Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

chuyên đề: chiến thắng Điện Biên Phủ 1

1. Mỹ định dùng bom hạt nhân giải cứu Điện Biên Phủ

(VOV) - Trước thế thất bại của Pháp, Mỹ chuẩn bị phương án ném bom hạt nhân để đánh bật Việt Minh ra khỏi thung lũng Điện Biên.
59 năm trước quân dân Việt Nam đã làm nên 1 kỳ tích lịch sử, khi lần đầu tiên 1 nước thuộc địa đánh bại 1 quân đội đế quốc hùng mạnh. Trước trận Điện Biên Phủ năm 1954, quân đội thực dân Pháp đã từng thua quân đội Việt Nam trong nhiều trận chiến nhỏ hơn, tuy nhiên vẫn là một lực lượng đông hơn hẳn về quân số và mạnh hơn về vũ khí và trình độ chiến đấu. Trận Điện Biên Phủ giáng đòn quyết định làm cho thực dân Pháp chấp nhận thất bại hoàn toàn tại Đông Dương.
Bẫy Điện Biên
Bằng một loạt chiến dịch vào cuối năm 1953 và đầu năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với quân dân Lào và Campuchia đã căng kéo lực lượng chủ lực Pháp ra 5 nơi trên toàn cõi Đông Dương, trong đó Điện Biên Phủ (ở vùng Tây Bắc Việt Nam) là nơi tập trung quân đông thứ 2 của Pháp sau đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
Từ rất sớm, quân đội Việt Nam đã xác định Điện Biên Phủ sẽ là điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp và đã bắt tay chuẩn bị cho trận chiến này.
Trong quân sự, việc đưa một lượng lớn quân vào một chỗ xa và kín có thể xem là tối kỵ vì dễ bị bao vây cô lập. Tuy nhiên trước việc mất quyền chủ động và thua liên tiếp, Pháp không còn cách nào khác tốt hơn. Họ buộc phải đưa nhiều quân cơ động lên Điện Biên Phủ để xây dựng một tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm giữ Lào (kiểm soát đường tiếp tế sang Thượng Lào) và Tây Bắc Việt Nam. Dù gì, quân Pháp vẫn không thể tránh được mâu thuẫn cố hữu của các đội quân xâm lược, đó là mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.
Bộ binh xung phong giữa lúc pháo kích tại Mặt trận Điện Biên Phủ (ảnh: mytour.vn)

Thực dân Pháp tỏ ra lạc quan khi muốn thu hút Việt Minh về đây để chúng phát huy ưu thế hỏa lực “nghiền nát” chủ lực đối phương. Máy bay Pháp rải truyền đơn thách đấu với tướng Giáp tại Điện Biên Phủ. Người Pháp đã tính đến thực tế công tác hậu cần cho chiến dịch rất khó, và Quân đội Nhân dân Việt Nam mới chuyển từ du kích chiến lên, chưa có nhiều kinh nghiệm đánh hiệp đồng binh chủng và đánh công kiên quy mô lớn.
Ngược lại, phía Việt Nam cũng thấy cơ hội đánh tiêu diệt lớn sinh lực địch để tạo bước xoay chuyển cục diện chiến trường.
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thực sự mạnh và “đáng sợ” nếu nhìn vào hệ thống phòng ngự liên hoàn và vũ khí tối tân thời đó. Thực dân Pháp còn tự tin với các đơn vị tinh nhuệ bậc nhất của chúng tại Đông Dương và khả năng phi pháo tốt. Các trận địa pháo binh Pháp được cung cấp nhiều đạn và có hỏa lực đan cài hỗ trợ lẫn nhau. Ở thung lũng Điện Biên Phủ còn có những khoảng trống bằng phẳng mà việc vượt qua đó dưới hỏa lực bắn thẳng của súng máy sẽ là một thách thức lớn đối với bộ binh.
Nhưng người Pháp đã hoàn toàn bất ngờ. Thứ nhất, Việt Minh có được pháo lớn và pháo cao xạ. Không những vậy ta còn đưa được trọng pháo vượt qua đường xa và núi đèo vào sâu trong mặt trận, và bắn với độ chính xác cao dù lượng đạn ít hơn hẳn đối phương. Với việc phân tán hỏa khí và sử dụng các hầm pháo, phía Việt Minh đã bảo vệ rất tốt các cỗ pháo của mình trước phản pháo cũng như máy bay của địch. Đại tá Piroth chỉ huy pháo binh Pháp thất kinh trước hiệu quả của pháo binh Việt Minh đã phải tự sát bằng lựu đạn vào ngày 15/3 (chỉ 2 ngày sau khi chiến dịch Điên Biên Phủ bắt đầu). Thứ hai, Việt Nam giải quyết được khâu hậu cần dù chỉ có phương tiện vận tải thô sơ.Thứ ba, hệ thống chiến hào chằng chịt (dài 400km) của quân ta như thòng lọng thít dần cổ quân Pháp mà chúng không tài nào khắc chế được. Đường tiếp tế duy nhất của quân Pháp là cầu hàng không cũng gặp muôn vàn khó khăn do (1) hỏa lực của cả pháo cao xạ và pháo mặt đất của Việt Minh, (2) thời tiết sương mù nhiều mây ở Điện Biên Phủ, và (3) địa hình rừng núi khu vực Tây Bắc.
Ngoài ra Quân đội Nhân dân Việt Nam còn có tinh thần chiến đấu rất cao và áp dụng nhiều chiến thuật sáng tạo khác khiến đối phương phải choáng váng.
Pháp cầu cứu Mỹ
Ngay khi Việt Minh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều quan chức và tướng lĩnh Pháp đã cảm thấy tình hình không ổn. Chỉ sau một thời gian phía Pháp đã rơi vào thế tuyệt vọng phải cầu cứu người Mỹ, mong lật ngược tình thế, thủ hòa hoặc ít nhất là có vị thế nhất định trên bàn đàm phán ở Geneva.
Đến ngày 20/3, Tướng Paul Ely, tham mưu trưởng quân đội Pháp đã tới Washington để cầu cứu sự giúp đỡ của Mỹ. Phía Pháp muốn có 1 cuộc ném bom ồ ạt xung quanh Điện Biên Phủ cũng như được Mỹ tăng cường viện trợ nhanh chóng.
Các sử gia Pháp là Philippe Deviller và Jean Lacouture trong cuốn “Kết thúc một cuộc chiến tranh” cho biết: Vào ngày 29/3, tướng Narvarre (tổng tư lệnh các lực lượng viễn chinh Pháp tại Viễn Đông) viết rằng, số phận của Điện Biên Phủ phụ thuộc vào việc tiếp tế bằng dù và rút lui (qua đường hàng không). Ông này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường sử dụng không quân đánh phá hậu phương của Việt Minh, phá hủy giao thông và kho tàng để ngăn tiếp tế. Ông ta đề xuất ném bom napalm để tạo nên một vành đai tử thần quanh tập đoàn cứ điểm, làm lộ các vị trí của Việt Minh. Navarre xem đó là cách duy nhất để tránh thảm họa thất trận hoặc thế thua trong đàm phán về hòa bình ở Đông Dương. Tướng Navarre tin sự can thiệp của Mỹ bằng không quân sẽ vô hiệu hóa được hỏa lực pháo binh và cao xạ của Quân đội Nhân dân Việt Nam và ghìm chân bộ binh của ta.
Vẫn theo 2 sử gia Pháp nói trên, Cao ủy Pháp ở Đông Dương là Dejean cũng đã kêu gọi Paris chi viện. Ông này còn tiếp xúc với đại diện Mỹ tại Sài Gòn để yêu cầu cung cấp máy bay như họ đã hứa (gồm oanh tạc cơ, chiến đấu cơ, và máy bay vận tải).
Sang đầu tháng 4/1954, tướng Navarre tiếp tục yêu cầu được Mỹ tiến hành chiến dịch giải cứu bằng không quân. Chính phủ Pháp cũng vậy.
Về phía Mỹ, họ xác định được tầm quan trọng đặc biệt về địa chính trị và kinh tế của Đông Nam Á – khu vực có nguồn nguyên liệu, nhân lực và thị trường tiêu thụ cho thế giới tư bản phương Tây và cho Nhật Bản, đồng minh quan trọng được Mỹ vực dậy khi đó để đối trọng với Liên Xô và Trung Quốc. Việt Nam là trọng tâm của Đông Dương, mà Đông Dương là chìa khóa giữ vững toàn vùng Đông Nam Á. Với học thuyết domino, Mỹ còn lo sợ làn sóng XHCN lan ra toàn vùng.
Ngày 6/3, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã đưa ra kiến nghị, nước này phải tiến hành mọi biện pháp trong tầm tay để ngăn chặn “cộng sản kiểm soát vùng này” vì việc mất vùng này sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Tối 29/3 tại New York, Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles có bài phát biểu gây xôn xao giới chính trị và ngoại giao khi ông lên giọng phê phán sự hỗ trợ của phe XHCN cho Việt Minh. Viện dẫn chiến cuộc Triều Tiên, ông khẳng định Mỹ sẽ chủ động hành động để đối phó với tình hình, hàm ý sự can thiệp của Mỹ.
Phi  cơ - "siêu pháo đài" B-29 (ảnh: olive-drab.com)

Trên thực tế Mỹ “đã nhảy” vào Đông Dương bằng nhiều hình thức. Mỹ chi tới 80% chiến phí cho Pháp ở Đông Dương. Trong trận Điện Biên Phủ, Mỹ còn tham gia hỗ trợ Pháp bằng cả máy bay và phi công trong tiếp vận và ném bom. Hai phi công Mỹ McGovern và Buford chết trong trận Điện Biên Phủ được coi là những người Mỹ đầu tiên chết trong chiến đấu tại Việt Nam.
Điều đặc biệt đáng sợ là cả phía Pháp và Mỹ đã xúc tiến xây dựng kế hoạch có tên Chiến dịch Kền kền để giải vây quân Pháp tại Điện Biên Phủ, hoặc chí ít tạo 1 tình thế có lợi cho họ tại đây. Sang đến tháng 5 thì người Pháp đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận ngừng bắn giống người Mỹ ở Triều Tiên, để rút lui trong danh dự.
Chiến dịch Kền kền
Kế hoạch của chiến dịch này được xây dựng bởi các sĩ quan cao cấp của Pháp và Mỹ ở Đông Dương, và đặc biệt là đô đốc Arthur W. Radford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cùng bộ phận tham mưu của riêng ông này. Phó Tổng thống Mỹ khi ấy là Richard Nixon cũng nhiệt liệt ủng hộ kế hoạch Kền kền (Nixon thậm chí còn ủng hộ đưa lục quân vào). Đương kim Tổng thống khi ấy của Mỹ là Eisenhower đã để ngỏ khả năng thực thi chiến dịch. Sau chuyến thăm của tướng Pháp Ely, Eisenhower từng nói với Ngoại trưởng Mỹ Dulles rằng ông không loại trừ khả năng tung ra “đòn quyết định” nếu điều này chắc chắn đem lại kết quả rõ ràng.
Theo nữ tác giả Rebecca Grant có bài viết đăng trên tạp chí Air Force (của Hiệp hội Không quân Mỹ), tham mưu trưởng quân Pháp tướng Ely đã gặp gỡ với cả Dulles và Radford, cùng thảo luận và thông qua chiến dịch Kền kền.
Theo các nguồn tài liệu phương Tây, kế hoạch của phái “diều hâu” Mỹ và Pháp như sau: Mỹ sẽ tung 60 oanh tạc cơ chiến lược B-29 từ các căn cứ Mỹ trong khu vực (như Philippines) vào ném bom các vị trí của Việt Minh quanh thung lũng Điện Biên, mỗi đêm sẽ ném dồn dập 450 tấn bom để phá vỡ vòng vây và phá hủy vũ khí của Việt  Minh. (Có tài liệu nói dùng tới 300 máy bay cường kích để dọn sạch khu vực quanh Điện Biên Phủ.) Các “siêu pháo đài” B-29 này sẽ được hỗ trợ bởi 150 chiến đấu cơ từ các tàu sân bay của Hạm đội Bảy (hải quân Mỹ), do Mỹ lo ngại Không quân Trung Quốc sẽ vào cuộc (Mỹ vốn đặc biệt cảnh giác sau khi bị bất ngờ về “chí nguyện quân Trung Quốc” trong Chiến tranh Triều Tiên).
Một điểm nhấn của kế hoạch này là khả năng sử dụng tới 3 quả bom hạt nhân (cấp chiến thuật). Tấn công hạt nhân có thể thực hiện bằng máy bay B-29, B-36 và B-47, thậm chí cả máy bay của hải quân Mỹ.
Âm mưu của Mỹ dùng vũ khí hạt nhân là hoàn toàn có thật. Ngoại trưởng Dulles ngay từ tháng 1/1954 đã đưa ra khái niệm “trả đũa ồ ạt”, trong đó Mỹ sẵn sàng đáp trả đối phương ngay lập tức bằng các “phương tiện” và tại các địa điểm mà Mỹ “lựa chọn”, ám chỉ việc Mỹ đã chuẩn bị dùng đến cả vũ khí hạt nhân. Dulles được cho là đã từng đề nghị tặng riêng cho Pháp 2 trái bom nguyên tử để Pháp tùy ý sử dụng tại Điện Biên Phủ.
Dựa trên các tài liệu giải mật của chính phủ, John Prados, tác giả 1 cuốn sách chuyên về Chiến dịch Kền kền của Mỹ năm 1954, đã cho độc giả thấy rằng Mỹ đã sẵn sàng ở mức độ nhất định để can thiệp vào Việt Nam (tại thời điểm đó) bằng cả không quân (với bom nguyên tử), và lục quân trên quy mô lớn, cũng như không loại trừ chiến tranh với Trung Quốc.
Trong và sau Chiến tranh Triều Tiên, phía Mỹ cũng đã có động thái đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc. Trong những năm 1960 và năm 1972 Nixon đã tỏ ra rất hung hăng khi nung nấu quyết tâm dùng bom hạt nhân chiến thuật để đánh Việt Nam, bất chấp các nguyên tắc đạo đức. Trên thực tế ông ta đã thành lập ban bệ chuyên nghiên cứu về việc này. Việt Nam đã là 1 trong các mục tiêu hàng đầu cho bom nguyên tử Mỹ sau Nhật Bản.
Người Pháp thì khấp khởi chiến dịch Kền kền sẽ được tiến hành. Riêng tướng Navarre có nhiều “sáng kiến” như dùng phi công và máy bay Mỹ nhưng sơn cờ Pháp (để chiến dịch có thể tiến hành mà người Mỹ không phải lâm chiến về mặt chính thức), tổ chức “ném bom ban đêm, theo từng đợt kế nhau và mỗi đợt không dùng quá số phi cơ mà Pháp huy động được” nhằm qua mắt đối phương về sự can thiệp của người Mỹ.
Vì sao kế hoạch thất bại?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến Chiến dịch Kền kền chỉ tồn tại trên giấy.
Trong Chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã cân nhắc đến việc sử dụng bom hạt nhân để chống lại quân đội Triều Tiên và Trung Quốc (ảnh: Lục quân Hoa Kỳ)

Lúc đó Mỹ mới bước ra khỏi Chiến tranh Triều Tiên, và sợ bị lôi kéo sâu vào 1 cuộc chiến tranh mới, sợ Trung Quốc can thiệp, và nguy cơ leo thang chiến tranh thế giới (có sử dụng hạt nhân) với Liên Xô. Ngoài ra Mỹ cũng không tin tưởng lắm vào khả năng quân sự của Pháp qua thực tế chiến tranh tại Đông Dương.
Thực tế nội bộ Mỹ đã bàn thảo rất kỹ về hậu quả trên các mặt chính trị, quân sự của việc can thiệp, về thái độ và khả năng hành động của Trung Quốc và Liên Xô.
Phe diều hâu gồm Dulles và Raford đã thăm dò một cách kỹ lưỡng các nghị sĩ chủ chốt của cả 2 đảng tại Quốc hội Mỹ. Kết quả nhận được là những cái lắc đầu, do các nghị sĩ sợ phải đưa lục quân vào Việt Nam và rơi vào 1 cuộc chiến tranh nữa giống như ở bán đảo Triều Tiên.
Theo các tác giả Pháp Laurent Cesari và Jacques de Folin, bản thân Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Raford cũng không được các tham mưu trưởng liên quân ủng hộ vì họ cho rằng hoạt động oanh kích sẽ không hiệu quả. Riêng tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ là Matthew Ridgway kiên quyết phản đối đưa quân vào Đông Dương.
Một trở ngại khác là bất đồng Mỹ-Pháp. Trong vấn đề Đông Dương, Pháp có cái nhìn khác. Pháp vừa chống cộng, vừa muốn duy trì hệ thống thuộc địa “kiểu cũ” truyền thống của mình. Nhờ Mỹ can thiệp, Pháp trong lòng lại lo ngại sẽ mất dần ảnh hưởng ở Đông Dương. Khi Pháp cố gạt bất đồng và do dự để nhanh chóng đưa ra lời đề nghị chính thức với Mỹ (vào tối 4/4) và tin rằng chiến dịch can thiệp sẽ không làm chiến tranh lan rộng thì nước Anh lại không ủng hộ, mà Mỹ thì muốn có hành động tập thể dựa trên 1 thỏa thuận chính trị với nước Pháp và nhiều nước khác, đặc biệt là Anh.
Hơn nữa, trong lúc các bên của Mỹ và Pháp đang nhùng nhằng thì Việt Minh đã xiết chặt vòng vây, khiến nếu ném bom hạt nhân cũng như bom thông thường hạng nặng xuống Điện Biên Phủ thì sẽ gây tổn thất cho cả 2 phe tham chiến. Ngoài ra rừng rậm xung quanh và tình hình thời tiết khi ấy cũng làm oanh tạc cơ của Mỹ khó có thể ném bom hiệu quả. Ném bom vào ban đêm được đánh giá sẽ khó chính xác, còn vào ban ngày thì gặp trở ngại cao xạ.
Tổng thống Eisenhower sau khi cân nhắc toàn bộ tình hình đã “chốt hạ” bằng việc chấm dứt bàn luận cũng như thực hiện Chiến dịch Kền kền. Quân Pháp tại Điện Biên Phủ sau đó đã phải đầu hàng vào ngày 7/5.
Tuy nhiên dù đã thức thời khi quyết định không liều lĩnh can dự bằng không quân và vũ khí hạt nhân, 10 năm sau Mỹ như quên câu chuyện này và bắt đầu đưa quân vào Việt Nam để rồi chuốc lấy thất bại một cách cay đắng./.
Trung Hiếu/VOV online


2. Đến Vũng Chùa nhớ về Điện Biên Phủ 1954

Thời điểm xuân Giáp Ngọ của 60 năm về trước, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận nhiệm vụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra trận, chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.

Người Anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, với những quyết định táo bạo, đánh bại quân Pháp ngay tại cụm cứ điểm mà chúng rêu rao là “pháo đài bất khả xâm phạm”.
Giờ đây, vị chỉ huy thiên tài của chiến trường năm xưa đã yên giấc ngủ ngàn thu nơi Vũng Chùa - Đảo Yến (Quảng Bình), nhưng những chiến công hiển hách của Người còn vang mãi. Tết năm nay, nhiều cựu binh của Điện Biên Phủ năm xưa đã cùng con cháu hành hương về dâng hương lên khu mộ Đại tướng và nhớ về thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc 60 năm về trước...
Sắc xuân mới nơi Vũng Chùa - Đảo Yến
Trên đường từ Hà Tĩnh hành hương vào Quảng Bình thăm khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp những ngày đầu xuân, tôi đề nghị người bạn đồng hành của mình mở cho nghe bài Hò kéo pháo của nhạc sỹ Hoàng Vân để được tận hưởng không khí rộn ràng, hừng hực khí thế của các chiến sỹ Điện Biên năm xưa.
Xuân Giáp Ngọ 60 năm về trước, thời điểm này, bộ đội ta đang bí mật chuẩn bị những công đoạn cuối cùng cho chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chắc có lẽ, thời điểm đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang phải đối diện với áp lực lớn khi mục tiêu là cứ điểm hoả lực mạnh nhất Đông Dương lúc bấy giờ của thực dân Pháp mà người Pháp, rêu rao là “cối xay thịt”, một cứ điểm bất khả xâm phạm. Sau này, Đại tướng từng chia sẻ, quyết định chuyển từ đánh nhanh, thắng nhanh đến đánh chắc, thắng chắc trên chiến trường Điện Biên Phủ là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của Người.
Xuân Giáp Ngọ năm nay, người chỉ huy của chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa đã yên giấc ngàn thu. Lời bài hát Hò kéo pháo càng thúc giục chúng tôi hơn nữa tiến về Quảng Bình để đến nhanh hơn khu mộ Đại tướng, thắp nén nhang lòng tưởng nhớ đến người. Cuộc hành trình của chúng tôi có rất nhiều người đồng hành, rất nhiều người con của Việt Nam đang hướng về Vũng Chùa - Đảo Yến để kính cẩn thắp hương tưởng niệm vị tướng đã làm nên một mùa xuân Giáp Ngọ (1954) bất tử.
Theo lời anh Khắc Ngọc Tân Hào, Đội trưởng, Đội bảo vệ khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - thuộc bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình thì, chỉ trong mấy ngày đầu xuân, đã có hơn 30.000 lượt người đến viếng, dâng hương tại khu lăng mộ Đại tướng với tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc.
Ngay trong đêm giao thừa, những người dân Quảng Bình đã đến dâng hương tại khu mộ. Và, từ ngày mùng 1 đến mùng 5, du khách khắp nơi đổ về dâng hương. Có những thời điểm khách đông đến mức bộ chỉ huy Biên phòng phải tăng cường lực lượng để phục vụ đồng bào về hành lễ. Ai được chứng kiến cảnh các cựu binh, các cháu, các chị, các anh, trong trang phục chỉnh tề, trên tay ôm những bông cúc vàng thành kính dâng lên khu mộ Đại tướng mới thấm được cái nghĩa đồng bào, cái tình uống nước, nhớ nguồn trong mỗi người con đất Việt da diết, sâu sắc đến nhường nào.
“Đây không phải là lần đầu tiên tôi được đến Vũng Chùa - Đảo Yến, nhưng lần này, cảm xúc trong tôi rất lạ trước sức xuân và không khí xuân mãnh liệt ở đất này. Sự hoà quyện của nắng xuân, gió xuân ấm áp, mát dịu với tấm lòng thành kính của khách hành hương mà thành. Từ núi Rồng, phóng tầm mắt xa ra mặt biển Hòn La xanh trong, những ngư dân đang đánh những mẻ cá đầu tiên mang theo hy vọng cho một mùa biển bội thu.
Ngắm nhìn con người, cảnh vật tại Vũng Chùa - Đảo Yến thời khắc đầu năm, tôi có cảm tưởng mọi thứ như đang đan quyện vào nhau, một cảm xúc xuân mới vừa thiêng liêng vừa rạo rực. Vũng Chùa - Đảo Yến đẹp như cổ tích, đẹp từ sắc xuân của đất trời đến sâu thẳm trong trái tim mỗi con người”. Một vị khách khi được hỏi đã chia sẻ với PV như vậy.
Vũng Chùa - Đảo Yến từ xưa vốn nổi tiếng là vùng đất của những huyền thoại, truyền thuyết. Người dân nơi đây vẫn kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện về đời sống tâm linh rất thiêng liêng. Họ cũng tự hào rằng, đây là vùng đất của lịch sử, ghi dấu ấn nghìn năm của cha ông đi mở cõi, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trên từng thước đất, ngọn sóng nơi đây, còn đó những bước chân, hình bóng của những đoàn quân tốc chiến từ thời Lý, Trần, Lê, đến thời kỳ chống Mỹ. Gắn liền với những tên tuổi huyền thoại như vua Trần Duệ Tông, vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. Vùng đất Vũng Chùa - Đảo Yến còn được biết đến là mảnh đất kiên cường  trong chống Mỹ, một điểm tập kết hàng hoá của miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Xuân này, vùng đất này càng thiêng liêng hơn khi được ôm vào lòng mình linh cữu của một vị tướng huyền thoại bậc nhất của dân tộc và thế giới trong thế kỷ XX.
Đến Vũng Chùa nhớ về Điện Biên Phủ 1954 - Ảnh 2

Người dân khắp nơi hành hương về Vũng Chùa - Đảo Yến viếng mộ Đại tướng.

Xuân Giáp Ngọ 2014 nhớ về Điện Biên Phủ 1954
Xuân này Vũng Chùa - Đảo Yến dường như đẹp hơn, thiêng liêng hơn. Những người dân nơi đây không ngại bộc lộ cảm xúc tự hào về quê hương mình được đón một mùa xuân đặc biệt,  mùa xuân đầu tiên khi người con nổi tiếng nhất của đất Quảng Bình về yên nghỉ nơi đất mẹ. Họ tự hào, quê hương mình không chỉ sinh ra một vị tướng huyền thoại mà giờ đây còn được đón dòng người từ phương xa về hành lễ tại khu lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.  Mảnh đất Vũng Chùa - Đảo Yến không chỉ sơn thuỷ hữu tình, nổi tiếng với những sản vật yến sào, bào ngư, tôm hùm, lòng mến khách mà giờ là nơi người Anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam “dừng chân” cuối cuộc đời.
Anh Hào cho biết: “Ngay trong đêm giao thừa, nhiều người dân đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng. Lực lượng bộ đội Biên phòng tăng cường quân số 30 người để phục vụ đồng bào về hành lễ. Chúng tôi đã có một cái tết đặc biệt, cùng với người thân của gia đình Đại tướng, người dân Vũng Chùa - Đảo Yến dâng bánh chưng, lễ vật theo cổ truyền lên mộ của Đại tướng trong thời khắc giao thừa. Đó là cảm xúc rất đặc biệt, anh em đồng chí, tuy không được đón giao thừa với gia đình nhưng ai cũng tự hào vì được làm công tác đặc biệt và ăn Tết bên khu mộ của Đại tướng”.
Trong dòng người về hành lễ tại khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi được gặp rất nhiều cựu binh, trong đó có những cựu binh từng tham gia chiến trường Điện Biên Phủ. Chia sẻ với chúng tôi, cựu binh Phan Hồng Khê, quê ở huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình nói: “Tôi cùng với con cháu ra đây để thắp hương lên mộ Đại tướng. Xuân Giáp Ngọ của 60 mươi năm trước, tôi cũng là người lính tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Là người lính Điện Biên nên tôi hiểu và vô cùng cảm phục tài, đức của anh Văn. Tôi rất cảm mến anh Văn, tôi có làm thơ nhưng tiếc là chưa có sổ lưu niệm đặt ở khu mộ Đại tướng để ghi lại cảm xúc và suy nghĩ của mình”.
Theo ghi nhận của chúng tôi trong hai ngày, mùng 5 và mùng 6 tết, khách về hành lễ ở khu mộ Đại tướng ngày đầu năm, đa số là người Nghệ Tĩnh (cũ), Quảng Bình, Quảng Trị những nơi gần với khu mộ Đại tướng. Theo tâm sự của những người người làm công tác đặc biệt tại khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thì những ngày 3, mồng 4 đã có nhiều đoàn khách đến từ các tỉnh xa vào dâng hương tại khu mộ Đại tướng.
Xúc động nhất là nhiều cựu chiến binh Điện Biên, tuổi đã ngoài 80 nhưng vẫn vượt đường xa cùng với con cháu về dâng hương. Cụ Nguyễn Huy Cảnh, người Hà Tĩnh xúc động: “Tôi là lính công binh, làm nhiệm vụ mở đường kéo pháo tại chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa. Thời điểm cách đây 60 năm, dưới sự chỉ đạo của anh Văn, chúng tôi đang kéo pháo ra khỏi trận địa. Giờ tôi cùng con cháu đến đây thắp hương để tưởng nhớ người Anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam”.  
Nhiều người dân mong được ghi lưu bút tại khu tưởng niệm
Trong chuyến đi hành hương về khu mộ của  Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi đã gặp rất nhiều cựu binh, nhiều người dân và họ đã bộc lộ khát vọng muốn có một cuốn sổ lưu niệm để ghi lại những cảm xúc của mình khi đến dâng hương tại đây. Trao đổi với chúng tôi, anh Hào, Đội trưởng Đội bảo vệ khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: “Chúng tôi nhận được nhiều ý kiến của người dân muốn góp công, sức để xây khu lăng mộ Đại tướng cũng như có cuốn sổ lưu niệm để ghi lại cảm xúc của mình”.
Trinh Phúc

3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày cuối cùng ở Điện Biên Phủ


(VTC News) -  Chuyện giờ mới kể về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ngày cuối cùng của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, 7/5/1954.
6/5/1954

Sáng ngày 6/5/1954, tiểu đoàn 255 của 174 phòng ngự suốt 34 ngày đêm trên đồi A1 được lệnh rút qua đồi Cháy làm lực lượng dự bị.

Tiếng nổ của khối bộc phá trên đồi A1 được chọn làm hiệu lệnh xung phong cho đợt tiến công tối nay.

Trời ngớt mưa. Cơ quan tham mưu báo cáo đêm qua địch đã thả dù thêm hàng trăm quân tăng viện. Máy bay địch hoạt động với mức độ chưa từng có kể từ đầu chiến dịch. Chúng ném bom, bắn rốc két vào những vị trí phòng ngự của ta, đặc biệt là đồi C1. Pháo cao xạ bắn rơi thêm một chiếc C.119.
võ nguyên giáp

Buổi trưa trời hửng nắng. Chỉ huy trưởng trèo lên đỉnh núi Mường Phăng sau sở chỉ huy, quan sát trận địa.  Gần một tháng qua, từ vị trí này, với một chiếc ông nhòm có bội số quang học lớn, anh đã theo dõi sự tiến triển của chiến hào ta.

Thời gian đầu, sự tách biệt giữa ta và địch rất rõ. Tập đoàn cứ điểm địch là một khối đông đặc, như những tổ ong khổng lồ nằm sát nhau hai bên bờ sông Nậm Rốm. Trận địa ta là những đường hào rất nhiều nhánh từ chung quanh cánh đồng lan dần vào.

Nhưng từ cuối tháng Tư, rất khó phân biệt trận địa ta và trận địa địch. Vì hầu hế những mũi chiến hào của ta đã cắm sâu vào tập đoàn cứ điểm. Đôi lúc phải xác định trên bản đồ đâu là những cứ điểm địch còn giữ, đâu là nơi ta đã tiêu diệt.

Trận mưa dù đang tiếp tục trên bầu trời Điện Biên Phủ. Những chiếc máy bay vận tải bay cao ngoài tầm với của pháo cao xạ. Hàng ngàn chiếc dủ màu sắc tươi rói chi chít trên cánh động, như nấm nở rộ sau một trận mưa.

Có thể thấy rõ số khá lớn đồ tiếp tế của địch rơi vào trận địa ta. ‘Miếng da lừa’ Điện Biên Phủ đã thu lại quá nhỏ. Sáng nay, tham mưu báo cáo, nó chỉ còn một chiều 1000m, một chiều 800m. Tổng thống Eisenhower đã ví nó mới một ‘sân bóng chày’!

Chỉ huy trưởng dùng ốm nhòm tìm vị trí 311B ở phía tây, đã bị tiêu diệt đêm 3/5, và vị trí 310 nằm bên. Cả hai vị tí này chỉ cách sở chỉ huy Mường Thanh 300. Từ đây vượt qua một cứ điểm nữa là tới hầm De Castries. Những mũi lê đã chĩa vào bên sườn De Castries. Nhưng phản ứng của địch rất yếu ớt. Chúng đã không làm được gì nhiều sau khi mất 311B.

Và đêm nay sẽ đến lượt 310, được coi là ‘con mắt’ của tập đoàn cứ điểm.

20h, hỏa lực của ta tập trung bắn vào A1, C2, cứ điểm 506, bắc Mường Thanh, cứ điểm 310, tây Mường Thanh. Lần này có thêm sự phối hợp của giàn hảo tiễn sau nòng.

Đợt pháo hỏa kéo dài 45 phút. Địch phản ứng yếu ớt. Nhưng chúng đã có chuẩn bị. Khi pháo ta vừa ngừng bắn, tất cả những khẩu pháo còn lại của tập đoàn cứ điểm tập trung trút đạn xuống những trận địa chiến hào của ta xung quanh A1 và C2.

Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An quay điện thoại liên lạc với công binh để kiểm tra lần cuối. Điện thoại bị đứt! Tình hình lại diễn ra như lần trước. Nhưng cơ quan tham mưu chiến dịch đã rút kinh nghiệm, phố biến giờ nổ súng cho các đơn vị. 
Trước giờ G năm phút, các chiến sỹ ở chiến hào xuất phát xung phong được lệnh quay lưng về A1, nhắm mắt, há mồm đề phòng sóng xung kích và ánh chớp của ngàn cân bộc phá.

Đúng 20h30, một tiếng nổ trầm, không phải như chúng ta chờ đợi. Quay đầu nhìn lại, tên đồi A1 có một đám khói lớn đang phụt lên. Một số người phân vân: có phải đây là bom nổ chậm địch thả lúc chiều?

Nguyễn Hữu Anh lập tức ra lệnh cho pháo của trung đoàn nổ súng. Mấy ngày trước đó, chúng ta đã tiêu diệt một số hỏa điểm địch hướng về phía tiền duyên, nên lần này pháo của trung đoàn chỉ bắn chế áp mạnh trong vòng 15 phút, rồi bộ binh xung phong.

Ở phía đông – nam, hướng tiến công chủ yếu, tiểu đoàn 249 do tiểu đoàn trưởng Vũ Đình Hòe chỉ huy, chia thành hai cánh tiến lên đồi hình thành thế bao vây quân địch.

Phía tây – nam, tiểu đoàn trưởng Dũng Chi đưa tiểu đoàn 251 tiến theo giao thông hào mới đào trên mặt ruộng ven đường 41, thọc một mũi dùi cắt rời A1 khỏi Mường Thanh.

Khối bộc phá một ngàn cân đã tiêu diệt một phần tuyến ngang gây khó khăn cho các đơn vị đánh A1 trong đợt trước, tạo nên một cửa mở quan trọng giúp cho hai đại đội của tiểu đoàn 249 xung phong thuận lợi.

Nhưng càng lên gần đỉnh đồi thì những đất đá từ hố sâu bốc lên đã làm trái đồi biến dạng và trở nên rất khó đi. Lợi dụng lúc đó, những tên lính dù còn sống sót của đại đội 2 liên tiếp trút đạn liên thanh về phía ta.

Đại đội 316 đánh vào trận địa súng cối. Đại đội 317 đánh vào khu thông tin gần hầm ngầm. Đại đội 3 của Pouget đóng trên đỉnh đồi và từ phía hầm ngầm tiến ra phản kích. Cuộc chiến bằng tiểu liên, lựu đạn, lưỡi lê lại diễn ra trên từng chiến hào, từng ụ súng.

Phía tây- nam, các chiến sỹ bộc phá tiểu đoàn 251 nhiều lần tiến lên mở đường về phía lô cốt ‘ Cây đa cụt’ đều bị thương vong. Pouget biết nếu để mất lô cốt này thì cứ điểm hoàn toàn bị cố lập, sớm muộn cũng bị tiêu diệt. 

Tiểu đoàn quyết định đưa DKZ lên bắn sập chiếc lô cốt. Khẩu đại liên bên trong đã hoàn toàn im lặng. Nhưng khi bộ đội lên phá tiếp hàng rào lại bị hỏa lực không biết từ đâu chặn lại. Tiểu đội trưởng Phấn cùng đại đội phó bí mật bò lên quan sát, phát hiện được một ụ súng ngầm được ngụy trang kỹ, ở ngay gần lô cốt.

Phấn đề nghị cho mình được tiêu diệt ụ súng để trả thù cho các bạn đồng đội đã hy sinh, nếu cần sẽ ôm bộc phá lao vào ụ súng để mở đường cho đơn vị. Đại đội tổ chức hỏa lực yểm hộ cho Phấn hoàn thành nhiệm vụ an toàn. Tiểu đoàn 251 đã cắt đứt con đường tiếp viện của địch từ Mường Thanh lên.

Trên đỉnh đồi, những tên lính dù dựa vào chiến hào và cộng sự đã được củng cố trong thời gian qua ra sức chống đỡ chờ quân viện.

Quá nửa đêm, trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An quyết định đưa đại đội dự bị của tiểu đoàn 249 vào giải quyết trận đánh. Bộ đội ta chia thành từng tổ nhỏ tiêu diệt dần dần từng ụ đề kháng còn sót lại của địch.

Sau khi tiêu diệt được vị trí Cây đa cụt, tiểu đoàn trưởng 251 Dũng Chi quyết định đưa một lực lượng xuống uy hiếp A3, đồng thời tổ chức một mũi đánh lên đỉnh đồi, dồn quân dịch ở A1 vào thế giữa hai gọng kìm.

7/5/1954


4h sáng ngày 7/5/1954, Pouget chỉ còn lại 34 lính dù. Pouget gọi bộ đàm một lần nữa cho Mường Thanh, yêu cầu phải tăng viện ngay một đại đội nếu không cứ điểm sẽ bị tràn ngập. Ở đầu dây là tham mưu trưởng Vadot:

-    Hãy biết điều một chút. Ông muốn tôi tìm đâu ra một đại đội? Tất cả đều không còn gì!
-    Nếu vậy thì cho tôi và những người còn lại mở đường chạy xuống E’liane 3.

-    Ông phải ở tại chỗ. Ông là lính dù, phải chiến đấu cho tới chết…Chí ít là tới khi trời sáng.
-    Rõ rồi. Với tôi, thế là xong. Nếu ngài không còn điều gì nói thêm, tôi hủy điện đài.
-    Với tôi, cũng là xong – Vadot nói.’

Quân dù đã sử dụng đến những viên đạn, quả lựu đạn cuối cùng. Viên chỉ huy Pouget bị thương nặng và bị bắt. Trước khi trời sáng trận đánh kết thúc. 174 đã rả được cái hận A1.
võ nguyên giáp
Trong đêm, cũng ở phía đông, trung đoàn 165 của 312 đã tiêu diệt 506, cứ điểm rất quan trọng nằm bên đường 41 chạy tới sở chỉ huy của De Castries.

Langlais đã dồn vào đây tất cả những gì còn lại của tiểu đoàn dù 6. Ở phía tây, trung đoàn 102 của 308 chiếm xong cứ điểm 311, đưa trận địa tiến công của đại đoàn vào cách sở chỉ huy De Castries 300m.

Sáng ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến quyết thắng tung bay trên cao điểm A1 báo hiệu giờ tàn của tập đoàn cứ điểm.

Nhưng trận đánh trên dãy đồi phía đông vẫn chưa kết thúc. Trong đêm, ở hướng chính, tiểu đoàn của 98 đã mở nhiều đợt xung phong chiếm cứ điểm C2.

…thấy trận đánh ở C2 kéo dài, chỉ huy trưởng gọi điện cho Lê Quảng Ba nhắc: ‘174 đã chiếm xong A1, tận dụng hỏa lực bắn thắng của ta từ A1 chi viện cho 98 ở C2.

Đưa ngay lực lượng dự bị trung đoàn 9 vào chiến đấu. Pháo chiến dịch sẽ kiềm chế pháo địch ở Mường Thanh, dành riêng cho C2, 200 quả pháo 105. Cần nhanh chóng tiêu diệt được C2 để làm chủ hoàn toàn các cao điểm phía đông!

7h30, pháo ta vừa ngừng chế áp, tiểu đoàn 125 và đại đội 138 của tiểu đoàn 375 chia làm ba mũi xong phong lên C2. Quân ta lần lượt đánh chiếm từng mục tiêu. 9h30, bộ đội ta hoàn toàn làm chủ đồi C2.

Cuộc chiến đấu trên những ngọn đôi phía đông đã kết thúc. Cả khu trung tâm nằm gọn dưới hỏa lực bắn thẳng của ta.

Suốt đêm, Bộ chỉ huy chiến dịch tập trung tại phòng tác chiến theo dõi cuộc chiến đâu. Mọi người đều cảm thấy nhẹ nhõm khi được tin 174 và 98 giải quyết xong A1 và C2. Mục tiêu đợt tiến công thứ ba đã hoàn tất.

10h, trung đoàn 209 đêm qua chưa hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt 507, một trong bốn cứ điểm còn lại trên đường 41 bên tả ngạn sông Nậm Rốm ngăn chặn bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh tiến vào khu vực trung tâm, đề nghị cho đánh tiếp ban ngày.


Buổi trưa, trinh sát báo cáo máy bay vận tải hai thân chỉ lượng một vòng trên bầu trời Mường Thanh, không thả dù tiếp tế, quay trở về Hà Nội.

Trên sông Nậm Rốm vẫn nổi những đám bọt trắng. Trong khu trung tâm của địch, thỉnh thoảng lại có một tiếng nổ khác thường. Bộ phận theo dõi điện đài nghe được những viên phi công và quân địch ở Mường Thanh trao đổi với nhau lời chào vĩnh biệt.

Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định cuộc tổng công kích sẽ diễn ra khi trời tối.
14h, pháo chiến dịch bắn mãnh liệt vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, dọn đường cho cuộc tiến công cứ điểm 507 của 209.

3h chiều, trinh sát báo cáo trong khu trung tâm của địch xuất hiện những đốm cờ trắng. Chỉ huy trưởng yêu cầu cán bộ tham mưu chỉ những điểm có cờ trắng trên bản độ, nhận thấy có cả những đơn vị Âu Phi.

Bộ chỉ huy chiến dịch nhận định: Địch đã đến lúc tan rã.

Địch tan rã

Đúng 3h chiều, Chỉ huy trưởng chiến dịch ra lệnh: ‘Không cần đợi trời tối, lập tức mở cuộc tổng công kích vào Mường Thanh. Đơn vị phía đông đánh thẳng vào khu vực trung tân, đơn vị phía tây giáp công sang, cùng tiến vào sở chỉ huy của địch. Phải đánh thật mạnh, bao vây thật chặt, không để cho Đờ Cát hoặc bất cứ tên địch nào chạy thoát’.

Tại trận địa, đại đội 306 của tiểu đoàn 130, có chính trị viên tiểu đoàn Trần Quải đi cùng, đã có mặt ở cứ điểm 508. Tiểu đoàn phó Ngô Trọng Bảo cho các lực lượng của 154 tiến sang cứ điểm 509, cứ điểm cuối cùng bảo vệ cầu Mường Thanh, rồi trao đổi với chính trị viên Trần Quải, lệnh cho đại đội 360 tiến vào khu trung tâm, nơi lửa khói của những đám cháy mỗi lúc càng bốc cao.

Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật lập tức dẫn đại đội 360 luồn dưới làn đạn của những khẩu trọng liên bốn nòng, băng qua cầu Mường Thanh. Nhận thấy quân địch hầu như không chống cự, Tạ Quốc Luật cho bộ đội rời giao thông hào đầy ắp quân địch, nhảy lên mặt đất, dùng một lính ngụy dẫn đường tiến thật nhanh tới sở chỉ huy của De Castries.

5h30 chiều, 312 báo cáo lên: ‘Toàn bộ quân địch tại khu trung tâm đã đầu hàng. Đã bắt được tướng Đờ Cát’.
Cả khu rừng cơ quan chỉ huy Mặt trận, từ xưa đến nay rất nghiêm mật, bỗng sôi lên trong những tiếng ầm ầm như biển động. Cán bộ, chiến sỹ hò reo, khua chân múa tay, ôm nhau nhảy nhót, biểu lộ sự vui mừng như những em nhỏ..

Từ Mường Thanh, các đơn vị báo cáo lên: binh lính địch lũ lượt kéo ra hàng. Có tên vừa đi vừa hát. Các chiến sỹ ta cũng ra khỏi công sự, nhảy múa trên giao thông hào. Nhiều anh em bắn súng chỉ thiên và pháo hiệu xanh, đỏ để mừng thắng trận.
võ  nguyên giáp
Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho các đơn vị: ‘Cuộc chiến đầu chưa chấm dứt. Tất cả phải ở vị trí chiến đâu. Không được để một tên địch nào chạy thoát. Lập tức dùng hệ thống loa địch vận kêu gọi và hướng dẫn địch ra hàng. 

Khẩu hiệu như sau: ‘Hãy ra hàng! Các anh sẽ được đối đãi tử tế. Cầm cờ trắng, đi ra phải có trật tự. Cấm không được phá hoại vũ khí, đạn dược. Ai còn mang súng, phải chúc đầu súng xuống đất’.


Ngay sau đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi anh Lê Trọng Tấn:
-    Có đúng là đã bắt được De Castries không?
-    Báo cáo anh, anh em báo cáo lên là đã bắt được.
-    Căn cứ vào đâu mà biết nó là De Castries?
Tấn im lặng.

-    Cần bắt cho được De Castries. Không được để địch đánh tráo tên chỉ huy. Phải đối chiếu nhân dạng với căn cước, kiểm tra cấp hiệu, phù hiệu. Các đồng chí chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc này. Các đồng chí có ảnh của De Castries chưa?

Đơn vị trả lời không có. Một cán bộ của mặt trận dùng xe jeep xuống đơn vị mang theo tấm ảnh của De Castries.

Lát sau, đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn gọi báo cáo, đúng là đã bắt được De Castries cùng toàn bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm. De Castries vẫn mang cấp hiệu, ta đã kiểm tra ký giấy tờ và chữ ký của y.

Chỉ huy trưởng hỏi lại:
-    Đồng chí đã thực mắt nhìn thấy De Castries chưa?

Lê Trọng Tấn vui vẻ đáp:
-    Báo cáo anh, De Castries cùng với cả bộ chỉ huy Pháp ở Điện Biên Phủ đang đứng trước mặt tôi. Hắn còn cả ‘can’ và mũ đỏ.
Tổng tư lệnh viết ngay điện báo cáo với Trung ương và Chính phủ tin quân ta ở Điện Biên Phủ đã toàn thắng.
Tin địch ở Mường Thanh đầu hàng được truyền cho các đơn vị bộ đội và dân công ở phía sau qua đường dây điện thoại. 

Với Chỉ huy trưởng, trận đánh chưa kết thúc. Quân địch ở Hồng Cúm lúc này do Hà Nội trực tiếp chỉ huy. Nếu chúng chạy thoát một số sang Thượng Lào thì chiến thắng của ta sẽ không trọn vẹn. Anh gọi điện thoại trực tiếp cho Nam Long quả quyết nói: ‘Thưa anh, sẽ không có một tên nào chạy thoát. Chúng tôi đã chốt chặn đường sang Lào’.

Tại Hồng Cúm từ 5 giờ chiều ta đã phát hiện địch ném vũ khí xuống sông Nậm Rốm và có nhiều đám cháy trong cứ điểm. Chính ủy Lê Chưởng nói với tham mưu trưởng: ‘Ta lệnh cho chúng đầu hàng. Nếu ngoan cố sẽ bị tiêu diệt’.

Lệnh được truyền xuống các đơn vị. Tiếng loa của ta vang vang: ‘Mường Thanh đã đầu hàng! Decastries đã bị bắt! Hồng Cúm hàng nhanh thì sẽ không bị tiêu diệt!’

Địch vẫn im lặng. Ta dùng vô tuyến điện gọi:
-    Isabelle! Lalande! Các anh hãy đầu hàng ngay, nếu không sẽ bị tiêu diệt!
-    Chúng tôi sẵn sàng hạ vũ khí. Nhưng đề nghị các ông cho mượn đường sang Lào.

Chính ủy Lê Chưởng hạ lệnh cho pháo bắn. Hồng Cúm trở thành một biển lửa. Quân địch không chống cự. Bộ đội được lệnh tiến vào trong cứ điểm. Nhưng chỉ còn lại những tên bị thương. Có lẽ nào quân địch đã chạy thoát? Vòng vây của ta vẫn siết chặt chung quanh.

Trung đoàn trưởng 57 hạ lệnh cho bộ đội đốt đuốc truy tìm quân địch. Đuốc sáng hồng cả một vùng trời. Du kích và đồng bào những bản xung quanh Hồng Cúm chủ động phối hợp, dẫn đường cho bộ đội đuổi bắt Tây. Nhưng quân địch không đi đâu xa.

Pháo ta bắn mạnh, các công sự trong cứ điểm đều đổ sụp, Lanlade đã ra lệnh cho tất cả binh lính chạy ra chung quanh cứ điểm để tránh pháo.


24h, chính ủy đại đoàn Lê Chưởng gọi điện thoại báo cáo đã bắt  được toàn bộ quân địch ở Hồng Cúm, trong đó có cả Lalande, chỉ huy phó của tập đoàn cứ điểm, đặc trách phân khu Hồng Cúm.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu ác liệt, chiến dịch lịch sử đã thu được toàn thắng.
võ  nguyên giáp
Chỉ huy trưởng, ngả mình trên chiếc đệm cỏ tranh thao thức mãi không sao ngủ được. Ngày mai, chắc bộ đội sẽ nhận được thư khen của Bác. Anh Phạm Văn Đồng đã có mặt ở Genève, sẽ có một tư thế mới để bước vào hội nghị.

Các đồng chí của ta và các đồng chí Liên Xô, Trung Quốc đều mong đợi tin này hàng giờ…

Lá cờ Tổ quốc được nhân dân ta nêu cao trên chiến trường lịch sử. Quân đội ta lớn lên nhanh quá. Kế hoạch Navarre coi như đã thành mây khói. Cục diện sẽ đổi mới. Điện Biên Phủ xong rồi, nay mai sẽ tiếp tục đánh ở đâu? Niềm vui đã làm chỉ huy trưởng mất trọn giấc ngủ đêm hôm đó.

Bốn năm sau đó, đồng chí Vi Quốc Thanh từ Quảng Tây sang thăm Hà Nội. Đồng chí tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp một bức mành trúc có con chim ưng và dòng chữ ‘Đông phong nghênh khải hoàn’ (gió đông đón khải hoàn).

Đồng chí nói: ‘Những năm ở Việt Nam là thời kỳ hoàng kim trong cuộc đời hoạt động cách mạng của tôi’.

4. Quyết định khó nhất trong đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(VTC News) - Chuyện ít biết về ‘một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy' của Đại tướng Võ Nguyên Giáp 

Kéo pháo vào

Chỉ huy trưởng không tìm được bất cứ ai chia sẻ với mình những băn khoăn về cách đánh tập đoàn cứ điểm. Hàng ngày, anh chờ cán bộ đơn vị lên báo cáo, nhất là những phái viên đi các đơn vị nắm tình hình chuẩn bị.


Công tác đưa pháo vào trận địa khó khăn hơn rất nhiều so với ta tưởng. Bắt đầu gặp dốc, tốc độ kéo pháo chậm hơn rất nhiều. Trời lại đổ mưa. Đất cứng bên sườn núi cao biến thành bùn nhão, mỗi nhịp kéo, khẩu pháo chỉ nhích không đầy gang tay.

Nhiều đoạn đường kéo pháo nằm chênh vênh bên vực sâu. Có lần đứt dây tời, một chiến sỹ cầm chèn lao vào bánh xe để cứu pháo khỏi lăn xuống vực sâu.

Khẩu pháo dừng lại. Nhưng người chiến sỹ đã hy sinh. Thời gian kéo pháo mỗi đêm là từ chập tối tới 4, 5 giờ sáng. Nhưng những buổi làm việc kéo dài, sức khỏe bộ đội đã giảm, năng suất không được bao nhiêu.

Qua sáu đêm, pháo mới đi được 12km, bộ đội đã rất mỏi mệt.

đại tướng võ nguyên giáp
Cục 2 vẫn báo cáo tin tức ngày 2 lần. Hàng ngày máy bay địch, kể cả máy bay C119 do phi công Mỹ lái, tiếp tục vận chuyển và thả dù hàng trăm tấn lương thực, vũ khí, đạn dược, dây kẽm gai và cọc sắt xuống sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm.

Đồi Độc Lập (tên ta đặt cho một quả đồi đứng lẻ loi ở phía bắc Điện Biên Phủ) lúc đầu chỉ là một cứ điểm tiền tiêu, nay đã trở thành một trung tâm đề kháng vững chắc. Cụm cứ điểm Him Lam được tăng cường. Ở nhiều cứ điểm, địch đã xây dựng công sự kiên cố, hàng rào dây thép gai và bãi mìn không ngừng mở rộng, có nơi đã lên tới hơn 100m, thậm chí 200m.

Trinh sát phát hiện địch đã có thêm nhiều xe tăng và trên bốn chục khẩu pháo 105 và 155 ly. Những cứ điểm phía tây, nơi mũi chính đại đoàn 308 sẽ đột phá, không mạnh như một số cao điểm, nhưng nằm trên cánh đồng trống, địch dễ phát huy hỏa lực xe tăng, pháo binh, máy bay và lực lượng phản kích.

Cán bộ tuy phản ánh không ít khó khăn về tình hình kéo pháo, tình hình địch ra sức tăng cường công trình phòng ngự, nhưng cái trùm lên tất cả vẫn là tinh thần không ngại hy sinh, gian khổ của cán bộ, chiến sỹ, là quyết tâm khó khăn nào cũng sẽ vượt qua, là chiến thắng đang tới gần.
....
Sau hội nghị Thẩm Púa, Chỉ huy trưởng có nhiều đêm thức trắng. Từ ngày khởi đầu Toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, anh đã qua nhiều chiến dịch rất khó khăn, nhưng chưa bao giờ lại thấy là nó không hề có mảy may hy vọng giành thắng lợi, cũng như không có cách nào làm giảm nhẹ tổn thất nếu trận đánh không thành công!

Lúc đầu, anh hy vọng chỉ một thời gian ngắn, nhiều người sẽ nhận ra: cách đánh này, chuẩn bị kiểu này sẽ khó thắng.
....

Đánh mà không thắng thì sao?
...
Ngày đầu, khi nghe chủ trương này anh đã không thể phản đối vì mới chân ướt chân ráo tới mặt trận! Nhưng bây giờ anh đã có điều kiện để cân nhắc mọi mặt, đã biết rằng nếu không chuyển ngay cách đánh sẽ phải đón nhận một thảm họa chắc chắn.

Nhưng một câu hỏi khác lại xuất hiện: Nếu chuyển sang cách đánh mới, mà đánh không thắng thì sao? Rõ ràng là lúc đó mọi trách nhiệm sẽ đổ vào đầu anh!

Ngày 24, cục phó Cục Bảo vệ Phạm Kiệt, theo dõi việc kéo pháo báo cáo về qua điện thoại: ‘Trận địa pháo hiện nay của ta đều là dã chiến, địa hình rất trống trải, nếu bị phản pháo, hoặc máy bay đánh phá sẽ khó tránh tổn thất. Một số pháo vẫn chưa kéo được tới trận địa’.

Đây là người đầu tiên phát hiện khó khăn. Chánh văn phòng Nguyễn Văn Hiếu có nhận xét là công tác chính trị chỉ mới làm việc động viên tinh thần chiến đấu mà chưa đề cập tới cách khắc phục những khó khăn có thể xảy ra.

Còn 20 giờ nữa là nổ súng. Tính lại từ khi trao nhiệm vụ chiến đấu ở Thẩm Púa tới nay là mười một ngày. Nhưng anh tưởng như cả tháng đã trôi qua. Chung quanh anh vẫn chỉ nói tới chiến thắng.

Qua những năm chiến tranh, anh đã rút được một kinh nghiệm: Trước một trận đánh, người chỉ huy không được phép chỉ nghĩ đến thắng lợi, mà phải đặt cho mình câu hỏi: ‘Nếu không thắng thì sao?’ Ta đã tung tất cả lực lượng ưu tú nhất của kháng chiến vào đây.

Khi đó anh còn chưa biết bộ tham mưu của Navarre, bộ tham mưu của Cogny, và bản thân De Castries đã có chủ định sử dụng con nhím Điện Biên Phủ làm một cái máy nghiền để nghiền nát quân đoàn tác chiến Việt Minh, đây chính là cơ hội bằng vàng mà đội quân viễn chinh Pháp đã tìm kiếm từ ngày đầu cuộc chiến tranh xâm lược.

Anh lại nhớ đến lời Bác nói trong cuộc họp Thường vụ: ‘Chiến trường ta hẹp, người, của ta không nhiều, cho nên chỉ được thắng không được bại, vì bại thì hết vốn!’

Lần đầu, anh nhận thấy đội quân chủ lực bách chiến bách thắng của ta chỉ là một lực lượng nhỏ so với quân địch.

Đảng ta đã hết sức nâng niu, gìn giữ nó như một chiếc bình pha lê. Nó có thể lâm nguy nếu tung vài một trận đánh bất lợi. Và sự mất còn của nó gắn với thành bại của cả chiến tranh.

Clausewitz ví chiến tranh như một canh bạc, vì có quá nhiều yếu tố ngẫu nhiên, nhưng anh không bao giờ được nghĩ chiến tranh là một canh bạc để trông chờ vào sự may rủi.

Đêm 25/1/1954, anh không sao chợp mắt. Đầu đau nhức. Anh gọi y sỹ Thùy. Thùy đăm đăm nhìn anh rồi nói:
-    Mười đêm rồi, anh không ngủ. Anh phải ngủ một vài đêm thì mới hết nhức đầu!
-    Mình muốn ngủ lắm, nhưng không ngủ được. Đêm nay lại càng không ngủ được!

Thùy chạy đi một lát, rồi đem về một nắm lá ngải cứu đã được hơ lửa nóng, buộc lên trán anh.

Nắm ngải cứu nóng và hương thơm của nó làm đầu anh đỡ đau, dịu đi. Một lần nữa, anh lại tự hỏi: Vì sao mọi người đều chỉ nói đến chiến thắng? 

đại tướng võ nguyên giáp
Có thể là nhiều người tin vào sự sung mãn của những đoàn quân đầy sinh lực sau một thời gian dài luyện tập, và đặc biệt là tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sỹ sau chỉnh quân chính trị.

Anh đã biết sức mạnh tinh thần có tính quyết định như thế nào đối với trận đánh. Nhưng không phải chỉ với sức mạnh tinh thần mà ta lúc nào cũng chiến thắng quân địch! Nhiều cán bộ của anh đã qua hàng trăm trận lớn, nhỏ, không phải không biết điều này!

Anh chợt nhận ra…Đây chính là lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của Bộ Tổng tư lệnh, kinh nghiệm của các cố vấn, vào chính những người đang chỉ huy họ. Lòng tin này không phải ngẫu nhiên mà có.

Nó đã được xây dựng từ những ngày Bác về hang rừng Pác Bó dựng cờ khởi nghĩa, cuộc kháng chiến 3000 ngày cực kỳ gian khổ, những chiến thắng nối tiếp chiến thắng, qua từng chiến dịch bao người ngã xuống, nhưng cứ mỗi mùa khô lên đường đều tin rằng chiến công lần này còn lớn hơn lần trước.

Cũng chính niềm tin này đã mang lại cho họ khi nhận nhiệm vụ ý nghĩ là mình có thể hy sinh, đơn vị mình có thể bị tổn thất nặng nề, đó là cái giá phải trả, nhưng trận đánh nhất định sẽ thành công.

Không ai muốn bị mang tiếng là thiếu tin tưởng, là dao động trước một trận đánh lịch sử. Điều này đã buộc mọi người không thể lên tiếng nói về khó khăn của đơn vị mình. Sự im lặng sai lầm và vô cùng nguy hiểm hiện nay chính là toàn thể cán bộ, chiến sỹ đều đặt lòng tin tuyệt đối vào sự sáng suốt, chủ trương của trên!

Gánh nặng như đang dồn trên vai anh, người được Đảng trao trách nhiệm chính đối với trận đánh.

Anh hình dung những cơn mưa đại bác điên cuồng, máy bay địch chiếc dội bom, chiếc lao xuống bắn phá, những cán bộ, chiến sỹ ngã trước hàng rào dây thép gai, những đơn vị bộ binh nằm trong đồn địch giữa ban ngày, những thương binh không được cứu chữa…

Nhiều con người cụ thể hiện lên trước mắt anh, họ là những đồng chí, đồng đội đã chiến đấu với anh từ ngày thành lập giải phóng quân, ngày Toàn quốc kháng chiến, những người mới ra đi từ một ruộng đồng, từ mái trường, từ vùng tạm chiếm…mà anh mới gặp trên đường hành quân.

Giờ này pháo binh đã vào vị trí, các đại đoàn đều có mặt ở tuyến xuất phát xung phong. Quyết định hoãn trận đánh sẽ tác động tới tinh thần bộ đội như thế nào…?

Nhưng đây là trách nhiệm mà anh không thể thoái thác. Dù có thế nào vẫn không thể tiến hành trận đánh ngày mai. Anh tin là không giống như ngày đầu tới mặt trận, lúc này anh đã có đủ yếu tố để đặt lại vấn đề.

Phải họp ngay Đảng ủy Mặt trận…Suốt đêm anh chỉ mong trời chóng sáng.

Quyết định khó khăn 


Sáng 26, sương mù dày đặc trong rừng Nà Tấu, trưởng đoàn phiên dịch Hoàng Minh Phương đang rửa mặt ở bờ suối thì đồng chí liên lạc chạy tới mời ngay lên gặp Chỉ huy trưởng.

Anh bước vào căn lán nhỏ, thấy Chỉ huy trưởng đã ngồi làm việc với tấm bản đồ bên chiếc bàn tre, đầu quấn đầy lá ngải cứu.

Chỉ huy trưởng nói:
-    Cậu sang báo cáo với đồng chí Vi là tôi có việc cần bàn gấp sáng nay, rồi về đây cùng đi với mình.
đại tướng võ nguyên giáp
Cuộc họp Đảng ủy Mặt trận đã được triệu tập vào sáng nay. Chỉ huy trưởng nhớ lại trước ngày lên đường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao cho mình được quyền quyết định trong trường hợp khẩn trương bằng cách bàn bạc thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với Cố vấn, rồi báo cáo sau với Trung ương.

Anh nghĩ nếu có sự thống nhất trước với cố vấn thì cuộc họp Đảng ủy sẽ thuận lợi hơn.

Trưởng đoàn Cố vấn Vi Quốc Thanh ngạc nhiên nhìn sắc diện và nắm lá ngải cứu trên đầu Chỉ huy trưởng, hỏi:
-    Sức khỏe của Võ Tổng thế nào?
-    Tôi vẫn bình thường, đêm qua hơi bị nhức đầu, đồng chí y sỹ điều trị theo kiểu đông y, giờ đã dễ chịu.

Khi Chỉ huy trưởng đã ngồi vào bàn, đồng chí Vi hỏi:
-    Trận đánh sắp bắt đầu. Đề nghị Võ Tổng cho biết tình hình tới lúc này ra sao?

-    Đó cũng là vấn đề tôi muốn trao đổi với đồng chí Trưởng đoàn. Qua theo dõi tình hình, tôi cho rằng quân địch ở Điện Biên Phủ không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự, mà chúng đã có một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố. Vì vậy không thể đánh theo kế hoạch đã định.

Đồng chí Vi chăm chú nhìn Chỉ huy trưởng. Anh nói tiếp:
-    Có ba khó khăn lớn mà bộ đội Việt Nam chưa thể vượt qua: Một là: Các đơn vị chủ lực của chúng tôi cho đến nay mới có khả năng cao nhất là tiêu diệt một tiểu đoàn địch tăng cường trong công sự vững chắc như ở Nghĩa Lộ.

Ở Nà Sản cuối năm 1952, một trung đoàn đánh một tiểu đoàn địch trong công sự dã chiến mà chưa thành công. Nay địch có 11 tiểu đoàn với hơn bốn chục cứ điểm, binh lực, hỏa lực mạnh hơn rất nhiều, lại có công sự vững chắc và hệ thống vật cản dày đặc, thì rất khó thắng, mặc dù một năm qua bộ đội có nhiều tiến bộ.

Hai là: Trong trận này ta có thêm lựu pháo và cao xạ, đã được các đồng chí giúp đỡ huấn luyện, có kết quả tốt, nhưng bộ pháo hiệp đồng quy mô lớn mới là lần đầu, lại chưa qua diễn tập. Vừa qua, có trung đoàn trưởng đã đề nghị trả bớt hỏa lực trợ chiến về cho Bộ!

Ba là: Như đồng chí đã biết, không quân Pháp rất mạnh, nay lại có thêm không quân Mỹ tăng cường. Bộ đội chúng tôi lâu nay mới quen tác chiến ban đêm ở những địa hình dễ ẩn náu để hạn chế chỗ mạnh của địch về không quân và pháo binh.

Nay phải chiến đấu liên tục cả ngày và đêm với kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo và xe tăng trên địa hình trống trải, thì rất khó hoàn thành nhiệm vụ.

Tất cả những khó khăn này ta đều chưa bàn kỹ cách giải quyết. Tình hình địch hiện nay đã khác trước nhiều. Nếu trong đêm đầu ta không tiêu diệt được pháo địch, ban ngày địch dùng pháo binh bắn phá, không quân oanh tạc, và bộ binh cùng với xe tăng phản kích thì bộ đội ta khó có đường rút và pháo cũng không thể kéo ra!

Chỉ huy trưởng kết luận:
-    Nếu đánh theo cách hiện nay là thất bại.

Đồng chí Vi suy nghĩ một lúc rồi hỏi:
-    Vậy theo ý Võ Tổng thì nên xử trí như thế nào?

-    Ra lệnh hoãn cuộc tiến công chiều hôm nay, kéo pháo ra, thu quân về vị trí tập kết. Chuẩn bị lại theo phương châm ‘đánh chắc, tiến chắc’.

Sau giây lát suy nghĩ, đồng chí Vi nói:
-    Tôi đồng ý với Võ Tổng. Tôi sẽ làm công tác tư tưởng với các đồng chí trong Đoàn cố vấn.

-    Thời gian gấp. Tôi sẽ họp ngay Đảng ủy để quyết định. Tôi đã có dự kiến cho đại đoàn 308 tiến hề hướng Luông Phabang, cố ý bộc lộ lực lượng chừng nào kéo không quân địch về hướng đó, không để chúng gây khó khăn khi ta kéo pháo ra và lui quân.

Cuộc trao đổi diễn ra khoảng hơn nửa giờ. Chỉ huy trưởng không nghĩ nó sẽ nhanh chóng như vậy. Anh cho rằng đồng chí Vi đã nhận thấy khó khăn trong quá trình chuẩn bị, và không thể tiến hành trận đánh trong khi tư lệnh Mặt trận không tin vào sự thành công.

Anh nghĩ Trưởng đoàn cố vấn sẽ không dễ dàng thuyết phục các chuyên gia đã cho rằng chỉ có đánh nhanh thắng nhanh mới giành thắng lợi.

50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta mới biết thêm. Trong thời gian ở mặt trận, Trưởng đoàn Cố vấn Vi Quốc Thanh luôn luôn giữ báo cáo về Bắc Kinh.

Ngày 24/1/1954, đồng chí Vi một lần nữa gửi điện phản ánh cả trung đoàn 312 kéo pháo vào trận địa, nhưng qua sáu ngày sáu đêm, chỉ tiến được 12 cây số, bộ đội mỏi mệt lắm rồi mà pháo vẫn chưa đi tới trận địa.

Bản thân Vi Quốc Thanh đã nhận thấy những khó khăn của ta, nên khi Chỉ huy trưởng đưa ra ý kiến thay đổi cách đánh, đồng chí nhất trí ngay, mặc dù chưa nhận được câu trả lời của Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Đối với Trưởng đoàn cố vấn, đây là một quyết định đầy trách nhiệm và dũng cảm. Ba ngày sau, ngày 27/1/1954, Quân ủy bạn trả lời đồng chí Vi:

 ‘Đánh Điện Biên, nên áp dụng cách đánh chia cắt, bao vây diệt từng toán một. Chỉ cần tiêu diệt gọn bốn, năm tiểu đoàn, thì quân địch trong Điện Biên Phủ sẽ hoang mang dao động, hoặc sẽ tháo chạy về phía nam, hoặc sẽ phải tiếp tục tăng viện. Cả hai tình luống này đều có lợi cho ta’.

Khi Chỉ huy trưởng về sở chỉ huy, các đồng chí trong Đảng ủy đã có mặt đông đủ.

Chỉ huy trưởng trình bày những suy nghĩ đã có từ lâu chung quanh cách đánh tập đoàn cứ điểm, những thay đổi quan trọng về phía địch từ sau hội nghị Thẩm Púa tới nay, những khó khăn mà ta chưa thể vượt qua, ta vẫn giữ vững quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, nhưng phải thay đổi cách đánh.

Ta sẽ cho 308 mở một mũi vu hồi sang Thượng Lào làm lạc hướng quân địch, trong khi rút pháo và bộ đội ra khỏi trận địa để chuẩn bị lại theo cách đánh mới.

Mọi người im lặng một lúc.
Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm lên tiếng trước:
-    Ta đã động viên sâu rộng bộ đội về nhiệm vụ rồi, anh em đều rất tin tưởng, quyết tâm chiến đấu rất cao.

Các đơn vị, các binh chủng đều trong tư thế sẵn sàng nổ súng. Nay phải lui quân và kéo pháo ra, khác nào như gáo nước lạnh dội vào đầu, thì giải thích làm sao? Sau này động viên lại để có quyết tâm và tin tưởng như bây giờ không phải dễ!

Chủ nhiệm Cung cấp Đặng Kim Giang nói:
-    Tôi thấy cứ nên giữ vững quyết tâm. Hậu cần chuẩn bị tới bây giờ đã khó khăn. Nếu không đánh ngay, sau này lại càng không đánh được! Gạo không đưa lên được, bộ đội đói thì lấy sức đâu mà đánh? Đánh cách nào thì cũng tính đến khả năng đảm bảo tiếp tế. Nhiều khi gạo là tư lệnh, là yếu tố quyết định!

Chỉ huy trưởng nói:
-    Tinh thần bộ đội là rất quan trọng, nhưng quyết tâm phải có cơ sở…Hậu cần là điều kiện tiên quyết, nhưng cuối cùng, quyết định là phải có cách đánh đúng.

Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái nói:
-    Anh Văn cân nhắc cũng phải…Nhưng lần này ta có ưu thế về binh lực, hỏa lực, lần đầu có lựu pháo 105 kiềm chế pháo binh địch, pháo cao xạ kiềm chế không quân địch, sẽ tạo bất ngờ lớn, lại có kinh nghiệm của bạn.

Riêng về tinh thần cán bộ, chiến sỹ thì tất cả chúng ta đều thấy chưa bao giờ cao như lần này, tôi tin rằng nếu đánh vẫn có thể thắng.

đại tướng võ nguyên giáp
Trao đổi một hồi vẫn chưa đi tới kết luận. Đa số vẫn giữ nguyên những lập luận trong cuộc họp tại Thẩm Púa. Chỉ huy trưởng không ngờ tình hình khó khăn hơn mình đã dự kiến. Anh đề nghị cuộc họp tạm dừng một lát. Mọi người im lặng dạo bên bờ suối dưới thác nước. Ánh sáng mặt trời đã le lói, sương mù đang tan dần..

Khi cuộc họp kết thúc, Chỉ huy trưởng biết cuộc tranh luận không thể kéo dài, anh nói:

-    Tình hình khẩn trương. Cần sớm có quyết định. Vô luận tình hình như thế nào, chúng ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất là: ‘Đánh chắc thắng’. Trước khi tôi ra đi, Bác trao nhiệm vụ: ‘Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh’.

Với tinh thần trách nhiệm trước Bác và Bộ Chính trị, tôi đề nghị các đồng chí trả lời câu hỏi: ‘Nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm không?’

Chủ nhiệm Chính trị nói:
-    Anh Văn nêu câu hỏi thật khó trả lời. Ai dám bảo là sẽ chắc thắng trăm phần trăm!

Chủ nhiệm Cung cấp nói tiếp:
-    Làm sao dám đảm bảo như vậy?

Chỉ huy trưởng nhấn mạnh:
-    Tôi nghĩ với trận này, ta phải đảm bảo chắc thắng trăm phần trăm.

Bấy giờ Tham mưu trưởng mới nói:
-    Nếu yêu cầu chắc thắng trăm phần trăm thì khó….

Lát sau, Đảng ủy đi tới nhất trí là trận đánh có thể gặp nhiều khó khăn mà ta chưa có biện pháp cụ thể để khắc phục.

Chỉ huy trưởng kết luận:
-    Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là ‘đánh chắc thắng’, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ ‘đánh nhanh thắng nhanh’ sang ‘đánh chắc tiến chắc’. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công.

Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết, và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đâu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới.

Chỉ huy trưởng chỉ thị cơ quan tham mưu cho một bộ phận nhỏ, mang theo một đài vô tuyến điện đi về phía Mộc Châu, mỗi ngày lên máy mấy lần, giống cung cách làm việc của điện đài 308, điện mật xen kẽ một vài tiếng lóng, đại ý nói:‘Sang…đơn vị đã về tới…bộ đội an toàn…’.

Do những bức điện này mà ngày đầu, địch đã tưởng 308 bỏ cuộc đang quay về đồng bằng. Địch đặc biệt chú ý theo dõi động tĩnh của đại đoàn 308, vì 308 đi đâu thì nơi đó thường là hướng tiến công chính của chủ lực ta.

Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: Trong ngày hôm đó, ông đã thực hiện ‘một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình’.

Còn nữa...
Trích đăng từ 'Không phải huyền thoại' – Hữu Mai – Nhà xuất bản Trẻ ấn hành







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét