Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Rắn trong văn hóa dân gian người Tày – Thái Tây Bắc

Rắn trong văn hóa dân gian người Tày – Thái Tây Bắc
Rắn là loài động vật bò sát, không có chân, sống trong hoang dã. Rắn có thể sống trên cạn, dưới nước, trên cây. Rắn kiếm ăn đa dạng bắt các thú nhỏ hơn như: ếch, nhái, chuột, cá, gà, vịt,…vv.
Người Tày, Thái Tây Bắc quan niệm Rắn như vật “ Thiêng ” có sức mạnh huyền bí làm chủ các đầm lầy rộng lớn “ Nong ” , hoặc là chủ thần của Ngọn suối, vực sâu, thác nước lớn “ Tát: ” … hình tượng nổi bật là Rắn hổ Mang bành được in hình trên giấy gió, vải để tôn thờ gọi là “Pú chẩu Ngu hấu” nghĩa là: “Cụ rắn hổ mang” . Rất gần với hình tượng “Rồng” giữa rồng và rắn đó là “Tô ngựa” , là chủ thần của vực sâu, thác nước, được hình dung là một con rắn lớn, có nanh vuốt, có mào đỏ tuần hành dọc sông suối, trú ngụ ở vực sâu. Có quyền năng gọi mưa, gió gây lũ lụt, đào hầm, hang xuyên vách núi mở đường đi.
Ở xã Sơn A, huyện Văn Chấn, Yên Bái có đầm nước nhỏ do vết nứt của nước ngầm được người Thái hình tượng là đường đi của “Tô Ngựa” gọi là “Ao luống” . Ở Mường Lay có bản “Hó Luống” chỉ về một ông rắn lớn có mào trắng tạo ra suối Mường và là chủ “thần” của vùng sông nước đó.
Trong đời sống thường ngay khi đắp đập, phai, để lấy nước vào ruộng mương hay khi ngăn suối làm “chặng” , “Toóng” để bắt cá, đều phải mở đường riêng cho ông rắn, ông “Tô Ngựa” , ông “Ngu Hấu” đi bằng cách không chắn rào hoặc làm thang để ông qua, nếu không các ông sẽ phá vỡ, gây lũ lụt phá hoại mùa màng.
Biểu tượng vật thiêng ông rắn “Tô ngu” rất gần với ông Rồng “Tô Luống”.Theo quan niệm dân gian của người Tày – Thái Tây Bắc, tôn sùng kính trọng ông Rắn chủ hổ mang bành đã gọi ông là “cụ”, “Pú chẩu” . Cách nói dân gian của người Việt cũng tôn sùng ông Rắn gọi tránh đi là “ông dài đuôi” ./
Lê Dũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét