Paris 1973: Bảo vệ thành công cuộc đấu trí lịch sử
40 năm trước, ngày 27/1/1973 tại Paris, "Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam", gọi tắt là Hiệp định Paris đã được ký kết, đánh dấu một thắng lợi lớn trong cuộc đấu tranh ngoại giao cam go nhất, lâu dài nhất, trong lịch sử gần 70 năm của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.
Đóng góp vào thành công đó có những hoạt động thầm lặng nhưng quan trọng của lực lượng công an trong công tác bảo vệ an ninh cho phái đoàn Việt Nam gần 5 năm trên đất khách.
Bảo đảm an toàn bí mật các tài liệu
Nguyên Đại tá, Trưởng phòng Hậu cần Bộ Công an, nguyên thành viên Đội bảo vệ Đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam, ông Trần Hữu Diệt (1932), hiện tham gia Ban hưu trí đội cảnh vệ, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh vệ hồi tưởng lại những năm tháng huy hoàng đó.
Lực lượng Cảnh vệ lúc đó do Thiếu tướng Phan Văn Xoàn, nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh cảnh vệ của công an nhân dân Việt Nam phụ trách trực tiếp. Mỗi cán bộ chiến sỹ đều nhận thức đây là một nhiệm vụ rất nặng nề, cũng là một vinh dự lớn lao mà Đảng và nhân dân tin cậy giao phó, ai nấy đều tâm niệm làm hết sức mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ông Trần Hữu Diệt kể: “Trước năm 1965, tôi được cử đi học lớp đào tạo đầu tiên tại C500 của Bộ Công an, sau đó được chuyển về Cục cảnh vệ, nay thuộc Bộ Tư lệnh cảnh vệ, với nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Sau năm 1965, tôi rất vinh dự khi được lựa chọn để bảo vệ phái đoàn Việt Nam sang đàm phán Hiệp định Paris. Công việc của tôi lúc bấy giờ là bảo đảm an toàn cho lãnh đạo khi tiếp các đoàn, trước khi ra hội trường, kiểm tra bảo quản an toàn thực phẩm... Với trách nhiệm của người chiến sỹ tôi luôn nỗ lực cao và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.”
Trong suốt thời gian ông Diệt và các đồng đội làm nhiệm vụ, hơn 200 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1.000 cuộc phỏng vấn diễn ra, không một thông tin, một địa điểm bí mật nào bị tiết lộ.
Các vị lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên của hai đoàn được bảo vệ tuyệt đối an toàn. An toàn về chính trị của hai đoàn được đảm bảo cùng với việc bảo vệ an toàn bí mật các tài liệu quan trọng và chủ động thực hiện tốt các phương án đấu tranh với địch trong cũng như ngoài hội nghị.
Lời Bác dặn là phương châm hành động
Cùng nhận nhiệm vụ bảo vệ đoàn tại Paris, ông Tăng Văn Soát (1931), nguyên Đại tá, nguyên Trưởng phòng Bộ Công an, nguyên Chuyên viên bảo vệ Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho biết: “Nhiệm vụ của tôi được giao tại Paris là bảo vệ tuyệt đối an toàn về tính mạng, tài liệu và tránh sự tiếp xúc của các phần tử phản động lôi kéo... Khi được nhận nhiệm vụ này, cảm giác lo lắng đan xen niềm tự hào trong tôi. Để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, tôi luôn khắc sâu lời Bác Hồ căn dặn và lấy đó làm phương châm hành động: 'Khi không có địch phải coi như có địch, khi có địch phải bình tĩnh như không có địch'".
Ông Tăng Văn Soát nhớ lại, trong quá trình công tác ở Paris, điều nhận thấy rõ nét nhất là phái đoàn Việt Nam được nhân dân thế giới ủng hộ và đồng tình rất cao, nhất là người dân Pháp, từ người phục vụ, lái xe của Pháp, Việt kiều, họ động viên đoàn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Vì vậy, dù xa quê hương trong thời gian khá dài, nhưng cả đoàn luôn cảm thấy ấm áp về tinh thần. Ông Soát còn nhớ mãi cử chỉ thân thiện của ông Xuân Thủy trước mỗi cuộc đàm phán. Với tư cách là Trưởng đoàn, ông thường gặp gỡ những người dân đứng trước cổng hội nghị và chào đồng bào, kèm theo những lời động viên đến tất cả mọi người với niềm tin tất thắng, rồi mới bước vào cuộc họp.
Gần 5 năm trong một căn phòng
Ít ai có thể tưởng tượng về một cuộc sống gần 5 năm ở nước ngoài nhưng chỉ quanh quẩn trong một căn phòng và âm thầm đóng góp cho những bước thành công của Hiệp định Paris.
Ông Nguyễn Tiến Chất (1931), nguyên Trưởng ban cơ yếu Trung ương, nguyên Tổ trưởng Tổ cơ yếu Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tâm sự: “Chúng tôi được ở trong một căn phòng kín, thường gọi đùa là 'phòng hạnh phúc.' Phái đoàn có việc cần bàn bạc đều phải vào phòng đó vì ở đây có thiết bị cách âm với bên ngoài, chống chụp ảnh, ghi âm... để bảo đảm thông tin không bị lọt ra ngoài. Căn phòng cũng được các đồng chí công an của Pháp và Việt Nam canh gác 24/24 giờ 'nội bất xuất, ngoại bất nhập'; mọi sinh hoạt hàng ngày từ nấu ăn, vệ sinh cá nhân... đều chỉ diễn ra trong phạm vi căn phòng đó. Ngoài ra, chúng tôi phải hết sức cảnh giác từ lời ăn, tiếng nói, tiếp xúc, đến các sinh hoạt hàng ngày... Nhờ vậy, trong hơn 5 năm không có một thông tin cơ mật nào bị lọt ra ngoài."
Thành tích này sau đó đã được ông Lê Đức Thọ biểu dương toàn đoàn. Ông Chất nhấn mạnh: "Nhiệm vụ chính của chúng tôi là bảo đảm công tác cơ mật, chuyển và dịch thông tin, tài liệu của phái đoàn từ Paris về Hà Nội và ngược lại. Năm 1973 được coi là năm quyết liệt nhất, tôi được trực tiếp phục vụ đồng chí Lê Đức Thọ. Công việc của tôi tập trung chủ yếu nghiên cứu giúp trưởng, phó đoàn về nội dung trong Hiệp định Paris, ngoài ra còn các bộ phận khác nghiên cứu đối sách, ngoại giao có kinh nghiệm đấu tranh với địch và vận động quần chúng. Mặc dù chỉ làm việc trong căn phòng khép kín, nhưng chúng tôi hết sức phấn khởi vì Hà Nội liên tục gửi tin điện mừng chiến thắng đến Paris. Nhờ vậy, ai cũng tràn đầy sinh lực và lạc quan đấu tranh với niềm tin Hiệp định Paris sẽ thành công, đất nước Việt Nam sẽ hoàn toàn thống nhất."
Công tác bảo vệ hội nghị được lãnh đạo đoàn đàm phán đánh giá: "Công lao của các chiến sỹ cảnh vệ góp phần quan trọng vào thắng lợi của Việt Nam." Đó là một vinh dự to lớn và đầy tự hào của các cán bộ chiến sỹ trực tiếp bảo vệ thuộc lực lượng cảnh vệ và Bộ Công an.
Ông Trần Hữu Diệt cũng bày tỏ phấn khởi khi những đóng góp của ông và các đồng đội đều được ghi nhận bằng những Kỷ niệm chương của Bộ Ngoại giao, Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc"...
27 người làm công tác bảo vệ Hội nghị Paris ngày ấy giờ đây đều đã bước vào tuổi bảy mươi, tám mươi..., những người còn lại vẫn luôn giữ mối liên lạc thường xuyên. Về với đời thường, những chiến sỹ cảnh vệ, người chiến sỹ công an nhân dân năm xưa vẫn luôn phát huy truyền thống hào hùng của những năm tháng không thể nào quên, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu./.
Đóng góp vào thành công đó có những hoạt động thầm lặng nhưng quan trọng của lực lượng công an trong công tác bảo vệ an ninh cho phái đoàn Việt Nam gần 5 năm trên đất khách.
Bảo đảm an toàn bí mật các tài liệu
Nguyên Đại tá, Trưởng phòng Hậu cần Bộ Công an, nguyên thành viên Đội bảo vệ Đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam, ông Trần Hữu Diệt (1932), hiện tham gia Ban hưu trí đội cảnh vệ, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh vệ hồi tưởng lại những năm tháng huy hoàng đó.
Lực lượng Cảnh vệ lúc đó do Thiếu tướng Phan Văn Xoàn, nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh cảnh vệ của công an nhân dân Việt Nam phụ trách trực tiếp. Mỗi cán bộ chiến sỹ đều nhận thức đây là một nhiệm vụ rất nặng nề, cũng là một vinh dự lớn lao mà Đảng và nhân dân tin cậy giao phó, ai nấy đều tâm niệm làm hết sức mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ông Trần Hữu Diệt kể: “Trước năm 1965, tôi được cử đi học lớp đào tạo đầu tiên tại C500 của Bộ Công an, sau đó được chuyển về Cục cảnh vệ, nay thuộc Bộ Tư lệnh cảnh vệ, với nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Sau năm 1965, tôi rất vinh dự khi được lựa chọn để bảo vệ phái đoàn Việt Nam sang đàm phán Hiệp định Paris. Công việc của tôi lúc bấy giờ là bảo đảm an toàn cho lãnh đạo khi tiếp các đoàn, trước khi ra hội trường, kiểm tra bảo quản an toàn thực phẩm... Với trách nhiệm của người chiến sỹ tôi luôn nỗ lực cao và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.”
Trong suốt thời gian ông Diệt và các đồng đội làm nhiệm vụ, hơn 200 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1.000 cuộc phỏng vấn diễn ra, không một thông tin, một địa điểm bí mật nào bị tiết lộ.
Các vị lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên của hai đoàn được bảo vệ tuyệt đối an toàn. An toàn về chính trị của hai đoàn được đảm bảo cùng với việc bảo vệ an toàn bí mật các tài liệu quan trọng và chủ động thực hiện tốt các phương án đấu tranh với địch trong cũng như ngoài hội nghị.
Lời Bác dặn là phương châm hành động
Cùng nhận nhiệm vụ bảo vệ đoàn tại Paris, ông Tăng Văn Soát (1931), nguyên Đại tá, nguyên Trưởng phòng Bộ Công an, nguyên Chuyên viên bảo vệ Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho biết: “Nhiệm vụ của tôi được giao tại Paris là bảo vệ tuyệt đối an toàn về tính mạng, tài liệu và tránh sự tiếp xúc của các phần tử phản động lôi kéo... Khi được nhận nhiệm vụ này, cảm giác lo lắng đan xen niềm tự hào trong tôi. Để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, tôi luôn khắc sâu lời Bác Hồ căn dặn và lấy đó làm phương châm hành động: 'Khi không có địch phải coi như có địch, khi có địch phải bình tĩnh như không có địch'".
Ông Tăng Văn Soát nhớ lại, trong quá trình công tác ở Paris, điều nhận thấy rõ nét nhất là phái đoàn Việt Nam được nhân dân thế giới ủng hộ và đồng tình rất cao, nhất là người dân Pháp, từ người phục vụ, lái xe của Pháp, Việt kiều, họ động viên đoàn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Vì vậy, dù xa quê hương trong thời gian khá dài, nhưng cả đoàn luôn cảm thấy ấm áp về tinh thần. Ông Soát còn nhớ mãi cử chỉ thân thiện của ông Xuân Thủy trước mỗi cuộc đàm phán. Với tư cách là Trưởng đoàn, ông thường gặp gỡ những người dân đứng trước cổng hội nghị và chào đồng bào, kèm theo những lời động viên đến tất cả mọi người với niềm tin tất thắng, rồi mới bước vào cuộc họp.
Gần 5 năm trong một căn phòng
Ít ai có thể tưởng tượng về một cuộc sống gần 5 năm ở nước ngoài nhưng chỉ quanh quẩn trong một căn phòng và âm thầm đóng góp cho những bước thành công của Hiệp định Paris.
Ông Nguyễn Tiến Chất (1931), nguyên Trưởng ban cơ yếu Trung ương, nguyên Tổ trưởng Tổ cơ yếu Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tâm sự: “Chúng tôi được ở trong một căn phòng kín, thường gọi đùa là 'phòng hạnh phúc.' Phái đoàn có việc cần bàn bạc đều phải vào phòng đó vì ở đây có thiết bị cách âm với bên ngoài, chống chụp ảnh, ghi âm... để bảo đảm thông tin không bị lọt ra ngoài. Căn phòng cũng được các đồng chí công an của Pháp và Việt Nam canh gác 24/24 giờ 'nội bất xuất, ngoại bất nhập'; mọi sinh hoạt hàng ngày từ nấu ăn, vệ sinh cá nhân... đều chỉ diễn ra trong phạm vi căn phòng đó. Ngoài ra, chúng tôi phải hết sức cảnh giác từ lời ăn, tiếng nói, tiếp xúc, đến các sinh hoạt hàng ngày... Nhờ vậy, trong hơn 5 năm không có một thông tin cơ mật nào bị lọt ra ngoài."
Thành tích này sau đó đã được ông Lê Đức Thọ biểu dương toàn đoàn. Ông Chất nhấn mạnh: "Nhiệm vụ chính của chúng tôi là bảo đảm công tác cơ mật, chuyển và dịch thông tin, tài liệu của phái đoàn từ Paris về Hà Nội và ngược lại. Năm 1973 được coi là năm quyết liệt nhất, tôi được trực tiếp phục vụ đồng chí Lê Đức Thọ. Công việc của tôi tập trung chủ yếu nghiên cứu giúp trưởng, phó đoàn về nội dung trong Hiệp định Paris, ngoài ra còn các bộ phận khác nghiên cứu đối sách, ngoại giao có kinh nghiệm đấu tranh với địch và vận động quần chúng. Mặc dù chỉ làm việc trong căn phòng khép kín, nhưng chúng tôi hết sức phấn khởi vì Hà Nội liên tục gửi tin điện mừng chiến thắng đến Paris. Nhờ vậy, ai cũng tràn đầy sinh lực và lạc quan đấu tranh với niềm tin Hiệp định Paris sẽ thành công, đất nước Việt Nam sẽ hoàn toàn thống nhất."
Công tác bảo vệ hội nghị được lãnh đạo đoàn đàm phán đánh giá: "Công lao của các chiến sỹ cảnh vệ góp phần quan trọng vào thắng lợi của Việt Nam." Đó là một vinh dự to lớn và đầy tự hào của các cán bộ chiến sỹ trực tiếp bảo vệ thuộc lực lượng cảnh vệ và Bộ Công an.
Ông Trần Hữu Diệt cũng bày tỏ phấn khởi khi những đóng góp của ông và các đồng đội đều được ghi nhận bằng những Kỷ niệm chương của Bộ Ngoại giao, Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc"...
27 người làm công tác bảo vệ Hội nghị Paris ngày ấy giờ đây đều đã bước vào tuổi bảy mươi, tám mươi..., những người còn lại vẫn luôn giữ mối liên lạc thường xuyên. Về với đời thường, những chiến sỹ cảnh vệ, người chiến sỹ công an nhân dân năm xưa vẫn luôn phát huy truyền thống hào hùng của những năm tháng không thể nào quên, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét