Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI, phần 3

 VII. Văn minh Trung Quốc:
    1. Điều kiện tự nhiên:


bản đồ Trung Quốc
Lãnh thổ Trung Quốc ngày nay rộng mênh mông nhưng Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hình Trung Quốc đa dạng, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.
Trong hàng ngàn con sông lớn nhỏ ở Trung Quốc, có hai con sông quan trọng nhất là Hoàng Hà (dài 5464 km) và Trường Giang (Dương Tử, dài 5800 km). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc.
Tập tin:Landzhou 07-2005.jpg

Hoàng Hà đoạn chảy qua Lan Châu
File:Changjiang-seen-from-Hubei-S334-4857.jpg
Trường Giang






Do  điều kiện địa lý thuận lợi, xa xưa trên lãnh thổ Trung Quốc đã có ngươì sinh sống. Khoảng thế kỷ XXI TCN, các bộ tộc Hạ, Thương (vốn có gốc từ Mông Cổ) là những cư dân đầu tiên đến lưu vực Hoàng Hà. Vào thế kỷ XI, tộc Chu diệt Thương, và đồng thời diễn ra quá trình đồng hoá giữa Hạ_Thương tiến tới hợp nhất thành bộ tộc duy nhất: tộc người Hoa-Hạ (tiền thân của tộc Hán sau này). Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gổc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay.(Dân núi Hoa sông Hạ), và họ là chủ nhân sáng tạo nền văn minh Hoa Hạ nổi tiếng.


   Phía tây và tây nam là nơi cư trú của các bộ tộc thuộc ngữ hệ Hán_Tạng, Môn_Khmer (người Tạng, Naxi, Nộ tử...), phía đông và đông bắc là nơi sinh sống của các bộ tộc thuộc ngữ hệ Tungut. Con cháu của họ sau này là các dân tộc ít người như Mông Cổ (lập nhà Nguyên), Mãn (lập nhà Thanh), Choang, Duy Ngô Nhĩ... Các dân tộc trên cùng với người Hán đã sáng tạo ra nền văn minh Trung Quốc rực rỡ và độc đáo.

   Trong 94 dân tộc hiện sinh sống trên đất Trung Quốc ngày nay, có 5 dân tộc đông người nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng.

Con người đã sinh sống ở đất Trung Quốc cách đây hàng triệu năm. Dấu tích người vượn ở hang Chu Khẩu Điếm ( gần Bắc Kinh) có niên đại cách đây hơn 500 000 năm. Cách ngày nay khoảng hơn 5000 năm, xã hội nguyên thuỷ ở Trung Quốc bước vào giai đoạn tan rã, xã hội có giai cấp, nhà nước ra đời.

Giai đoạn đầu, lịch sử Trung Quốc chưa được ghi chép chính xác mà chỉ được chuyển tải bằng truyền thuyết. Theo truyền thuyết, các vua đầu tiên của Trung Quốc là ở thời kì Tam Hoàng ( Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông ) và Ngũ Đế ( Hoàng đế, Cao Dương đế, Cốc đế, Nghiêu đế, Thuấn đế ). Theo các nhà nghiên cứu, thực ra đây là giai đoạn cuối cùng của thời kì công xã nguyên thuỷ

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/54/Territories_of_Dynasties_in_China.gif.
Bản đồ vùng lãnh thổ chiếm đóng qua các triều đại khác nhau.


Thời Tam đại ở Trung Quốc trải qua ba triều đại:
    Nhà Hạ (2205_1767 TCN). Nhà Hạ do vua Vũ (tức Đại Vũ, 2205_2197 TCN) sáng lập, truyền ngôi 17 đời vua. Trong lịch sử, triều Hạ được coi như triều đại mở đầu chế độ nô lệ ở Trung quốc. Nhà nước, quân đội, luật pháp (Vũ hình, 3000 điều) ra đời nhưng còn đơn giản. Vua Hạ chia quý tộc thành Lục khanh (6 chức khanh tước), trong đó có một số chức như: Lục chính (quản lý chăn nuôi), Xa chính (quản lý xe),Bào chính (quản lý việc dâng thức ăn cho vua).


    Lúc cường thịnh nhất, Hạ đã thống trị vùng đất rất rộng ở trung lưu Hoàng Hà, kinh đô An Ấp (Sơn Đông). Thời kỳ này, người Trung quốc chưa có chữ viết, tuy nhiên họđã biết đồng đỏ, biết chế tạo đồ gốm, đồ đồng với kỹ thuật khá cao đã đánh dấu bước tiến mới so với thời đại trước đó.
    
Chân dung của Hạ Vũ     Cuối đời nhà Hạ, tình hình chính trị trong triều đình hỗn loạn, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Đặc biết sau khi nhà vua cuối cùng là Kiệt (1818_1767 TCN) kế vị cha là Phát không chịu cải cách, ăn chơi sa đoạ. Ông ta suốt ngày chỉ uống rượu làm tình với người phi Muội Hỷ được sủng ái, bất chấp sự khổ cực của nhân dân. Có đại thần nào khuyên ông, ông đều giết họ. Bởi vậy các nước chư hầu lần lượt dựng cờ tạo phản. Lúc đó một trong các nước chư hầu là Thương đã thừa cơ diệt Hạ, cuối cùng đánh thắng quân Hạ, nhà vua Hạ Kiệt lẩn trốn và sau chết ở Nam Sào,  nhà Hạ bị diệt vong từ đây.
Vũ, người thành lập nhà Hạ



Hình ảnh vua Kiệt mang cây kích trên vai và ngồi trên hai người phụ nữ, thể hiện sự tàn ác và hoang dâm.

Hình ảnh vua Kiệt mang cây kích trên vai và ngồi trên hai người phụ nữ, thể hiện sự tàn ác và hoang dâm


Trung Quốc thời nhà Hạ

  
Đồ đồng thời Hạ.




    Nhà Thương ( còn được gọi là Ân-Thương) từ 1766_1122 TCN: Tương truyền, thuỷ tổ của tộc Thương là Khế, hậu duệ của ông từng làm tư đồ thời Thuấn, Hạ, được phong ở đất Thương (huyên Thương Khâu, Hà Nam) truyền đến đời 14 là Thành Thang. Nhờ dùng hiền tài như Y Doãn nên nhân lúc Hạ suy yếu, Thang đem quân đánh Hạ, khiến Kiệt phải chạy trốn đến Nam Sào và tự tử. Thang lên ngôi, hiệu là Cao tổ (1766_1761 TCN), đổi tên nước là Thương, đóng đô ở đất Bạc (gần Thương Khâu ngày nay).  Các vua Thương mở rộng lãnh thổ bằng cách chinh phục các bộ lạc xung quanh. Trong 300 năm sau , vì nội loạn và lũ lụt ở Hoàng Hà , nên triều Thương phải nhiều lần dời đô . Năm 1401 TCN (có tài liệu viết là 1374 TCN), Bàn Canh đã  
chuyển kinh đô về đất Ân và từ đó ổn định ở nơi này. Vì vậy, nhà Thương còn được gọi là nhà Ân và đóng tại đó 270 năm.
   Thời Thương, người dân đã đào kênh khai nước vào ruộng đồng, biết làm bia (từ kê), mở rộng thương mại và sử dụng tiền dưới dạng vỏ ốc. Tới đầu năm 1300 TCN một nền công nghệ đúc đồng đã phát triển. Công nghệ đúc đồng này muộn hơn so với châu Âu và Tây Á nhưng lại phát triển nhất trên thế giới.
    Thời vua cuối cùng là Trụ (1154_1123 TCN) con của Đế Ất đóng ở Triều Ca, nhà Thương đã suy yếu, chính sự ngày một nát bét. Ông ta có sức khoẻ hơn người, văn võ song toàn nhưng cai trị rất tồi. Ông mê Đát Kỷ đến quên việc triều chính. Ông cho xây Lộc đài, Nhục lâm_Tửu trì, đặt ra hình phạt Sái bồn (bỏ phạm nhân vào hố sâu có rắn cho rắn giết chết), Bào lạc (cho phạm nhân vào ống đồng rỗng ruột nung đỏ bằng lửa của củi đốt, dí thân thể phạm nhân vào ống đồng cho thịt da cháy khét, nạn nhân giãy chết rất thê lương. Ông ta giết các người trong hoàng tộc như Khương Vương Hậu và 2 con trai; Bá Ấp Khảo (con trai Cơ Xương), moi tim của người chú là Tỷ Can - một đại thần trong triều - cho Đát Kỷ ăn...
    Trụ Vương và Đát Kỷ để lại sự căm hận cho đời sau. Căm hận Trụ, Cơ Xương và con là Phát phát triển lực lượng. Năm 1124 TCN, Cơ Phát khởi binh gồm 300 cỗ xe, 45000 quân mặc giáp, 3000 dũng sĩ đi đánh Ân. Tháng 12 âm lịch năm 1124 TCN, chư hầu đều đến hội ở Mạnh Tân. Cơ Phát viết thiên “Thái thệ” để hiểu dụ mọi người, nêu rõ tội ác của Trụ vương để có lý do khởi binh. Ông tay cầm búa lớn mày vàng, ra lệnh tấn công. Quân Trụ tan rã, Trụ cùng đường phải tự tử. Cơ Phát thiết lập triều đại mới: triều Chu.

Văn minh Thương




Một chiếc vại bằng đồng cuối thời Thương.

Nhà Chu (1122_256 TCN) do Vũ Vương (Cơ Phát) sáng lập. Nhà Chu có 2 thời kỳ :Tây Chu (1122_771 TCN, đóng ở Cảo Kinh) và Đông Chu (771_256 TCN, đóng ở Lạc Ấp).
    Thời Tây Chu, vua tiến hành phân phong ruộng đất cho anh em họ hàng và công thần để họ lập nước trị dân. Theo thư tịch, vua Chu (đại diện là Chu Công) đã phân phong 71 chư hầu, trong đó có 53 chư hầu họ Chu, 18 là các công thần các họ khác và quý tộc Thương quy thuận. Đồng thời, Chu Công xác định địa vị chính trị và quyền thừa kế tài sản của con trưởng đối với cha, gọi là chế độ Tông pháp.

Nền văn minh Tây Chu.

Bình gốm Tây Chu với các mảnh khảm thủy tinh, thế kỷ thứ 4-3 TCN, Bảo tàng Anh.
File:AltechinesischeMuenzen.jpg
đồ đồng thời Chu
File:Chinese inscription on a bronze ware.jpg
chữ viết thời Chu.

    Trong nước, vua tự xưng là Thiên Tử, cha truyền con nối. Vua lập ra triều đình gọi là thiên triều, đặt ra các chức quan để trị quốc. Các nước chư hầu có quân đội riêng, triều đình riêng nhưng vẫn phải bị vua Chu điều đi đánh dẹp các nơi khác.
    Từ đầu thế kỷ IX, nhà Tây Chu suy yếu, vua luôn phải chống trả các cuộc xâm lược từ các bộ tộc bên ngoài, quý tộc và nhân dân. Năm 771 TCN, Tây Chu  bị Khuyển Nhung phá tan, vua Chu là Bình Vương phải dời đô về Lạc Ấp, từ đó về sau, nhà Chu bước vào giai đoạn thứ hai gọi là Đông Chu, hay còn gọi là thời Xuân Thu(chép trong kinh Xuân Thu).
    Thời Xuân Thu (770_475 TCN) :  Ở giai đoạn này, quyền lực được tập trung hoá. Giai đoạn này xảy ra rất nhiều các trận chiến và sự sáp nhập khoảng 170 nước nhỏ. Sự sụp đổ dần dần của giới thượng lưu dẫn tới sự mở rộng học hành; trí thức gia tăng lại thúc đẩy tự do tư tưởng và tiến bộ kỹ thuật. Thời kỳ này cũng là thời kỳ xưng bá của các nước chư hầu. Bá chủ đầu tiên (tạm thời) là :Trịnh Trang Công (743_721 TCN): Ông là người đầu tiên làm bá chủ, giúp vua Chu tránh được sự cướp phá cùa các tộc bên ngoài.
   + Ngũ bá thời Xuân Thu: Thời kỳ này, do chiến tranh liên tục diễn ra nên một số nước mạnh lên, một số nước yếu bị tiêu diệt. Các bá chủ lúc đó là:
     

    Thời Chiến Quốc (475_256 TCN): là thời kỳ hỗn loạn nhất Trung quốc. Tên gọi Chiến Quốc xuất phát từ cuốn Chiến Quốc sách được biên soạn đầu thời nhà Tần. Thời Chiến Quốc, trái với thời Xuân Thu, là một giai đoạn mà các lãnh chúa địa phương sáp nhập các tiểu quốc nhỏ hơn xung quanh để củng cố quyền lực.  Bảy nước lớn thời Chiến Quốc ( Chiến Quốc thất hùng), gồm có Tề , SởYên , HànTriệu , Nguỵ  và Tần. Một dấu hiệu khác của sự tăng cường quyền lực là sự thay đổi danh hiệu: trước kia các lãnh chúa vẫn xếp mình vào bậc công (公) hay hầu (侯), chư hầu của vua nhà Chu; nhưng trong giai đoạn này họ đã lần lượt tự xưng vương (王), có nghĩa là họ ngang hàng với vua nhà Chu.
    Thời kỳ này, đồ sắt đã thế đồ đồng làm vũ khí chiến tranh. Tư tưởng, học thuật phát triển mạnh mẽ như Pháp gia, Mặc gia...

bản đồ Trung Quốc thời chiến quốc khoảng năm 350 TCN








Thời phong kiến:
trung_quoc_thoi_phong_kien_500_01 bản đồ Trung quốc thời phong kiến
_ Nhà Tần ( 221-206 TCN): Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng đánh bại 6 nước khác thời Chiến quốc, thống nhất đất nước. Tần Thuỷ Hoàng tiến hành một loạt cải cách quan trọng:


Qinshihuang.jpg
Tần Thuỷ Hoàng
   + Chính trị: 
       * Trung ương: Đầu tiên là vua, sau ông là 3 vị quan trong triều là Thừa tướng, Ngự sử đại phu, Thái uý. Dưới 3 người này là 9 người khác phụ trách các công việc như thuế khoá, hình pháp...
       * Địa phương: chia nước thành 36 quận, huyện rồi cử quan lại tới cai trị. Quan lại lớn nhỏ đều không truyền lại cho đời sau, mà là do Hoàng đế đích thân bổ nhiệm. Ông còn đưa các quý tộc cũ chuyển về thủ phủ Hàm Dương để tiện giám sát quản lý.
    + Kinh tế:
       * Nông nghiệp: ưu đãi ruộng đất cho nông dân, được phép mua bán tự do. Chế độ đó gọi là danh điền, tạo nên một giới địa chủ có những cơ sở rất lớn, dần dần thành một giai cấp có quyền hành tương tự như các chư hầu nhỏ thời trước.
       * Thương nghiệp: đày phú thương đi xa để triều đình nắm quyền lợi.
       * Thống nhất tiền tệ, đo lường, tư tưởng Pháp gia.
    + Xã hội: ra hình phạt nặng nề để trừng phạt nhân dân, thi hành "đốt sách chôn nho".


Năm 210 TCN, Thuỷ Hoàng chết, Nhị thế lên thay, đế chế Tần suy yếu. Nhân đó, cuộc khởi nghĩa lớn do Trần Thắng lãnh đạo nổ ra làm Tần sụp đổ.



Chân dung của Hán Cao Tổ.
Chân dung của Hán Cao Tổ.
S-114 W Han wuzhu, Han Wudi, 140-87, 25 5mm.jpg

đồng tiền thời Hán

bản đồ Trung quốc thời Hán


   _ Nhà Hán ( 206 TCN - 220 ): Lưu Bang lập nên nhà Hán. Giai đoạn đầu, nhà Hán đóng đô ở phía tây Trung Quốc - Tây Hán. Sau loạn Vương Mãng, nhà Hán dời đô sang phía đông - Đông Hán. Thời Hán, Trung Quốc có nhiều thành tựu rực rỡ:
    + Phát triển mạnh về kinh tế, thương mại (dân số là 50 triệu người), thống nhất Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, mở rộng ảnh hưởng văn hoá ra bên ngoài như Việt Nam, Triều tiên, Mông Cổ và Trung Á.
    + Văn học phát triển mạnh mẽ, nổi bật nhất là Sử ký của Tư Mã Thiên. Mặc khác ở thời kỳ này, người Trung Quốc đóng góp một phát minh lớn cho nhân loại: nghề làm giấy
    + Nhà Hán còn nổi tiếng về thành tích quân sự. Bằng nhiều chiến dịch lớn, nó đã mở rộng đến vùng Tarim, kiểm soát con đường tơ lụa.


Cuối thời Đông Hán, chính sự suy yếu, khởi nghĩa Hoàng Cân (Trương Giác lãnh đạo) làm nó sụp đổ.

   File:Eastern Han Dynasty tomb fresco of chariots, horses, and men, Luoyang 2.jpg
vua Hán tuần du ra bên ngoài.

File:Gentlemen in conversation, Eastern Han Dynasty.jpg
quan lại Trung Quốc thời Tây Hán
File:HanForeigner3rdCentury.jpg
tượng thương nhân Trung Quốc thời Hán,

Hành trình 138 TCN126 TCN của Trương Khiên về phía tây, Hang Mộ Cao, tranh tường 618–712.



   _ Thời Tam quốc (220 - 280 ), đây là thời kì Trung Quốc bị chia xẻ ra làm ba nước Nguỵ, Thục, Ngô. Các nước này đánh nhau liên miên giành làm bá chủ Trung Nguyên. Cuối cùng, Tấn thống nhất toàn cõi Trung Quốc. Thành tựu chủ yếu:
    + Kinh tế: Ở nước Nguỵ là phát triển nhất. Các vua Nguỵ tiến hành làm thuỷ lợi, đồn điền phục
vụ cho mình (và nhân dân). Mặc khác, Ngụy sau khi dùng tiền Ngũ thù và thi hành trở lại chính sách hàng đổi hàng. Thục cũng khá phát triển, tiền tệ tương đối ổn định. Ngô thì tương tự. Vua cũng phát hành tiền lớn và sau đó lại phát hành tiền lớn ăn 1000 đồng đổi lấy tiền nhỏ của dân.. Về sau, ông thu hết tiền lớn lại.
    + Xã hội: Dân số các nước không đồng đều. Nguỵ đông nhất. Khi nhà Ngụy mất (265), quốc gia này có hơn 663.423 hộ gia đình và 4.190.891 người trong phạm vi biên giới của mình. Nhà Thục có 280.000 hộ dân số 940.000 người. Đông Ngô có 523.000 hộ, 2.558.000 người. Chắc có lẽ do dân số quá đông nên khả năng chống cự yếu, dẫn đến Ngô và Thục lần lượt mất về tay Ngụy và Tấn.
    + Thương mại: phát triển, đường giao thông chính là Đại Vận Hà, sông Dương Tử, con đường tơ lụa.
    + Văn hoá, nghệ thuật: 
      _ Vương Túc (con Vương Lãng) là tác giả của bộ Cổ văn Thượng thư truyện. Con Vương Túc là Vương Bật được đánh giá là thiên tài, người đã chú giải Lão tử, sau đó lại dùng Lão tử giải thích Kinh dịch.
      _ Ba cha con Tào Tháo, Tào Phi và Tào Thực đều là những nhà thơ nổi tiếng. Ngoài thơ ca, Tào Thực còn nổi tiếng với bài phú đài Đồng Tước. Tào Phi tuy kém Tào Thực một bậc nhưng chính là người mở đầu cho thể thơ thất ngôn. Về tiểu thuyết, thời Tam Quốc có Lục dị ký và truyện ma quỷ Sưu thần ký, cũng được cho là của Tào Phi.
      _ Cam Bảo viết tác phẩm Ngụy Tấn Xuân thu;  Ngư Quyền viết Ngụy lược, Vi Chiêu viết Ngô thư và Tiêu Chu nhà Thục Hán viết Cổ sử khảo.
      _ Hiện nay ở bảo tàng mỹ thuật Boston còn lưu giữ tranh về hai người du xuân rất sinh động. Trong nghệ thuật kiến trúc, các chùa Phật giáo, miếu của Đông Ngô rất phát triển: Vũ Xương có chùa Tuệ Bảo, Kiến Nghiệp có viện Thủy Tướng và chùa Bảo Ninh, Ngô huyện có chùa Thông Huyền, huyện Cần có chùa Đức Nhuận. Ở miền bắc, Tào Tháo dựng đài Đồng Tước sau khi thua trận Xích Bích.
      _ Về khoa học, thời Tam Quốc đã bắt đầu ứng dụng ma túy và dùng thủ thuật lấy sỏi mật ra. Tên tuổi của danh y Hoa Đà (145_208) còn truyền đến nhiều đời sau. Người nước Ngụy là Về khoa học, thời Tam Quốc đã bắt đầu ứng dụng ma túy và dùng thủ thuật lấy sỏi mật ra. Tên tuổi của danh y Hoa Đà còn truyền đến nhiều đời sau. Người nước Ngụy là Mã Quân có công phát minh ra xe chỉ nam, xe bắn đá; đồng thời cũng được xem là người phát minh ra guồng nước. Ngoài ra, còn có nhà toán học Lưu Huy, tác giả của bộ Hải đảo toán kinh có công phát minh ra xe chỉ nam, xe bắn đá; đồng thời cũng được xem là người phát minh ra guồng nước. Ngoài ra, còn có nhà toán học Lưu Huy, tác giả của bộ Hải đảo toán kinh.
  

Bản đồ Tam Quốc năm 262 (Đỏ:Ngụy, Vàng:Ngô, Xanh:Thục)

   _ Nhà Tấn
( 265 - 420 ). Năm 265, cháu Tư Mã Ý ( tướng quốc nước Nguỵ ) là Tư Mã Viêm bắt vua Nguỵ phải nhường ngôi, lập ra nhà Tấn. Sau khi thành lập, vua Tấn là Vũ đế tiến hành phân phong chư hầu với điều kiện: 

  • Nước phong có 2 vạn hộ là nước lớn, quân sĩ 5000 người;
  • Có 1 vạn hộ là nước vừa, quân sĩ 3000 người
  • Nước có 5000 hộ là nước nhỏ, quân sĩ có 500 người.
Do việc tăng binh lực cho các chư hầu nên người được phong dễ gây ra nội chiến và đây chính là một sai lầm cực đoan. Ông ta còn cải cách nhưng bất thành.

Bản đồ Trung Quốc thời Tây Tấn (màu vàng) năm 280
Tấn Vũ Đế qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, họa sĩ thời Đường.
Tấn Vũ Đế qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, họa sĩ thời Đường.

Người cưỡi ngựa thời Tấn trên mặt bình
File:CMOC Treasures of Ancient China exhibit - figure of a senior clerk.jpg
tượng đất sét hình người thời Tấn.

Thời Tấn, quân ngoại tộc xâm nhập liên tiếp làm cho nó chống đỡ rất khổ sở. Bên cạnh đó, Loạn Bát vương xảy ra làm Tây Tấn sụp đổ. 
Năm 317, Nguyên đế lập ra nhà Đông Tấn,và phải chống đỡ quân ngoại tộc. Về sau, nhờ tể tướng Vương Đạo có đường lối cai trị đúng đắn, nhà Đông Tấn dần đi vào ổn định, nhưng không bền vững và bị vướng vào vụ loạn của Vương Đôn, Tô Tuấn. Đối với Ngũ Hồ, Đông Tấn cử Tổ Địch, Dữu Lượng, Hoàn Ôn Bắc phạt và giành nhiều thắng lợi quan trọng. Đỉnh cao nhất của Bắc phạt thời này là chiến thắng Phì Thuỷ (383). Năm 383, Tạ Huyền của Đông Tấn đem 5000 quân đánh tan 82000 quân Tiền Tần của Phù Kiên làm ông ta phải cuốn gói về nước.

Cuối thời Đông Tấn, do việc Tư Mã Đạo Tử làm tể tướng và Hoàn Huyền soán ngôi vua đã làm cho triều đình suy yếu dần. Nhân đó, nhiều cuộc khởi nghĩa lớn, tiêu biểu là của Tôn Ân nổ ra làm nó suy yếu nữa. Cuối cùng, Lưu Dụ, một bộ tướng của Đông Tấn đã hạ bệ vua cuối cùng của Đông Tấn là Cung đế đoạt ngôi, lập ra nhà Nam Tống, bắt đầu thời Nam_Bắc triều.




   _ Thành tựu:

    + Chính trị: ra đời bộ Tấn luật (264) do Đỗ Dự, Trương Bùi biên soạn. Tấn luật có 21 thiên, 2306 điều, có giảm nhẹ hình phạt thời Hán nên giảm bớt tội phạm (luật này có chỗ viết là luật Thái Thuỷ, 20 chương, 620 điều). Ngoài ra, ông còn cho ra lịch :Nhị nguyên càn độ.
    + Kinh tế: các vua Tấn ban hành chế độ ruộng đất, quy định:
           

  • Nông dân trong đồn điền được biên chế theo hộ tịch của quận huyện và chia ruộng theo hộ; nếu chủ hộ là đàn ông thì được chia 70 mẫu, chủ hộ là đàn bà thì được chia 30 mẫu;
  • Chế độ nộp khóa điền: nộp tô ruộng đất cho Triều đình. Người từ 16 đến 60 tuổi, là nam thì phải làm 50 mẫu khóa điền, là nữ thì phải làm 20 mẫu. Người từ 13-15 tuổi và từ 60-65 tuổi thì làm bằng nửa số khóa điền tương ứng theo giới tính.
  • Mỗi hộ phải nộp 3 thạch lúa và 3 cân bông 1 năm.
      Quan lại nhà Tấn từ nhất phẩm đến cửu phẩm, tùy đẳng cấp được cấp ruộng và tá điền, thấp nhất là 10 khoảng và cao nhất là 50 khoảnh - mỗi cấp hơn nhau 5 khoảnh. Ngoài ra, quan nhất phẩm đến tam phẩm còn được thêm ruộng thái điền (vua ban) từ 6 đến 10 khoảnh. Người có tước vương, công và hầu thì được chiếm ruộng đất không hạn chế tại nước mình được phong, ngoài ra còn được xây 1 tòa nhà tại Kinh đô. Nước lớn được 15 khoảnh ruộng gần Kinh đô, nước vừa 10 khoảnh, nước nhỏ 7 khoảnh.


    _ Ngoài ra, nhà Tấn thi hành chính sách cấp đất cho người ngoại tộc di cư vào Trung quốc, thu thuế trả cho nhà nước. Nhà nước tiến hành đánh thuế từng nhà dân. Đời Thành đế thi hành chế độ tô tức chế để tăng thu cho Triều đình, bình quân mỗi mẫu lấy 1/10 sản lượng là 3 thăng gạo. Về sau do bị phản đối nên giảm xuống còn 1 thăng.
   _ Quý tộc vẫn đóng thuế. Vua quy định mỗi đinh nam từ 16 tuổi trở lên phải nộp thuế toàn đinh 3 hộc, từ 13-16 tuổi là nửa đinh. Ngoài ra, họ còn phải nộp 2 trượng vải, 2 trượng lụa, 3 lạng tơ và 8 lạng bông nữa thì đủ.

Ngoài ra, Triều đình còn định ra các thứ thuế:
  • Xi thuế: là thuế đánh vào tài sản
  • Hưu thuế: thuế đánh vào việc mua bán hàng, dù lớn hay nhỏ phải nộp 4%. Loại hàng giá cao như nhà cửa, nô tỳ thì người bán nộp 3%, người mua nộp 1%.
  • Thuế chợ, thuế bến tàu, bến xe, mọi hàng hóa đều đánh thuế 1%

    _ Nhà Tấn thi hành chế độ sỹ tộc rất ngặt. Từ vương - công - hầu - bá là nhất phẩm tới tứ phẩm, hàng quý tộc, t tức là sĩ tộc bậc cao. Từ các bậc ngũ phẩm đến cửu phẩm, chủ yếu là các quan văn võ, gọi là sĩ tộc. Dân thường gọi là hạ phẩm. Vua còn quy định khách của sỹ tộc:  Từ nhất phẩm, nhị phẩm được sở hữu 40 hộ (cửu phẩm thời Tây Tấn có 50 hộ), mỗi bậc sau giảm 5 hộ, đến cửu phẩm cũng có 5 hộ (cửu phẩm thời Tây Tấn chỉ có 1 hộ) Dù triều đình ban hành số lượng hạn định về ruộng đất và tá điền nhưng trên thực tế có nhiều sĩ tộc chiếm số lượng vượt quy định.
   

Nhà Đông Tấn quy định chặt chẽ về môn đăng hộ đối trong hôn nhân, nếu làm trái là phạm tội nặng.


File:魏晉墓磚畫 耕犁圖.jpg
người dân cày ruộng thời Tấn.


   Văn hoá, nghệ thuật: 


   _  Tây Tấn xuất hiện nhiều nhóm nhà văn hoá lớn, tiêu biểu là nhóm Trúc Lâm thất hiền, gồm 7 danh sĩ: Kê Khang (223-262), Nguyễn Tịch (210-263), Nguyễn Hàm (cháu Nguyễn Tịch), Sơn Đào (205-283), Hướng Tú (227-273), Vương Nhung (234-285), Lưu Linh. Bảy danh sĩ thường tụ tập trong rừng trúc, bàn luận về chính sự và học vấn, rất hợp ý nhau.

Bảy Bậc Hiền Thánh của phái Trúc Lâm thất hiền ,một bức tranh thời Đông Tấn khai quật ở 1 ngôi mộ từ Nam Kinh , bây giờ nằm trong Bảo tàng tỉnh Thiểm Tây .

    Sau Trúc Lâm thất hiền là hàng loạt các danh sĩ theo lối Phong khí thanh đàm (bàn luận suông) chú trọng việc bình phẩm nhân vật, như Nhạc Quảng, Trương Hoa (232-300), Phó Huyền (217-278), anh em Lục Cơ (261-303) - Lục Vân (262-303).
    Các nhà văn, nhà thơ đáng kể có anh em họ Lục, Phan An, Phan Nê (hai chú cháu), Thái Phân, Tả Xung, Lý Mật.
    Trên lĩnh vực sử học, đáng kể nhất là Trần Thọ (233-297) với công trình sử học Tam Quốc chí. Cha con Bùi Ngỗi, Bùi Tú với bộ bản đồ lịch sử Vũ Cống cương vực đồ. Danh tướng Đỗ Dự còn là người có công chú giải sách Tả truyện trong Xuân Thu Tả truyện kinh truyện tập giải.
    Về y học có Vương Thúc Hòa với công trình y học Mạch kinh và nổi bật là Hoàng Phủ Mật (215-282) với bộ Châm cứu Giáp Ất kinh, được xem là tác phẩm chuyên về châm cứu đầu tiên.
    Công thần khai quốc Vệ Quán (220-291), cùng con trai Vệ Hằng và con gái Vệ Thước là những nhà thư pháp nổi tiếng thời Tây Tấn.
    Về cơ giới, Mã Hoàn (200 – 265, người nước Ngụy, Tam quốc) thiết kế lại xe chiến mã năm 255, thiết kế guồng nước, cải tạo khung dệt. Ông cải tạo máy dệt thoi tăng năng suất lên 5 lần, chế tạo guồng nước để tưới tiêu gọi là phiên xa (guống nước hình xương rồng) có khả năng đưa nước từ thấp lên cao một cách liên tục với hiệu suất cao có tác dụng nhất định trong phát triển sản xuất của xã hội đương thời. 
       Năm 254, ông phát minh ra xe chỉ nam. Nhờ có một bộ truyền động bánh răng vi sai, pho tượng trên xe luôn chỉ hướng nam, dù xe được kéo đi theo bất cứ hướng nào, sau đó được Tổ Xung Chi (429 -500) thời Lưu Tống cải tiến, áp dụng trong lĩnh vực giao thông đường bộ và thủy.
     Về Toán học, năm 263,  Lưu Huy đã chỉ ra rằng "chu tam kinh nhất" chỉ là tỉ lệ chu vi của hình lục giác đều nội tiếp và đường kính của đường tròn. Về sau, khi dùng phương pháp cát tuyến, ông đã tính được chu vi của hình 3072 cạnh nội tiếp, ống tính ra được giá trị của π là 3,1416.


   Đông Tấn: đạt nhiều thành tựu.
     Cát Hồng (283-363) được xem là nhà khoa học nhiều môn. Ông để lại tác phẩm Bão Phác Tử đề cập rất nhiều lĩnh vực: y học, hóa học, thuật luyện kim ở mức độ sơ khai.
     _ Nhà thiên văn học Ngu Hỷ đã phát hiện 1 năm hằng tinh hoàn toàn không nhất trí với 1 năm mặt trời cho nên thời gian khoảng 50 năm thì sai biệt nhau 1 độ. Việc phát hiện hiện tượng này đã giúp cho các nhà tính lịch pháp có thể soạn lại bộ lịch mới. Sau này Tổ Xung Chi đã dựa vào thành quả đó để làm ra lịch Đại Minh.
     _ Về thư pháp và hội họa, thời Đông Tấn đóng góp nhiều hơn cả, nổi bật nhất là Vương Hi Chi (cháu Vương Đạo), Vương Dị, Cố Khải Chi, Đới Quỳ. Vương Hi Chi nổi tiếng nhờ học được thuật thư pháp của Vệ Thước - con gái nhà thư pháp Vệ Quán thời Tây Tấn. Vương Hi Chi (303 – 361) đã viết Lan Đình thiếp, được coi là một báu vật đương thời. 
     _ Về sử học có Can Bảo và Điêu Tạc Xỉ là nổi danh nhất. Can Bảo soạn Tấn kỷ về sử nhà Tấn, sau này có nhiều đoạn được Tư Mã Quang dẫn lại khi soạn Tư trị thông giám. Điêu Tạc Xỉ soạn sách Hán Tấn Xuân Thu theo lối biên niên, từ Hán Quang Vũ Đế tới Tấn Mẫn Đế (25-316).
     _ Về thơ ca và văn học, lớn nhất là tên tuổi Đào Tiềm (365 - 427). Ông là chắt nội danh tướng Đào Khản, không những chỉ là nhà thơ lớn thời Đông Tấn mà còn được thừa nhận là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Trung Quốc. Các tác phẩm Đào Hoa nguyên ký và Ngũ Liễu tiên sinh truyện của ông được truyền tụng đến nhiều đời sau.

Vương Hi Chi - nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn
File:Wang Yi-zhi 001.JPG
một bài thư pháp của Vương Hi Chi

Cát Hồng







Nam - Bắc triều ( 420 - 581 ). Thời kì này, Trung Quốc lại chia làm hai triều đình riêng biệt là Bắc triều và Nam triều. Hai nhà nước này đánh nhau liên tục. Từ năm 422-451, Bắc Ngụy 4 lần tiến đánh Nam Tống nhưng bất phân thắng bại. Thời kỳ này, quá trình Hán hóa các dân  tộc du mục phương Bắc lại diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu là cải cách của Hiếu Văn đế triều Bắc Ngụy. Mặc dù vậy, ở cả hai miền kinh tế và chính trị khá ổn định, về sau nội loạn đã làm sụp đổ các triều đại khác nhau ở hai miền.

   _ Thành tựu:
     + Luật pháp: Vua Bắc Ngụy ra luật "Hiếu Văn đế" gồm 20 chương, 832 điều để quản lý quốc gia.
      + Kinh tế:ban hành chế độ quân điền, về sau các triều đại khác điều chình thêm và đến thời Đường thì hoàn chỉnh.
      + Y học:  Đào Hoằng Cảnh (457 – 536) với việc chỉnh lý quyển Thần Nông Bản Thảo Kinh (sách có từ thời Hán).Quyển sách đề cập đến 365 loại dược vật, 252 loại thực vật, 67 loại động vật, và 46 loại khoáng vật. Trong Thần Nông Bản Thảo Kinh, Đào Hoằng Cảnh liệt kê các dược tính của dược liệu tương tự theo hệ thống hành chính trong vương quốc.  
      + Nông học: Giả Tư Hiệp viết sách "Tế dân yếu thuật" (92 chương, 10 tập, 120.000 chữ) trình bày về phương pháp, cách thức trồng cây trong nông nghiêp, cải tiến,cách thức chăn nuôi gia súc. Thời kỳ này, người dân chủ yếu dùng xe bò; phát minh ra chiếc vòng tròn tròng vào cổ ngựa làm cho sức kéo của những cỗ xe ngựa được nâng cao hơn. Phát kiến này sớm hơn châu Âu 500 năm
      + Địa lý: Bùi Tú (Tây Tấn) hoàn thiện kỹ thuật vẽ bản đồ, đề xuất lý luận bản đồ theo nguyên tắc chế độ lục thể. Đến thời Bắc Ngụy, Lê Đạo Nguyên biên soạn Thủy kinh chú, ghi chép về 1.252 con sông, núi cao, đồng bằng, thành thị, bến đò, phong thổ, con người là quyển sách vĩ đại nhất thời cổ về mặt địa lý.

      + Thiên văn: kế thừa thành tựu có từ thời Tấn, Tổ Xung Chi sáng tạo ra lịch Đại Minh (462). Trong lịch này, ông tính được độ dài năm giữa hai lần xuân phân kế tiếp là 365,24281481 ngày (sai lệch 50 giây so với tính toán hiện đại), và độ dài của tháng mặt trăng là 27,21233 ngày (lệch 9 giây). Ông đề ra quy luật cứ 391 năm thì có 144 tháng nhuận.. Lịch Đại Minh là bộ lịch chính xác nhất trong vòng hơn 700 năm sau. Ông phát hiện thấy sự tiến động của ngày xuân phân khiến cho năm chí tuyến ngắn hơn so với năm mặt trời thực 21 phút, cũng như thấy rằng sau 7 chu kỳ 12 năm, sao Mộc lại dôi ra khoảng 1/20 quỹ đạo của nó.Ông là người đầu tiên tính ra số π = 355/113 <=> 3,1415926 < π < 3,1415927. Ông tìm ra số π dựa trên thuật toán của Lưu Huy tính với đa giác nội tiếp 12288 cạnh. Số π do Tổ Xung Chi tìm ra chính xác nhất trong vòng 900 năm sau đó. Ngoài ra, ông còn phát minh ra loại thuyền cơ khí chuyển động bằng sức người gọi là Thiên lý thuyền. Con trai ông là Tổ Hằng cũng là nhà số học, phát hiện ra công thức tính thể tích của hình cầu.

Tổ Xung Chi

Nghệ thuật có nhiều thành tựu rực rỡ.




Nhà Đường ( 618 - 907 ) do Lý Uyên sáng lập. Đây là thời kì phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Thời Đường, nhà nước thi hành các chính sách sau:
    _ Một: cử người thân tín cai quản các địa phương, đặc biệt là cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ, cai trị các vùng biên cương (đây là chức quan chỉ huy, cai quản cả dân sự và quân sự).
    _  Hai: đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan. Không phải chỉ có dòng dõi quý tộc, mà con em địa chủ, nếu học giỏi có tài, thi đỗ cũng có thể ra làm quan, được phong tước vị. 
    Như thế, chế độ phong kiến đã tạo điều kiện cho các tầng lớp phong kiến được tham gia bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Chính quyền phong kiến đến thời Đường đã được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
    _ Ban hành chế độ quân điền gồm các nội dung sau:
- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy.
- Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc
- Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.

Khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu (tô: thuế ruộng - bằng lúa; dung: thuế thân – bằng lao dịch; điệu: thuế hộ khẩu - bằng vải lụa).

     _ Đối ngoại, các vua Đường tiếp tục đi xâm chiếm đất đai. Nhà Đường đã đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông ở phía bắc, chinh phục Tây Vực ở phía tây (nay là Tân Cương), xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ thống trị ở “An Nam” (lãnh thổ nước ta thời ấy), ép nước Tây Tạng phải thần phục. Trải qua các thời Tần, Hán, nhất là thời Đường, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
    _ Văn hoá: Phật giáo đã thịnh hành. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ấn Độ, Cham-pa lại đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều.



    _Thời kì Ngũ đại - Thập quốc ( 907 - 960 ): Trong suốt thời kỳ này, 5 triều đại đã thay nhau tồn tại ở vùng lưu vực sông Hoàng Hà và hơn 12 nhà nước độc lập đã được xây dựng chủ yếu ở vùng đất Hoa Trung, Hoa Nam và một phần Hoa Bắc


Ngũ đại thập quốc năm 923

  5 triều đại là:
  1. Hậu Lương (907-923): của người Hán
  2. Hậu Đường (923-936): của người Sa Đà
  3. Hậu Tấn (936-947): Sa Đà
  4. Hậu Hán (947-951) Sa Đà
  5. Hậu Chu (951-960): Hán
10 nước là:
  1. Ngô ở An Huy ngày nay, vua là người Hán
  2. Tiền Thục ở Tứ Xuyên ngày nay, vua là người Hán
  3. Ngô Việt ở Triết Giang ngày nay, vua là người Hán
  4. Sở ở Hồ Nam ngày nay, vua là người Hán
  5. Mân ở Phúc Kiến ngày nay, vua là người Hán
  6. Nam Hán ở Quảng Đông ngày nay, vua là người Hán
  7. Nam Bình ở Hồ Bắc ngày nay, vua là người Hán
  8. Hậu Thục ở Tứ Xuyên ngày nay, vua là người Hán
  9. Nam Đường ở Giang Tô ngày nay, vua là người Hán
  10. Bắc Hán ở Sơn Tây ngày nay. Riêng nước này ở vùng Hoa Bắc. Vua là người Sa Đà.

    _ Nhà Tống ( 960 - 1279 ). Giai đoạn đầu nhà Tống đóng đô ở phía bắc ( Bắc Tống ), sau bị bộ tộc Kim tấn công quấy phá phải chạy về phía nam ( Nam Tống ). Đến năm 1279 thì bị nhà Nguyên diệt. Thời Tống, chính quyền ngày càng tập trung vào tay hoàng đế. Chức tiết độ sứ (có từ thời Đường) bị bãi bỏ.


Tống và các nước xung quanh, thế kỷ 11
    Ở thời Tống, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề cấp bách được đặt ra cần phải giải quyết. Được nhà vua đồng ý, năm 1069 Vương An Thạch đã đề ra một chương trình cải cách toàn diện, mạnh dạn. Trong đó có điểm đáng chú ý là: Nhà nước sẽ đứng ra cho dân chúng vay nợ trong kì giáp hạt, giảm nhẹ khoản đóng góp của nhân dân, khuyến khích khẩn hoang, làm các công trình thuỷ lợi để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình cải cách không được bao nhiêu, mặc dù chính sách cải cách của Vương An Thạch vẫn được thi hành cho đến khi Tống Thần Tông chết (1085) mới bãi bỏ
    Thời Tống, Nho giáo được phát triển thêm một bước về lí luận. Các vua Tống đề cao Nho học, đồng thời cũng làm cho Nho giáo đượm thêm màu sắc tôn giáo. Thể thơ Từ phát triển.
Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp được mở rộng hơn. Nghề dệt có nhiều tiến bộ

   _ Nhà Nguyên ( 1279 - 1368 ). Sau khi diệt Tây Hạ, Kim, Nam Tống, Hốt Tất Liệt thống nhất toàn bộ Trung Quốc và lập ra nhà Nguyên. 
Nhà Nguyên bắt chước cách tổ chức bộ máy nhà nước của Trung Quốc, đồng thời thi hành chính sách áp bức, chia rẽ dân tộc. Các chức quan cao cấp đều dành cho người Mông Cổ. Họ chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân, thu thuế rất nặng nề. Do đó, mâu thuẫn dân tộc ngày một sâu sắc. Nhà Nguyên đã ba lần kéo quân xâm lược Đại Việt, nhưng đều thất bại.
File:Yuen Dynasty 1 2 9 4.png

  bản đồ đế quốc Nguyên năm 1294   


   _ Nhà Minh ( 1368 - 1644 ). Năm 1368, Chu Nguyên Chương đã lãnh đạo người Hoa khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên, lập ra nhà Minh.

Vị trí của Triều đại Minh
Trung Quốc dưới thời Minh Thành Tổ



   bản đồ TQ thời Minh
Minh Thái Tổ rất quan tâm đến việc xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền nhằm chấm dứt tình trạng hỗn chiến và mưu phản. Năm 1380, ông quyết định bỏ các chức Thừa tướng, Thái uý trước đây và thay thế vào đó là các quan Thượng thư phụ trách các bộ. Nhà Minh đã lập ra sáu bộ: Lễ, Binh, Hình, Công, Lại, Hộ, phụ trách các việc về lễ nghi, quân sự, luật pháp, xây dựng, bộ máy nhân sự và dân sự; hoàn chỉnh bộ máy triều đình. Các quan lại ở tỉnh chịu sự chỉ đạo của các bộ ở triều đình. Hoàng đế tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp nắm quân đội. Hoàng đế còn tăng cường phong tước và ban cấp đất đai cho con cháu trong hoàng tộc, cho công thần thân tín để làm chỗ dựa của triều đình.
   Kinh tế, văn hoá phát triển và đạt nhiều thành tựu rực rỡ, nhất là tiểu thuyết như Thuỷ hử, Tây du ký...   Cuối thời Minh, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, khởi nghĩa Lý Tự Thành bùng nổ. Nhân cơ hội đó, người Mãn chiếm toàn bộ Trung Quốc, lập ra nhà Thanh (1644 – 1911). 


   _ Nhà Thanh (1644 - 1911 ). Người Mãn vốn là một nhánh của tộc Nữ Chân, năm 1636 họ lập nước Thanh. Năm 1644, nhân sự loạn lạc ở vùng Trung Nguyên, người Mãn đã kéo quân vào đánh chiếm Bắc kinh, lập ra triều đại cuối cùng của phong kiến Trung Quốc. Vua đầu tiên là Thuận Trị. Cùng với quá trình chinh phục, nhà Thanh ra sức củng cố bộ máy chính quyền và thực hiện việc áp bức dân tộc. Nhà Thanh cũng cho người Hán làm quan, thi hành chính sách mua chuộc giai cấp địa chủ người Hán, thu hút nhiều trí thức Hán tộc vào bộ máy quan lại. Tuy nhiên, quyền hành vẫn tập trung vào tay người Mãn.
Tiếp tục con đường mà những triều đại trước đã đi, các hoàng đế  Thanh đều đem quân đi xâm lấn các nước láng giềng. Vua cử sứ giả đến các nước Đông Nam Á, Nam Á để phô trương sức mạnh

Trung quốc thời Thanh
bản đồ nước Thanh trong thời kỳ các đế quốc phương Tây xâm nhập vào.
Những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Hoa 

Trung Quốc là một trong những nơi xuất hiện nền văn minh sớm thời cổ -trung đại. Văn minh Trung Hoa thời cổ-trung đại có ảnh hưởng rất lớn tới các nước phương Đông.

Chữ viết:
   _
Từ xa xưa, người Trung Hoa đã trao đổi và truyền thông tin cho nhau thông qua truyền miệng
   _ Thời Hoàng Đế, 
sử quan là Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ viết cổ (nhưng chưa tìm thấy). 
   _Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Chữ này thường được viết trên mai rùa, xương thú để bói toán, ghi chép về khí tượng, địa lí, thiên văn, tôn giáo… phục vụ cho tầng lớp vua chúa. Ngày nay, người ta kiếm được 15 vạn mảnh xương, 4500 chữ, đã đọc được khoảng 1/3.
Bảng đối chiếu một số chữ giáp cốt

chữ giáp cốt


Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn
     _ Thạch cổ văn (văn khắc trên trống đá) tương truyền do Thái sử Lựu thời nước Tần sáng tạo ra. Thạch Cổ Văn có bút pháp vuông vắn hài hòa, được nhiều người dân thời đó luyện thư pháp yêu thích.
     _ Kim văn có từ cuối đời Thương, đầu Tây Chu. Kim văn thường được viết trên các vật bằng đồng, 
đặc biệt là trên những chiếc chuông và vạc. Vì thể loại văn tự này được tìm thấy dưới dạng đúc hoặc khắc trên đồ kim khí nên mới có tên gọi như vậy.
Kim văn.                                                                                                                                                   Kim văn được chia làm 4 loại, dựa theo 4 thời kì phát triển:

  _Ân kim văn (khoảng năm 1300-1046 trc.CN): Ân kim văn có khá ít, thực chất cũng chỉ từ sau khi Bàn Canh rời đô mà thôi. Nội dung kim văn khá ngắn, chủ yếu là tên của người đúc hoặc tổ tiên người thợ đúc, bài dài nhất khoảng hơn 40 chữ.

  _ Tây Chu kim văn (khoảng năm 1046-771 trc.CN): thời Tây Chu, Kim văn bắt đầu hưng thịnh, ghi chép những việc đi tuần, săn bắn của vua chúa.

  _ Đông Chu kim văn (năm 770-222 trc.CN): thời kì Đông Chu, đồ sắt xuất hiện, đồ đồng cũng nhiều lên, vì thế kim văn phong phú hơn trước rất nhiều, ghi chép những việc của vương công đại thần, việc chiến sự, âm nhạc…

  _ Tần Hán kim văn (năm 221-219 trc.CN): Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, tiến hành thống nhất văn tự. Kim văn chỉ còn xuất hiện trong các đồ đồng ở dân gian, đến đời Hán thì dần biến mất.








 _ Thời Xuân Thu_Chiến Quốc, chữ viết ngày càng đẹp hơn, được gọi là chữ Đại Triện (hay Cổ văn). Chữ này hiện vẫn còn viết trên đá, thẻ tre.
Lược sử chữ Hán 3: Đại triện – 大篆 (Dàzhuàn)
Thư pháp đại triện



   Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, Lý Tư (thời Tần) thống nhất chữ viết trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện. Chữ này có bút pháp hoa mỹ, nghiêm cẩn, bố cục chặt chẽ.

tiểu triện
Tác phẩm “Thất ngôn thi – Vịnh Oa” viết bằng tiểu triện


   _ Thời Hán,  xuất hiện Hán tự, có chữ lệ (nghĩa là "lệ thuộc" vào chữ Triện) vuông vức, ngay ngắn (chỉ có 8 nét cơ bản, tốc độ viết được nâng cao hơn), là dạng quá độ để phát triển thành chữ
chân (tức chữ Hán) và chữ Khải (kết cấu chặt chẽ, nét bút chỉnh tề, dễ viết, vô cùng quy phạm) và chia thêm ra chữ Hành (viết một cách thoải mái, không quá trang trọng) và chữ Thảo (chữ được viết giản lược, nhưng từng chữ một rất rõ ràng, giản lược không nhiều).

Hoa Sơn miếu biBia miếu Hoa Sơn – chữ  Lệ  
Khải thư









Chữ khải của Âu Dương Tuân

chương thảo



Một tác phẩm chương viết bằng chữ thảo
Tóm lại, sự phát triển của Chữ Hán gồm các giai đoạn: Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải → Chữ Thư

Văn học: 
Kinh thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân-Thu, được Khổng tử sưu tập và chỉnh lí. Kinh thi gồm có 3 phần: Phong, Nhã, Tụng.

Thơ Đường là thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn tác giả nổi bật lên ba nhà thơ lớn đó là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.




Tới thời Minh-Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần...trong đó Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.
   + La Quán Trung (1330_1400) viết Tam quốc diễn nghĩa dựa vào câu chuyện được lưu truyền trong dân gian về Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi đã kết nghĩa ở vườn đào. Nội dung cơ bản của tác phẩm miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị phức tạp giữa ba nước Nguỵ, Thục, Ngô.
Sanguo2.PNG
Minh họa tích Tào Tháo và Lưu Bị uống rượu luận anh hùng trong Tam quốc diễn nghĩa

   + Tác phẩm Thuỷ hử của Thi Nại Am (1296_1370) tường thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa nông dân do Tống Giang làm thủ lĩnh tại vùng Lương Sơn Bạc. Tác giả đã ca ngợi tài mưu lược, lòng quả cảm của những người anh hùng áo vải nên đã bị chính quyền đương thời cấm lưu truyền. Nhưng hình ảnh của các anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc vẫn ăn sâu vào lòng dân và đã tạo thêm nguồn sức mạnh tinh thần, cổ vũ cho cuộc đấu tranh chống phong kiến của nông dân Trung Quốc.

Một bức tranh minh họa trong tiểu thuyết Thuỷ hử
   + Ngô Thừa Ân (1500_1581) kể chuyện sư Huyền Trang và các đồ đệ vượt 81 kiếp nạn tìm đường sang Ấn Độ lấy kinh Phật trong bộ Tây du kí nổi tiếng. Tính cách của những nhân vật được thể hiện trong suốt cuộc hành trình đầy nguy nan trắc trở. Cuối cùng, thầy trò Huyền Trang đã đạt được mục đích. Ai đã đọc Tây du kí đều không thể quên được nhân vật Tôn Ngộ Không hết sức thông minh, mưu trí, dũng cảm.

Evl53201b pic.jpg

Bìa bản Tây du ký chữ Hán thế kỉ XVI
   + Liêu trai chí dị
của Bồ Tùng Linh (1640_1715) là tập đoản thiên tiểu thuyết có 490 truyện. Tác giả đã mượn chuyện hồ li ma quái để chỉ không khí hiện thực hắc ám đương thời, bày tỏ nhân tình thế thái. Tác phẩm xứng đáng là tập đoản thiên truyện nổi tiếng của Trung quốc.
   + Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử (1705_1754) là bộ tiểu thuyết châm biếm nhằm đả kích nền luân lý phong kiến cổ hủ và chế độ khoa cử thời đó.
   + Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần (1706_1763) viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và tình yêu của đôi trai gái. Qua đó, tác giả đã vẽ lên bộ mặt của xã hội phong kiến Trung Quốc trong giai đoạn suy tàn. Tào Tuyết Cần xây dựng cho Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc – hai nhân vật chính trong truyện – tính cách chống đối chế độ thi cử, chế độ quan trường, đạo đức và lễ giáo phong kiến, khát vọng tự do hạnh phúc, đồng thời dành cho những người thuộc tầng lớp bị coi là thấp kém những tâm hồn cao đẹp và những tình cảm chân thành.


Sử học: 

Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Từ thời Xuân Thu_Chiến quốc các tác phẩm sử học ra đời. Các tác phẩm tiêu biểu:

    + Kinh Xuân Thu (Chūnqiū), cũng được gọi là Lân Kinh, dài 16.000 từ, là bộ biên niên nước Lỗ viết về giai đoạn từ năm 722 TCN tới năm 481 TCN. Nó do Khổng Tử biên soạn. Tác phẩm đề cập đến các quan hệ ngoại giao giữa các nước chư hầu phong kiến, các liên minh và các hành động quân sự, cũng như những sự kiện sinh tử bên trong gia đình hoàng gia. Cuốn biên niên sử cũng ghi chép về các sự kiện thảm hoạ thiên nhiên như lũ lụt, động đất, nạn châu chấu và nhật thực, bởi vì những sự kiện đó được xem là phản ánh sự ảnh hưởng của trời đối với thế giới loài người.
 
    Các sự kiện được miêu tả theo trật tự thời gian, đầu tiên là niên hiệu của vua nước Lỗ, mùa, mùa, tháng và ngày theo năm can chi. Kết cấu biên niên được tuân thủ chặt chẽ, tới mức liệt kê bốn mùa trong mỗi năm thậm chí khi không có sự kiện nào xảy ra ở thời điểm đó.
    Văn phong ngắn gọn và khách quan, và không giúp ích gì cho việc xác định tác giả chính xác của nó
   
    + Tả truyện , tương truyền do Tả Khâu Minh biên soạn, là lời bình cho kinh Xuân Thu. Nó co nhiều sử liệu hơn đề cập giai đoạn Xuân Thu.
    + Sử ký, còn có tên khác là sách của ông Thái sử là cuốn sử của Tư Mã Thiên được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung Quốc từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời ông sống. Vì là văn bản lịch sử Trung Quốc có hệ thống đầu tiên, nó ảnh hưởng cực lớn tới việc chép sử và văn chương Trung Quốc sau này, có thể so sánh Tư Mã Thiên với Herodotus và Sử Ký với cuốn Historiai của ông (theo quan điểm người phương Tây
    Cuốn sử này được viết theo phong cách viết sử tự do và có chủ đích của Tư Mã Thiên, về sau đã được nhiều nhà thơ và tiểu thuyết sau này học tập. Văn phong miêu tả rất sống động các nhân vật và sự kiện, có sự điều chình cho đúng với thực tế. Ngoài việc phản ánh chân thực lịch sử, cuốn sử còn ngụ ý sâu xa là lên án sự tàn bạo của tầng lớp thống trị (Tần Thủy Hoàng, Lưu BangVũ Đế), ca ngợi những nhà thơ yêu nước như Khuất Nguyên, đề cao các dũng sĩ khởi xướng khởi nghĩa nông dân đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc như Trần Thiệp.
Cấu trúc Sử ký Tư Mã Thiên: 
      Sử ký gồm trên 52 vạn chữ, 130 thiên, xếp loại các thông tin thành 5 phần khác nhau: Bản kỷ, Biểu, Thư, Thế gia và Liệt truyện 
Khoa học tự nhiên và kĩ thuật:

Toán học:


Người Trung Hoa đã sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm. Thời Tây Hán đã xuất hiện cuốn Chu bễ toán kinh, trong sách đã có nói đến quan niệm về phân số, về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông.

Thời Đông Hán, đã có cuốn Cửu chương toán thuật, trong sách này đã nói đến khai căn bậc 2, căn bậc 3, phương trình bậc1, đã có cả khái niệm số âm, số dương.

Thời Nam-Bắc triều có một nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã tìm ra số Pi xấp xỉ 3,14159265, đây là một con số cực kì chính xác so với thế giới hồi đó.

Thiên văn học:

Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã vẽ được bản đồ sao có tới 800 vì sao. Họ đã xác định được chu kì chuyển động gần đúng của 120 vì sao. Từ đó họ đặt ra lịch Can-Chi. Thế kỉ IV TCN, Can Đức đã ghi chép về hiện tượng vết đen trên Mặt trời. Thế kỉ II, Trương Hành đã chế ra dụng cụ để dự báo động đất.

Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) đã soạn ra cuốn Thụ thời lịch, xác định một năm có 365,2425 ngày. Đây là một con số rất chính xác so với các nhà thiên văn Châu Âu thế kỉ XIII.

Y dược học: 
Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi là bộ sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa. Thời Minh có cuốn Bản thảo cương mục của Lí Thời Trân. Cuốn sách này được dịch ra chữ Latinh và được Darwin coi đây là bộ bách khoa về sinh vật của người Trung Quốc thời đó. Đặc biệt là khoa châm cứu là một thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc.

Kĩ thuật: 

Có 4 phát minh quan trọng về mặt kĩ thuật mà người Trung Hoa đã đóng góp cho nhân loại, đó là giấy, thuốc súng, la bàn và nghề in. Giấy được chế ra vào khoảng năm 105 do Thái Luân. Nghề in bằng những chữ rời đã được Tất Thăng sáng tạo vào đời Tuỳ.

Đồ sứ cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Từ thế kỉ VI, họ đã chế ra diêm quẹt để tạo ra lửa cho tiện dụng.


Hội hoạ:

Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 - 6000 năm với các loại hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ.

Điêu khắc 

Ở Trung Quốc cũng phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán ( pho tượng cao nhất thế giới ), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay.

Kiến trúc 

Cũng có những công trình rất nổi tiếng như Vạn lí trường thành ( tới 6700 km ), Thành Tràng An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc Kinh.

Triết học, tư tưởng:

Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm dương gia:

Âm dương, bát quái, ngũ hành, là những thuyết mà người Trung Quốc đã nêu ra từ thời cổ đại để giải thích thế giới. Họ cho rằng trong vũ trụ luôn tồn tại hai loại khí không nhìn thấy được xâm nhập vào trong mọi vật là âm và dương ( lưỡng nghi).

Bát quái là 8 yếu tố tạo thành thế giới: Càn (trời), Khôn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (lửa), Cấn (núi), Đoài (hồ). Trong Bát quái, hai quẻ Càn, Khôn là quan trọng nhất.

Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Đó là 5 nguyên tố tạo thành vạn vật. Các vật khác nhau là do sự pha trộn, tỉ lệ khác nhau do tạo hoá sinh ra. Sau này, những người theo thuyết Âm dương gia đã kết hợp thuyết Âm dương với Ngũ hành rồi vận dụng nó để giả thích các biến động của lịch sử xã hội .

Về tư tưởng:

Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều những nhà tư tưởng đưa ra những lí thuyết để tổ chức xã hội và giải thích các vấn đề của cuộc sống( Bách gia tranh minh ).

Nho gia: Đại biểu cho phái Nho gia là Khổng Tử. Nho gia đề cao chữ nhân, chủ trương lễ trị, phản đối pháp trị. Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ thường, cùng với tư tưởng Chính danh định phận và đề cao tư tưởng Thiên mệnh. Giá trị quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử là về giáo dục. Ông chủ trương dạy học cho tất cả mọi người.

Tới thời Hán Vũ Đế (140-87 TCN), chấp nhận đề nghị của Đổng Trọng Thư, Hán Vũ Đế đã ra lệnh “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, Nho gia đã được đề cao một cách tuyệt đối và nâng lên thành Nho giáo.

Đạo gia:

Đại biểu cho phái Đạo gia là Lão Tử và Trang Tử . Hai ông đã thể hiện tư tưởng của mình qua hai tác phẩm Đạo đức kinh và Nam Hoa kinh. Theo Lão Tử, “Đạo” là cơ sở đầu tiên của vũ trụ, có trước cả trời đất, nằm trong trời đất. Qui luật biến hoá tự thân của mỗi sự vật ông gọi là “Đức”. Lão Tử cho rằng mọi vật sinh thành, phát triển và suy vong đều có mối liên hệ với nhau.

Tới thời Trang Tử, tư tưởng của phái Đạo gia mang nặng tính buông xuôi, xa lánh cuộc đời. Họ cho rằng mọi hoạt động của con người đều không thể cưỡng lại “đạo trời”, từ đó sinh tư tưởng an phận, lánh đời.

Phái Đạo giáo sinh ra sau này khác hẳn Đạo gia, mặc dù có phái trong Đạo giáo tôn Lão Tử làm “Thái thượng lão quân”. Hạt nhân cơ bản của Đạo giáo là tư tưởng thần tiên. Đạo giáo cho rằng sống là một việc sung sướng nên họ trọng sinh, lạc sinh.

Pháp gia:

Ngược hẳn với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương “pháp trị”, coi nhẹ “lễ trị”. Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng.

Theo Hàn Phi Tử, trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu với mọi người, không cần lễ nghĩa. Ông cho rằng trị nước cần nhất 3 điều:

• Pháp: đó là phải định ra được pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu, công bằng với mọi người, không phân biệt đó là quí tộc hay dân đen.

• Thế: Muốn thực thi pháp luật thì các bậc quân vương phải nắm vững quyền thế, không chia xẻ cho kẻ khác.

• Thuật: đó là thuật dùng người. Thuật có 3 mặt: bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng phạt. Thuật bổ nhiệm là khi chọn quan lại chỉ căn cứ vào tài năng và lòng trung thành, không cần dòng dõi, đức hạnh. Khảo hạch là phải kiểm tra công việc thường xuyên. Thưởng phạt thì chủ trương “ai có công thì thưởng, ai có tội thì trừng phạt thật nặng, bất kể là quí tộc hay dân đen”, trọng thưởng, trọng phạt.

Mặc gia:

Người đề xướng là Mặc Tử (Khoảng giữa thế kỉ V TCN đến giữa thế kỉ IV TCN ). Hạt nhân tư tưởng triết học của Mặc gia là nhân và nghĩa.

Mặc Tử còn là người chủ trương “ thủ thực hư danh” (lấy thực đặt tên). Tư tưởng của phái Mặc gia đầy thiện chí nhưng cũng không ít ảo tưởng. Từ đời Tần, Hán trở về sau, ảnh hưởng của phái Mặc gia hầu như không còn đáng kể.



















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét