Bài 2: LỊCH SỬ CÁC NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG
I_ Văn minh Ai Cập:
Ai Cập là tên phát âm của từ Hy Lạp “Agipt” (từ này có từ thế kỷ V TCN) nghĩa là “vùng đất đen”. Diện tích hiện nay của Ai Cập là 1.001.484 km 2 , có 95 % là sa mạc khô nóng.
I_ Văn minh Ai Cập:
Ai Cập là tên phát âm của từ Hy Lạp “Agipt” (từ này có từ thế kỷ V TCN) nghĩa là “vùng đất đen”. Diện tích hiện nay của Ai Cập là 1.001.484 km 2 , có 95 % là sa mạc khô nóng.
1. Điều kiện tự nhiên:
_ Đất đai: Ai Cập nằm ở Đông bắc Châu Phi, diện tích 1.001.484 km 2, có 95% là sa mạc rộng lớn, ngay từ xa xưa vùng này là vùng đất chết (biểu trưng văn hóa này là màu đỏ_màu tượng trưng cho sự chết chóc) không có sự sống, trồng trọt, sản xuất; là nơi mai táng người chết ( địa điểm tham quan bậc nhất vùng này là: Thung lũng các Vua, đền Karnak, các Kim Tự Tháp lớn ở Ai Cập…).
_ Khí hậu: chịu ảnh hưởng của sa mạc, không mưa (nhiệt độ dao động từ 8 đến 450 C ,nên không có rừng rậm mà chủ yếu là một số loài cây sống tốt ở điều kiện khí hậu khắc nghiệt như cây papyrus (thân cây dùng để đóng thuyền, lá cây dùng làm giấy viết), lau sậy, đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen,… sinh sôi nảy nở quanh năm. Ai Cập cũng có một quần thể động vật đa dạng và phong phú, mang đặc điểm đồng bằng-sa mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, trâu,bò, cá sấu, các loài cá, chim.
_ Sông nước: con sông quan trọng nhất của vùng này là sông Nil. Sông Nil dài 6650 km, bắt nguồn từ hồ Victoria (Uganda) và chảy về phía Bắc. Đến Ai Cập, nó chảy qua đồng bằng (có dạng hình thang ngược_đáy nhỏ ở vùng Hạ dài 300 km, đáy lớn ở vùng Thượng dài 700 km) sông Nil rộng 50000 km2 rồi chia thành 7 nhánh ra Địa Trung Hải. Sông Nil là nguồn nước chủ yếu, là hệ thống giao thông vận tải và là con song tâm linh của văn hóa Ai Cập (các vị thần như Osiris (thần sông Nil), thần Seth, Ptah, Ra… đều có nguồn gốc từ dòng sông này).
b) Dân cư:
Con người xuất hiện ở Ai Cập cách đây 1 vạn năm. Họ sống chủ yếu ở nhà đất, nhà mái bằng (nhà cây) săn bắt hái lượm để kiếm sống, về sau họ biết trồng trọt, chăn nuôi… tiến dần lên văn minh. Vào thiên niên kỷ IV TCN, tộc người Hamites từ Tây Á di cư vào Ai Cập và sau nhiều năm chung sống, họ đã hòa nhập với người bản địa và hình thành người lai vốn là ông tổ của người Ai Cập cổ. Người dân thời đó sống phụ thuộc vào tự nhiên=>sùng bái tự nhiên, coi trọng cộng đồng gia tộc, trọng phụ nữ è tôn giáo phát triển sớm.
2. Các thời kỳ lịch sử:
bản đồ Ai cập cổ đại
Theo cách phân định thời gian của Manetho (nhà sử học Ai Cập, sống vào thế kỷ III TCN) thì lịch sử Ai Cập cổ đại được chia ra thành Cổ, Trung và Tân Vương quốc với 30 vương triều kéo dài khoảng từ cuối thiên niên kỷ IV TCN đến năm 30 TCN. Các thời kỳ lịch sử là:
+ 3500_3200 TCN ở Ai Cập xuất hiện 42 nhà nước nhỏ (châu, tên Ai Cập là Nome) hình thành dọc hai bên bờ sông Nil=> về sau hình thành hai vương quốc Thượng Ai Cập, Hạ Ai Cập.
+ 3200 TCN, vua Menes của Thượng Ai Cập thôn tính Hạ Ai Cập thống nhất thành một quốc gia. Thời kì Tảo vương quốc (3200_3000 TCN, thuộc vương triều I, II) được thành lập. Ở thời kỳ này, chế độ nô lệ ra đời.
+ Cổ vương quốc (3000_2000 TCN, vương triều III đến VIII): bộ máy nhà nước hình thành hoàn chỉnh; kinh tế, văn hóa, xã hội đạt nhiều thành tựu lớn; là thời kỳ Kim Tự Tháp.
+ Trung vương quốc (2200_1570 TCN) mở đầu bằng việc Mentuhotep thống nhất vương quốc khỏi sự loạn lạc. Thời vương triều XII, Ai Cập phát triển mạnh. Các pharaoh như Amenehet I, Senusret I, Senusret III, Amenehet III đã nhiều lần mở mang bờ cõi Ai Cập. Nhưng sau khi vương triều XII đổ, Ai Cập bắt đầu suy yếu tạo điều kiện cho ngoại tộc xâm lược=> văn minh Ai Cập có điều kiện truyền bá sang phương Đông.
+ Tân vương quốc (1570_1100 TCN), bắt đầu từ khi Ahmose I đánh đuổi quân Hyksos và tái thống nhất Ai Cập. Tiếp theo đó, những người kế vị ông là Thutmosis I, Hatshepsut, Thutmosis III, Seti I, Ramses II đã tiến hành các cuộc chính phạt mở rộng đất nước. Thời vương triều XIX, Ai Cập đã trở thành một đế quốc rộng lớn với diện tích 3,2 triệu km2, dân số 4 triệu người. Của cải vơ vét được, họ dồn sức vào xây dựng các công trình kiến trúc, phát triển kinh tế, thương mại.
+ Hậu kỳ (1100_31 TCN) Ai Cập rơi vào loạn lạc suy yếu, bị ngoại tộc thống trị :Nubia, Assyria, Ba Tư, Hy Lạp và cuối cùng bị La Mã thôn tính. Đây cũng là thời kỳ Ai Cập chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều nền văn minh khác nhau.
3. Các thành tựu văn minh chủ yếu của Ai Cập cổ đại
Nền văn minh Ai Cập được xây dựng từ khi có những cư dân đến sinh sống tập trung ở ven hai bên bờ và châu thổ sông Nil. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, văn minh Ai Cập đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Có thể nói rằng nền văn minh Ai Cập là một trong những nền văn minh cổ nhất của thế giới cổ đại. Sự sáng tạo vĩ đại của người Ai Cập thời cổ đại đã tạo nên nhiều giá trị văn minh đầu tiên như thể chế nhà nước, chữ viết, khoa học tự nhiên đặt cơ sở cho sự hình thành, phát triển của nhiều nền văn minh cổ đại tiếp sau.
3.1. Trình độ quản lý chính trị:
Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời từ rất sớm do nhu cầu làm thủy lợi, sản xuất nông nghiệp, xâm lược để mở rộng lãnh thổ. Sau khi thành lập nhà nước, các vua Ai Cập đã chia đất nước thành các nome, và công việc này của ông đã bắt đầu từ năm 3000 TCN. Thời kỳ hình thành phát triển, Ai Cập có 42 nome, thời kỳ suy yếu, nó cũng chia thành 22 nome. Đứng đầu các nome này là nomarque, nó giống như chức thống đốc, cai trị ở nome .
Nhà nước Ai Cập ra đời do nhu cầu sản xuất và sự quản lý xã hội có tôn ti, trật tự. Bộ máy nhà nước Ai Cập đứng đầu là Pharaoh có quyền lực tuyệt đối. Người nắm quyền lực thứ hai sau pharaoh - Vizir (tể tướng) sẽ phụ trách nông nghiệp, thuế khóa, đê điều... và theo sau ông ta là cả một hệ thống các quan lại giúp việc cồng kềnh. Thời Cổ vương quốc, với việc huy động nông dân, nô lệ xây Kim Tự Tháp đã thể hiện phần nào sự quản lý của chính quyền với nhân dân. Nó đủ khả năng quản lý chặc chẽ số lượng cư dân (nhiều nhất là nông dân công xã, nô lệ rất nhiều như chưa đóng vai trò gì trong xã hội).
Sự cai trị ở Ai cập cổ được áp đặt bằng việc đóng thuế giữa các cư dân. Người ta chưa rõ khi nào người dân đóng thuế bằng sản phẩm, hoặc sức lao động. Vị tể tướng (Vizir) chính là người phụ trách công việc này. Ông đã tiến hành thống kê số hàng có trong kho, dự tính thời gian sử dụng nó trong tương lai. Các chủ đất phải nộp thuế bằng các sản phẩm thu hoạch trên đất đai, ốc đảo. Những người thợ săn, đánh cá phải nộp sản phẩm từ sông, hồ, đầm cho chính quyền. Mỗi thành viên trong các gia đình buộc phải trả thuế bằng sức lao động ở các công trường bằng số lượng vài tuần trên một năm, tuy nhiên, những người giàu có, có thể được phép thuê những người đàn ông nghèo khổ đi đóng thuế lao động cho mình.
Thời Ai Cập cổ, nông dân công xã phải canh tác trên nông trang của quý tộc và nộp thuế cho chúng, làm binh dịch. Nếu không nộp, họ sẽ bị đánh đập thậm tệ, có khi còn bị trói và ném xuống giếng. Thời Cổ vương quốc còn để lại một bức tranh về cảnh nông dân bị lôi đi đóng thuế. Do thuế khóa cao nên nông dân nổi dậy khởi nghĩa mà cuộc khởi nghĩa năm 1750 TCN là ví dụ tiêu biểu của thời kỳ đó.
Nô lệ ( tiếng Ai Cập cổ là Djet có nghĩa là con vật) là giai cấp tương đối đông ở Ai Cập cổ đại. Nguồn nô lệ chủ yếu là tù binh, người bản xứ bị lệ thuộc... trong số đó, nô lệ là tù binh chiếm số đông. Thời Cổ vương quốc, số tù binh pharaoh bắt được lên đến hàng trăm người. Ví dụ, Pharaoh đầu tiên của vương triều IV là Sneferu (2613_2589 TCN) trong cuộc chiến tranh với các bộ tộc bản địa như Nubi, Libi, Etiopi... ông đã toàn thắng, có lần bắt 7.000 tù binh Etiopi, có lần bắt 1.100 người Libi. Thời Tân vương quốc, Amenkhotep II (1427_1401 TCN) của vương triều XVII, sau cuộc viễn chinh Syria đã bắt 100.000 tù binh. Nô lệ ngày càng nhiều, phần lớn được chủ sử dụng vào làm công việc nhà, xây công trình... thời Trung vương quốc, một viên đại quan (vương triều XII) khi đi thăm công trình xây dựng đã đem 50 nô lệ theo hầu.
Ngoài việc phi sản xuất, nô lệ còn được dâng lên đền thờ. Có tài liệu cho biết, thời Thutmosis III Đại đế (1479_1425 TCN), ông đã dâng cho đền thờ thần Amon ở Thebes 1.588 nô lệ Syria và một số lớn nô lệ Etiopi.
Ngoài ra, nô lệ còn được vua chúa ban tặng cho người có công với mình. Thời Cổ vương quốc, có viên quan tên Meten. Ngoài việc thừa kế mẹ ông ta Nebe Celt 50 stat, ông ta còn được Vua ban tặng 200 stat cho bản thân mình, 12 stat cho ông ta và con trai có người hầu và súc vật nhỏ. Thời vương triều V, một pharaoh tặng cho các thần ở Heliopolis 55 stat, cho thần Mặt Trời 44 stat, đền thần Mặt Trời 24 stat, thần Hathor 44 stat ruộng đất.... Thời Tân vương quốc, viên thuyền trưởng Yahmos 7 lần được vua thưởng vàng, nô lệ, ruộng đất....
Hệ thống pháp luật của Ai Cập cũng dần được hình thành trong thời kỳ nhà nước Ai Cập cổ phát triển. Theo đó, người đứng đầu pháp luật lúc đó là pharaoh. Ông chính là người thực thi pháp luật, công lý, duy trì trật tự an ninh - xã hội và luật pháp lúc đó được họ gọi với một khái niệm là Ma'at. Mặc dù không có một bộ luật nào của Ai Cập cổ còn tồn tại, nhưng một số tài liệu cổ viết về luật pháp thời kỳ này cho biết luật pháp được người Ai Cập xây dựng dựa trên cái nhìn chung về ý thức con người (đúng - sai), nhấn mạnh việc đạt đến sự thỏa thuận và giải quyết xung đột thay vì tôn trọng đúng trong một quy chế phức tạp. Hội đồng địa phương (Kenbet) chịu trách nhiệm xét xử và phán quyết trong các phiên tòa về các vụ kiện, tranh chấp nhỏ. Trường hợp các vụ việc lớn như trộm cắp, giết người, giao dịch đất lớn, cướp mộ, chống lại chính quyền thì sẽ đưa cho Đại Kenbet, tể tướng do pharaoh ủy quyền xét xử, hoặc pharaoh trực tiếp xét xử.Nguyên đơn và bị đơn phương sẽ đại diện cho bản thân và phải thề rằng họ đã nói đúng sự thật.
Trong luật pháp Ai Cập, tội cướp mộ là tội nặng nhất. Người phạm tội này thì đưa ra xét xử, nặng nhất là tử hình, nhục hình, nhẹ hơn thì tịch thu gia sản, đánh bằng trượng. Một tài liệu (viết năm 1872 TCN) được tìm thấy trong thời Tân Vương quốc (Ramses IX) có liệt kê nhiều vụ cướp mộ ở vùng Thung lũng các vị vua.
Hệ thống pháp luật của Ai Cập cũng dần được hình thành trong thời kỳ nhà nước Ai Cập cổ phát triển. Theo đó, người đứng đầu pháp luật lúc đó là pharaoh. Ông chính là người thực thi pháp luật, công lý, duy trì trật tự an ninh - xã hội và luật pháp lúc đó được họ gọi với một khái niệm là Ma'at. Mặc dù không có một bộ luật nào của Ai Cập cổ còn tồn tại, nhưng một số tài liệu cổ viết về luật pháp thời kỳ này cho biết luật pháp được người Ai Cập xây dựng dựa trên cái nhìn chung về ý thức con người (đúng - sai), nhấn mạnh việc đạt đến sự thỏa thuận và giải quyết xung đột thay vì tôn trọng đúng trong một quy chế phức tạp. Hội đồng địa phương (Kenbet) chịu trách nhiệm xét xử và phán quyết trong các phiên tòa về các vụ kiện, tranh chấp nhỏ. Trường hợp các vụ việc lớn như trộm cắp, giết người, giao dịch đất lớn, cướp mộ, chống lại chính quyền thì sẽ đưa cho Đại Kenbet, tể tướng do pharaoh ủy quyền xét xử, hoặc pharaoh trực tiếp xét xử.Nguyên đơn và bị đơn phương sẽ đại diện cho bản thân và phải thề rằng họ đã nói đúng sự thật.
Trong luật pháp Ai Cập, tội cướp mộ là tội nặng nhất. Người phạm tội này thì đưa ra xét xử, nặng nhất là tử hình, nhục hình, nhẹ hơn thì tịch thu gia sản, đánh bằng trượng. Một tài liệu (viết năm 1872 TCN) được tìm thấy trong thời Tân Vương quốc (Ramses IX) có liệt kê nhiều vụ cướp mộ ở vùng Thung lũng các vị vua.
3.2. Trình độ quản lý kinh tế, xã hội:
Do điều kiện tự nhiên tốt, Ai Cập thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Đất đai mầu mỡ do sông Nil bồi đắp góp phần tạo nên nền nông nghiệp Ai Cập cổ đại. Văn minh Ai Cập cũng giống như các nền văn minh phương Đông khác đều gắn liền với công tác thủy lợi do chính kinh tế nông nghiệp mang lại. Trong Mác và Ăngghen tuyển tập, tập 1, NXB Sự thật, trang 561 - 563, Mác nhận định: "Ở Ai Cập và ở Ấn Độ, cũng như ở Lưỡng Hà, Ba Tư và ở các nước khác, người ta lợi dụng mùa nước lớn để cho nước chảy vào những con sông đào tưới nước... Hệ thống tưới nước nhân tạo, tức là những điều kiện tất yếu của nông nghiệp phương Đông có thể được mở rộng rất nhiều và có thể ngăn ngừa được sự tái diễn thường xuyên của tình trạng mất mùa ở các địa phương do thiếu nước gây ra". Chỉ với công cụ thô sơ bằng gỗ, đá, người Ai Cập đã dựng lên 1 xã hội có nhà nước đầu tiên của nhân loại. Dần dần, người Ai Cập cải tiến công cụ lao động sao cho dễ làm việc hơn: đầu tiên là sử dụng đồ đồng, đồ sắt (Trung_Tân vương quốc). Thời Tân vương quốc, với việc biết sử dụng đồng tiền kim loại (đồng Deben) thương nghiệp phát triển mạnh và giao lưu buôn bán với nhiều nước như Lưỡng Hà, Palestine, Hy Lạp...
hoạt động nông nghiệp ở Ai Cập cổ
hoàng gia Ai Cập
một số thành viên trong hoàng gia Ai Cập cổ: scribe (thư lại), governor (thống đốc, toàn quyền), vizier (tể tướng)
tu sĩ Ai cập cổ
nông dân công xã - nô lệ.
binh lính Ai cập cổ
3.2. Chữ viết
bảng chữ cái Ai Cập cổ
bảng chữ cái Ai Cập cổ
Thành tựu lớn nhất của nhân dân Ai Cập cổ đại là đã sáng tạo ra chữ tượng hình (Hieroglyph, tiếng Hy lạp là hieroglyphiká nghĩa là "chạm linh thiên", là từ ghép giữa 2 từ "Hieros" (thần thánh) và "glypho" (chạm khắc)). Chữ tượng hình Ai Cập xuất hiện từ 5000 năm trước công nguyên trong thời kỳ công xã nguyên thủy tan rã và nhà nước ra đời. Về hình dạng, chữ tượng hình lúc đầu rất giống với sự vật mà mình mô tả. Các bản khắc trên đá bằng chữ tượng hình, nhìn về hình dạn thì giống như một bức họa tổng hợp nhiều hình vẽ sắp theo một trật tự nhất định để gợi cho người đọc một sự vật nhất định nào đó. Ví dụ, muốn vẽ mặt trời, người ta vẽ một vòng tròn nhỏ, ở giữa thêm 1 cái chấm ; núi thì viết thành 2 ngọn núi, giữa có cái đèo ngang ; nước hay sông sẽ biểu thị bằng 3 làn sóng lượn. Về sau, để viết cho nhanh, người Ai Cập đã cải tiến chữ viết theo hướng đơn giản hóa, chỉ lấy 1 phần điển hình của vật hay ghép vào ký hiệu đồ họa. Thời Cổ vương quốc, các thư lại (scribes) sáng tạo ra chữ thảo. Và để "cách tân hóa" việc diễn đạt sự vật, người ta dùng phương pháp "tượng trưng", nghĩa là những dấu hiệu được vẽ ra không nên hiểu đơn thuần theo hình dạng bề ngoài của nó, mà phải lĩnh hội được hàm ý bên trong. Ví dụ, "con trâu" là chỉ vẽ cái đầu trâu; "lửa" vẽ một ngọn lửa đang bốc cháy; còn ở khái niệm "công bằng" người ta vẽ một chiếc lông cánh đà điểu (vì những chiếc lông cánh đà điểu đều dài bằng nhau); khái niệm "thỉnh cầu" thì vẽ một người quỳ gối, giơ ngửa hai tay lên trời....
Dần dần, những chữ chỉ âm tiết biến thành chữ cái. Tổng số chữ cái Ai Cập cổ có khoảng 1.000 chữ, trong đó 750 ký hiệu và 24 chữ cái chính. Vào thiên niên kỷ II TCN, người Hyksos học tập chữ cái của người Ai Cập để ghi ngôn ngữ cho mình. Vào thế kỷ XI TCN, người Phoenicia sống ở vùng phía Đông Địa Trung Hải dựa trên cơ sở chữ viết Ai Cập cổ đại đã phát minh ra hệ thống chữ cái gôm 22 mẫu tự chỉ âm, nguồn gốc của những chữ cái đầu tiên trên thế giới.
một tài liệu Ai cập cổ viết trên giấy papyrus.
Vật liệu dùng để viết là đá, gỗ, da thuộc, vải và thông dụng nhất là giấy Papyrus. Tương truyền rằng, loại giấy này do Imhotep - vị kiến trúc sư, bác sĩ đầu tiên của Ai Cập cổ thời Djoser - tìm ra vào khoảng thế kỷ XXVIII TCN (có tài liệu khác nói nó xuất hiện từ năm 3200 TCN). Papyrus là một loại cây gần giống cây sậy, mọc rất nhiều ở hai bên bờ sông Nil hay ở những nơi hồ, đầm lầy. Cây thường mọc cao 2 - 3 m (5 - 9 feet). Sau khi lấy cây về, người ta lấy các sợi trong thân của nó, ép và phơi khô, rồi đánh bóng bằng đá cho đến khi có được tờ giấy trắng phẳng. Nhiều tờ giấy papyrus ghép lại với nhau thành một tờ dài, cuộn lại thành cuộn giấy. Các cuộn giấy dài ngắn khác nhau. Cuộn giấy papyrus dài nhất mà người ta ghi nhận được đó là 1 cuộn giấy được trưng bày trong bảo tàng Anh, có độ dài 40,5 m.
Chữ tượng hình được đem học tập trong các trường chuyên đào tạo thư lại (scribe). Chỉ có con em của quý tộc, quan lại cấp cao mới được học trong các trường này. Thời gian học là từ sáng sớm cho tới tận khuya và học tới 10 năm. Kỷ luật trong trường chủ yếu bằng roi vọt. Ở Ai cập có câu tục ngữ: "Tai của học sinh mọc ở trên lưng", có nghĩa là thầy phải đánh học trò thật nhiều thì trò mới nhớ được, vì chữ tượng hình rất khó nhớ. Sau khi đã ra trường, học sinh được chính quyền cất nhắc vào vị trí cao như thẩm phán tòa án, ghi chép các tài liệu về kinh tế, chính trị, xã hội để dâng vua thưởng lãm. Tuy nhiên, do tính rắc rối và khó nhớ của loại chữ này nên về sau, người ta không dùng đến nó nữa và lập tức, nó trở thành thứ chữ chết. Từ sau khi Cổ Ai Cập diệt vong, suốt thời kỳ trung - cận đại, nhiều học giả lớn như Horapollo (thế kỷ V SCN), Dhul-Nun al-Misri (Ả rập), Athanasius Kircher (Đức), đều không giải mã được thứ chữ đó, mặc dù người Ai Cập còn lưu lại ở hai bên bờ sông Nil nhiều tài liệu phong phú. Mãi sau khi quân đội của Napoleon tìm ra "Đá Rosetta" trong cuộc viễn chinh Ai Cập (1799), các học giả trên thế bắt đầu nghiên cứu, giải mã văn tự cổ Ai Cập. Cuối cùng, ngày 27/9/1822, Jean Francois Champollion (1790 - 1826) đã giải mã thành công văn tự này. Một ngành khoa học mới do ông sáng lập đã ra đời: Ngành Ai Cập học.
Champollion.
3.3. Văn học:
Văn học Ai Cập cổ đại phát triển từ rất sớm, ngay từ thời Cổ vương quốc vào khoảng thiên niên kỷ IV TCN. Từ đó trở đi, trong suốt 3.000 năm lịch sử, người Ai Cập cổ đại đã sáng tác ra nhiều tác phẩm văn học thuộc mọi đề tài. Đề tài của các tác phẩm này chủ yếu ở trong thần thoại, tôn giáo, giáo huấn.... và không có tên tác giả. Các tác phẩm nổi tiếng: Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Thuyền gặp nạn, Đối thoại của một người thất vọng với linh hồn của mình, Truyện Sinuhe... Theo các nhà văn hoc hiện đại, Văn học Ai Cập cổ dại được phân chia thành các thời kỳ sau đây:
- Thời Cổ vương quốc: văn học Ai Cập phát triển, chủ yếu là thơ cả, châm ngôn, truyện kể. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, nhà khảo cổ học người Pháp Georges Maspero khi khai quật lăng mộ các ông vua thuộc vương triều V và VI đã phát hiện hàng trăm bia khắc chữ Ai Cập mang tính tôn giáo (thế kỷ XXV - XXIII TCN). Trong khoa học đã công nhận tên gọi dành cho chúng là “Những văn bản kim tự tháp”. Qua nghiên cứu các văn bản quan trọng này, các nhà khảo cố đã tìm ra các manh mối quan trọng liên quan đến quan niệm hồn - xác, việc mai táng, ướp xác người chết và các công việc của người mai táng để đưa người chết qua thế giới bên kia.
Những quan niêm về hồn - xác, cái chết và cuộc sống sau khi chết được người Ai Cập phát kiến ra từ lâu đời, thể hiện rõ trong "Văn bản Kim Tự Tháp". Đáng tiếc là các quan niệm đó chưa được người đời sau hiểu một cách đầy đủ, sâu sắc. Với những gì đã biết được, có thể phác ra đại khái như sau: con người bao gồm không chỉ phần thể xác hữu hình có thể sờ mó được, mà còn cả một số thực thể vô hình mang tính cá nhân trong cuộc sống trần thế. Cái chết đánh bại thể xác, phá hủy sự thống nhất hữu cơ cần thiết cho việc kéo dài cuộc sống của con người, nghĩa là sự thống nhất giữa thể xác và những thực thể vô hình được nói tới ở trên. Để có cuộc sống vĩnh cửu trong thế giới bên kia, cần phải tái tạo sự thống nhất đó.
Hiện nay, khoa học hiện đại cũng đã có thể trả lời tương đối chính xác về số lượng hồn và xác. Họ cho rằng, người Ai Cập sau khi chết thì chỉ có một xác, và 4 linh hồn (sẽ nói rõ ở phần tôn giáo). Tuy nhiên, ở chính người Ai Cập cũng bị mâu thuẫn khi nói về linh hồn. Theo Maspero, linh hồn (Ka) tồn tại song hành với con người, từ khi sinh ra cho đến khi chết. Học giả người Đức K. Erman bình luận, Ka có sức mạnh sống nào đó, có một bản chất bí ẩn nào đó của con người. Cuối cùng họ kết luận rằng, sau cái chết của thể xác, một cuộc sống vĩnh cửu sẽ chờ đợi thực thể đồng nhất với con người về bên ngoài và về bản chất đó. Điều kiện để KA tồn tại vĩnh cửu là sự chăm lo đến nó của những người còn sống.
Những người thân của người quá cố rất quan tâm đến việc giữ xác. Họ cho rằng Ka có thể tồn tại được phụ thuộc vào việc giữ xác mà nó là kẻ song trùng. “Xương cốt của người không bị phá hủy, thịt da của người không đau đớn, tay chân của người không rời khỏi thân”; “Hãy giữ lấy đầu [của đức vua đã băng hà] để nó không tan rã, hãy giữ lấy xương cốt [của đức vua đã băng hà], để chúng không rời ra”. – trong “Những văn bản kim tự tháp” chúng ta đọc được những dòng như vậy. Chính tư tưởng đó đã đưa đến sự xuất hiện nghệ thuật ướp xác và xây lăng mộ cho vua.
Các thầy tư tế cho rằng, pharaoh có nhiều Ka (tương tự như các vị thần Ai Cập cũng có nhiều Ka), cho nên khi ông ta chết, chỉ có phần xác là được tẩm liệm, bảo quản kỹ càng, tránh bất cứ các nguy hiểm nào có thể xảy ra với ông. Các lăng mộ pharaoh được xây theo kiểu Kim Tự Tháp với nhiều kích thước khác nhau, đủ để là nơi an toàn cho việc đặt thi hài vua vào đúng vị trí định trước trong hầm mộ. Sau khi chết, số phận của các pharaoh lập tức được các thần định đoạt: có ông thì lên ở với thần linh, có ông thì trở thành vị thần vĩ đại (đồng nhất với thần Ra, thần Amon). Một văn bản khắc lời cầu nguyện cho pharaoh có câu khẳng định: "Người phải ngồi trên ngai của Ra để truyền lệnh cho các thần linh, bởi vì Người là Ra”. Tuy nhiên, sự gần gũi giữa vị vua quá cố và thần linh không làm giảm đi sự lo âu của những người thân trong gia đình ông, vì khi lang thang ở thế giới bên kia, nơi không có thần linh thì pharaoh sẽ bị lũ quỷ, nhất là rắn, đe dọa gây nguy hiểm cho ông. Việc tạo ấn tượng về quyền uy và sức mạng cho pharaoh giúp ông làm quen với thế giới âm phủ, tạo địa vị công bằng cho ông trong cộng đồng cư dân âm phủ.
Một số nhà nghiên cứu trong việc nghiên cứu về cuộc sống pharaoh sau khi chết còn nói thêm rằng, sao khi qua đời, thi hài ông được đưa vào Kim Tự Tháp. Các vị quan lại cao cấp sẽ cho xây cạnh các kim tự tháp những ngôi đền, trong đó những vị tư tế được cắt cử chuyên lo việc cầu nguyện phải mang cho Ka của pharaoh những đồ cúng – chắc chắn không chỉ bánh mì và rượu, mà còn vô số những lương thực và đồ dùng cần thiết để Ka của nhà vua sinh tồn – và thực hiện các nghi thức cầu nguyện. Công việc cầu nguyện là đọc những bài văn mang tính ma thuật có nhiệm vụ bảo đảm cho vị vua Ai Cập quá cố sự no đủ vĩnh hằng và sự sống vĩnh hằng.
“Nhưng tất nhiên số phận sau khi chết của họ không thể đồng nhất với số phận của vua – họ không phải là thần linh. Nhiều nhất mà họ có thể tính được là làm sao ở thế giới bên kia tiếp tục những điều kiện mà họ đang có ở đây”, B.A.Turaev nhận xét. Lăng mộ của họ có độ lớn nhỏ khác nhau, phụ thuộc vào địa vị xã hội của người quá cố và thái độ của vua đối với ông ta và những người thân của ông ta. Một ví dụ cho một “dinh thự sau khi chết” là “ngôi nhà vĩnh cửu” của Mereruk – quan tể tướng của pharaoh Teti thuộc vương triều VI. Trong tòa “dinh thự” này có 31 phòng, các bức tường được vẽ những bức tranh tuyệt vời mô tả những cảnh sống trần gian của vị quan đã chết. Chẳng hạn Mereruk cùng với vợ trên thuyền câu cá; Mereruk với vợ đi săn trên sa mạc; những thú vật của sa mạc; chó đang cắn con sơn dương; sư tử đang ăn thịt con bò rừng… Trên những bức bích họa khác Mereruk, cũng lại cùng vợ, đang quan sát công việc của những người làm công. Cũng ông Mereruk đó tham dự buổi phạt đòn các trưởng thôn phạm lỗi. Trong loạt tranh này còn có cảnh dâng đồ cúng cho Mereruk lúc đã qua đời. Những bức bích họa hay phù điêu tương tự phủ đầy những bức tường các gian phòng của rất nhiều, rất nhiều những lăng mộ của các quan lại, tập hợp thành một bách khoa thư phong phú, được diễn tả một cách tài năng, về cuộc sống của giới quý tộc gần gũi với pharaoh.
Vị quan Harkhuf cai trị Elephantin mà chúng ta đã biết nói về bản thân mình: “Ta vượt trội hơn… được cha yêu, được mẹ khen, được tất cả các anh em luôn quý mến. Ta cho bánh người đang đói, cho áo người ở trần. Ta nói điều tốt và lặp lại điều mong ước. Ta không bao giờ nói điều tồi tệ về ai với đấng quyền năng, bởi ta muốn sung sướng bên thần linh vĩ đại. Ta không bao giờ [xử chuyện của hai anh em…] khiến cho con bị mất đi tài sản của bố”. Quan tư tế Sheshi tuyên bố: “Ta tạo ra chân lý vì chúa tể của nó, ta làm vui lòng Người bằng điều Người mong muốn: ta nói ra chân lý, ta xử sự đúng đắn, ta nói điều tốt và nhắc lại điều tốt… Ta phán xử hai anh em [sao cho] họ thỏa lòng. Ta cứu người bất hạnh khỏi tay kẻ mạnh hơn… Ta cho bánh người đang đói, cho áo người ở trần. Ta chở kẻ không thuyền trên thuyền của ta. Ta chôn cất kẻ không con cái. Ta làm thuyền cho kẻ không có thuyền. Ta vâng lời cha ta, dịu dàng cùng với mẹ. Ta giáo dưỡng bầy con”.
Dần dần, những chữ chỉ âm tiết biến thành chữ cái. Tổng số chữ cái Ai Cập cổ có khoảng 1.000 chữ, trong đó 750 ký hiệu và 24 chữ cái chính. Vào thiên niên kỷ II TCN, người Hyksos học tập chữ cái của người Ai Cập để ghi ngôn ngữ cho mình. Vào thế kỷ XI TCN, người Phoenicia sống ở vùng phía Đông Địa Trung Hải dựa trên cơ sở chữ viết Ai Cập cổ đại đã phát minh ra hệ thống chữ cái gôm 22 mẫu tự chỉ âm, nguồn gốc của những chữ cái đầu tiên trên thế giới.
một tài liệu Ai cập cổ viết trên giấy papyrus.
Vật liệu dùng để viết là đá, gỗ, da thuộc, vải và thông dụng nhất là giấy Papyrus. Tương truyền rằng, loại giấy này do Imhotep - vị kiến trúc sư, bác sĩ đầu tiên của Ai Cập cổ thời Djoser - tìm ra vào khoảng thế kỷ XXVIII TCN (có tài liệu khác nói nó xuất hiện từ năm 3200 TCN). Papyrus là một loại cây gần giống cây sậy, mọc rất nhiều ở hai bên bờ sông Nil hay ở những nơi hồ, đầm lầy. Cây thường mọc cao 2 - 3 m (5 - 9 feet). Sau khi lấy cây về, người ta lấy các sợi trong thân của nó, ép và phơi khô, rồi đánh bóng bằng đá cho đến khi có được tờ giấy trắng phẳng. Nhiều tờ giấy papyrus ghép lại với nhau thành một tờ dài, cuộn lại thành cuộn giấy. Các cuộn giấy dài ngắn khác nhau. Cuộn giấy papyrus dài nhất mà người ta ghi nhận được đó là 1 cuộn giấy được trưng bày trong bảo tàng Anh, có độ dài 40,5 m.
Chữ tượng hình được đem học tập trong các trường chuyên đào tạo thư lại (scribe). Chỉ có con em của quý tộc, quan lại cấp cao mới được học trong các trường này. Thời gian học là từ sáng sớm cho tới tận khuya và học tới 10 năm. Kỷ luật trong trường chủ yếu bằng roi vọt. Ở Ai cập có câu tục ngữ: "Tai của học sinh mọc ở trên lưng", có nghĩa là thầy phải đánh học trò thật nhiều thì trò mới nhớ được, vì chữ tượng hình rất khó nhớ. Sau khi đã ra trường, học sinh được chính quyền cất nhắc vào vị trí cao như thẩm phán tòa án, ghi chép các tài liệu về kinh tế, chính trị, xã hội để dâng vua thưởng lãm. Tuy nhiên, do tính rắc rối và khó nhớ của loại chữ này nên về sau, người ta không dùng đến nó nữa và lập tức, nó trở thành thứ chữ chết. Từ sau khi Cổ Ai Cập diệt vong, suốt thời kỳ trung - cận đại, nhiều học giả lớn như Horapollo (thế kỷ V SCN), Dhul-Nun al-Misri (Ả rập), Athanasius Kircher (Đức), đều không giải mã được thứ chữ đó, mặc dù người Ai Cập còn lưu lại ở hai bên bờ sông Nil nhiều tài liệu phong phú. Mãi sau khi quân đội của Napoleon tìm ra "Đá Rosetta" trong cuộc viễn chinh Ai Cập (1799), các học giả trên thế bắt đầu nghiên cứu, giải mã văn tự cổ Ai Cập. Cuối cùng, ngày 27/9/1822, Jean Francois Champollion (1790 - 1826) đã giải mã thành công văn tự này. Một ngành khoa học mới do ông sáng lập đã ra đời: Ngành Ai Cập học.
Champollion.
3.3. Văn học:
Văn học Ai Cập cổ đại phát triển từ rất sớm, ngay từ thời Cổ vương quốc vào khoảng thiên niên kỷ IV TCN. Từ đó trở đi, trong suốt 3.000 năm lịch sử, người Ai Cập cổ đại đã sáng tác ra nhiều tác phẩm văn học thuộc mọi đề tài. Đề tài của các tác phẩm này chủ yếu ở trong thần thoại, tôn giáo, giáo huấn.... và không có tên tác giả. Các tác phẩm nổi tiếng: Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Thuyền gặp nạn, Đối thoại của một người thất vọng với linh hồn của mình, Truyện Sinuhe... Theo các nhà văn hoc hiện đại, Văn học Ai Cập cổ dại được phân chia thành các thời kỳ sau đây:
- Thời Cổ vương quốc: văn học Ai Cập phát triển, chủ yếu là thơ cả, châm ngôn, truyện kể. Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, nhà khảo cổ học người Pháp Georges Maspero khi khai quật lăng mộ các ông vua thuộc vương triều V và VI đã phát hiện hàng trăm bia khắc chữ Ai Cập mang tính tôn giáo (thế kỷ XXV - XXIII TCN). Trong khoa học đã công nhận tên gọi dành cho chúng là “Những văn bản kim tự tháp”. Qua nghiên cứu các văn bản quan trọng này, các nhà khảo cố đã tìm ra các manh mối quan trọng liên quan đến quan niệm hồn - xác, việc mai táng, ướp xác người chết và các công việc của người mai táng để đưa người chết qua thế giới bên kia.
Những quan niêm về hồn - xác, cái chết và cuộc sống sau khi chết được người Ai Cập phát kiến ra từ lâu đời, thể hiện rõ trong "Văn bản Kim Tự Tháp". Đáng tiếc là các quan niệm đó chưa được người đời sau hiểu một cách đầy đủ, sâu sắc. Với những gì đã biết được, có thể phác ra đại khái như sau: con người bao gồm không chỉ phần thể xác hữu hình có thể sờ mó được, mà còn cả một số thực thể vô hình mang tính cá nhân trong cuộc sống trần thế. Cái chết đánh bại thể xác, phá hủy sự thống nhất hữu cơ cần thiết cho việc kéo dài cuộc sống của con người, nghĩa là sự thống nhất giữa thể xác và những thực thể vô hình được nói tới ở trên. Để có cuộc sống vĩnh cửu trong thế giới bên kia, cần phải tái tạo sự thống nhất đó.
Hiện nay, khoa học hiện đại cũng đã có thể trả lời tương đối chính xác về số lượng hồn và xác. Họ cho rằng, người Ai Cập sau khi chết thì chỉ có một xác, và 4 linh hồn (sẽ nói rõ ở phần tôn giáo). Tuy nhiên, ở chính người Ai Cập cũng bị mâu thuẫn khi nói về linh hồn. Theo Maspero, linh hồn (Ka) tồn tại song hành với con người, từ khi sinh ra cho đến khi chết. Học giả người Đức K. Erman bình luận, Ka có sức mạnh sống nào đó, có một bản chất bí ẩn nào đó của con người. Cuối cùng họ kết luận rằng, sau cái chết của thể xác, một cuộc sống vĩnh cửu sẽ chờ đợi thực thể đồng nhất với con người về bên ngoài và về bản chất đó. Điều kiện để KA tồn tại vĩnh cửu là sự chăm lo đến nó của những người còn sống.
Những người thân của người quá cố rất quan tâm đến việc giữ xác. Họ cho rằng Ka có thể tồn tại được phụ thuộc vào việc giữ xác mà nó là kẻ song trùng. “Xương cốt của người không bị phá hủy, thịt da của người không đau đớn, tay chân của người không rời khỏi thân”; “Hãy giữ lấy đầu [của đức vua đã băng hà] để nó không tan rã, hãy giữ lấy xương cốt [của đức vua đã băng hà], để chúng không rời ra”. – trong “Những văn bản kim tự tháp” chúng ta đọc được những dòng như vậy. Chính tư tưởng đó đã đưa đến sự xuất hiện nghệ thuật ướp xác và xây lăng mộ cho vua.
Các thầy tư tế cho rằng, pharaoh có nhiều Ka (tương tự như các vị thần Ai Cập cũng có nhiều Ka), cho nên khi ông ta chết, chỉ có phần xác là được tẩm liệm, bảo quản kỹ càng, tránh bất cứ các nguy hiểm nào có thể xảy ra với ông. Các lăng mộ pharaoh được xây theo kiểu Kim Tự Tháp với nhiều kích thước khác nhau, đủ để là nơi an toàn cho việc đặt thi hài vua vào đúng vị trí định trước trong hầm mộ. Sau khi chết, số phận của các pharaoh lập tức được các thần định đoạt: có ông thì lên ở với thần linh, có ông thì trở thành vị thần vĩ đại (đồng nhất với thần Ra, thần Amon). Một văn bản khắc lời cầu nguyện cho pharaoh có câu khẳng định: "Người phải ngồi trên ngai của Ra để truyền lệnh cho các thần linh, bởi vì Người là Ra”. Tuy nhiên, sự gần gũi giữa vị vua quá cố và thần linh không làm giảm đi sự lo âu của những người thân trong gia đình ông, vì khi lang thang ở thế giới bên kia, nơi không có thần linh thì pharaoh sẽ bị lũ quỷ, nhất là rắn, đe dọa gây nguy hiểm cho ông. Việc tạo ấn tượng về quyền uy và sức mạng cho pharaoh giúp ông làm quen với thế giới âm phủ, tạo địa vị công bằng cho ông trong cộng đồng cư dân âm phủ.
Một số nhà nghiên cứu trong việc nghiên cứu về cuộc sống pharaoh sau khi chết còn nói thêm rằng, sao khi qua đời, thi hài ông được đưa vào Kim Tự Tháp. Các vị quan lại cao cấp sẽ cho xây cạnh các kim tự tháp những ngôi đền, trong đó những vị tư tế được cắt cử chuyên lo việc cầu nguyện phải mang cho Ka của pharaoh những đồ cúng – chắc chắn không chỉ bánh mì và rượu, mà còn vô số những lương thực và đồ dùng cần thiết để Ka của nhà vua sinh tồn – và thực hiện các nghi thức cầu nguyện. Công việc cầu nguyện là đọc những bài văn mang tính ma thuật có nhiệm vụ bảo đảm cho vị vua Ai Cập quá cố sự no đủ vĩnh hằng và sự sống vĩnh hằng.
“Nhưng tất nhiên số phận sau khi chết của họ không thể đồng nhất với số phận của vua – họ không phải là thần linh. Nhiều nhất mà họ có thể tính được là làm sao ở thế giới bên kia tiếp tục những điều kiện mà họ đang có ở đây”, B.A.Turaev nhận xét. Lăng mộ của họ có độ lớn nhỏ khác nhau, phụ thuộc vào địa vị xã hội của người quá cố và thái độ của vua đối với ông ta và những người thân của ông ta. Một ví dụ cho một “dinh thự sau khi chết” là “ngôi nhà vĩnh cửu” của Mereruk – quan tể tướng của pharaoh Teti thuộc vương triều VI. Trong tòa “dinh thự” này có 31 phòng, các bức tường được vẽ những bức tranh tuyệt vời mô tả những cảnh sống trần gian của vị quan đã chết. Chẳng hạn Mereruk cùng với vợ trên thuyền câu cá; Mereruk với vợ đi săn trên sa mạc; những thú vật của sa mạc; chó đang cắn con sơn dương; sư tử đang ăn thịt con bò rừng… Trên những bức bích họa khác Mereruk, cũng lại cùng vợ, đang quan sát công việc của những người làm công. Cũng ông Mereruk đó tham dự buổi phạt đòn các trưởng thôn phạm lỗi. Trong loạt tranh này còn có cảnh dâng đồ cúng cho Mereruk lúc đã qua đời. Những bức bích họa hay phù điêu tương tự phủ đầy những bức tường các gian phòng của rất nhiều, rất nhiều những lăng mộ của các quan lại, tập hợp thành một bách khoa thư phong phú, được diễn tả một cách tài năng, về cuộc sống của giới quý tộc gần gũi với pharaoh.
Một ví dụ khác, trong bản văn bia đã bị hư hỏng nhiều của Uashitakh, quan tể tướng và là người có công xây dựng nên vương triều Nepherkar, có câu chuyện bi thảm về cái chết bất ngờ của vị quan đại thần này. Pharaoh và các con cùng đoàn tùy tùng đang đi xem xét công việc xây dựng mà Uashitakh chỉ huy. Ngài vừa đi vừa tỏ ý khen ngợi, và bất chợt nhận thấy quan tể tướng không đáp lời. Hóa ra ông ta đã ngất đi. Pharaoh sai đưa ông ta vào trong cung điện, lập tức gọi các quan ngự y. Họ xuất hiện cùng với những cuốn papyrus cẩm nang của mình, nhưng tài nghệ của họ đã phải bất lực: người hầu cận trung thành của pharaoh đã qua đời. Lưu lại đến nay không chỉ có một phần ghi chép câu chuyện này, mà còn giữ được bức phù điêu họa lại đỉnh điểm của câu chuyện – cái chết của vị quan đại thần.
Trên các bức tường của khu lăng mộ gần cửa sông Nile, thuộc vùng Asuan ngày nay, còn lưu lại văn bia rất thú vị của viên quan Harkhuf nổi tiếng cai quản vùng cực nam Elephantin của Ai Cập, từng phục vụ hai pharaoh thuộc vương triều thứ VI. Đầy tự hào, “thủ lĩnh của những miền đất phương nam, từng gieo rắc nỗi khiếp đảm trước thần Horus khắp các xứ sở lạ” kể về những cuộc viễn chinh mà ông đã tiến hành theo lệnh của các vua ra ngoài lãnh thổ của Ai Cập, xuống miền nam ngược dòng sông Nile đến nước Iam. Đặc biệt thành công là chuyến viễn chinh cuối cùng, những kết quả của nó đã làm vua Peni II vô cùng phấn khởi. Bài văn bia chép lại nguyên bức thư mà vua gửi cho Harkhuf, trong đó vị pharaoh còn rất trẻ đáp lại bản báo cáo của người nô bộc trung thành bằng lời hứa hẹn những ân sủng chưa từng thấy nếu như ông này mang về cung điện được món quà là một người lùn Pigme nguyên vẹn không bị thương tích. Dĩ nhiên khó có thể tin rằng bức thư đó là do chính vị vua nhỏ tuổi, một người chưa chắc đã biết đọc biết viết, thảo ra, nhưng trong bức thư những tình cảm của chú bé vua được chuyển đạt rất sinh động: cả niềm vui sướng, sự quan tâm tới những cái kỳ lạ, lẫn thói quen ra lệnh đã được rèn giũa. Qua bức thư chúng ta cũng được biết rằng người Pigme của Harkhuf không phải là người đầu tiên bị bắt từ những vùng sâu giữa châu Phi mang về đến cung điện của các pharaoh; một người Pigme khác đã từng được mang về cung điện vào thời của pharaoh Iesi thuộc vương triều V. Những chuyến viễn chinh của người Ai Cập vào sâu trong lục địa Châu Phi vào giữa thiên niên kỷ III trước công nguyên không phải hiếm, các quan đại thần chỉ huy các chuyến đi này đã kể cụ thể về chúng trong các văn bia của mình.
Vị quan Harkhuf cai trị Elephantin mà chúng ta đã biết nói về bản thân mình: “Ta vượt trội hơn… được cha yêu, được mẹ khen, được tất cả các anh em luôn quý mến. Ta cho bánh người đang đói, cho áo người ở trần. Ta nói điều tốt và lặp lại điều mong ước. Ta không bao giờ nói điều tồi tệ về ai với đấng quyền năng, bởi ta muốn sung sướng bên thần linh vĩ đại. Ta không bao giờ [xử chuyện của hai anh em…] khiến cho con bị mất đi tài sản của bố”. Quan tư tế Sheshi tuyên bố: “Ta tạo ra chân lý vì chúa tể của nó, ta làm vui lòng Người bằng điều Người mong muốn: ta nói ra chân lý, ta xử sự đúng đắn, ta nói điều tốt và nhắc lại điều tốt… Ta phán xử hai anh em [sao cho] họ thỏa lòng. Ta cứu người bất hạnh khỏi tay kẻ mạnh hơn… Ta cho bánh người đang đói, cho áo người ở trần. Ta chở kẻ không thuyền trên thuyền của ta. Ta chôn cất kẻ không con cái. Ta làm thuyền cho kẻ không có thuyền. Ta vâng lời cha ta, dịu dàng cùng với mẹ. Ta giáo dưỡng bầy con”.
Chúng tôi tìm thấy những cách diễn đạt tương tự như các thành ngữ khuôn đúc trong tự truyện của những quan đại thần khác. Không quan trọng là những câu đó phù hợp bao nhiêu với hiện thực, nhưng chúng là minh chứng xác đáng về sự tồn tại ở thời đại Cổ Vương quốc những quan niệm đã thành hình về diện mạo đạo đức lý tưởng của các quan đại thần.
“Đâu có ai sánh ngang Djedefhor (Hardjedef)? Có ai được giống như Imhotep? Không, giờ đây chẳng có ai được như Nefri hay Ahtoy. Tôi còn gọi tên Ptahemdjuti và Hahaperraseneb. Có người nào được như Ptahhotep hay Cairos chăng? Những nhà thông thái nói lời tiên tri – tất cả những điều miệng họ thốt ra đều thành hiện thực”.
Hai trong số người mang những tên trên – Ptahemdjuti và Cairos – chúng ta hoàn toàn không biết gì về họ. Nefri có thể là nhà tiên tri Neferti, còn tên những người còn lại không hiếm khi gặp trong các văn bản. Ahtoy và Hahaperraseneb sống ở thời đại Trung Vương quốc, về một trong hai ông sẽ được nói đến ở sau. Imhotep, Djedefhor và Ptahhotep là những nhà thông thái của thời đại mà chúng ta đang xem xét ở đây. Mỗi người trong số họ đều là một nhân vật lịch sử cụ thể.
Imhotep, tể tướng của pharaoh Djoser của vương triều III, một nhà tiên tri thiên tài, một thầy thuốc, một nhà thông thái mà tên tuổi lưu truyền không dưới năm ngàn năm. Theo ý tưởng của ông, và có lẽ là dưới sự chỉ huy của ông, người Ai Cập đã xây dựng nên công trình kiến trúc bằng đá vĩ đại đầu tiên được biết đến trong lịch sử – kim tự tháp có bậc thang của Djoser. Vinh quang của ông như một thầy thuốc lưu truyền hàng nhiều thế kỷ, và đến thời kỳ sau, người Ai Cập tôn sùng ông: như một vị thần chữa bệnh, ông bước vào điện pantheon của người Ai Cập.
Djedefhor - con trai của pharaoh Khufu (gọi theo tiếng Hy Lạp là Kheops) vương triều IV đã xây dựng kim tự tháp lớn nhất – nổi tiếng là một nhà thông thái trong truyền thống văn chương Ai Cập, việc hiểu biết “Châm ngôn” của ông, theo truyền thống này, được xem là dấu hiệu có học thức. Năm 1926, các nhà khảo cổ học đã khai quật được lăng mộ của ông ở gần Cairo.
Tiếc rằng “Châm ngôn” của Imhotep đã thất truyền, còn “Châm ngôn” của Djedefhor chỉ còn giữ được vài đoạn không đáng kể. Chỉ có một tác phẩm văn giáo huấn thời đại Cổ Vương quốc là “Châm ngôn của Ptahhotep” còn giữ được trọn vẹn trong một số bản chép lại từ nguyên bản cổ. Bản papyrus lớn – bản chép tay duy nhất còn nguyên vẹn của tác phẩm nằm trong Thư viện quốc gia Paris – được bổ sung một số danh mục chứa đựng những đoạn văn bản lớn nhỏ khác nhau.
“Châm ngôn của Ptahhotep” là một tác phẩm rất khó hiểu và khó dịch, và việc giải thích một số chỗ trong tác phẩm cho đến nay vẫn còn những tranh cãi. Điều này không mâu thuẫn với một nhận định khác: “Châm ngôn” được viết bằng một ngôn ngữ súc tích, giàu hình tượng; người xuất bản nó lần sau cùng – học giả người Czech Z.Jaba – đã gọi Ptahhotep là nhà phong cách học kiệt xuất.
Chúng ta không biết rằng cảnh được mô tả trong phần mở đầu của “Châm ngôn” là sự phản ánh trong một chừng mực nào đó hiện thực lịch sử, hay chỉ là một thủ pháp nghệ thuật khéo léo, nhờ đó mà tác giả tạo nên truyện viền kết nối một số những cốt truyện lại với nhau. Ptahhotep, tự xưng là tể tướng của pharaoh Isesi (2414 - 2375 TCN, vương triều V), khi về già xin vua cử con trai mình, cũng tên Ptahhotep, làm người kế nhiệm. Ông hứa sẽ khuyên bảo con trai đi con đường chân lý và dạy con trung thành phục vụ vua, “để ngăn chặn mọi điều xấu xa cho dân chúng”. “Chấp nhận việc từ chức” của vị quan già, pharaoh nhất trí rằng vị quan trẻ tuổi cần phải được dạy dỗ, vừa “để làm gương cho con cháu giới quý tộc”, vừa để chính anh ta thấm nhuần được những tư tưởng, tình cảm của người cha, bởi “không ai sinh ra đã hiểu biết”. Lập luận đó của vua đã kết thúc phần dẫn nhập của “Châm ngôn”; sau đó là phần chính mang nội dung răn dạy.
“Châm ngôn Ptahhotep” gồm có 45 hay 46 (hoặc ít hơn) câu răn dạy tỉ mỉ, đôi khi có những câu giống nhau về nội dung. Chúng rất cụ thể, phần lớn được mở đầu bằng cụm từ giả định “Nếu như con…” Những từ đầu của hầu như tất cả các câu châm ngôn được viết bằng mực đỏ, và trong một bản chép các dấu chấm câu cũng được tô đỏ. Tính hoàn chỉnh về ý nghĩa cũng như việc trình bày các phần văn bản với những dòng và những dấu chấm câu tô đỏ khiến nhiều nhà Ai Cập học nghĩ đến hình thức thi ca của “Châm ngôn”. Có thể là họ nghĩ đúng, tuy nhiên cần phải nhấn mạnh, rằng các dấu chấm màu đỏ, dấu ngắt câu duy nhất mà người Ai Cập sử dụng từ thời Tân Vương quốc, không chỉ tiêu biểu cho thơ, nó xuất hiện hàng loạt, rất nhiều trong những văn bản hoàn toàn là văn xuôi.
Ngay từ thời rất xa xưa Ptahhotep đã cho rằng để thăng tiến trong giới quan liêu thì cần phải:
“Hãy cong lưng trước quan trên [của mình]… và ngôi nhà của con sẽ thịnh vượng […]”
Rõ ràng những lời khuyên như sau đã phản ánh khá nhiều những trật tự của thời đại bấy giờ:
“Nếu như con đứng ở phòng chờ tiếp của vua, hãy xử sự cho đúng cấp bậc mà con được phong vào ngày đầu… Chỉ có vua mới là người cất nhắc, nhưng người ta không đề bạt những ai không có tay khác giúp vào”.
“Nếu như con là người trọng yếu ngồi trong hội đồng của nhà vua, hãy giữ trí khôn cẩn trọng hết mình. Hãy im lặng, điều đó có ích hơn teftef[5]. Hãy nói khi con biết mình đã hiểu [bản chất sự việc]. Người nói trong cuộc họp là kẻ hiểu biết. Nói lời [thông minh] khó hơn mọi lao động”.
“Hãy dấu đi những ý nghĩ của mình: hãy giữ mồm giữ miệng […] Hãy nói điều đáng nói, để những người danh giá nghe con phải bảo: “Lời từ miệng anh ta mới tuyệt làm sao!”
Tuy nhiên, ý tưởng của Ptahhotep thường vượt cao hơn tính thực dụng đời thường của người Ai Cập, và ông đã nói với con trai những lời sau, những lời thật đáng ngạc nhiên khi được thốt ra từ miệng của một vị quan đại thần đứng đầu bộ máy quan liêu hùng mạnh và giàu có:
“Đừng kiêu căng vì kiến thức của mình, và cũng đừng quá ỷ lại rằng mình là người hiểu biết. Hãy bàn luận cùng người không hiểu biết cũng như cùng người hiểu biết, - bởi sự hiểu biết không có giới hạn và không có nghệ nhân nào nắm bắt hết nghệ thuật của mình. Lời nói cất giấu điều đẹp đẽ nhiều hơn cả viên ngọc quý màu xanh, và nó nằm ở miệng người nô lệ bên cối xay”.
- Thời Trung Vương quốc: Văn học Ai Cập thời kỳ Trung Vương quốc thường được gọi là văn học cổ điển. Các tác phẩm thời đại này còn lưu giữ được đến nay nhiều hơn và phong phú hơn rất nhiều so với thời Cổ Vương quốc. Sự kế thừa không thể phủ nhận đã kết nối hai nền văn học của hai thời đại lịch sử với nhau không hề làm mất đi sự khác biệt độc đáo giữa chúng. B.A.Turaev trong cuốn sách “Lịch sử văn học Ai Cập” đã viết: “Bốn thế kỷ tách vương triều VI khỏi thời đại rực rỡ Trung Vương quốc mang rất nhiều ý nghĩa đối với dân tộc Ai Cập (...). Thực vậy, ở thời kỳ này, tuy đất nước bị chia cắt, gián đoạn, nhưng văn học Ai Cập lại phát triển khá mạnh.
Tiêu biểu nhất là “Truyện về anh dân quê hùng biện”. Câu chuyện trong tác phẩm liên quan tới thời kỳ trị vì của vương triều thứ X. Đúng ra một câu chuyện đúng nghĩa của nó trong tác phẩm hầu như không có. Truyện gồm chín bài nói hết sức cầu kỳ bóng bẩy mà người nông dân nói với viên quan đại thần, trong đó người nông dân nổi giận vì anh ta bị thuộc hạ của viên quan ăn cướp. Những bài nói đó được chép lại và gửi đến cho pharaoh, người cũng yêu thích hùng biện như viên quan đại thần kia. Kẻ bị cướp được đền bù lại số của cải bị lấy đi, thêm nữa, anh ta còn được thưởng. Mọi người đều hài lòng: pharaoh và viên quan thỏa mãn với bài hùng biện của anh dân quê, còn anh ta tìm được công lý và nhận phần thưởng nhờ tài hùng biện của mình. Những bài nói của người nông dân có lẽ đã là khuôn mẫu cho mỹ từ học của thời bấy giờ. Đồng thời chúng thấm nhuần tư tưởng củng cố tình hình trong nước, thiết lập công lý và tòa án công minh.
Tác phẩm thứ hai – đó là “Châm ngôn của vua thành Heracleopolis” (tên của vị vua này chúng ta chưa được biết) dành cho con trai Merikare. Tác phẩm được lưu giữ trong bộ sưu tập Ai Cập của Viện bảo tàng quốc gia Hermitage ở Leningrad (nay là Saint-Petersburg – ND) (bản khác của tác phẩm nằm ở Bảo tàng Quốc gia Nghệ thuật tạo hình mang tên A.S.Pushkin ở Moskva). Tác giả vua chia sẻ cùng con trai, vị vua tương lai, kinh nghiệm trị vì đất nước. Văn bản “Châm ngôn” chứa đựng hàng loạt những ý tưởng đáng chú ý, ví dụ: “dân giàu không nổi dậy”; hay “ngôn ngữ là kiếm của vua; lời nói mạnh hơn mọi vũ khí”, “đừng nổi giận – hãy làm chủ bản thân mình”, “hãy dựng cho mình đài tưởng niệm bằng tình yêu [của những người xung quanh] dành cho con”. Được chú ý nhiều là những phương pháp đấu tranh chống lại những kẻ mưu phản và nổi loạn. Vua chỉ ra rằng phải đối xử với thần dân ra sao, chọn trong số họ những người thân tín cho mình: “Hãy tôn kính các đại thần, hãy cho dân của con được phồn thịnh” v.v.. Tóm lại, trong “Châm ngôn” này chúng ta thấy hàng loạt những câu nói thú vị chứng tỏ trình độ tư duy chính trị cao của các những người đứng đầu nhà nước Ai Cập.
Một trong những bản papyrus của Bảo tàng quốc gia Hermitage ở Leningrad, với đoạn đầu đã bị mất, được biết đến trong khoa học dưới nhan đề “Người bị đắm tàu”. Bản papyrus này chép một câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất về những chuyến phiêu lưu huyền thoại trên biển, chính xác hơn là trên một đảo hoang ở giữa biển. Nhân vật của truyện lên đường để đi đến các mỏ của pharaoh trên chiếc tàu với một đội thủy thủ đầy kinh nghiệm:
… Họ có nhìn chăng bầu trời, nhìn chăng mặt đất – trái tim họ dũng mãnh hơn tim sư tử. Và họ biết cơn bão trước khi nó đến, biết giông tố trước lúc nó tấn công.
Nhưng rồi khi bão nổi lên, con tàu cùng cả đội thủy thủ đều chết. Chỉ mỗi người kể chuyện sống sót: một con sóng lớn đã vứt chàng lên một bến bờ lạ. Chàng rơi vào một hòn đảo trù phú hoàn toàn chỉ có mình chàng. Tuy nhiên sự cô đơn của anh chàng Robinson Ai Cập nhanh chóng bị phá vỡ: một con rắn khổng lồ, chúa tể của hòn đảo, xuất hiện và tra hỏi vì sao và bằng cách nào mà kẻ bị đắm tàu kia lại đến được lãnh địa của nó, và báo trước cho chàng rằng bốn tháng nữa sẽ có thuyền từ Ai Cập đến và nhân vật sẽ trở về nhà. Về bản thân và về hòn đảo, rắn kể một câu chuyện rất khó hiểu: trên đảo có bảy mươi lăm con rắn sinh sống và cùng với chúng có một cô bé con của một người phụ nữ đã chết, nhưng bỗng nhiên lửa từ trên trời rơi xuống và tất cả lũ rắn, trừ một con – chính con trở thành chủ nhân của hòn đảo – đều bị thiêu chết. Lời tiên đoán của rắn ít lâu sau thành hiện thực: một con tàu từ Ai Cập đến và người bị đắm tàu vui sướng trở về nhà, kể cho pharaoh nghe về những chuyến phiêu lưu của mình và dâng pharaoh những món quà quý báu mang từ đảo về.
Một thể loại văn học khác vừa xuất hiện ở Ai Cập đó là thể loại truyện khung (một thể loại gồm nhiều câu chuyện xâu chũi vào nhau theo cùng 1 chủ đề xác định), giống như "Decameron" (Ý) và Nghìn lẻ một đêm ở Ả rập. Các câu chuyện này được chép trong tài liệu papyrus Westcar mà hiện nay vẫn còn một số đoạn.
- Phần đầu bản có tên "Người bị đắm tàu". Câu chuyện đầu thì không có bản gốc và nội dung của nó bắt đầu từ câu chuyện thứ hai, do hoàng tử Khafra, con của pharaoh Snefru kể lại. Khafra kể lại một sự kiện có từ thời vua Nebka của vương triều III. Nhân vật của truyện là một người chồng, viên quan tư tế Ubainer, bị lừa. Người vợ phản bội ông ta đi theo một người thuộc giới bình dân. Người chồng bị lừa dối qua một người đầy tớ biết được sự phản bội của vợ, bèn nặn một con cá sấu nhỏ bằng sáp và đọc thần chú cho nó. Hình con cá sấu liền có được sức mạnh ma thuật. Ubainer ra lệnh cho đầy tớ vứt hình cá sấu xuống hồ nước khi người tình của vợ ông xuống tắm. Đầy tớ của Ubainer thực hiện mệnh lệnh của chủ, và hình cá sấu nhỏ biến thành một con cá sấu sống khổng lồ, tóm lấy chàng trai trẻ và dìm xuống đáy hồ, nơi anh ta ở đó bảy ngày không thở. Trong thời gian đó Ubainer ở bên pharaoh. Bảy ngày sau Ubainer mời pharaoh đến hồ để chỉ cho ngài xem điều kỳ lạ. Ubainer ra lệnh cho cá sấu mang chàng trai trẻ lên bờ. Sau đó ông cúi xuống giơ tay chỉ vào cá sấu, nó lập tức biến thành hình sáp bé nhỏ. Cuối truyện viên tư tế kể cho pharaoh mọi chuyện, và pharaoh nổi giận sai cá sấu dìm chàng trai xuống nước trở lại. Hình sáp lại biến thành cá sấu, tóm chàng trai lôi xuống hồ vĩnh viễn. Người vợ không chung thuỷ bị thiêu chết theo lệnh của pharaoh, tro xác bà ta đem rải trên sông.
- Sau đó hoàng tử Baufra kể câu chuyện thứ ba. Để giải buồn, pharaoh Snefru ra hồ bơi trên chiếc thuyền mà người chèo là hai mươi người phụ nữ xinh đẹp mặc lưới thay cho xiêm áo. Nhà vua ngắm nhìn họ. Bỗng nhiên họ ngừng chèo: hóa ra chuỗi ngọc quý đeo trên cổ của một cô bị đứt và rơi xuống nước. Pharaoh gọi viên quan tư tế đến; ông này niệm thần chú và “một nửa bên nước chuyển sang bên kia” để lộ đáy hồ, và chuỗi ngọc bị rơi xuống nước được lấy lên.
Cuối cùng, Djedefhor nổi tiếng thay vì kể thêm một truyện bèn đề nghị pharaoh cho gọi lão phù thủy dân giã Djedi. Có được sức mạnh pháp thuật, Djedi có thể đưa đầu bị cắt trở về chỗ, và pharaoh muốn được tận mắt nhìn thấy chuyện kỳ lạ đó. Pharaoh đề nghị thử với một phạm nhân bị giam trong tù, nhưng Djedi từ chối không giết người và biểu diễn tài năng của mình với một con chim. Sau đó lão phù thủy báo cho pharaoh Khufu rằng một phụ nữ tên Radjedet, vợ quan tư tế của thần mặt trời Ra tên là Rauser, đang mang thai, và ông tiên đoán rằng bà ta sẽ sinh ba con trai, người anh cả sẽ trở thành tư tế tối cao của thần Ra ở Heliopolis, còn hai người em sẽ lần lượt làm vua ở Ai Cập thay thế ngai vàng của vương triều IV của Khufu và các con ông. Djedi cam đoan với Khufu rằng việc đổi thay vương triều đó sẽ xảy ra sau thời trị vì của cháu nội nhà vua, và Djedi được pharaoh ban thưởng hậu hĩ.
Tiếp theo trong bản papyrus là đoạn mô tả sự ra đời kỳ diệu của ba người con trai Radjedet. Thần linh ban cho ba đứa trẻ mới sinh những cái tên, mà chúng ta được biết đúng là tên của ba pharaoh vương triều V. Những đứa trẻ sinh ra với những dấu hiệu vua chúa rõ ràng, và Radjedet bắt đầu lo sợ Khufu sẽ truy đuổi chúng. Trong lúc đó, người tớ gái của Radjedet do cãi nhau với bà chủ quyết định báo cho pharaoh Khufu biết về ba đứa trẻ kỳ diệu, nhưng mụ bị cá sấu bắt được, không kịp thực thi ý đồ độc ác của mình. Đoạn kết của bản papyrus không còn giữ được.
Phần cuối bạn nên đưa những tài liệu tham khảo sẽ thuyết phục người đọc hơn nữa cho dù bài hiện tại của bạn đã thuyết phục :)
Trả lờiXóaOk, mình rất cảm ơn ý kiến của bạn. Nhưng bài này mang tính tham khảo va chắp vá nhiều nên chưa hệ thống, còn lung tung. Nhưng mình cũng tính sẽ viết lại bài mới (nhiều thông tin, tài liệu), gõ bỏ bài cũ đi. Cảm ơn bạn, chúc bạn nhiều sức khỏe !!
Xóa:)
Trả lờiXóa