Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á MỘT NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT TRONG SỰ ĐA DẠNG


VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á
MỘT NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT TRONG SỰ ĐA DẠNG
- - - ˜  - - -
* Quá trình nhận biết về khu vực văn hóa Đông Nam Á
     Khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói đến với những cái tên như Suvarnabhumi (đất vàng) hay Suvarnadvipa (Đảo vàng), người Trung Hoa thì gọi là Nam Dương, tương tự người Nhật Bản củng dùng từ Nan Yo để chỉ Đông Nam Á, tức Nam Dương như Trung Hoa, người Ả Rập gọi là Zabag, còn người Hy Lạp, La mã từ giữa thế kỷ II TCN cũng gọi là Chryse (đất vàng). Như vậy là từ xa xưa, thế giới đã biết đến khu vực văn hóa Đông Nam Á. Sở dĩ như vậy là vì tầm quan trọng về mặt vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á, vốn đã được chú ý đến từ rất lâu. Đông Nam Á thường được gọi là “ngã tư đường”“hành lang” hay “cầu nối” giữa thế giới Đông Á với Tây Á và Địa Trung Hải.

     Tuy vậy, từ trước thế kỷ XIX Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa - chính trị riêng biệt. Bởi nó đã bị lu mờ giữa hai nền văn minh phát triển rất rực rở là văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ. Nhưng kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, khu vực văn hóa Đông Nam Á ngày càng được công nhận rộng rải trong khoa học. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc dựng lại các vương triều, các nền văn minh cổ ở đây, mà Đông Nam Á đang từng bước được xem xét như một khu vực lịch sử - văn hóa – kinh tế - chính trị thật sự.
     Người ta đã khẳng định được rằng: trước khi  tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ thì cư đân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa khá phát triển. Đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, một nền văn hóa Đông Sơn phát huy hết sức rực rở mà biểu tượng là những chiếc trống đồng rất nổi tiếng được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á. Đông Nam Á cũng là nơi thuần dưởng các loài thú sớm nhất thế giới (trâu, bò, chó).
Văn hóa Đông Nam Á, một nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng
- Tính thống nhất, tính khu vực của Đông Nam Á trước hết được thể hiện ở chủ thể của văn hóa Đông Nam Á. Ngay từ buổi bình minh của lịch sử _ Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người, đây là địa bàn hình thành của đại chủng phương Nam (Australoid).
     Vào khoảng 10.000 năm trước (thời đại đồ đá giữa), có một dòng người thuộc đại chủng Mongoloid từ phía dảy Himalaya thiên di về hướng Đông Nam, tới vùng Đông Nam Á thì dừng lại và hợp chủng với cư dân Melanesien bản địa (thuộc đại chủng Australoid), dẫn đến sự hình thành chủng Indonesien (cổ Mã Lai _ Đông Nam Á tiền sử). Với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, nhỏ, thấp. Từ đây chủng này lan tỏa, họ có mặt trên toàn bộ Đông Nam Á cổ đại. Đông Nam Á cổ đại được xác định trên một khu vực địa lý rộng lớn. Ngoài 11 nước Đông Nam Á hiện nay thì Đông Nam Á cổ đại được xác định phía Bắc gồm toàn vùng Hoa Nam Trung Quốc (phía Nam sông Dương Tử), đảo Đài Loan, một số lảnh thổ ở Đông Bắc Ấn Độ, quần đảo Andaman và Nicoba trong vịnh Bengal, châu Đại Dương và cả đảo Madagasca ở Đông Nam châu Phi (tổ tiên chính là người Mã Lai di cư sang).
     Chính mối liên hệ này đã tạo nên sự thống nhất cao độ của khu vực văn hóa Đông Nam Á. Sự thống nhất do cùng một cội nguồn là một loại hình Indonesien, chính điều đó đã tạo ra bản sắc chung cho văn hóa Đông Nam Á.
- Tính thống nhất về mặt văn hóa của khu vực và tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao hàm trong nó rất nhiều thành tố cả về vật chất lẩn tinh thần của văn hóa Đông Nam Á. Đơn nhiên, trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã tiếp thu nhều yếu tố mới từ bên ngoài mà tiêu biểu nhất là từ Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập và phương Tây. Nhờ sự giao lưu này, văn hóa Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu mới mẻ trong quá trình phát triển của mình. Sau đây là một số điểm tiêu biểu được thể hiện:
     Về ngôn ngữ - chử viết: Sự đa dạng của ngôn ngữ được thể hiện ở chổ các quốc gia Đông Nam Á hiện có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Như ở Indonesia có đến 200 ngôn ngữ dân tộc khác nhau cùng tồn tại; ở Philippin củng có tới 80 ngôn ngữ dân tộc khác nhau (1998). Tương tự, các quốc gia Đông Nam Á khác củng là các quốc gia đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, các ngôn ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ hệ sau đây: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán – Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một nguồn gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Đó là một sự thống nhất cao độ. Về chữ viết, từ đầu công nguyên, khi cần ghi chép các dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Hán (như ở Việt Nam) và chữ Pali – Sanskrit (ở các nước khác) của Trung Hoa, Ấn Độ để xây dựng chử viết riêng cho dân tộc mình. Tuy nhiên, từ thế kỷ XIII , chử viết Ả Rập đã ảnh hưởng mạnh mẻ đến các quốc gia hải đảo như Malaysia, Indonesia. Từ thế kỷ XVI, với sự can thiệp của các quốc gia phương tây, chử viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng Latinh hóa (chữ viết Brunay, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam) được sử dụng ngày nay.
     Về phong tục tập quán: Ở Đông Nam Á có đến hằng trăm dân tộc khác nhau, vì thế phong tục, tập quán rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc. Mặc dù rất đa dạng, song những tập tục ấy vẫn có nét gần gủi, tương đồng nhau, là mẩu số chung quy tụ, giao thoa trên nền tảng của cơ sở văn hóa bản địa Đông Nam Á _ Một nền tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là cách ăn mặc với một bộ trang phục chung là Sàrông (váy), khố, vòng đeo tai, vòng đeo cổ,… Đó là tục ăn uống với các thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả (hiện nay, thịt ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại). Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình. Tục chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống mà khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen, xăm mình; rồi đến cả các trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền,… Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.
     Về lể hội: Củng giống như sự đa dạng của phong tục, tập quán. Có thể nói, ở mổi dân tộc mùa nào, tháng nào trong năm củng có lể hội. Nếu thống kê con số lể hội thì chắc chắn sẽ có đến con số hàng trăm. Tất nhiên, trong sự đa dạng ấy, các lể hội ở Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào ba hình thức chính: Lễ hội nông nghiệp (Như lễ xuống đồng của người Việt, lễ mở đường cày đầu tiên của người Thái, lễ dựng chòi cày của người Chăm,…), lễ hội tôn giáo (như lễ hội chùa Keo, chùa Hương ở Việt Nam,…), lễ tết (như tết nguyên đán, tết phật,…).
     Về tín ngưỡng bản địaTrải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lí, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẽ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu,…), tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ; các tục tóe nước, tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.
     Tóm lại, ở mọi thành tố của văn hóa Đông Nam Á, chúng ta đều có thể thấy một sự thống nhất trong muôn hình muôn vẽ sự tồn tại đa dạng của chúng ở các dân tộc Đông Nam Á.
     Văn hóa Đông Nam Á ngày nay vừa là sự kế thừa và phát huy vốn văn hóa bản địa truyền thống vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ bên ngoài, cả phương Đông lẩn phương Tây. Trong kho tàng văn hóa đồ sộ của Đông Nam Á có rất nhiều yếu tố chung, làm nên cái “khung” Đông Nam Á, song củng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mổi quốc gia, mổi dân tộc. Nói cách khác văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng.
     Có thể khẳng định Đông Nam Á có có một bản sắc văn hóa riêng và ngày càng tiến bộ. Đông Nam Á hiện nay đang phát triển kinh tế, đất nước hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ. Mà văn hóa là động lực quan trọng nhất của của sự phát triển một nước, một khu vực. Với bề dày văn hóa mang bản sắc chung, đặc sắc, các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ tiến xa hơn nửa, đạt được nhiều thành tựu mới trong tương lai, Đông Nam Á sẽ trở thành một khu vực hòa bình, ổn định, một khu vực phát triển, thịnh vượng của thế giới.

TÀI LIỆU KHẢO CỨU
  1.       Văn hóa Đông Nam Á – Mai Ngọc Chừ (1999).
  2.       Lược sử Đông Nam Á – Phan Ngọc Liên (2002).
  3.       Văn hóa Đông Nam Á – (khoa sư phạm – bộ môn lịch sử trường Đại học An Giang – 2010).
  4.       Cơ sơ văn hóa Việt Nam – Trần Ngọc Thêm (1999).
  5.       Dân tộc học đại cương – Ts. Nguyễn Thành Phương – trường Đại học An Giang.

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI, phần 6

VIII. Văn minh Hy Lạp: 


I. Cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp cổ đại

1.1. Địa lí, dân cư:

Vùng đất của thế giới Hy Lạp cổ đại lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều, nó gồm miền Nam bán đảo Bancăng (Balkans), các đảo trên biển Êgiê (Aegean) và phía tây Tiểu Á. Trung tâm của thế giới Hy Lạp cổ đại nằm ở phía nam bán đảo Bancăng.

Đất đai Hy Lạp không được phì nhiêu, không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, địa hình lại còn bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Nhưng bù lại, Hy Lạp có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc lập những hải cảng. Ở đây còn có nhiều khoáng sản lại tương đối dễ khai thác như đồng, vàng, bạc...Chính vì vậy, kinh tế Hy Lạp cổ đại chú trọng phát triển về công, thương nghiệp hơn nông nghiệp, nhất là buôn bán đường biển. Đặc điểm này của kinh tế cũng làm cho nền văn minh Hy Lạp cổ tuy phát triển sau văn minh Ai Cập cố, nhưng những lái buôn Hy Lạp trong quá trình ngang dọc trên Địa Trung Hải cũng học được nhiều điều hay từ Ai Cập và Lưỡng Hà.

Về dân cư, dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người như người Êôliêng (Eolien), Akêăng (Acheen), Đôriêng (Dorien)...Lúc đầu các tộc người này đều gọi theo tên riêng từ thời bộ lạc của mình, tới thế kỉ VIII-VII TCN các tộc người đó đều tự gọi một tên chung là Helen (Hellenes) và gọi đất nước mình là Hella (Hella) tức Hy Lạp .

1.2. Sơ lược lịch sử:

Lịch sử Hy Lạp cổ đại có thể chia làm các thời kì chính sau đây:

Thời kì văn hoá Cret-Myxen (Crete-Mycenae): Tại đảo Cret và Myxen, phía nam bán đảo Bancăng người ta đã tìm thấy dấu tích của một nền văn minh tồn tại từ khoảng thiên niên kỉ III TCN tới thế kỉ XII TCN. Chủ nhân của nền văn hoá này là người Akêang. Nền văn hoá Cret-Myxen còn để lại dấu tích các thành cổ, cung điện và một số hiện vật bằng đồng thau. Cuối thế kỉ XII TCN, người Đôriêng với vũ khí bằng sẳt từ phương Bắc tràn xuống tấn công, người Akêang chống đỡ không được và các quốc gia của người Akêang đã bị tiêu diệt. Thời kì Cret-Myxen kết thúc.

Thời kì Homer (thế kỉ XI-IX TCN): đời sau biết về giai đoạn này chủ yếu qua hai tập sử thi của ông già mù Homer nên người ta lấy tên ông để đặt cho thời kì này. Qua hai tập Iliát và Ôđixê, người ta nhận thấy xã hội Hy Lạp được mô tả trong giai đoạn này là một xã hội nguyên thuỷ đang trên đường tan rã, xã hội có nhà nước đang hình thành.

Thời kì thành bang (thế kỉ VIII-IV TCN): Đây là thời kì hình thành ở Hy Lạp hàng trăm nhà nước nhỏ mà người ta gọi là các thành bang. Trong hàng trăm thành bang thời đó thì quan trọng nhất là Aten và Xpác. Rất nhiều thành bang ở Hy Lạp thời đó sồng bằng nghề công thương nghiệp. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của văn minh Hy Lạp. Thế kỉ V TCN, các thành bang của Hy Lạp cũng đã phải chống lại sự xâm lượccủa đế quốc Ba Tư và họ đã chiến thắng. Nhưng cuối thế kỉ V TCN thếgiới Hy Lạp đã nổ ra một cuộc nội chiến. Cuộc nội chiến này đã làm tất cả các thành bang suy yếu. Nhân cơ hội đó, một thành bang ở phía bắc bán đảo Bancăng là Makêđônia (Macedonia) đã bắt tất cả các thành bang khác phải thuần phục mình và Makêđônia cầm đầu thế giới Hy Lạp tấn công Ba Tư.

Thời kì Hy Lạp hoá ( từ năm 337 đến 30 TCN): Sau khi đánh bại đế quốc Ba Tư, các đội quân của Hy Lạp đã mang văn hoá Hy Lạp truyền bá khắp vùng tây Á và Bắc Phi. Vì vậy người ta gọi thời kì này là thời kì Hy Lạp hoá. Đến thế kỉ I TCN, đế quốc La Mã đang phát triển hùng mạnh đã thôn tính các vùng đất quanh Địa Trung Hải, Hy Lạp trở thành một phần của đế quốc La Mã.

II. Những thành tựu chủ yếu của văn minh Hy Lạp cổ đại:

Tuy xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và phát triển lên, nâng lên tầm khái quát, nên nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã có rất nhiều đóng góp giá trị.

2.1. Chữ viết, văn học:

Về chữ viết, người Hy Lạp cổ đại đã dựa trên hệ thống chữ viết của người Phênixi (Phoenicia) rồi cải tiến, bổ xung thành một hệ thống chữ cái mới gồm 24 chữ cái. Từ chữ Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ Latinh và chữ Slavơ. Đó là cơ sở chữ viết mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng.

Văn học Hy Lạp cổ đại có thể chia ra làm ba bộ phận chủ yếu có liên quan với nhau, đó là thần thoại, kịch, thơ.

Người Hy Lạp có một hệ thống thần thoại rất phong phú để mô tả thế giới tự nhiên, nói lên kinh nghiệm cuộc sống và cả tâm tư sâu kín của con người. Hầu như trong cuộc sống thời đó có việc gì thì đều có thần bảo trợ, lo về công việc đó. Kho tàng thần thoại Hy Lạp mãi tới ngày nay còn được nhiều môn nghệ thuật ở các nước trên thế giới khai thác. Đây là một dân tộc có một kho tàng thần thoại mà nhiều dân tộc lớn trên thế giới phải ghen tị. Về sau, khi có chữ viết, kho tàng thần thoại này được Hêdiốt ( nhà thơ Hy Lạp sống vào thế kỉ VIII TCN ) hệ thống lại trong tác phẩm Gia phả các thần.

Thơ ca là thể loại văn học rất phát triển, đặc biệt nó có thế mạnh khi chưa có chữ viết. Tiêu biểu nhất phải kể đến tác phẩm Iliat và Ôđixê của Homer ( thế kỉ IX TCN ). Tới thế kỉ VII-VI TCN xuất hiện nhiều nhà thơ được công chúng ưa thích như Acsilôcút, Xôlông, Xaphô, Anacrêông...

Hy Lạp là quê hương của kịch nói phương Tây. Ở đây có cả bi kịch lẫn hài kịch. Những nhà viết kịch nổi tiếng thời đó như Etsin, Sôphôclơ, Ơripit...

2.2. Sử học:

Từ thế kỉ VIII-VI TCN, lịch sử Hy Lạp chỉ được truyền lại bằng truyền thuyết và sử thi. Đến thế kỉ V TCN lịch sử ở Hy Lạp mới trở thành một bộ môn riêng biệt. Các nhà viết sử tiêu biểu của Hy Lạp thời đó là Hêrôđôt (Herodotus) với cuốn Lịch sử chiến tranh Hy-Ba , Tuyxiđit (Thuycudides) cuốn Lịch sử chiến tranh Plôpônedơ.

2.3. Kiến trúc, điêu khắc:

Những công trình kiến trúc của Hy Lạp cổ đại không hùng vĩ như của Ai Cập cổ đại nhưng nó lại nổi bật ở sự thanh thoát, hài hoà. Các công trình kiến trúc ở Hy Lạp cổ đại thường được xây dựng trên những nền móng hình chữ nhật với những dãy cột đá tròn ở bốn mặt. Qua nhiều thế kỉ, người Hy Lạp cổ đại đã hình thành ra ba kiểu cột mà ngày nay người ta vẫn thể hiện trong trường phái “cổ điển”.Kiểu Đôric(thế kỉVIITCN ), trên cùng là những phiến đá vuông giản dị không có trang trí; kiểu Lônic (t.kỉ V TCN) cột đá tròn thon hơn, có đường cong ở bốn góc phiến đá hình vuông như hai lọn tọc uốn; kiểu Côranh ( thế kỉ IV TCN ) có những cành lá dưới những đường cong, thường cao hơn và bệ đỡ cầu kì hơn.

Các công trình kiến trúc tiêu biểu thời bấy giờ là đền Pactơnông (Parthenon) ở Aten, đền thờ thần Dớt (Zeus) ở núi Olempia, đền thờ nữ thần Atena (Athena).

Các nhà điêu khắc ở Hy Lạp cổ đại cũng để lại nhiều tác phẩm tới bây giờ vẫn xứng đáng là mẫu mực cho điêu khắc như các pho tượng Vệ nữ ở Milô, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần Atena, tượng thần Hecmet...Những nhà điêu khắc tiêu biểu thời đó như Phiđat ( Phidias), Mirông( Miron),Pêliklêt,(Polykleitos)...

2.4. Khoa học tự nhiên:

Thế giới Hy Lạp cổ đại còn cống hiến cho nhân loại nhiều nhà bác học mà đóng góp của họ tới nay vẫn còn giá trị như: Ơclit (Euclide), người đưa ra các tiên đề hình học đặt cơ sở cho môn hình học sơ cấp. Pitago ( Pythagoras), ông đã chứng minh định lí mang tên ông và ngay từ thế kỉ V TCN ông đã đưa ra giả thuyết trái đất hình cầu. Talét (Thales), người đã đưa ra Tỉ lệ thức (Định lí Talét). Đặc biệt là Acsimet (Archimede), người đã đề ra nguyên lí đòn bẩy, chế ra gương cầu lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất lỏng (lực đẩy Acsimet).

2.5. Triết học:

Hy Lạp cổ đại là quê hương của triết học phương Tây, ở đây có cả hai trường phái triết học duy vật và duy tâm. Đại diện cho trường phái duy vật là các nhà triết học nổi tiếng như: Talét (Thales), Hêraclit (Heracleitus), Đêmôcrit (Democritus)... Đại diện cho trường phái duy tâm là các nhà triết học: Platôn, Arixtôt.

2.6. Luật pháp và tổ chức nhà nước:

Các quốc gia ở phương Tây chịu ảnh hưởng nhiều về hệ thống pháp luật và cách tổ chức nhà nước từ Hy Lạp cổ đại.

Nhà nước ở Hy Lạp cổ đại hình thành trên cơ sở sự tan rã của xã hội thị tộc. Nhà nước dân chủ chủ nô ở Hy Lạp ngày càng được hoàn thiện qua những cải cách của Xôlông (Solon), Clisten (Clisthenes) và Pêliclêt (Pericles).

Về luật pháp, bộ luật cổ nhất của Hy Lạp là bộ luật Đracông (Dracon), bộ luật này có những hình phạt rất khắc nghiệt, có khi chỉ ăn cắp cũng bị xử tử. Sau này, nhờ những cải cách của Xôlông, Clisten, luật pháp Hy Lạp ngày càng mang tính dân chủ hơn (nhưng cũng chỉ công dân tự do mới được hưởng, nô lệ thì không).





   VIII. Văn minh La Mã:
VĂN MINH LA MÃ CỔ ĐẠI

I. Cơ sở hình thành nền văn minh La Mã cổ đại

1.1. Địa lí, dân cư :

Bán đảo Italia, nơi hình thành nhà nước La Mã cổ đại nằm ở Nam Âu như một chiếc chân người chìa ra Địa Trung Hải.

Bán đảo Italia có nhiều đồng bằng, tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, trong lòng đất lại chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim. Địa hình ở đây lại không bị chia cắt, tạo điều kiện cho sự thống nhất. Bờ biển ở phía nam bán đảo có nhiều vịnh, cảng thuận tiện cho tàu bè trú ẩn khi thời tiết xấu. Do điều kiện địa lí như vậy nên bán đảo Italia có điều kiện tiếp xúc với những nền văn minh phát triển sớm ở phương Đông.

Người dân có mặt sớm nhất ở trên bán đảo Italia được gọi là Italiot, trong đó bộ phận sống trên đồng bằng latium được gọi là người Latinh (Latin), ngoài ra còn có một số nhỏ người gốc Gôloa, gốc Hy Lạp.

1.2. Sơ lược các mốc lịch sử :

Theo truyền thuyết, năm 753 TCN người dân ở đồng bằng Latium đã dựng nên một toà thành bên bờ sông Tibơrơ (Tiber), họ đã lấy tên người cầm đầu là Romulus để đặt cho toà thành đó, vì vậy có tên là Roma.

Giai đoạn 753 - 510 TCN, đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân. Vì vậy thời kì này còn được gọi là thời kì Vương chính.

Thời kì cộng hoà ở La Mã vào khoảng từ năm 510 đến thế kỉ I TCN. Giai đoạn này quyền lực tối cao nằm trong tay Viện nguyên lão do dân bầu, đứng đầu Viện nguyên lão là hai quan chấp chính có quyền lực ngang nhau. Từ đó, việc chính quyền trở thành việc chung của dân (res publica). Đây cũng là giai đoạn La Mã sử dụng sức mạnh quân sự của mình để mở rộng lãnh thổ. Thế kỉ VIII TCN, La Mã chỉ là một thành bang nhỏ bé năm ở miền trung bán đảo Ý thì đến thế kỉ I TCN, La Mã đã trở thành một đế quốc rộng lớn bao trùm toàn bộ những vùng đất quanh bờ Địa Trung Hải.

Thời kì Đế chế ở La Mã từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ V. Do hàng thế kỉ sử dụng chiến tranh để mở rộng bờ cõi nên vai trò các tướng lĩnh ở La Mã ngày càng tăng, xu hướng độc tài đã xuất hiện. Năm 47 TCN, một viên tướng nhiều công lao của La Mã là Xêda (Ceasar) định nắm hết quyến lực vào tay mình nhưng không thành, ông ta bị những người bảo vệ cho nền cộng hoà ám sát. Năm 27 TCN, cháu của Xêda là Ôctaviut, bằng những biện pháp khôn khéo hơn đã lôi kéo dần những nhân vật của Viện nguyên lão, loại trừ những người không thể lôi kéo. Năm 27 TCN, Viện nguyên lão đã suy tôn Ôctaviut là August (Đấng tối cao). Vậy là từ thế kỉ I TCN nền cộng hoà La Mã đã bị xoá bỏ.

Thế kỉ III TCN, chính quyền La Mã bắt đầu bước vào giai đoạn suy yếu. Chiến tranh quanh Địa Trung Hải không còn cung cấp đủ số lượng nô lệ cho các đại điền trang và các khu mỏ để bù lại số lượng nô lệ đã chết . Số nô lệ còn lại do cuộc sống quá cực khổ nên cũng nổi loạn hay bỏ trốn rất nhiều. Nền kinh tế bị khủng hoảng, quân đội suy yếu. Nhân cơ hội đó, các bộ tộc Giecmanh từ bên ngoài tràn vào cuớp phá. Năm 395, đế quốc La Mã bị chia ra làm hai . Năm476, kinh thành Rôma bị người Giecmanh đánh hạ. Còn ở Đông đế quốc La Mã thì đến năm 1453 bị đế quốc Thổ Nhĩ Kì thôn tính.

II. Những thành tựu chủ yếu của văn minh La Mã cổ đại

Người La Mã không chỉ kế thừa nền văn minh của người Hy Lạp thời cổ đại mà còn có những đóng góp đáng kể, tạo thành nền văn minh Hy-La, cơ sở của văn minh Tây Âu sau này.

2.1. Chữ viết, văn học:

Từ chữ Hy Lạp cổ, người La Mã đã đặt ra một loại chữ riêng của mình mà ngày nay ta quen gọi là chữ Latinh. Đây là một thứ chữ viết đơn giản, thuận tiện nên đã được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ đế quốc và sau này đã trở thành chữ viết của nhiều quốc gia trên thế giới.

Văn học La Mã cổ đại cũng có nhiều thể loại như thơ, kịch, sử thi với các tác giả nổi tiếng như Xixêrông (Xixeron), Viêcghin (Vergil), Hôratiut (Horatius).

2.2. Sử học:

Từ thế kỉ III TCN, người La Mã đã có viết sử nhưng họ viết bằng chữ Hy Lạp. Người đầu tiên viết sử La Mã bằng chữ Hy Lạp là Phabiut.

Người viết sử La Mã bằng chữ Latinh đầu tiên là Cato(234-149 TCN). Sau đó còn nhiều người khác như Plutac, Tacitus.

2.3. Triết học:

Các nhà triết học La Mã cũng đã kế thừa truyền thống của triết học Hy Lạp, kế thừa những tư tưởng duy vật của Đêmôcrit. Những nhà triết học tiêu biểu thời kì đó như: Lucretius, Ciceron.

2.4. Luật pháp:

Bộ luật thành văn cổ nhất ở La Mã là bộ Luật 12 bảng. Nó được gọi như vậy vì được khắc vào 12 bảng đá vào năm452 TCN.

2.5. Khoa học tự nhiên:

Các nhà khoa học người La Mã cũng có công sưu tập, tổng hợp những kiến thức khoa học khắp vùng Địa Trung Hải. Những nhà khoa học nổi tiếng thời đó như Plinius, Ptôlêmê, Hêrôn .

2.6. Y học:

Ông tổ của Y học phương Tây là Hipôcrat (Hippocrates). Ông đặc biệt được đời sau luôn nhớ tới bởi lời thề Hypôcrat khi nhắc những người bước chân vào ngành y. Cuốn Phương pháp chữa bệnh của Ông để lại đã được dùng làm sách giáo khoa cho nhiều trường đại học ở châu Âu mãi tới thời cận đại.

2.7. Kiến trúc, điêu khắc:

Một trong những giá trị kiến trúc của người La Mã thể hiện qua các cầu vòm bằng đá. Nhờ những chiếc cầu này mà hệ thống giao thông nối liền các vùng của đế chế La Mã trở nên thuận lợi.

Công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hay được nhắc đến là đền Pactơnông, đấu trường Côlidê và Khải hoàn môn. Kiến trúc sư La Mã nổi tiếng thời đó là Vitorius.

Điêu khắc La Mã có cùng phong cách với điêu khắc Hy Lạp. Những bức tượng còn lại ở thành Rôma và những phù điêu trên Khải hoàn môn là hiện vật tiêu biểu cho điêu khắc La Mã.

2.8. Tôn giáo:

Nói đến tôn giáo ở đế quốc La Mã phải nói đến đạo Kitô, mặc dù đạo Kitô không phải ra đời tại La Mã.

Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Kitô là Jesus Crit, con của chúa Trời đầu thai vào người con gái đồng trinh Maria. Jesus Crit ra đời vào khoảng thế kỉ IV TCN tại Béthleem (Palestin ngày nay). Đến năm 30 tuổi, Jesus Crit bắt đầu đi truyền đạo.

Đạo Kitô khuyên con người nhẫn nhục chịu đựng đau khổ nơi trần gian để khi chết sẽ được hưởng hạnh phúc nơi thiên đàng. Chúa Trời sáng tạo ra thế giới này. Chúa Trời, chúa Jesus, thành thần tuy ba mà là một ( tam vị nhất thể ). Đạo Kitô cũng có quan niệm thiên đường, địa ngục, thiên thần, ma quỉ...

Giáo lí của đạo Kitô gồm có Kinh cựu ước (tiếp nhận của đạo Do Thái) và Kinh tân ước (kể từ khi chúa Jesus ra đời). Luật lệ của đạo Kitô thể hiện trong 10 điều răn.

Về tổ chức, lúc đầu các tín đồ đạo Kitô tổ chức thành những công xã vừa mang tính chất tôn giáo, vừa giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Đến thế kỉ II, các công xã Kitô dần phát triển thành Giáo hội.

Khi mới ra đời, đạo Kitô bị các hoàng đế La Mã và bọn quí tộc địa phương đàn áp rất tàn bạo. Vụ đàn áp đẫm máu nhất là vụ đàn áp vào năm 64, dưới thời hoàng đế Nêrông, máu của biết bao nhiêu tín đồ đã đổ. Nhưng số người theo đạo Kitô không những không giảm mà ngày càng tăng lên. Về sau, Giáo hội đề ra nguyên tắc “vương quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho Chúa trời” tức là tôn giáo không dính dáng đến chính trị. Thấy đàn áp mãi không có tác dụng, các hoàng đế La Mã nghĩ tới biện pháp chung sống. Năm 311, một hoàng đế La Mã đã ra lệnh ngưng đàn áp các tín đồ Kitô. Năm 313, đạo Kitô được hoàng đế La Mã công nhận là hợp pháp. Năm 337, một hoàng đế La Mã lúc đó là Cônxtantinut đã gia nhập đạo Kitô.

Hoàng đế theo đạo Kitô thì đương nhiên các quan lại đua nhau theo Đạo. Ngân quĩ quốc gia cũng được chi ra để đóng góp cho Nhà thờ. Đạo Kitô được truyền bá rộng khắp trong vùng đất quanh Địa Trung Hải. Sau này, khi đế quốc La Mã tan vỡ thì đạo Kitô đã ăn sâu, lan rộng khắp châu Âu.