Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

lịch sử quan hệ quốc tế 1760 - 2000

lịch sử quan hệ quốc tế 1760 - 2000 (đề cương của Đại học Duy Tân)
I. Lịch sử quan hệ quốc tế 1760 - 1945

Đề cương lịch sử quan hệ quốc tế

                                                            Phạm Trần Hải – CK3- DAV


Câu 1:  Tác động của Cách mạng công nghiệp(CMCN) tới đời sống quốc tế thời cận đại ?

-                Tiền đề để CMCN ra đời : Sự bành trướng hệ thống thuộc địa và cuộc cách mạng ruộng đất ở Anh trong thế kỉ XVII – XVIII đã mở rộng thị trường trong và ngoài nước đòi hỏi một khối lượng sản phẩm công nghiệp lớn mà nền sản xuất công trường thủ công không thể đáp ứng nổi . Khi đó tiền đề điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản cũng dần hình thành : tư bản được hình thành bằng cách bóc lột nông dân và nhân dân thuộc địa , sức lao động dồi dào nhờ việc tước đoạt ruộng đất và đuổi hàng ngàn dân cày của họ . Xuất phát từ những yêu cầu khách quan của xã hội và từ những điều kiện sẵn có , nứoc Anh bứoc vào giai đoạn CMCN đánh dấu sự khỏi đầu của CMCN ở nhiều quốc gia trên thế giới.


Tác động của CMCN tới đời sống quốc tế thời cận đại :

*) Phá vỡ tính biệt lập của hình thái KT quốc gia – dân tộc và hình thành nền kinh tế thế gi mà tham gia vào đó là hầu hết các quốc gia trên hành tinh . Do số lượng chủ thế tăng cùn với sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển làm cho QHQT trở nên hết sức phức tạp và linh hoạt

*) Trong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa đế quốc quy luật phát triển không đồng đều mang tính nhảy vọt : VD  gia đoạn 1871-1900 sản xuất gang thép ở Anh tăng 1/3 lần , ĐỨc tăng 5,5 lần Mỹ 8 lần . Tính đến trước chiến tranh (1913)nền công nghiệp Anh từ vị trí dẫn đầu tụt xuống vị trí thứ 3 sau Mỹ và Đức ; Pháp tụt sau Anh xuống hàng thứ tư . Tình trạng không đồng đều này cũng rõ nét sau các cuộc khủng hoảng lớn vào những năm 1873-1879 , 1882-1886 , 1900-1903 . Chủ nghĩa đế quốc ra đời đã tác dộng mạnh đến tương quan lực lượng thế giới

*) Một số quốc gia mở rộng ảnh hưởng ra  bên ngoài bằng cách đẩy mạnh xâm lược các quốc gia khác nhằm tìm kiếm thị trường , tài nguyên , lao động nhằm phục vụ nền kinh tế trong nước và tranh giành phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu  :


 Nước Anh là nước đầu tiên tiến hành CMCN và đã nhanh chóng  trở thành cường quốc công nghiệp số một thế giới ( 1715-1789) . Cách mạng công nghiệp đã tạo cơ sở để nước Anh nâng cao tầm ảnh hưởng ra bên ngoài . Để củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế , giới cầm quyền tư sản Anh tiếp tục đẩy mạnh chính sách bành trướng ra bên  ngoài nhằm tìm kiếm thị trường, tài nguyên  và nhân lực phục vụ cho nền kinh tế đang phát triển ở chính quốc . Thuộc địa của Anh trải rộng từ Tây sang Đông bán cầu và giai đoạn này người ta thường ví nước Anh với hình ảnh : “ Mặt trời không bao gìơ lặn trên đất nước Anh. Pháp , Nga và Đức do áp dụng các thành tựu của CMCN trong nhiều lĩnh vực đặc biệt như quân sự nên đã phát triển nhanh và trở thành các quốc gia lớn mạnh trên thế giới . Các quốc gia kể trên đều tìm cách tạo sức ảnh hửong trên bình diện thế giới bằng việc tiến hành chiến tranh xâm lược các quốc gia ở các châu lục khác.


*)CN đế quốc đẩy những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc , giữa các nuớc đế quốc với thuộc địa lên đến đỉnh điểm , từ hình thức cạnh tranh , khủng hoảng dẫn tới xung đột theo các cấo độ khác nhau . Chủ nghĩa đế quốc là nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh thế giới

CMCN đã tạo ra cho các quốc gia số lượng hàng hoá khổng lồ vượt xa nhu cầu trong nước . Vì vậy họ buộc phải tìm cho mình thị trường tiêu thụ  sản phẩm do mình làm ra một mặt để tích luỹ lợi nhuận mặt khác tìm kiếm đồng minh vừa là để tìm kiếm bạn hàng kinh tế vừa là để có thêm sức mạnh nhằm cạnh tranh trong việc tạo ảnh hưởng của mình trên bình diện thế giới . Điều này  làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các cừong quốc tư bản ở thuộc địa – nơi là thị trường tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm nguồn lao động phục vụ nền công nghiệp trong nước . Vì vậy  một số các cuộc chiến tranh giữa các nước tư bản đã nổ ra ở các thuộc địa như một tất yếu khách quan như chiến tranh Mỹ - TBN ( 1898) , chiến tranh Nga – Nhật ( 1904-1905) …. Bên cạnh đó , các nước tư bản cũng liên minh với nhau vừa là để tìm kiếm bạn hàng kinh tế vừa là củng cố và nâng cao  thêm sức mạnh quân sự để chuẩn bị cho quá trình phân chia lại thế giới .

CMCN đã tạo ra số lượng máy móc lớn buộc giai cấp tư sản  phải đẩy mạnh bóc lột nhân dân lao động trong nước để tận dụng triệt để số máy móc nêu trên đồng thời huy động và khai thác tối đa sức lao động của họ . Nhân dân lao động ở thuộc địa  bị  bóc lột sức lao động thậm tệ để tạo ra lợi nhuận tối đa cho nhà tư bản . Họ phải làm việc trong những điều kiện thiếu thốn , tồi tàn , bị vắt kiệt sức lực nhằm tạo ta lợi nhuận tối đa cho nhà TB . Chính điều này đã làm nảy sinh mâu thuẫn vô cùng gay gắt giữa giai cấp tư sản và vô sản dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của nhân dân lao động . Mâu thuẫn tư sản – vô sản được đẩy lên cao do tác động tiêu cực của CMCN và đây chính là mâu thuẫn tồn tại trên thế giới cho tới tận sau này .


               Câu 2 : So sánh chính sách đối ngoại của nhà nước tư sản và phong kiến

Tư sản
Phong kiến
 Chủ trương





Biện pháp
Quan hệ với cả các nước trong và ngoài khu vực .



Đối với các nước trong khu vực giữ quan hệ đối tác trên lĩnh vực thông thương là chính . Đối với các nước ngoài khu vực tìm cách xâm nhược bằng cách truyền bá văn hoá ( đạo thiên chúa , chữ viết ) hoặc đem quân xâm lược phục vụ mục đích tìm thị trường ,  xuất khẩu tư bản , , tìm kiếm nguồn nhân công rẻ mạt cũng như tài nguyên nhằm chuẩn bị cho chiến tranh đế quốc
Hạn chế quan hệ với các quốc gia bên ngoài . Chú trọng vào quan hệ đối ngoại với các quốc gia trong khu vực

Hạn chế tiếp xúc với các đoàn ngoại giao ở ngoài khu vực mình định gây ảnh hưởng . Đối với một số quốc gia trong khu vực tiến hành gây xung đột , xâm lược nhằm bành trướng lãnh thổ , tìm kiếm và buôn bán nô lệ

Kết quả
Tư sản củng cố và nâng cao được sức mạnh ảnh hưởng của mình trên phạm vi toàn cầu . Đây chính là hồi chuông cáo chung cho sự lụi tàn của chế độ phong kiến
Do đường lối ngoại giao thiếu sáng suốt và đi ngược lại quyền lợi nhân dân , giai cấp phong kiến đã từng bước tự cô lập mình . Sự suy tàn của chế độ phong kiến là kết quả tất yếu xuất phát từ sự kém nhạy bén trong cả chính sách đối nội và đối ngoại


         

         

Câu 3 : Tác động của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại tới QHQT

       
-                Lật đổ chế độ phong kiến và thiết lập hệ thống các nước TBCN trên phạm vi toàn thế giới
-                Là tiền đề quan trọng để tiến hành CMCN
-                Mở rộng quy mô QHQT
-                Các quốc gia tiến hành CMTS dần dà đã giành được ưu thế trong QHQT , trở thành trung tâm quyền lực chi phối các hoạt động chính trị quốc tế

( Xem thêm lịch sử thế giới cận đại – các bạn có thể Download bằng ebook tại địa chỉ này( http://vietlion.com/ebk/download-ebook-lich-su-the-gioi-can-dai.html) chương I , IV , VII )



Câu 4 : Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống phong kiến ở Châu Âu

       
- Giai cấp phong kiến phong kiến Châu Âu  ra sức bóc lột giai cấp nông dân và tranh giành quyền lợi với giai cấp tư sản  trong vấn đề chiếm đất của nông dân bên cạnh đó các vương triều phong kiến ở Châu Âu đã đi ngược lại quyền lợi cuả nhân dân lao động , của giai cấp tư sản dẫn đến việc nhân dân cùng giai cấp tư sản vùng lên đấu tranh  mạnh mẽ  :
 Ở Anh , Jêm I ( 1566 -1625) và sau đó là Sác lơ I ( 1600-1649) đã không đếm xỉa đến quyền lợi của cả giai cấp tư sản và nhân dân lao dộng . “Ruộng đất là tài sản của quý tộc địa chủ . Nông dân cày cấy ruộng đất phải nộp tô cho địa chủ thoe kì hạn hoặc theo mức quy địng vĩnh viễn . Nông dân không được tự ý bán hoặc trao đổi phần đất của mình mà chỉ truyền lại cho con cháu sau khi đã nộp tô thuế thừa và được địa chủ cho phép  ” Bất chấp khát vọng của giai cấp tư sản muốn tự do kinh doanh , trièu đình tự do thi hành chế độ độc quyền trong sản xuất , ngoại thương và một phần nội thương ; đặt ra những quy chế rất chặt chẽ để kiểm soát ngành công nghiệp ; đàn áp và trục xuất tín đồ Thanh giáo ; kết thân với triều đình Tây Ban Nha là kẻ cạnh tranh nguy hiểm của giai cấp tư sản Anh tiến hành chiến tranh đẫm máu với nhân dân Scotland . Trước những hành động đó , đông đảo quần chúng nhân dân đứng dậy đấu tranh . Cuộc khởi nghĩa lớn nhất diễn ra vào năm 1607 ở những vùng trung tâm nước Anh , lôi cuốn tới 8000 tham gia .
       
Trong khi đó cuộc đấu tranh gay gắt giữa nhà vua và giai cấp tư sản mới chỉ diễn ra trong nghị viện , xoay quanh vấn đề tài chính . Cần tiền chi tiêu cho những cuộc chiến tranh ăn cướp ở Scotland , Ailen và cho việc phung phí trong triều đình , nhà vua nhiều lần triệu tập nghị viện để đề nghị thông qua luật tăng  thuế và ban hành thuế mới . Nhưng mỗi lần nghị viện họp là một lần quý tộc mới và giai cấp tư sản công kích nhà vua , từ chối không đóng thuế . Bản “ Đại kháng nghị “ do nghị viện thảo tháng 11-1641 đã vạch ra 204 điều phạm tội của nhà vua , lên án những chính sách hạn chế công thương nghiệp ….

Ở Pháp vua Lui XVI ( 1754 – 1793) vẫn tiếp tục tăng cường cách cai trị độc đoán và cuộc sống lãng phí của các đời vua trước . Nhà vua sống trong cung điện Vecxai với một đám quần thần đông đúc tới gần 2 vạn người chuyên việc phục vụ cho hoàng gia và sống dựa vào bổng lộc . Bản thân vua cũng là một con người phì nộn , lười biếng và bất tài , tất cả thời gian đều dùng vào việc săn bắn . Người có ảnh hưởng lớn lao đối với công việc cai trị lại là hoàng hậu Mari Antoannet , công chúa nước Áo , một người đàn bà có nhan săc , hách dịch và hoang phí. Cuộc sống xa xỉ của vua và triều đình hàng năm đã tiêu phí 1/12 ngân sách quốc gia . Đó là một gánh nặng lớn đối với nhân dân , khiến cho có người phải kêu lên rằng “ triều đình là mồ chôn của quốc gia “ .
Tầng lớp nông dân Pháp không có quyền sở hữu ruộng đất vô điều kiện. Những người nông dân lĩnh canh bị trói buộc vào ruộng đất và quyền tư pháp của lãnh chúa ( từ 1/3 -1/2 thu hoạch) và chịu nhiều thứ tô khác dưới hình thức siêu kinh tế . Nông dân vĩnh viễn cũng không phải là những người chiếm hữu ruộng đất vô điều kiện mà ngoài thuế “ xăng “ nộp 1/6 ( có khi đến 1/4 hoặc 1/2 )số lúa thu hoạch và phải phục tùng mọi quyên lực của vua chúa …

Trong những năm 70, 80 của thế kỉ XVIII , giá cả bị sụt làm cho chúa đất bị lỗ vốn nặng nề . Để bù vào chỗ hổng đó họ thực hiện các chính sách phản động như tăng thuế , khôi phục lại một số đạo luật nhằm bòn rút hơn nữa của cải của nông dân . Các lãnh chúa cũng bắt đầu kiếm ruộng đất của công xã . Mức độ cướp đoạt phổ biến là chiếm 1/3 nhưng cũng có khi chiếm tới ½ , 2/3 và có khi chiếm luôn toàn bộ công điền

(Trích lịch sử thế giới cận đại – trang 16,17,61,62 – Vũ Dương Ninh ,
Nguyễn Văn Hồng chủ biên NXB GD)



-                Các tập đoàn phong kiến châu Âu đã không có sự liên minh lại nhằm chống lại giai cấp tư sản và tự cô lập mình khi không có hành động quyết liệt để chống lại giai cấp tư sản

-                Giai cấp tư sản Châu Âu đã huy động được đại bộ phận nhân dân đứng về phía mình bằng một loạt biện pháp bảo đảm quyên lợi cho nhân dân sau khi cướp được chính quyền từ tay phong kiến : chia lại ruộng đất cho dân cày hay núp dưới chiêu bài dân chủ “ tự do – bình đẳng – bác ái “ ( tuy nhiên thực tế sau khi giành được chính quyền các chính sách không hề được thực thi như những gì giai cấp tư sản đã hứa trứoc khi lật đổ chính quyền phong kiến )

Câu 5 : Sự thay đổi trong so sánh lực lượng và tập hợp lực lượng trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

        *) Sự thay đổi trong tương quan lực lượng giai đoạn sau chiến tranh Pháp – Phổ ( Xem trang 19 – Tài liệu tham khảo LSQHQT thời cận đại (1640-1917) – TS Đỗ Sơn Hải )

        *) Sự tập hợp lực lượng mới ở Châu Âu giai đoạn trước chiến tranh thế giới I  :


         Xem  phần 1-Những va chạm đầu tiên chia lại thế giới và 2- hình thành các khối chuẩn bị cho chiến tranh  của phần II – Tình hình quan hệ quốc tế trang 21 – Tài liệu tham khảo LSQHQT thời cận đại (1640-1917) – TS Đỗ Sơn  Hải )


Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới I và tính chất của nó

-                Nguyên nhân :  Xem phần 3.1 và 3.3 phần a trang 26 – Tài liệu tham khảo LSQHQT thời cận đại ( 1640-1917 ) – TS Đỗ Sơn Hải

-                Tính chất : CTTG 1 là cuộc chuến mang tính phi nghĩa , chỉ riêng đối với Serbia , cuộc chiến tranh chống Áo – Hung là cuộc chiến tranh chống xâm lược do đó mang tính chính nghĩa giải phóng


Câu 7 : Tác động quốc tế của cách mạng tháng 10 Nga ( hình thành nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới )

-                Thúc đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp lao động và giai cấp công nhân đòi chính phủ rút khỏi chiến tranh lan rộng ra hầu hết các nước đế quốc
-                Các nước đế quốc buộc phải chấm dứt chiến tranh để rảnh tay đàn áp chính quyền Xô Viết non trẻ

-                Thắng lợi của cách mạng  và sự ra đời của Nhà nước XHCN Xô Viết đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới . Thế giới đã phân chia thành hai hệ thống xã hội đối lập – hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội xã hội chủ nghĩa

-                Cách mạng tháng Mười đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước , chỉ ra cho học con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản . Ngay sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười , một cao trào cách mạng vô sản đã dấy lên sôi nổi ở Châu Âu trong những năm 1918-1923 , làm chấn động dữ dội nền thống trị của giai cấp tư sản độc quyền ở nhiều nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “ Giống như mặt trời chói lọi , Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu , thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức , bóc lột trên trái đất . Trong lịch sử loài người chưa từng có cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế “ ( Trích trang 40 , Lịch sử thế giới hiện đại - Nguyễn Anh Thái chủ biên )

Câu 8 : Đánh giá kết quả hội nghị hoà bình Paris ( 1919 -1921)

-                Khái quát về hội nghị ( hai phần đầu trong phần 1.1 trang 20 Tài liệu tham khảo LSQHQT cận đại (1640-1917) TS Đỗ Sơn Hải )
-                Đánh giá kết quả hội nghị 


+  Những hoà ước mà các nước thắng trận buộc các nứoc bại trận kí kết tại hội nghị đều mang tính nô dịch . Lênin bình luận :” Đấy là một thứ hoà ước kì quái , một thứ hoà ước ăn cướp , nó đẩy hàng chục triệu con người , trong đó có cả những con người văn minh nhất , rơi vào tình cảnh bị nô dịch . Đấy không phải là một bản hoà ước , đó là những điều kiện mà bọn ăn cướp tay cầm dao , buộc nạn nhân không có gì tự vệ phải chấp nhận “

+  Hội nghị kết thúc nhưng cũng không giải quyết được mâu thuẫn cơ bản giữa các nước đế quốc và càng làm cho mâu thuẫn này thêm sâu sắc hơn , làm nổ ra chiến tranh thế giới ( bỏi nước Đức quân phiệt vẫn được các đế quốc Anh , Mĩ nuôi dưỡng bằng viện trợ và “đầu tư” ) , vì thế nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới mới do Đức gây ra vẫn còn tồn tại



+  Hệ thống hoà ước Vecxai cũng không thoả mãn các đế quốc thắng trận và càng phân chia nội bộ phe đế quốc thành những nước “bất mãn”  cùng những nước “ thoả mãn” với hệ thống này 



+ Tóm lại hệ thống hoà ước Vecxai không đảm bảo hoà bình cho các dân tộc , trái lại làm sâu săc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc . Nguyên soái Phốc , nguyên tổng tư lệnh quân đội Đồng minh ở Châu Âu dã nói “ Đây không phải là hoà bình . Đây là cuộc hưu chiến trong 20 năm “ . Uyliam Bulit . cộng tác viên đắc lực của Uynsown , khẳng định rằng :” Hội nghị hoà bình chỉ làm được một việc là chuẩn bị những xung đột quốc tế trong tương lai “ ( Trích trang 72 , Lịch sử thế giới hiện đại – Nguyễn Anh Thái chủ biên )


Câu 9 : Đánh giá kết quả hội nghị hoà bình Washington (1921-1922)
-                Khái quát về hội nghị ( trang 20 ,21 – Lịch sử QHQT cận đại (1640-1917) – TS Đỗ Sơn Hải
-                Đánh giá kết quả hội nghị :


Hội nghị Washington hoàn toàn có lợi cho Mĩ . Trước áp lực của Mĩ , Nhật phải từ bỏ một phần khá lớn ưu thế đã giành được trong chiến tranh thế giới thứ nhất ở Trung Quốc . Anh phải nhượng bộ Mĩ , nhận quyền bình đẳng về hải quân và huỷ bỏ liên minh Anh – Nhật ( nhằm chống lại Mĩ) . Như thế là Mĩ nắm được thị trường Viễn Đông và Trung Quốc nâng cao địa vị Hải quân của mình lên hàng đầu thế giới trứoc sự lùi bứoc tạm thời của các đế quốc khác , nhất là Nhật , Mĩ giữ được vai trò lãnh đạo ở Hội nghị Washingotn là do kết quả trực tiếp của sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho Mĩ trong chiến tranh thế giới I . Với hệ thống hiệp ứoc Washington , Mĩ giải quyết quyền lưọi của mình không phải trong khuôn khổ của hệ thống hoà ước Vecxai mà bằng cách lập thêm một “ khuôn khổ “ mới do Mĩ chi phối . Khuôn khổ mới này , một mặt chống lại khuôn khổ cũ của hệ thống hoà ước Vecxai ( mà quốc hội Mĩ không thừa nhận ) , làm cho tác dụng thực tiễn của nó bị suy yếu đi , nhưng mặt khác lại bổ sung vào hkuôn khổ cũ để hình thành nên một hkuôn khổ mới về tổ chức lại thế giới một cách hoàn chỉnh hơn sau chiến tranh . Đó là hệ thống Vecxai- Washington ( Trang 75- Lịch sử thế giới hiện đại – Nguyễn Anh Thái chủ biên )


Câu 10 : Nguyên nhân giúp nứoc Nga Xô Viết tồn tại trong vòng vây của các nước đế quốc

-                Đảng Bônsêvich và Nhà nước Xô viết đã có những giải pháp cụ thể, kiên quyết mang tính chiến lược và tầm nhìn lâu dài  . Ủy ban cách mạng được thành lập trở thành bộ tổng tham mưu đầu não của nhà nước cách mạng qua đó đã tập hợp đuợc sức mạnh tổng lực nhằm chống lại “ thù trong – giặc ngoài “ . Tháng 6-1919 các nướ cộng hoà Xô VIết – Nga , Ucraina , Bêlarus , Litva , Latvia và Extonia đã kí kết liên minh quân sự , thành lập bộ chỉ huy quân sự thống nhất , tập trung thống nhất mọi điều hành về tài chính , công nghiệp và giao thông vận tải
-                Quân đội Hồng quân được xây dựng củng cố khẩn trương kịp thời với quân số 3 người nhờ đó , từ một đội quân chỉ gần nửa triệu người vào trước mùa hè 1918 đến tháng 9-1919 Hồng quân đã có 3 triệu rưỡi chiến sĩ và cuối năm 1920 đã lên tới 5 triệu 300 nghìn người . Trong việc xây dựng lực lượng , Hồng quân đặc biệt coi trọng chất lượng chính trị , nguyên tắc giai cấp và kỉ luật nghiêm minh .
-                Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây , từ mùa hè 1919 , nước Nga Xô Viết quyết định chuyển sang thực hiện Chính sáhc cộng sản thời chiến . Nội dung chủ yếu của Chính sách cộng sản thời chiến là :


+ Nhà nước độc quyền lúa mì , cấm tư nhân buôn bán lúa mì . Từ tháng 1-1919 , ban hành chế độ trưng thu lương thực thừa đối với nông dân theo nguyên tắc : “ Không thu một chút gì của nông dân nghèo , thu của trung nông với mức độ vừa phải và thu nhiều của phú nông “. Năm 1920 , chế độ này đã được áp dụng với cả việc trưng thu khoai tây , rau đậu và nhiều nông phẩm khác .

+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp . Tháng 11-1920 , tiến hành quốc hữu hoá không những đối với đại công nghiệpmà cả công nghiệphạng vừa và nhỏ . Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao ( thành lập đầu tháng 12-1917) là cơ quan tập trung việc quản lí , điều hành sản xuất công nghiệp cũng như nền kinh tế quốc dân .

+ Thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với toàn dân . Mọi công dân từ 16 đến 50 tuổi đều có nghĩa vụ phải tham gia lao động công ích cho xã hội . Năm 1918 , chế độ này được áp dụng đối với các giai cấp bóc lột , năm 1920 – đối với toàn dân và dựa trên nguyên tắc : “ Ai không làm thì không hưởng “

+ Trong hoàn cảnh chiến tranh , đồng tiền bị mất giá nhanh chóng , khắp nơi trên đất nước đã tiến hành việc trả lương bằng hiện vật và phổ biến là dựa theo nguyên tắc bình quân . Chế độ ăn uống không mất tiền được áp dụng đối với trẻ em , công nhân công nghiệp , đường sắt và giao thông . Chính sách cộng sản thời chiến nhằm huy động tối đa và sử dụng họưp lí ọi nguồn của cải của đất nước , cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho quân đội , nhân dân thành thị và nông thôn , phục vụ cho cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài .

Vừa chiến đấu vừa xây dựng , Hồng quân và nhân dân Xô Viết đã vượt qua được những thử thách cực kì hiểm nghèo , từng bước đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù . Trong nửa năm sau năm 1918 , Hồng quân đã đánh tan quân đoàn Tiệp Khắc và bọn bạch vệ , đẩy lùi chúng về bên kia dãy Uran . Ở mặt trận phía nam , Hồng quân cũng giành được những thắng lợi quan trọng , đánh tan quân đoàn sống Đông của tứong Craxnốp . Ở hậu phương , các cuộc bạo loạn của bọn phản cách mạng đều bị trấn áp ( Phần in nghiêng này chỉ có tính tham khảo )



+ Nguyên nhân có tính chất quyết định làm cho nước Nga Xô Viết đánh bại thù trong giặc ngoài là sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich , do Lênin vĩ đại đứng đầu . Là người tổ chức và lãnh đạo cuộc chiến đấu , Đảng Cộng sản đã động viên , lôi cuốn và tổ chức giai cấp công nhân , nông dân lao động và nhân dân các dân tộc thiểu số đứng lên đấu tranh với kẻ thù . Đảng có đường lối lãnh đạo đứng đầu , khia thác và phát huy cao nhất mọi sức mạnh , mọi nguồn của cải của nhân dân và đất nước để giành chiến thắng


( Trích trang 35,36,39 – Lịch sử thế giới hiện đại – Nguyễn Anh Thái chủ biên)

Câu 11 : Những thay đổi trong so sánh lực lượng và tập hợp lực lượng trong giai đoạn 1933-1936


       

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 , nền công nghiệp của các nứoc tư bản chủ nghĩa có tiến triển đôi chút nhưng không trở lại thòi kì phồn thịnh như trứoc đây vẫn thấy . Đến năm 1937 cuộc khủng hoảng kinh tế mới lại nổ ra ở Mỹ trước rồi lan đến Anh , Pháp . Sản lượng công nghiệp của nước này giảm xuống trong lúc chưa kịp hàn gắn những vết thương do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới gây ra


Năm 1936 Đức chiếm hàng thứ hai trong sản xuất công nghiệp của thế giới sau Mỹ , và đứng hàng đầu ở Châu Âu . Ngoài Đức và Nhật ra , Ý cũng đã phục hồi và đòi phải được đền bù những thiệt thòi trong cuộc phân chia chiến lợi phẩm sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất bằng cách bành trướng ra vùng Địa Trung Hải


Như vậy cuộc khủng hoảng kinh tế đã thúc đẩy hơn nữa cuộc đấu tranh giành thị trường giữa các nước đế quốc trên cơ sở thay đổi so sánh lực lượng sau 2 cuộc khủng hoảng kinh tế . Sau cuộc khủng hoảng này , chính quyền phản động phát xít được thiết lập ở Ý , Nhật Đức. Ba lò lửa chiến tranh được hình thành ở Châu Âu . Thế giới lại tiếp tục bị đe doạ trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới sắp xảy ra.

Các nước phát xít Đức , Ý , Nhật lần lượt rút khỏi hội quốc liên và trắng trợn vi phạm các điều khoản được kí kết trong hiệp ước Vecxai bằng việc tái vũ trang quân đội vượt mức cho phép và xua quân đi xâm lược các quốc gia láng giềng trong khu vực ( Nhật chiếm Mãn Châu , Trung Quốc năm 1931 , Italia xâm lược Êtiôpi năm 1935 , Đức và Italia cùng đưa quân can thiệp vào cuộc nội chiến Tây Ban Nha  năm 1936 ) . Ngày 25/10/1936 Đức , Ý , Nhật kí hiệp định thành lập trục ‘Béclin- Rôma- Tôkyô” . Phe trục chính thức hình thành .

Giai đoạn này Pháp , Anh và Mĩ vẫn đứng ngoài cuộc ( thực ra khối đế quốc Anh – Pháp – Mĩ cũng mâu thuẫn rất gay gắt với phe trục tuy nhiên cả hai đều có kẻ thù chung là Liên Xô nên Anh , Pháp Mĩ đều muốn đẩy phe trục chĩa mũi dùi tấn công về phía Liên Xô)

Đứng trước nguy cơ bị tấn công Liên Xô cũng có những động thái khẩn trương , tích cực nhằm vạch trần bộ mặt thật của Anh – Pháp – Mĩ cũng như âm mưu của phe trục đồng thời ra sức ủng hộ phong trào hoà bình thế giới . Liên Xô đã góp tiếng nói của mình trong phiên toà xét xử Đimitơrôp ( đảng viên đảng cộng sản Hungari bị phát xít Đức vu khống bắt giam sau vụ đốt toàn nhà quốc hội Đức năm 1933). Liên Xô kí kết các hiệp ước với các nước láng giềng – trong đó có các quốc gia là đồng minh của Anh- Pháp và chính những quốc gia có âm mưu chống lại mình như Anh , Pháp . Liên Xô cũng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tê bằng cách tổ chức hội nghị Quốc tế cộng sản năm 1935 tại Matxcơva . Sau đó một cao trào dân chủ được phát động ở nhiều quốc gia trên thế giới đã ngăn chặn đáng kể sự phát triển của chủ nghĩa phát xít trên toàn Châu Âu .

Như vậy giai đoạn 1933-1936 đánh dấu sự thiết lập của phe trục với âm mưu tiến hành chiến tranh chia lại thế giới . Thòi kì này cũng đánh dấu những nỗ lực bước đầu của các Liên Xô và các lực lượng tiến bộ dân chủ nhằm ngăn chiến tranh xảy ra . Bên cạnh đó khối đế quốc Anh- Pháp – Mĩ cũng thể hiện mưu đồ chống phá nhà nước XHCN bằng cách nhượng bộ , dung túng thoả hiệp với phe trục .
Câu 12: Nguyên nhân hình thành các lò lửa chiến tranh ( Xem trang 23, 24 , Lich sử thời cận đại ( 1640-1917) , TS Đỗ Sơn Hải)

Câu 13 : Chính sách Munich của Anh – Pháp
       
        - Bản chất : Chính sách Munich chính là chính sách “ thoả hiệp , dung túng , nuôi duỡng “ chủ nghĩa phát xít của Anh , Pháp

-                Động cơ : Anh – Pháp và phe trục đều có kẻ thù chung là Liên Xô

-                Mục đích :                

+ Anh-Pháp muốn thực hiện chiến lược “ ngoạ sơn quan hổ đấu “  - đẩy phe trục tấn công Liên Xô nhằm tiêu diệt cả hai kẻ thù lớn của Anh- Pháp là chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản đồng thời  hưởng lợi cho khi hai phe đã “ sức tàn , lực kiệt “ . Khi Đức tấn công Liên Xô vào ngày 22/6/1941 thủ tướng Anh Churchill đã tuyên bố :


“ Nước Anh của chúng ta đã thoát hiểm . Trong 25 năm qua , chưa có ai trước sau như một luôn luôn chống chủ nghĩa cộng sản như tôi “


+ Anh – Pháp cũng ảo tửong rằng nếu chủ nghĩa cộng sản bị đánh bại thì phe trục sẽ bắt tay đàm phán với mình trong vấn đề chia lại thế giới sau khi chiến tranh kết thúc .


-                Biện pháp thực thi :



        Từ ngay sau chiến tranh thế giới I , Anh – Pháp đã có chủ trương “ dung túng , thoả hiệp , nuôi dưỡng “ nhằm phục hồi chủ nghĩa quân phiệt ở Đức qua đó mượn tay đế quốc Đức hòng tiêu diệt nhà nước XHCN ở Liên Xô . Đỉnh cao của chính sách này chính là hội nghị Munich tháng 9-1938 - Anh – Pháp đã từng bước nhượng bộ để  Đức chiếm trọn Tiệp Khắc . Anh và Pháp hi vọng rằng sau khi chíem được Tiệp Khắc , phát xít Đức sẽ đem quân tiến đánh Liên Xô . Tiếp theo đó , tại cuộc đàm phán Anh – Pháp – Xô khi Liên Xô yêu cầu : ba nước cam kết sẽ giúp đỡ nhau về mọi mặt ( kể cả về quân sự ) và cũng giúp đỡ như vậy đối với các nước Đông Âu ở vùng biển giữa Ban tích và Biển Đen giáp với Liên Xô trong trường hợp các nước đó bị xâm lược . Nhưng chính phủ Anh bác bỏ lời đề nghị của Liên Xô  . Anh –Pháp không đảm bảo nền độc lập của ba nước ở vùng biển Ban Tích , nghĩa là cho Đức có thể xâm chiếm ba nước này , đặt cơ sở để xâm lược Liên Xô

        Tháng 6-1939 , chính phủ Anh chủ động bí mật mở cuộc đàm phán bí mật với các đại biểu Đức để kí một bản hiệp ước toàn diện giữa Anh và Đức . Cụ thể Anh và Đức đã thảo luận vấn đề kí hiệp ước không tấn công nhau , vấn đề phân chia thị trường và khu vực ảnh hưởng , loại bỏ cạnh tranh và vấn đề cùng sử dụng lực lượng ở Trung Quốc và Nga tức là vấn đề hợp tác Anh – Đức chống Liên Xô , Trung Quốc và chia sẻ đất đai của Liên Xô , Trung Quốc . Trong giai đoạn cuối cùng trước khi chiến tranh bùng nổ , chính phủ Anh còn đề nghị kí kết với Đức kế hoạch Buxton , theo đó thì Đức không can thiệp vào lãnh thổ đế quốc của Anh , đồng thời Anh cam kết tôn trọng những vùng ảnh hưởng của Đức ở phía Đông và Đông Nam châu Âu ; Anh sẽ bác bỏ những cam kết với các nước trong vùng ảnh hửong của Đức ; Anh sẽ cố gắng vận động Pháp “ bãi bỏ hiệp ước tương trợ Pháp – Xô “ và hơn nữa Anh sẽ chấm dứt đàm phán giữa Anh và Liên Xô

        Ở Viễn Đông , các nước phương Tây cũng thi hành một chính sách đối với Nhật tương tự như đối với Đức ở Châu Âu . Họ dung túng những hành động xâm lược của Nhật nhằm đẩy Nhật đánh Liên Xô , do đó đẩy Liên Xô vào cái thế bị tấn công trên hai mặt trận Đông và Tây , phải chống lại hai tên phát xít hung hãn nhất . Vì vậy mặc dù việc Nhật đánh chiếm đại quy mô Trung Quốc là một đòn rất nặng đánh vào địa vị của đế quốc Anh và Mĩ ở Trung Quốc , nhưng họ vẫn cố tình làm ngơ , hi vọng mượn tay bọn quân phiệt Nhật tiêu diệt lực lượng cộng sản ở Trung Quốc và tấn công Liên Xô

        Sau đó Anh đã thành công trong việc kí kết một hiệp ước “ Munich phương Đông “ thực sự : đó là hiệp định Anh- Nhật nhục nhã , thường gọi là “ Hiệp định Arita – Cơrâygi “ kí ngày 23-7-1939 . Hiệp định này đã giao Trung Quốc cho Nhật để đổi lấy cuộc chiến tranh của Nhật chống Liên Xô ( Trích lịch sử thế giới hiện đại – Nguyễn Anh Thái chủ biên )

        Kết quả : Chính sách Munich của Anh – Pháp bị phá sản hoàn toàn vì :


                 + Liên Xô đã bí mật kí kết hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau với Đức ngày 23/08/1939 . Điều này phá vỡ âm mưu đẩy Đức tấn công Liên Xô của Anh – Pháp . Đồng thời đào sâu mâu thuẫn nội bộ trong lòng chủ nghĩa đế quốc


                 + Mưu đồ của Đức , Ý , Nhật là muốn chia lại cả thế giới  . Vì thế Anh – Pháp hoàn toàn có thể trở thành mục tiêu xâm lược của phe Trục và thực tế đã diễn ra đúng như vậy ,  Đức mở chiến dịch xâm lược Pháp vào tháng 6/1940 và sau đó 7/1940 phát động chiến dịch đánh phá Anh bằng không quân

+ Đức nhận thấy tiềm lực quân sự của mình còn yếu chưa đủ sức đánh bại Liên Xô trong ngày một ngày hai nên muốn lùi chiến dịch xâm lược Liên Xô trong thời gian ngắn đủ để tích luỹ vật lực khí tài nhằm “ đánh quỵ Liên Xô bằng một cuộc chiến tranh chớp nhoáng “
+  “ Chính sách Munich phương Đông “ của Anh – Mĩ nhằm “ thoả hiệp , thao túng , nuôi dưỡng “ chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản nhằm chống lại Liên Xô nhưng âm mưu này cũng bị phá sản bởi Nhật Bản đã nhận thấy được sức mạnh quân sự to lớn của Liên Xô ( Nhật từng thất bại nặng nề trong trận Khankhim Gôn năm 1939 – chiến dịch tiến công Liên Xô từ hứong Mông Cổ ) . Bên cạnh đó chủ trương của Nhật cũng chỉ là gây ảnh hưởng trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương mà không phải là đem quân tham chiến cùng Đức và Ý tại khu vực Châu Âu  .

Câu 14 : Hiệp ước không tấn công lẫn nhau Xô – Đức  1939

Bối cảnh : Chiến tranh thế giới sắp sửa diễn ra , Đức và đồng minh đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc chiến xâm lược Ba Lan . Liên Xô đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3 ( 1937-1942) nhằm phục hồi lại nền kinh tế đất nước

 Mục đích :  

  Phía Liên Xô :
                                   
-      Phá vỡ “ chính sách “ Munich của Anh- Pháp nhằm bao vây , cô lập và tiêu diệt nhà nước XHCN ở Liên Xô

-            Liên Xô biết trứoc sau gì Đức cũng tấn công mình song nhân dân Liên Xô lại đang trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần 3- phục hồi nền kinh tế , đổi mới đất nước vì vậy Liên Xô muốn có thêm thời gian để tích luỹ vật lực khí tài sẵn sàng đánh bại quân xâm lược trong trường hợp chiến tranh xảy ra         

Phía Đức :

-            Nhận thấy việc tiến Công Liên Xô vào thời điểm năm 1939 là nắm chắc thất bại : Lực lượng Đức lúc này chưa đủ đông và tinh nhuệ để Đức có thể đánh bại Liên Xô bằng “ Chiến tranh chớp nhoáng “ vì thế Đức cần chiếm Châu Âu trước để tíhc luỹ được kinh nghiệm tham chiến trên chiến trường trước khi xâm lược Liên Xô . Mặt khác Đức cũng nhận thấy được tiềm lực quân sự của Liên Xô sau chiến thắng Khankhim Gôn năm 1939 trước phát xít Nhật nên buộc phải nghi binh trong thời gian 2 năm

Kết quả : Hiệp ước “ không xâm phạm lẫn nhau “ đã được kí kết giữa ngoại trưởng Nga Molotov và ngoại trưởng Đức Ribbentrop tại thủ đô Matxcơva ngày 23/08/1939 . Hiệp ước này có hiệu lực trong 10 năm . Đây  là thắng lợi ngoại giao quan trọng của Liên Xô – phá thế bao vây , cô lập của Anh Pháp đồng thời tạo đủ thời gian để Liên Xô có thể tíhc luỹ sức người và của chuẩn bị cho chiến tranh . Song nó cũng đủ tạo thời gian đáng kể để Đức phát xít tích luỹ lực lượng 5,5 triệu quân cùng vật lực và khí tài cho chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên Xô vào tháng 6-1941


Câu 15 : Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II và tính chất của nó

        Nguyên nhân : Xem 1- phần I Bài 2 : QHQT trong thời gian chiến tranh thế giới II – trang 20 ( Lịch sử QHQT thời cận đại ( 1640-1917) – TS Đỗ Sơn Hải)
        Tích chất : Khác CTTG I,  CTTG II là cuộc chiến mang đầy đủ hai tính chất : phi nghĩa và chính nghĩa . Cuộc chiến xét về phía các quốc gia phát động – phe trục – Đức , Ý . Nhật và các đồng minh là cuộc chiến phi nghĩa . Còn cuộc chiến bảo vệ tổ quốc chống lại kẻ tùh xâm lược do Liên Xô và các nước bị xâm lược tiến hành là cuộc chiến tranh chính nghĩa .

Câu 16 : Liên minh chống phát xít trong Thế chiến II

        Xem phần 2 – trang 26 – QHQT trong thời gian chiến tranh thế giới II ( Lịch sử QHQT thời cận đại ( 1640-1917) TS Đỗ Sơn Hải)


Câu 17 : Vấn đề mở mặt trận thứ II trong CTTG II

 ( Xem Vấn đề mặt trận thứ hai ở Châu Âu trang 68- Lịch sử Quan hệ quốc tế ( 1870- 1964 ) Đào Duy ngọc chủ biên )
       
        *) Bối cảnh  : Sau chiến thắng Matxcơva của Hồng quân Liên Xô trước đạo quân xâm lược 5,5 triệu người  của Hitle , cục diện chiến tranh đã có ít nhiều thay đổi . Vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế được nâng cao và nhân dân thế giới đòi hỏi phải liên minh với Liên Xô   . Trong khi đó Mĩ cũng đã không thể giữ mãi lập trường “ trung lập “ của mình sau sự kiện Trân Trâu Cảng – sự kiện được tổng thống Roosevelt ví như “ thất bại nhục nhã nhất trong lịch sử hải quân Mĩ “ .  Về phần Anh- Pháp “ chính sách Munich “ của hai nứoc đế quốc trên đã phá sản hoàn toàn .  nước Anh bị không quân Đức đánh phá cả ngày lẫn đêm trong thời gian năm 1940. Song điều kiện quan trọng hơn cả là dư luận trong và ngoài nước lên tiếng ủng hộ mở trận thứ hai nên Anh- Mĩ  đã phải ngồi lại đàm phán với Liên Xô về vấn đề này .


*) Mục đích  :



        + Phía Liên Xô :



        - Đẩy cả Anh- Mĩ vào cuộc nhằm san sẻ bớt gánh nặng trên chiến trường cho quân đội mình ( Vì lúc này tuy phát xít Đức đã thất bại nặng nề sau trận Matxcơva nhưng lực lượng quân đội của Hitle và chư hầu triển khai trên mặt trận Liên Xô vẫn còn khá mạnh , đủ khả năng để tíen hành tấn công Matxcơva lần 2) đồng thời đập tan hoàn toàn chủ trương dàn hoà của phe đế quốc ( Anh , Pháp , Mĩ ) với Đức quốc xã

        - Tranh thủ sự ủng hộ của thế giới qua đó góp phần đẩy lùi và tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt – kẻ thù nguy hiểm nhất lúc bấy giờ của chính quyền Xô Viết non trẻ
+ Phía Mĩ :


          - Nhân cơ hội Đức điều quân từ mặt trận Bắc Phi sang chiến trường Liên Xô sang tham chiến Mĩ sẽ đổ quân lên Bắc Phi ( bởi Mỹ muốn chiếm những nguồn dầu hoả ở Cận Đông và hất cẳng Anh , Pháp ở đây ) . Do vậy F. Rudơven dự định đổ bộ lên Bắc Phi 



          + Phía Anh :



          - Dù giới cầm quyền Anh vẫn ảo tửong về việc “ điều đình với Đức nhằm thực hiện cho được âm mưu tiêu diệt chế độ XHCN ở Liên Xô tuy nhiên trước ý đồ của người Mĩ muốn chiếm thuộc địa Anh nhằm hưởng lợi từ nguồn dầu mỏ của khu vực Trung Đông , nước Anh đã không thể khoanh tay đứng ngoài cuộc . Việc mở mặt trận thứ hai tuy sẽ ít nhiều suy giảm ảnh hưởng của Anh trên thuộc địa nhưng nó sẽ hạ bớt sự bất bình đang lên rất cao của công luận trong nước và nhất là trong khi Đức hoàn toàn có thể tiếp tục duy trì đánh phá anh bằng không quân . Điều này cũng lại đúng vì trong thời gian cuối chiến tranh 1944-1945 Đức đã liên tục phóng sang Anh bom bay V1 – V2 tàn phá các cơ sỏ dân sự và quân sự của Anh .



* ) Tiến trình đàm phán mở mặt trận thứ hai :



          - Vấn đề mở mặt trận thứ hai đã được phía Liên Xô đề xuất vào tháng 5 năm 1942 khi ngoại trưởng Liên Xô Molotov sang London để tìm kiếm đồng minh . Phía Liên Xô đề xuất với chính phủ Anh về việc ký kết điều ước Liên Xô mở mặt trận thứ hai . Tuy nhiên vấn đề của Molotov đề cập , mở mặt trận thứ hai trên chiến trường châu Âu không được Churchill trả lời một cách cụ thể , Molotov nhấn mạnh với Churchill :



o       Mặt trận thứ hai trước tiên là một vấn đề chính trị , kế đó mới từ góc độ quân sự mà suy xét . Nó chẳng những quan trọng đối với Liên Xô mà Anh và Mỹ cũng phải có một sự quan tâm cao độ

Ngoại trưởng Molotov cũng bay qua Đại Tây Dương gặp tổng thống Roosevelt tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ . Trong khi phía Mỹ nhiệt tình ủng hộ thì nguời Anh lại có âm mưu riêng : Churchill muốn chần chừ trong việc mở mặt trận thứ hai với mục đích : “ cách sông xem cháy “ chờ đợi cho nước Đức và Liên Xô quần nhau cho tới khi cả hai cùng thiệt hại , đương nhiên sẽ không nguy hại cho các nước Châu Âu . Vấn đề mở mặt trận Châu Âu vì thể phải tạm trì hoãn . Tháng 6-1943 Churchill và Roóevelt do áp lực ngoại giao của Liên Xô cũng như do sự đòi hỏi của nhân dân trong nước đã phát biểu một bản tuyên bố về việc liên quân Anh và Mỹ sẽ mở cuộc tấn công phía Bắc nước Pháp vào mùa xuân năm 1944 họ còn kèm theo một số điều kiện bảo lưu . Nhưng những nghĩa vụ đó đã được viết vào nghị định thư , vậy không thể nói đó không phải là sự thắng lợi vĩ đại về mặt ngoại giao của Molotov .

Tháng 11-1943 , ba nhà lãnh đạo của ba nước Liên Xô , Anh , Mĩ nhóm họp tại Tehran , Iran để tiếp tục bàn thảo về vấn đề này . Lần này ba nước đã đi thống nhất về việc mở mặt trận thứ hai ở Châu Âu . Ba bên đã thống nhất sẽ mở chiến dịch “ Bá vương “ đổ bộ vào đất Pháp , mở mặt trận thứ hai .

 *) Kết quả : Ngày 6/6/1944 quân đội đồng minh mở chiến dịch đổ bộ lên bờ biển Normandy thuộc Pháp , mặt trận thứ hai chính thức được thiết lập trên chiến  trường Châu Âu .
*) Đánh giá :

                       

          Việc quân đội Mĩ – Anh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu tuy muộn nhưng cũng góp phần thúc đẩy nhanh sự thất bại của phát xít Đức . Lần đầu tiên kể từ ngày bắt đầu chiến tranh , nước Đức mới bị ép ở giữa hai mặt trận Đông – Tây . ( Tham khảo Lịch sử thế giới hiện đại – Nguyễn Anh Thái chủ biên trang 207 -208 và Đại Trí Tuệ - Dấu ấn 36 vĩ nhân Đông Tâỷ trang 806-809 )

II. lịch sử quan hệ quốc tế 1945 - 2000
1.        Chiến tranh thế giới thứ hai
1.        Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai
        Nguyên nhân sâu xa hay là nguồn gốc của Chiến tranh thế giới thứ hai là tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Sự phát triển không đều đó đã làm cho lực lượng so sánh trong thế giới tư bản thay đổi căn bản, làm cho việc tổ chức  và phân chia thế giới theo hệ thống Versailles -  Washington do kết quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất không còn phù hợp nữa. Điều đó nhất định phải dẫn đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.
        Nguyên nhân trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc, dẫn tới việc cầm quyền  của chủ nghĩa phát xít ở một số nước với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
        Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, quân phiệt Nhật và phát xít Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây, do chính sách hai mặt của họ, đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai tàn sát nhân loại.
2.        Các giai đoạn của Chiến tranh thế giới thứ hai
        Giai đoạn thứ nhất (từ 9 -1939 đến 6 – 1941): Phe Phát xít xâm chiếm châu Âu, mở rộng chiến tranh ở Đông Nam Á và Bắc Phi.
        Giai đoạn thứ hai (từ 6 – 1941 đến 11 – 1942): Chiến tranh lan rộng toàn thế giới và sự hình thành Đồng minh chống phát xít.
        Giai đoạn thứ ba (từ 11 – 1942 đến 12 – 1943): Bước ngoặt của chiến tranh, quân Đồng minh chuyển sang phản công. Hội nghị Têhêran.
        Giai đoạn thứ tư (từ 12 – 1942 đến 8 – 1945): Quân Đồng minh tổng phản công tiêu diệt phát xít Đức, quân phiệt Nhật. hội nghị lanta và Pôxtđam. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
3.        Hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai đến quan hệ quốc tế
        Thế chiến II kết thúc với thất bại hoàn toàn của phát xít Đức, Ý và Nhật Bản. Trong thời gian đầu của chiến tranh (từ 9 – 1939 đến 11 – 1942), phe phát xít tạm thời chiếm thế chủ động trên chiến trường. Nhưng trong thời gian sau (từ 11 – 1942 đến 8 -1945), phe Đồng minh phản công trên các mặt trận, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn các thế lực phát xít.
        Thế chiến II là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Khác với Thế chiến I chủ yếu diễn ra ở châu Âu, cuộc Thế chiến II diễn ra ở cả châu Âu, châu Á, châu Phi, Thái Bình Dương và các vùng biển khác.
        Những tổn thất do chiến tranh gây ra là vô cùng thảm khốc: 76 nước bị lôi cuốn vào vòng chiến, 60 triệu người chết, khoảng 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 4000 tỉ USD (tính theo giá đương thời). Nền văn minh vật chất và tinh thần của nhân loại bị tàn phá nặng nề.
        Thắng lợi của chiến tranh thuộc về các nước Đồng minh và nhân dân các nước trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống trả các thế lực phát xít. Chiến trường Xô – Đức là một trong những chiến trường chính, Liên Xô là lực lượng chủ lực trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu.
        Để giành được chiến thắng, 26 550 000 người Xô Viết đã thiệt mạng, trong đó có 8 600 000 chiến sĩ Hồng quân. Thiệt hại về vật chất mà Liên Xô phải gánh chịu là 679 tỉ rúp (tính theo thời giá năm 1941), chiếm 41% tổng số thiệt hại của các nước tham chiến.
        Mĩ, Anh là hai thành viên chủ chốt trong khối Đồng minh chống phát xít và có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của chiến tranh.
        Trong thời gian chiến tranh, Mĩ đã viện trợ và cho thuê-mượn (theo Đạo luật thuê-mượn “Lend – lease”, thực hiện từ tháng 3 – 1941) đối với 38 quốc gia tham chiến trong phe Đồng minh, với tổng trị giá hơn 50 tỉ USD. Số quân nhân Mĩ tử trận là 298000 người. Riêng nước Anh, tổng số người chết trong chiến tranh là 395 000 người, trong đó có 245 000 quân nhân.
        Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo nên chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh. Các nước XHCN ra đời ở Đông Âu và châu Á, Liên Xô ngày càng lớn mạnh và trở thành siêu cường đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh đã làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước tư bản chủ nghĩa. Các nước phát xít bị tiêu diệt, Anh và Pháp đều suy yếu. Riêng nước Mĩ ngày càng vượt trội về mọi mặt và đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa. Chiến tranh đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Hai quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tuyên bố độc lập ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng là Inđônêxia (17-8-1945) và Việt Nam (2-9-1945) đã mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, giải phóng hàng trăm triệu người bị áp bức, ra đời nhiều quốc gia độc lập.
        Đây đây đã kết thúc một thời kì đấu tranh căng thẳng, phức tạp trong quan hệ quốc tế và cái giá phải trả là cuộc chiến tranh khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Thời kì 1918 – 1945 đã chứng kiến cuộc đấu tranh gay gắt giữa các cường quốc tư bản phương Tây nhằm tranh giành thế lực, phạm vi ảnh hưởng và thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho mình. Nhưng bao trùm lên tất cả là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một bên là Liên Xô xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức, nhân dân lao động các nước và toàn thể loài người tiến bộ với một bên là chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt và các thế lực phản động khác nhằm xây dựng một thế giới hòa bình và dân chủ, công bằng và bình đẳng giữa các quốc gia, các dân tộc. Trong bối cảnh quốc tế cụ thể của cuộc Thế chiến II, đã hình thành sự phối hợp giữa Liên Xô XHCN với các nước tư bản dân chủ trong mặt trận Đồng minh để tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.
        Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử thế giới, một chuyển biến quan trọng trong quan hệ quốc tế.
2.        Quan hệ quốc tế sau năm 1945
1.         Sự ra đời của trật tự 2 cực Yalta và tác động của nó đối với các mối quan hệ toàn cầu
        Cục diện thế giới sau  Chiến tranh thế giới thứ hai
        Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu và Nhật Bản đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề (nhất là Liên Xô), chỉ có Mĩ đã lợi dụng chiến tranh để làm giàu nhanh chóng và trở thành nước mạnh nhất về kinh tế,
        Sau chiến tranh, bên cạnh Liên Xô – nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, một loạt nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và châu Á được thành lập và sau đó đi lên chủ nghĩa xã hội, dẫn đến sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất chi phối nền chính trị toàn cầu. Cùng với sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội, phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc, phong trào cộng sản quốc tế và phong trào công nhân ở các nước tư bản cũng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và liên tục tấn công vào chủ nghĩa tư bản thế giới.
        Lần đầu tiên trong lịch sử, trên thế giới đã từng bước hình thành hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nhau.
        Sự hình thành trật tự hai cực Yalta
        Trật tự hai cực Yalta được hình thành sau chiến tranh và là kết quả của các mối quan hệ quốc tế, chính xác hơn là giữa các cường quốc Đồng minh thắng trận, trong chiến tranh và ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
        Hội nghị Yalta diễn ra từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 2 năm 1945 tại lâu đài Livadia, gần thành phố Yalta trên bán đảo Crưm (Liên Xô). Tham gia hội nghị có ba vị nguyên thủ quốc gia là Stalin (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô), Franklin Delano Roosevelt (Tổng thống Mĩ) và Winston Churchill (Thủ tướng Anh).
Những thỏa thuận cuối cùng của Hội nghị Yalta tập trung vào các vấn đề chủ yếu:
+ Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, Hội nghị đã thống nhất mục đích là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản bằng những cam kết về hoạt động quân sự cụ thể. Riêng Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật ở châu Á – Thái Bình Dương sau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc với các điều kiện kèm theo: bảo vệ nguyên trạng và công nhận nền độc lập chủ quyền của Mông Cổ; trả lại Liên Xô những quyền lợi của đế chế Nga ở vùng Viễn Đông trước cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905)…
+ Thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc và thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc trong Hội nghị San-Francisco sắp tới dựa vào nền tảng và nguyên tắc cơ bản là sự nhất trí giữa năm cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc nhằm giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
+ Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước bại trận để giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.
 Thực chất của Hội nghị Yalta là cuộc đấu tranh nhằm phân chia những thành quả thắng lợi giữa các lực lượng trong khối Đồng minh chống phát xít, điều này có quan hệ rất lớn đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới về sau.
        Ảnh hưởng của trật tự hai cực Yalta đối với các mối quan hệ toàn cầu
        Trước hết, đây là lần đầu tiên kể từ khi thế giới có trật tự, quan hệ quốc tế được phân tuyến, tổ chức theo hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập, trong đó lần đầu tiên chủ nghĩa tư bản mất quyền đơn phương định đoạt các vấn đề toàn cầu bởi sự xuất hiện một đối trọng mới, một chủ thể chính trị - xã hội được xem là tiên tiến nhất: chủ nghĩa xã hội. Và cũng là lần đầu tiên, chủ nghĩa xã hội đã tham gia quyết định chiều hướng phát triển của lịch sử nhân loại.
        Hai là, trật tự hai cực đã làm xuất hiện một kiểu quan hệ quốc tế mới dựa trên những nguyên tắc hoàn toàn mới mẻ. Những nguyên tắc đó phụ thuộc vào sự biến chuyển trong các cặp quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội; giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đối với các nước thuộc Thế giới thứ ba; giữa nội bộ chủ nghĩa tư bản trên thế giới và giữa nội bộ các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
        Ba là, trong hơn 40 năm tồn tại trật tự thế giới hai cực do Liên Xô và Mĩ làm đại diện, các thế lực phản động thế giới đứng đầu là đế quốc Mĩ đã gây ra cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt, đã tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ đẫm máu… Nhưng thế giới vẫn có những chuyển biến sâu sắc theo hướng tích cực:
+ Thứ nhất, với sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cùng với sự ra đời và lớn mạnh của hàng trăm quốc gia độc lập trẻ tuổi, nhân loại đã chuyển từ kỷ nguyên dân tộc bị thực dân thống trị sang kỷ nguyên độc lập dân tộc. Sức mạnh của các cường quốc đế quốc ngày nay không thể đè bẹp được ý chí độc lập của các dân tộc. Vai trò của các nước đang phát triển ngày càng tăng trên thế giới.
Với sự giải phóng các dân tộc thuộc địa, một bộ phận rất to lớn của lực lượng lao động thế giới được giải phóng trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thế giới.
+ Thứ hai, với sự hình thành và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa – một đối trọng của hệ thống tư bản chủ nghĩa, đã có tác dụng ngăn chặn sự áp bức bóc lột và nô dịch của chủ nghĩa tư bản trên một bộ phận rất lớn của thế giới (điều mà trước đây không hề có); tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc phát triển mạnh mẽ.
+ Thứ ba, hơn 40 năm qua với sự tồn tại trật tự hai cực, đã không diễn ra chiến tranh thế giới, hòa bình thế giới về cơ bản vẫn được giữ vững. Đó là cuộc đấu tranh mạnh mẽ của toàn thể nhân dân tiến bộ trên thế giới chống chiến tranh xâm lược và nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt và bảo vệ hòa bình. Nhưng mặt khác là do sự cân bằng về quân sự - chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ, buộc cả hai phải tránh đụng đầu trực tiếp về quân sự, vì nếu chiến tranh thế giới nổ ra chắc chắn sẽ không có kẻ chiến thắng trong cuộc đụng đầu vũ khí hạt nhân hủy diệt này.
+ Thứ tư, hơn 40 năm qua, nền kinh tế thế giới đang vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và các ngăn cách khu vực để trở thành một thị trường có tính toàn cầu, bao trùm thế giới. Từ đây, lực lượng sản xuất thế giới sẽ được giải phóng mạnh mẽ để tiến tới những bước đột phá trong phát triển kinh tế thế giới trong những năm tới.
2.        Chiến tranh lạnh. Biểu hiện và hậu quả của nó
        Thế nào là “Chiến tranh lạnh”? Cho tới nay đã có khá nhiều định nghĩa về nó, những hầu như không khác nhau lắm về tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và các nước phương Tây trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Đó là sự đe dọa sử dụng bạo lực quân sự, bao vây kinh tế, phá hoại chính trị, đẩy mạnh chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh, làm cho tình hình thế giới luôn luôn căng thẳng, có lúc bên bờ vực chiến tranh.
        Biểu hiện trước hết của tình trạng Chiến tranh lạnh là cuộc chạy đua vũ trang ráo riết với những chi phí khổng lồ về sức người, sức của. Trong tác phẩm “Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc”, nhà sử học Mỹ Pôn Kenedy viết: “Chi phí quân sự của Mỹ nhảy vọt vào những năm sau năm 1950 được phản ánh rõ ràng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên do Washington tin rằng nước Mỹ cần phải tái vũ trang trong một thế giới bị đe dọa”. Sau năm 1953, chi phí quân sự có lúc giảm xuống, nhưng từ năm 1961 – 1962 lại tăng lên, rồi sau năm 1965 chi phí lại nhảy vọt do Mỹ tăng cường các cam kết ở Đông Nam Á. Từ năm 1980 – 1987 diễn ra một cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử. Đó là thời kì cầm quyền của Tổng thống Mỹ Reagan, khi Washington tìm cách phá vỡ thế cân bằng chiến lược quân sự giữa Liên Xô và Mỹ đã hình thành từ giữa năm 1970. Từ 1981 – 1988, ngân sách quân sự của Mỹ lên tới 2400 tỉ USD. Từ tháng 3 – 1988, Reagan đề ra kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao” (SDI) với chi phí 26 tỉ USD trong 5 năm.
        Để đối phó lại với cuộc chạy đua vũ trang của Mỹ, Liên Xô đã buộc phải tăng ngân sách quân sự, tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Năm 1974, Mỹ chi tiêu cho quân sự là 85 tỷ USD, còn Liên Xô 109 tỉ USD. Cũng trong năm này, chỉ riêng 2 siêu cường có trên 5000 máy bay chiến đấu, gấp 10 lần của các cường quốc trước đây. Về tàu chiến, Mỹ có 2,8 triệu tấn, Liên Xô 2,1 triệu tấn, vượt xa các cường quốc khác như Anh, Pháp. Nhưng đáng lưu ý là những phương tiện phóng hạt nhân của hai siêu cường.
        Với những khối lượng khổng lồ của các loại vũ khí và các loại phương tiện quân sự có sức công phá khủng khiếp, có thể hủy diệt sự sống trên trái đất nhiều lần, thế giới luôn luôn trong tình trạng căng thẳng và đầy nguy cơ, hiểm họa.
        Hai là, như một tất yếu không thể tránh khỏi của tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe là sự thành lập các khối quân sự đối đầu. Mỹ đã ráo riết thành lập các liên minh quân sự nhằm tập hợp lực lượng chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, thực hiện tham vọng thống trị thế giới.
        Bước khởi đầu cho việc chuẩn bị thành lập các liên minh quân sự là tháng 6 – 1948, Quốc hội Mỹ đã thông qua quyết định mang tên nghị sĩ Vanđenbơ, trong đó cho phép Chính phủ Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử được kí kết những liên minh quân sự với các nước ngoài Châu Mỹ trong thời bình, viện trợ cho các nước liên kết với Mỹ.
        Gần một năm sau, ngày 4 – 4 – 1949, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ra đời. NATO là liên minh quân sự lớn nhất của các nước đế quốc chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, là công cụ quan trọng hàng đầu trong chính sách bành trướng xâm lược của Mỹ.
        Năm 1951, khối ANZUS gồm Australia, New Zealand và Mĩ được thành lập nhằm trấn ngự phía nam Thái Bình Dương và Châu Đại Dương.
        Sau thất bại của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ và Hiệp định Genfneeve 1954 về Đông Dương được kí kết, tháng 9 – 1945, Mỹ và 7 nước Anh, Pháp, Australia, New Zaeland, Pakistan vội vã thành lập Khối liên minh quân sự Đông Nam Á (SEATO) nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống khu vực này.
        Năm 1955, Khối trung tâm (CENTO) ra đời gồm 5 nước Anh, Thổ Nhĩ Kì, Pakistan, Iran, Iraq.
        Những liên minh quân sự này cùng với trên 2000 căn cứ quân sự của Mỹ rải rác ở nhiều nước đã lập nên một vành đai bao vây và đe dọa xung quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Vào những năm 1968 – 1969, Mỹ có tới 1,5 triệu quân đóng ở nước ngoài trong tổng số hơn 3,4 triệu quân thường trực của Mỹ.
        Để đối phó lại, tháng 5 – 1955, Tổ chức hiệp ước Vacsava được thành lập với sự tham gia của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu như một đối trọng với NATO của phương Tây. Liên Xô cũng đưa hàng chục vạn quân ra đóng ở các nước Đông Âu (tập trung ở Đông Đức), Mông Cổ và trên biên giới Xô – Trung.
        Ba là, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khoảng 100 cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra, trong đó có 10 cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất. Tuy chiến tranh cục bộ xảy ra rải rác ở các châu lục, nhưng tập trung ở hai điểm nóng bỏng là ở Đông Nam Á và Trung Đông. Hai khu vực này có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú và sự dính líu quyền lợi, tranh giành ảnh hưởng giữa nhiều cường quốc.
        Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, nhất là trước những thảm họa của một cuộc chiến tranh hạt nhân, các cường quốc lại đều cố tránh nguy cơ đụng đầu trực tiếp với nhau, và nhiều cuộc chiến tranh cục bộ đã thể hiện sự đối đầu giữa hai phe. Đó là các cuộc chiến tranh cục bộ ở Triều Tiên đầu những năm 50 và ở Việt Nam sau này… “Cuộc chiến tranh của nhân dân Đông Dương chống đế quốc  là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất giữa hai phe”. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một cuộc đụng đầu lịch sử, bởi sự xâm lược của Mỹ là một thách thức lớn không chỉ với phong trào giải phòng và độc lập dân tộc nữa mà cả với Liên Xô và cả cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng kết cục đây “là  mà cuộc chiến tranh mà rõ ràng đầu tiên Mỹ đã thua”.
3.        Quan hệ quốc tế thời kì sau Chiến tranh lạnh
        1.                        Sự hình thành và đặc điểm chủ yếu của tình hình thế giới
a) Sự hình thành trật tự thế giới mới
- Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới tồn tại gần nửa thế kỷ đã bị phá vỡ, cục diện thế giới và quan hệ chính trị quốc tế thay đổi về cơ bản, dẫn đến hình thành trật tự thế giới mới và tập hợp lực lượng mới. Trước hết, đó là sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của các nước lớn nhằm giành vị trí xứng đáng trong quan hệ quốc tế. Tất cả các nước khác cũng đều tìm cách tác động một cách có lợi nhất cho mình vào quá trình thiết lập trật tự thế giới mới. Từ sự đa dạng về lợi ích của các chủ thể quan hệ quốc tế đã hình thành nhiều mối quan hệ song phương và đa phương, làm cho tình hình thế giới càng thêm phức tạp.
- Trong số các cường quốc, thời kỳ này thực lực giữa ba trung tâm của chủ nghĩa tư bản là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản đã nhích lại gần nhau, không còn quá chênh lệch như trước đây. Mỹ không còn quá mạnh để áp đặt các nước, nhưng vẫn muốn xác lập vai trò lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, các đồng minh Nhật Bản và Tây Âu lại muốn khẳng định vai trò của mình, không chấp nhận trật tự thế giới một cực do Mỹ chi phối. Trung Quốc, Nga, Ấn Độ là những nước tuy còn có những mặt yếu, nhưng cũng đang trên đà phát triển và đều ủng hộ một trật tự thế giới đa cực. Trung Quốc sau gần 30 năm cải cách mở cửa đã đạt được nhiều thành tựu, có uy tín và vị thế quan trọng trong quan hệ quốc tế. Nga vẫn là cường quốc hạt nhân, sau một thời gian dài khủng hoảng, đã và đang khôi phục địa vị cường quốc của mình. Ấn Độ tuy là nước đang phát triển, nhưng đã trở thành một trong mười nước có hạt nhân và đang có ảnh hưởng lớn trong thế giới thứ ba. Xu hướng liên kết tam giác Nga  - Trung - Ấn đã bộc lộ khá rõ nét trong thời kỳ Sau Chiến tranh lạnh.
- Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều ủng hộ một thế giới đa cực, có nhiều trung   tâm, cân bằng lực lượng giữa các bên, vì chỉ có trên cơ sở đó mới có thể giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng quốc tế bằng con đường đàm phán dân chủ, hòa bình.
b) Đặc điểm chủ yếu của tình hình thế giới: Thế giới thời kỳ sau Chiến tranh lạnh có 5 đặc điểm nổi bật sau đây:
- Thứ nhất, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào, so sánh lực lượng trên thế giới thay đổi bất lợi cho phong trào cách mạng và hòa bình, nhưng tính chất thời đại vẫn không thay đổi, loài người vẫn ở thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển sâu sắc với những hình thức biểu hiện mới.
- Thứ hai, nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi, hòa bình thế giới được giữ vững, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, các hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố quốc tế vẫn xảy ra nhiều nơi.
- Thứ ba, cách mạng khoa học và công nghệ với nội dung cơ bản là cách mạng về công nghệ thông tin, sinh học, năng lương, vật liệu mới phát triển với trình độ cao, làm tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Các quốc gia đang đứng trước những cơ hội để phát triển, nhưng cũng chịu những thách thức lớn. Cuộc cạnh tranh kinh tế - thương mại và khoa học công nghệ đang diễn ra gay gắt.
- Thứ tư, cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách như khủng bố quốc tế, bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo… mà không một quốc gia riêng rẽ nào có thể giải quyết được. Điều đó đòi hỏi sự hợp tác đa phương, sự phối hợp giữa các quốc gia.
- Thứ năm,  khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành khu vực phát triển năng động và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Xu thế tự do hóa thương mại, liên kết hợp tác kinh tế diễn ra phong phú và có hiệu quả. Các nước lớn, các trung tâm kinh tế trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược, chuyển hướng mạnh vào châu Á – Thái Bình Dương, vừa tạo thời cơ cho các nước phát triển, nhưng cũng chứa đựng những nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định ở khu vực.
          2.3.2 Đặc điểm quan hệ các nước lớn hiện nay
Hiện nay, do thay đổi trong môi trường chính trị quốc tế và những điều chỉnh chiến lược tương ứng, mối quan hệ giữa các nước lớn vẫn đang trong quá trình vận động, điều chỉnh và chưa ổn định. Tuy nhiên có thể khái quát thành 4 đặc điểm chủ yếu:
- Thứ nhất, tính chất chủ đạo trong quan hệ đã chuyển từ đối kháng sang quan hệ đối tác. Bên cạnh các quan hệ chiến lược cũ (Mỹ - Nhật, Mỹ - Tây Âu), ngày càng tăng cường mở rộng quan hệ đối tác chiến lược mới (Tây Âu - Nga, Nga - Trung - Ấn, Mỹ - Nga, Mỹ - Trung, Mỹ - Ấn). Tuy nhiên, bên cạnh mặt hợp tác, quan hệ giữa các nước lớn vẫn ẩn chứa cả mặt cạnh tranh và kiềm chế.
- Thứ hai, tính không chắc chắn, không ổn định trong quan hệ giữa các cường quốc. Điều này xuất phát từ 6 nguyên nhân chủ yếu: 1) Sự thay đổi trong tương quan sức mạnh giữa các nước: ưu thế vượt trội của Mỹ, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, phần nào là Ấn Độ, sự suy yếu của Nga, sự trì trệ kéo dài của kinh tế Nhật Bản; 2) Vẫn còn tồn tại những nghi kỵ lịch sử sâu sắc (Tây Âu - Nga, Nhật - Trung, Trung - Ấn, Nga - Trung); 3) Sự tồn tại nhiều tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết: quần đảo Curin giữa Nga và Nhật, đảo Senkaku (Ngư Điếu) giữa Trung Quốc và Nhật, vấn đề biên giới Trung - Ấn…; 4) Sự thiếu vắng một cơ chế hợp tác đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương (như Tổ chức an ninh và hợp tác ở châu Âu); 5) Do lợi ích của các nước lớn vừa đan xen, song trùng trên một số lĩnh vực, nhưng lại mâu thuẫn trên một số lĩnh vực khác nên các nước có xu hướng tập hợp trên từng vấn đề; 6) Trong quan hệ giữa các cường quốc đang tồn tại mâu thuẫn chiến lược giữa chủ trương thế giới một cực và chủ trương thế giới đa cực.
- Thứ ba, quan hệ giữa các nước lớn hiện đang ẩn chứa nhiều yếu tố: vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa đấu tranh vì lợi ích của mình. Các nước tăng cường quan hệ với các nước khác nhằm tăng thế mặc cả trong quan hệ, đặc biệt là với Mỹ. Trung Quốc và Nga xích lại gần nhau nhằm đối trọng với xu thế bá quyền của Mỹ, Ấn Độ cũng tăng cường hạt nhân và quan hệ với Mỹ, Nhật và Ôxtrâylia nhằm cân bằng với Trung Quốc. Mỹ lôi kéo Ấn Độ về mình, ngăn không cho trục Nga - Trung - Ấn hình thành và kiềm chế Trung Quốc; Mỹ và Trung Quốc tăng cường hợp tác về kinh tế, về không phổ biến vũ khí hạt nhân và về bán đảo Triều Tiên.
- Thứ tư, trục đấu tranh chính trong quan hệ giữa các nước lớn đã chuyển từ Mỹ - Liên Xô sang quan hệ Mỹ - Trung. Trước đây, Mỹ quan hệ với Trung Quốc để ngăn chặn Liên Xô, nay kết cấu chiến lược đó không còn ý nghĩa. Sự lớn mạnh của Trung Quốc lại thách thức dài hạn đối với Mỹ, biến mối quan hệ Mỹ - Trung lên tầm cao mới, thành trục chính và quan trọng nhất. Nếu Mỹ - Trung đối đầu, khả năng phân cực sẽ diễn ra giữa Mỹ - Nhật một bên, Nga - Trung (có thể cả Ấn Độ) một bên. Nếu quan hệ Trung - Mỹ ổn định, sự phân cực giữa các nước lớn sẽ không xảy ra.
2.3.3  Xu hướng và giới hạn trong quan hệ giữa các nước lớn
Trong những năm tới, mục tiêu của Mỹ vẫn không thay đổi, là xác lập một  trật tự thế giới một cực dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Mục tiêu của các nước lớn Tây Âu (trước hết là Pháp và Đức) là từng bước giảm dần sự lệ thuộc vào Mỹ về mặt an ninh, những vẫn ra sức củng cố, mở rộng NATO và EU để xây dựng một châu Âu không chia cắt, dân chủ, hòa bình, ổn định và vững mạnh cả về kinh tế lẫn chính trị - an ninh. Mục tiêu của Nga là xác lập lại vị thế cường quốc, phục hồi ảnh hưởng quốc tế đã từng có và phát triển kinh tế ổn định, vững chắc, bảo đảm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Mục tiêu của Nhật Bản là trở thành cường quốc chính trị cho tương xứng với vị thế cường quốc kinh tế - tài chính vốn có, tức là tạo dựng được ảnh hưởng quốc tế lớn hơn. Mục tiêu của Trung Quốc là khẳng định vị thế cường quốc trên thế giới, cố gắng thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình. Mục tiêu của Ấn  Độ là khẳng định vị thế cường quốc khu vực châu Á, trở thành thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Chính do tác động của những nhân tố chủ quan và khách quan kể trên mà cục diện quan hệ giữa các nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI có những nét mới rất khác so với thời kỳ trước đó:
- Quan hệ Mỹ - Trung: Do Trung Quốc đang mạnh dần lên về kinh tế, Mỹ hy vọng Trung Quốc tiếp tục chuyển hướng kinh tế thị trường, thay đổi hệ tư tưởng và hệ thống chính trị theo mô hình phương Tây. Để khuyến khích khuynh hướng ấy, Mỹ giảm áp lực đối với Trung Quốc về vấn đề tự do, dân chủ, quyền con người, không gắn những vấn đề đó với vấn đề kinh tế - thương mại, tạo điều kiện cho Trung Quốc gia nhập WTO và tăng cường hợp tác kinh tế.
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang có những phức tạp do mâu thuẫn về địa chính trị, trong đó hai vấn đề nổi cộm, nhạy cảm nhất là vấn đề Tây Tạng và Đài Loan. Hai nước đã tỏ ra thông cảm và thân thiện, nhưng  vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất. Tuy nhiên, Mỹ không muốn đẩy quan hệ hai nước đến đổ vỡ để Trung Quốc tìm đến sự bảo trợ của Nga. Về phía mình, Trung Quốc chọn sách lược xoa dịu các mâu thuẫn, không muốn làm tăng sự đối đầu với Mỹ, ngay cả khi đã liên minh với Nga. Trong thời gian tới, quan hệ Mỹ - Trung còn phụ thuộc vào các nhân tố: mức độ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố; nhận thức của chính quyền Mỹ về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Trung Quốc, coi Trung Quốc là đối tác hay đối thủ trong cạnh tranh chiến lược; quan hệ Trung Quốc – Đài Loan… Dù còn nhiều bất đồng nhưng quan hệ hợp tác Mỹ - Trung vẫn tiếp tục phát triển.
- Quan hệ Nga – Mỹ: Quan hệ giữa hai nước phát triển hay căng thẳng chính do lợi ích chiến lược của mỗi nước quy định. Tuy đạt được nhiều thỏa thuận, cam kết, nhưng giữa hai nước vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn mang tính chiến lược như “đa cực hay đơn cực” và những mâu thuẫn cụ thể như thái độ đối với Irắc, Iran, Côsôvô, mở rộng NATO… Trên thực tế, Mỹ vẫn không từ bỏ chính sách kiềm chế Nga, vì nếu Nga phục hồi sẽ đe dọa sự lãnh đạo thế giới của Mỹ. Không thể chi phối Nga như dưới thời B.Enxin, hiện nay Mỹ tiếp tục chính sách vừa hợp tác vừa khống chế Nga, bằng mọi cách ngăn chặn nguy cơ quay lại chủ nghĩa cộng sản ở Nga. Về phần mình, Nga muốn hòa nhập với phương Tây, giảm căng thẳng bất đồng với Mỹ để tạo môi trường hòa bình phát triển kinh tế, giải quyết những bất đồng nội bộ, không nhấn mạnh việc khôi phục vị trí nước lớn. Đầu năm 2007, tiếp theo sự thành công trong việc mở rộng NATO, EU về phía đông, Mỹ tiến thêm một bước khi lên kế hoạch triển khai 10 hầm tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và hệ thống cảnh báo rađa ở Séc, áp sát nước Nga. Tổng thống Nga đã phản đối quyết liệt và tuyên bố xây dựng học thuyết quân sự mới, trong đó đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí hiện đại đủ khả năng bảo vệ nước Nga, dọa sẽ rút khỏi Hiệp ước tên lửa hạt nhân tầm trung (ký năm 1987) nếu Mỹ không từ bỏ tham vọng lá chắn phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Tóm lại, mặc dù quan hệ Nga – Mỹ đã được cải thiện nhưng vẫn còn tồn tại nhiều trở ngại.
- Quan hệ Mỹ - EU: Vấn đề Trung Đông (Irắc, Iran, Palextin – Ixraen), đặc biệt là cuộc chiến Irắc, không tạo thành lợi ích hạt nhân trong quan hệ giữa các nước lớn, kể cả quan hệ Mỹ - EU. Các cường quốc sẽ không thể xảy ra đối kháng về thực chất vì vấn đề này. Những bất đồng giữa Mỹ và EU xoay quanh vấn đề Irắc đã dịu đi. Do lợi ích trong hợp tác phát triển, các bên đã nhanh chóng cải thiện quan hệ và liên minh Mỹ - EU tiếp tục được củng cố. Vấn đề căn bản hiện nay là sức mạnh của EU vẫn chưa đủ, chưa thể tự bảo vệ được mình, nếu xảy ra chiến tranh (như Nam Tư trước đây) thì vẫn phải dựa vào Mỹ. Tuy nhiên, quan hệ hai bên sẽ diễn tiến theo xu hướng “vừa hợp tác vừa cạnh tranh”. Mỹ tiếp tục tìm cách khẳng định vai trò bá chủ của mình tiến tới xây dựng thế giới đơn cực dưới sự lãnh đạo của Mỹ, còn EU sẽ tham gia nhiều hơn vào giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế, nâng cao uy tín chính trị, phấn đấu cho một thế giới đa cực.
- Trong thời kỳ hiện nay, Mỹ, các nước chủ chốt EU và Nhật Bản lợi dụng ưu thế nhiều mặt, ráo riết thực hiện các chiến lược toàn cầu phản cách mạng. Về bản chất, chủ nghĩa tư bản không có sự đoàn kết thống nhất, nhưng trong điều kiện nhất định, các cường quốc tư bản vẫn có khả năng tạo lập sự hợp tác, phối hợp, đồng thuận và tìm kiếm tiếng nói chung trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh và phát triển. Tuy nhiên, họ không thể che giấu nổi những mâu thuẫn cố hữu. Hiện nay, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển hiện trên ba vấn đề lớn: xác lập trật tự thế giới, phân chia thị trường toàn cầu và cạnh trạnh ưu thế phát triển. Các mâu thuẫn tuy vẫn gay gắt, phức tạp, nhưng được khống chế trong giới hạn nhất định. Một số mâu thuẫn, bất đồng được tháo gỡ thông qua thương lượng, thỏa hiệp. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản hiện nay là mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh, vừa hướng tâm vừa ly tâm, vừa phối hợp vừa chế ước nhau. Những véctơ thuận - nghịch đa chiều này tạo ra mâu thuẫn biện chứng ngay trong lòng mối quan hệ nội bộ của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Trong những năm tới, các cặp quan hệ Mỹ - Nhật, Trung - NhậtNga - Nhật có lẽ là những mối quan hệ ít thay đổi nhất. Quan hệ Mỹ - Nhật vẫn là quan hệ đồng minh, liên minh chặt chẽ, nước này luôn coi nước kia là hòn đá tảng trong chiến lược đối ngoại và an ninh của mình, và tính chất này nhìn chung không thay đổi trước những thăng trầm của lịch sử thế giới. Sau sự kiện 11 – 9, Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở một số nước châu Á – Thái Bình Dương, nhưng các căn cứ trên đất Nhật Bản vẫn là những mắt khâu chính yếu và quan trọng nhất để Mỹ triển khai chiến lược an ninh ở khu vực này. Trên thực tế, trong quan hệ song phương và trên trường quốc tế, Mỹ đang lợi dụng Nhật hơn là hợp tác bình đẳng với Nhật. Nhật vẫn bị Mỹ coi là đồng minh đàn em, và không hiếm khi Mỹ qua mặt Nhật trong các vấn đề quốc tế và trong quan hệ với những nước lớn khác.
Về phần mình, do vẫn là “người khổng lồ một chân” nên Nhật Bản phải tiếp tục dựa vào Mỹ để bảo đảm an ninh và xử lý các mối quan hệ song phương, đa phương khác. Song, Nhật Bản cũng đang điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng cân bằng, đề cao tính độc lập tự chủ hơn trong quan hệ với Mỹ. Để trở thành cường quốc chính trị thế giới, Nhật Bản cho rằng cần phải thay đổi hình ảnh của mình trong con mắt của cộng đồng quốc tế (tức là hình ảnh một cái bóng luôn đi theo Mỹ), rằng Nhật Bản phải phát huy vai trò quốc tế không chỉ ở lĩnh vực kinh tế - tài chính, mà cả ở lĩnh vực chính trị - an ninh quốc tế.
Trong quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản là nước cung cấp nguồn viện trợ ODA lớn nhất, là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Nhật Bản không thể không coi trọng một Trung Quốc đang có sức mạnh quốc gia tổng hợp và ảnh hưởng quốc tế ngày càng tăng. Nhưng giữa hai nước cũng đang tồn tại nhiều bất đồng nên quan hệ Nhật – Trung vừa có sự hợp tác tích cực, vừa có sự nghi kỵ, dè chừng, kiềm chế lẫn nhau. Trung Quốc vừa muốn thúc đẩy quan hệ với Mỹ để kiềm chế Nhật Bản, đẩy lùi nguy cơ Mỹ - Nhật câu kết với nhau gây áp lực với Trung Quốc, vừa muốn cải thiện quan hệ với Nhật để tận dụng tối đa thế mạnh kinh tế - tài chính, khoa học - công nghệ của nước này.
Quan hệ Nga –Nhật nhìn chung chưa có tiến triển gì đáng  kể trong cục diện những năm gần đây. Hai nước vẫn chưa ký được Hiệp ước hòa bình, vấn đề quần đảo Curin vẫn là nhân tố chủ yếu cản  trở quan hệ bình thường giữa họ. Có thể nói, đây là cặp yếu nhất trong tứ giác chiến lược Mỹ - Trung - Nga - Nhật sau Chiến tranh lạnh.
- Trong quan hệ Nga - Trung - Ấn, mặc dù cả ba nước đều có những thế mạnh riêng, nhưng đều bị chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan quá khích đe dọa an ninh với với mức độ khác nhau (Nga với vấn đề Chécnhia, Ấn Độ với vấn đề Casơmia, Trung Quốc với vấn đề Tân Cương). Chính vì vậy, ba nước có những quan điểm khá tương đồng trong vấn đề chống khủng bố quốc tế, và điều rất đáng chú ý là quan hệ giữa họ không còn bị nhân tố Pakixtan gây xung khắc, chia rẽ ở mức độ lớn như thời kỳ Chiến tranh lạnh. Hơn nữa, cũng như Trung Quốc, Ấn Độ là nước chủ yếu nhập vũ khí từ Nga, còn Nga rất quan tâm hợp tác với Ấn Độ - cường quốc phần mềm máy tính toàn cầu đang nổi lên. Cả ba nước (lúc đầu là Nga và Trung Quốc, muộn hơn là Ấn Độ) đều chủ trương cải thiện quan hệ với Mỹ và ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế. Nhưng đồng thời, họ cũng cảnh giác với ý đồ chiến lược của Mỹ là xác lập chỗ đứng lâu dài ở vành đai địa – chiến lược quan trọng đối với cả ba nước, là vành đai kéo dài từ Trung Đông qua Trung Á tới Đông Bắc Á. Đối với Mỹ, lợi ích địa – chính trị, địa – kinh tế ở khu vực này không kém phần quan trọng so với lợi ích an ninh. Vì vậy, cả ba nước Nga, Trung Quốc, Ấn Độ đều có nhu cầu hợp tác với nhau để hạn chế chính sách cường quyền, bành trướng của Mỹ. Mặc dù quan hệ giữa Ấn Độ với Nga và với Trung Quốc chưa thể tiến tới mức độ hợp tác, hiểu biết và tin cậy như giữa Nga và Trung Quốc, nhưng vì những lý do trên mà được cải thiện rõ rệt. Biểu hiện gần đây nhất là Ấn Độ tỏ ý muốn gia nhập Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) do Nga và Trung Quốc sáng lập năm 2000. Tuy nhiên, quan hệ liên kết Nga - Trung - Ấn chưa có dấu hiện chứng tỏ là một “tam giác chiến lược”. Và dù có hình thành thì “tam giác” đó cũng không phải là một khối liên minh quân sự - chính trị, mà sẽ là một trục các quan hệ đối tác mềm dẻo để đối phó hiệu quả hơn với các vấn đề toàn cầu, từ khủng bố quốc tế cực đoan đến xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới.
Như vậy, có nhiều nhân tố chủ quan và khách quan thúc đẩy sự hợp tác, liên kết giữa các nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI, nhưng trong sâu xa quan hệ giữa họ vẫn chứa đầy mâu thuẫn, xung đột. Có thể quy lại ở mâu thuẫn giữa đơn cực và đa cực, giữa Mỹ và các nước lớn khác trong việc vẽ lại bản đồ chính trị - an ninh – kinh tế thế giới. Quan hệ giữa các nước lớn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cục diện quan hệ giữa họ còn tiếp tục thay đổi khó lường. Hơn nữa, trong thời điểm hiện nay, khi tình hình Irắc sau chiến tranh, vấn đề hạt nhân ở Iran và Bắc Triều Tiên, quan hệ Palextin – Ixraen … còn diễn biến phức tạp, lại liên quan trực tiếp đến lợi ích của các nước lớn (nên chắc chắn họ có sự mặc cả với nhau để dàn xếp lợi ích), thì cục diện đó càng khó đoán định. Với cục diện quan hệ giữa các nước lớn như vậy, trật tự thế giới mới khó có thể được xác lập trong tương lai gần.
2.3.4 Vai trò của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
Thứ nhất, mặc dù còn có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã vượt qua được cơn chấn động chính trị do sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, kiên cường đấu tranh để trụ vững và phát triển.
Thứ hai, rút kinh nghiệm từ những bài học thành công và thất bại của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu và những kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước mình, các đảng cộng sản cầm quyền đang tích cực tìm tòi sáng tạo, cả về lý luận và thực tiễn, mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước mình nhằm khắc phục những khuyết tật của mô hình Xôviết trước đây; khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước mình, dân tộc mình, phù hợp với những biến đổi diễn ra trên thế giới.
Thứ ba, thế và lực của chủ nghĩa xã hội hiện thực đã khác so với thời kỳ những năm 90 của thế kỷ XX và đang có chiều hướng tăng lên.
Ở các khu vực khác trên thế giới, tình hình các đảng còn nhiều khó khăn, thể hiện trên hai mặt chủ yếu sau:
- Thực lực các đảng còn yếu, công tác phát triển đảng gặp nhiều khó khăn, điều kiện hoạt động rất eo hẹp (thiếu tài chính, phương tiện hoạt động, ít khả năng tiếp cận các phương tiện truyền thông hiện đại…).
- Không gian chính trị của các đảng ở mỗi nước đều trở nên khắc nghiệt hơn bởi các nhân tố:
+ Chính sách chống cộng của chính quyền (Ủy ban chính trị Hội đồng nghị viện châu Âu thông qua Nghị quyết số 1481 Về sự cần thiết lên án quốc tế đối với tội ác của chủ nghĩa cộng sản; Tổng thống G.Bush so sánh cuộc chiến chống khủng bố giống như chống chủ nghĩa cộng sản…).
+ Sự gia tăng kiểm soát từ phía chính quyền các nước trong “cuộc chiến chống khủng bố”.
+ Sự cạnh tranh từ phía các lực lượng chính trị khác, như các lực lượng xã hội – dân chủ, dân tộc, tôn giáo…
+ Sự phát triển của các tổ chức “xã hội dân sự” ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ và khu vực SNG cũng đang tác động phức tạp đến hoạt động của các đảng ở những nước này.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn đó, các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới có bước phục hồi rõ rệt:
- Ở các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu: sau một thời gian ngắn bị tê liệt, thậm chí bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, bị cấm hoạt động, từ năm 1993 – 1994 các đảng cộng sản đã sớm khôi phục, đấu tranh giành lại được quyền hoạt động công khai, hợp pháp. Nhiều đảng đã tham gia tranh cử trong các cuộc bầu cử quốc hội, bầu cử tổng thống, bầu cử địa phương và một số đảng giành được vị trí quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn các đảng vẫn ở vị thế đảng đối lập, chiếm thiểu số ở quốc hội. Ở nhiều nước, vẫn còn tình trạng trong một số nước tồn tại nhiều đảng cộng sản và công nhân (ở Nga có hơn 10 đảng). Phong trào cộng sản và công nhân đã có bước phục hồi nhưng vẫn còn khó khăn, chưa ra khỏi khủng hoảng.
- Ở các nước Tây Bắc Âu và Bắc Mỹ, quá trình hồi phục của các đảng cộng sản và công nhân rất rõ. Vào cuối thập kỷ 90 thế kỷ XX, các đảng đã dần lấy lại được vị trí của mình, thể hiện qua việc các đảng tham gia tranh cử và giành được sự ủng hộ của các cử tri và lập được đảng đoàn trong quốc hội các nước.
- Ở Nam Á, một số đảng cộng sản và công nhân đã trở thành lực lượng chính trị quan trọng trên chính trường các nước. Hai đảng cộng sản ở Ấn Độ giữ vai trò nòng cốt trong mặt trận cánh tả đang cầm quyền nhiều năm ở một số bang.
- Ở Mỹ Latinh mấy năm gần đây đã xuất hiện trào lưu cánh tả. Thông qua thực tế đấu tranh và các diễn đàn quốc tế của các đảng cộng sản và cánh tả họp hằng năm ở khu vực (Diễn đàn Xao Paolô) cũng như Diễn đàn  xã hội thế giới, các đảng cộng sản và cánh tả Mỹ Latinh đã làm cho quần chúng nhân dân ở các nước thấy được sự cần thiết khách quan phải thực hiện những cải cách sâu rộng, từ bỏ mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới, thực hiện dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nhiều đảng cộng sản và công nhân trên thế giới thông qua cương lĩnh chính trị của mình. Trong các bản cương lĩnh đó nổi lên mấy điểm đáng chú ý: Các đảng đều thống nhất đánh giá bản chất sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu không phải là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội, mà chỉ là sự thất bại của một mô hình cụ thể. Các đảng thừa nhận có nhiều mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà chỉ là sự thất bại của một mô hình cụ thể. Các đảng thừa nhận có nhiều mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội và mỗi đảng phải lựa chọn mô hình phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của nước mình, dân tộc mình. Các đảng cho rằng, sự phát triển cao của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đã và đang tạo ra các tiền đề cho chủ nghĩa xã hội; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều thời kỳ.
Ngày nay các đảng cộng sản và công nhân quốc tế đều thống nhất tăng cường quan hệ trên cơ sở 5 nguyên tắc: độc lập, tự chủ; bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; đoàn kết và hữu nghị.
- Các hình thức quan hệ chủ yếu giữa các đảng vẫn là trao đổi đoàn, trao đổi thông tin, tài liệu, dự đại hội, tổ chức hội thảo, diễn đàn, nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của nhau…
- Trong thời gian qua, đã hình thành một số diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế thường niên giữa các đảng cộng sản, công nhân và cánh tả thế giới.
Nhìn chung, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng, nhưng đã vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất, bắt đầu hồi phục và có những bước phát triển mới.
Mặc dù so sánh tương quan lực lượng quốc tế vẫn còn đang nghiêng về phía các thế lực tư bản, đế quốc, nhưng sự hồi phục của các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới, đặc biệt là những thành tựu đạt được của các nước xã hội chủ nghĩa, cho thấy rằng, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang có một vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước cũng như trong đời sống chính trị quốc tế đương đại. Trong các vấn đề lớn của thế giới, như chiến tranh và hòa bình, thì những người cộng sản vẫn là những người đi tiên phong trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình. Trên vấn đề phát triển thì những người cộng sản cũng đi tiên phong trong cuộc đấu tranh vì sự phát triển bền vững của mỗi dân tộc và của cả loài người, vì dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.
3.        Kinh nghiệm lịch sử đối với Việt Nam
        Về mặt lợi ích chiến lược, phải gắn dân tộc với giai cấp, quốc gia với quốc tế
        Phương châm, phương hướng phải luôn luôn đảm bảo môi trường quốc tế thuận lợi cho tiến trình cách mạng trong nước, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới
        Sách lược, biện pháp cụ thể phải linh hoạt, sáng tạo trong từng điều kiện cụ thể
        Luôn luôn giữ vững các mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội khi mở rộng quan hệ quốc tế. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét