Nhà tư sản SG tiếp tế cách mạng chiến dịch Mậu Thân
Người nổi tiếng) - Trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, rất nhiều người dân Sài Gòn đã ủng hộ cách mạng bằng nhiều hình thức như: tiếp lương, tải đạn, nuôi giấu cán bộ, chiến sĩ,... Có một nhà tư sản ở Sài Gòn ủng hộ cách mạng một cách táo bạo hơn, đó là tiếp tế vũ khí cho các lực lượng nổi dậy trong chiến dịch Tết Mậu Thân.
Ông đã bị bắt và bị tra tấn dã man, nhưng vẫn một lòng chung thủy với cách mạng. Sau ngày giải phóng, ông hiến hết tài sản cho nhà nước. Đến thời kỳ đổi mới, nhà nước khuyến khích nhân dân làm giàu chính đáng, ông lại “khởi nghiệp” và nhanh chóng thành công trên thương trường.
Chuyến hàng cuối năm
Chiều 30 Tết Mậu Thân (nhằm ngày 31-1-1968), mặc cho các lực lượng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn rải đầy ở các cửa ngõ thành phố, người dân ở các tỉnh lân cận vẫn đổ dồn về thành phố chuẩn bị đón giao thừa.
Do đêm hôm trước, quân giải phóng đã tiến công một số đô thị miền Trung, nên chính quyền Sài Gòn tỏ ra cẩn thận, cảnh sát và quân cảnh kiểm tra ngặt nghèo người và các phương tiện vào thành phố. Trên sông Cần Giuộc từ hướng huyện Cần Đước, Cần Giuộc (thuộc tỉnh Long An), từng đoàn ghe cũng hối hả rẽ sóng hướng về phía quận 8 – Sài Gòn.
Trong số đó, có một chiếc ghe bầu chở trấu cao có ngọn do một thanh niên chạy máy và cầm tay lái sau ghe và một cụ già ngồi trước đầu ghe để “canh đường”. Đến trạm kiểm soát cầu Ông Thìn, chiếc ghe chở trấu nói trên phải dừng lại, tấp vào bờ theo yêu cầu của lực lượng kiểm soát trên bờ. Một cảnh sát quát hỏi: “Chở gì trên ghe?”.
Cụ già bước vội lên bờ, trả lời: “Bẩm mấy thầy, chở trấu về bỏ mối ở quận 8”. “Sao đi bán giờ này, Tết tới nơi rồi?” - một tay cảnh sát khác hỏi. “Bẩm mấy thầy, mối ở quận 8 họ cần gấp để nấu trong dịp Tết...”.
Một cảnh sát cầm cây chĩa xuống xôm ghe để kiểm tra, làm trấu văng tung tóe xuống sông. Cụ già bước vội theo, năn nỉ đừng xôm, đồng thời nhét vào tay viên cảnh sát tờ giấy bạc. Vậy là ghe được cho đi, tiếp tục cuộc hành trình.
Những người cảnh sát ấy không có kinh nghiệm, bởi nếu tinh ý, họ sẽ phát hiện ra hiện tượng lạ: chiếc ghe chở trấu (loại hàng hóa rất nhẹ) lại làm chiếc ghe bầu bị khẳm đến nửa thân ghe. Bởi phía dưới lớp trấu kia, nằm giữa hai lớp đáy chiếc ghe là hàng tấn vũ khí được hối hả vận chuyển vào Sài Gòn để kịp cung cấp cho các lực lượng nổi dậy ngay trong đêm giao thừa năm ấy.
Cụ già ngồi trước mũi ghe là ông Hai Hiền, một đảng viên thuộc chi bộ xã Tân Lân – huyện Cần Đước được Huyện ủy Cần Đước phân công chở ghe vũ khí từ Rừng Sác về trung tâm thành phố Sài Gòn vào buổi chiều cuối năm để giao cho một người tên Hồ Văn Ơn (Ba Ơn).
Chiếc ghe chở trấu do ông Hai Hiền dẫn đường vào bến Bình Đông rồi theo kênh Lò Gốm vào tận quận 6 khi trời vừa sụp tối. Chiếc ghe ghé lại một ngôi nhà sàn ven sông, nơi ấy có một người đàn ông tên là Ba Ơn đang ngồi đợi sẵn.
Chỉ trong chốc lát, trấu trên ghe được tuôn hết xuống sông, để lộ đáy ghe. Hơn 1 tấn vũ khí các loại được bí mật và gấp rút lấy lên từ đáy ghe và cho lên chiếc xe tải nhỏ đang đậu sát cửa nhà. Người đàn ông tên là Ba Ơn vội lên xe tự chở vũ khí đi ngay, còn ông Hai Hiền thì ngủ lại nơi ấy để sáng hôm sau lui ghe trở về Cần Đước đón Tết.
Thế nhưng, ông Hai Hiền không ngờ rằng, nửa đêm hôm ấy, quân giải phóng đã đồng loạt tiến công các đô thị miền Nam, trong đó có Sài Gòn, chính thức bắt đầu cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân.
Ông Hai Hiền phải kẹt lại ở Sài Gòn suốt cả cái Tết vì chính quyền Sài Gòn ra lệnh “nội bất xuất ngoại bất nhập” sau cú đấm bất ngờ của quân Giải phóng vào giờ giao thừa.
Ngay vào giờ giao thừa hôm ấy, quân Giải phóng đã tiến công bằng bộ binh, biệt động, pháo kích vào các tỉnh, thành phố Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Phong Định, Vĩnh Long, Cần Thơ.
Đêm hôm sau (đêm mùng 1 rạng ngày mùng 2 Tết), các lực lượng quân Giải phóng tiếp tục đánh vào các tỉnh lỵ khác: Kiến Hòa, Định Tường, Gò Công, Kiên Giang, Vĩnh Bình, Bình Dương, Tuy Hòa, Biên Hòa, Tuyên Đức, Châu Đốc, An Xuyên.
Như vậy là quân Giải phóng đã tiến công đối phương trên cả miền Nam. Quân Giải phóng tiến công đúng vào giao thừa, thời điểm mà quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa lơi lỏng phòng bị, nhiều lính đang nghỉ về quê ăn Tết.
Ngay đêm tiến công đầu tiên tại Sài Gòn, các đội biệt động cảm tử của Giải phóng quân đã nhằm vào các mục tiêu trọng yếu nhất: Tòa Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, Đài phát thanh, bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất...
Cuộc tiến công đã gây bất ngờ lớn cho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Cuộc tiến công cho thấy sự bất lực của hệ thống tình báo của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã không tiên liệu được khả năng, tính chất cũng như thời điểm, quy mô của sự kiện.
Tại Đài phát thanh Sài Gòn, Đội biệt động số 4 (cụm 1) do Nguyễn Văn Tăng chỉ huy sau ba phút chiến đấu đã chiếm được Đài, loại khỏi vòng chiến đấu một trung đội cảnh sát dã chiến bảo vệ.
Nhưng nhân viên kỹ thuật và bộ phận chính trị phụ trách phát thanh đã bị ngăn chặn ở Phú Thọ Hòa không đến kịp nên ý đồ sử dụng Đài phát thanh làm công cụ tuyên truyền, gây tiếng vang dư luận không thực hiện được.
Nhận rõ vị trí quan trọng của Đài phát thanh, ngay sau khi đài bị mất, quân Mỹ đã dùng cả trực thăng vũ trang, xe tăng yểm trợ nhanh chóng tổ chức lực lượng phản kích.
Chỉ 15 phút sau khi biệt động nổ súng, quân Mỹ đã bao vây toàn khu vực. Tiểu đoàn 3 quân Giải phóng (Phân khu 5) không đến chi viện kịp như đã hợp đồng.
Sau ba ngày chiến đấu quyết liệt, những chiến sĩ biệt động còn sống sót quyết định cảm tử, dùng bộc phá phá hỏng một góc Đài phát thanh. Lực lượng biệt động thương vong gần hết (chỉ còn hai nữ phục vụ viên).
Ở Tòa đại sứ Mỹ, lúc 2 giờ 30 phút ngày 30-1-1968, 17 chiến sĩ Đội biệt động số 11 do Ngô Thành Vân (Ba Đen) chỉ huy dùng xe du lịch có hỏa lực B-40 yểm trợ đột nhập thẳng cổng Tòa đại sứ. Sau khi diệt 4 quân cảnh Mỹ gác ở cổng, biệt động dùng thuốc nổ phá hủy tường, tiến đánh vào bên trong, chiếm gần hết tầng 1, phát triển lên tầng 2 và 3 Tòa đại sứ.
Một nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải bắt sống Đại sứ Bunker, nhưng các nhân viên an ninh sứ quán Mỹ đã lén đưa được Bunker rời khỏi biệt thự bằng một chiếc xe bọc thép sang ẩn nấp trong một hầm bí mật ở một địa điểm khác.
Chỉ 20 phút sau khi Đại sứ quán bị đánh, một toán quân cảnh Mỹ đến cứu viện, nhưng bị biệt động bắn chặn nên không vào được cổng chính. 7 giờ sáng ngày 30-1-1968, một trung đội quân cảnh Mỹ lọt được vào cổng chính. Cuộc chiến đấu trong sứ quán diễn ra quyết liệt.
9 giờ sáng ngày 30-1-1968, quân Mỹ đổ được một bộ phận lực lượng Sư đoàn dù 101 xuống sân thượng Tòa đại sứ. Lực lượng tăng viện của quân Giải phóng không đến được như kế hoạch hợp đồng. Các biệt động quân Đội 11 dũng cảm chiến đấu đến người cuối cùng.
Trận đánh Tòa đại sứ Mỹ kết thúc, trong 17 người của đội biệt động có 16 người thiệt mạng, chỉ còn đội trưởng Ngô Thành Vân bị thương, ngất đi và bị bắt. Quân Mỹ cũng thiệt hại nặng: 5 lính chết tại chỗ, 17 lính chết sau khi đến bệnh viện và 124 bị thương.
Việc quân Giải phóng đánh chiếm và trụ lại trong Tòa đại sứ Mỹ tới hơn 6 giờ đồng hồ đã gây một tiếng vang lớn, làm chấn động nước Mỹ. Tất cả các cấp chỉ huy quân sự, ngoại giao ở Sài Gòn và cả nước Mỹ bàng hoàng, sửng sốt.
Tại Bộ Tư lệnh Hải quân, 16 chiến sĩ Đội biệt động số 3 (Cụm 1) do Trần Văn Lém (Bảy Lốp) chỉ huy dùng hai xe du lịch đưa lực lượng đến trước mục tiêu lúc 2 giờ 50 phút ngày 30-1-1968.
Sau khi diệt hai lính gác ở đầu cầu Cửu Long, biệt động đánh bộc phá mở cửa và đột nhập vào bên trong, nhưng bị hỏa lực ngăn chặn mạnh, không phát triển được. Các chiến sĩ biệt động chiến đấu cho đến khi hy sinh gần hết, chỉ còn hai người về được căn cứ và Phân khu 4.
Trong lúc đó, những trận tiến công của các sư đoàn chủ lực miền Đông và lực lượng vũ trang các huyện ngoại thành không tăng viện được cho nội thành Sài Gòn - Gia Định.
Bộ đội chủ lực không tiến được vào nội đô; đặc công, biệt động và các đơn vị mũi nhọn tác chiến bên trong trở thành đơn độc, lực lượng bị tiêu hao lớn, một số đơn vị chiến đấu hy sinh đến người cuối cùng, cơ sở nội thành bộc lộ và tổn thất nặng. Nhà tư sản Ba Ơn tiếp nhận và vận chuyển vũ khí cho cách mạng trong chiến dịch cũng chịu cùng số phận, bị địch bắt, tra tấn, tù đày...
Cách mạng gửi “tiết kiệm”
Đêm giao thừa tối hôm ấy, sau khi chuyển giao xe vũ khí cho một đơn vị biệt động Sài Gòn, ông Ba Ơn trở về nhà máy sản xuất dụng cụ học tập của mình ở khu vực Cây Gõ mà không biết rằng đang sắp xảy ra cuộc tiến công sinh tử của quân Giải phóng vào đô thành Sài Gòn.
Khi ông Ba Ơn cùng gia đình quây quần bên bàn thờ gia tiên và chuẩn bị châm lửa đốt dây pháo treo trước nhà, bất ngờ tiếng súng rộ lên ở nhiều nơi trong thành phố. Ông Ba Ơn biết ngay rằng có một sự kiện lớn đang xảy ra và ông đã thức trắng đêm giao thừa để theo dõi cuộc tiến công của quân Giải phóng.
Từ nhiều ngày qua, ông đã liên tục đón nhận những chuyến hàng là vũ khí từ chiến khu đưa về thành phố để chuyển giao cho các đơn bị biệt động thành, điều đó cho thấy quân Giải phóng đang chuẩn bị đánh lớn vào Sài Gòn.
Nhưng ông Ba Ơn hơi bất ngờ khi cuộc tiến công mà ông hằng mong đợi ấy lại diễn ra đúng vào đêm giao thừa. Định mệnh đã gắn chặt cuộc đời ông vào cuộc chiến của dân tộc đánh đuổi ngoại xâm, và cuộc tiến công trong đêm giao thừa ấy ông thấy như mình trực tiếp tham dự.
Ông Ba Ơn quê ở Cần Đước, vì nhà nghèo nên vừa lớn lên, ông đã từ giã làng quê nghèo để về Sài Gòn tìm việc làm. Nhờ cần cù, chịu khó, có chút vốn liếng chữ nghĩa, ham mê sáng tạo, cùng với môi trường làm ăn sôi động ở đất Sài Gòn, ông đã học được nghề mộc và dần trở thành người thợ giỏi.
Từ chỗ làm công, ông đã tích lũy, xây dựng cơ sở sản xuất, để rồi trở thành một doanh nhân trẻ ở đất Sài Gòn.
Thuở ấy, vào khoảng thập niên 1950, người ta thấy xuất hiện trong các tiệm bán dụng cụ học tập những món hàng bằng gỗ mang nhãn hiệu Việt Nam bên cạnh nhưng mặt hàng cùng loại mang nhãn mác Tây, Tàu vốn đang độc chiếm thị trường. Đó là các loại viết mực, thước kẻ, hộp đựng viết... từ xưởng sản xuất dụng cụ học tập của ông Ba Ơn.
Dụng cụ học tập bằng gỗ do ông Ba Ơn sản xuất đã nhanh chóng chiếm được thị phần đáng kể ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận nhờ chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh và đặc biệt là lần đầu tiên mặt hàng này do một doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ở Sài Gòn. Suốt thời gian dài, các mặt hàng dụng cụ học tập của ông Ba Ơn luôn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Sài Gòn và cả miền Nam.
Một ngày cuối năm 1955, khi ông Ba Ơn đang ngồi quyết toán một năm làm ăn thuận lợi, bất ngờ người nhà báo là ông có khách. Xuống phòng khách, ông Ba Ơn thật sự bất ngờ khi ngồi đợi ông là một cán bộ cách mạng tên Nguyễn Văn Nam (Sáu Nam) là người cùng quê với ông.
Thuở nhỏ, ông Ba Ơn và ông Sáu Nam học chung trường sơ học, chơi khá thân với nhau. Lớn lên, ông Ba Ơn về Sài Gòn kiếm sống, còn ông Sáu Nam gia nhập phong trào Việt Minh rồi đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
Sau ngày “đình chiến” (sau Hiệp định Giơ-ne-vơ), ôn Ba Ơn có trở về quê nhà Cần Đước và gặp lại ông Sáu Nam khi người cán bộ này đang chuẩn bị tập kết ra Bắc theo tinh thần Hiệp định Giơ-ne-vơ. Họ hẹn gặp lại nhau sau 2 năm trong ngày Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Bây giờ, bất ngờ gặp lại, ông Sáu Nam cho biết đến giờ phút cuối, ông được tổ chức bố trí bí mật ở lại miền Nam vì có dấu hiệu chính quyền Diệm sẽ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, chia cắt lâu dài đất nước.
Ông Sáu Nam bất chấp nguy hiểm, tìm gặp ông Ba Ơn ngay giữa Sài Gòn để nhờ giúp một chuyện: Cách mạng huyện Cần Đước đang giữ một số tiền mà ban kinh tài không kịp nộp cho lực lượng đi tập kết ra Bắc, trong khi những cán bộ cài cắm ở lại phải luôn trốn tránh sự truy lùng của đối phương. Vì vậy, ông Sáu Nam mang số tiền đó đến gửi ông Ba Ơn cất giữ hộ, khi nào cách mạng cần đến sẽ lấy lại. Ông Ba Ơn thật sự xúc động khi cách mạng tin tưởng mình.
Ông cầm số tiền và nói với người bạn là cán bộ cách mạng: “Cách mạng tin tưởng, tôi hứa sẽ bảo vệ số tiền này và làm cho nó sinh sôi nảy nở. Dù có phải chết tôi cũng bảo vệ, gìn giữ tài sản của cách mạng. Coi như trong doanh nghiệp của tôi có cổ phần của cách mạng. Lời lãi hàng năm, tôi giữ nguyên, khi nào cách mạng cần, tôi sẽ gửi lại đầy đủ”.
Có thêm nguồn vốn của cách mạng gửi, ông Ba Ơn đầu tư công nghệ mới, nhờ đó sản phẩm làm ra càng chất lượng hơn, chiếm lĩnh thị trường dụng cụ học tập Sài Gòn.
Một thời gian khổ
Từ đó cho tới năm 1960, ông Ba Ơn không gặp lại người bạn Sáu Nam hay cán bộ cách mạng nào khác. Số tiền của cách mạng gửi, nhờ đầu tư vào sản xuất, đã sinh lãi và ngày càng thêm giá trị. Năm 1960, phong trào Đồng Khởi nổi lên trên khắp miền Nam.
Sau 5 năm thực hiện chủ trương không đấu tranh vũ trang, mặc cho đối phương bắt giết, cầm tù, lực lượng cách mạng giờ đã làm cuộc Đồng Khởi, chính thức bắt đầu cuộc đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam. Đó cũng là lúc cách mạng huyện Cần Đước bắt đầu cần đến tiền bạc để chi tiêu, và đã nhận sự chi viện thường xuyên, liên tục từ ông Ba Ơn.
Theo ông Nguyễn Văn Nam thì số tiền ông Ba Ơn tiếp tế cho kháng chiến cho tới ngày giải phóng tương đương vài chục ngàn lượng vàng, gấp hàng trăm lần số tiền mà cách mạng đã gửi cho ông vào năm 1955.
Cái cách tiếp tế cho cách mạng mà ông Ba Ơn thường làm nhất là tìm mua những mặt hàng trong chiến khu đang cần, rồi gửi theo xe đò về Cần Đước, nơi ấy có người chuyển qua chiến khu Rừng Sác để phục vụ kháng chiến. Các mặt hàng được chuyển ra chiến khu nhiều nhất là: hóa chất, dây điện, kim loại quý để chế tạo vũ khí; thuốc chữa bệnh; nhu yếu phẩm...
Sau khi anh em Diệm – Nhu bị lật đổ và bị giết chết năm 1963, chính trường Sài Gòn hỗn loạn kéo dài, nhiều quân lính Việt Nam Cộng hòa ở Sài Gòn bất mãn đem bán súng lấy tiền ăn nhậu. Ông Ba Ơn đã bí mật mua gom nhiều súng đạn và chuyển ra chiến khu. Chính kho vũ khí ở chiến khu Rừng Sác đã lại được chuyển về Sài Gòn tham gia chiến dịch Xuân Mậu Thân.
Sau đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968, quân Giải phóng đã tiến công đợt 1, rồi đợt 2 vào đô thành Sài Gòn. Nhiều trận đánh dữ dội diễn ra ngay giữa trung tâm thành phố, thương vong phía quân Giải phóng và quân đội Mỹ - Ngụy đều rất lớn.
Ông Ba Ơn như con thoi, bất chấp hiểm nguy, đi lại giữa các điểm nóng, kịp thời tiếp tế lương thực, thuốc men cho các chiến sĩ giải phóng.
Ông đã tìm được 2 chiến sĩ bị trọng thương đi lạc giữa Chợ Lớn, tổ chức chữa trị cho lành lặn và sau đó bí mật chuyển các anh trở ra vùng giải phóng. Sau khi chiến dịch Mậu Thân kết thúc, không biết từ nguồn tin nào, chính quyền Sài Gòn đã bắt tống giam ông Ba Ơn vì cho rằng ông ủng hộ cách mạng. Ông Ba Ơn đã cắn răng chịu đựng mọi đòn tra khảo, không khai bất cứ điều gì có hại cho cách mạng.
Cùng lúc, gia đình ông cùng tổ chức ở bên ngoài chạy lo lót cho ông. Ngày ấy, mọi thứ đều có thể đánh đổi bằng tiền, và ông Ba Ơn đã được trả tự do với cái giá khoảng 2 ngàn cây vàng. Không chỉ tự cứu lấy mình, nhờ “mạnh vì tiền”, ông Ba Ơn còn cứu nhiều trường hợp cán bộ cách mạng bị bắt hoặc người dân vì ủng hộ cách mạng mà bị bắt.
Đó là bà Chung Thị Gương – bí thư chi bộ xã Tân Lân – đã bị địch bắt khi đang đi công tác mật, bị giam ở Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn.
Ông Ba Ơn đã chạy lo 1 triệu đồng (khoảng hơn 100 cây vàng) cho ngụy quyền ở huyện Cần Đước, nhờ vậy mà bà Gương đã trắng án. Ông Ba Ơn đã lo lót 200 ngàn đồng để cứu một người dân tên Ba Kính vì ủng hộ cách mạng mà bị giặc bắt tù đày. Suốt thời gian dài, phần lớn tài sản, lợi nhuận làm ra từ xưởng sản xuất dụng cụ học tập của ông Ba Ơn đã được phục vụ cho cách mạng, cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Lại trở thành doanh nhân thành đạt
Cứ thế, ông Ba Ơn vừa nỗ lực sản xuất, kinh doanh để làm ra lợi nhuận, để rồi đem toàn bộ lợi nhuận ấy phục vụ cách mạng. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ông Ba Ơn là một trong những người đầu tiên ở Sài Gòn hiến toàn bộ cơ sở sản xuất cho nhà nước. Ông được giữ lại làm “phó giám đốc” trong nhà máy từng do ông xây dựng nên. Đến năm 1982, ông về nghỉ hưu trên mảnh đất của ông bà để lại ở vùng quê xã Tân Lân, huyện Cần Đước.
Một cuộc đời tưởng như đã quá trọn vẹn, vừa đáp tròn nợ nước, vừa vẹn tình nhà, các con ông đều học hành đến nơi đến chốn, ông đã có thể yên nghỉ tuổi già. Nhưng không, đến thời kỳ đất nước mở cửa, nhà nước khuyến khích người dân phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng, ông Ba Ơn lại rời quê hương đi về Sài Gòn mày mò gây dựng lại nghề sản xuất dụng cụ học tập bằng gỗ ngày trước.
Bằng sự mẫn cảm của một người từng có mấy chục năm lăn lộn trên thương trường, ông nhận thấy mặt hàng dụng cụ học tập đang bị cạnh tranh gay gắt, trong khi đó có một mặt hàng khác đang còn “bỏ ngỏ”, chủ yếu sử dụng hàng nước ngoài, đó là cọ sơn.
Ông bán hết nhà cửa, ruộng đất ở dưới quê, dồn hết vốn vào mở xưởng sản xuất cọ sơn. Nhờ có một người con định cư ở nước ngoài từ trước năm 1975, ông đã nhập được nguyên phụ liệu để sản xuất ra các loại cọ chất lượng cao, không thua kém hàng ngoại nhập.
Mặt hàng cọ của ông đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động xây dựng ngày càng nhộn nhịp hơn, đã là cơ hội cho nghề sản xuất cọ sơn của ông Ba Ơn phất lên nhanh.
Bây giờ, khi đến bất cứ tiệm tạp hóa nào ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam, ta cũng thấy mặt hàng cọ sơn Thanh Bình luôn được bán nhiều nhất. Đó là mặt hàng của nhà doanh nghiệp từng ủng hộ hết gia sản của mình cho kháng chiến, cho cách mạng.
Cuối năm rồi, ông Ba Ơn đã đi theo ông bà ở tuổi 90. Thi hài của ông được đưa về chôn ở một nghĩa địa nghèo của dòng tộc ở vùng nông thôn xa xôi thuộc xã Tân Lân – huyện Cần Đước.
Các con ông đã không an táng cha trong một “nghĩa trang công viên” sang trọng nào đó ở vùng ven TP.HCM, mà đưa ông về chôn ở nghĩa địa quê nghèo, là vì làm theo ý nguyện của người quá cố, muốn về an nghỉ nơi ông đã sinh ra và lớn lên, trên phần đất của ông bà để lại. Một người con của ông là anh Hồ Văn Bền đang tiếp nối sự nghiệp của cha ở tầm cao hơn.
Trong đám tang kéo dài 2 ngày của ông Ba Ơn, chúng tôi thấy hàng trăm tràng hoa các loại treo khắp bên ngoài nơi tiếp khách, còn bên trong chỗ đặt quan tài, ở nơi trang trọng nhất, chỉ có treo “Huân chương Kháng chiến hạng Nhất” được Nhà nước trao tặng ông Ba Ơn sau ngày giải phóng.
Ông là mẫu doanh nhân khá tiêu biểu ở Sài Gòn: xuất thân từ nông thôn, nhờ cần cù, nhẫn nại mà trở thành “tư sản”; hết lòng ủng hộ kháng chiến, vì độc lập dân tộc; sau ngày giải phóng đã hiến hết của cải cho nhà nước; đến thời đất nước mở cửa, đã làm ăn trở lại và trở thành doanh nhân thành đạt.
Hoàng Hải
Chuyến hàng cuối năm
Chiều 30 Tết Mậu Thân (nhằm ngày 31-1-1968), mặc cho các lực lượng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn rải đầy ở các cửa ngõ thành phố, người dân ở các tỉnh lân cận vẫn đổ dồn về thành phố chuẩn bị đón giao thừa.
Do đêm hôm trước, quân giải phóng đã tiến công một số đô thị miền Trung, nên chính quyền Sài Gòn tỏ ra cẩn thận, cảnh sát và quân cảnh kiểm tra ngặt nghèo người và các phương tiện vào thành phố. Trên sông Cần Giuộc từ hướng huyện Cần Đước, Cần Giuộc (thuộc tỉnh Long An), từng đoàn ghe cũng hối hả rẽ sóng hướng về phía quận 8 – Sài Gòn.
Trong số đó, có một chiếc ghe bầu chở trấu cao có ngọn do một thanh niên chạy máy và cầm tay lái sau ghe và một cụ già ngồi trước đầu ghe để “canh đường”. Đến trạm kiểm soát cầu Ông Thìn, chiếc ghe chở trấu nói trên phải dừng lại, tấp vào bờ theo yêu cầu của lực lượng kiểm soát trên bờ. Một cảnh sát quát hỏi: “Chở gì trên ghe?”.
Cụ già bước vội lên bờ, trả lời: “Bẩm mấy thầy, chở trấu về bỏ mối ở quận 8”. “Sao đi bán giờ này, Tết tới nơi rồi?” - một tay cảnh sát khác hỏi. “Bẩm mấy thầy, mối ở quận 8 họ cần gấp để nấu trong dịp Tết...”.
Một cảnh sát cầm cây chĩa xuống xôm ghe để kiểm tra, làm trấu văng tung tóe xuống sông. Cụ già bước vội theo, năn nỉ đừng xôm, đồng thời nhét vào tay viên cảnh sát tờ giấy bạc. Vậy là ghe được cho đi, tiếp tục cuộc hành trình.
Những người cảnh sát ấy không có kinh nghiệm, bởi nếu tinh ý, họ sẽ phát hiện ra hiện tượng lạ: chiếc ghe chở trấu (loại hàng hóa rất nhẹ) lại làm chiếc ghe bầu bị khẳm đến nửa thân ghe. Bởi phía dưới lớp trấu kia, nằm giữa hai lớp đáy chiếc ghe là hàng tấn vũ khí được hối hả vận chuyển vào Sài Gòn để kịp cung cấp cho các lực lượng nổi dậy ngay trong đêm giao thừa năm ấy.
Cụ già ngồi trước mũi ghe là ông Hai Hiền, một đảng viên thuộc chi bộ xã Tân Lân – huyện Cần Đước được Huyện ủy Cần Đước phân công chở ghe vũ khí từ Rừng Sác về trung tâm thành phố Sài Gòn vào buổi chiều cuối năm để giao cho một người tên Hồ Văn Ơn (Ba Ơn).
Ông Ba Ơn. |
Chiếc ghe chở trấu do ông Hai Hiền dẫn đường vào bến Bình Đông rồi theo kênh Lò Gốm vào tận quận 6 khi trời vừa sụp tối. Chiếc ghe ghé lại một ngôi nhà sàn ven sông, nơi ấy có một người đàn ông tên là Ba Ơn đang ngồi đợi sẵn.
Chỉ trong chốc lát, trấu trên ghe được tuôn hết xuống sông, để lộ đáy ghe. Hơn 1 tấn vũ khí các loại được bí mật và gấp rút lấy lên từ đáy ghe và cho lên chiếc xe tải nhỏ đang đậu sát cửa nhà. Người đàn ông tên là Ba Ơn vội lên xe tự chở vũ khí đi ngay, còn ông Hai Hiền thì ngủ lại nơi ấy để sáng hôm sau lui ghe trở về Cần Đước đón Tết.
Thế nhưng, ông Hai Hiền không ngờ rằng, nửa đêm hôm ấy, quân giải phóng đã đồng loạt tiến công các đô thị miền Nam, trong đó có Sài Gòn, chính thức bắt đầu cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân.
Ông Hai Hiền phải kẹt lại ở Sài Gòn suốt cả cái Tết vì chính quyền Sài Gòn ra lệnh “nội bất xuất ngoại bất nhập” sau cú đấm bất ngờ của quân Giải phóng vào giờ giao thừa.
Ngay vào giờ giao thừa hôm ấy, quân Giải phóng đã tiến công bằng bộ binh, biệt động, pháo kích vào các tỉnh, thành phố Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Phong Định, Vĩnh Long, Cần Thơ.
Đêm hôm sau (đêm mùng 1 rạng ngày mùng 2 Tết), các lực lượng quân Giải phóng tiếp tục đánh vào các tỉnh lỵ khác: Kiến Hòa, Định Tường, Gò Công, Kiên Giang, Vĩnh Bình, Bình Dương, Tuy Hòa, Biên Hòa, Tuyên Đức, Châu Đốc, An Xuyên.
Như vậy là quân Giải phóng đã tiến công đối phương trên cả miền Nam. Quân Giải phóng tiến công đúng vào giao thừa, thời điểm mà quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa lơi lỏng phòng bị, nhiều lính đang nghỉ về quê ăn Tết.
Ngay đêm tiến công đầu tiên tại Sài Gòn, các đội biệt động cảm tử của Giải phóng quân đã nhằm vào các mục tiêu trọng yếu nhất: Tòa Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, Đài phát thanh, bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất...
Cuộc tiến công đã gây bất ngờ lớn cho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Cuộc tiến công cho thấy sự bất lực của hệ thống tình báo của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã không tiên liệu được khả năng, tính chất cũng như thời điểm, quy mô của sự kiện.
Tại Đài phát thanh Sài Gòn, Đội biệt động số 4 (cụm 1) do Nguyễn Văn Tăng chỉ huy sau ba phút chiến đấu đã chiếm được Đài, loại khỏi vòng chiến đấu một trung đội cảnh sát dã chiến bảo vệ.
Nhưng nhân viên kỹ thuật và bộ phận chính trị phụ trách phát thanh đã bị ngăn chặn ở Phú Thọ Hòa không đến kịp nên ý đồ sử dụng Đài phát thanh làm công cụ tuyên truyền, gây tiếng vang dư luận không thực hiện được.
Nhận rõ vị trí quan trọng của Đài phát thanh, ngay sau khi đài bị mất, quân Mỹ đã dùng cả trực thăng vũ trang, xe tăng yểm trợ nhanh chóng tổ chức lực lượng phản kích.
Chỉ 15 phút sau khi biệt động nổ súng, quân Mỹ đã bao vây toàn khu vực. Tiểu đoàn 3 quân Giải phóng (Phân khu 5) không đến chi viện kịp như đã hợp đồng.
Sau ba ngày chiến đấu quyết liệt, những chiến sĩ biệt động còn sống sót quyết định cảm tử, dùng bộc phá phá hỏng một góc Đài phát thanh. Lực lượng biệt động thương vong gần hết (chỉ còn hai nữ phục vụ viên).
Ở Tòa đại sứ Mỹ, lúc 2 giờ 30 phút ngày 30-1-1968, 17 chiến sĩ Đội biệt động số 11 do Ngô Thành Vân (Ba Đen) chỉ huy dùng xe du lịch có hỏa lực B-40 yểm trợ đột nhập thẳng cổng Tòa đại sứ. Sau khi diệt 4 quân cảnh Mỹ gác ở cổng, biệt động dùng thuốc nổ phá hủy tường, tiến đánh vào bên trong, chiếm gần hết tầng 1, phát triển lên tầng 2 và 3 Tòa đại sứ.
Một nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải bắt sống Đại sứ Bunker, nhưng các nhân viên an ninh sứ quán Mỹ đã lén đưa được Bunker rời khỏi biệt thự bằng một chiếc xe bọc thép sang ẩn nấp trong một hầm bí mật ở một địa điểm khác.
Chỉ 20 phút sau khi Đại sứ quán bị đánh, một toán quân cảnh Mỹ đến cứu viện, nhưng bị biệt động bắn chặn nên không vào được cổng chính. 7 giờ sáng ngày 30-1-1968, một trung đội quân cảnh Mỹ lọt được vào cổng chính. Cuộc chiến đấu trong sứ quán diễn ra quyết liệt.
9 giờ sáng ngày 30-1-1968, quân Mỹ đổ được một bộ phận lực lượng Sư đoàn dù 101 xuống sân thượng Tòa đại sứ. Lực lượng tăng viện của quân Giải phóng không đến được như kế hoạch hợp đồng. Các biệt động quân Đội 11 dũng cảm chiến đấu đến người cuối cùng.
Trận đánh Tòa đại sứ Mỹ kết thúc, trong 17 người của đội biệt động có 16 người thiệt mạng, chỉ còn đội trưởng Ngô Thành Vân bị thương, ngất đi và bị bắt. Quân Mỹ cũng thiệt hại nặng: 5 lính chết tại chỗ, 17 lính chết sau khi đến bệnh viện và 124 bị thương.
Việc quân Giải phóng đánh chiếm và trụ lại trong Tòa đại sứ Mỹ tới hơn 6 giờ đồng hồ đã gây một tiếng vang lớn, làm chấn động nước Mỹ. Tất cả các cấp chỉ huy quân sự, ngoại giao ở Sài Gòn và cả nước Mỹ bàng hoàng, sửng sốt.
Tại Bộ Tư lệnh Hải quân, 16 chiến sĩ Đội biệt động số 3 (Cụm 1) do Trần Văn Lém (Bảy Lốp) chỉ huy dùng hai xe du lịch đưa lực lượng đến trước mục tiêu lúc 2 giờ 50 phút ngày 30-1-1968.
Sau khi diệt hai lính gác ở đầu cầu Cửu Long, biệt động đánh bộc phá mở cửa và đột nhập vào bên trong, nhưng bị hỏa lực ngăn chặn mạnh, không phát triển được. Các chiến sĩ biệt động chiến đấu cho đến khi hy sinh gần hết, chỉ còn hai người về được căn cứ và Phân khu 4.
Trong lúc đó, những trận tiến công của các sư đoàn chủ lực miền Đông và lực lượng vũ trang các huyện ngoại thành không tăng viện được cho nội thành Sài Gòn - Gia Định.
Bộ đội chủ lực không tiến được vào nội đô; đặc công, biệt động và các đơn vị mũi nhọn tác chiến bên trong trở thành đơn độc, lực lượng bị tiêu hao lớn, một số đơn vị chiến đấu hy sinh đến người cuối cùng, cơ sở nội thành bộc lộ và tổn thất nặng. Nhà tư sản Ba Ơn tiếp nhận và vận chuyển vũ khí cho cách mạng trong chiến dịch cũng chịu cùng số phận, bị địch bắt, tra tấn, tù đày...
Cách mạng gửi “tiết kiệm”
Đêm giao thừa tối hôm ấy, sau khi chuyển giao xe vũ khí cho một đơn vị biệt động Sài Gòn, ông Ba Ơn trở về nhà máy sản xuất dụng cụ học tập của mình ở khu vực Cây Gõ mà không biết rằng đang sắp xảy ra cuộc tiến công sinh tử của quân Giải phóng vào đô thành Sài Gòn.
Khi ông Ba Ơn cùng gia đình quây quần bên bàn thờ gia tiên và chuẩn bị châm lửa đốt dây pháo treo trước nhà, bất ngờ tiếng súng rộ lên ở nhiều nơi trong thành phố. Ông Ba Ơn biết ngay rằng có một sự kiện lớn đang xảy ra và ông đã thức trắng đêm giao thừa để theo dõi cuộc tiến công của quân Giải phóng.
Từ nhiều ngày qua, ông đã liên tục đón nhận những chuyến hàng là vũ khí từ chiến khu đưa về thành phố để chuyển giao cho các đơn bị biệt động thành, điều đó cho thấy quân Giải phóng đang chuẩn bị đánh lớn vào Sài Gòn.
Nhưng ông Ba Ơn hơi bất ngờ khi cuộc tiến công mà ông hằng mong đợi ấy lại diễn ra đúng vào đêm giao thừa. Định mệnh đã gắn chặt cuộc đời ông vào cuộc chiến của dân tộc đánh đuổi ngoại xâm, và cuộc tiến công trong đêm giao thừa ấy ông thấy như mình trực tiếp tham dự.
Ông Ba Ơn quê ở Cần Đước, vì nhà nghèo nên vừa lớn lên, ông đã từ giã làng quê nghèo để về Sài Gòn tìm việc làm. Nhờ cần cù, chịu khó, có chút vốn liếng chữ nghĩa, ham mê sáng tạo, cùng với môi trường làm ăn sôi động ở đất Sài Gòn, ông đã học được nghề mộc và dần trở thành người thợ giỏi.
Từ chỗ làm công, ông đã tích lũy, xây dựng cơ sở sản xuất, để rồi trở thành một doanh nhân trẻ ở đất Sài Gòn.
Thuở ấy, vào khoảng thập niên 1950, người ta thấy xuất hiện trong các tiệm bán dụng cụ học tập những món hàng bằng gỗ mang nhãn hiệu Việt Nam bên cạnh nhưng mặt hàng cùng loại mang nhãn mác Tây, Tàu vốn đang độc chiếm thị trường. Đó là các loại viết mực, thước kẻ, hộp đựng viết... từ xưởng sản xuất dụng cụ học tập của ông Ba Ơn.
Huân chương Kháng chiến được Nhà nước trao tặng. |
Dụng cụ học tập bằng gỗ do ông Ba Ơn sản xuất đã nhanh chóng chiếm được thị phần đáng kể ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận nhờ chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh và đặc biệt là lần đầu tiên mặt hàng này do một doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ở Sài Gòn. Suốt thời gian dài, các mặt hàng dụng cụ học tập của ông Ba Ơn luôn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Sài Gòn và cả miền Nam.
Một ngày cuối năm 1955, khi ông Ba Ơn đang ngồi quyết toán một năm làm ăn thuận lợi, bất ngờ người nhà báo là ông có khách. Xuống phòng khách, ông Ba Ơn thật sự bất ngờ khi ngồi đợi ông là một cán bộ cách mạng tên Nguyễn Văn Nam (Sáu Nam) là người cùng quê với ông.
Thuở nhỏ, ông Ba Ơn và ông Sáu Nam học chung trường sơ học, chơi khá thân với nhau. Lớn lên, ông Ba Ơn về Sài Gòn kiếm sống, còn ông Sáu Nam gia nhập phong trào Việt Minh rồi đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
Sau ngày “đình chiến” (sau Hiệp định Giơ-ne-vơ), ôn Ba Ơn có trở về quê nhà Cần Đước và gặp lại ông Sáu Nam khi người cán bộ này đang chuẩn bị tập kết ra Bắc theo tinh thần Hiệp định Giơ-ne-vơ. Họ hẹn gặp lại nhau sau 2 năm trong ngày Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Bây giờ, bất ngờ gặp lại, ông Sáu Nam cho biết đến giờ phút cuối, ông được tổ chức bố trí bí mật ở lại miền Nam vì có dấu hiệu chính quyền Diệm sẽ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, chia cắt lâu dài đất nước.
Ông Sáu Nam bất chấp nguy hiểm, tìm gặp ông Ba Ơn ngay giữa Sài Gòn để nhờ giúp một chuyện: Cách mạng huyện Cần Đước đang giữ một số tiền mà ban kinh tài không kịp nộp cho lực lượng đi tập kết ra Bắc, trong khi những cán bộ cài cắm ở lại phải luôn trốn tránh sự truy lùng của đối phương. Vì vậy, ông Sáu Nam mang số tiền đó đến gửi ông Ba Ơn cất giữ hộ, khi nào cách mạng cần đến sẽ lấy lại. Ông Ba Ơn thật sự xúc động khi cách mạng tin tưởng mình.
Ông cầm số tiền và nói với người bạn là cán bộ cách mạng: “Cách mạng tin tưởng, tôi hứa sẽ bảo vệ số tiền này và làm cho nó sinh sôi nảy nở. Dù có phải chết tôi cũng bảo vệ, gìn giữ tài sản của cách mạng. Coi như trong doanh nghiệp của tôi có cổ phần của cách mạng. Lời lãi hàng năm, tôi giữ nguyên, khi nào cách mạng cần, tôi sẽ gửi lại đầy đủ”.
Có thêm nguồn vốn của cách mạng gửi, ông Ba Ơn đầu tư công nghệ mới, nhờ đó sản phẩm làm ra càng chất lượng hơn, chiếm lĩnh thị trường dụng cụ học tập Sài Gòn.
Một thời gian khổ
Từ đó cho tới năm 1960, ông Ba Ơn không gặp lại người bạn Sáu Nam hay cán bộ cách mạng nào khác. Số tiền của cách mạng gửi, nhờ đầu tư vào sản xuất, đã sinh lãi và ngày càng thêm giá trị. Năm 1960, phong trào Đồng Khởi nổi lên trên khắp miền Nam.
Sau 5 năm thực hiện chủ trương không đấu tranh vũ trang, mặc cho đối phương bắt giết, cầm tù, lực lượng cách mạng giờ đã làm cuộc Đồng Khởi, chính thức bắt đầu cuộc đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam. Đó cũng là lúc cách mạng huyện Cần Đước bắt đầu cần đến tiền bạc để chi tiêu, và đã nhận sự chi viện thường xuyên, liên tục từ ông Ba Ơn.
Theo ông Nguyễn Văn Nam thì số tiền ông Ba Ơn tiếp tế cho kháng chiến cho tới ngày giải phóng tương đương vài chục ngàn lượng vàng, gấp hàng trăm lần số tiền mà cách mạng đã gửi cho ông vào năm 1955.
Cái cách tiếp tế cho cách mạng mà ông Ba Ơn thường làm nhất là tìm mua những mặt hàng trong chiến khu đang cần, rồi gửi theo xe đò về Cần Đước, nơi ấy có người chuyển qua chiến khu Rừng Sác để phục vụ kháng chiến. Các mặt hàng được chuyển ra chiến khu nhiều nhất là: hóa chất, dây điện, kim loại quý để chế tạo vũ khí; thuốc chữa bệnh; nhu yếu phẩm...
Sau khi anh em Diệm – Nhu bị lật đổ và bị giết chết năm 1963, chính trường Sài Gòn hỗn loạn kéo dài, nhiều quân lính Việt Nam Cộng hòa ở Sài Gòn bất mãn đem bán súng lấy tiền ăn nhậu. Ông Ba Ơn đã bí mật mua gom nhiều súng đạn và chuyển ra chiến khu. Chính kho vũ khí ở chiến khu Rừng Sác đã lại được chuyển về Sài Gòn tham gia chiến dịch Xuân Mậu Thân.
Sau đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968, quân Giải phóng đã tiến công đợt 1, rồi đợt 2 vào đô thành Sài Gòn. Nhiều trận đánh dữ dội diễn ra ngay giữa trung tâm thành phố, thương vong phía quân Giải phóng và quân đội Mỹ - Ngụy đều rất lớn.
Ông Ba Ơn như con thoi, bất chấp hiểm nguy, đi lại giữa các điểm nóng, kịp thời tiếp tế lương thực, thuốc men cho các chiến sĩ giải phóng.
Ông đã tìm được 2 chiến sĩ bị trọng thương đi lạc giữa Chợ Lớn, tổ chức chữa trị cho lành lặn và sau đó bí mật chuyển các anh trở ra vùng giải phóng. Sau khi chiến dịch Mậu Thân kết thúc, không biết từ nguồn tin nào, chính quyền Sài Gòn đã bắt tống giam ông Ba Ơn vì cho rằng ông ủng hộ cách mạng. Ông Ba Ơn đã cắn răng chịu đựng mọi đòn tra khảo, không khai bất cứ điều gì có hại cho cách mạng.
Cùng lúc, gia đình ông cùng tổ chức ở bên ngoài chạy lo lót cho ông. Ngày ấy, mọi thứ đều có thể đánh đổi bằng tiền, và ông Ba Ơn đã được trả tự do với cái giá khoảng 2 ngàn cây vàng. Không chỉ tự cứu lấy mình, nhờ “mạnh vì tiền”, ông Ba Ơn còn cứu nhiều trường hợp cán bộ cách mạng bị bắt hoặc người dân vì ủng hộ cách mạng mà bị bắt.
Đó là bà Chung Thị Gương – bí thư chi bộ xã Tân Lân – đã bị địch bắt khi đang đi công tác mật, bị giam ở Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn.
Ông Ba Ơn đã chạy lo 1 triệu đồng (khoảng hơn 100 cây vàng) cho ngụy quyền ở huyện Cần Đước, nhờ vậy mà bà Gương đã trắng án. Ông Ba Ơn đã lo lót 200 ngàn đồng để cứu một người dân tên Ba Kính vì ủng hộ cách mạng mà bị giặc bắt tù đày. Suốt thời gian dài, phần lớn tài sản, lợi nhuận làm ra từ xưởng sản xuất dụng cụ học tập của ông Ba Ơn đã được phục vụ cho cách mạng, cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Lại trở thành doanh nhân thành đạt
Cứ thế, ông Ba Ơn vừa nỗ lực sản xuất, kinh doanh để làm ra lợi nhuận, để rồi đem toàn bộ lợi nhuận ấy phục vụ cách mạng. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ông Ba Ơn là một trong những người đầu tiên ở Sài Gòn hiến toàn bộ cơ sở sản xuất cho nhà nước. Ông được giữ lại làm “phó giám đốc” trong nhà máy từng do ông xây dựng nên. Đến năm 1982, ông về nghỉ hưu trên mảnh đất của ông bà để lại ở vùng quê xã Tân Lân, huyện Cần Đước.
Một cuộc đời tưởng như đã quá trọn vẹn, vừa đáp tròn nợ nước, vừa vẹn tình nhà, các con ông đều học hành đến nơi đến chốn, ông đã có thể yên nghỉ tuổi già. Nhưng không, đến thời kỳ đất nước mở cửa, nhà nước khuyến khích người dân phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng, ông Ba Ơn lại rời quê hương đi về Sài Gòn mày mò gây dựng lại nghề sản xuất dụng cụ học tập bằng gỗ ngày trước.
Bằng sự mẫn cảm của một người từng có mấy chục năm lăn lộn trên thương trường, ông nhận thấy mặt hàng dụng cụ học tập đang bị cạnh tranh gay gắt, trong khi đó có một mặt hàng khác đang còn “bỏ ngỏ”, chủ yếu sử dụng hàng nước ngoài, đó là cọ sơn.
Ông bán hết nhà cửa, ruộng đất ở dưới quê, dồn hết vốn vào mở xưởng sản xuất cọ sơn. Nhờ có một người con định cư ở nước ngoài từ trước năm 1975, ông đã nhập được nguyên phụ liệu để sản xuất ra các loại cọ chất lượng cao, không thua kém hàng ngoại nhập.
Mặt hàng cọ của ông đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động xây dựng ngày càng nhộn nhịp hơn, đã là cơ hội cho nghề sản xuất cọ sơn của ông Ba Ơn phất lên nhanh.
Bây giờ, khi đến bất cứ tiệm tạp hóa nào ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam, ta cũng thấy mặt hàng cọ sơn Thanh Bình luôn được bán nhiều nhất. Đó là mặt hàng của nhà doanh nghiệp từng ủng hộ hết gia sản của mình cho kháng chiến, cho cách mạng.
Cuối năm rồi, ông Ba Ơn đã đi theo ông bà ở tuổi 90. Thi hài của ông được đưa về chôn ở một nghĩa địa nghèo của dòng tộc ở vùng nông thôn xa xôi thuộc xã Tân Lân – huyện Cần Đước.
Các con ông đã không an táng cha trong một “nghĩa trang công viên” sang trọng nào đó ở vùng ven TP.HCM, mà đưa ông về chôn ở nghĩa địa quê nghèo, là vì làm theo ý nguyện của người quá cố, muốn về an nghỉ nơi ông đã sinh ra và lớn lên, trên phần đất của ông bà để lại. Một người con của ông là anh Hồ Văn Bền đang tiếp nối sự nghiệp của cha ở tầm cao hơn.
Trong đám tang kéo dài 2 ngày của ông Ba Ơn, chúng tôi thấy hàng trăm tràng hoa các loại treo khắp bên ngoài nơi tiếp khách, còn bên trong chỗ đặt quan tài, ở nơi trang trọng nhất, chỉ có treo “Huân chương Kháng chiến hạng Nhất” được Nhà nước trao tặng ông Ba Ơn sau ngày giải phóng.
Ông là mẫu doanh nhân khá tiêu biểu ở Sài Gòn: xuất thân từ nông thôn, nhờ cần cù, nhẫn nại mà trở thành “tư sản”; hết lòng ủng hộ kháng chiến, vì độc lập dân tộc; sau ngày giải phóng đã hiến hết của cải cho nhà nước; đến thời đất nước mở cửa, đã làm ăn trở lại và trở thành doanh nhân thành đạt.
Hoàng Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét