_ Điôxin là tên gọi chung cho một nhóm gồm hàng trăm hoá chất tồn lưu trong môi trường. Chúng là các hợp chất thơm polychlorin có đặc tính vật lý, hoá học và cấu trúc tương tự, được hình thành như một phụ phẩm của các quá trình hoá học, từ những hiện tượng tự nhiên như núi lửa phun, cháy rừng đến các quá trình nhân tạo như sản xuất hoá chất, thuốc trừ sâu, thép, sơn, giấy, quá trình thiêu và toả khói...
Điôxin là hợp chất hữu cơ không mùi, không màu, chứa cácbon, hyđrô, ôxy và chlorin. Trong số 210 hợp chất điôxin khác nhau, chỉ có 17 hợp chất là độc. Dạng điôxin độc hại nhất và được nghiên cứu rộng nhất là điôxin 2,3,7,8 - tetra-chlorodibenzo-p-điôxin, viết tắt là 2,3,7,8-TCDD, được đo bằng phần nghìn tỉ (ppt). Điôxin không hoà tan trong nước nhưng hoà tan trong chất béo chúng gắn với chất hữu cơ và chất cặn trong môi trường và hấp thụ vào mô mỡ động vật hoặc người. Ngoài ra, do không bị vi khuẩn làm thối rữa nên chúng tồn lưu vaàtích tụ sinh học trong dây chuyền thực phẩm. Một khi điôxin lọt vào môi trường, chúng sẽ thu gom trong mô mỡ của người và động vật.
PCBs (polychlorin biphenyl ) là một nhóm hoá chất khác. Chúng là hyđrôcacbon thơm clo hoá, được tổng hợp bằng cách clo hoá trực tiếp biphenyl. Các hỗn hợp PCBs kỹ thuật vẫn còn phổ biến và có mặt đến ngày nay như trong vật liệu xây dựng, dầu bôi trơn, sơn phủ, chất làm dẻo và mự. Có một số hợp chất PCBs có độc tính tương tự điôxin và do đó thường gọi là PCBs "giống điôxin".
_ Tác hại của dioxin đối với cơ thể người và động vật
Chính các báo cáo của EPA đã công nhận dioxin là 1 chất gây ung thư cho con người. Năm 1997, Tổ chức quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC) thuộc WHO đã công bố 2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 (nghĩa là nhóm đã được công nhận là gây ung thư). Đồng thời, tháng 1 năm 2001, chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã chuyển dioxin vào nhóm “các chất gây ung thư cho người”. Cuối cùng, trong một nghiên cứu kiểm định năm 2003, các nhà khoa học cũng khẳng định không có một liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư[1]. Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư!
Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da (như ứng cử viên Tổng thống Ukrania, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục nam, nữ, sinh con quái thái hoặc thiểu năng trí tuệ, đẻ trứng (ở nữ) ..v.v
Chính các báo cáo của EPA đã công nhận dioxin là 1 chất gây ung thư cho con người. Năm 1997, Tổ chức quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC) thuộc WHO đã công bố 2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 (nghĩa là nhóm đã được công nhận là gây ung thư). Đồng thời, tháng 1 năm 2001, chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã chuyển dioxin vào nhóm “các chất gây ung thư cho người”. Cuối cùng, trong một nghiên cứu kiểm định năm 2003, các nhà khoa học cũng khẳng định không có một liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư[1]. Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư!
Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da (như ứng cử viên Tổng thống Ukrania, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục nam, nữ, sinh con quái thái hoặc thiểu năng trí tuệ, đẻ trứng (ở nữ) ..v.v
Cơ chế phân tử của dioxin tác động lên các tế bào và cơ thể người, động vật vẫn đang còn nhiều tranh cãi về chi tiết. Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu hơn. Thông thường, dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR (Aryl hydrocarbon Receptor). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear translocator) để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B,… Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào. Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA.
Trong một đánh giá về rủi ro và nghiên cứu các vấn đề chính sách được đưa ra trong Hội nghị Quốc tế về Dioxin tổ chức tại Berlin, 2004, nhóm tác giả đến từ Cục Môi trường Liên bang Đức (Federal environmental agency) đã đưa ra kiến nghị không có mức phơi nhiễm dioxin tối thiểu nào có độ an toàn cho phép [2] (theo WHO 2002 thì mức phơi nhiễm dioxin cho phép qua thức ăn của mỗi người là 1-10pg đương lượng độc (TEQ)/ ngày)
Trong một đánh giá về rủi ro và nghiên cứu các vấn đề chính sách được đưa ra trong Hội nghị Quốc tế về Dioxin tổ chức tại Berlin, 2004, nhóm tác giả đến từ Cục Môi trường Liên bang Đức (Federal environmental agency) đã đưa ra kiến nghị không có mức phơi nhiễm dioxin tối thiểu nào có độ an toàn cho phép [2] (theo WHO 2002 thì mức phơi nhiễm dioxin cho phép qua thức ăn của mỗi người là 1-10pg đương lượng độc (TEQ)/ ngày)
2. Lịch sử của Dioxin
Năm 1941, khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ II đang bước vào giai đoạn khốc liệt, thì Giáo sư Krauss, Trưởng khoa Sinh vật Trường đại học Chicago, trong một thí nghiệm đã tình cờ phát hiện ra những loại hormone có khả năng làm ngừng trệ sự tăng trưởng của cây cỏ. Một trong những loại hormone này là chất 2,4D, khi phun lên cây, nó sẽ làm trụi lá trong khoảng từ 24 đến 48 tiếng đồng hồ rồi sau đó, cây chết.
Chiến tranh chấm dứt, chất 2,4D được người Mỹ áp dụng vào việc tiêu diệt những loại cỏ dại mọc ở hai bên đường giao thông, đường xe lửa. Năm 1950, những nhà nghiên cứu ở Bộ Quốc phòng Mỹ đã trộn lẫn chất 2,4D với chất 2,4,5T để cho ra một chất diệt cỏ nhanh hơn, mạnh hơn. Đó chính là dioxin, với công thức hoá học là 2,3,7,8 tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD).
Cần lưu ý rằng, trong tự nhiên không hề có dioxin mà dioxin được tạo ra bởi con người. Thành phần của dioxin bao gồm bảy chất TCDD, thay đổi theo sự hoán chuyển của phân tử clor, 10 chất polychlorinated-dibenzofurans (PCDF) và 12 chất polychlorinated diphenyls (PCB). Hàm lượng dioxin gây chết ở chuột là 0,0022kg/kg cân nặng, gây chết ở người là 0,1 mg/kg cân nặng. Dioxin chỉ hoà tan trong mỡ, trong xăng, dầu và không hoà tan trong nước.
3. Dioxin ở Việt Nam
Ngày 13-1-1962, lần đầu tiên chất diệt cỏ được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam với mật danh “Chiến dịch Ranch Hand”. Khi đó, chúng thường đựng trong những thùng sơn mầu da cam nên nó còn được gọi là “tác nhân cam” (agent orange). Trong ngày này, cứ mỗi ha cao-su ở vùng Bình Long, Phước Long phải chịu một lượng hoá chất cao hơn gấp 20 lần so với liều lượng cho phép, trộn lẫn với xăng hoặc dầu diesel và được phun từ máy bay. Chưa đầy một tuần lễ, cây cao-su ở vùng này đã rụng hết lá. Sau đó dioxin còn ảnh hưởng đến các khu vực lân cận trong phạm vi khoảng từ 1đến 4km đường kính (tuỳ theo chiều gió) với hậu quả là lá cây ở những vùng ảnh hưởng khô quắt rồi héo vàng dần.
Mục tiêu của chiến dịch Ranch Hand là nhằm khai quang những vùng rừng rậm, nơi có các căn cứ của Quân giải phóng, hoặc những khu vực quân sự của quân đội Sài Gòn và quân đội Mỹ – chủ yếu trên Tây Nguyên cùng nhiều tỉnh miền trung để Quân giải phóng không thể lợi dụng địa hình rậm rạp, um tùm tấn công, đánh phá. Suốt từ năm 1962 – mà cao điểm là những năm 1966, 1967, 1968, và kết thúc vào ngày 30-6-1971, Mỹ đã rải xuống miền nam Việt Nam gần 77 triệu lít hoá chất, trong đó có khoảng 370 kg dioxin. Tuy nhiên, khi chiến dịch Ranch Hand kết thúc, không quân quân đội Sài Gòn vẫn tiếp tục thực hiện những phi vụ rải hoá chất dọc theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh cho mãi đến tháng 3-1975, với số lượng khoảng 6 triệu lít hoá chất.
Năm 1966, không quân Mỹ đã dùng cả máy bay B52 để rải hoá chất trong chiến dịch “Hot Tip” ở Chu Prong, Pleiku, cũng như ở vùng chiến khu C, D thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh. Lượng hoá chất trong một chiếc B52 có thể tiêu diệt 7km2 rừng rậm. Đặc biệt hơn, ngày 1-6-1968, do trục trặc kỹ thuật, một máy bay C130 cất cánh từ sân bay Biên Hoà, đã đổ thẳng 4.500 lít hoá chất chứa dioxin xuống sông Đồng Nai.
Dioxin cung cấp cho quân đội Mỹ được sản xuất bởi 37 hãng. Một trong những hãng này là Diamond Alkali Co., nhà máy đặt tại thành phố Newark. Chỉ một thời gian ngắn sau khi đi vào hoạt động, đã có hơn 50 công nhân bị nhiễm độc da và điều này đã được bác sĩ Brodkin, Trưởng khoa Da liễu thuộc khoa Y, Đại học New Jersey cảnh báo. Tiếp theo, những tổn thương về gan được ghi nhận, đã khiến Thống đốc bang New Jersey phải ra lệnh cho người dân sống chung quanh nhà máy, phải dời xa ít nhất là 600 m.
Biết rằng dioxin là chất cực độc với cơ thể con người, nên năm 1967, một mật lệnh đã được Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miền nam Việt Nam phổ biến đến các đơn vị lính Mỹ, là không hành quân trong phạm vi 2 km tính từ đường biên ngoài của vùng bị rải chất dioxin trong vòng 30 ngày kể từ lúc rải, bởi lẽ qua nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã nhận thấy dioxin tác động trực tiếp lên da và gan, sau đó đến các mô mềm. Điều nguy hiểm nhất là dioxin có khả năng thay đổi cấu trúc gien của tế bào, và điều này lý giải vì sao những người nhiễm dioxin, sinh ra con cái bị dị tật.
Không chỉ có chất “tác nhân cam” được quân đội Mỹ sử dụng tại miền nam Việt Nam vào năm 1968-1969 mà trước đó, từ năm 1962 đến 1964, còn có “tác nhân tím”, “tác nhân hồng”, “tác nhân trắng” và “tác nhân xanh”, chứa thạch tín (Arsenic). Hầu hết đều được pha trộn bởi hai hoá chất là dichlorophenoxy acetic acid (2,4D) và trichlorophenoxy acetic acid (2,4,5T) với tỷ lệ 50/50.Trong báo cáo của Công ty Hatfield Consultants, trụ sở đặt tại Ottawa, Canada, công bố vào ngày 9-4-2000 đã cho thấy, đất đai dọc theo dãy Trường Sơn, Việt Nam, hàm lượng dioxin cao gấp 90 lần so với mức cho phép. Trước đó – năm 1993, Hatfield Consultants cũng đã tiến hành nghiên cứu tại vùng A Lưới, Thừa Thiên – Huế, và cũng có kết luận về nồng độ chất dioxin cao gấp nhiều lần.
Khi rải xuống đất, khoảng 50% chất dioxin sẽ bị phân huỷ bởi ánh sáng mặt trời trong khoảng từ một đến ba năm. Tuy nhiên, lượng dioxin thấm xuống đất theo nước mưa, hoặc theo dòng chảy của sông suối, thì vài chục năm sau mới phân huỷ. Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã liệt dioxin vào nhóm PBT (Persistent,. Bio-accumulation, Toxic – nhóm hoá chất độc hại và bền bỉ) vì nó tồn tại rất lâu trong đất và nước. Điều đó đã được chứng minh qua hàm lượng dioxin trong mô mỡ của một số động vật như cá, ếch, nhái sống tại các sông suối, nhất là những động vật sống trong bùn như cá trê, cá lóc, ốc, hoặc các loại gia cầm như gà, vịt, ngan, trâu, bò ở những vùng mà xưa kia, từng bị rải chất dioxin.
Tại xã Sa Nghĩa, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, một trong những vùng trọng điểm của chiến dịch Ranch Hand, chiến tranh trôi qua đã hơn 30 năm nhưng 1/3 số gia đình ở đây vẫn chịu hậu quả của chất dioxin một cách rất nặng nề qua việc những đứa bé sinh ra bị dị tật. Tương tự như vậy, người dân sống trong các làng mạc ở gần sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định (một trong ba kho chứa hoá chất độc hại tại miền nam Việt Nam), đến nay vẫn phải hứng chịu hậu quả bi đát từ dioxin.
Đơn vị đo tác hại của dioxin trên cơ thể con người được tính bằng ppt (picrogram – phần tỷ của miligram), và một người khoẻ mạnh, chỉ cần nhiễm vài ppt là đã ảnh hưởng đến nhiều bộ phận. Hơn nữa, thời gian bán huỷ của dioxin trong cơ thể con người được ước tính từ 12 đến 20 năm. Nếu một người sống trong vùng bị rải dioxin vào năm 1970 – và bị nhiễm 200 ppt chẳng hạn, thì 12 năm sau – nghĩa là năm 1982, số lượng này còn 100 ppt. 12 năm sau nữa – năm 1994, nó còn 50 ppt và đến năm 2006, lượng dioxin vẫn còn 25ppt – nghĩa là vẫn thừa để sinh ra các bệnh ung thư, hoặc con cái bị dị tật.
Năm 1990, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ sau khi tiến hành kiểm tra trên 200.000 lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, đã chính thức thừa nhận rằng họ có nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư – đặc biệt là bệnh Hodkin Lympoma, và bảy công ty Mỹ sản xuất chất dioxin đã phải thu xếp để bồi thường 250 triệu USD cho các cựu binh bị nhiễm, đồng thời điều trị miễn phí cho họ và con cái họ các chứng bệnh do dioxin gây ra. Riêng ở Việt Nam, ước lượng có khoảng 5 triệu người bị nhiễm dioxin mà hậu quả là các chứng bệnh ung thư, từ ung thư gan đến ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng… Bên cạnh đó còn có gần 150 nghìn trẻ em sinh ra bị dị tật như không có mắt, hệ cơ, xương không hoạt động hoặc hoàn toàn không nhận thức được với cuộc sống quanh mình…
Và đó là điều mà những hãng đã sản xuất ra chất dioxin không thể chối cãi…
Dioxin và furan là các hóa chất độc nhất được biết đến hiện nay trong khoa học. Trong bản báo cáo draft của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) năm 1994 đã miêu tả dioxin như là một mối tác nhân đe doạ nguy hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng. Cũng theo EPA, dường như không có mức độ phơi nhiễm dioxin nào được coi là an toàn.
Ngoài chiến tranh ở Việt Nam, dioxin trong chất độc màu da cam gây nên thảm hoạ sinh thái ở Seveso (Italia), Vịnh Thời gian (Missouri, USA), và kênh đào Tình Yêu (Niagara, USA), ...
Vỏ bọc của “chiến tranh diệt cỏ”
Ban đầu quân đội Mỹ dự kiến chỉ trang bị và huấn luyện cho lực lượng không quân Việt Nam cộng hòa (VNAF) tiến hành “chiến tranh diệt cỏ” (tạm dịch từ herbicidal warfare) với mục tiêu:
1. Phát quang vùng rừng biên giới Lào - Campuchia - Bắc Việt Nam để loại bỏ “vỏ bọc” bảo vệ quân MTDTGP.
2. Phát quang một phần vùng đồng bằng Mekong (vùng D) được coi là khu vực mà quân du kích MTDTGP có nhiều căn cứ.
3. Phát quang các vùng trồng sắn được coi là nguồn lương thực của du kích.
4. Phát quang các vùng rừng đước được coi là nơi du kích ẩn náu.
Bằng chứng thuyết phục nhất là các công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của các nhà khoa học Mỹ và quốc tế, đặc biệt là lệnh cấm sử dụng chất khai quang có chất 2, 4, 5-T của chính giới chức Mỹ - nơi khởi nguồn phát minh, sản xuất và tổ chức sử dụng loại hóa chất độc ác này trong chiến tranh Việt Nam.
Việc xác định chất khai quang có di hại đến con người và môi trường ở miền Nam Việt Nam là không thể chối cãi.
3.Tác hại của dioxin đối với cơ thể người và động vật
2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 (nghĩa là nhóm đã được công nhận là gây ung thư).
Tháng 1/ 2001, chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã ghi dioxin vào nhóm “các chất gây ung thư cho người”.
Không có liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư.
Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư
Philippin đưa chất diệt cỏ da cam đi tiêu hủy
Cơ chế tác hại của chất da cam
Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu hơn.
Thông thường, dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR (Aryl hydrocarbon Receptor). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear translocator) để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B,… Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào.
Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA.
Nan nhân của chất da cam
Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục nam, nữ, sinh con quái thái hoặc thiểu năng trí tuệ, đẻ trứng (ở nữ) ..v.v
Đánh giá mức độc hại
Theo WHO 2002: mức phơi nhiễm dioxin cho phép qua thức ăn của mỗi người là 1-10pg đương lượng độc (TEQ)/ ngày).
Nhưng trong một đánh giá về rủi ro và nghiên cứu các vấn đề chính sách được đưa ra trong Hội nghị Quốc tế về Dioxin tổ chức tại Berlin, 2004, nhóm tác giả đến từ Cục Môi trường Liên bang Đức (Federal environmental agency) đã đưa ra kiến nghị không có mức phơi nhiễm dioxin tối thiểu nào có độ an toàn cho phép
Xoa dịu “Nỗi đau da cam”
VN đã lấy ngày 10/8 làm ngày lên tiếng ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.
10/8/2011 đã có nhều hoạt động về Xã hội; NST góp thêm tiếng nói đòi lại công lý cho người bị ảnh hưởng bởi CĐDC.
|
+ “50 năm - thảm họa da cam/dioxin tại Việt Nam”(http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/449389/“50-nam%20--tham-hoa-da-camdioxin-tai-Viet-Nam”.html)
TTO - Sáng 2-8, tại công viên Lam Sơn, quận 1, TP.HCM, Ban tổ chức các ngày lễ lớn TP.HCM phối hợp cùng Sở VH-TT&DL và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố tổ chức triển lãm ảnh “50 năm - thảm họa da cam/dioxin tại Việt Nam”.
Các đồng chí lãnh đạo TP.HCM cùng khách mời tham quan triển lãm ảnh ngay sau lễ khai mạc sáng 2-8. Ảnh : Minh Đức |
Du khách quốc tế tham quan triển lãm ảnh “50 năm - thảm họa da cam/dioxin tại Việt Nam” được khai mạc sáng 2-8 - Ảnh : Minh Đức |
Cách đây 50 năm, ngày 10-8-1961, quân đội Mỹ đã thả bom hóa học đầu tiên tại ngã ba biên giới huyện Ngọc Hồi, phía bắc tỉnh Kon Tum, mở màn một cuộc chiến tranh hóa học dài nhất trong lịch sử nhân loại.
Cuộc chiến tranh này đã để lại rất nhiều hậu quả nặng nề đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái của Việt Nam.
|
Phần I với nội dung lên án việc quân đội Mỹ sử dụng chất độc da cam/dioxin đã để lại những hậu quả nặng nề trên đất nước Việt Nam;
Phần II phản ánh những số phận đang sống trong tận cùng nỗi đau của thảm họa da cam/dioxin ở Việt Nam;
Phần III giới thiệu những hình ảnh về sự đấu tranh kiên trì của Nhà nước, các tổ chức xã hội yêu cầu Chính phủ Mỹ, quân đội, các công ty hóa chất Mỹ phải có trách nhiệm bồi thường, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
Triển lãm sẽ được tiếp tục đến hết ngày 15-8.
Mời xem thêm một số hình ảnh tại triển lãm:
Một gia đình ở Tây Ninh có ba người con chết và người con còn lại sống trong bệnh tật triền miên vì ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin |
Những nạn nhân của chất độc da cam/dioxin |
Những cánh rừng trơ trọi ngay sau khi bị rải chất độc khai hoang |
Em Nguyễn Hoàng Anh (sinh năm 1991), tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP.HCM bị nhiễm chất độc da cam/dioxin nhưng vẫn luôn muốn học chữ |
Các em nhỏ nạn nhân chất độc da cam được nuôi dưỡng tại Làng Hòa Bình, Từ Dũ, TP.HCM (ảnh Minh Đức chụp lại) + |
Quá trình nhiễm độc dioxin ở Việt Nam
Ở miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961 và được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi giảm xuống và ngừng sử dụng năm 1971. Các loại hợp chất này được trộn vào dầu hỏa hoặc nhiên liệu diezen rồi rải bằng máy bay hoặc các phương tiện khác.
Theo công bố của một nhóm tác giả trên tạp chí Nature thì có thể nói chiến dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới [3]. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải 76,9 triệu lít hóa chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có 64% là chất độc màu da cam, 27% là chất màu trắng, 8,7% chất màu xanh và 0,6% chất màu tím.
Tổng số lượng dioxin Việt Nam hứng chịu là vào khoảng 370kg. (Trong khi đó vụ nhiễm dioxin ở Seveso, Ý, 1976 chỉ với 30kg dioxin thải ra môi trường mà tác hại của nó kéo dài hơn 20 năm [1]). Tổng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2,63 triệu hécta. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống trong 25.585 thôn ấp chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam.
Dioxinlà tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian của những nguyên tử này, dioxine có 75 đồng phân PCDD (poly-chloro-dibenzo-dioxines) và 135 đồng phân PCDF (poly-chloro-dibenzo-furanes) với độc tính khác nhau. Dioxine còn bao gồm nhóm các PCB (poly-chloro-biphényles), là các chất tương tự dioxine, bao gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc biệt nguy hiểm. Trong số các hợp chất dioxine, TCDD là nhóm độc nhất.
.
[IMG]file:///C:/Users/TRANTU%7E1/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG]
A. Tác hại của dioxin đối với cơ thể người và động vật
Chính các báo cáo của EPA đã công nhận dioxin là một chất gây ung thư cho con người. Năm 1997, Tổ chức quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC) thuộc WHO đã công bố 2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 (nghĩa là nhóm đã được công nhận là gây ung thư). Đồng thời, tháng 1 năm 2001, chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã chuyển dioxin vào nhóm "các chất gây ung thư cho người". Cuối cùng, trong một nghiên cứu kiểm định năm 2003, các nhà khoa học cũng khẳng định không có một liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư [1]. Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư!
Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ,sinh con quái thai hoặc thiểu năng trí tuệ, đẻ trứng (ở nữ) ..v.v
Cơ chế phân tử của dioxin tác động lên các tế bào và cơ thể người, động vật vẫn đang còn nhiều tranh cãi về chi tiết. Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu hơn. Thông thường, dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR (Aryl hydrocarbon Receptor). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear Translocator) để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B,... Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuộtcho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào. Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và, quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA.
Qua kết quả nghiên cứu thu nhận được suốt 18 năm qua của Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận: chất độc da cam/điôxin đã gây ra hậu quả y sinh học lâu dài đối với sức khoẻ con người, không những đối với các cựu chiến binh Việt Nam đã từng tham gia chiến tranh, mà còn cả thế hệ thứ 2, thứ 3 là con em các cựu chiến binh. Thậm chí, cả những trẻ em sống trong vùng bị nhiễm chất độc hoá học cũng có biểu hiện bệnh lý.
Chất da cam/điôxin đã có ảnh hưởng về di truyền sinh thái, đặc biệt gây ra tình trạng sảy thai, lưu thai hoặc có con bị dị tật bẩm sinh ở phụ nữ bị nhiễm dioxin. Chất độc da cam/dioxin cũng đã làm 10% diện tích rừng Việt Nam bị huỷ hoại, ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái.
Không phải đến bây giờ, dư luận mới biết đến những tác hại của chất độc da cam sử dụng trong chiến tranh đối với sức khoẻ của con người. Năm 2000, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NAS) đã đưa ra Danh mục các loại bệnh do chất độc màu da cam gây ra, nhiều bệnh trong số này được tìm thấy ở các nạn nhân da cam Việt Nam:
1. Những bệnh có đủ bằng chứng là do tiếp xúc với chất độc màu da cam:
- Ung thư tổ chức phần mềm (Soft-tissue sarcoma)
- U lymphô ác tính (Non-Hodgkin’s lymphoma)
- Bệnh Hodgkin
- Bệnh xạm da (Cloracne)
2. Bệnh có bằng chứng hạn chế là do tiếp xúc với chất da cam:
- Ung thư đường hô hấp bao gồm: ung thư phổi, phế quản, khí quản, thanh quản
- Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer)
- Bệnh đa u tuỷ (Multiple myeloma)
- Bệnh thần kinh ngoại vi cấp và bán cấp tính
- Bệnh nhiễm Porphyrin - da chậm (Porphyria cutanea tarda)
- Bệnh tiểu đường (Diabetes)
- Hai loại dị tật bẩm sinh ở con cái các cựu chiến binh là: Gai đôi và bệnh bạch cầu cấp tính (Spina Bifida and Acute myelogenous leukemia).
Tuy nhiên, trong hơn 30 năm qua, các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam không nhận được sự giúp đỡ, đền bù nào từ phía Mỹ, đặc biệt là từ phía 37 công ty và tập đoàn sản xuất hoá chất Mỹ đã bán cho Bộ Quốc phòng Mỹ loại hoá chất độc dùng làm vũ khí huỷ diệt hàng loạt được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Việt Nam là nơi nhận chịu tác động chất độc da cam/Dioxin nhiều nhất thì sao?
A. Môi trường: qua khảo sát nhiều năm từ sau 1975, chúng ta khẳng định:
1. Đất, nước . . . không còn chứa Dioxin vì:
- Thời gian bán hủy Dioxin trong môi trường chỉ khoảng 3 năm
- Ở Việt Nam lại có nhiều nắng, mưa, sông ngòi, kênh rạch (trừ một vài điểm nóng trước đây là kho chứa chất độc da cam của không quân Hoa Kỳ).
2. Thực phẩm hằng ngày cũng chứa rất ít hóa chất này so với tại các nước công nghiệp phát triển (do hóa chất sử dụng trong công nghiệp).
B. Trong con người: Dioxin được chứa trong mỡ và các cơ quan có mô mỡ
1. Thời gian bán hủy Dioxin trong con người được các nhà khoa học ước tính khoảng hơn 10 – 12 năm. Thí dụ – một người bị rãi trực tiếp có thể có 200 ppt Dioxin năm 1970:
1982 còn 100 ppt
1994 còn 50 ppt
2006 còn 25 ppt
2018 còn 12,5 ppt
Mà ngưỡng gây tác hại của Dioxin (2,3,7, 8 TCDD) lên sức khỏe con người được ước tính rất thấp chỉ vài ppt.
2. Ở phụ nữ, lượng Dioxin có thể giảm nhanh hơn vì được tiết ra qua sữa mẹ
- 1970: J.Constable – Meselson – Baughman (Boston - Massachusetts) đã phân tích sữa mẹ lấy từ Tân Uyên (chiến khu Dương Minh Châu) và thấy có 1450 ppt Dioxin.
- 1973: Phân tích lại mẫu sữa mẹ tại đây thấy còn 300 – 400 ppt Dioxin.
Như thế, ngoài những người dân bị rải trực tiếp trong thời gian chiến tranh, còn nhiều triệu em bé sinh ra trong hoặc sau khoảng thời gian rải chất độc da cam đã bị truyền Dioxin từ mẹ qua sữa me.
3. Tại bệnh viện Từ Dũ: các loại dị tật bẩm sinh đã thấy tăng lên từ những năm 60 đến nay. Cho đến năm 2003, vẫn còn nhiều dị tật bẩm sinh được phát hiện hằng ngày như dị tật hệ thần kinh trung ương có 307 trường hợp, trong đó:
- 218 não úng thủy,
- 41 vô sọ,
- 22 thoát vị não – màng não,
- 15 thoát vị tủy – màng tủy,
- 07 đầu nhỏ,
- 04 nang não.
B. Cùng chung tay xoa dịu nỗi đau da cam
Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả nó để lại là vô cùng to lớn.Hàng triệu mảnh đời bất hạnh;hàng trăm số phận êos le.Tất cả chúng ta hay cùng nhau chung tay hành động để xoa dịu đi nỗi đau mà chiến tranh đã để lại.Đừng nói nỗi đau “da cam” là ký ứcHãy nhìn đôi mắt em tôiMở trừng nhướng lên câu hỏiSao tôi sinh ra, không thể là người?Đừng nói nỗi đau “da cam” là ký ứcHãy nhìn khoé cười con tôiMéo mó, hụt hơi không trọn vẹnCười không nguyên vẹn tiếng cười?Đừng nói nỗi đau “da cam” là ký ứcHãy nhìn hình hài cháu tôiChiến tranh dẫu lùi vào quá khứCháu tôi vẫn không vẹn hình người ?Đừng nói nỗi đau “da cam” là ký ứcĐừng khép nỗi đau “da cam’ vào xa xưaBởi khủng khiếp hơn bất kỳ khủng khiếpChất độc màu “da cam”Là dấu chấm hết cả một thế hệ con người
Nguồn: http://xuantruongb.com/su-viet-nam-qua-cac-cau-chuyen/2481-qua-trinh-nhiem-doc-dioxin-o-viet-nam.html#ixzz1Ysn07oYu
+ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%A5t_%C4%91%E1%BB%99c_da_cam)
Vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam
Ngày 31 tháng 1 năm 2004, nhóm bảo vệ quyền lợi nạn nhân CĐDC, Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam (The Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin - VAVA) đã kiện hơn 30 công ty Mỹ phải bồi thường do trách nhiệm gây ra thương tích vì đã sản xuất chất hóa học này. Dow Chemical và Monsanto là hai công ty sản xuất CĐDC lớn nhất cho quân đội Hoa Kỳ đã bị nêu tên trong vụ kiện cùng các công ty khác. Trước đây nhiều cựu quân nhân Hoa Kỳ đã thắng một vụ kiện tương tự.
Các nạn nhân tham gia kiện gồm có:
- Phan Thị Phi Phi
- Nguyễn Văn Quý
- Dương Quỳnh Hoa (đã mất tháng 2 năm 2006)
Vào ngày 10 tháng 3 năm 2005, quan tòa Jack Weinstein (thuộc Tòa án liên bang tại quận Brooklyn) đã bác đơn kiện, quyết định rằng những đòi hỏi của đơn kiện không có cơ sở pháp luật. Quan tòa kết luận rằng CĐDC đã không được xem là một chất độc dưới luật quốc tế vào lúc Hoa Kỳ dùng nó; rằng Hoa Kỳ không bị cấm dùng nó để diệt cỏ; và những công ty sản xuất chất này không có trách nhiệm về cách sử dụng của chính quyền.
Chính phủ Hoa Kỳ, vốn có quyền miễn tố (sovereign immunity), không phải là một bị cáo trong đơn kiện. Tuy nhiên, vào năm 1984 cũng từ phiên tòa của vị quan tòa này, chính các công ty trên đã chi khoảng 180 triệu USD cho các gia đình người Mỹ là cựu chiến binh Việt Nam mặc dù không thừa nhận có hành động sai trái.
Hai mươi mục trong phán quyết của thẩm phán Jack Weinstein ngày 10 tháng 3 về vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đối với các công ty hoá chất đã được phân tích của Mandrew Wells-Dang, đại diện Quỹ Hoà giải và Phát triển tiếng Anh (tiếng Việt phần 1, và tập 2).
Ngày 7 tháng 4 năm 2005 các nguyên đơn Việt Nam đã tiếp tục gửi đơn kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm của Mỹ đòi lật lại quyết định của tòa sơ thẩm.
Tòa Phúc thẩm Khu vực 2 tại Manhattan bắt đầu xem xét lại vụ kiện vào tháng 6 năm 2006, ra phán quyết vào tháng 2 năm 2007 đồng ý với phán quyết của Tòa sơ thẩm.
Đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/dioxin:
Kêu gọi chung tay giải quyết hậu quả
Cập nhật lúc 11:41, Thứ Bảy, 09/04/2011 (GMT+7)
Gần 50 năm kể từ khi quân đội Mỹ bắt đầu rải chất độc da cam/dioxin xuống nhiều nơi trên đất nước Việt Nam , đến nay chất độc này vẫn tiếp tục tác động và gây hậu quả nghiêm trọng lên con người và môi trường.
Tại cuộc đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/dioxin diễn ra sáng qua 8-4 ở Đồng Nai, các ý kiến cho rằng đã đến lúc Mỹ nên đóng vai trò chính trong việc đáp ứng những chi phí trong việc giải quyết các hậu quả do chất độc da cam/dioxin gây ra ở Việt Nam
* Hậu quả vẫn còn tác động lâu dài
Theo bản tuyên bố và chương trình hành động của Nhóm đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/dioxin, trong giai đoạn 1961-1971, hơn 20 triệu galon chất độc da cam/dioxin đã được Mỹ sử dụng để rải xuống nhiều nơi tại Việt Nam. Việc phun rải chất độc này đã hủy diệt 5 triệu hecta rừng, phá hủy 500 ngàn hecta hoa màu; ít nhất có 4,5 triệu người Việt Nam và 2,8 triệu quân nhân Mỹ tham chiến ở Việt Nam bị phơi nhiễm chất da cam và các loại chất diệt cỏ khác. Theo Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam , cả nước hiện có 3 triệu người đang ảnh hưởng bởi chất độc này.
Ông Ngô Quang Xuân và Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh thăm các trẻ tại Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật Đồng Nai chiều 8-4.
|
Dù chiến tranh đã đi qua 36 năm, nhưng chất độc da cam/dioxin vẫn đang tiếp tục tác động lên con người và môi trường. Điều này được tiến sĩ Thomas Boivin, nhà nghiên cứu người Mỹ về chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam, cho biết: "Năm 2010, chúng tôi đã lấy 161 mẫu đất, nước, bùn cặn, mẫu động, thực vật ở 3 khu vực Z1 (kho lưu trữ chất da cam/dioxin), khu Pacer Ivy (khu đóng gói) và khu vực các hồ trong sân bay Biên Hòa; lấy mẫu máu và sữa mẹ của những người sống tại 4 phường xung quanh khu vực sân bay Biên Hòa. Các mẫu này được đem đi phân tích tại phòng thí nghiệm ở Canada . Kết quả cho thấy độ nhiễm độc trong các mẫu động, thực vật nuôi trồng ở khu vực sân bay Biên Hòa cao hơn chuẩn 20-25 lần...". Theo ông, điều đó cho thấy, mức độ phát tán chất độc da cam/dioxin vẫn đang tiếp tục và tác động lên nhiều thế hệ con người và môi trường ở đây.
Không chỉ ở sân bay Biên Hòa, những nghiên cứu về sự tác động của chất độc da cam/dioxin trên con người ở những khu vực nhiễm chất độc da cam/dioxin của cả nước vẫn đang làm dài thêm danh sách những người phơi nhiễm dioxin tại Việt Nam. Ông Ngô Quang Xuân, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, Trưởng nhóm đối thoại Việt - Mỹ cho biết, thông qua chương trình hợp tác giữa hai chính phủ, đến nay nhóm đối thoại đã xác định được 28 điểm nóng về dioxin trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có nhiều điểm nóng mới phát hiện. Các điểm nóng này là những sân bay có kho chứa chất độc trước kia được quân đội Mỹ đưa đi rải, nơi máy bay chở dioxin bị bắn hạ và những khu vực bị rải chất độc...
"Những năm gần đây, vấn đề môi trường đã có những tiến bộ nhất định, đặc biệt là các nỗ lực về điều tra, khảo sát các điểm nóng bị ô nhiễm chất độc da cam. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề liên quan đến con người, đến các nạn nhân thì còn khó khăn, nhạy cảm và đòi hỏi chi phí cao gấp nhiều lần so với vấn đề về môi trường. Hàng năm, Chính phủ nước ta phải chi trên 50 triệu USD cho khoảng hơn 200 ngàn nạn nhân với mức trợ cấp tối thiểu" - Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho biết thêm.
* Tiếp tục những nỗ lực đòi công bằng
Đồng hành với những hoạt động của Nhóm đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/dioxin, tiến sĩ Charles Bailey, Giám đốc sáng kiến đặc biệt về chất độc da cam/dioxin của Quỹ Ford, cho biết: "Trước đây, những hoạt động của Ford đối với vấn đề da cam/dioxin còn manh mún, chưa toàn diện. Nhưng 10 năm qua, hoạt động của Ford đã bài bản hơn khi xác định được những tác động của chất độc da cam/dioxin trên con người và môi trường. Quỹ đã kêu gọi được nhiều nguồn lực quốc tế và hỗ trợ 34 triệu USD cho việc tẩy độc ở sân bay Đà Nẵng, 17 triệu USD cho công tác cung cấp dịch vụ phục vụ nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Đồng thời, Quỹ Ford có nhiều chương trình hỗ trợ nông dân ở những vùng bị nhiễm độc trong việc nâng cao nhận thức về tác hại của chất da cam/dioxin để có hoạt động nông nghiệp, nông sản an toàn...".
Phải chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, thành viên Nhóm đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/dioxin cho rằng: Hiện nay, vấn đề cấp bách nhất là phải chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần cho những nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin ở Việt
Uyên Uyên
|
Về công tác tẩy rửa sân bay Biên Hòa, ông Ngô Quang Xuân cho biết, sau sân bay Đà Nẵng, điểm nóng sân bay Biên Hòa sẽ được tẩy rửa. Đây cũng là điểm tập kết dioxin khá lớn trước đây của quân đội Mỹ. Hiện mức độ nhiễm độc ở sân bay Biên Hòa cao gấp nhiều lần mức cho phép. Việc tẩy rửa hai điểm mới được phía Bộ Quốc phòng Mỹ thông tin sẽ tốn khoảng 100 tỷ đồng. Trước đó, năm 2008 cũng tại đây, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tiến hành tẩy rửa khu vực kho lưu trữ chất độc bằng việc đào lấy 100 ngàn m3 đất ở khu vực nhiễm độc cao đem chôn lấp cô lập trên diện tích 4,3 hécta. Tình trạng phát tán chất độc da cam/dioxin ở khu vực này đã giảm nhiều so với trước...
Trong 10 năm tới, hành động của Nhóm đối thoại Việt -Mỹ sẽ gồm ba giai đoạn để đạt được hai mục đích chính: Làm sạch đất bị ô nhiễm dioxin và khắc phục hệ sinh thái đã bị tàn phá; mở rộng các dịch vụ cung cấp cho người khuyết tật có liên quan đến chất độc da cam/dioxin, cho những người bị các khuyết tật khác và cho gia đình của họ. Dự kiến kinh phí cho các hoạt động này khoảng 300 triệu USD. Cách tiếp cận của nhóm là nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhất là trong các giới chức và nhân dân Mỹ; huy động mọi nguồn lực có thể để hỗ trợ giải quyết vấn đề chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam; ưu tiên cho các dự án làm sạch đất bị nhiễm dioxin, phục hồi môi trường, hỗ trợ những người bị phơi nhiễm dioxin và gia đình họ.
Đến nay, Chính phủ Mỹ vẫn chưa chính thức thừa nhận có mối liên quan giữa chất độc da cam/dioxin đã rải trước đây với những bệnh tật của người dân Việt Nam hôm nay đang gánh chịu. Trong khi đó, theo Nhóm đối thoại Việt - Mỹ, đã đến lúc Mỹ nên chung tay với người Việt Nam trong việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam ...
Trong cuộc họp phát động phong trào quyên góp, gây quỹ giúp đỡ trẻ em khuyết tật, trong đó có trẻ em di chứng chất độc da cam do chiến tranh để lại và trong cuộc hội thảo về tác hại của chất dioxin đối với con người ở Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với giáo sư Nguyễn Trọng Nhân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, một trong các tổ chức khởi xướng và tham gia cuộc vận động và bác sĩ giáo sư Lê Cao Đài, giám đốc điều hành Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam của Việt Nam.
Đề cập tới mức độ và nguy hại của chất độc da cam ở Việt Nam, giáo sư Nguyễn Trọng Nhân cho biết:
- Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, từ 1961 đến 1971 quân đội Mỹ đã rải xuống Việt Nam trên 70 triệu lít chất độc hóa học, trong đó có 44 triệu lít chất da cam, chứa 170 kg dioxin - một chất cực kỳ độc hại, gây ra nhiều loại bệnh ung thư, suy nhược thần kinh, suy giảm hệ thống miễn dịch, tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh v.v... Đây là một sự thật khủng khiếp để lại hậu quả cho nhiều thế hệ. Chất độc dioxin không chỉ nhân dân Việt Nam chịu hậu quả mà ngay lính Mỹ đã từng tham chiến ở Việt Nam, sống trong những khu vực nhiễm độc cũng bị hậu quả. Đó là một thực tế mà nhiều quân nhân, cựu binh Mỹ đã lên tiếng.
Về hậu quả nặng nề mà cho đến nay vẫn là mối nhức nhối của nạn nhân và của toàn xã hội, giáo sư Nguyễn Trọng Nhân cho biết:
- Theo những cuộc điều tra của nhiều tổ chức xã hội, ở Việt Nam ước tính có tới một triệu người bị tác hại của chất độc da cam, trong đó có trên 150 ngàn trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Nhiều gia đình có tới 4-5 con khuyết tật trở lên. Họ đang rất cần và tha thiết mong đợi sự giúp đỡ của xã hội, của cộng đồng.
Đề cập tới di chứng theo gen, giáo sư Lê Cao Đài, người đã hơn 20 năm nay đi sâu tìm hiểu và phát hiện chất độc dioxin, được mệnh danh là "Người đi tìm dioxin", khẳng định:
- Chất dioxin có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Ở Việt Nam nhiều gia đình đã di truyền sang thế hệ thứ 3. Đó là một thực tế nghiêm trọng và đau lòng. Những đứa trẻ sinh ra bẩm sinh quái thai, không có mắt, khoèo tay, chân, không phát triển v.v... thì dễ thấy tác động của di chứng. Nhiều đứa trẻ ở mức độ nhẹ hơn như ngứa mẩn, trí tuệ chậm phát triển ta thường không phát hiện ra. Nhưng khi các cháu lập gia đình, những di chứng gen bộc lộ rõ rệt, nặng nề hơn. Truy nguyên nguồn gốc, ông bà các cháu đã nhiễm chất độc từ những năm ở chiến trường. Theo điều tra mới đây, mỗi năm ở Việt Nam có 1/1000 trẻ em sinh ra bị dị tật.
- Cứ theo tiêu chuẩn của Mỹ, trong đất chứa 1.000 ppt dioxin thì được coi là độc. Nếu trên mức đó, cơ quan môi trường phải thông báo, phải tổ chức cho di dân, không được trồng trọt, chăn nuôi, phải có biện pháp xử lý, tẩy độc.
Trong cuộc gặp gỡ, trao đổi với các phóng viên có mặt, giáo sư Nguyễn Trọng Nhân nói trong niềm xúc động sâu xa: Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã kết thúc hơn 1/4 thế kỷ. Nhưng những hậu quả do cuộc chiến tranh đó gây nên vẫn còn là nỗi ám ảnh tàn khốc, nghiêm trọng trong đó có di chứng chất độc da cam gây nên cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Những kẻ gây nên tội ác, đến nay vẫn còn lảng tránh, không nhìn nhận nghiêm túc tội lỗi của mình trước bao nhiêu số phận đau thương của các nạn nhân, là một thái độ vô trách nhiệm, phi nhân tính. Chúng ta phải có trách nhiệm làm cho cả thế giới, đặc biệt là nhân dân, công luận Mỹ biết được hậu quả này để lương tri từ trong mỗi con người thức tỉnh, cùng chia sẻ phần nào nỗi đau vô tận, sự hy sinh mất mát của các nạn nhân chiến tranh Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân cho biết: Trong năm 2000 Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) và Trăng lưỡi liềm quốc tế đã ra lời kêu gọi các Hội CTĐ quốc gia trên thế giới giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Hội CTĐ Mỹ đã ủng hộ 312.000 USD cho Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, Quỹ Ford (Mỹ) ủng hộ 150.000 USD, Hội CTĐ Thụy Sĩ 50.000 USD. Nhiều cá nhân, tổ chức quốc tế của Anh, Nhật, Đan Mạch, Mỹ v.v... cũng đã vận động, quyên góp cho Quỹ. Chúng ta thực sự cảm kích trước tấm lòng của bè bạn và các tổ chức nhân đạo.
Chiến tranh ở Việt Nam đã lui về quá khứ, nhưng nhiều dân tộc nhiều quốc gia trên thế giới hiện đang đối mặt với thảm họa chiến tranh. Vì cuộc sống và vì tương lai của thế hệ trẻ, con em chúng ta, cộng đồng thế giới hãy cùng lên tiếng: Chặn đứng mọi cuộc chiến tranh.
Thực hiện: Nhóm PV Xã hội - Chính trị
http://www.cyworld.vn/v2/myhome/blog/detail/homeid/12000942885/entry/103
Đề cập tới mức độ và nguy hại của chất độc da cam ở Việt Nam, giáo sư Nguyễn Trọng Nhân cho biết:
- Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, từ 1961 đến 1971 quân đội Mỹ đã rải xuống Việt Nam trên 70 triệu lít chất độc hóa học, trong đó có 44 triệu lít chất da cam, chứa 170 kg dioxin - một chất cực kỳ độc hại, gây ra nhiều loại bệnh ung thư, suy nhược thần kinh, suy giảm hệ thống miễn dịch, tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh v.v... Đây là một sự thật khủng khiếp để lại hậu quả cho nhiều thế hệ. Chất độc dioxin không chỉ nhân dân Việt Nam chịu hậu quả mà ngay lính Mỹ đã từng tham chiến ở Việt Nam, sống trong những khu vực nhiễm độc cũng bị hậu quả. Đó là một thực tế mà nhiều quân nhân, cựu binh Mỹ đã lên tiếng.
Về hậu quả nặng nề mà cho đến nay vẫn là mối nhức nhối của nạn nhân và của toàn xã hội, giáo sư Nguyễn Trọng Nhân cho biết:
- Theo những cuộc điều tra của nhiều tổ chức xã hội, ở Việt Nam ước tính có tới một triệu người bị tác hại của chất độc da cam, trong đó có trên 150 ngàn trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Nhiều gia đình có tới 4-5 con khuyết tật trở lên. Họ đang rất cần và tha thiết mong đợi sự giúp đỡ của xã hội, của cộng đồng.
Đề cập tới di chứng theo gen, giáo sư Lê Cao Đài, người đã hơn 20 năm nay đi sâu tìm hiểu và phát hiện chất độc dioxin, được mệnh danh là "Người đi tìm dioxin", khẳng định:
- Chất dioxin có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Ở Việt Nam nhiều gia đình đã di truyền sang thế hệ thứ 3. Đó là một thực tế nghiêm trọng và đau lòng. Những đứa trẻ sinh ra bẩm sinh quái thai, không có mắt, khoèo tay, chân, không phát triển v.v... thì dễ thấy tác động của di chứng. Nhiều đứa trẻ ở mức độ nhẹ hơn như ngứa mẩn, trí tuệ chậm phát triển ta thường không phát hiện ra. Nhưng khi các cháu lập gia đình, những di chứng gen bộc lộ rõ rệt, nặng nề hơn. Truy nguyên nguồn gốc, ông bà các cháu đã nhiễm chất độc từ những năm ở chiến trường. Theo điều tra mới đây, mỗi năm ở Việt Nam có 1/1000 trẻ em sinh ra bị dị tật.
- Cứ theo tiêu chuẩn của Mỹ, trong đất chứa 1.000 ppt dioxin thì được coi là độc. Nếu trên mức đó, cơ quan môi trường phải thông báo, phải tổ chức cho di dân, không được trồng trọt, chăn nuôi, phải có biện pháp xử lý, tẩy độc.
Trong cuộc gặp gỡ, trao đổi với các phóng viên có mặt, giáo sư Nguyễn Trọng Nhân nói trong niềm xúc động sâu xa: Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã kết thúc hơn 1/4 thế kỷ. Nhưng những hậu quả do cuộc chiến tranh đó gây nên vẫn còn là nỗi ám ảnh tàn khốc, nghiêm trọng trong đó có di chứng chất độc da cam gây nên cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Những kẻ gây nên tội ác, đến nay vẫn còn lảng tránh, không nhìn nhận nghiêm túc tội lỗi của mình trước bao nhiêu số phận đau thương của các nạn nhân, là một thái độ vô trách nhiệm, phi nhân tính. Chúng ta phải có trách nhiệm làm cho cả thế giới, đặc biệt là nhân dân, công luận Mỹ biết được hậu quả này để lương tri từ trong mỗi con người thức tỉnh, cùng chia sẻ phần nào nỗi đau vô tận, sự hy sinh mất mát của các nạn nhân chiến tranh Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân cho biết: Trong năm 2000 Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) và Trăng lưỡi liềm quốc tế đã ra lời kêu gọi các Hội CTĐ quốc gia trên thế giới giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Hội CTĐ Mỹ đã ủng hộ 312.000 USD cho Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, Quỹ Ford (Mỹ) ủng hộ 150.000 USD, Hội CTĐ Thụy Sĩ 50.000 USD. Nhiều cá nhân, tổ chức quốc tế của Anh, Nhật, Đan Mạch, Mỹ v.v... cũng đã vận động, quyên góp cho Quỹ. Chúng ta thực sự cảm kích trước tấm lòng của bè bạn và các tổ chức nhân đạo.
Chiến tranh ở Việt Nam đã lui về quá khứ, nhưng nhiều dân tộc nhiều quốc gia trên thế giới hiện đang đối mặt với thảm họa chiến tranh. Vì cuộc sống và vì tương lai của thế hệ trẻ, con em chúng ta, cộng đồng thế giới hãy cùng lên tiếng: Chặn đứng mọi cuộc chiến tranh.
Thực hiện: Nhóm PV Xã hội - Chính trị
http://www.cyworld.vn/v2/myhome/blog/detail/homeid/12000942885/entry/103
+ Những hậu quả của chất độc da cam:http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/nr041126171753/ns050118101044#HtnkaB3kvnno
Tại Việt Nam, trong suốt 10 năm từ năm 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất độc hóa học, phần lớn là chất da cam, chứa gần 400kg dioxin. Vũ khí gây chết người hàng loạt này đã gây đau thương cho biết bao gia đình và để lại di chứng nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và hàng thế hệ người dân Việt Nam.
Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, sống tập trung tại các tỉnh dọc đường Trường Sơn và biên giới Cam-pu-chia. Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và cả con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam.
Không phải đến bây giờ, dư luận mới biết đến những tác hại của chất độc da cam sử dụng trong chiến tranh đối với sức khoẻ của con người. Năm 2000, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NAS) đã đưa ra Danh mục các loại bệnh do chất độc màu da cam gây ra, nhiều bệnh trong số này được tìm thấy ở các nạn nhân da cam Việt Nam:
1. Những bệnh có đủ bằng chứng là do tiếp xúc với chất độc màu da cam:
- Ung thư tổ chức phần mềm (Soft-tissue sarcoma)
- U lymphô ác tính (Non-Hodgkin’s lymphoma)
- Bệnh Hodgkin
- Bệnh xạm da (Cloracne)
2. Bệnh có bằng chứng hạn chế là do tiếp xúc với chất da cam:
- Ung thư đường hô hấp bao gồm: ung thư phổi, phế quản, khí quản, thanh quản
- Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer)
- Bệnh đa u tuỷ (Multiple myeloma)
- Bệnh thần kinh ngoại vi cấp và bán cấp tính
- Bệnh nhiễm Porphyrin - da chậm (Porphyria cutanea tarda)
- Bệnh tiểu đường (Diabetes)
- Hai loại dị tật bẩm sinh ở con cái các cựu chiến binh là: Gai đôi và bệnh bạch cầu cấp tính (Spina Bifida and Acute myelogenous leukemia).
Tuy nhiên, trong hơn 30 năm qua, các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam không nhận được sự giúp đỡ, đền bù nào từ phía Mỹ, đặc biệt là từ phía 37 công ty và tập đoàn sản xuất hoá chất Mỹ đã bán cho Bộ Quốc phòng Mỹ loại hoá chất độc dùng làm vũ khí huỷ diệt hàng loạt được sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
Vụ kiện 37 công ty hoá chất Mỹ của các nạn nhân da cam Việt Nam
Tháng 1 năm 2004 khi Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi và là đại diện pháp lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Ngày 30/1/2004, Hội đã cùng với một số nạn nhân chất độc da cam đứng nguyên đơn khởi kiện tại toà án quận Brooklyn- bang New York- Hoa Kỳ đối với 37 công ty Mỹ sản xuất chất độc hóa học cung cấp cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và đòi các công ty này phải đáp ứng yêu cầu và bồi thường thích đáng cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Từ đó đến nay, Toà án đã mở Hội nghị tiền xét xử triệu tập các bên để bàn thủ tục xét xử. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã làm việc và hướng dẫn đoàn luật sư Mỹ gặp trực tiếp các nạn nhân ở Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh…nhằm thu thập, củng cố chứng cứ và bổ sung hồ sơ cho vụ kiện mà Hội và các nạn nhân đang tiến hành. Ngày 2/11 vừa qua, 37 công ty sản xuất hoá chất độc của Mỹ đã trả lời trước toà án về những cáo buộc của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Đầu tháng 12 sẽ đến lượt các luật sư đại diện cho các nạn nhân da cam Việt Nam đối chất trước toà.
Mặc dù, các cơ quan hữu quan của Mỹ đã nhiều lần phủ nhận hậu quả của chất độc da cam đối với sức khoẻ của những nạn nhân Việt Nam, nhưng với nhiều chứng cứ được đưa ra tại vụ kiện này, vụ việc hy vọng sẽ được xét xử một cách công tâm nhất. Hội đã cùng với các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước tổ chức phong trào kêu gọi mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là nhân dân Mỹ, ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân da cam Việt Nam tại Mỹ. Bởi vì đó là cuộc đấu tranh chính nghĩa, phù hợp với đạo lý và luật pháp quốc tế. Thông qua bức Thư ngỏ gửi nhân dân Mỹ (6/8/2004), Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đã chuyển một Thông điệp đến với nhân dân thế giới: " …chúng tôi khẳng định với các bạn rằng nhân dân Việt Nam không bao giờ có hận thù với nhân dân Mỹ - những người cũng đã có những trang sử đấu tranh cho độc lập, tự do. Chúng tôi thiết tha hy vọng các bạn thông cảm sâu sắc với những đau khổ cùng cực của các nạn nhân Việt Nam. Các bạn cần hiểu rõ rằng sử dụng hoá chất độc là vi phạm thô bạo các luật pháp quốc tế, là tội ác chiến tranh, là phản bội tinh thần Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ…”.
Những biện pháp hỗ trợ các nạn nhân da cam
Việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin là vấn đề phức tạp, vừa cấp bách vừa lâu dài đòi hỏi nhiều nỗ lực của Nhà nước, sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng và các nước trên thế giới.
Trong 3 thập kỷ qua, Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực trợ giúp những nạn nhân của chiến tranh hóa học.Năm 1998, cùng với sự ra đời của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam thuộc Hội Chữ Thập đỏ, Nhà nước đã có chế độ trợ cấp cho các nạn nhân và con cháu của các nạn nhân da cam. Gần 300.000 nạn nhân đã được giúp đỡ, khám, chữa bệnh, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, cấp phương tiện hành nghề, cải thiện đời sống. Ngoài ra, trong vòng 5 năm qua, những Hội viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động thu hút nguồn tài trợ hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh này. Với số tiền quyên góp 55 tỷ đồng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã giúp đỡ 220.429 nạn nhân trong cả nước cải thiện đời sống, sức khoẻ và tinh thần. Trong số đó, 91.726 người đã được khám chữa bệnh, 1.350 nạn nhân được phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng, gần 2.500 người được cấp xe lăn, xây dựng 1.375 nhà tình nghĩa cho các nạn nhân, gần 5.000 nạn nhân được cấp học bổng và bảo trợ thường xuyên..
Đầu năm 2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (thành viên trực thuộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) được chính thức thành lập để giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi cho những nạn nhân chất độc da cam và đại diện cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài. Trung ương Hội đã hướng dẫn 64 tỉnh, thành phố thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin địa phương. Hội đã tổ chức nhiều hội nghị thu hút sự quan tâm của báo chí, gặp mặt nạn nhân, tuần hành… vì nạn nhân da cam. Nhiều tổ chức, cá nhân trên thế giới đã ủng hộ các nạn nhân da cam Việt Nam thông qua lập trang Web thu thập trên 7 triệu chữ ký ủng hộ vụ kiện, chiếu phim gây quỹ ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam…
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam
Số 11/41- phố Linh Lang- phường Cống Vị- quận Ba Đình- Hà Nội
ĐT: (04) 7628577, 7629452, 7629787, ( 069) 823096. Fax: (04) 7629452
Tài khoản ngân hàng: Phía Bắc
001.1000.863.681 tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
24596.630.0 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội thành phố Hà Nội
Văn phòng đại diện phía Nam: Làng Hoà Bình – Bệnh viện Từ Dũ,
số 284 Cống Quỳnh- Phường Phạm Ngũ Lão- quận 1- TP Hồ Chí Minh
ĐT : ( 08) 9256373
Email: hnncddcvn@fpt.vn
Tài khoản ngân hàng: Phía Nam
007.1001.691244 tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét