VI. Văn minh Ấn Độ
1. Điều kiện tư nhiên, dân cư:
_ Ấn Độ là một tiểu lục địa hình tam giác, diện tích 3 triệu km2 (xưa hơn 5 triệu km2), đông dân, đa dạng về địa lý, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa...
_ phía Bắc: dãy Hymalaya và 2 sông lớn là sông Ấn và sông Hằng, cộng với khí hậu lạnh là mơi phát sinh nền văn minh sông Ấn.
bản đồ Ấn độ cổ đại thời Harappa_Mohenjo Daro
Thành phố Harappa cổ
_Phía Nam là cao nguyên Decan nhiều rừng, sa mạc lớn, khí hâu nóng nên nền văn minh phát triển kém hơn. Sở dĩ miền nam phát triển kém hơn là vì địa hình bị chia cắt, gần như biệt lập với bên ngoài nên văn minh khó phát triển.
_Theo quan điểm của Ấn Độ, sông Hằng là sông thiên, là nơi diễn ra các lễ hội lớn.
_ Nền văn minh đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ vào thiên niên kỷ III TCN là văn minh Harappa_Mohenjo Daro.
_ Thành phần chủng tộc rất phức tạp, có hai thành phần chủ yếu sau:
+ Người Dravida (bản địa) sáng tạo ra văn minh sông Ấn. Họ có nước da nâu,tóc đen, xoăn.
+ Người Aryan (1500 TCN) sáng tạo ra văn minh sông Hằng, thuộc chủng Ấn_Âu.
2. Các giai đoạn lịch sử:
_ Thiên niên kỷ III_II TCN: văn minh Mohenjo Daro mở đầu cho sự phát triển của lịch sử Ấn Độ.
Bức vẽ trên vách đá cổ xưa
_ Thiên niên kỷ II_I TCN: thời kỳ Veda (từ"Veda" có nghĩa là :tri thức), được phản ánh trong bộ của Ấn Độ cổ đại. Bộ kinh này gồm 4 tập là:
+ Rich Veda: là bộ kinh cổ nhất, bao gồm 1.028 bài thơ với 10.562 câu thơ chứa đựng các nội dung về đấng thần linh, chế độ đẳng cấp, vũ trụ và đời sống người Arya.
+ Sama Veda: các bài hát ca ngợi thần linh.
+ Yayur Veda: tập hợp các nghi thức lễ bái, hiến tế,
+ Arthava Veda: là các bài chú đề cập đến chế độ đẳnng cấp, cách chữa bệnh, tình yếu và đánh bạc.
* Thánh kinh Uphanishad giải thích kinh Veda, đưa Balamon giáo lên vị trí độc tôn trong hệ thống tôn giáo ở Ấn độ.
Chủ nhân của bộ kinh này là người Arya, họ đến từ Trung Á, Kavkaz vào giữa thiên niên kỷ II TCN, chung sống với cư dân bản địa Dravida, trở thành yếu tố chủ thể của nền văn minh Ấn Độ.
Chính vào thời kỳ này Phật ra đời;
Đến thời kỳ này, chế độ nô lệ ra đời, đứng đầu là thủ lĩnh quân sự, về sau là quốc vương (Raja), xung quanh vua là một bộ máy quan lại đứng đầu là đại tư tế (hay tể tướng), dưới là một hội đồng các quan lại gồm nhiều quan chức, quan trọng nhất là chức thu thuế và ngân khố.
Thời Vedha, chế độ nô lệ Ấn Độ chưa phát triển lắm. Theo luật Narada, có đến 15 hạng người nô lê do 5 nguồn gốc sau đây mà ra:
+ Nô lệ tù binh
+ Nô lệ vì phạm tội
+ Nô lệ vì nợ
+ Nô lệ xuất thân là dân tự do Arya bị bần cùng hoá, tự bán mình hoặc bị cha mẹ bán
+ Nô lệ do cha mẹ là nô lệ đẻ ra
Sau này, người Arya xâm nhập vào Ấn Độ, thi hành chế độ varna (chế độ "chủng tính"). Người Arya đã đặt ra bộ luật Manu (thế kỷ III TCN, 12 chương với 2.685 câu thơ), chia xã hội thành 4 đẳng cấp (varna) là:
+ Brahman: tăng lữ, lễ sư Bàlamôn
+ Kshatriya: vương công, vua chúa, tướng lĩnh, võ sĩ
+ Vaishyas: thương nhân, điền chủ và thường dân Arya
+ Shudra: tiện dân và nô lệ
Ngoài bốn đẳng cấp trên còn có những người bị coi là ngoài lề đẳng cấp xã hội.Đó là tầng lớp người cùng đinh, hạ đẳng (Paria) như người Chandala. Tàn dư của nó vẫn còn kéo dài trong suốt thời phong kiến với cái tên chế độ đẳng cấp Casta (chế độ đẳng cấp theo nghề nghiệp) và cả đến ngày nay vẫn còn.
một tăng lữ Brahman ngày xưa.
các quý tộc, chiến binh (Kshatriya)
thương nhân, thợ thủ công Ấn Độ (Vaishyas)
tầng lớp tiên dân (Shudra)
bản đồ văn minh Veda Ấn Độ
Kinh Veda (sanskrit)
Chế độ công xã nguyên thủy tan rã, nhiều vương quốc mới ra đời, lớn nhất là vương quốc Magadha (thế kỷ VI TCN).
Chế độ công xã nguyên thủy tan rã, nhiều vương quốc mới ra đời, lớn nhất là vương quốc Magadha (thế kỷ VI TCN).
_ Vào năm 326 TCN Alexandros III người Macedonia vượt sông Indus và đánh thắng một trận quyết định và rút về. Cuộc xâm lăng của ông đã để lại dấu ấn của thế giới Hy Lạp, nâng văn hóa Ấn Độ lên một tầm cao mới.
bản đồ Alexandre đông chinh đến Ấn Độ.
bản đồ đế quốc Parthian (Ấn Độ cổ)
_ Từ năm 321_187 TCN, vương triều Maurya (thay thế vương triều Nanda) của Chadragupta, Ashoka đã đưa Ấn Độ phát triển thịnh vượng.
bản đồ Ấn Độ thời Nanda
bản đồ Ấn Độ thời Ashoka.
Ashoka.
_ Về sau sau Ấn Độ bị chia cắt và bị ngoại tộc xâm lược. Tới thế kỷ I SCN, vua Kanishka I lập đế quốc Kushan cường thịnh. Nhưng phải tới thế kỷ IV, Ấn Độ mới thống nhất dưới thời Gupta và Harsha.
_ Thời Gupta (319_550): là thời kỳ định hình và phát triển của đất nước Ấn Độ. Các đời vua Gupta:
_ Thời Gupta (319_550): là thời kỳ định hình và phát triển của đất nước Ấn Độ. Các đời vua Gupta:
- Srigupta
- Ghatotkacha
- Chandragupta I
- Nishamusgupta
- Samudragupta
- Ramagupta
- Chandragupta II
- Kumaragupta I
- Skandagupta
- Purugupta
- Kumaragupta II
- Budhagupta
- Narasimhagupta Baladitya
- Kumaragupta III
- Vishnugupta
- Vainyagupta
- Bhanugupta
Về chính trị, các vua Gupta tiến hành chia đế quốc thành 1 đặc khu kinh đô. 4 huyện và làng. Bộ máy nhà nước chuyên chế gồm:
- Hội đồng Bô lão (Sabha)
- Vị tư tế - như tể tướng (Purohita)
- Chỉ huy quân sự (Senani)
- Các thượng thư phụ trách một số ngành thông qua các sở địa phương.
Ngoài ra còn có hệ thống quan lại các ngành quan trọng như ngân khố, lương thảo...
bản đồ Ấn Độ thời Maurya_Gupta.
bản đồ đế quốc Kushan (Ấn Độ)
Đồng tiền của Chandragupta II vĩ đại. Bảo tàng Anh .
bản đồ đế quốc Gupta.
Đồng tiền của Chandragupta II vĩ đại. Bảo tàng Anh .
bản đồ đế quốc Gupta.
bản đồ Ấn Độ thời Harsha.
_Từ thế kỷ VII_XII, Ấn Độ lại bị chia cắt. Người Hồi giáo từ phía bắc tấn công và lập vương triều Hồi giáo Delhi (1206_1526).
bản đồ Ấn Độ năm 600.
bản đồ Ấn Độ thời vương triều Hồi giáo Delhi
Bản đồ Ấn Độ thời Sultan Delhi và Mughal (1500)
_ Từ năm 1525, Babur đưa quân Mông cổ xâm chiếm Ấn Độ, lập vương triều Mughal, mở rộng lãnh thổ, phát triển thành một đế quốc rộng lớn. Từ thế kỷ XVII, Mughal bị phương tây xâm nhập và đến 1857 thì bị đổ, trở thành thuộc địa của Anh.
bản đồ đế quốc Mughal.
Akbar I, vị Đại đế nổi tiếng của Ấn độ trung đại
3. Các thành tựu văn minh Ấn Độ:
3.1. Chữ viết:
_ Thời đại Harappa-Mohenjo Daro, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ hoạ.
con dấu Ấn Độ thời Harappa_Mohenjo Daro.
_ Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Kharosthi, Brahmi, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này.
một văn bản viết chữ Kharosthi.
chữ Brahmi
chữ Brahmi khắc trên cột ở Lumbini
_ Thế kỷ V TCN, dựa trên cơ sở chữ Brahmi, người Ấn Độ sáng tạo ra chữ Sanskrit (chữ Phạn), chữ Pali. Nhiều loại ngôn ngữ đang lưu hành hiện nay ở Ấn Độ như Hindi, Bengal, Urdu... là biến thái của chữ Phạn.
Chữ Phạn ( Sankrit)
bảng chữ cái cho Tiếng Hindi
Nguyên âm và dấu nguyên âm
Phụ âm:
Chữ số
bảng chữ cái Urdu.
_ Chữ viết đã truyền tải được một nền văn chương đầy sắc thái, một kho tàng văn hóa vô cùng tphong phú bao gồm các bộ kinh Hindu, Phật, Sử thi, kịch và thơ ca trữ tình. Hai viên ngọc quý nhất trong kho tàng văn hóa Ấn độ là Sử thi Ramayana và Mahabharata.
+ Mahabharata là bản trường ca gồm 110.000 khổ thơ, 220.000 câu và 1,8 triệu từ ngữ. Cái tên Mahabharata có thể được dịch thành: "Câu chuyện vĩ đại về triều vua Bharath". Theo truyền thuyết, tác giả của nó là Vyasa. Sử thi này được sáng tác khoảng thế kỷ VIII_VII TCN. Chủ đề xuyên suốt toàn tác phẩm nói về cuộc đấu tranh nội bộ của một vương triều ở bắc Ấn Độ. Mahabharata được coi là bộ "bách khoa toàn thư: của Ấn Độ cổ đại.
Vyasa, người "viết" Mahabharata
Vyasa, người "viết" Mahabharata
Một trang diễn tả Trận chiến Kurukshetra trong Mahabharata
Bên cạnh nội dung chính, chỉ chiếm chừng 1/4 độ dài tác phẩm, bộ sử thi này còn có rất nhiều sự tích thần linh, những truyện ngụ ngôn về muông thú, những cuộc phiêu lưu và những câu chuyện tình thú vị, hấp dẫn li kì (như chuyện nàng Savitri cãi lại Diêm vương để được lấy anh chàng đốn củi...). Nhưng trong tác phẩm Mahabharata, các giáo sĩ Ấn Độ giáo đã đưa vào những giáo lý triết học tự biện siêu hình về pháp (dharma), nghiệp (karma), về sự giải thoát (moksha), những ẩn dụ triết học,châm ngôn xử thế...
Sử thi gồm 18 phần, gọi là 18 parva:
- Adi
- Sabha
- Vana
- Vitara
- Udyoga
- Brishma
- Drona
- Karna
- Shalya
- Sauptika
- Stri
- Shanti
- Anushasana
- Ashvamedhika
- Ashramavasika
- Mausala
- Mahaprasthanika
- Svargarohana
+ Ramayana dài 48.000 câu thơ là thiên tình sử đầy trắc trở giữa hoàng tử Rama tuấn tú và nàng công chúa kiều diễm Sita. Nó được sáng tác bởi Vanmiki vào thế kỷ IV_III TCN. Thông qua câu chuyện tình đó, bộ sử thi phản ánh những ngành nghề, việc làm ăn sinh sống, phong tục cưới xin, quan niệm về cuộc sống con người (cha_con, vợ_chồng, anh_em, lòng chung thủy, đức tính trung nghĩa...) của người Ấn Độ cổ đại. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.
Rama và Sita, tranh của Indischer Maler 1780
_ Nhà thơ, kịch nổi tiếng Kalidasa (353_420) sống dưới triều Gupta, ông là tác giả của tập truyện thơ : Mây sứ giả, Rahahuyansa, Kumarasambhava, Shakuntala nhưng nổi tiếng nhất là Shakuntala. Tác phẩm phỏng thep một câu chuyện dân gian của Ramayana, kể lại cuộc tình duyên trắc trở giữa nàng Scuntala và vua Dushyanta. Mối tình đẹp đó đã sinh ra vua Bharat, thủy tổ của nhân dân Ấn Độ. Tuy còn chịu ảnh hưởng của Balamon, nhưng Kalidasa đã thể hiện trong tác phẩm của mình những tư tưởng tự do, chống lại lễ giáo khắc khe, lên án bản chất giả dối của giai cấp thống trị.
nhà thơ, nhà viết kịch Kalidasa
nàng Shakuntala trong tiểu thuyết Shakuntala của Kalidasa.
_ Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.
3.2. Nghệ thuật:
_ Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Từ thời cổ đại, ở vùng Dekkan người ta tìm thấy nhiều bức bích hoạ trên vách đá các hang động và các công trình kiến trúc thuộc loại hình văn hoá cự thạch. Thời Harappa_Mohejo Daro, người ta tìm thấy ở một đô thị cổ một hoàng cung lộng lẫy có diện tích hàng trăm hecta, nhiều khu dân cư, khu buôn bán lớn với những con đường rộng rãi, thẳng tắp, hệ thống cống ngầm chằng chịt. Bên cạnh đó, việc đào lên các hiện vật quý giá, trang trí tinh xảo, các hiện vật làm rất thô kệch, điều đó chứng tỏ sự bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng. Thời Arya xâm nhập, sự phân hoá này ngày càng rõ rệt, thể hiện rõ nhất ở chế độ đẳng cấp Varna.
Thời Magadha là đỉnh cao của nghệ thuật Ấn Độ lúc đó
Về sau, nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo.
_ Nghệ thuật Phật giáo: Ở Ấn Độ cổ đại, người dân đã xây dựng các đền, chùa mang phong cách Phật giáo. Các đền, chùa tiêu biểu:
+ Chùa hang Ajanta: Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.
+ Đền Ellora: Đền là một quần thể gồm 34 hang động, chia thành ba khu riêng biệt nối tiếp nhau của ba tôn giáo chính là Phật giáo, Hindu giáo và Kỳ Na giáo. Trên tường của các hang động Phật giáo tại Ellora được chạm khắc tượng của các vị bồ tát, các hoa văn, họa tiết cũng rất mực tinh xảo và sinh động.
toàn cảnh đền Ellora.
phù điêu Phật trong đền.
_ Nghệ thuật Hindu giáo: thể hiện rõ ở các đền miếu, nổi bật nhất là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng.
đền Khajuraho.
phù điêu trong đền.
_ Nghệ thuật Hồi giáo: thể hiện ở các đền, lăng tẩm lớn. Tiêu biểu là đền Cutub Mina, đền Taj mahal...
đền Cutub Mina.
đền Taj mahal.
3.3. Khoa học tự nhiên:
_ Thiên văn:
+ Quan niệm của người Ấn về vũ trụ: thời Veda, người Ấn Độ cho rằng vũ trụ là một mớ hỗn độn, chưa có một trật tự xác định, nước là đầu tiên, kế tiếp là lửa. Họ cho rằng hoàng đạo là con đường của thần Surya (thần Mặt Trời) và người Ấn Độ cổ xưa chia hoàng đạo ra làm 28 chòm sao, đó là những "trạm nghỉ của Mặt Trăng" (Mặt Trăng đi trọn một vòng hoàng đạo hết 27,3 ngày đêm). Dựa trên những quan niệm và thực tế việc trồng trọc, chăn nuôi của minh, họ đã sáng tạo ra "ngành" thiên văn, đầu tiên là họ đã biết làm lịch. Họ chia một năm thành 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, cứ năm năm là có tháng nhuận. Họ biết Trái Đất hình cầu, biết được các hành tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và ho tổng kết các hiểu biết của minh vào trong tác phẩm Sidhata, một tác phẩm thiên văn cổ vào loại sớm nhất thế giới.
+ Thời phong kiến, dựa trên các kết quả thực nghiệm, các nhà thiên văn học Ấn Độ đã phát minh ra dương lịch và nâng nền thiên văn lên một tầm cao mới. Aryabhatta (476-550) đã khẳng định rằng Trái Đất tự quay quanh trục của nó và chuyển động xung quanh Mặt Trời, đồng thời xác định độ dài của một năm dương lịch là 365 ngày 6 giờ 12 phút và 30 giây, một giá trị rất sát với tính toán hiện nay cũng như tính toán chu vi Trái Đất là 24.835 dặm Anh (số liệu hiện nay là 24.902 dặm).Varahamihira (505 - 587), một nhà thiên văn Ấn Độ khác đã tổng kết nhiều thành tựu kiến thức của Hy Lạp và La Mã vào bộ sách Pancha-Siddhantika với năm luận thuyết của thiên văn học. Brahmagupta (598 - 670) có những nghiên cứu về hiện tượng thiên thực, vị trí của các hành tinh trong tác phẩm Brahmasphutasiddhanta.
_ Toán học: Người Ấn Độ đã phát minh ra 9 chữ số tự nhiên (âm, dương) và số 0 từ thế kỷ I đến V.
Trong lịch sử Ấn Độ, toán học đã xuất hiện từ thế kỷ IX TCN trong tác phẩm Shatapatha Brahmana, Sulba Sutras. Các tác phẩm trên đề cập đến giá trị số π = 3,1416, các phép toán dùng số vô tỉ, số nguyên tố, căn bậc ba, căn bậc hai cho số tới 5 chữ số, phương trình bậc nhất và bậc hai, quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác.
Panini (thế kỷ V TCN) đặt ra công thức ngữ pháp (luật, các phép biến đổi chữ cái) cho tiếng Phạn, làm tiền đề cho sự ra đời của điện toán sau này. Pingala (thế kỷ III TCN) phát minh ra hệ nhị phân, chứa đựng các ý tưởng cơ bản về số Fibonacci.
Khoảng năm 400 TCN, các nhà bác học theo đạo Jaina phát triển lý thuyết tập hợp, logarit, định luật cơ bản của lũy thừa, phương trình bậc ba, bậc bốn, hàm mũ. Bản thảo Bakshali được viết giữa 200 TCN và 200 bao gồm cách giải hệ phương trình tuyến tính tới năm ẩn, nghiệm phương trình bậc hai, cấp số cộng và cấp số nhân, dãy phức hợp, phương trình vô định bậc hai, phương trình không mẫu mực, và sự sử dụng số 0 và số âm.
Nhà ngôn ngữ học Panini.
Vào các thế kỷ V-XII toán học Ấn Độ phát triển mạnh nhất với: Aryabhatas, Brahmagupta, Mahavira và Bhaskara.
Aryabhatas thành đạt vào thế kỷ thứ VI, sinh tại vùng Patna ngày nay trên vùng sông Hằng. Ông có viết một công trình về thiên văn học trong đó có chương thứ ba dành cho toán học. Có đề cập đến các quy tắc của toán học sơ cấp : số học, hình học và tam giác lượng
Aryabhatas
Brahmagupta là nhà toán học Ấn độ lỗi lạc nhất vào thế kỷ thứ VII. Ông đã sống và làm việc tại trung tâm thiên văn học Ujjain ở Trung Ấn. Năm 628 ông viết cuốn Brahma -sphuta-siddhanta, một công trình thiên văn học gồm 21 chương trong đó chương 12 dành cho số học và hình học và chương 18 bàn về đại số và phương trình vô định
nhà toán học Bhamagupta
Mahavira thành đạt vào khoảng năm 850, là người nam Ấn. Ông cũng viết về toán học sơ cấp .
Công trình của Bhaskara, Siddhanta Sirimani, viết năm 1150 cho thấy nhiều tiến bộ hơn so với công trình của Brahmagupta trên 500 về trước. Nhưng ông có hai tác phẩm với nội dung toán học lớn là Lilavati("cái đẹp") và Vijaganita ( " số học hạt") nói về số học và đại số học
Lilavati được viết bằng thơ gồm các vấn đề sau đây : 1) Khoa đo lường, 2) Tính các số nguyên, 3) Phép nghịch đảo, 4) Toán về các hỗn hợp và vòi nước chảy, 5) Lấy tổng các chuỗi , 6) Hình học phẳng, 7-11) Phép tính các loại thể tích khác nhau, 12) Các bài toán giải tích vô định, 13) Các bài toán giải tích tổ hợp .
Vijaganita gồm 8 vấn đề :
1) Phép tính các số dương và các số âm,
2-3) Phương trình vô định bậc một và bậc hai,
4) Phương trình đại số tuyến tính,
5) Phương trình bậc hai,
6) Hệ thống phương trình tuyến tính,
7-8) Các vấn đề phương trình vô định bậc hai .
_ Vật lý học: người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “...trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”. Ngoài ra, họ biết chế tạo ra la bàn phục vụ hàng hải, biết sức hút của Trái đất.
_Hóa học: Do sự phát triển ngày càng cao của việc sử dụng đồ sắt (ra đời từ thời cổ đại), nghề nấu sắt phát triển. Thời Gupta, họ đã đúc được cây cột sắt cao 7,21 m ở Miroli vào thời Kumaragupta (thế kỷ V). Dù đã hàng trăm năm, nhưng cột sắt vẫn tồn tại đến nay và không bị han gỉ.
cột sắt Miroli.
_ Y học: khá phát triển, đạt nhiều thành tựu trên cả lĩnh vực lý thuyết và thực hành. Họ không chỉ dừng lại ở những kinh nghiệm đã có mà họ còn đúc kết, viết thành sách để lại cho đời sau. Các tác phẩm tiêu biểu: "Y học toát yếu” và “ Luận khảo về trị liệu”.
Người Ấn độ đã biêt mô tả các dây gân, cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi được quá trình phát triển của thai nhi.
Người Ấn độ biết đề cao y đức người thầy thuốc. Thầy thuốc Saraca sống vào thế kỷ II cho rằng: "Trị bệnh thì đừng nghĩ tới mình, đừng vì lợi mà chỉ nên nghĩ đến nhiệm vụ cứu nhân độ thế mà thôi".
2.4. Tư tưởng, tôn giáo:
Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật, đạo, Jain và đạo Xích.
2.4.1. Đạo Balamôn ra đời vào khoảng thế kỉ XV TCN, trong hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lí của tình trạng bất bình đẳng đó.Kinh sách chủ yếu của đạo là kinh Veda.
Hình bên trái là một đoạn viết trong Rigveda (Padapatha) viết bằng chữ Devanagari, đầu thế kỷ 19
Đạo Balamôn không có người sáng lập, không có giáo chủ. Đạo Balamôn thờ thần Brama(thần Sáng tạo), Visnu(thần Bảo vệ), Siva(thần Huỷ diệt, có huỷ diệt cái cũ thì mới có thể sáng tạo cái mới)...Về mặt xã hội, đạo Balamôn là công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp. Giáo lí quan trọng nhất của đạo Balamôn là thuyết luân hồi mà sau này nhiều tôn giáo khác chịu ảnh hưởng. Trong quá trình phát triển, đạo Balamôn có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn Vêđa ( thế kỉ XV TCN - thế kỉ V TCN ), giai đoạn Balamôn ( thế kỉ V TCN - đầu CN ), giai đoạn Hinđu (đầu CN - nay )
2.4.2. Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên chúa). Kinh sách chủ yếu là Tam Tạng kinh, gồm Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng
+ Tạng Kinh (Sutta Pitaka): Là những bài giảng của Phật để dạy các tín đồ. Nội dung chủ yếu là nói về lợi ích của các tỳ kheo khi theo đạo, đề cập đến đời sống Thánh thiện của các bậc xuất gia. Tạng Kinh gồm 5 bộ:
1) Digha Nikaya, Trường A Hàm, chép lại những bài Pháp dài.
2) Majjhima Nikaya (Trung A Hàm) những bài Pháp dài bậc trung.
3) Samyutta Nikaya, Tạp A Hàm, những câu Kinh tương tợ nhau.
4) Anguttara Nikaya, Tăng nhứt A Hàm, những bài Pháp sắp xếp theo con số.
5) Khuddaka Nikaya, Tiểu A Hàm, những câu kệ vắn tắt.
Riêng bộ Khuddaka Nikaya (Tiểu A Hàm) chia làm 15 tập:
1) Khuddaka Patha, những bài ngắn.
2) Dhammapada, Kinh Pháp cú, con Ðường Chân lý.
3) Udana, Khúc ca hoan hỷ.
4) Itivuttaka, những bài Kinh bắt đầu bằng cụm từ "Phật dạy như thế này".
5) Sutta Nipata, những bài Kinh sưu tập.
6) ViNama Vatthu, câu chuyện những cảnh trời.
7) Peta Vattthu, câu chuyện cảnh giới ngạ quỷ.
8) Theragatha, Trưởng Lão Tàng Kệ.
9) Therigatha, Trưởng Lão Ni Kệ.
10) Jataka, những câu chuyện tái sinh của Bồ Tát, Túc Sanh Truyện, hay Kinh Bổn Sanh.
11) Niddesa, những bài trần thuật, Nghĩa thích.
12) Patisambhida, quyển sách đề cập đến kiến thức, Phân Giải.
13) Apadana, đời sống của chư vị A La Hán.
14) Buddhavamsa, tiểu sử của Ðức Phật.
15) Cariya Pitaka, những phẩm hạnh.
Một tập kinh được viết trên lá Bối (một loại Cau). Hai mặt của tập kinh được ép lại bằng hai tấm gỗ – thường được trang trí rất đẹp – và hai sợi chỉ luồn qua. Các chữ của kinh được viết gắn lên những đường gân song song của lá cau, vì vậy phía trên đầu của một hàng chữ luôn luôn là một đường thẳng
Một tập kinh được viết trên lá Bối (một loại Cau). Hai mặt của tập kinh được ép lại bằng hai tấm gỗ – thường được trang trí rất đẹp – và hai sợi chỉ luồn qua. Các chữ của kinh được viết gắn lên những đường gân song song của lá cau, vì vậy phía trên đầu của một hàng chữ luôn luôn là một đường thẳng
Vibhanga:
1) Parajika Pali (Tội nặng)
2) Pacittiya Pali (Tội nhẹ)
Khandaka:
3) Mahavagga Pali (Phần lớn)
4) Cullavagga Pali (Phần nhỏ)
5) Parivara Pali (Giới toát yếu)
+ Tạng Luận (Abhidhamma Pitaka Vi Diệu Pháp Tạng): là những bài giảng nói về chân lý của đời sống con người (sinh_lão_bệnh_tử). Tạng Luận gồm bảy bộ:
1) Dhammasanghani, phân loại các Pháp, Pháp Tụ.
2) Vibhanga, những tiết mục, Phân Biệt.
3) Dhatukatha, luận giải về các nguyên tố hay giới, Giới Thuyết.
4) Puggala Pannatti, chỉ danh những cá tính, Nhơn Thi Thuyết.
5) Kathavathu, những điểm tranh luận, Thuyết Sự.
6) Yamaka, quyển sách về những cặp đôi, Song Ðối.
7) Patthana, quyển sách đề cập đến nhân quả tương quan, Phát Thú.
Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế( bốn điều suy xét kì diệu):• Khổ đế (suy xét về sự khổ cực, luân hồi, nghiệp báo)
• Nhân đế-Tập đế(nguyên nhân của sự khổ là dục-lòng ham muốn)
• Diệt đế (con đường tiết dục, diệt dục để trừ nghiệp báo)
• Đạo đế (con đường để giải thoát khỏi sự luân hồi, nghiệp báo) Đức Phật còn đề ra tám con đường chính trực để tu hành-Bát chánh:
- Chánh kiến: Phải có tín ngưỡng đúng đắn.
- Chánh tư duy: Phải có suy nghĩ đúng đắn.
- Chánh ngữ: Phải có lời nói đúng.
- Chánh nghiệp: Phải có hành động đúng .
- Chánh mệnh: Phải có cuộc sống đúng đắn.
- Chánh tinh tiến: Phải có những ước mơ đúng đắn.
- Chánh niệm: Phải có những điều tưởng nhớ đúng đắn.
- Chánh định: Phải tập trung tư tưởng mà suy nghĩ .
Đạo Phật còn đề ra Ngũ giới:
- Bất sát sinh: Không giết hại các động vật.
- Bất đạo tặc: Không trộm cướp.
- Bất vọng ngữ: Không nói dối .
- Bất tà dâm: Không tham vợ hay chồng của người khác.
- Bất ẩm tửu: Không uống rượu.
Về mặt thế giới quan, nội dung cơ bản của đạo Phật là thuyết duyên khởi. Do quan niệm duyên khởi sinh ra vạn vật nên đạo Phật chủ trương Vô tạo giả, Vô ngã, Vô thường. Vô tạo giả quan niệm, thế giới này không do một đấng tối cao nào tạo ra, tự nhiên mà có và vô cùng vô tận. Như vậy là đạo Phật không dựa vào một đấng tối cao nào để giải thích về sự xuất hiện thế giới như các tôn giáo khác. Vô ngã cho là không có những thực thể vật chất tồn tại một cách cố định. Con người cũng chỉ là tập hợp của Ngũ uẩn ( sắc, thụ, tưởng, hành , thức) chứ không phải là một thực thể tồn tại lâu dài. Vô thường cho là vạn vật trong thế giới này biến đổi không ngừng, không có gì là vĩnh cửu cả.
Qua những giáo lí ban đầu của đạo Phật như vậy, ta thấy lúc đầu đạo Phật là một triết lí về nhân sinh quan. Đạo Phật sơ khai lúc đầu không thờ bất cứ một vị thần thánh nào. Ngay cả Phật tổ Sakya Muni cũng không tự coi mình là thần thánh. Tuy Phật tổ Sakya Muni có tổ chức các tăng đoàn Tỳ Kheo (đoàn thể những tăng lữ khất thực) để đi truyền bá đạo Phật ở khắp nơi nhưng đó không phải là một tổ chức tôn giáo có hệ thống chùa tháp như ngày nay.Trong hoàn cảnh xã hội đầy rẫy bất công do chế độ đẳng cấp gây ra, thì đạo Phật lại chủ trương không phân biệt đẳng cấp, kêu gọi lòng thương người(từ bi hỉ xả),tránh điều ác, làm điều thiện. Những lời kêu gọi sự công bằng, lòng nhân đức đó đã được đông đảo người dân hưởng ứng
Phật giáo đã được truyền bá sang các nước xyng quanh và chia thành 2 phái:
+ Tiểu thừa (Hynayana, nghĩa là cỗ xe nhỏ): chỉ có người xuất gia tu hành mới rũ bỏ các ham muốn của mình, truyền bá mạnh nhất ở Đông Nam Á.
+ Đại thừa (Mahayana, nghĩa là cỗ xe lớn): mọi người sống theo giáo lý đạo Phật đều có thể giác ngộ và được nhập cõi Niết Bàn, truyền bá nhiều nhất ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc...
Một bức tượng của Đức Phật từ Sarnath, thế kỷ thứ IV Công Nguyên
Phật chữa bệnh cho Tỳ kheo.
Đức Phật thuyết pháp cho 5 vị Tỳ-kheo đầu tiên.
Phật nhập cõi Niết Bàn
2.4.3.Đạo Jain (Kỳ Na) cũng xuất hiện vào thế kỉ VI TCN, do Mahavira (540_468 TCN) sáng lập. Đạo này chủ trương bất sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh (22 điều khổ hạnh), phủ nhận vai trò của thần linh. Giáo lý đạo nêu lên 3 nhận thức:có lòng tin đúng đắn, nhận thức đúng đắn và hạnh kiểm đúng đắn. 5 điều răn là: không sát sinh, không nói dối, không trộm cắp, không gian dâm và không giữ của riêng.
Cơ sở chính của đạo là đền Adinath (thế kỷ XV). Đền gồm 29 gian dành để cúng lễ và hơn 1400 cây cột chạm trổ rất tinh vi, hầu như không có cây cột nào là giống nhau.
Mahavira, người sáng lập đạo Jaina
2.4.4.Đạo Sikh (Xích) xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV, do đạo sư Nanak sáng lập. Giáo lí của đạo Xích có sự kết hợp giáo lí của đạo Hinđu và giáo lí của đạo Islam. Đạo thờ độc một vị thần duy nhất đó là Chúa trời. Đạo nhấn mạnh sự bình đẳng về xã hội và giới tính, nhấn mạnh tới việc làm điều thiện hơn là thực hành các nghi lễ. Ngoài ra, đạo tránh hành vi mê tín, không hành hương, không thờ tượng, ít xây các điện thờ và thực hành các nghi lễ "mù quáng". Họ không chấp nhận phương thức sống thụ động, thoát tục, trở thành tu sĩ hoặc chọn lối sống ẩn dật để trốn tránh cuộc sống thực tại.
Tín đồ đạo Xích tập trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở Punjap. Họ chủ trương đòi ly khai, khủng bố bạo loạn chống chính quyền trung ương.Sách kinh chủ yếu của đạo là Adi Granth.
Nanak, người sáng lập đạo Sikh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét