Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Cách mạng tháng Mười Nga 1917

Cách mạng tháng Mười Nga 1917
1. So sánh cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười Nga

Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản diễn ra vào tháng 2 năm 1917 (theo lịch Nga cũ). Cuộc cách mạng này đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng Nikolai II và vương triều Romanov trị vì hơn 300 năm ở nước Nga. Cuộc cách mạng này cũng đã dẫn tới một tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và chính quyền của các Xô viết đại biểu công nhân.

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một sự kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời của nhà nước Nga Xô viết. Cách mạng tháng Mười nổ ra vào ngày 24 tháng 10 năm 1917, do Vladimir Ilyich Lenin và Ðảng Bolshevik lãnh đạo. Cách mạng tháng Mười thành công vào ngày 7 tháng 11 năm 1917 (theo lịch Gregory) hay ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius).

1/Về hoàn cảnh:

Cách mạng tháng Hai nổ ra trong hoàn cảnh: Sau khi cách mạng tư sản 1905-1907 thất bại, nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nikolai II. ; quân đội Nga liên tiếp bại trận trên chiến trường ; nhân dân Nga ngày càng bất mãn, làn sóng phản đối chiến tranh lan rộng. Kinh tế Nga ngày càng suy sụp, nạn đói xảy ra khắp nơi. Chính phủ Nga hoàng tỏ ra bất lực, không thể cai trị được như trước nữa. 

Cách mạng tháng Mười diễn ra trong hoàn cảnh: Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng. Vladimir Ilyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân. “Luận cương tháng Tư" do Lê nin trình bày chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2/Về mục tiêu: 

CM tháng Hai: Lật đổ chỉnh phủ chuyên chế của Nga hoàng, giành chính quyền về tay nhân dân

CM Tháng Mười: Lật đổ CP LTTS, đưa nước Nga tiến lên CNXH.

3/Lãnh đạo 

CM tháng Hai: Ban đầu là giai cấp Vô sản, sau đó quyền lực rơi vào tay giai cấp Tư sản

CM tháng 10: Giai cấp vô sản thông qua chính đảng là Đảng bôn và Lê-nin.

4/ Tính chất:

CM tháng Hai: Cách mạng tháng hai về tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì lãnh đạo cuộc cách mạng là giai cấp vô sản và hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chứ không phải chế độ tư bản chủ nghĩa.

CM tháng Mười: CMXHCN

5/ Kết quả:

CM tháng Hai: Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, lập được xô viết và chính quyền tư sản

CM Tháng Mười: Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, lập ra nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. 



2. Vì sao cuộc cách mạng tháng 10 nga được gọi là cuộc cách mạng vô sản? 
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là một sự kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời của nhà nước Nga Xô viết.
Ngày Cách mạng tháng Mười Nga thành công là ngày 7 tháng 11 năm 1917 (theo lịch Gregory) hay ngày 28 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius)
Chủ nghĩa cộng sản là một khái niệm rộng cần phải được hiểu như một tổng hợp các lý luận (chính trị, kinh tế, xã hội), tư tưởng, tâm lý và thực tế thể hiện, các hình thức tồn tại... của một phong trào xã hội rộng lớn - bắt đầu từ thế kỷ 19, nở rộ và bắt đầu suy tàn trong thế kỷ 20 - nhằm xóa bỏ hình thái kinh tế-xã hội của chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội không giai cấp, không có quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất, mà trong đó mọi người là bình đẳng, không có hiện tượng "người bóc lột người" và tiến tới sự xóa bỏ nhà nước trong một tương lai "thế giới đại đồng" khi người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau và tại đó năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra đồi dào tới mức phân phối của cải theo nguyên tắc: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu"
 Nguồn http://my.opera.com/Nguyentaiduc/blog/show.dml/1476210

3. ẢNH HƯỞNG TO LỚN CỦA CÁCH MẠNG THÁNG 10 NGA ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
02/11/2010 10:42  |  5,205 lượt xem
Nhân kỷ niệm  Cách mạng tháng mười Nga (7- 11- 1917  -  7-11-2010)
 
Lenin thời trẻ 
     
ẢNH HƯỞNG TO LỚN CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
         
         Bản “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin đã góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga vĩ đại. Nó thức tỉnh các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng mười Nga đối với cách mạng Việt Nam là vô cùng to lớn. Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đã diễn tả rất xúc động khi Bác Hồ bắt gặp “Luận cương Lê-nin”, Người đã khóc trong niềm vui sướng ấy:
   Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
   Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin
   Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
   Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin.
Giữa giây phút thiêng liêng, xúc động ấy Bác thấy vận mệnh của Nước gắn với vận mệnh của Đảng:
                                       Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
                                       Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi
                                       Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
                                      Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười.
         Từ đây, con đường cứu nước của Bác đã có “kim chỉ nam” dẫn lối, bởiMặt trời Nga bừng chói ở phương Đông. Bác đến nước Nga, để mong được gặp người viết “Luận cương” trong cái lạnh âm 42 độ dưới số không, nhưng Lê-nin vừa mất. Người đau buồn, rơi lệ. Một thời gian sau, mùa xuân 1941, Bác trở về quê Việt, trong tay đã có “Luận cương Lê-nin” làm “kim chỉ Nam” cho hoạt động cách mạng. Vừa đặt chân qua biên giới, Bác đã cúi xuống hôn lên hòn đất quê hương sau bao năm xa cách, và lắng nghe trong đó biết bao điều kỳ diệu:
   Luận cương của Lê-nin theo Người về quê Việt
   Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
 Kìa, bóng Bác đang hôn lên hòn đất
 Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai.
       Thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin, của những ước mơ cao đẹp của loài người, có ảnh hưởng rất lớn và mang tính quyết định đến sự chuyển biến tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Người đã có sự lựa chọn dứt khoát đi theo Cách mạng tháng mười Nga, đi theo Lê-nin, tin theo Quốc tế III rồi trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp (1920). Người đã sớm khẳng định con đường giải phóng cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta là phải đi theo tiếng gọi của Cách mạng tháng Mười. Bác viết: "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế".
       Bác là người Việt Nam yêu nước đầu tiên tiếp thu ánh sáng của Cách mạng tháng Mười, Người viết: "Cách mạng tháng Mười, chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng". Tin theo Lê-nin, tin theo Cách mạng tháng Mười, Người khẳng định: "Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản".
Vladimiar Ilich Lenin
        Con đường cứu nước, giải phóng dân tộc mà Bác chịu ảnh hưởng là con đường của Cách mạng tháng Mười, Người đánh giá cao: "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật sự… Cách mạng tháng mười Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại tiếp sức cho công nông các nước và dân tộc bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới".
       Từ chủ nghĩa yêu nước Bác đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. và ánh sáng của Cách mạng tháng mười Nga, Người viết: "Tiếng sấm cách mạng ấy thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước hướng về phía Liên Xô, hấp thụ lý luận vĩ đại của chủ nghĩa Mác-Lênin". Có thể nói, không có Cách mạng tháng mười Nga thì cách mạng Việt Nam vẫn trong tình trạng khủng hoảng, vẫn còn trong "tình hình đen tối không có đường ra".
        Trong tác phẩm “Đường kách mệnh" xuất bản năm 1927, Bác giới thiệu các cuộc cách mạng trên thế giới, đặc biệt nhấn mạnh: "Chỉ có đi theo con đường Cách mạng tháng Mười - con đường duy nhất đúng đắn - Cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự". Có lần Bác tâm sự với một đồng chí cộng sản người Ý: "Nhân dân Việt Nam chúng tôi đã đau khổ nhiều và chúng tôi còn phải đau khổ nữa...Nhưng chúng tôi tiếp tục đi theo con đường Cách mạng tháng Mười đã vạch ra. Chúng tôi sẽ vận dụng vào thực tiễn đất nước chúng tôi những kinh nghiệm thu được ấy".
          Cách mạng tháng Tám 1945 là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đầu tiên thắng lợi ở một nước thuộc địa, là cuộc cách mạng vô sản thứ hai, sau thắng lợi Cách mạng tháng mười Nga, là minh chứng hùng hồn về sức lan tỏa của Cách mạng tháng mười Nga. Nói về ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đối với Cách mạng tháng Tám, Bác viết: "Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã chứng tỏ sự đúng đắn của học thuyết Mác-Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa, đã chứng tỏ sự đúng đắn của con đường mà Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại đã vạch ra".
          Được sự cổ vũ của Cách mạng tháng mười Nga, cùng với sự lãnh đạo tài tình của Bác, của Đảng, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, và kết thúc ở chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
        Với thắng lợi đó, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới. Đúng như Bác đã nói: "Đi theo con đường do Lê-nin vĩ đại vạch ra, con đường của Cách mạng tháng Mười, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi to lớn. Chính vì vậy mà mối tình gắn bó và lòng biết ơn của nhân dân Việt Nam đối với Cách mạng tháng Mười, đối với Lê-nin vĩ đại là vô cùng sâu sắc".
        Ngày nay, các thế lực thù địch vẫn ra sức tuyên truyền phủ nhận Cách mạng tháng Mười Nga, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ nhận thành quả của Chủ nghĩa xã hội… chúng ta rất cần cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc ấy và hãy vững tin đi theo con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn. Mỗi chúng ta hãy sống, “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì chúng ta sẽ gặp Bác ở tầm cao lý tưởng:
                                       Hỡi những ai chưa được một lần
                                       Trong đời gặp Bác. Hãy nhanh chân
                                       Tiến lên phía trước trên cao ấy
                                       Bác vẫn giơ tay đón lại gần
       Chúng ta mãi mãi biết ơn Cách mạng tháng mười Nga, biết ơn “Luận cương Lê-nin” mà Bác đã đem về quê Việt, chỉ đạo thành công Cách mạng Việt Nam, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc ta. Cách mạng tháng mười Nga mãi mãi là cái “cẩm nang”, là “kim chỉ Nam”, là “ánh sáng” diệu kỳ đối với cách mạng Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới./.
                                                               LÊ XUÂN
                                                                                                             
----------------------------------------------------------------------------------------                 Nguồn: Hồ Chí Minh Toàn tâp - NXB Sự thật – Hà Nội, 1989 – Tập 2, 7, 8, 10


4.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét