Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

Vai trò của phong trào khởi nghĩa Yên Thế đối với lịch sử dân tộc Việt Nam


Vai trò của phong trào khởi nghĩa Yên Thế đối với lịch sử dân tộc Việt Nam

         Cuộc chinh phục Việt Nam của thực dân Pháp đến năm 1897 đã hoàn thành về cơ bản. Phong trào vũ trang khởi nghĩa của văn thân sĩ phu được phát động rầm rộ từ miền Trung, rồi nhanh chóng lan ra miền Bắc và vào miền Nam sau khi vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành Huế phát hịch Cần Vương (13-7-1885) đến năm 1896 cũng đã đi vào thời kỳ tàn lụi với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Sơn, Hương Khê và cái chết của chủ tướng Phan Đình Phùng.
         Đành rằng còn có một số thổ hào địa phương nổi dậy ngay từ đầu những ngày thực dân Pháp mới đặt chân tới đất nước ta vẫn cố vượt qua muôn vàn khó khăn của thời kỳ đổi mới để tiếp tục hoạt động, nhưng cũng chỉ đóng khung trong phạm vi nhỏ hẹp từng vùng để rồi dần tan rã. Đặc biệt trong khi đó cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu vẫn tiếp tục hoạt động, tất nhiên trong những điều kiện chiến đấu của thời kỳ mới cũng bắt buộc phải có những điều chỉnh mới về tổ chức lực lượng, cũng như về cách đánh. Nhưng đến đầu tháng 12-1897 hai bên thực dân Pháp và nghĩa quân Yên Thế đã đình chiến lần thứ hai, mỗi bên có những mục đích riêng. Thực dân Pháp thì cố tranh thủ thời gian đình chiến để chuẩn bị thêm điều kiện về lực lượng và vũ khí chờ ngày triệt hạ pháo đài cuối cùng của nhân dân ta và kết thúc giai đoạn bình định quân sự có lợi cho chúng. Còn nghĩa quân Yên Thế thì cũng ra sức củng cố lực lượng, xây dựng căn cứ chuẩn bị đối phó với những cuộc tấn công lớn biết trước thế nào cũng sẽ tới, và bước sang những năm 1909 đến 1913 thì dù cho có hoạt động đi chăng nữa thì cũng chỉ là những đợt sóng cuối cùng của phong trào yêu nước giết giặc hồi đó mà thôi. Để rồi với cuộc tấn công có quy mô lớn của quân đội thực dân Pháp bắt đầu từ ngày 9-1-1909 kéo dài gần một năm trời đến tận đầu tháng 1-1910 mới chấm dứt, sau đó với cái chết bi hùng của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám (10-2-1913) thì phong trào khởi nghĩa Yên Thế mới thật sự chấm dứt.                                                        
Ảnh: Đắc Hồng
     
         Có thể khẳng định rằng, trong các phong trào chống Pháp của nhân dân ta trước chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914-1918) thì cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu kéo dài lâu nhất (1883-1913) làm cho thực dân Pháp lo ngại nhất và tổn thất nhiều nhất. Đồng thời cũng có thể khẳng định rằng loại hình đấu tranh tự phát của nông dân Yên Thế tuy song song, tồn tại và phát triển cùng với phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896), nhưng lại có trước, tồn tại lâu dài hơn, lại tương đối độc lập so với phong trào Cần Vương.
            Phong trào khởi nghĩa Yên Thế (1883-1913), xét về mặt ý nghĩa và tác dụng của phong trào đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, có một vị trí và vai trò vô cùng to lớn.
            Trước hết, xin nói về sự chuyển biến tính chất phong trào trong quá trình phát triển. Có thể căn cứ trên các vật biểu hiện để chia quá trình phát triển của phong trào khởi nghĩa Yên Thế ra hai giai đoạn; từ quy tụ, tổ chức, thống nhất lực lượng đến xây dựng địa bàn, tổ chức công tác hậu cần đến bố trí đánh và dành những chiến công oanh liệt. Nhìn chung, có thể khẳng định rằng phong trào nông dân Yên Thế đã đóng góp vào lịch sử quân sự Việt Nam những nét độc đáo về quy mô, cường độ, hiệu quả, cũng như các đặc điểm về chiến thuật, thì tổ chức xây dựng lực lượng và căn cứ làng xã đến tác chiến du kích trên một địa bàn rộng khắp. Nhưng quan trọng hơn cả là do sự chuyển biến tính chất của phong trào yêu nước của nhân dân ta từ những năm cuối thế kỷ XIX sang những năm đầu thế kỷ XX, phong trào nông dân Yên Thế từ một phong trào mang “cốt cách phong kiến” của giai đoạn cuối thế kỷ XIX, nhưng bước sang những năm đầu thế kỷ XX đã hoà dần và chịu ảnh hưởng của phong trào yêu nước cách mạng có tính chất tư sản của nhân dân ta hồi đầu thế kỷ XX. Thể hiện rõ ở chỗ chủ tướng Hoàng Hoa Thám đã có tiếp xúc với các nhà yêu nước của thời kỳ mới như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh để bàn bạc phương thức và việc phối hợp tác chiến trong tình hình mới, việc viện trợ lẫn nhau giữa các phong trào, như với Duy Tân hội, với Đông Kinh nghĩa thục dẫn tới một số sự kiện tiêu biểu, như thành lập đảng Nghĩa Hưng tại Hà Nội và còn có cơ sở ở Bắc Ninh, Nam Định hay vụ Hà Thành đầu độc cuối năm 1908. Để thấy rõ thêm sự chuyển biến tử tưởng của Đề Thám, cần biết thêm hai sự kiện liên quan. Đó là cuối năm 1907, Đề Thám đã có sự tiếp xúc với nhà cách mạng Trung Hoa là Tôn Trung Sơn. Sự kiện thứ hai là cuộc tiếp xúc với Phan Chu Trinh ở Nhật Bản về năm 1906, cuộc tiếp xúc này đã không đạt kết quả nào do sự cách xa nhau giữa Đề Thám và Phan Chu Trinh về tư tưởng và phương pháp quân sự.
Ảnh: Nguồn kho Địa chí - Thư viện tỉnh Bắc Giang
             Như vậy là từ một phong trào đấu tranh tự phát của nông dân mang tính chất phong kiến, phong trào khởi nghĩa Yên Thế từ đầu thế kỷ XX đã chuyển sang phạm trù tư sản. Nhưng đúng như nhận định của đồng chí Trường Chinh thì dù có trải qua hai giai đoạn như vậy, nhưng từ đầu đến cuối phong trào khởi nghĩa Yên Thế vẫn là một cuộc đấu tranh tự phát của nông dân với tất cả những đặc điểm vốn có và gắn liền với bất cứ một phong trào nông dân nào khi chưa bắt gặp sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến. Cũng vì vậy mà khi đánh giá các phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỷ XX, trước khi xuất dương tìm đường cứu nước mới, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này là Bác Hồ, là Hồ Chí Minh) đã nhận định rằng phong trào khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo vẫn mang “cốt cách phong kiến” và chính vì hạn chế đó, đặt trong bối cảnh Việt Nam lúc đó, phong trào khởi nghĩa không thể không thất bại trước sức tấn công dồn dập và ác liệt của kẻ thù là thực dân Pháp đang ở trong  thế áp đảo.
            Mặc dù cuối cùng thất bại, phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế đã giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển không ngừng đi lên của phong trào yêu nước cách mạng của nhân dân ta. Đó là vị trí chuyển tiếp, bản lề từ một cặp phạm trù cũ (phong kiến) sang một phạm trù mới (tư sản), khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc, đồng thời cũng khẳng định tính nhạy bén, khả năng hội nhập, tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ của nhân dân ta trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Ảnh: Nguồn kho Địa chí - Thư viện tỉnh Bắc Giang
       Nói về sự thất bại cuối cùng của cuộc khởi nghĩa oanh liệt của nông dân Yên Thế, có thể nêu ra những nguyên nhân khách quan mà nói, tới đầu thế kỷ XX về cơ bản thực dân Pháp đã hoàn thành cuộc bình định quân sự và củng cố nền thống trị của chúng trên phạm vi cả nước không nói chi đến phong trào văn thân lúc trước đã tan rã từ lâu, từ những năm cuối thế kỷ XIX, mà ngay các phong trào có tính chất tư sản của thời kỳ này trước sự khủng bố gắt gao của quân thù cũng đã trải qua những giờ phút khó khăn nhất. Cho nên dù phong trào nông dân Yên Thế lúc đầu có mạnh nhưng vẫn còn có giới hạn trong một phạm vi nhỏ hẹp, đã thiếu một sự hưởng ứng nhiệt liệt rộng rãi của đông đảo nhân dân toàn quốc. Về chủ quan, nghĩa quân tuy có chiến thuật đúng, nhưng vẫn còn giới hạn hoạt động chủ yếu trong phạm vi địa phương, mà chưa phát động được lòng yêu nước và sức ủng hộ nhiệt liệt của nhân dân địa phương để tranh thủ bồi dưỡng và phát triển, mà nhìn chung vẫn nặng về phòng ngự, thiếu phần chủ động tấn công địch, vì vậy đã bỏ lỡ nhiều dịp có thể tiêu diệt địch.
            Nhưng chủ yếu vẫn là do tính thiếu triệt để của phong trào chưa thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của một cuộc khởi nghĩa phong kiến, tuy phong trào khởi nghĩa Yên Thế đã có sự chuyển biến tính chất từ năm 1897 về sau. Cần nói rằng sự chuyển biến tính chất của phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế còn rất hời hợt, nặng về tác động khách quan bên ngoài hơn là do chính điều kiện nội thân quyết định, cho nên tuy nông dân đã vùng lên, nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề ruộng đất là mục tiêu đấu tranh chính đã bao đời họ ôm ấp. Mà một khi còn chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất thì lực lượng to lớn của nông dân vẫn chưa được kết hợp, chưa được phát triển, hoà với các lực lượng khác trong dân tộc để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Phải đợi đến khi giai cấp công nhân xuất hiện thì hai nhiệm vụ phản đế và phản phong của cách mạng mới được đề ra cụ thể và chấp hành triệt để.
            Mặc dù cuối cùng thất bại, phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế đã đánh dấu một thời kỳ quật khởi oanh liệt, đã chứng minh sức dự trữ hùng hậu của giai cấp nông dân trong lịch sử đấu tranh oanh liệt của dân tộc./.
                                        GS: Đinh Xuân Lâm
                                           Giáo sư Sử học - Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội
         Cuộc chinh phục Việt Nam của thực dân Pháp đến năm 1897 đã hoàn thành về cơ bản. Phong trào vũ trang khởi nghĩa của văn thân sĩ phu được phát động rầm rộ từ miền Trung, rồi nhanh chóng lan ra miền Bắc và vào miền Nam sau khi vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành Huế phát hịch Cần Vương (13-7-1885) đến năm 1896 cũng đã đi vào thời kỳ tàn lụi với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Sơn, Hương Khê và cái chết của chủ tướng Phan Đình Phùng.
         Đành rằng còn có một số thổ hào địa phương nổi dậy ngay từ đầu những ngày thực dân Pháp mới đặt chân tới đất nước ta vẫn cố vượt qua muôn vàn khó khăn của thời kỳ đổi mới để tiếp tục hoạt động, nhưng cũng chỉ đóng khung trong phạm vi nhỏ hẹp từng vùng để rồi dần tan rã. Đặc biệt trong khi đó cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu vẫn tiếp tục hoạt động, tất nhiên trong những điều kiện chiến đấu của thời kỳ mới cũng bắt buộc phải có những điều chỉnh mới về tổ chức lực lượng, cũng như về cách đánh. Nhưng đến đầu tháng 12-1897 hai bên thực dân Pháp và nghĩa quân Yên Thế đã đình chiến lần thứ hai, mỗi bên có những mục đích riêng. Thực dân Pháp thì cố tranh thủ thời gian đình chiến để chuẩn bị thêm điều kiện về lực lượng và vũ khí chờ ngày triệt hạ pháo đài cuối cùng của nhân dân ta và kết thúc giai đoạn bình định quân sự có lợi cho chúng. Còn nghĩa quân Yên Thế thì cũng ra sức củng cố lực lượng, xây dựng căn cứ chuẩn bị đối phó với những cuộc tấn công lớn biết trước thế nào cũng sẽ tới, và bước sang những năm 1909 đến 1913 thì dù cho có hoạt động đi chăng nữa thì cũng chỉ là những đợt sóng cuối cùng của phong trào yêu nước giết giặc hồi đó mà thôi. Để rồi với cuộc tấn công có quy mô lớn của quân đội thực dân Pháp bắt đầu từ ngày 9-1-1909 kéo dài gần một năm trời đến tận đầu tháng 1-1910 mới chấm dứt, sau đó với cái chết bi hùng của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám (10-2-1913) thì phong trào khởi nghĩa Yên Thế mới thật sự chấm dứt.                                                        
Ảnh: Đắc Hồng
     
         Có thể khẳng định rằng, trong các phong trào chống Pháp của nhân dân ta trước chiến tranh Thế giới lần thứ nhất (1914-1918) thì cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu kéo dài lâu nhất (1883-1913) làm cho thực dân Pháp lo ngại nhất và tổn thất nhiều nhất. Đồng thời cũng có thể khẳng định rằng loại hình đấu tranh tự phát của nông dân Yên Thế tuy song song, tồn tại và phát triển cùng với phong trào Cần Vương chống Pháp (1885-1896), nhưng lại có trước, tồn tại lâu dài hơn, lại tương đối độc lập so với phong trào Cần Vương.
            Phong trào khởi nghĩa Yên Thế (1883-1913), xét về mặt ý nghĩa và tác dụng của phong trào đối với lịch sử dân tộc Việt Nam, có một vị trí và vai trò vô cùng to lớn.
            Trước hết, xin nói về sự chuyển biến tính chất phong trào trong quá trình phát triển. Có thể căn cứ trên các vật biểu hiện để chia quá trình phát triển của phong trào khởi nghĩa Yên Thế ra hai giai đoạn; từ quy tụ, tổ chức, thống nhất lực lượng đến xây dựng địa bàn, tổ chức công tác hậu cần đến bố trí đánh và dành những chiến công oanh liệt. Nhìn chung, có thể khẳng định rằng phong trào nông dân Yên Thế đã đóng góp vào lịch sử quân sự Việt Nam những nét độc đáo về quy mô, cường độ, hiệu quả, cũng như các đặc điểm về chiến thuật, thì tổ chức xây dựng lực lượng và căn cứ làng xã đến tác chiến du kích trên một địa bàn rộng khắp. Nhưng quan trọng hơn cả là do sự chuyển biến tính chất của phong trào yêu nước của nhân dân ta từ những năm cuối thế kỷ XIX sang những năm đầu thế kỷ XX, phong trào nông dân Yên Thế từ một phong trào mang “cốt cách phong kiến” của giai đoạn cuối thế kỷ XIX, nhưng bước sang những năm đầu thế kỷ XX đã hoà dần và chịu ảnh hưởng của phong trào yêu nước cách mạng có tính chất tư sản của nhân dân ta hồi đầu thế kỷ XX. Thể hiện rõ ở chỗ chủ tướng Hoàng Hoa Thám đã có tiếp xúc với các nhà yêu nước của thời kỳ mới như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh để bàn bạc phương thức và việc phối hợp tác chiến trong tình hình mới, việc viện trợ lẫn nhau giữa các phong trào, như với Duy Tân hội, với Đông Kinh nghĩa thục dẫn tới một số sự kiện tiêu biểu, như thành lập đảng Nghĩa Hưng tại Hà Nội và còn có cơ sở ở Bắc Ninh, Nam Định hay vụ Hà Thành đầu độc cuối năm 1908. Để thấy rõ thêm sự chuyển biến tử tưởng của Đề Thám, cần biết thêm hai sự kiện liên quan. Đó là cuối năm 1907, Đề Thám đã có sự tiếp xúc với nhà cách mạng Trung Hoa là Tôn Trung Sơn. Sự kiện thứ hai là cuộc tiếp xúc với Phan Chu Trinh ở Nhật Bản về năm 1906, cuộc tiếp xúc này đã không đạt kết quả nào do sự cách xa nhau giữa Đề Thám và Phan Chu Trinh về tư tưởng và phương pháp quân sự.
Ảnh: Nguồn kho Địa chí - Thư viện tỉnh Bắc Giang
             Như vậy là từ một phong trào đấu tranh tự phát của nông dân mang tính chất phong kiến, phong trào khởi nghĩa Yên Thế từ đầu thế kỷ XX đã chuyển sang phạm trù tư sản. Nhưng đúng như nhận định của đồng chí Trường Chinh thì dù có trải qua hai giai đoạn như vậy, nhưng từ đầu đến cuối phong trào khởi nghĩa Yên Thế vẫn là một cuộc đấu tranh tự phát của nông dân với tất cả những đặc điểm vốn có và gắn liền với bất cứ một phong trào nông dân nào khi chưa bắt gặp sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến. Cũng vì vậy mà khi đánh giá các phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỷ XX, trước khi xuất dương tìm đường cứu nước mới, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này là Bác Hồ, là Hồ Chí Minh) đã nhận định rằng phong trào khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo vẫn mang “cốt cách phong kiến” và chính vì hạn chế đó, đặt trong bối cảnh Việt Nam lúc đó, phong trào khởi nghĩa không thể không thất bại trước sức tấn công dồn dập và ác liệt của kẻ thù là thực dân Pháp đang ở trong  thế áp đảo.
            Mặc dù cuối cùng thất bại, phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế đã giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển không ngừng đi lên của phong trào yêu nước cách mạng của nhân dân ta. Đó là vị trí chuyển tiếp, bản lề từ một cặp phạm trù cũ (phong kiến) sang một phạm trù mới (tư sản), khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc, đồng thời cũng khẳng định tính nhạy bén, khả năng hội nhập, tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ của nhân dân ta trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Ảnh: Nguồn kho Địa chí - Thư viện tỉnh Bắc Giang
       Nói về sự thất bại cuối cùng của cuộc khởi nghĩa oanh liệt của nông dân Yên Thế, có thể nêu ra những nguyên nhân khách quan mà nói, tới đầu thế kỷ XX về cơ bản thực dân Pháp đã hoàn thành cuộc bình định quân sự và củng cố nền thống trị của chúng trên phạm vi cả nước không nói chi đến phong trào văn thân lúc trước đã tan rã từ lâu, từ những năm cuối thế kỷ XIX, mà ngay các phong trào có tính chất tư sản của thời kỳ này trước sự khủng bố gắt gao của quân thù cũng đã trải qua những giờ phút khó khăn nhất. Cho nên dù phong trào nông dân Yên Thế lúc đầu có mạnh nhưng vẫn còn có giới hạn trong một phạm vi nhỏ hẹp, đã thiếu một sự hưởng ứng nhiệt liệt rộng rãi của đông đảo nhân dân toàn quốc. Về chủ quan, nghĩa quân tuy có chiến thuật đúng, nhưng vẫn còn giới hạn hoạt động chủ yếu trong phạm vi địa phương, mà chưa phát động được lòng yêu nước và sức ủng hộ nhiệt liệt của nhân dân địa phương để tranh thủ bồi dưỡng và phát triển, mà nhìn chung vẫn nặng về phòng ngự, thiếu phần chủ động tấn công địch, vì vậy đã bỏ lỡ nhiều dịp có thể tiêu diệt địch.
            Nhưng chủ yếu vẫn là do tính thiếu triệt để của phong trào chưa thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của một cuộc khởi nghĩa phong kiến, tuy phong trào khởi nghĩa Yên Thế đã có sự chuyển biến tính chất từ năm 1897 về sau. Cần nói rằng sự chuyển biến tính chất của phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế còn rất hời hợt, nặng về tác động khách quan bên ngoài hơn là do chính điều kiện nội thân quyết định, cho nên tuy nông dân đã vùng lên, nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề ruộng đất là mục tiêu đấu tranh chính đã bao đời họ ôm ấp. Mà một khi còn chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất thì lực lượng to lớn của nông dân vẫn chưa được kết hợp, chưa được phát triển, hoà với các lực lượng khác trong dân tộc để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Phải đợi đến khi giai cấp công nhân xuất hiện thì hai nhiệm vụ phản đế và phản phong của cách mạng mới được đề ra cụ thể và chấp hành triệt để.
            Mặc dù cuối cùng thất bại, phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế đã đánh dấu một thời kỳ quật khởi oanh liệt, đã chứng minh sức dự trữ hùng hậu của giai cấp nông dân trong lịch sử đấu tranh oanh liệt của dân tộc./.
                                        GS: Đinh Xuân Lâm
                                           Giáo sư Sử học - Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội

VẤN ĐỀ NÔNG DÂN VÀ KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI PHONG KIẾN


VẤN ĐỀ NÔNG DÂN VÀ KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TRUNG QUỐC DƯỚI THỜI PHONG KIẾN
Võ Minh Tập

I. Sự hình thành xã hội phong kiến TQ:
Vào cuối thời Xuân thu-chiến quốc, những tiến bộ về công cụ, kỉ thuật sản xuất không chỉ làm cho diện tích gieo trồng ngày một mỡ rộng, năng xuất và tổng sản lượng nông nghiệp tăng nà còn làm cho xã hội biến đổi sâu sắc.
Giai cấp địa chủ: những quan lại và nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó một giai cấp mới hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu, gọi là giai cấp địa chủ.
Nông dân tự canh: Cùng với quá trình hình thành giai cấp địa chủ, nông dân giờ đây cũng bị phân hóa. Một bộ phận giàu có đã gia nhập bóc lột. Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy, họ là nông dân tự canh.
Nông dân lĩnh canh: số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo không cs ruộng hoặc quá ít, buộc phải xin nhận ruộng đất của bọn địa chủ để cày cấy. Khi nhận ruộng họ phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là tô ruộng đất. Tầng lớp xã hội mới này gọi là những tá điền hay nông dân lĩnh canh.
Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột của quí tộc đối với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột địa tô cuảt địa chủ với nông dân lĩnh canh-quan hệ phong kiến xuất hiện. Xã hội phong kiến hình thành ở TQ vào những thế kỉ cuối trước công nguyên đã thúc đảy sự thống nhất lãnh thổ và hình thành chế độ phong kiến.

II. Nguyên nhân của phong trào:
II.1. Mâu thuẫn giai cấp:
Dưới triều đại phong kiến TQ nông dân là lực lượng sx chính là tầng lớp xã hội căn bản. Đời sống của họ phụ thuộc vào ruộng đất, nhưng đa số ruộng đất nằm trong tay địa chủ phong kiến. Họ phải nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy, và phải nộp tô, thuế hết sức nặng nề, ngoài ra họ còn phải đi phu, lao dich rất khổ cực.
Vào cuối mỗi triều đại mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc, chiến tranh triền miên, nhân dân sống trong cảnh cùng cực do tô, thuế quá nặng, sưu dịch triền miên, nạm đói kém thường xuyên xảy ra cho nên nông dân nổi dạy khởi nghĩa.
II.2. Mâu thuẫn dân tộc:
Dưới thời phong kiến TQ đã từng bị các thế lực bên ngoài xâm lược và cai trị (quân Mông thế kỉ XIII-lập ra nhà nguyên) cho nên các cuộc khởi nghgiac nông dân diễn ra chống lại các thế lực ngoại xâm giành độ lập dân tộc.

III. Tóm tắc các cuộc khởi nghĩa:

Lãnh đạo
Triều đại
Diễn biến
Kết quả
Trần Thắng 
Ngô quảng
Cuối Tần
- Năm 209TCN cuộc khởi nghĩa nổ ra được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, ll phát triển nhanh chóng
- Trần Thắng tự xưng làm vua (hiệu Trương sở)
- Nghĩa quân chia làm ba cánh quân tấn quân vào quân tần
- Cuộc khởi nghĩa nổ ra nữa năm thì bị đàn áp
- Làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh chống Tần trong cả nước, góp phần làm nhà Tần suy và sụp đổ
Xích Mi
Lục Lâm
Cuối 
Tây Hán


Hoàng Cân (khăn vàng)
Cuối 
Đông Hán


Vương Bạc, Lý Mật, Đậu Kiến Đức
Tùy


Hoàng Sào
Cuối 
Đường
- Năm 874, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Sơn Đồng.
- Cuối 879, Hoàng Sào đem quân tấn công Trường An, nhà Đường hoảng sợ bỏ chạy
- 880, Hoàng Sào tự xưng làm Hoàng đế (tên nước Đại Tề)
- Năm 884, bị quân Đường đánh bại, Hoàng Sào phait tự tử
-- Làm cho nhà Đường suy và sụp
Chu Nguyên Chương
Cuối 
Nguyên
- 1351, khởi nghĩa bùng nổ
- 1367 Chu Nguyên Chương đem quân ra đánh miền Bắc, nêu roc mục đích: Đánh đuổi giai cấp thống trị Mông cổ, khôi phục chủ quyền TQ
- 1368, CNC lên ngôi hoàng đế (tên nước là Minh) sau đó tấn công Đại Đô, quân Nguyên bỏ chạy.
- 1387, TQ được thống nhất hoàn toàn.
- Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi
- TQ đã giành được độc lập, thoát khởi ách ngoại xâm, thống trị của Mông cổ.
Lý Tự Thành
Cuói 
Minh
- 1627, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Thiểm Tây.
- 1644, Lý Tụ thành lên ngôi hoàng đế ở Tây An (tên nước Đại Thuận) sau đó tấn công Bắc Kinh. Vua Minh là Sùng Trinh phải treo cổ tự tử. Nghĩa quân làm chủ Kinh thành được 43 ngày
- Ngô Tam Quế phối hợp với quân Mãn Thanh đàn áp nên cuộc khởi nghĩa thất.
- Nhà Minh sụp nhà thanh lập
Hồng Thú Toàn
Thanh 
Làm chủ 17/18 tỉnh kéo dài 14 năm
Thanh + Đế quốc dập tắt

IV. Đặc điểm:
- Mang tính tự phát.
- Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh nông dân thường nổ ra vào cuối mỗi triều đại, khi vương triều thối nát, mâu thuẫn xã hôi gay gắt.
- Qui mô rộng lớn, phạm vi toàn quốc (Hoàng Sào, Lý Tự Thành).
- Nhiệm vụ chính của các cuộc khởi nghĩa: chống pk, song có cuộc khởi nghĩa Chu Nguyên Chương thực hiện thắng lợi nhiệm vụ gpdt.
- Có khi giành được thắng lợi, chính họ lại quay trở lại con đường cũ trực tiếp bóc lột đồng minh của mình (chu nguyên chương)
- Kết cục thất bại
Nguyên nhân:
Nông dân vì qua khổ đã nổi dậy chống lại kẻ trực tiếp áp bức bóc lột mình, giành quyền sống chứ họ hoàn toàn chưa nhận thức được về quyền lợi giai cấp. Do đó chưa có một phong trào nào nêu được khẩu hiwwuj đấu tranh.
Khi lật đổ rồi, họ nghĩ đã xong nhiệm vụ, quay về làm ăn. Cho nên thành quả của họ lạo bị các tập đoàn pk kiến cướp lấy leo lên ngai vàng (Lưu Bang, Lý Uyên…).
Do điểm yếu có tính chất cố hữu của nông dân (Không thống nhất lực lượng, thiếu đoàn kết cục bộ địa phương).
Không có hệ tư tưởng riêng, không đại diện cho quan hệ sản xuất mới.
V. Tác dụng và ý nghĩa:
Phong trào nông dân có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của lịch sử TQ, thường đánh dấu sự sụp đổ của một triều đại, tạo điều kiện cho sự ra đời một triều đại khác.
Phong trào nông dân và sự suy vong của các triều đại giúp vua quan đương thời rút ra bài học “thu thuế nặng thì dân oán sầu, dân oán sầu thì nước nguy, nước nguy thì vua chết”.
Vì thế sau các cuộc khởi nghĩa của nông dân vào buổi đầu của mỗi triều đại, các vua quan TQ đều thi hành chính sách “khoan thư sức dân”, như giiamr thuế, miễn lao dịch, giảm hình phạt…
Với ý nghĩa đó, phong trào nông dân có tác dụng thúc đẩy tiến bộ của xã hội tương đối rõ rệt.
VI. Nét tương đồng và dị biệt:
VI.1. Tương đồng:
Diễn ra vào cuối mỗi triều đại, khi vương triều đã thối nát, hổn quan, mâu thuẫn xã hội.
Mục tiêu chống pk (hoặc chống giai cấp pk) để thay thế triều đại, không thay đổi mô hình xã hội.
Diễn ra liên tục mang tính chu kì.
Qui mô ngày càng rộng lớn (hoàng sào, Lý Tự Thành, Thái Bình Thiên Quốc).
Đều mang tính tự phát, không thống nhất ll, mang tính cục bộ địa phương, thiếu đoàn kết, không có hệ tư tưởng riêng và không đại diện cho một tầng lớp xã hội mới, nên dễ bị đàn áp và thất bại.
VI.2. Dị biệt:
Ngoại trừ cuộc khởi nghĩa của Chu Nguyên Chương vào cuối triều Nguyên là kết hợp đấu tranh giai cấp với giải phóng dân tộc. Còn các cuộc khởi nghĩa khác chỉ là đấu tranh giai cấp