Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Từ Vinh (1905) đến Sài Gòn (1911) - Hành trình kết tụ hoài bão cứu nước của Nguyễn Tất Thành

Từ Vinh (1905) đến Sài Gòn (1911) - Hành trình kết tụ hoài bão cứu nước của Nguyễn Tất Thành

Trước ngày Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc với tâm nguyện tìm kiếm con đường mới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhiều miền đất Trung Kỳ và Nam Kỳ đã chứng kiến và khắc ghi những dấu ấn quan trọng, đánh dấu những chuyển biến có tính bước ngoặt trong nhận thức và hành động của người thanh niên yêu nước. Đó cũng chính là hành trình kết tụ hoài bão lớn để đi đến quyết định dứt khoát của Nguyễn Tất Thành sau những chặng đường trải nghiệm, khởi đầu từ Vinh (năm 1905) và kết thúc ở Sài Gòn (năm 1911).

Trước ngày Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc với tâm nguyện tìm kiếm con đường mới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhiều miền đất Trung Kỳ và Nam Kỳ đã chứng kiến và khắc ghi những dấu ấn quan trọng, đánh dấu những chuyển biến có tính bước ngoặt trong nhận thức và hành động của người thanh niên yêu nước. Đó cũng chính là hành trình kết tụ hoài bão lớn để đi đến quyết định dứt khoát của Nguyễn Tất Thành sau những chặng đường trải nghiệm, khởi đầu từ Vinh (năm 1905) và kết thúc ở Sài Gòn (năm 1911).
1. Mùa hè năm 1905, Nguyễn Tất Thành cùng anh trai Nguyễn Tất Đạt từ bỏ việc học chữ Hán để theo học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp (lớp dự bị - préparatoire) tại trường Tiểu học Pháp - Việt ở Vinh1. Đây có thể xem là bước ngoặt quan trọng đầu tiên trên con đường tiếp nhận và thực hành tri thức, hơn thế nữa, trên con đường cách mạng của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sau này.
Tại Vinh - một trung tâm công nghiệp, cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính của người Pháp, trước và trong thời gian theo học ở trường Tiểu học Pháp - Việt, Nguyễn Tất Thành học tiếng Pháp và bắt đầu làm quen với văn hóa phương Tây. Chịu ảnh hưởng của thầy giáo yêu nước, cấp tiến như Nguyễn Quý Song, Lê Văn Miến2... (và trước đó từ các thầy Vương Thúc Quý, Trần Thân3....), tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của Nguyễn Tất Thành càng được đắp bồi thêm từ những suy nghĩ tiến bộ, mạnh dạn của các bậc sĩ phu khả kính. Khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của cách mạng dân chủ tư sản Pháp được nghe từ vài năm trước, nay có thêm điều kiện để tìm hiểu sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Thành phố Vinh trở thành nơi thôi thúc mạnh mẽ quyết tâm của Nguyễn Tất Thành: “muốn làm quen với nền văn minh Pháp” và “tìm hiểu tận nơi xem đằng sau những từ ngữ ấy ẩn dấu cái gì”.
2. Chưa hết năm học ở trường Tiểu học Pháp - Việt tại Vinh, tháng 2/1906, hai anh em Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành lại cùng cha vào Huế, khi Nguyễn Sinh Sắc được bổ nhiệm làm Thừa biện Bộ Lễ. Tại Huế có những cơ quan đầu não của bộ máy cai trị thực dân ở Trung Kỳ như Tòa Khâm sứ, Sở Mật thám,...; nhưng Huế cũng là nơi hưởng ứng sôi nổi các phong trào Đông Du, Duy Tân do Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... khởi xướng.
Tháng 9/1906, Nguyễn Sinh Sắc xin cho Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành vào học lớp dự bị trường Tiểu học Pháp - Việt tỉnh Thừa Thiên (thường gọi là trường Đông Ba). Đến tháng 8/1908, sau khi hoàn thành chương trình tiểu học, cùng với 6 bạn đạt điểm xuất sắc, Nguyễn Tất Thành được bỏ qua năm thứ nhất để vào thẳng năm thứ hai Trường Quốc học Huế. Một lần nữa, những ngôi trường và môi trường xã hội trên đất Huế tiếp tục hun đúc chí khí và hoài bão của người thanh niên yêu nước.
Quãng thời gian ở trường Đông Ba và trường Quốc học, Nguyễn Tất Thành học thầy Hoàng Thông và tiếp tục học thầy Lê Văn Miến, được thầy Hoàng Thông4 giao nhiệm vụ làm liên lạc cho các hoạt động Đông Du, Duy Tân. Bên cạnh đó, Nguyễn Tất Thành còn tham gia phong trào Duy Tân ở Huế với vai trò thông ngôn cho các cuộc đấu tranh chống thuế của đồng bào.
Chính trong những tháng ngày sôi động ở Huế (1907 - 1908), Nguyễn Tất Thành đã nghe, đã biết, đã chứng kiến Đông Kinh nghĩa thục bị đóng cửa, phong trào Đông Du bị dập tắt, phong trào Duy Tân và Kháng thuế Trung Kỳ bị đàn áp dã man… Các nhà yêu nước tiêu biểu như Phan Châu Trinh bị kết án tử hình; Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi bị xử chém; Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế… bị đày ra Côn Đảo; hàng ngàn người khác bị giết, hoặc bị cầm cố, lưu đày. Ở Huế, các sỹ phu Hoàng Thông, Lê Đình Mộng, Lê Kiệt, Nguyễn Bình, Phạm Toản, Nguyễn Mạnh, Phan Đạm… đều bị kết tội khổ sai, hoặc bị giam cầm tại nhà lao Thừa Phủ hoặc phát vãng đi Lao Bảo. Tình cảnh ấy càng thôi thúc ý chí tìm đường cứu nước, đồng thời giúp Nguyễn Tất Thành nhận thức rõ hơn về sự bất thành trong phương thức đấu tranh mà các bậc tiền bối đã lựa chọn và thực hiện. Trong tác phẩm Ho, nhà báo Mỹ David Halberstam viết: “Tư tưởng yêu nước của Hồ (tức Nguyễn Tất Thành) được tăng cường ở Huế… Trong khi đang học ở Huế, Hồ tiếp tục các công việc yêu nước một cách tích cực và cuối cùng ông đã rời bỏ trường này trước khi có một mảnh bằng. Đây là một thời gian đặc biệt may mắn, và ông là một con người muốn học thêm nữa bằng cách chu du ra nước ngoài hơn là học trong trường khắt khe do thực dân đỡ đầu”.
Vậy là tiến thêm một bước, trong hơn ba năm trên đất Huế, không chỉ tìm hiểu và chiêm nghiệm, Nguyễn Tất Thành đã trực tiếp tham gia các phong trào yêu nước, làm dày thêm hành trang nhận thức chính trị và hoạt động thực tiễn của mình, chuẩn bị đầy đủ hơn cho cuộc dấn thân vì Tổ quốc, vì dân tộc.
3. Giữa năm 1909, Nguyễn Sinh Sắc được cử làm giám khảo kỳ thi Hương ở Bình Định, rồi nhậm chức Tri huyện Bình Khê - một huyện hẻo lánh vùng bán sơn địa thuộc tỉnh Bình Định. Đang học năm thứ hai trường Quốc Học, Nguyễn Tất Thành theo cha rời Huế. Được cha gửi ăn học tại nhà ông Phạm Ngọc Thọ (cha của bác sỹ Phạm Ngọc Thạch) đang dạy tại trường Tiểu học Pháp - Việt Quy Nhơn, Nguyễn Tất Thành tiếp tục theo chương trình “cours supérieur”, đồng thời nhận dạy tiếng Pháp và các môn khoa học sơ đẳng cho các thí sinh chuẩn bị thi Hương khoa Kỷ Dậu (1909).
Qua phối kiểm các nguồn tài liệu (không nhiều lắm), có thể xâu chuỗi một số sự kiện có ảnh hưởng đến Nguyễn Tất Thành trong thời gian sống và học tập ở Quy Nhơn. Ngay khi đến Bình Khê, Nguyễn Sinh Sắc dẫn con đi thăm các sĩ phu trong vùng và di tích lịch sử ở Tây Sơn. Thời gian Nguyễn Sinh Sắc nhậm chức Tri huyện Bình Khê cũng là lúc Nguyễn Quý Song - thầy giáo cũ của Nguyễn Tất Thành bị cách chức Tri phủ Phù Cát (Bình Định) vì “không làm tròn phận sự”. Cuối năm 1909, Thành dự khoa thi lấy Tổng sư ở Quy Nhơn, nhưng không có kết quả vì bị gạch tên6. Đáng chú ý nhất là sự kiện sau khi Nguyễn Sinh Sắc bị bãi chức (tháng Giêng năm 1910) và bị triệu hồi về kinh, trong khi Nguyễn Tất Đạt theo cha thì Nguyễn Tất Thành xin ở lại, rồi sau đó tìm cách đi tiếp vào Nam. Bước ngoặt đầu năm 1910 ở Quy Nhơn chính là thời điểm đánh dấu sự trưởng thành trọn vẹn với những suy nghĩ và quyết định hết sức tự chủ của người thanh niên 20 tuổi Nguyễn Tất Thành trên hành trình thực hiện hoài bão cứu nước.
4. Chặng đường tiếp theo của Nguyễn Tất Thành gắn với Phan Thiết - Bình Thuận, vùng đất cực nam Trung Kỳ mà từ năm 1899, báo cáo của Công sứ Phan Thiết gửi  Khâm sứ Trung Kỳ nhấn mạnh: “Vị trí của dư địa Bình Thuận khiến nó trở thành một nơi ẩn náu tự nhiên của tất cả những phần tử phiêu bạt từ Nam kỳ lánh ra cũng như từ các tỉnh phía Bắc của Trung Kỳ chạy vào thành một địa bàn tụ hội cả Trung - Nam - Bắc”7. Lý giải về việc Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Bình Thuận, tác giả Hà Huy Giáp cho biết: “Bác Hồ có lần nói với tôi: trên đường từ Huế vào Sài Gòn, hễ nơi nào có thể vừa kiếm sống, vừa tìm được tàu ra nước ngoài thì Bác vào”8. Tác giả Vũ Kỳ cho biết thêm: Nguyễn Tất Thành lúc đầu không có ý định dừng lại ở Phan Thiết, song đến đó thì tiền lộ phí đã cạn mới quyết định ở lại tìm việc để tiếp tục cuộc hành trình9.
Tại Bình Thuận, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc và gặp gỡ nhiều chí sĩ yêu nước, cấp tiến như: Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh,...- những nhà sáng lập và điều hành Công ty Liên Thành (bao gồm Liên Thành thương quán, Liên Thành thư xã và Dục Thành học hiệu)10. Nguyễn Tất Thành cũng rất quan tâm thu thập thông tin về việc đi ra nước ngoài, tìm hiểu mối liên hệ giao dịch của Liên Thành thương quán với các chuyến tàu biển11...
người Pháp ở nước Pháp và nhất là những nhận xét trong chuyến đi tàu biển ở cảng Sài Gòn sang cảng Marseille hàng tháng trời lên đênh trên mặt biển”.
12. Theo Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng - Vàng trong lửa, sđd, tr.69, 78.
13. Nhiều tài liệu cho biết: Trương Gia Mô là người trực tiếp tạo phương tiện đi lại cho Nguyễn Tất Thành. Căn nhà đầu tiên Nguyễn Tất Thành trú ngụ trên đất Sài Gòn là nhà ông Lê Văn Đạt - anh em con bạn dì của Trương Gia Mô (ở đường Cô Bắc, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay). Các địa chỉ tiếp theo cũng gắn với Liên Thành: trụ ở Liên Thành phân cục (số 5 đường Châu Văn Liêm, quận 5 thành phố Hồ Chí Minh); đại lý hàng của Công ty Liên Thành (đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh) v.v...
14. Nguyễn Ái Quốc - Bản án chế độ thực dân Pháp - NXB CTQG, Hà Nội, 2008, tr.148.
15. Wiliam j.Duiker - Hồ Chí Minh - a life, sđd, tr.19. Wiliam j.Duiker từng là viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ, và là giáo sư sử học trường Đại học Penn States.
16. Nguyễn Văn linh - Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm - NXB Sự thật, Hà Nội, 1985, tr.29.
17. Có tài liệu cho biết Nguyễn Tất Thành được ông Trương Cao Nho - làm trưởng bếp trên tàu của hãng Chargeurs Réunis, nhà ở đường Võ Thị Sáu (quận 3, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay) - giới thiệu làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Tréville (Xem Vàng trong lửa, sđd, tr.86).
18. Bài viết có tham khảo một số tư liệu trong luận văn thạc sĩ sử học của Huỳnh Bá Lộc - Quá trình tiếp xúc của Nguyễn Tất Thành với các sĩ phu Việt Nam trước khi ra đi tìm đường cứu nước (1895 – 1911), bảo vệ tại Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia TP. HCM, 2010.

LÊ HỮU PHƯỚC TS. Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia TP.HCM


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét