Kim tự tháp Kêôp một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại.
Kim tự tháp là công trình có hình chóp, đáy vuông, thường là lăng mộ của các vua Ai Cập cổ đại. Có ba kim tự tháp lớn: Kêôp (khéops hoặc Chéops), Kêphren (Khéphren) và Mykêrinôt (Mykérynos).
Kim tự tháp Kêôp
Các kim tự tháp được xây bằng những phiến đá lớn, mỗi tháp gồm hàng triệu phiến trung bình nặng 2, 5 tấn…Kích thước của tháp chứa nhiều phép tính kì diệu: lấy chu vi đáy chia cho hai lần chiều cao của tháp sẽ được số = 3,14; chiều cao của tháp đúng bằng bán kính của hình tròn có chu vi bằng chu vi của đáy tháp, vv…
Trong lòng tháp có phòng đặt quan tài chứa xác ướp của vua Ai Cập. Phòng có kích thước 10,47 x 5,23 m, thông với bên ngoài bằng một đường hầm rất hẹp (cao 1 m, ngang 1,05 m) và cửa ở lưng chừng tháp tại độ cao 17,42 m.
Kim tự tháp Kêôp là kim tự tháp lớn nhất trong số kim tự tháp, được xây dựng trên cao nguyên Ghizê (Gizeh; Ai Cập).
Tháp cao 146,60 m (nay chỉ còn khoảng 137 m), mỗi cạnh đáy dài 231 m, được xây dựng trong 40 năm, gồm 2, 3 triệu phiến đá lớn (mỗi phiến trung bình nặng 2, 5 tấn, những phiến ở đáy nặng 55 tấn), được mài nhẵn và xếp chồng khít lên nhau. Trong kim tự tháp có nhiều phòng, hầm và hành lang kiên cố. Hiện nay, thi hài Kêôp không còn .
Kêôp là vua Ai Cập cổ đại, con trai của Xnêfru (Snefrou; vua Ai Cập), Pharaông thứ hai của triều đại thứ tư thời Cổ vương quốc (khoảng năm 2600 trước Công nguyên). Ông nổi tiếng là do đã chủ trì việc xây dựng kim tự tháp Kêôp làm lăng mộ của mình.
.
Theo nguồn thông tin ít ỏi liên quan đến Ai Cập cổ đại, Kêôp đã xây dựng được một vương quốc hùng mạnh của giới tăng lữ trong thời đại mà Hêliôpôlit (Héliopolis – một trung tâm tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời) bắt đầu đóng vai trò là một thủ đô tôn giáo, bên cạnh Memphit (Memphis) là một thủ đô chính trị.
_ Vườn treo Babylon một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại. Theo truyền thuyết, vườn treo Babylon (Babylon), là món quà đặc biệt của nhà vua Nabusatnêzan (Nabuchadnezzan) tặng hoàng hậu được sủng ái là công chúa xứ Mêđet (Mēdes).
Vườn treo Babylon dựng ngay cạnh cung điện nhà vua, bên bờ sông Ơphơrat (Euphrate) thuộc lưu vực Lưỡng Hà, cách thành Batđa (Baghdad), Irăc 50 km về phía nam. Vườn được xây trên một quả đồi nhỏ, có dạng vuông gồm bốn tầng, tầng nọ cách tầng kia 25 m, mỗi tầng là một vườn nối nhau bằng những cầu thang khá rộng.
Tầng dưới cùng có diện tích là 60.516 m2, nằm trên một hệ thống cột gồm 625 cái. Hệ thống cột này càng lên cao càng thu hẹp dần, số lượng cột ít đi, đến tầng 2 có 441 cột, tầng 3 có 289 cột, tầng trên cùng có 169 cột, kích thước cũng nhỏ dần. Diện tích tầng trên cùng chỉ còn bằng nửa tầng dưới cùng.
Toàn bộ vườn treo giống như một chiếc tháp giật cấp rất phổ biến ở lưu vực Lưỡng Hà. Nền của tầng làm bằng đá tảng, mỗi viên dài 5 m, rộng 1,2 m, được phủ nhựa, sau đó lát gạch và cuối cùng phủ một lớp chì, trên đổ một lớp đất màu mỡ. Mỗi tầng được xây theo kiểu vòm cong. Vườn có đủ hoa thơm, cỏ lạ, các loại cây quý hiếm được đưa về từ những vùng mà nhà vua đến xâm lược.
Nước được lấy từ 3 giếng có máy thuỷ lực quay với hệ thống gàu nước đưa lên cao chảy theo các rãnh thoai thoải tưới cho toàn khu vườn. Do vườn làm theo hướng gió nên hương thơm lan toả cả một vùng rộng lớn.
Vườn treo Babylon đánh dấu một thời vàng son của lịch sử vùng Lưỡng Hà, thời kì phát triển rực rỡ của vương quốc Canđê (Chaldée), còn gọi là Tân Babylon. Nhà vua Nabusatnêzan trị vì đất nước được 44 năm thì qua đời. Vườn treo Babylon cũng tàn lụi theo, sau bị chôn vùi dưới những lớp đất cát dày từ 10 đến 12 m.
2. Kỳ quan Angkor:
Văn minh cổ đại xứ Chùa tháp
Angkor Wat
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC
Angkor Wat, tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, còn Angkor Thom gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên - Đế Thích, một trong các di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia đã nổi tiêng thế giới, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật kiến trúc đất Chùa tháp
Theo tiếng Khmer Angkor = kinh đô, Wat = đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer. Angkor Thom = thành phố kinh đô.
Tài liệu này lần lượt giới thiệu Angkor Wat; Angkor Thom và Khu đền Preah Vihear đang có tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan
Angkor Wat
Angkor Wat thuộc tỉnh Siem Reap (Xiêm-Diệp), cách thủ đô Phnôm Pênh 240 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II(1113-1150),
Nhận xét về ngôi đền
Đền Angkor là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, thể hiện trình độ sâu sắc về kiến trúc, không gian và sự tổ hợp kỷ hà.
Thời bấy giờ, kỹ thuật xây dựng còn hết sức giới hạn - việc sử dụng đá lại có tính chất như sử dụng gỗ; những kết cấu có hình bán nguyệt và nóc vòm, là những kỹ thuật mà ta chưa biết - những hiệu quả toàn diện của nó làm cho mọi người phải ngạc nhiên.
Một trong 5 tháp của tầng thứ 3 Angkor Wat
Một thời bị lãng quên
Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật.
Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.
Angkor Wat, những năm 1955-1960
Tổng thể
Chu vi đền 6km, tường đá cao 8m, bề dày 1m. Có tất cả 5 tháp, tháp chính cao 65m, 4 tháp phụ cao 40m.
Con đường dẫn tới chính môn Angkor Wat cũng được làm bằng đá tảng dài 230m, mặt lộ rộng gần 10m cao 5m so với mặt nước hồ trong xanh ở hai bên.
Đền Angkor chưa phải là ngôi đền đẹp nhất mà là ngôi đền được bảo quản ở tình trạng tốt nhất.
Mô tả thêm:
Khu đền chính được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp, với 5 tháp chính tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ cao, độ cao thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là đất, tầng 2 tượng trưng cho đất liền hay là đất, độ cao thứ 3 tượng trưng cho gió hay thần thánh.
Tầng trên cùng được xem là cao nhất với độ cao tuyệt đối là 65m, có 7 vòng tượng trưng cho bảy rặng núi thiêng của Meru vươn lên giữa rừng già. Mỗi tháp có hình dáng nột đóa hoa sen đang nở.
Angkor Wat
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC
Angkor Wat, tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, còn Angkor Thom gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên - Đế Thích, một trong các di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia đã nổi tiêng thế giới, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật kiến trúc đất Chùa tháp
Theo tiếng Khmer Angkor = kinh đô, Wat = đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer. Angkor Thom = thành phố kinh đô.
Tài liệu này lần lượt giới thiệu Angkor Wat; Angkor Thom và Khu đền Preah Vihear đang có tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan
Angkor Wat
Angkor Wat thuộc tỉnh Siem Reap (Xiêm-Diệp), cách thủ đô Phnôm Pênh 240 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II(1113-1150),
Nhận xét về ngôi đền
Đền Angkor là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, thể hiện trình độ sâu sắc về kiến trúc, không gian và sự tổ hợp kỷ hà.
Thời bấy giờ, kỹ thuật xây dựng còn hết sức giới hạn - việc sử dụng đá lại có tính chất như sử dụng gỗ; những kết cấu có hình bán nguyệt và nóc vòm, là những kỹ thuật mà ta chưa biết - những hiệu quả toàn diện của nó làm cho mọi người phải ngạc nhiên.
Một trong 5 tháp của tầng thứ 3 Angkor Wat
Một thời bị lãng quên
Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật.
Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.
Angkor Wat, những năm 1955-1960
Tổng thể
Chu vi đền 6km, tường đá cao 8m, bề dày 1m. Có tất cả 5 tháp, tháp chính cao 65m, 4 tháp phụ cao 40m.
Con đường dẫn tới chính môn Angkor Wat cũng được làm bằng đá tảng dài 230m, mặt lộ rộng gần 10m cao 5m so với mặt nước hồ trong xanh ở hai bên.
Đền Angkor chưa phải là ngôi đền đẹp nhất mà là ngôi đền được bảo quản ở tình trạng tốt nhất.
Mô tả thêm:
Khu đền chính được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp, với 5 tháp chính tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ cao, độ cao thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là đất, tầng 2 tượng trưng cho đất liền hay là đất, độ cao thứ 3 tượng trưng cho gió hay thần thánh.
Tầng trên cùng được xem là cao nhất với độ cao tuyệt đối là 65m, có 7 vòng tượng trưng cho bảy rặng núi thiêng của Meru vươn lên giữa rừng già. Mỗi tháp có hình dáng nột đóa hoa sen đang nở.
4. Vạn Lý Trường Thành:
VẠN LÍ TRƯỜNG THÀNH (Trung Quốc)
(Wanlichangcheng; cg. Trường Thành - Changcheng), một trong bảy kì quan mới của thế giới. Là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc, được xây dựng từ thời cổ đại - liên tục từ thế kỉ 5 tCn. (khởi công năm 420 trước Công nguyên) cho tới thế kỉ 16.
Là bức tường thành nhằm bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Tuôc (Türk), và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Nằm trên địa bàn 6 tỉnh Miền Tây, Tây Bắc và Đông Bắc Trung Quốc.
Bức tường thành trải dài 6.700 km, từ Sơn Hải Quan (Shanhaiguan; thuộc tỉnh Hà Bắc - Hebei) trên bờ biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ (đất Trung Quốc gốc) và Mãn Châu, tới vùng phía Đông Nam khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Lúc đầu là những đoạn thành không liên tục, được bắt đầu xây dựng từ thế kỉ 5 trước Công nguyên; nhưng đến đời Tần Thuỷ Hoàng (Qin Shihuang) - hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, những năm 220 tCn. - 200 trước Công nguyên, đã có những đợt huy động lớn về nhân lực (30 vạn người) cho nối liền các đoạn thành của các nước Yên (Yan), Triệu (Zhao), Tần (Qin).
Các triều đại sau cũng đều góp sức tu bổ, đặc biệt vào triều Minh, xây thêm thành một bức tường thành liên tục, có chỗ đến hai, ba lớp. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất là phần tường thành do Tần Thuỷ Hoàng ra lệnh xây, nằm ở phía bắc xa hơn phần tường thành được xây dưới thời nhà Minh, và hiện nay chỉ còn sót lại ít di tích.
Vạn Lí Trường Thành được xây bằng gạch vỡ, đá tảng, đất. Cấu trúc thành có tường thành, cửa ải, đài thành, phong hoả đài... chạy liên tục vượt qua cả những đỉnh núi cao, là một trong những công trình có quy mô lớn nhất của loài người. Năm 1987, Vạn Lí Trường Thành được công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
(Wanlichangcheng; cg. Trường Thành - Changcheng), một trong bảy kì quan mới của thế giới. Là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc, được xây dựng từ thời cổ đại - liên tục từ thế kỉ 5 tCn. (khởi công năm 420 trước Công nguyên) cho tới thế kỉ 16.
Là bức tường thành nhằm bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Tuôc (Türk), và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Nằm trên địa bàn 6 tỉnh Miền Tây, Tây Bắc và Đông Bắc Trung Quốc.
Bức tường thành trải dài 6.700 km, từ Sơn Hải Quan (Shanhaiguan; thuộc tỉnh Hà Bắc - Hebei) trên bờ biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ (đất Trung Quốc gốc) và Mãn Châu, tới vùng phía Đông Nam khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Lúc đầu là những đoạn thành không liên tục, được bắt đầu xây dựng từ thế kỉ 5 trước Công nguyên; nhưng đến đời Tần Thuỷ Hoàng (Qin Shihuang) - hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, những năm 220 tCn. - 200 trước Công nguyên, đã có những đợt huy động lớn về nhân lực (30 vạn người) cho nối liền các đoạn thành của các nước Yên (Yan), Triệu (Zhao), Tần (Qin).
Các triều đại sau cũng đều góp sức tu bổ, đặc biệt vào triều Minh, xây thêm thành một bức tường thành liên tục, có chỗ đến hai, ba lớp. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất là phần tường thành do Tần Thuỷ Hoàng ra lệnh xây, nằm ở phía bắc xa hơn phần tường thành được xây dưới thời nhà Minh, và hiện nay chỉ còn sót lại ít di tích.
Vạn Lí Trường Thành được xây bằng gạch vỡ, đá tảng, đất. Cấu trúc thành có tường thành, cửa ải, đài thành, phong hoả đài... chạy liên tục vượt qua cả những đỉnh núi cao, là một trong những công trình có quy mô lớn nhất của loài người. Năm 1987, Vạn Lí Trường Thành được công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Hào nước bao bọc Angkor Wat rộng 190m tạo nên một hình vuông dài một cây số rưỡi.
Tầng 3: Thiên đàng
Là tầng cao nhất, được xem là nơi cư ngụ của thần thánh với độ cao 65m.
Các cầu thang đi lên các tháp trung tâm chia làm 4 mặt. Tầng thứ ba gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau thẳng góc ở giữa. Ở điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat.
Xưa kia trung tâm đền có tượng thờ bằng vàng thần Vishnu, nhưng tượng đã bị mất. Ngày nay trung tâm đền có các tượng thờ Phật
Tầng thứ 3 - Một trong 5 tháp của Angkor Wat
Tầng 1 & bức tranh điêu khắc
Angkor Wat được xem là công trình được xây dựng vào nền cực thịnh của Angkor. Độc đáo nhất là những bức tranh điêu khắc trên tường của dãy hành lang tầng thấp nhất.
Đây là bức tranh điêu khắc trên đá to nhất, dài nhất của thế giới được điêu khắc hoàn toàn bằng tay: cao 2,5m và chạy dài hơn 800 mét miêu tả những điển tích trong kinh điển Bà La Môn, những chiến công của vua Suryavarman II - người tạo dựng ngôi đền.
Chim thần Garuda và thần Vishnu - điêu khắc đá trong Angkor Wat
Chiến tranh tàn phá & sự bảo vệ
Năm 1973, các nhà khảo cổ học người Pháp từng tiến hành quản lý ở đây, nhưng do chiến tranh leo thang nên bắt buộc họ phải dời đi.
Năm 1975-79 ngôi chùa & quần thể kiến trúc xung quanh trở thành nơi ẩn náu của Khmer Đỏ (gần 160km² ở đó, tồn tại khoảng 200 chùa miếu, Angkor Wat nằm giữa trung tâm của những kiến trúc đó).
Hiện nay, khắp ngôi chùa này, vẫn còn lỗ chỗ những vết đạn.
Sau 20 năm bị bỏ hoang phế, công tác bảo vệ lại được bắt đầu & khách du lich tăng dần.
Đền Angkor nhìn từ máy bay
II.- Angkor Thom
Angkor Thom là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer.
Thành được vua Jayavarman VII xây dựng cuối thế kỷ XII.
Thành rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ từ các thời kỳ trước cũng như các đền thời được Jayavarman và những người nối nghiệp ông xây dựng.
Vị trí của Angkor Thom
Thành phố nằm trên bờ hồ Tonle Sap, cách hồ khoảng 1/4 dặm. Cổng phía Nam của Angkor Thom nằm cách thành phố Siem Reap 7,2 km về phía Bắc, cách cổng vào đến Angkor Wat 1,7 km về phía Bắc.
Ngôi đền cuối cùng được biết là đã được xây dựng tại Angkor Thom là Mangalartha, được khánh thành năm 1295. Từ đó, các công trình thỉnh thoảng lại được sửa chữa, nhưng các công trình mới được xây dựng bằng các vật liệu dễ hỏng đã không tồn tại được đến nay.
Trong các thế kỷ tiếp theo, Angkor Thom vẫn là thủ đô của vương quốc trong thời kỳ suy tàn cho đến khi nó bị bỏ hoang bắt đầu từ khoảng trước năm 1609,
Các cổng thành
Các con đường dẫn từ các cổng thành thẳng đến đền Bayon tại trung tâm thành phố. Do bản thân Bayon không có tường hay hào của riêng mình, các nhà khảo cổ học giải thích rằng các tường và hào của thành phố đại diện cho núi và biển bao quanh Núi Meru của Bayon (Glaize 81).
Tại mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, đều có một cổng thành.
Các con đường
Một cổng khác — Cổng Chiến thắng — nằm cách cổng phía Đông 500 m; con đường Chiến thắng chạy song song với con đường phía đông để dẫn tới Quảng trường Chiến thắng và Cung điện Hoàng gia ở phía Bắc Bayon.
Một cổng thành Angkor Thom
Khuôn mặt
đền Bayon
Các khuôn mặt trên các ngọn tháp cao 23 m tại các cổng thành (sau này được bổ sung vào công trình chính) giống với các khuôn mặt tại đền Bayon và đặt ra cùng một vấn đề về cách giải thích ý nghĩa. Các khuôn mặt này có thể đại diện cho chính nhà vua, Quan Thế Âm bồ tát (Avalokitesvara), các thần hộ vệ các hướng của vương quốc, hoặc một kết hợp nào đó của những vị này.
Dọc theo mỗi bên đường có một hàng các deva, mỗi hàng nâng một naga trong tư thế kéo co. Có vẻ đây là một hình tượng về truyền thuyết Samudra manthan (khuấy Biển Sữa) - một truyền thuyết phổ biến tại Angkor.
Bí hiểm bayon?
Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon. Điều này thể hiện ở quy mô lớn của các công trình, trong việc sử dụng rộng rãi đá ong làm vật liệu xây dựng, trong các tháp mặt người tại các lối vào thành phố và trong hình tượng naga tại mỗi tháp.
Bí hiểm bayon-gương mặt, nụ cười vẫn chưa được khám phá hết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét