinh tế; Nhật kinh tế đứng thứ 2 thế giới nhưng nhờ Mỹ về mặt quân sự (từ sau năm 1947) nhằm giữ gìn an ninh, trật tự… đặc biệt khu vực Trung Đông tầm ảnh hưởng của Mỹ liên quan đến sự yên ổn, hòa bình của khu vực này. Ngay cả tại Liên Hợp Quốc thì tiếng nói của Mỹ là có trọng lượng nhất. Mỹ thường tự hành động với những việc làm mà nước này cho là “cần thiết” với “an ninh, hòa bình thế giới” mặc dù có sự lên tiếng của Liên Hợp Quốc. Mỹ sẵn sàng liệt các nước không đi cùng Mỹ, ủng hộ sự lựa chọn của Mỹ vào hàng ngũ của những kẻ “phản động” như việc Mỹ xếp Triều Tiên, Iran, Irac vào chục “ma quỷ”…
          Từ sức mạnh kinh tế, quân sự chủ trương cuối cùng của Mỹ là tiếp tục đưa tiếng nói chính trị của Mỹ được đẩy cao hơn nữa trên trường quốc tế, dùng tiếng nói của Mình áp đặt cho các quốc gia “dưới cơ”, sau là các nước lớn và toàn thế giới. Mưu đồ của Mỹ là trở thành một cực duy nhất của thế giới, siêu cường duy nhất của thế giới.
          Đó là mục đích, bước đi riêng của Mỹ, còn đối với tình hình chung của thế giới cùng động thái của các nước được coi là đồng minh thân cận của Mỹ thì sao? Họ chấp nhận hay không vị trí cùng những tham vọng khổng lồ của Mỹ?
          Theo nhận định chung của các chuyên gia thì ngay trong những năm 80 của thế kỷ trước thì một trật tự mới đã bắt đầu được hình thành, có khả năng thay thế cho trật tự Ianta đang đi xuống thời gian đó. Được thể hiện là sự vươn lên của các quốc gia ngoài Mỹ và Liên Xô. Đặc biệt, những năm gần đây cùng với sự biến động bất thường, chúng ta đã được chứng kiến một sự thay đổi ngoạn mục của thế giới.Toàn cầu như đang “thay làn da mới” đặc biệt là tình hình kinh tế. Các thế lực có truyền thống trong lịch sử loài người về sức mạnh vươn lên mạnh mẽ cùng thời đại. Họ không chấp nhận sự áp đặt của Mỹ, mãi chỉ là đàn em của Mỹ. Nên bên cạnh những quan hệ hợp tác với Mỹ, các quốc gia này đều đang tiến những bước đi riêng của minh trên trường quốc tế và mong muốn trở thành một cực trên đấu trường thế giới.
Nhật:
Nhật là đồng minh thân cận truyền thống với Mỹ.Trong giai đoạn được coi là “một thần kỳ Nhật Bản” thì đằng sau đó chính Mỹ là quốc gia tài trợ cao nhất giúp Nhật có được như ngày hôm nay. Bên cạnh đó, Nhật còn đẩy mạnh quan hệ với Mỹ về mặt quân sự. Chính Mỹ cùng sức mạnh quân sự của mình là lực lượng chủ yếu giúp Nhật duy trì trật tự trong nước và có tiếng nói trong khu vực và trên thế giới. Nếu xét ở khía cạnh này thì Nhật luôn là “cái bóng” của Mỹ. Nhưng dù sao Nhật cũng là quốc gia  có nền kinh tế phát triển đứng thứ 2 thế giới. Nhật không dễ dàng chấp nhận mãi vị trí “hư danh”.
Biểu hiện đầu tiên trong những bước thay đổi lớn của Nhật trong mối quan hệ với Mỹ là:
-         Nếu sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật thông qua chiến lược “rời châu Á vào châu Mỹ” thì từ giữa những năm 80 Nhật chuyển sang chiến lược “rời châu Mỹ và trở về châu Á”, giữ vị trí thống soái trong nền kinh tế khu vực Đông Á.
-         Biết chiến lược của Mỹ hiện nay muốn nhằm vào khu vực châu Á –Thái Bình Dương một khu vực đầy tiềm năng thì bên cạnh hợp tác với Mỹ thì Nhật cũng có những cố gắng riêng nhằm gây ảnh hưởng, cạnh tranh với Mỹ: tham gia tổ chức ASEAN với hình thức ASEAN +3…
-         Trong vấn đề CampuChia khi Mỹ công khai ủng hộ Ranorith thì Nhật lên tiếng ủng hộ chính quyền Hunsen (2/1988) đưa ra các nguyên tắc cho việc giải quyết xung đột và tổng tuyển cử.
-         Nhật tỏ thái độ khác Mỹ đối với vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc.
-         Việc Mĩ bỉ chỉ trích là có thái độ thờ ơ với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á, thì Nhật tỏ ra tích cực đề xuất những biện pháp bổ trợ các nước trong khu vực, khắc phục khó khăn do cuộc khủng hoảng gây ra…
Nhật là một trong những nước đi đầu trong lĩnh vực khoa học -công nghệ mũi nhọn, là nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất (cuối năm 2005 đạt 846,9 tỷ USD) đồng thời là chủ nợ lớn nhất, nhà tài trợ ODA lớn nhất thế giới. Đặc biệt, những năm gần đây, Nhật rất chú ý tăng cường sức mạnh quân sự đặc biệt là lực lượng hải quân. Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản kể từ năm 2002 đã vượt mức 1% GDP tức khoảng 50 tỷ USD/năm chỉ đứng sau Mỹ và Nga.
Với nhưng động thái này của Nhật, rõ ràng Nhât Bản đang muốn đôc lập hơn với Mỹ trong mọi vấn đề. Nhật cố gắng vươn lên là một cực trong thế giới đa cực
Liên minh châu Âu (EU)
Ngay cả liên minh châu Âu (EU) với những quốc gia được coi là quan hệ ruột thịt với Mỹ  như: Pháp, Đức đặc biệt là Anh…,rất nhiều nước chịu sự tài trợ của Mỹ về nhiều mặt(kinh tế kéo theo chính trị), thì nay cũng đang có những chính sách mới tách khỏi sự ràng buộc với Mỹ. Sự ra đời của liên minh châu Âu trong lịch sử cũng là để hạn chế “bàn tay” của Mỹ với khu vực này.
Nhìn từ góc độ lịch sử đánh giá thì hầu hết các quốc gia nằm trong tổ chức này trong lịch sử đã từng làm mưa làm gió, âm mưu thâu tóm thê giới. Bản thân họ luôn tự nhủ mình là một nước mạnh trên thế giới và chắc rằng họ không dễ dàng chịu sự ràng buộc phía sau với Mỹ (có thời kỳ Anh đã đô hộ Mỹ) những ký ức lịch sử đó luôn tồn tại.
Gần đây, EU đã thống nhất thị trường chung thành một khối thống nhất với 27 nước thành viên, dùng chung đồng tiên EURO sự nhất thể đó khiến cho các quốc gia có mưu đồ gây ảnh hưởng lớn ở khu vực này là rất khó. Hơn thế nữa, EU còn đang có xu hướng nhất thể cả về chính trị tạo nên một sức mạnh to lớn. Nếu thành sự thật EU sẽ là một đối trọng lớn với các quốc gia lớn trên thế giới đặc biệt là với Mỹ.Theo chỉ số năm 2000-2001 mức tăng trưởng bình quân của các nước thành viên là 7865 tỷ USD, mức tăng trưởng bình quân tính đến 2001 là 2,7% , tỷ giá hối đoái là 0,91EURO/USD, kinh tế EU đang cất cánh.
Trung Quốc:
Trong lịch sử phát triển của mình Trung Quốc luôn khẳng định mình là một nước lớn và bây giờ cũng vậy. Trung Quốc đang vươn lên một cách chóng mặt trên thế giới. Trung Quốc đang khẳng định thế kỷ 21 là của nước này.
Trung Quốc đẩy mạnh trên tất cả các mặt: kinh tế, quân sự, chính trị. Trong 5 năm (2000-2005) tổng giá trị sản phẩm quốc nội của Trung Quốc tăng bình quân hàng năm là 9,5% (năm 2004 là 10,1%; 2005 là 9,9%). Năm 2005, tổng thu nhập quốc dân (GDP) đạt 18.230 tỷ NDT (2240 tỷ USD), trở thành nước có GDP đứng thứ 4 trên thế giới, dự trữ ngoại tệ tính đến cuối năm 2005 là đạt 818,9 USD…Chi phí cho quân sự đứng thứ 4 thế giới với 49,5 tỷ USD với nhiều vũ khí mới hiện đại…Trong thời gian gần đây nước này rất thành công trong việc sáp nhập khu vực tự trị vào lục địa: Ma Cao, Hồng Kông tiến tới là Đài Loan khiến Trung Quốc hoàn thiện hơn.
Với nhiều mặt thuận lợi, Trung Quốc ngày nay đang vươn lên như R.Níc-Xơn đã từng đánh giá “con sư tử đang thức dậy và bắt đầu làm rung chuyển thế giới”. Trong tương lai với Mỹ không phải Nga mà chính là Trung Quốc sẽ trở thành đối trọng lớn nhât của Mỹ trên con đường thực hiện ý đồ bá chủ của mình. Giới chuyên gia Mỹ lo ngại rằng với tốc độ phát triển như hiện nay thì chẳng mấy mà Trung quốc vuơn lên số một thế giới vượt cả Mỹ. Đây là điệu lo ngại hàng đầu của Mỹ.
Nga:
Nga trong con mắt của người Mỹ luôn là đối thủ số một và khó chơi. Sau khi Liên Xô thất bại Mỹ vươn lên, Nga thay chân Liên Xô trong một thời kỳ đã đánh mất tiếng nói của mình. Nhưng gần đây, Nga đang vươn lên một cách nhanh chóng. Đặc biệt, sau khi Pultin giữ chức tổng thống Nga, đã đưa nước này không những thoát khỏi khủng hoảng, trả hết nợ mà còn đang giành lại những tiếng nói giá trị trên trường quốc tế, mặc dù tầm ảnh hưởng của Nga không còn được như trước cả trên thế giới và trong khu vực nhưng đó là một biểu hiện bình thường khi mà thế giới đang có những biến đổi lớn về mọi mặt.
Về sức mạnh quân sự, Nga vẫn đứng vị trí thứ 2 thế giới sau Mỹ với những loại vũ khí đa dạng sức công phá lớn để lại từ thới Liên Xô kể cả vũ khí hạt nhân. Chi phí cho quân sự của Nga năm 2006 là 34,7 tỷ USD. Cùng với Mỹ, Nga là nước cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới. Nga là nước đi đầu về các ngành chinh phục vũ trụ.
Về kinh tế thì năm 2005, tổng sản phẩm quốc nội tăng 6,4%, sản lượng công nghiệp tăng 4,1% , quỷ ổn định quốc gia 1446 tỷ Ruble, chiếm 6%GDP. Đặc biệt, Nga còn là quốc gia có nguồn năng lượng lớn nhất thế giới chiếm 13% tổng trữ lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt của thế giới…
Với tiềm năng lớn đã làm cho vị thế của Nga được khẳng định trên thế giới.
     Với những bước phân tích sơ lược về sức mạnh tổng hợp của các quốc gia các khu vực lớn trên thế giới so với Mỹ và âm mưu đơn cực của Mỹ ta nhận thấy khát vọng của Mỹ là rất khó trở thành hiện thực. Bởi không chỉ có Mỹ có tham vọng mà mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay, kể cả đồng minh thân cận với Mỹ không còn muốn chịu sự ràng buộc với Mỹ. Họ cũng có những ham muốn riêng tách biệt có thể nói là cạnh tranh đối lập với Mỹ. Hơn thế nữa trên con đường thực hiện tham vọng của mình Mỹ cũng vấp phải những khó khăn to lớn không thể tránh khỏi và Mỹ không thể một mình giải quyết như: ở khu vực Trung Đông - khu vực quan tâm hàng đầu của Mỹ hiện nay.Trước hết, cả hai nước Apganixtan và Irac không đạt được tình hình ổn định như Mỹ mong muốn, tình hình nguy cơ trước mắt có thể xảy ra nội chiến giữa 2 cánh hồi giáo Xi ai và Xăn ni nằm ngoài tầm kiểm soát của Mỹ, hay ngay cả Ixaren - đồng mình số một của Mỹ ở khu vực này cũng đang có dấu hiệu không nghe lệnh của Mỹ...Mỹ càng lên tiếng nghĩ cách tháo gỡ khó khăn càng làm cho tình hình trên thế giới thêm bất ổn. S.Hăntington một học giả Mỹ trong bài viết “siêu cường cô đơn” đã phê phán sâu sắc và có hệ thống quan niệm về thế giới đơn cực, ông nhấn mạnh: “thế giới chỉ có một siêu cường không có nghĩa là thế giới đơn cực”.
Hiện nay tầm ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới vẫn là số một nhưng nếu nhìn một cách sâu sắc hơn, xa hơn thì nó đang bị thu hẹp dần (với những biểu hiện như trên). Và cũng phải khẳng định, Mỹ không thể một mình giải quyết những vấn đề chung, bức thiết hiện nay của thế giới như vấn đề: môi trường, dân số, tài nguyên thiên nhiên…đặc biệt là nạn khủng bố ngày nay. Mỹ và thế giới còn nhớ rõ vụ 11/9/2001 khủng bố tại trung tâm thương mại thế giới.Vụ khủng bố này đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng dân Mỹ và giới cầm quyền. Một nước có nền an ninh số một thế giới lại để xẩy ra khủng bố khổng lồ giữa ban ngày tại trung tâm NewYork….Rõ ràng Mỹ không thể giải quyết thảm họa khủng bố một mình, phải liên minh với các quốc gia trên thế giới tạo thành một vành đai chung tiêu diệt khủng bố.
     Trong cơ chế toàn cầu hóa, các quốc gia đang liên kết lại với nhau hợp tác cùng phát triển, ngay cả các nước nhỏ cũng tự nhận định được vị trí của mình đã liên kết lại để hạn chế sự khống chế của các nước lớn tự bảo vệ mình, tạo thành một thị trường riêng trong khu vực và đẩy mạnh ra thế giới. Không có một quốc gia nào nằm ngoài cuộc chơi mà có thể tồn tại. Kinh tế Mỹ có hùng mạnh đến mức nào đi chăng nữa thì cũng khó tránh khỏi nguy cơ khủng hoảng, thiếu nguồn nguyên liệu, nhiên liệu…
     Thế giới phong phú đa dạng và phức tạp như vậy thì nội dung thật sự của thế giới đa cực, như một lẽ tất nhiên phải là: mọi công việc của thế giới chỉ có thể do nhân dân tất cả các nước không phân biệt lớn nhỏ, giàu nghèo, mạnh yếu cùng giải quyết và càng không thể chỉ do một siêu cường hay do một số cường quốc quyết định theo ý đồ của họ
     II.2 Những nhân tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới
     Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều ủng hộ một thế giới đa cực, có nhiều trung tâm, cân bằng lực lượng giữa các bên, vì chỉ có trên cơ sở đó mới có thể giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng quốc tế bằng con đường đàm phán dân chủ, hòa bình. 
     Tuy nhiên, trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tùy thuộc vào nhiều nhân tố:
          Thứ nhất, sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mĩ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua sức mạnh tổng lực quốc gia (sức mạnh tổng hợp về mọi mặt của mỗi nước, trong đó sức mạnh kinh tế là chủ yếu).
          Thứ hai, sự lớn mạnh về mọi mặt của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành công của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước XHCN như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba,…; sự vươn lên về mọi phương diện của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập; sự phát triển của phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội ở trên toàn thế giới …)        
          Thứ ba, sự hoạt động tích cực của các cuộc đấu tranh mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế lớn trên mọi lĩnh vực vì quyền lợi chính đáng của con người và sự tồn tại của nhân loại.
          Thứ tư, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỉ thuật tạo ra những đột phá kì diệu và tạo biến chuyển thế giới.
III Đánh giá, nhận xét
     III.1 Nhận xét về tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh
Một là, từ sau năm 1991 đầy biến động, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp. Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ, thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự mới. Thời kì quá độ sau chiến tranh lạnh hiện nay được các nhà nghiên cứu gọi là trạng thái“Nhất siêu, nhiều cường”, đó là các nước Mỹ, Tây Âu (EU) Nhật Bản, Nga và Trung Quốc.
Hai là, sau chiến tranh lạnh hầu như các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của quốc gia.
Ba là, một đặc điểm lớn của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh là sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ xác lập ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế…
Bốn là, Sự tan rã của Liên Xô đã tạo cơ hội cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới một cực để Mĩ làm bá chủ thế giới. Mặc dù, Mĩ có một lực lượng kinh tế - tài chính, khoa học - kĩ thuật và quân sự vượt trội so với tất cả các quốc gia nhưng giữa tham vọng to lớn làm bá chủ thế giới và khả năng hiện thực của Mĩ là một khoảng cách không nhỏ.
       Năm là, sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như bán đảo Ban-Căng, một số nước Châu Phi và Trung Á. Đặc biệt, chủ nghĩa khủng bố đã và đang trở thành mối đe dọa đối với nền an ninh, hòa bình thế giới. Nguyên nhân chính là do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ đã bùng lên dữ dội khi mâu thuẫn Đông – Tây không còn nữa.
     III.2 Đặc điểm và xu thế của trật tự thế giới mới
        Từ những thay đổi của tình hình thế giới, tuy Trật tự quốc tế mới chưa hình thành, nhưng trong hai thập kỷ qua sau chiến tranh lạnh, có thể thấy những đặc điểm và xu thế phát triển của trật tự thế giới mới như sau:
v Trật tự thế giới mới đang định hình theo những cách nhìn khác nhau với các mô hình như trật tự đa cực, trật tự thế giới đa tầng, trật tự thế giới vô cực, trật tự thế giới đa đối tác hoặc trật tự thế giới mạng. Trong đó, xu thế phát triển của trật tự thế giới trong tương lai là tiến tới một hệ thống đa cực. Bởi lẽ nhìn trên bình diện toàn cầu, một quốc gia dù là siêu cường duy nhất cũng không có khả năng kiểm soát thực tế toàn bộ các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Trong mô hình trật tự thế giới đa cực thì các cực sáng giá nhất là Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc.
v  Xu thế phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm:
                   Bài học của thời kì chiến tranh lạnh đã chứng tỏ quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như 2 nước Mỹ và Liên xô - “1 bị thương, 1 mất”. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như Đức, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NIC). Cách đặt vấn đề về an ninh, quốc phòng, kinh tế về cơ bản đã khác so với trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2: sự hưng thịnh hoặc suy vong của một quốc gia không còn tùy thuộc vào sức mạnh quân sự, chính trị mà chủ yếu dựa vào thực lực kinh tế và khoa học - kỹ thuât. Trong thời điểm hiện nay, kinh tế trở thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc đọ sức giữa các cường quốc quốc tế. Các nước ngày càng nhận thức sâu sắc rằng sức mạnh của mỗi quốc gia là một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính lành mạnh và phát triển nền công nghiệp có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh và đó mới là cơ sở để xây dựng sức mạnh thực sự của một quốc gia.
v  Trong trật tự thế giới mới, quan hệ quốc tế phát triển theo xu hướng hòa dịu hơn so với quan hệ quốc tế trong các trật tự thế giới trước đó, nhưng năng động và phức tạp hơn.
                 + Xu thế đối thoại, hợp tác trên cơ sở 2 bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau cùng tồn tại hòa bình đang ngày càng trở thành xu thế chủ đạo trong các mối quan hệ quốc tế. Đòi hỏi các quốc gia phải năng động, linh hoạt, thực hiện đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia một cách có hiệu quả nhất
                 + Tuy nhiên, ở nhiều khu vực trên thế giới, xung đột cục bộ và trạng thái bất ổn vẫn tiếp tục diễn ra. Nhưng những xung đột này khó có khả năng lan rộng lôi cuốn sự đối đầu trực tiếp của các nước lớn, chủ yếu là do các nước lớn hiện nay đều có lợi ích lâu dài và cơ bản trong việc duy trì hòa bình để phát triển kinh tế…Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa khủng bố quốc tế trở thành mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh chung của thế giới.
v  Các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hường đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường thuận lợi giúp họ vươn lên mạnh mẽ nhằm xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt nổi bật là: Mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.
Từ sau chiến tranh lạnh, nhất là những năm gần đây, mối quan hệ giữa năm nước lớn : Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc vừa có điều chỉnh lớn lại vừa nhộn nhịp những chuyến thăm viếng lẫn nhau với những tuyên bố phương châm, nguyên tắc đối ngoại mới.
            Tháng 7/1997, Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto đề ra ba nguyên tắc đối với Nga là "Tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, hướng về lâu dài". Với quan hệ Nhật - Trung, ông đưa ra bốn nguyên tắc :"Hiểu biết lẫn nhau, tăng cường đối thoại, mở rộng hợp tác, hình thành trật tự chung" (9/1997). Về phía Trung Quốc, đầu tháng 11/1997, khi sang thăm Nhật Bản, Thủ tướng Lý Bằng lại đưa ra năm nguyên tắc trong quan hệ với nước này là :"Tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tìm kiếm điểm chung, gác lại bất đồng, giải quyết thỏa đáng những vấn đề bất đồng; tăng cường đối thoại, tăng thêm hiểu biết lẫn nhau; tạo thuận lợi và cùng có lợi, phát triển sự hợp tác kinh tế; hướng tới tương lai, đời đời hữu nghị". Cuối tháng 10/1997, khi sang thăm Mỹ, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân đã đổi bốn câu trong cuộc gặp cấp cao đầu tiên vào năm 1993 "Tăng thêm tín nhiệm, giảm bớt phiền phức, phát triển hợp tác, không đối đầu" thành "Tăng cường hiểu biết, mở rộng nhận thức chung, phát triển hợp tác, cùng tạo ra tương lai". Giữa hai nước Liên bang Nga và Trung Quốc đã có nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao. Trong bản tuyên bố thứ 5, hai nước chủ trương xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, thực hiện chính sách láng giềng hữu nghị. Tổng thống Pháp Jacques Chirac chủ trương xây dựng "Quan hệ đối tác toàn diện" giữa Pháp và Trung Quốc. Ông cũng kiến nghị với châu Âu thiết lập "Quan hệ đối tác đặc biệt với Nga...".
             Rõ ràng, mối quan hệ giữa các nước lớn và những điều chỉnh của họ có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế - một nhân tố hàng đầu trong sự hình thành trật tự thế giới mới.
v  Xu thế liên kết khu vực đi đôi với xu thế toàn cầu hóa phát triển nhanh. Thể hiện: ở sự ra đời của nhiều tổ chức kinh tế khu vực với quy mô lớn nhỏ khác nhau như Liên minh châu Âu (EU), Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ(NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN, Liên kết kinh tế Trung Mỹ, Khối MERCOSUR, hiệp hội tự do thương mại Mỹ Latinh(LAPTA), Cộng đồng Đông Phi(EAC)…; Sự xuất hiện hàng loạt các công ty xuyên quốc gia; Các tổ chức quốc tế trong đó quan trọng hàng đầu là Liên Hợp Quốc(UNO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và tổ chức thương mại thế giới (WTO)
v  Trong việc kiến tạo nên trật tự thế giới mới các nước đang phát triển sẽ là một lực lượng quan trọng.
Vị thế này đang  được xác lập từ những chuyển biến tích cực của các nước đang phát triển ở hầu khắp các châu lục.
Châu Á – Thái Bình Dương thập niên qua là một không gian của sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và đã thu hẹp được nhiều khoảng cách về phát triển. Các quá trình hội nhập đang diễn ra rất năng động. Nhiều quốc gia tại khu vực này đang có quá trình vươn lên để khẳng định vị thế của mình trong trật tự thế giới mới. Chẳng hạn như Ấn Độ trong thập niên gần đây cũng đang phát triển kinh tế với tốc đọ khá nhanh, khoảng 8%/năm. Cùng vói đó là những động thái tích cực làm lành mạnh quan hệ ngoại giao với những nước lân bang, nhất là Pakixtan, Ấn Độ đang nổ lực để góp phần vào hòa bình và ổn định của khu vực. Vị thế này còn được củng cố thông qua hiện tượng “ấm dần lên” của quan hệ Mĩ - Ấn Độ. Năm 2004, Tổng thống Mỹ G.Busơ đã tuyên bố Ấn Độ là đối tác chiến lược và đề xuất với Quốc hội Mỹ xây dựng một thỏa thuận song phương liên quan tới trao đổi công nghệ hạt nhân. Dĩ nhiên, tuyên bố này có liên quan tới chính sách nước đôi của Mỹ ở châu Á, nhưng điều căn bản vẫn là tiềm lực kinh tế, triển vọng phát triển và uy tín quốc tế của Ấn Độ đang khiến cho các nước lớn phải quan tâm nhiều hơn tới quốc gia này.
           Tại châu Phi tình hình ở một số nơi tuy còn phức tạp nhưng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Liên minh châu Phi(AU) ra đời thay thế cho tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) đánh dấu mốc quan trọng trong đời sống chính trị toàn cầu, tạo tiền đề quan trọng cho quan hệ với các khu vực. Có thể những tác động thúc đẩy phát triển mà AU mang lại thời gian qua chưa được như mong đợi, nhưng triển vọng và vai trò của nó với việc thiết lập trật tự thế giới mới sẽ ngày càng tăng.
           Ở khu vực Mĩ La tinh, trong những năm gần đây, lực lượng cánh tả đã giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử và cầm quyền ở nhiều nước (Venezuela, Colombia, Chi lê, Bolivia…). Một sự kiện đáng chú ý là vào tháng 5/ 2006, 3 nước Mỹ La Tinh : Cuba, Bolivia và Colombia đã thành lập một lien minh cánh tả mới, đối trọng với Mĩ ngay tại vùng được coi là sân sau của Mĩ. Tổng thống Venezuela Hugo Chavel đã phát biểu khẳng định về triển vọng của Mỹ Latinh trong trật tự thế giới mới: “Khu vực Mỹ Latinh có đủ mọi điều kiện để trở thành một thế lực lớn trên thế giới”.
            Sở dĩ các nước đang phát triển đang dần dần xác lập được vị thế của mình trong trật tự thế giới mới là do các nước này đóng vai trò kinh tế ngày càng quan trọng là những quốc gia sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu tối cần thiết cho sự phát triển kinh tế toàn cầu trong một kỷ nguyên mà tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt nhanh chóng. Hơn nữa các nước này nhịp độ phát triển dân số khá nhanh do đó duy  trì được trạng thái dân số trẻ (đây là một ưu thế rất quan trọng trong bối cảnh các nước phát triển cao đang đối mặt với nguy cơ “già hóa dân số” như Nga, Nhật Bản)
v  Vai trò của Liên hợp Quốc được tăng cường và đề cao trong việc duy trì trật tự an ninh trên thế giới. Bên cạnh đó là vai trò của năm nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc trong việc tiến hành thương lượng và hợp tác nhằm duy trì trật tự thế giới mới.
v  Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Á sẽ là khu vực năng động nhất. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng  thế kỷ XXI là thế kỷ của Châu Á- Thái bình Dương. Sự phát triển của khu vực này trong những năm vừa qua đã cho thấy điều đó: Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, quá trình hội nhập đang diễn ra rất năng động. nhiều quốc gia trong khu vực này đang có quá trình vươn lên để khẳng định vị thế của mình trong trật tự thế giới mới.
               Ví dụ: Trung quốc là điển hình cho thành công của khu vực với tốc độ tăng trưởng 10 %/năm; Ấn Độ: tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng khá nhanh 8 %/năm.
     III.3 Đánh giá chung
        Cục diện thế giới đã và đang trải qua nhiều thay đổi, biến động. Bàn cờ quốc tế đang được sắp xếp lại với những thay đổi to lớn. Tình hình thế giới sẽ diễn biến thế nào trong thời gian tới ít nhất là trong những thập niên đầu thế kỷ XXI ?. Trong công trình cuối cùng của đời mình, cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch (1923- 1998) đã đưa ra những dự báo:
            “Trong 25 năm tới từ 1996 đến năm 2020 có nhiều khả năng không có chiến tranh thế giới, và chạy đua kinh tế toàn cầu sẽ thay thế cho chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang. Tuy vậy vẫn có khả năng xảy ra chiến tranh cục bộ tuy không nhiều và lớn như trong 50 năm qua. Chiến tranh cục bộ xảy ra chủ yếu là do xung đột dân tộc và tôn giáo.
… Các nước lớn đã đi đến chấm dứt chiến tranh lạnh, chấm dứt chạy đua vũ trang, mở ra thời kì hòa hoãn, giảm các kho vũ khí, đấu tranh và hợp tác trong cuộc chạy đua kinh tế. Cuộc đấu tranh hợp tác trong cuộc chạy đua toàn cầu hóa sẽ là hình thức đấu tranh chủ yếu trên thế giới với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang làm thay đổi rất to lớn hằng năm nền kinh tế thế giới.
…các dân tộc chậm phát triển trên thế giới sẽ đứng trước những thời cơ rất lớn cũng như những thách thức rất lớn…hoặc các nước này có thể bỏ qua giai đoạn công nghiệp hóa để đi thẳng vào thời đại thông tin và đưa nền kinh tế phát triển rất nhanh chóng trong 20 năm. Hoặc các nước này lỡ cơ hội và sẽ bị tụt hậu rất xa”.
         Một điều cần phải nhấn mạnh rằng trong việc xây dựng và kiến tạo nên trật tự thế giới mới trong thời hiện đại đòi hỏi sự nổ lực của tất cả các nước trên thế giới. Bởi vì, việc hình  thành trật tự thế giới mới lại đang diễn ra trong bối cảnh loài người phải đối phó với một loạt vấn đề mang tính toàn cầu đe dọa đến bản thân sự tồn vong và phát triển của tất cả các dân tộc mà không một nước nào dù mạnh đến đâu có thể tự  giải quyết được. Điều này được thể hiện trong lời tuyên bố của Tổng thống Nga Putin trong bài phát biểu tại hội nghị quốc tế ở Muynic năm 2007: “Trong trật tự thế giới ngày nay an ninh và sự thịnh vượng của thế giới cũng là an ninh và sự thịnh vượng của từng quốc gia và ngược lại”. Do đó, thế giới không thể chấp nhận trật tự đơn cực chỉ do một chủ thể ra quyết định mang tính áp đặt mà cần xây dựng trật tự thế giới đa cực trong đó các quốc gia cần tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác trong cộng động quốc tế.
        Như vậy, mặc dù đang trong quá trình hình thành nhưng trật tự thế giới mới so với các trật tự cũ đã được thiết lập trong lịch sử như trật tự Vecxai – Oasinhton, trật tự 2 cực Ianta đã thể hiện phần nào tính dân chủ và tiến bộ hơn. Nếu như trong các trật tự trước đó, bàn cờ quốc tế chủ yếu do các cường quốc lớn sắp đặt còn các nước nhỏ đang phát triển hầu như không có tiếng nói thì nay trong trật tự mới số lượng các quốc gia tham gia vào giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở tự do hóa nền kinh tế thừa nhận quyền con người, các quyền tự do dân chủ của công dân, xây dựng và hoàn thiện các thể chế dân chủ trong nước tăng lên, không chỉ giới hạn trong các nước lớn mà còn có mặt một số lớn các nước đang phát triển.
         Thế giới đang được cấu trúc lại còn theo trật tự nào thì lịch sử sẽ trả lời. Song mục tiêu chung của thế giới ở thế kỷ XXI vẫn không thay đổi đó là hòa bình, ổn đinh, hợp tác phát triển, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội. Theo đó một trật tự mới góp phần làm cho mục tiêu ấy trở thành hiện thực sẽ vẫn là một trật tự mà đa số nhân loại mong đợi.