GIỚI THIỆU CHUNG
Tại nơi đây, vào ngày 5/6/1911, thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này lây tên là Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang các nước phát triển tìm đướng cứu nước.
Bến Nhà Rồng khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn, được xây dựng từ 1864, trên khu vực gần cầu Khánh Hội,
( nay thuộc quận 4 Tp Hồ Chí Minh).
Toàn bộ kiến trúc xưa của tòa trụ sở thương cảng Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay
Địa chỉ: Số 01 đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, Tp Hồ Chí Minh.
Bến Nhà Rồng
Khởi công xây dựng ngày 4/3/1863, do “Công ty vận tải đường biển” (Messageries Maritimes) xây để làm nơi bán vé tàu.
Nóc nhà gắn hình 2 con rồng; ở giữa là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”. Phù hiệu tượng trưng cho Công ty.
Trụ sở công ty được giới bình dân gọi là nhà Rồng, có nhiều thuyết về cái tên này:
- có thuyết nói rằng vì có gắn đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà,
- Thuyết khác cho rằng tử “ Nhà Rồng” có nghĩa là Gia Long với Nhà là Gia, Rồng là Long,
Kiến trúc
Tháng 10 năm 1865, người Pháp cho dựng cột cờ Thủ Ngữ. Từ "Thủ ngữ" có nghĩa là sở canh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi.
Cuối năm 1899, cảng xây cất bến cho tàu cặp vào. Bến lót ván dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông 42 mét (phía tàu cặp vào). Bến này cách bến kia 18 mét. Bề ngang của moai bến vào phía trong bờ là 8 mét. Từ bờ ra bến có cầu rộng 10 mét.
Năm 1919, công ty xây bến bằng xi măng cốt sắt, nhưng phải đến tháng 3 năm 1930 mới hoàn thành bến mới, chỉ một bến nhưng dài 430 mét.
(ảnh chụp năm 1919)
Ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trǎng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam.
Với kiến trúc độc đáo đó, Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Cty Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến Cảng Nhà Rồng.
Nǎm 1955, thương cảng Sài Gòn do chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài.
Gắn với
tên Người
Ngày 5/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là Tp Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành (tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó) rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.
Với tên gọi Văn Ba làm phụ bếp cho tàu Latusơ Tơrêvin
tàu Amiral Latouche Tréville
Trước cảnh nước mất nhà tan, Người đã đi năm châu bốn biển, với nhiều tên gọi khác nhau, tìm đường cứu nước
Ba mươi năm sau, ngày 28/01/1941, Người đã trở về tại Pắc Bó, Cao Bằng trực tiếp lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị lực lượng, chớp thời cơ, tiến tới tổng khởi nghĩa năm 1945.
Ngày 2/9/1979, nhân kỷ niệm 10 nǎm thực hiện Di chúc của Người, nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan phần trưng bày về "Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1890 - 1945"
Ngày 20/9/1982, UBND TP. Hồ Chí Minh ra Quyết định số 236/QĐ-UB thành lập "Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Sau hơn 10 nǎm hoạt động, ngày 30/10/1995, UBND TP. Hồ Chí Minh ra Quyết định số 7492/QĐ-UB-NCVX chính thức chuyển "Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh" thành "Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh".
Nhân kỷ niệm 90 nǎm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2001), UBND TP. Hồ Chí Minh đã đầu tư việc xây dựng mở rộng Bảo tàng; xây dựng tượng Nguyễn Tất Thành, chỉnh trang nhà Rồng.
Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp Cách mạngcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và mối quan hệ của Bác đối với ND Sài Gòn và ND Miền Nam
Thay lời kết
Nhân kỷ niệm 100 năm Bác ra đi tìm đường cứu nước, NST cóp nhặt vài tư liệu hình ảnh về lịc sử Bến Nhà Rồng để tỏ lòng biết ơn tới Người .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét