- 140 bức ảnh, 23 hiện vật, 3 bộ tài liệu đồ sộ…giới thiệu trong triển lãm kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris đang được mở cửa tại 29 Hàng Bài, Hà Nội thu hút sự chú ý của rất nhiều người.
Điều đặc biệt của triển lãm này là ngoài những hiện vật và bức ảnh quý, lần đầu tiên văn bản gốc Hiệp định Paris 1973 được trưng bày sau đúng 40 năm diễn ra sự kiện lịch sử này.
Với quy mô của triển lãm được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay, công chúng sẽ có dịp được tìm hiểu kĩ hơn về ý nghĩa lích sử của Hiệp định Paris về Việt Nam, về ý chí và khát vọng của nhân dân Việt Nam trong việc giành độc lập, tự do, qua đó cho thấy nghệ thuật ngoại giao tài tình của những con người đã từng tham gia vào phái đoàn ngoại giao ngày đó.
|
Toàn cảnh buổi khai mạc Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Đại lộ Kléber, Paris. |
|
Bộ trưởng Xuân Thủy phát biểu tại sân bay Bourgert khi đến Paris đàm phán với Mỹ (9/5/1968) |
|
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973) |
|
Đại diện 4 bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ; Cộng hòa Việt Nam) ký hiệp định Paris (27/1/1973). |
|
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về Việt Nam (27/1/1973) |
|
Đại diện 12 nước ký Định ước tại Hội nghị quốc tế về Việt Nam; Tổng thư ký Liên hợp quốc Kurt Waldheim chứng kiến Lễ ký với tư cách là quan sát viên tại Trung tâm hội nghị quốc tế Kléber, Paris, ngày 2/3/1973. |
|
Hai chiếc bút được dùng để ký kết Hiệp định Paris năm 1973 |
|
Trên thân bút khắc rõ thông tin liên quan đến ngày ký kết Hiệp định Paris. |
|
Văn bản gốc cuốn Hiệp đình Paris lần đầu tiên được mang ra trưng bày trước công chúng. |
|
Những cuốn hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao được phái đoàn của Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày đó sử dụng. |
|
Con dấu của Đoàn đại biểu Quân đội nhân dân Việt Nam. |
|
Một cuốn sách cực lớn là tập hợp chữ ký của nhân dân Cu Ba ủng hộ nhân dân Việt Nam là một hiện vật quý và rất có giá trị. |
|
Những cuốn sách viết về nghệ thuật ngoại giao cũng như qua trình đám phán đấu tranh để giành độc lập dân tộc cũng được trưng bày tại triển lãm. |
|
Chữ ký của Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước trong bản Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam tại Paris. |
|
Có rất nhiều người dân quan tâm đã chủ động đến và tham quan triển lãm để tìm hiểu và nhớ lại những kỉ niệm về một thời kì lịch sử của đất nước. |
|
Bức ảnh được cho là gây ấn tượng nhất tại triển lãm là bức hình cô gái Mỹ cắm hoa vào họng súng của lính cảnh vệ Quốc gia như một biểu tượng mong muốn hòa bình ở Việt Nam. |
Ngày 27 tháng 1 năm 1973 đã đi vào lịch sử dân tộc Việt nam như một mốc son sáng chói với “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” hay còn gọi là hiệp định Paris.
Hiệp định đã buộc Hoa Kỳ phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân đội Mỹ và đồng minh ra khỏi Việt Nam, tạo ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam dẫn đến thắng lợi hoàn toàn vào mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
|
Vi Vi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét