Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

chuyên đề: chiến thắng Điện Biên Phủ 2

5. Bức điện mật của Tướng Navarre trong trận Điện Biên Phủ


VTC News) - Hé lộ bức điện mật ngày 20/11/1953 của Tổng  chỉ huy Navarre gửi về Paris, báo cáo cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ.

Tướng Navarre 

Nửa thế kỷ sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhiều người ở Việt Nam và Pháp vẫn còn nhiều điều chưa rõ về Điện Biên Phủ. Những người muốn tìm hiểu về chiến tranh Đông Dương ở Pháp cho rằng họ bị chi phối bởi một số nhà nghiên cứu ít ỏi có tính độc quyền.

Một câu hỏi lớn vẫn tồn tại: Vì sao cả đôi bên tham chiến bỗng dưng dồn những lực lượng tinh nhuệ nhất của mình vào một thung lũng giữa vùng rừng núi cực tây Bắc Bộ heo hút, tiến hành trận quyết đấu cuối cùng mà trước đó họ chưa hề nghĩ tới?

Mọi người đều tin là việc đánh chiếm Điện Biên Phủ không hề có trong kế hoạch của Navarre; Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp phải làm việc này do phát hiện ra đại đoàn 316 tiến lên Tây Bắc, đe đọa đồn binh Lai Châu và thủ đô Vương quốc Lào.
võ nguyên giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp phân tích tình hình chiên sự. 
Nguyên nhân là bức điện mật ngày 20/11/1953 của Tổng  chỉ huy Navarre gửi về Paris, báo cáo cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Bức điện viết: ‘Đại đoàn 316 tiến lên Tây – Bắc đe dọa nghiêm trọng đồn binh Lai Châu và có nghĩa là trong một thời gian ngắn sễ tiêu diệt lực lượng maquis (Chỉ lực lượng binh lính người Thái được tổ chức trong cái gọi là Binh đoàn không vận hỗn hợp) của ta tại vùng thượng du.

Tôi đã quyết định có một hành động ở Điện Biên Phủ là căn cứ hành binh đã được dự định cả 316 mà nếu ta chiếm lại sẽ bảo đảm che chở được cho Luông Phabăng, nếu không làm như vậy, chỉ trong vài tuần nữa, Luông Phabăng sẽ bị nguy hiểm nghiêm trọng’.


Căn cứ vào câu chữ thì việc đại đoàn 316 tiến lên Tây Bắc là lý do trực tiếp khiến Navarre phải đưa quân lên Điện Biên Phủ.

Navarre biết rõ mình là ai. Chỉ qua những biểu hiện bên ngoài, người ta cũng dễ nhận thấy điều đó. Lịch sự nhưng xa cách, thân tình nhưng kiêu kỳ, không tranh cãi, không giải thích khi gặp sự phản bác của cấp dưới, và cũng không khoe khoang về những chiến tích của mình…

Đó là cái thường gặp ở những người trí thức, có quyền lực và đầy tự tin. Mười tám tuổi đã làm lính bộ binh, được đào tạo ở trường Saint-Cyr rồi trường Chiến tranh, đã tham gia cả hai cuộc chiến thế giới lần thứ nhất và thứ hai tại châu Âu, từng chỉ huy sư đoàn thiết giáp số 5 đánh chiếm Karlsruhe 24 giờ trước De Lattre de Tassigny.

Navarre là một tướng chiến trận, nhưng không mang dáng vẻ của một thủ lĩnh như Leclerc, De Lattre, ông ta giống một chuyên gia tham mưu lạnh lùng, thâm trầm, một người xuất thân từ giai cấp quý tộc.

Không phải ngẫu nhiên Navarre được chọn sang Đông Dương. Những phẩm chất trí tuệ, cá tính cương nghị, trình độ tri thức chung và quân sự đã khiến cho ông được đánh giá là một nhà chỉ huy lớn. Lúc đầu, Navarre không mặn mà gì với cương vị Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, mà nhiều người tiền nhiệm lừng danh đã thất bại.

Ông ta từ chối với lý do là mình không có kinh nghiệm về Đông Dương. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Rene’ Mayer đã biết cách thuyết phục viên tướng bằng sự khẳng định đó lại là lý do để lựa chọn ông, vì nhà cầm quyền ở Sài Gòn đang cần có ở Sài Gòn một con người mới để nhìn nhận vấn đề bằng cái nhìn mới.

Lời nói tri âm, tri kỷ này đã làm cho Navarre xiêu lòng. Đã vậy thì ông ta sẽ cố gắng mang lại cho Đông Dương một cái gì khác những người tiền nhiệm.

Chiến thuật ‘con nhím’


Ở Pháp, có một số người không ưa chiến thuật ‘con nhím’. Họ cho rằng những tiểu đoàn nằm chơ vơ giữa vùng rừng núi, đối phương không cần đến một cuộc tấn công, chỉ cần cắt đứt đường tiếp tế lương thực là nó sẽ bị tiêu diệt.

Trước ngày Navarre lên đường, một người bạn đã rỉ tai ông ta: ‘Hãy coi chừng cái con nhím tẩm độc!’. Navarre đáp: ‘Mình sẽ sớm chấm dứt cái trò này’.

Nhưng ở Đông Dương, con nhím Nà Sản được đánh giá là một giải pháp xuất sắc của Salan, chuyển nguy thành an, cứu được vùng Tây Bắc và số quân đồn trú ở đây.

Mở đầu cho chuyến đi thị sát các chiến trường, Navarre tới thăm con nhím Nà Sản. Trước khi lên máy bay, viên phi công hỏi tân Tổng chỉ huy muốn bay theo độ cao nào. Navarre đáp:

-  Ở độ cao nào mà ta có thể nhìn thấy cái gì đó.

Tới vùng trời Mộc Châu, bất thần một loạt đạn súng máy phòng không vây quanh chiếc Dakota. Chiếc máy bay hạ xuống Nà Sản với đôi cánh lỗ chỗ vết đạn. Navarre hẳn càng không ưa cái loại con nhím này.

Người ra đón tân Tổng chỉ huy là một viên đại tá dáng vẻ khô khan lạnh nhạt. Đó là Berteil, quyền chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Viên đại tá này cũng giống như nhiều sỹ quan đã gặp mà Navarre không mấy quan tâm.

Những người chỉ huy quân sự ở Đông Dương lúc này, trong đó có tướng De Linarès đang chỉ huy đồng bằng Bắc Bộ, một đồng môn trước kia của Navarre, là do De Lattre lựa chọn.

Nhiều người đã ngỏ ý muốn ra đi cùng với Salan. Navarre không giữ một ai, trừ tướng Cogny, người am hiểu cuộc chiến ở đồng bằng, được nhắm để thay thế chính De Linarès. Navarre đã chinh phục Cogny một cách không mấy khó khăn.

Trong một cuộc gặp tư lệnh các vùng chiến thuật, Navarre kéo viên tướng hai sao ra đứng riêng một chỗ, nhẹ nhàng nói:
-    Một ngày gần đây nhất, tôi sẽ công bố tướng quân là người thay thế tướng De Linarès làm Tư lệnh Bắc Bộ với quân hàm tướng ba sao.

Mặt Cogny bừng sáng vì xúc động. Y đứng thẳng người, đáp:
-    Ngài sẽ không phải hối tiếc vì việc làm này.

Trước khi sang Đông Dương, tình cờ nhà cầm quyền Pháp trao cho vị Tân chỉ huy quyết định thăng thưởng Cogny thêm một sao, lúc đó ông ta không nghĩ điều đó sẽ được việc cho mình. Navarre biết cách chinh phục người mà ông ta cần.

Berteil dẫn tân Tổng chỉ huy đi thăm tập đoàn cứ điểm Nà Sản. Cũng như một số sỹ quan tham mưu tinh khôn khác ở Đông Dương, Bertiel đã biết tân Tổng chỉ huy không ưa cách phòng ngự kiểu con nhím này, một sáng kiến tài tính của cựu Tổng chỉ huy đã cứu nguy cho Tây Bắc hồi cuối mùa đông năm trước.

Nhưng Berteil lại có một cách ứng xử khác với mọi người, trong khi nhiều người thấy cách khôn ngoan nhất là im lặng không nhắc tới nó để khỏi gây cho tân chỉ huy sự khó chịu, thì Bertiel suốt dọc đường, chỉ nói với Navarre những phẩm chất tuyệt vời của con nhím Nà Sản.
võ nguyên giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các chiến sỹ. 
Cuối chiến dịch Tây Bắc, tinh thần quân viễn chinh và biệt kích ở Tây Bắc xuống tới mức thấp nhất, những đồn binh kiên cố chỉ bị đối phương động tới là tan vỡ.

Salan chọn đúng cái thung lũng nhỏ bé này cho làm gấp một sân bay dã chiến, cắm lên những đồi cao xung quanh sân bay một số đồn bốt với công sự dã chiến để kéo dài cuộc chiến đấu, không ngờ đã tạo nên một hiệu quả khác thường, khiến cho những quân đoàn tác chiến Việt Minh đang say sưa vì chiến thắng phải ăn bụi, khựng lại ngay sau vài trận đánh, và tướng Giáp phải cho quân rút lui mặc dù binh lính, đạn dược, lương thực đều còn rất nhiều.

Berteil trỏ cho Navarre xem những công sự, lô cốt, chiến hào chẳng có gì đặc biệt nhưng đã gây ra cho đối phương những ảnh hưởng ngoài dự đoán.

Navarre lúc đầu hơi khó chịu, nhưng rồi bị cuốn hút về cách nói hồn nhiên, vô tư, đôi lúc còn pha thêm chút hài hước của viên đại tá, và cuối cùng thấy đây chính là người có phẩm chất đặc biệt của một sỹ quan tham mưu già dặn, những kinh nghiệm, suy nghĩ, lập luận mà ông đang rất cần.

Viên đại tá nói về sự có ích và cần thiết của con nhím Nà Sản trên chiến trường rừng núi phía Bắc hiện nay với sự phân tích sáng rõ và rất cuốn hút. Con nhím này chỉ là sự tập hợp rất nhanh những đồn bốt nằm lẻ loi không thể tự bảo vệ được mình vào một địa hình được lựa chọn, theo nguyên lý tạo nên một miếng mồi quá to khiến Việt Minh không thể nào gặm nổi.

Những tiểu đoàn chiến binh tinh thần xuống rất thấp trên đườn rút chạy, khi tập hợp lại trong tập đoàn cứ điểm, đã trở thành nhà vô địch.

Viên đại tá tính toán với trình độ trang bị như ở Việt Nam hiện nay, trong một vài năm trước mắt, Việt Minh chưa thể vượt qua được con nhím này; cũng như bảo vệ những vùng rừng núi ít lực lượng như Tây Bắc, sẽ không cần lo bảo vệ từng đồn bốt như trước, chỉ cần mỗi khi địch mở chiến dịch, rút các đồn bốt về tập trung như ở đây, thì buộc đối phương sớm muộn sẽ phải rút lui, khi họ rút rồi lực lượng đồn trú ở các con nhím lại trở về vị trí cũ.

Viên đại tá đã gây ấn tượng mạnh với Navarre. Đây chính là con người mà hiện nay mình không thể thiếu. Một thời gian ngắn sau đó, Bertiel trở thành phó ban tác chiến, và trợ thủ đắc lực nhất của Navarre.

Từ khi sang Đông Dương, Navarre và người tiền nhiệm Salan chỉ có những cuộc tiếp xúc, trao đổi mang tính thủ tục. Trong những Tổng chỉ huy, Salan là người có mặt lâu nhất trong chiến tranh Đông Dương. Ông ta từng làm đồn trưởng ở một vùng thượng du Bắc Kỳ. Ông ta đã trực tiếp chỉ huy cuộc tiến công chiến lược duy nhất vào căn cứ địa của Việt Minh tại Việt Bắc.

Ông ta đã từng là phó ban cho thống chế De Lattre, rồi lại là người thay thế De Lattre. Nhưng khi đã đưa Đông Dương tới tình thế bế tắc như hiện nay thì ông ta không còn gì để nói!

Navarre muốn tránh mọi ảnh hưởng của người cũ. Salan cũng tự nhận thấy mình là người đã thua trong chiến cuộc này, và chẳng hề muốn thanh minh cho những việc mình đã làm trước khi ra đi với một người mà ông ra đã nhận thấy quá tự tin tới mức kiêu ngạo.

Sau chuyến thị sát Nà Sản, Navarre nhận thấy không thể bỏ qua con cáo già ở Đông Dương, đã được mệnh danh là ‘người Tàu’. Navarre gợi lại trong cơ quan chỉ huy sự đánh giá về tập đoàn cứ điểm Nà Sản.

Cogny chắc đã biết ở Pháp có những người bài bác chiến thuật ‘con nhím’, chê Nà Sản thu hút nhiều tiểu đoàn cơ động mà vừa qua đã không ngăn được Việt Minh tiêu diệt Sầm Nữa!

Salan vẫn bảo vệ chiến thuật này, nếu không có phần rừng núi còn lại ở Cực Bắc Đông Dương đã rơi vào tay Việt Minh, và sẽ là một nguy cơ lớn cho cả cuộc chiến tranh.

Salan không phủ nhận nhược điểm của Nà Sản như Cogny đã nói. Nhưng ông ta cho rằng đó không phải là nhược điểm của chiến thuật con nhím trong tương quan lực lượng hiện thời ở Đông Dương. Đó chỉ là nhược điểm về địa lý. 

Khi thiết lập tập đoàn cứ điểm ở Nà Sản, ông ta không có quyền lựa chọn trước sự truy đuổi quá gấp của những binh đoàn chủ lực Việt Minh. Nhưng ngay sau đó ông ta đã thấy ngay Nà Sản không có tính chất của một vị trí chiến lược ở Tây Bắc. Con nhím Nà Sản đáng lẽ phải nằm ở Điện Biên Phủ.

Một con nhím nằm tại đây vừa có thể bảo vệ đồn binh Lai Châu, thủ đô xứ Thái tự trị của Quốc vương Đèo Văn Long, và hơn thế, bảo vệ cho cả thủ đô Luông Phabăng của Vương quốc Lào, một quốc gia liên kết.

Salan nói:
-    Từ một năm qua, nhiều người ngồi đây hẳn còn nhớ tôi đã mơ ước điều này!

Chưa ai quên điều đó. Cơ quan tham mưu đều nghe Salan lập luận về sự lợi hại của một con nhím nằm ở Điện Biên Phủ, nối kết với đồn binh Lai Châu, và một số căn cứ ở Thượng Lào. Thậm chí họ đã đặt cho nó cái tên: ‘Quần đảo Salan’.

Cơ quan Phòng Nhì cũng hăng hái bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của Salan. Họ bổ sung thêm: Phương tiện tiếp tế hiện thời của Việt Minh là đôi chân không, cho phép quân đoàn tác chiến chủ lực hoạt động tại một vùng thượng du nghèo quá xa căn cứ.

Điện Biên Phủ còn có một ưu thế mà Nà Sản không thể có, là khi quân đồn trú tại đây gặp nguy hiểm, nó có thể di tản khỏi xứ Thái bằng đường bộ, sang nước Lào.

Cogny lúc đầu bài bác con nhím Nà Sản, cũng chuyển sang tán thành việc thiết lập một con nhím ở Điện Biên Phủ.

Navarre ngồi nghe những ý kiến trao đổi không hề tỏ thái độ. Người nói vẫn rất phấn khích vì thấy lần đầu họ được tân Tổng chỉ huy lắng nghe. Họ hăng hái bày tỏ trình độ hiểu biết của mình. Cũng có thể Navarre bỏ ngoài tai tất cả những ý kiến của họ, coi như những ý kiến tào lao.

Nhưng cũng có thể ít nhất Navarre muốn tìm hiểu trình độ của những người trong cơ quan mà ông đang là người điều khiển. Họ phải cố gắng tìm mọi cách tự giới thiệu mình.

Cái im lặng của Navarre không chứng tỏ ông ta là người mới đến chưa hiểu biết hết về Đông Dương, mà nói bộ não náu sau vầng trán cao và tóc bạc kia có ẩn chưa những điều sâu sắc mà người ngồi đây chưa hiểu nổi.

Đúng là Navarre lúc này không có thời giờ dành cho những chuyện vô bổ. Navarre đang rất quan tâm đến chiến thuật con nhím. Nhưng ông không muốn mọi người biết đến sự quan tâm của mình.

Ông biết một giải pháp cho chiến tranh chỉ có thể tìm thấy trên chiến trường, ở chính những người đang chiến đấu. Những người không hề biết chính mình đang nắm giải pháp đó trong tay.

Đối với họ, những ý kiến đúng sai chẳng có giá trị gì. Nhưng đối với ông, những cuộc trao đổi thế này lại có thể giúp mình làm nên sự nghiệp.

Còn nữa…

6. Chuyện về nụ cười Bác Hồ tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(VTC News) - Vốn có vẻ mặt nghiêm nghị, khiến một số người mới gặp phải e ngại, nhưng nhờ một câu nói của Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thay đổi khi luôn nở nụ cười trên môi
Người Anh cả của Lực lượng Vũ trang Việt Nam, Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời ngày 4/10 để lại niềm tiếc thương vô hạn cho nhân dân Việt Nam và bạn bè yêu hòa bình trên thế giới.

Đi qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những biểu tượng quân sự lỗi lạc, biểu tượng cho tình yêu hòa bình đã để lại cho thế hệ ngày hôm nay một gia tài chiến lược quân sự đồ sộ, tài tình, với lòng nhân ái và yêu thương con người vô bờ bến. 

Được sự đồng ý của gia đình nhà văn Hữu Mai, Báo Điện tử VTC News xin trân trọng giới thiệu đến độc giả một số trích đoạn của tác phẩm ‘Không phải huyền thoại’ - cuốn sách lịch sử đầu tiên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp và cao trào chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
‘Không phải huyền thoại là cuốn sách lịch sử đầu tiên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp và cao trào chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Người đọc từng biết đến hình ảnh vị Đại tướng tổng tư lệnh qua những văn bản lịch sử, những hồi ký và những thước phim tư liệu.

Song phải đến Không phải huyền thoại, chân dung của ông mới hiện lên như một nhân vật văn học trọn vẹn, với những ưu tư và trách nhiệm của một con người được lịch sử chọn.


Câu trả lời vì sao Việt nam thắng trận Điện Biên Phủ rút cục đã có câu trả lời, nhưng điều khiến Không phải huyền thoại vượt ra khỏi khuôn khổ biên niên sử bình thường ở chỗ còn lột tả được khía cạnh khắc nghiệt của chiến tranh. Khốc liệt ở chiến hào, quyết liệt ở trên những căn hầm sở chỉ huy và không khoan nhượng ở bàn nghị sự quốc tế.

Số phận của một xu thế chính trị rơi vào những thời điểm quyết định, và người cầm quân phải thỏa mãn được đáp số kép: phương án đúng và thời điểm đúng.
đại tướng võ nguyên giáp
Từ phải sang: Nhà văn Hữu Mai, Trung tướng Hồng Cư, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà văn Phạm Chi Nhân và một cán bộ văn phòng giúp việc cho Đại tướng. 
Phía sau những chiến thắng vẻ vang là những tâm sự gì, Hữu Mai đã tìm được câu trả lời đầy sức nặng qua hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người được đài CNN nhận định là ‘một trong số những hình tượng quan trọng nhất trong thời kỳ đầu lịch sử nước Việt Nam cộng sản.’  – Lời Nhà xuất bản

Một phác thảo chân dung
Một người dáng vẻ rất giản dị. Một bộ mặt cởi mở. Còn hơn một người anh hùng. Tướng Giáp. Ông thuộc dòng những chiến sỹ mà người ta sẽ kể những chiến công từ thế hệ này qua thế hệ khác. - Trích xã luận của tờ El moudjahd, xuất bản tại Alger ngày 4/1/1976.

Nụ cười Bác tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Một tối mùa đông năm 1970, theo triệu tập của Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi tới làm việc tại nhà riêng. 

Sáu năm trước đó, đầu tháng 4 năm 1964, tôi là một nhà văn quân đội được Tổng cục Chính trị cử tới giúp Đại tướng ghi lại một vài kỷ niệm về Điện Biên Phủ để in vào cuốn hồi ức được xuất bản nhân dịp kỷ niệm mười năm chiến thắng lịch sử. 

Chẳng cần nói tôi đã hồi hộp như thế nào khi lần đầu được trực tiếp gặp đồng chí Tổng tư lệnh, ước mơ của không ít những nhà văn viết về chiến tranh. Tôi chỉ có một tháng để viết khoảng một trăm trang in. Công việc hoàn thành đã mang lại cho tôi may mắn được tiếp tục làm việc với Đại tướng một thời gian dài. 

Người chiến sỹ cảnh vệ đưa tôi vào phòng khách. Đồng chí Chánh văn phòng không có mặt. Tôi biết đây không phải là buổi làm việc chính thức. Trong lúc ngồi đợi, tôi băn khoăn không hiểu Đại tướng gọi tới vì việc gì. 

Anh Văn từ phòng trong đi ra. Anh vẫn mặc quân phục. Nụ cười tươi làm bộ mặt anh sáng rỡ. Tôi nhìn thấy anh cười lần đầu trong cuộc duyệt binh của tự vệ thành tại nhà đấu xảo Hà Nội năm 1946. 

Nụ cười này là của Bác tặng cho anh. Anh Văn vốn có vẻ mặt nghiêm nghị, khiến một số người mới gặp phải e ngại. Anh đã kể với tôi, sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, anh làm việc ở Bắc Bộ Phủ, một hôm Bác nhìn anh, rồi hỏi:
- Sao chú Văn lúc nào cũng có vẻ mặt như đang giận ai ?

Từ đó anh hay cười. Nụ cười góp phần cho những buổi làm việc rất có hiệu suất.
đại tướng võ nguyên giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp bên Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
Tôi đứng lên chào, rồi hỏi:
- Thưa anh, anh mới ở trong Thành về.

Anh nói :
- Có một vài việc phải giải quyết gấp, ngày mai tôi đi Liên Xô...

Tôi hơi bị bất ngờ. Vì mỗi lần thủ trưởng Bộ ra nước ngoài đều có một thời gian chuẩn bị, gần đây không thấy ai nói chuyện này.

Anh nói tiếp :
- Hôm vừa rồi, Quân y viện 108 phát hiện ở hàm tôi có một cái nhân. Điện hỏi ý kiến Liên Xô, bạn bảo cần sang ngay.

Tôi bàng hoàng. Nếu có chuyện không may đến với anh giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra quyết liệt...! Với cán bộ, chiến sỹ trong toàn quân, Tổng tư lệnh chính là linh hồn của quân đội.

Chị Bích Hà cũng ở phòng trong đi ra. Khác với mọi lần, đôi mắt chị lộ vẻ ưu tư . Tôi hỏi chị :
- Chị cũng đi với anh ?

Chị nhè nhẹ gật đầu.
Người phục vụ đưa ra ba bát chè sen nhỏ. Anh Văn chỉ ăn hết nửa bát. Chị Hà im lặng cầm bát chè của anh ăn tiếp. Anh Văn không nói gì về công việc. Tôi biết cuộc gặp không kéo dài, anh chị còn phải chuẩn bị cho chuyến đi ngày mai.

Khi tôi sắp ra về, anh Văn chỉ vào miệng:
- Ở vị trí này, thường là rất nhanh. Nếu qua kiểm tra ở Liên Xô, đúng là có chuyện..., tôi sẽ bàn với anh làm gấp một đôi việc.

Tôi biết anh có điều muốn nhắn gửi lại cho mai sau.
Anh chìa tay cho tôi khi chia tay. Tôi lo lắng nắm tay anh:
- Cầu mong là sẽ không có chuyện gì...

Anh mỉm cười, nụ cười lúc nào cũng tươi, như để an ủi tôi.
Nhưng rồi chỉ vài tuần sau, anh đã trở về. Anh cho biết khi máy bay mới tới Tasken, địa đầu Liên Xô, một đoàn bác sỹ của bạn đã tới đón tại phi trường. 

Đồng chí trưởng đoàn chăm chú ngắm nhìn anh, rồi nhận xét: ‘Với thần sắc của Đại tướng, tôi cam đoan là không có chuyện đó’. Và qua kiểm tra rất kỹ lưỡng, đúng là không có chuyện gì.

Chuyện này qua đi, không ai chú ý. Riêng tôi cứ nhớ mãi. Đây là lần đầu, tôi trực tiếp chứng kiến anh đối mặt với một ‘tai biến’ (cũng may, đó chỉ là sự lầm lẫn). 

Sao một con người có thể thanh thản đến như vậy ? Và sau này, tôi có dịp chứng kiến thái độ của anh trước những thử thách trong chiến tranh, trong cuộc sống, có trường hợp vượt quá sức chịu đựng của con người, anh đều có một thái độ cực kỳ bình thản. Nhưng, như lời anh nói: ‘Sau lúc đó, thì tôi mệt'. Cái mệt chỉ đến sau với anh. 

Đây là một đức tính rất lạ ở anh. Đức tính góp phần giúp anh vượt khó trong cuộc hành trình xuyên thế kỷ.


‘Dĩ công vi thượng’

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám năm 1941 tại Cao Bằng, dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, quyết định thành lập Mặt trận việt Minh chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền.

Võ Nguyên Giáp được Bác trao nhiệm vụ đi xây dựng cơ sở cách mạng, thành lập những hội cứu quốc ở Cao Bằng. 

Những đồng chí ở địa phương rất thương anh cán bộ nước da mỏng như da con gái, đôi chân trần chưa có một vết chai, lội suối sâu giá buốt, trèo núi đá tai mèo nhọn sắc, và họ ngại ngùng trong những đêm đông lạnh cùng đặp chung với anh chiếc chăn sui.

Anh học tiếng Tày, tiếng Mán, tiếng Mông, dịch ‘Việt Minh ngũ tự kinh’ (chương trình Việt Minh bằng thơ năm chữ) thành tiếng địa phương để đồng bào vừa cán bông, giã gạo vừa hát.

Những nơi anh tới, phong trào phát triển rất nhanh. Địch phản ứng quyết liệt. Có lần anh đang công tác tại bản Nà Dú thì địch tới cản quét truy lùng cán bộ cách mạng.

Bác cử người đến bảo anh trở về căn cứ. Anh đề nghị Bác cho ở lại cùng đồng bào chèo chống qua cơn nước lửa. Rồi Bác trao nhiệm vụ cho anh mở con đường Nam tiến qua vùng địch chiếm, bắt liên lạc với miền xuôi, trước hết là hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang.

Anh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ khó khăn này. Một lần, anh Phạm Văn Đồng ở lại với Bác tại khu căn cứ, kể lại với anh: ‘Bác nói: Chú Văn công tác rất tốt’.

Năm 1942, Bác ra nước ngoài gặp Đảng Cộng sản Trung Quốc, trên đường đi bị Quốc dân đảng vu cho là Hán gian, bắt giam một thời gian dài.

Tại Cao – Bắc – Lạng, phong trào cách mạng phát triển rất sôi nổi, rộng khắp. Địch lo sợ, tiến hành khủng bố trắng. Liên tỉnh ủy Cao – Bắc – Lạng quyết định khởi nghĩa để bảo vệ phong trào.

Tháng 9/1944, chỉ còn chờ qua mùa gặt, đồng bào thu hoạch thóc lúa xong, thì cuộc khởi nghĩa sẽ bắt đầu. Giữa lúc đó, có tin Bác thoát khỏi ngục tù Quốc dân đảng trở về. Đồng chí Vũ Anh và anh Văn lên Pác Pó gặp Bác.

Đồng chí Vũ Anh báo cáo với Bác về tình hình Cao – Bắc – Lạng và quyết định của Liên tỉnh ủy muốn tiến hành khởi nghĩa. Bác cân nhắc rồi nói là điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi. 

Nếu bây giờ khởi nghĩa đơn độc nổi lên ở Cao – Bắc – Lạng nhất định kẻ địch sẽ tập trung lực lượng đàn áp.Hiện nay không thể tiếp tục đấu tranh theo phương thức hòa bình mà phải từ hình thức chính trị tiến lên quân sự. Chính trị còn trọng hơn quân sự.

Ta sẽ lập đội quân giải phóng, lúc đầu chỉ cần tổ chức một lực lượng nhỏ. Dùng hình thức vũ trang gây ảnh hưởng cách mạng sâu rộng trong quần chúng, sau đó mở rộng, phát triển dần lên.

Theo lời anh kể lại, anh hoàn toàn bất ngờ khi được Bác hỏi:
-    Việc này anh trao cho chú Văn. Chú Văn có làm được không?

Anh trả lời ngay:
-    Thưa Bác, có thể được.

Sự thay đổi này cũng dễ hiểu. Từ sau khi có Nghị quyết 8 của Trung ương, suốt bốn năm qua, anh đã trực tiếp tham gia công cuộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa ở Cao -  Bắc – Lạng, và đã được thực tế rèn luyện, đấu tranh võ trang là phần quan trọng trong chương trình chuẩn bị khởi nghĩa mà mọi người đã từ lâu chuẩn bị.

Bác hỏi tiếp:
-    Mình còn yếu, địch mạnh, nhưng nhất định không để địch tiêu diệt mình như thế có được không?
-    Thưa Bác, nhất định kẻ địch không thể tiêu diệt ta được.

Anh đã nghĩ đến lực lượng cách mạng bị địch khủng bố rất gắt gao những năm qua vẫn tồn tại thì đội quân cách mạng đầu tiên sẽ không thể bị chúng tiêu diệt.

Bác đặt tên đội quân chủ lực đầu tiên là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
đại tướng võ nguyên giáp
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngày mới thành lập. 
Võ Nguyên Giáp được trao nhiệm vụ đơn giản như vậy. Lúc này, anh cũng chưa hiểu hết những kỳ vọng Bác đặt vào đội quân nhỏ bé này.

Đêm hôm đó, anh ở lại với Bác tại hang Pác Pó. Hai người trao đổi tới khuya về đội quân sắp ra đời. Câu chuyện rất hào hứng khi bàn về tiền đồ của đội quân.

Bác vẫn trầm ngâm rồi nói: Người làm cách mạng phải ‘dĩ công vi thượng’ (đặt lợi ích chung lên trên hết). Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường nói: ‘Dĩ công vi thượng, suốt đời vì nước vì dân, không mảy may có chút suy nghĩ nào khác, là đạo đức cao cả nhất của người cách mạng. Tôi nhớ mãi câu này của Bác và phấn đấu suốt đời để làm theo’

Còn nữa…


Nhà văn Hữu Mai (1926-2007) là một cây bút lớn với hơn 60 đầu sách được in. Ông là Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam và là người viết những hồi ức của đại tướng Võ Nguyên Giáp, với những tác phẩm như Một vài hồi ức về Điện Biên Phủ (hồi ký, 1964), Từ nhân dân mà ra (hồi ký, 1966), Những năm tháng không thể nào quên (hồi ký, 1970), Chiến đấu trong vòng vây (hồi ký, 1995), Đường tới Điện Biên Phủ (hồi ký, 1999), Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử(hồi ký, 2000).

Tác phẩm Không phải huyền thoại của nhà văn Hữu Mai là tiểu thuyết lịch sử đầu tiên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trích đăng từ 'Không phải huyền thoại' – Hữu Mai – Nhà xuất bản Trẻ ấn hành

7. Điện Biên Phủ 1954 - sức mạnh và trí tuệ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
10:17' 7/5/2011
Kéo pháo vào trận địa - một thành công đặc biệt của bộ đội ta đã khiến cho quân Pháp tại Điện Biên Phủ nhanh chóng thất bại
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã chung sức, đồng lòng, làm nên chiến thắng lịch sử vĩ đại ở thế kỷ XX – “Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Với chiến thắng này, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lâu dài, gian khổ và vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt Nam đã giành được thắng lợi hoàn toàn.    


Nhìn lại chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, thế hệ hôm nay càng cảm phục trí tuệ và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Trí tuệ và bản lĩnh đó được kết tinh qua sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình và kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chủ tịch và người trực tiếp cầm quân là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhờ đó đã tạo ra sức mạnh tổng hợp về vật chất và tinh thần của cả dân tộc, chuyển yếu thành mạnh, vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng. Đó là một trong những nhân tố quan trọng góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam.  

Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chỉ ra rằng, một dân tộc nhỏ có chính nghĩa vẫn có thể đánh bại những lực lượng xâm lăng hùng hậu bằng nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, từng bước tạo, nắm và chớp thời cơ giành thắng lợi hoàn toàn. Ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược đã tiếp tục và phát huy truyền thống đó. 
Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946) Bác viết: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…”(1). Đồng thời, Đảng ta cũng khẳng định: “Việc giải phóng dân tộc luôn là việc của bản thân ta”. Tại Hội nghị Trung ương tháng 3-1951, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về cuộc kháng chiến chống Pháp là trường kỳ, gian khổ và tự lực cánh sinh là chính. Ngày 2-9-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa kêu gọi “nhân dân, bộ đội và cán bộ thấm nhuần tư tưởng: Kháng chiến nhất định thắng lợi, nhưng phải trường kỳ, gian khổ, tự lực cánh sinh”(2). Thấm nhuần đường lối kháng chiến của Đảng, nhân dân ta “đồng cam cộng khổ”, vừa đánh, vừa giam chân địch trong lòng thành phố, vừa kéo Pháp lên vùng rừng núi hiểm trở, giáng cho chúng những đòn chí tử trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947; Biên Giới thu đông 1950, Đường số 18, Hòa Bình, Tây Bắc, mặt trận Bình-Trị-Thiên, Thượng Lào, Đông Bắc Căm-pu-chia… 
Liên tiếp thất bại trên chiến trường, Pháp cử tướng Hen-ry Na-va - Tham mưu trưởng các lực lượng khối Bắc Đại Tây Dương, người đã từng chiến đấu trong suốt cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, từng tham gia bình định Xy-ri, Ma-rốc đến Đông Dương... Pháp coi Điện Biên Phủ là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc Việt Nam - Thượng Lào - miền Nam Trung Quốc. Thực dân Pháp hy vọng, với tài chỉ huy của tướng Na-va, với số lượng quân đông nhất từ trước tới lúc ấy (267 tiểu đoàn) cùng với phương tiện chiến tranh hiện đại và sự chi viện ngày càng lớn của Mỹ, sẽ tìm một “lối thoát danh dự” trong cuộc chiến tranh hao người tốn của mà nhân dân Pháp, nhân dân tiến bộ trên thế giới kịch liệt phản đối.  

Tháng 9-1953, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông xuân 1953-1954. Bộ Chính trị quyết định: Sử dụng mọi biện pháp để giữ vững và phát triển quyền chủ động tiến công chiến lược, điều những bộ phận chủ lực của ta tiến về 5 hướng chiến lược nhằm vào những nơi tương đối yếu của chúng, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta, trên chiến trường ta đã chuẩn bị, từ đó mà đập tan âm mưu của địch, giành lại quyền chủ động trên các chiến trường.  

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo thông minh, tài tình của Đảng, quyết tâm và kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân, chúng ta đã chia nhỏ lực lượng địch rải ra khắp chiến trường mà tiêu diệt, hạn chế sự chi viện của chúng cho chiến trường Điện Biên Phủ, giải phóng vùng đất đai rộng lớn, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị chiến đấu của ba nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung. Thắng lợi quân sự trong kế hoạch Đông Xuân 1953-1954 đã tạo tiền đề vô cùng quan trọng để Đảng ta đưa ra đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng với Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ. 
Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị thông qua phương án mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Tổng quân ủy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chỉ định trực tiếp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Ngày 22-12-1953, Hồ Chủ tịch trao cờ “Quyết chiến, quyết thắng” cho đồng chí Võ Nguyên Giáp và gửi thư cho đồng bào, chiến sĩ cả nước. Người căn dặn: “Chiến dịch này là chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà với cả quốc tế. Vì vậy toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”(3).  

Trước vận mệnh của dân tộc, nhiệm vụ tối cao được Đảng và Bác Hồ trao cho người cầm quân: Trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc không đánh. Na-va quyết tâm tăng cường xây dựng công sự, sân bay, bổ sung lực lượng cho Điện Biên Phủ lên tới 12 tiểu đoàn, nhằm biến nơi đây thành “cối xay thịt”, nghiền nát chủ lực của ta. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhận định sáng suốt: Tình hình địch còn thay đổi nên chủ trương cũng có thể thay đổi và quyết định hoãn kế hoạch theo phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang chuẩn bị theo phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc”. Quyết định này được xem là một “quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời cầm quân của vị Tổng tư lệnh mới tròn 34 tuổi.  

Như vậy, thay đổi phương châm tác chiến trong trận quyết chiến lịch sử Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự nhạy bén và tài năng của một Vị Tổng tư lệnh quân đội. Cả nước ra quân chuẩn bị chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ theo phương châm mới “đánh chắc tiến chắc”. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện khen ngợi, động viên tinh thần cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trên toàn mặt trận: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”(4).  

Trải qua 3 đợt tấn công liên tục bắt đầu từ 13-3 đến ngày 7-5-1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ - một “pháo đài khổng lồ không thể công phá” của quân đội thực dân Pháp đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Tướng Đờ-cát-tơ-ri, bộ tham mưu và sỹ quan, binh lính tập đoàn cứ điểm đã đầu hàng Việt Minh vô điều kiện, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia.  

Tìm hiểu thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam, nhà báo Pháp, J. Roa (Jules Roy) nhận xét: Cái đã đánh bại tướng Na-va không phải là phương tiện mà là sự thông minh và ý chí của đối phương. Từ cách nhìn khách quan của những học giả, nhà báo nước ngoài, thế hệ hôm nay càng hiểu rõ hơn, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, tài tình của Đảng, của Bác, tài năng quân sự tiếp chỉ huy chến dịch Đện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những con người bằng da, bằng thịt của dân tộc Việt Nam, một dân tộc anh hùng, yêu chuộng hoà bình, thấm nhuần chân lý sáng ngời “không có gì quý hơn độc lập tự do” đã kiên cường bất khuất “nếm mật nằm gai”, viết nên trang sử chói lọi: 9 năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chính là thắng lợi của sức mạnh và trí tuệ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa… của thế kỷ XX. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của lực lượng hoà bình dân chủ và chủ nghĩa xã hội.  

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, lịch sử dân tộc đã sang trang, nhưng bài học và ý nghĩa lớn lao của Điện Biên Phủ năm xưa vẫn còn nguyên giá trị. Trong mỗi giai đoạn đi lên của đất nước, chúng ta luôn nhận thấy “tư tưởng cốt lõi nhất” của tinh thần Điện Biên Phủ là ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc, khát vọng vươn tới độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Bằng khối óc và bàn tay của mình, bằng tài năng và sự sáng tạo, chúng ta hoàn toàn có thể biến khát vọng thành hiện thực, xây dựng một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, công bằng,
 dân chủ, văn minh”. Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tin, niềm tự hào của dân tộc ta, trường tồn cùng với đất nước, con người Việt Nam.

____________
(1). Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H.2000, tập 4, tr.480.
(2). Đỗ Thiện - Đinh Kim Khánh. Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Nxb QĐND, H.1984, tr.61.
(3). Hồ Chí Minh, Thư gửi đồng chí Võ Nguyên Giáp, Tài liệu lưu trữ tại Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, 12-1953.
(4). Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H.1996, tập 7, tr.226.
Phạm Nhung

8. CHUYỆN VỀ "BINH ĐOÀN NGỰA SẮT" TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM GIÁP NGỌ 1954

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, việc cung cấp và tiếp tế cho mặt trận được coi là một trong những vấn đề khó khăn nhất, nào khoảng cách thì xa xôi, thời tiết thì khắc nghiệt, địa hình thì hiểm trở, lại thêm quân địch cả dưới đất lẫn trên trời ngày đêm quấy rối.

Chính tên tướng Pháp Nava đã từng cho rằng: “Việc tiếp tế đối với địch (Việt Minh) là điều khó khăn vì phương tiện vận chuyển tiếp tế có hạn. Nếu muốn tiến công Điện Biên Phủ thì đối phương buộc phải tiếp tế vận chuyển bằng sức người rất hạn chế vì đường sá quanh đó đã bị phá hủy hoặc không có” (Nava - Vì sao Điện Biên Phủ). Còn tướng Xalăng, nguyên Tổng Tư lệnh Đông Dương cũng có ý kiến rằng: “... Đối phương không thể sử dụng được một số lượng quan trọng lương thực và các vũ khí nặng vì vận chuyển khó khăn không sao khắc phục được...” v.v… Thế nhưng, quân và dân ta đã khắc sâu lời Bác dạy: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”, cả nước đã quyết tâm thực hiện thành công công tác vận tải, tiếp tế cho chiến trường Điện Biên Phủ. Có thể nói, với chiến dịch Điện Biên Phủ, công tác vận tải đã diễn ra như một mặt trận thực sự, với tính chiến đấu quyết liệt: Trên 6.200 xe ô tô được huy động, 2.600 thuyền bè các loại tham gia. Đặc biệt ra trận lần này có hơn 1 vạn con ngựa thồ, 21.000 chú “ngựa sắt” (mệnh danh của xe đạp thồ) và hơn 26 vạn dân công.

Riêng về những chú “ngựa sắt”, để nâng thêm số trọng lượng được chở, ngoài một đoạn tre nhỏ và chắc dài khoảng 1m (gọi là “tay ngai” để điều khiển vào ghi đông); một đoạn tre cao hơn yên khoảng 50cm để cầm được buộc vào trục yên xe (có tác dụng vừa giữ thăng bằng vừa đẩy xe đi), những người dân công còn tăng độ cứng của khung xe như hàn thêm sắt, buộc thêm gỗ. Và vải lự, quần áo cũ, săm cũ… cũng được dùng để “gia cố”, tăng độ bền của săm, lốp. Thời gian đầu, mỗi chú “ngựa sắt” chỉ chở được 80-100 kg. Về sau, trọng tải được tăng dần lên nhờ các sáng kiến cải tiến gá, buộc nên có thể chở được gần 300 kg, hoặc 2 thùng phuy nhiên liệu loại 150 lít, hoặc 15 - 20 can loại 20 lít. Hai chú “ngựa sắt” “gá” lại có thể chở được 2 thương binh nặng (nằm) và 4 thương binh nhẹ (ngồi). Các chú “ngựa sắt” có đi-na-mô phát điện còn được sử dụng để chiếu sáng cho các thầy thuốc phẫu thuật trong đêm. Lợi thế của loại phương tiện này là không cần nhiên liệu, dễ sửa chữa, ngụy trang và có thể đi lẻ hoặc thành đoàn trong mọi điều kiện thời tiết. So với vận tải bằng gánh gồng, mang vác, “ngựa sắt” cũng chiếm ưu thế hơn hẳn (năng suất gấp 7-8 lần so với gồng gánh. Thậm chí có những người đạt “kỷ lục” như anh Nguyễn Văn Ngọc (đoàn Thanh Hóa) với 320 kg/chuyến, hay anh Ma Văn Thắng (đoàn Phú Thọ) có chuyến chở 325 kg hàng, tức là gấp 13 lần một người gồng gánh. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ, “Binh chủng ngựa sắt” được biên chế thành từng đoàn theo địa phương. Mỗi đoàn có nhiều trung đội, đại đội (trung bình từ 30-40 xe). Mỗi trung đội, đại đội lại chia thành các nhóm khoảng 5-6 xe để hỗ trợ nhau khi qua đèo, qua dốc. Trung đội nào cũng có một xe chuyên chở đồ nghề, phụ tùng thay thế, bếp than để sửa chữa và vá chín. Đêm đi, ngày nghỉ. Chiều chiều xe đã được bảo dưỡng, ra trạm nhận hàng rồi “binh đoàn ngựa sắt” lại lên đường. Dù rất gian khổ, nhưng đoàn quân của “binh đoàn ngựa sắt” này luôn lạc quan, yêu đời. Mỗi khi “ngựa sắt” lên đèo, lên dốc là trong đoàn lại cất tiếng hò : “Ai sinh ra chiếc xe thồ/ Trập trùng đèo dốc lần mò suốt đêm … hò dô này! Hò dô ta …này !”. Đặc biệt, cũng có lúc ngẫu nhiên, nhiều đoàn “ngựa sắt” gặp nhau. Thế là nổi lên với bao tiếng hò, tiếng hát với đủ các thổ âm từ giọng chắc khỏe của xứ biển Thanh-Nghệ đến giọng tình tứ, ngọt ngào của anh chị em miền quan họ, hay chất giọng thủ thà thủ thỉ của những con người quê hương “Tiễn dặn người yêu”.

Được mệnh danh là “binh đoàn ngựa sắt”,  những chiếc xe đạp thồ đã góp phần quan trọng  vào Chiến thắng Điện Biên Phủ  - Ảnh: TL
Được mệnh danh là “binh đoàn ngựa sắt”, những chiếc xe đạp thồ đã góp phần quan trọng vào Chiến thắng Điện Biên Phủ - Ảnh: TL
Một câu chuyện kỳ thú về tình quân dân trong đội ngũ của “binh đoàn ngựa sắt” này là câu chuyện anh dân công quê ở Thanh Hóa được bắt tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở đầu cầu Mường Thanh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kể lại trong hồi ức của mình rằng: “Một anh dân công còn trẻ không biết nhìn thấy tôi từ lúc nào, đón đợi tôi bên kia cầu. Anh nói với tôi bằng một giọng mạnh dạn : “Đề nghị anh cho em bắt tay anh một cái”. Tôi vui vẻ bắt tay anh và biết anh quê ở Thanh Hóa”. 

Cuốn Sông núi Điện Biên của Trần Lê Văn có kể câu chuyện cảm động như sau : Anh Đào Phương- một thị dân ở Thanh Hóa đã ngày đêm vận động khu phố anh tham gia vào đội quân “binh đoàn ngựa sắt”. Sau một thời gian ngắn, anh tập hợp được gần 50 người lập thành một đại đội do anh làm đại đội trưởng. Anh cho biết, những chiến sĩ trong đại đội “ngựa sắt” của anh gồm cả nam lẫn nữ. Tất cả đều nhanh nhẹn, tháo vát. Họ là thị dân nên tác phong ăn mặc nói năng rất phố phường, nghĩa là thích diện, thích ăn ngon, thích nói tếu, nhưng không vì thế mà họ thua anh, kém em về nhiệt tình và thành tích. Họ biết yêu thương giúp đỡ nhau, không tơ hào một hạt gạo của bộ đội. Chiến dịch Điện Biên cũng là một trường học đối với họ. Họ tự hào về kỷ lục 320kg/ chuyến của đồng đội mình là anh Nguyễn Văn Ngọc. Kháng chiến thành công, Đào Phương đã viết một cuốn tự truyện đặc sắc: “Thồ lên Điện Biên”. Cuốn sách kể về “binh đoàn ngựa sắt” thồ gạo, cá khô, nước mắm cô đặc...; “hàng” đóng trong bì cói lại bọc thêm ni lông ở ngoài. Trời mưa, người ướt, hàng vẫn khô. Đến đèo Pha Đin là nơi trung chuyển, xe trút hàng ở kho và nhận các thứ khác để thồ lên tận hỏa tuyến, có khi thồ cả súng đạn. Công việc của xe thồ từ Pha Đin trở lên rất cơ động. Dọc đường, đội ngũ xe thồ cũng phải ứng phó với rất nhiều tình huống: xe hỏng, phải có sẵn phụ tùng để thay tại chỗ; khi có máy bay địch, trong chớp mắt đoàn xe thồ đang rồng rắn đã tản vào rừng, nhanh hơn cả ô tô. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp hy sinh vì bị bom đạn địch hay bị cơn sốt rét ác tính, có trường hợp vì lỡ chân mà cả người và xe lăn xuống vực…

Để kết thúc bài viết này, xin được nhắc lại những lời nhận định sắc sảo của ký giả G. Roa, khi ông cho rằng: “Đã có hàng trăm tấn bom được ném xuống các tuyến giao thông và những con đường tiếp vận của Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng chẳng bao giờ cắt đứt nổi những con đường ấy… Tướng Nava bị thua chính là những chiếc xe đạp thồ với những kiện hàng từ 200 đến 320 kg, được điều khiển bởi những con người ăn không thật no và ngủ thì nằm ngay trên những mảnh ni-lông trải trên đất” (Trận Điện Biên Phủ). Vâng, đây cũng chính là một trong những chuyện chưa từng có trong lịch sử chiến tranh. Điều kỳ diệu là chuyện chưa từng có này lại có ở Việt Nam - một đất nước mà “đến ong dại cũng thành chiến sĩ/ đến hoa trái cũng thành vũ khí/ và những em thơ cũng hóa những anh hùng”..

Nguyễn Thị Thọ

9. Điện Biên Phủ- Chiến dịch lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu (Kỷ niệm 59 năm chiến thắng Điện Biên, 07/5/1954-07/5/2013)

Tháng 5 năm 1954, Điện Biên Phủ vốn là một bản quê hẻo lánh ở vùng núi rừng Tây Bắc Việt Nam bỗng trở thành một địa danh “lừng lẫy năm châu”. Với nhân dân ta, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những trang chói lọi nhất trong lịch sử chống ngoại xâm. Với thế giới, Điện Biên Phủ được biết đến như một đòn trí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân cũ và dẫn đến sự sụp đổ của nó trên phạm vi nhiều châu lục. Với đối phương, đây là một thảm bại mà họ buộc phải chấp nhận trong nỗi uất hận và đau buồn nhớ lại một Oa-téc-lô thuở xưa, xen lẫn cả sự tâm phục khẩu phục một đối thủ mà chỉ trước đó ít lâu, họ tưởng có thể bóp chết được bằng “cái bẫy Điện Biên Phủ”.
 Năm 1964, Kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã viết: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”. “Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới.”
Ngày 6/12/1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.
58 năm đã trôi qua kể từ ngày quân, dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", nhưng ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này không hề phai mờ, mà trái lại, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 là chiến công lớn nhất, chói lọi nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Chiến thắng này góp phần quyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là sự kết tinh của nhiều nhân tố, trong đó quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của Quân đội nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội, nhân dân 3 nước Đông Dương và sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè quốc tế. Chiến công đó tô thắm thêm truyền thống vẻ vang: "Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam, đội quân khi bước vào trận chiến mới tròn 10 tuổi.
Chiến dịch lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu
Ngày 20/11/1953, dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Gin (Gilles), Pháp mở cuộc hành quân Castor (Hải Ly) nhảy dù chiếm Điện Biên Phủ. Lực lượng huy động gồm hơn 60 máy bay Đa-kô-ta chở sáu tiểu đoàn dù với quân số 4.545 tên cùng với 190 tấn vũ khí đạn được và các thiết bị chiến tranh. Tướng Cô-nhi, chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Bộ coi đây là “khởi đầu của một cuộc chiến tranh đại quy mô…” Trong kế hoạch Na-va đông xuân 1953-1954, Bộ Tổng tham mưu Pháp muốn giăng một cái bẫy dụ đối phương vào tròng. Cái bẫy đó, theo họ, phải được chuẩn bị chu đáo tới mức khi quân Việt Minh nhảy vào sẽ gặp một sự kháng cự, một hoả lực mạnh không thể lường trước. Cái bẫy đó là Điện Biên Phủ. Ngày 5/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Chỉ huy tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh rời căn cứ địa Việt Bắc lên đường đi chiến dịch Điện Biên Phủ. Mười hai ngày sau, ông đến khu rừng nguyên sinh thuộc xã Mường Phăng, nơi đặt Sở chỉ huy và cũng là nơi ông làm việc suốt thời gian diễn ra chiến dịch. Đất Điện Biên, rừng Điện Biên chở che cho ông, người Điện Biên dành cho ông những tình cảm thân thương nhất. Cũng kể từ đấy tên tuổi của ông đã gắn liền với vùng đất huyền thoại này. Tại đây, ngày 26/1/1954, chỉ mấy tiếng đồng hồ trước khi nổ súng mở màn chiến dịch, ông đã có “quyết định khó khăn nhất” trong đời binh nghiệp: chuyển từ phương châm “Đánh nhanh thắng nhanh” như kế hoạch ban đầu sang “đánh chắc, tiến chắc” bảo đảm cho chiến dịch toàn thắng, làm nên vinh quang cho dân tộc.
Ngày 13/3/1954, quân đội Việt Nam mở cuộc tiến công lớn đầu tiên vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Về sau này, Đại tá Lăng-gle, tư lệnh lục quân, viết lại: “Thời điểm chúng tôi dự kiến cuộc tiến công của tướng Giáp là 5 giờ chiều ngày 13/3. Nhưng đúng 5 giờ chiều chẳng có gì xảy ra như dự kiến. Vậy cho nên tôi cho tiến hành một trận pháo kích… Đúng lúc đó, 200 trái đạn của tướng Giáp dội vào sân bay và khu trung tâm trên một mặt phẳng theo hình tam giác. Hàng rào đạn kéo dài một giờ đồng hồ. Nó kéo dài như vô tận.”
Vẫn theo đại tá Lăng-gle, cho đến lúc đó, pháo binh Pháp vẫn chưa định hướng nổi các cỗ pháo của tướng Giáp, ngay cả lúc nòng pháo họ phát hoả. Tướng Na-va tại Hà Nội theo dõi chặt chẽ đã tỏ ra kinh ngạc. Mọi pháo thủ Pháp hay Mỹ đã từng quan sát Điện Biên Phủ, ngay cả người Mỹ đang ở đây đều nghĩ Việt Minh đang ở đằng sau các mỏm đồi nã pháo vào quân ta. Điều kinh ngạc nữa là làm sao họ có thể mang nổi pháo lại gần hơn điều mà ta có thể nghĩ ra. Cách giải thích đó nói lên sai lầm của pháo binh Pháp khi đánh giá tình hình và tôi cũng phải chịu trách nhiệm vì tôi là người chỉ huy cao nhất.
Ngay giờ đầu tiên, 500 lính Pháp đã tử trận trên quả đồi. Vào xế chiều, Việt Minh tung cả sư đoàn bộ binh đánh chiếm Bê-a-tri-xơ (Him Lam), điểm chốt của trung tâm, đến nửa đêm thì Bê-a-tri-xơ chỉ còn là một nấm mồ. Chỉ có 200 binh sĩ trong số 700 quân đồn trú thoát chạy. Sau thảm hoạ đầu tiên này, Tư lệnh pháo binh, đại tá Sác-lơ Pi-rốt đã tự sát.

Trận địa pháo ngay trong ngày đầu tiên của Chiến dịch khiến tướng lĩnh, quân sĩ Pháp ngạc nhiên trước sức mạnh của tinh thần đoàn kết Việt Nam. Ngày 30/3/1954, đợt tiến công thứ hai của quân ta vào cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu. Ngày 1/4, tướng Na-va quyết định đưa thêm ba tiểu đoàn dù tăng viện cho Điện Biên Phủ với mong muốn “Nếu Điện Biên Phủ giữ được ba ngày nữa, Việt Minh sẽ phải bỏ cuộc”. Ngày 1/5/1954, đợt tiến công thứ ba, cũng là đợt tiến công cuối cùng của quân ta vào Điện Biên Phủ bắt đầu. Ngày 6/5, quân đội Pháp tất cả đều đã kiệt sức, hoàn toàn rã rời. Hết cả đạn dược. Quân số cũng cạn. Ngày 7/5, khi quân Việt Minh tới, đại tá Lăng - gle kêu gọi sĩ quan nào còn sống sót tới xung quanh để bắt đầu một cuộc thử sức cuối cùng, nhưng không ai còn khả năng chống cự lâu được nữa. Đại tá Lăng - gle báo cáo lên tướng Đờ Ca-xtơ-ri. Tướng Đờ Ca-xtơ-ri gọi cho Hà Nội và thông báo cuộc chiến đấu đã chấm dứt rồi. Đúng 5 giờ chiều ngày 7/5/1954, kể từ giờ phút mở màn đã là 55 ngày, những anh bộ đội cụ Hồ đội mũ nan, lưỡi lê đầu súng bước vào hầm tướng Tướng Đờ Ca-xtơ-ri bắt sống bộ chỉ huy quân địch.
Giải phóng Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954



Năm 2004, kỷ niệm 50 năm ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở về thăm Điện Biên

Tăng Hiển, Phòng Tổng hợp, VPTU

10. Những nhân tố tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(Bqp.vn) - Trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, Trung ương Đảng phát động phong trào “Tất cả cho Điện Biên Phủ, tất cả để chiến thắng”, nhằm huy động mọi tiềm lực, tạo sức mạnh tổng hợp đánh thắng quân địch, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. (ảnh tư liệu)
Chiến thắng Điện Biên Phủ (ngày 07/5/1954) là thắng lợi quyết định, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta. Đánh giá về ý nghĩa và tầm vóc của nó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: Điện Biên Phủ là cột mốc bằng vàng trong lịch sử dân tộc, đánh dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, khởi đầu quá trình phi thực dân hóa trên phạm vi toàn thế giới. Chiến thắng đó có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân bao trùm nhất là Tổng chỉ huy Quân viễn trinh Pháp ở Đông Dương xây dựng chiến tranh nhân dân của Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh các nhân tố tạo sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược.
1. Sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nói chung. Liên tiếp bị thua trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp chủ động xây dựng Kế hoạch Na-va [1] hòng bình định vùng đất đã chiếm, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh, đánh chiếm một số vùng tự do ở đồng bằng Bắc Bộ, tiến tới đánh một trận quyết định giành thắng lợi để đàm phán kết thúc chiến tranh trên thế mạnh. Nắm vững âm mưu, kế hoạch chiến lược của địch, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời đề ra phương châm kháng chiến: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” nhằm phá khối chủ lực, cơ động chiến lược của địch ngay từ trong trứng nước. Theo đó, quân và dân ta trên khắp các địa bàn, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ, chủ động đẩy mạnh các hoạt động tác chiến làm cho địch không những không thể thực hiện được Kế hoạch đã vạch ra, mà còn lâm vào thế bị động đối phó. Trước nguy cơ lực lượng cơ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương bị xé lẻ, phân tán, Na-va vội điều lực lượng lớn lên Điện Biên Phủ xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh, được mệnh danh là “bất khả chiến bại” hòng lôi kéo, “nghiền nát” lực lượng chủ lực của ta. Nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: đây tuy là mưu đồ của địch, nhưng cũng là thời cơ cho ta tập trung binh lực, hỏa lực để tiêu diệt lớn quân địch, kết thúc chiến tranh. Tác chiến trên địa bàn này, ta tuy có những khó khăn nhất định, nhưng có thuận lợi cơ bản, đó là: phát huy được sở trường đánh địch ở địa hình rừng núi, địa bàn Chiến dịch tiếp giáp vùng mới giải phóng (Tây Bắc). Đối với địch, có bất lợi: chưa kịp xây dựng, củng cố vững chắc công sự, trận địa, lại xa hậu phương, chỉ có thể tiếp tế bằng đường không; địa thế của “lòng chảo Điện Biên” lại thấp. Trong quá trình chuẩn bị, Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhận thấy địch đã củng cố, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nên ta không thể “đánh nhanh, giải quyết nhanh” như đã xác định. Vì thế, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã kịp thời chuyển phương châm tác chiến chiến dịch sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chủ trương trên của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, nhưng cũng là một quyết định rất khó khăn về mặt tư tưởng đối với bộ đội, nhất là trong điều kiện lực lượng ta đã áp sát mục tiêu tiến công lại phải dừng lại để rút ra chuẩn bị kỹ hơn về: vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc men và cách đánh. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của trận quyết chiến chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đồng chí Võ Nguyên Giáp trước khi lên đường đi Chiến dịch: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Đánh chắc thắng, không chắc thắng không đánh” [2]. Cuộc đấu trí, đấu lực cả trước và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ với phần thắng thuộc về quân và dân ta đã chứng minh sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây chính là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả nước đánh thắng đội quân xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp và buộc chúng không có lựa chọn nào khác là phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương.
2. Phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân cho trận quyết chiến chiến lược. Chiến dịch diễn ra ở địa hình rừng núi, có nhiều đèo cao, vực sâu, mạng đường chiến lược, chiến dịch hầu như chưa có; vùng Tây Bắc mới được giải phóng, kinh tế chậm phát triển. Vì thế, bảo đảm vật chất hậu cần, kỹ thuật cho chiến dịch lớn, dài ngày gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng ta đã phát huy sức mạnh của toàn dân tộc (ở cả hậu phương và tiền tuyến) nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi yêu cầu của bộ đội trong trận quyết chiến chiến lược. Tính cả trước và trong Chiến dịch, có tới 62.000 dân công, thanh niên xung phong tham gia làm và sửa chữa hàng trăm ki-lô-mét đường, nhiều bến, cầu; vận chuyển hơn 25.000 tấn lương thực, thực phẩm, hàng nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn dược tới mặt trận; hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ được cứu chữa, chăm sóc… trở thành nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi. Ngoài nhiệm vụ phục vụ, họ còn trực tiếp tham gia chiến đấu cùng các đơn vị quân đội. Đây là “cuộc ra quân lớn nhất” của cả nước kể từ đầu cuộc kháng chiến. Cùng với việc tích cực chuẩn bị chiến trường, ở hậu phương (vùng mới giải phóng) Đảng ta quyết tâm thực hiện chủ trương đem lại ruộng đất cho dân cày. Chủ trương trên của Đảng đã đi vào cuộc sống, động viên được các tầng lớp nhân dân ở vùng tự do, mới giải phóng và sau lưng địch, thậm chí cả cán bộ, chiến sĩ ở tiền tuyến. Vì thế, toàn dân tộc đã tạo thành khối đại đoàn kết, dồn sức người, sức của cho Chiến dịch. Thực tiễn đã khẳng định: đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc của Đảng và sức mạnh to lớn của nhân dân là nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch.
3. Quân đội nhân dân, lực lượng quyết định trực tiếp thắng lợi của Chiến dịch. Tuy đang ở thế bị động, thế thua, nhưng thực dân Pháp, một mặt, nỗ lực đánh phá quyết liệt các tuyến đường, hòng chặn và làm chậm tiến độ hành quân, vận chuyển vật chất, hậu cần, kỹ thuật của ta lên Điện Biên Phủ; mặt khác, đổ tiền, của để nhanh chóng xây dựng Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh - “Nà Sản lũy thừa 10” [3]. Trong bối cảnh đó, cùng với việc chuẩn bị thế trận, ta đã chủ động tạo ưu thế về lực lượng trực tiếp chiến đấu nhằm đánh bại quân địch. Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh đã quyết định điều gần như toàn bộ các đơn vị chủ lực, tinh nhuệ: 5 đại đoàn [4], với nhiều loại vũ khí, trang bị hiện đại có hỏa lực mạnh, uy lực lớn và các phương tiện vận tải tốt nhất cho Chiến dịch, tạo ưu thế binh lực hơn hẳn địch [5]. Theo đó, quân số, vũ khí của ta lên tới 55.000 người, 166 khẩu pháo (pháo binh, pháo phòng không, súng cối, ĐKZ, dàn hỏa tiễn). Căn cứ vào tình hình thực tế chiến trường và đề nghị của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch, Bộ Chính trị đã nhất trí thông qua chuyển phương án tác chiến. Thực hiện quyết tâm trên, một mặt, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chỉ đạo các đơn vị tích cực chỉnh huấn, chỉnh quân làm cho bộ đội thấy rõ đây là chủ trương chính xác, kịp thời, kiên quyết của Đảng ta; mặt khác, chủ động đánh lạc hướng phán đoán của địch, cô lập hơn nữa tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để ta có thêm thời gian tiếp tục hoàn thành mọi công tác chuẩn bị theo phương án mới. Đại đoàn 308 được lệnh nhanh chóng tổ chức đội hình tiến công phòng tuyến Nậm Hu, Thượng Lào nhằm thu hút địch về hướng đó, tạo điều kiện cho các đơn vị kéo pháo đưa vào trận địa mới. Cuộc thử thách của cán bộ và chiến sĩ ta với đèo cao, vực sâu, dưới bom đạn địch diễn ra dai dẳng, quyết liệt, cuối cùng các khẩu pháo nặng hàng tấn đã được đưa vào các trận địa ở trên cao, bảo đảm thế có lợi để sẵn sàng dội lửa xuống đầu thù. Các đơn vị bộ binh đã nêu cao tinh thần chiến đấu và lao động của đội quân cách mạng, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ xây dựng được trận địa tiến công, bao vây quân địch khắp các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, chia cắt phân khu Nam với trung tâm, bảo đảm cho bộ đội từ núi cao tiến xuống cánh đồng Điện Biên, chiến đấu với địch trên địa hình bằng phẳng cả ban ngày, ban đêm, trong thời gian dài. Trong chiến đấu, bộ đội ta phát huy trí tuệ của tập thể, cá nhân, thực hiện nhiều cách đánh sáng tạo, độc đáo: chủ động lập ra các tổ “bắn bia sống”, phong trào “săn Tây, bắn tỉa”, thi đua giữa các lực lượng bộ binh, pháo binh, pháo cao xạ, đánh chắc, tiến chắc, từng bước siết chặt vòng vây, tiến tới tiêu diệt và bắt gọn toàn bộ quân địch trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Những chiến công của bộ đội ta trên mặt trận là nhân tố trực tiếp quyết định thắng lợi của Chiến dịch lịch sử này.
4. Sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế. Sau gần 5 năm bị cô lập, chiến đấu trong vòng vây, cuộc kháng chiến của nhân dân ta gặp không ít khó khăn về vật chất, vũ khí, súng đạn, thậm chí cả về đấu pháp với một đội quân nhà nghề được trang bị vũ khí hiện đại... Để khắc phục tình trạng trên, Đảng ta kiên trì đường lối kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính; đồng thời, tích cực, chủ động tìm sự ủng hộ về vật chất và tinh thần từ bên ngoài, nhất là từ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Bên cạnh đó, Đảng còn định ra chủ trương, chính sách đúng đắn để phát triển lực lượng vũ trang, chuẩn bị vật chất hậu cần, kỹ thuật cho trận đánh lớn, kết thúc chiến tranh. Từ khi tuyến hành lang biên giới Việt Nam, Trung Quốc (tháng 01/1950) được mở, cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất ngày càng lớn của bạn bè quốc tế, nổi bật là sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Liên Xô, Trung Quốc [6]. Ngoài ra, các nước bạn còn giúp ta trong đào tạo cán bộ, huấn luyện chuyển loại các đơn vị pháo binh, pháo cao xạ... Theo đó, các đơn vị pháo binh, pháo cao xạ được thành lập và huấn luyện đã nhanh chóng phát triển, tham gia chiến đấu; nguồn vật chất: quân lương, quân trang, súng đạn... được chuẩn bị dồi dào. Vì thế, bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, xét về tương quan so sánh lực lượng ta hơn hẳn địch cả về quân số và vũ khí, trang bị. Đây là biểu hiện sinh động của tình đoàn kết thắm thiết, chí tình, chí nghĩa của các nước XHCN anh em. Các nhân tố trên đã cộng hưởng, tạo thành sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
Đã 59 năm trôi qua, nhưng thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội, tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Bài học sinh động và thuyết phục nhất là phát huy sức mạnh tổng hợp trong trận quyết chiến chiến lược, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
[1] - Mang tên Tổng Chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương.
[2] - Đại tướng Võ Nuyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Nxb QĐND, H. 2006, tr. 900.
[3] - Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được chia thành 3 phân khu, công sự, trận địa kiên cố, vững chắc, liên hoàn với 49 cứ điểm, 8 trung tâm đề kháng, hơn 16.000 quân.
[4] - Gồm: Đại đoàn 304, 308, 312, 316 và 351; hai Trung đoàn pháo binh 45, 675; trung đoàn pháo cao xạ 367; tiểu đoàn hỏa tiễn (H6 sáu nòng); 01 tiểu đoàn ĐKZ 75 mm và súng cối 82 mm; 04 đại đội súng cối 120 mm; 628 xe vận tải các loại.
[5] - Về quân số ta 3,3/ địch 1, súng pháo ta 3,1/ địch 1 và địch còn có 1 phi đội máy bay 14 chiếc.
[6] - Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 600: vũ khí, đạn dược, vật chất hậu cần, kỹ thuật là 21.517 tấn; 24 khẩu sơn pháo 75 mm, 24 khẩu lựu pháo 105 mm, 76 khẩu pháo cao xạ 37 mm và 12 khẩu pháo hỏa tiễn H6 và 715 xe. Chỉ tính riêng trong hai năm 1953, 1954, số lượng hàng hóa viện trợ đạt 9.292 tấn.
PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Nguồn: Tạp chí QPTD

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét