Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Mối tương quan giữa Naga, rồng, rắn, thuồng luồng trong truyền thuyết

Mối tương quan giữa Naga, rồng, rắn, thuồng luồng trong truyền thuyết

Về Naga, ban đầu nó là từ của chủng người Nam đảo, trong tiếng Malay, naga nghĩa là rồng. Tiếng Indo naga để chỉ rồng hoặc một loài rắn lớn...Bản thân tiếng Nhật, Naga cũng có nghĩa là long, có lẽ do ảnh hưởng văn hóa từ thổ dân Ainu...
Trích:
Cha của Nagakura lấy họ mình có chữ "naga" nghĩa là "long", nhưng sau đó Nagakura lại đổi thành chữ "naga" nghĩa là "bất diệt".
Chủng người Nam Đảo cổ có tục lệ đi biển, xăm mình và thờ rắn biển (có thể chính là thuồng luồng). Đến khi thổ dân Nam Đảo có sự đổ bộ mạnh mẽ lên đất liền một cách mạnh mẽ (không rõ nguyên nhân, có thể liên quan tới đại hồng thủy) thì từ Naga bắt đầu được người Cam sử dụng, ban đầu là để chỉ bộ tộc người đến từ biển, sau này, khi mà đạo phật bắt đầu phổ biến thì Naga dần dần trở thành từ chỉ loại rắn thần họ thờ....
Trích:
Theo một truyền thuyết dân gian Campuchia, Naga là một sắc dân thuộc dòng giống rắn thiêng đã có thời làm bá chủ cả một vương quốc rộng lớn trong khu vực Thái Bình Dương. Con gái vua Naga thành hôn với Kaundinya, một Brahman người Ấn Độ, và từ họ đã sinh ra dân tộc Campuchia ngày nay. Bây giờ, người Campuchia vẫn thường kể rằng, họ là người “sinh ra từ Naga”.
Đấy là thời xa xưa, còn bây giờ, tại Ấn và Burma còn tồn tại bộ tộc Naga. Bản thân họ không biết mình từ đâu đến. Họ có tục xăm mình, tôn thờ các chiến binh và săn đầu người....Các nhà nhân chủng học cho rằng họ có liên quan mật thiết đến các bộ lạc nguyên thủy còn sót lại trên đảo Boneo (Indo) và thổ dân Philippin
Trích:
Their burial customs, ornamentation, agricultural practices and even games and crafts, linked them strongly to the tribal peoples of Borneo and the Philippines.[3]
Trứơc mình cũng đã up 1 file có một vài ảnh sưu tầm về thổ dân Boneo... phong tục tập quán của họ y hệt người Việt cổ: Xăm mình, đội mũ lông chim, thờ chim và rồng....Nếu nhìn vào một chiến binh boneo bạn chắc sẽ thốt lên rằng đấy chính là những hình người được miêu tả trên trống đồng. Nhiều người cho rằng Thổ dân Boneo là chi tộc còn sót lại của bộ tộc Naga cổ từng thống trị vùng biển Thái Bình Dương thời tiền sử...Cá nhân mình cho rằng họ có liên quan mật thiết đến người Việt cổ, một vài dân tộc thiểu số Việt Nam, người Naga trong truyền thuyết Cam và ngay cả Lạc Long Quân trong truyền thuyết Việt Nam.

Lại nói về Naga, truyền thuyết của người Chăm có nhắc đến mối liên quan giữa nữ thần Naga và thần Kim Quy:
Trích:
Truyền thuyết về Ngũ Hành Sơn
Theo truyền thuyết của người Chăm, thuở xa xưa có một ẩn sĩ sống giữa bãi cát mênh mông bên bờ biển. Một hôm, ẩn sĩ thấy Nữ Thần Naga xuất hiện, mang theo một cái trứng, giao cho Thần Kim Quy cất giữ ngả phía sông Hàn để trừ khử sự quấy nhiễu của ma quái. Thần Kim Quy để quả trứng lại nhờ ẩn sĩ chăm sóc, và tặng ẩn sĩ một móng rùa để bảo vệ trứng.

Dưới sự bảo vệ của ẩn sĩ, quả trứng ngày càng lớn nhanh một cách kỳ dị. Một hôm, sau giấc ngủ say, ẩn sĩ tỉnh mộng và nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp từ trong trứng bước ra, vỏ trứng nứt làm 5 mảnh, trở thành 5 trái núi, là Ngũ Hành Sơn ngày nay. Vua Chăm nghe được câu chuyện ấy liền cưới thiếu nữ làm vợ, còn Thần Kim Quy chở ẩn sĩ biến lên trời.
Còn đây là truyền thuyết của người Việt
Trích:
“Ngày xưa, nơi đây là một vùng biển hoang vu, chỉ có một ông già sống đơn độc trong một túp lều tranh. Một hôm, trời đang sáng bỗng nhiên tối sầm, giông bão nổi lên, một con giao long rất lớn xuất hiện vùng vẫy trên bãi cát và một quả trứng khổng lồ từ từ lăn ra ở dưới bụng. Sau đó giao long quay ra biển đi mất. Lát sau, một con rùa vàng xuất hiện, tự xưng là thần Kim Quy, đào cát vùi quả trứng xuống và giao cho ông già nhiệm vụ bảo vệ giọt máu của Long Quân. Quả trứng càng ngày càng lớn, nhô lên cao chiếm cả một vùng đất rộng lớn. Vỏ trứng ánh lên đủ mầu sắc xanh, đỏ, trắng, vàng, tím lấp lánh như một hòn gạch khổng lồ. Một hôm, ông lão vừa chợp mắt thì nghe có tiếng lửa cháy, ông cầu cứu móng rùa - vật mà thần Kim Quy đã giao lại cho ông lúc ra đi và trong lòng trứng xuất hiện một cái hang rộng rãi, mát mẻ. Ông đặt lưng xuống ngủ thiếp luôn và không biết đang xẩy ra một phép lạ: một cô gái xinh xắn bước ra từ trong trứng và nơi ông nằm là một trong năm hòn đá cẩm thạch vừa được hình thành từ năm mảnh vỏ của quả trứng...”.
Chắc chắc ở đây có mối liên hệ giữa các hình tượng Nữ thần Naga- Thần Kim Quy- Lạc Long Quân. Mối liên quan giữa rắn thần Naga- thuồng luồng- rồng, giữa các bộ tộc Nam đảo- thổ dân Boneo-bộ tộc Naga Burma- thổ dân Indo- thổ dân Philip- thổ dân Úc- thổ dân Taiwan- Thổ dân Ainu (Nhật)- thổ dân da đỏ châu Mỹ- và cả người Việt cổ
Ngoài ra còn mình còn nhận thấy một mô-típ khá thú vị...Giữa chim và rắn (rồng, thuồng luồng) trong truyền thuyết. Trong truyền thuyết Cam thì có đại bàng Garuda- vua của các loài chim, kẻ thù truyền kiếp của rắn Naga. Truyền thuyết Việt Nam thì có bộ chim Lạc- rồng Việt hay Âu cơ- Lạc Long Quân, mối quan hệ vợ chồng, nhưng sau cũng xa nhau, một lên núi, 1 xuống biển. Còn truyền thuyết Trung Quốc thì có cặp Rồng- Phượng. Truyền thuyết Cam thì rắn là nữ, hệ thủy ( Nữ chúa Naga) còn truyền thuyết Trung Quốc thì theo thông tin của bác Thái Hàng, ban đầu rồng là hệ thủy, tính âm còn phụng là hệ hỏa, tính dương...sau đó Đế Vương vì thích nên mới tự ý đổi sang tính dương. Còn ở Việt Nam thì Rồng nước, dương (Lạc Long quân) còn chim Lạc, chim Âu là tính âm...(Âu Cơ- tiên tộc)

Ban đầu thì là thế, đấy là những điều mình rút ra từ một vài truyền thuyết của Cam, Indo, Việt, Trung.... Sơ sài thì có thể hình dung ra trước đây đã có một lớp người cũ với tục thờ rắn nước thống trị vùng Sundaland và ảnh hưởng đến văn hóa của các vùng lân cận. Hiện tại đang tìm hiểu tiếp về truyền thuyết Philippin, Malai, New Guine và Úc... Xét ra được gì mới sẽ cập nhật thêm...


Truyền thuyết Philippin có thờ một một biến thể khác của Naga là loại rắn biển lớn tên Bakunawa (Nawa- naga chỉ khác nhau ở cách phiên âm của tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh). Theo truyền thuyết thì Bakunawa có em là loài rùa biển.....
Trong lúc tìm kiếm về naga tìm thấy hình này...

..thấy nó quen quen, không biết nhìn thấy ở đâu rôi....hóa ra là từ đây:

...mới chợt giật mình thấy Nữ oa = nuwa...nuwa, nawa, naga..... có liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét