Tháng 2 vừa qua, Công an Tp Hà Nội đã tổ chức lễ công bố và trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đội thiếu niên tình báo Bát Sắt - một tổ chức thiếu niên thuộc Công an Quận 6 - Công an Tp Hà Nội giai đoạn 1946-1948. Cũng thật tình cờ, cách đây ít lâu, NXB Kim Đồng đã tái bản lần thứ 7 cuốn truyện "Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt" của tác giả Phạm Thắng. Tác giả Phạm Thắng không phải là một nhà văn chuyên nghiệp. Vậy đâu là lý do để một cuốn truyện của một cây bút không chuyên có sức hút mạnh không chỉ với độc giả nhỏ tuổi suốt gần 30 năm qua?
Sau đó, Phạm Văn Thẩm tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nên mọi thư từ, tài liệu, bút tích, ảnh... liên quan đến quãng thời gian hoạt động trong đội thiếu niên tình báo Bát Sắt đã được gửi về cho ông cụ thân sinh lưu giữ. Ông cụ gói bọc cẩn thận đem chôn xuống đất nên qua thời gian và cơn binh biến, đến ngày tiếp quản Thủ đô trở về, mọi thứ vẫn còn gần như nguyên vẹn, trong đó có cả bức thư, di ảnh của người chị gái Phạm Thị Bích Hạnh cùng hoạt động trong đội đã hy sinh khi bị địch bắt, tra tấn, tù đày. Nhớ thương chị gái, nhớ bạn bè chiến đấu, mỗi khi có trẻ nhỏ tới chơi nhà, ông Thẩm (lúc này lấy tên là Phạm Thắng) thường kể cho chúng nghe về chuyện của mình và đồng đội thời còn hoạt động trong đội Bát Sắt. Các cháu rất hào hứng, thích thú trước những hành động táo báo, gan dạ và lập nhiều chiến công của các đội viên và bảo: "Sao bác không viết thành sách để cho nhiều trẻ em như chúng cháu cùng được đọc". Vậy là trong đầu ông ông nung nấu ý tưởng viết lại những câu chuyện, những chiến công của đội Bát Sắt để nhiều người biết đến hơn. Hưởng ứng cuộc thi "Viết về những kỷ niệm sâu sắc thời kỳ chống Pháp" do Sở Văn hóa Hà Nội tổ chức, ông Phạm Thắng viết cuốn hồi ký về mình và đồng đội mình mang tên: "Đội tình báo thiếu niên". Cuốn sách ra đời đã gây được tiếng vang, được Sở Văn hóa Hà Nội tái bản đến lần thứ 3 trước khi NXB Kim Đồng yêu cầu ông chuyển thể nó thành một tác phẩm văn học. Lúc đầu, ông cũng lo lắng chưa dám nhận lời ngay, nhưng đồng đội của ông và biên tập viên Nguyễn Văn Tân của NXB Kim Đồng đã nhiều lần động viên, khích lệ, cuối cùng ông đã bắt tay vào viết. Quá trình viết tác phẩm này với ông Thắng vô cùng vất vả bởi bản thảo phải sửa đi sửa lại nhiều lần cho phù hợp với một tác phẩm văn học hấp dẫn mà vẫn đảm bảo các yêu cầu nghiệp vụ của ngành Công an. Cuốn sách này cũng gắn liền với nhiều trận ốm của ông, đến nỗi vợ ông còn khuyên: "Nếu vất vả quá thế này thì hay là thôi anh ạ!". Nhưng ông vẫn không nản chí, không bỏ cuộc. Đến đầu năm 1975, sách chuẩn bị được đưa in thì miền Nam giải phóng, bản thảo "Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt" lại phải chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu mới. Vì thế đến năm 1976, cuốn sách mới chính thức ra mắt với lượng phát hành khổng lồ ở cả 2 miền với 100.300 bản và ngay lập tức trở thành một trong những "cuốn sách vàng" được yêu thích nhất thời bấy giờ. Nó đã cùng với cuốn "Đội thiếu niên du kích Đình Bảng" của nhà văn Xuân Sách và "Đội thiếu niên du kích thành Huế" của Văn Tùng trở thành ba cuốn sách một thời được các em thiếu niên, nhi đồng yêu thích tìm đọc và luôn có tiếng vang đến tận hôm nay. Đến năm 1990, ông Phạm Thắng còn cho ra mắt thêm cuốn truyện "Sứ thần liên lạc" - một cuốn sách nhỏ về người đồng đội Trần Văn Sâm - người đã nhận nhiệm vụ chuyển "phong thư thượng cấp" vào thành Cửa Đông năm xưa. Nhắc lại kỷ niệm với cuốn sách này, ông Thắng tươi cười cho biết: "Lần lĩnh nhuận bút đầu tiên của "Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt" chỉ đủ để thết bạn bè một bữa bún chả là hết. Còn đến lần thứ 2 vào năm 1984 thì được những 2.000 đồng, tôi xây được một căn nhà khang trang, là niềm mơ ước của nhiều giáo viên như tôi hồi ấy. Nhưng quan trọng hơn cả, tôi thấy mình đã làm được một việc thật có ý nghĩa, đó là góp phần ghi lại trang sử hào hùng của lực lượng Công an những năm chính quyền còn non trẻ để con cháu mai sau được biết và tự hào..." | ||
Nguyệt Hà |
Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013
"Đội viên tình báo Bát Sắt": Huyền thoại giữa đời thường
"Đội viên tình báo Bát Sắt": Huyền thoại giữa đời thường
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét