Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975



Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975

Chương 1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mĩ - ngụy ở miền Nam (1954 - 1965)
1. Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 và nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới
1.1. Tình hình thế giới, Việt Nam
+ Thế giới:
* Phe Xã hội chủ nghĩa:
- Sau Thế chiến II, một loạt hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời, làm thay đổi cán cân so sánh lực lượng nghiên hẳn về các nước xã hội chủ nghĩa, các nước chống chế độ đế quốc, thực dân.
- Liên Xô đang tích cực tiến hành kế hoạch 5 năm nhằm phục hồi nền kinh tế mà 5 năm trước bị chiến tranh tàn phá. Đến kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1960 - 1965), Liên Xô hoàn thành xong kế hoạch và trở thành một cường quốc công nghiệp lớn. Trước đó, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử (1949), bom khinh khí (1953), vệ tinh nhân tạo Spunik (1957) => khiến các thế lực đối địch sửng sốt,  là niềm cổ vũ tích cực cho các nước xã hội chủ nghĩa tiến hành cải cách chính trị, kinh tế, an ninh, tăng cường nền chuyên chính vô sản. 
- Noi theo Liên Xô, Trung Quốc từ sau cách mạng 1949 cũng ra kế hoạch kinh tế đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, không đầy một thập niên sau đã trở thành cường quốc. Trung Quốc đạt được vị trí này không phải chỉ bằng sự thống nhất lãnh thổ, mà còn bằng khả năng phát triển kinh tế nhanh chóng, sự ủng hộ của phong trào giải phóng dân tộc, uy tín lớn của Trung Quốc trong việc giải quyết xung đột trong quan hệ quốc tế.
=> Sự phá vỡ độc quyền hạt nhân của Mỹ, tiến bộ của Liên Xô, Trung Quốc đã chứng tỏ rằng 2 khối cường quốc Xô - Mỹ đang phát triển trong thế cân bằng lực lượng, không bên nào hơn bên nào, mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ hòa bình - đã xuất hiện. Tại Hội nghị các Đảng Cộng sản, Đảng Công nhân họp ở Matxcơva (Liên Xô), ban lãnh đạo hội nghị đã ra tuyên bố hòa bình, tổng kết kinh nghiệm đạt được của chủ nghĩa xã hội, củng cố  phong trào cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa. Với sáng kiến này thì chủ nghĩa công sản không còn là "bóng ma đang ám ảnh châu Âu" mà thực sự trở thành một hệ thống duy nhất trên thế giới, tồn tại song song với hệ thống tư bản chủ nghĩa, ngược lại trở thành chỗ dựa cho cách mạng dân tộc dân chủ ở các nước thuộc địa, phụ thuộc phát triển mạnh mẽ.
* Phe Đế quốc chủ nghĩa:
Trong lúc nhiều nước đế quốc cả thắng trận và bại trận bị tàn phá nghiêm trọng, thì Mỹ lại trở nên giàu có hơn bao giờ hết. Là nước quyết định vào thắng lợi của Đồng minh trong chiến tranh, Mỹ giương cao ngọn cờ "sen đầm quốc tế" và muốn áp đặt nền tự do kiểu Mỹ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để thực hiện điều này, năm 1953, tổng thống Mỹ D. Eisenhower cho ra đời "học thuyết Domino" (hay chủ thuyết Eisenhower) với lời cảnh báo rằng Miến Điện, Ấn Độ, Indonesia sẽ sụp đổ khi chủ nghĩa cộng sản đang thắng thế ở Đông Dương (Peter A. Poole, Nước Mỹ và Đông Dương từ Roosevelt đến Nixon, NXB TTLL, 1986, tr. 38). Tiến thêm một bước, Eisenhower đã kế tục chính sách của Truman, thi hành chính lược "chiến tranh đơn phương", chính sách "ngăn chặn và đẩy lùi". Eisenhower tuyên bố sẽ không nhượng bộ khi Mỹ bị phe cộng sản "đe dọa", không tự hạn chế vũ khí của minh tấn công cộng sản. "Chúng ta sẽ cho phe cộng sản biết rằng, chúng ta sẽ đánh họ bằng vũ khi chúng ta lựa chọn" (Nhuận Vũ, Những bế tắc của Lầu Năm góc sau chiến tranh Việt Nam, NXB QĐND, 1981, tr.119).
* Phân tích thêm: Thời Pháp tái chiếm Việt Nam (1946 - 1954), Hoa Kỳ giữ vai trò trung lập. Các quan chức Hoa Kỳ thoạt đầu đã ủng hộ Việt Minh và lãnh tụ của phong trào này là Hồ Chí Minh và phản đối mạnh mẽ nỗ lực của Pháp nhằm giữ lại thuộc địa, tuy nhiên đó là trước khi cộng sản Trung Hoa nổi dậy. Lúc này nỗi lo sợ là Việt Minh nếu Việt Minh đánh thắng Pháp, họ  sẽ mỡ ngõ cánh cửa cho Trung Hoa và Liên Xô và cục diện chính trị chiến tranh lạnh này có tác động đến Việt Nam sâu sắc.
Khi Liên Xô, Trung Quốc công nhân Việt Nam là nước độc lập từ tháng 1/1950, Trung Quốc đã cung cấp vũ khí, đạn dược cho cách mạng Việt Nam


Đối tượng chủ yếu của chiến lược này là: các nước xã hội chủ nghĩa; các nước giải phóng dân tộc Đông Dương); các nước đồng minh. Phương châm chủ yếu là: chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và chủ nghĩa thực dân mới.
Biện pháp thực hiện:
- Viện trợ quân sự: từ năm 1953, sau kế hoạch Marshall viện trợ Tây Âu 50 tỉ Dollar để khôi phục kinh tế, Mỹ liên tiếp viện trợ cho các nước, trong số quân sự chiếm 60% trong tổng số tiền viện trợ, viện trợ theo thứ tự ưu tiên: Tây Âu 54%, Đông Nam Á - Viễn Đông 24,2%, Trung Cận Đông 14,9%, các nơi khác 4,9%. Lập các khối quân sự: Mỹ xúc tiến thành lập các khối quân sự, kinh tế và chính trị lớn để đối đầu với phe xã hội chủ nghĩa: khối NATO (1949), SEATO (1954), ANZUS (1951) và CENTO (1955)....
- Lực lượng quân sự: Mỹ tiến hành giảm quân số từ 3,6 triệu quân xuống còn 2,5 triệu, trong đó lục quân giảm từ 1,5 triệu xuống còn 87 vạn lính, tiết kiệm được 30% ngân sách quốc phòng của Mỹ; tăng cường các căn cứ quân sự (hiện có thời đó là 2.200 căn cứ khắp thế giới). Giới hiếu chiến thực sự đã chi phối hoàn toàn chính trường Mỹ, tư tưởng kiêu căng, ngạo mạn cũng lan tràn liên tục sang các chính giới Mỹ.
+ Vị trí của Việt Nam trong mắt người Mỹ khi Mỹ chuẩn bị xâm chiếm Việt Nam:
- Việt Nam có tiềm năng lớn về kinh tế (nhiều khoáng sản, nguyên liệu). Pháp có hơn 80 năm cai trị ở đây nên có kinh nghiệm khai thác thuộc địa tốt, tạo điều kiện cho tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở đây. Năm 1950, tổng thống Mỹ Truman đã nhận thấy "Đông Dương là phần thưởng của một trò chơi lớn" và trong Thế chiến II nó thu lợi về cho Mỹ tới 300 triệu Mỹ kim (Nhuận Vũ, Những bế tắc của Lầu Năm góc sau chiến tranh Việt Nam, NXB QĐND, 1981, tr. 8).
- Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng. Việt Nam như một cái bao lơn ôm sát bán đảo Trung Ấn, nối với nhiều quốc gia đến tận Trung Á. Biển có nhiều đảo, vịnh lớn không chỉ thuận tiện giao thông, mà còn có khả năng khống chế cả 1 vùng rộng lớn, là đầu cầu lục địa của vùng Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương.
- Việt Nam là tiêu điểm của phong trào giải phóng dân tộc đang sôi sụt ở châu Á. Từ 1 nước thuộc địa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đã chiến đấu, làm nên cuộc cách mạng tháng Tám thành công và thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống Pháp đầy gian khổ hy sinh của nhân dân ta giành thắng lợi, giải phóng nửa nước đi lên CNXH. Chính vì vậy, Mỹ coi Việt Nam như chiếc nút của cái bình, nếu mở ra thì CNCS lan tràn vào trong đó.
- Việt nam còn là nơi ấp ủ cho mưu toan của Mỹ từ lâu. Dave R. Palmer trong cuốn sách của mình (Dave Richard Palmer, Tiến kèn gọi quân NXB TTLL, 1987, tr.13) đã nói ví von mưu toan này của Mỹ là "việc gieo giống năm 1945, cuối cùng đã dẫn đến chỗ ghép  mầm vào năm 1954". Năm 1941, tổng thống Mỹ Roosevelt mặc cả với Đại sứ Nhật Nomura yêu cầu phải trung lập hóa Đông Dương bằng một hiệp ước cụ thể nhưng Đại sứ tỏ ra không quan tâm và ngầm ủng hộ chính quốc mình gây chiến tranh ở Viễn Đông (Peter A. Poole, Nước Mỹ và Đông Dương từ Roosevelt đến Nixon, NXB TTLL, 1986, tr. 14 - 15). Tại hội nghị Teheran ngày 2/11/1943, Roosevelt yêu cầu thiết lập chế độ ủy trị ở Đông Dương. Mỹ cũng ngầm ủng hộ Việt Nam bằng cách gửi đoàn quân sự OSS đến chi viện cho kháng chiến ở Đông Dương. Năm 1945, trong hội nghị Yalta, mặc dù không tán thành cho De Gaulle đem quân Pháp quay trở lại Đông Dương nhưng Mỹ hy vọng rằng, quân Pháp - Anh - Tưởng khi vào giải giáp quân Nhật ở Đông Dương trong quỹ đạo thuộc địa, tránh cho nó rơi vào tay cộng sản. Khi Roosevelt mất ngày 12/4/1945, Truman lên thay tiếp tục ông, nhưng ông ta không có thiện cảm với nhà nước Xô viết và các nước XHCN (Lê Phụng Hoàng, Lịch sử quan hệ quốc tế, tập 1, NXB ĐHSP, 2009, tr. 12) nên ông ta ra chính sách nhằm trấn áp, tiêu diệt cộng sản ngay từ thời gian đầu khi ông lên nắm quyền. Năm 1949, Mỹ - Tưởng mất Trung Hoa lục địa. Ở Việt Nam, sau Chiến thắng Biên giới thu đông 1950, ta giành thắng lợi về quân sự, đẩy Pháp rơi vào thế bị động đối phó. trước tình hình đó, Truman quay sang giúp Pháp, mở các kế hoạch quân sự nhằm củng cố lực lượng Pháp, chi phối tình hình ở Đông Dương. Tiếp tục chính sách của người tiền nhiệm, Eisenhower lên thay Truman đã coi Việt Nam là địa bàn then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc mở rộng, củng cố địa vị của Mỹ ở đây. Năm 1953, Eisenhower tuyên bố: "Để mất Việt Nam, mất đông Dương thì sẽ khó có thể phòng thủ Malaysia.... Bằng bất cứ giá nào đi nữa cũng phải chặn ngay nó (phong trào cách mạng Việt Nam) lại. Dù sao cũng còn rẻ hơn cái giá phải trả sau này" (Thông tin khoa học quân sự, Phương Tây viết về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt nam, 1/1977, tr.96). 
Cố sống, cố chết bám lấy Việt Nam, Mỹ nhằm mục đích gì ? Tạp chí Đức Blatter (4/1963), vạch rõ mưu đồ của Mỹ trong việc xâm lược Việt Nam: "Hoa Kỳ chọn miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm đầu tiên cho loại chiến tranh sau này (Mỹ) có thể áp dụng vào những hoàn cảnh thích hợp ở châu Mỹ Latinh, Trung Đông và cả châu Âu nữa". Báo cáo chính trị của BCH TW tại Đại hội đại biểu lần thứ IV có nói: "Âm mưu cơ bản của để quốc Mỹ là tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ tiến công miền Bắc, tiền đồn của chủ nghĩa xã hội trên thế giới ở ĐNA, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác" (theo UPI, 29/4/1975). Để thực hiện, ông ta ra chiến lược "chiến tranh đơn phương" nhằm đẩy lùi cộng sản để giảm thiểu hậu quả của cộng sản "gây ra đối với Mỹ". Có thể nói trước khi vào Việt Nam, Mỹ đã tìm hiểu rất kỹ, sâu sát đối tượng của mình, coi Việt Nam là "đất" tốt cho các chính sách xâm lược của Mỹ vào Việt Nam.
Vào miền Nam, Mỹ thực hiện ngay các chính sách mới cho mình:
+ Chính trị: thành lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
+ Quân sự: tăng cường ngụy quân, cung cấp các thiết bị, phương tiện hiện đại để Mỹ tiến hành chiến tranh chống phá cách mạng miền Nam.
+ Kinh tế: cho miền Nam phát triển theo kinh tế TBCN trong khuôn khổ của Mỹ.
+ Văn hóa: phát triển văn hóa thực dân mới của Mỹ như giáo dục, tư tưởng, văn nghệ, trong đó chú trong truyền đạt lối sống thực dụng, đề cao văn hóa Mỹ và tuyên truyền chống Cộng.
Như vậy, trải qua 5 đời tổng thống, Việt Nam trở thành nơi thí nghiệm các chiến lược của Mỹ, nơi thử thách sức mạnh và uy tín của Mỹ trên trường thế giới. Cách mạng Việt Nam vừa phải giải quyết mâu thuẫn thời đại, vừa giải quyết các mâu thuẫn trong nước. Có các mâu thuẫn sau:
- Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt nam với đế quốc Mỹ và tay sai, đại diện cho phong kiến, tư sản mại bản đang nắm giữ Việt Nam.
- Mâu thuẫn giữa con đường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

+ Việt Nam:
* Bắc Việt Nam:
    Sau 9 năm kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi, cách mạng nước ta bước vào giai đoạn mới đó là thực hiện nghiêm chính nền hòa bình, dân chủ trong nước (ngừng bắn, tập kết chiến lược). Theo điều 10 của Bản hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, hai bên tuyên bố ngừng bắn hoàn toàn theo hiệp định: miền bắc (8h, 27/7/1954), miền trung (8h, 1/8/1954); miền nam (8h, 11/8/1954). Về việc tập kết, do hai bên không có giới tuyến phân định rõ ràng cho nên các vùng kiểm soát của ta và địch xen kẽ nhau, tạo hình thái "cài răng lược". Để giải quyết, ta đã tìm cách tách rời 2 lực lượng của hai vùng tập kết xa nhau, tránh xung đột không đáng có giữa hai bên. Tuy nhiên trước khi rút quân, Pháp câu kết với Mỹ và tay sai tìm cách trì hoãn việc rút quân, phá hoại kho tàng, cơ sở vật chất của ta, cưỡng bức đồng bào công giáo di cư vào Nam...  Ta đã đấu tranh buộc quân Pháp phải rút khỏi Hà Nội vào ngày 10 tháng 10 năm 1954. Đến ngày 22/5/1955, quân Pháp hoàn toàn rút khỏi miền Bắc nước ta.
Ngày 10/10/1954, ta tiếp quản thủ đô Hà Nội. Ngày 01/01/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về Hà Nội. Nhân dân miền Bắc đã tổ chức một cuộc Mittinh trọng thể chào mừng sự kiện trọng đại này. Nửa nước đã hoàn toàn giải phóng, đánh dấu thắng lợi lớn của cuộc kháng chiến, đặt cơ sở chắc chắn cho cuộc đấu tranh tiến tới xây dựng một nước Việt Nam  độc lập, dân chủ và hòa bình. Tuy miền Bắc đã giành độc lập, nhưng miền Nam còn nằm dưới ách thống trị của địch. Trước tình hình đó, tháng 9/1954, Bộ Chính trị ra một Nghị quyết nhằm kêu gọi nhân dân thực hiện đình chiến, khắc phục âm mưu phá hoại của địch, đẩy mạnh đấu tranh chính trị nhằm củng cố hòa bình, thống nhất đất nước. Và cuộc cách mạng ở miền bắc cũng đặt ra nhiều yêu cầu cụ thể:
+ Miền Bắc phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột, tiến lên thành một xã hội công bằng, văn minh. Yêu cầu này phù hợp với xu thế của nước ta - xu thế quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
+ Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nước ta, giai cấp công nhân - nông dân giữ vai trò quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng. Trong điều kiện đó, thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đó không chỉ là thắng lợi của nhân dân lao động đối với chủ nghĩa đế quốc mà còn là thắng lợi chính trị của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản trong nước. Chính vì thế, "sự kết thúc thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng có nghĩa là sự mở đầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa".(Lê Duẩn,  Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, NXB Sự thật, Hà Nội 1970, tr. 68 - 69)

* Nam Việt Nam:
Theo quy định của Hiệp định Geneve, quân Pháp sẽ giữ miền Nam trong vòng 2 năm. Trong khi đó, Mỹ từng bước gạt Pháp, độc chiếm Đông Dương. Trước khi Hiệp định được kí kết, Mĩ đã ép Pháp phải đưa tay sai của Mĩ là Ngô Đình Diệm vào chính phủ Bảo Đại. Hai ngày sau khi hiệp định được kí kết, ngoại trưởng Mỹ Dulles đã tuyên bố sẽ can thiệp vào miền Nam Việt Nam để “ngăn chặn sự bành trướng của Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á”.
Chúng ta thực hiện nghiêm chỉnh việc đình chiến, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.
Theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ, ở khu vực Trung Nam Bộ, lực lượng cách mạng sẽ tập kết tại Cao Lãnh và chuyển ra miền Bắc trong thời hạn 100 ngày. Trong 100 ngày đó, các tiểu đoàn chủ lực 302, 304, 309, 311 và quân tình nguyện Việt Nam đang chiến đấu ở Campuchia rút về nước, cùng với bộ đội địa phương Long Châu Sa, Mỹ Tho hành quân về tập kết ở Cao Lãnh (thuộc chiến khu Đồng Tháp Mười) chuẩn bị ra Bắc. Ở khu vực Tây Nam Bộ, lực lượng cách mạng tập trung kết tại Cà Mau (ở căn cứ Chắc Băng) và di chuyển ra miền Bắc trong vòng 200 ngày. Ở Đông Nam bộ, các tiểu đoàn chủ lực 300, 303 và 306 của các tỉnh Bà Chợ, Thủ Biên, Sài Gòn cùng bộ đội địa phương tổ chức thành 2 trung đoàn di chuyển đến địa điểm tập kết là Hàm Tân (nay thuộc Tỉnh Bình Thuận) và Xuyên Mộc (nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) với thời hạn 80 ngày. Ở vùng Trị - Thiên (nơi địa đầu hai miền), 6000 người tập trung ở Phước Môn tiễn đưa trung đoàn 269 (mới thành lập) tập kết ra Bắc.
Với những người ở lại, chính quyền địa phương tiến hành các hoạt động phục vụ quyền lợi của nhân dân. Ở Nam Bộ và Liên khu V, chính quyền đã chia 740.490 ha ruộng đất cho 1.299.000 nông dân. Nhiều địa phương tiến hành phân phát muối, thóc gạo dự trữ để cứu đói cho dân các vùng thiếu đói. Liên khu V cấp cho dân 300 tấn gạo, 11.500 mét vải; Thượng du Nam Trung Bộ được tiếp tế 30 vạn mét vải, 600 trâu bò và hàng chục nghìn giạ muối (Theo tài liệu đánh máy Cục lưu trữ Trung ương Đảng, đơn vị bảo quản 5, tr. 14); ở Cà Mau, được sự giúp đỡ của chính quyền, những ruộng muối, ruộng lúa được phục hồi và cày cấy được, 1000 thuyền, 22 trường học được xây dựng lại...
Ngày 14 tháng 5 năm 1956, Chính phủ Pháp thông báo sẽ rút hết quân viễn chinh ở miền Nam về nước. Chúng trút bỏ trách nhiệm thi hành nhiều điều khoản còn lại của hiệp định, trong đó có việc tổ chức tổng tuyển cử ở hai miền Nam Bắc cho chính quyền Ngô Đình Diệm.

Do đó, trước tình hình miền Nam như vậy, nhiệm vụ giải phóng đất nước ta vẫn chưa hoàn thành. Trước tình hình đó, Đảng ta đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng khác nhau; cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Đây là một đặc điểm lớn và là nét độc đáo nhất của cách mạng nước ta giai đoạn 1954 - 1975. Mỗi cuộc cách mạng đó tuy khác nhau về mục tiêu, phương pháp nhưng lại có mối quan hệ khăng khích với nhau. Cách mạng ở miền Bắc không chỉ có mục tiêu xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, mà còn làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc cách mạng giải phóng miền Nam và cho cả sự nghiệp xây dựng đất nước sau khi thống nhất. Cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam không chỉ đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, mà còn ra sức bảo vệ miền Bắc có điều kiện hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phải dùng sức mạnh của cả nước để giải phóng miền Nam, đồng thời bảo vệ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa hai miền Nam - Bắc từ sau 1954.

1.2. Nhiệm vụ cách mạng

Những âm mưu của Mĩ – Diệm ở miền Nam đã đưa đất nước đứng trước nguy cơ bị chia cắt lâu dài; miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, miền Nam rơi vào tay đế quốc Mĩ. Trước tình thế đó, Đảng ta đã đề ra hai nhiệm vụ cách mạng khác nhau cho hai miền:
- Miền Bắc: chuyển sang giai đoạn cách mạng Xã hội Chủ nghĩa nhằm hoàn thành cải cách ruộng đất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế… xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước và hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc có ý nghĩa quyết định nhất đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam.
- Miền Nam: gầy dựng lực lượng, tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mĩ, tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cách mạng miền Nam có ý nghĩa quyết định trực tiếp tới việc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
Hai nhiệm vụ trên tuy khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích chung là đánh đổ đế quốc Mĩ và tay sai của chúng để đi đến thống nhất đất nước. Trong đó, miền Bắc giữ vai trò là hậu phương, đảm bảo cho sự thắng lợi của toàn cuộc cách mạng; miền Nam là tiền tuyến trực tiếp đương đầu với đế quốc Mĩ và tay sai.
2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954 - 1960)
2.1. Thực trạng kinh tế - xã hội miền Bắc sau 1954.
Theo tinh thần hiệp định Geneve, Pháp có thời gian 300 ngày để rút quân khỏi miền Bắc. Trong thời gian đó, chúng ra sức trì hoãn rút quân, phá hoại cơ sở vật chất của ta:
- Phá hoại, di chuyển các tài sản, vật tư máy móc, đốt phá hoặc mang theo các tài liệu, hồ sơ mật của ta đi nhằm gây khó khăn cho ta sau này.
Cài lại gián điệp gây ra những vụ phá rối trật tự, trị an ở Bùi Chu (Nam Định), Phát Diệm (Ninh Bình), Ba Làng (Thanh Hoá), Diễn Châu (Nghệ An), Chiềng Nội (Hoà Bình), Pu Nhí (Thanh Hoá), Hoàng Xu Phì (Tây Bắc)....., cho nổ mìn phá hoại các công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hoá như: Chùa Một Cột, cầu Phủ Lạng Thương (Bắc Giang), nhà máy điện Uông Bí,..); đóng cửa các nhà máy, hãng buôn, công sở làm cho sinh hoạt thành phố bị ngưng trệ....
    - Chúng tung tin xuyên tạc, bôi nhọ chế độ miền Bắc, bịa đặt tin "Chính phủ Việt Minh cấm đạo"; "Chúa đã vào Nam"... để dụ dỗ, cưỡng bức gần 1 triệu đồng bào Công giáo vào miền Nam.
   Trước những âm mưu trên của kẻ thù, nhân dân miền Bắc, nhất là nhân dân những vùng sắp tiếp quản đã tiến hành các cuộc đấu tranh quyết liệt để bảo vệ trật tự, an ninh, bảo vệ máy móc, tài sản, chống cưỡng ép đồng bào di cư:
   - Tại Hà Nội, trong 80 ngày tập kết chuyển quân của Pháp, chính quyền cách mạng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân thủ đô đấu tranh chống lại các hoạt động phá hoại của địch. Công nhân nhà máy nước đấu tranh giữ gìn được toàn bộ thiết bị; công nhân nhà máy xe lửa Gia Lâm đấu tranh giữ lại được 12 đầu máy xe lửa. Công nhân viên chức Sở Bưu điện Hà Nội, nhiều bệnh viện và trường học đã đấu tranh giữ lại toàn bộ máy móc, thiết bị, tài liệu. Tại Hải Phòng, Quảng Ninh, ta đấu tranh với địch chống tháo dỡ nhà máy nước Hải Phòng, thiết bị mỏ than Hồng Gai....
   - Đối với việc đồng bào Công giáo di cư vào Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 91 - CT/TW ngày 5/9/1954 nêu rõ: "Việc phá tan âm mưu của địch bắt ép đồng bào ta vào Nam là một cuộc đấu tranh chính trị gay go và cấp bách hiện nay, cốt tranh thủ quần chúng ở lại quê hương, làm nhiệm vụ tham gia công tác kiến thiết nước nhà, không bị địch bắt làm lính, làm đồn điền ,đầy ải, khổ sở". Các ban chỉ đạo chống cưỡng ép di cư được thành lập, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ và các đoàn thể quần chúng đã lăn lộn, đi sâu vào từng gia đình ở thành phố, thị xã vận động quần chúng chống địch cưỡng ép di cư vào Nam. Kết quả là hàng chục đồng bào chuẩn bị ra đi đã nhận ra âm mưu của địch, đấu tranh đòi quay trở lại.
    - Ngoài ra, ta cũng tiến hành "địch vận", vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp về với gia đình. Nhân lúc bọn sĩ quan địch đang hoang mang cực độ, mất chỗ dựa, ta tiến hành lập Ban địch vận, cử hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ xuống tuyên truyền các chính sách của Đảng đối với binh lính địch. Với lính ngụy, ta tuyên truyền 4 chính sách của Đảng đối với ngụy quyền, ngụy quân bỏ hàng ngũ về với nhân dân. Đối với binh lính Âu - Phi, ta tuyên truyền cho họ nhận thấy cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta, đấu tranh đòi "hòa bình, hồi hương", đòi Pháp thi hành nghiêm chỉnh hiệp định Geneve. Nhờ chính sách tuyên truyền của ta, cuộc đấu tranh của nhân dân chống địch vận diễn ra với nhiều hình thức phong phú và giành nhiều thắng lợi. Kết quả là, trong tổng số 80.076 quân ngụy ở miền Bắc, khi rút vào Nam chỉ còn 32.000 người. Số quân lính đào ngũ lên đến 60%. Riêng ở Hà Nội trong ngày ta tiếp quản đã có 12.346 sĩ quan ngụy đến trình diện.
    Nhờ những biện pháp đấu tranh có hiệu quả, ta đã tiếp quản miền Bắc một cách tốt đẹp. Ngày 3/7/1954, Trung ương Đảng và Chính phủ ra chỉ thị "Bảo hộ ở các thành phố mới được giải phóng", định rõ phương châm, chính sách, chế độ quân quản và ra 8 chính sách đối với các thành phố mới được thu hồi, 10 điều kỷ luật của bộ đội, nhân viên khi vào tiếp quản. Vận dụng chỉ thị của Đảng và Chính phủ, ta tiến hành tiếp quản nhiều vùng nông thôn, thành phố. Tháng 7, ta tiếp quản xong các vùng nông thôn. Đầu tháng 8, ta tiếp quản các thị trấn, thị xã lớn ở phía Bắc Hà Nội như Vĩnh Yên, Phúc Yên, Sơn Tây, Phủ Lạng Thương, Ninh Giang, Móng Cái. Tháng 9 - 10, ta bắt đầu tiếp quản thủ đô Hà Nội, và ngày 9/10/1954, lúc 5 giờ sáng, đại đoàn 308 cùng với Pháp gặp nhau chuẩn bị bàn giao, tiếp quản Hà Nội. Một bộ phận của Đại đoàn đã lần lượt tiến vào thủ đô, cùng với bộ đội, công nhân tiếp quản Hà Nội. Đúng 16 giờ, việc tiếp quản hoàn tất, quân Pháp ở Hà Nội rút sang Gia Lâm, viên đại tá Darence là người cuối cùng rút khỏi Hà Nội. 8 giờ ngày 10/10, thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng.

Quân Pháp chuẩn bị rời khỏi Hà Nội ngày 1/10/1954 sau khi chúng bị quân ta đánh bại
b_i_v_ha_noi_10-10-1954
Bộ đội tiến về  Hà Nội  10-10-1954


     Sau khi tiếp quản xong Hà Nội, ta tiếp quản khu vực Hải Dương (29/10), Hải Phòng (13/5). Chiều ngày 13/5, chiếc tàu Dirin Bordeaux chở toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng.
     Cùng với công tác tiếp quản, chính quyền cách mạng còn lo đón tiếp và bố trí công việc, học tập cho 120.000 cán bộ, bộ đội và đồng bào miền Nam tập kết. Ta còn phải giải quyết việc làm cho 5 vạn người không có việc làm, 24 vạn quân ngụy chưa qua cải 
Ta và Pháp tiến hành trao trả tù binh rất thuận lợi. Ngày 9/9/1954, ta hoàn thành xong việc trao trả tù binh. Số lượng tù binh ta trao trả cho Pháp là 13.414 người, trong đó có 9.247 người Âu - Phi. Pháp trao trả cho ta 68.358 cán bộ, chiến sĩ và thường dân bị bắt, trong đó có 11.114 quân nhân. De Castries cùng với 3 đại tá, 12 trung tá, 38 thiếu tá và 530 sĩ quan chỉ huy được ta trao trả trước đó 1 ngày.
Sau chiến tranh, kinh tế miền Bắc gặp khó khăn chồng chất:

Nông nghiệp: bị thiệt hại nặng nề: 1.430.000 ha đất bị bỏ hoang, hệ thống thủy lợi bị hư hỏng nặng khiến 20 vạn ha ruộng đất không có nước tưới tiêu, phần lớn ruộng đất làm một vụ, năng suất thấp, kỹ thuật thô sơ ….; thôn xóm tiêu điều, xơ xác; nhân công và trâu bò bị thiếu nghiêm trọng. Từ cuối 1954 đến đầu 1955, nạn đói lan rộng đến 200 xã.
Công nghiệp: Phần lớn nhà máy, xí nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng; nguyên nhiên liệu, máy móc thiếu nghiêm trọng. Gần 50% kho tàng, công sở bị phá hoại.
Giao thông vận tải: chỉ có hơn 100km đường sắt Hà Nội - Hải Phòng còn hoạt động, 3500 cầu cống bị phá hủy, phương tiện vận tải thiếu thốn …
Thương nghiệp: bị đình đốn, nạn đầu cơ, nâng giá diễn ra phổ biến, hàng hóa khan hiếm, tiền tệ chưa thống nhất …
Văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế: Hàng triệu người mù chữ nạn đói tràn lan, thất nghiệp, y tế lạc hậu, dịch bệnh nhiều và hoành hành khắp nơi.
Thực tế trên đang đặt ra cho Đảng và nhà nước những thách thức lớn sau khi tiếp quản miền Bắc.
2.2. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế (1954 - 1957)
Sau khi miền Bắc được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành cải tạo ruộng đất. Theo quan điểm của Đảng lúc này thì: "có đẩy mạnh cải cách ruộng đất mới đoàn kết được lại đa số nhân dân, cũng cố được công - nông liên minh, cũng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, mới có thể khôi phục kinh tế một cách nhanh chóng và có thêm điều kiện tăng cường quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng"[Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, NXB CTQG, tr. 210]. Tại kỳ họp lần thứ 4 (4/1955) Quốc hội thông qua Nghị quyết tán thành điều chính, bổ sung của Chính phủ về cải cách ruộng đất: dùng hình thức tòa án thay cho các cuộc đấu tranh của nông dân; thu hẹp diện trưng thu, mở rộng diện trưng mua; chiếu cố cho những gai đình kháng chiến và những gia đình có con em là bộ đội, viên chức cách mạng.
Cải cách ruộng đất được Đảng và Nhà nước ta tiến hành từ cuối năm 1953 bằng đợt thí điểm đầu tiên ở Thái Nguyên. Mục đích chủ yếu:


  1. Tịch thu tài sản ruộng đất do người Pháp, người dân di cư, hay Việt gian (những người theo Pháp) bỏ lại, hay bỏ hoang vì chiến tranh;
  2. Phân chia cho tá điền;
  3. Cắt giảm địa tô;
  4. Bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng.


+ Để thực hiện tốt, ta cũng đặt ra các yêu cầu sau:
  1. Về kinh tế, phải xóa bỏ chế dô phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện ngưới cày có ruộng.
  2. Về chính trị, phải đập tan uy thế chính trị của giai cấp địa chủ, củng cố uy thế chính trị của giai cấp nông dân.
  3. Về tư tưởng, phải phát động tư tưởng, nâng cao giác ngộ cho giai cấp nông dân.
  4. Về tổ chức, phải chỉnh đốn các tổ chức Đảng, Chính, Quân, Dân ở xã.
Công cuộc cải cách ruộng đất được đẩy mạnh nhằm chia ruộng đất cho nông dân và xóa bỏ sở hữu ruộng đất của địa chủ. Tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, ta đã tiến hành 5 đợt cải cách:


Đợt
Thời điểm
Địa bànSố xã đưa vào
Cải cách Ruộng đất
Đợt Thí điểm
(25/12/1953 - 22/10/1954)
Thái Nguyên6
Đợt 1
(1/4/1954 - 15/01/1955)
Một số các vùng kiểm soátkhông rõ
Đợt 2
(23/10/1954 - 15/01/1955)
Thái Nguyên22
Phú Thọ100
Bắc Giang22
Thanh Hóa66
Đợt 3
(18/02/1955 - 20/06/1955)
Vĩnh Phúc65
Phú Thọ106
Bắc Giang84
Sơn Tây22
Thanh Hóa115
Nghệ An74
Đợt 4
(27/06/1955 - 31/12/1955)
Vĩnh Phúc111
Phú Thọ17
Bắc Giang1
Bắc Ninh60
Sơn Tây71
Thanh Hóa207
Nghệ An5
Hà Tĩnh227
Hà Nam98
Ninh Bình47
Đợt 5
(25/12/1955 - 30/07/1956)
Bắc Ninh8
Nghệ An163
Hà Tĩnh6
Ninh Bình45
Quảng Bình118
Vĩnh Linh21
Hải Dương217
Hưng Yên149
Thái Bình294
Kết quả của 5 đợt cải cách như sau: ta đã tịch thu, trưng thu, trưng mua 810.000 ha ruộng đất, 106.448 trâu bò, 148.565 ngôi nhà và 1.846.000 nông cụ các loại do giai cấp địa chủ chiếm giữ chia cho 2.104.138 hộ nông dân lao động (chiếm khoảng 72,8% số hộ ở nông thôn miền Bắc).[Viện Kinh tế học, Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội, tr. 136] chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất. Thắng lợi này đã tạo tiền đề cho sự củng cố và phát triển của miền Bắc về mọi mặt. 


Nông dân được chia ruộng đất trong đợt cải cách ruộng đất

+ Ý nghĩa của cải cách ruộng đất ở miền Bắc:
- Cải cách này là cơ sở cần thiết cho mọi công trình khôi phục, xây dựng và phát triển về chính trị, kinh tế, xã hội.
Cải cách này là củng cố nông thôn vững chắc, nền tảng cho chuyên chính cộng hòa.
Cải cách này  tạo điều kiện căn bản để khôi phục, phát triển nông nghiệp xây dựng công nghiệp, đẩy mạnh thương nghiệp, khôi phục và mở mang các thành phố.
Cải cách này là cải thiện dân sinh, trước tiên là cho nông dân.
- Về mặt văn hóa, cải cách này là bước đầu và là bước rất lớn để thực hiện nền văn hóa dân tộc, khoa học đại chúng.
Đồng thời với cải cách ruộng đất là giảm tô thuế. Tổng cộng có 8 đợt giảm tô được tiến hành trong 1.875 xã với 4.200.570 nhân khẩu, 1.106.955 ha ruộng đất. Kết quả là ta đã bắt địa chủ trả lại nông dân 31.110 tấn thóc tô, tịch thu của địa chủ, cường hào tới 15.475 ha ruộng đất, 8.246 trâu bò (Cao Văn Lượng, Lịch sử Việt Nam 1954 - 1965, NXBKHXH, tr.29) 
Quyền tư hữu ruộng đất của nông dân tuy vậy chỉ được tạm thời vì sau đó năm 1958, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản quyết định rằng tập thể hóa là mục tiêu phát triển nông thôn. Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959 kế tiếp hợp thức hóa chính sách đó và xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất tư nhân và thay vào đó là quyền sở hữu tập thể. Đất đai dần tập trung vào tay Nhà Nước qua việc thành lập những hợp tác xã do chính phủ quản lý. Nhà nông bị ép buộc gia nhập hợp tác xã nên đến năm 1960, 86% dân quê ở Miền Bắc đã vào hợp tác xã. Số liệu đó tăng lên thành 95,5% vào năm 1970.


              Thời gian
Giai cấp
Trước năm 1945
Sau cải cách
Địa chủ
Phú nông
Trung nông
Bần nông
Cố nông
10980
4200
1450
472
112
730
1720
1710
1390
1370


Tuy nhiên, ta cũng có sai lầm nhất định. Những sai lầm chủ yếu là:
- Vi phạm đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn (xâm phạm lợi ích trung nông, không liên hiệp phú nông, không chiếu cố địa chủ kháng chiến...)
- Cường điệu trong việc trấn áp phản cách mạng; mắc chủ nghĩa thành phần, khuynh hướng trừng phạt, nặng đầu tố, nhẹ giáo dục, không kết hợp biện pháp hành chính và phát động quần chúng.
     Nguyên nhân sâu xa: không nắm vững vấn đề dân tộc và giai cấp nước ta; không thấy được sự khác biệt về tình hình nông thôn Trung Quốc và Việt Nam, áp dụng kinh nghiệm nước ngoài một cách máy móc, đơn giản.

    Tuy nhiên sau đợt cải cách ruộng đất, có nhiều đơn kêu oan của nhiều cán bộ, công chức bị quy sai đã gửi đến Trung ương Đảng và Bác Hồ, giúp cho Đảng nhận ra cái sai lầm trong quá trình thực hiện cải cách. Hội nghị Trung ương lần thứ 10 chủ trương "kiên quyết sửa chữa những sai làm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, phát huy những kết quả và thắng lợi đã thu được … nhằm đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân…"[Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 19, NXB CTQG, tr. 558] và đã đề ra một loạt các biện pháp như khôi phục danh dự, quyền lợi cho những người bị xử oan, thi hành kỷ luật một số cán bộ có trách nhiệm…
    Với thái độ nghiêm khắc, tích cực và thận trọng, đến cuối năm 1957, việc sửa sai cơ bản đã hoàn thành; trong số 63.113 hộ bị quy là địa chủ trong cải cách ruộng đất ở đồng bằng và trung du Bắc bộ có 31.844 hộ đã được sửa sai, không bị qui là địa chủ nữa; hay ở khu tự trị Việt Bắc, trong 2245 hộ bị quy là địa chủ có 1861 hộ được sửa sai. Công tác sửa sai đã dần dần củng cố được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, làm ổn định chính trị, giữ vững được trật tự, trị an, củng cố khối đoàn kết toàn dân.

     Bên cạnh việc thực hiện những nhiệm vụ trên, Đảng và nhà nước còn đứng trước một thực trạng về kinh tế vô cùng khó khăn sau chiến tranh. Trước tình hình đó, tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội (tháng 3/1955), Quốc hội nhấn mạnh “Nhiệm vụ của chúng ta là khôi phục kinh tế là dựa vào sức lực của nhân dân ta, đồng thời dựa vào sự giúp đỡ của nước bạn – sức ta là chính – nhằm khôi phục và sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp; khôi phục thương nghiệp và bình ổn giá cả, củng cố nền tài chính quốc gia; khôi phục giao thông vận tải (trích văn kiện khoa họp thứ 5 của Quốc hội nước VNDCCH, 1956, tr.156).
Muc tiêu của việc khôi phục kinh tế là lấy mức 1939, mức cao nhất ỏ Đông Dương thời đó là mức phấn đấu. Đến năm 1957, kế hoạch khôi phục kinh tế đã hoàn thành và nhiều chỉ tiêu hoàn thành vượt mức:
  + Nông nghiệp: năm 1956, miền Bắc sản xuất được hơn 4 triệu tấn lương thực (1949 mới 2 triệu tấn), 8 hệ thống thủy lợi lớn được khôi phục, 12 hệ thống nông giang sông Cầu, sông Chu…. được khôi phục; một hệ thống đê điều dài 3.500 km được phục hồi; nạn đói giáp hại được đẩy lùi.
  + Công nghiệp: chúng ta khôi phục được 29 xí nghiệp cũ; xây dựng 55 xí nghiệp mới để sản xuất hàng tiêu dùng như diêm Thống Nhất, gỗ Cầu Đuống, thuốc lá Thăng Long…. Đến cuối 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp do Nhà nước quản lý. Về thủ công nghiệp, miền Bắc đã có gần 46 vạn người tham gia sản xuất thủ công nghiệp (gấp 2 lần số thợ năm 1941, là năm phát triển cao nhất), cung cấp 58,8% sản phẩm tiêu dùng trong nước.
  + Thương nghiệp: Nhà nước chủ trương chuyển hoạt động sang hướng phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân, tăng cường mậu dịch quốc doanh.... Kết quả: giá cả ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao. Hệ thống mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã  buôn bán được mở rộng, cung cấp nhiều mặt hàng cho nhân dân. Buôn bán với nước ngoài được mở rộng. Năm 1957, miền Bắc đã quan hệ với 27 nước. (Nguyễn Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000, NXBGD, 2006, tr.237)
  + Giao thông vận tải: ta khôi phục được 681 km đường sắt, làm mới 10.607 km đường ô tô, mở rộng nhiều bến cảng (Hải Phòng, Cẩm Phả, Bến Thủy, Hòn Gai…). Đường hàng không được khai thông, khối lượng hàng hóa đạt được bằng mức trước chiến tranh.
  + Văn hóa, giáo dục phát triển: hơn 1 triệu người thoát nạn mù chữ. Hệ thống giáo dục phổ thông theo chương 10 năm được khẳng định, giáo dục đại học phát triển. Năm học 1956 – 1957, miền Bắc có hơn 60 vạn học sinh vỡ lòng, 95 vạn học sinh phổ thông, 3664 sinh viên đại học.
    Công tác y tế được coi trọng. Năm 1957, miền Bắc có 55 bệnh viện, 19.700 giường bệnh, 5310 ban phòng bệnh. Văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao được đẩy mạnh, các thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội được đẩy lùi.

    Giữa lúc nhân dân ta đang khôi phục kinh tế thì tình hình thế giới diễn biến phức tạp. Trong nội bộ các Đảng Cộng sản diễn ra các cuộc đấu tranh chính trị gay gắt, và các thế lực bên ngoài đang tìm cách khai thác mâu thuẫn đó hòng chống chủ nghĩa cộng sản, can thiệp vào nội bộ phe xã hội chủ nghĩa. Những vụ lộn xộn ở Poznal (Ba Lan), Budapest (Hungaria) xảy ra, tác động trực tiếp đến Việt Nam. Trong khi đó ở Việt Nam, Đảng lại phạm phải sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, điều này làm lay động tư tưởng của quần chúng, nhất là tầng lớp tiểu tư sản, tư sản và trí thức. Lợi dụng tình hình này, bon tình báo nước ngoài được cài vào miền Bắc tìm cách móc nối với bọn phản động bên trong lôi kéo một số phần tử bất mãn trong giới tư sản, trí thức để chống lại sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền nhân dân. 
     Mặc khác, báo Nhân văn - Giai phẩm ra đời năm 1955 do Phan Khôi, Trần Duy cầm đầu, tìm cách phê phán gay gắt đường lối của Đảng về cải cách ruộng đất, quản lý kinh tế, văn hóa văn nghệ... gây tổn hại đến uy tín của Đảng, Nhà nước, lợi ích của nhân dân. Trước tình hình đó, Đảng ta một mặt sửa chữa các sai lầm, mặc khác mở các cuộc vận dông đấu tranh sâu rộng về tư tưởng để chống lại "Nhân văn - Giai phẩm". Kết quả, ta đã đóng cửa, cấm lưu hành báo Nhân văn => phong trào "Nhân văn - Giai phẩm" bị dập tắt hoàn toàn.
    + Quân đội, quốc phòng phát triển mạnh. Lực lượng thường trực được phát triển mạnh; số lượng phù hợp; chất lượng được củng cố. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội thông qua kế hoạch "Củng cố quốc phòng, củng cố quân đội". do chính phủ đưa ra nhằm xây dựng quân đội theo hướng hiện đại.
      Từ ngày 5 - 10/9/1955, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất toàn quốc họp ở Hà Nội quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên cơ sở sự sát nhập của Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt trước đó. Mặt trận hoạt động dựa trên nguyên tắc hiệp thương thống nhất đi đến hành động thống nhất, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các tổ chức trong mặt trận. Cương lĩnh tóm tắt của Mặt trận gồm 10 điểm:
      - Hoàn thành độc lập dân tộc.
      - Thực hiện thống nhất nước nhà.
      - Xây dựng chế độ dân chủ.
      - Phát triển kinh tế nâng cao sản xuất.
      - Cải cách ruộng đất.
      - Thi hành chính sách xã hội hợp lý.
      - Phát triển văn hóa giáo dục.
      - Củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc.
      - Thi hành chính sách ngoại giao hòa bình độc lập và nhân dân toàn quốc đoàn kết.
Vai trò của Mặt trận đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước:
Đánh giá về thời kỳ lịch sử này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Trải qua thời gian 3 năm, nhân dân miền Bắc đã ra sức khắc phục khó khăn, lao động sản xuất, thu được những thành tích to lớn trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, bước đầu phát triển văn hóa, giảm bớt khó khăn và dần dần cải thiện đời sống nhân dân ở cả miền đồng bằng và miền núi. Cải cách ruộng đất căn bản đã hoàn thành, công việc sửa chữa sai lầm, phát huy thắng lợi trong nhiều địa phương đã làm xong và thu được kết quả tốt. Nông nghiệp đã vượt hẳn mức trước chiến tranh. Công nghiệp đã khôi phục được các xí nghiệp cũ, xây dựng một số nhà máy mới. An ninh trật tự được giữ vững, quốc phòng được củng cố" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, NXB CTQG, 1996, tr. 483)

2.3. Cải tạo quan hệ sản xuất theo chủ nghĩa xã hội, bước đầu phát triển kinh tế - văn hoá (1958 - 1960)
Những thắng lợi của công cuộc khôi phục kinh tế đã cho phép miền Bắc bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ cải tạo Xã hội chủ nghĩa nhằm tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Trong thư chúc mừng năm mới ngày 01/01/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Thời kỳ khôi phục kinh tế đã kết thúc và mở đầu thời kỳ phát triển kinh tế một cách có kế hoạch. Đó là tiến bộ mới trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta… phát triển kinh tế, văn hóa, tức là dần dần xây dựng chủ nghĩa xã hội"(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, NXBCTQG, tr.483). Tại Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (19/3/1958) và kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa I (16/4/1958), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân ta là ra sức xây dựng và củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời đấu tranh thống nhất nước nhà... Cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người ở nước ta, nhằm đưa lại đời sống ấm no cho nhân dân ta" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, NXBCTQG, tr.3). 
Trung tuần tháng 11/1958, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp, đề ra nhiệm vụ của miền Bắc là: "đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong tâm trước mắt là đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo đối với các thành phần kinh tế tư bản tư doanh; đồng thời ra sức phát triển nền kinh tế quốc doanh" (Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xuất bản, tr. 15). Quán triệt Nghị quyết này, tại kỳ họp lần thứ 9 (12/1958), Quốc hội đã thông qua kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa, gồm những nội dung cơ bản sau:
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm khâu chính, chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề lương thực, đồng thời chú trong sản xuất công nghiệp, hết sức tăng thêm các tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.
- Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa, khâu chính là hợp tác hóa trong nông nghiệp, đồng thời tích cực phát triển và củng cố thành phần kinh tế quốc doanh.
- Nâng cao một bước đời sống vật chất và văn hóa của người dân, đồng thời tăng cường củng cố quốc phòng.
Cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp là thực hiện cải tạo quan hệ sản xuất đồng thời với cải tiến kỹ thuật, tăng năng xuất lao động và giáo dục tư tưởng theo hướng xã hội chủ nghĩa cho nông dân, hướng giai cấp này từ chỗ làm ăn riêng lẻ lên làm trong tập thể xã hội chủ nghĩa. Để bảo đảm cho cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp giành thắng lợi, một mặt quán triệt đường lối của Đảng là dựa hẳn vào bần nông và trung nông phía dưới, đoàn kết với trung nông, hạn chế và xóa bỏ sự bóc lột của phú nông; ngăn ngừa địa chủ ngóc đầu dậy, bắt địa chủ cải tạo thành con người mới; kiên quyết đưa nông dân đi theo con đường hợp tác hóa nông nghiệp. Mặc khác phải thực hiện 3 nguyên tắc: tự nguyện (quan trong nhất), cùng có lợi và quản lý dân chủ. Đảng ta thi hành chính sách này qua 3 bước: Tổ đổi công, hợp tác xã bậc thấp và hợp tác xã bậc cao. Năm 1959, ta tổ chức đợt "Giáo dục mùa thu" để tuyên truyền chính sách hợp tác hóa nông nghiệp cho nông dân, cho họ tranh luận theo 2 con đường, giải quyết nhanh chóng "Ai thắng ai" trên tư tưởng. Sau đợt này, trung nông gia nhập nhiều; đồng thời chính sách này đã được phổ biến khắp toàn quốc.
Về cải tạo nông nghiệp: chính phủ miền Bắc đầu tư vào nông nghiệp 180 triệu đồng, cung cấp cho nông dân 30 vạn tấn phân hóa học, 6 vạn trâu, bò cày, 4 triệu nông cụ các loại (50 năm hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, tr.138), xây dựng 19 công trình thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu cho 153 vạn ha ruộng đất. Từ mùa thu năm 1958, ta tiến hành đợt thí điểm đầu tiên về hợp tác xã hóa nông nghiệp. Trong đợt thí điểm, miền Bắc đã xây được 134 hợp tác xã. Đến cuối năm 1958, số lượng hợp tác xã tăng lên 4.721 và tháng 11/1960 là 41.401 hợp tác xã với 85% tổng số hộ và 76% diện tích đất canh tác. Ở miền núi, ta cũng tiến hành hợp tác hóa kết hợp cải cách dân chủ. Tính đến tháng 6/1961, toàn miền núi đã có 357.753 hộ nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp.
Đây là thắng lợi có ý nghĩa quan trọng đối với nông thôn và nông dân miền Bắc. Nó tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đảm bảo lương thực, thực phẩm cho miền Bắc và chi viện cho miền Nam.
Về cải tạo công nghiệp tư bản tư doanh: Đảng ta đã thực hiện một cách triệt để nhằm xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp bóc lột trên đất nước ta. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (4/1959) nêu rõ: "Kinh tế tư bản tư doanh và giai cấp tư sản thực chất là đối tượng của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn đối kháng, phải giải quyết bằng cuôc cách mạng xã hội chủ nghĩa, bằng sự xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản" (Nghị quyết Hội nghị TW Đảng lần thứ 16 bàn về vấn đề cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh, BCH TW Đảng xuất bản, 1959, tr.7).
Tuy nhiên, cuộc cải tạo công thương nghiệp tư doanh được tiến hành trong hoàn cảnh đặt biệt. Đó là lúc Nhà nước ta được củng cố vững mạnh, khối liên minh công nông bền chặt, kinh tế quốc doanh được mở rộng. Mặc khác lúc này giai cấp tư sản còn nhỏ yếu, từng là đồng minh của công nhân. Sau khi nước ta hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta vẫn tuân thủ theo Cương lĩnh Mặt trận Tổ quốc, có khả năng sẽ theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với hoàn cảnh như vậy, chính phủ ta đã bắt đầu thực hiện phương châm cho tư sản chuộc lại tư liệu sản xuất dưới dạng định tức, tạo điều kiện cho giai cấp tư sản có công ăn việc làm ổn định. Đến cuối 1960, đã có 97% số hộ tư sản tham gia công thương hợp doanh, 87,9% số thợ thủ công và 45 số hộ tiểu thương đã tham gia trực tiếp vào hợp tác xã công nghiệp. Trong ba năm cải tạo (1958 - 1960), mức đầu tư vào các xí nghiệp tăng 3 lần so với thời trước, vì thế từ 97 xí nghiệp ban đầu vào năm 1957, đến năm 1960 đã tăng lên 172 xí nghiệp do Nhà nước quản lý và trên 500 xí nghiệp do tư nhân quản lý. Nông trường quốc doanh cũng tăng lên vùn vụt: từ 16 nông trường năm 1957 đã tăng lên 59 công sở vào năm 1960. Tốc độ tâng trưởng được giữ vững. Trong ba năm, dù có thiên tai lớn (1960) nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn tăng hằng năm 5,6%; sản xuất công nghiệp tăng 21,7%; công nghiệp nhẹ - công nghiệp thực phẩm là 60,4%; công nghiệp địa phương tăng gấp 10 lần so với năm 1957. Miền Bắc tự túc tốt hàng tiêu dùng trong nước, hệ thống các cơ sở, xí nghiệp công nghiệp được xây dựng....
Về cải tạo thương nghiệp, nước ta đạt nhiều thành tựu. Nếu năm 1956, miền Bắc có 7 hợp tác xã với 258.062 xã viên; thì đến 1960 đã tăng lên 258 cơ sở, bao gồm 4.000 cửa hàng với 1,5 triệu xã viên. Từ một Sở mậu dịch quốc doanh trong thời kháng Pháp, đến năm 1960 đã có 12 tổng công ty chuyên nghiệp, bao gồm 1.400 cửa hàng.
Về cải tạo giáo dục, văn hóa, ta đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Công tác xóa mù chữ ở các tỉnh miền Bắc được đẩy mạnh, đến năm 1960 ta đã xóa bỏ được nạn mù chữ cho người dưới 50 tuổi. Giáo dục rất phát triển, đã phổ cập được cấp 1 cho toàn thể cán bộ, thanh niên. Đến năm 1960, số học sinh học trường phổ thông tăng gấp 2 lần, số sinh viên trung học chuyên nghiệp - đại học tăng gấp 4 lần; ở miền núi, giáo dục cũng phát triển. Các dân tộc ở Việt Bắc như Tày, Nùng, Thái, Hmông... đều được chính quyền hỗ trợ, sáng tạo chữ viết riêng...
Về y tế, ta đạt nhiều thành tựu. Các cơ sở y tế (bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm xá...) tăng gấp 11 lần so với năm 1957, số giường bệnh tăng gấp đôi.
Đồng thời với nhiệm vụ khôi phục, cải tạo, phát triển, văn hóa, Đảng và Nhà nước còn quan tâm đến việc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng để biến miền Bắc trở thành một hậu phương lớn, vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam.



2.4. Củng cố miền Bắc, cổ vũ miền Nam

Những thành tựu đạt được trong cuộc cải tạo được chính phủ tổng kết, rút lại trong Hiến pháp mới, Hiến pháp năm 1959 (được Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 11, 31/12/1959). Hiến pháp gồm Lời nói đầu, 112 điều chia thành 10 chương.
Hiến pháp 1959
Toàn văn Hiến pháp 1959:
HIẾN PHÁP
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
___________
LỜI NÓI ĐẦU
Nước Việt Nam ta là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
Dân tộc Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử là một dân tộc lao động cần cù luôn luôn anh dũng đấu tranh xây dựng đất nước và giữ gìn độc lập của Tổ quốc.
Trong hơn tám mươi năm nước ta bị thực dân Pháp đô hộ và năm năm bị phát xít Nhật chiếm đóng, nhân dân Việt Nam đã không ngừng đoàn kết đấu tranh chống ách thống trị của bọn xâm lược nước ngoài để giải phóng đất nước.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, ngày nay là Đảng lao động Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã tiến lên một giai đoạn mới. Cuộc đấu tranh bền bỉ đầy gian khổ và hy sinh dũng cảm của nhân dân ta chống ách thống trị của đế quốc và phong kiến đã giành được thắng lợi vĩ đại: Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam độc lập trước quốc dân và toàn thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Việt Nam đã xây dựng một nước Việt Nam độc lập và dân chủ.
Ngày 6 tháng giêng năm 1946, toàn dân Việt Nam từ Bắc chí Nam đã nhiệt liệt tham gia cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội. Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên ghi rõ những thắng lợi to lớn của nhân dân ta, nêu cao ý chí của toàn thể dân tộc kiên quyết giữ gìn độc lập và thống nhất của Tổ quốc, bảo vệ tự do và quyền lợi dân chủ của nhân dân.
Nhưng đế quốc Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức lại gây chiến tranh xâm lược hòng cướp nước ta và bắt nhân dân ta làm nô lệ một lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, toàn thể nhân dân ta đoàn kết một lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. Đồng thời nhân dân ta đã tiến hành giảm tô và cải cách ruộng đất nhằm đánh đổ giai cấp địa chủ, đem lại ruộng đất cho dân cày. Cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và vô cùng anh dũng của nhân dân Việt Nam, được các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức và nhân dân yêu chuộng hoà trên thế giới đồng tình và ủng hộ, đã thắng lợi vẻ vang. Với chiến thắng Điện Biên Phủ, nhân dân Việt Nam đã đánh bại đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 được ký kết, hoà bình được độc lập lại ở Đông Dương trên cơ sở công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của nước ta.
Thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam cũng là thắng lợi chung của phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức, của mặt trận hoà bình thế giới và của phe xã hội chủ nghĩa.
Từ khi hoà bình lập lại, ở miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhân dân đã hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân. Nhưng miền Nam còn bị đế quốc và phong kiến thống trị, nước nhà tạm thời còn bị chia làm hai miền.
Cách mạng Việt Nam chuyển sang một hình thế mới. Nhân dân ta cần ra sức củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh để hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Mấy năm qua, nhân dân ta ở miền Bắc đã thu được nhiều thành tích to lớn trong việc khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá. Hiện nay, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đang tiến hành thắng lợi.
Trong khi ấy, ở miền Nam, đế quốc Mỹ và bọn tay sai đàn áp dã man phong trào yêu nước của nhân dân ta. Chúng tăng cường binh bị, thực hiện âm mưu biến miền Nam nước ta thành thuộc địa và căn cứ quân sự chuẩn bị chiến tranh của đế quốc Mỹ. Chúng ra sức phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, phá hoại hoà bình, phá hoại sự nghiệp thống nhất của nước Việt Nam. Nhưng đồng bào miền Nam luôn luôn anh dũng đấu tranh, không chịu khuất phục. Nhân dân cả nước đoàn kết một lòng, dương cao ngọn cờ hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, kiên quyết tiến lên giành lấy thắng lợi cuối cùng. Sự nghiệp hoà bình, thống nhất Tổ quốc nhất định sẽ thành công.
Trong giai đoạn mới của cách mạng, Quốc hội ta cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với tình hình và nhiệm vụ mới.
Hiến pháp mới ghi rõ những thắng lợi cách mạng to lớn đã giành được trong thời gian qua và nêu rõ mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta trong giai đoạn mới.
Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Hiến pháp mới quy định chế độ chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta, quan hệ bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc trong nước, bảo đảm đưa miền Bắc nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, xây dựng miền Bắc vững mạnh làm cơ sở cho cuộc đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà.
Hiến pháp mới quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, nhằm phát huy sức sáng tạo to lớn của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nước nhà, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc.
Hiến pháp mới là một Hiến pháp thực sự dân chủ. Hiến pháp mới là sức mạnh động viên nhân dân cả nước ta phấn khởi tiến lên giành những thắng lợi mới. Nhân dân ta quyết phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết, chí khí đấu tranh và nhiệt tình lao động. Nhân dân ta quyết tăng cường hơn nữa sự đoàn kết nhất trí với các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô vĩ đại, tăng cường đoàn kết với nhân dân các nước Á - Phi và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất, nhất định sẽ giành được những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà. Nhân dân ta nhất định xây dựng thành công một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào công cuộc bảo vệ hoà bình ở Đông Nam châu á và thế giới.
Chương I
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Điều 1
Đất nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất không thể chia cắt.
Điều 2
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, thành lập và củng cố do thắng lợi mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong Cách mạng tháng Tám vẻ vang và Kháng chiến anh dũng, là một nước dân chủ nhân dân.
Điều 3
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc.
Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm.
Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc mình.
Những địa phương có dân tộc thiểu số sống tập trung thì có thể thành lập khu vực tự trị. Khu vực tự trị là bộ phận không thể tách rời được của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Nhà nước ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số mau tiến kịp trình độ kinh tế và văn hoá chung.
Điều 4
Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dâm chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thống qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ.
Điều 5
Việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đều tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thể bị cử tri bãi miễn trước khi hết nhiệm kỳ nếu tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Điều 6
Tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
Tất cả các nhân viên cơ quan Nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.
Điều 7
Nhà nước nghiêm cấm và trừng trị mọi hành động phản quốc, chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống lại sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.
Điều 8
Lực lượng vũ trang của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ tự do, hạnh phúc và sự nghiệp lao động hoà bình của nhân dân.
Chương II
CHẾ ĐỘ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
Điều 9
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến.
Mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Điều 10
Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất.
Nhà nước dựa vào các cơ quan Nhà nước, tổ chức công đoàn, hợp tác xã và các tổ chức khác của nhân dân lao động để xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế.
Điều 11
ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc.
Điều 12
Kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu của toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước bảo đảm phát triển ưu tiên.
Các hầm mỏ, sông ngòi, và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu của toàn dân.
Điều 13
Kinh tế hợp tác xã thuộc hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
Nhà nước đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ sự phát triển của kinh tế hợp tác xã.
Điều 14
Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân.
Nhà nước ra sức hướng dẫn, giúp đỡ nông dân cải tiến kỹ thuật canh tác, phát triển sản xuất, và khuyến khích nông dân tổ chức hợp tác xã sản xuất, hợp tác xã mua bán và hợp tác xã vay mượn theo nguyên tắc tự nguyện.
Điều 15
Nhà Nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của những người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác.
Nhà nước ra sức hướng dẫn, giúp đỡ những người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác cải tiến cách làm ăn và khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất và hợp tác xã mua bán theo nguyên tắc tự nguyện.
Điều 16
Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của nhà tư sản dân tộc.
Nhà nước ra sức hướng dẫn các nhà tư sản dân tộc hoạt động có lợi cho quốc kế dân sinh, góp phần phát triển kinh tế quốc dân phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Nhà nước khuyến khích và hướng dẫn các nhà tư sản dân tộc đi theo con đường cải tạo xã hội chủ nghĩa bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác.
Điều 17
Nhà nước nghiêm cấm việc lợi dụng tài sản tư hữu để làm rối loạn sinh hoạt kinh tế của xã hội, phá hoại kế hoạch kinh tế Nhà nước.
Điều 18
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác.
Điều 19
Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân.
Điều 20
Chỉ khi nào cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước mới trưng mua, hoặc trưng dụng, trưng thu có bồi thường thích đáng các tư liệu sản xuất ở thành thị và nông thôn, trong phạm vi và điều kiện do pháp luật quy định.
Điều 21
Lao động là cơ sở để phát triển kinh tế quốc dân và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Lao động là nghĩa vụ và vinh dự của người công dân.
Nhà nước khuyến khích tính sáng tạo và tinh thần tích cực trong lao động của những người lao động chân tay và lao động trí óc.
Chương III
QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Điều 22
Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều bình đẳng trước pháp luật.
Điều 23
Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mưới tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ hai mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử, trừ những người mất trí và những người bị Toà án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử và ứng cử.
Công dân đang ở trong quân đội có quyền bầu cử và ứng cử.
Điều 24
Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương.
Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.
Điều 25
Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.
Điều 26
Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Điều 27
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được bảo đảm. Không ai có thể bị bắt nếu không có sự quyết định của Toà án nhân dân hoặc sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân.
Điều 28
Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không bị xâm phạm, thư tín được giữ bí mật.
Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền tự do cư trú và đi lại.
Điều 29
Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước. Những việc khiếu nại và tố cáo phải được xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường.
Điều 30
Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền làm việc. Nhà nước dựa vào sự phát triển có kế hoạch của nền kinh tế quốc dân, dần dần mở rộng công việc làm, cải thiện điều kiện lao động và lương bổng, để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền đó.
Điều 31
Người lao động có quyền nghỉ ngơi. Nhà nước quy định thời giờ làm việc và chế độ nghỉ ngơi của công nhân và viên chức, mở rộng dần những điều kiện vật chất về nghỉ ngơi và an dưỡng, để bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền đó.
Điều 32
Người lao động có quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động. Nhà nước mở rộng dần các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế để bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền đó.
Điều 33
Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền học tập. Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục cưỡng bách, phát triển dần các trường học và cơ quan văn hoá, phát triển các hình thức giáo dục bổ túc văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ, tại các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác ở thành thị và nông thôn, để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền đó.
Điều 34
Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật, và tiến hành các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ tính sáng tạo của những công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, văn học, nghệ thuật và các sự nghiệp văn hoá khác.
Điều 35
Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục, thể dục.
Điều 36
Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của Việt kiều.
Điều 37
Những người nước ngoài vì đấu tranh cho tự do, cho chính nghĩa, cho hoà bình và cho sự nghiệp khoa học mà bị bức hại đều được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cho phép trú ngụ.
Điều 38
Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.
Điều 39
Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, trật tự công cộng, và những quy tắc sinh hoạt xã hội.
Điều 40
Tài sản công cộng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là thiêng liêng không thể xâm phạm. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng.
Điều 41
Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có nghĩa vụ đóng thuế theo pháp luật.
Điều 42
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý nhất của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc.
Chương IV
QUỐC HỘI
Điều 43
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Điều 44
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Điều 45
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là bốn năm.
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì phải bầu xong Quốc hội mới.
Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hoặc các trường hợp bất thường khác, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình và những biện pháp cần thiết để bảo đảm sự hoạt động của Quốc hội và của đại biểu Quốc hội.
Điều 46
Quốc hội mỗi năm họp hai lần, do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập Quốc hội họp bất thường theo quyết định của mình hoặc theo yêu cầu của Hội đồng Chính phủ hay của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải triệu tập Quốc hội mới chậm nhất là hai tháng sau khi tuyển cử.
Điều 47
Khi Quốc hội họp thì bầu Chủ tịch đoàn để điều khiển cuộc họp.
Điều 48
Các đạo luật và các nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, trừ trường hợp quy định ở Điều 112 của Hiến pháp.
Điều 49
Các đạo luật phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày sau khi Quốc hội đã thông qua.
Điều 50
Quốc hội có những quyền hạn sau đây:
1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
2- Làm pháp luật.
3- Giám sát việc thi hành Hiến pháp.
4- Bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
5- Theo đề nghị của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quyết định cử Thủ tướng Chính phủ; theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ quyết định cử Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ.
6- Theo đề nghị của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quyết định cử Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng.
7- Bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
8- Bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
9- Bãi miễn Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Thủ tướng, Phó Thủ tướng và những thành viên khác của Hội đồng Chính phủ, Phó Chủ tịch và những thành viên khác của Hội đồng quốc phòng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
10- Quyết định kế hoạch kinh tế Nhà nước.
11- Xét duyệt và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách của Nhà nước.
12- ấn định các thứ thuế.
13- Phê chuẩn việc thành lập và bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ.
14- Phê chuẩn việc phân vạch địa giới tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương.
15- Quyết định đại xá.
16- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình.
17- Những quyền hạn cần thiết khác do Quốc hội định.
Điều 51
Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội do Quốc hội bầu ra.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có:
- Chủ tịch,
- Các Phó Chủ tịch,
- Tổng thư ký,
- Các uỷ viên.
Điều 52
Uỷ ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Quốc hội có quyền bãi miễn các thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Điều 53
Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những quyền hạn sau đây:
1- Tuyên bố và chủ trì việc tuyển cử đại biểu Quốc hội.
2- Triệu tập Quốc hội.
3- Giải thích pháp luật.
4- Ra pháp luật.
5- Quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân.
6- Giám sát công tác của Hội đồng Chính phủ, của Toà án nhân dân tối cao và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
7- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ trái với Hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh; sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, và giải tán các Hội đồng nhân dân nói trên trong trường hợp các Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân một cách nghiêm trọng.
8- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc bổ nhiệm hoặc bãi miễn Phó Thủ tướng và những thành viên khác của Hội đồng Chính phủ.
9- Bổ nhiệm hoặc bãi miễn Phó Chánh án, thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
10- Bổ nhiệm hoặc bãi miễn Phó Viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
11- Quyết định việc bổ nhiệm hoặc bãi miễn các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ở nước ngoài.
12- Quyết định việc phê chuẩn hoặc bãi bỏ những hiệp ước ký với nước ngoài, trừ trường hợp mà Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét cần phải trình Quốc hội quyết định.
13- Quy định hàm và cấp quân sự, ngoại giao và những hàm và cấp khác.
14- Quyết định đặc xá.
15- Quy định và quyết định việc tặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước.
16- Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp nước nhà bị xâm lược.
17- Quyết định việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
18- Quyết định việc giới nghiêm trong toàn quốc hoặc từng địa phương.
Ngoài những quyền hạn trên, Quốc hội có thể trao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội những quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết.
Điều 54
Những nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số uỷ viên biểu quyết tán thành.
Điều 55
Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội mới bầu xong Uỷ ban thường vụ mới.
Điều 56
Quốc hội bầu ra Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội. Quốc hội căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban thẩm tra mà quyết định xác nhận tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội.
Điều 57
Quốc hội thành lập Uỷ ban dự án pháp luật, Uỷ ban kế hoạch và ngân sách, và những uỷ ban khác mà Quốc hội xét thấy cần thiết để giúp Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Điều 58
Nếu Quốc hội nhận thấy cần thiết, và trong thời gian Quốc hội không họp, nếu Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhận thấy cần thiết, thì có thể tổ chức các Uỷ ban điều tra về những vấn đề nhất định. Trong khi Uỷ ban điều tra làm việc, các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân và công dân có nhiệm vụ cung cấp tài liệu cần thiết cho Uỷ ban điều tra.
Điều 59
Các đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng Chính phủ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ.
Cơ quan bị chất vấn phải trả lời trong thời hạn năm ngày; trường hợp cần phải điều tra thì thời hạn trả lời là một tháng.
Điều 60
Nếu không có sự đồng ý của Quốc hội, và trong thời gian Quốc hội không họp, nếu không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì không được bắt giam và truy tố đại biểu Quốc hội.
Chương V
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Điều 61
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là người thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về mặt đối nội và đối ngoại.
Điều 62
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bầu ra. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ ba mươi lăm tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Điều 63
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội mà công bố pháp luật, pháp lệnh; bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng; công bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá; tặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước; tuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm.
Điều 64
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tiếp nhận đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài cử đến; căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội mà phê chuẩn hiệp ước ký với nước ngoài, cử và triệu hồi đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ở nước ngoài.
Điều 65
Chủ tịch nước việt Nam dân chủ cộng hoà thống lĩnh các lực lượng vũ tranh toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng.
Điều 66
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, khi xét thấy cần thiết, có quyền tham dự và chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chính phủ.
Điều 67
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khi xét thấy cần thiết thì triệu tập và chủ toạ Hội nghị chính trị đặc biệt.
Hội nghị chính trị đặc biệt gồm có Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những người hữu quan khác.
Hội nghị chính trị đặc biệt xét những vấn đề lớn của nước nhà. Những ý kiến của Hội nghị chính trị đặc biệt do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chuyển đến Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ hoặc các cơ quan hữu quan khác để thảo luận và ra quyết định.
Điều 68
Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà giúp Chủ tịch làm nhiệm vụ, có thể được chủ tịch uỷ nhiệm thay thế Chủ tịch trong từng bộ phận chức quyền.
Việc tuyển cử và nhiệm kỳ của Phó Chủ tịch quy định như việc tuyển cử và nhiệm kỳ của Chủ tịch.
Điều 69
Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà làm nhiệm vụ cho đến khi Chủ tịch mới và Phó Chủ tịch mới nhận chức.
Điều 70
Khi Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vì tình hình sức khoẻ mà không làm việc được trong một thời gian dài thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch.
Khi Chủ tịch nước việt Nam dân chủ cộng hoà khuyết thì Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch cho đến khi bầu xong Chủ tịch mới.
Chương VI
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Điều 71
Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Hội đồng Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Điều 72
Hội đồng Chính phủ gồm có:
- Thủ tướng,
- Các Phó Thủ tướng,
- Các Bộ trưởng,
- Các Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước,
- Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức của Hội đồng Chính phủ do luật định.
Điều 73
Hội đồng Chính phủ căn cứ vào Hiến pháp, pháp luật và pháp lệnh mà quy định những biện pháp hành chính, ban bố những nghị định, nghị quyết, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những nghị định, nghị quyết và chỉ thị ấy.
Điều 74
Hội đồng Chính phủ có những quyền hạn sau đây:
1- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác ra trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2- Thống nhất lãnh đạo công tác của các Bộ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ.
3- Thống nhất lãnh đạo công tác của Uỷ ban hành chính các cấp.
4- Sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các Bộ, các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ; sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷ ban hành chính các cấp.
5- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương và đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết ấy.
6- Chấp hành kế hoạch kinh tế và ngân sách Nhà nước.
7- Quản lý nội thương và ngoại thương.
8- Quản lý công tác văn hoá, xã hội.
9- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, duy trì trật tự công cộng, bảo hộ quyền lợi của công dân.
10- Lãnh đạo việc xây dựng lực lượng vũ trang của Nhà nước.
11- Quản lý công tác đối ngoại.
12- Quản lý công tác dân tộc.
13- Phê chuẩn sự phân vạch địa giới của các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh.
14- Thi hành lệnh động viên, lệnh giới nghiêm và mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ đất nước.
15- Bổ nhiệm và bãi miễn các nhân viên cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Ngoài những quyền hạn trên, Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể trao cho Hội đồng Chính phủ những quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết.
Điều 75
Thủ tướng Chính phủ chủ toạ Hội đồng Chính phủ và lãnh đạo công tác của Hội đồng Chính phủ. Các Phó thủ tướng giúp thủ tướng, có thể được uỷ nhiệm thay Thủ tướng khi Thủ tướng vắng mặt.
Điều 76
Các Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ lãnh đạo công tác của ngành mình dưới sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng Chính phủ.
Trong phạm vi quyền hạn của mình, trên cơ sở và để thi hành pháp luật và các nghị định, nghị quyết, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ, các Bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ ra những thông tư, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các thông tư, chỉ thị ấy.
Điều 77
Trong khi thi hành chức vụ, các thành viên của Hội đồng Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi trái với Hiến pháp và pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước hay là cho nhân dân.
Chương VII
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP
Điều 78
Các đơn vị hành chính trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã;
Huyện chia thành xã, thị trấn.
Các đơn vị hành chính trong khu vực tự trị do luật định.
Điều 79
Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính.
Các thành phố có thể chia thành khu phố có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính theo quyết định của Hội đồng Chính phủ.
Điều 80
Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.
Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương.
Điều 81
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương là ba năm.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân huyện, thành phố, thị xã, xã, thị trấn, khu phố là hai năm.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân các cấp trong khu vực tự trị do luật định.
Thể lệ tuyển cử và số đại biểu của Hội đồng nhân dân các cấp do luật định.
Điều 82
Hội đồng nhân dân bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật của Nhà nước ở địa phương; đặt kế hoạch xây dựng kinh tế, văn hoá và những sự nghiệp lợi ích công cộng ở địa phương; xét duyệt và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách của địa phương; duy trì trật tự và an ninh ở địa phương, bảo vệ tài sản công cộng, bảo hộ quyền lợi của công dân, bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc.
Điều 83
Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên, Hội đồng nhân dân ra những nghị quyết thi hành ở địa phương.
Điều 84
Hội đồng nhân dân bầu ra Uỷ ban hành chính và có quyền bãi miễn các thành viên của Uỷ ban hành chính.
Hội đồng nhân dân bầu và bãi miễn Chánh án Toà án nhân dân cấp mình.
Điều 85
Hội đồng nhân dân có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của Uỷ ban hành chính cấp mình; có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và những quyết định không thích đáng của Uỷ ban hành chính cấp dưới trực tiếp.
Điều 86
Hội đồng nhân dân các cấp có quyền giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Hội đồng nhân dân này làm thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân một cách nghiêm trọng. Nghị quyết giải tán phải được Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn trước khi thi hành. Nghị quyết giải tán phải được Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn trước khi thi hành. Nghị quyết giải tán của Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương phải được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn trước khi thi hành.
Điều 87
Uỷ ban hành chính các cấp là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân địa phương, là cơ quan hành chính của Nhà nước ở địa phương.
Điều 88
Uỷ ban hành chính gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, uỷ viên thư ký và các uỷ viên.
Nhiệm kỳ của Uỷ ban hành chính theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra mình.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ hoặc bị giải tán, Uỷ ban hành chính tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân mới bầu ra Uỷ ban hành chính mới.
Tổ chức của Uỷ ban hành chính các cấp do luật định.
Điều 89
Uỷ ban hành chính các cấp quản lý công tác hành chính của địa phương; chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình và nghị quyết, mệnh lệnh của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.
Uỷ ban hành chính các cấp chiếu theo quyền hạn do luật định mà ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những quyết định, chỉ thị ấy.
Điều 90
Uỷ ban hành chính các cấp lãnh đạo công tác của các ngành thuộc quyền mình và của các Uỷ ban hành chính cấp dưới.
Uỷ ban hành chính các cấp có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các ngành công tác thuộc quyền mình và của Uỷ ban hành chính cấp dưới.
Uỷ ban hành chính các cấp có quyền đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết ấy.
Điều 91
Uỷ ban hành chính các cấp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cấp mình và trước cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp.
Uỷ ban hành chính các cấp chịu sự lãnh đạo của Uỷ ban hành chính cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Hội đồng Chính phủ.
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính ở các khu tự trị
Điều 92
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính ở các khu tự trị phải căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản về tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp quy định ở trên.
Điều 93
Trong những khu vực tự trị có nhiều dân tộc sống xen lẵn, Hội đồng nhân dân sẽ có số đại biểu thích đáng của các dân tộc.
Điều 94
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các khu tự trị chiếu theo phạm vi quyền hạn tự trị do pháp luật quy định mà đặt kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá thích hợp với tình hình địa phương, quản lý tài chính, tổ chức các lực lượng dân quân tự vệ và công an của địa phương.
Điều 95
Trong phạm vi quyền hạn tự trị, Hội đồng nhân dân các khu tự trị có thể chiếu theo những đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hoá của các dân tộc ở địa phương mà đặt ra điều lệ tự trị và những điều lệ về những vấn đề riêng biệt để thi hành ở địa phương sau khi đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Điều 96
Cơ quan Nhà nước cấp trên phải bảo đảm cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các khu vực tự trị sử dụng quyền tự trị và giúp đỡ các dân tộc thiểu số tiến hành thuận lợi việc xây dựng chính trị, kinh tế và văn hoá của mình.
Chương VIII
TOÀ ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TOÀ ÁN NHÂN DÂN
Điều 97
Toà án nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.
Điều 98
Các Toà án nhân dân thực hành chế độ thẩm phán bầu theo quy định của pháp luật.
Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao là năm năm.
Tổ chức của các Toà án nhân dân do luật định.
Điều 99
Việc xét xử ở các Toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.
Điều 100
Khi xét xử, Toà án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Điều 101
Việc xét xử tại các Toà án nhân dân đều công khai, trừ những trường hợp đặc biệt do luật định.
Quyền bào chữa của người bị cáo được bảo đảm.
Điều 102
Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thuộc các dân tộc thiểu số có thể dùng tiếng nói và chữ viết của mình trước Toà án.
Điều 103
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự và Toà án đặc biệt.
Điều 104
Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Các Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân địa phương.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Điều 105
Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự có quyền kiểm sát trong phạm vi do luật định.
Điều 106
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là năm năm.
Tổ chức của các Viện kiểm sát nhân dân do luật định.
Điều 107
Viện kiểm sát nhân dân các cấp chỉ chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 108
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Chương IX
QUỐC KỲ - QUỐC HUY - THỦ ĐÔ
Điều 109
Quốc kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Điều 110
Quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hoà hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ "Việt Nam dân chủ cộng hoà".
Điều 111
Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là Hà Nội.
Chương X
SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
Điều 112
Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Bản Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá thứ nhất, kỳ họp thứ 11, nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 31 tháng 12 năm 1959, hồi 15 giờ 50./.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(Đã ký)
Tôn Đức Thắng
Nội dung chính của Hiến pháp:
+ Chính trị:
- Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc.
- Tất cả quyền lực trong nước thuộc về tay nhân dân, tất cả nhân viên trong Nhà nước đều trung thành với chế độ, tuân theo Hiến pháp, hết lòng phục vụ nhân dân.
+ Kinh tế:
- Phát triển, cải tạo kinh tế từ lạc hậu thành nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại.
- Quy định "kinh tế quốc doanh" là sở hữu chính thức của toàn quốc, khuyến khích hợp tác xã, sở hữu tập thể; bảo hộ các quyền sở hữu của công dân; khuyến khích tinh thần sáng tạo của công dân theo hướng tích cực.
+ Xã hội:
- Quy định công dân đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền bầu cử, ứng cử; quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp; quyền khiếu nai, tố cáo..
- Quy định quyền được học tập, lao động cưỡng bức, nghiên cứu khoa học - sáng tạo; quyền bình đẳng nam - nữ
- Công dân có nghĩa vụ: tuân theo Hiến pháp, kỷ luật lao động, trật tự an ninh; bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 07-07-1960, Bưu chính Việt Nam phát hành bộ tem “Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” mã số 71, gồm 1 mẫu, do họa sĩ Bùi Trang Chước thiết kế.
Hiến pháp 1959 khẳng định ý chí của nhân dân ta là quyết tâm xây dựng chế độ XHCN ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà, nhằm xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, thống nhất và giàu mạnh; đặt cơ sở cho một pháp chế XHCN ở nước ta.
Cùng năm 1960, sau khi công bố Hiến pháp, ta cũng thành lập chính quyền mới cho mình. Tại kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa II, ta đã thành lập chính phủ mới do Phạm Văn Đồng làm thủ tướng, các Phó Thủ tướng là Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp, Lê Thanh Nghị... Chính phủ mới đạt mục tiêu cho mình: phấn đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đầu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất, góp phần bảo vệ hòa bình trong Đông Nam Á và thế giới.

3. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm, gìn giữ và xây dựng lực lượng tiến tới "Đồng khởi" (1954 - 1960)
3.1. Chế độ Mĩ - Diệm ở miền Nam Việt Nam
Sẵn có dã tâm từ lâu, lợi dụng Pháp bại trận, Mỹ từng bước gạt Pháp độc chiếm Việt Nam. Nghị quyết NSC - 124/2 ngày 25.6.1952 của Hội đồng an ninh Quốc gia Mĩ đã xác định “Đông Dương là khu vực có tầm quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. Mĩ phải bảo vệ Đông Nam Á bằng cách ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản từ Việt Nam tràn xuống”[Hoàng Phương, Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 11, NXBCTQG, tr. 18]. Chiến thắng Điện Biên Phủ của ta đã làm thất bại mục tiêu “ngăn chặn làn sóng Cộng sản tràn xuống Đông Nam Á” của Mĩ. Sự thất bại này đã làm cho những người đứng đầu nước Mĩ phải lo lắng; văn kiện của Hội đồng an ninh quốc gia Mĩ ngày 5 tháng 8 năm 1954 viết rằng: “... mất Đông Dương sẽ gây nguy hiểm cho nên an ninh của Mĩ. Quyền kiểm soát của Cộng Sản ở Đông Dương sẽ đe dọa các nguồn nguyên liệu thiết yếu và làm yếu lòng tin của các quốc gia Đông Nam Á”.[Xem thêm: Tài liệu mật Lầu Năm góc Mĩ, TT Thông tin khoa học kỹ thuật - Bộ Quốc phòng dịch]
Chính vì những lo ngại đó, cho nên ngay trong khi Hội nghị Geneve đang diễn ra, Mĩ đã ép Pháp đưa tay sai của mình là Ngô Đình Diệm về Miền Nam Việt Nam làm Thủ tướng trong Chính phủ Bảo Đại (thay thủ tướng Bửu Lộc) nhằm chuẩn bị cho việc thay chân Pháp ở Việt Nam để tiếp tục thực hiện mục tiêu “ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn xuống Đông Nam Á”. Ngay sau khi Hiệp định Geneve được kí kết, tại Washington, Tổng thống Mĩ – Eisenhower đã tuyên bố với báo chí rằng: Mĩ không can dự vào những quyết định của hội nghị Geneve và vì thế, họ không bị ràng buộc bởi những quyết định của bản hiệp định này.
Ngày 08 tháng 8 năm năm 1954, Hội đồng an ninh quốc gia Mĩ do Tổng thống  Eisenhower đứng đầu đã ra quyết định NSC 5429/2 với 4 chính sách lớn buộc Pháp phải thực hiện:
1.   Mĩ sẽ trực tiếp viện trợ cho Ngô Đình Diệm không qua tay Pháp.
2.   Mĩ trực tiếp chỉ huy, huấn luyện quân đội ngụy miền Nam Việt Nam.
3.   Buộc Pháp phải rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam.
4.   Loại bỏ Bảo Đại, tay sai lâu đời của Pháp 
(Michael Marlia, Cuộc chiến tranh 10.000 ngày, NXB Sự thật, 1990, tr. 14)
Đồng thời với những hành động trên, Mĩ còn hối thúc Anh, Pháp lôi kéo một số nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương thành lập một liên minh chính trị - quân sự để chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản trong vùng. Và đến ngày 8/9/1954, tại thủ đô Manila của Phi-lip-pin, đại biểu các nước Mĩ, Anh, Pháp, Úc, Niu-di-lân, Pakistan, Phi-lip-pin, Thái Lan đã kí kết Hiệp ước an ninh và phòng thủ Đông Nam Á – South East Asia Treaty Organization (SEATO).
Ngày 17/11/1954, Tham mưu trưởng lục quân Mĩ - tướng Joseph Lawton Colins được cử sang Sài Gòn làm đại sứ của Mĩ tại miền Nam Việt Nam. Viên đại sứ này đã đưa ra một bản kế hoạch gồm 6 điểm nhằm củng cố thế lực Ngô Đình Diệm và biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ:
1. Bảo trợ chính quyền Diệm, viện trợ thẳng cho chính phủ Sài Gòn.
2. Xây dựng quân đội Nam Việt Nam gồm 15 vạn quân do Mĩ trang bị, huấn luyện.
3. Bầu cử Quốc hội ở miền Nam, hợp pháp hoá chính quyền Sài Gòn.
4. Định cư cho số người công giáo miền Bắc di cư vào Nam và vạch kế hoạch cải cách điền địa.
5. Thay đổi chế độ thuế khoá, dành ưu tiên cho hàng hoá Mĩ ở miềnNam.
6. Đào tạo cán bộ hành chính [Lê Mậu Hãn, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Giáo dục, 1998, tr. 153].
Với hiệp định Geneve, Pháp chủ trương thực hiện những điều có lợi của mình. Paul Ely, Tổng tư lệnh quân Pháp cuối cùng ở Việt Nam thừa nhận: "Những thỏa hiệp này cũng còn đảm bảo được cho tương lai vị trí quan trọng của Pháp tại phần đất này của thế giới" (Mendes France, Đông Dương mười năm độc lập). Hiện Pháp còn 167.000 quân chính quy, 37.000 quân phụ thuộc, quân Bình Xuyên đang ở Sài Gòn, Hòa Hảo ở đồng bằng sông Cửu Long và Cao Đài thì ở Tây Ninh. Về kinh tế, Pháp còn nắm trong tay 95 tỷ franc; về văn hóa - xã hội, Pháp còn ảnh hưởng rất mạnh trong dân chúng. Nhưng muốn duy trì quyền lợi của mình với Việt Nam, Algeria, Pháp buộc phải "hợp tác với Mỹ", chúng coi đây là chính sách ngoại giao duy nhất của mình. Pháp đã câu kết với Mỹ, ủng hộ Ngô Đình Diệm, phá hoại miền Bắc.
Ngày 13 tháng 12 năm 1954, Ely (Pháp) kí hiệp ước với O' Daniel (Mỹ, trưởng phái đoàn MAAG) giao trách nhiệm huấn luyện và trang bị cho quân ngụy ở miền Nam Việt Nam cho Mĩ. Và đến ngày 19 tháng 12 năm 1954, Pháp tiếp tục kí hiệp định thứ hai trao quyền hành chính và chính trị ở miền Nam cho chính phủ Ngô Đình Diệm.
Ngày 13/1/1955, theo sự sắp đặt từ trước, Ngô Đình Diệm ký một công hàm gửi cho Colins yêu cầu từ nay "Hoa Kỳ đảm trách hoàn toàn vấn đề tổ chức và huấn luyện quân đội Việt Nam"(Georges Chaffar, Hai cuộc chiến tranh của Việt Nam từ Valluy đến Westmoreland, tr.254). Ngày 14 tháng 5 năm 1956, Chính phủ Pháp thông báo sẽ rút hết quân viễn chinh về nước, trút bỏ trách nhiệm thi hành nhiều điều khoản còn lại của hiệp định Giơ-ne-vơ cho chính quyền Ngô Đình Diệm; trong đó có việc tổng tuyển cử ở hai miền Nam - Bắc để thống nhất đất nước.
Tiếp quản miền Nam từ tay Pháp, ngay lập tức Mĩ hỗ trợ cho Ngô Đình Diệm tiến hành loại Bảo Đại (lúc này đang là Quốc trưởng) ra khỏi chính quyền, thiết lập chế độ độc tài tay sai:
Ngày 17 tháng 7 năm 1955, Diệm đã công khai tuyên bố không hiệp thương tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1956 theo quy định của Hiệp định Geneve. Và đến ngày 23 tháng 10 năm 1955, được sự giúp sức của Mĩ, Diệm đã tổ chức “trưng cầu dân ý” và phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và tự tôn xưng mình lên làm tổng thống.
Ngô Đình Diệm đã xây dựng chỗ dựa cho chế độ của mình bằng cách thành lập đảng Cần lao nhân vị ngay từ khi vừa mới về nước thay thế Bửu Lộc (8/1954) và hai tháng sau (10/1954), Diệm lại tổ chức Phong trào cách mạng quốc gia do Trần Chánh Thành đứng đầu với mục tiêu: “đả thực, bài phong, chống cộng”. Tiếp sau đó là các tổ chức chính trị khác lần lượt ra đời như: “thanh niên cộng hoà”, “phụ nữ liên đới”, "nhân dân tự vệ đoàn"… với cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ trung ương tới địa phương nhằm mục đích tập hợp những phần tử phản cách mạng trong giai cấp tư sản, địa chủ, công chức, những người theo đạo thiên chúa… chống lại nhân dân và Cách mạng miền Nam, chia cắt đất nước lâu dài.
Sau khi thâu tóm được quyền lực ở Miền Nam, Ngô Đình Diệm bắt đầu tiến hành hàng loạt các chính sách nhằm kiểm soát miền Nam:
Thứ nhất, dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ Diệm đã ra sức xây dựng một lực lượng quân đội và cơ sở hạ tầng mạnh và hiện đại nhằm phục vụ mục tiêu thanh trừng các lực lượng thân Pháp, tiêu diệt lực lượng Cộng sản ở miền Nam, biến miền Nam Việt Nam thành một “tiền đồn ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á”. Để thực hiện, Mỹ ra sức buộc Pháp bàn giao lại các trang bị chiến tranh cho chúng. Chúng từ bỏ phái bộ hỗn hợp huấn luyện TRIM của Pháp và thay vào đó là CATO (tổ chức huấn luyện và chiến đấu) do Samuel William cầm đầu. Tổ chức này ban đầu có 355 cố vấn - huấn luyện viên, đến 1956 tăng lên 1200. Cuối tháng 4/1956, Mỹ đưa thêm đoàn nhân viên quân sự TERM vào để phụ trách kiểm soát Bổ Tổng tham mưu ngụy từ TW đến địa phương
Năm 1955, chính quyền Sài Gòn nhận được từ Mĩ một khoản viện trợ lên đến 320.300.000 USD, trong đó dành cho quân sự là 234.800.000 USD và đồng thời Mĩ cũng bắt đầu đảm nhận công tác huấn luyện cho quân đội Sài Gòn. Từ tháng 7 năm 1955, Mĩ - Diệm bắt đầu tăng cường bắt lính nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội chính quy mạnh (Theo kế hoạch là 155.000 quân). Kết quả tính đến tháng 6/1956, quân số chính quy của chính quyền Sài Gòn tăng lên 147.462 quân, trong đó: lực lượng lục quân là 140.000 quân được tổ chức thành 10 sư đoàn; không quân có 3.462 tên; hải quân có 4.000 tên.[Xem thêm: Quá trình chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mĩ - ngụy trên chiến trường B2, Ban Tổng kết chiến tranh B2 xuất bản, 1984, tr.51] Ngoài lực lượng chính quy còn có lực lượng bảo an (47.517 tên) và lực lượng dân vệ và cảnh sát thuộc Bộ Nội vụ.
Thứ hai, Ngô Đình Diệm tăng cường củng cố đạo Công giáo để làm chỗ dựa cho chế độ của mình. Báo cáo của Bộ chính trị tại Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (mở rộng) đã đánh giá thực trạng và những tác động của chính sách này như sau:
“Lực lượng các tôn giáo ở miền Nam là một lực lượng khá đông, bao gồm gần 2 triệu người. Thái độ chính trị của họ ngả về chế độ Mĩ - Diệm hay về ta có một ý nghĩa quan trọng.
Trước hoà bình tổng số đồng bào Công giáo chỉ khoảng 324.630, nay cộng thêm vào số đồng bào miền Bắc di cư vào có khoảng 711.714 (theo tài liệu của báo chí miền Nam).
Mấy năm qua Mĩ - Diệm cố gắng phát triển Công giáo để làm hậu thuẫn cho chúng. Chúng đạt được một số kết quả ở vài nơi ở Liên khu V; trong những vùng bị khủng bố nặng nề, có nhiều người vào Công giáo để tránh khủng bố; ở Nam Bộ cũng làm như thế, nhưng Công giáo không phát triển nổi.
Số Công giáo người miền Nam, nhất là ở Nam Bộ, trước đây đoàn kết tốt với đồng bào lương và tham gia kháng chiến, đến nay nói chung quan hệ tốt đó vẫn được duy trì. Những cha cố công giáo di cư vào không lôi kéo được họ.
Công giáo di cư khi mới vào nói chung đều ủng hộ Diệm, tích cực chống ta. Nhưng Diệm không đem lại quyền lợi cho họ như đã hứa, trái lại hàng trăm ngàn người bị thất nghiệp, họ bị bắt đi làm đồn điền, lên Tây Nguyên, bị đốt nhà, cắt phụ cấp, đời sống rất cơ cực. Sự tranh giành giữa Ngô Đình Thục với các giám mục khác như Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Nguyễn Văn Hiền, sự tranh giành địa phận con chiên giữa linh mục di cư và địa phương làm cho nội bộ những người đứng đầu Công giáo mâu thuẫn nhau. Số lớn Công giáo di cư bất mãn, thán oán chế độ Mĩ - Diệm và có xảy ra những cuộc đấu tranh khá mạnh mẽ như vụ chống ký khế ước ở Cái Sắn, chống đuổi nhà ở Sài Gòn...”[Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14, tr.37,41]
Thứ ba, Chính quyền Diệm tiến hành hạn chế sự phát triển của các tôn giáo khác và đặc biệt là thanh trừng các lực lượng quân đội của các giáo phái thân Pháp ở Nam bộ không chịu theo Diệm:
Trong thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã xây dựng một lực lượng vũ trang trong các giáo phái ở Nam bộ bao gồm: lực lượng Bình Xuyên[2], lực lượng Cao Đài[3] và lực lượng vũ trang Hoà Hảo[4]. Khi mới lên nắm chính quyền, Ngô Đình Diệm đã gặp phải nhiều trở ngại trước thế lực quá lớn của lực lượng này. Để đối phó, lúc đầu Mĩ - Diệm đã dùng các biện pháp mềm dẻo để lôi kéo, nhưng chỉ một vài nhóm chịu theo Diệm, còn lại không chịu hợp tác và ra mặt chống đối Diệm:
Trấn áp lực lượng Bình Xuyên:
Đối phó với lực lượng Bình Xuyên của Bảy Viễn, chính quyền Diệm đã mở chiến dịch Hoàng Diệu kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1955; kết quả nhiều đơn vị của lực lượng Bình Xuyên đã đầu hàng và sáp nhập vào quân đội của Diệm, Bảy Viễn thoát chết và chạy sang sống lưu vong ở Pháp.
Tiêu diệt lực lượng vũ trang Hoà Hảo:
Sau khi không quy thuận được lực lượng này, Diệm đã huy động một lực lượng quân đội lớn liên tục mở các cuộc hành quân vào các căn cứ của lực lượng vũ trang Hoà Hảo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Những người đứng đầu lực lượng vũ trang Hoà Hảo lần lượt đầu hàng Mĩ - Diệm (Năm Lửa, Ngộ, Ngoán, Ba Cụt), và quân đội của chúng cũng tan rã.
Sau các cuộc thanh trừng của Diệm, “một số đơn vị Hoà Hảo được ta giúp đỡ duy trì lực lượng chống lại Mĩ - Diệm. Bọn chỉ huy vừa dựa vào ta vừa sợ ta nắm bộ đội chúng nên lưng chừng, Mĩ - Diệm một mặt dùng quân sự tấn công tiêu diệt, mặt khác tìm cách mua chuộc bọn chỉ huy. Vì bản chất lưu manh, cướp bóc của bọn chỉ huy, không thể được nhân dân ủng hộ, nên phần lớn dần dần cũng đầu hàng Mĩ- Diệm. Nhưng chính sách đàn áp, cướp bóc của Mĩ - Diệm trong các vùng Hoà Hảo làm cho đồng bào Hoà Hảo thấy rõ bộ mặt bán nước và gian ác của chúng, và cùng với ta chống Mĩ - Diệm. Nhờ vậy mà ta có hoàn cảnh thanh toán những thành kiến cũ, và mở rộng cơ sở và mặt trận chống Mĩ - Diệm trong vùng Hoà Hảo, điều mà trong thời kỳ kháng chiến ta chưa làm được”.[Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14, tr.37,41]
Đàn áp lực lượng Cao Đài:
Đạo Cao Đài có khoảng 70 vạn tín đồ được chia làm 12 phái. Diệm đã lôi kéo được phái Cao Đài Liên Minh của Trịnh Minh Thế, còn lại các phái khác với những thái độ khác nhau nhưng không chịu hợp tác với Diệm đã lần lượt bị Diệm tấn công; tiêu biểu như:
Phái Cao Đài Hậu Giang của cụ Cao Triều Phát không chịu theo Pháp và đã đưa lực lượng tham gia kháng chiến chống Mĩ - Diệm cùng với nhân dân Nam bộ.
Phái Chính đạo ở Bến Tre, trong kháng chiến đứng trung lập, một số ít tham gia kháng chiến. Hoà bình trở lại họ gần gũi ta hơn. Mĩ - Diệm cố mua chuộc chức sắc nhưng không làm được, nên vu khống cho là Việt cộng và cấm hành đạo. Vì vậy, các tín đồ và chức sắc đều đoàn kết với nhân dân chống Mĩ - Diệm.
Phái Tây Ninh do Hộ pháp Phạm Công Tắc cầm đầu (30 vạn tín đồ). Trong kháng chiến theo Pháp, tổ chức bộ đội, chiếm đóng vùng Toà thánh Tây Ninh chống lại ta, ý thức chống cộng gay gắt. Từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1956, Diệm đã mở chiến dịch Nguyễn Huệ tấn công lên Tây Ninh. Quân đội Cao Đài bị bao vây và phân tán. Một số cầm đầu quân sự theo Mĩ - Diệm (Nguyễn Thành Phương) bao vây Toà thánh, giải tán các tổ chức chính trị, kinh tế. Phạm Công Tắc phải chạy sang Miên. Diệm đưa Cao Hoài Sang thay thế Phạm Công Tắc và để lừa gạt tín đồ Cao Đài, hai bên cam đoan: Cao Đài không làm chính trị, Diệm bảo đảm tự do tín ngưỡng.
Những chức sắc và tín đồ Cao Đài oán ghét Mĩ - Diệm vẫn tiếp tục hoạt động chính trị dưới sự điều khiển bí mật của Phạm Công Tắc theo hướng trung lập.
Hạn chế sự phát triển của Phật Giáo:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho đạo Thiên Chúa phát triển tương xứng với vai trò là “quốc giáo” như mong muốn của anh em ông Ngô Đình Diệm, chính quyền Diệm đã đưa ra nhiều biện pháp hạn chế hoạt động và sự phát triển của các tôn giáo khác, trong đó đặc biệt là Phật giáo vốn đã có ảnh hưởng rất lớn đối với nhân dân.
“Sau hoà bình ở Liên khu V trong những vùng địch khủng bố đàn áp nặng, các tổ chức Phật giáo tương đối ít bị uy hiếp, lại không có thái độ chính trị xấu nên quần chúng vào Phật giáo cũng khá đông, đồng bào ở vùng tự do cũ, một số đảng viên cũng vào Phật giáo. Do đó Phật giáo ở Liên khu V phát triển, có những tổ chức tương trợ, hộ táng, lập thêm chùa, trường học, v.v.. Xu hướng của Phật giáo chống Mĩ - Diệm và tán thành thống nhất. Hầu hết các lãnh tụ ủng hộ ta, quần chúng tín đồ cùng nhân dân đấu tranh chống Mĩ - Diệm.
Lúc sau này địch khủng bố mạnh, phong trào chung khó khăn, những người cầm đầu trong đạo ở các địa phương nằm yên không biểu thị thái độ như trước, trong quần chúng tín đồ thì phát triển việc cầu nguyện, ăn chay làm lành. Họ có cảm tình với ta, và ta có khả năng tranh thủ họ chống Mĩ - Diệm, mặc dù họ có những hình thức tiêu cực.”[14: 37,41]
Có thể thấy rằng, chính sách phân biệt tôn giáo và các cuộc thanh trừng các giáo phái của Ngô Đình Diệm đã đẩy nhiều tín đồ của các tôn giáo không phải là Công giáo về phía cách mạng và đồng thời đã giúp cho ta tạo ra được “lực lượng giáo phái li khai” chống Diệm làm vỏ bọc cho lực lượng vũ trang cách mạng ở Nam bộ trong giai đoạn 1955 – 1959.
Thứ tư, chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện cải cách điền địa nhằm tập trung đánh vào nông dân - chỗ dựa chủ yếu của Đảng và cách mạng;
Ngày 8 tháng 01 năm 1955, Ngô Đình Diệm ra Dụ số 2 về “cải cách điền địa” quy định tá điền và địa chủ phải trực tiếp kí khế ước, mội bên lĩnh canh, một bên phát canh. Mức tô quy định từ 15% đến 25% hoa lợi, thời hạn khế ước được chia làm 2 loại: loại có thời hạn 03 năm và loại có thời hạn 05 năm.
Ngày 05 tháng 02 năm 1955, Diệm tiếp tục ra Dụ số 7 quy định: ruộng bỏ hoang, ruộng vắng chủ được nhà nước giao cho Hội đồng hương chính đứng ra kí với tá điền cho mướn ruộng và thu tô theo nguyên tắc năm đầu miễn hoàn toàn, năm thứ hai thu bằng 2/3 và từ năm thứ ba trở đi thu bằng ¾ mức tô được quy định trong Dụ số 2.
Hai Dụ này đã mở đường cho những địa chủ bỏ chạy trước đây quay trở về chiếm lại ruộng đất, đẩy hàng chục vạn gia đình nông dân được cách mạng chia ruộng đất trước đây rơi vào cảnh trắng tay, phải trở lại làm tá điền cho bọn địa chủ. Trước tình hình đó, nông dân đã nổi lên chống đối và dư luận cũng chỉ trích, phê phán gay gắt chính sách “cải cách điền địa” này.
Để giảm sức ép của dư luận và xoa dịu những hoạt động đấu tranh của nông dân miền Nam, ngày 22 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm đã ra Dụ số 57 quy định: Mỗi địa chủ chỉ được quyền sở hữu tối đa 100 ha, cộng thêm 15 ha hương hỏa và địa chủ nào không phát canh thu tô thì được quyền sở hữu thêm 30 ha. Như vậy, mỗi địa chủ có quyền sở hữu tối đa là 145 ha. Số ruộng đất vượt quy định sẽ bị nhà nước “truất hữu” để đem chia lại cho nông dân.
Tuy nhiên, trong thực tế, hầu hết địa chủ ở miền Nam có ruộng phát canh thu tô đều không vượt quá diện tích 100 ha (số này đang chiếm giữ khoảng 2/3 diện tích đất đai sản xuất); và đương nhiên họ không bị ảng hưởng của Dụ số 57. Còn số địa chủ rơi vào diện bị “truất hữu” thì tìm cách lách luật bằng cách chia nhỏ ruộng đất cho anh em, con cái…
Ngoài ra, dụ số 57 còn quy định, đất đai của nhà thờ đạo Thiên chúa (khoảng 262000 ha) và ruộng của người Pháp (khoảng 229150 ha) không thuộc phạm vi điều chỉnh của dụ này.
Chính vì vậy, trong thực tế, quyền lợi mà Dụ số 57 mang lại cho nông dân là không đáng kể. Thật chất của chính sách “cải cách điền địa” của Ngô Đình Diệm đưa ra trong năm 1955 là nhằm vực dậy và củng cố lực lượng địa chủ để làm chỗ dựa cho Diệm và đồng thời nó nhằm đánh vào lực lượng nông dân - vốn là chỗ dựa của cách mạng miền Nam.
Thứ năm, tiến hành xây dựng các khu dinh điền để giải quyết vấn đề tái định cư cho lực lượng tín đồ thiên chúa giáo mà Diệm đã dụ dỗ, lôi kéo và ép buộc đưa vào miền Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ và xây dựng các khu trù mật với tham vọng nhanh chóng hình thành các khu dân cư trong đó người dân có cuộc sống vật chất và văn hóa cao trên cơ sở một nền kinh tế trù phú và một nếp sống dân chủ xã hội tốt đẹp nhằm tạo sức hấp dẫn với người dân xưa nay “sống nghèo khổ và mất tự do ở các vùng căn cứ kháng chiến” (theo cách nói của Ngụy lúc bấy giờ); đồng thời làm đối trọng với nền kinh tế - xã hội miền Bắc và tách quần chúng khỏi cách mạng.
Có thể nói rằng, những cố gắng của Diệm trong việc khôi phục an ninh, xây dựng và phát triển kinh tế dưới sự hà hơi tiếp sức của Mĩ trong giai đoạn đầu đã mang lại một số kết quả nhất định. Tuy những kết quả đó chỉ là tạm thời, thiếu tính bền vững nhưng nó cũng đã tạo cơ sở cho Diệm tranh thủ được sự ủng hộ của Mĩ và đặc biệt là thực hiện chính sách tố cộng, diệt cộng mạnh mẽ trên khắp miền Nam.

3.2.2. Chính sách “chống cộng” của Diệm và những tổn thất của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1954 - 1959
Chủ trương đấu tranh chính trị hòa bình ở miền Nam của Đảng được duy trì trong một thời gian khá dài từ 1954 đến 1958 đã tạo điều kiện thuận lợi cho Mĩ - Diệm đẩy mạnh thực hiện âm mưu khủng bố, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam:
Hiệp định Giơ-ne-vơ vừa được kí kết còn chưa ráo mực, Ngô Đình Diệm - bất chấp những quy định đã được kí kết - tiến hành hàng loạt các vụ khủng bố, trả thù những người kháng chiến cũ:
Ngày 02 tháng 8 năm 1954, địch đã tiến hành vụ tàn sát đẫm máu ở Kim Đôi làm 17 người chết, 67 người bị thương; tháng 9 năm 1954, địch thảm sát 31 người và làm bị thương 36 người tại Hà Lam, Chợ Được - Quảng Nam; ngày 7 tháng 9 năm 1954, chúng thảm sát 64 người, làm bị thương 76 người tại Ngân Sơn, Chí Thạnh - Phú Yên; Ngày 13 tháng 9 năm 1954, chúng thảm sát 17 người và làm bị thương 500 người ở Mỏ Cày - Bến Tre; ngày 23 tháng 9 và 01 tháng 10 năm 1954, chúng thảm sát 105 người và làm bị thương 186 người tại Chiên Đàn, Cây Cốc - Quảng Nam; hay ở Bình Thành - Đồng Tháp, vào ngày 12 tháng 11 năm 1954, địch đã thảm sát 33 người dân vô tội và là 19 người bị thương…
Sang đầu năm 1955, Diệm bắt đầu thực hiện chính sách “tố cộng”[5], “diệt cộng”.
Ở khu V: tháng 2 năm 1955, Mĩ - Diệm mở chiến dịch Phan Chu Trinh đánh phá các địa điểm mà chúng nghi ngờ là cơ sở của cách mạng ở các tỉnh ven biển Trung bộ; tháng 4/1955, chúng tiếp tục mở chiến dịch Giải phóng tấn cống, lùng sục nhiều nơi ở Quảng Ngãi và Bình Định để bắt bớ những người mà chúng tình nghi là cộng sản; tháng 5 năm 1955, Diệm tiếp tục cho mở chiến dịch Trịnh Minh Thế tấn công lực lượng cách mạng trên toàn khu V…
Sau một số cuộc tấn công mang tính thăm dò như trên, từ tháng 6 năm 1955 đến giữa năm 1956, Mĩ - Diệm chính thức tiến hành chiến dịch “tố cộng, diệt cộng giai đoạn 1” trên quy mô toàn miền Nam.
sơ đồ hệ thống tổ chức Tố cộng, diệt cộng"
Diệm thành lập “Hội đồng nhân dân chỉ đạo tố cộng”. Thành phần của Hội đồng này bao gồm tất cả các bộ trưởng trong chính phủ do Trần Chánh Thành làm chủ tịch và Ngô Đình Diệm làm chủ tịch danh dự. Hội đồng này đã cử ra Uỷ ban chỉ đạo tố cộng trung ương để lãnh đạo trực tiếp phong trào tố cộng ở các tỉnh.
Mỗi tỉnh, huyện, xã đều có ban chỉ đạo tố cộng tương ứng. Và tại các xã, chúng đã tiến hành thành lập các “liên gia”, “ngũ gia liên bảo” để giám sát lẫn nhau, không cho “Cộng sản” đến ăn ở trong các gia đình này.
Chính quyền Diệm chia dân miền Nam ra làm 3 loại:
Gia đình loại A: Là những gia đình kháng chiến cũ, gia đình có người tham gia tập kết, những người yêu nước thiết tha với hoà bình độc lập, thống nhất mà địch gọi chung là Việt cộng. Chúng coi đây là những gia đình bất hợp pháp và bắt phải treo biển đỏ - cộng sản trước nhà để tiện cho việc kiểm soát. Những gia đình bị xếp loại A thường xuyên bị chúng theo dõi, quản chế, tra khảo, đánh đập tàn nhẫn;…
Gia đình loại B: là nhưng gia đình có họ hàng thân thuộc với những gia đình loại A hoặc có những mối quan hệ nhất định với cách mạng. Chúng coi đây là những gia đình “nửa hợp pháp” và bắt phải treo biển vàng – thân cộng. Những gia đình bị xếp vào loại B bị chúng buộc phải làm tờ cam kết li khai cộng sản hàng tháng và thường xuyên bị tập trung làm lao động “công ích”.
Gia đình loại C: là những người không có liên hệ với cộng sản và những người ủng hộ chính quyền Diệm. Những gia đình này được chính quyền Diệm coi là hợp pháp và treo biển xanh trước nhà. Diệm đặc biệt ưu ái với những gia đình loại C này để làm chỗ dựa cho chính sách “tố cộng” của chúng.
Trên cơ sở phân loại trên, địch đã tiến hành bắt dân (theo từng loại) tham gia các buổi học tập chính trị với những nội dung tuyên truyền xuyên tạc sự thật, nói xấu cách mạng gây tâm lí hoài nghi trong nhân dân.
Sau đó, chúng tiến hành tổ chức các buổi “tố cộng”; bắt mọi người phải tố giác cộng sản, xé cờ Đảng, đốt ảnh Bác… để phát hiện những chiến sĩ cách mạng và thanh lọc những người không ăn cánh với chúng. Và thực hiện phương châm: “dựa vào loại C, đánh vào loại A làm cho loại B khiếp sợ mà khuất phục”.[27: 73]
Trong giai đoạn 1 của chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, chính quyền Diệm đã tiến hành tất cả 3 đợt:
Đợt 1 diễn ra từ ngày 15/5 đến cuối tháng 8/1955 tập trung vào các tỉnh miền Trung.
Đợt 2 diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1955; tập trung vào nội bộ cơ quan ngụy quyền.
Đợt 3 diễn ra từ 15/11/1955 đến tháng 5 năm 1956 với quy mô rộng khắp toàn miền Nam.
Trong giai đoạn này, do phải chấp hành chủ trương đấu tranh chính trị hòa bình của Trung ương để chờ đến thời hạn tổng tuyển cử và một phần do ta chủ quan không lường trước được hết những âm mưu của địch nên lực lượng cách mạng miền Nam đã bị chính sách tố cộng diệt cộng giai đoạn 1 của chính quyền Ngô Đình Diệm (1955 – 5/1956) làm cho tổn thất nghiêm trọng:
Trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1955 đến tháng 2 năm 1956, Mĩ - Diệm đã giết hại, giam cầm 93.362 cán bộ đảng viên và những người yêu nước trên khắp miền Nam.
Cá biệt như trường hợp Đảng bộ Thủ Dầu Một (Nay thuộc tỉnh Bình Dương), số đảng viên còn lại sau khi tập kết – 1954 là 1270 người, đến cuối năm 1956 chỉ còn lại 260 đồng chí; mỗi chi bộ còn vài ba đảng viên, thậm chí nhiều xã không còn chi bộ do các đảng viên bị bắt và bị giết hết.
Trong tình thế bức bách đó, nhân dân miền Nam không thể tiếp tục kéo dài tình trạng “ứa nước mắt thúc thủ đưa tay vào xiềng xích kẻ thù”[31: 19] nữa; nhiều nơi ở Nam bộ, nhân dân và các đảng bộ địa phương đã bất chấp chủ trương đấu tranh chính trị của Đảng, tự động đứng lên vũ trang khởi nghĩa lẻ tẻ, như ở Trảng Cỏ (Tây Ninh), quần chúng đã đồng loạt diệt tề ngụy để giành quyền làm chủ. Tuy các đồng chí lãnh đạo cuộc nổi dậy này đã bị kỉ luật, nhưng sự kiện này là dấu hiệu cho thấy “người dân không thể tiếp tục sống như trước nữa”. Nhưng không thể tiếp tục sống được nữa thì có thể làm được gì khi mà lối thoát duy nhất là đứng lên vũ trang đã bị cấm?.
Có thể nói thực tiễn cách mạng miền Nam và chủ trương của Đảng lúc này đang đặt những người lãnh đạo cách mạng miền Nam trước một bài toán khó: Nếu tiếp tục chấp hành đúng chủ trương đấu tranh chính trị hòa bình của Trung ương Đảng thì bị chính sách khủng bố của Ngô Đình Diệm tiêu diệt, nhưng nếu vũ trang để đối phó với Diệm thì vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng.
Trước bài toán tưởng chừng như không có lời giải đó, nhiều địa phương ở miền Nam đã có những sáng tạo riêng của mình trong quá trình vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng để tồn tại:
Ở miền Nam, lực lượng cách mạng ở nhiều địa phương đã rút vào các vùng rừng núi, bưng biền để xây dựng căn cứ, bảo toàn lực lượng. Đặc biệt, ở Nam bộ, Xứ ủy Nam bộ và các đảng bộ địa phương đã nắm bắt tình hình, sử dụng danh nghĩa các giáo phái bị Diệm đàn áp để xây dựng lực lượng vũ trang hoạt động công khai chống Diệm để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Đây là một giải pháp rất sáng tạo của cách mạng miền Nam; không vi phạm chủ trương của Trung ương, nhưng vẫn có thể xây dựng được lực lượng vũ trang hỗ trợ cho hoạt động đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam.
Nhờ những sáng kiến trên mà hoạt động đấu tranh chính trị ở nhiều địa phương ở Nam bộ như: Đồng Tháp Mười, U Minh, Bảy Núi… được hỗ trợ bởi lực lượng vũ trang, làm cho chính quyền địch không dám đánh mạnh, hiệu quả đấu tranh cao hơn… Và thực tế đó đã cho thấy, cách mạng miền Nam không thể thiếu đấu tranh vũ trang.
Tuy nhiên tất cả những sáng tạo để tồn tại của cách mạng miền Nam trong giai đoạn này vẫn chưa thể trở thành một giải pháp chiến lược chính thức của cách mạng miền Nam.
Giai đoạn 1 của chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” kết thúc với kết quả như trên đã thật sự gây cho ta nhiều khó khăn: một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân hoang mang, lo sợ, một số cán bộ đảng viên dao động, mất lòng tin, không giữ vững được khí tiết… và bước đầu giúp Diệm củng cố được quyền kiểm soát ở miền Nam; tạo tiền đề cho Mĩ - Diệm tiếp tục những bước đi tàn bạo hơn đối với cách mạng và nhân dân miền Nam.
Với những thắng lợi trong giai đoạn từ 7/1954 đến giữa năm 1956, Diệm đã ngang nhiên công khai tuyên bố không thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, không hiệp thương tổng tuyển cử với miền Bắc; đồng thời tiến hành chiến dịch tố cộng diệt cộng giai đoạn 2 bắt đầu từ giữa năm 1956 kéo dài cho đến cuối năm 1958 với quy mô lớn, tính chất tàn bạo và khốc liệt để trấn áp nhân dân miền Nam.
Diệm công khai đưa vào điều 7 của bản hiến pháp này 20/10/1956 nội dung phủ nhận chủ nghĩa cộng sản; “những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức điều trái với nguyên tắc ghi trong hiến pháp”. Đến tháng 5 năm 1957, Diệm tiếp tục ban hành luật “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”… Đồng thời, Mĩ - Diệm liên tục mở 4 chiến dịch lớn nhằm truy quét, tiêu diệt những ai có liên quan đến cách mạng và chống đối lại Diệm:
Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu: Bắt đầu từ ngày 24/6/1956 đến ngày 24/02/1957; chúng đã huy động một lực lượng lớn mở nhiều cuộc hành quân càn quét đánh phá các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, lực lượng vũ trang bí mật của ta và các tổ chức vũ trang Hòa Hảo li khai chống Diệm. Chúng đã giết 441 người và bắt 2117 người.
Chiến dịch Trương Tấn Bửu: từ ngày 10/7/1956 đến ngày 24/2/1957; chúng tiến hành càn quét vùng Miền Đông Nam bộ và Sài Gòn - Chợ Lớn nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng và tàn quân của nhóm Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo đang ủng hộ ta và tiến hành chiến dịch tố cộng, diệt cộng hết sức gắt gao nhằm quét sạch lực lượng cách mạng và những ai dính líu đến cách mạng. Kết quả: 102 người bị giết, 882 người bị bắt.
Chiến dịch Mùa thu: Từ 01/10/1957 đến tháng 12/1957; chúng huy động lực lượng tấn công vào vùng đông bằng sông Cửu Long lần thứ hai để bảo vệ và của cố kết quả tố cộng, diệt cộng trước đó và ngăn cản họat động của ta, bảo vệ vựa lúa của chúng ở đây.
Chiến dịch Nguyễn Trãi: từ 20/4/1958 đến 20/11/1958; đánh lại các tỉnh Đông Nam bộ lần thứ hai. Đồng thời chúng mở song song chiến dịch Hồng Châu càn quét vùng ngoại ô Sài Gòn để tiêu diệt lực lượng cách mạng.
Ngày 01/12/1958, Chính quyền Sài GÒn đã đầu độc 6000 người yêu nước ở nhà tù Phú Lợi, làm hơn 1000 người chết. Nghiêm trọng hơn, tháng 5/1959, chính quyền Ngô Đình Diệm đã ban hành đạo luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam giết hại những người vô tội.


Trước bối cảnh đó, ở Khu V, Liên khu ủy đã chủ trương chuyển một bộ phận Đảng viên, cán bộ hoạt động bí mật ra sống hợp pháp trong lòng địch, kết hợp với hệ thống lãnh đạo không hợp pháp bên ngoài, lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Chủ trương này đã dẫn đến những tổn thất lớn của lực lượng cách mạng khu V trước chính sách khủng bố tàn bạo của địch.
Riêng ở Nam bộ, mặc dù đã chủ động lợi dụng danh nghĩa các giáo phái để xây dựng lực lượng vũ trang hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị; nhưng do chính quyền diệm tiến hành các cuộc hành quân chà đi xát lại nhiều lần ở Nam bộ nên lực lượng cách mạng ở đây cũng lâm vào số phận bi thảm không kém khu V.
Tính đến cuối năm 1958, trên toàn miền Nam, Mĩ - Diệm đã giết hại khoảng 68.800 cán bộ đảng viên (tính trung bình cứ từ ba đến năm gia đình có một người bị giết), bắt giam 466.000 và tra tấn dẫn đến thương tật 680.000 người[44: 178]; (Theo Điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi chủ tịch ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát ở Việt Nam, ngày 06/3/1959 thì tính từ cuối năm 1954 đến tháng 2/1959, chúng đã bắt giam 180.843 người, làm bị thương 10185 người, giết chết 4.971 người.); theo số liệu được công bố gần đây thì những con số cụ thể ở từng khu vực như sau: [Xem thêm; 27: 96]
Ở Quảng Trị, sau tập kết ta còn 8.400 Đảng viên với hàng trăm chi bộ. đến đầu năm 1957, ở đồng bằng còn lại 7 chi bộ với 106 đảng viên, trong đó có 71 đảng viên hoạt động đơn tuyến; ở miền núi còn 70 đảng viên; hai huyện Cam Lộ và Hải Lăng không còn đảng viên nào.
Ở khu V, đến cuối năm 1957, đã có 70% cấp ủy xã, 60% huyện ủy viên, 40% tỉnh ủy viên ở các tỉnh đồng bằng đã bị bắt, bị giết, nhiều huyện, xã không còn cán bộ lãnh đạo. Đặc biệt, Đảng bộ Quang Nam, Đà Nẵng, tháng 8/1954 có 35.000 đảng viên, đến cuối năm 1958 chỉ còn dưới 100 đảng viên họat động đơn tuyến….
Khi bắt đầu chuyển hướng đấu tranh chính trị, Liên tỉnh ủy miền Trung Nam bộ có 12.000 đảng viên, cán bộ, đến cuối năm 1959, chỉ còn 2000 người.
Ở Liên tỉnh ủy miền Tây Nam bộ, địch đã bắt giết, tù đày… 51.590 cán bộ đảng viên và quần chúng cách mạng; trong đó có 12.270 là cán bộ và đảng viên.
Ở liên tỉnh ủy miền Đông Nam bộ và Sài Gòn – Gia Định, số cán bộ đảng viên tổn thất nặng nề chưa từng thấy: ở Hóc Môn, năm 1954 để lại 100 đảng viên thì đến năm 1958 chỉ còn lại duy nhất 1 người; ở Gò Vấp, Tân Bình, năm 1954 còn 1000, nhưng đến đầu 1959 chỉ còn lại vỏn vẹn có 8 người; cả tỉnh Gia Định chỉ còn lại duy nhất một chi bộ Đảng còn hoạt động là chi bộ Tân Phú Trung - Củ Chi,…
Tổng kết riêng ở Nam bộ, số đảng viên còn lại tính đến đầu năm 1959 là 5.000 so với con số khổng lồ - 60.000 đảng viên ở lại Miền Nam.
3.2. Đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm, gìn giữ và xây dựng lực lượng (1954 - 1959)
3.3. Phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960)
4. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 - 1965)
4.1. Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960)

Giữa lúc kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa đang được thực hiện và dần phát triển theo một bước nhảy vọt mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III được khai mạc. Tham dự đại hội có tất cả là 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 50000 đảng viên của cả hai miền đất nước, cùng với sự có mặt của hơn 16 Đảng Cộng sản và các tổ chức quốc tế khác (Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần III Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh tòan tập, tập 10).

Đại hội III diễn ra từ ngày 5/12-9-1960, Đại hội lần đầu tiên tại thủ đô Hà Nội
Đại hội đã thảo luận và đánh giá cách mạng hai miền đang có những bước tiến quan trọng. Từ nhận định đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. Đại hội xác định nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân ta đó là: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ gìn hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; đẩy mạng cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước nhà trên cơ sở nền độc lập dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.
Nhiệm vụ của miền Bắc: Sau khi hòan thành việc khắc phục hậu quả do cuộc kháng chiến chống Pháp để lại và thực hiện những nhiệm vụ bước đầu của chính quyền dân chủ nhân dân theo kinh nghiệm của Liên Xô và Đông Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đại hội quyết định sẽ đưa miền Bắc đi lên cách mạng xã hội chủ nghĩa đồng thời đưa ra nhận định công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc sẽ có vai trò quyết định nhất với sự phát triển của cách mạng hai miền. Đại hội khẳng định đứa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.

   Nhiệm vụ cách mạng miền NamDo Pháp không thực hiện Tổng tuyển cử theo Hiệp định Geneva 1954 và việc vận động thực hiện hiệp định bị chính quyền Diệm đàn áp do sợ thất bại nên Việt Nam chưa thống nhất được. Đại hội do đó đã quyết định sẽ tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và nhận định cuộc cách mạng này có vai trò quyết định trực tiếp với sự nghiệp giái phóng miền Nam.

Đại hội cũng đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, lấy phát triển công nghiệp nặng làm nền tảng, đồng thời ra sức phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Đại hội có ý nghĩa rất quan trọngĐược xem như là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho tòan Đảng và tòan dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”. Thắng lợi của Hội nghị còn được nhận xét là đưa “miền Bắc nước ta tiến những bước dài chưa từng thấy (…) đất nước xã hội con người đều đổi mới”.
Tuy nhiên, đại hội cũng có những hạn chế nhất định. Đại hội vấp phải một số sai lầm khuyết điểm chủ yếu do tư tưởng chủ quan nóng vội, giáo điều thể hiện rõ nhất qua việc đề ra phương châm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu quá cao, không tính đến khá năng thực hiện và điều kiện cụ thể của đất nước. Trong khi thực hiện những nhiệm vụ của Đại hội thì 5 tháng 8 năm 1964 Mĩ mở chiến dịch Mũi tên xuyên bắn phá miền Bắc sau khi dựng lên Sự kiện Vịnh Bắc bộ ( Tài liệu mật của Mỹ được Hiệp hội các nhà khoa học Hoa Kì giải mã chứng minh không tồn tại Sự kiện Vịnh Bắc Bộ). từ đây miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển và không thể tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ từ Đại hội III.

4.2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965)


Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng và Chính phủ đã xác định miền Bắc là nền tảng, gốc rể đảm bảo cho sự thành công của cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất tổ quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã xác định: phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, biến miền Bắc thành căn cứ địa vững chắc cho các mạng cả nước. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đại hội đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) nhằm bước đầu công nghiệp hóa nước nhà.
Từ năm 1961 đến năm 1965, nhân dân miền Bắc đã dồn sức thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất với nhiều phong trào thi đua sôi nổi như trong nông nghiệp có phong trào “đại phong”, trong công nghiệp có phong trào "duyên hải", trong quân đội có phong trào "ba nhất", trong thủ công nghiệp có phong trào "thành công" ….
4.2.1. Công nghiệp
Chủ trương phát triển công nghiệp của Đảng đề ra tại đại hội III là: "Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại". [15: 926]
Để thực hiện nhiệm vụ đó, nhà nước đã thực hiện những biện pháp và chính sách nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và quản lý, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, cải tiến kỹ thuật…
Kết quả sau 5 năm thực hiện, ngành công nghiệp miền Bắc đã có những bước phát triển đáng kể trong tất cả các lĩnh vực:
Tính đến năm 1965, ngành điện tăng gấp 10 lần so với năm 1955; ngành cơ khí tăng bình quân hàng năm là 30%.
Vốn dầu tư cho công nghiệp được ưu tiên hàng đầu; nhờ vậy, trong giai đoạn này, một số nhà máy lớn đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng như: khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy hóa chất Việt Trì, phân đạm Bắc Giang, Supper phốt phát Lâm Thao, …
Công nghiệp phục vụ nông nghiệp ngày cnàg phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy quá trình cơ giới hóa, hiện đại hóa nông nghiệp: so với năm 1960 đến năm 1965, số cày cải tiến tăng 3,7 lần, máy bơm nước tăng 10 lần thuốc trừ sâu tăng 8,1 lần.[28: 172] Sự phát triển trên đã làm cho tổng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp tăng từ 1248 triệu vào năm 1960 lên 2355 triệu vào năm 1965; tốc độ tăng bình quân hàng năm là 13,6%; trong đó công nghiệp quốc doanh chiếm 93,1% tổng sản lượng.
4.2.2. Nông nghiệp
Chủ trương của Đảng và nhà nước là tiếp tục củng cố và phát triển hợp tác xã nông nghiệp và nông trường quốc doanh làm cơ sở cho sự phát triển nông nghiệp. Nhiệm vụ trọng tâm của nông nghiệp là giải quyết vấn đề lương thực đồng thời coi trọng cây công nghiệp, chăn nuôi, mở mang nghề cá, nghề phụ .. phấn đấu nâng cao mức sống của người nông dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền Bắc.
Nông dân miền Bắc đã tích cực hưởng ứng những chủ trương của Đảng, hăng hái thi đua tăng năng suất, khai hoang, tăng vụ, cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật … làm cho nền nông nghiệp có những chuyển biến tích cực:
Có trên 90% hộ nông dân đã vào hợp tác xã, trong đó có 50% là hợp tác xã bậc cao; năm 1960, toàn miền Bắc có 4.300 hợp tác xã bậc cao thì đến năm 1965 đã tăng lên 18.600 hợp tác xã.
Năng suất tăng hơn trước; năm 1965, có 9 huyện và 125 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn/ ha/năm.
Phương tiện, kỹ thuật canh tác ngày càng phát triển: năm 1965 đã xây dựng được 3.139 điểm cơ khí nhỏ, 7 trạm máy kéo và 32 đội máy khéo, 33 công trình thủy lợi lớn.
Bên cạnh những thành quả trên, nền nông nghiệp miền Bắc cũng bắt đầu bộc lộ một số hạn chế, yếu kém: trình độ quản lý các hợp tác xã rất yếu, cơ sở vật chất vẫn còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng tuy nhiều nhưng sử dụng kém hiệu quả... kết quả là nền nông nghiệp có phát triển so với trước nhưng năng suất lại đi xuống, thu nhập của xã viên ngày càng giảm.
4.2.3. Văn hóa, giáo dục và y tế
Đảng và Nhà nước chủ trương tiếp tục xóa bỏ những tàn tích của chế độ cũ, đẩy mạnh phát triển văn hóa, giáo dục để xây dựng một nền văn hóa mới và con người mới Việt Nam.
Trong 5 năm (1961 - 1965) số trường phổ thông tăng từ 7066 lên 10.294 trường, số trường đại học từ 9 trường lên 18 trường; ngoài ra nhà nước còn ban hành các chế độ, chính sách phát triển giáo dục. Nhờ vậy, số học sinh phổ thông tăng 3,5 lần, số sinh viên đạt 34.000 người, 6 vạn học sinh trung cấp và cơ bản đã xóa được nạn mù chữ ở miền Bắc.
Mạng lưới y tế được xây dựng rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, tính đến năm 1965, đã có 70% số huyện có bệnh viện, 90% số xã đồng bằng và 78% số xã miền núi có trạm y tế với đội ngũ y bác sĩ, tăng gấp 5 lần so với năm 1960 (1525 bác sĩ, 8043 y sĩ).
Đời sống văn hóa được nâng cao; hàng năm có hơn 2000 đầu sách được xuất bản, số lượng thư viện tăng gấp 3 lần; đến 1965, có gần 100 đơn vi nghệ thuật chuyên nghiệp, phim ảnh và các hình thức nghệ thuật khác ngày càng phong phú; các tệ nạn xã hội ngày càng giảm.
4.2.4. Quân sự, quốc phòng
Trong giai đoạn 1961 - 1965, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung cho việc xây dựng quân đội chính qui hiện đại theo kế hoạch quân sự lần thứ hai để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế.
Lực lượng vũ trang 3 thứ quân lớn mạnh không ngừng cả về chất lượng và số lượng:
Các đơn vị tập kết từ miền Nam ra được tổ chức thành các lữ đoàn gọn nhẹ, có hỏa lực tương đối mạnh, sẵn sàng trở lại chiến trường miền Nam làm nhiệm vụ.
Tháng 6/1964, nhận thấy tình hình Mĩ leo thang đánh phá miền Bắc, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị về tăng cường công tác phòng không nhân dân, sẵn sàng chiến đấu cao; quân số thường trực ở miền Bắc đã lên tới 173.000 người, chiếm khoảng 1% dân số; lực lượng dân quân tự vệ được tổ chức rộng khắp với số lượng lên tới ¼ triệu người…
Không quân và hải quân được chú trọng phát triển: ta đã xây dựng 4 tiểu đoàn tàu ven biển với hơn 100 tàu các loại, một trung đoàn không quân tiêm kích, sửa chữa 12 sân bay, quân chủng phòng không được trang bị 1000 khẩu pháo cao xạ, hệ thống ra đa phòng không hiện đại.
Để đảm bảo yêu cầu bảo vệ miền Bắc và chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Chính phủ đã cho cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông chiến lược ở cả 2 miền Nam - Bắc.
Công tác chi viện cho miền Nam trong giai đoạn 1961 - 1963 bắt đầu được tăng cường: tổng cộng có 4 vạn cán bộ được chuyển vào miền Nam. Đến năm 1964, các đơn vị cơ động cấp trung đoàn đã được đưa vào Nam.
4.2.5. Hoạt động đối ngoại
Đảng ta đã đẩy mạnh hoạt động đối ngoại để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bè bạn quốc tế phục vụ cho sự nghiệp chống Mĩ cứu nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.
Giữa năm 1961, Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang thăm Liên Xô, Trung Quốc và một số nước Xã hội chủ nghĩa. Sau đó, Chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa - Lưu Thiếu Kỳ đã dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc thăm Việt Nam.
Tháng 2/1964 Bí thư thứ nhất Lê Duẫn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam sang thăm Liên Xô. Sau đó đoàn đại biểu Liên Xô đã sang thăm nước ta…
Năm 1961, ta thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia: Chi Lê, Ma rốc, Cu Ba. Năm 1963, ta đã đặt đại sứ ở nhiều nước: Angiêri, Yêmen, Côngô, Indonesia. Sự mở rộng quan hệ quốc tế giai đoạn này đã giúp ta tranh thủ được sự đồng tình, giúp đỡ, ủng hộ to lớn của các nước Xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới.
4.2.6. Củng cố chính quyền
Để biểu thị quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, ngày 27/3/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt. Tại Hội nghị, Người đã khẳng định: "nếu đế quốc Mĩ liều lĩnh động đến miền Bắc thì nhất định chúng sẽ thất bại thảm hại"[28: 178] và kêu gọi nhân dân miền Bắc phải "mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền nam ruột thịt".[28: 178]
Ngày 26/4/1964, nhân dân miền Bắc tiến hành bầu cử Quốc hội khóa III. Kết quả: 366 đại biểu trúng cử, trong đó có 71 đại biểu là công nhân, 90 đại biểu là nông dân, 18 đại biểu là quân nhân, 98 đại biểu làm công tác khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn học nghệ thuật, 60 đại biểu thuộc các dân tộc thiểu số, 62 đại biểu nữ, 8 đại biểu là người tôn giáo. Ngoài ra còn 87 đại biểu miền Nam trúng cử khóa I được kéo dài nhiệm kỳ.[28: 178]
Từ ngày 25/6 đến ngày 3/7/1964, kỳ họp thứ nhất của Quốc Hội khóa III đã bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước, Tôn Đức Thắng làm phó Chủ tịch nước, Trường Chinh giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc Hội; Phạm Văn Đồng giữ chức vụ Thủ thủ tướng Chính phủ.
Những thắng lợi trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I (1961 - 1965) đã tạo cho miền Bắc một cơ sở kinh tế, chính trị vững chắc để chống lại âm mưu mở rộng chiến tranh ra miền Bắc của Mĩ và chi viện cho miền Nam.
5. Miền Nam chiến đấu chống "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ (1961 - 1965)
5.1. Mĩ tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam
5.2. Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ

Chương 2. Hai miền đất nước trực tiếp đương đầu với đế quốc Mĩ xâm lược, miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973)
1. Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ (1965 - 1968)
1.1. Mĩ tiến hành chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam
1.2. Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ
2. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1968)
2.1. Mỹ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc
2.2. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất
2.3. Miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương lớn
3. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh của Mĩ (l969 - 1973)
3.1. Mĩ tiến hành chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh và "Đông Dương hoá" chiến tranh
3.2. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh, phối hợp với Campuchia và Lào chiến đấu chống chiến lược "Đông Dương hoá" chiến tranh
4. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế, chi viện cho miền Nam, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969 - 1973)
4.1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế, chi viện cho miền Nam (1969 - 1972)
4.2. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ (1972-1973)
5. Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam
5.1. Đấu tranh đòi Mĩ xuống thang chiến tranh và thương lượng
5.2. Hiệp định Pari 1973

Chương 3. Cả nước dồn sức giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc (1973 - 1975)
1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế, ra sức chi viện cho miền Nam
2. Miền Nam đấu tranh chống "Bình đình - lấn chiếm", tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam
3. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
3.1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam
3.2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
4. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
4.1. Ý nghĩa lịch sử
4.2. Nguyên nhân thắng lợi