Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Ảnh hưởng của Islam giáo o Inđônêxia


tài liệu về ảnh hưởng của Hồi giáo đến các nước Đông Nam  Á :

Tài liệu sách: 

1.  Tôn giáo và đời sống hiện đại. T.4 / Lê Văn Toàn ch.b. - H. : Thông tin khoa học Xã hội, 2001 

2.  Islam Hồi giáo, Nguyễn Đức (và những người khác), NXB Văn hóa Thông tin,2002.

3...Lược sử Indonesia, Võ Văn Nhung, NXB Sử học, 1962

4. Lịch sử văn minh Ả rập, Will Durant, NXB Phục Hưng, 1975

5. Tìm hiểu văn hóa In-đô-nê-xi-a / Ngô Văn Doanh [và nh.ng. khác]. - H. : Văn hóa, 1987

6. Islam ở Malaysia, Phạm Thị Vinh , NXB Khoa học Xã hội, 2008.

7. D.G.E.Hall, Lịch sử Đông Nam Á

8. Trương Sĩ Hùng, Tôn giáo trong đời sống văn hóa các nước Đông Nam Á.

9. Nguyễn Tấn Đắc , Văn hóa Đông Nam Á

10. Ngô Văn Doanh, Indonesia những chặng đường lịch sử

 





.

 

 

 Tài liệu trên mạng:

1. Ảnh hưởng của Islam giáo đối với Inđônêxia thời kì trung đại

Phạm Văn Hổ
(Phân viện Đà Nẵng - Học viện CTQG HCM)
 ImageInđônêxia là đất nước có tỉ lệ người theo Islam giáo chiếm 90% dân số cả nước. Đây là một cộng đồng Islam giáo lớn nhất khu vực và thế giới. So với các tôn giáo khác như ấn Độ giáo, Phật giáo, v.v… quá trình cải đạo theo Islam giáo của cư dân ở đây diễn ra nhanh, rộng, sâu hơn rất nhiều. Quá trình này diễn ra chủ yếu vào thời kì trung đại từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVII, và cho đến hiện nay vẫn còn tiếp diễn ở một số đảo trên quốc đảo rộng lớn này.
Vào thế kỉ XIII, các vương quốc nhỏ ven biển đông Xumatơra như Đơly, Malayu (Giămbi), Péclai, Paxai đã tiếp thu Islam giáo. Sang thế kỉ XIX, Islam giáo lan nhanh sang vùng biển bắc Xumatơra vào Lamuri (Ramni), Xumađra… Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII Islam giáo du nhập mạnh mẽ vào Giava (Demac, Giaparan, Turan), vào Mulucca, Ache, Pagiang, Xulavixi… Bản chất của Islam giáo là có tính quần chúng, phổ cập hơn các tôn giáo khác, khi đến Inđônêxia, Islam giáo được xem là một tôn giáo đơn giản, bình đẳng, dễ thích ứng với các điều kiện địa phương, không cản trở các tín ngưỡng cổ xưa. Khi du nhập vào Inđônêxia Islam giáo: “Có xu hướng tha thứ các tập quán và những tín ngưỡngkhông hợp lệ với luật tục khắt khe của Islam giáo chính thống”(1). Với những ưu điểm đó, Islam giáo không gặp phải sự chống đối của những tôn giáo tín ngưỡng bản địa. Hơn nữa, vào thời điểm Islam giáo du nhập vào, ấn Độ giáo đã suy yếu, khủng hoảng bởi các cuộc đụng đầu, tranh chấp diễn ra giữa các vương quốc, và do sự suy tàn của các vương quốc ấn Độ giáo cũng là yếu tố quan trọng để Islam giáo lan toả nhanh hơn. Islam giáo đến với Inđônêxia chủ yếu do thương nhân theo Islam giáo người ấn Độ đưa vào, nó đã “mềm hoá” nhờ quá trình đồng hoá nhiều lễ  nghi ấn Độ và đặc biệt là bị quá trình “ấn Độ hoá”, chính vì vậy, được dân chúng chấp nhận dễ dàng. Islam giáo du nhập  vào Inđônêxia bằng con đường thương lượng, hoà bình, không phải bằng con đường chiến tranh “thần thánh” để áp đặt tôn giáo như ở một số nơi khác nên được giới cầm quyền cũng như cư dân trên quần đảo niềm nở đón tiếp. Có thể còn có nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng những gì chúng ta tiếp cận được, có nhân tố chủ quan, khách quan đã góp phần làm sáng tỏ vì sao Islam giáo lan nhanh, rộng, sâu vào Inđônêxia.
Quá trình cải đạo theo Islam giáo của đa số cư dân Inđônêxia đã làm thay đổi có tính toàn diện ở quần đảo này, nó tác động trực tiếp, sâu sắc tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, tín ngưỡng, ngôn ngữ, văn hoá, giáo dục.
Về phương diện kinh tế, sự xuất hiện của Islam giáo phù hợp với sự phát triển kinh tế thương mại, những thương nhân ấn Độ theo Islam giáo có công lao to lớn trong việc thúc đẩy phát triển thương nghiệp. Những thương nhân ấn Độ theo Islam giáo khi đến quần đảo này mục đích chính không phải để truyền đạo mà là trao đổi buôn bán, làm giàu. Tuy nhiên, để đạt được tham vọng đó, họ đã kết hợp với “truyền đạo”, là cách thức, con đường tốt nhất để xâm nhập vào thế giới thị trường rộng lớn, giàu nguồn nguyên liệu, hương liệu, sản vật quý hiếm. Và trong thực tế, việc cải đạo của cư dân ở đây đã giúp cho việc trao đổi buôn bán dễ dàng, thực sự góp phần quan trọng thúc đẩy buôn bán. Đúng như nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh đã nhận xét rằng, “việc cải đạo sang Islam giáo của Xumađra-Paxai, Bắc Giava, và các vùng khác ở quần đảo Mã Lai đã góp phần thúc đẩy việc buôn bán với phương Tây và sự lớn mạnh của các quốc gia Islam giáo(2). Sự hưng thịnh của các cảng, trung tâm thương mại cũng được tác giả cho biết: là do sự cải đạo sang Islam giáo của các tiểu vương đó. Dưới tác động của các thương nhân ấn Độ theo Islam giáo kinh tế thương mại Inđônêxia phát triển mạnh, trở thành trung tâm trao đổi hàng hoá quốc tế, là nơi bán các sản vật của quần đảo như lương thực, muối, bông, thuốc nhuộm, đồng, chì, thiếc, sắt, đặc biệt là hồ tiêu. Những thương cảng, trung tâm thương mại trao đổi buôn bán như Ramni, Xumađra-Paxai, Demac, Môluca, Gia Paran, Tu Ran, Ban Tan, Ache làm cho Inđônêxia trở thành đại thị trường, một cầu nối quan trọng trong nền mậu dịch Đông Nam á với thế giới. ở đây có mặt thương nhân của nhiều nước như Bồ Đào Nha, Miến Điện, Hà Lan, Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kì, Iran… và nhất là người ấn Độ, người Trung Quốc. Trong những thương cảng, trung tâm trao đổi buôn bán nổi tiếng, Xumađra-Paxai và Ache là hai trung tâm sầm uất, phồn thịnh, giàu có nhất. Xumađra- Paxai là hải cảng nằm ở biển bắc Xumatơra, vào thế kỉ XIII, đây là nơi dừng chân cho những thương nhân buôn bán giữa ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, vào giai đoạn sau nó phải chuyển sâu vào trong đất liền đến Paxai để tránh những cuộc tấn công của cướp biển. Quốc gia Islam giáo  Xumađra-Paxai được hình thành từ đó. Vị trí của Xumađra-Paxai được đánh giá rất quan trọng: “Là một trung tâm trao đổi buôn bán quốc tế lớn của khu vực… là trung tâm buôn bán sầm uất của đảo Xumatơra, là nơi thu gom hồ tiêu từ nơi khác tới”(3). Ngoài những mặt hàng xuất khẩu, Xumađra còn là nơi cung cấp những sản phẩm cần thiết không thể thiếu cho các thương nhân từ các nơi khác nhau đến đây, như lương thực, thực phẩm, nước ngọt. Quốc gia Islam giáo  - Trung tâm thương mại Ache xuất hiện muộn hơn Xumađra-Paxai, song thời gian hưng thịnh kéo dài, sầm uất hơn nhiều. Vào thế kỉ XV Ache trở thành trung tâm xuất nhập khẩu quan trọng nhất trong việc buôn bán của người ấn Độ và người theo Islam giáo khu vực Tây á với quần đảo. Bạn hàng đến đây ngày càng đông hơn, ngoài những bạn hàng truyền thống theo Islam giáo còn có thương nhân người Trung Quốc, người phương Tây.
Sự lan toả của Islam giáo, kinh tế thương mại phát triển, đã tác động sâu sắc tới lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và bộ mặt đời sống nông thôn. Hồ tiêu, một nguyên liệu quý hiếm, trở thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị, đem lại nhiều lợi nhuận, nên đa số nông dân đã chuyển đổi giống cây trồng sang “chuyên canh” trồng cây hồ tiêu. Và do hồ tiêu do rất giá trị và quý hiếm nên thương nhân các nước không chỉ đến trao đổi buôn bán ở các thành thị, hải cảng mà còn vào vùng nông thôn, nơi trực tiếp sản xuất để trao đổi buôn bán. Vì vậy, quá trình thương mại hoá ở nông thôn cũng được diễn ra, từ đó đời sống của nông dân không ngừng được nâng cao. Khi hồ tiêu trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng, vị trí nông nghiệp được nâng lên, do đó các tiểu quốc đã quan tâm hơn đến những công việc liên quan đến thuỷ lợi phục vụ nhu cầu trồng trọt. Đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông, các tiểu quốc đã chú trọng đến việc làm đường, để thuận tiện việc vận chuyển nông phẩm. Như vậy cùng với sự du nhập Islam giáo một cách rộng rãi các thương nhân đã trao đổi buôn bán, làm giàu trên nguồn hương liệu và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Inđônêxia, từ nền kinh tế sản xuất nông nghiệp lạc hậu, về cơ bản trở thành một nền kinh tế thương mại phát triển khắp cả nước.
Về chính trị, Islam giáo du nhập vào, Nhà nước-quốc gia Islam giáo ra đời, đứng đầu vừa là vua, vừa là giáo chủ, có quyền lực rất lớn, là người điều hành lãnh đạo đất nước, tôn giáo. Để cai quản đất nước, nhà vua chia quốc gia thành nhiều đơn vị hành chính do các viên chức dưới quyền cai quản.
Trong quan hệ đối ngoại, các quốc gia Islam giáo chú trọng việc mở rộng quan hệ giao hảo, buôn bán với các nước trên thế giới, ngoài những nước là bạn hàng quen thuộc như Thổ Nhĩ Kì, ấn Độ, các nước Tây á, các quốc gia Islam giáo còn mở rộng quan hệ với các nước Châu Âu như: Hà Lan, Anh, Pháp, v.v… Trong bức thư gửi Nữ hoàng Êlidabet nước Anh của Sultan Alandin, Quốc vương Ache đã viết: “Tôi coi người Anh là bạn và đối xử tốt với họ… trong việc buôn bán mọi người Anh đều được phép không phải e dè gì… Những người Anh muốn có sự bảo trợ ở đất nước tôi, tôi sẽ chấp nhận những gì họ muốn”(4). Đây là một trong những bằng chứng thể hiện mối liên hệ khăng khít trong quan hệ bang giao của hai quốc gia. Khi các quốc gia Islam giáo đã đủ mạnh, việc mở rộng lãnh thổ, xâm chiếm thị trường được họ quan tâm. Cuộc chiến tranh giữa Liên minh Islam giáo do vương quốc Islam giáo Ache đứng đầu với người Bồ Đào Nha diễn ra liên tục từ thế kỉ XVI cho đến nửa đầu thế kỉ XVII để tranh giành vùng đất rộng lớn Malắcca là một ví dụ. Kết quả, Liên minh Islam giáo thất bại. Mãi đến khoảng giữa thế kỉ XVII liên minh Ache-Hà Lan phối kết hợp mới đuổi được người Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, sau khi chiếm được Malắcca chính người Hà Lan đã thế chân ở đó.
Về văn hoá xã hội, Islam giáo du nhập vào Inđônêxia đem lại cho nhân dân Inđônêxia thời bấy giờ một cuộc cách mạng về tư tưởng. Họ tin vào Thượng Đế, tượng trưng là Allah, chứ không phải như trước đây họ tin rằng: “Vạn vật hữu linh”, vô số thần thánh, ma quỷ đã chi phối cuộc sống sinh hoạt của con người. Chủ nghĩa đa thần nhường chỗ cho chủ nghĩa độc thần-Thánh Allah tồn tại duy nhất trong tâm thức của mỗi người dân. Tín đồ Islam giáo tuyệt đối tin tưởng vào Allah - Thượng Đế tối cao, tụng niệm 5 lần trong ngày, ăn chay tháng Ramadan, hành hương và bố thí… Tuân theo giáo luật nghiêm ngặt này, đó là sợi dây liên kết các dân tộc khác nhau vào một cộng đồng chung - cộng đồng Islam giáo - cộng đồng Inđônêxia. Tuy nhiên, quá trình Islam giáo hoá Inđônêxia với những nghi thức giản đơn, với tính dễ dung hoà, đặc biệt kết hợp với những tín ngưỡng bản địa, do đó, Islam giáo ở đây có tính mềm mại, không khắt khe như Islam giáo ở các quốc gia khác, chế độ đẳng cấp cũng dần dần bị xoá bỏ, trước Thánh Allah mọi người được xem là bình đẳng, đối với phụ nữ không bị coi là ô uế, không cần chết theo chồng theo lễ Sulti như trước đây. Những thương nhân - nhà truyền đạo có vai trò đem Islam giáo đến khắp quần đảo rộng lớn, góp phần quan trọng làm cho các dân tộc khác nhau ở quần đảo tiếp xúc, giao lưu, hiểu biết về nhau nhiều hơn. Sự phát triển của Islam giáo làm cho quá trình di cư diễn ra dễ dàng hơn, mạnh hơn trong vùng quần đảo, ngôn ngữ Mã Lai cùng với Islam giáo lan toả, trở thành tiếng nói phổ biến cho hầu hết các dân tộc Inđônêxia.
Tóm lại, Islam giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá Inđônêxia. Nó đã chi phối trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân, đóng vai trò là sợi dây tín ngưỡng đoàn kết cư dân Inđônêxia vào một cộng đồng thống nhất.
Song song với những tác động có tính tích cực, quá trình Islam giáo du nhập vào Inđônêxia cũng để lại những hậu quả, hạn chế nhất định. Islam giáo tràn vào quần đảo Inđônêxia dẫn đến các cuộc tranh chấp, xung đột lẫn nhau để xây dựng căn cứ, một số quý tộc tự lập các tiểu vương quốc, làm cho Inđônêxia rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và phân liệt thành hàng loạt nước nhỏ. Mặc dù sau khi du nhập vào Inđônêxia Islam giáo đã được “mềm hoá”, nhưng giáo luật và một số quy định khắc nghiệt của nó ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống tâm lí của người dân. Chính điều này đã được chính quyền phong kiến ở Inđônêxia lợi dụng, sử dụng như một công cụ để cai trị, bắt buộc người dân - tín đồ phải trung thành với giai cấp thống trị, với nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, chấp nhận chế độ chiếm hữu tư nhân, cam chịu sự bóc lột dã man về kinh tế, áp bức hà khắc về chính trị. Trong giáo lí của Islam giáo nêu cao thuyết tiền định để giáo dục người dân tin vào sứ mệnh, để mong điều hoà giai cấp, thủ tiêu tinh thần đấu tranh của quần chúng, chính điều này đã làm cho người dân cam chịu, an phận thủ thường trong một trật tự xã hội mà không dám đấu tranh.
Hiện nay, Islam giáo không được xem là quốc giáo, nhưng vị trí, vai trò của nó trong đời sống xã hội Inđônêxia không hề bị giảm đi mà ngược lại, ngày càng được nâng cao. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, Inđonêxia là nước đứng đầu về xuất bản các tài liệu về Islam giáo, nhất là tài liệu giáo dục dành cho trẻ em. ở Inđônêxia tín đồ Islam giáo sau khi tốt nghiệp đại học đa số được nắm giữ các chức vụ trọng yếu của đất nước như làm việc trong các bộ nội vụ, tư pháp, ngoại giao, tài chính… Các học giả Islam giáo Inđônêxia tham gia tích cực vào cải cách giáo dục Islam giáo và hài lòng nhận thấy vị trí của người Islam giáo trong nền kinh tế Inđônêxia ở khu vực kinh tế truyền thống cũng như khu vực kinh tế hiện đại ngày càng cao(5)./.
Chú thích:
1. DGC. Hall. Lịch sử Đông Nam á. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997, tr. 336.
2. Xem: Ngô Văn Doanh. Indonexia – Những chặng đường lịch sử. Nxb. CTQG, Hà Nội 1995, tr. 96.
3. Ngô Văn Doanh. Sđd, tr. 96.
4. Ngô Văn Doanh. Sđd, tr. 101.
5. Xem: Nghiên cứu Đông Nam, Số 4, năm 1992.


2. Thánh đường Hồi giáo trong văn hóa Malaysia

UNREAD_POSTgửi bởi Le Phuong Thao » 13 Tháng 11 2008 16:53
Th Thế kỷ XV, theo đường biển thông qua giao lưu buôn bán và thương mại, Hồi giáo đã bắt đầu đặt chân lên các quốc gia Đông Nam Á hải đảo - trong đó có Malaysia. Trải qua nhiều biến động thăng trầm của lịch sử, sau khi giành được độc lập, Hồi giáo đã được công nhận là tôn giáo chính thức của liên bang. Với khoảng hơn 50% số tín đồ, Hồi giáo đã có những ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn hóa của người Malaysia. 


Kể từ khi Hồi giáo bắt đầu tiến vào lãnh thổ bằng con đường giao lưu buôn bán trên eo biển Malacca thì cơ sở tôn giáo của đạo này cũng đã bắt đầu xuất hiện trên lãnh thổ Malaysia. 


Theo Ghafar Ahmad, kiến trúc thánh đường ở Malaysia từ khi thánh đường đầu tiên được xây dựng cho đến nay có thể chia thành ba dạng tương ứng với những giai đoạn lịch sử cụ thể: 


Từ khoảng thế kỷ XVIII, những thánh đường đầu tiên ở Malaysia được dựng lên và đặc điểm chung của kiến trúc trong giai đoạn này là không hề mô phỏng sao y theo phong cách kiến trúc truyền thống của nhà thờ Hồi giáo. Việc xây dựng thánh đường lúc này phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa lý tự nhiên nắng nóng, mưa nhiều ở Malaysia. 


Điểm đáng lưu ý của thánh đường trong giai đoạn này là được xây dựng lên để đối phó với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Bộ mái được làm dạng dốc nghiêng để có thể thoát nước nhanh khi trời mưa, bộ khung thì được làm theo kiểu nhà sàn để tránh lụt. Cửa ra vào, cửa sổ thì được chạm khắc nhiều motif hoa lá, vừa thể hiện tài hoa của người thợ, vừa có tác dụng làm lỗ thông cho không khí khoảng trống để luồng vào dễ dàng. Những chất liệu chủ yếu được sử dụng thời kỳ này là những loại thực vật có sẵn từ thiên nhiên như gỗ, tre nứa, gạch, đá bằng đất sét nung...


Thời kỳ thuộc địa từ khoảng năm 1795 đến năm 1957, thánh đường ở Malaysia chủ yếu được được thiết kế bởi các kiến trúc sư và kỹ sư người Anh. Những hình ảnh quen thuộc của kiến trúc Hồi giáo dần xuất hiện như kiểu kiến trúc mái vòm củ hành, mái nhọn, tháp canh và những hàng cột... Chất liệu được sử dụng phổ biến là xi-măng, gạch với cấu trúc khung thép chịu lực. Thực tế, các kiến trúc sư thời kỳ này đã có sự trộn lẫn giữa phong cách Moorish và phong cách cổ điển của dòng bản địa, chẳng hạn như thánh đường Sultan Abu Bakar ở Johor Bahru. Hoặc kết hợp phong cách Baroque cổ điển với ảnh hưởng Moorish như thánh đường Jamek ở Muar, Johor. Nhìn chung, nét nổi bật trong nghệ thuật trang trí thời kỳ này là thể hiện những kiểu hoa văn hình học đơn giản, hình khối lập phương với bề mặt trơn phẳng.


Giai đoạn hiện đại trong khoảng từ năm 1958 đến nay kiến trúc thánh đường ngày càng tuân thủ chặt chẽ phong cách Hồi giáo, đồng thời những kỹ thuật công nghệ hiện đại cũng bắt đầu được các công trình sư tận dụng triệt để khi thiết kế xây dựng. Thánh đường ngày càng mở rộng diện tích ở sảnh cầu nguyện để đáp ứng chỗ ngồi cho số lượng tín đồ ngày càng đông. Những vật liệu hiện đại như bê-tông, gạch, thép, đá, cẩm thạch được ưa chuộng và kiểu thiết kế quen thuộc là hình dáng những mái vòm củ hành hay mái nhọn, tháp cao, trần cao. 


Điểm đặc biệt của kiểu thánh đường hiện đại là nó thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa công trình chính với các yếu tố ngoại cảnh xung quanh như khu vườn, hồ nước, những hàng cây, thảm thực vật, thiết kế ánh sáng... Hoặc kết hợp giữa phong cách của các thánh đường Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông... lại với nhau. Thánh đường ngày càng thể hiện những phẩm chất tối ưu của khoa học công nghệ chẳng hạn như National Mosque ở Kuala Lumpur ngoài diện tích rộng, xây dựng bằng bê-tông, đá cẩm thạch Ý với ngọn tháp cao 245 feet còn có thêm nhiều phòng chức năng khác như thư viện, văn phòng, phòng khách hoàng gia, nhà kho... và những hệ thống chiếu sáng, máy lạnh... 


Từ những đặc điểm cơ bản của kiến trúc thánh đường Hồi giáo Malaysia qua các thời đại đã cho thấy quá trình hòa nhập, biến hóa dần dần của Hồi giáo nơi đây. Việc xây dựng thánh đường ngay từ buổi đầu tiên không hề cho thấy sự áp đặt của tôn giáo này đối với người bản xứ mà thể hiện sự tự chủ hoàn toàn của người dân khi theo tôn giáo này, và họ đã xây dựng những thánh đường Hồi giáo hoàn toàn theo phong cách riêng của mình để phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu nơi đây. Vì vậy có thể nói kiến trúc thánh đường ở Malaysia hoàn toàn không phải là sự rập khuôn của kiểu thánh đường truyền thống Hồi giáo ở Arab mà đã có những biến đổi theo từng giai đoạn cho phù hợp với người bản xứ và dần dần trở thành một bộ phận không thể tách rời trong nền văn hóa của họ.
Mèo Ú



NHỮNG THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO NỔI TIẾNG Ở MALAYSIA

- Thánh đường Putra (Kuala Lumpur)

Hình ảnh

Thánh đường Putra nằm giữa lòng hồ Putrajaya được xây dựng bằng chất liệu chính là đá granit hồng phản chiếu trên nền nước xanh ngắt bao quanh tạo nên một cảnh quan thật thanh tĩnh và an lành. Không chỉ thu hút bằng vẻ ngoài quyến rũ và thơ mộng, thánh đường Putra còn nổi tiếng bởi lối kiến trúc cổng đồ sộ và ngọn tháp đơn bên cạnh công trình chính cao đến 116m chia làm năm tầng tượng trưng cho năm trụ cột của đạo Hồi. 


Được xây dựng từ năm 1997 và hoàn thành vào năm 1999 với sức chứa lên đến 15.000 người, Putra thực sự là một trong những công trình kiến trúc Hồi giáo tuyệt mĩ ở Đông Nam Á. Bức tường bên dưới thánh đường là sự mô phỏng kiểu kiến trúc của thánh đường King Hassan ở Casablanca, Maroque trong khi đó những ngọn tháp canh lại được làm theo kiểu kiến trúc thánh đường Sheikh Omar ở Baghdad, Iraq. Với lối kiến trúc vừa cổ kính vừa hiện đại kết hợp với sự hài hòa của màu sắc và sự cân xứng của những mái vòm, những motif hình học... có thể nói Putra Mosque xứng đáng là một đỉnh cao trong nghệ thuật kiến trúc theo phong cách Hồi giáo ở Malaysia. 


- Thánh đường Sultan Salahuddin Abdul Aziz Shah 


Hình ảnh

Sultan Salahuddin Abdul Aziz Shah Mosque hay nhiều người đơn giản chỉ gọi là “Blue Mosque” nằm kề bên một hồ nước nhỏ dệt nên một khung cảnh thật tĩnh lặng và thanh bình ở Shah Alam.
Tầng trệt của thánh đường bao gồm sảnh lớn để cầu nguyện, phòng hội họp, thư viện, phòng chuẩn bị trước khi vào cầu nguyện và nhà kho. Những cột trụ và hốc tường (nơi tín đồ hướng về để cầu nguyện) được bao phủ bởi lớp đá cẩm thạch trắng và trang trí bằng những đoạn kinh Koran truyền thống. 

Thảm trải sàn nơi dành cho tín đồ cầu nguyện được dệt từ len sợi và trang trí bằng những họa tiết hình học trắng trên nền màu xanh. Nền sân trong cũng được lát bằng những phiến đá xanh và trắng xen kẽ. Bên trên là mái vòm được làm từ chất liệu nhôm cũng có màu xanh dương và những dòng trang trí các đoạn kinh Koran với lối thư pháp kinh văn... gợi nên ấn tượng một “Thánh đường Xanh” thật trang nhã, hài hòa. Sở hữu một trong những mái vòm lớn nhất thế giới và bốn ngọn tháp dựng đứng bao quanh cao hơn 142m, có thể xem đây là thánh đường lớn nhất ở Malaysia và lớn thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ đứng sau Istiqlal mosque ở Jakarta, Indonesia. 


- Thánh đường Jamek (Kuala Lumpur)


Hình ảnh

Là thánh đường cổ xưa nhất ở Kuala Lumpur, Jamek được xây dựng vào năm 1907 do Arthur Benison Hubbak – một kiến trúc sư người Anh thiết kế. Jamek nằm tại nơi giao nhau giữa hai con sông Klang và Gombak, bao quanh là nước biếc và những hàng dừa uốn mình thành hình vòng cung tạo nên cho thánh đường này một vẻ đẹp sống động như chính thiên nhiên bao quanh. 

Jamek đã từng là thánh đường trung tâm duy nhất của Kuala Lumpur cho đến năm 1965 khi thánh đường Negara được dựng nên thay thế vị trí của nó. Thánh đường có ba mái vòm trắng nhô cao phủ lấy sảnh cầu nguyện, tại góc là hai ngọn tháp xây bằng gạch đỏ và trắng xen kẽ lẫn nhau gợi cảm hứng từ kiểu kiến trúc Moorish. Có thể nói Jamek là thánh đường có vẻ ngoài ấn tượng và dễ nhận biết nhất ở Malaysia.
Từ một vài thánh đường tiêu biểu có thể đưa ra nhận xét chung là hầu như mỗi thánh đường Hồi giáo ở Malaysia hiện nay dù theo nền tảng của lối kiến trúc Hồi nhưng nó đã có sự biến hóa muôn hình vạn trạng dựa vào cảnh quan xung quanh và nhiều yếu tố kỹ thuật khác, tạo cho mỗi thánh đường một vẻ đẹp riêng có không thể hòa lẫn.


Với đa số dân theo Hồi giáo, thánh đường ở Malaysia đã trở thành một cơ sở tôn giáo quan trọng, một ngôi nhà tinh thần chung của con người. Đó không chỉ là nơi cầu nguyện của tín đồ mà còn là một nhịp cầu văn hóa để con người trên khắp mọi nơi gặp gỡ nhau, trao đổi thông tin và giao lưu kết bạn. 
Từ một cơ sở tôn giáo bình thường, thánh đường Hồi giáo đã trở thành trung tâm văn hóa của người dân Malaysia, là nơi con người gặp gỡ, học hỏi, truyền đạt thông tin, giáo dục cách sống, tổ chức những ngày lễ lớn (như tháng lễ Ramadan) đồng thời cũng là nơi của những tấm lòng nhân ái, quyên góp tiền của để giúp đỡ cho người nghèo... 


Không cầu xin tha thứ, rửa tội, không cầu duyên, cầu phước, cầu tài... Thánh đường Hồi giáo ở Malaysia đơn giản chỉ là nơi để tín đồ đến cầu nguyện, cầu nguyện để thể hiện lòng sùng kính với Allah – đấng tối cao duy nhất, và mỗi khi quỳ xuống cầu nguyện, con người cảm thấy được thanh thản, yên bình. Và một khi đã đặt chân vào không gian thoáng đãng rộng mở này thì tất cả mọi tín đồ dù giàu có hay nghèo khổ, dù địa vị xã hội cao hay thấp đều trở nên bình đẳng như nhau, bình đẳng trước thánh Allah. Có lẽ chính sự giản dị, vô sai biệt trong đối xử, trong giáo lý của nó đã khiến Hồi giáo nhanh chóng nhận được sự đón chào nồng ấm của con người nơi đây và ghi lại những dấu ấn văn hóa quan trọng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Trương Sỹ Hùng 2007: Tôn giáo và văn hóa, nxb Khoa học xã hội. 
- Ben Van Wijnen: Masjid Jamek
http://www.malaysiasite.nl/masjidjamekeng.htm 
- Sultan Salahuddin Abdul Aziz Mosque
http://en.wikipedia.org/wiki/Sultan_Sal ... ziz_Mosque 
- Putra Mosque
http://www.glasssteelandstone.com/MY/Pu ... osque.html 
- A. Ghafar Ahman: The architectural styles of mosque in Malaysia: From vernacular to modern structures; htt
p://www.hbp.usm.my/conservation/Semi ... IYADH.html
g
3. 3. Hồi giáo tại Á Châu (phần 2) Ch

Chúng ta đã biết Hồi Giáo là đạo Thiên Chúa xuất phát từ bán đảo Ả Rập vào đầu thế kỷ 7, nhưng đến nay các quốc gia có số tín đồ Hồi Giáo đông nhất thế giới lại là những nước Á Châu. Đó là Nam Dương, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về tình hình Hồi Giáo tại các nước này:

NAM DƯƠNG (Indonesia). Nam Dương là một quần đảo rộng lớn, gần 2 triệu cây số vuông, lớn gấp 6 lần diện tích Việt Nam, gồm có 13.000 đảo lớn nhỏ. Java là đảo lớn nhất qui tụ 60% dân số cả nước. Thủ đô Jakarta nằm trên đảo này. Dân số Nam Dương là 230 triệu người, gồm có 40% là người Javanese (người Chà Và) 14% Sudanese, số còn lại là người Hoa và các dân tộc khác. Về tôn giáo: Hồi Giáo (phái Sunni) 87%. Công Giáo La Mã 9% (20 triệu) và Ấn Giáo 4% (9 triệu). Ngôn ngữ của Nam Dương là tiếng Mã Lai nhưng chữ viết của họ được mô phỏng theo chữ Ả Rập.
Những thương gia Hồi Giáo Ả Rập đã đến giảng đạo tại Nam Dương từ thế kỷ 8 nhưng không có kết quả trước các ảnh hưởng sâu đậm của Ấn Giáo tại vùng đất này. Phải đợi đến thế kỷ 15, một biến cố lớn lao đã xảy đến làm thay đổi tình hình đất nước này. Đó là sự kiện vua Raden Patah theo đạo Hồi đã ra lệnh cho toàn đảo Java phải bỏ đạo Hindu để theo đạo Hồi tập thể. Chỉ trong một thời gian ngắn, vua Patah đã biến đại đảo Java thành một vương quốc Hồi Giáo (Islamic Kingdom) đầu tiên tại Á Châu. Năm 1568, vua đảo Sumatra (đảo lớn thứ hai trong quần đảo Nam Dương) là Al-Quahhar ra lệnh cho toàn dân trên đảo phải theo đạo Hồi. Sau đó hai đảo lớn này và các đảo khác thống nhất lại tạo thành một nước Indonesia có số tín đồ Hồi Giáo lớn nhất thế giới.


Vào cuối thế kỷ 16, các giáo sĩ Bồ Đào Nha đã đến giảng đạo Công Giáo tại miền đông đảo Timor và đảo Molucca. Họ đã thành lập tại hai đảo này nhiều cộng đoàn Công Giáo đông đảo. Năm 1945, Nam Dương dành lại độc lập từ tay thực dân Hòa Lan. Hai chính quyền của Sukarno và Suharto đều muốn tách rời chính trị ra khỏi các ảnh hưởng tôn giáo để biến Nam Dương thành một quốc gia thế tục (a Secular State). Tuy nhiên, các thế lực cuồng tín Hồi Giáo và Công Giáo đã tự võ trang và gây ra cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài 40 năm khiến cho trên một triệu người chết và 2 triệu phải tản cư. Cuối cùng, Liên Hiệp Quốc phải can thiệp để chấm dứt nội chiến bằng cách công nhận một nước Đông Timor (Công Giáo) độc lập kể từ tháng 8-1999.

MÃ LAI - Đạo Hồi xâm nhập Mã Lai từ cuối thế kỷ 7, tuy nhiên chỉ có một số ít dân theo đạo này mà thôi. Mã Lai bắt đầu được cả thế giới chú ý khi hải cảng Malacca tự ý biến thành "Hải cảng tự do" vào năm 1400. Năm 1413, ông hoàng Paramesvara cai trị Malacca theo đạo Hồi khiến cho nhiều dân Mã Lai cũng bắt chước theo đạo Hồi rất đông. Năm 1511, Bồ Đào Nha dùng sức mạnh quân sự chiếm Malacca và cai trị vùng này đến đầu thế kỷ 17. Sau hơn một thế kỷ lệ thuộc Bồ Đào Nha, nhiều người Mã Lai đã theo đạo Công Giáo nhưng đại đa số vẫn giữ đạo Hồi. Dân số Mã Lai hiện nay là 18 triệu, 50% theo Hồi Giáo, số còn lại là Ấn Giáo, Công Giáo và Phật Giáo. Từ lúc được độc lập đến nay, Mã Lai luôn luôn được lãnh đạo bởi các chính quyền Hồi Giáo.