Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước,
Năm 2013, đất nước ta vượt qua nhiều thử thách. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực vượt bậc, thu được những kết quả quan trọng và nhiều kinh nghiệm quý.
Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đòi hỏi phải quyết tâm cao, sự thống nhất ý chí và hành động, tinh thần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ.
Bước vào năm mới 2014, đất nước còn đang đứng trước nhiều khó khăn, nhưng những thành tựu của công cuộc đổi mới luôn là niềm cổ vũ to lớn để nhân dân ta vững tin đưa dân tộc đi tới tương lai tươi sáng. Chúng ta nguyện làm việc, cống hiến thật xứng đáng với tổ tiên, với lịch sử hào hùng của dân tộc và vì tương lai của các thế hệ con cháu mai sau.
Tôi kêu gọi đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp lực, đem tất cả tinh thần và sức lực, trí tuệ và tài năng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hành dân chủ rộng rãi với tư tưởng pháp quyền tiến bộ, tiếp tục đưa đất nước tiến lên.
Giao thừa đã điểm, năm Giáp Ngọ đã đến. Một mùa Xuân mới đang về với đất nước và con người Việt Nam.
Vào thời khắc thiêng liêng này, tôi thân ái gửi tới toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Thay mặt đồng bào cả nước, tôi gửi tới các cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ ở các vùng biên giới, hải đảo xa xôi tình yêu thương sâu nặng.
Chúc đất nước ta hòa bình, thịnh vượng, nhân dân ta ấm no, hạnh phúc.
Mừng Xuân mới, khí thế mới, thắng lợi mới!
Trương Tấn Sang
Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014
Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014
Tết và những quan niệm tâm linh trong phong tục
Dân Việt - Tết là từ quen gọi của người phương Đông, hàm nghĩa chỉ sự kiện diễn ra theo tập quán của một dân tộc, trong phạm vi một quốc gia. Với người Việt, Tết nguyên đán là tết quan trọng, mang tính phổ biến với nhiều tập tục.
Tết trong đời sống, chúng ta vẫn quen gọi là tết âm lịch, hay tết nguyên đán. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ - tiết. Vì sao?
Theo sách Lịch vạn niên thực dụng (do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành tháng 3.2001) có phân theo Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên. Về tiết khí có 24 tiết khí bao gồm Lập Xuân, Thanh Minh, Lập Hạ,… Theo đó, nói ngày Tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm). Âu đó cũng là do đặc điểm của một đất nước nông nghiệp xưa, vốn phụ thuộc rất lớn vào khí hậu, thời tiết, rồi theo đó phân chia thành nông vụ.
Theo sách Lịch vạn niên thực dụng (do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành tháng 3.2001) có phân theo Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên. Về tiết khí có 24 tiết khí bao gồm Lập Xuân, Thanh Minh, Lập Hạ,… Theo đó, nói ngày Tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm). Âu đó cũng là do đặc điểm của một đất nước nông nghiệp xưa, vốn phụ thuộc rất lớn vào khí hậu, thời tiết, rồi theo đó phân chia thành nông vụ.
Cảnh chơi đu ngày Tết, trước Văn Miếu (Nguồn: Internet)
Trong những ngày Tết cổ truyền này, từ ngàn xưa, người Việt đã duy trì nhiều phong tục truyền thống. Một số tập tục lạc hậu cũng đã được xóa bỏ, nhưng có nhiều cổ tục tốt đẹp đã được đời này truyền lại cho đời sau, cứ thế kế tiếp, duy trì, trở thành thuần phong mỹ tục Việt.
Như khai ruộng cày, hái lộc, du xuân, chúc tết... Đặc biệt, theo truyền thống, Tết cũng là dịp để con cháu tề tựu, xum vầy, báo hiếu công lao trời biển của tổ tiên,mẹ cha... thể hiện qua việc sắm lễ, thờ cúng người đã khuất, mừng thọ với người sống cao tuổi. Theo đó, cứ vào các ngày Tết, bất luận là ai,già, trẻ, nam nữ... đều rất tuân thủ chỉ vì một mong muốn đón năm mới với nhiều điều may mắn, tốt đẹp hơn.
Ở các làng quê Việt, xưa nay dù no đói, thiếu đủ, từ trẻ đến già ai cũng phải lo cho được nồi bánh chưng, đĩa chè, khoanh thịt với tập quán đụng lợn, tát ao chia cá. Nhà sang thì có mâm ngũ quả tươm tất, lọ hoa thược dược... Xa xưa nữa còn có những phong tục, kiêng cữ mà cho đến ngày nay vẫn duy trì, dù người Việt nhiều khi chỉ là làm theo thói quen, không thể cắt nghĩa.
Những phong tục từ cổ xưa của người Việt
Tục Tống cự nghênh tần:
Theo tục này, ở mỗi gia đình, cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, bao sái ban thờ, lau giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, lau chùi bàn ghế ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng. Nếu nỡ do công việc bận rộn, hoặc phải quét nhà cũng chỉ vun rác vào một góc, hết ba ngày Tết mới được dọn đổ đi. Tất cả đều phải hoàn tất vào trước giờ giao thừa, để sang thời khắc mới khỏi bị “giông” cả năm.
Cũng nhờ có tục này, mọi người đều sẵn sàng bỏ qua cho nhau tất cả vướng mắc, giận dỗi trong cuộc sống. Mọi người ra đường đều cởi mở, thăm hỏi, gặp nhau niềm nở với những lời chúc tốt đẹp nhất. Nhiều gia đình còn răn dạy con cháu từ phút giao thừa trở đi, không quấy khóc, không nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy, không vứt rác viết vẽ bừa bãi, không nỡ mắng con vào thời khắc đầu năm mới này.
Tục hái lộc, xông đất, chúc tết, mừng tuổi ở miền Bắc, lì xì ở miền Nam:
Sau thời khắc giao thừa, ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khỏe, thành đạt. Nhiều nhà còn chủ động tự mình đi ra ngoài, đi lễ, rồ cố gắng hái ngẫu nhiên một nhành cây, hoặc mua một thứ gì đó đem về nhà, coi đó là lộc,là điềm may cho năm mới.
Theo tục xưa, thường là trước khi đón giao thừa, trong mỗi gia đình, gia chủ đều quan tâm đến nhờ người xông đất. Người được mời đến xông đất được coi là tốt phúc, mạnh khỏe, xởi lởi, với hy vọng mang điềm may đến cho gia chủ.
Ở các vùng nông thôn, tục xông đất thường chỉ tiến hành vào sáng ngày mùng 1 Tết. Gia chủ sau khi thành tâm thắp hương cúng cơm trước ban thờ gia tiên, bày biện ấm chén, rồi chờ đón khách đến xông đất, chúc Tết, cùng thưởng thức chén rượu đầu Xuân với gia chủ. Còn ở thành thị, ngày nay, việc xông đất có thể tiến hành ngay sau nghi thức cúng giao thừa kết thúc.
Tục mừng tuổi (lì xì) cũng được tiến hành giữa người đến xông đất đối với gia chủ, hàm nghĩa mang lộc đến cho cả chủ nhà và khách.
Ngày Tết, niềm vui của con trẻ là được lì xì (Ảnh minh họa - Nguồn: VnExpress)
Tục mừng tuổi, chúc Tết cũng diễn ra trong suốt những ngày Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cha mẹ cũng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà, họ hàng, bạn bè thân thích, chúc những điều mong muốn nhất.
Thời trước, cho dù ở nông thôn hay trốn thị thành, cứ vào sáng mùng 1, còn có tục lệ múc thau nước đem vào sân, hoặc để trước hiên nhà, quan niệm nước là của cải, đem lại “lộc phước dồi dào”.
Quà Tế, lễ Tết:
Người Việt trong cuộc sống thường nhật vẫn thường qua lại hỏi thăm nhau, có khi cũng biéu quà, nhưng phong tục quà lễ Tết nguyên xưa mang ý nghĩa đặc biệt khác. Gần như ngày Tết Lễ Tết gần như trở thành tục lệ bắt buộc trong mỗi gia đình, dòng tộc, họ mạc của người Việt, thể hiện đạo lý, trách nhiệm của con, cháu, anh em bề dưới với bề trên, ơn nghĩa.
Loại trừ việc biến tướng, mượn cớ với động cơ vụ lợi thì việc biếu quà Tết là sự thể hiện phong cách văn hóa sống, rất đáng trân trọng. Như trò đến lễ thầy, con rể lễ Tết bố mẹ vợ… Dù là Lễ to hay nhỏ, nhưng vẫn trọn nghĩa, vẹn tình. “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
Phong tục Khai bút, xin chữ đầu Xuân (Ảnh minh họa)
Khai ấn, khai bút, khai canh, mở hàng... đầu Xuân:
Tục xưa, cũng vào dịp đầu xuân còn có Lễ khai ấn. Vua, quan khai ấn, ban bổng lộc, chức tước cho hiễn sĩ, chiêu tài trong dân. Ngày nay, trong nhân dân vẫn duy trì, có Lễ hội khai ấn đền Trần ở Nam Định, Thái Bình để tưởng nhớ các vị vua Trần đã có công tạo dựng, trấn yên bờ cõi, xây dựng giang sơn đại Việt.
Theo Giáo sư, tiến sĩ Vũ Gia Hiền: Khai Xuân có nghĩa là khai sinh cho mùa xuân mới bằng ngôn ngữ thể hiện qua ngòi bút.
Do ngày xưa chưa có nghệ thuật nhiếp ảnh cũng như các phương tiện lưu giữ hình ảnh, cầm bút chính là cách để mỗi người giữ lại cảm xúc thời gian đón năm mới.
Người khai Xuân đại diện cho làng xã, công sở, trường học... phải là người có uy tín và thạo văn chương. Khai xuân bằng việc viết ra những câu thơ, câu văn, câu đối chứa đựng giá trị tổng kết của một năm cũng như cảm xúc về các giá trị đó và tiên đoán cho năm mới. Khai bút là cấp độ nhỏ hơn của khai xuân. Khai bút thể hiện cảm xúc của mình với mùa xuân, với năm mới một cách trịnh trọng tùy theo sở thích của mỗi người.
(Nguồn: VnExpress)
|
Sau ngày mồng một, dù có mải vui tết, hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách, cũng chọn ngày “Khai nghề”. Nếu như mùng 1 là ngày tốt thì ngay buổi chiều là đã bắt đầu “Làm lấy ngày”. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn, đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình mình một sản phẩm, dụng cụ gì đó (nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn). Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu Xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi Xuân.
Với người nông dân, khai cày là công việc vô cùng quan trọng. Đường cày đầu xuân thể hiện sức lao động của con người chinh phục đồng ruộng. Chinh phục đồng ruộng là sức sáng tạo của cư dân nông nghiệp Việt Nam - những người làm nên nền văn minh lúa nước. Phong tục khai cày từ lâu đã không còn vì việc cày bằng trâu đã được thay bằng cày máy từ khi công nghiệp phát triển.
Về sau xuất hiện việc khai Xuân trồng cây. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khởi động phong trào trồng cây, lấy ngày 05 Tết phát động trồng cây ngày Xuân, gọi là Tết trồng cây.
Đi lễ đầu Xuân:
Phong tục đi lễ nơi Đình, Chùa thường được tiến hành ngay sau giao thừa, ở nhiều vùng quê lễ vào sáng sớm ngày mùng 1 Tết. Các gia đình mang Lễ vật (gà, xôi, oản quả, trầu cau, giò lợn...) đội mâm đến lễ tại Đình.
Ở các vùng quê miền Bắc, Lễ đầu Xuân thường có 3 nơi là đình, chùa và quán. Xưa còn có tục lễ đình phải là đàn ông, các bé trai, vì đây được xem là việc của làng nước. Nay quan niệm này cũng đã được cải tiến đi nhiều nhưng cũng không được trọng thị, thành kính như xưa. Còn tại quán, việc lễ dành cho phụ nữ và bé gái. Quán cũng là nơi thờ Thành hoàng làng (thường là những nhân vật có công lập làng với những sự tích thiêng liêng). Riêng lễ chùa thì dành cho tất cả mọi người theo Phật giáo và mộ đạo Phật.
Phong tục đi lễ đình, chùa, quán là đời sống tâm linh ngày Tết có từ lâu đời ở nước ta. Ngày nay, chùa khá phát triển vì thế người ta đa phần chỉ còn nghĩ tới đi lễ chùa. Nhất là ở miền Nam, đa phần chưa có đình mà chỉ có chùa, vì thế việc đi lễ đình có khi còn khá xa lạ.
Xưa còn có tục đánh cờ gánh, tổ tôm, tam cúc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc, rượu chè. Riêng trong dịp Tết, nhất là tối 28, 29; gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì ông bố cho phép vui chơi, có cả trẻ con người lớn, những nhà hàng xóm, những gia đình thân cận cũng vui. Đến lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ Tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn khi hóa vàng. Sau do tục này bị biến tướng thành tệ cờ bạc,nên đã bị pháp luật ngăn cấm.
Xuân Thắng
Tết nguyên đán - Một giá trị tâm linh của văn hóa gia đình Việt
Với người Hà Nội, ngày Tết Nguyên Đán có một giá trị tinh thần rất lớn. Giá trị đó ẩn sâu trong đời sống tâm linh của mỗi người, trong gia đình và cả cộng đồng mà ta có thể gọi chung là một giá trị tâm linh của Văn hoá Gia đình Việt Nam. Bởi trong những ngày Tết, mọi việc chỉ diễn ra trong gia đình với tất cả những thuần phong mỹ tục từ nhiều đời truyền lại, cuốn hút tất cả mọi người. Trong những ngày Tết, người Việt Nam hoàn toàn tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, tôn thờ những giá trị không vụ lợi mà rất trừu tượng, mông lung, có thể coi chúng là đời sống tâm linh.
Nếu trong thời thơ ấu, ta chờ mong Tết để được mặc quần áo mới, được ăn bánh chưng, được chạy nhảy vui đùa thoả thuê, thi khi tóc đã pha sương, ta lại cảm nhận cái Tết cổ truyền thắm đượm tình người trong trời đất, sâu thẳm nơi cội nguồn bản thể mà gia đình là cái nôi nuôi dưỡng nó. Những phong tục tập quán đậm đặc trong mấy ngày Tết diễn ra trong các gia đình, tạo thành nếp nhà, làm nên một giá trị tâm linh của văn hoá gia đình. Nhờ những ngày Tết, con người được trở về với chính mình. Dù ai đi đâu, ở đâu thì những ngày Tết cũng phải trở về với gia đình, tuân theo những tục lệ thiêng liêng, làm tròn bổn phận của mình với Trời, Đất, với Tổ tiên, ông bà, cha mẹ, vợ con và người thân ruột thịt một cách tự nguyện, đầy mẫn cảm. Những ngày đó con người xã hội lắt léo tạm biến đi, nhường chỗ cho con người cá nhân chân thật, đầy tình cảm, đầy thương yêu, nhân nghĩa... sống dậy trong mối giao cảm thiêng liêng với Trời, Đất, với cõi thiêng, với người ruột thịt qua các tục lệ trong nhà như: lễ cúng Ông Táo, lễ Tống Cựu Nghinh Tân, lễ tiễn ông vải, lễ cúng giao thừa, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi, thăm hỏi họ hàng... Có thể nói mỗi một cái lễ là một bài học giáo dục trực quan, luồn lách trong tâm khảm mỗi con người, khơi dậy cái thiện, xoá đi cái ác. Vì thế trong các ngày Tết, con người ai cũng tốt hơn, và mong mỏi cho người khác tốt hơn, đẹp hơn. Họ chúc nhau "Năm mới vạn sự tốt lành", "Năm mới an khang thịnh vượng". Lời chúc đó xuất phát từ cái tâm lương thiện, nên nó chân thật, không phải là những lời giả dối. Vì những tục lệ ngày tết có giá trị văn hoá cao như vậy, nên xin các bà mẹ, bà vợ, người con dâu trong nhà đừng bỏ qua nó, mà hướng tâm chu đáo trong mọi việc lễ đó để khơi dậy cái tâm, cái đức trong con người và kéo mọi thành viên trong gia đình về với tổ ấm của mình
Người Hà Nội từ bao đời nay vẫn nhớ Tết ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Ngày hôm ấy là ngày gia đình tiễn Vua bếp của nhà mình lên Trời để kính báo với tổ tiên, trời đất cái sự làm ăn, đời sống bếp núc, đời sống gia đình vợ chồng, con cái trong một năm qua. Từ sáng sớm, người ta ra các chợ mua lễ vật về cúng. Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà và ba con cá chép con. Cúng xong thì thả ba con cá chép ra hồ. Hà Nội có nhiều hồ, trong đêm Táo quân, người ta toả ra các hồ thả cá, vừa là nét đẹp văn hoá, vừa là sự nhắc nhở con người hãy quan tâm đến môi trường. Và cảnh các bà, các chị, các em gái hăm hở đi sắm lễ cúng ông Táo khắp phố phường Hà Nội, là sự hiện hữu của một cuộc sống yên bình. Nhà nhà bình yên, no đủ, ấm áp, xã hội bình yên. Hạn phúc thật sự đang hiện diện trong mỗi người, mỗi nhà qua bếp lửa gia đình do Táo quân cai quản. Đặc biệt hôm ấy là ngày hội của những người đàn bà trong gia đình. Sáng sớm người mẹ gọi con dâu, con gái cùng dọn dẹp lau chùi bếp, như để suy ngẫm xem một năm qua nó có luôn đỏ lửa không? Và nếu chẳng may nhà nào một năm qua để bếp lạnh tro tàn thì đó là nỗi bất hạnh lớn. Tết ông Táo nhắc mỗi chúng ta đừng để tắt bếp lửa nhà mình. Sau Tết ông Táo là lễ tết ông Vải. Trước lễ giao thừa vài ngày, người ta đem hết cả chân nhang bát hương đốt đi và thay tro vào bát hương. Nhân lúc con cháu dọn dẹp, bày biện lại bàn thờ, ông Vải thừa dịp đi chơi vài ngày để chờ lễ giao thừa lại trở về ăn Tết cùng con cháu trong nhà. Đây là sự chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ tâm linh diễn ra trong nhà những ngày Tết. Lễ Tống Cựu Nghinh Tân được diễn ra gần lễ giao thừa. Người ta quét dọn nhà cửa sạch sẽ, mọi đồ vật được lau chùi, sắp đặt lại. Tất cả mọi ngóc ngách trong nhà như được thổi vào luồng sinh khí mới để đón phúc chuyển vần vũ trụ từ năm cũ sang năm mới. Hay nhất là tục tắm lá mùi, sáng 30 Tết, người mẹ đi chợ Tết không quên mua mớ lá mùi già về nấu nước thơm cho cả nhà cùng tắm. Hương lá mùi thơm phức gian nhà đêm 30 Tết giá lạnh làm cho không khí ấm áp lạ thường. Ngày còn bé được tắm lá mùi, hương thơm của nó thấm ngọt làn da, tôi cứ ngỡ mình là công chúa được nuôi trong cành vàng lá ngọc, được tắm nước thơm huyền diệu, cao sang. Càng lớn lên tôi càng hiểu cái niềm vui sang trọng của cô bé chân đất ấy được bắt nguồn từ tục lệ dân gian, từ bàn tay chăm sóc dịu hiền của mẹ. Ngày nay, khi đã làm vợ, làm mẹ tôi lại mua lá mùi về tắm cho chồng, cho con đêm 30 Tết. Và tôi cảm nhận đó là thư hương của Đất, cho ta một sức sống diệu kỳ để ta tiếp tục hành trình cùng vòng tuần hoàn của vũ trụ.
Thiêng liêng nhất là lễ cúng giao thừa. Đây là giây phút gặp gỡ linh diệu của từng người với các vị thần trong nhà, với các bậc tổ tiên, ông bà, người thân đã khuất và cũng là cuộc gặp gỡ giữa con người và Trời - Đất trong khoảnh khắc vũ trụ chuyển vần. Trong lễ cúng giao thừa, nhà nào cũng chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên với đủ các món ăn truyền thống: thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh, hoa trái, và một mâm cỗ cúng giao thừa ở ngoài trời. Đúng giao thừa, trên bàn thờ gia tiên thơm hương khói, đèn nến lung linh huyền ảo, chắp tay cung kính, im lặng giữa khói hương ta gặp tổ tiên. Cuộc gặp gỡ vô hình này tạo nên một giá trị tâm linh mà thiếu nó, con người không thể trở thành người. Ngoài sân, bên mâm cỗ cúng giao thừa ở ngoài trời, mỗi người lại có dịp được nối mình với vũ trụ trong phút thiêng liêng. Văn hoá dân gian quan niệm con người ta sống trong Trời - Đất. ở Thiên đình cũng có tổ chức quan quân trông coi hạ giới. Mỗi năm, đến phút giao thừa, Thiên đình lại thay tốp quan mới nên các cụ ta làm mâm cỗ cúng Trời, tiễn đưa người cũ, đón người mới về, hy vọng một năm làm ăn yên ổn, mưa thuận, gió hoà, không bị nạn tham nhũng quấy nhiễu. Ngoài ý nghĩa tâm linh ấy, mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời làm cho đêm 30 Tết thêm linh thiêng, huyền ảo bởi ánh đèn, hương nến cháy đỏ bập bùng trong bụi mờ sương khói, ghi đậm một ấn tượng giao lưu giữa con người với Trời Đất. Đây cũng là giây phút con người tiếp nhận năng lượng của trời đất qua không khí êm dịu của đêm tĩnh lặng. Sau phút giao thừa là tục hái lộc, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi, mừng thọ. Đây là cuộc gặp gỡ đẹp nhất, thân thương nhất, ấm áp nhất của những người thân trong gia đình mà đau đớn cho những ai phải xa nhà trong giây phút thiêng này.
May mắn cho những người có văn hoá, có gia đình hôm nay được đón Tết trong một cảm quan văn hoá dân tộc cao siêu. Chúng ta xin chắp tay vái lạy Ông Bà, Tổ tiên đã cho ta những phong tục đẹp trong ngày Tết. Những phong tục đó có một sức hấp dẫn lạ kỳ vì nó gợi về sức sống bên trong của mỗi con người trong một bản thể tự do. Mỗi chúng ta được tắm mình trong phong tục đó như được trở về với bản ngã, quay về cõi linh thiêng mà ta quen gọi là cội nguồn, hướng tới không gian Trời - Đất mà đôi khi mải vật lộn với cuộc sống sinh tồn nghiệt ngã, ta chót quên đi bên ta còn có ông Vải, Thánh Thần, Trời, Đất.
Qua những giây phút sống trong phong tục đẹp đẽ của gia đình Hà Nội mấy ngày Tết, ta mới hiểu gia đình là cội nguồn nuôi dưỡng đời sống tâm linh của mỗi người. Mà con người sở dĩ trở thành con người, một phần căn bản là do có đời sống tâm linh. Những giá trị tâm linh mà gia đình mang đến cho mỗi người hết sức bền vững. Đời sống tâm linh, đó chính là hạt nhân bất biến của gia đình và văn hoá gia đình. Xét cho cùng, con người cần tổ ấm gia đình tức là cần có giá trị tâm linh để duy trì sự sống của mình trên một bình diện văn hoá mà chỉ ở đó con người mới có. Những phong tục đẹp trong ngày Tết diễn ra trong các gia đình Việt Nam còn là bài học đầu tiên về mối quan hệ giữa người với Trời - Đất, để con người tìm cách sống hoà nhập với thiên nhiên theo nguyên lý Thiên - Địa - Nhân hợp nhất của triết học Phương Đông. Vì vậy chăm sóc những giá trị tâm linh mà văn hoá gia đình đem lại là phù hợp với bản sắc dân tộc và thời đại. Nó sẽ giúp con người trở thành Người trong sự hợp nhất với vũ trụ
Thiêng liêng nhất là lễ cúng giao thừa. Đây là giây phút gặp gỡ linh diệu của từng người với các vị thần trong nhà, với các bậc tổ tiên, ông bà, người thân đã khuất và cũng là cuộc gặp gỡ giữa con người và Trời - Đất trong khoảnh khắc vũ trụ chuyển vần. Trong lễ cúng giao thừa, nhà nào cũng chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên với đủ các món ăn truyền thống: thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh, hoa trái, và một mâm cỗ cúng giao thừa ở ngoài trời. Đúng giao thừa, trên bàn thờ gia tiên thơm hương khói, đèn nến lung linh huyền ảo, chắp tay cung kính, im lặng giữa khói hương ta gặp tổ tiên. Cuộc gặp gỡ vô hình này tạo nên một giá trị tâm linh mà thiếu nó, con người không thể trở thành người. Ngoài sân, bên mâm cỗ cúng giao thừa ở ngoài trời, mỗi người lại có dịp được nối mình với vũ trụ trong phút thiêng liêng. Văn hoá dân gian quan niệm con người ta sống trong Trời - Đất. ở Thiên đình cũng có tổ chức quan quân trông coi hạ giới. Mỗi năm, đến phút giao thừa, Thiên đình lại thay tốp quan mới nên các cụ ta làm mâm cỗ cúng Trời, tiễn đưa người cũ, đón người mới về, hy vọng một năm làm ăn yên ổn, mưa thuận, gió hoà, không bị nạn tham nhũng quấy nhiễu. Ngoài ý nghĩa tâm linh ấy, mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời làm cho đêm 30 Tết thêm linh thiêng, huyền ảo bởi ánh đèn, hương nến cháy đỏ bập bùng trong bụi mờ sương khói, ghi đậm một ấn tượng giao lưu giữa con người với Trời Đất. Đây cũng là giây phút con người tiếp nhận năng lượng của trời đất qua không khí êm dịu của đêm tĩnh lặng. Sau phút giao thừa là tục hái lộc, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi, mừng thọ. Đây là cuộc gặp gỡ đẹp nhất, thân thương nhất, ấm áp nhất của những người thân trong gia đình mà đau đớn cho những ai phải xa nhà trong giây phút thiêng này.
May mắn cho những người có văn hoá, có gia đình hôm nay được đón Tết trong một cảm quan văn hoá dân tộc cao siêu. Chúng ta xin chắp tay vái lạy Ông Bà, Tổ tiên đã cho ta những phong tục đẹp trong ngày Tết. Những phong tục đó có một sức hấp dẫn lạ kỳ vì nó gợi về sức sống bên trong của mỗi con người trong một bản thể tự do. Mỗi chúng ta được tắm mình trong phong tục đó như được trở về với bản ngã, quay về cõi linh thiêng mà ta quen gọi là cội nguồn, hướng tới không gian Trời - Đất mà đôi khi mải vật lộn với cuộc sống sinh tồn nghiệt ngã, ta chót quên đi bên ta còn có ông Vải, Thánh Thần, Trời, Đất.
Qua những giây phút sống trong phong tục đẹp đẽ của gia đình Hà Nội mấy ngày Tết, ta mới hiểu gia đình là cội nguồn nuôi dưỡng đời sống tâm linh của mỗi người. Mà con người sở dĩ trở thành con người, một phần căn bản là do có đời sống tâm linh. Những giá trị tâm linh mà gia đình mang đến cho mỗi người hết sức bền vững. Đời sống tâm linh, đó chính là hạt nhân bất biến của gia đình và văn hoá gia đình. Xét cho cùng, con người cần tổ ấm gia đình tức là cần có giá trị tâm linh để duy trì sự sống của mình trên một bình diện văn hoá mà chỉ ở đó con người mới có. Những phong tục đẹp trong ngày Tết diễn ra trong các gia đình Việt Nam còn là bài học đầu tiên về mối quan hệ giữa người với Trời - Đất, để con người tìm cách sống hoà nhập với thiên nhiên theo nguyên lý Thiên - Địa - Nhân hợp nhất của triết học Phương Đông. Vì vậy chăm sóc những giá trị tâm linh mà văn hoá gia đình đem lại là phù hợp với bản sắc dân tộc và thời đại. Nó sẽ giúp con người trở thành Người trong sự hợp nhất với vũ trụ
Sưu tầm
Tết Nguyên Ðán và Phật lịch liên hệ thế nào ?
Nhân ngày Tết Nguyên đán, mọi gia đình Á đông sẽ làm lễ Phật và vui Tết. Ta thử tìm hiểu niên lịch dùng trong sinh hoạt Phật giáo nguồn gốc ở đâu, thuộc về hệ thống nào, và ngày Tết có phải là một ngày lễ Phật chăng ?
Thích Ca khai sáng ra đạo Phật tại Ấn Ðộ hai nghìn sáu trăm năm trước, và Ấn Ðộ cũng đã có nền văn minh và tôn giáo hai nghìn năm trước Phật Thích Ca. Vậy ta có thể xác quyết là không thể có một niên lịch, hay là nói rộng hơn, là một hệ thống tính thời gian riêng biệt của đạo Phật. Tìm hiểu niên biểu Phật giáo tức là đi tìm các thông lệ đã được áp dụng trong các cộng đồng tăng già ngày xưa về cách thức để áp dụng thời biểu trong năm để tu hành và tế lễ. Bài này sẽ không bàn đến các ý niệm triết lý, siêu hình và hướng linh về thời gian và không gian trong giáo lý nhà Phật.
Văn minh Ấn Ðộ trước thời đức Phật gọi là văn minh Vệ đà của giống người Arya từ trung bộ châu Âu tràn xuống đồng bằng sông Indus và sông Ganga ; tôn giáo Ấn Ðộ trước là đạo Bà la môn. Văn minh Vệ đà và tôn giáo Bà la môn dựa trên bốn bộ kinh Vệ đà căn bản, mà quan trọng nhất là bộ Kinh Rig Veda. Rig Veda gồm có, theo lý thuyết, 1028 bài ca tán tụng sức mạnh của tạo vật như mặt trời, mưa, gió, sấm sét..., biến các sức mạnh thiên nhiên này thành ra thần linh, và cầu xin thần linh ban phúc cho giống người Arya đang theo đạo Bà la môn. Ðọc kỹ các bài ca chúc tụng này, ta tìm lại rõ các nét chính trong tư tưởng, phong tục và tập quán của giống người Arya này.
Phu nhân Rhys Davids (vợ chồng giáo sư Rhys Davids được nhìn nhận đã đóng góp rất nhiều trong công trình khảo cứu văn minh Ấn Ðộ và đạo Phật) đã phân tích kỹ quan niệm về niên lịch của người Arya Ấn Ðộ. Thời gian được tính bằng ba đơn vị : năm, tháng và ngày. Trong Rig Veda quyển I đã thấy ghi rõ cách tính ngày tháng. Mỗi năm (sam vachara) gồm có 12 tháng (masa), mỗi tháng có 60 đơn vị [ban ngày kể là một đơn vị ; đêm kể là một đơn vị (ratinvida) ; hai đơn vị góp lại thành một ngày]. Mỗi năm còn chia ra mùa (utu), và vì thời gian tính theo hai hệ thống mặt trời (dương lịch) và mặt trăng (âm lịch) bị so le, không theo sát nhau được, nên đã tính phải có một tháng "nhuận", gọi là "tháng sinh sau" trong hệ thống âm.
Thời đó, giai cấp Bà la môn ngự trị đời sống tinh thần và vật chất của dân chúng. Niên lịch liên hệ tới việc cúng tế không để tiết lộ ra khỏi giai cấp giáo sĩ. Tuy vậy, vì niên lịch Vệ đà cũng đem dùng trong dân gian, nên nhà Phật chắc chắn đã dựa theo đó mà thiết kế mọi sinh hoạt trong cộng đồng Tăng già.
Trong số kinh điển khổng lồ của đạo Phật (chỉ nói tới văn hệ Pali), bà Rhys Davids không tìm được phần nào đặc biệt chuyên chú về niên lịch, và chỉ rút ra được đây đó vài đoạn nói về niên biểu, đem chắp lại để tìm hiểu ý niệm thời gian trong đạo Thích Ca. Ðể chứng minh là đức Phật đã áp dụng và có sửa đổi quan niệm niên lịch Vệ đà, bà Rhys Davids dẫn hai sự kiện. Thứ nhất là một vị đệ tử thân cận của đức Phật, Kumara Kassapa, trong Trường bộ kinh (Dighanikaya), đã thuật lại là đức Phật chấp nhận cách phân chia thời gian áp dụng và giảng giải trong kinh Rig Veda. Thứ hai là trong Tăng chi bộ kinh (Anguttaranikaya), bộ kinh quan trọng hàng thứ tư trong năm bộ kinh lớn của văn hệ Pali, cũng có nhắc lại cách giải thích niên lịch của đức Phật, không những tính theo mặt trời, mặt trăng mà còn theo các hành tinh. Nét nhận xét được rõ là niên lịch Phật giáo có khuynh hướng theo âm lịch nặng hơn, chứng cớ là đức Phật đã dùng thêm ngày trăng tròn (addhamassa) giữa tháng, cắt tháng ra làm hai đoạn, và như vậy đơn vị thời gian từ ngắn đến dài sẽ là : ngày, nửa tháng, mùa, năm.
Vào thời kỳ nguyên thủy, đạo Phật chú trọng nhất là việc tổ chức đời sống tăng già, và mục đích thiết thực của niên lịch là để lập thời khóa biểu áp dụng cho tăng chúng trong cộng đồng. Ngày chia làm hai đơn vị : sáng và đêm (ratindival), cốt để định thời khắc hai bữa ăn của người tu sĩ. Nhưng theo quy ước chung áp dụng ngoài đời, hai đơn vị sáng và đêm phải nhập làm một để gọi là ngày. Phân tích hơn nữa, ngày sáng chia làm ba đoạn (ta cứ gọi là khắc), và đêm tối chia làm ba canh (yama). Khi trời âm u thì lấy sao Kim tinh là chuẩn hiệu. Ðêm bắt đầu từ khi hết thấy mặt trời. Trên thực tế, chỉ trừ thời khắc giữa trưa (đúng ngọ), để quy định giới hạn bữa ăn của người xuất gia, ý niệm thời gian trong ngày được áp dụng khá lơi lỏng. Trong các chùa Nguyên thủy, từ xa xưa cho đến bây giờ, người ta vẫn lấy thời khóa biểu của đức Phật làm mẫu mực. Sáng bắt đầu ngày mới, đức Phật tắm gội, choàng áo và cầm bình bát đi khất thực ; gần trưa về chia bữa ăn với đệ tử ; buổi chiều ở trong tịnh xá thiền định và làm việc.
Giờ quan trọng nhất trong ngày là lúc giữa trưa (ta gọi là ngọ ; văn tự Pali majjhanha), được đánh dấu bằng cách đo ngón tay, bóng ngả về phía hữu một đốt và quay sang phía tả một đốt. Vì lẽ đó mà ngày có ba khắc : buổi sáng, giờ ngọ, và buổi chiều (aruna, majjhanha, sayamha). Ðức Phật còn dùng một đơn vị lớn hơn ngày gọi là tuần (sattaha), mà trước đó, trong kinh Vệ đà không bao giờ nói tới. Sahatta không có ngĩa là tuần lễ bảy ngày như ta quan niệm ngày nay, mà bất cứ số lượng bảy ngày nào góp chung lại với nhau trong lịch trình sinh hoạt tăng già thời nguyên thủy.
Tháng tính làm hai đơn vị : đơn vị một bắt đầu từ ngày trăng tròn, đơn vị hai bắt đầu từ ngày không trăng. Lúc đức Phật còn tại thế, khi cộng đồng tăng già đã phát triển mạnh trên lưu vực sông Hằng hà, hai ngày đầu kỳ bán nguyệt là hai buổi lễ lớn của cộng đồng. Tăng già sống trong viện hay đi hoạt động ở ngoài đến hai ngày đó phải tựu họp để đọc bổn Luật Kinh Patimoka (tức là bổn liệt kê 227 điều luật của người xuất gia; về sau môn phái Ðại thừa tăng lên 250 điều luật, môn phái Tây Tạng 253 điều).
Ðến bây giờ, trong các chùa ở Thái Lan, Miến Ðiện, Tích Lan, theo Phật giáo Nguyên thủy thuần túy, luật lệ này vẫn thông dụng.
Trong cộng đồng tăng già thời nguyên thủy, năm được chia làm bốn mùa. Ba mùa chánh : mùa nắng (ginshal) , mùa mưa (vassa) và mùa gió (hemanta) ; mỗi mùa kéo dài bốn tháng. Cuối mùa mưa lấy một tháng, gọi là tháng Serada làm một mùa tương đương với mùa Thu của ta bây giờ. Tại Ấn Ðộ, vào mùa serada, "khí trời rất trong sáng nên mặt trời hiện rõ, đừng nhìn lên trời mà hại mắt" (Trường bộ kinh, Dighanikaya).
Dưới thời đức Phật, cách thức phân chia ba mùa không nhất định, tùy theo hoàn cảnh trong năm, nhưng nói chung, mùa gió lạnh Hemanta đi trước đầu năm, kế theo là mùa nắng gimha, và mùa mưa vassa. Vassa kể như là mùa quan trọng nhất vì tu sĩ "vào hạ" lúc này. Vào hạ là biến cố quan trọng nhất trong năm, trong đời sống người đi tu, mọi chi tiết đều được định rõ trong Luật Kinh Vinaya. Ðể điều chỉnh thời gian luân chuyển so le giữa mặt trăng và mặt trời, tháng nhuận thường để vào đầu mùa mưa vassa và do chính đức Phật quyết định và công bố (về sau, do hệ thống chỉ đạo của tăng già).
Trong Luật kinh (Pali tạng) cũng ghi rõ là đức Phật đến thành Vesali, nằm trên vĩ tuyến 26 (tương đương ở xứ ta vào vùng trên Cao Bắc Lạng, rất lạnh) sống vào những tuần lễ giá lạnh nhất trong năm hầu thí nghiệm xem người tu sĩ cần bao nhiêu y phục vào mùa lạnh, để phán vào Luật kinh.
Ngoài các đơn vị tháng, mùa, năm, đức Phật cũng đã nói đến các đơn vị thời gian dài hơn như thập niên vassa dasa (mười năm), thế kỷ vassa satam (trăm năm). Vassa satam tượng trưng đời sống của một kiếp người, như dân gian ta thường nói "trăm năm trong cõi người ta", hay "ba vạn sáu nghìn ngày". Sau thế kỷ, nhà Phật dùng một đơn vị gọi là Kapa (Anh : Aeon ; Pháp : eon), chi thiên thiên, vạn vạn niên, một số lượng vĩ đại ngoài sức đếm. Ví dụ một hôm có người đệ tử hỏi đức Phật là Kapa dài bao nhiêu năm, Ngài trả lời (luôn luôn đức Phật trả lời bằng tỉ dụ và so sánh) : "Nếu bây giờ ta có một khối núi đá mỗi bề dài bốn trượng, không chỗ nào sứt mẻ. Và nếu bây giờ cứ mỗi trăm năm có một người cầm tấm vải mềm đến chùi trên chóp khối đá. Ngọn núi kia sẽ tiêu mòn hết trước khi một Kapa chấm dứt". Ý đức Phật nói là Kapa chỉ định một thời gian dài vô tận. - một đoạn khác trong kinh, đức Phật cũng nói là mỗi Kapa có thể tạo ra một đức Phật, hàm ý là phải khổ công tu học lắm mới thành được chánh quả.
Bây giờ ta trở lại tìm hiểu các chi tiết nhỏ của thời gian dùng trong giáo lý đức Phật. Ngày chia ra làm đơn vị nhỏ. Trong Tăng chi bộ kinh (đã dẫn) có đoạn : "Như nước trong nguồn chảy quanh co, lôi kéo tất cả theo giòng, không bao giờ ngừng một lúc (khana), hoặc một khắc (layo) hoặc một giây (muhutto), và đấy cũng là đời sống con người". Thầy Huyền Trang sang Ấn Ðộ thỉnh kinh hồi thế kỷ thứ 7, đã giải thích rõ ràng ý niệm thời gian nhỏ dùng trong đạo Phật : "Ðơn vị thời gian nhỏ nhất (trong kinh) gọi là t'sana (còn viết là Kshana)=sát na ; 120 sát na làm thành một đại sát na (tak shana) ; 60 đại sát na làm thành một la fo (lava) ; 30 lava làm thành một muhurta ; năm muhurta làm thành một kala và sáu kala làm thành một ngày".
Ta mặc nhiên đồng ý là các chi tiết vừa kể trên ngày nay chỉ còn giá trị lịch sử. Ta thử tìm hiểu các điểm thiết thực hơn, như ngày đầu tháng, tháng đầu năm... để ăn Tết !
Tháng bắt đầu ngày nào ? Như trên đã nói, Phật lịch thiên về mặt trăng, và trong hai bán nguyệt (một, bắt đầu từ ngày không trăng ; hai, bắt đầu từ ngày trăng tròn), thường vẫn kể bán nguyệt bắt đầu với đêm trời tối đi trước. Như vậy là tháng bắt đầu với ngày không trăng, tương đương với ngày mồng một âm lịch của chúng ta vẫn tính thời bây giờ.
Câu hỏi thứ hai là năm bắt đầu với tháng nào ? Ý niệm tháng là một phần cấu tạo của mùa thường được nhắc trong kinh, như "tháng đầu mùa lạnh", "tháng cuối mùa mưa". Cũng có chỗ trong kinh nhắc đến tên tháng như tháng Asahi, tháng Kattika, nhưng không hề chỉ định một tháng đầu năm. Bà Rhys Davids dẫn chứng một đoạn kinh Samannaphala Sutta nói về vua Ajattasatu, đương thời với đức Phật, và giải thích là ngày đó, người ta dùng tháng Savana (giữa tháng 6 qua giữa tháng 7 dương lịch ngày nay) làm tháng đầu năm. Nhiều cuộc biên khảo mới sau này chứng minh là bà Rhys Davids nhầm. Trong một bổn Luận Kinh Aghidhanapitaka chép vào thế kỷ thứ 13 tại Tích Lan, người ta tìm được bổn danh sách hoàn hảo đủ 12 tháng niên lịch Phật. Năm chia làm 12 tháng, bắt đầu là tháng Citta (giữa tháng 2 qua đến giữa tháng 3), và tháng quen thuộc với chúng ta là tháng Visakha (giữa tháng 3 tới giữa tháng 4). Ðại hội Kiết tập Phật giáo thế giới lần thứ sáu họp tại Miến Ðiện năm 1954 lấy ngày trăng tròn tháng Visakha làm ngày lễ long trọng nhất của đạo Phật, kỷ niệm vào một ngày ba lễ lớn : Thích Ca đản sanh, Thích Ca thành đạo và Thích Ca nhập niết bàn. Ngày nay hầu hết các cộng đồng Phật giáo trên trái đất đều thuận hiệp với quyết định trên.
Như vậy, ta buộc phải nhìn nhận là trong thời kỳ nguyên thủy, đạo Phật chỉ chú trọng vào lề lối tu hành, và không để ý tới những điều trong đời sống như hội hè đình đám. Các tục lệ truyền thống (đối với chúng ta ngày nay) như đi chùa hái lộc, như lễ Phật đêm Giao thừa và ngày Tết, hầu như không có ý nghĩa thích nghi với giáo lý. Có thể như vậy được chăng ?
- trên, tìm hiểu lịch Phật, ta phải sưu tầm kinh điển ; bây giờ muốn trả lời thỏa đáng câu hỏi vừa đặt ra, ta phải tạm gác kinh điển và nhìn vào lịch sử văn hóa. Năm 1939, để kỷ niệm 300 năm thành lập Viện Ðại học Harvard, giáo sư Hồ Thích, là người được xem như là lý thuyết gia của cuộc cách mệnh tam dân Trung Hoa, được mời đến đọc một bài diễn văn gợi ý cho giới trí thức, nhan đề là "Nước Ấn Ðộ chinh phục Trung Hoa". Ngày đó, vừa sáng chói nền văn minh vật chất Tây phương, và nước Tàu đang bị chìm đắm trong quên lãng, đang bị hiếp đáp đủ bề từ tinh thần đến vật chất. Bác sĩ Hồ Thích là người có tư tưởng hướng về phát triển, đóng khung trong những nguyên tắc tu, tề, trị, bình. Ông phân tích các lý do chậm tiến của người Trung Hoa : đáng lẽ xã hội Trung Hoa phải ngời sáng vì trào lưu phát triển mới đang dựa vào cơ khí kỹ thuật, mà cá tính Trung Hoa chính lại là thiên về hiện thực, thuận tiện cho phát triển. Và ông nêu lên những điểm mâu thuẫn giữa đạo Phật chuộng xuất thế, xa những mối vương lụy với cuộc đời, với thực chất phát triển là đời sống hiện thực. May thay cho xã hội Trung Hoa sau một nghìn năm cực thịnh lúc đạo Phật mới du nhập Trung Hoa, sang đời Tống các tư tưởng và sinh hoạt truyền thống của Trung Hoa lại thắng thế. Người Trung Hoa đã chấp nhận nhiệt thành, nhưng cũng quật cường biến đổi đạo Phật thành một tôn giáo thích hợp với đời sống của người Trung Hoa hơn.
Bốn mươi năm sau, cũng tại một trung tâm Ðại học lớn ở Hoa Kỳ, đại học Yale, một nhóm học giả do giáo sư Kenneth Chen dẫn đầu đã trở lại đề tài này với một nhãn quan mới lạ hơn. Thay vì quan niệm như Bác sĩ Hồ Thích là đạo Phật từ Ấn Ðộ đã chinh phục Trung Hoa ("The Indianization of China by Buddhism"), nhóm tư tưởng gia mới đặt vấn đề sát với sự thật hơn là "Trung Hoa đã biến đổi đạo Phật" ("The Chinese Transformation of Buddhism"). Ðạo Phật, như một hạt giống mầu nhiệm, đi vào Trung Hoa là một môi sinh vừa súc tích vừa hãm hại. Súc tích vô cùng, làm nẩy nở đạo của Thích Ca trên một nửa địa cầu và nhân loại ngày đó ; đồng thời cũng hãm hại vì đạo của Thích Ca đã phải thay đổi nhiều trong giáo lý căn bản để tập quán và phát triển tại Trung Hoa và các nước láng giềng Trung Hoa, như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam...
Bởi lẽ đó mà tại các quốc gia theo Phật giáo Ðại thừa của Trung Hoa, nét phân biệt giữa nếp sống xã hội và các sinh hoạt thuần túy tôn giáo bị xóa nhòa, và ngày Tết đồng hóa với một ngày lễ Phật. Tại Trung Hoa và Việt Nam lại còn có một truyền thống đã lâu đời (trước đời Ðường, thế kỷ thứ 7) là trong dịp Tết lại làm lễ Phật Thượng nguyên vào ngày rằm tháng Giêng. Thượng nguyên là một ngày lễ Phật lớn, "lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng", tiếp theo mấy ngày Tết. Ngày trước bên Trung Hoa, lễ này còn gọi là "Hội Hoa đăng", kéo dài ba ngày từ 14 đến 16 tháng giêng. Tại chùa và trong mỗi gia cư đều thắp đèn và dân chúng cầm đèn đi lại suốt đêm. Giáo sư Kenneth Chen, dẫn sách "Ðường lục điểm" kể lại là ngày đó, dưới đời Ðường, các chùa rất giàu có nên cấp dầu cho mỗi gia cư để làm hội đèn, vui lễ Phật.
Như vậy, nhờ các buổi lễ Phật như ngày Tết Nguyên đán và Hội Hoa đăng mà lễ Phật không còn riêng của những người trong tăng chúng, những người "đi tu tại gia" mà là của đại chúng. Người ở địa vị cao sang, kẻ bần cùng ; người giàu kẻ khó ; người thuộc quý tộc, kẻ trong tăng giới và đám dân gian đại chúng, tất cả hòa đồng vào ý niệm đoàn kết và hỗ trợ, chung một lòng tin.
Ngày xưa tại Trung Hoa, lễ lạc được thiết nghi phù hợp với nếp sống của từng giai cấp xã hội. Các buổi lễ cúng tế theo đạo Khổng trong miếu đường, ngoài phủ thất rất nhiều nghi vệ và đầy chi tiết phiền toái, đám dân gian không hiểu nổi. Mặt khác, các buổi lễ theo đạo Lão, sau sinh thời của Lão Tử đã biến thành tà thuật, bùa phép chỉ gây thêm sợ hãi cho đám bình dân. Chỉ có lễ Phật trong tinh thần hỷ xả, an vui là thích hợp với nhu cầu hướng thiện, hướng lạc của đại chúng. Vì lẽ đó mà ta hiểu được là Tết Nguyên đán, từ lâu đã được người Việt Nam ta xem như là một ngày lễ có nhiều tính cách Phật giáo.
LẠI BÀN VỀ NGUỒN GỐC TẾT ĐOAN NGỌ
Th.S. Nguyễn Ngọc Thơ
Trường ĐHKHXH&NV
Từ rất xa xưa, cùng với một số dân tộc Đông Á khác, người Việt Nam đã có ngày tết Đoan ngọ, còn gọi là tết Đoan dương, Đoan ngũ hay tết nửa năm. Các gia đình truyền thống giữ tục làm cơm rượu và nấu chè trôi nước, trước cúng gia tiên, sau để quây quần ăn uống. Một số địa phương còn tổ chức đua thuyền rồng cùng nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng. Dù vậy, nếu được hỏi tết Đoan ngọ bắt đầu từ đâu, nhiều người trả lời là không biết hoặc mơ hồ chỉ là “hình như để tưởng nhớ ông Khuất Nguyên” ở tận Trung Hoa!
Hiện tại có nhiều thuyết lý giải về nguồn gốc ngày Đoan ngọ. Không ít người cho rằng phong tục này bắt đầu từ cái chết của công thần nước Sở là Khuất Nguyên thời Chiến Quốc. Khuất Nguyên vì bị các thế lực quan lại khác hãm hại, bị vua Sở hất hủi đã trẫm mình giữa dòng Mịch La vào ngày 5 tháng 5 âm lịch năm 278 trCN. Một số sử sách Trung Hoa về sau như Tục Tề Giai Ký, Tùy Thư, Phong Thổ Ký, Cảnh Sở Tuế Thời Ký từ thời Nam Bắc Triều đến thời Đường đã gắn ngày tết Đoan ngọ với sự kiện này và truyền bá ra cộng đồng, từ đó hình thành quan niệm “tưởng nhớ Khuất Nguyên”. Cách lý giải này hoàn toàn có chủ đích và thật ấu trĩ.
Thuyết thứ hai phủ nhận nguồn gốc tưởng nhớ Khuất Nguyên, song lại quy về vị công thần người nước Sở khác sang đầu quân cho Ngô vương Phù Sai thời Ngô - Việt giao tranh (thế kỷ 5 trCN) là Ngũ Tử Tư. Căn cứ chính cho thuyết này chính là những ghi chép trên bia Tào Nga có từ thời Đông Hán, trong đó có chi tiết “cư dân vùng Chiết Giang (Trung Quốc) đua thuyền rồng ngày Đoan ngọ để nghênh tiếp Ngũ quân”. “Ngũ quân” (伍君) ở đây chính là tướng Ngũ Tử Tư, người hết lời khuyên can Ngô vương Phù Sai đừng vì tửu sắc (chỉ Tây Thi, Trịnh Đán) mà bỏ bê việc nước, cuối cùng bị Phù Sai ban cho thanh bảo kiếm để tự sát năm 484 trCN. Tương truyền, sau khi mất ông đã biến thành thủy thần sông Đào (tức Đào thần 淘神). Đến thời nhà Đường ở Trung Quốc, một số văn sĩ thuật lại câu chuyện này trong các quyển Việt Địa Truyện, Tuế Hóa Kỷ Lệ v.v.. để lý giải nguồn gốc tết Đoan ngọ. So với thuyết thứ nhất, thuyết này quy nguồn gốc tết Đoan ngọ về sớm hơn đến hơn 200 năm so với thuyết Khuất Nguyên.
Thuyết thứ ba chủ trương ngày Đoan ngọ bắt nguồn từ phong tục thờ rồng của cư dân Bách Việt vùng Ngô – Việt sông Dương Tử. Văn sĩ Văn Nhất Đa (1899-1946) ở Trung Quốc cho rằng ngày Đoan ngọ chính là ngày “Long tử” (ngày tế bái rồng) của người Ngô Việt. Cần nhớ rằng, người Bách Việt xưa có tục “xăm mình” cho giống giao long dưới nước để khỏi bị hại. Chính trong ngày tế bái vật tổ này, người Ngô Việt tổ chức đua thuyền rồng, ăn bánh ú (粽子) cùng nhiều hoạt động khác, sau lan ra cộng đồng các dân tộc Đông Á.
Thuyết thứ tư cho gốc tích của ngày Đoan ngọ bắt đầu từ hiệu lệnh phát động luyện tập thủy chiến trên thuyền rồng của Việt vương Câu Tiễn. Sau 10 năm làm lao dịch, “nằm gai nếm mật” ở Ngô cung, Câu Tiễn trở về nước củng cố quân đội, cuối cùng tiến công diệt Ngô vào năm 428 trCN.
Thuyết thứ năm gắn với tấm gương liệt nữ hiếu đạo Tào Nga (曹娥)thời Đông Hán ở Trung Hoa. Nàng quê ở Cối Kê (thủ đô nước Vu Việt cổ, nay là Thiệu Hưng). Cha nàng là vu sư, một hôm đi thuyền trên sông Thuấn (nay thuộc Chiết Giang) để triệu kiến thủy thần Ngũ Quân (Ngũ Tử Tư), chẳng may bị nước cuốn trôi mất xác. Tào Nga xót thương cha, lặn lội đi tìm 17 ngày nhưng không thấy. Ngày mồng 5 tháng năm (năm 143), nàng nhảy sông tự vẫn, ba ngày sau thì nổi lên trong tư thế ôm chặt thây cha. Người đời sau trong vùng hễ đến 5 tháng năm mở hội Đoan ngọ vừa tưởng nhớ Ngũ Tử Tư vừa tiếc thương “hiếu nữ” Tào Nga. Ngoài ra vùng Quảng Tây còn có thuyết Ngày Đoan ngọ gắn với công đức hy sinh của vị quan hiền Trần Lâm (陈临) hết lòng yêu dân, sau khi qua đời được dân tưởng nhớ, mở hội Đoan dương để khánh chúc.
Tất cả các thuyết trên đây đều không trả lời được câu hỏi “liệu trước thời Câu Tiễn đã có tục đón tết Đoan ngọ hay chưa?”. Tất cả đều mặc nhiên không bàn đến. Theo chúng tôi, chỉ có thuyết thứ sáu lý giải tết Đoan ngọ bắt đầu từ đời sống nông nghiệp thực tiễn và do quần chúng lao động sáng tạo ra mới là câu trả lời xác đáng.
Về từ nguyên, Đoan ngọ có thể hiểu nôm na là “ngày nóng nhất trong năm”, hoặc “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Đoan (开) nghĩa là bắt đầu (khai đoan). Ngọ (午) chỉ giờ ngọ, tức khoảng thời khắc nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều). Theo lịch kiến Dần (nông lịch hiện nay), tháng năm chính là tháng Ngọ (tháng giêng là tháng Dần). “Ngày 5” âm Hán Việt đọc là “ngũ nhật” (五日/wu rì/), trong đó “ngũ” (五/wu/) gần với “ngọ” (午/wu/), cho nênĐoan ngọ còn gọi là Đoan ngũ (端五). Tóm lại, giờ ngọ ngày Đoan ngọ là thời điểm giờ dương nhất, ngày dương nhất, tháng dương nhất trong năm (nên gọi tết Đoan dương). Một chi tiết nữa là ngày Đoan ngọ rất gần với tiết Hạ chí trong nhị thập tứ tiết khí nông lịch, tức là ngày bắt đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm. Rõ ràng theo lối giải thích này, tết Đoan ngọ hoàn toàn không liên quan đến các nhân vật Ngũ Tử Tư, Câu Tiễn, Khuất Nguyên, Tào Nga hay Trần Lâm nào cả.
Từ ngàn xưa vùng đất từ Nam Dương Tử đến Bắc Đông Dương đã là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gầy dựng nên. Chính sự phụ thuộc vào tự nhiên theo kiểu “trông trời trông đất trông mây, trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm” để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu mới là cơ sở để người nông nghiệp quan sát tự nhiên, quan sát thời tiết, từ đó biết được ngày 5 tháng năm âm lịch là ngày dài nhất và nóng nhất trong năm, là “ngày đại kỵ”. Trong điều kiện thời tiết khác thường như vậy, người Bách Việt cổ chủ trương không đi làm đồng (để bảo vệ sức khỏe), chỉ nên tổ chức nấu nướng cúng tổ tiên và ăn uống (để tưởng nhớ tổ tiên và đoàn kết gia đình), đua thuyền rồng, tắm sông (để giải nhiệt, cầu mưa (rồng: thủy thần)), đeo bùa ngũ sắc cho trẻ em (để tránh tà ma) hoặc đi hái thảo dược (hoặc trà) với niềm tin thảo dược sẽ có dược tính cao nhất vào giờ ngọ trong ngày.
Cần chú ý thêm rằng, ngày tết Đoan ngọ là một trong chuỗi các ngày tết truyền thống ứng với ngày tháng số lẻ (Tết Nguyên đán: 1 tháng giêng; Tết xuống đồng: 3 tháng ba (xem thêm [Nguyễn Ngọc Thơ 2008:www.vanhoahoc.edu.vn]), Tết Đoan ngọ: 5 tháng năm, Tết Ngâu: 7 tháng bảy; Tết Trùng cửu: 9 tháng chín) và có liên quan đến tư duy số lẻ phương Nam (như trong cách nói “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh”). Hơn nữa, tết Nguyên đán của người Việt xưa tổ chức vào đầu tháng Tý, tức tháng 11 âm lịch (nay tổ chức vào đầu tháng Dần – tháng giêng). Từ đầu tháng tý tính đến đầu tháng ngọ (tháng năm) là vừa tròn nửa năm, do vậy dân gian Việt Nam còn gọi ngày Đoan ngọ là Tết nửa năm.
Một lối giải thích khác cũng đáng để quan tâm là ngày mồng 5 tháng năm âm lịch còn là ngày giỗ quốc mẫu Âu Cơ như trong câu ca dao:
“Tháng năm ngày tết Đoan dương
Là ngày giỗ mẹ Việt Thường Văn Lang”.
Ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ được chọn vào ngày 5 tháng năm được giải thích là xuất phát từ hai chuỗi chấm đen (mỗi dãy 5 chấm) bao quanh chòm 5 chấm trắng ở phần trung tâm Hà đồ trong thuyết Âm dương – Ngũ hành. Số 10 (số âm lớn nhất trong dãy 10 chữ số từ 1 đến 10) ở bên ngoài bao lấy con số 5 ở bên trong được hiểu là bao lấy trung tâm của vũ trụ, bao lấy Ngũ hành. Đó chính là hình ảnh mẹ Âu Cơ yêu thương đùm bọc đàn con trăm trứng để gầy dựng nên nong sông Việt Nam hôm nay. Lấy số 10 tách đôi ra thì thành cặp 5-5, ứng với ngày 5 tháng 5, tượng trưng bằng 2 dãy 5 chấm đen trong Hà đồ (hình). Tuy nhiên, cách lý giải này chưa thật sự thuyết phục vì nó mangtính phiếm định và chưa thể hiện mối liên hệ nào với tục ăn tết Đoan ngọ hiện nay.
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ, ngày mồng 5 tháng năm âm lịch còn là ngày "vía Bà" Linh Sơn thánh Mẫu trên núi Bà Đen (Tây Ninh). Khu du lịch Suối Tiên trong những ngày này mở hội trái cây Nam Bộ. Dân gian trong vùng vẫn còn giữ tục buổi sáng ăn cơm rượu, trưa ăn khế hoặc chuối chát với hy vọng “trừ được sâu bọ, giun sán gây bệnh trong người”, ăn chè trôi nước hay đi tắm sông. Đến hẹn lại lên, các bãi tắm cạn đầu các cù lao sông Tiền, sông Hậu lại đón hàng ngàn cư dân địa phương và các vùng xa xôi đổ về tắm làm náo nhiệt một khúc sông. Không ít trong số họ tin rằng nước sông Mê-kông trong ngày Đoan dương trở nên “linh thiêng”, có thể giúp “tẩy rửa bệnh tật”, song cái chính vẫn là để được vui chơi, gặp gỡ bạn bè và giải nhiệt.
Có lẽ bắt nguồn từ hiện thực tết Đoan ngọ sản sinh từ trí tuệ của truyền thống nông nghiệp phương Nam, được người Trung Hoa về sau tại nhiều địa phương khác nhau lại gắn vào nhiều điển tích khác nhau từ Ngũ Tử Tư, Việt vương Câu Tiễn, Khuất Nguyên đến Tào Nga, Trần Lâm v.v. để biến ý nghĩa sơ khai của ngày tết này theo những chủ đích riêng. Sự thật rằng tết Đoan ngọ xưa do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo, cùng hưởng thành quả và không ai làm tác giả cụ thể. Chính ở điểm này, người Trung Hoa đã tìm cách này hay cách khác gắn nó với một giai thoại, một điển tích nào đó giống như họ đã từng làm với nghề mộc (Lỗ Ban), binh pháp (Tôn Tử) v.v.. Nếu quan sát kỹ, cả các thuyết mà người Trung Hoa dựng nên đều gắn với những con người phương Nam, như Câu Tiễn người nước Việt, Ngũ Tử Tư người nước Sở về đầu quân nước Ngô, Khuất Nguyên người nước Sở, Tào Nga người gốc Bách Việt cổ, Trần Lâm người vùng Quảng Tây v.v.. Còn quá sớm để nói Sở - Việt đồng nguyên, song Cảnh Sở vẫn là cư dân sông nước phương Nam. Tương tự như vậy, tết Đoan ngọ ở Trung Hoa được tổ chức đặc biệt long trọng ở vùng sông nước Dương Tử và Hoa Nam, ứng với vùng văn hóa Bách Việt cổ. Thêm vào đó, một số dân tộc phương Nam hoặc là hậu duệ Bách Việt hoặc có quan hệ lịch sử mật thiết với Bách Việt như người Choang, Đồng, Miêu, Thủy, Bố Y v.v.. cũng hân hoan mở hội Đoan ngọ cho riêng mình.
Nguồn : Tác giả - Đại học Sun Yat-sen, Quảng Châu, 15/5/2008
Sự tích tiền mừng tuổi (lì xì) ngày Tết
Vào những ngày Tết người lớn thường tặng cho trẻ con một khoản tiền nho nhỏ, bỏ trong phong bao màu đỏ in hoa văn rất đẹp thường có ý nghĩa tượng trưng cho may mắn và tài lộc, gọi là tiền mừng tuổi.
Truyện dân gian Trung Quốc kể lại, ngày xưa ở Đông Hải có một cây đào to, có rất nhiều yêu quái sống trong bộng cây, nào là hồ ly tinh, chuột tinh, sói già… Chúng luôn muốn ra ngoài để gây hại, nhưng bình thường luôn có các thần tiên ở hạ giới canh giữ chúng nên không con nào thoát ra ngoài được. Nhưng hễ tới đêm giao thừa, tất cả thần tiên đều phải về trời để phân công lại nhiệm vụ, thế là lũ yêu tinh có cơ hội tự do nhân lúc chuyển giao nhiệm vụ của các vị thần. Nhân cơ hội đó, có một loại yêu quái gọi là con Tuy thường xuất hiện vào đêm giao thừa để xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến lũ trẻ giật mình, khóc thét lên và sẽ bị bệnh sốt cao hoặc ngớ ngẩn. Vì thế những gia đình có con nhỏ phải thức cả đêm để canh không cho con Tuy hại con mình.
Một lần, có mấy vị tiên đi ngang nhà kia, hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ đứa trẻ. Cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền ấy vào vải đỏ. Khi con Tuy đến, những đồng tiền lóe sáng, nó sợ hãi bỏ chạy. Phép lạ này lan truyền ra, rồi cứ Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những chiếc túi màu đỏ tặng cho trẻ con. Tiền đó được gọi là tiền mừng tuổi.
Một truyền thuyết khác kể rằng, tục tặng tiền mừng tuổi bắt nguồn từ hoàng cung nhà Đường (Trung Quốc). Năm đó, Dương Quý Phi sinh hạ hoàng tử, được tin mừng vua Đường Huyền Tôn đích thân đến thăm và ban cho Dương Quý Phi một số vàng bạc gói trong giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng, vừa là chiếc bùa Hoàng đế ban tặng con trẻ để trừ tà. Việc này được đồn đại ra ngoài, từ cung đình lan rộng ra dân gian, nhiều người bắt chước tặng tiền mừng và cũng bắt đầu coi như tặng món lộc trừ tai họa, mang lại nhiều điều may mắn cho trẻ con.
Theo những nghiên cứu khác, tục mừng tuổi ở Trung Quốc đã có từ đời Tần. Vào thời gian đó, người ta dùng một sợi chỉ đỏ để xâu tiền thành một xâu theo hình con rồng hoặc thanh kiếm để ở chân giường hoặc cạnh gối trẻ em. Xâu tiền đó gọi là tiền Áp Tuế giống như cách gọi của người Trung Quốc ngày nay, có nghĩa là món tiền mừng cho đứa trẻ, với mong ước đứa trẻ được tiền, được lộc có thể vượt qua tuổi đó với những điều tốt lành và may mắn.
Xưa kia, ở Trung Quốc, tiền mừng tuổi thường là một vòng đỏ xâu 100 cắc tiền đồng, biểu hiện cho lời chúc sống lâu trăm tuổi. Ngày nay, tiền mừng tuổi đầu năm, còn có ý nghĩa tượng trưng cho sức khỏe, may mắn, thành đạt được cho vào phong bao bằng giấy đỏ hoặc vải nhung đỏ, có những trang trí mang nghĩa cát tường, hạnh phúc và những câu chúc, an lành, phát đạt như “Hòa gia bình an”, “Kim ngọc mãn đường”, “Vạn sự như ý”… Vì vậy, tặng tiền Áp Tuế còn được gọi là tặng Hồng Bao.
Từ lì xì trong tiếng Việt, sử dụng phổ biến ở miền Nam, được cho là có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, là cách đọc trại của từ “lợi thị” hoặc “lợi sự” (phát âm theo giọng Quan Thoại là li shi, theo giọng Quảng Đông là lì xì, lầy xì), có nghĩa gốc là một món đồ hay món tiền mang đến lợi lộc, vận tốt, vận may. Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho đứa trẻ.
Ở Việt Nam, lì xì vốn chỉ là những đồng tiền xu bỏ trong phong bao giấy hồng điều, hoặc trang trí vàng son bắt mắt mà người lớn tặng cho trẻ con để chúng có cái rủng rẻng trong những ngày Tết vì tiếng cười của trẻ con có thể xua đuổi điều xấu. Vì vậy lì xì cũng có ý nghĩa cầu may, cầu phúc trong năm mới.
Theo tục lệ ở một số địa phương thì người nhỏ tuổi không lì xì người lớn hơn, vì vừa không đúng ý nghĩa, vừa bị cho là “hỗn”. Tuy nhiên, ngày nay, tục lì xì đã cởi mở hơn, đặc biệt những người nhỏ tuổi nhưng đã lập gia đình, đã có thu nhập thì có thể mừng tuổi cho những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà, để chúc tụng may mắn, sức khỏe, bình an.
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA TẾT NGUYÊN ĐÁN
Th.S Hoàng Thị Tố Nga
Khoa SP Tiểu học- Mầm non, DH Hà Tĩnh
Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên - Địa - Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh...
1. Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Nguyên nghĩa của chữ "Tết" chính là "tiết". Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán; "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán" (Tết NguyênĐán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).
Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.
Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơnTết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
2. Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.
Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán,Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.
Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy.
3. Ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán Việt Nam
3.1. Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh
Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết - do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông - có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính. Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm "Ơn trời mưa nắng phải thì", người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời... người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.
3.2. Tết Nguyên Đán là ngày đoàn viên của mọi gia đình
Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,... được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. "Về quê ăn Tết", đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri...
Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.
Từ đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm. Mọi người trở về với công việc thường nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai.
3.3. Tết Nguyên Đán là ngày ” làm mới”
Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc. Việc làm mới có thể được bắt đầu về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi sạch sẻ. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa và mặc quần áo mới. Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn... Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối quan hệ được tốt đẹp.
Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.
Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và hưởng ân phúc.
3.4. Tết Nguyên Đán là ngày tạ ơn
Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết...
4. Những biến đổi do tác động tiếp xúc văn hoá Đông - Tây trong Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Với một hệ thống lễ nghi vô cùng phong phú và giàu ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tết Nguyên Đán đã trở thành ý thức hệ dân tộc, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên Đán là một phong tục đẹp mà nhân dân ta còn duy trì tới ngày nay. Thế nhưng trong thời kỳ toàn cầu hoá như hiện nay cách ăn Tết của người Việt Nam phần nào đã thay đổi. Một số tập tục trong ngày Tết xưa không còn phù hợp với xã hội hiện đại đã dần bị loại bỏ.
Ngày nay người dân ăn Tết đã có phần đổi khác hơn so với trước kia, dường như dân ta ăn Tết “tây hoá”dần đi, sự thay đổi đó phần nào được thể hiện qua cách đón tết và trong việc sắm tết.
Đời sống kinh tế được nâng cao đi kèm với những giá trị hưởng thụ về văn hoá tinh thần và vật chất, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên và có thể đáp ứng ngay khi cần chứ không phải đợi đến Tết như ngày xưa. Hơn nữa, ngày nay trong một năm có rất nhiều ngày lễ khác đang chi phối tầm quan trọng của ngày Tết cổ truyền. Vì vậy, dường như Tết bây giờ có phần nhạt hơn so với Tết xưa.
Trong đời sống hiện đại, việc sắm Tết cũng ”hiện đại” theo và sự ảnh hưởng văn hóa phương Tây rất rõ nét. Giờ đây người dân ít hào hứng với việc mua thực phẩm về tự chế biến mà đặt mua đồ đã chế biến sẵn cho tiện. Mâm cỗ ngày Tết giờ cũng phong phú hơn và đa dạng hơn. Bên cạnh những món ăn truyền thống của người Việt như bánh chưng xanh, giò, các món rau, món xào thì còn có những món ăn được du nhập từ Phương Tây.
Trải qua bao biến thiên của thời đại, đến nay, quan niệm về Tết đã có nhiều thay đổi cả về mặt khái niệm lẫn hành vi. Bây giờ người ta quan niệm là “nghỉ Tết”, “chơi Tết” chứ không còn là “ăn Tết”. Khi cái ăn, cái mặc không còn là vấn đề quan trọng trong ngày Tết thì người ta hướng đến tinh thần nhiều hơn. Tết hiện đại mọi người thích nghỉ ngơi thoải mái, đi chơi nhiều hơn, nhân dịp Tết nhiều gia đình đã lên lịch trình cho một chuyến du lịch với người thân trong nhà hoặc cùng bạn bè, đồng nghiệp.
Quà Tết bây giờ cũng khác. Trước đây, mọi người có thể chúc Tết nhau bằng cặp bánh, cân giò, với tấm lòng trân trọng mến thương. Bây giờ người ta có thể tặng nhau những món quà có giá trị cao nhưng tình cảm trong đó hầu như không có mà xen vào đó là lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế.
Quả thật, quá trình tiếp xúc văn hoá Đông – Tây đã làm cho Tết thay đổi, những đồ ăn nhanh, làm sẵn đã làm mất đi không khí chuẩn bị vui tươi của ngày tết. Trẻ con không còn ngồi xem bố mẹ, ông bà gói bánh chưng và mong chờ còn ít gạo vét để gói chiếc bánh ống với nhiều đậu và một miếng thịt to, không còn vui thú khi vùi củ khoai nướng trong lúc trông nồi bánh chưng, các cô thiếu nữ đã dần quên thói quen đi ngắm hoa đào, hoa mai trên phố chợ. Những điều thay đổi đó khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng “bao giờ cho đến Tết xưa”.
Tuy nhiên, tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã làm cho ngày Tết của người Việt có nhiều thứ mới lạ hơn, thực phẩm vừa ngon vừa phong phú đa dạng, những đồ ăn sẵn thật là thuận tiện, mâm cỗ cúng gia tiên có thêm chai rượu vang thì thật là sang trọng. Ngày Tết được đi du lịch với cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khiến mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, gạt bỏ được những căng thẳng trong một năm làm việc vất vả, tìm được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.
Chúng ta không thể phủ nhận mặt tích cực của hội nhập văn hoá đem lại. Nếu chúng ta “khép” cửa “ăn Tết” với nhau thì Tết Việt đương nhiên chỉ là một sản phẩm của văn hoá thuần tuý đơn lẻ, nó sẽ không thể trở thành sản phẩm văn hoá đặc trưng của quốc gia trong mối quan tâm của bạn bè quốc tế. Sự mở cửa giao lưu, tiếp xúc lại chính là những phương thức tốt nhất giúp chúng ta giới thiệu đến bạn bè quốc tế về Tết cổ truyền của người Việt Nam. Vấn đề ở đây là chúng ta phải làm chủ được quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây để tết cổ truyền của người Việt vẫn giữ được bản sắc riêng của mình mà không bị “ Tây hoá”.
Có thể nói, Tết Nguyên Đán vẫn là một sinh hoạt văn hoá vừa lưu giữ những giá trị truyền thống vừa thích nghi với nhịp sống hiện đại. Trong ngày Tết vẫn còn nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính nhân văn mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên Đán mãi là nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh. Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1992.
2. Đinh Gia Khánh. Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, NXB KHXH, 1993.
3. Phan Kế Bính. Việt Nam phong tục, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1992.
4.Trần Ngọc Thêm. Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB GD
5. Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: Cái nhìn hệ thống - loại hình, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1996.
6. Trương Thìn (biên soạn). 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục Việt Nam, NXB Thời đại, 2010
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)