Trong tâm thức của người phương Đông, cứ 1 năm ứng với một con vật và vòng đời xoay chuyển trong 12 năm, ứng với 12 con vật hoàng đạo khác nhau, được gọi là 1 Giáp. Thoạt đầu của tạo hóa lúc ban sơ, con người cho rằng Thiên là cái bản gốc, Địa là cái ngọn ngành
Từ đó lập ra Thiên can bằng cách lấy số dương của Hà Đồ (số lẻ) là 1, 3, 5, 7, 9 dùng con số 5 ở giữa gấp đôi lên để bao hàm cả âm can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) và dương can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm). Tất cả 10 can được xếp theo thứ tự sẽ là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Địa chi lấy số âm (số chẵn) là 2, 4, 6, 8, 10 rồi dùng con số 6 ở giữa nhân đôi để tạo thành 12 chi theo thứ tự: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi bao gồm cả dương chi (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và âm chi (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi). Khi chưa có phương tiện để tính ngày giờ, con người đã dùng Mặt Trời làm thước đo thời gian: Mặt Trời mọc thì đi làm, Mặt Trời lặn thì quay về. Tuy nhiên, cách dựa vào Mặt Trời đó chỉ có tác dụng đối với những ngày nắng hạ, gặp lúc trời đông giá thì không thể. Từ thực tế đó, tương truyền vào thời nhà Thương của Trung Quốc (khoảng từ 1600 TCN - 1046 TCN), dựa trên cơ sở Hà Đồ của vua Phục Hy (2852 - 2737 TCN), một nhân vật có tên là Đại Nhiêu đã lập ra Thập can và Thập nhị chi để tính thời gian. Về sau đã kết hợp Thập can vàThập nhị chi lại với nhau bằng cách kết hợp 6 chu kỳ hàng can và 5 chu kỳ hàng chi để sinh raLục thập hoa giáp (60 năm, còn gọi là Nguyên).
Người ta ghép 1 can với 1 chi để tạo thành tên gọi chính thức của những cái cần đặt tên (giờ, ngày, tháng, năm...) bắt đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý, tiếp theo đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất Sửu và cứ theo thứ tự như vậy cho đến hết. Hết can (hoặc chi) cuối cùng thì nó tự động quay trở lại cho đến tổ hợp cuối cùng là Quý Hợi. Có tổng cộng 60 tổ hợp khác nhau của 10 can và 12 chi, 1 chi có thể ghép với 5 can và 1 can có thể ghép được 6 chi.
Thập nhị chi hay Địa chi được quy ước bởi 12 con vật trong vũ trụ. Cứ 1 năm như vậy, sẽ có 1 con vật đứng tên theo Can Chi đã định. Thứ tự sẽ là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và sau đó quay ngược trở lại theo vòng đời luân hồi mãi vô tận. Một con vật mang một đặc điểm riêng, thuộc tính riêng và nó hiển nhiên trở thành biểu tượng của từng năm. Và năm 2014 - năm Giáp Ngọ - năm của con ngựa, một trong 12 loài động vật gắn liền với dòng chảy của thời gian từ bao đời nay.
Trước hết, ngựa là một loài động vật ăn cỏ, có 4 chân, là loài thú có móng thuộc bộ Guốc lẽ. Là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống thường ngày. Khi xã hội chưa phát triển, ngựa là một phương tiện đi lại chủ yếu trong suốt hành trình thiên lý ngược xuôi . Bởi vậy, nhân gian mới có câu: “lộ đồ tri mã lực” (đường dài mới biết sức ngựa). Nhắc đến ngựa, người ta liên tưởng ngay đến sự nhanh nhẹn. Người đời thường nói “nhanh như ngựa”, “chạy như ngựa” hay “thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ”… Ngựa là con vật thông minh, khôn ngoan sống gần gũi với con người và được con người yêu quý. Ngựa không chỉ giúp ích cho con người trong đời sống vất vả thường nhật mà còn kề vai sát cánh cùng con người xông pha nơi trận mạc binh lửa chiến tranh. Vó ngựa trường chinh là hình ảnh quen thuộc trong các cuộc giao tranh một thời quá vãng. Vó ngựa rong ruổi khắp nhân gian còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bĩ dài lâu… Thời xưa đánh giặc hay đi làm ăn, phương tiện duy nhất là ngựa. Mỗi lần đi xa là một chuyện hết sức gian nan, phải mất nhiều năm tháng mới quay về. Vì vậy khi ngựa trở về (mã đáo) cũng chính là may mắn đã quay về. Bởi vậy mới có câu: “Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công” (nghĩa là cờ phất làm hiệu chiến thắng, ngựa quay về báo tin thành công).
Hình tượng con ngựa đã sớm hiện diện trong nền văn hóa Đông - Tây như một lẽ tự nhiên. Ngựa đã đi vào văn học dân gian trong lịch sử và văn hoá nghệ thuật. Xuất phát từ chính đặc điểm tự nhiên của loài ngựa mà hình tượng con ngựa luôn có mặt với vẻ đẹp trong cách nhìn của con người được phản ánh qua lăng kính văn hóa. Ngựa có dáng vẻ đẹp đẽ, mạnh mẽ, sung mãn nhưng lại thanh nhã, hiền lành, thể hiện đức tính trung thành, chung thủy và nặng nợ nghĩa tình với con người.
Trong quan niệm phong thủy, ngựa là tượng trưng cho tài lộc và sự thành công. Hình ảnh con ngựa tung vó hý vang trời biểu tượng phơi bày của niềm kiêu hãnh, khát vọng và tự do. Trong kinh doanh, ngựa là biểu tượng cho sự phát đạt, gia tăng tiền tài và thăng quan tiến chức; là biểu tượng của sự thành công mỹ mãn như ý muốn, sự suôn sẽ trôi chảy nhanh chóng, tài lộc sớm về, công việc luôn thuận lợi. Ngựa ít được dùng để hoá giải điều dữ, vì nó vừa không dũng mãnh như rồng hay sư tử, vừa không biết tránh nguy hiểm như loài rùa. Nhưng bù lại, ngựa lại là biểu tượng của sự sinh sôi thịnh vượng. Trong Thập nhị chi/Địa chi, ngựa đứng hàng thứ 7, nó đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến tiền tài khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành sớm hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn.
Người ta ghép 1 can với 1 chi để tạo thành tên gọi chính thức của những cái cần đặt tên (giờ, ngày, tháng, năm...) bắt đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý, tiếp theo đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất Sửu và cứ theo thứ tự như vậy cho đến hết. Hết can (hoặc chi) cuối cùng thì nó tự động quay trở lại cho đến tổ hợp cuối cùng là Quý Hợi. Có tổng cộng 60 tổ hợp khác nhau của 10 can và 12 chi, 1 chi có thể ghép với 5 can và 1 can có thể ghép được 6 chi.
Thập nhị chi hay Địa chi được quy ước bởi 12 con vật trong vũ trụ. Cứ 1 năm như vậy, sẽ có 1 con vật đứng tên theo Can Chi đã định. Thứ tự sẽ là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và sau đó quay ngược trở lại theo vòng đời luân hồi mãi vô tận. Một con vật mang một đặc điểm riêng, thuộc tính riêng và nó hiển nhiên trở thành biểu tượng của từng năm. Và năm 2014 - năm Giáp Ngọ - năm của con ngựa, một trong 12 loài động vật gắn liền với dòng chảy của thời gian từ bao đời nay.
Trước hết, ngựa là một loài động vật ăn cỏ, có 4 chân, là loài thú có móng thuộc bộ Guốc lẽ. Là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống thường ngày. Khi xã hội chưa phát triển, ngựa là một phương tiện đi lại chủ yếu trong suốt hành trình thiên lý ngược xuôi . Bởi vậy, nhân gian mới có câu: “lộ đồ tri mã lực” (đường dài mới biết sức ngựa). Nhắc đến ngựa, người ta liên tưởng ngay đến sự nhanh nhẹn. Người đời thường nói “nhanh như ngựa”, “chạy như ngựa” hay “thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ”… Ngựa là con vật thông minh, khôn ngoan sống gần gũi với con người và được con người yêu quý. Ngựa không chỉ giúp ích cho con người trong đời sống vất vả thường nhật mà còn kề vai sát cánh cùng con người xông pha nơi trận mạc binh lửa chiến tranh. Vó ngựa trường chinh là hình ảnh quen thuộc trong các cuộc giao tranh một thời quá vãng. Vó ngựa rong ruổi khắp nhân gian còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bĩ dài lâu… Thời xưa đánh giặc hay đi làm ăn, phương tiện duy nhất là ngựa. Mỗi lần đi xa là một chuyện hết sức gian nan, phải mất nhiều năm tháng mới quay về. Vì vậy khi ngựa trở về (mã đáo) cũng chính là may mắn đã quay về. Bởi vậy mới có câu: “Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công” (nghĩa là cờ phất làm hiệu chiến thắng, ngựa quay về báo tin thành công).
Hình tượng con ngựa đã sớm hiện diện trong nền văn hóa Đông - Tây như một lẽ tự nhiên. Ngựa đã đi vào văn học dân gian trong lịch sử và văn hoá nghệ thuật. Xuất phát từ chính đặc điểm tự nhiên của loài ngựa mà hình tượng con ngựa luôn có mặt với vẻ đẹp trong cách nhìn của con người được phản ánh qua lăng kính văn hóa. Ngựa có dáng vẻ đẹp đẽ, mạnh mẽ, sung mãn nhưng lại thanh nhã, hiền lành, thể hiện đức tính trung thành, chung thủy và nặng nợ nghĩa tình với con người.
Trong quan niệm phong thủy, ngựa là tượng trưng cho tài lộc và sự thành công. Hình ảnh con ngựa tung vó hý vang trời biểu tượng phơi bày của niềm kiêu hãnh, khát vọng và tự do. Trong kinh doanh, ngựa là biểu tượng cho sự phát đạt, gia tăng tiền tài và thăng quan tiến chức; là biểu tượng của sự thành công mỹ mãn như ý muốn, sự suôn sẽ trôi chảy nhanh chóng, tài lộc sớm về, công việc luôn thuận lợi. Ngựa ít được dùng để hoá giải điều dữ, vì nó vừa không dũng mãnh như rồng hay sư tử, vừa không biết tránh nguy hiểm như loài rùa. Nhưng bù lại, ngựa lại là biểu tượng của sự sinh sôi thịnh vượng. Trong Thập nhị chi/Địa chi, ngựa đứng hàng thứ 7, nó đem lại nguồn tài lộc, sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến tiền tài khiến những công việc dự định sẽ nhanh chóng hoàn thành sớm hơn dự kiến và đạt kết quả cao hơn mong muốn.
Ảnh: Bức họa đồ “Mã đáo thành công” với ý nghĩa thể hiện sự may mắn tài lộc trong quan niệm phong thủy dân gian
Cũng chính những đặc điểm này mà hình ảnh con ngựa đã trở thành chủ đề sáng tác của các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc và cả văn học. Trên các công trình kiến trúc tín ngưỡng như đình làng, nhà thờ các họ tộc, miếu thờ các vị thần… hình ảnh con ngựa được thể hiện hết sức công phu với tư cách là một đồ án trang trí đặc biệt không thể thiếu và gần như là không thể thay thế. Đó chính là mô típ “long mã chở lạc thư” trên các bức bình phong án ngữ phía trước các công trình. Với đôi bàn tay tài ba khéo léo của mình, thông qua kỹ thuật đắp vữa gắn sành sứ, các nghệ nhân đã làm cho hình tượng long mã hiện lên một cách hết sức oai phong. Điều đó một lần nữa khẳng định vai trò vị thế quan trọng của con ngựa trong phong thủy nhân gian cũng như trong đời sống quan niệm thẩm mỹ của con người đương thời.
Ảnh: Hình tượng Long mã trên bức bình phong của một công trình kiến trúc tín ngưỡng
Ngựa là một trong số các con giáp nằm phía Đông, được coi là con giáp du mục trong 12 con giáp, đại diện cho sự hào hoa, phong nhã, ưa thích sự náo nhiệt, khảng khái. Tính cách người sinh năm Ngọ thường rộng rãi, thẳng thắn, tự tin, hào phóng và mẫn tiệp, tài giỏi trong việc đối đáp, ngoại giao, có khả năng quan sát tốt nhưng lại hay thay đổi, bất định, ưa thích sự đổi mới, ham hoạt động. Đa phần là những người có tinh thần độc lập rất cao, khó thích ứng với công việc có tính cố định và nhàm chán. Những người tuổi Ngọ thường có tinh lực dồi dào nhưng đôi lúc lại tỏ ra nóng nảy. Người sinh tuổi Ngọ luôn tới lui từ chỗ này sang chỗ khác, nhảy từ dự án này sang dự án nọ, chương trình này sang chương trình khác. Tuy nhiên, đó lại là những người có cá tính xúc động dẫn đến những suy nghĩ thiếu chín chắn, nên hay bỏ lỡ những cơ hội tốt. Ở họ luôn bùng lên một sức sống tươi trẻ khiến người xung quanh cảm thấy thoải mái. Họ cũng là người có lòng chính nghĩa, yêu ghét rõ ràng. Thông minh, lanh lợi, phản ứng nhạy bén, vui vẻ hòa đồng và luôn được nhiều người yêu mến. Những người sinh năm con ngựa thường có cá tính phóng khoáng, không căn cơ, có năng lực suy nghĩ độc lập và ít để bụng. Họ có lòng tự tin cao, đối nhân xử thế tốt.
Năm 2014, năm cầm tinh con ngựa, với đặc tính phóng khoáng, nhạy bén, rộng rãi như vậy, hy vọng sẽ là 1 năm đầy tài lộc sẽ đến với mọi người mọi nhà. Một năm đầy thăng hoa trong tất cả các công việc làm ăn. Một năm mới với muôn sắc màu tươi đẹp diệu kỳ hứa hẹn thành công sẽ nhanh chóng quay về như hình tượng “mã đáo thành công”./.
Năm 2014, năm cầm tinh con ngựa, với đặc tính phóng khoáng, nhạy bén, rộng rãi như vậy, hy vọng sẽ là 1 năm đầy tài lộc sẽ đến với mọi người mọi nhà. Một năm đầy thăng hoa trong tất cả các công việc làm ăn. Một năm mới với muôn sắc màu tươi đẹp diệu kỳ hứa hẹn thành công sẽ nhanh chóng quay về như hình tượng “mã đáo thành công”./.
Tác giả bài viết: Trịnh Cao Nguyên(Bảo tàng Quảng Trị)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét