1. Quan hệ Việt - Nga qua tài liệu lưu trữ
Tài liệu lưu trữ là nguồn sử liệu quý giá và quan trọng trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử, bởi những đặc thù riêng của nó so với các nguồn sử liệu khác. Tài liệu lưu trữ được coi là những nhân chứng lịch sử, bởi lẽ nó được sản sinh ra gần như đồng thời với các sự kiện, hiện tượng lịch sử và do nhu cầu khách quan của mọi hoạt động trong quá khứ.
Nghiên cứu về quan hệ hữu nghị và hợp
tác giữa Việt Nam – Liên Xô không thể không sử dụng nguồn sử liệu quý
giá: tài liệu lưu trữ phản ảnh sinh động lịch sử quan hệ hữu nghị và hợp
tác kinh tế - khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Liên Xô trong gần 6
thập kỷ qua. Vì vậy, chia sẻ với ý tưởng của hội thảo này, chúng tôi
mong muốn cung cấp một số thông tin khái quát về tài liệu lưu trữ giấy,
phim ảnh, ghi âm hình thành trong quá trình hoạt động hữu nghị, hợp tác
giữa Việt Nam và Liên xô trong những năm 1950-1990.
Tài liệu lưu trữ - nguồn sử liệu quý giá
này hiện đang được bảo quản tại các kho lưu trữ của Việt Nam và Liên
bang Nga hoặc ở dạng sưu tập lưu trữ của các gia đình, cá nhân hai nước
Việt Nam và Liên bang Nga. Ngoài ra, một số văn kiện chính thức của Đảng
và Nhà nước về quan hệ hữu nghị và hợp tác khoa học kỹ thuật Việt Nam
Liên xô đã được công bố, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại
chúng, một số văn kiện và tài liệu được in thành sách, điển hình là cuốn
“Việt Nam – Liên xô – 30 năm quan hệ (1950-1980) của Bộ Ngoại giao nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao Liên bang cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Xô viết; hoặc trưng bày tại các cuộc triển lãm tài liệu
lưu trữ theo chuyên đề. Gần đây nhất năm 2005, tại Hà Nội và Matxcơva
đã tổ chức hai cuộc triển lãm tài liệu lưu trữ “Lịch sử hợp tác kinh tế,
khoa học - kỹ thuật Việt Nam – Liên xô, 1950-1990” nhân dịp kỷ niệm 55
năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Năm mươi bẩy năm trước, sau tuyên bố của
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về việc sẵn sàng kiến lập quan
hệ ngoại giao với các nước trên thế giới ngày 14/01/1950, vào ngày
30-1-1950, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công
nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đặt nền
móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước
sau này.
Dựa vào tài liệu lưu trữ có thể thấy những bước đi của Liên xô trong quá trình đi đến thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta, tiêu biểu là: Biên bản số 72 ngày 30/01/1950 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Việt Nam; Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 30/01/1950 về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Việt Nam; Thông điệp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô ngày 30/01/1950 gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam DCCH v/v Chính phủ Liên Xô quyết định kiến lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam DCCH. Những tài liệu trên đang được bảo quản tại Viện Lưu trữ nhà nước Lịch sử xã hội chính trị Liên bang Nga.
Dựa vào tài liệu lưu trữ có thể thấy những bước đi của Liên xô trong quá trình đi đến thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta, tiêu biểu là: Biên bản số 72 ngày 30/01/1950 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Việt Nam; Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 30/01/1950 về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Việt Nam; Thông điệp của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô ngày 30/01/1950 gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam DCCH v/v Chính phủ Liên Xô quyết định kiến lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam DCCH. Những tài liệu trên đang được bảo quản tại Viện Lưu trữ nhà nước Lịch sử xã hội chính trị Liên bang Nga.
Chúng ta có thể thấy, sau Liên bang Xô
viết, một loạt các nước XHCN Đông Âu cũng đã công nhận và thiết lập quan
hệ ngoại giao với Việt Nam. Sự kiện vô cùng quan trọng này đã tạo điều
kiện để nước Việt Nam đang chiến đấu chống thực dân xâm lược nối liền
với hậu phương lớn các nước XHCN anh em và tiếp nhận được sự giúp đỡ to
lớn về tinh thần và vật chất từ bầu bạn quốc tế.
Trong suốt gần 6 thập kỷ qua, trải qua muôn vàn khó khăn và thử thách, quan hệ hai nước không ngừng được tăng cường và phát triển. Sự giúp đỡ chí tình, to lớn và hiệu quả của Nhà nước và nhân dân Liên Xô trước đây, cũng như sự hợp tác của Liên bang Nga ngày nay có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc, cũng như công cuộc xây dựng Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
Trong suốt gần 6 thập kỷ qua, trải qua muôn vàn khó khăn và thử thách, quan hệ hai nước không ngừng được tăng cường và phát triển. Sự giúp đỡ chí tình, to lớn và hiệu quả của Nhà nước và nhân dân Liên Xô trước đây, cũng như sự hợp tác của Liên bang Nga ngày nay có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc, cũng như công cuộc xây dựng Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
Thực tế đã chứng minh, 57 năm qua, kể từ
khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 30/1/1950, quan hệ
giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay luôn nồng
ấm, tin cậy, vượt qua mọi thử thách của thời gian cũng như sự biến động
của lịch sử. Ngay từ những ngày đầu lập nước, việc phát triển quan hệ
với Liên Xô luôn là một trọng tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại
của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Việc thiết lập quan hệ ngoại
giao giữa Việt Nam và Liên Xô là sự kiện trọng đại trong lịch sử của
tình hữu nghị Việt – Xô. Thể hiện tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân
hai nước chúng ta, quan hệ giữa Việt Nam – Liên Xô trong suốt gần 60 năm
qua đã không ngừng phát triển, củng cố và sự hợp tác kinh tế khoa học
kỹ thuật Việt Nam – Liên Xô đã là một tổng thể rộng lớn của các mối quan
hệ nhà nước mang tính lâu dài. Theo dòng chảy lịch sử, chúng ta điểm
lại một số sự kiện quan trọng trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai
nước, đầu tiên là những tài liệu văn kiện như:
Ngày 10/3/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết quốc thư, cử công dân Nguyễn Lương Bằng làm Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô. Chúng ta có thể nghiên cứu bản gốc bức quốc thư cùng tấm hình ghi lại cảnh Đại sứ Nguyễn Lương Bằng trình quốc thư lên Chủ tịch đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Sô-vec-nich và Quốc thư đầu tiên của Liên Xô do Đại sứ A.A.Lavrisép trình Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 11/1954 hiện đang bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III, phông Lưu trữ Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Ngày 10/3/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết quốc thư, cử công dân Nguyễn Lương Bằng làm Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô. Chúng ta có thể nghiên cứu bản gốc bức quốc thư cùng tấm hình ghi lại cảnh Đại sứ Nguyễn Lương Bằng trình quốc thư lên Chủ tịch đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Sô-vec-nich và Quốc thư đầu tiên của Liên Xô do Đại sứ A.A.Lavrisép trình Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 11/1954 hiện đang bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III, phông Lưu trữ Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Các cuộc thăm viếng của các đoàn đại
biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam và Liên Xô và những cuộc tiếp xúc hữu
ích thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và Liên Xô đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong việc không ngừng củng cố tình đoàn kết và mở
rộng hợp tác giữa hai nước. Trong các tài liệu cũng phản ánh hoạt động
cao cả nhằm củng cố và phát triển tình hữu nghị Việt – Xô của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, tạo nên một bức tranh sinh động đầy cảm xúc về những chiến
công trong lao động và chiến đấu của nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên
Xô, phản ánh quá trình không ngừng củng cố tình hữu nghị và sự hợp tác
Việt – Xô trong suốt gần 60 năm qua.
Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng,
tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đầu tháng 7/1955, Chủ tịch Hồ Chí
Minh trực tiếp dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ sang thăm Liên Xô nhằm
củng cố tình đoàn kết hữu nghị, tăng cường mối quan hệ kinh tế, văn hóa
giữa hai nước. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng lăng Lê nin, ngày
13/7/1955; Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đón đồng chí Micôian Phó Chủ tịch
thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô sang thăm Việt Nam, ngày 4/4/1956 là
những hình ảnh đi vào tâm khảm của người dân hai nước Việt Nam Liên xô.
Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô K. E. Vôrôsilốp (ngày 20 tháng 5 năm 1957), nhưng hình ảnh vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước Xô Viết vẫn hết sức gần gũi, thân thiết với đông đảo các tầng lớp nhân dân thủ đô Hà Nội, như vừa mới diễn ra ngày hôm qua.
Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô K. E. Vôrôsilốp (ngày 20 tháng 5 năm 1957), nhưng hình ảnh vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước Xô Viết vẫn hết sức gần gũi, thân thiết với đông đảo các tầng lớp nhân dân thủ đô Hà Nội, như vừa mới diễn ra ngày hôm qua.
Những sự kiện chính trong quan hệ giữa
Việt Nam và Liên Xô được phản ảnh qua những tài liệu lưu trữ tiêu biểu,
(tài liệu văn kiện giấy và ảnh) về lịch sử hợp tác kinh tế và khoa học
kỹ thuật Việt Nam – Liên Xô giai đoạn từ 1950 đến nay là những hiệp ước,
hiệp định và những văn kiện thỏa thuận khác; những tuyên bố và thông
cáo chung, những thông báo về các cuộc hội đàm của các đoàn đại biểu
Việt Nam – Liên Xô, cùng những văn kiện, hình ảnh của các tổ chức xã hội
về sự giúp đỡ chí tình trên tinh thần đồng chí của nhân dân Liên Xô
trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước của nhân dân Việt Nam, đã làm
“sống lại” những sự kiện cụ thể của công cuộc hợp tác chính trị, kinh
tế, khoa học - kỹ thuật Liên Xô - Việt Nam, giúp chúng ta hiểu rõ hơn
lịch sử quan hệ Xô - Việt vào những năm tháng chiến tranh gian khổ, cũng
như thời kỳ xây dựng hòa bình.
Không chỉ giúp đỡ về tiền bạc, hiện vật,
các chuyên gia Liên xô còn sang tận nơi giúp Việt Nam phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội. Nhiều công trình do Liên xô giúp xây dựng đã gắn bó
với bao thế hệ người dân Việt Nam, đến nay vẫn phát huy hiệu quả tích
cực (như trường Đại học Bách khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt-Xô, nhà máy
cơ khí Hà Nội, ). Những sự kiện, những con số biết nói được phản ảnh
trong tài liệu lưu trữ cho thấy sức mạnh hùng hậu và tính hiệu quả của
tình đoàn kết, sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần đồng chí
trong thời kỳ nhân dân Việt Nam chiến đấu ác liệt chống Mỹ cứu nước
giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong giải quyết
những nhiệm vụ có quy mô lớn của công cuộc xây dựng nền kinh tế quốc
dân, phát triển các ngành năng lượng, công nghiệp than, luyện kim màu,
hóa chất, chế tạo máy, công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải, nông
nghiệp, địa chất, phát triển khoa học giáo dục, văn hóa và y tế,… Tại
Viện lưu trữ nhà nước tài liệu phim ảnh Nga, Viện lưu trữ nhà nước kinh
tế Nga, Trung tâm lưu trữ quốc gia III lưu giữ nhiều tài liệu hình ảnh
về xây dựng những công trình lớn, chủ chốt có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu với sự phát triển kinh tế của Việt Nam như các mỏ than Hòn Gai, mỏ
quặng Apatit Lao Cai, thiếc Tĩnh Túc, Cao Bằng, nhà máy cơ khí Hà Nội –
cơ sở đầu tiên của ngành chế tạo máy cơ khí Việt Nam, nhà máy nhiệt điện
Uông Bí, nhà máy thủy điện Thác Bà, nhà máy supe phốt phát Lâm Thao và
nhiều nhà máy xí nghiệp khác.
Trong những năm tháng cam go nhất của
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ
chí tình của nhân dân Liên Xô. Có thể thấy sự ủng hộ chí tình ấy qua tài
liệu lưu trữ với tư cách là nguồn sử liệu quan trọng đang được bảo quản
tại các kho lưu trữ của Việt Nam, Liên Xô và Nga ngày nay. Đó là bức
ảnh: Tàu thủy Xô viết mang tên “Hồ Chí Minh” chở hàng viện trợ cho Việt
Nam cập cảng Hải Phòng, tháng 02/1971, hiện đang bảo quản tại Viện Lưu
trữ nhà nước tài liệu phim ảnh Liên bang Nga; bức ảnh ghi lại Lễ khánh
thành Phân xưởng chế biến chè đen tại Phú Thọ do Liên Xô giúp đỡ, ngày
19/12/1973 hiện đang được lưu giữ tại Lưu trữ Hội Hữu nghị Nga - Việt;
Thư của đồng chí Brê giơ nhép, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô ngày
30/8/1971 gửi đồng chí Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam về
việc Liên Xô viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam do nạn lụt năm 1971 đang bảo
quản tại Kho Lưu trữ TW Đảng;
Quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng sớm được quan tâm thúc đẩy, khởi đầu bằng việc ký Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại Việt-Xô ngày 18/6/1955. Chỉ 5 năm sau đó, kim ngạch buôn bán hai chiều đã tăng lên gấp 13 lần (năm 1955 chỉ đạt 5 tỷ rúp). Theo tài liệu thống kê của Bộ Ngoại thương, thời kỳ 1976-1980, khối lượng trao đổi hàng hóa giữa hai nước bằng 20 năm trước cộng lại. Những năm cuối thập kỷ 1980, Liên Xô thường chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu và 60% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Tình cảm đoàn kết, gắn bó và quan hệ hợp tác tốt đẹp về nhiều mặt Việt-Xô đã đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt-Nga sau này tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.
Quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng sớm được quan tâm thúc đẩy, khởi đầu bằng việc ký Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại Việt-Xô ngày 18/6/1955. Chỉ 5 năm sau đó, kim ngạch buôn bán hai chiều đã tăng lên gấp 13 lần (năm 1955 chỉ đạt 5 tỷ rúp). Theo tài liệu thống kê của Bộ Ngoại thương, thời kỳ 1976-1980, khối lượng trao đổi hàng hóa giữa hai nước bằng 20 năm trước cộng lại. Những năm cuối thập kỷ 1980, Liên Xô thường chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu và 60% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Tình cảm đoàn kết, gắn bó và quan hệ hợp tác tốt đẹp về nhiều mặt Việt-Xô đã đặt nền móng vững chắc cho quan hệ Việt-Nga sau này tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.
Tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III hiện
có rất nhiều tài liệu văn kiện phản ảnh các sự kiện, các hoạt động về
lịch sử hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Liên Xô trong những
thập niên nửa cuối thế kỷ XX. Những tài liệu lưu trữ điển hình giới
thiệu lịch sử hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật Việt – Xô như: Hiệp định
hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam DCCH và Liên bang CHXHCN Xô
viết kỹ lần đầu tiên vào ngày 07/3/1959 và những năm sau đó; tài liệu về
thành lập Ủy ban hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa hai Chính
phủ Việt – Xô; Biên bản cuộc họp của Tiểu ban thường trực thuộc Ủy ban
hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật liên chính phủ Việt – Xô; Kế hoạch
hợp tác ký ngày 17/6/1976 giữa Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước Việt
Nam và Ủy ban khoa học và kỹ thuật nhà nước Liên xô những năm 1976-1978;
Báo cáo của các bộ, ngành hai nước về tình hình và kết quả hợp tác
nghiên cứu, về thành tích của các chuyên gia Liên xô trong thời gian
công tác ở Việt Nam; Theo dòng thời gian, có thể thống kê một số tài
liệu lưu trữ tiêu biểu đang được bảo quản tại Trung tâm lưu trữ quốc gia
III như:
- Bản ghi nhớ về kết quả trao đổi ý kiến giữa các chuyên gia Việt Nam và Liên Xô ngày 22/10/1976 về kế hoạch hợp tác sản xuất và chế biến cao su tự nhiên ở Việt Nam.
- Báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải ngày 04/01/1976 về kết quả làm việc với đoàn chuyên gia Liên Xô sang giúp đỡ kỹ thuật cho việc khôi phục đường sắt Thống Nhất.
- Biên bản về cuộc trao đổi ý kiến ngày 22/9/1976 giữa đồng chí Nguyễn Tu, Tham tán thương mại Việt Nam tại Liên Xô với đồng chí Va-nhiu-cốp, Cục trưởng Cục Vận tải hàng không, Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô sang giúp Việt Nam nghiên cứu tổ chức phục vụ hàng không dân dụng.
- Biên bản kết quả làm việc ngày 04/10/1976 giữa hai đoàn chuyên gia Liên Xô và Việt Nam về chương trình khảo nghiệm chung máy kéo Liên Xô tại CHXHCN Việt Nam.
- Biên bản kết quả làm việc ngày 16/11/1976 của các đoàn chuyên gia Liên Xô và Việt Nam về vấn đề hợp tác phát triển sản xuất cà phê, cam, quýt, dứa, chuối, rau và một số cây công nghiệp ở Việt Nam.
- Hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Viện Ký sinh trùng y học và Y học nhiệt đới E.I.Marxinovski Liên Xô và Viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng nước CHXHCN Việt Nam ký tại Matxcơva năm 1977.
- Biên bản ngày 12 /12 /1976 về bàn giao công trình Nhà máy Cơ khí Hà Nội mở rộng do Liên Xô giúp đỡ xây dựng.
- Bản ghi nhớ về kết quả trao đổi ý kiến giữa các chuyên gia Việt Nam và Liên Xô ngày 22/10/1976 về kế hoạch hợp tác sản xuất và chế biến cao su tự nhiên ở Việt Nam.
- Báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải ngày 04/01/1976 về kết quả làm việc với đoàn chuyên gia Liên Xô sang giúp đỡ kỹ thuật cho việc khôi phục đường sắt Thống Nhất.
- Biên bản về cuộc trao đổi ý kiến ngày 22/9/1976 giữa đồng chí Nguyễn Tu, Tham tán thương mại Việt Nam tại Liên Xô với đồng chí Va-nhiu-cốp, Cục trưởng Cục Vận tải hàng không, Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô sang giúp Việt Nam nghiên cứu tổ chức phục vụ hàng không dân dụng.
- Biên bản kết quả làm việc ngày 04/10/1976 giữa hai đoàn chuyên gia Liên Xô và Việt Nam về chương trình khảo nghiệm chung máy kéo Liên Xô tại CHXHCN Việt Nam.
- Biên bản kết quả làm việc ngày 16/11/1976 của các đoàn chuyên gia Liên Xô và Việt Nam về vấn đề hợp tác phát triển sản xuất cà phê, cam, quýt, dứa, chuối, rau và một số cây công nghiệp ở Việt Nam.
- Hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Viện Ký sinh trùng y học và Y học nhiệt đới E.I.Marxinovski Liên Xô và Viện Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng nước CHXHCN Việt Nam ký tại Matxcơva năm 1977.
- Biên bản ngày 12 /12 /1976 về bàn giao công trình Nhà máy Cơ khí Hà Nội mở rộng do Liên Xô giúp đỡ xây dựng.
Cũng với chủ đề này, có thể khai thác
khá nhiều tài liệu văn kiện, phản ảnh hoạt động hợp tác khoa học kỹ
thuật Việt Nam Liên xô đang được lưu giữ tại Viện Lưu trữ nhà nước Kinh
tế Liên bang Nga, thí dụ như:
- Thư của Thư ký Hội đồng tương trợ kinh tế ngày 03/02/1976 đề nghị các nước thành viên khối SEV tham gia giúp đỡ Việt Nam khôi phục tuyến đường sắt Vinh - Sài Gòn và Hà Nội – Sài Gòn những năm 1976 - 1980.
- Báo cáo ngày 09/11/1976 của Thư ký Hội đồng tương trợ kinh tế gửi Đại diện thường trực của Liên Xô tại Hội đồng tương trợ kinh tế M. A. Lêxechkô về tình hình các nước thành viên khối SEV cung ứng thiết bị và nguyên vật liệu cho Việt Nam để khôi phục tuyến đường sắt Vinh - Tp Hồ Chí Minh năm 1976.
- Thư của Tiểu ban hợp tác phát triển kinh tế với các nước XHCN thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô ngày 03-4-1978 gửi Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước N. K.Baibakốp về việc hợp tác khai thác và chế biến cao su thiên nhiên ở Việt Nam
- Biên bản phiên họp lần thứ 32 Đại hội đồng khối SEV ngày 27-29/6/1978 về việc kết nạp CHXHCN Việt Nam vào khối SEV.
- Bản ghi chép ngày 22-02-1977 về cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Địa chất Liên Xô E.A.Kôzlôpxki và Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí CHXHCN Việt Nam về việc Liên Xô hợp tác với Việt Nam khai thác dầu khí.
- v.v…
- Thư của Thư ký Hội đồng tương trợ kinh tế ngày 03/02/1976 đề nghị các nước thành viên khối SEV tham gia giúp đỡ Việt Nam khôi phục tuyến đường sắt Vinh - Sài Gòn và Hà Nội – Sài Gòn những năm 1976 - 1980.
- Báo cáo ngày 09/11/1976 của Thư ký Hội đồng tương trợ kinh tế gửi Đại diện thường trực của Liên Xô tại Hội đồng tương trợ kinh tế M. A. Lêxechkô về tình hình các nước thành viên khối SEV cung ứng thiết bị và nguyên vật liệu cho Việt Nam để khôi phục tuyến đường sắt Vinh - Tp Hồ Chí Minh năm 1976.
- Thư của Tiểu ban hợp tác phát triển kinh tế với các nước XHCN thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô ngày 03-4-1978 gửi Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước N. K.Baibakốp về việc hợp tác khai thác và chế biến cao su thiên nhiên ở Việt Nam
- Biên bản phiên họp lần thứ 32 Đại hội đồng khối SEV ngày 27-29/6/1978 về việc kết nạp CHXHCN Việt Nam vào khối SEV.
- Bản ghi chép ngày 22-02-1977 về cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Địa chất Liên Xô E.A.Kôzlôpxki và Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí CHXHCN Việt Nam về việc Liên Xô hợp tác với Việt Nam khai thác dầu khí.
- v.v…
Ngoài các tài liệu văn kiện trên vật ghi
tin bằng chất liệu giấy, tài liệu phim, ảnh, ghi âm ghi lại những hình
ảnh không thể phai mờ trong quan hệ của nhân dân hai nước. Hình ảnh
Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô hướng dẫn cán bộ và công nhân vận hành
trạm biến thế Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí (năm 1975) hay hình ảnh Bộ
Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nghe các
chuyên gia Liên Xô báo cáo về công tác thăm dò dầu khí tại Việt Nam (năm
1975), v.v… là những chứng cứ lịch sử phản ảnh sự việc một cách khách
quan, cụ thể.
Tài liệu và hình ảnh về lễ ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết 03/11/1978 tại Matxcơva - một sự kiện lịch sử trong biên niên sử quan hệ Việt – Xô. Hiệp ước đó đã nâng lên một tầm cao mới về chất toàn bộ các quan hệ nhiều mặt giữa hai đảng, hai quốc gia và nhân dân hai nước Việt Nam – Liên xô. Những tài liệu giấy và phim ảnh trong giai đoạn tiếp theo là sự phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu của các hoạt động hợp tác hữu nghị trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật thông qua việc giúp đỡ về mặt kỹ thuật tất cả các ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân (nông nghiệp, năng lượng, điện, khai thác than, dầu khí, công nghiệp thực phẩm, hóa học, vận tải và bưu điện, các công trình văn hóa xã hội,v.v… nhất là công trình hợp tác khai thác dầu khí Vietsovpetro – công trình hợp tác có quy mô lớn nhất giữa hai nước trong toàn bộ lịch sử quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Xô.
Tài liệu và hình ảnh về lễ ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết 03/11/1978 tại Matxcơva - một sự kiện lịch sử trong biên niên sử quan hệ Việt – Xô. Hiệp ước đó đã nâng lên một tầm cao mới về chất toàn bộ các quan hệ nhiều mặt giữa hai đảng, hai quốc gia và nhân dân hai nước Việt Nam – Liên xô. Những tài liệu giấy và phim ảnh trong giai đoạn tiếp theo là sự phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu của các hoạt động hợp tác hữu nghị trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật thông qua việc giúp đỡ về mặt kỹ thuật tất cả các ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân (nông nghiệp, năng lượng, điện, khai thác than, dầu khí, công nghiệp thực phẩm, hóa học, vận tải và bưu điện, các công trình văn hóa xã hội,v.v… nhất là công trình hợp tác khai thác dầu khí Vietsovpetro – công trình hợp tác có quy mô lớn nhất giữa hai nước trong toàn bộ lịch sử quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Xô.
Trong các kho lưu trữ của Trung tâm lưu
trữ quốc gia III và Viện lưu trữ nhà nước tài liệu phim ảnh Nga, các nhà
nghiên cứu có thể thấy lại hình ảnh chuyến bày vào vũ trụ do hai anh
hùng phi công vũ trụ V.V. Gô-rơ-bát-cô và Phạm Tuân thực hiện tháng 7
năm 1980 thông qua các hồ sơ tài liệu, các tấm ảnh, những thước phim tư
liệu phong phú, sinh động về trước, trong và sau sự kiện này. Chuyến bay
là một trong những thành tựu tiêu biểu của sự hợp tác Việt – Xô trong
lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Giữa những năm 50 của thế kỷ trước, Liên Xô đã trợ giúp quân sự cho lực lượng vũ trang non trẻ của Việt Nam. Các loại trang thiết bị vũ khí đã được chở tới Việt Nam theo đường biển và đường bộ. Ngoài việc cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự, các cơ quan quốc phòng hai nước đã triển khai mạnh mẽ lĩnh vực đào tạo các cán bộ quân sự. Đã có hơn 13.000 quân nhân Việt Nam được học tập đào tạo tại đất nước Xô viết. Hàng trăm quân nhân và chuyên gia kỹ thuật Liên Xô đã tiến hành huấn luyện cho các bạn đồng nghiệp Việt Nam ngay trên chiến trường, trên các cứ điểm tác chiến, trong chiến hào, dưới làn bom đạn của kẻ thù... Hàng ngàn sỹ quan, binh lính và thuỷ thủ Xô viết và Nga đã phục vụ tại Việt Nam trong những điều kiện thời tiết không quen thuộc và phức tạp đối với họ. Tuy nhiên sự hỗ trợ của các đồng chí Việt Nam và mối quan hệ tuyệt vời với những dân thường đã giúp họ vượt qua khó khăn. Mỗi người trong số họ đều nhớ về Việt Nam xa xôi mà gần gũi với một tình cảm yêu thương. Thật vui mừng rằng hiện nay chúng ta đang kế thừa và củng cố sự hợp tác trong lĩnh vực này.
Giữa những năm 50 của thế kỷ trước, Liên Xô đã trợ giúp quân sự cho lực lượng vũ trang non trẻ của Việt Nam. Các loại trang thiết bị vũ khí đã được chở tới Việt Nam theo đường biển và đường bộ. Ngoài việc cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự, các cơ quan quốc phòng hai nước đã triển khai mạnh mẽ lĩnh vực đào tạo các cán bộ quân sự. Đã có hơn 13.000 quân nhân Việt Nam được học tập đào tạo tại đất nước Xô viết. Hàng trăm quân nhân và chuyên gia kỹ thuật Liên Xô đã tiến hành huấn luyện cho các bạn đồng nghiệp Việt Nam ngay trên chiến trường, trên các cứ điểm tác chiến, trong chiến hào, dưới làn bom đạn của kẻ thù... Hàng ngàn sỹ quan, binh lính và thuỷ thủ Xô viết và Nga đã phục vụ tại Việt Nam trong những điều kiện thời tiết không quen thuộc và phức tạp đối với họ. Tuy nhiên sự hỗ trợ của các đồng chí Việt Nam và mối quan hệ tuyệt vời với những dân thường đã giúp họ vượt qua khó khăn. Mỗi người trong số họ đều nhớ về Việt Nam xa xôi mà gần gũi với một tình cảm yêu thương. Thật vui mừng rằng hiện nay chúng ta đang kế thừa và củng cố sự hợp tác trong lĩnh vực này.
Quan hệ Việt - Nga còn được thể hiện
sinh động trong lĩnh vực hợp tác giáo dục-đào tạo, hợp tác văn hóa. Nga
vẫn là một trong những nước góp phần đào tạo nguồn nhân lực chính cho
Việt Nam. Tài liệu lưu trữ đã phản ảnh hoạt động trong lĩnh vực này từ
những năm đầu sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Thí dụ như
nghị quyết của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Liên
xô ngày 12/11/1950 về tiếp nhận 21 cán bộ Việt Nam sang học đại học tại
Liên xô, các hiệp định giúp đỡ đào tạo cán bộ khoa học và công nhân được
ký kết thường xuyên hàng năm. Hàng chục ngàn cán bộ Việt Nam được đào
tạo tại Liên Xô đã trở thành những cán bộ chủ chốt, những chuyên gia
giỏi trên nhiều lĩnh vực.
Có thể thấy số liệu cán bộ khoa học kỹ
thuật, văn hóa và xã hội Việt Nam được đào tại tại Nga trong vòng 50 năm
(từ 1953 – 2003) như sau:
Cán bộ khoa học, văn hóa và xã hội là 52.000 người. Trong đó 30.000 người có trình độ đại học, 3.000 phó tiến sĩ, 200 tiến sĩ khoa học, công nhân kỹ thuật, giáo viên dạy nghề, thực tập sinh 98.000 người
Hiện nay, hằng năm Nga cấp cho ta hơn 250 suất học bổng đào tạo đại học và sau đại học. Số lượng lưu học sinh Việt Nam du học tự túc tại Nga cũng lên đến hơn 5.000 người. Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước đã được duy trì thông qua hình thức tổ chức Những ngày văn hóa Việt Nam và Những ngày văn hóa Nga tại hai nước.
Cán bộ khoa học, văn hóa và xã hội là 52.000 người. Trong đó 30.000 người có trình độ đại học, 3.000 phó tiến sĩ, 200 tiến sĩ khoa học, công nhân kỹ thuật, giáo viên dạy nghề, thực tập sinh 98.000 người
Hiện nay, hằng năm Nga cấp cho ta hơn 250 suất học bổng đào tạo đại học và sau đại học. Số lượng lưu học sinh Việt Nam du học tự túc tại Nga cũng lên đến hơn 5.000 người. Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước đã được duy trì thông qua hình thức tổ chức Những ngày văn hóa Việt Nam và Những ngày văn hóa Nga tại hai nước.
Hiện nay có khoảng gần 100 nghìn người
Việt Nam đang làm ăn, sinh sống tại Nga. Họ đã, đang là cầu nối gắn kết
hai dân tộc Việt - Nga với nhau, góp phần làm cho sự hiểu biết giữa hai
dân tộc càng được tăng cường.
Quan hệ Việt-Nga được xây dựng và phát
triển trên nền tảng của tình hữu nghị gắn bó giữa hai dân tộc và đã được
kiểm chứng qua thời gian hơn nửa thế kỷ qua. Tiếp tục củng cố, phát
triển quan hệ hữu nghị truyền thống, sự hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam
và Liên bang Nga trên tinh thần đối tác chiến lược, không chỉ vì lợi ích
của nhân dân hai nước mà còn góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác,
phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Những sự kiện, những hoạt động của tình
hữu nghị hợp tác giữa hai nhà nước và nhân dân hai nước được phản ảnh
trung thực, đầy đủ và rõ nét qua tài liệu lưu trữ đang được lưu giữ tại
các cơ quan lưu trữ của hai nước . Như đã giới thiệu ở trên, tự thân
những tài liệu lưu trữ này đã mang tính chân thực, phản ánh sự việc,
hiện tượng một cách khách quan với tư cách là những tài liệu văn kiện
chính thức - những tài liệu có giá trị được lựa chọn từ khối tài liệu
hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các
tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, v.v… Nguồn tài liệu lưu trữ
chính thống được bảo quản trong các kho lưu trữ Đảng, nhà nước, các sưu
tập cá nhân hai nước Việt Nam và Liên bang Nga là nguồn sử liệu quý giá
không thể thay thế về lịch sử quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai đảng,
hai nhà nước và nhân dân hai nước chúng ta.
Hà nội, 2007TS. Nguyễn Lệ Nhung - Cục văn thư và lưu trữ nhà nước
www.vanthuluutru.com
Hơn ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi
cuộc Kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam kết thúc bằng thắng lợi
của nhân dân Việt Nam, nhưng những cuộc thảo luận về giai đoạn lịch
sử quan trọng này vẫn tiếp diễn. Một trong những nội dung của các cuộc
thảo luận đó là mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước đồng minh, đặc
biệt là với Liên Xô.
Theo đánh giá của một số học giả nước ngoài, nhìn chung sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ thể hiện một số khía cạnh chủ yếu sau đây. Thứ nhất, mặc dù giúp đỡ Việt Nam, Liên Xô vẫn không muốn “hy sinh” chiến lược hoà dịu của họ trong quan hệ với Hoa Kỳ. Thứ hai, Liên Xô sẵn sàng đáp ứng tất cả nhu cầu cần thiết của Việt Nam nhằm chống lại sự tấn công ngày một mở rộng và ác liệt của đế quốc Mỹ. Thứ ba, Liên Xô mong muốn thực hiện đàm phán để chấm dứt cuộc chiến hơn là ngày một dấn sâu vào cuộc chiến tranh đó. (1) Nói một cách khác, với tư cách là thành trì của phe XHCN và một cực đối trọng với Mỹ, Liên Xô mong muốn thông qua cuộc chiến tranh này thực hiện những mục đích đối ngoại có tính toàn cầu, chiến lược của mình.
Thông qua việc khai thác một số tài liệu trong nước và nước ngoài, bài viết này cố gắng phác hoạ mối quan hệ Việt Nam-Liên Xô trong giai đoạn từ năm 1954, tức là từ sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, cho đến khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng vào năm 1975. Trong giai đoạn này, quan hệ Việt-Xô có thể được chia làm 4 giai đoạn chính: 1954- cuối những năm 1950; cuối những năm 1950 – mùa thu 1964; mùa thu 1964-1/1973; 1/1973-4/1975.
2. Quan hệ Việt-Xô giai đoạn 1954-cuối những năm 1950
Trong giai đoạn đầu, Liên Xô đã hình thành quan hệ chính trị toàn diện với Việt Nam, ủng hộ chủ trương và đường lối khôi phục và xây dựng miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ này lại không đậm đà bằng quan hệ với các nước khác. Ví dụ ngày 3/2/1950, Liên Xô mới đặt quan hệ ngoại giao với Inđônêxia (sau Việt Nam 3 ngày), song tháng 1/1953 Liên Xô đã cử đại sứ đi Giacacta, trong khi đó mãi đến gần 2 năm sau tức là ngày 4/11/1954, Liên Xô mới cử Lavraschev - đại sứ đầu tiên của Liên Xô đến Hà Nội. ch Tổng bí thư Khrushev và Boulganin đã đi thăm Ấn Độ, Miến Điện và Apganistan vào tháng12/1955 và đã 2 lần đi thăm Trung Quốc (vào tháng 8/1958 và tháng 10/1959), song không hề đi thăm Việt Nam. Đoàn đại biểu xô viết tối cao Liên Xô do chủ tịch Vôrôsilốp dẫn đầu đi thăm Inđônêxia trước rồi mới đến Việt Nam (tháng 5/1957). Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô cũng đã đi thăm Ấn Độ và Miến Điện (2/1957), song vẫn không đi thăm Việt Nam. Hội hữu nghị Việt Xô được thành lập từ tháng 3/1950, nhưng hội hữu nghị Xô Việt mãi đến ngày 31/7/1958 mới được thành lập. (2)
Về kinh tế, biểu hiện cụ thể là Liên Xô đã giúp Việt Nam thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1955-1957 và kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế và văn hoá 1958-1960. Theo Hiệp định ký ngày 18/7/1955, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 40 triệu rúp để xây dựng và khôi phục 146 xí nghiệp công trình công nghiệp và cơ quan thuộc các ngành cơ khí, than, điện lực và công nghiệp nhẹ. Tháng 3/1959, Liên Xô cho Việt Nam vay 100 triệu giúp để thực hiện kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế nói trên. Ngoài ra, Liên Xô còn giúp Việt Nam xây dựng 21 đài khí tượng thuỷ văn, 156 trạm thuỷ văn các cấp, cho Việt Nam vay 350 triệu rúp để mua trang thiết bị máy móc và xây dựng một số nông trường, trông cây nhiệt đới theo hiệp định 14/6/1960. Trong thời gian từ 1955-1960, Liên Xô đã cử 1547 chuyên gia các ngành sang công tác tại Việt Nam và nhận 420 thực tập sinh và 1267 sinh viên Vịêt Nam sang học tập tại Liên Xô. Tuy nhiên sự giúp đỡ của Liên Xô cho Việt Nam so với các nước không phải XHCN ở châu Á là khá khiêm tốn. (3)
Tuy nhiên, trong thái độ của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ có một số biểu hiện sau đây: Thứ nhất, Liên Xô chủ trương giữ nguyên trạng ở miền Nam và chủ trương hoà bình để thi hành hiệp định Geneve. Liên Xô muốn Việt Nam phấn đấu giành thắng lợi trong xây dựng miền Bắc để động viên và thúc đẩy đấu tranh chính trị ở miền Nam, giải quyết vấn đề miền Nam bằng thương lượng, bằng con đường hoà bình. Do vậy Liên Xô ít đề cập đến đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị ở miền Nam. Các phương tiện thông tin đại chúng của Liên Xô rất ít đưa tin về thắng lợi quân sự của nhân dân miền Nam và cũng không lên án thẳng chính quyền Mỹ trong các hoạt động ở miền Nam.
Lý do Liên Xô có thái độ trên đây theo Đảng Lao động Việt Nam là sau khi Stalin mất, Khrushev lên thay đã đi vào con đường xét lại. Năm 1956, tại Đại hội lần thứ XX, Đảng Cộng sản Liên Xô đã đưa ra đường lối “cùng tồn tại hoà bình”, “quá độ hoà bình”, “thi đua hoà bình” và chương trình đầy tham vọng “đuổi kịp và vượt Mỹ” về sản xuất sản phẩm tính theo đầu người trong thưòi gian ngắn nhất”. Vì mục tiêu và lợi ích của mình, Liên Xô chủ trương hoà hoãn với chủ nghĩa đế quốc nhất là đế quốc Mỹ, coi đó là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu, nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của Mỹ và Tây phương và giữ nguyên trạng của châu Âu để tạo ra những điều kiện quốc tế thuận lợi cho xây dựng CNXH ở Liên Xô. Liên Xô e ngại phong trào giải phóng dân tộc sẽ như “đốm lửa cháy rừng”, cản trở hoà hoãn, ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược của Liên Xô. Thứ hai, do trọng tâm chiến lược mới của Liên Xô là nhằm củng cố khối XHCN ở Đông Âu, mà biểu hiện rõ nhất là vịec thành lập khối SEV năm 1949 và tổ chức Hiệp ước Varsava 1955, đòi các nước đế quốc giữ nguyên trạng châu Âu, thực hiện hoà hoãn Đông-Tây, đẩy lùi chiến tranh lạnh, nên Liên Xô tránh những đối đầu căng thẳng với Mỹ và các nước phương Tây.
Cần nói thêm là yếu tố Trung Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô. Sau Hội nghị Geneve, uy tín của Trung Quốc tăng cao trên trường quốc tế. Trung Quốc đã bắt đầu mở rộng ảnh hưởng, tập hợp lực lượng ở châu Á và châu Phi, đặc biệt là ở Đông Nam Á và Nam Á. Điều đó thể hiện trong vai trò của Trung Quốc ở Hội nghị Băngdung (Inđônêxia 1955), gạt bỏ ảnh hưởng của Liên Xô. Trung Quốc cũng tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Liên Xô trong khu vực thông qua vấn đề Việt Nam, tránh gây căng thẳng với Mỹ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mâu thuẫn Xô-Trung chưa bộc lộ công khai, nên quan hệ Việt-Xô vẫn giữ được ở mức độ bình thường.
3. Quan hệ Việt-Xô giai đoạn cuối những năm 1950-10/1964
Trong giai đoạn tiếp theo từ cuối những năm 1950 đến tháng 10/1964, quan hệ Việt-Xô diễn ra trong bối cảnh mới. Đây là giai đoạn đường lối cách mạng Việt Nam có sự thay đổi. Trong thời gian này, Việt Nam chủ trương “tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới.” (4)
Thái độ và sự giúp đỡ của Liên Xô được biểu hiện trên một số khía cạnh sau. Để giúp Việt Nam thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Liên Xô đã cho Việt Nam vay 430 triệu rúp theo hiệp định 23/12/1960 với những điều kiện ưu đãi. Ngoài ra, Liên Xô cũng cho Việt Nam vay 350 triệu rúp để phát triển các nông trường trồng cây nhiệt đới theo hiệp định 14/6/1960. Ngoài ra, Liên Xô còn viện trợ cho Việt Nam 20 triệu rúp để chống sốt rét trong những năm 1961-1965.
Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Việt Nam đã hoàn thành cải tạo và xây dựng 90 xí nghiệp và công trình các loại trong đó có 43 công trình công nghiệp, đáng kể là một số nhà máy điện có tổng công suất là 71.300 kw, các công trình khai khoáng như mỏ thiếc Tĩnh Túc, mỏ apatit Lào Cai, nhà máy cơ khí Hà Nội, nhà máy supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy chè Phú Thọ, nhà máy cá hộp Hải Phòng, Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.
Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn này, Liên Xô không cử bất cứ đoàn cán bộ cao cấp nào sang thăm Việt Nam. Đoàn lớn nhất cũng chỉ do Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương Đảng Mukhidinop dẫn đầu sang dự Đại hội lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1960, Hồ Chủ Tịch đã mời Khrushop sang thăm Việt Nam, nhưng Khrushop đã không sang, trong khi đó lại đi thăm Inđônêxia, Ấn Độ, Miến Điện và Apganixtan vào tháng 2 và 3/1960. Liên Xô chỉ cử đoàn quan sự cấp thấp do Đại tướng Patov, Phó Tổng tham mưu trưởng, dẫn đầu sang thăm Việt Nam, trong khi đó cả bộ trưởng quốc phòng, tư lệnh không quân lẫn tư lệnh hải quân đã lần lượt đi thăm Inđônêxia vào tháng 3/1963. (5)
Thái độ của Liên Xô đối với Việt Nam xấu hẳn đi kể từ giữa năm 1963, sau khi Việt Nam công khai phát biểu một số quan điểm về các vấn đề quốc tế và sau khi Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ thăm Việt Nam vào tháng 5/1963. Thái độ đó được biểu hiện rõ nét trong các bức thư của Trung ương Đảng Cộng sản liên Xô gửi Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam ngày 28/11/1963 và nhất là lá thư ngày 6/7/1964. Bức thư đó viết:
“Trong thời gian gần đây, một số hoạt động của các đồng chí trong trung ương đảng lao động Việt Nam đã làm cho chúng tôi nghi ngại và phiền lòng vì những hành động đó rõ ràng đi ngược lại những lời tuyên bố của các đại biểu Việt Nam về tình hữu nghị Xô Việt...một chiến dịch không thân thiện chống Liên Xô gần đây được tiến hành ngày càng rộng rãi và tích cực tại nước VNDCCH...trong các hội nghị bí mật của Đảng và trong nhân dân đã phổ biến rộng rãi đủ điều bịa đặt nhằm reo rắc sự hoài nghi đối với đất nước của Lênin, khêu lên tình cảm không tốt đẹp đối với đất nước của Lênin...phải chăng những sự kiện kể trên...đang gây thiệt hại lớn lao cho mối tình hữu nghị Xô-Việt...chúng tôi mong muốn một cách chính đáng rằng hữu nghị thì phải được đáp lại bằng hữu nghị.” (6)
Đối với nhiệm vụ đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam Việt Nam, thái độ của Liên Xô cũng có những biểu hiện tiêu cực. Cũng như giai đoạn trước, Liên Xô chủ trương giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam bằng phương pháp hoà bình, không muốn Việt Nam phát động cuộc đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt Nam, chỉ muốn Việt Nam tập trung sức lực xây dựng CNXH ở miền Bắc và bằng cách đó tác động vào diễn biến của tình hình miền Nam. Vì vậy, ngày 25/2/1963, Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô đã khuyên Việt Nam nên lợi dụng đề nghị của chính quyền Kennedy về thương lượng nhằm “trung lập hoá” Việt Nam để phục vụ cho việc củng cố vị trí của nước VNDCCH, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của các lực lượng yêu nước miền Nam Việt Nam, đồng thời giúp thủ tiêu lò lửa căng thẳng ở Đong Nam Á. Vì thế, Liên Xô viện trợ rất ít vũ khí cho cuộc đấu tranh quân sự ở miền Nam. Tháng 9/1962, khi đồng chí Văn Tiến Dũng sang Liên Xô đề nghị tăng cường viện trợ quân sự, Liên Xô chỉ nhận giúp với số lượng rất ít. Ngày 28/1/1963, Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội Tovmasyan đã được Trung ương đảng cộng sản Liên Xô uỷ nhiệm đến gặp thủ tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh chỉ viện trợ kinh tế cho miền Nam thôi. (7) Liên Xô cũng đón tiếp một cách lạnh nhạt các đại diện của Mặt trận DTGPMNVN. Liên Xô cũng phản ửng yếu ớt trước việc Mỹ dùng không quân tấn công miền Bắc ngày 5/8 và 18/9/1964. Đặc biệt, Liên Xô đã tìm cách thoái thác nghĩa vụ đồng chủ tịch cả hai Hội nghị Geneve về Lào và Đông Dương thể hiện trong thư của Bộ ngoại giao Liên Xô ngày 27/7 và 17/8/1964. Đặc biệt, Liên Xô đã thoả hiệp với Mỹ về vấn đề Lào trên cơ sở ngừng bắn, lập chính phủ liên hiệp đứng đầu là Phouma. Sở dĩ liên Xô muốn hợp tác với Mỹ để giải quyết vấn đề Lào là để đánh đổi lấy việc Mỹ chấp nhận sự kiện “bức tường Berlin” được dựng lên vào ngày 13/8/1961.
Chính trong giai đoạn này, mâu thuẫn Xô-Trung và nhân tố Trung Quốc đã trở thành trở ngại lớn cho sự phát triển quan hệ Việt-Xô. Điều này được biểu hiện rõ rệt qua những hành động và thái độ của Liên Xô đối với Việt Nam. Trong thời gian từ 1960-1964, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã nhận được khoảng 13 lá thư và các thông báo của Ban chấp hành trung ương và Bộ chính trị Đảng cộng sản Liên Xô. Phần lớn những bức thư và thông báo này đều đề cập đến sự bất đồng Xô-Trung, đề nghị hội đàm hai đảng Xô-Việt, phàn nàn lãnh đạo đảng và báo chí Việt Nam phê phán lập trường của Đảng cộng sản Liên Xô, phê phán Việt Nam có thái độ không thân thiện với chuyên gia Liên Xô ở Việt Nam. Các chuyến viếng thăm của Liên Xô tới Việt Nam do Pônômarinốp, Bí thư trung ương Đảng dẫn đầu vào tháng 2/1962 và đoàn do Andrôpốp, Bí thư trung ương Đảng dẫn đầu vào tháng 1/1963, đều nhằm lôi kéo tranh thủ Việt Nam. (8) Trong lá thư gửi Trung ương đảng Lao động Việt Nam ngày 6/7/1964, Trung ương đảng cộng sản Liên Xô đã đề nghị Trung ương đảng Lao động Việt Nam phải “thay đổi lập trường”.
Trong bối cảnh bất đồng Xô-Trung bộc lộ công khai, Liên Xô quan tâm nhiều hơn đến việc tranh thủ các nước lớn khác trong khu vực như Inđônêxia, Ấn Độ, nhằm tranh giành ảnh hưởng với Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, Liên Xô đã không cắt quan hệ với Việt Nam như đã làm với Albani và Trung Quốc vì vị thế của Việt Nam trong ván bài với Mỹ. Đây là giai đoạn xấu nhất trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
Theo đánh giá của một số học giả nước ngoài, nhìn chung sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ thể hiện một số khía cạnh chủ yếu sau đây. Thứ nhất, mặc dù giúp đỡ Việt Nam, Liên Xô vẫn không muốn “hy sinh” chiến lược hoà dịu của họ trong quan hệ với Hoa Kỳ. Thứ hai, Liên Xô sẵn sàng đáp ứng tất cả nhu cầu cần thiết của Việt Nam nhằm chống lại sự tấn công ngày một mở rộng và ác liệt của đế quốc Mỹ. Thứ ba, Liên Xô mong muốn thực hiện đàm phán để chấm dứt cuộc chiến hơn là ngày một dấn sâu vào cuộc chiến tranh đó. (1) Nói một cách khác, với tư cách là thành trì của phe XHCN và một cực đối trọng với Mỹ, Liên Xô mong muốn thông qua cuộc chiến tranh này thực hiện những mục đích đối ngoại có tính toàn cầu, chiến lược của mình.
Thông qua việc khai thác một số tài liệu trong nước và nước ngoài, bài viết này cố gắng phác hoạ mối quan hệ Việt Nam-Liên Xô trong giai đoạn từ năm 1954, tức là từ sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, cho đến khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng vào năm 1975. Trong giai đoạn này, quan hệ Việt-Xô có thể được chia làm 4 giai đoạn chính: 1954- cuối những năm 1950; cuối những năm 1950 – mùa thu 1964; mùa thu 1964-1/1973; 1/1973-4/1975.
2. Quan hệ Việt-Xô giai đoạn 1954-cuối những năm 1950
Trong giai đoạn đầu, Liên Xô đã hình thành quan hệ chính trị toàn diện với Việt Nam, ủng hộ chủ trương và đường lối khôi phục và xây dựng miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ này lại không đậm đà bằng quan hệ với các nước khác. Ví dụ ngày 3/2/1950, Liên Xô mới đặt quan hệ ngoại giao với Inđônêxia (sau Việt Nam 3 ngày), song tháng 1/1953 Liên Xô đã cử đại sứ đi Giacacta, trong khi đó mãi đến gần 2 năm sau tức là ngày 4/11/1954, Liên Xô mới cử Lavraschev - đại sứ đầu tiên của Liên Xô đến Hà Nội. ch Tổng bí thư Khrushev và Boulganin đã đi thăm Ấn Độ, Miến Điện và Apganistan vào tháng12/1955 và đã 2 lần đi thăm Trung Quốc (vào tháng 8/1958 và tháng 10/1959), song không hề đi thăm Việt Nam. Đoàn đại biểu xô viết tối cao Liên Xô do chủ tịch Vôrôsilốp dẫn đầu đi thăm Inđônêxia trước rồi mới đến Việt Nam (tháng 5/1957). Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô cũng đã đi thăm Ấn Độ và Miến Điện (2/1957), song vẫn không đi thăm Việt Nam. Hội hữu nghị Việt Xô được thành lập từ tháng 3/1950, nhưng hội hữu nghị Xô Việt mãi đến ngày 31/7/1958 mới được thành lập. (2)
Về kinh tế, biểu hiện cụ thể là Liên Xô đã giúp Việt Nam thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1955-1957 và kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế và văn hoá 1958-1960. Theo Hiệp định ký ngày 18/7/1955, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 40 triệu rúp để xây dựng và khôi phục 146 xí nghiệp công trình công nghiệp và cơ quan thuộc các ngành cơ khí, than, điện lực và công nghiệp nhẹ. Tháng 3/1959, Liên Xô cho Việt Nam vay 100 triệu giúp để thực hiện kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế nói trên. Ngoài ra, Liên Xô còn giúp Việt Nam xây dựng 21 đài khí tượng thuỷ văn, 156 trạm thuỷ văn các cấp, cho Việt Nam vay 350 triệu rúp để mua trang thiết bị máy móc và xây dựng một số nông trường, trông cây nhiệt đới theo hiệp định 14/6/1960. Trong thời gian từ 1955-1960, Liên Xô đã cử 1547 chuyên gia các ngành sang công tác tại Việt Nam và nhận 420 thực tập sinh và 1267 sinh viên Vịêt Nam sang học tập tại Liên Xô. Tuy nhiên sự giúp đỡ của Liên Xô cho Việt Nam so với các nước không phải XHCN ở châu Á là khá khiêm tốn. (3)
Tuy nhiên, trong thái độ của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ có một số biểu hiện sau đây: Thứ nhất, Liên Xô chủ trương giữ nguyên trạng ở miền Nam và chủ trương hoà bình để thi hành hiệp định Geneve. Liên Xô muốn Việt Nam phấn đấu giành thắng lợi trong xây dựng miền Bắc để động viên và thúc đẩy đấu tranh chính trị ở miền Nam, giải quyết vấn đề miền Nam bằng thương lượng, bằng con đường hoà bình. Do vậy Liên Xô ít đề cập đến đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị ở miền Nam. Các phương tiện thông tin đại chúng của Liên Xô rất ít đưa tin về thắng lợi quân sự của nhân dân miền Nam và cũng không lên án thẳng chính quyền Mỹ trong các hoạt động ở miền Nam.
Lý do Liên Xô có thái độ trên đây theo Đảng Lao động Việt Nam là sau khi Stalin mất, Khrushev lên thay đã đi vào con đường xét lại. Năm 1956, tại Đại hội lần thứ XX, Đảng Cộng sản Liên Xô đã đưa ra đường lối “cùng tồn tại hoà bình”, “quá độ hoà bình”, “thi đua hoà bình” và chương trình đầy tham vọng “đuổi kịp và vượt Mỹ” về sản xuất sản phẩm tính theo đầu người trong thưòi gian ngắn nhất”. Vì mục tiêu và lợi ích của mình, Liên Xô chủ trương hoà hoãn với chủ nghĩa đế quốc nhất là đế quốc Mỹ, coi đó là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu, nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của Mỹ và Tây phương và giữ nguyên trạng của châu Âu để tạo ra những điều kiện quốc tế thuận lợi cho xây dựng CNXH ở Liên Xô. Liên Xô e ngại phong trào giải phóng dân tộc sẽ như “đốm lửa cháy rừng”, cản trở hoà hoãn, ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược của Liên Xô. Thứ hai, do trọng tâm chiến lược mới của Liên Xô là nhằm củng cố khối XHCN ở Đông Âu, mà biểu hiện rõ nhất là vịec thành lập khối SEV năm 1949 và tổ chức Hiệp ước Varsava 1955, đòi các nước đế quốc giữ nguyên trạng châu Âu, thực hiện hoà hoãn Đông-Tây, đẩy lùi chiến tranh lạnh, nên Liên Xô tránh những đối đầu căng thẳng với Mỹ và các nước phương Tây.
Cần nói thêm là yếu tố Trung Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô. Sau Hội nghị Geneve, uy tín của Trung Quốc tăng cao trên trường quốc tế. Trung Quốc đã bắt đầu mở rộng ảnh hưởng, tập hợp lực lượng ở châu Á và châu Phi, đặc biệt là ở Đông Nam Á và Nam Á. Điều đó thể hiện trong vai trò của Trung Quốc ở Hội nghị Băngdung (Inđônêxia 1955), gạt bỏ ảnh hưởng của Liên Xô. Trung Quốc cũng tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Liên Xô trong khu vực thông qua vấn đề Việt Nam, tránh gây căng thẳng với Mỹ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mâu thuẫn Xô-Trung chưa bộc lộ công khai, nên quan hệ Việt-Xô vẫn giữ được ở mức độ bình thường.
3. Quan hệ Việt-Xô giai đoạn cuối những năm 1950-10/1964
Trong giai đoạn tiếp theo từ cuối những năm 1950 đến tháng 10/1964, quan hệ Việt-Xô diễn ra trong bối cảnh mới. Đây là giai đoạn đường lối cách mạng Việt Nam có sự thay đổi. Trong thời gian này, Việt Nam chủ trương “tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hoà bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới.” (4)
Thái độ và sự giúp đỡ của Liên Xô được biểu hiện trên một số khía cạnh sau. Để giúp Việt Nam thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Liên Xô đã cho Việt Nam vay 430 triệu rúp theo hiệp định 23/12/1960 với những điều kiện ưu đãi. Ngoài ra, Liên Xô cũng cho Việt Nam vay 350 triệu rúp để phát triển các nông trường trồng cây nhiệt đới theo hiệp định 14/6/1960. Ngoài ra, Liên Xô còn viện trợ cho Việt Nam 20 triệu rúp để chống sốt rét trong những năm 1961-1965.
Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Việt Nam đã hoàn thành cải tạo và xây dựng 90 xí nghiệp và công trình các loại trong đó có 43 công trình công nghiệp, đáng kể là một số nhà máy điện có tổng công suất là 71.300 kw, các công trình khai khoáng như mỏ thiếc Tĩnh Túc, mỏ apatit Lào Cai, nhà máy cơ khí Hà Nội, nhà máy supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy chè Phú Thọ, nhà máy cá hộp Hải Phòng, Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.
Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn này, Liên Xô không cử bất cứ đoàn cán bộ cao cấp nào sang thăm Việt Nam. Đoàn lớn nhất cũng chỉ do Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương Đảng Mukhidinop dẫn đầu sang dự Đại hội lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1960, Hồ Chủ Tịch đã mời Khrushop sang thăm Việt Nam, nhưng Khrushop đã không sang, trong khi đó lại đi thăm Inđônêxia, Ấn Độ, Miến Điện và Apganixtan vào tháng 2 và 3/1960. Liên Xô chỉ cử đoàn quan sự cấp thấp do Đại tướng Patov, Phó Tổng tham mưu trưởng, dẫn đầu sang thăm Việt Nam, trong khi đó cả bộ trưởng quốc phòng, tư lệnh không quân lẫn tư lệnh hải quân đã lần lượt đi thăm Inđônêxia vào tháng 3/1963. (5)
Thái độ của Liên Xô đối với Việt Nam xấu hẳn đi kể từ giữa năm 1963, sau khi Việt Nam công khai phát biểu một số quan điểm về các vấn đề quốc tế và sau khi Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ thăm Việt Nam vào tháng 5/1963. Thái độ đó được biểu hiện rõ nét trong các bức thư của Trung ương Đảng Cộng sản liên Xô gửi Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam ngày 28/11/1963 và nhất là lá thư ngày 6/7/1964. Bức thư đó viết:
“Trong thời gian gần đây, một số hoạt động của các đồng chí trong trung ương đảng lao động Việt Nam đã làm cho chúng tôi nghi ngại và phiền lòng vì những hành động đó rõ ràng đi ngược lại những lời tuyên bố của các đại biểu Việt Nam về tình hữu nghị Xô Việt...một chiến dịch không thân thiện chống Liên Xô gần đây được tiến hành ngày càng rộng rãi và tích cực tại nước VNDCCH...trong các hội nghị bí mật của Đảng và trong nhân dân đã phổ biến rộng rãi đủ điều bịa đặt nhằm reo rắc sự hoài nghi đối với đất nước của Lênin, khêu lên tình cảm không tốt đẹp đối với đất nước của Lênin...phải chăng những sự kiện kể trên...đang gây thiệt hại lớn lao cho mối tình hữu nghị Xô-Việt...chúng tôi mong muốn một cách chính đáng rằng hữu nghị thì phải được đáp lại bằng hữu nghị.” (6)
Đối với nhiệm vụ đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam Việt Nam, thái độ của Liên Xô cũng có những biểu hiện tiêu cực. Cũng như giai đoạn trước, Liên Xô chủ trương giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam bằng phương pháp hoà bình, không muốn Việt Nam phát động cuộc đấu tranh vũ trang ở miền Nam Việt Nam, chỉ muốn Việt Nam tập trung sức lực xây dựng CNXH ở miền Bắc và bằng cách đó tác động vào diễn biến của tình hình miền Nam. Vì vậy, ngày 25/2/1963, Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô đã khuyên Việt Nam nên lợi dụng đề nghị của chính quyền Kennedy về thương lượng nhằm “trung lập hoá” Việt Nam để phục vụ cho việc củng cố vị trí của nước VNDCCH, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của các lực lượng yêu nước miền Nam Việt Nam, đồng thời giúp thủ tiêu lò lửa căng thẳng ở Đong Nam Á. Vì thế, Liên Xô viện trợ rất ít vũ khí cho cuộc đấu tranh quân sự ở miền Nam. Tháng 9/1962, khi đồng chí Văn Tiến Dũng sang Liên Xô đề nghị tăng cường viện trợ quân sự, Liên Xô chỉ nhận giúp với số lượng rất ít. Ngày 28/1/1963, Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội Tovmasyan đã được Trung ương đảng cộng sản Liên Xô uỷ nhiệm đến gặp thủ tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh chỉ viện trợ kinh tế cho miền Nam thôi. (7) Liên Xô cũng đón tiếp một cách lạnh nhạt các đại diện của Mặt trận DTGPMNVN. Liên Xô cũng phản ửng yếu ớt trước việc Mỹ dùng không quân tấn công miền Bắc ngày 5/8 và 18/9/1964. Đặc biệt, Liên Xô đã tìm cách thoái thác nghĩa vụ đồng chủ tịch cả hai Hội nghị Geneve về Lào và Đông Dương thể hiện trong thư của Bộ ngoại giao Liên Xô ngày 27/7 và 17/8/1964. Đặc biệt, Liên Xô đã thoả hiệp với Mỹ về vấn đề Lào trên cơ sở ngừng bắn, lập chính phủ liên hiệp đứng đầu là Phouma. Sở dĩ liên Xô muốn hợp tác với Mỹ để giải quyết vấn đề Lào là để đánh đổi lấy việc Mỹ chấp nhận sự kiện “bức tường Berlin” được dựng lên vào ngày 13/8/1961.
Chính trong giai đoạn này, mâu thuẫn Xô-Trung và nhân tố Trung Quốc đã trở thành trở ngại lớn cho sự phát triển quan hệ Việt-Xô. Điều này được biểu hiện rõ rệt qua những hành động và thái độ của Liên Xô đối với Việt Nam. Trong thời gian từ 1960-1964, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã nhận được khoảng 13 lá thư và các thông báo của Ban chấp hành trung ương và Bộ chính trị Đảng cộng sản Liên Xô. Phần lớn những bức thư và thông báo này đều đề cập đến sự bất đồng Xô-Trung, đề nghị hội đàm hai đảng Xô-Việt, phàn nàn lãnh đạo đảng và báo chí Việt Nam phê phán lập trường của Đảng cộng sản Liên Xô, phê phán Việt Nam có thái độ không thân thiện với chuyên gia Liên Xô ở Việt Nam. Các chuyến viếng thăm của Liên Xô tới Việt Nam do Pônômarinốp, Bí thư trung ương Đảng dẫn đầu vào tháng 2/1962 và đoàn do Andrôpốp, Bí thư trung ương Đảng dẫn đầu vào tháng 1/1963, đều nhằm lôi kéo tranh thủ Việt Nam. (8) Trong lá thư gửi Trung ương đảng Lao động Việt Nam ngày 6/7/1964, Trung ương đảng cộng sản Liên Xô đã đề nghị Trung ương đảng Lao động Việt Nam phải “thay đổi lập trường”.
Trong bối cảnh bất đồng Xô-Trung bộc lộ công khai, Liên Xô quan tâm nhiều hơn đến việc tranh thủ các nước lớn khác trong khu vực như Inđônêxia, Ấn Độ, nhằm tranh giành ảnh hưởng với Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, Liên Xô đã không cắt quan hệ với Việt Nam như đã làm với Albani và Trung Quốc vì vị thế của Việt Nam trong ván bài với Mỹ. Đây là giai đoạn xấu nhất trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.
4. Quan hệ Việt - Xô giai đoạn 11/1964-1/1973
Sự quan tâm của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu vào cuối năm 1964, sau khi Mỹ leo thang mở cuộc tấn công bằng không quân ra miền Bắc và sau khi Khrushev bị hạ bệ. Cuối tháng 12 năm 1964, Liên Xô đã cho phép đại diện thường trú của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được hoạt động tại Matxcơva. Tiếp theo đó, sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam được đánh dấu bằng chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Liên Xô do chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Kossygin dẫn đầu tới Hà Nội vào tháng 2 năm 1965. Chuyến thăm này có ý nghĩa nhiều mặt. Thứ nhất, Liên Xô cam kết cung cấp vũ khí chống lại sự tấn công bằng không lực của Hoa Kỳ. Thứ hai, Liên Xô muốn nhấn mạnh vai trò và vị trí của mình ở Đông Nam Á. Thứ ba, Liên Xô muốn cảnh báo Việt Nam không được coi thường âm mưu của Mỹ đối với CNCS ở châu Á. Cuối cùng, Liên Xô cũng dự định thoả thuận với Trung Quốc về kế hoạch phối hợp giúp đỡ Việt Nam. (9) Tuyên bố chung được hai bên đưa ra ngày 10/2/1965 khẳng định VNDCCH là tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á, vai trò của Việt Nam trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ và đóng góp của Việt Nam vào nền hoà bình của thế giới. Tuyên bố cũng khẳng định Liên Xô không thể thờ ơ với an ninh của một nước XHCN anh em và sẵn sàng ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam. (10)
Trong thời kỳ này, Liên Xô tập trung xây dựng kinh tế, tiếp tục phấn đấu thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra là vượt Mỹ về tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người vào năm 1970 và xây dựng xong cơ sở vật chất kỹ thuật của CNCS vào năm 1980. (11) Nhằm đạt mục tiêu này, Liên Xô vẫn tiếp tục thi hành chính sách hoà hoãn với Mỹ, tranh thủ thời gian củng cố Đông Âu, bảo đảm an ninh, tranh thủ khoa học kỹ thuật của phương Tây. Cũng vào thời gian này, mâu thuẫn Xô-Trung đã bộc lộ công khai, sự bất đồng giữa hai đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu trở lên gay gắt.
Sự cam kết giúp đỡ Việt Nam của Liên Xô một lần nữa được khẳng định bằng chuyến thăm Liên Xô từ ngày 10-17/4/1965 của đoàn đại biểu cao cấp Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn dẫn đầu. Tuyên bố chung nhấn mạnh:
“Nếu Hoa Kỳ tăng cường xâm lược chống Việt Nam, trong trường hợp cần thiết và nếu Việt Nam yêu cầu, chính phủ Liên Xô sẵn sàng cho phép những công dân xô viết có nguyện vọng đến Việt Nam theo tinh thần quốc tế vô sản để chiến đấu vì sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, bảo vệ những thành quả xã hội chủ nghĩa của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.” (12)
Kết quả cụ thể của các chuyến thăm này là Liên Xô đã cung cấp giúp Việt Nam hệ thống tên lửa đất đối không, máy bay, phi công và đội ngũ kỹ thuật viên nhằm bảo vệ khu vực Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố quan trọng khác. Ngay trong năm 1965, một số máy bay MIG 15/17 và IL-28 đã được chuyển đến Việt Nam. (13)
Sự giúp đỡ của Liên Xô tăng dần từ năm 1965 đến năm 1968. Tính đến năm 1967, tổng viện trợ của các nước XHCN cho Việt Nam là khoảng 1,5 tỷ Rúp (hơn 1,5 tỷ USD), trong đó sự trợ giúp của Liên Xô chiếm 36,8% (608 triệu USD). Đến cuối năm 1967, sự giúp đỡ Liên Xô đã tăng lên 50% tổng giá trị giúp đỡ của phe XHCN, trong đó sự giúp đỡ về quân sự chiếm 2/3 tổng giá trị giúp đỡ của Liên Xô và đạt con số là 396,7 triệu USD. Năm 1968, Liên Xô đã dẫn đầu danh sách các nước XHCN giúp đỡ cho Việt Nam, với tổng giá trị đạt 542 triệu Rúp (582,2 triệu USD). (14) Ngoài ra, có khoảng từ 1.500 đến 2.500 chuyên gia quân sự Liên Xô bao gồm kỹ sư, phi công, kỹ thuật viên phụ trách hệ thống rađa, tên lửa đã phục vụ ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh. (15) Đến năm 1968, Liên Xô đã chiếm vị trí đầu bảng trong danh sách các nước ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam.
Nguyên nhân của những điều chỉnh trong chính sách của Liên Xô đối với Việt Nam trong giai đoạn này trước hết là do đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Liên Xô. Ngoài ra, Liên Xô cũng nhận thấy những sai lệch trong đường lối đối ngoại dưới thời Khrushev. Đại hội lần thứ XXIII Đảng cộng sản Liên Xô (cuối tháng 3-đầu tháng 4/1966) đã không xác định chung sống hoà bình là đường lối chung bao trùm của Liên Xô nữa và đã đưa nhiệm vụ ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc lên hàng thứ hai và nêu thêm nhiệm vụ chống trả các thế lực xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.
Một nguyên nhân quan trọng khác là Liên Xô đã thay đổi cách nhìn về Việt Nam, coi Việt Nam là trung tâm trong nền chính trị quốc tế, có liên quan trực tiếp tới đối thủ chính của Liên Xô là Mỹ và đối thủ chính của Liên Xô trong phong trào cách mạng là Trung Quốc. Vì những lý do đó, Liên Xô đâ cố gắng kiểm soát từ nội dung, giải pháp đến cách tiến hành chiến tranh của Việt Nam. Liên Xô đề nghị lấy phi công, bộ đội điều khiển tên lửa của Liên Xô. Đặc biệt, ngày 19/3/1968, Chủ tịch Kossygin gửi thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng yêu cầu cho lập hệ thống cố vấn từ Bộ tư lệnh phòng không đến các đơn vị sư, trung đoàn.
Nói tóm lại, từ vị trí "quan sát viên“ trong giai đoạn 1954-1964, đến giai đoạn này Liên Xô đã trở thành nước giúp đỡ Việt Nam nhiều nhất. Sự giúp đỡ này đã góp phần quan trọng vào thắng lợi tiếp theo của nhân dân Việt Nam. Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn và quý báu đó. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu gần đây của mình, các học giả Nga và Trung Quốc đã có những nhận định thiếu khách quan về đường lối của Việt Nam.(16)
5. Quan hệ Việt -Xô giai đoạn 1/1973-4/1975
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được ký kết. Việc ký hiệp định Paris là phù hợp với mong muốn làm dịu tình hình quốc tế căng thẳng, giải quyết các cuộc tranh chấp quốc tế bằng thương lượng của Liên Xô. Vì thế, Liên Xô luôn gắn thắng lợi của Việt Nam với kết quả của việc thực hiện cương lĩnh hoà bình của Đại hội lần thứ XXIV ĐCSLX, lấy việc ký hiệp định Paris để chứng minh đường lối cùng tồn tại hoà bình là đúng, là mẫu mực cho việc giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế khác.
Sau khi Hiệp định được ký kết, Liên Xô vẫn tiếp tục giành sự ủng hộ to lớn về chính trị và vật chất cho Việt Nam. Cụ thể, trong thời gian này, Liên Xô đã đón nhiều đoàn cấp cao của Việt Nam như đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam do Tổng bí thư Lê Duẩn dẫn đầu đi thăm Liên Xô vào tháng 7/1973 và tháng 10/1975, đoàn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào 3/1974, đoàn của Lê Thanh Nghị vào tháng 8/1974, đoàn của Lê Đức Thọ vào tháng 11/1974, của Nguyễn Duy Trinh 12/1974, của Nguyễn Hữu Thọ 12/1973. Khác trước, từ cuối 1973, Liên Xô đã thừa nhận Chính phủ CMLTMNVN là người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam.
Tuy nhiên, Liên Xô lại mong muốn tất cả các bên đều phải nghiêm chỉnh và triệt để thi hành Hiệp định, giữ vững hoà bình lâu dài, không để chiến tranh bùng nổ. Đối với nhiệm vụ hoàn thành nhiệm vụ độc lập và dân chủ ở miền Nam thì Liên Xô lại chủ trương thực hiện bằng con đường đấu tranh chính trị, thông qua việc lập chính phủ liên hiệp trên tinh thần hiệp định Paris. Tóm lại, Liên Xô muốn duy trì tình trạng nguyên trạng đã đạt được khi ký Hiệp định. Liên Xô luôn e ngại rằng Việt Nam sẽ mở các cuộc tấn công lớn bằng quân sự, dẫn đến việc Mỹ có thể quay lại, đe doạ những thành quả đã đạt được. Tháng 7/1973, trong khi tiếp Tổng bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng PhạmVăn Đồng, Tổng bí thư Brêgiơnhép nói: “Điều chủ yếu ngày nay là phải giữ vững Hiệp định Paris, đừng để cho tình hình phức tạp.” Tháng 11/1973, Chủ tịch Kossygin lại nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Vì lợi ích chung phải làm sao đừng để nổ ra chiến tranh, hơn nữa nhân dân VN đã mỏi mệt.” (17) Đặc biệt, bức thư ngày 20/12/1973 của Bộ chính trị BCHTW ĐCSLX thể hiện rõ ý muốn của Liên Xô giữ nguyên trạng khi ký Hiệp định, giữ nguyên hai vùng kiểm soát, chống lấn chiếm là cần thiết nhưng cũng khuyên Việt Nam không dùng vũ trang để thay đổi nguyên trạng.
Từ khi hiệp định Paris được ký kết, Liên Xô đã 5 lần chuyển đề nghị hoặc những lời đe doạ gây sức ép của Mỹ đối với Việt Nam như tố cáo Việt Nam vi phạm hiệp định, thông báo Mỹ sẽ đình chỉ gỡ mìn theo thoả thuận vì Việt Nam lấn chiếm ở miền Nam. Đặc biệt, ngày 16/8/1974, Liên Xô đã chuyển ý kiến của chính quyền Ford là Mỹ lo ngại về việc Việt Nam đang chuẩn bị tấn công lớn ở miền Nam Việt Nam và đe doạ sẽ can thiệp. Ngày 21/4/1975, khi Việt Nam đang thắng lớn ở miền Nam, Đại sứ Liên Xô tại việt Nam Chapline đã thông báo với Thủ tướng Phạm Văn Đồng thông điệp miệng của Tổng thống Ford ngày 19/4/1974 gửi Tổng bí thư Brêgiơnhép đề nghị Việt Nam thực hiện một cuộc đình chỉ chiến sự tạm thời ở miền Nam Việt Nam nhằm bảo đảm cho việc di tản một cách liên tục những người Mỹ ra khỏi miền Nam và tỏ ý lo ngại không thể loại trừ việc chính quyền Mỹ có hành động phiêu lưu nhằm gỡ thể diện. (18)
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Liên Xô bộc lộ ý muốn tăng cường quan hệ mọi mặt với Việt Nam. Về chính trị, Liên Xô đưa ra cả một chương trình phối hợp hoạt động; về kinh tế, muốn Việt Nam hợp tác tham gia SEV. Về quân sự, Liên Xô muốn đặt hệ thống cố vấn trong quân đội Việt Nam, tích cực xây dựng cảng và hạm đội đánh cá, xây dựng trạm động đất. Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ký ngày 3/11/1978 là bằng chứng cho quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và Liên Xô. Lý do chính là Đông dương và Đông Nam Á đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược của Liên Xô ở Châu Á-Thái Bình Dương, khi mà Mỹ đã thất bại trong chiến tranh Việt Nam và Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động và câu kết với Mỹ. Ngày 12/7/1973, Tổng bí thư Brêgiơnhép bày tỏ mong muốn Việt Nam đóng vai trò kinh tế, chính trị trong khu vực. Ngày 16/7/1973, Chủ tịch Kossygin thậm chí còn cho rằng Việt Nam là chỗ dựa duy nhất của Liên Xô ở Đông Dương. (19)
Tuy nhiên, Liên Xô vẫn e ngại Việt Nam sẽ ngả theo Trung Quốc, nên đã thăm dò xem Việt Nam đánh giá, so sánh như thế nào về sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc cho Việt Nam. Liên Xô cũng rất quan tâm đến quan hệ của Việt Nam với các nước TBCN, nhắc nhở Việt Nam cần cảnh giác trong làm ăn kinh tế với Mỹ và các nước TBCN phát triển, nhất là với Nhật Bản. Liên Xô cũng chưa tin khả năng tiếp thu vốn và kỹ thuật của Việt Nam.
6. Kết luận
Với tư cách là một phần của cuộc chiến tranh lạnh, cuộc Kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam là thử thách lớn nhất đối với quan hệ song phương Việt Nam-Liên Xô. Trong suốt giai đoạn kéo dài hơn 20 năm đó, quan hệ Việt-Xô đã trải qua bốn giai đoạn thăng trầm khác nhau, tuỳ thuộc vào bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình của mỗi nước.
Với tư cách là thành trì của phe XHCN và là một cực trong trật tự thế giới lưỡng cực, Liên Xô đã phải theo đuổi cùng một lúc nhiều mục tiêu. Thứ nhất, Liên Xô không thể không ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam-thành viên của phe XHCN. Thứ hai, vì lợi ích chiến lược của mình và cũng vì lợi ích chung của cách mạng thế giới, Liên Xô đã tìm mọi cách để hạn chế quy mô chiến tranh, đưa vấn đề vào bàn thương lượng, để đi tới một giải pháp chính trị trên cơ sở nguyên trạng. Thứ ba, trên cơ sở đó Liên Xô hy vọng cải thiện quan hệ với Mỹ nhằm giải quyết những vấn đề có tính chiến lược khác, đồng thời hạn chế vai trò của Trung Quốc.
Những nhân tố thường xuyên tác động đến quan hệ Việt Nam-Liên Xô trong giai đoạn này là (1) những lợi ích chiến lược toàn cầu của Liên Xô, (2) sự thay đổi chính sách Việt Nam của Mỹ và (3) sự cạnh tranh vị trí số một trong phong trào cách mạng với Trung Quốc. Do đó, khi nghiên cứu quan hệ Việt Nam-Liên Xô trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, không thể không giành sự chú ý thích đáng đến mối quan hệ tam giác Xô-Mỹ-Trung.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Ngoại giao CHXHCNVN và Bộ Ngoại giao Liên Xô, Việt Nam-Liên Xô: 30 năm quan hệ 1950-1980, Matxcơva: NXB Tiến Bộ 1982
2. Chen Jian, China and the First Indo-China War, 1950-1954, in: The China Quarterly, No 133 (March 1933) pp.85-110
3. Chen Jian, China’s Involvement in the Vietnam War, 1964-1969, in: China Quarterly, No 142 (June 1995), pp. 356-387.
4. Douglas Pike, Vietnam and the Soviet Union: Anatomy of an Alliance, Boulder: Westview Press 1987
5. Gareth Porter (ed.), Vietnam: The Definitive Documentation of Human Decision, Vol. II, New York 1979
6. Gary R. Hess, The Unending War: Historians and the Vietnam War, Diplomatic History, 18 (Spring 1994).
7. Ilya Gaidyk, Confronting Vietnam-Soviet Policy toward the Indochina Conflict, 1954-1963, Stanford University Press 2003
8. Ilya Gaidyk, The Soviet Union and the Vietnam War, Ivan R. Dee, Chicago 1996.
Min Chen, The Strategic Triangle and Regional Conflict-Lessons from the Indochina Wars, Lynne Rienner Publisher, Boulder and London 1992.
9. Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, Về quan hệ Việt-Xô trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, Hà Nội, 1985.
Sự quan tâm của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu vào cuối năm 1964, sau khi Mỹ leo thang mở cuộc tấn công bằng không quân ra miền Bắc và sau khi Khrushev bị hạ bệ. Cuối tháng 12 năm 1964, Liên Xô đã cho phép đại diện thường trú của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được hoạt động tại Matxcơva. Tiếp theo đó, sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam được đánh dấu bằng chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao Liên Xô do chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Kossygin dẫn đầu tới Hà Nội vào tháng 2 năm 1965. Chuyến thăm này có ý nghĩa nhiều mặt. Thứ nhất, Liên Xô cam kết cung cấp vũ khí chống lại sự tấn công bằng không lực của Hoa Kỳ. Thứ hai, Liên Xô muốn nhấn mạnh vai trò và vị trí của mình ở Đông Nam Á. Thứ ba, Liên Xô muốn cảnh báo Việt Nam không được coi thường âm mưu của Mỹ đối với CNCS ở châu Á. Cuối cùng, Liên Xô cũng dự định thoả thuận với Trung Quốc về kế hoạch phối hợp giúp đỡ Việt Nam. (9) Tuyên bố chung được hai bên đưa ra ngày 10/2/1965 khẳng định VNDCCH là tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á, vai trò của Việt Nam trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ và đóng góp của Việt Nam vào nền hoà bình của thế giới. Tuyên bố cũng khẳng định Liên Xô không thể thờ ơ với an ninh của một nước XHCN anh em và sẵn sàng ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam. (10)
Trong thời kỳ này, Liên Xô tập trung xây dựng kinh tế, tiếp tục phấn đấu thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra là vượt Mỹ về tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người vào năm 1970 và xây dựng xong cơ sở vật chất kỹ thuật của CNCS vào năm 1980. (11) Nhằm đạt mục tiêu này, Liên Xô vẫn tiếp tục thi hành chính sách hoà hoãn với Mỹ, tranh thủ thời gian củng cố Đông Âu, bảo đảm an ninh, tranh thủ khoa học kỹ thuật của phương Tây. Cũng vào thời gian này, mâu thuẫn Xô-Trung đã bộc lộ công khai, sự bất đồng giữa hai đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu trở lên gay gắt.
Sự cam kết giúp đỡ Việt Nam của Liên Xô một lần nữa được khẳng định bằng chuyến thăm Liên Xô từ ngày 10-17/4/1965 của đoàn đại biểu cao cấp Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn dẫn đầu. Tuyên bố chung nhấn mạnh:
“Nếu Hoa Kỳ tăng cường xâm lược chống Việt Nam, trong trường hợp cần thiết và nếu Việt Nam yêu cầu, chính phủ Liên Xô sẵn sàng cho phép những công dân xô viết có nguyện vọng đến Việt Nam theo tinh thần quốc tế vô sản để chiến đấu vì sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, bảo vệ những thành quả xã hội chủ nghĩa của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.” (12)
Kết quả cụ thể của các chuyến thăm này là Liên Xô đã cung cấp giúp Việt Nam hệ thống tên lửa đất đối không, máy bay, phi công và đội ngũ kỹ thuật viên nhằm bảo vệ khu vực Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố quan trọng khác. Ngay trong năm 1965, một số máy bay MIG 15/17 và IL-28 đã được chuyển đến Việt Nam. (13)
Sự giúp đỡ của Liên Xô tăng dần từ năm 1965 đến năm 1968. Tính đến năm 1967, tổng viện trợ của các nước XHCN cho Việt Nam là khoảng 1,5 tỷ Rúp (hơn 1,5 tỷ USD), trong đó sự trợ giúp của Liên Xô chiếm 36,8% (608 triệu USD). Đến cuối năm 1967, sự giúp đỡ Liên Xô đã tăng lên 50% tổng giá trị giúp đỡ của phe XHCN, trong đó sự giúp đỡ về quân sự chiếm 2/3 tổng giá trị giúp đỡ của Liên Xô và đạt con số là 396,7 triệu USD. Năm 1968, Liên Xô đã dẫn đầu danh sách các nước XHCN giúp đỡ cho Việt Nam, với tổng giá trị đạt 542 triệu Rúp (582,2 triệu USD). (14) Ngoài ra, có khoảng từ 1.500 đến 2.500 chuyên gia quân sự Liên Xô bao gồm kỹ sư, phi công, kỹ thuật viên phụ trách hệ thống rađa, tên lửa đã phục vụ ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh. (15) Đến năm 1968, Liên Xô đã chiếm vị trí đầu bảng trong danh sách các nước ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam.
Nguyên nhân của những điều chỉnh trong chính sách của Liên Xô đối với Việt Nam trong giai đoạn này trước hết là do đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Liên Xô. Ngoài ra, Liên Xô cũng nhận thấy những sai lệch trong đường lối đối ngoại dưới thời Khrushev. Đại hội lần thứ XXIII Đảng cộng sản Liên Xô (cuối tháng 3-đầu tháng 4/1966) đã không xác định chung sống hoà bình là đường lối chung bao trùm của Liên Xô nữa và đã đưa nhiệm vụ ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc lên hàng thứ hai và nêu thêm nhiệm vụ chống trả các thế lực xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.
Một nguyên nhân quan trọng khác là Liên Xô đã thay đổi cách nhìn về Việt Nam, coi Việt Nam là trung tâm trong nền chính trị quốc tế, có liên quan trực tiếp tới đối thủ chính của Liên Xô là Mỹ và đối thủ chính của Liên Xô trong phong trào cách mạng là Trung Quốc. Vì những lý do đó, Liên Xô đâ cố gắng kiểm soát từ nội dung, giải pháp đến cách tiến hành chiến tranh của Việt Nam. Liên Xô đề nghị lấy phi công, bộ đội điều khiển tên lửa của Liên Xô. Đặc biệt, ngày 19/3/1968, Chủ tịch Kossygin gửi thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng yêu cầu cho lập hệ thống cố vấn từ Bộ tư lệnh phòng không đến các đơn vị sư, trung đoàn.
Nói tóm lại, từ vị trí "quan sát viên“ trong giai đoạn 1954-1964, đến giai đoạn này Liên Xô đã trở thành nước giúp đỡ Việt Nam nhiều nhất. Sự giúp đỡ này đã góp phần quan trọng vào thắng lợi tiếp theo của nhân dân Việt Nam. Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn và quý báu đó. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu gần đây của mình, các học giả Nga và Trung Quốc đã có những nhận định thiếu khách quan về đường lối của Việt Nam.(16)
5. Quan hệ Việt -Xô giai đoạn 1/1973-4/1975
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được ký kết. Việc ký hiệp định Paris là phù hợp với mong muốn làm dịu tình hình quốc tế căng thẳng, giải quyết các cuộc tranh chấp quốc tế bằng thương lượng của Liên Xô. Vì thế, Liên Xô luôn gắn thắng lợi của Việt Nam với kết quả của việc thực hiện cương lĩnh hoà bình của Đại hội lần thứ XXIV ĐCSLX, lấy việc ký hiệp định Paris để chứng minh đường lối cùng tồn tại hoà bình là đúng, là mẫu mực cho việc giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế khác.
Sau khi Hiệp định được ký kết, Liên Xô vẫn tiếp tục giành sự ủng hộ to lớn về chính trị và vật chất cho Việt Nam. Cụ thể, trong thời gian này, Liên Xô đã đón nhiều đoàn cấp cao của Việt Nam như đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam do Tổng bí thư Lê Duẩn dẫn đầu đi thăm Liên Xô vào tháng 7/1973 và tháng 10/1975, đoàn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào 3/1974, đoàn của Lê Thanh Nghị vào tháng 8/1974, đoàn của Lê Đức Thọ vào tháng 11/1974, của Nguyễn Duy Trinh 12/1974, của Nguyễn Hữu Thọ 12/1973. Khác trước, từ cuối 1973, Liên Xô đã thừa nhận Chính phủ CMLTMNVN là người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam.
Tuy nhiên, Liên Xô lại mong muốn tất cả các bên đều phải nghiêm chỉnh và triệt để thi hành Hiệp định, giữ vững hoà bình lâu dài, không để chiến tranh bùng nổ. Đối với nhiệm vụ hoàn thành nhiệm vụ độc lập và dân chủ ở miền Nam thì Liên Xô lại chủ trương thực hiện bằng con đường đấu tranh chính trị, thông qua việc lập chính phủ liên hiệp trên tinh thần hiệp định Paris. Tóm lại, Liên Xô muốn duy trì tình trạng nguyên trạng đã đạt được khi ký Hiệp định. Liên Xô luôn e ngại rằng Việt Nam sẽ mở các cuộc tấn công lớn bằng quân sự, dẫn đến việc Mỹ có thể quay lại, đe doạ những thành quả đã đạt được. Tháng 7/1973, trong khi tiếp Tổng bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng PhạmVăn Đồng, Tổng bí thư Brêgiơnhép nói: “Điều chủ yếu ngày nay là phải giữ vững Hiệp định Paris, đừng để cho tình hình phức tạp.” Tháng 11/1973, Chủ tịch Kossygin lại nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Vì lợi ích chung phải làm sao đừng để nổ ra chiến tranh, hơn nữa nhân dân VN đã mỏi mệt.” (17) Đặc biệt, bức thư ngày 20/12/1973 của Bộ chính trị BCHTW ĐCSLX thể hiện rõ ý muốn của Liên Xô giữ nguyên trạng khi ký Hiệp định, giữ nguyên hai vùng kiểm soát, chống lấn chiếm là cần thiết nhưng cũng khuyên Việt Nam không dùng vũ trang để thay đổi nguyên trạng.
Từ khi hiệp định Paris được ký kết, Liên Xô đã 5 lần chuyển đề nghị hoặc những lời đe doạ gây sức ép của Mỹ đối với Việt Nam như tố cáo Việt Nam vi phạm hiệp định, thông báo Mỹ sẽ đình chỉ gỡ mìn theo thoả thuận vì Việt Nam lấn chiếm ở miền Nam. Đặc biệt, ngày 16/8/1974, Liên Xô đã chuyển ý kiến của chính quyền Ford là Mỹ lo ngại về việc Việt Nam đang chuẩn bị tấn công lớn ở miền Nam Việt Nam và đe doạ sẽ can thiệp. Ngày 21/4/1975, khi Việt Nam đang thắng lớn ở miền Nam, Đại sứ Liên Xô tại việt Nam Chapline đã thông báo với Thủ tướng Phạm Văn Đồng thông điệp miệng của Tổng thống Ford ngày 19/4/1974 gửi Tổng bí thư Brêgiơnhép đề nghị Việt Nam thực hiện một cuộc đình chỉ chiến sự tạm thời ở miền Nam Việt Nam nhằm bảo đảm cho việc di tản một cách liên tục những người Mỹ ra khỏi miền Nam và tỏ ý lo ngại không thể loại trừ việc chính quyền Mỹ có hành động phiêu lưu nhằm gỡ thể diện. (18)
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Liên Xô bộc lộ ý muốn tăng cường quan hệ mọi mặt với Việt Nam. Về chính trị, Liên Xô đưa ra cả một chương trình phối hợp hoạt động; về kinh tế, muốn Việt Nam hợp tác tham gia SEV. Về quân sự, Liên Xô muốn đặt hệ thống cố vấn trong quân đội Việt Nam, tích cực xây dựng cảng và hạm đội đánh cá, xây dựng trạm động đất. Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ký ngày 3/11/1978 là bằng chứng cho quan hệ toàn diện giữa Việt Nam và Liên Xô. Lý do chính là Đông dương và Đông Nam Á đang trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược của Liên Xô ở Châu Á-Thái Bình Dương, khi mà Mỹ đã thất bại trong chiến tranh Việt Nam và Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động và câu kết với Mỹ. Ngày 12/7/1973, Tổng bí thư Brêgiơnhép bày tỏ mong muốn Việt Nam đóng vai trò kinh tế, chính trị trong khu vực. Ngày 16/7/1973, Chủ tịch Kossygin thậm chí còn cho rằng Việt Nam là chỗ dựa duy nhất của Liên Xô ở Đông Dương. (19)
Tuy nhiên, Liên Xô vẫn e ngại Việt Nam sẽ ngả theo Trung Quốc, nên đã thăm dò xem Việt Nam đánh giá, so sánh như thế nào về sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc cho Việt Nam. Liên Xô cũng rất quan tâm đến quan hệ của Việt Nam với các nước TBCN, nhắc nhở Việt Nam cần cảnh giác trong làm ăn kinh tế với Mỹ và các nước TBCN phát triển, nhất là với Nhật Bản. Liên Xô cũng chưa tin khả năng tiếp thu vốn và kỹ thuật của Việt Nam.
6. Kết luận
Với tư cách là một phần của cuộc chiến tranh lạnh, cuộc Kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam là thử thách lớn nhất đối với quan hệ song phương Việt Nam-Liên Xô. Trong suốt giai đoạn kéo dài hơn 20 năm đó, quan hệ Việt-Xô đã trải qua bốn giai đoạn thăng trầm khác nhau, tuỳ thuộc vào bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình của mỗi nước.
Với tư cách là thành trì của phe XHCN và là một cực trong trật tự thế giới lưỡng cực, Liên Xô đã phải theo đuổi cùng một lúc nhiều mục tiêu. Thứ nhất, Liên Xô không thể không ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam-thành viên của phe XHCN. Thứ hai, vì lợi ích chiến lược của mình và cũng vì lợi ích chung của cách mạng thế giới, Liên Xô đã tìm mọi cách để hạn chế quy mô chiến tranh, đưa vấn đề vào bàn thương lượng, để đi tới một giải pháp chính trị trên cơ sở nguyên trạng. Thứ ba, trên cơ sở đó Liên Xô hy vọng cải thiện quan hệ với Mỹ nhằm giải quyết những vấn đề có tính chiến lược khác, đồng thời hạn chế vai trò của Trung Quốc.
Những nhân tố thường xuyên tác động đến quan hệ Việt Nam-Liên Xô trong giai đoạn này là (1) những lợi ích chiến lược toàn cầu của Liên Xô, (2) sự thay đổi chính sách Việt Nam của Mỹ và (3) sự cạnh tranh vị trí số một trong phong trào cách mạng với Trung Quốc. Do đó, khi nghiên cứu quan hệ Việt Nam-Liên Xô trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, không thể không giành sự chú ý thích đáng đến mối quan hệ tam giác Xô-Mỹ-Trung.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Ngoại giao CHXHCNVN và Bộ Ngoại giao Liên Xô, Việt Nam-Liên Xô: 30 năm quan hệ 1950-1980, Matxcơva: NXB Tiến Bộ 1982
2. Chen Jian, China and the First Indo-China War, 1950-1954, in: The China Quarterly, No 133 (March 1933) pp.85-110
3. Chen Jian, China’s Involvement in the Vietnam War, 1964-1969, in: China Quarterly, No 142 (June 1995), pp. 356-387.
4. Douglas Pike, Vietnam and the Soviet Union: Anatomy of an Alliance, Boulder: Westview Press 1987
5. Gareth Porter (ed.), Vietnam: The Definitive Documentation of Human Decision, Vol. II, New York 1979
6. Gary R. Hess, The Unending War: Historians and the Vietnam War, Diplomatic History, 18 (Spring 1994).
7. Ilya Gaidyk, Confronting Vietnam-Soviet Policy toward the Indochina Conflict, 1954-1963, Stanford University Press 2003
8. Ilya Gaidyk, The Soviet Union and the Vietnam War, Ivan R. Dee, Chicago 1996.
Min Chen, The Strategic Triangle and Regional Conflict-Lessons from the Indochina Wars, Lynne Rienner Publisher, Boulder and London 1992.
9. Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, Về quan hệ Việt-Xô trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, Hà Nội, 1985.
(1) Douglas Pike, Vietnam and the
Soviet Union: Anatomy of an Alliance, Boulder: Westview Press 1987, tr.
61.
(2) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.3.
(3) Từ 1955-1959 Liên Xô đã cho Inđônêxia vay 247 triệu rúp. Tháng 7/1959, Liên Xô lại cho Inđônêxia vay thêm 17,5 triệu rúp. Tháng 2/1960, Liên Xô và Inđônêxia ký tổng hiệp định thứ 2 về hợp tác kinh tế và kỹ thuật theo đó Liên Xô cho Inđônêxia vay 250 triệu đôla.
(4) Nghị quyết đại hội lần thứ III của Đảng (9/1960).
(5) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.11-12.
(6) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.12. Trước đó tháng 2/1964, khi đoàn đại biểu Việt Nam do đ/c Lê Duẩn dẫn đầu sang trao đổi ý kiến với Liên Xô về các vấn đề quốc tế, Krushev đã doạ cắt viện trợ quân sự cho Việt Nam.
(7) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.15.
(8) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.19.
(9) Gareth Porter (ed.), Vietnam: The Definitive Documentation of Human Decision, Vol. II, New York 1979, tr. 346-347.
(10) Việt Nam-Liên Xô: 30 năm quan hệ 1950-1980, Matxcơva: NXB Tiến Bộ 1982, tr. 107-111.
(11) Cương lĩnh Đảng cộng sản Liên Xô 1961.
(12) Việt Nam-Liên Xô, sđd, tr. 117-118.
(13) Ilya V. Gaiduk, sđd, tr. 40.
(14) Ilya V. Gaiduk, sđd, tr. 58.
(15) Ilya V. Gaiduk, sđd, tr. 61.
(16) Chen Jian, 1995, tr. 380-385; Ilya V. Gaiduk, sđd, tr. 65-72.
(17) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.51.
(18) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.52-53.
(19) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.59-60.
TS. Phạm Quang Minh
http://www.bulletin.vnu.edu.vn/ttsk/Vietnamese/C2088/2007/11/N19941/?35
(2) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.3.
(3) Từ 1955-1959 Liên Xô đã cho Inđônêxia vay 247 triệu rúp. Tháng 7/1959, Liên Xô lại cho Inđônêxia vay thêm 17,5 triệu rúp. Tháng 2/1960, Liên Xô và Inđônêxia ký tổng hiệp định thứ 2 về hợp tác kinh tế và kỹ thuật theo đó Liên Xô cho Inđônêxia vay 250 triệu đôla.
(4) Nghị quyết đại hội lần thứ III của Đảng (9/1960).
(5) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.11-12.
(6) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.12. Trước đó tháng 2/1964, khi đoàn đại biểu Việt Nam do đ/c Lê Duẩn dẫn đầu sang trao đổi ý kiến với Liên Xô về các vấn đề quốc tế, Krushev đã doạ cắt viện trợ quân sự cho Việt Nam.
(7) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.15.
(8) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.19.
(9) Gareth Porter (ed.), Vietnam: The Definitive Documentation of Human Decision, Vol. II, New York 1979, tr. 346-347.
(10) Việt Nam-Liên Xô: 30 năm quan hệ 1950-1980, Matxcơva: NXB Tiến Bộ 1982, tr. 107-111.
(11) Cương lĩnh Đảng cộng sản Liên Xô 1961.
(12) Việt Nam-Liên Xô, sđd, tr. 117-118.
(13) Ilya V. Gaiduk, sđd, tr. 40.
(14) Ilya V. Gaiduk, sđd, tr. 58.
(15) Ilya V. Gaiduk, sđd, tr. 61.
(16) Chen Jian, 1995, tr. 380-385; Ilya V. Gaiduk, sđd, tr. 65-72.
(17) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.51.
(18) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.52-53.
(19) Vụ Liên Xô, Về quan hệ Việt Xô, 1985, tr.59-60.
TS. Phạm Quang Minh
http://www.bulletin.vnu.edu.vn/ttsk/Vietnamese/C2088/2007/11/N19941/?35
3. Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1965 - 1975
Thế kỷ XX đã khép
lại với rất nhiều sự kiện in dấu đậm nét trong lịch sử nhân loại. Thế
kỷ XX cũng đã ghi nhận những kỳ tích tuyệt vời của dân tộc Việt Nam. Và
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đi vào lịch sử như một sự kiện
hào hùng nhất của một dân tộc nhỏ bé đã vượt qua những thách thức vô
cùng to lớn để chiến đấu và chiến thắng.
Trong
cuộc đấu tranh hiện nay vì độc lập dân tộc, hạnh phúc và tiến bộ xã hội
trên thế giới, cuộc chiến tranh thần thánh của nhân dân Việt Nam là biểu
tượng cho khát khao tự do, hoà bình và của bản lĩnh, trí tuệ. Chính vì
thế, tầm vóc, nguyên nhân thắng lợi và những vấn đề liên quan đến cuộc
kháng chiến chống Mỹ luôn chiếm được sự quan tâm nghiên cứu và thảo luận
sôi nổi. Một trong những câu hỏi thường được đặt ra là: Quan hệ Việt
Nam với đồng minh chiến lược quan trọng của mình là Liên Xô trong giai
đoạn khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến có diện mạo như thế nào? Nó bị
tác động ra sao và ở chừng mực nào bởi các mối quan hệ quốc tế liên quan
khác? Bài viết dưới đây, trong khả năng có thể, nhằm mục đích tìm câu
trả lời cho những câu hỏi ấy.
1. Quan hệ Việt Nam – Liên
Xô ấm lên và phát triển
Sở dĩ có thể đưa ra nhận định
rằng, trong những năm 1965-1975, quan hệ Việt Nam – Liên Xô có những
biến đổi rõ rệt, theo chiều hướng tích cực là bởi dựa trên kết quả của
việc so sánh quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong những năm 1965-1975 với
giai đoạn trước đó – từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao tới
trước năm 1965.
Quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong
những năm 1950-1965 nổi lên hai xu hướng chính:
Xu hướng tích cực
Xu hướng này thể hiện ở hai điểm
chủ yếu:
Thứ nhất, trong thời kỳ
1950-1954, Liên Xô triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cuộc đấu tranh vì
độc lập của nhân dân Việt Nam về mặt vật chất và tinh thần, tạo điều
kiện choViệt Nam đẩy nhanh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến
kết thúc; thứ hai, từ năm 1954-1965, mặt tích cực trong quan hệ
Việt Nam – Liên Xô được đánh giá thông qua chủ trương ủng hộ việc khôi
phục, xây dựng miền Bắc với sự viện trợ vật chất to lớn (viện trợ không
hoàn lại, cho vay các khoản ưu đãi và vay dài hạn; giúp Việt Nam chuyên
gia, thiết bị và kỹ thuật trong các kế hoạch kinh tế 1954-1957,
1957-1960, 1961-1965…).
Xu hướng tiêu cực
Xu hướng này nổi trội và là kết
quả của những tính toán chiến lược của Liên Xô trong bối cảnh thế giới
diễn biến đầy phức tạp, chịu sự tác động mạnh mẽ của lợi ích Liên Xô và
Mỹ. Xu hướng này được biểu hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, Liên Xô vẫn
chưa coi trọng quan hệ với Việt Nam như với một số nước châu Á khác (Ấn
Độ, Miến Điện, Inđônêxia…). Liên Xô tích cực giúp đỡ các nước lớn không
phải thể chế chính trị XHCN ở châu Á1, nhưng trong quan hệ với Việt Nam
thì lại nhạt nhoà.
Thứ hai, Liên Xô thực
hiện một chính sách đối ngoại khôn ngoan, tránh dính líu trực tiếp vào
các xung đột, tranh chấp khu vực. Tại Hội nghị Geneve, Liên Xô giữ quan
hệ Pháp – Tưởng làm đối trọng, nên đã im lặng trước mục tiêu quay lại
Đông Dương của Pháp, nhằm chống âm mưu gây chiến mà Mỹ theo đuổi.
Thứ ba, thái độ của Liên
Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam có nhiều điểm
không thuận. Liên Xô muốn Việt Nam chỉ tập trung xây dựng kinh tế ở miền
Bắc, chủ trương giữ nguyên hiện trạng ở miền Nam và hoà bình thi hành
Hiệp định Geneve, giải quyết vấn đề miền Nam thông qua thương lượng.
Quan hệ Việt Nam – Liên Xô đặc biệt xấu đi kể từ sau Hội nghị lần thứ 9
BCH Trung ương Đảng (khoá III- 12/1963)2.
Khơrusôp gây sức ép với Việt Nam,
doạ cắt khoản viện trợ quân sự vốn đã ít ỏi (2-1964), có những tín hiệu
để Việt Nam hiểu rằng “sẽ không có triển vọng cho việc hợp tác chặt chẽ
giữa hai nước, nếu Hà Nội không thay đổi lập trường”3. Khi Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam ra đời (12-1960), Liên Xô không muốn đề cao vai
trò của của Mặt trận, phản ứng thận trọng trước sự kiện Vịnh Bắc Bộ
(8-1964). Đây là giai đoạn xấu nhất trong lịch sử hai nước.
Từ năm 1965 trở đi, tình hình quốc
tế ngày càng có những diễn biến mới, phức tạp.
Cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở
Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt và thu hút sự chú ý, quan tâm của
cả nhân loại. Vấn đề Việt Nam thực sự trở thành vấn đề chính trị quốc
tế, liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhiều nước trên thế giới. Đối
với Liên Xô, chính sách tiêu cực với cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở
Việt Nam đã làm cho uy tín của Liên Xô bị giảm sút trong phong trào Cộng
sản và công nhân quốc tế. Sự thay đổi Ban lãnh đạo (10- 1964) ở Liên Xô
đã dẫn đến những điều chỉnh về đường lối đối nội, đối ngoại, nhằm khôi
phục uy tín trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường lực lượng của Liên
Xô nhân lúc Mỹ bị sa lầy ở Việt Nam, tạo thế có lợi để tiếp tục hoà
hoãn với Mỹ, đối phó với sự đả kích của Trung Quốc. Trong bối cảnh ấy,
quan hệ Việt Nam – Liên Xô dần ấm lên, thể hiện trên những mặt sau:
Ủng hộ về mặt chính trị
Từ năm 1965 trở đi, Liên Xô tăng
cường quan hệ hữu nghị, hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, dành cho Việt Nam
sự ủng hộ to lớn và toàn diện. Đảng và Nhà nước Liên Xô khẳng định lại
vai trò “đồng Chủ tịch Hội nghị Giơneve” về Đông Dương. Tháng 1-1965,
Liên Xô chấp thuận cho MTDTGPMN đặt đại diện thường trú tại Liên Xô.
Tháng 2- 1965, Đoàn đại biểu Liên bang CHXHCN Xô – viết do Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng Liên Xô A.N.Côxưghin dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam.
Trong cuộc gặp gỡ, Liên Xô và Việt Nam cũng nhất trí về những biện pháp
nhằm củng cố khả năng phòng thủ của Việt Nam DCCH. Quan điểm này của
Liên Xô được đưa ra đúng vào thời điểm Mỹ bắt đầu ném bom dữ dội miền
Bắc Việt Nam. Do vậy, nó đã góp phần cổ vũ nhân dân Việt Nam và củng cố
hơn nữa quan hệ hai nước. Sau chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng A.N.
Côxưgin đã ghé qua Bắc Kinh trên đường về nước, gặp Thủ tướng Chu Ân Lai
và nêu vấn đề “thống nhất hành động ủng hộ Việt Nam”. Kể từ thời điểm
này, mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô bước vào một giai đoạn phát triển
mới về chất. Hàng loạt các chuyến thăm viếng ngoại giao giữa hai nước đã
chứng minh nhận định trên. Theo thống kê, từ năm 1965-1975, giữa Việt
Nam và Liên Xô đã có “51 cuộc gặp gỡ cấp cao từ uỷ viên Bộ Chính trị trở
lên”4. Các cuộc hội đàm nhằm mục đích thống nhất nhận thức và đảm bảo
cho lợi ích của từng nước, cũng như lợi ích chung.
Ngày 17-8-1966, tại Liên Xô, 6.000
đại biểu nhân dân Thủ đô Matxcơva đã họp mít tinh, nhiệt liệt hưởng ứng
lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh chống Mỹ. Đại hội XXIII Đảng Cộng
sản Liên Xô (1966) được tổ chức trùng vào thời điểm Mỹ đánh phá ác liệt,
mở rộng “chiến tranh cục bộ” trên toàn bộ chiến trường miền Nam. Đại
hội đã giao trọng trách cho Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính phủ Xô-viết
“làm tất cả những gì có khả năng để chấm dứt sự xâm lược của Mỹ tại Việt
Nam, để quân đội Mỹ và quân đội nước ngoài rút khỏi miền Nam Việt Nam,
tạo điều kiện cho nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của
mình”5. Năm 1969, khi Chính phủ Cách mạng lâm thời ở miền Nam Việt Nam
được thành lập một thời gian, Liên Xô đã công nhận và thiết lập quan hệ ở
cấp đại sứ với Chính phủ. Sự kiện này góp phần làm tăng thêm uy tín của
cơ quan chính quyền nhân dân miền Nam Việt Nam trên trường quốc tế. Từ
đó, Liên Xô thường xuyên có những cuộc tiếp xúc, trao đổi về mặt nhà
nước với Chính phủ CMLTMNVN, đánh giá cao và ủng hộ đề nghị 10 điểm của
Chính phủ CMLTMNVN.
Liên Xô luôn thể hiện thái độ ủng
hộ Việt Nam trong quan hệ với Mỹ, đề cao vấn đề Việt Nam trên trường
quốc tế. Trong cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Giônxơn và Thủ
tướng A.N. Côxưghin tại Mỹ (6-1967), Liên Xô thể hiện mong muốn một giải
pháp hoà bình cho vấn đề Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh: Việc giải quyết
vấn đề Việt Nam chỉ có thể thực hiện được nếu Mỹ chấm dứt ném bom Việt
Nam DCCH và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Ngày 9-2- 1965, lần đầu
tiên về mặt Nhà nước, Liên Xô chính thức ra tuyên bố cảnh cáo Mỹ ném bom
lãnh thổ nước Việt Nam DCCH. Đặc biệt, việc Liên Xô lên án đế quốc Mỹ
một cách găy gắt khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần
thứ nhất đã góp phần động viên tinh thần của nhân dân Việt Nam và tập
trung sự chú ý của dư luận tiến bộ trên thế giới vào vấn đề này. Năm
1968, Liên Xô đã nỗ lực triệu tập Hội nghị bốn bên tại Paris để tìm một
giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam. Từ năm 1970-1975, trên các diễn
đàn quốc tế, trong Đại hội các Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế, hoặc
nhân các chuyến trao đổi đoàn đại biểu các cấp với các nước khác… Liên
Xô thường xuyên nêu lên và ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân Việt Nam. Liên Xô cũng tích cực giúp đỡ Việt Nam vận động
các đoàn thể chính trị thế giới, tổ chức nhiều hội nghị quốc tế, tranh
thủ sự đồng tình của các lực lượng tiến bộ đối với Việt Nam.
Một trong những ủng hộ kịp thời và
giá trị của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt
Nam trong những năm 1965-1975 là viện trợ quân sự. Tên lửa “đất đối
không” của Liên Xô đã được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày
24-7- 1965 và đã bắn rơi máy bay Mỹ. Trong giai đoạn 1965-1968, số hàng
viện trợ quân sự của Liên Xô cũng tăng vọt: 226.969 tấn 6. Mùa khô
1965-1966 và 1966-1967, khi cuộc chiến đấu của quân dân ta trên cả hai
miền Nam, Bắc diễn ra quyết liệt, chúng ta rất cần vũ khí, đạn dược,
Liên Xô đã đưa gấp sang Việt Nam “100 khẩu súng chống tăng, 500 súng cối
các loại, 400 dàn pháo phản lực và 45 chiếc máy bay chiến đấu” 7. Như
vậy, trong hai năm 1966-1967, Liên Xô là nước cung cấp chủ yếu viện trợ
quân sự cho Việt Nam. Tính ra, “Liên Xô đã cung cấp 500 triệu rúp trang
thiết bị cho lực lượng quân sự Bắc Việt Nam (xấp xỉ 550,5 triệu USD)”8.
Trong những năm 1969-1972, mức
viện trợ quân sự của Liên Xô cho ta đạt 143.793 tấn. Chỉ riêng năm 1969,
giá trị hàng viện trợ quân sự lên tới 1,1 tỷ rúp. Cùng với viện trợ
quân sự, Liên Xô còn tích cực đào tạo giúp Việt Nam đội ngũ cán bộ quân
sự giỏi, có thể vận hành được những vũ khí hiện đại do Liên Xô cung cấp.
Riêng năm 1966, có 2.600 sĩ quan Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô.
Đồng thời, nhiều chuyên gia quân sự của Liên Xô cũng đã sang chiến
trường Việt Nam trực tiếp giúp bộ đội Việt Nam về mặt kỹ thuật. Từ năm
1969-1971, Liên Xô đã ký với Việt Nam 7 hiệp nghị viện trợ và tăng cường
hợp tác kinh tế, quốc phòng.
Từ năm 1973-1975, Liên Xô chuyển
sang Việt Nam 65.601 tấn 9 hàng hậu cần và trang bị vũ khí, kỹ thuật.
Đây là một trong những điều kiện đảm bảo cho quân dân ta đẩy mạnh các
hoạt động quân sự và giành thắng lợi quyết định trên chiến trường, buộc
Mỹ phải ký Hiệp định Paris (1-1973) và đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đi
đến kết thúc. Liên Xô cũng không ngừng viện trợ kinh tế cho Việt Nam. Kể
từ năm 1965, Liên Xô đã ký với Việt Nam nhiều hiệp định viện trợ và hợp
tác. Riêng năm 1965-1966, Liên Xô đã chuyển sang Việt Nam khối lượng
hàng hoá trị giá khoảng 38,5 triệu rúp 10. Trong năm 1968, Liên Xô đã
viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam ước tính khoảng 543,3 triệu rúp
(tương đương với 608,1 triệu USD)11. Như vậy, viện trợ của Liên Xô cho
Việt Nam trong năm 1968 đạt mức cao nhất, chiếm khoảng 50% viện trợ của
các nước XHCN.
Từ năm 1969-1972, Liên Xô và Việt
Nam liên tiếp ký kết các hiệp định về việc Liên Xô viện trợ không hoàn
lại, cho vay dài hạn, về trao đổi hàng hoá… phục vụ cho nhu cầu củng cố
quốc phòng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Trên tinh thần các hiệp
định đã ký kết, Liên Xô cho Việt Nam vay khoản tiền ưu đãi là 152 triệu
rúp không phải trả lãi. Năm 1973, Liên Xô đã xoá cho Việt Nam các khoản
nợ cũ từ năm 1973 trở về trước (khoảng 1,3 tỷ rúp). Trong những năm
1974-1975, Liên Xô đã cố gắng giải quyết những nhu cầu thiết yếu của
Việt Nam về lương thực, thực phấm, xăng dầu, sắt thép…, góp phần tích
cực phát triển kinh tế Việt Nam.
2. Những mặt không thuận
trong quan hệ Việt Nam – Liên Xô
Bên cạnh những biểu hiện tích cực,
thái độ của Liên Xô đối với vấn đề Việt Nam còn nhiều phức tạp. Liên Xô
kiên trì gợi ý Việt Nam hạn chế thâm nhập và bó hẹp các hoạt động quân
sự ở miền Nam, đổi lấy việc Mỹ không đem quân vào. Trước sau như một,
Liên Xô chủ trương giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng, thông
qua vai trò trung gian của mình, mà điều kiện đưa ra là thấp hơn so với
yêu cầu của Việt Nam.
Từ tháng 2-1965, Liên Xô đã đưa ra
gợi ý triệu tập một Hội nghị quốc tế về Đông Dương do Liên Xô làm chủ
tịch, theo mô thức của Hội nghị Geneve. Trên tinh thần ấy, Liên Xô đã
vận động các nước hữu quan như Anh, Pháp, Campuchia, Ấn Độ, Miến Điện…
Sau khi bị Việt Nam khước từ với lý do là điều kiện chưa chín muồi, Liên
Xô đã chuyển sang hình thức truyền đạt cho Việt Nam ý kiến của các nước
muốn làm trung gian cho Mỹ, hoặc của chính Mỹ cho tới năm 1973. Đỉnh
cao là trong những năm 1967-1968 và trong năm 1972, khi Việt Nam, Mỹ đã
ngồi vào bàn thương lượng và khi khả năng đi đến giải pháp đã thành hiện
thực, Liên Xô liên tục tác động tới Việt Nam, vận động Việt Nam thương
lượng trên những điều kiện thấp (cho rằng, Việt Nam đòi Mỹ chấm dứt đánh
phá “không điều kiện” là không thực tế; muốn Việt Nam đáp ứng các yêu
cầu của Mỹ trên nguyên tắc “có đi, có lại” – nghĩa là Việt Nam chấm dứt
chiến đấu và rút quân ra khỏi miền Nam…). Liên Xô cũng chủ trương giải
quyết vấn đề ngừng ném bom miền Bắc trước, vấn đề miền Nam sau; giải
quyết vấn đề quân sự miền Nam trước, vấn đề chính trị sau.
Cũng trong những năm 1967-1968,
Liên Xô liên tục đề nghị Việt Nam nói chuyện với chính quyền Sài Gòn và
tỏ ý không hài lòng khi Việt Nam từ chối. Cũng chính vì lý do đó mà Liên
Xô đã không ngay lập tức công nhận Mặt trận DTGPMNVN và Chính phủ
CMLTMNVN là đại diện chân chính, duy nhất của nhân dân Việt Nam. Liên Xô
cũng luôn muốn đóng vai trò trung gian từ khi nổ ra cuộc chiến tranh
đến khi ký Hiệp định Paris. Liên Xô đã nhiều lần gợi ý để Mỹ và Việt Nam
gặp nhau hoặc ở Matxcơva, hoặc trên tàu chiến của Liên Xô, hoặc tại Đại
sứ quán Liên Xô ở Paris. Liên Xô cũng không ngừng yêu cầu Việt Nam cho
biết lập trường và nội dung các giải pháp của các cuộc đàm phán. Tháng
3-1970, khi tình hình Campuchia căng thẳng, Liên Xô đã hai lần yêu cầu
Việt Nam rút quân khỏi Campuchia.
Tháng 4-1972, nhân chuyến thăm
Việt Nam, Kotuchov một lần nữa lại thể hiện quan điểm giải quyết vấn đề
quân sự ở miền Nam trước, “còn các vấn đề chính trị, ta tiếp tục đấu
tranh đòi hỏi giải quyết theo lập trường của ta”12. Về hình thức thương
lượng, năm 1972, khi Mỹ muốn họp bí mật trước, họp công khai sau, Liên
Xô cũng muốn Việt Nam chấp thuận. Tháng 10-1972, Liên Xô vận động Việt
Nam hoãn việc ký Dự thảo hiệp định đã được hoàn tất. Năm 1972 cũng là
năm Mỹ muốn tranh thủ Liên Xô và Trung Quốc để gây sức ép với Việt Nam,
giành thế chủ động trên bàn đàm phán trong Hội nghị Paris. Với Liên Xô,
Nicsơn chủ trương đặt việc giải quyết vấn đề Việt Nam trong “cuộc mặc cả
toàn cầu”. Quan hệ Xô – Mỹ đi vào hoà hoãn, làm ảnh hưởng tiêu cực đến
tiến trình cách mạng Việt Nam.
Từ sau khi Hiệp định Paris được ký
kết (1-1973), Liên Xô không muốn để chiến tranh bùng nổ lại; việc hoàn
thành độc lập và dân chủ ở miền Nam, Liên Xô muốn Việt Nam thực hiện
bằng con đường chính trị. Như vậy, Liên Xô muốn duy trì “nguyên trạng”
đã đạt được bởi Hiệp định Paris, giữ nguyên hai vùng kiểm soát, hai
chính quyền và ba lực lượng chính trị (trong đó Liên Xô có quan hệ với
cả ba bên). Liên Xô tiếp tục muốn đóng vai trò trung gian chuyển ý kiến
của Mỹ cho Việt Nam. Có thể nhận thấy rằng, sau Hiệp định Paris, thái độ
của Liên Xô đối với việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
Việt Nam là không thuận. Liên Xô không ủng hộ Việt Nam giải phóng hoàn
toàn miền Nam Việt Nam.
Do những quan điểm tiêu cực trên
đây, mà trong việc viện trợ cho Việt Nam, Liên Xô cũng tính toán lại.
Liên Xô đã giải quyết rất ít những yêu cầu của ta về viện trợ quân sự
cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, hoãn việc trao viện
trợ quân sự trong hai tháng, hoãn ký hiệp định viện trợ cho năm 1969.
Như vậy, viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam giảm hẳn trong năm
1969. Năm 1972, song song với việc giảm viện trợ kinh tế, phía Liên Xô
đã ngừng cung cấp viện trợ quân sự, kể cả các khoản đã được ký kết trước
đó. Liên Xô cũng không giải quyết yêu cầu của Việt Nam về tên lửa hiện
đại để chống B.52 trong đợt Mỹ mở cuộc tập kích chiến lược cuối năm
1972. Sau Hiệp định Paris (1-1973), do tác động từ hoà hoãn Xô – Mỹ, nên
viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam giảm đi nhiều so với trước.
3. Bàn về quan hệ Việt Nam
– Liên Xô dưới tác động của quan hệ tam giác Mỹ – Xô – Trung
Có thể nói rằng, trong quan hệ
Việt – Xô, tình thân, sự hợp tác hữu nghị và mâu thuẫn, thậm chí bất
đồng là hai mặt thường trực của mối quan hệ và thay đổi theo từng thời
gian nhất định. Trước tiên, phải nhận thức rằng, đây là điều hết sức
bình thường và có thể hiểu được trong quan hệ quốc tế, trong quan hệ
giữa các quốc gia, kể cả các quốc gia cùng ý thức hệ. Tính hai mặt này
có thể lý giải bằng hàng loạt lý do và nguyên nhân: Lợi ích chiến lược
toàn cầu của Liên Xô; sự thay đổi chính sách đối với Việt Nam của Mỹ;
Trung Quốc và Liên Xô cạnh tranh ngôi vị trong phong trào cách mạng thế
giới. Do đó, ba yếu tố Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và quan hệ tam giác giữa
các cường quốc này ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ Việt Nam – Liên Xô.
Và vì vậy, không thể không nghiên cứu một cách thích đáng sự tác động
của quan hệ tam giác Mỹ – Xô – Trung đối với quan hệ Việt Nam – Liên Xô
theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Từ năm 1965 đến năm 1975,
quan hệ Xô – Trung tiếp tục giảm sút một cách nghiêm trọng. Các nhà lãnh
đạo hai nước chính thức kêu gọi quân và dân sẵn sàng bảo vệ biên giới
của nước mình. Sự căng thẳng của quan hệ Xô – Trung, đặc biệt là xung
đột biên giới nổ ra nhiều lần trong năm 1969 đã dẫn tới sự đối địch giữa
hai nước lớn trong thời gian sau đó.
Trong tình hình quan hệ với Trung
Quốc ngày càng xấu đi, Liên Xô tỏ rõ thái độ ủng hộ Việt Nam chống Mỹ để
cô lập Trung Quốc và phá hoà hoãn Mỹ – Trung đang có những dấu hiệu
khởi động và “chỉ có như vậy, mới có thể thực hiện thế bao vây chiến
lược toàn diện đối với Trung Quốc để đảm bảo cho Liên Xô không ở vào thế
hết sức bị động sau khi Trung – Mỹ tiến hành hoà giải”13. Ủng hộ Việt
Nam, nắm được vấn đề Việt Nam là một đảm bảo cho Liên Xô trong việc đạt
tới ngôi vị số một so với Trung Quốc trong phong trào cách mạng thế
giới. Mặt khác, khi mâu thuẫn Xô – Trung càng sâu sắc, thì trong nhiều
thời điểm, Liên Xô cũng nghi ngờ Việt Nam ngả theo Trung Quốc chống Liên
Xô. Điều này càng làm cho Liên Xô ý thức hơn việc củng cố quan hệ với
Việt Nam, lôi kéo Việt Nam chống Trung Quốc.
Quan hệ Mỹ – Xô từ năm 1965 đến
năm 1972 cũng không phát triển tốt đẹp như trước nữa. Những điểm chung
trong quan hệ Xô – Mỹ ngày càng ít dần. Quan hệ hai nước có những căng
thẳng mới. Tình trạng này kéo dài cho tới cuộc đi thăm Liên Xô của Tổng
thống Mỹ Nicsơn (5-1972) mới dịu đi. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước Liên
Xô chuyển sang mở rộng và củng cố ảnh hưởng của mình với các nước, nhằm
ngăn chặn sự bành trướng của Mỹ trên thế giới và củng cố vị trí của
mình, tạo thế cân bằng với Mỹ. Với mục đích đó, Liên Xô thực hiện viện
trợ ngày càng nhiều hơn cho Việt Nam. Đồng thời, Liên Xô cũng tỏ rõ thái
độ phê phán và lên án Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mặt khác,
trong chiều hướng quan hệ hai nước không mấy mặn mà, Ban lãnh đạo mới
của Liên Xô vẫn muốn duy trì và tăng cường quan hệ Xô – Mỹ. Từ năm
1965-1969, “Xô – Mỹ đã có chín thoả thuận về các quan hệ tay đôi”14.
Điều này lý giải những biểu hiện không thuận trong quan hệ Việt Nam –
Liên Xô những năm 1967-1968.
Từ năm 1972 trở đi, do muốn phá
hoà hoãn Mỹ – Trung và thực hiện hoà hoãn Xô – Mỹ, nên sự ủng hộ của
Liên Xô đối với Việt Nam bên cạnh mặt tích cực, có phần nào giảm đi, thể
hiện qua việc Liên Xô muốn Việt Nam “giữ nguyên trạng” theo Hiệp định
Paris. Nhưng biến động lớn trong những năm 1965-1975 là sự thay đổi
chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc và sự gần gũi của Trung Quốc với Mỹ
sau những năm dài thù địch. Cả Mỹ và Trung Quốc đều có ý đồ xích lại
gần nhau. Bất đồng và xung đột Xô – Trung là một trong những lý do dẫn
đến sự thay đổi của sự đối đầu Trung – Mỹ. Ngay từ năm 1968, khi cuộc
chiến tranh Việt Nam đẩy Mỹ vào thế bất lợi, Mỹ đã chú ý đến thái độ của
Trung Quốc trong vấn đề này. Tất cả những sự kiện đó làm cho làm cho cả
Mỹ và Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm khả năng hoà hoãn giữa hai nước.
Chuyến đi bí mật (7-1971) của
H.Kitxinhgơ, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ và công khai của
Tổng thống Nicxơn (2-1972) tới Trung Quốc đã mở ra một thời kỳ mới giữa
hai nước. Quan hệ Mỹ – Trung được thiết lập sau nhiều năm đối đầu. Sự
xích lại gần nhau giữa Mỹ và Trung Quốc là một biến động quốc tế lớn
nhất trong quan hệ giữa ba nước Liên Xô – Mỹ – Trung Quốc. Việc Mỹ và
Trung Quốc bắt tay nhau, theo đánh giá của H.Kitxinhgơ “đã làm biến đổi
cấu trúc chính trị quốc tế”. Thủ tướng Chu Ân Lai cũng cho rằng, sự kiện
này làm cho “thế giới bị rung chuyển”.
Quan hệ Mỹ – Trung được thiết lập
đã tạo ra một quan hệ tam giác có tính chất chiến lược giữa ba nước lớn
Mỹ – Liên Xô – Trung Quốc, mà H. Kitxinhgơgọi đó là “trò chơi ba chiều”.
Quan hệ Trung – Mỹ buộc Liên Xô phải điều chỉnh chính sách đối ngoại
của mình, trước hết là với Mỹ. Trong hoà hoãn Trung – Mỹ, Liên Xô nhìn
thấy ở đó hiểm hoạ của sự câu kết chống Liên Xô. Mục đích của Liên Xô là
phải phá hoà hoãn Trung – Mỹ; đồng thời, khi quan hệ Xô – Trung bị tan
vỡ hoàn toàn và khả năng Mỹ bại trận, rút khỏi Việt Nam để lại khoảng
trống quyền lực ở Đông Nam Á, Liên Xô muốn duy trì sự kiểm soát của mình
vùng này ở thông qua Việt Nam. Những tính toán này là một lý giải
thuyết phục cho tính hai mặt trong quan hệ Xô – Việt thời kỳ này.
4. Kết luận
Sau khi phân tích quan hệ giữa
Việt Nam và Liên Xô trong những năm 1965-1975, phải khẳng định rằng ảnh
hưởng của mối quan hệ tới tiến trình lịch sử mỗi nước, đặc biệt là với
Việt Nam là rất lớn. Đây là quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước có cùng
một hệ tư tưởng, là mối quan hệ tác động hai chiều, qua đó mỗi bên đều
tìm thấy những lợi ích thiết thực cho mình. Những giúp đỡ của Liên Xô
đối với Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập là rất to lớn cả
mặt vật chất và tinh thần. Liên Xô là nguồn động viên, khích lệ, thế dựa
cho cách mạng Việt Nam. Mặt khác, đối với Liên Xô, Việt Nam có những
đóng góp nhất định cho sự tồn tại ổn định của đất nước Xô-viết. Việc
Việt Nam từng bước đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ đã tạo điều
kiện cho Liên Xô đối thoại với các nước đế quốc.
Hơn thế, cuộc chiến tranh Việt Nam
đã làm Mỹ tiêu hao rất nhiều nhân lực và vật lực, dẫn đến địa vị của Mỹ
xuống dốc nhanh chóng. Ngược lại, khi Mỹ bị sa lầy trong chiến tranh
Việt Nam, Liên Xô lại tăng nhanh thực lực của mình, đặc biệt là nhanh
chóng phát triển quân sự. Đến cuối thập kỷ 60 – đầu thập kỷ 70 (XX),
cuối cùng Liên Xô đã giành được địa vị ngang bằng với Mỹ. Trong so sánh
lực lượng Mỹ – Xô đã có sự thay đổi không có lợi cho Mỹ. Trên cơ sở đó,
Liên Xô lợi dụng sự suy yếu của Mỹ, nhanh chóng tăng cường ảnh hưởng vào
các khu vực Trung Đông, châu Phi, Nam Á, Trung Mỹ. Như vậy, đây là mối
quan hệ dựa trên cơ sở lợi ích riêng của mỗi bên trong sự kết hợp với
lợi ích chung, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại là hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Ngoài ra, quan hệ tam giác Mỹ – Xô-
Trung – quan hệ giữa một bên là kẻ thù chủ yếu và một bên là đồng minh
chiến lược của Việt Nam diễn biến hết sức phức tạp.
Sự bất đồng Xô – Trung ngày càng
sâu sắc, sự hoà hoãn, xích lại gần nhau giữa Liên Xô – Mỹ và Trung Quốc –
Mỹ đã tác động trực tiếp đến quan hệ Việt Nam – Liên Xô theo hai chiều
hướng: Tích cực và tiêu cực. Sự vận động của tam giác Mỹ – Xô – Trung
trong những năm diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân
Việt Nam phản ánh một hiện thực điển hình trong quan hệ chính trị quốc
tế thời kỳ Chiến tranh lạnh, khi mỗi nước đều theo đuổi những mục đích
quốc gia riêng, nhưng lại chịu sự chi phối nhất định của lợi
ích phe phái và ý thức hệ Hiện nay, các nước trên thế giới (dù có chung
hệ tư tưởng hay không) đang bị chi phối bởi quá trình hội nhập quốc tế.
Các nước, đặc biệt là các nước nhỏ
đang tìm kiếm những hình thức mới trong quan hệ hợp tác, nhằm đạt tới
sự bình đẳng, trên cơ sở tôn trọng quyền lợi của nhau, mang lại hiệu quả
thiết thực. Mặc dù thế giới có nhiều đổi thay, nhưng kinh nghiệm cũ vẫn
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Bài học rút ra ở đây là: Ngoại giao
là tấm gương phản chiếu sự thịnh, suy, yếu, mạnh của mỗi quốc gia trong
mối quan hệ tương tác các lợi ích, trí và lực. Do vậy, muốn đạt tới quan
hệ bình đẳng trong một ván cờ ngoại giao, trước hết phải tự củng cố,
xây dựng thực lực của đất nước, đặt mình vào trong sự chuyển động của
các mối quan hệ quốc tế, vận động cùng thế cục .
——-
1Với
sự giúp đỡ Inđônêxia 367.5 triệu rúp và Ấn Độ 1.5 tỉ rúp, thì sự giúp
đỡ của Liên Xô cho Việt Nam còn rất khiêm tốn.
2 Hội
nghị đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng về đường lối cách mạng Việt
Nam và một số vấn đề về quốc tế, trong đó có
chủ
trương phải thắng Mỹ trong chiến tranh đặc biệt và “chống chủ nghĩa xét
lại hiện đại”.
3 Gaiđuk. V.I (1998), Liên bang Xô-viết
và chiến tranh Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 53.
4 Ngoại
giao Việt Nam (1945-2000) (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.,
tr. 235.
5 Lịch sử chính sách đối ngoại của Liên
Xô (1945-1970) (1971), Nxb Khoa học, Matxcơva, bản lưu tại Viện Sử
học, tr.520
6 Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Sdd.
5. Tình cảm gắn bó giữa nhân dân hai
nước Việt Nam và LB Nga
Mối quan hệ hữu nghị truyền
thống giữa hai nước Việt Nam – LB Nga đã có từ rất lâu, từ thời kỳ nước
Nga Sa hoàng ở nửa cuối thế kỷ 19, nhiều năm trước Cách mạng Tháng Mười
Nga.
Nhân dân Việt
Nam từ lâu đã có tình cảm yêu quý và gắn bó với nhân dân Nga. Chúng ta
đều biết rằng Việt Nam và LB Nga có mối quan hệ hữu nghị truyền thống từ
hơn nửa thế kỷ nay và mốc của nó được chính thức xác nhận vào ngày
30-1-1950. Thế nhưng thực ra quan hệ giữa hai nước đã có từ trước đó rất
lâu, từ thời kỳ nước Nga Sa hoàng ở nửa cuối thế kỷ 19, nhiều năm trước
Cách mạng Tháng Mười Nga.
Qua Quốc tế Cộng sản với
vai trò tích cực của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, các tổ chức yêu nước và
cách mạng Việt Nam đã đặt những viên gạch đầu tiên cho quan hệ Việt Nam
và Liên Xô. Trong thời gian từ những năm 20 đến 30 của thế kỷ 20, có tới
47 nhà cách mạng Việt Nam theo học và tốt nghiệp Ðại học Phương Ðông
Moscow. Phần lớn trong số họ đã trở thành nòng cốt và những người lãnh
đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam.
Ðầu năm 1950, trong khi
nhà nước non trẻ của chúng ta đang gặp muôn vàn khó khăn, bị các thế lực
thù địch bao vây, cô lập từ nhiều phía, Liên Xô và nhiều nước xã hội
chủ nghĩa khác đã chính thức công nhận, thiết lập quan hệ ngoại giao với
nước ta, mở ra giai đoạn mới trong phát triển đất nước, khẳng định vai
trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Suốt trong những năm 50
đến 80 của thế kỷ trước, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô không
ngừng được củng cố và phát triển. Cùng với việc ký kết "Hiệp định kinh
tế thương mại" (năm 1955) và "Hiệp định trao đổi văn hóa song phương"
(năm 1957), quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước phát triển mạnh và
rất hiệu quả, đặc biệt là quan hệ hữu nghị nhân dân.
Tiếp sau việc thiết lập
quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên Xô ngày 30-1-1950, ngày
23-5-1950, Hội Hữu nghị Việt-Xô đã được thành lập, góp phần thắt chặt
mối quan hệ đồng chí anh em giữa nhân dân hai nước. Trước đó, tại Liên
Xô, Hội Hữu nghị Xô-Việt cũng được thành lập nhằm thống nhất các hoạt
động hữu nghị, ủng hộ và đoàn kết của các tầng lớp nhân dân Liên Xô đối
với nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến trước đây và xây dựng hòa
bình sau này.
Cùng với đà phát triển
của cách mạng Việt Nam và sự gia tăng của quan hệ hợp tác về mọi mặt
giữa Liên Xô và Việt Nam là sự giúp đỡ khẳng khái, vô tư và chí tình của
các dân tộc trong Liên bang Xô-viết dành cho nhân dân ta trong hơn nửa
thế kỷ qua. Trên đất nước Việt Nam, nhiều công trình đồ sộ như nhiệt
điện Phả Lại, Uông Bí, Thủy điện Hòa Bình, Trị An, Yaly, cầu Thăng Long,
Cung Văn hóa hữu nghị Việt-Xô, tổ hợp khai thác dầu khí
Vietsovpetro... đã được xây dựng, mang lại hiệu quả to lớn cho nền kinh
tế quốc dân; hàng chục nghìn tấn gạo, bột mì, thuốc men, đường, sữa, các
nhu yếu phẩm... đã được các bạn Liên Xô đưa đến; hàng chục nghìn người
Việt Nam đã được đào tạo tại Liên Xô và đang cống hiến hết mình cho công
cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.
Nhân dân Việt Nam luôn
luôn ghi nhớ những điều này, cảm ơn những người bạn Nga, Ukraine,
Belarus, Uzbekistan... đã tổ chức nhiều cuộc tuần hành biểu dương lực
lượng, kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam, đòi đế quốc
Mỹ ngừng ngay cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Với phần lớn người dân
Việt Nam, Liên Xô là một từ đồng nghĩa với tình cảm anh em chân thành
gắn bó. Nhiều người coi Liên Xô như Tổ quốc thứ hai của mình.
Sau khi Liên Xô tan rã
năm 1991, quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô chuyển thành mối quan hệ với
Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây. Với việc hai nước ký
"Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ LB Nga và CHXHCN Việt
Nam" (năm 1994) và "Tuyên bố chung giữa hai Chính phủ về thúc đẩy hợp
tác kinh tế-thương mại và khoa học" (năm 1997), quan hệ hai nước ngày
càng khởi sắc, nhất là sau chuyến thăm Việt Nam lần đầu của Tổng thống
Nga V.Pu-tin năm 2001. Từ đó đến nay, lãnh đạo hai nước đã có nhiều
chuyến thăm lẫn nhau, nhất trí cùng nhau nâng quan hệ hai nước lên tầm
đối tác chiến lược.
Ðảng và Nhà nước Việt Nam
luôn coi trọng tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện trên quy mô lớn với
LB Nga, coi LB Nga là nước bạn hữu nghị truyền thống và đối tác chiến
lược của Việt Nam. Quan hệ này không ngừng được tăng cường và phát
triển. Kim ngạch thương mại song phương từ chỗ chỉ đạt khoảng 350-400
triệu USD vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước, đã lên tới hơn một tỷ
USD năm 2005, trung bình tăng 15%/năm và tương lai hứa hẹn sẽ phát triển
tương xứng tiềm năng của hai nước. Hợp tác song phương trong các lĩnh
vực dầu khí, năng lượng, đầu tư, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào
tạo, văn hóa - du lịch ngày càng mở rộng và phát triển. LB Nga hiện có
52 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng 299 triệu
USD, đứng thứ 24/78 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nga vẫn
là một trong những nước góp phần đào tạo nguồn nhân lực quan trọng cho
Việt Nam. Các hoạt động giao lưu văn hóa thông qua việc thường xuyên tổ
chức "Những ngày văn hóa" làm tăng thêm sự hiểu biết giữa hai dân tộc.
Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách Nga.
Ðáp ứng yêu cầu của tình
hình mới và nguyện vọng của những người Việt Nam yêu quý, gắn bó với
nước Nga, Hội Hữu nghị Việt Nam-LB Nga đã được thành lập ngày
19-12-1994. Từ khi thành lập đến nay, Hội Hữu nghị Việt Nam-LB Nga không
ngừng phát triển cả về số lượng hội viên đến quy mô hoạt động, đóng góp
tích cực và hiệu quả vào việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị
hợp tác truyền thống Việt-Nga.
Hội đã đề ra chương trình
hoạt động theo tinh thần đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt
động phù hợp quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam-LB Nga trong tình hình
hiện nay. Theo đó, Hội chú trọng hình thành và phát triển qua kênh của
Hội quan hệ hợp tác song phương về kinh tế thương mại, giáo dục - đào
tạo, văn hóa - du lịch, v.v. trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Ðến nay
nhiều địa phương, tỉnh, thành phố của hai nước đã có quan hệ hợp tác
trực tiếp với nhau.
Với sự hỗ trợ về mặt
thông tin của Hội, nhiều địa phương và các doanh nghiệp Nga đang tích
cực triển khai hoạt động tìm kiếm các đối tác Việt Nam để hợp tác về
trao đổi nhân công trong lĩnh vực xây dựng, giáo dục - đào tạo và đặc
biệt là trao đổi các ngày văn hóa giữa các địa phương của hai nước.
Hội Hữu nghị Việt Nam-LB
Nga còn triển khai nhiều hoạt động thiết thực như trao đổi các đoàn
thiếu nhi và trẻ em của hai nước thăm và nghỉ hè tại mỗi nước, mời các
đoàn nghệ sĩ của Nga sang thăm và biểu diễn nghệ thuật vì hòa bình tại
Việt Nam. Ðây là một trong những hoạt động có ý nghĩa to lớn, đóng góp
tích cực vào việc chuyển giao bó đuốc của tình hữu nghị Việt Nam-LB Nga
cho thế hệ sau.
Từ năm 1995 đến nay, cùng
với Hiệp hội những người Việt Nam đã được đào tạo tại Liên Xô trước đây
(Vinacorvuz), Hội làm nòng cốt tổ chức thành công mười cuộc gặp những
người Việt Nam đã học tập, công tác tại Nga và Liên Xô. Mỗi cuộc gặp thu
hút khoảng hai nghìn người tham dự. Ðặc biệt cuộc gặp lần thứ VI năm
2001 đã vinh dự được đón Tổng thống Nga V.Putin tham dự.
KỶ niệm 90 năm Cách mạng
Tháng Mười Nga, ngoài các hoạt động do Hội Hữu nghị Việt Nam - LB Nga
triển khai tại nhiều địa phương trên toàn quốc, đáp ứng nguyện vọng của
đông đảo hội viên và những người Việt Nam yêu quý và gắn bó với nước
Nga, Hội đã tích cực phối hợp Ðài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương
trình giao lưu ca nhạc mang tên "Ðêm hội Việt-Nga" vào tối 7-11. Ðây
không chỉ là chương trình nói về quan hệ hợp tác Việt-Nga mà còn là dịp
tôn vinh tình hữu nghị đặc biệt của nhân dân hai nước, một tình cảm gắn
bó bền chặt giữa hai dân tộc, một tình cảm đã và đang góp phần tạo điều
kiện để hai nước thực hiện thắng lợi những cải cách về kinh tế-xã hội ở
mỗi nước cũng như củng cố hòa bình, ổn định và phồn vinh tại nước mình
và trong khu vực.
GS, TSKH Ðào Trọng Thi
Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - LB Nga 7 Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt- Trung, Nxb Đà Nẵng, 1996, tr 73. 8 Gaiđuk. V.I (1998), Sđd, tr. 126. 9 Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Sdd. 10 Việt Nam- Liên Xô 30 năm quan hệ (1950-1980) (1980), Nxb Ngoại giao, Hà Nội, tr. 139. 11 Gaiđuk. V.I (1998), Sđd , tr. 125. 12 Quan hệ Việt – Xô trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bản lưu tại Văn phòng lưu trữ Trung ương Đảng,tr. 30 13 Lý Đan Tuệ (2000), “Xung đột và mâu thuẫn Trung Quốc –Liên Xô trong vấn đề viện trợ cho Việt Nam chống Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Liên Xô Trung Quốc đương đại, số 3, tài liệu dịch từ tiếng Trung Quốc, lưu tại viện Sử học, tr.1. 14 Quan hệ Việt – Xô trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Sđd, tr. 35.
4. QUAN HỆ MỸ - XÔ – TRUNG VÀ ĐƯỜNG LỐI ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ CỦA VIỆT NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
Nguyễn Khắc Huỳnh (Nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao và quan hệ quốc tế)
.............
1-Về vấn đề thống nhất hành động của các nước XHCN.
Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, mong muốn các nước XHCN anh em, trước hết là ba nước Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, có những biểu thị về tinh thần và trên thực tế để tạo thế mạnh cho Việt Nam và áp đảo thái độ hung hăng của Mỹ.
Ngày 5-2-1965, trên đường sang Việt Nam, Thủ tướng Liên Xô Kosyghin ghé qua Trung Quốc, gợi ý các nước XHCN ra chung văn kiện kêu gọi họp một hội nghị quốc tế kiểu Genève về Việt Nam.
Ngày 22-2-1965, Việt Nam trao cho Liên Xô, Trung Quốc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên dự thảo tuyên bố chung của các nước XHCN, lên án Mỹ tăng cường, mở rộng chiến tranh Việt Nam. Liên Xô tán thành, Trung Quốc không đồng ý (28-2) . Tháng 3-1965, Liên Xô lại đề nghị họp ba đảng Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam để bàn phối hợp hành động . . . nhưng không được Trung Quốc chấp thuận.
Trong nhiều cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo Trung Quốc, phía Bạn thường nói thẳng không tán thành hành động thống nhất. Tại cuộc hội đàm tại Hà Nội ngày 7-3-1971,Thủ tướng Chu Ân Lai nói: "Nếu lập mặt trận chống Mỹ rộng rãi trên thế giới và đưa Liên Xô vào thì chúng ta sẽ bị xỏ mũi".
2- Trong vấn đề viện trợ cho Việt Nam.
Cả Liên Xô và Trung Quốc đều hết lòng, nhưng hai nước cũng có nhiều xung khắc. Phía Trung Quốc thường lên án viện trợ của Liên Xô, cho rằng "Liên Xô dùng viện trợ để phục vụ chính sách của họ". Trong một cuộc hội đàm, phía Trung Quốc bài xích viện trợ của Liên Xô và khuyên Việt Nam không nhận viện trợ của Liên Xô, chỉ nhận viện trợ của Trung Quốc.
Trong việc vận chuyển viện trợ của Liên Xô quá cảnh qua Trung Quốc Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là mỗi khi Liên Xô có ý định thay đổi mặt hàng, khối lượng, biện pháp vận chuyển. Tháng 4-1967, khi Liên Xô muốn tăng mức hàng viện trợ quá cảnh Trung Quốc từ 1 vạn lên 3 vạn tấn/tháng, Việt Nam phải đứng ra dàn xếp mới được. Cũng vậy hai tháng sau, Liên Xô muốn thoả thuận vận chuyển 24 máy bay MIG từ đường sắt qua đường không, phía Trung Quốc cũng không chấp nhận, dù phía Việt Nam đã đứng ra làm trung gian dàn xếp.
3 - Trong vấn đề Việt Nam ngồi đàm phán với Mỹ
Ý kiến của Liên Xô - Trung Quốc cũng khác nhau và sự gợi ý, gây sức ép của họ cũng theo hướng khác nhau. Với chính sách hoà hoãn với Mỹ, từ sớm, Liên Xô đã sẵn sàng làm trung gian, tạo cơ hội cho các cuộc tiếp xúc Mỹ -Việt Nam (như vụ May Flower (tháng 5-1965). LiênXô hoan nghênh chủ trương và tuyên bố của Việt Nam (28-l-1967) đòi Mỹ chấm dứt ném bom để nói chuyện. Mỹ-Xô cũng nhiều lần trực tiếp bàn vấn đề hoà bình ở Việt Nam nhưng Liên Xô không đi xa lập trường của Việt Nam.
Trái lại, Trung Quốc một thời gian dài phản đối, tìm cách ngăn chặn cục diện đánh - đàm. Tháng 7-1965, trong hội đàm cấp cao ở Bắc Kinh. phía Trung Quốc cho rằng: xét lại Liên Xô muốn miền Bắc đàm phán với Mỹ, gạt Mặt trận dân tộc giải phóng, bán rè anh em? Sau khi Việt Nam có tuyên bố 3-4-1968 mở cuộc tiếp xúc với Mỹ, thì Trung Quốc không tán thành và cho rằng như thế là vội vàng quá, chưa phải thời cơ. phải giữ cao giọng. . . Đến khi Việt Nam sắp thoả thuận với Mỹ về việc Mỹ chấm dứt ném bom và họp hội nghị 4 bên, phía Trung Quốc càng phản đối quyết liệt đến mức nêu vấn đề quan hệ và vấn đề viện trợ để "nhắc nhở" ta. Việt Nam phải trải qua những chặng đường rất gian truân.
V-VIỆT NAM ỨNG PHÓ THẮNG LỢI VỚI QUAN HỆ BA NƯỚC LỚN.
Việt Nam đánh Mỹ, một nước mạnh về tiềm lực, lại có nhiều phương tiện và thủ đoạn ngoại giao để lôi kéo các nước về phía mình. Mỹ lại dùng nhiều thủ đoạn tác động đến các đồng minh của ViệtNam, đặc biệt là lợi dụng mâu thuẫn Xô-Trung để hạn chế hai nước ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam, tận dụng vai trò hai nước để giúp Mỹ, tìm giải pháp có lợi cho họ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ta đã có đường lối đấu tranh trên ba mặt trận quân sự - chính trị - ngoại giao để đánh và thắng Mỹ. Ở đây chỉ giới hạn trong vấn đề cốt lõi là Việt Nam đã vận dụng đường lối, quan điểm độc lập, tự chủ như thế nào để chống chọi với Mỹ và ứng phó với quan hệ giữa ba nước lớn.
1, Đối với Mỹ.
Lúc này, chiến tranh lạnh đang chi phối cục diện thế giới. Mỹ là siêu cường số một. Nhân dân thế giới chống Mỹ mạnh mẽ. Cuộc kháng chiến của Việt Nam được cả thế giới quan tâm. Họ muốn xem Việt Nam có đánh được Mỹ không? Có thắng lợi được không? Trong việc đánh giá Mỹ cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có lập luận cho rằng Mỹ là con hổ giấy không có gì đáng sợ. Khrouchev coi Mỹ là con hổ giấy có răng nguyên tử. Còn Việt Nam thì đánh giá Mỹ trong bối cảnh thời đại, trong tương quan tại chiến trường Việt Nam và đi đến quyết tâm đánh Mỹ với niềm tin có căn cứ là có thể thắng Mỹ bằng cách đánh của Việt Nam, với sự ủng hộ của quốc tế. Đó là mấu chất để phát huy tính độc lập, tự chủ trong đường lối kháng chiến .
Một đặc điểm quan trọng của chiến tranh Việt Nam là vấn đề đàm phán được đặt ra từ rất sớm. Đầu năm 1965, Mỹ phát động chiến tranh lớn. Tháng 4 năm đó Mỹ rêu rao đòi "đàm phán không điều kiện" và dùng thủ đoạn này ép ta, gây khó khăn cho ta suốt hai năm. Ta quyết đánh-đàm theo kiểu của ta. Từ đầu, ta chủ trương đánh đến một lúc nào thì đi vào vừa đánh vừa đàm để kiềm chế Mỹ và giành thắng lợi từng bước. Nhưng ta đi vào đàm phán, vào thời điểm do ta chọn. Dự định của ta như vậy, nhưng thực hiện không dễ dàng. Suốt hai năm 1965-1966, về ngoại giao, Mỹ liên tục mở các chiến dịch hoà bình rất quy mô, có nhiều tác động đến dư luận quốc tế không thuận cho ta. Mỹ còn sử dụng nhiều con đường khác nhau qua trung gian. Có những vai trò trung gian rất có ảnh hưởng như hai Chủ tịch Hội nghị Genève 1954 là Anh và Liên Xô, các nước trong Uỷ ban quốc tế, các nước không liên kết . . .Thủ tướng Anh và Liên Xô gặp nhau ở London tháng 2-l967 bàn vấn đề Việt Nam; rồi Tổng thư ký Liên hợp quốc, Giáo hoàng, Thủ tướng Ấn Độ. Canada . . .đều có những đề nghị hoà bình, đều muốn có vai trò trung gian, không có lợi cho ta. Nặng nề nhất là lời kêu gọi của 17 nước Không liên kết họp ở Nam Tư do Ti to và Shastri (Thủ tướng Ấn Độ) đề xướng, trong đó nêu rõ: "Chỉ có một cách để chấm dứt cuộc xung đột, đó là tìm giải pháp hoà bình bằng con đường thương lượng. Cho nên chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các bên hữu quan hãy mở cuộc đàm phán càng sớm càng tốt, không đề ra một điều kiện tiên quyết nào" (15-3-1965). Số đông các nước không liên kết đều là bạn của Việt Nam, có thiện chí hoà bình nhưng họ chưa hiểu thực tế và bài bản đánh-đàm của Việt Nam nên vô hình chung đã đưa ra một lời kêu gọi theo lập trường Mỹ, gây khó khăn lớn cho ta.
Nêu ra các chiến dịch của Mỹ và hoạt động trung gian mạnh mẽ sôi động như vậy để thấy, trong thời kỳ này Việt Nam đã phải chịu sức ép nặng nề như thế nào và đã phải đề cao tính độc lập, tự chủ như thế nào để làm thất bại mưu toan của Mỹ đòi "đàm phán không điều kiện".
Ta kiên trì ứng phó trong hai năm. Đến đầu năm 1967, khi trên chiến trường ta đã tìm ra cách đánh Mỹ có hiệu quả, thế của ta mạnh lên, ta mới cho nổ "quả bom ngoại giao", "đòi Mỹ chấm dứt hoàn toàn ném bom miền Bắc để nói chuyện". Đòn tấn công ngoại giao này rất mạnh và hiệu quả. Nó góp phần lật ngược dư luận, đẩy Mỹ vào thế bị động đối phó. Các nước và lực lượng mà 1, 2 năm trước còn ép ta nhận “đàm phán không điều kiện” thì nay chuyển sang ủng hộ mạnh mẽ lập trường của Việt Nam. Quan điểm độc lập, tự chủ phát huy mạnh mẽ hơn lúc nào hết. Từ đó cho đến lúc kết thúc chiến tranh, ta luôn luôn giữ vững độc lập, tự chủ, phối hợp chiến trường với ngoại giao, mở cục diện đánh - đàm tháng 4-1968, mở hội nghị 4 bên tháng 1- 1969, đưa đàm phán vào giai đoạn kết thúc giữa năm 1972. Tóm lại. lúc nào bắt đầu đánh - đàm, đàm thế nào. lúc nào kết thúc . . . Việt Nam tự quyết định, vượt qua mọi tác động và sức ép bên ngoài, vượt lên các mưu toan và mánh lới của Mỹ - đó là một đường lối độc lập, tự chủ cao!
2-Ứng phó với mâu thuẫn Xô - Trung.
Hai nước lớn XHCN đồng minh của ta giúp ta chống Mỹ. là thuận lợi rất lớn cho Việt Nam. Nhưng Xô - Trung mâu thuẫn, Mỹ tìm cách khoét vào . . . . đó là vấn đề rất lớn đặt ra cho ngoại giao Việt Nam.
Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều tâm sức cho công việc này với tinh thần giữ gìn cho được đoàn kết giữa Việt Nam với Liên Xô và với Trung Quốc, tranh thủ hai nước giúp ta ở mức cao nhất. đồng thời hạn chế các tiêu cực do mâu thuẫn này gây ra và làm thất bại ý đồ của Mỹ hòng gây tác động phức tạp cho quan hệ giữa Việt Nam với hai nước.
Để làm được việc này, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra các điểm tương đồng và điểm khác nhau trong quan hệ giữa mỗi nước với Việt Nam, xác định lợi ích và chính sách của mỗi nước trong chiến tranh Việt Nam, từ đó tìm ra mẫu số chung về lợi ích là nghĩa vụ quốc tế đối với một đồng minh XHCN, giúp Việt Nam đánh Mỹ, làm cho Mỹ suy yếu, bảo vệ các nước XHCN, bảo vệ hoà bình. Trên tinh thần độc lập, tự chủ, chúng ta lấy đại cục làm trọng, chân thành đoàn kết, tôn trọng lợi ích từng nước, đồng thời rất chú ý các quan điểm riêng biệt của nước này, nước kia để xử lý mềm dẻo, thoả đáng.
Thời kỳ đầu (từ 1963 trở về trước), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ra sức góp phần vun đắp cho mối tình đoàn kết Xô - Trung, đoàn kết XHCN. Tại Hội nghị 81 Đảng Cộng sán và công nhân (11-1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh gắng sức dàn hoà Xô-Trung để có được tuyên bố chung. Khi luận chiến trở nên quyết liệt tháng 2-1963, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam tuyên bố đề nghị các Đảng chấm dứt công kích lẫn nhau trên đài phát thanh và báo chí.
Sau đó. chúng ta hướng vào đoàn kết với từng nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Phải làm sao trong Đảng và trong nhân dân giữ được lòng yêu mến và biết ơn các nước anh em. Đó là "Thiên kinh địa nghĩa". Với tinh thần đó, chúng ta duy trì quan hệ chân thành, tin cậy với các nhà lãnh đạo hai nước. Trên các vấn đề có ý nghĩa chiến lược, việc hội đàm trao đổi thường do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng trực tiếp làm việc với lãnh đạo cao nhất của Bạn. Ngoài ra, hàng năm, từng thời kỳ, có những Uỷ viên Bộ Chính trị trực tiếp làm việc với Bạn về các vấn đề ngoại giao, viện trợ . . .
Một chính sách lởn của ta là giữ cân bằng trong quan hệ với hai nước, không đứng về bên này chống bên kia. Tránh mọi biểu hiện và động thái có thể gây hiểu lầm ta trọng bên này hơn bên kia. Điện chúc mừng, điện cảm ơn, các phát biểu long trọng, ta tính toán sao cho cân nhau. không gây cảm giác bên trọng, bên sơ Việt Nam nhất thiết không tham gia các hoạt động của bên này mà bên kia không tán thành. Trung Quốc muốn triệu tập “Hội nghị 11 Đảng gần Trung Quốc" Việt Nam không tham gia. Liên Xô "Họp 75 Đảng Cộng sản và công nhân", Việt Nam khước từ.
Hai nước chân thành giúp ta, ta trân trọng, nhưng cái gì nhận, cái gì không nhận, nhận của ai . . . phải cân nhắc rất kỹ. Ta nhận mấy chục vạn quân công binh và phòng không Trung Quốc giúp ta, nhưng không yêu cầu Liên Xô cử bộ đội phòng không và sĩ quan điều khiển tên lửa sang giúp (1). Ta nhận chuyên gia kỹ thuật Liên Xô giúp ở miền Bắc nhưng không để Liên Xô đặt cố vấn bên cạnh Mặt trận dân tộc giải phóng ở miềnNam, không để Trung Quốc cử cán bộ nghiên cứu vào miền Nam. Cũng vậy, khi Trung Quốc gợi ý sẵn sàng đưa công binh giúp làm đường vào Nam. ta tìm cách từ chối khéo.
Khó khăn nhất là khi xử lý các vấn đề liên quan đến Việt Nam mà Liên Xô-Trung Quốc có ý kiến khác nhau. Việt Nam cần, Liên Xô cũng muốn có hành động thống nhất: họp 3 Đảng, tuyên bố chung của các nước XHCN, lập đường hàng không Liên Xô-Việt Nam và căn cứ không quân Liên Xô ở Hoa Nam . . . các việc này có được thì tốt cho Việt Nam biết bao, nhưng khi Trung Quốc đã không đồng ý thì Việt Nam bàn với Liên Xô tạm gác lại để khỏi gây cấn cá cho Trung Quốc
Vấn đề chuyển hàng viện trợ của Liên Xô quá cảnh Trung Quốc, để tránh nghi ngại của Bạn, ta nêu vấn đề với Trung Quốc rằng ta nhận hàng của Liên Xô ngoài biên giới Trung-Xô. Hàng đi qua Trung Quốc là hàng của Việt Nam.
Ở trên đã nêu, quan điểm của Liên Xô, Trung Quốc khác nhau về đánh-đàm. Ta kiên trì con đường và bài bản đã chọn. Với Liên Xô, Việt Nam kiên trì vận động Bạn ủng hộ lập trường 4 điểm của Việt Nam. Liên Xô có những gợi ý, thúc đẩy, muốn trung gian nhưng vẫn phải tôn trọng lập trường của Việt Nam . Trung Quốc phản đối Việt Nam đi vào nói chuyện với Mỹ, Việt Nam khẳng định kiên quyết chiến đấu. Nói chuyện không gây trở ngại cho chiến trường. Găng nhất là cuối năm 1968 khi Việt Nam sắp thoả thuận với Mỹ chuyển đàm phán sang giai đoạn mới, Trung Quốc phản đối quyết liệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh phải cử đoàn cán bộ cấp cao miền Nam sang biểu thị quyết tâm chống Mỹ đến thắng lợi. Từ giữa năm 1971 , tình hình thuận hơn, nhưng Việt Nam vẫn thận trọng. Tháng 10-1972, khi Việt Nam trao cho Mỹ đề nghị hoà bình có tính chất quyết định, thì chúng ta cũng đồng thời trao văn bản đó cho lãnh đạo Liên Xô -Trung Quốc và đều được sự đồng tình và ủng hộ cao. Đây là một kết quả lớn của chủ trương độc lập, tự chủ và chân thành đoàn kết.
Trong quan hệ với hai nước lớn, có những vấn đề rất tế nhị, ứng xử không khéo sẽ gây phức tạp. Dịp ngày sinh lần thứ 70 của Khrouchev (17- 4-1964) , thay vì gửi điện mừng theo kiểu thông thường có thể gây hiểu lầm với một bên, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đại sứ Liên Xô. Nâng cốc chúc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô mạnh khoẻ, sống lâu, hạnh phúc. . .Đại sứ Liên Xô cảm kích hứa sẽ chuyển ngay lời chúc mừng của Chủ tịch tới Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.
Suốt thời kỳ Cách mạng Văn hoá Trung Quốc, phía Bạn luôn yêu cầu Việt Nam bày tỏ ủng hộ, ở trong nước dễ tránh: nhưng Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh thì phải chịu sức ép trực tiếp. Trong một cuộc mít-tinh của thanh niên. sinh viên Trung Quốc ủng hộ Việt Nam, Bạn yêu cầu trong phát biểu của Đại sứ Việt Nam có đoạn ủng hộ Cách mạng Văn hoá. Trong thế khó xử, Đại sứ Việt Nam chỉ nói về cách mạng Văn hoá Trung Quốc một cách chung chung mà không bày tỏ sự ủng hộ. Những người thuộc phái Giang Thanh rất bất bình. Hôm sau, Nhân dân nhật báo cũng không đăng nội dung bài phát biểu của Đại sứ Việt Nam.
Mười năm chống chọi với đế quốc Mỹ cũng là mười năm giữ đoàn kết Xô-Trung, giữ cân bằng quan hệ với hai nước. Báo chí quốc tế thường ví von Hà Nội đã "làm xiếc thăng bằng" trong quan hệ với hai ông bạn lớn.
Chúng ta thành công vì chúng ta có đường lối độc lập, tự chủ. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, trong vấn đề này chúng ta cũng không tránh khỏi sai sót. Mùa Xuân năm 1968, khi Liên Xô cùng mấy nước trong Hiệp ước Warsaw đưa quân vào Tiệp Khắc dập tắt cuộc nổi dậy "Mùa Xuân Praha", Việt Nam ra tuyên bố cấp cao bày to sự ủng hộ. Vì tranh thủ Liên Xô mà ta ủng hộ một việc làm sai luật pháp quốc tế lại để mất cân bằng quan hệ với hai nước lớn. Khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô tuyên bố "nguyên tắc chủ quyền hạn chế" - một quan điểm không phù hợp pháp lý quốc tế, Việt Nam không lên tiếng, kể cả bên trong.
Đầu năm 1972, Liên Xô - Trung Quốc đi vào hoà hoãn với Mỹ và đón tiếp Nixon, Việt Nam giữ độc lập, tự chủ, khẳng định mạnh mẽ: "Việt Nam là của chúng tôi. Các đồng chí không được bàn với Mỹ về vấn đề Việt Nam". Nhờ vậy, Việt Nam đã hạn chế được các tiêu cực do hoà hoãn giữa các nước lớn. Tuy nhiên, thiếu sót của ta là chậm phát hiện và đánh giá chính xác khả năng và giới hạn của quá trình hoà hoãn cũng như chưa xác định được các khả năng Việt Nam có thể khai thác để tham gia vào cuộc chơi quốc tế lớn này, phục vụ đấu tranh chống Mỹ tốt hơn .
Quan hệ thuận với các nước lớn, giữ vững độc lập, tự chủ luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngoại giao trong bất cứ hoàn cảnh nào.
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
Nguyễn Khắc Huỳnh (Nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao và quan hệ quốc tế)
.............
1-Về vấn đề thống nhất hành động của các nước XHCN.
Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, mong muốn các nước XHCN anh em, trước hết là ba nước Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, có những biểu thị về tinh thần và trên thực tế để tạo thế mạnh cho Việt Nam và áp đảo thái độ hung hăng của Mỹ.
Ngày 5-2-1965, trên đường sang Việt Nam, Thủ tướng Liên Xô Kosyghin ghé qua Trung Quốc, gợi ý các nước XHCN ra chung văn kiện kêu gọi họp một hội nghị quốc tế kiểu Genève về Việt Nam.
Ngày 22-2-1965, Việt Nam trao cho Liên Xô, Trung Quốc, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên dự thảo tuyên bố chung của các nước XHCN, lên án Mỹ tăng cường, mở rộng chiến tranh Việt Nam. Liên Xô tán thành, Trung Quốc không đồng ý (28-2) . Tháng 3-1965, Liên Xô lại đề nghị họp ba đảng Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam để bàn phối hợp hành động . . . nhưng không được Trung Quốc chấp thuận.
Trong nhiều cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo Trung Quốc, phía Bạn thường nói thẳng không tán thành hành động thống nhất. Tại cuộc hội đàm tại Hà Nội ngày 7-3-1971,Thủ tướng Chu Ân Lai nói: "Nếu lập mặt trận chống Mỹ rộng rãi trên thế giới và đưa Liên Xô vào thì chúng ta sẽ bị xỏ mũi".
2- Trong vấn đề viện trợ cho Việt Nam.
Cả Liên Xô và Trung Quốc đều hết lòng, nhưng hai nước cũng có nhiều xung khắc. Phía Trung Quốc thường lên án viện trợ của Liên Xô, cho rằng "Liên Xô dùng viện trợ để phục vụ chính sách của họ". Trong một cuộc hội đàm, phía Trung Quốc bài xích viện trợ của Liên Xô và khuyên Việt Nam không nhận viện trợ của Liên Xô, chỉ nhận viện trợ của Trung Quốc.
Trong việc vận chuyển viện trợ của Liên Xô quá cảnh qua Trung Quốc Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là mỗi khi Liên Xô có ý định thay đổi mặt hàng, khối lượng, biện pháp vận chuyển. Tháng 4-1967, khi Liên Xô muốn tăng mức hàng viện trợ quá cảnh Trung Quốc từ 1 vạn lên 3 vạn tấn/tháng, Việt Nam phải đứng ra dàn xếp mới được. Cũng vậy hai tháng sau, Liên Xô muốn thoả thuận vận chuyển 24 máy bay MIG từ đường sắt qua đường không, phía Trung Quốc cũng không chấp nhận, dù phía Việt Nam đã đứng ra làm trung gian dàn xếp.
3 - Trong vấn đề Việt Nam ngồi đàm phán với Mỹ
Ý kiến của Liên Xô - Trung Quốc cũng khác nhau và sự gợi ý, gây sức ép của họ cũng theo hướng khác nhau. Với chính sách hoà hoãn với Mỹ, từ sớm, Liên Xô đã sẵn sàng làm trung gian, tạo cơ hội cho các cuộc tiếp xúc Mỹ -Việt Nam (như vụ May Flower (tháng 5-1965). LiênXô hoan nghênh chủ trương và tuyên bố của Việt Nam (28-l-1967) đòi Mỹ chấm dứt ném bom để nói chuyện. Mỹ-Xô cũng nhiều lần trực tiếp bàn vấn đề hoà bình ở Việt Nam nhưng Liên Xô không đi xa lập trường của Việt Nam.
Trái lại, Trung Quốc một thời gian dài phản đối, tìm cách ngăn chặn cục diện đánh - đàm. Tháng 7-1965, trong hội đàm cấp cao ở Bắc Kinh. phía Trung Quốc cho rằng: xét lại Liên Xô muốn miền Bắc đàm phán với Mỹ, gạt Mặt trận dân tộc giải phóng, bán rè anh em? Sau khi Việt Nam có tuyên bố 3-4-1968 mở cuộc tiếp xúc với Mỹ, thì Trung Quốc không tán thành và cho rằng như thế là vội vàng quá, chưa phải thời cơ. phải giữ cao giọng. . . Đến khi Việt Nam sắp thoả thuận với Mỹ về việc Mỹ chấm dứt ném bom và họp hội nghị 4 bên, phía Trung Quốc càng phản đối quyết liệt đến mức nêu vấn đề quan hệ và vấn đề viện trợ để "nhắc nhở" ta. Việt Nam phải trải qua những chặng đường rất gian truân.
V-VIỆT NAM ỨNG PHÓ THẮNG LỢI VỚI QUAN HỆ BA NƯỚC LỚN.
Việt Nam đánh Mỹ, một nước mạnh về tiềm lực, lại có nhiều phương tiện và thủ đoạn ngoại giao để lôi kéo các nước về phía mình. Mỹ lại dùng nhiều thủ đoạn tác động đến các đồng minh của ViệtNam, đặc biệt là lợi dụng mâu thuẫn Xô-Trung để hạn chế hai nước ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam, tận dụng vai trò hai nước để giúp Mỹ, tìm giải pháp có lợi cho họ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ta đã có đường lối đấu tranh trên ba mặt trận quân sự - chính trị - ngoại giao để đánh và thắng Mỹ. Ở đây chỉ giới hạn trong vấn đề cốt lõi là Việt Nam đã vận dụng đường lối, quan điểm độc lập, tự chủ như thế nào để chống chọi với Mỹ và ứng phó với quan hệ giữa ba nước lớn.
1, Đối với Mỹ.
Lúc này, chiến tranh lạnh đang chi phối cục diện thế giới. Mỹ là siêu cường số một. Nhân dân thế giới chống Mỹ mạnh mẽ. Cuộc kháng chiến của Việt Nam được cả thế giới quan tâm. Họ muốn xem Việt Nam có đánh được Mỹ không? Có thắng lợi được không? Trong việc đánh giá Mỹ cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có lập luận cho rằng Mỹ là con hổ giấy không có gì đáng sợ. Khrouchev coi Mỹ là con hổ giấy có răng nguyên tử. Còn Việt Nam thì đánh giá Mỹ trong bối cảnh thời đại, trong tương quan tại chiến trường Việt Nam và đi đến quyết tâm đánh Mỹ với niềm tin có căn cứ là có thể thắng Mỹ bằng cách đánh của Việt Nam, với sự ủng hộ của quốc tế. Đó là mấu chất để phát huy tính độc lập, tự chủ trong đường lối kháng chiến .
Một đặc điểm quan trọng của chiến tranh Việt Nam là vấn đề đàm phán được đặt ra từ rất sớm. Đầu năm 1965, Mỹ phát động chiến tranh lớn. Tháng 4 năm đó Mỹ rêu rao đòi "đàm phán không điều kiện" và dùng thủ đoạn này ép ta, gây khó khăn cho ta suốt hai năm. Ta quyết đánh-đàm theo kiểu của ta. Từ đầu, ta chủ trương đánh đến một lúc nào thì đi vào vừa đánh vừa đàm để kiềm chế Mỹ và giành thắng lợi từng bước. Nhưng ta đi vào đàm phán, vào thời điểm do ta chọn. Dự định của ta như vậy, nhưng thực hiện không dễ dàng. Suốt hai năm 1965-1966, về ngoại giao, Mỹ liên tục mở các chiến dịch hoà bình rất quy mô, có nhiều tác động đến dư luận quốc tế không thuận cho ta. Mỹ còn sử dụng nhiều con đường khác nhau qua trung gian. Có những vai trò trung gian rất có ảnh hưởng như hai Chủ tịch Hội nghị Genève 1954 là Anh và Liên Xô, các nước trong Uỷ ban quốc tế, các nước không liên kết . . .Thủ tướng Anh và Liên Xô gặp nhau ở London tháng 2-l967 bàn vấn đề Việt Nam; rồi Tổng thư ký Liên hợp quốc, Giáo hoàng, Thủ tướng Ấn Độ. Canada . . .đều có những đề nghị hoà bình, đều muốn có vai trò trung gian, không có lợi cho ta. Nặng nề nhất là lời kêu gọi của 17 nước Không liên kết họp ở Nam Tư do Ti to và Shastri (Thủ tướng Ấn Độ) đề xướng, trong đó nêu rõ: "Chỉ có một cách để chấm dứt cuộc xung đột, đó là tìm giải pháp hoà bình bằng con đường thương lượng. Cho nên chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các bên hữu quan hãy mở cuộc đàm phán càng sớm càng tốt, không đề ra một điều kiện tiên quyết nào" (15-3-1965). Số đông các nước không liên kết đều là bạn của Việt Nam, có thiện chí hoà bình nhưng họ chưa hiểu thực tế và bài bản đánh-đàm của Việt Nam nên vô hình chung đã đưa ra một lời kêu gọi theo lập trường Mỹ, gây khó khăn lớn cho ta.
Nêu ra các chiến dịch của Mỹ và hoạt động trung gian mạnh mẽ sôi động như vậy để thấy, trong thời kỳ này Việt Nam đã phải chịu sức ép nặng nề như thế nào và đã phải đề cao tính độc lập, tự chủ như thế nào để làm thất bại mưu toan của Mỹ đòi "đàm phán không điều kiện".
Ta kiên trì ứng phó trong hai năm. Đến đầu năm 1967, khi trên chiến trường ta đã tìm ra cách đánh Mỹ có hiệu quả, thế của ta mạnh lên, ta mới cho nổ "quả bom ngoại giao", "đòi Mỹ chấm dứt hoàn toàn ném bom miền Bắc để nói chuyện". Đòn tấn công ngoại giao này rất mạnh và hiệu quả. Nó góp phần lật ngược dư luận, đẩy Mỹ vào thế bị động đối phó. Các nước và lực lượng mà 1, 2 năm trước còn ép ta nhận “đàm phán không điều kiện” thì nay chuyển sang ủng hộ mạnh mẽ lập trường của Việt Nam. Quan điểm độc lập, tự chủ phát huy mạnh mẽ hơn lúc nào hết. Từ đó cho đến lúc kết thúc chiến tranh, ta luôn luôn giữ vững độc lập, tự chủ, phối hợp chiến trường với ngoại giao, mở cục diện đánh - đàm tháng 4-1968, mở hội nghị 4 bên tháng 1- 1969, đưa đàm phán vào giai đoạn kết thúc giữa năm 1972. Tóm lại. lúc nào bắt đầu đánh - đàm, đàm thế nào. lúc nào kết thúc . . . Việt Nam tự quyết định, vượt qua mọi tác động và sức ép bên ngoài, vượt lên các mưu toan và mánh lới của Mỹ - đó là một đường lối độc lập, tự chủ cao!
2-Ứng phó với mâu thuẫn Xô - Trung.
Hai nước lớn XHCN đồng minh của ta giúp ta chống Mỹ. là thuận lợi rất lớn cho Việt Nam. Nhưng Xô - Trung mâu thuẫn, Mỹ tìm cách khoét vào . . . . đó là vấn đề rất lớn đặt ra cho ngoại giao Việt Nam.
Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều tâm sức cho công việc này với tinh thần giữ gìn cho được đoàn kết giữa Việt Nam với Liên Xô và với Trung Quốc, tranh thủ hai nước giúp ta ở mức cao nhất. đồng thời hạn chế các tiêu cực do mâu thuẫn này gây ra và làm thất bại ý đồ của Mỹ hòng gây tác động phức tạp cho quan hệ giữa Việt Nam với hai nước.
Để làm được việc này, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra các điểm tương đồng và điểm khác nhau trong quan hệ giữa mỗi nước với Việt Nam, xác định lợi ích và chính sách của mỗi nước trong chiến tranh Việt Nam, từ đó tìm ra mẫu số chung về lợi ích là nghĩa vụ quốc tế đối với một đồng minh XHCN, giúp Việt Nam đánh Mỹ, làm cho Mỹ suy yếu, bảo vệ các nước XHCN, bảo vệ hoà bình. Trên tinh thần độc lập, tự chủ, chúng ta lấy đại cục làm trọng, chân thành đoàn kết, tôn trọng lợi ích từng nước, đồng thời rất chú ý các quan điểm riêng biệt của nước này, nước kia để xử lý mềm dẻo, thoả đáng.
Thời kỳ đầu (từ 1963 trở về trước), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ra sức góp phần vun đắp cho mối tình đoàn kết Xô - Trung, đoàn kết XHCN. Tại Hội nghị 81 Đảng Cộng sán và công nhân (11-1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh gắng sức dàn hoà Xô-Trung để có được tuyên bố chung. Khi luận chiến trở nên quyết liệt tháng 2-1963, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam tuyên bố đề nghị các Đảng chấm dứt công kích lẫn nhau trên đài phát thanh và báo chí.
Sau đó. chúng ta hướng vào đoàn kết với từng nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Phải làm sao trong Đảng và trong nhân dân giữ được lòng yêu mến và biết ơn các nước anh em. Đó là "Thiên kinh địa nghĩa". Với tinh thần đó, chúng ta duy trì quan hệ chân thành, tin cậy với các nhà lãnh đạo hai nước. Trên các vấn đề có ý nghĩa chiến lược, việc hội đàm trao đổi thường do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng trực tiếp làm việc với lãnh đạo cao nhất của Bạn. Ngoài ra, hàng năm, từng thời kỳ, có những Uỷ viên Bộ Chính trị trực tiếp làm việc với Bạn về các vấn đề ngoại giao, viện trợ . . .
Một chính sách lởn của ta là giữ cân bằng trong quan hệ với hai nước, không đứng về bên này chống bên kia. Tránh mọi biểu hiện và động thái có thể gây hiểu lầm ta trọng bên này hơn bên kia. Điện chúc mừng, điện cảm ơn, các phát biểu long trọng, ta tính toán sao cho cân nhau. không gây cảm giác bên trọng, bên sơ Việt Nam nhất thiết không tham gia các hoạt động của bên này mà bên kia không tán thành. Trung Quốc muốn triệu tập “Hội nghị 11 Đảng gần Trung Quốc" Việt Nam không tham gia. Liên Xô "Họp 75 Đảng Cộng sản và công nhân", Việt Nam khước từ.
Hai nước chân thành giúp ta, ta trân trọng, nhưng cái gì nhận, cái gì không nhận, nhận của ai . . . phải cân nhắc rất kỹ. Ta nhận mấy chục vạn quân công binh và phòng không Trung Quốc giúp ta, nhưng không yêu cầu Liên Xô cử bộ đội phòng không và sĩ quan điều khiển tên lửa sang giúp (1). Ta nhận chuyên gia kỹ thuật Liên Xô giúp ở miền Bắc nhưng không để Liên Xô đặt cố vấn bên cạnh Mặt trận dân tộc giải phóng ở miềnNam, không để Trung Quốc cử cán bộ nghiên cứu vào miền Nam. Cũng vậy, khi Trung Quốc gợi ý sẵn sàng đưa công binh giúp làm đường vào Nam. ta tìm cách từ chối khéo.
Khó khăn nhất là khi xử lý các vấn đề liên quan đến Việt Nam mà Liên Xô-Trung Quốc có ý kiến khác nhau. Việt Nam cần, Liên Xô cũng muốn có hành động thống nhất: họp 3 Đảng, tuyên bố chung của các nước XHCN, lập đường hàng không Liên Xô-Việt Nam và căn cứ không quân Liên Xô ở Hoa Nam . . . các việc này có được thì tốt cho Việt Nam biết bao, nhưng khi Trung Quốc đã không đồng ý thì Việt Nam bàn với Liên Xô tạm gác lại để khỏi gây cấn cá cho Trung Quốc
Vấn đề chuyển hàng viện trợ của Liên Xô quá cảnh Trung Quốc, để tránh nghi ngại của Bạn, ta nêu vấn đề với Trung Quốc rằng ta nhận hàng của Liên Xô ngoài biên giới Trung-Xô. Hàng đi qua Trung Quốc là hàng của Việt Nam.
Ở trên đã nêu, quan điểm của Liên Xô, Trung Quốc khác nhau về đánh-đàm. Ta kiên trì con đường và bài bản đã chọn. Với Liên Xô, Việt Nam kiên trì vận động Bạn ủng hộ lập trường 4 điểm của Việt Nam. Liên Xô có những gợi ý, thúc đẩy, muốn trung gian nhưng vẫn phải tôn trọng lập trường của Việt Nam . Trung Quốc phản đối Việt Nam đi vào nói chuyện với Mỹ, Việt Nam khẳng định kiên quyết chiến đấu. Nói chuyện không gây trở ngại cho chiến trường. Găng nhất là cuối năm 1968 khi Việt Nam sắp thoả thuận với Mỹ chuyển đàm phán sang giai đoạn mới, Trung Quốc phản đối quyết liệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh phải cử đoàn cán bộ cấp cao miền Nam sang biểu thị quyết tâm chống Mỹ đến thắng lợi. Từ giữa năm 1971 , tình hình thuận hơn, nhưng Việt Nam vẫn thận trọng. Tháng 10-1972, khi Việt Nam trao cho Mỹ đề nghị hoà bình có tính chất quyết định, thì chúng ta cũng đồng thời trao văn bản đó cho lãnh đạo Liên Xô -Trung Quốc và đều được sự đồng tình và ủng hộ cao. Đây là một kết quả lớn của chủ trương độc lập, tự chủ và chân thành đoàn kết.
Trong quan hệ với hai nước lớn, có những vấn đề rất tế nhị, ứng xử không khéo sẽ gây phức tạp. Dịp ngày sinh lần thứ 70 của Khrouchev (17- 4-1964) , thay vì gửi điện mừng theo kiểu thông thường có thể gây hiểu lầm với một bên, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đại sứ Liên Xô. Nâng cốc chúc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô mạnh khoẻ, sống lâu, hạnh phúc. . .Đại sứ Liên Xô cảm kích hứa sẽ chuyển ngay lời chúc mừng của Chủ tịch tới Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.
Suốt thời kỳ Cách mạng Văn hoá Trung Quốc, phía Bạn luôn yêu cầu Việt Nam bày tỏ ủng hộ, ở trong nước dễ tránh: nhưng Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh thì phải chịu sức ép trực tiếp. Trong một cuộc mít-tinh của thanh niên. sinh viên Trung Quốc ủng hộ Việt Nam, Bạn yêu cầu trong phát biểu của Đại sứ Việt Nam có đoạn ủng hộ Cách mạng Văn hoá. Trong thế khó xử, Đại sứ Việt Nam chỉ nói về cách mạng Văn hoá Trung Quốc một cách chung chung mà không bày tỏ sự ủng hộ. Những người thuộc phái Giang Thanh rất bất bình. Hôm sau, Nhân dân nhật báo cũng không đăng nội dung bài phát biểu của Đại sứ Việt Nam.
Mười năm chống chọi với đế quốc Mỹ cũng là mười năm giữ đoàn kết Xô-Trung, giữ cân bằng quan hệ với hai nước. Báo chí quốc tế thường ví von Hà Nội đã "làm xiếc thăng bằng" trong quan hệ với hai ông bạn lớn.
Chúng ta thành công vì chúng ta có đường lối độc lập, tự chủ. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, trong vấn đề này chúng ta cũng không tránh khỏi sai sót. Mùa Xuân năm 1968, khi Liên Xô cùng mấy nước trong Hiệp ước Warsaw đưa quân vào Tiệp Khắc dập tắt cuộc nổi dậy "Mùa Xuân Praha", Việt Nam ra tuyên bố cấp cao bày to sự ủng hộ. Vì tranh thủ Liên Xô mà ta ủng hộ một việc làm sai luật pháp quốc tế lại để mất cân bằng quan hệ với hai nước lớn. Khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô tuyên bố "nguyên tắc chủ quyền hạn chế" - một quan điểm không phù hợp pháp lý quốc tế, Việt Nam không lên tiếng, kể cả bên trong.
Đầu năm 1972, Liên Xô - Trung Quốc đi vào hoà hoãn với Mỹ và đón tiếp Nixon, Việt Nam giữ độc lập, tự chủ, khẳng định mạnh mẽ: "Việt Nam là của chúng tôi. Các đồng chí không được bàn với Mỹ về vấn đề Việt Nam". Nhờ vậy, Việt Nam đã hạn chế được các tiêu cực do hoà hoãn giữa các nước lớn. Tuy nhiên, thiếu sót của ta là chậm phát hiện và đánh giá chính xác khả năng và giới hạn của quá trình hoà hoãn cũng như chưa xác định được các khả năng Việt Nam có thể khai thác để tham gia vào cuộc chơi quốc tế lớn này, phục vụ đấu tranh chống Mỹ tốt hơn .
Quan hệ thuận với các nước lớn, giữ vững độc lập, tự chủ luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngoại giao trong bất cứ hoàn cảnh nào.
6. NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU
NƯỚC - BẢN LĨNH VÀ TRÍ TUỆ
NGUYỄN KHẮC HUỲNH*
Suốt hơn hai thập kỷ đấu tranh
chống Mỹ, cứu nước, ngoại giao Việt Nam - theo đường lối của Đảng và
tư tưởng Hồ Chí Minh - luôn luôn là một mặt trận hỗ trợ và phối hợp
với đấu tranh quân sự, chính trị với những hoạt động và biện pháp phong
phú, hiệu quả góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. Bài viết này chủ yếu tập trung nêu lên những sự
kiện, những hoạt động ngoại giao chủ yếu nhằm giới thiệu bản lĩnh và
trí tuệ của Đảng ta trong việc lãnh đạo và điều hành mặt trận đấu
tranh ngoại giao.
I- VỊ TRÍ, VAI TRÒ,
CHỨC NĂNG CỦA MẶT TRẬN NGOẠI GIAO
1.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra vào
thời kỳ cao điểm của Chiến tranh lạnh. Thế giới hình thành hai phe
chống đối nhau gay gắt bằng Chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang. Mỹ
xâm lược Việt Nam vì lợi ích chiến lược toàn cầu. Liên Xô luôn theo
đuổi mục tiêu cân bằng chiến lược với Mỹ. Trung Quốc nhằm mục tiêu
vươn lên thành cường quốc thứ ba. Liên Xô, Trung Quốc vừa giúp Việt
Nam vừa sử dụng vấn đề Việt Nam để chống hai nước lớn kia. Chiến tranh
Việt Nam, về mặt quốc tế, luôn nằm trên trục chuyển động của ba cặp
quan hệ Mỹ - Xô, Mỹ - Trung, Xô - Trung. Thất bại ở Việt Nam, Mỹ hòa
hoãn với Liên Xô, Trung Quốc và hòng cùng hai nước này dàn xếp vấn đề
Việt Nam, hình thành “Tam giác chiến lược Mỹ - Xô - Trung”, tác động
mạnh mẽ tới diễn biến chiến tranh.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, phong trào
giải phóng dân tộc lên cao, đưa tới việc hình thành lực lượng thứ ba.
Năm 1961 chính thức ra đời Phong trào Không liên kết. Năm 1963, Tổ
chức Thống nhất châu Phi và năm 1966, Tổ chức Đoàn kết ba châu ra đời.
Thời kỳ này, phong trào đấu
tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới lên mạnh.
Thông tin bùng nổ, lương tri loài người thức tỉnh. Các tầng lớp nhân
dân, các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo của các nước đều ủng hộ sự
nghiệp chính nghĩa của các dân tộc. Đó là những thuận lợi cho ta trên
bình diện quốc tế.
Bên
cạnh những thuận lợi, bối cảnh quốc tế cũng có những phức tạp, khó
khăn cho Việt Nam:
-
Mỹ rất mạnh về tiềm lực, có liên minh quân sự khắp nơi; Mỹ khống chế
Liên hợp quốc, kéo Liên hợp quốc vào Triều Tiên, dùng Liên hợp quốc
can thiệp nhiều nơi. Tâm lý phục Mỹ, sợ Mỹ còn khá phổ biến trên thế
giới.
- Phong trào cách
mạng thế giới cũng trải qua những thăng trầm. Phong trào xã hội chủ
nghĩa khủng hoảng về đường lối, không thống nhất quan điểm, sách lược
đấu tranh. Phong trào Không liên kết thời kỳ đầu không nhất trí về mục
tiêu và phương hướng hành động.
- Nổi cộm nhất là mâu thuẫn Xô - Trung, hai
đồng minh chiến lược của Việt Nam. Mâu thuẫn và đối chọi nhau ngay cả
trên vấn đề Việt Nam và giúp Việt Nam. Mâu thuẫn lợi ích đưa đến xung
đột vũ trang trên biên giới giữa hai nước.
2. Đặc điểm lớn nhất của cuộc chiến tranh là
tương quan giữa hai bên tham chiến. Mỹ là nước giàu mạnh, Việt Nam là
nước yếu nghèo. Chỉ tính riêng về sự giàu có, về tiềm lực quân sự,
kinh tế, đúng là Mỹ hơn Việt Nam gấp bội. Việt Nam có chỗ mạnh áp đảo
về chính trị, chiến đấu vì độc lập dân tộc. Mỹ làm chiến tranh phi
nghĩa, chỗ yếu cơ bản của Mỹ là về chính trị.
Do đặc điểm của thời đại, Mỹ dùng ngoại giao
để khắc phục chỗ yếu về chính trị. Mỹ đặt ngoại giao thành một bộ phận
của chiến lược chiến tranh. Trong một cuộc họp tại Nhà Trắng ngày đầu
chiến tranh, Giônxơn nói: “Cuộc chiến tranh này giống như một trận
đấu ăn giải. Tay phải ta nắm lực quân sự, song tay trái cần có các đề
nghị hòa bình”. Chính vì vậy mà thời kỳ Mỹ leo thang (1965-1966),
Mỹ mở nhiều “chiến dịch hòa bình” và không ngớt đòi Việt Nam “thương
lượng không điều kiện” với Mỹ. Rồi suốt cuộc chiến tranh, Mỹ đều dùng
ngoại giao và đàm phán trên thế mạnh để che chắn cho quân Mỹ ở chiến
trường.
3. Tính chất thời đại và đặc điểm
cuộc chiến như đã nói trên quyết định vai trò và nhiệm vụ của ngoại
giao. Từ rất sớm, ngoại giao Việt Nam đã giương cao ngọn cờ hòa bình,
thi hành Hiệp định Giơnevơ. Mặt trận dân tộc giải phóng ra đời, có
ngoại giao hòa bình, trung lập. Đi vào chiến tranh lớn, Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh quyết định đường lối đấu tranh trên ba mặt trận. Các nghị
quyết Trung ương 11, 12 (1965) đề ra phương hướng ngoại giao phục vụ
đấu tranh quân sự, chính trị. Nghị quyết Trung ương 12 nêu rõ: “Trong
quá trình chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, ta phải giữ vững quyết tâm
chiến lược, đồng thời áp dụng sách lược đấu tranh chính trị - ngoại
giao khôn khéo để phối hợp với đấu tranh quân sự, chủ động tiến công
địch, nêu cao ngọn cờ độc lập, hòa bình nhằm tranh thủ rộng rãi dư
luận thế giới và cô lập hơn nữa đế quốc Mỹ”1. Nghị quyết
Trung ương 13 (1-1967) đưa ra khẩu hiệu đấu tranh mới, kéo Mỹ xuống
thang. Từ năm 1968 đến năm 1973, ta vận dụng phương thức “vừa đánh vừa
đàm”.
Nhìn tổng quát, suốt cuộc chiến tranh, ngoại giao đóng vai trò
là một mặt trận đấu tranh tầm cỡ chiến lược với ba chức năng lớn:
- Phối hợp và hỗ trợ chiến
trường, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đảm bảo cho ta
càng đánh càng mạnh, làm cho địch suy yếu và thất bại.
- Tăng cường hậu phương quốc tế
của ta, gắn Việt Nam với thế giới, tạo cho ta sức mạnh tổng hợp, làm
suy yếu hậu phương quốc tế của Mỹ, làm cho Mỹ vấp nhiều khó khăn trên
thế giới và ngay trong nước Mỹ.
-
Giải quyết vấn đề thắng thua, ta thắng, địch thua, kết thúc chiến
tranh. Ta thắng đến đâu, buộc Mỹ thua đến đâu, giành thắng lợi từng
bước thế nào, đẩy Mỹ ra khỏi miền Nam như thế nào?
Từ ba chức năng chiến
lược này, qua từng thời kỳ, tùy theo yêu cầu của đấu tranh quân sự,
chính trị và tình hình quốc tế mà Đảng đề ra những chủ trương, biện
pháp ngoại giao thích hợp.
II- NHỮNG CHẶNG
ĐƯỜNG - NHỮNG THẮNG LỢI NGOẠI GIAO
1. Giương
cao ngọn cờ dân tộc và thiện chí hòa bình, tranh thủ sự đồng tình và
ủng hộ của thế giới, cô lập Mỹ trên trường quốc tế
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là cuộc
đối đầu giữa hai lực lượng không cân sức. Trên mặt trận ngoại giao, đó
là cuộc đối chọi giữa nền ngoại giao non trẻ của Việt Nam theo tư
tưởng Hồ Chí Minh chống lại chính sách ngoại giao trên thế mạnh của
nền ngoại giao nhà nghề hùng hậu của Hoa Kỳ.
Tháng 2-1965, Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh phá
hoại bằng không quân chống miền Bắc. Tháng 3-1965, Mỹ ồ ạt đưa quân
vào miền Nam, bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Để che đậy bản chất phi
nghĩa và tính chất tàn bạo của các hành động chiến tranh, Mỹ ráo riết
tung ra nhiều thủ đoạn ngoại giao: Ra sách trắng đổ lỗi cho Việt Nam
dân chủ cộng hoà; thông báo cho Liên hợp quốc rằng Mỹ sẵn sàng rút hết
các đơn vị quân sự của họ trong trường hợp “Bắc Việt Nam chấm dứt xâm
lược Nam Việt Nam”(!). Ngày 7-4-1965, Tổng thống Giônxơn đọc diễn văn
tố cáo Việt Nam dân chủ cộng hoà tấn công một quốc gia độc lập (Nam
Việt Nam) và Mỹ có trách nhiệm bảo vệ tự do cho đồng minh của mình.
Giônxơn tung ra hai đòi hỏi mà phía Mỹ kiên trì theo đuổi suốt mấy
năm: “Hai bên đi vào đàm phán không điều kiện” và “hai bên cùng rút
quân”. Mỹ ráo riết mở liên tiếp nhiều chiến dịch hòa bình xoáy vào hai
đòi hỏi này.
Chống lại các thủ đoạn và luận điệu ngoại giao nham hiểm của Mỹ, ngoại
giao của Việt Nam dân chủ cộng hoà phối hợp với ngoại giao của Mặt
trận dân tộc giải phóng tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao và vận
động quốc tế nhằm hai hướng chính: Đề cao chính nghĩa dân tộc, nêu cao
quyết tâm của nhân dân Việt Nam quyết đánh và quyết thắng cuộc chiến
tranh xâm lược của Mỹ; tập trung mũi nhọn lên án cuộc chiến tranh xâm
lược của Mỹ, lên án các hành động leo thang chiến tranh và các tội ác
của Mỹ trên cả hai miền, mạnh mẽ bác bỏ các luận điệu dối trá của Mỹ
“đàm phán không điều kiện” và “hai bên cùng rút quân”.
Ngày 22-3-1965, Mặt trận dân tộc
giải phóng ra tuyên bố 5 điểm biểu thị mạnh mẽ lập trường, mục tiêu
chiến đấu và quyết tâm của nhân dân miền Nam chống xâm lược cho đến
thắng lợi cuối cùng2.
Ngày 8-4-1965, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ra tuyên bố 4 điểm
nêu rõ lập trường và những nguyên tắc lớn của một giải pháp thỏa đáng
để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam3.
Hai bản tuyên bố có ý nghĩa lịch
sử này là cơ sở vững chắc cho đấu tranh ngoại giao của ta. Nó trở
thành ngọn cờ và lời hiệu triệu để tập hợp sự ủng hộ quốc tế đối với
cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 24-1-1966
gửi đến người đứng đầu nhà nước và chính phủ của gần 70 nước là một
hoạt động ngoại giao ở tầm cao, góp phần đề cao chính nghĩa dân tộc và
ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng trong
đợt hoạt động ngoại giao và vận động quốc tế quyết liệt này, chúng ta
phối hợp ngoại giao hai miền, phối hợp ngoại giao Đảng, Nhà nước với
ngoại giao nhân dân, phối hợp ngoại giao với vận động báo chí, phối
hợp nỗ lực của ta với sự giúp đỡ của các nước anh em, của bạn bè quốc
tế... Tất cả những nỗ lực đó sớm đưa lại thắng lợi to lớn, tạo chuyển
biến rõ rệt trong dư luận quốc tế, giáng một đòn chí mạng vào các thủ
đoạn ngoại giao lắt léo của Mỹ, đẩy Mỹ vào thế cô lập. Tiêu biểu là
các nước thế giới thứ ba. Buổi đầu một số nước còn tỏ ra dè dặt, có
nước đề nghị Việt Nam nên nhận đàm phán không điều kiện với Mỹ... thì
nay đa số các nước đều lên án cuộc chiến tranh của Mỹ, có nước còn đi xa
hơn, đòi Mỹ công nhận Mặt trận dân tộc giải phóng, đòi Mỹ rút quân.
Biểu hiện nổi bật nhất là trong số 60 nước liên minh với Mỹ hoặc nhận
viện trợ của Mỹ thì đến cuối năm 1966, chỉ còn hơn 10 nước đứng về
phía Mỹ. Trận thắng lớn đầu tiên của ngoại giao ta!
2.
Khẩu hiệu mới - Đòn tấn công mạnh - Kéo Mỹ xuống thang từng bước
Từ cuối năm 1966, đầu năm 1967,
tình hình có những nét mới. Trên chiến trường miền Nam, ta đã chế ngự
được quân Mỹ, bước đầu đánh bại cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 và
đang đánh bại cuộc phản công mùa khô thứ hai (Đông Xuân 1966 - 1967) của
Mỹ. Quân dân miền Bắc đã làm thất bại một bước cuộc chiến tranh phá
hoại bằng không quân của Mỹ. Đến cuối năm 1966, miền Bắc đã bắn rơi
1.620 máy bay Mỹ. Thế quốc tế cũng thuận cho ta hơn.
Trên đà thắng lợi của hai miền,
Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành Trung ương xác định: “Trước mắt,
khẩu hiệu của ta là đòi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và
mọi hành động chiến tranh chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”4.
Để
tăng sức mạnh tấn công, ngày 27-1-1967, Trung ương chủ trương cho đưa
ra khẩu hiệu sách lược: “Chỉ sau khi Hoa Kỳ chấm dứt không điều kiện
việc ném bom và mọi hành động chiến tranh chống nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà, thì Việt Nam dân chủ cộng hoà với Mỹ có thể nói chuyện được”5.
Đây là một đòn tấn công ngoại
giao lớn tác động rất mạnh. Suốt hai năm, Mỹ đòi đàm phán không điều
kiện. Ta bác bỏ, tỏ ý sẵn sàng nói chuyện nhưng với điều kiện Mỹ phải
chấm dứt ném bom miền Bắc. Tuyên bố này vừa tỏ rõ thiện chí, vừa phù hợp
với đạo lý nên nó trở thành quả bom ngoại giao. Dư luận thế giới
hưởng ứng và ủng hộ mạnh mẽ... Cho đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc và
Giáo hoàng cũng lên tiếng đòi Mỹ đáp ứng.
Mỹ trở nên bị động về ngoại giao và đối phó
lúng túng. Giônxơn gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh biện bạch yếu ớt.
Mỹ phải dùng nhiều con đường khác nhau để chống đỡ: vận động qua Thủ
tướng Liên Xô Côxưghin, nhờ người Pháp làm trung gian thăm dò...
Trước sức ép của dư luận, đặc
biệt là phong trào nhân dân Mỹ, ngày 29-9-1967, trong diễn văn đọc tại
San Antôniô, Tổng thống Giônxơn phải công khai tuyên bố: “Mỹ sẵn sàng
ngưng ngay việc bắn phá miền Bắc Việt Nam của máy bay và tàu chiến Mỹ
khi việc làm này dẫn tới cuộc thảo luận có kết quả và không bị lợi
dụng”6. Rõ ràng tuyên bố này là một bước lùi của Mỹ, có
phần mềm dẻo hơn các tuyên bố trước đây. Nó còn chứng tỏ Mỹ đã phải
thừa nhận “quyền” của nhân dân miền Bắc chi viện cho miền Nam. Tuy
nhiên, Mỹ vẫn giữ lập trường “ngừng ném bom có điều kiện” và “có đi có
lại”.
Mỹ rất cay đắng
vì đã “mềm dẻo” như vậy mà Hà Nội vẫn bác bỏ. Tại cuộc hội thảo Việt -
Mỹ về “các cơ hội bị bỏ lỡ” tại Florida tháng 12-1999, ông Mác Namara -
tác giả của công thức San Antôniô - phàn nàn với chúng tôi: Tại sao
Mỹ đã mềm dẻo đến như vậy mà Việt Nam vẫn bác bỏ? Nếu Việt Nam nhận
ngồi lúc đó thì dễ có cơ hội góp phần kết thúc chiến tranh sớm. Tôi
trả lời ông Mác Namara và các học giả Mỹ: Hiện chúng tôi đang giữ
quyền chủ động. Nếu chúng tôi nhận ngồi theo công thức San Antôniô thì
chẳng khác gì chúng tôi trao “quyền phán quyết” cho phía Mỹ, nghĩa là
bất cứ lúc nào Mỹ cũng có thể lên án chúng tôi “không nói chuyện
nghiêm chỉnh”, “luôn tìm cách lợi dụng để tăng cường tiếp tế cho miền
Nam”.
Thế là sau tuyên bố 27-1-1967, thế trận ngoại giao thay đổi
hẳn. Mỹ phải chống đỡ với sức ép từ nhiều phía. Ngoại giao ta đã hỗ
trợ mạnh mẽ cho chiến trường để chuẩn bị Tết Mậu Thân. Phía Mỹ cũng đã
thấy “khó thắng và có thể thua” và từ mùa thu 1967, Mỹ đã phải tính
tới con đường ra khỏi chiến tranh chứ không phải sau đòn Tết Mậu Thân
Mỹ mới tính tới đàm phán.
Mỹ
đang chần chừ thì đòn Tết Mậu Thân nổ ra (31-1-1968). Kết thúc đợt 1
cuộc Tổng tiến công Tết này, quân dân ta giành thắng lợi to lớn trên
hai mặt trận: về quân sự, ta làm chuyển biến thế trận, đảo lộn chiến
lược của Mỹ. Về chính trị, đòn Tết Mậu Thân đã gây một chấn động chính
trị và tâm lý mạnh mẽ, sâu sắc trong lòng nước Mỹ. Nội bộ chính giới,
chính quyền Mỹ rối ren, dao động. Ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ bị
một đòn choáng váng. Báo chí và dư luận đồng loạt đòi đi vào đàm phán.
Sau gần hai tháng bàn bạc, tranh
luận, Tổng thống Mỹ Giônxơn đi tới một quyết định khó khăn: bác bỏ kế
hoạch tăng quân, chấp nhận chuyển hướng chiến lược, tìm giải pháp đàm
phán.
Ngày 31-3-1968,
Tổng thống Giônxơn tuyên bố đơn phương chấm dứt ném bom miền Bắc từ vĩ
tuyến 20 trở ra; Mỹ sẵn sàng cử đại diện thảo luận biện pháp chấm dứt
chiến tranh. Cùng dịp này, Giônxơn tuyên bố không ra tranh cử nhiệm kỳ
mới. Tuyên bố của Giônxơn đánh dấu sự thừa nhận thất bại trong chiến
tranh, đánh dấu một bước thay đổi có ý nghĩa, xuống thang chiến tranh,
thăm dò giải pháp hòa bình.
Với
tuyên bố của Giônxơn, chúng ta có ba cách lựa chọn: Bác bỏ:
hơi cứng, không lợi về dư luận. Nhận ngồi đàm phán: hơi sớm,
khó tạo sức ép với phía Mỹ. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, Bộ Chính trị
quyết định nhận tiếp xúc (contact). Ngày 3-4-1968, Chính phủ
Việt Nam dân chủ cộng hoà ra tuyên bố: “Rõ ràng Chính phủ Hoa Kỳ chưa
đáp ứng nghiêm chỉnh đòi hỏi của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà,
của dư luận Mỹ và thế giới. Tuy nhiên về phần mình, Chính phủ nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố sẵn sàng cử đại diện của mình
tiếp xúc với đại diện Mỹ nhằm xác định với phía Mỹ việc Mỹ chấm dứt
không điều kiện việc ném bom và các hoạt động chiến tranh khác chống
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà để có thể bắt đầu cuộc nói chuyện”.
Việc Bộ Chính trị quyết định nhận bắt đầu cục diện “vừa đánh vừa đàm”
lúc này là thích hợp nhất. Ta nhận ngồi trên thế mạnh, thế đang thắng.
Để chậm sẽ bất lợi nhiều mặt và cũng khó lợi dụng được nội tình của
Mỹ trong cuộc bầu cử sắp tới. Trong tuyên bố, Chính phủ ta khẳng định
mạnh mẽ, rõ ràng rằng ta tiếp xúc với mục đích xác định việc Mỹ chấm
dứt hoàn toàn việc ném bom miền Bắc, lúc đó mới bắt đầu cuộc nói
chuyện: Đó là một cái khóa rất hiệu quả.
Cuộc đàm phán song phương Việt Nam dân chủ
cộng hoà - Hoa Kỳ bắt đầu ngày 13-5-1968. Suốt 4-5 tháng, ta vận dụng
đàm phán để hỗ trợ chiến trường, lên án và tố cáo tội ác chiến tranh
của Mỹ, tranh thủ dư luận quốc tế và dư luận Mỹ. Ta kiên trì đòi Mỹ
chấm dứt hoàn toàn ném bom miền Bắc mới nói chuyện về các vấn đề khác.
Ta mạnh mẽ bác bỏ các điều kiện do Mỹ đưa ra, như khôi phục khu phi
quân sự, không bắn vào các thành phố lớn, chấm dứt xâm nhập và tiếp tế
từ miền Bắc vào miền Nam...
Từ
tháng 9, các đợt tấn công của ta có phần giảm hiệu quả. Ở Mỹ, cuộc
tổng tuyển cử đi vào giai đoạn quyết liệt. Mỹ muốn có một thắng lợi
ngoại giao để tạo lợi thế cho Đảng Dân chủ... Mỹ tỏ ý sẵn sàng có bước
mới nếu phía Việt Nam chấp nhận để chính quyền Sài Gòn có mặt trong
giai đoạn sau. Thế chiến trường chưa đủ buộc Mỹ chấm dứt hoàn toàn ném
bom miền Bắc. Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngoại giao vận dụng sách
lược đạt tới thỏa thuận Mỹ chấm dứt hoàn toàn ném bom miền Bắc, sau
đó sẽ họp Hội nghị bốn bên gồm Việt Nam dân chủ cộng hoà, Mặt trận dân
tộc giải phóng, Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn. Ngày 31-10-1968, Tổng
thống Giônxơn tuyên bố chấm dứt hoàn toàn ném bom miền Bắc. Cả thế
giới cùng chia vui với nhân dân ta trước thắng lợi này.
Buộc Mỹ chấm dứt hoàn toàn việc
ném bom bắn phá miền Bắc là một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, là
thắng lợi của sự phối hợp giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại
giao. Ta đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, tạo điều kiện củng
cố hậu phương, tạo niềm tin mạnh mẽ cho nhân dân cả nước và bạn bè quốc
tế.
Như vậy là từ đầu
năm 1967, với thế tấn công mạnh, ngoại giao đã phối hợp và phát huy
thắng lợi quân sự, vận dụng đánh đàm... đã góp phần hoàn thành việc kéo
Mỹ xuống thang trên chiến trường miền Bắc, mở đầu một giai đoạn đấu
tranh mới.
3. Góp phần phá “Việt Nam hóa
chiến tranh” - Kéo Mỹ xuống thang trên chiến trường chính - Tranh thủ
mạnh mẽ sự ủng hộ quốc tế
Với
việc mở Hội nghị bốn bên, ta vào giai đoạn đấu tranh với một tình
hình khá phức tạp. Níchxơn thay Giônxơn với một chính sách hiếu chiến,
hung hăng. Mỹ bắt đầu chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, xây dựng
quân Sài Gòn mạnh để thay dần quân Mỹ, làm suy yếu và cô lập cách
mạng miền Nam, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, hòa hoãn với
Liên Xô, Trung Quốc hòng cùng hai nước đồng minh của ta dàn xếp vấn đề
Việt Nam.
Phía ta thì sau các đợt tổng tiến công năm 1968, lực lượng của ta bị
suy yếu, địch phản kích ác liệt, vùng giải phóng bị thu hẹp, không còn
địa bàn đứng chân, các sư đoàn chủ lực miền phải dạt ra ngoài, “lực
lượng trên chiến trường thay đổi, địch ưu thế hơn ta, từ thế bị động
nay địch giành lại thế chủ động”7.
Thấy rõ cuộc chiến chống Mỹ sẽ còn lâu dài,
gian khó, từ đầu năm 1969, Bộ Chính trị đề ra cho ngoại giao và đoàn
đàm phán Pari mấy nhiệm vụ chủ yếu:
“a- Đẩy địch xuống thang một bước trên chiến
trường chính, ép Hoa Kỳ đơn phương rút một bộ phận quân Mỹ;
b- Khoét sâu khó khăn nội bộ Mỹ,
nội bộ ngụy, mâu thuẫn Mỹ - ngụy;
c- Đề cao vị trí quốc tế của Mặt trận dân tộc
giải phóng...;
d-
Tranh thủ các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ...,
tranh thủ sự giúp đỡ mạnh mẽ của phong trào nhân dân thế giới bao gồm
cả nhân dân Mỹ đấu tranh đòi Mỹ rút nhanh, rút hết và không điều kiện
khỏi miền Nam Việt Nam...”.
a)
Phá “Việt Nam hóa chiến tranh” - Kéo Mỹ xuống thang trên chiến trường
chính
Ngoại giao coi đây
là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ta vận dụng diễn đàn Hội nghị bốn
bên lên án Mỹ kéo dài chiến tranh, rút quân nhỏ giọt, lên án “Việt Nam
hóa” là không chịu chấm dứt chiến tranh. Việt Nam dân chủ cộng hoà và
Mặt trận (sau này là Chính phủ cách mạng lâm thời) đưa nhiều đề nghị
hòa bình nhằm tác động vào nội bộ Mỹ, tranh thủ dư luận, không cho Mỹ
dùng việc rút dần quân Mỹ để chuyển sức ép về phía ta.
Mỹ rút dần quân nhưng có chỗ yếu
là không thể định được thời hạn rút hết quân. Đánh vào chỗ yếu đó,
ngày 14-9-1970, đại biểu Chính phủ cách mạng lâm thời đưa ra đề nghị
hòa bình, đòi Mỹ định thời hạn rút hết quân trước ngày 30-6-1970. Sau
chiến thắng lớn Đường 9 - Nam Lào (3-1971), ngày 1-7-1971, ta đưa ra
đề nghị hòa bình mạnh mẽ hơn: Đòi Mỹ định thời hạn rút hết quân Mỹ
trước ngày 31-12-1971. Đề nghị nêu rõ “thời hạn rút hết quân Mỹ cũng
là thời hạn thả hết tù binh”. Số phi công Mỹ bị bắt đều là con em các
gia đình có thế lực ở Mỹ. Dư luận Mỹ rất quan tâm đến việc thả tù
binh. Bởi vậy, đề nghị
1-7-1971 có sức tấn công mạnh. Dư luận rộng rãi ở Mỹ và trên thế giới đều đòi phía Mỹ đáp ứng để sớm có hòa bình.
1-7-1971 có sức tấn công mạnh. Dư luận rộng rãi ở Mỹ và trên thế giới đều đòi phía Mỹ đáp ứng để sớm có hòa bình.
Kết hợp với diễn đàn công khai,
cuối năm 1970 và giữa năm 1971, ta có những cuộc gặp riêng với phía Mỹ
(Lê Đức Thọ, Xuân Thủy với Kítxinhgiơ) nhằm thăm dò và góp phần làm
cho phía Mỹ chập chững thêm.
Ba
năm đấu tranh quyết liệt, dưới sự chỉ đạo của Đảng, ngoại giao đã góp
phần hỗ trợ chiến trường củng cố, bồi bổ lực lượng, ép Mỹ đơn phương
rút dần quân. Đến giữa năm 1971, Mỹ đơn phương rút 300.000 quân; đến
cuối năm 1971, Mỹ rút hết 400.000 quân. Một số nước đồng minh của Mỹ
cũng rút quân tham chiến với Mỹ khỏi miền Nam như Ôxtrâylia, Niudilân,
Philíppin. Việc Mỹ đơn phương rút một số lớn quân đội tạo một lợi thế
lớn cho ta về so sánh lực lượng và thế trận. Yêu cầu “kéo Mỹ xuống
thang trên chiến trường chính” đã được thực hiện thành công một bước
quan trọng.
b)Tranh thủ sự ủng
hộ quốc tế - Mặt trận nhân dân thế giới
Từ đầu chiến tranh, Đảng ta đã đặt vấn đề
tranh thủ sự ủng hộ quốc tế thành một nhiệm vụ hàng đầu. Chiến tranh
kéo dài, vấn đề tranh thủ quốc tế càng trở nên bức xúc.
- Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước
xã hội chủ nghĩa:
Liên Xô - Trung Quốc tiếp tục đối kháng gay gắt. Hai nước mâu thuẫn
nhau trong vấn đề Việt Nam và giúp đỡ Việt Nam. Mỹ đang đẩy mạnh hòa
hoãn với hai nước. Đảng kiên trì tranh thủ cả hai nước, nắm chắc và
vận dụng mẫu số chung của các nước trong vấn đề Việt Nam là chống đế
quốc Mỹ xâm lược, làm nghĩa vụ quốc tế đối với một nước xã hội chủ
nghĩa, góp phần vào an ninh chung của cả cộng đồng và bảo vệ hòa bình.
Chúng ta giữ vững độc lập tự chủ, lấy lợi ích đại cục làm trọng, thực
hiện chính sách nhất quán đoàn kết, tranh thủ tất cả các nước, chống
và làm thất bại âm mưu của Mỹ chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ
nghĩa.
- Đưa đoàn kết ba
nước Đông Dương lên tầm cao mới:
Khối đoàn kết Đông Dương hình thành từ đầu
chiến tranh. Năm 1970, Mỹ mở rộng chiến tranh ra cả ba nước Đông
Dương. Tháng 6-1970, Bộ Chính trị kịp thời chủ trương đưa đoàn kết
Đông Dương lên tầm cao mới. Việt Nam phối hợp với Trung Quốc giúp
Hoàng thân Xihanúc lập Mặt trận dân tộc thống nhất và Chính phủ Vương
quốc Đoàn kết dân tộc Campuchia. Quân tình nguyện Việt Nam công khai
phối hợp với lực lượng kháng chiến Campuchia và lực lượng kháng chiến
Lào. Chiến trường Việt Nam, Lào, Campuchia kết thành một dải. Vùng
giải phóng ba nước nối liền, mở rộng hình thành thế liên hoàn vững
mạnh. Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao nhân dân Đông Dương tháng
4-1970 trở thành hiến chương chung đoàn kết chiến đấu của ba nước cho
đến thắng lợi.
- Phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ
hình thành từ sớm. Chính quyền Níchxơn kéo dài và tăng cường
chiến tranh càng thúc đẩy nhân dân thế giới đẩy mạnh đấu tranh. Thắng
lợi trên chiến trường cùng với hoạt động ngoại giao của hai miền Nam -
Bắc, phối hợp với đấu tranh trong đàm phán Pari đã góp phần thúc đẩy
phong trào mở rộng ra khắp các châu lục mà sôi động nhất là ở các nước
Tây Bắc Âu. Phong trào nhân dân thế giới trở thành một lực lượng
chính trị hùng hậu tác động mạnh mẽ đến nền chính trị các nước, tạo
nên một sức ép căng thẳng đối với chính quyền Mỹ. Chưa bao giờ trên thế
giới có một phong trào ủng hộ sự nghiệp một dân tộc lại có quy mô to
lớn, hình thức phong phú và tác động rất hiệu quả như phong trào nhân
dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.
- Thúc đẩy phong trào nhân dân Mỹ chống
chiến tranh:
Phong trào nhân dân Mỹ phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã
dấy lên mạnh mẽ từ thời Giônxơn nhất là dịp Tết Mậu Thân. Níchxơn kéo
dài chiến tranh, gây thêm tội ác. Các đề nghị hòa bình của phía Việt
Nam tại bàn đàm phán, các cuộc tiếp xúc rộng rãi giữa đại diện Việt
Nam với đại diện các tầng lớp nhân dân Mỹ, cộng thêm tác động của
phong trào nhân dân các nước vào nội bộ Mỹ... Tất cả các nhân tố đó
góp phần thổi bùng phong trào nhân dân Mỹ cả bề rộng và bề sâu: các
cuộc tự thiêu, các cuộc nổi dậy của các trường đại học, các đợt đấu
tranh lớn gọi là “ngừng hoạt động” (moratorium), các cuộc tổng động
viên (mobilisation) lôi cuốn hàng triệu người, làm tê liệt hàng trăm
thành phố, trường học Mỹ. Phong trào sôi động quyết liệt đến mức tất
cả báo chí phe tả cũng như phe hữu đều đồng loạt thừa nhận: “Đây là
một phong trào chống chiến tranh không những chưa từng có ở Mỹ cũng
như chưa từng có trong lịch sử nhân loại”8. Phong trào
chống chiến tranh của nhân dân Mỹ tác động mạnh mẽ đến ý chí và chính
sách của chính quyền Mỹ về nhiều mặt. Số nghị sĩ chống chiến tranh ngày
càng đông; các vấn đề ngân sách, lính quân dịch, tinh thần quân đội,
quan hệ quân dân, an toàn xã hội cho đến vị thế quốc tế của nước Mỹ
đều bị tác động. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phong trào nhân
dân Mỹ. Người coi mặt trận số 1 chống Mỹ là Việt Nam, mặt trận số hai ở
ngay nước Mỹ. Hai mặt trận giáp công thì Mỹ nhất định thất bại.
Nhìn tổng quát, hậu phương quốc
tế của Việt Nam ngày càng vững mạnh. Các nước xã hội chủ nghĩa hết
lòng ủng hộ giúp đỡ; các nước bạn bè và mặt trận nhân dân thế giới kể
cả nhân dân Mỹ luôn luôn cổ vũ, hậu thuẫn cuộc chiến đấu của nhân dân
ta. Đó là một thắng lợi lớn của mặt trận ngoại giao theo đường lối của
Đảng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
4.
Đàm phán ký kết Hiệp định Pari
Đảng chủ trương kiên trì phương châm “vừa
đánh vừa đàm” để phục vụ đấu tranh quân sự, chính trị và tranh thủ
quốc tế. Suốt hơn bốn năm, ta duy trì diễn đàn công khai để tấn công
địch đồng thời vẫn nhận một số lần “gặp riêng” cuối 1970, giữa 1971 để
thăm dò và giữ cầu.
Đến giữa năm 1972, sau cuộc Tổng tiến công
Xuân Hè, ta đã phá “Việt Nam hóa” một bước quan trọng, thế và lực ta
tốt lên; Níchxơn lại cần có tiến bộ trong đàm phán để phục vụ bầu
cử... Nắm những nhân tố có ý nghĩa thời cơ đó, Bộ Chính trị quyết định
đưa đàm phán đi vào giai đoạn kết thúc. Ta kiên trì nguyên tắc Mỹ rút
hết, giữ nguyên lực lượng chính trị vũ trang ở miền Nam. Đồng thời ta
có yêu cầu phải giải quyết cả hai mặt quân sự và chính trị. Mỹ chỉ muốn
giải quyết các vấn đề quân sự để ra khỏi chiến tranh. Lập trường hai
bên xa nhau. Trước tình hình đó, đầu tháng 10-1972, Bộ Chính trị quyết
định điều chỉnh yêu cầu đàm phán, tập trung giải quyết các vấn đề
quân sự gồm ngừng bắn, thả hết tù binh, Mỹ rút hết quân. Tạm gác các
vấn đề chính trị nội bộ miền Nam, sau này sẽ do hai bên miền Nam giải
quyết. Trên tinh thần đó, ngày 8-10-1972, đoàn đàm phán của ta đưa ra
đề nghị hòa bình có tính chất ngả bài dưới hình thức một “dự thảo Hiệp
định”. Đây là một quyết sách sắc bén, có ý nghĩa quyết định bảo đảm
yêu cầu “đánh cho Mỹ cút”, còn vấn đề chính quyền Sài Gòn sẽ giải quyết ở
bước sau. Nhờ vậy, đến ngày 20-10-1972, Hiệp định hoàn thành.
Do Nguyễn Văn Thiệu ngáng đường,
Mỹ phải đề nghị đàm phán bổ sung. Đến giữa tháng 12-1972, đàm phán bế
tắc, Mỹ dùng B.52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng nhằm gây sức ép. Ta đánh
bại cuộc tập kích lớn này của Mỹ. Ngày 8-1-1973, đàm phán nối lại.
Ngày 22-1, Hiệp định hoàn thành. Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari về Việt
Nam được chính thức ký kết.
Hiệp định Pari là thắng lợi tổng hợp của cuộc
đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao. Với Hiệp
định, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, rút khỏi Việt Nam và Đông Dương,
chấm dứt dính líu quân sự. Mỹ phải lùi về chiến lược, rút lui về quân
sự khỏi Đông Dương, tránh một Việt Nam thứ hai. Chính quyền Sài Gòn
mất chỗ dựa, nhanh chóng bị suy yếu và lún sâu vào khủng hoảng. Phía
ta giữ nguyên lực lượng chính trị và vũ trang, tạo thành một thế trận
mới, một so sánh lực lượng mới rất có lợi cho ta. Đại thắng mùa Xuân
1975 hoàn toàn giải phóng miền Nam không tách khỏi thắng lợi của Hiệp
định Pari. Suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, Trung ương Đảng mấy lần trù
liệu “giành thắng lợi quyết định” (1964, 1968, 1972...), cho đến Hiệp
định Pari, tổng hòa thắng lợi quân sự, chính trị, buộc Mỹ chấm dứt
chiến tranh, rút hết quân... Có thể coi Hiệp định Pari gắn với thắng
lợi trên chiến trường là “thắng lợi quyết định” mà chúng ta giành được
bằng sức mạnh tổng hợp.
III- NHỮNG BÀI HỌC
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
ngoại giao đã có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi chung của dân
tộc. Những nguyên nhân thành công chủ yếu là:
1.
Đảng đã xác định đúng vai trò của ngoại giao là một mặt trận có ý
nghĩa chiến lược với những chức năng phối hợp với đấu tranh quân sự,
chính trị rất rõ ràng. Nghị quyết Trung ương 13 (1-1967) khẳng định:
“... đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh
trên chiến trường mà trong tình hình quốc tế hiện nay với tính chất
cuộc đấu tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò
quan trọng, tích cực và chủ động”9.
2.
Trong quá trình chỉ đạo đấu tranh, dù ở tầm chiến lược hay ở mức
chiến thuật, Trung ương và Bộ chính trị đều nắm chắc yêu cầu của chiến
trường kết hợp với tình hình quốc tế để chỉ đạo những chủ trương,
bước đi lớn cho đến các vấn đề cụ thể như một đề nghị hòa bình, một
điều khoản của Hiệp định. Nhờ vậy, ngoại giao và đàm phán ứng xử được
kịp thời, đúng hướng.
3. Trong chống Mỹ, ngành ngoại
giao có bước trưởng thành vượt bậc. Cán bộ ngoại giao được tăng cường,
trình độ hiểu biết thế giới, tầm nhìn chiến lược cho đến các kiến
thức nghiệp vụ đều được nâng cao. Bộ máy ngoại giao được mở rộng gồm bộ
phận tham mưu nghiệp vụ trong nước, bộ phận tham gia hai đoàn đàm phán
và các cơ quan đại diện ở nước ngoài. Các lực lượng này phối hợp với
ngoại giao Đảng, ngoại giao nhân dân, dưới sự chỉ đạo tập trung thống
nhất của Đảng phát huy được sức mạnh và hiệu quả của mặt trận ngoại
giao.
Qua đấu tranh
quyết liệt với kẻ thù, ngoại giao rút được nhiều bài học lớn. Dưới đây
xin nêu mấy bài học chủ yếu nhất góp phần làm rõ bản lĩnh và trí tuệ
trên mặt trận ngoại giao.
Bài học thứ nhất cũng là thành công quan
trọng nhất là từ đầu, Đảng đã chủ trương đấu tranh trên ba mặt trận
quân sự, chính trị, ngoại giao. Với sự phối hợp đó, ta đã thực hiện
tốt phương châm gắn Việt Nam với thế giới, phát huy sức mạnh tổng hợp,
kiềm chế, tấn công, bủa vây kẻ địch, gây khó khăn cho chúng ở chiến
trường, trên quốc tế và cả trong nước Mỹ, góp phần tạo so sánh lực
lượng và thế trận ngày càng có lợi cho ta.
Đảng đã khéo chọn phương thức tốt nhất để
phối hợp ba mặt trận là vận dụng “vừa đánh vừa đàm”. Khác với thời
chống Pháp, thời chống Mỹ ta “vừa đánh vừa đàm”, hầu như suốt cuộc
chiến. Nhờ đánh đàm, ta phát huy thế mạnh chính nghĩa dân tộc, đánh
mạnh vào chính sách xâm lược của Mỹ, kịp thời phát huy thắng lợi ở chiến
trường, khai thác khó khăn của chúng để từng bước đẩy lùi chúng. Đánh
đàm cũng là phương thức tốt nhất để tranh thủ dư luận: lấy chiến
thắng và lòng dũng cảm của quân dân để cảm hóa lương tri loài người;
lấy các đề nghị hòa bình thiện chí và các lập luận sắc bén trên bàn
đàm phán để thu hút dư luận về phía ta. Thực tế chứng tỏ thắng lợi
trên chiến trường đóng vai trò quyết định thì ngoại giao và đàm phán
góp phần tác động chiến trường và phát huy thắng lợi ở mặt trận để
giành thắng lợi lớn hơn.
Bài học thứ hai
là ngoại giao phát huy thế mạnh chính nghĩa dân tộc và thế
thắng ở chiến trường góp phần có tính chất quyết định trong việc tập
hợp lực lượng quốc tế, tranh thủ đồng minh, tác động nội bộ địch, đưa
tới hình thành mặt trận nhân dân thế giới vĩ đại ủng hộ Việt Nam. Sự
ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế cũng là một trong những nguyên nhân
thắng lợi của nhân dân ta.
Để làm việc này, chúng ta đã kết hợp vận động
chính trị, vận động báo chí với đấu tranh trên bàn đàm phán. Chúng ta
duy trì hai diễn đàn, tận dụng diễn đàn công khai với những bài phát
biểu có tính chính luận, những cuộc họp báo có sức thuyết phục. Chúng
ta khai thác địa bàn Pari là một trung tâm báo chí, đầu mối thông tin
quốc thế để tranh thủ dư luận được rộng khắp. Có thể nói tại diễn đàn
Pari, Việt Nam ở vào thế lợi và thế mạnh áp đảo so với đối phương.
Cùng với diễn đàn Pari, ngoại
giao Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân nhằm vào các đối tượng
trọng yếu nhất, như Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa,
các nước Tây Bắc Âu - nơi có phong trào ủng hộ Việt Nam sôi động nhất.
Ngoài giới công nhân và thanh niên, chúng ta rất coi trọng tầng lớp trí
thức, các nhà bác học, giáo sư, học giả, văn nghệ sĩ tên tuổi, quy
thành hàng trăm tổ chức, hàng trăm cuộc tập hợp, đại hội, hội thảo ủng
hộ Việt Nam, có tác động lớn. Tòa án quốc tế Béctơrăng Rútxen
(Bertrand Russel) là điển hình của phong trào trí thức, tiêu biểu cho
tình cảm, lương tri loài người ủng hộ Việt Nam.
Bài học thứ ba
là suốt cuộc kháng chiến, chúng ta kiên trì quan điểm độc lập tự chủ
của Đảng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam diễn ra trong hoàn
cảnh Chiến tranh lạnh đang diễn ra gay gắt trên thế giới, nó liên quan
đến nhiều nước, trước hết là ba nước lớn Mỹ - Xô - Trung đều dính líu
trực tiếp. Nước Mỹ đang thời hưng thịnh, quyết “không để mất” Nam
Việt Nam. Liên Xô, Trung Quốc hết lòng giúp Việt Nam nhưng cũng tìm
cách tác động vì lợi ích chiến lược của mình. Liên Xô, Trung Quốc mâu
thuẫn nhau ngay trong vấn đề Việt Nam và giúp Việt Nam. Đó là những khó
khăn lớn cho ta.
Quan điểm của ta là chân thành đoàn kết với Liên Xô, Trung Quốc, quý
trọng sự giúp đỡ của bạn, coi trọng vị trí của bạn trong vấn đề Việt
Nam. Ta coi trọng thông báo cho bạn tình hình và chủ trương đánh đàm
của ta. Ngày 8-10-1972 khi ta trao cho Mỹ đề nghị hòa bình quyết
định - Dự thảo Hiệp định, thì đồng thời ta cũng trao văn bản đó
cho lãnh đạo Đảng hai nước đồng minh. Chúng ta ứng xử với hai nước
khôn khéo, cân bằng, không đứng về bên này chống bên kia, không bên
nặng, bên nhẹ.
Khó
khăn nhất là khi Việt Nam đi vào nói chuyện với Mỹ; Liên Xô thúc đẩy
để sớm có thỏa hiệp, tích cực làm trung gian. Trái lại Trung Quốc phản
đối, cho “miền Bắc bỏ rơi miền Nam”, “mắc mưu xét lại”... Việt Nam
giữ vững lập trường, tiếp xúc với Mỹ là để phục vụ chiến trường. Ta
kiên trì trao đổi, thuyết phục, cuối cùng, bằng thực tế, cả hai nước
đều đồng tình với bước đi và bài bản đánh đàm của lãnh đạo Việt Nam.
Việt Nam vượt qua mọi sức ép, đoàn kết được với cả Liên Xô, Trung
Quốc, làm thất bại âm mưu của Mỹ chia rẽ Việt Nam với các đồng minh. Ta
tự chủ được vững vàng là do rút được kinh nghiệm thời chống Pháp và
thời kỳ đầu sau Hiệp định Giơnevơ. Quan trọng hơn cả là do thực lực ta
khác trước, bản lĩnh, tư duy cũng vững vàng hơn trước.
Bài học thứ tư
là ngoại giao Việt Nam luôn quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, dĩ bất
biến ứng vạn biến”, vững vàng về nguyên tắc nhưng hết sức linh hoạt về
sách lược.
Đối
phó với kẻ địch mạnh, với chính sách ngoại giao trên thế mạnh, trước
hết ngoại giao phải giữ vững lập trường, mục đích chiến đấu của nhân
dân. Ta khẳng định yêu cầu nguyên tắc là Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn
ném bom miền Bắc, phải rút hết quân Mỹ khỏi miền Nam mà không được đòi
điều kiện gì. Ta kiên trì nguyên tắc Mỹ rút hết nhưng ta giữ nguyên
lực lượng chính trị vũ trang ở miền Nam.
Nhưng đánh một kẻ thù mạnh, ta phải có nghệ
thuật vận dụng sách lược khôn khéo, mềm dẻo để đẩy lùi địch từng bước,
giành thắng lợi từng bước. Vận dụng sách lược là một lĩnh vực đòi hỏi
tầm trí tuệ cao và tư duy năng động. Suốt mấy năm chống Mỹ, ta đã vận
dụng sách lược phong phú, khó kể hết. Dưới đây xin nêu vài ví dụ:
Ví dụ thứ nhất: Suốt mấy năm đàm
phán, Mỹ luôn đòi “hai bên cùng rút quân”, “quân miền Bắc phải rút
khỏi miền Nam”... Phiên họp nào Mỹ cũng lặp lại yêu sách này và cũng
ít nhiều gây khó khăn cho ta trước dư luận. Tháng 5-1969, ta đưa ra đề
nghị hòa bình 10 điểm, trong đó điểm 3 nêu “Vấn đề các lực lượng vũ
trang ở miền Nam Việt Nam sẽ do các bên Việt Nam giải quyết”. Luận
điểm sách lược này trước mắt là nhằm bác bỏ yêu sách của Mỹ, không cho
phía Mỹ được quyền dính líu vào vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam.
Về lâu dài, ta cũng hướng vào giải quyết vấn đề này theo cách đó là
thuận cho ta nhất. Ta kiên trì sách lược này suốt bốn năm. Cuối cùng
nó được hai bên thỏa thuận thành một điều khoản của Hiệp định. Điều 13
của Hiệp định ghi: “Vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam sẽ do
hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết”. Đây là một kỳ công về sách
lược và nghệ thuật đàm phán, đưa lại thành công lớn.
Ví dụ thứ hai: Đàm phán có hai
loại vấn đề: quân sự và chính trị. Đi vào đàm phán thực chất, suốt mấy
tháng Mỹ vẫn không chịu bàn các vấn đề chính trị. Chúng muốn giữ
nguyên chế độ Sài Gòn. Đàm phán không tiến triển và có nguy cơ bế tắc.
Cuối tháng 9-1972, Bộ Chính trị tính toán, cần gỡ bế tắc nên phải điều
chỉnh yêu cầu đàm phán và chỉ thị cho đoàn Pari “... tranh thủ chấm
dứt chiến tranh trước bầu cử Mỹ, ép Mỹ ký Hiệp định chính thức gồm có
ngừng bắn, rút quân, thả tù binh”10. Ta tạm gác các vấn đề
chính trị gai góc khó thỏa thuận mà tập trung giải quyết các vấn đề
quân sự buộc Mỹ chấm dứt chiến tranh - rút hết quân - ta đặt yêu cầu
“đánh cho Mỹ cút”. Đây là một sách lược lớn, dũng cảm, tài tình, hiệu
lực. Nhờ sách lược lớn này mà lập trường hai bên gần nhau và chỉ trong
vòng 12 ngày đạt được thỏa thuận Hiệp định (Văn bản ngày 20-10-1972).
Vận dụng sách lược là nghệ thuật
tinh tế nhất của ngoại giao và đàm phán.
Bài học bao quát nữa là:
Biết nắm thời cơ giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi
quyết định để đi tới thắng lợi cuối cùng.
Chống kẻ thù mạnh, ngay
từ đầu chúng ta đã phải trù tính thắng địch như thế nào, buộc địch
thua đến đâu thì chúng có thể chịu; ta thắng đến đâu là phù hợp khả
năng của ta. Bởi vậy phương châm giành thắng lợi từng bước là con
đường tất yếu của ta để đi đến thắng lợi. Nắm thời cơ là nhân tố hàng
đầu để giành một bước thắng lợi. Thời cơ gồm ba nhân tố chính: tình
hình chiến trường, tình hình nội bộ địch và tác động của quốc tế.
Năm 1967, trên chiến trường ta
đã chế ngự được địch, Mỹ sa lầy, nội bộ Mỹ rạn nứt, quốc tế lên án Mỹ
mạnh mẽ. Ta nắm thời cơ bắt đầu đòi Mỹ xuống thang trên miền Bắc. Ta
đi từng bước, buộc Mỹ hạn chế ném bom (3-1968) và chấm dứt hoàn toàn
(10-1968)
Sau
cuộc Tổng tiến công Xuân Hè 1972, Trung ương và Bộ Chính trị nghiên
cứu tổng hợp các nhân tố: “Việt Nam hóa” của Níchxơn đã thất bại
nghiêm trọng; thế và lực cách mạng trên toàn Đông Dương đã mạnh hơn
địch; Níchxơn chịu nhiều sức ép phải chấm dứt chiến tranh trước bầu
cử. Mặt khác Xô, Trung đã đi vào hòa hoãn với Mỹ. Tổng hợp các nhân tố
đó, Bộ Chính trị đánh giá ta có thời cơ kết thúc chiến tranh. Từ đó
Bộ Chính trị chủ trương đưa đàm phán đi vào thực chất, giành thắng lợi
một bước quan trọng, buộc Mỹ chấp nhận một giải pháp kết thúc chiến
tranh. Với tư tưởng chiến lược đó, ta ép Mỹ thỏa thuận Hiệp định Pari
phù hợp thời cơ ta tính toán.
Hiệp định Pari ngày 27-1-1973 cũng là thắng lợi một bước nhưng là một
bước lớn, có ý nghĩa quyết định, buộc Mỹ rút hết, tạo nên so sánh lực
lượng và thế trận rất có lợi cho ta để hai năm sau ta giành thắng lợi
cuối cùng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Những bài học kinh nghiệm lớn
thời chống Mỹ có tính chất kinh điển và ý nghĩa lâu dài.
----------------------
* Nhà nghiên cứu lịch sử ngoại
giao, thành viên Đoàn Việt Nam dân chủ cộng hoà tại Hội nghị Pari và
Đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Hội
nghị hiệp thương.
1.
Bộ Ngoại giao: Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.205.
2. Tuyên bố 5 điểm ngày 22-3-1965
của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam:
1- Đế quốc Mỹ là kẻ phá hoại Hiệp định
Giơnevơ, là kẻ gây chiến tranh và xâm lược cực kỳ thô bạo.
2- Nhân dân miền Nam kiên quyết
đánh đuổi đế quốc Mỹ để giải phóng miền Nam, thực hiện một miền Nam
Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình và trung lập, tiến tới thống nhất
đất nước.
3-
Nhân dân và Quân giải phóng miền Nam quyết hoàn thành đầy đủ nhất
nghĩa vụ thiêng liêng của mình là đánh đuổi đế quốc Mỹ để giải phóng
miền Nam, bảo vệ miền Bắc.
4-
Nhân dân miền Nam biết ơn sâu sắc sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân
yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới và tuyên bố sẵn sàng tiếp
nhận mọi sự giúp đỡ, kể cả vũ khí và mọi dụng cụ chiến tranh của bạn
bè khắp năm châu.
5-
Toàn dân đoàn kết, toàn dân vũ trang, tiếp tục anh dũng xông lên,
quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ và bọn Việt gian bán nước.
3. Tuyên bố 4 điểm
ngày 8-4-1965 của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà:
1- Xác nhận các quyền dân tộc cơ
bản của nhân dân Việt Nam. Hoa Kỳ phải rút quân đội, nhân viên quân
sự, các loại vũ khí Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, triệt phá các căn cứ
quân sự ở miền Nam Việt Nam, chấm dứt can thiệp ở miền Nam, các hành
động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
2- Hai miền đều không có liên minh quân sự
với nước ngoài, không có căn cứ quân sự, nhân viên quân sự nước ngoài
trên đất của mình.
3-
Công việc miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết theo cương lĩnh
của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, không có sự can thiệp của
nước ngoài.
4-
Việc hòa bình thống nhất đất nước Việt Nam do nhân dân Việt Nam ở hai
miền tự giải quyết không có sự can thiệp của nước ngoài.
4, 5. Bộ Ngoại
giao: Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Sđd, tr.218.
6. Bộ Ngoại giao: Ngoại
giao Việt Nam 1945-2000, Sđd, tr.220.
7. Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác –
Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T.II, tr.444.
8. Bộ Ngoại giao: Mặt
trận ngoại giao với cuộc đàm phán Pari, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.347.
9. Viện Nghiên cứu
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam, Sđd, t. II, tr.379.
10. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
Sđd, t. II, tr.379.
7. Người Việt đầu tiên sang Liên Xô học về vũ khí
Là người Việt Nam đầu tiên được
Liên Xô giúp đỡ đào tạo chính quy về chế tạo vũ khí, ông đã tham gia sản
xuất nhiều loại vũ khí nổi tiếng của quân đội ta trong kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ như: SKZ 60, A12, mìn định hướng…
Ông Lê Văn Chiểu miệt mài bên bản thiết kế vũ khí trong thời gian học tại Liên Xô. |
Ông thuộc lớp cán
bộ có công gây dựng nên Học viện Kỹ thuật Quân sự từ buổi sơ khai. Ông
là Thiếu tướng Lê Văn Chiểu, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ
thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự); nguyên Phó chủ nhiệm
Tổng cục Kỹ thuật; nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Trong đoàn vệ quốc 60 ngày đêm khói lửa ở Hà Nội
Sinh ra và lớn lên tại Phú Nhân, thuộc thành nội Huế, năm 1946,
sau khi đỗ tú tài tại Trường Quốc học Huế, chàng thanh niên Lê Văn
Chiểu háo hức ra Hà Nội theo học ngành Toán học đại cương.
Tuy nhiên, mùa đông năm 1946 là bước ngoặt của cuộc đời anh. Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, anh đã “xếp bút nghiên”, xung phong vào lực lượng công binh, tham gia trong trận chiến 60 ngày đêm máu lửa chống Pháp ở Hà Nội.
Tuy nhiên, mùa đông năm 1946 là bước ngoặt của cuộc đời anh. Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, anh đã “xếp bút nghiên”, xung phong vào lực lượng công binh, tham gia trong trận chiến 60 ngày đêm máu lửa chống Pháp ở Hà Nội.
Khi quân ta rút lên chiến khu Việt Bắc, Lê Văn Chiểu được cử
làm thư ký cho ông Hoàng Đạo Thúy - Hiệu trưởng Trường Lục quân. Kháng
chiến ngày càng ác liệt mà vũ khí của quân ta lúc ấy lại quá thô sơ,
thiếu thốn, chủ yếu vẫn là gậy gộc, giáo mác… đối phó với cả một cỗ máy
chiến tranh của đế quốc Pháp.
Ngành quân giới đứng trước yêu cầu phải tập hợp những trí thức yêu nước để tự nghiên cứu, chế tạo vũ khí. Lúc ấy, những ai giỏi Toán đều được xếp vào quân giới. Những trí thức còn chưa rời ghế nhà trường, chưa trải qua đào tạo về chế tạo vũ khí như Lê Văn Chiểu, chiếm đa số. Vốn quý nhất của họ là lòng yêu nước, nhiệt tình cách mạng và tinh thần vượt khó.
Ngành quân giới đứng trước yêu cầu phải tập hợp những trí thức yêu nước để tự nghiên cứu, chế tạo vũ khí. Lúc ấy, những ai giỏi Toán đều được xếp vào quân giới. Những trí thức còn chưa rời ghế nhà trường, chưa trải qua đào tạo về chế tạo vũ khí như Lê Văn Chiểu, chiếm đa số. Vốn quý nhất của họ là lòng yêu nước, nhiệt tình cách mạng và tinh thần vượt khó.
Lê Văn Chiểu nằm trong biên chế của Phòng Xạ thuật (hay còn gọi
thuật phóng) của Nha Nghiên cứu kỹ thuật - cơ quan nghiên cứu, chế tạo
vũ khí, hàng quân dụng đầu tiên của quân đội ta.
SKZ 60 sấm sét phá vòng vây
Cuối năm 1948, yêu cầu đặt ra là quân ta phải có súng lớn để
xuyên phá được hệ thống công sự bê tông của quân Pháp, Nha Nghiên cứu kỹ
thuật triển khai nghiên cứu súng không giật SKZ 60. Ban nghiên cứu gồm 5
người do ông Nguyễn Trinh Tiếp - Trưởng phòng Xạ thuật - là trưởng ban,
chủ trì đề tài. Ông Lê Văn Chiểu được phân công phụ trách tiến hành các
bước thử nghiệm.
Súng SKZ 60 (quả đạn đã được cải tiến). |
Nhớ lại thuở ấy, ông cho biết: “Ban nghiên cứu làm việc trong
điều kiện hết sức thiếu thốn: Toàn bộ trang thiết bị chỉ có hai thước
lô-ga-rít 7 số và một kính kinh vĩ để đo khoảng cách. Khó khăn hơn là
việc thiếu tài liệu phục vụ nghiên cứu. Anh em đều phải tự mày mò,
nghiên cứu, tính toán. Vật tư dùng để sản xuất súng đều thuộc loại thu
hồi, tận dụng như nòng súng làm bằng ống nước, vỏ bình dưỡng khí… Những
tư liệu quý nhất có từ hai nguồn: Thứ nhất là tài liệu do ông Trần Đại
Nghĩa tự biên soạn và mang từ Pháp về; thứ hai là các sách về vật lý do
ông Tạ Quang Bửu đặt mua tại Pháp nhân chuyến đi dự hội nghị
Phông-ten-nơ-blô…”.
Sau khi nhận được tài liệu viết tay của ông Trần Đại Nghĩa về
thuật phóng trong của súng pháo động - phản lực, anh em trong ban nghiên
cứu đã phân tích, tính toán, tổng hợp kết quả và chọn phương án kết
cấu.
Lê Văn Chiểu được phân công phụ trách sản xuất loạt “0” (loạt
súng thử nghiệm). Loạt “0” được sản xuất tại Xưởng TĐ 97 (khu 10) bao
gồm 10 khẩu SKZ 60 và 50 viên đạn. Khi hoàn thành sản xuất, một cuộc bắn
thử nghiệm đã được tiến hành.
Súng được đặt trên bờ suối ngắm vào một mỏm đá nguyên khối ở giữa suối. Tất cả hồi hộp chờ đợi. “Uỳnh”, sau khi bóp cò, viên đạn phóng đi, nổ giữa mỏm đá để lại một hõm sâu 1m. Mọi người vui mừng, ôm chầm lấy nhau, coi như thế là thành công. Không ai thấy cần phải bắn thử thêm nữa, để dành đạn nã vào giặc Pháp.
Súng được đặt trên bờ suối ngắm vào một mỏm đá nguyên khối ở giữa suối. Tất cả hồi hộp chờ đợi. “Uỳnh”, sau khi bóp cò, viên đạn phóng đi, nổ giữa mỏm đá để lại một hõm sâu 1m. Mọi người vui mừng, ôm chầm lấy nhau, coi như thế là thành công. Không ai thấy cần phải bắn thử thêm nữa, để dành đạn nã vào giặc Pháp.
Súng SKZ 60 khi đó không theo một mẫu có sẵn nào, chỉ nặng 26kg
lại có thể tháo rời để dễ mang vác. Đạn SKZ 60 là đạn lõm, nặng 9kg, có
khả năng xuyên bê tông dày 60cm (gấp 3 lần ba-dô-ca 60). Phát huy kết
quả nghiên cứu, Phòng Xạ thuật tiếp tục nghiên cứu SKZ 81, SKZ 120, SKZ
185mm. Tuy nhiên, SKZ 60 vẫn được ưu chuộng nhất do gọn nhẹ, tiện cơ
động, hiệu quả cao.
Cuối năm 1949, trong Chiến dịch Lê Hồng Phong, lần đầu tiên ra
trận, SKZ 60 đã lập công, tiêu diệt nhanh chóng các lô cốt bằng bê tông
dày 60cm, tạo điều kiện cho những đơn vị xung kích của Đại đoàn Quân
Tiên Phong (F308) nhanh chóng mở đột phá khẩu, góp phần quan trọng trong
các trận đánh công đồn kiên cố, san bằng các cứ điểm của địch, nổi bật
là trận đánh chiếm Phố Ràng, Phố Lu (Lào Cai). Sự ra đời của “đại bác
không giật” SKZ 60 có tiếng vang lớn, làm cho kẻ thù khiếp sợ.
Trong hồi ký “Chiến đấu trong vòng vây”, Đại tướng Võ Nguyên
Giáp đánh giá, sản xuất được SKZ 60 là “thành công lớn” của quân giới
nước ta trong những năm chiến đấu trong vòng vây: “Với một nền công
nghiệp lạc hậu, không có khả năng sản xuất ra một khẩu súng trường mà
chúng ta lại sản xuất được các vũ khí hiện đại, nòng trơn, các vũ khí
dùng nguyên tắc phản lực và đạn lõm, như ba-dô-ca, SKZ… Đó là những vũ
khí tối tân lúc bấy giờ, đủ khả năng tiêu diệt những phương tiện mạnh
nhất của địch như xe tăng, cơ giới, phá tan các lô cốt boong-ke của
chúng góp phần làm thất bại chiến lược chiến tranh đồn bốt của bọn thực
dân”.
Với những thành tích của mình, năm 1949, ông Chiểu được kết nạp
Đảng.
Năm năm rưỡi khổ học ở Trường Bau-man
Năm 1951, ta bắt đầu gửi lớp học sinh đầu tiên sang Liên Xô,
với kỳ vọng sẽ là những viên gạch hồng xây dựng cách mạng trong tương
lai. Ông Lê Văn Chiểu vinh dự và may mắn được nằm trong lớp du học sinh
đầu tiên ấy. Họ gồm có 21 người, trong đó có 4 người theo học đại học
gồm: Lê Văn Chiểu; Phạm Đồng Điện, sau này là Hiệu trưởng Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội; Nguyễn Đức Thừa, sau này là Phó hiệu trưởng Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội; Hoàng Bình, sau này là Thứ trưởng Bộ Công
nghiệp.
Ông Lê Văn Chiểu (người đứng ngoài cùng bên trái) và các bạn học tham gia mít-tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1-5 (năm 1952) tại Liên Xô. |
Ông Chiểu bồi hồi nhớ lại kỷ niệm được gặp Bác Hồ trước ngày
lên đường du học. Đó là ngày 18-7-1951… Lúc ấy, cả nhóm du học sinh ngồi
đợi Bác bên một dòng suối thuộc Đại Từ, Thái Nguyên.
Bác đến lặng lẽ, mặc bộ quần áo cộc màu nâu gụ, đầu đội mũ ka-ki đã sờn. Bác nói về vai trò, trách nhiệm to lớn và niềm tin của cách mạng đặt trên vai những cá nhân ưu tú được cử đi học.
Bác dặn: “Đây là lần đầu tiên Liên Xô giúp đỡ ta trong việc đào tạo cán bộ, vì thế các cháu phải xây dựng hình ảnh đẹp của người tham gia kháng chiến, người chiến sĩ cách mạng; phải phấn đấu học thật giỏi, thành thật, thân ái với các bạn nước ngoài. Lớp du học sinh đầu tiên này phải có trách nhiệm tạo tiền đề cho các lớp sau được thuận lợi…”.
Rồi bất chợt Bác hỏi: “Ai là người nhỏ tuổi nhất ở đây?” Ông Chiểu đáp: “Cháu ít tuổi nhất, 25 tuổi ạ”. Bác nhìn ông nở nụ cười hiền hậu. Chỉ một chi tiết, một câu nói giản dị ấy thôi đã in đậm trong tâm trí của ông Chiểu, tạo ra ý chí quyết tâm, động viên, thôi thúc, nhắc nhở ông trên mỗi bước đường đời…
Bác đến lặng lẽ, mặc bộ quần áo cộc màu nâu gụ, đầu đội mũ ka-ki đã sờn. Bác nói về vai trò, trách nhiệm to lớn và niềm tin của cách mạng đặt trên vai những cá nhân ưu tú được cử đi học.
Bác dặn: “Đây là lần đầu tiên Liên Xô giúp đỡ ta trong việc đào tạo cán bộ, vì thế các cháu phải xây dựng hình ảnh đẹp của người tham gia kháng chiến, người chiến sĩ cách mạng; phải phấn đấu học thật giỏi, thành thật, thân ái với các bạn nước ngoài. Lớp du học sinh đầu tiên này phải có trách nhiệm tạo tiền đề cho các lớp sau được thuận lợi…”.
Rồi bất chợt Bác hỏi: “Ai là người nhỏ tuổi nhất ở đây?” Ông Chiểu đáp: “Cháu ít tuổi nhất, 25 tuổi ạ”. Bác nhìn ông nở nụ cười hiền hậu. Chỉ một chi tiết, một câu nói giản dị ấy thôi đã in đậm trong tâm trí của ông Chiểu, tạo ra ý chí quyết tâm, động viên, thôi thúc, nhắc nhở ông trên mỗi bước đường đời…
Lê Văn Chiểu là người duy nhất học về vũ khí. Ông học ở Trường
Đại học Tổng hợp Bau-man, Khoa Cơ khí quốc phòng, ngành học vũ khí tự
động trong năm năm rưỡi (từ 9-1951 đến 3-1957). Ngành này đào tạo kỹ sư
để có thể thiết kế các loại súng từ đại liên cho tới đại bác 30mm (trên
máy bay).
Để bồi dưỡng kiến thức cơ bản, Lê Văn Chiểu được gửi học từng
thầy riêng, một thầy kèm một trò, học các môn khoa học cơ bản và kỹ
thuật cơ sở chung. Có lẽ đây là trường hợp đặc biệt nhất của các du học
sinh ở Liên Xô lúc đó.
May mắn hơn, trong 3 năm cuối cùng, ông được học và thực tập cùng với sinh viên Liên Xô. Thời gian về sau, Liên Xô biên soạn giáo án riêng cho sinh viên nước ngoài, với chương trình dạy rất hạn chế, và chỉ dạy về cơ khí cơ bản, hoặc là đào tạo về khai thác vũ khí, chứ không dạy về thiết kế vũ khí nữa.
May mắn hơn, trong 3 năm cuối cùng, ông được học và thực tập cùng với sinh viên Liên Xô. Thời gian về sau, Liên Xô biên soạn giáo án riêng cho sinh viên nước ngoài, với chương trình dạy rất hạn chế, và chỉ dạy về cơ khí cơ bản, hoặc là đào tạo về khai thác vũ khí, chứ không dạy về thiết kế vũ khí nữa.
Ông Lê Văn Chiểu nhớ lại thời gian khổ học tại Liên Xô: "Tôi
phải “ăn tranh thủ, ngủ tranh thủ”, gắng làm sao ngốn hết được khối
lượng lớn kiến thức mà các giáo sư truyền đạt”. Khi được học môn thuật
phóng trong và thuật phóng ngoài với các giáo sư danh tiếng, ông mới vỡ
lẽ rằng nhiều vấn đề đã trở nên quen thuộc, đã được ngành quân giới non
trẻ của chúng ta tự mày mò, tính toán được.
Các tài liệu về B40 và ĐKZ 82 ở Liên Xô lúc bấy giờ vẫn còn ở
dạng tuyệt mật. Thế nhưng, trong một buổi học, ông tâm sự với một vị
giáo sư rằng nếu sau này học xong mà không được mang tài liệu về, các hệ
số còn được giữ kín thì đành phải dùng lại những công thức mà ngành
quân giới Việt Nam đã tính toán được khi còn ở trong rừng rậm.
Vị giáo sư hỏi: Công thức ấy là gì? Ông Chiểu bèn trình bày lại những phương pháp tính toán của ông Trần Đại Nghĩa, đồng thời biểu diễn sử dụng phương pháp này để tính phương án súng ĐKZ dùng thuốc phóng lá mỏng và dài, cũng cho kết quả tương tự như giáo trình của nhà trường. Các giáo sư của bộ môn thuật phóng của Trường Bau-man đã hết sức ngạc nhiên và khâm phục.
Vị giáo sư hỏi: Công thức ấy là gì? Ông Chiểu bèn trình bày lại những phương pháp tính toán của ông Trần Đại Nghĩa, đồng thời biểu diễn sử dụng phương pháp này để tính phương án súng ĐKZ dùng thuốc phóng lá mỏng và dài, cũng cho kết quả tương tự như giáo trình của nhà trường. Các giáo sư của bộ môn thuật phóng của Trường Bau-man đã hết sức ngạc nhiên và khâm phục.
Kỹ sư thiết kế vũ khí Lê Văn Chiểu tốt nghiệp với bằng đỏ (bằng
loại giỏi của Liên Xô). Tìm lại trong những tập tài liệu cũ, ông lấy
cho tôi xem bảng điểm trong mấy năm học tại Liên Xô. Đã hơn 50 năm nhưng
những bảng điểm vẫn phẳng phiu do được cất giữ cẩn thận. Trong hơn năm
năm học, ông Chiểu chỉ có duy nhất một điểm 4, còn tất cả đều là điểm 5
(điểm cao nhất trong thang điểm của Liên Xô)…
Khi về nước, ngoài những tài liệu giáo khoa, những vở ghi chép
mật, những bảng giúp tính toán nhanh các tham số thuật phóng trong và
đường đạn của súng pháo do Trường Bau-man gửi đến qua đường tổ chức liên
lạc giữa hai nước, ông Chiểu còn mang về nhiều sách mua được về các
ngành khoa học kỹ thuật có liên quan đến thiết kế và chế tạo vũ khí. Đây
trở thành những tài liệu quý cho ngành quân giới Việt Nam.
Chế tạo mìn định
hướng
Năm 1962, trên chiến trường Mỹ-ngụy dùng mìn Cờ-lây-mo để phục
kích quân ta. Đó là loại mìn vỏ nhẹ, dùng thuốc nổ để phóng mảnh về phía
trước. Ông Chiểu nghe nói Liên Xô cũng có mìn định hướng, nhưng lại
chưa có trong danh mục vũ khí viện trợ. Năm 1963, với cương vị trưởng
phòng Nghiên cứu vũ khí (thuộc Cục Nghiên cứu kỹ thuật - Bộ Quốc phòng),
ông và các cộng sự bắt tay nghiên cứu loại mìn này.
Ngày 17-4-1966, Bác Hồ cùng một số đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và quân đội xem trình diễn phóng tên lửa A12. |
Ông Chiểu tìm thấy trong
nội dung một báo cáo khoa học đăng trong tạp chí Vật lý ứng dụng của
Liên Xô mô tả toán học hiện tượng nổ của một tấm phẳng thuốc nổ ghép sát
với một tấm vật liệu rắn, đã giúp cách tính tốc độ văng của tấm vật
liệu ấy và những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ văng ấy: Tốc độ nổ và kích
thước khối thuốc, khối lượng tâm vật rắn.
Một điều đáng nói là tạp chí đã in sai công thức tính mà không đính chính. Ông Chiểu cùng các đồng nghiệp đã tính toán, chứng minh, xác định được lỗi in sai công thức trong phần tóm tắt tổng kết công trình. Trong sách “Vật lý nổ” cũng có hướng dẫn tính tốc độ văng các vật phẩm nổ từ mặt thuốc nổ, theo hướng vuông góc với mặt này…
Một điều đáng nói là tạp chí đã in sai công thức tính mà không đính chính. Ông Chiểu cùng các đồng nghiệp đã tính toán, chứng minh, xác định được lỗi in sai công thức trong phần tóm tắt tổng kết công trình. Trong sách “Vật lý nổ” cũng có hướng dẫn tính tốc độ văng các vật phẩm nổ từ mặt thuốc nổ, theo hướng vuông góc với mặt này…
Ngày 17-4-1966, Bác Hồ cùng một số đồng chí lãnh
đạo cao cấp của Đảng và quân đội xem trình diễn phóng tên lửa A12.
Từ các cơ sở ấy, ông
Chiểu đã xây dựng được lý luận tính toán thiết kế mìn phóng mảnh định
hướng. Sau đó đã làm các mẫu thử với nhiều hình dạng, kể cả dùng bánh
thuốc TNT 200g có sẵn gọt mặt 100 × 200 hình máng chữ V và dán mảnh vào
đó. Các cuộc thử nghiệm ở bãi thử công binh tại Đáp Cầu cho kết quả tốt.
Nhằm đưa nhanh kết quả
phục vụ cho chiến trường miền Nam, vì nhận thấy mìn định hướng cấu tạo
rất đơn giản, có thể làm được tại chỗ nên ông Chiểu và đồng nghiệp trong
Phòng Nghiên cứu vũ khí đã viết tài liệu hướng dẫn thiết kế và chế tạo,
in rô-nê-ô gửi lên Bộ Quốc phòng qua đường liên lạc.
Hơn một năm sau khi tài liệu
được gửi đi, có tin về những trường hợp gài mìn diệt một lần hàng loạt
tên địch ở chiến trường miền Nam. Anh em khấp khởi mừng thầm, mong đó là
kết quả của việc phổ biến tài liệu mìn định hướng. Trong một lần xem
chiếu bóng ngoài bãi, ông Chiểu thấy nhà báo Uyn-phrết Bớc-sét (người
Ô-xtrây-li-a) cầm quả mìn trước bụng, giới thiệu là vũ khí “sát thủ” của
“Việt cộng”. Ông nhận ra đó chính là mẫu mìn mà ông và đồng nghiệp đã
thiết kế.
Mãi
sau này, qua các tài liệu, ông mới được biết rằng, nhận được “Hướng dẫn
thiết kế và chế tạo mìn phóng mảnh định hướng” do ông và các đồng
nghiệp gửi vào, anh em trong Nam đã làm thử 8 quả mìn định hướng cỡ
300mm nặng 11kg. Thấy uy lực của loại mìn này, quân ta đã sản xuất hàng
loạt và phát triển mìn ra một số loại hình thù như hình tròn, hình chữ
nhật với các kích cỡ khác nhau.
Mìn định hướng trở thành vũ khí rất lợi hại, giúp quân ta đánh trực thăng, chống càn quét, đánh ca-nô trên sông, đánh xe tăng, mở cửa đột phá qua rào dây thép gai nhiều lớp của địch một cách gọn ghẽ…
Mìn định hướng trở thành vũ khí rất lợi hại, giúp quân ta đánh trực thăng, chống càn quét, đánh ca-nô trên sông, đánh xe tăng, mở cửa đột phá qua rào dây thép gai nhiều lớp của địch một cách gọn ghẽ…
Tên lửa A12 thiêu đốt sân bay Đà Nẵng
Năm 1965, Mỹ ngày càng
leo thang chiến tranh, có ưu thế trên chiến trường nhờ hỏa lực mạnh. Từ
yêu cầu chiến trường lúc đó, quân ta cần có vũ khí gọn nhẹ nhưng uy lực
mạnh, bắn đồng loạt từ xa, tiêu diệt trên diện rộng, tầm bắn chính xác.
Lúc bấy giờ, ta đã được Liên Xô viện trợ tên lửa BM 14-17, giàn phóng 17
ống dày 2,6mm, cỡ nòng 140mm, đặt trên ô tô, toàn bộ nặng khoảng 2,5
tấn.
Thế mà giàn phóng này chỉ bắn từng phát liên tiếp, không thể bắn đồng thời một loạt. Đạn nặng khoảng 40kg, có mấu hãm giữ trên bệ với lực 200kg. Giàn phóng ấy tuy hiện đại nhưng rất cồng kềnh, nặng nề, bất tiện cho tác chiến. Bộ tư lệnh Binh chủng Pháo binh đặt vấn đề xem có cách nào để cải tiến cho dễ cơ động hơn không. Nhiệm vụ ấy được giao cho Cục Nghiên cứu kỹ thuật (Bộ Quốc phòng).
Thiếu tướng Lê Văn Chiểu và vợ tại nhà riêng tại Hà Nội, tháng 5- 2011. |
Thế mà giàn phóng này chỉ bắn từng phát liên tiếp, không thể bắn đồng thời một loạt. Đạn nặng khoảng 40kg, có mấu hãm giữ trên bệ với lực 200kg. Giàn phóng ấy tuy hiện đại nhưng rất cồng kềnh, nặng nề, bất tiện cho tác chiến. Bộ tư lệnh Binh chủng Pháo binh đặt vấn đề xem có cách nào để cải tiến cho dễ cơ động hơn không. Nhiệm vụ ấy được giao cho Cục Nghiên cứu kỹ thuật (Bộ Quốc phòng).
Quá trình nghiên cứu được tiến hành trong năm
1965. Lúc đó, ông Lê Văn Chiểu vẫn đang là Trưởng phòng Nghiên cứu vũ
khí (thuộc Cục Nghiên cứu kỹ thuật), là chủ nhiệm đề tài. Sau nhiều đêm
trăn trở, ông quyết định mẫu thực nghiệm như sau: Bệ phóng gồm ống phóng
bắt vào bệ gỗ. Ống phóng làm bằng tôn thép mỏng cuộn lại, dài 1140mm,
ghép mép và hàn có đánh 4 đường sống dọc lồi vào bên trong, tiếp tuyến
với mặt hình trụ của đạn. Tấm gỗ của bệ làm bằng ván dày 2cm bản rộng
25cm, dài 120cm.
Tiện lợi ở chỗ, bệ tên lửa làm bằng gỗ này không cần vận tải vào Nam mà có thể dễ dàng làm tại chỗ dựa theo bản thiết kế. Toàn bộ bệ chỉ nặng khoảng 10,5kg.
Tiện lợi ở chỗ, bệ tên lửa làm bằng gỗ này không cần vận tải vào Nam mà có thể dễ dàng làm tại chỗ dựa theo bản thiết kế. Toàn bộ bệ chỉ nặng khoảng 10,5kg.
Khi thử nghiệm, bệ phóng
được kê đầu trên túi đất, chèn thêm các túi đất lên trên và quanh tấm gỗ
để cố định bệ. Góc bắn được lấy 45 độ, điểm hỏa bằng 6 quả pin con thỏ
1,5 vôn. Thử nghiệm cho thấy luồng phụt không làm hư hại bệ phóng, có
thể dùng lại được.
Tầm bắn của giàn tên lửa mới này khoảng 8km, so với tầm bắn của BM 14-17 là 10km. Tuy nhiên, độ chính xác của giàn tên lửa mới lại khá cao. Giàn phóng ứng dụng có 12 ống, bắn đồng loạt. Theo biên chế mẫu, mỗi tiểu đội sẽ được tổ chức thành hai cụm, mỗi cụm 6 khẩu. Vũ khí mới này được mang tên là A12. Ống phóng tên lửa A12 rất gọn nhẹ, sức người vác được.
Tầm bắn của giàn tên lửa mới này khoảng 8km, so với tầm bắn của BM 14-17 là 10km. Tuy nhiên, độ chính xác của giàn tên lửa mới lại khá cao. Giàn phóng ứng dụng có 12 ống, bắn đồng loạt. Theo biên chế mẫu, mỗi tiểu đội sẽ được tổ chức thành hai cụm, mỗi cụm 6 khẩu. Vũ khí mới này được mang tên là A12. Ống phóng tên lửa A12 rất gọn nhẹ, sức người vác được.
Trong một lần thử nghiệm, khi đứng dưới hào bật
công tắc, không thấy giàn phóng có động tĩnh gì, ông Chiểu liền nhảy lên
kiểm tra lại điện. Khi ông đang lúi húi ở chỗ công tắc, chỉ cách bệ
phóng chừng 3m thì bất ngờ viên đạn phóng đi. Anh em hốt hoảng tưởng
chuyện không hay đã xảy ra, nhưng rất may là ông không hề hấn gì. Tai
nạn bất ngờ ấy lại chứng minh cự ly an toàn cho pháo thủ của giàn phóng.
Sau đó, A12 được quyết
định sử dụng để tấn công sân bay Đà Nẵng, cứ điểm trọng yếu của Mỹ-ngụy.
Đêm 26 rạng sáng ngày 27-2-1967, ta đã triển khai các giàn tên lửa A12 ở
khu vực gần sân bay. Rạng sáng ngày 27-2-1967, mệnh lệnh từ Sở chỉ huy
phát ra.
Tên lửa lao vút đi thành hàng trăm vệt lửa sáng lòa, chụp xuống sân bay Đà Nẵng. Bộ đội ta phấn khích gọi đó là: B52 của ta đánh rải thảm sân bay Đà Nẵng. Sáng hôm sau, các hãng tin của nước ngoài đồng loạt đưa tin về “trận đánh lớn của pháo binh Việt cộng gây thiệt hại nặng nề cho căn cứ quân sự Đà Nẵng”… Tổng kết trận đánh, quân ta đã phá hủy 94 máy bay, 200 xe quân sự, tiêu diệt và làm bị thương hơn 1000 tên Mỹ-ngụy.
Tên lửa lao vút đi thành hàng trăm vệt lửa sáng lòa, chụp xuống sân bay Đà Nẵng. Bộ đội ta phấn khích gọi đó là: B52 của ta đánh rải thảm sân bay Đà Nẵng. Sáng hôm sau, các hãng tin của nước ngoài đồng loạt đưa tin về “trận đánh lớn của pháo binh Việt cộng gây thiệt hại nặng nề cho căn cứ quân sự Đà Nẵng”… Tổng kết trận đánh, quân ta đã phá hủy 94 máy bay, 200 xe quân sự, tiêu diệt và làm bị thương hơn 1000 tên Mỹ-ngụy.
Trận
tập kích bằng tên lửa A12 được đánh giá là trận đánh lớn nhất của chiến
trường miền Nam thời điểm đó. Chiến thắng là cột mốc đánh dấu sự thay
đổi trong tương quan hỏa lực của hai bên trên chiến trường, để lại nỗi
kinh hoàng, lo lắng trong giới quân sự Mỹ và Sài Gòn lúc đó.
Hai Giải thưởng
Hồ Chí Minh, một Giải thưởng Nhà nước
Năm 1966, khi đang say mê
với công việc nghiên cứu vũ khí, ông bất ngờ được cấp trên giao cho
nhiệm vụ mới: Nghiên cứu lập phương án xây dựng cơ sở đào tạo kỹ sư quân
sự trong nước. Có đôi chút buồn vì phải rời công việc đã dành nhiều tâm
huyết và đang cùng anh em guồng nhịp nghiên cứu, nhưng mệnh lệnh đã
được đưa ra, hơn nữa, cũng là sự lựa chọn của cấp trên, ông nhanh chóng
chuyển sang công tác mới.
Ngày 28-10-1966, Phân hiệu II Đại học Bách khoa (tên gọi của Đại học Kỹ thuật Quân sự lúc đó) đã được thành lập. Ông Lê Văn Chiểu được bổ nhiệm là Phó hiệu trưởng, phụ trách công tác huấn luyện và nghiên cứu. Đại học Kỹ thuật Quân sự ra đời là một bước quan trọng, bền vững cho sự phát triển của ngành khoa học kỹ thuật quân sự của Việt Nam.
Ngày 28-10-1966, Phân hiệu II Đại học Bách khoa (tên gọi của Đại học Kỹ thuật Quân sự lúc đó) đã được thành lập. Ông Lê Văn Chiểu được bổ nhiệm là Phó hiệu trưởng, phụ trách công tác huấn luyện và nghiên cứu. Đại học Kỹ thuật Quân sự ra đời là một bước quan trọng, bền vững cho sự phát triển của ngành khoa học kỹ thuật quân sự của Việt Nam.
Trong khoảng 14 năm (1966- 1979), ông Lê Văn Chiểu đã nỗ lực
góp phần xây dựng nền móng vững chắc của Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay
là Học viện Kỹ thuật Quân sự).
Về sau, ông còn trải qua một loạt các chức vụ như
Phó tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh (1979-1981), Phó chủ nhiệm Tổng cục Kỹ
thuật (1981- 1988) và Phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
(1988- 1995). Ông được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1984. Sau nhiều
năm cống hiến cho quân đội, năm 1995, ông về nghỉ hưu.
Với những đóng góp to lớn
của mình cho sự phát triển của ngành khoa học kỹ thuật quốc phòng, Thiếu
tướng Lê Văn Chiểu đã được nhận hai Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 ngày
18-8-1997 vì đã tham gia nghiên cứu, chế tạo ra hai vũ khí nổi tiếng, đó
là súng không giật SKZ (nằm trong giải thưởng cho nhóm tác giả chế tạo
ra “Một số vũ khí đặc biệt trong kháng chiến chống Pháp như súng không
giật SKZ và SS trong thời gian 1945-1954”) và tên lửa A12 (nằm trong
giải thưởng cho nhóm tác giả chế tạo ra “Một số vũ khí đặc biệt trong
kháng chiến chống Mỹ: Như A12, DKB nối tầng, các loại vũ khí phá chướng
ngại FR, thủy lôi APS trong thời gian 1960-1972”).
Càng tự hào hơn vì trong số những người được giải thưởng cùng ông năm ấy, có nhiều người là học trò của ông, từng được ông hướng dẫn từ những bài vỡ lòng về chế tạo vũ khí.
Càng tự hào hơn vì trong số những người được giải thưởng cùng ông năm ấy, có nhiều người là học trò của ông, từng được ông hướng dẫn từ những bài vỡ lòng về chế tạo vũ khí.
Năm 2002, Thiếu tướng Lê Văn Chiểu được nhận Giải thưởng Nhà
nước về khoa học và công nghệ vì đã tham gia nghiên cứu, thiết kế, chế
tạo các loại mìn, lựu đạn, thủ pháo và thiết bị điều khiển nổ có tính
năng đặc biệt trong kháng chiến, với cương vị là cán bộ chủ trì và tham
gia chính.
Sau
những năm bôn ba công tác, Thiếu tướng Lê Văn Chiểu về an hưởng tuổi
già tại ngôi nhà riêng nhỏ xinh ở con phố Đào Tấn (Hà Nội). Với tuổi 85,
tóc bạc trắng, chân bước không còn vững, nhưng khi nhắc lại thuở xưa,
lòng ông lại tràn dâng cảm xúc. Ông Chiểu có 2 người con trai, trong đó
có một anh tiếp bước cha theo “binh nghiệp”.
Ôn lại chuyện xưa, đâu đó trong ông cũng có sự bùi ngùi, tiếc nuối và cả sự nhiệt huyết với những ý định nghiên cứu vũ khí còn dang dở. Nhưng nếu cho chọn lại, có thể ông vẫn đi lại con đường đã trải qua. Con đường ấy nhiều thử thách, luôn là con đường khai phá, nhưng cũng nhiều vinh quang, tự hào vì đã đóng góp được thật nhiều cho khoa học quân sự, cho đất nước, cho nhân dân.
Ôn lại chuyện xưa, đâu đó trong ông cũng có sự bùi ngùi, tiếc nuối và cả sự nhiệt huyết với những ý định nghiên cứu vũ khí còn dang dở. Nhưng nếu cho chọn lại, có thể ông vẫn đi lại con đường đã trải qua. Con đường ấy nhiều thử thách, luôn là con đường khai phá, nhưng cũng nhiều vinh quang, tự hào vì đã đóng góp được thật nhiều cho khoa học quân sự, cho đất nước, cho nhân dân.
Tin liên quan |
Theo Hồ
Quang Phương (Quân đội Nhân dân)
8. Liên Xô với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ to lớn cả về vật chất lẫn
tinh thần từ Liên Xô, “người anh cả” của phe xã hội chủ nghĩa. Đó là sự thật
lịch sử đã được khẳng định. Sự giúp đỡ của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống
Mỹ ở Việt Nam phản ánh mối quan hệ hữu nghị, gắn bó đặc biệt giữa hai đất nước
nhưng đồng thời nó cũng phản ánh sự phức tạp của tình hình thế giới trong thời
kỳ này. Bài viết này muốn xem xét vấn đề đã được khẳng định đó trong khung cảnh
cuộc chiến tranh lạnh, bởi lẽ: Thứ nhất, Liên Xô vừa là nước giúp đỡ lớn nhất
cho nhân dân Việt Nam, vừa là nước đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa, là một
trong hai siêu cường chủ chốt của chiến tranh lạnh; và do đó, thứ hai, chiến
tranh Việt Nam là một trong những điển hình của một trong những biểu hiện của
chiến tranh lạnh mà giới nghiên cứu thường gọi là “chiến tranh đại diện” (proxy
war) [13; 14]. Và do vậy, việc xem xét chính sách của Liên Xô đối với cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam
không thể tách rời với việc xem xét âm mưu của Mỹ, cả ở cấp độ toàn cầu.
1.Từ khi Mỹ chính thức phát động cuộc chiến tranh
lạnh (3/1947), Mỹ và Liên Xô luôn coi châu Âu là khu vực trọng tâm chiến lược
trong cuộc đấu tranh nhằm hạn chế sức mạnh và phạm vi ảnh hưởng của đối phương.
Trong bối cảnh đó, châu Á - nơi đang diễn ra những cuộc đấu tranh giành độc lập
của nhân dân các nước thuộc địa được coi là “khu vực biên duyên” chiến lược.
Tuy nhiên, cùng với sự biến đổi của tình hình quốc tế, châu Á dần trở thành địa
bàn xung đột giữa hai siêu cường Mỹ, Xô và là nơi diễn ra những cuộc đấu tranh
gay gắt giữa hai hệ thống trên thế giới. Theo đó, vị trí của bán đảo Đông Dương
trong chiến lược của Mỹ và Liên Xô cũng bắt đầu có sự thay đổi. Việt Nam từng
bước trở thành địa bàn quan trọng trong các cuộc cạnh tranh quyền lực của hai
siêu cường ở châu Á. Ban đầu, ở bán đảo Đông Dương, mà trọng điểm là Việt Nam,
sự ảnh hưởng của xung đột Đông – Tây là khá mờ nhạt. Tuy nhiên, cùng với sự leo
thang của chiến tranh lạnh, sự biến đổi phức tạp của tình hình quốc tế đã dẫn
đến sự thay đổi chính sách về Đông Dương của cả Mỹ và Liên Xô.
Từ đầu năm 1950, giới cầm quyền
Mỹ đã từng bước nhận thức lại vị trí chiến lược của Việt Nam, coi đây là chiến
tuyến quan trọng để chống lại “sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản” ở khu vực
châu Á. Do vậy, Mỹ đã tiến hành can thiệp ngày càng sâu vào Việt Nam . Sự thay
đổi về chiến lược của Mỹ ở Việt Nam xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ
nhất, sau thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc, cùng với việc nước
Trung Hoa mới công khai ủng hộ cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam
và ảnh hưởng của thuyết “Đôminô”, giới cầm quyền Mỹ cho rằng chủ nghĩa cộng sản
sẽ như một cơn sóng lan nhanh xuống khu vực Đông Nam Á và toàn bộ châu Á. Vì
vậy, các chiến lược gia của Mỹ đã xác định Đông Dương trở thành bộ phận quan
trọng trên tuyến ngăn chặn của Mỹ ở châu Á. Họ cũng cho rằng, Đông Nam Á là khu
vực có tầm sinh tử đối với an ninh của Mỹ. Tháng 2-1950, Uỷ ban An ninh quốc
gia của Mỹ đã ra văn kiện số 64 (NSC – 64), xác định Đông Dương là khu vực then
chốt của Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ cũng đã cảnh báo
nếu để cho chủ nghĩa cộng sản chinh phục khu vực này thì Mỹ sẽ phải chịu một
thảm bại chính trị to lớn mà ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn trên khắp thế giới. Thứ
hai, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và cục diện quốc tế trong cuộc chiến
tranh này cũng là một nhân tố quan trọng làm thay đổi chính sách của Mỹ về Đông
Dương nói chung và Việt Nam
nói riêng. Có thể nói, cuộc chiến tranh Triều Tiên đã ảnh hưởng đến chính sách
của Mỹ đối với Đông Dương dưới một hình thức gián tiếp nhưng rất quan trọng.
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của chiến tranh Triều Tiên đối với chiến lược của
Mỹ, các nhà nghiên cứu cho rằng “những hạn chế về chính trị trong cuộc chiến tranh
Triều Tiên đã chọc tức các tổ chức quân sự của Mỹ và đã ảnh hưởng đến những
kiến nghị của họ về việc can thiệp vào Đông Dương”[9; tr. 34] và rằng “sự dính
líu của Mỹ ở Triều Tiên đã hoàn thiện việc làm thay đổi thứ tự ưu tiên của Mỹ ở
Đông Dương”[9; tr. 34]. Có thể nói, dưới tác động của những nhân tố chủ quan và
khách quan nói trên, Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung ngày càng
chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược của Mỹ, mặc dù nơi đây vẫn không
được coi là khu vực trung tâm mà chỉ là vùng “ngoại vi” của chiến tranh lạnh.
Cùng với sự thay đổi về chiến
lược Đông Dương của Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng dần nhận thức được tầm
quan trọng của Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng, trong việc mở rộng
phạm vi ảnh hưởng của mình ở châu Á. Do vậy, Liên Xô đã đi từ chỗ không can dự
vào Đông Dương đến chỗ thể hiện sự ủng hộ của mình đối với Việt Nam trong cuộc
đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong những
năm 50, Liên Xô đã thông qua Trung Quốc để ủng hộ Việt Nam và từ những năm 60,
Liên Xô đã có sự viện trợ trực tiếp về kinh tế và quân sự cho Việt Nam. Tuy
nhiên, cũng giống như Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn không coi Việt Nam là khu vực
trọng điểm trong chiến lược của mình.
Như vậy, chúng ta thấy trong suốt
thời kỳ chiến tranh lạnh, bán đảo Đông Dương đều không được xác định là trọng
tâm trong chiến lược của Mỹ và Liên Xô. So với châu Âu thì đây chỉ là khu vực
“biên duyên chiến lược”, là nơi có vị trí thứ yếu trong chiến lược chung của
hai siêu cường. Tuy nhiên bán đảo Đông Dương lại là một trong những nơi diễn ra
cuộc “chiến tranh nóng” hết sức quyết liệt, tàn khốc và đẫm máu trong chiến
tranh lạnh giữa hai hệ thống trên thế giới. Điều này phản ánh một đặc điểm quan
trọng của chiến tranh lạnh, đó là các cuộc xung đột quân sự thường phát sinh ở
những khu vực không trực tiếp gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của hai siêu
cường. Nó chứng minh tính chất vì lợi ích riêng trong đấu tranh chính trị quốc
tế của các nước lớn.
2.Chiến tranh Việt Nam là cuộc đấu
tranh nhằm bảo vệ sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ - một nội dung cơ bản của
quyền dân tộc. Tuy nhiên, quá trình phát triển của cuộc chiến cho thấy nó còn
mang vóc dáng của cuộc xung đột quốc tế, trở thành chiến trường của những cuộc
đấu tranh gay gắt giữa hai siêu cường. Điều này liên quan trực tiếp đến những
tính toán chiến lược của Mỹ, Xô và sự tham gia của hai nước lớn vào các cuộc
chiến tranh này.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam
sự tham gia của Mỹ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ không can dự đến can
thiệp gián tiếp thông qua sự ủng hộ đối với Pháp và chính phủ Bảo Đại, rồi đến
đưa quân xâm lược trực tiếp. Trong khi đó Liên Xô lại trực tiếp và công khai sự
ủng hộ đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong cuộc đấu tranh chống Mỹ. Sự khác
nhau cơ bản này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như về bối cảnh của
cuộc chiến tranh, về diễn biến của tình hình quốc tế qua từng giai đoạn.
Trong thời gian diễn ra Chiến
tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã lên tiếng phản đối chính sách thực dân cũ của
Pháp ở Việt Nam, thể hiện sự ủng hộ đối với Việt Minh trong cuộc đấu tranh
giành độc lập từ tay thực dân Pháp và đưa ra chủ trương “thác quản quốc tế”
trong vấn đề Đông Dương. Tiếp đó, do phải tranh thủ đồng minh để chống lai Liên
Xô, trong những năm đầu sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Chính
phủ Mỹ đã tỏ thái độ không can thiệp vào Đông Dương. Tuy nhiên, từ cuối năm
1949, sau sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nhất là sau khi chiến
tranh Triều Tiên bùng nổ (6-1950), thái độ của Mỹ đối với Đông Dương và Việt
Nam đã có sự thay đổi mang tính bước ngoặt. Từ chỗ không can thiệp, Mỹ bắt đầu
viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Tháng 4-1950, Tổng thống
Mỹ Truman đã thông qua bản ghi nhớ mang ký hiệu NSC 64 khẳng định sự cần thiết
trong việc viện trợ cho Đông Dương nhằm “chống cộng sản ở Đông Nam Á vì thất
bại của thế giới “tự do” ở đây sẽ làm nguy hại đến tương quan lực lượng của hai
phe ở Đông Nam Á”[7; tr. 185]. Tiếp đó, tháng 12-1950, một hiệp định viện trợ
được ký ở Sài Gòn giữa đại diện Mỹ, Pháp và Chính phủ Bảo Đại (Việt Nam) đã
“đánh dấu sự bắt đầu Mỹ chính thức dính líu vào Việt Nam”[7; tr. 187]. Sang năm
1951, viện trợ của Mỹ cho Đông Dương đã lên tới 30,5 triệu đôla (gấp 3 lần so
với năm 1950), đưa Việt Nam chiếm vị trí quan trọng thứ hai sau bán đảo Triều
Tiên trong chương trình viện trợ quân sự cho nước ngoài của Mỹ. Việc Mỹ bắt đầu
thay đổi thái độ đối với Đông Dương và tích cực ủng hộ Pháp trong cuộc chiến
tranh Việt Nam xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có liên quan trực tiếp đến sự
tính toán chiến lược của Mỹ ở Tây Âu. Các nhà nghiên cứu cho rằng “trong khung
cảnh chiến lược đã thay đổi nhiều của năm 1950, việc ủng hộ Pháp ở Đông Dương
được xem là điều thiết yếu cho an ninh ở Tây Âu. Những khoản chi tiêu lớn cho
chiến tranh Việt Nam
đã làm chậm quá trình phục hồi kinh tế cũng như quá trình tiến tới một mức độ
ổn định chính trị cần thiết để chống chủ nghĩa cộng sản… Những đề nghị ban đầu
của họ (Mỹ) là yêu cầu Pháp đóng góp một số quân lớn và đảm bảo tái vũ trang
cho Tây Đức, đây chính là những việc làm mà Pháp rất có thể chống lại. Chính
quyền Mỹ vì thế sợ rằng nếu họ không tích cực đáp ứng yêu cầu của đồng minh xin
giúp đỡ ở Đông Dương, Pháp có thể không chịu hợp tác với kế hoạch chiến lược
bảo vệ Tây Âu của mình”[4; tr.16]. Hơn nữa, “việc Mỹ sẵn sàng ủng hộ Pháp ở
Đông Dương còn phản ánh một tâm trạng ngày càng lo ngại cho tương lai của Đông
Nam Á. Cuộc chiến Đông Dương và những cuộc nổi dậy ở Mianma, Malaisia và
Indonesia đều có nguồn gốc bản xứ, nhưng trong một thế giới đã phân cực thì chỉ
riêng việc tồn tại các cuộc cách mạng và xu hướng tả khuynh của chúng đã làm
cho người Mỹ tin rằng Đông Nam Á là mục tiêu của một cuộc tấn công phối hợp do
Kremli chỉ huy”[4; tr. 16]. Như vậy, bên cạnh sự ảnh hưởng của thuyết “Đôminô”
về mối đe doạ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á, sự can thiệp của Mỹ vào Việt
Nam còn nằm trong mục tiêu lôi kéo đồng minh trong cuộc đấu tranh với Liên Xô ở
Tây Âu - khu vực trọng tâm chiến lược của Mỹ trong chiến tranh lạnh. Tuy nhiên,
đầu những năm 50 của thế kỷ XX, sự tham gia của Mỹ cũng chỉ mới dừng lại ở hình
thức gián tiếp thông qua sự ủng hộ đối với đồng minh của mình. Điều này xuất
phát từ những nguyên do sau đây: Thứ nhất, mặc dù đã từng bước xác định
vị trí quan trọng của Đông Dương trong chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản
ở Đông Nam Á của mình, nhưng Mỹ vẫn coi đây là “khu vực biên duyên” trong chiến
lược toàn cầu thời kỳ chiến tranh lạnh; Thứ hai, những bài học kinh
nghiệm của chiến tranh Triều Tiên đã khiến Mỹ lo ngại xảy ra trường hợp tương
tự là Trung Quốc sẽ đưa quân sang Việt Nam như trong chiến tranh Triều Tiên và
có thể khiến Mỹ sa lầy trong cuộc chiến này; Thứ ba, Mỹ chưa tìm được
“ngọn cờ hợp pháp” và chưa thể tranh thủ được sự ủng hộ của đồng minh để có thể
đưa quân trực tiếp đến Việt Nam.
Từ đầu những năm 60 của thế kỷ
XX, Mỹ bắt đầu đưa quân trực tiếp can thiệp vào Việt Nam . Việc Mỹ trực tiếp đưa quân can
thiệp vào Việt Nam có thể được giải thích bởi những nguyên nhân sau: Thứ nhất,
trước sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Namtừ cuối những năm 50, Mỹ
đã nhận thấy nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ thì chính quyền miền Nam Việt Nam
do Mỹ dựng lên sẽ không thể tồn tại được lâu và chủ nghĩa cộng sản sẽ thắng thế
trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam; Thứ hai, cùng với sự leo thang của chiến
tranh lạnh, quan hệ Mỹ – Xô ngày càng căng thẳng. Vì vậy, việc Liên Xô công
khai ủng hộ Việt Nam đã khiến Mỹ càng quyết tâm hơn trong việc biến miền Nam
Việt Nam thành bàn đạp để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, nhằm ngăn chặn “Đông
Nam Á hoá đỏ”.
Như vậy, trước sự biến đổi phức
tạp của tình hình quốc tế, Mỹ đã từng bước thay đổi chính sách về Đông Dương và
can thiệp trực tiếp vào Việt Nam .
Sự leo thang trong chính sách của Mỹ ở Việt Nam
đã làm cho màu sắc chiến tranh lạnh trong chiến tranh Việt Nam ngày càng
gia tăng.
Sự tham gia của Liên Xô vào chiến
tranh Việt Nam đã trải qua các giai đoạn từ gián tiếp ủng hộ thông qua đồng
minh của mình đến công khai và trực tiếp giúp đỡ nhân dân Việt Nam cả về kinh
tế và quân sự để chống Mỹ. Quá trình tham gia của Liên Xô vào chiến tranh Việt
Nam như trên có thể được giải thích từ những lý do sau: Thứ nhất, trong
những năm 50 của thế kỷ XX, khi Mỹ còn chưa trực tiếp can thiệp vào Việt Nam
thì Liên Xô cũng chưa công khai ủng hộ Việt Nam. Điều này là do Liên Xô lo ngại
nếu công khai ủng hộ Việt Nam
thì sẽ kéo theo sự tham gia của Mỹ như trong chiến tranh Triều Tiên. Hơn nữa,
giai đoạn này, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đang diễn ra tốt đẹp nên Liên
Xô có thể thông qua Trung Quốc để ủng hộ Việt Nam; Thứ hai, cùng với
việc gia tăng sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam, Liên Xô cũng tỏ rõ thái độ ủng hộ
Việt Nam nhằm thể hiện lập trường quan điểm của mình trong cuộc cạnh tranh
chiến lược với Mỹ. Thứ ba, trong chiến tranh Việt Nam, khi Mỹ tham chiến
dưới danh nghĩa lợi ích quốc gia của Mỹ thì Liên Xô cũng có lý do để công khai
sự ủng hộ của mình. Việc gia tăng mức độ can thiệp của cả Mỹ và Liên Xô vào
chiến tranh Việt Nam trong lúc chiến tranh lạnh đang được đẩy lên mức cao nhất
là minh chứng cho nhận định trên, đồng thời nó cũng làm cho cuộc chiến ở Việt
Nam diễn ra ngày càng quyết liệt và in đậm dấu ấn của xung đột Đông – Tây. Tính
chất “quốc tế” của chiến tranh Việt Nam vì thế ngày càng rõ nét.
Như vậy, sự tham gia của Mỹ và
Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam
đã phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa hai siêu cường trong chiến tranh lạnh. Sự
tham gia của Mỹ và Liên Xô là nhân tố có tác động sâu sắc đến diễn biến và tính
chất của các cuộc chiến tranh này.
Do vị trí chiến lược của bán đảo
Đông Dương trong chiến lược của Mỹ và Liên Xô thời kỳ chiến tranh lạnh và sự
tham gia của Mỹ, Xô trong chiến tranh Việt Nam , cho nên phương thức xử lý xung
đột của Liên Xô trong cuộc chiến này là:
Thứ nhất,
hết sức tránh sự đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai siêu cường. Mặc dầu có sự tham gia của Mỹ và cuộc chiến tranh
rất gay go, quyết liệt, nhưng Liên Xô vẫn tuân thủ “luật chơi chung” là hạn chế
và hết sức tránh một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô. Cả Mỹ và Liên Xô đều
coi đây là nguyên tắc cao nhất trong xử lý mối quan hệ giữa hai bên trong các
cuộc chiến tranh này.
Trong chiến tranh Việt Nam , chúng ta
thấy sự dính líu của Mỹ là cả một quá trình đi từ không can dự đến ủng hộ đồng
minh và cao nhất là trực tiếp đưa quân xâm lược. Vì vậy, tương tự với quá trình
can dự của Mỹ, sự tham gia của Liên Xô vào chiến tranh Việt Nam cũng đi từ
chỗ gián tiếp ủng hộ đến công khai viện trợ về kinh tế, vũ khí, và cố vấn quân
sự. Mức độ can dự ngày càng sâu của Liên Xô diễn ra tương đồng với quá trình mở
rộng chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã cho thấy tính chất quyết liệt trong việc
cạnh tranh quyền lực của hai siêu cường và hai khối Đông – Tây trong cuộc chiến
này. Tuy nhiên, trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh Việt Nam, cả Mỹ và
Liên Xô đều hạn chế đến mức thấp nhất những hành động có thể gây ra sự kích
động khiến cho đối phương có thể can thiệp sâu hơn và luôn thông qua con đường
ngoại giao và tiếp xúc bí mật để nhằm tìm ra một giải pháp hoà bình cho cuộc
chiến. Điều này một mặt cho thấy thế cân bằng lực lượng giữa hai cường quốc và
sự phức tạp của tình hình quốc tế trong chiến tranh lạnh, mặt khác đã thể hiện
“sự khác biệt cơ bản giữa chiến tranh lạnh và các cuộc tranh giành khác giữa
các siêu cường trong lịch sử là trong chiến tranh lạnh có cả những vấn đề về
nguyên tắc chứ không chỉ về quyền lực”[2; tr. 142]. Đồng thời, đó cũng là
nguyên nhân khiến cho chiến tranh Việt Nam mặc dù diễn ra rất gay go, quyết
liệt, nhưng xét dưới góc độ xung đột quốc tế lại là những cuộc chiến tranh hạn
chế.
Thứ hai, quá trình và mức độ tham gia cùng với cách thức xử
lý xung đột Đông – Tây giữa Mỹ và Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam cho chúng
ta thấy phương thức xử lý xung đột Mỹ – Xô trong hai cuộc chiến tranh này là
hai siêu cường luôn đặt lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân lên trên sự đối
đầu về ý thức hệ.
Như đã phân tích, mặc dù đã xác
định Đông Dương là trọng điểm trong việc ngăn chặn “sự bành trướng” của chủ
nghĩa cộng sản ở khu vực Đông Nam Á, nhưng trong thời gian đầu Mỹ tỏ ra thận
trọng và dè dặt khi quyết định tham gia vào cuộc chiến. Phía Liên Xô cũng có
những hành động tương tự. Mặc dù ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong việc
tiến hành thống nhất đất nước, nhưng Liên Xô cũng không vì sự thắng thế của chủ
nghĩa cộng sản mà trực tiếp đối đầu với Mỹ ở Việt Nam.
Như vậy, chúng ta thấy cả Mỹ và
Liên Xô đều không vì sự đối đầu về ý thức hệ và mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của
mình mà đẩy cuộc chiến lên đến mức có thể ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia.
Điều này giải thích vì sao các cuộc “chiến tranh nóng” trong thời kỳ chiến
tranh lạnh lại được giải quyết thông qua con đường hoà bình với sự thỏa thuận
của các siêu cường.
Như đã phân tích, chiến tranh
Việt Nam
là cuộc đấu tranh nhằm thống nhất đất nước. Tuy nhiên, cuộc chiến này lại diễn
ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh, nên sự ảnh hưởng của chiến tranh lạnh
và đối kháng Đông – Tây, nhất là quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô đã có tác động
không nhỏ đến diễn biến và tính chất của cuộc chiến tranh này.
Xuất phát điểm của chiến tranh
Việt Nam là cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân, bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của
nhân dân Việt Nam .
Đó hoàn toàn là cuộc đấu tranh vì quyền lợi dân tộc của nhân dân Việt Nam . Tuy nhiên,
dưới ảnh hưởng của chiến tranh lạnh, sự có mặt của quân đội Mỹ cùng đồng minh
và cuộc đấu tranh chống Mỹ của Liên Xô và Trung Quốc đã làm cho tình hình chiến
sự trên chiến trường Việt Nam trở nên phức tạp. Chính sự hiện diện của lực
lượng quân sự nước ngoài, việc xử lý quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô trong các cuộc
chiến này đã làm cho chiến tranh Việt Nam ở vào thế giằng co, kéo dài và diễn
biến hết sức phức tạp. Xung đột ở Việt Nam cũng vì thế đã trở thành những
cuộc xung đột quốc tế, là sự đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường và hai khối
Đông – Tây. Vì vậy, xét dưới góc độ xung đột quốc tế, nếu như chiến tranh Triều
Tiên là “chỗ vỡ cuối cùng” của những xung đột Mỹ – Xô trong thời gian đầu sau
Chiến tranh thế giới thứ hai thì chiến tranh Việt Nam cũng có thể được coi là
kết quả của những mâu thuẫn đã khá đầy đủ và nguy cơ chiến tranh thế giới thứ
ba đã nhiều lần cận kề giữa hai khối từ khủng hoảng Berlin, Trung Đông, Trung
Quốc đến Cuba...
Ngoài ra, sự phức tạp trong quan
hệ quốc tế, nhất là quan hệ Mỹ – Xô còn là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự
phát triển về phạm vi, quy mô của chiến tranh Việt Nam . Xuất phát chính sách kìm chế
lẫn nhau trong quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô, từ việc đặt lợi ích quốc gia lên
trên sự đối đầu về ý thức hệ của Mỹ và Liên Xô, hai bên đã đi đến việc tìm ra
giải pháp hoà bình nhằm chấm dứt sự xung đột trên bán đảo đảo Đông Dương vào
năm 1973. Sự kìm chế lẫn nhau giữa Mỹ và Liên Xô cũng đã tạo ra thế cân bằng
lực lượng ở Việt Nam .
Đó là yếu tố quan trọng hạn chế việc mở rộng quy mô của các cuộc chiến tranh
này. Do vậy, mặc dù chiến tranh Việt Nam diễn ra rất gay go, quyết liệt,
nhưng dưới góc độ xung đột quốc tế thì đây đều là những cuộc chiến có quy mô
hạn chế.
3. Như vậy,
Chiến tranh Việt Nam có những điểm cơ bản là chịu sự chi phối mạnh mẽ của quan
hệ đối đầu Đông – Tây, nhất là quan hệ Mỹ – Xô trong chiến tranh lạnh, là cuộc
“chiến tranh nóng” – một hình thức xung đột trong chiến tranh lạnh.
Sự tham gia của Liên Xô trong
chiến tranh Việt Nam có thể được giải thích bởi nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong đó có cả sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai siêu cường Xô – Mỹ ở những nơi
có tầm quan trọng đối với việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình. Dù ở góc độ
nào, dù gián tiếp hay trực tiếp, dù bí mật hay công khai thì sự tham gia này
cũng là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến quy mô, diễn biến và tính chất của cuộc
chiến. Chiến tranh Việt Nam
là cuộc “chiến tranh nóng” Đông – Tây trong chiến tranh lạnh. Đây là cuộc đấu
tranh nhằm thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam ,
là công việc nội bộ của Việt Nam .
Tuy nhiên, xuất phát từ vị trí chiến lược của bán đảo Đông Dương và do ảnh
hưởng của cuộc chiến tranh lạnh, nên sự tham gia của Mỹ và Liên Xô đã phản ánh
diễn biến của quan hệ quốc tế trong hai cuộc chiến tranh này.
Trong chiến tranh Việt Nam , Liên Xô đã
tuân thủ những nguyên tắc, “luật chơi” của cuộc chiến tranh lạnh. Vấn đề là,
những tính toán chiến lược của Liên Xô đối với Mỹ trong cuộc chiến tranh này có
sự trùng hợp lợi ích đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam . Sự trùng
hợp này ít nhất cũng được thể hiện rõ ở những phương diện sau: Thứ nhất,
kẻ thù lớn nhất của Liên Xô (với tư cách là một bên của cuộc chiến tranh lạnh)
cũng là kẻ thù lớn nhất của dân tộc Việt Nam (với tư cách là một quốc gia bảo
vệ nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ). Do đó, dưới góc độ của chiến
tranh lạnh thì mối quan hệ giữa Liên Xô với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân
dân Việt Nam
được xây dựng trên cơ sở “hai bên cùng có lợi”. Thứ hai, nếu quan niệm
chiến tranh lạnh là một cuộc chiến ý thức hệ thì cả hai nước Việt – Xô đều có
chung lý tưởng, trong cùng một “phe”. Liên Xô, với tư cách là quốc gia đứng đầu
của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, ngoài lợi ích của một “siêu cường” còn
có trách nhiệm giúp đỡ cho Việt Nam – một quốc gia luôn tỏ ra kiên định với con
đường chủ nghĩa xã hội và có mối quan hệ thủy chung với đất nước Xô Viết. Đây
là những tiền đề quan trọng của mối quan hệ hữu nghị Việt – Xô thời kỳ này.
Đồng thời, lịch sử của mối quan hệ Việt – Xô tự thân nó cũng là một cơ sở vững
chắc của mối quan hệ Việt - Nga ngày nay.
Tổng
kết sao cho đúng thực chất quan hệ Việt Trung trong 60 năm qua, để từ
đó rút ra những bài học bổ ích nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước tiến tới
là một vấn đề rất trọng đại, đòi hỏi công sức, trí tuệ của nhiều bậc tài
cao đức trọng nhiều thế hệ. Đó là một công việc vô cùng khó khăn, động
chạm tới nhiều vấn đề tế nhị, nhạy cảm của tầng lớp lãnh đạo hai nước,
tới những người đã khuất và còn sống... chưa biết chừng còn có thể bị
“vạ lây” (vì bị cho là không đúng ý ai đó).
Biết sức mình có
hạn, tôi chọn “Quan hệ Việt - Trung thời kỳ chống Mỹ” để mở đầu cho loạt
bài viết về quan hệ hai nước trong 60 năm qua, vì đây là giai đoạn tôi
đã có chút trưởng thành, được may mắn chứng kiến nhiều sự kiện lớn trong
mối quan hệ đó cũng như được gặp gỡ trực tiếp một số nhà lãnh đạo hai
nước, hoặc được nghe truyền đạt ý kiến cấp trên, hay của người trong
cuộc kể lại.
Tôi biết đây là một
việc làm quá sức mình. Hơn nữa, lúc này tôi chỉ có thể bằng vào trí nhớ
để viết nên chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót…, rất mong được bạn đọc rộng
lòng tha thứ.
Khác biệt nhưng vẫn được
ủng hộ
Quan hệ Việt Trung
có vấn đề từ khi quan hệ Xô -Trung "có chuyện", là điều đã được
phía Trung Quốc công khai thừa nhận trong cuốn “Lịch sử ngoại giao
Trung Quốc”, nhưng theo tôi, một số bất đồng trong quan hệ hai nước đã
xảy ra sớm hơn(sẽ đề cập tới trong bài viết về quan hệ Việt Trung trong
thời kỳ trước đó).
Chúng ta đều biết
giữa Đảng CS và chính phủ Trung Quốc với Đảng CS và chính phủ Liên Xô đã
tồn tại từ lâu nhiều mâu thuẫn trong quan hệ hai đảng, hai nước và
nhiều bất đồng lớn trong đánh giá tình hình quốc tế. Vì nhiều lý do, lúc
đầu những mâu thuẫn, bất đồng đó chỉ âm ỉ tồn tại, nhưng đến đầu năm
1960 của thế kỷ trước chúng đã bùng nổ và dần dần trở nên gay gắt tới
mức hai đảng, hai nước coi nhau là kẻ thù: từ luận chiến đến “rút chuyên
gia, xé hợp đồng” tới xung đột quân sự tại biên giới (năm 1969).
Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau nhưng có một điều có thể khẳng định, việc ban lãnh đạo Trung Quốc không chịu làm “đàn em” của Liên Xô nữa, quyết tâm phá vỡ thế hai cực hình thành từ Yalta và đầu óc nước lớn của một số nhà lãnh đạo Liên Xô đã làm cho mâu thuẫn giữa hai bên không thể điều hoà, dù cả hai đều tự nhận mình là những người trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trong “cuộc chiến” đó, ban lãnh đạo Trung Quốc muốn và không ngừng gây sức ép để chúng ta đứng về phía họ.
Một ví dụ, năm 1964, ông Đặng Tiểu Bình với tư cách là Tổng Bí thư Đảng CS Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc đã bí mật sang thăm Việt Nam với lời cam kết “sẽ bao toàn bộ viện trợ” của Liên Xô cho Việt Nam, nếu Việt Nam đứng về phía Trung Quốc, nhưng lời đề nghị đó đã bị Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Lãnh đạo Việt Nam khôn khéo nhưng cương quyết từ chối.
Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau nhưng có một điều có thể khẳng định, việc ban lãnh đạo Trung Quốc không chịu làm “đàn em” của Liên Xô nữa, quyết tâm phá vỡ thế hai cực hình thành từ Yalta và đầu óc nước lớn của một số nhà lãnh đạo Liên Xô đã làm cho mâu thuẫn giữa hai bên không thể điều hoà, dù cả hai đều tự nhận mình là những người trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trong “cuộc chiến” đó, ban lãnh đạo Trung Quốc muốn và không ngừng gây sức ép để chúng ta đứng về phía họ.
Một ví dụ, năm 1964, ông Đặng Tiểu Bình với tư cách là Tổng Bí thư Đảng CS Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc đã bí mật sang thăm Việt Nam với lời cam kết “sẽ bao toàn bộ viện trợ” của Liên Xô cho Việt Nam, nếu Việt Nam đứng về phía Trung Quốc, nhưng lời đề nghị đó đã bị Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Lãnh đạo Việt Nam khôn khéo nhưng cương quyết từ chối.
Tháng 8 năm 1966 cái
gọi là “cách mạng văn hoá” của Trung Quốc công khai bùng nổ. Đây là
cuộc “nội chiến đẫm máu” kéo dài trong mười năm, gây cho nhân dân Trung
Quốc nhiều tổn thất to lớn về người và của. Mặc dù bị “thúc giục ủng hộ”
nhưng Đảng ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch đã lựa chọn cách làm
“không ủng hộ nhưng cũng không phản đối” như những nước xã hội chủ nghĩa
khác lúc đó
Như vậy là hai vấn
đề đối nội và đối ngoại lớn của Trung Quốc trong thời kỳ này đều không
được sự đồng tình của Việt Nam
Sau mấy năm thi hành
hiệp định Geneve, chúng ta biết không thể thống nhất nước nhà bằng con
đường tuyển cử tự do. Đảng và chính phủ Việt Nam quyết định chọn con
đường đấu tranh vũ trang tại miền Nam Việt Nam.
Chủ trương này lúc đầu không được ban lãnh đạo Trung Quốc tán thành. Bằng sức mạnh của dân tộc, chúng ta tự lực tiến hành. Sau khi thấy triển vọng của cuộc đấu tranh và thấy có thể dựa vào đó để “phất cao ngọn cờ chống chủ nghĩa đế quốc “… , ban lãnh đạo Trung Quốc mới từng bước từng bước tích cực ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa này.
Chủ trương này lúc đầu không được ban lãnh đạo Trung Quốc tán thành. Bằng sức mạnh của dân tộc, chúng ta tự lực tiến hành. Sau khi thấy triển vọng của cuộc đấu tranh và thấy có thể dựa vào đó để “phất cao ngọn cờ chống chủ nghĩa đế quốc “… , ban lãnh đạo Trung Quốc mới từng bước từng bước tích cực ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa này.
Sau mấy năm tiến
hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, trước phong trào đấu
tranh cách mạng tại miền Nam Việt Nam ngày càng phát triển và thu được
những thành tựu to lớn và ngày càng được dư luận rộng rãi trên thế giới
kể cả một bộ phận nhân dân Mỹ đồng tình v.v., chính quyền Mỹ lúc đó thấy
phải thương lượng với ta. Hai bên đã có những cuộc tiếp xúc.
Lúc đầu (năm 1967), ban lãnh đạo Trung Quốc phản ứng khá mạnh (ngoài những thể hiện trong nội bộ, Chu Ân Lai công khai phê phán ý định đúng đắn này khi tiếp một số đoàn đại biểu miền Nam tới thăm Trung Quốc,..) Tuy nhiên trước thái độ kiên quyết, đúng mức của Đảng và Bác Hồ, phía Trung Quốc đành phải thay đổi thái độ, chuyển sang ủng hộ chủ trương đàm phán với Mỹ của ta khi họ thấy Việt Nam làm như vậy là đúng và họ cũng có thể có “thu hoạch” trong vấn đề này,
Lúc đầu (năm 1967), ban lãnh đạo Trung Quốc phản ứng khá mạnh (ngoài những thể hiện trong nội bộ, Chu Ân Lai công khai phê phán ý định đúng đắn này khi tiếp một số đoàn đại biểu miền Nam tới thăm Trung Quốc,..) Tuy nhiên trước thái độ kiên quyết, đúng mức của Đảng và Bác Hồ, phía Trung Quốc đành phải thay đổi thái độ, chuyển sang ủng hộ chủ trương đàm phán với Mỹ của ta khi họ thấy Việt Nam làm như vậy là đúng và họ cũng có thể có “thu hoạch” trong vấn đề này,
Như vậy là hai chủ
trương lớn của Đảng và chính phủ ta lúc đầu cũng đều không được ban lãnh
đạo Trung Quốc tán đồng và bị gây khó dễ.
Nhắc lại mấy việc lớn trên để thấy rõ một điều: dù quan điểm lập trường, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại…, của hai bên Việt Nam và Trung Quốc có những lúc hoàn toàn khác biệt, trái ngược nhau trong một thời gian khá dài, nhưng nhìn chung phía Việt Nam vẫn tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rất lớn về nhiều mặt của Trung Quốc (và nhiều nước bạn khác nhất là của Liên Xô) để thực hiện mục tiêu chiến lược cao cả của dân tộc.
Nhắc lại mấy việc lớn trên để thấy rõ một điều: dù quan điểm lập trường, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại…, của hai bên Việt Nam và Trung Quốc có những lúc hoàn toàn khác biệt, trái ngược nhau trong một thời gian khá dài, nhưng nhìn chung phía Việt Nam vẫn tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rất lớn về nhiều mặt của Trung Quốc (và nhiều nước bạn khác nhất là của Liên Xô) để thực hiện mục tiêu chiến lược cao cả của dân tộc.
Những người ở lứa
tuổi tôi (và trẻ hơn hai mưoi, hai nhăm tuổi) hiện nay đều không quên
những viện trợ to lớn của nhân dân Trung Quốc anh em cho chúng ta trong
thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Từ vũ khí đạn dược đến gạo ăn vải mặc, từ ô
tô, tầu thuỷ, máy bay đến chiếc xe đạp, máy khâu, từ gói mì chính đến
cái kim sợi chỉ…, không sao kể hết.
Tôi còn nhớ, từ
chiếc mũ cối và đôi dép cao su Việt Nam đưa mẫu sang, các kỹ sư và công
nhân Trung Quốc đã chế tạo cho quân đội ta và nhân dân ta những chiếc mũ
cối và đôi dép lốp nổi tiếng một thời (mũ cối có thể làm ghế ngồi nghỉ
sau một trạm hành quân và dùng làm gầu múc nước tắm, còn dép lốp thì bền
tới mức chông sắt đâm không thủng, đi mãi không đứt quai).
Nhiều người Việt Nam thời đó từng được ăn nếm những phong lương khô rất ngon của Trung Quốc, nhưng ít ai biết rằng để đảm bảo sức khoẻ cho các chiến sĩ ta, một số cán bộ kỹ thuật của nhà máy Ích Dân Thượng Hải đã trực tiếp thử nghiệm trong hơn hai mươi ngày liền chỉ ăn những phong lương khô đó trên đường hành quân mang nặng như các chiến sĩ ta. (Tôi may mắn được đến thăm nhà máy này ba lần và nếm thủ lương khô tại chỗ).
Ít người Việt Nam được biết những con tầu Giải phóng tải trọng chỉ có 50 tấn nhưng dùng động cơ mạnh tới 800 mã lực(nghĩa là có tốc độ rất nhanh) để có thể từ một cảng miền Bắc chở vũ khí, lương thực... vào cập bến tại một nơi ở vùng giải phóng miền Nam rồi trở lại ngay miền Bắc trong đêm đã được các kỹ sư và công nhân một nhà máy đóng tầu Trung Quốc thiết kế và chế tạo xong trong một thời gian ngắn kỷ lục theo yêu cầu của chúng ta.
Nhiều người Việt Nam thời đó từng được ăn nếm những phong lương khô rất ngon của Trung Quốc, nhưng ít ai biết rằng để đảm bảo sức khoẻ cho các chiến sĩ ta, một số cán bộ kỹ thuật của nhà máy Ích Dân Thượng Hải đã trực tiếp thử nghiệm trong hơn hai mươi ngày liền chỉ ăn những phong lương khô đó trên đường hành quân mang nặng như các chiến sĩ ta. (Tôi may mắn được đến thăm nhà máy này ba lần và nếm thủ lương khô tại chỗ).
Ít người Việt Nam được biết những con tầu Giải phóng tải trọng chỉ có 50 tấn nhưng dùng động cơ mạnh tới 800 mã lực(nghĩa là có tốc độ rất nhanh) để có thể từ một cảng miền Bắc chở vũ khí, lương thực... vào cập bến tại một nơi ở vùng giải phóng miền Nam rồi trở lại ngay miền Bắc trong đêm đã được các kỹ sư và công nhân một nhà máy đóng tầu Trung Quốc thiết kế và chế tạo xong trong một thời gian ngắn kỷ lục theo yêu cầu của chúng ta.
Tôi cũng không thể
nào quên những ngày nhiều công dân Trung Quốc sôi nổi gửi tiền ủng hộ
cuộc kháng chiến chống Mỹ đến Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc kinh và vẫn
còn nhớ nhiều vở kịch lấy đề tài từ cuốn “Những lá thư miền Nam”
được các nghệ sĩ Trung Quốc chuyển thể thành các vở diễn mang tên “Những
bức thư tiền tuyến” công diễn tại nhiều nơi ở Trung Quốc.
Không bao giờ chúng
ta quên sự giúp đỡ to lớn, nhiệt tình đó của nhân dân Trung Quốc.
(Nói như vậy không
phải là xem nhẹ sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và các nước anh em
khác.Một ví dụ: tên lửa SAM và Mig-21 đã góp phần không nhỏ trong chiến
thắng Điện Biên Phủ trên không).
Độc lập mà không chống
Một câu hỏi được đặt ra là: vì sao có những bất đồng về nhiều mặt lớn như vậy mà ban lãnh đạo Trung Quốc vẫn viện trợ cho chúng ta?
Có thể đưa ra một số nguyên nhân, nhưng trong bài viết ngắn này tôi chỉ muốn nhấn mạnh một ý, đó là: "Đảng ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho Ban lãnh đạo Trung Quốc tin chắc là trong bất kỳ tình huống nào Việt Nam cũng không bao giờ chống hoặc đi với ai để chống Trung Quốc, chống những lợi ích chính đáng của họ dù chủ trương lớn của hai bên có khi khác biệt.”
Độc lập mà không chống
Một câu hỏi được đặt ra là: vì sao có những bất đồng về nhiều mặt lớn như vậy mà ban lãnh đạo Trung Quốc vẫn viện trợ cho chúng ta?
Có thể đưa ra một số nguyên nhân, nhưng trong bài viết ngắn này tôi chỉ muốn nhấn mạnh một ý, đó là: "Đảng ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho Ban lãnh đạo Trung Quốc tin chắc là trong bất kỳ tình huống nào Việt Nam cũng không bao giờ chống hoặc đi với ai để chống Trung Quốc, chống những lợi ích chính đáng của họ dù chủ trương lớn của hai bên có khi khác biệt.”
Điều này đã được thể
hiện rất rõ trong cuộc họp các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới
nhân dịp kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng mười (1957) và một số hội nghị
quốc tế, khi đại biểu Trung Quốc bị công kích thì đại biểu Việt Nam
đã khôn khéo kiên cường bảo vệ bạn.
Và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh
Và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh
Ngoài ra cần nhấn
mạnh thêm, trong thời gian đó, chúng ta may mắn có được sự lãnh đạo, dìu
dắt chỉ bảo của trí tuệ sáng ngời, bản lĩnh vững chắc và nghệ thuật tài
tình Hồ Chí Minh. Có thể đưa ra rất nhiều ví dụ để chứng minh. Ở đây
tôi xin phép nêu một vài.
Tôi được một vị
trong cuộc, nói cho biết, khi Trung Quốc phát động cái gọi là “cách mạng
văn hoá”, trong Trung ương đảng ta đã có một số đồng chí tỏ ý đồng tình
và một số đồng chí tỏ ý phản đối. Cả hai phía đều muốn đảng ta tỏ thái
độ.
Với sự hiểu biết sâu sắc về Trung Quốc, Bác Hồ đã có chủ kiến: đây là cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ, sẽ mang lại tai hoạ cho nhân dân Trung Quốc, chúng ta không thể ủng hộ, nhưng cũng không thể khuyên can vì dù có khuyên can họ cũng không nghe. Bác chỉ hỏi: "Ở đây có đồng chí nào hiểu Trung Quốc bằng Bác không?” Tất nhiên chẳng vị nào dám nói mình hiểu Trung Quốc hơn Bác.
Thấy mọi người im lặng, Bác nói tiếp: “Hiện giờ Bác cũng chưa biết “cách mạng văn hoá” là cái gì? Đã chưa biết, chưa hiểu thì chưa nên bầy tỏ thái độ!”
Câu nói ngắn gọn đó đã trở thành chủ trương của Đảng và nhân dân ta trong suốt thời gian Trung Quốc tiến hành công việc trên.
Với sự hiểu biết sâu sắc về Trung Quốc, Bác Hồ đã có chủ kiến: đây là cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ, sẽ mang lại tai hoạ cho nhân dân Trung Quốc, chúng ta không thể ủng hộ, nhưng cũng không thể khuyên can vì dù có khuyên can họ cũng không nghe. Bác chỉ hỏi: "Ở đây có đồng chí nào hiểu Trung Quốc bằng Bác không?” Tất nhiên chẳng vị nào dám nói mình hiểu Trung Quốc hơn Bác.
Thấy mọi người im lặng, Bác nói tiếp: “Hiện giờ Bác cũng chưa biết “cách mạng văn hoá” là cái gì? Đã chưa biết, chưa hiểu thì chưa nên bầy tỏ thái độ!”
Câu nói ngắn gọn đó đã trở thành chủ trương của Đảng và nhân dân ta trong suốt thời gian Trung Quốc tiến hành công việc trên.
Thế là chỉ bằng vào
trí tuệ siêu phàm của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã tránh sa vào “những rắc
rối” và những hậu quả sau này của cuộc “nội chiến đẫm máu” đó, đã chứng
tỏ rằng việc chúng ta không ủng hộ “cách mạng văn hoá” nhưng cũng không
phản đối là vô cùng chính xác.
Sau khi thuyết phục
và gây sức ép yêu cầu Đảng ta từ bỏ Liên Xô đi theo Trung Quốc không
được, Đặng Tiểu Bình rất bực bội. Buổi ông ta rời Hà Nội, Bác và mấy
đồng chí đến tiễn tại nhà khách. Lúc Bác tới ông Đặng đang ngồi trên
ghế, nhưng khi thấy Bác vào ông ta không đứng dậy theo phép lịch sự. Mấy
đồng chí đi theo Bác không ngờ lại có chuyện đó, trong khi chưa biết xử
trí ra sao thì thấy Bác nhanh nhẹn bước tới chỗ ông Đặng ngồi, một tay
chìa ra bắt tay ông Đặng, một tay vỗ nhẹ mấy cái vào vai ông ta rồi từ
từ kéo ông ta đứng đậy. Tất nhiên là ông Đặng phải đứng lên theo.
Cần phải nói thêm kẻo một số bạn trẻ không rõ, đối với người Việt Nam (và Trung Quốc), chỉ có những bậc bề trên, hoặc nhiều tuổi hơn mới được quyền vỗ nhẹ vào vai người được coi như bậc dưới hoặc ít tuổi hơn. Hành động nhỏ này thể hiện rõ bản lĩnh, nghệ thuật ứng xử tuyệt vời của Hồ Chí Minh.
Cần phải nói thêm kẻo một số bạn trẻ không rõ, đối với người Việt Nam (và Trung Quốc), chỉ có những bậc bề trên, hoặc nhiều tuổi hơn mới được quyền vỗ nhẹ vào vai người được coi như bậc dưới hoặc ít tuổi hơn. Hành động nhỏ này thể hiện rõ bản lĩnh, nghệ thuật ứng xử tuyệt vời của Hồ Chí Minh.
Mặc dù ngay từ đầu
chúng ta đã tỏ rõ thái độ là “không ủng hộ nhưng cũng không phê phán
"cách mạng văn hóa” nhưng ban lãnh đạo Trung Quốc(chủ yếu là phái tạo
phản) vẫn không ngừng yêu cầu chúng ta chí ít cũng phải có sự ủng hộ về
dư luận. Để giải toả vấn đề, Bác Hồ đã có một cử chỉ tuyệt vời nữa.
Ngày 26 tháng 12 là sinh nhật của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Đúng ngày 26/12/1967 trên trang đầu và ở vào vị trí trang trọng của Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã đăng mấy dòng chữ viết tay bằng chữ Hán của Bác chiếm chỗ khoảng bằng một danh thiếp: “Kính chúc Mao Chủ tịch vạn thọ vô cương”. 26/12/1967. Hồ Chí Minh”.
Ngày 26 tháng 12 là sinh nhật của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Đúng ngày 26/12/1967 trên trang đầu và ở vào vị trí trang trọng của Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã đăng mấy dòng chữ viết tay bằng chữ Hán của Bác chiếm chỗ khoảng bằng một danh thiếp: “Kính chúc Mao Chủ tịch vạn thọ vô cương”. 26/12/1967. Hồ Chí Minh”.
“Vạn thọ vô
cương” là mấy từ mà các tiểu tướng Hồng vệ binh Trung Quốc hồi đó thường
xuyên hô lớn tại bất kỳ cuộc họp nào, nhất là trong dịp được Chủ tịch
Mao tiếp kiến, nay Hồ Chí Minh cũng dùng nó để chúc thọ "người cầm lái
vĩ đại" thì còn có sự ủng hộ nào bằng. Sức ép hầu như không còn!
...
Nhân dịp này tôi muốn nói thêm: người Việt Nam luôn luôn tôn trọng vai trò nước lớn của Trung Quốc và mong sống bình yên hoà thuận với người láng giềng khổng lồ này. Trong quá trình xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước, chúng tôi đã đang và sẽ không bao giờ gây cản trở cho các bạn hoặc đi với người khác để làm phiền các bạn. Chúng tôi chỉ có một yêu cầu, xin các bạn hãy để cho chúng tôi được yên, đừng ép buộc chúng tôi phải theo ý các bạn.
Nhân dịp này tôi muốn nói thêm: người Việt Nam luôn luôn tôn trọng vai trò nước lớn của Trung Quốc và mong sống bình yên hoà thuận với người láng giềng khổng lồ này. Trong quá trình xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước, chúng tôi đã đang và sẽ không bao giờ gây cản trở cho các bạn hoặc đi với người khác để làm phiền các bạn. Chúng tôi chỉ có một yêu cầu, xin các bạn hãy để cho chúng tôi được yên, đừng ép buộc chúng tôi phải theo ý các bạn.
Trong quan hệ hai
nước hiện nay đang nổi lên vấn đề biển, đảo. Giải quyết vấn đề này rất
khó nhưng không phải là không có biện pháp. Rất khó là nếu cả hai cứ
khăng khăng ý mình, còn chìa khoá để giải quyết vấn đề là cả hai đều
phải tỉnh táo kiềm chế và có sự nhân nhượng lẫn nhau đúng mức.
Phương châm là “không
thể để Biển Đông nổi sóng” .
- Dương Danh Dy
Một ngày thu
tháng chín năm 2009
Lưu ý: sau khi Bác Hồ mất về cơ bản ban lãnh đạo Đảng ta vẫn duy trì được quan hệ với Trung Quốc. Nhưng từ đầu những năm 70, những bất đồng giữa hai bên đã dần gay gắt lên. Dịp khác xin đề cập.
Lưu ý: sau khi Bác Hồ mất về cơ bản ban lãnh đạo Đảng ta vẫn duy trì được quan hệ với Trung Quốc. Nhưng từ đầu những năm 70, những bất đồng giữa hai bên đã dần gay gắt lên. Dịp khác xin đề cập.
Tôi không thể cảm ơn Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đủ để giúp tôi khôi phục lại cuộc hôn nhân của mình với niềm vui và sự an tâm của nhiều vấn đề gần như dẫn đến ly hôn. Cảm ơn Chúa, tôi đã tổ chức Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đúng giờ. Hôm nay tôi có thể nói với bạn rằng Tiến sĩ EKPEN TEMPLE là giải pháp cho vấn đề này trong hôn nhân và mối quan hệ của bạn. Liên lạc với anh ấy tại (ekpentemple@gmail.com)
Trả lờiXóa