16. Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn báo chí quốc tế
(Petrotimes) - Ký giả người Hungary Salgó László đã từng có những dòng rất hay, rất sâu sắc về chiến thắng Điện Biên Phủ, ông viết: “Sáng 7/5, rồi những chiếc loa cũng im lặng. Tiếng súng nhấn chìm giọng ca của người ca sĩ”.
Tạp chí The Diplomat - tạp chí chuyên sâu về chính trị châu Á bình luận: “Điện Biên Phủ là một chiến thắng thay đổi lịch sử. Trước hết, nó đập tan tư tưởng cố hữu cho rằng phương Tây là bất bại. Chiến thắng đó còn cổ vũ cho những cuộc chiến chống chế độ thực dân trên khắp thế giới”.
Thật vậy, đã gần 6 thập kỷ trôi qua, nhưng âm vang Điện Biên Phủ vẫn mãi mãi là một dấu ấn đáng tự hào trong lịch sử chống ngoại xâm Việt Nam, có sức cổ vũ lớn lao với phong trào chống chủ nghĩa thực dân của các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Thời điểm bấy giờ, báo chí Pháp không khỏi “lạc quan”, hào hứng khi nghĩ về Điện Biên Phủ. Trên một loạt các tờ nổi tiếng như France-Soir hay L’Aurore, Le Monde, người Pháp “giật title” như thể họ chỉ còn ngồi chờ sẵn để ăn mừng chiến thắng. Nào là “khắp nơi chúng ta đã giành lại thế chủ động”, nào là “mưa dù xuống Điện Biên Phủ”, nào là “cú đánh điếng người của Navarre vào quân Việt”, thậm chí tờ Le Monde còn đăng tải bức thư chúc mừng năm mới của Navarre gửi binh lính Pháp, trong đó tràn đầy niềm tin chiến thắng: “Năm 1954 là năm chiến thắng của chúng ta”.
Quân Pháp dường như đã quá tin tưởng vào một chiến thắng mù quáng, bởi vậy khi thất bại, họ trở nên thảm hại hơn bao giờ hết. Hãng AFP nổi tiếng tỏ ý kinh ngạc, hay nói đúng hơn là báo chí phương Tây, dư luận phương Tây kinh ngạc khi quân đội gồm phần đông là những người nông dân của tướng Giáp lại giành chiến thắng trước quân đội thực dân trong trận Điện Biên Phủ năm 1954.
Để rồi, 5 thập kỷ sau, AFP vẫn không quên ca ngợi tướng Giáp là “vị anh hùng của cách mạng Việt Nam, một trong những nhà chiến lược quân sự tài ba nhất trong lịch sử thế giới” – nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
Ký giả người Hungary Salgó László đã từng có những dòng rất hay, rất sâu sắc về chiến thắng Điện Biên Phủ. Ông viết: “Sáng 7/5, rồi những chiếc loa cũng im lặng. Tiếng súng nhấn chìm giọng ca của người ca sĩ”.
Đã lặng rồi bản hành khúc của người Pháp, chỉ còn lại tiếng súng nổ giòn của những người chiến sĩ quân giải phóng Việt Nam, những du kích kiên cường người Việt. Người Pháp đã thất bại ê chề ở một chiến trường mà họ không ngờ tới, trước những con người nhỏ bé với sức mạnh kiên cường mà họ cũng không ngờ tới: Điện Biên Phủ và Việt Nam.
Đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu C.Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc: “Thất bại của người Pháp tại Điện Biên Phủ khiến Pháp phải mau chóng chấm dứt sự cai trị ở Đông Dương cũng như sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á”. Ông cũng cho rằng chiến thắng Điện Biên Phủ gửi đi một thông điệp: Việt Nam sở hữu một nghệ thuật quân sự có thể đánh bại bất kỳ đạo quân xâm lăng nào và lịch sử Việt Nam đã chứng minh điều đó.
Hương Mai
Bản lĩnh quân sự và lý tưởng cao cả của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thu phục được cộng đồng quốc tế. Ngay cả các nước phương Tây, thậm chí là những quốc gia từng là kẻ thù của Việt Nam, cũng phải "ngả mũ nghiêng mình" trước tượng đài bất khuất này.
17. Thế giới ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ
(Bqp.vn) - Sau chín năm kháng chiến với tinh thần “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, sức mạnh của dân tộc ta và của thời đại đã hội tụ về Ðiện Biên Phủ để làm nên một chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đuổi quân đội viễn chinh Pháp ra khỏi bán đảo Ðông Dương, mở đầu sự sụp đổ không gì cứu vãn nổi của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Bởi lẽ đó, chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam được thế giới hết lòng ca ngợi.
Khách du lịch quốc tế thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ. (ảnh: Vũ Lợi)
Khẳng định tình đoàn kết chiến đấu trước sau như một với nhân dân Việt Nam, khi cuộc chiến đấu của quân và dân ta đang diễn ra hết sức quyết liệt tại chiến trường Ðiện Biên Phủ, ngày 26/4/1954, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, Thủ tướng Chính phủ kháng chiến Lào, có bài viết trên báo Quân đội nhân dân khẳng định: Chiến thắng Ðiện Biên Phủ có ảnh hưởng và giá trị vô cùng to lớn đối với cuộc kháng chiến chung của nhân dân ba nước Việt - Miên - Lào và đối với phong trào bảo vệ hòa bình thế giới, đặc biệt đối với Pa-thết Lào, nhất là đối với Thượng Lào... Ðiện Biên Phủ được giải phóng sẽ mở thông hoàn toàn biên giới giữa Thượng Lào với Bắc Bộ Việt Nam, làm cho tình đoàn kết Việt - Lào càng được thắt chặt thân thiết hơn nữa.
Với nhân dân Cam-pu-chia, Mặt trận Dân tộc Thống nhất Khmer đã có điện gửi các cán bộ và chiến sĩ Việt Nam tại Mặt trận Ðiện Biên Phủ, nhấn mạnh: Nhân dân Khmer chúng tôi rất phấn khởi được biết tin thắng lợi liên tiếp của các anh em tại Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Nhân dân Khmer chúng tôi đang theo dõi từng giờ, từng phút với lòng tin tưởng chắc chắn vào thắng lợi cuối cùng của các anh em. Thắng lợi của các anh em ở Mặt trận Ðiện Biên Phủ chẳng những đã tiêu diệt một số quan trọng sinh lực địch mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chiến trường Khmer chúng tôi nữa.
Ngày 30/11/1961, Thứ trưởng Ngoại giao Cu-ba Héc-to Rô-đri-ghết Lom-pác, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ cách mạng nước Cộng hòa Cu-ba nhân dịp sang thăm Việt Nam đã phát biểu: Lịch sử của nhân dân Việt Nam, trải qua hơn một nghìn năm đấu tranh quyết liệt chống sự bất công của những chế độ xã hội khác nhau, chống ách thống trị nước ngoài, đã rèn luyện nên tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam, nêu gương cho nhân dân các nước đấu tranh giành tự do và giành quyền tự quyết định vận mệnh của mình. Tiêu biểu cho tinh thần đó là Chiến thắng Ðiện Biên Phủ lịch sử. Tác giả A. Phi-líp-pốp trong bài viết Nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trên báo Sự thật (Liên Xô), ngày 8/5/1964, khẳng định: Chữ Ðiện Biên Phủ đã trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm và bất khuất của nhân dân Việt Nam.
Cùng sức mạnh vô địch của nhân dân Việt Nam, thắng lợi của Chiến dịch Ðiện Biên Phủ còn bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Ðảng Lao động Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi sang tham dự Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Ðảng Lao động Việt Nam, tháng 9/1960, đồng chí Ði-mi-tơ-rơ Ði-mốp, Trưởng đoàn đại biểu Ðảng Cộng sản Bun-ga-ri phát biểu: Nhân dân Bun-ga-ri đã rất chú ý theo dõi với mối cảm tình sâu sắc cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng Lao động Việt Nam... Chúng tôi cũng đã rất chú ý theo dõi cuộc đấu tranh vũ trang chín năm ròng của nhân dân Việt Nam kết thúc năm 1954, bằng chiến thắng thực dân Pháp trong trận chiến đấu oanh liệt Ðiện Biên Phủ.
Nhân dịp Ðoàn đại biểu Ðảng và Chính phủ Việt Nam sang thăm Cu-ba năm 1974, đồng chí Phi-đen Ca-xtơ-rô phát biểu: Hồ Chí Minh đã vạch ra con đường, vạch ra chiến lược, chiến thuật và đã không tính toán quá nhiều về những vũ khí mà nhân dân Việt Nam có trong tay. Người biết rằng Việt Nam có một đảng, có một tổ chức quần chúng, có lòng yêu nước và có lẽ phải. Vì vậy, năm 1946, lúc đế quốc Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, Người đã nói ai có súng thì dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Một dân tộc hầu như không có vũ khí đã khởi đầu cuộc đấu tranh như vậy mà... kết thúc với chiến thắng hết sức quan trọng ở Ðiện Biên Phủ.
Ca ngợi sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, báo Thế giới trí thức ngày 20/5/1954 viết: Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã giải phóng hoàn toàn Ðiện Biên Phủ, cứ điểm cuối cùng của thực dân Pháp xâm lược ở Tây Bắc... Chiến công vĩ đại và sáng chói như vậy thực chưa từng thấy trong lịch sử chống xâm lược của nhân dân Việt Nam. Ðiều đó chứng minh rằng, một quân đội nhân dân anh hùng do Ðảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo, có kinh nghiệm dày dạn, có tổ chức, có kỷ luật, lại được nhân dân Việt Nam nhiệt liệt ủng hộ là một quân đội chỉ có thể chiến thắng, không thể chiến bại, một quân đội mà không một sức mạnh nào có thể phá vỡ nổi.
Ủng hộ quan điểm đó, tám năm sau ngày Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, tháng 5/1962, Ðại tướng Ba-tốp, Trưởng đoàn đại biểu quân sự Liên Xô thăm Việt Nam đã xúc động để lại những dòng cảm tưởng: Chiến thắng Ðiện Biên Phủ là một thành tích tuyệt vời của nghệ thuật chiến đấu cao, sự trưởng thành về quân sự, lao động tích cực của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Còn Ðại tướng Kim Sang Bông, Trưởng đoàn đại biểu quân sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên thăm Việt Nam tháng 12/1964 một lần nữa khẳng định: Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ đã biểu thị sức mạnh vĩ đại vô địch của Quân đội nhân dân Việt Nam được sự giáo dục của Ðảng Lao động Việt Nam.
Báo Tiếng nói nhân dân (An-ba-ni), ngày 7/5/1964 từng viết: Thắng lợi vĩ đại Ðiện Biên Phủ đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp giải phóng hoàn toàn nhân dân Việt Nam và trong phong trào giải phóng dân tộc và chống đế quốc Mỹ ở Ðông - Nam Á. Một dân tộc dù nhỏ bé vẫn có thể đánh bại kẻ thù dù lớn mạnh và hung bạo, nếu dân tộc đó có tinh thần cách mạng, được sự lãnh đạo của một đảng cách mạng, biết đoàn kết đấu tranh cho độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội, chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân và được nhân dân thế giới ủng hộ. Báo Lao động Tân văn, cơ quan trung ương của Ðảng Lao động Triều Tiên, số ra ngày 7/5/1961 viết: Chiến thắng Ðiện Biên Phủ không những chỉ là chiến thắng của nhân dân Việt Nam mà còn là chiến thắng chung của tất cả các dân tộc bị áp bức, bị bóc lột đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân, giành độc lập và tự do...
Gần 60 năm trôi qua, Chiến thắng Ðiện Biên Phủ năm 1954 vẫn mãi trong lòng bè bạn thế giới. Sự ngợi ca của nhân dân thế giới về Chiến thắng Ðiện Biên Phủ không chỉ khẳng định sự đồng tình ủng hộ của họ đối với cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, mà trên hết đó là lòng ngưỡng mộ, sự khâm phục và tự hào về chiến công của dân tộc Việt Nam. Việc phát huy bài học kinh nghiệm về tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam cần được vận dụng sáng tạo trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng thành công một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ mong đợi lúc sinh thời.
Lê Văn Phong
Báo Nhân dân
Báo Nhân dân
18. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong mắt các nhà quân sự thế giới
(VTC News) - Với tài thao lược, chỉ huy quân đội Việt Nam chiến thắng cả Pháp và Mỹ, các tướng lĩnh thế giới xem ông là huyền thoại văn võ song toàn.
Không chỉ các nhà sử học, tác giả viết sách, phóng viên quốc tế nhắc đến ông như một huyền thoại, thủ lĩnh tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong mắt các tướng lĩnh quốc tế, thậm chí là những người từng đối đầu trên chiến trường, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thiên tài quân sự.
'Ông luôn nhận ra những bài học quý giá trong những thất bại của mình và không bao giờ để nó lặp lại', Tướng Marcel Bigeard của Pháp, người khi đầu hàng ở Điện Biên Phủ năm 1954 mới là thiếu tá lính dù, nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ngoài tướng Marcel Bigeard, một tướng Pháp khác là Raoul Salan, và ngay cả tướng Mỹ Westmoreland đều có những nhận xét đầy cảm tình và trân trọng đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tướng Mỹ Westmoreland thừa nhận: “Ông Giáp có tất cả những đức tính của một thống soái quân sự lớn, đó là sự quả đoán, tính kiên quyết, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung suy nghĩ và hành động, trí thông minh”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được truyền thông phương Tây coi là người đã làm thất bại tham vọng tại Đông Dương của hai thế lực quân sự hùng cường nhất thế giới là Pháp và Mỹ trong thời điểm từ 1945 đến 1975.
Tướng Peter Mac Donald, nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh, đánh giá: “Từ năm 1944-1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại.
Sau khi có thông tin Đại tướng qua đời chiều 4/10, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã có lời chia buồn và ca ngợi ông.
Trên tài khoản Twitter của mình, John McCain viết: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời. Ông là một chiến lược gia quân sự lỗi lạc, người từng nói với tôi rằng chúng ta là 'kẻ thù danh dự'".
Máy bay của ông McCain bị bắn trên bầu trời Hà Nội năm 1967 và ông trở thành tù nhân chiến tranh trong vòng 5 năm rưỡi.
Năm 1985, ông gặp Tướng Giáp trong một chuyến thăm Hà Nội, ngay sau khi được bầu vào Quốc hội Mỹ. Vào cuối buổi gặp mặt đó, Đại tướng nói với McCain rằng người Mỹ là một kẻ thù "danh dự".
'Ông luôn nhận ra những bài học quý giá trong những thất bại của mình và không bao giờ để nó lặp lại', Tướng Marcel Bigeard của Pháp, người khi đầu hàng ở Điện Biên Phủ năm 1954 mới là thiếu tá lính dù, nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ngoài tướng Marcel Bigeard, một tướng Pháp khác là Raoul Salan, và ngay cả tướng Mỹ Westmoreland đều có những nhận xét đầy cảm tình và trân trọng đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara tại Hà Nội năm 1995 |
Tướng Mỹ Westmoreland thừa nhận: “Ông Giáp có tất cả những đức tính của một thống soái quân sự lớn, đó là sự quả đoán, tính kiên quyết, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung suy nghĩ và hành động, trí thông minh”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được truyền thông phương Tây coi là người đã làm thất bại tham vọng tại Đông Dương của hai thế lực quân sự hùng cường nhất thế giới là Pháp và Mỹ trong thời điểm từ 1945 đến 1975.
Tướng Peter Mac Donald, nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh, đánh giá: “Từ năm 1944-1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại.
Lời chia buồn và ca ngợi tướng Giáp trên tài khoảng Twitter của Nghị sĩ John McCain |
Sau khi có thông tin Đại tướng qua đời chiều 4/10, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã có lời chia buồn và ca ngợi ông.
Trên tài khoản Twitter của mình, John McCain viết: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời. Ông là một chiến lược gia quân sự lỗi lạc, người từng nói với tôi rằng chúng ta là 'kẻ thù danh dự'".
Máy bay của ông McCain bị bắn trên bầu trời Hà Nội năm 1967 và ông trở thành tù nhân chiến tranh trong vòng 5 năm rưỡi.
Năm 1985, ông gặp Tướng Giáp trong một chuyến thăm Hà Nội, ngay sau khi được bầu vào Quốc hội Mỹ. Vào cuối buổi gặp mặt đó, Đại tướng nói với McCain rằng người Mỹ là một kẻ thù "danh dự".
"Câu nói đưa ra từ ông ấy, điều đó phải có ý nghĩa nào đó", McCain sau đó nói với các tờ báo ở Mỹ.
Thượng nghị sĩ MacCain đã ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Mỹ bấy giờ là Bill Clinton trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995.
Theo BBC, ít nhất đã có trên 120 quyển sách nói về Tướng Giáp, hay được chính Đại tướng viết ra được dịch sang các thứ tiếng nước ngoài (Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Trung Hoa, Nhật, Ả Rập... và được phổ biến rộng rãi trong các tiệm sách và thư viện.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, các tướng Raoul Salan, Christian de La Croix de Castries và rất nhiều tướng tá khác đều hết lời ca ngợi và kính phục Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đây là một trường hợp hy hữu trong lịch sử quân sự của Pháp nói riêng và của cả châu Âu nói chung. Hầu như các cấp lãnh đạo quân sự của châu Âu đều có cùng nhận định như các đồng sự Pháp.
Các sử gia và dư luận phương Tây nể trọng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vì ông là vị tướng "không tốt nghiệp một trường võ bị nào và cũng không bắt đầu sự nghiệp quân sự bằng một chức vụ sĩ quan nào", nhưng đã đánh bại quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ"
19. Võ Nguyên Giáp - hiện tượng quân sự đặc biệt trong mắt quốc tế
Dân Việt - Với những chiến công hiển hách trong nghiệp cầm binh, trong con mắt của người phương Tây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được coi là một “hiện tượng đặc biệt” trong thế giới quân sự.
- >> Tướng Giáp và ngôi nhà bên dòng Kiến Giang
- >> Tướng Giáp - Yêu tha thiết điệu hò khoan quê hương
- >> Những hình ảnh chân thực nhất về cuộc đời Tướng Giáp
- >> Tết dưới mái nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- >> Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại của mọi thời đại
- >> Chủ tịch Quốc hội chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Là vị tướng cầm vô lăng chiếc xe tăng vũ trang dân tộc khắp các mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là người hùng lịch sử trong lòng người dân Việt Nam, mà còn là một vị tướng huyền thoại được thế giới công nhận.
Bản lĩnh quân sự và lý tưởng cao cả của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thu phục được cộng đồng quốc tế. Ngay cả các nước phương Tây, thậm chí là những quốc gia từng là kẻ thù của Việt Nam, cũng phải "ngả mũ nghiêng mình" trước tượng đài bất khuất này.
Marcel Bigeard, vị tướng danh tiếng từng tham gia chỉ huy quân đội Pháp trong trận chiến Điện Biên Phủ nhận xét: “Tướng Giáp đã chỉ huy quân đội của ông thành công trong hơn 30 năm. Điều này tạo thành một sức mạnh chưa từng có...”.
Nguyên Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam, tướng William Westmoreland cũng tuyên bố: “Những phẩm chất làm nên một nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại là khả năng đưa ra quyết định, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung và một trí tuệ hội tụ được những phẩm chất này. Tướng Giáp đã sở hữu tất cả”.
Từng là kẻ thù của nhau trên mặt trận Điện Biên Phủ, nhưng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Pháp – Đại tướng Marcel Bigeard vẫn phải thừa nhận: “Hồi ấy, nếu tôi là người Việt Nam, tôi cũng sẽ trở thành Việt Minh”. Điều đó cho thấy sức thuyết phục của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là không thể chối cãi.
“Ông Giáp đã lãnh đạo quân đội nước Việt Nam giành được chiến thắng trong một thời hạn thật đặc biệt kéo dài suốt 30 năm, đó là một kỳ tích chưa từng thấy! Đúng vậy, không phải hiện nay mà muôn đời sau, tôi tin rằng cuộc đời và sự nghiệp đầy huyền thoại của đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi là tấm gương, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam”, ông Bigeard nói thêm.
Ở Mỹ, Thống tướng Westmoreland, Tổng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ trên chiến trường Đông Dương, nhận xét: “Mọi đức tính tạo thành một thống lĩnh quân sự lớn, như sự quyết đoán, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung trí tuệ và hành động, trí thông minh, tất cả đều có ở tướng Giáp - một thống soái vĩ đại”.
Thống tướng Westmoreland cũng cho rằng: “Cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc đã cho thấy vai trò quyết định của các nhân vật kiệt xuất của đối phương (Quân đội Việt Nam) mà vai trò cao nhất là tướng Giáp - người lão luyện trong việc tổng chỉ huy thực hiện chiến tranh du kích”.
Trên thế giới, cũng đã có không ít những cuốn sách lịch sử, những thước phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp và tài cầm quân thiên bẩm của Tướng Giáp.
Đại tướng Anh Peter Macdonald, đồng thời là một nhà phân tích về chiến lược, trong cuốn "Giap an assessment" có viết: "Võ Nguyên Giáp đã có 30 năm làm tổng tư lệnh quân đội và gần 50 năm tham gia vào những suy tính chính trị ở cấp cao nhất: đó là hai sự kiện chưa từng có trong lịch sử thế giới. Vả lại, khó so sánh ông với những tướng lĩnh khác, sự kết hợp giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy ở một trình độ như vậy trước đây cũng chưa từng có. Tướng Giáp đã chứng tỏ những phẩm chất hiếm có trong tất cả những lĩnh vực chủ yếu của chiến tranh”.
Sử gia Stanley Karnow đã xếp tướng Giáp ngang với những danh nhân quân sự lừng lẫy thế giới: “Ông là người ngang hàng với các nhà lãnh đạo quân sự vang dội như Grant, Lee, Rommel và MacArthur”.
Cùng với đó là những lời ca ngợi trong hàng nghìn, hàng vạn bài báo của giới truyền thông quốc tế khi viết về cụ Giáp. Võ Nguyên Giáp chính là tên vị tướng châu Á được phương Tây và thế giới nhắc tới nhiều nhất sau Thế chiến II bằng cả sự kiêng nể, kính trọng và ngưỡng mộ.
Thu Thảo (Tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét