Kỳ 1: Hội nghị Paris, cuộc đàm phán dài nhất thế kỷ 20
Ðây là một sự kiện lịch sử quan trọng đóng góp cho thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao của Việt Nam, với sự tham gia của rất nhiều người, nhiều đoàn thể, tổ chức, chính đảng, thông qua nhiều biện pháp và cách thức khác nhau…
Bối cảnh Hội nghị Paris
Vào cuối năm 1964 đầu năm 1965, trước những đòn tiến công mãnh liệt của quân và dân miền Nam, cả về quân sự và chính trị, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của người Mỹ đã phá sản hoàn toàn. Ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ. Hòng cứu vãn tình thế, Mỹ thay đổi chiến lược, từ “chiến tranh đặc biệt” chuyển thành “chiến tranh cục bộ”, mà thực chất là Mỹ hóa cuộc chiến tranh đang diễn ra tại miền Nam Việt Nam. Một mặt, Mỹ ồ ạt đưa quân chiến đấu vào miền Nam, mặt khác, tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân chống lại miền Bắc, đưa chiến tranh xâm lược ra cả nước ta.
Trong quãng thời gian từ năm 1965 đến năm 1967, Mỹ điên cuồng leo thang chiến tranh. Với mục đích “lừa dối” dư luận, chính quyền Johnson rêu rao “miền Bắc xâm lược miền Nam” và mở cuộc vận động “ngoại giao hòa bình”, đòi “miền Bắc đình chỉ thâm nhập người và dụng cụ chiến tranh vào miền Nam, rút quân khỏi miền Nam” và “đàm phán không điều kiện với Mỹ”. Trước tình hình có nhiều biến chuyển trái ngược, ngay từ đầu, Ðảng ta đã nhận định, Mỹ buộc phải tiến hành “chiến tranh cục bộ” là vì chúng đang ở trong thế bị động về chiến lược. Mặc dù, Mỹ đưa vào miền Nam mấy chục vạn quân và đánh phá ác liệt miền Bắc, nhưng lực lượng so sánh giữa ta và địch không có thay đổi lớn. Ta có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động trên chiến trường, đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch.
Quả đúng như vậy, trên thực tế đã chứng minh điều Đảng ta nhận định hoàn toàn chính xác, Mỹ càng leo thang chiến tranh thì càng vấp phải những đòn giáng trả mãnh liệt của ta, cuối cùng, càng thấy đất trời mù mịt. Về mặt ngoại giao, ta nêu cao chính nghĩa của cuộc chiến đấu, bóc trần bộ mặt xâm lược và tính chất nguy hiểm của các hành động leo thang chiến tranh cùng thủ đoạn đàm phán hòa bình giả hiệu của địch. Theo đó, ta kiên quyết đòi Mỹ chấm dứt xâm lược, rút hết quân ra khỏi miền Nam, chấm dứt vô điều kiện mọi hành động chiến tranh chống miền Bắc. Ðiều kiện tiên quyết của ta cho đàm phán là: Chỉ khi nào Mỹ chịu chấm dứt ném bom, Việt Nam dân chủ cộng hòa mới nói chuyện với Mỹ. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 cùng với thắng lợi của miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ. Ðêm 31-3-1968, phát biểu trên đài truyền hình Mỹ, Tổng thống Johnson thừa nhận thảm bại trong Tết Mậu Thân và thông báo, đã ra lệnh chấm dứt mọi cuộc tiến công bằng máy bay và tàu chiến chống miền Bắc Việt Nam, trừ khu vực phía bắc khu phi quân sự. Johnson còn cam kết “sẵn sàng đi bước đầu tiên trên con đường xuống thang” và không ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa. Trong tình thế đã thay đổi có lợi cho ta, bằng một đòn tiến công ngoại giao mới, ta chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ, cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt một cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ 20.
Ngày 13-5-1968, cuộc đàm phán giữa phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa và phái đoàn Mỹ bắt đầu tại Paris và gần 6 tháng sau đi đến thỏa thuận về việc Mỹ chấm dứt mọi hành động chiến tranh chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ngày 31-10-1968, đồng thời thỏa thuận về việc triệu tập tại Paris một hội nghị để bàn việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, gồm các bên: Việt Nam dân chủ cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Ngày 25-1-1969, Hội nghị Paris về Việt Nam họp phiên đầu tiên, mở ra giai đoạn “vừa đánh, vừa đàm”. Hội nghị Paris tuy là câu chuyện ngoại giao của 2 quốc gia nhưng lại là tiêu điểm của những mâu thuẫn và xung đột mang tính thời đại: Giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, giữa hòa bình với chiến tranh. Ðó là cuộc đối thoại giữa một bên là lực lượng xâm lược có thế mạnh vượt trội về quân sự và kinh tế nhưng lại có thế yếu về chính trị, tinh thần; một bên là lực lượng bảo vệ Tổ quốc, tuy có điểm yếu tương đối về quân sự và kinh tế nhưng lại có thế mạnh tuyệt đối về chính trị, chính nghĩa. Ðó còn là cuộc đối chọi giữa hai nền ngoại giao, một bên là nền ngoại giao nhà nghề của một siêu cường; một bên là nền ngoại giao của một nhà nước cách mạng còn non trẻ. Ở Paris đã diễn ra cuộc đấu quyết liệt giữa hai ý chí, hai trí tuệ, hai loại pháp lý và đạo lý, hai thứ mưu lược khác nhau. Cả ta và đối phương đều đến hội nghị với những mục đích và đòi hỏi đối lập nhau. Ta đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội và vũ khí ra khỏi miền Nam Việt Nam, xóa bỏ chính quyền bù nhìn tay sai, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam. Mỹ cũng nói muốn chấm dứt chiến tranh, nhưng lại đòi miền Bắc và Mỹ cùng rút quân; đòi khôi phục lại khu phi quân sự và duy trì chính quyền Sài Gòn…
Hiệp định “tạo” mốc lịch sử
Cũng bởi những đòi hỏi khác nhau đó mà đàm phán vừa mở ra mấy tháng đã giậm chân tại chỗ. Ðể khai thông, ngày 8-5-1969, đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đưa ra giải pháp toàn bộ 10 điểm về việc giải quyết vấn đề Việt Nam. Ðáp lại, ngày 14-5-1969, Tổng thống Mỹ R.Nixon, qua diễn văn đọc trên truyền hình Mỹ, đã đưa ra 8 điểm của giải pháp cho vấn đề Việt Nam. Giải pháp của hai bên vẫn đối chọi nhau như nước với lửa. Ngày 6-6-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Ngày 8-6, Tổng thống Nixon công bố chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh”, chủ trương tìm một con đường khác chứ không phải thông qua đàm phán để rút quân Mỹ ra khỏi chiến tranh mà vẫn giữ được chính quyền và quân đội Sài Gòn. Nhưng tất cả những kỳ vọng của người Mỹ đều bị vùi dập, thực tiễn cho thấy, những gì Mỹ mong muốn trên chiến trường cũng như trên bàn đàm phán đều không đạt được. Những năm 1969 – 1972 là những năm giằng co quyết liệt giữa hai bên trên chiến trường cũng như tại bàn đàm phán. Ðàm phán thực chất chỉ diễn ra sau khi Mỹ đã cảm nhận được thất bại của chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” trên chiến trường. Từ cuối năm 1971 đến những tháng cuối năm 1972, cả ta và Mỹ đều đưa ra những đề nghị mới, thông qua đàm phán công khai và đàm phán riêng, cuối cùng đi đến thỏa thuận về một văn bản hiệp định.
Trong lịch sử đấu tranh của nhân dân ta, chưa bao giờ có cuộc đàm phán nào kéo dài như tại Hội nghị Paris, từ ngày 15-3-1968 đến ngày 27-1-1973, cụ thể kéo dài 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên bàn thương lượng đã giành được thắng lợi. Hiệp định Paris là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Với hiệp định, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh, rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự. Chính quyền ngụy mất chỗ dựa, bị suy yếu và lún sâu vào khủng hoảng. Mỹ phải lùi về chiến lược, rút lui về quân sự khỏi Đông Dương và là cơ sở pháp lý không cho phép Mỹ tiếp tục dính líu và can thiệp trở lại. Với Hiệp định Paris, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, thuận lợi cho mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”. Đó là tiền đề tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.
Hiệp định Paris năm 1973 phản ánh được ở mức cao thắng lợi và xu thế cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh quốc tế có thuận lợi nhưng cũng phức tạp. Việt Nam đã tranh thủ được cả Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN, các nước không liên kết, nhân dân thế giới và hình thành trên thực tế “mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược”. Sự hình thành của mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam đã thể hiện phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, kết hợp ngoại giao nhà nước với ngoại giao nhân dân. Hiệp định Paris và việc Mỹ rút khỏi Việt Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng của nhân dân Lào và Campuchia. Giải pháp về Lào gần như đồng thời với Hiệp định Paris về Việt Nam, tháng 2-1973. Hiệp định Paris mở đường cho thắng lợi của Campuchia tháng 4-1975.
Đặc biệt, thắng lợi của nhân dân Việt Nam góp phần mở ra cục diện mới ở Đông Nam châu Á; quân đội Mỹ rút khỏi khu vực, khối SEATO (Liên minh phòng thủ Đông Nam Á) giải tán, xu thế hòa bình, trung lập trong khu vực phát triển. Hội nghị Paris đã để lại nhiều bài học lớn lao, trong đó bài học về ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc và tinh thần đoàn kết quốc tế vẫn còn nguyên giá trị thời sự và thiết thực đối với các quốc gia trong một thế giới đầy biến động.
Vào cuối năm 1964 đầu năm 1965, trước những đòn tiến công mãnh liệt của quân và dân miền Nam, cả về quân sự và chính trị, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của người Mỹ đã phá sản hoàn toàn. Ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ. Hòng cứu vãn tình thế, Mỹ thay đổi chiến lược, từ “chiến tranh đặc biệt” chuyển thành “chiến tranh cục bộ”, mà thực chất là Mỹ hóa cuộc chiến tranh đang diễn ra tại miền Nam Việt Nam. Một mặt, Mỹ ồ ạt đưa quân chiến đấu vào miền Nam, mặt khác, tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân chống lại miền Bắc, đưa chiến tranh xâm lược ra cả nước ta.
Trong quãng thời gian từ năm 1965 đến năm 1967, Mỹ điên cuồng leo thang chiến tranh. Với mục đích “lừa dối” dư luận, chính quyền Johnson rêu rao “miền Bắc xâm lược miền Nam” và mở cuộc vận động “ngoại giao hòa bình”, đòi “miền Bắc đình chỉ thâm nhập người và dụng cụ chiến tranh vào miền Nam, rút quân khỏi miền Nam” và “đàm phán không điều kiện với Mỹ”. Trước tình hình có nhiều biến chuyển trái ngược, ngay từ đầu, Ðảng ta đã nhận định, Mỹ buộc phải tiến hành “chiến tranh cục bộ” là vì chúng đang ở trong thế bị động về chiến lược. Mặc dù, Mỹ đưa vào miền Nam mấy chục vạn quân và đánh phá ác liệt miền Bắc, nhưng lực lượng so sánh giữa ta và địch không có thay đổi lớn. Ta có cơ sở chắc chắn để giữ vững thế chủ động trên chiến trường, đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch.
Quả đúng như vậy, trên thực tế đã chứng minh điều Đảng ta nhận định hoàn toàn chính xác, Mỹ càng leo thang chiến tranh thì càng vấp phải những đòn giáng trả mãnh liệt của ta, cuối cùng, càng thấy đất trời mù mịt. Về mặt ngoại giao, ta nêu cao chính nghĩa của cuộc chiến đấu, bóc trần bộ mặt xâm lược và tính chất nguy hiểm của các hành động leo thang chiến tranh cùng thủ đoạn đàm phán hòa bình giả hiệu của địch. Theo đó, ta kiên quyết đòi Mỹ chấm dứt xâm lược, rút hết quân ra khỏi miền Nam, chấm dứt vô điều kiện mọi hành động chiến tranh chống miền Bắc. Ðiều kiện tiên quyết của ta cho đàm phán là: Chỉ khi nào Mỹ chịu chấm dứt ném bom, Việt Nam dân chủ cộng hòa mới nói chuyện với Mỹ. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 cùng với thắng lợi của miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ. Ðêm 31-3-1968, phát biểu trên đài truyền hình Mỹ, Tổng thống Johnson thừa nhận thảm bại trong Tết Mậu Thân và thông báo, đã ra lệnh chấm dứt mọi cuộc tiến công bằng máy bay và tàu chiến chống miền Bắc Việt Nam, trừ khu vực phía bắc khu phi quân sự. Johnson còn cam kết “sẵn sàng đi bước đầu tiên trên con đường xuống thang” và không ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa. Trong tình thế đã thay đổi có lợi cho ta, bằng một đòn tiến công ngoại giao mới, ta chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ, cuộc đàm phán dài nhất để chấm dứt một cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ 20.
Ngày 13-5-1968, cuộc đàm phán giữa phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa và phái đoàn Mỹ bắt đầu tại Paris và gần 6 tháng sau đi đến thỏa thuận về việc Mỹ chấm dứt mọi hành động chiến tranh chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ngày 31-10-1968, đồng thời thỏa thuận về việc triệu tập tại Paris một hội nghị để bàn việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, gồm các bên: Việt Nam dân chủ cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Ngày 25-1-1969, Hội nghị Paris về Việt Nam họp phiên đầu tiên, mở ra giai đoạn “vừa đánh, vừa đàm”. Hội nghị Paris tuy là câu chuyện ngoại giao của 2 quốc gia nhưng lại là tiêu điểm của những mâu thuẫn và xung đột mang tính thời đại: Giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, giữa hòa bình với chiến tranh. Ðó là cuộc đối thoại giữa một bên là lực lượng xâm lược có thế mạnh vượt trội về quân sự và kinh tế nhưng lại có thế yếu về chính trị, tinh thần; một bên là lực lượng bảo vệ Tổ quốc, tuy có điểm yếu tương đối về quân sự và kinh tế nhưng lại có thế mạnh tuyệt đối về chính trị, chính nghĩa. Ðó còn là cuộc đối chọi giữa hai nền ngoại giao, một bên là nền ngoại giao nhà nghề của một siêu cường; một bên là nền ngoại giao của một nhà nước cách mạng còn non trẻ. Ở Paris đã diễn ra cuộc đấu quyết liệt giữa hai ý chí, hai trí tuệ, hai loại pháp lý và đạo lý, hai thứ mưu lược khác nhau. Cả ta và đối phương đều đến hội nghị với những mục đích và đòi hỏi đối lập nhau. Ta đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội và vũ khí ra khỏi miền Nam Việt Nam, xóa bỏ chính quyền bù nhìn tay sai, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam. Mỹ cũng nói muốn chấm dứt chiến tranh, nhưng lại đòi miền Bắc và Mỹ cùng rút quân; đòi khôi phục lại khu phi quân sự và duy trì chính quyền Sài Gòn…
Phái đoàn miền Bắc Việt Nam tại bàn ký kết Hiệp định Paris năm 1973.
Cũng bởi những đòi hỏi khác nhau đó mà đàm phán vừa mở ra mấy tháng đã giậm chân tại chỗ. Ðể khai thông, ngày 8-5-1969, đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đưa ra giải pháp toàn bộ 10 điểm về việc giải quyết vấn đề Việt Nam. Ðáp lại, ngày 14-5-1969, Tổng thống Mỹ R.Nixon, qua diễn văn đọc trên truyền hình Mỹ, đã đưa ra 8 điểm của giải pháp cho vấn đề Việt Nam. Giải pháp của hai bên vẫn đối chọi nhau như nước với lửa. Ngày 6-6-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Ngày 8-6, Tổng thống Nixon công bố chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh”, chủ trương tìm một con đường khác chứ không phải thông qua đàm phán để rút quân Mỹ ra khỏi chiến tranh mà vẫn giữ được chính quyền và quân đội Sài Gòn. Nhưng tất cả những kỳ vọng của người Mỹ đều bị vùi dập, thực tiễn cho thấy, những gì Mỹ mong muốn trên chiến trường cũng như trên bàn đàm phán đều không đạt được. Những năm 1969 – 1972 là những năm giằng co quyết liệt giữa hai bên trên chiến trường cũng như tại bàn đàm phán. Ðàm phán thực chất chỉ diễn ra sau khi Mỹ đã cảm nhận được thất bại của chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” trên chiến trường. Từ cuối năm 1971 đến những tháng cuối năm 1972, cả ta và Mỹ đều đưa ra những đề nghị mới, thông qua đàm phán công khai và đàm phán riêng, cuối cùng đi đến thỏa thuận về một văn bản hiệp định.
Trong lịch sử đấu tranh của nhân dân ta, chưa bao giờ có cuộc đàm phán nào kéo dài như tại Hội nghị Paris, từ ngày 15-3-1968 đến ngày 27-1-1973, cụ thể kéo dài 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên bàn thương lượng đã giành được thắng lợi. Hiệp định Paris là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Với hiệp định, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh, rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự. Chính quyền ngụy mất chỗ dựa, bị suy yếu và lún sâu vào khủng hoảng. Mỹ phải lùi về chiến lược, rút lui về quân sự khỏi Đông Dương và là cơ sở pháp lý không cho phép Mỹ tiếp tục dính líu và can thiệp trở lại. Với Hiệp định Paris, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, thuận lợi cho mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”. Đó là tiền đề tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.
Hiệp định Paris năm 1973 phản ánh được ở mức cao thắng lợi và xu thế cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh quốc tế có thuận lợi nhưng cũng phức tạp. Việt Nam đã tranh thủ được cả Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN, các nước không liên kết, nhân dân thế giới và hình thành trên thực tế “mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược”. Sự hình thành của mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam đã thể hiện phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, kết hợp ngoại giao nhà nước với ngoại giao nhân dân. Hiệp định Paris và việc Mỹ rút khỏi Việt Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng của nhân dân Lào và Campuchia. Giải pháp về Lào gần như đồng thời với Hiệp định Paris về Việt Nam, tháng 2-1973. Hiệp định Paris mở đường cho thắng lợi của Campuchia tháng 4-1975.
Đặc biệt, thắng lợi của nhân dân Việt Nam góp phần mở ra cục diện mới ở Đông Nam châu Á; quân đội Mỹ rút khỏi khu vực, khối SEATO (Liên minh phòng thủ Đông Nam Á) giải tán, xu thế hòa bình, trung lập trong khu vực phát triển. Hội nghị Paris đã để lại nhiều bài học lớn lao, trong đó bài học về ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc và tinh thần đoàn kết quốc tế vẫn còn nguyên giá trị thời sự và thiết thực đối với các quốc gia trong một thế giới đầy biến động.
Kỳ 2: Ký ức của vị Đại sứ về những ngày đấu tranh ngoại giao tại Paris
(PL&XH) - Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Hội nghị Quốc tế về Việt Nam được triệu tập vào ngày 26-2-1973 gồm 12 đoàn của 12 Chính phủ trong đó có bốn Chính phủ ký kết Hiệp định 27-1-1973 và Tổng thư ký Liên hiệp quốc là ông K.Walheim.
“Tháng 4-1968, tôi làm Phó Vụ trưởng Vụ Tây Âu - Mỹ Latinh, Bộ Ngoại giao có đề xuất làm tờ trình lên Chính phủ chọn Paris với những phân tích lợi và không lợi của địa điểm này. Sau khi lãnh đạo ta chấp nhận lời đề nghị đó, tôi được phân công gặp Đại diện toàn quyền Pháp tại Hà Nội là ông Francois De Quirielle để thông báo trước khi ta công bố chính thức. Ta công bố vào 12g trưa 2-5-1968, thì 8 giờ sau Mỹ trả lời đồng ý và ngày 13-5-1968 phiên họp chính thức đầu tiên của hai đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ diễn ra tại Paris”, ông Võ Văn Sung nhớ lại.
Ký ức về thời điểm đặc biệt của vị Đại sứ
Sau khi cuộc họp ở Paris mở ra, ông Võ Văn Sung được điều động làm Phó Vụ trưởng Vụ II, Bộ Ngoại giao, chuyên nghiên cứu về đấu tranh ngoại giao với Mỹ, tham mưu cho lãnh đạo cấp cao của ta chỉ đạo cuộc đàm phán ở Paris. Vụ này có 2 tổ gồm tổ “giải pháp” nghiên cứu các phương án giải pháp cuối cùng và tổ “bước đi” nghiên cứu lộ trình đấu tranh ngoại giao, các bước tấn công ngoại giao để đưa đàm phán đến giải pháp. Ông Sung được phân công làm tổ trưởng tổ “bước đi”, cho đến tháng 11-1970 thì được điều động sang Pháp, bên trong là tham gia nhóm làm việc của đồng chí Lê Đức Thọ đàm phán với Henry Kissinger, cố vấn của Tổng thống Richard Nixon; bên ngoài, ông Sung làm Tổng đại diện của Chính phủ ta và tiếp theo là Đại sứ của Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Pháp. Với các công tác như vậy, ông Sung nắm được diễn biến và thực chất cuộc đấu tranh của ta trên mặt trận ngoại giao từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Sau rất nhiều năm, qua những gì đã xảy ra, càng thấy Paris là địa điểm rất tốt cho ta trong cuộc đàm phán với Mỹ. Phía Mỹ từng đồng ý với ta họp ở Paris hai bên, rồi bốn bên, nhưng sau ngày 27-1-1973 thì Mỹ lại tỏ ra không thích thú với địa điểm này.
Ở Paris nói riêng và nước Pháp nói chung trong nhiều thập kỷ trước khi có đàm phán giữa ta và Mỹ là nơi có phong trào mạnh mẽ ủng hộ độc lập của Việt Nam, có cảm tình với cuộc đấu tranh của nhân dân và Chính phủ ta, có phong trào đòi hòa bình ở Việt Nam vào loại mạnh nhất. Quần chúng và nhân dân Pháp trong lịch sử cận đại đã là một trong những lực lượng cách mạng và tiến bộ hàng đầu của thế giới. Paris cũng là địa bàn của những hoạt động quốc tế nổi tiếng, là một trong những địa bàn tranh thủ dư luận với hệ thống truyền thông và báo chí vào loại tốt nhất. Với thực tiễn từ năm 1968 đến 1975, Paris đúng là một môi trường đàm phán, đấu tranh dư luận, tranh thủ quốc tế vào loại tốt nhất cho ta. Theo ông Sung, sau nhiều năm, có thể nói rằng trong đàm phán với Mỹ, tại địa bàn Paris, chúng ta có ba điều kiện thuận lợi rất quý. Thứ nhất đó là đường lối của tướng De Gaulle, một nhân tố hỗ trợ tích cực, thứ hai là phong trào nhân dân Pháp, một đồng minh thủy chung, thứ ba là lực lượng người Việt tại Pháp, một “binh chủng đặc biệt” của nhân dân ta. Sự hội tụ của các thuận lợi ấy tạo nên một “sức mạnh tổng hợp” cho mặt trận ngoại giao của chúng ta từ khi mở đầu cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
Ba nhân tố từ Paris mang thắng lợi cho ta
Thời điểm ta và Mỹ bắt đầu nói chuyện là vào lúc tướng Charles De Gaulle đang làm Tổng thống nước Pháp. Tướng De Gaulle và lập trường của ông về vấn đề chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là một nhân tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự “hội tụ” hầu hết các lực lượng ủng hộ hòa bình ở Việt Nam. Chính phủ Pháp rất hoan nghênh việc ta đề nghị chọn Paris làm địa điểm đàm phán và đã tạo mọi thuận lợi cho các cuộc đàm phán cả công khai và bí mật. “Họ (Chính phủ Pháp) tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đoàn, đặc biệt là cảnh sát Pháp rất vất vả để lo an ninh cho các đoàn trong 5 năm. Theo tôi biết, trong lịch sử Trung tâm các hội nghị quốc tế ở đại lộ Kléber chưa hề có cuộc thương lượng quốc tế nào chiếm dụng phòng họp của Trung tâm liên tục 5 năm như cuộc đàm phán Việt Nam và Mỹ”, ông Sung cho biết. “Trong 12 ngày đêm không quân Mỹ đánh phá miền Bắc nước ta, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp lúc đó là Maurice Schumann và tôi cũng có những cuộc gặp, có lúc còn gọi nhau vào đêm khuya để thông tin tình hình và trao đổi ý kiến vì phía Pháp cần thông tin để có thái độ và phía ta cũng mong muốn Pháp góp phần lên án cuộc ném bom đó. Ngày 31-12-1972, lúc nghe thông báo thắng lợi của ta, Ngoại trưởng Pháp đã phải thốt lên “thật là kỳ diệu” và sau đó ông đưa tôi ra hầm trụ sở Bộ Ngoại giao Pháp, nơi hàng chục nhà báo Pháp và quốc tế chờ sẵn để nghe tôi nói về sự kỳ diệu ấy. Trong thời gian đó, Chính phủ Pháp cũng lên án chiến dịch Linebacker II của Mỹ”, nguyên Đại sứ Võ Văn Sung nhớ lại.
Phong trào của nhân dân Pháp, bao gồm các lực lượng cánh tả ở Pháp từ Cộng sản, Xã hội đến cấp tiến và Gô-lít liên tục trong 5 năm đã thường xuyên có các cuộc mít-tinh, biểu tình, hội họp để ủng hộ hòa bình ở Việt Nam, ủng hộ lập trường các đoàn đàm phán của ta. Riêng Đảng Cộng sản Pháp đã chuyển toàn bộ Trường Đảng trung ương Maurice Thorez đi nơi khác để lấy địa điểm cho đoàn đàm phán Việt Nam dân chủ cộng hòa sử dụng suốt 5 năm và có cả đội ngũ đảng viên của Đảng đến phục vụ như đoàn lái xe, nấu ăn, gác cổng, vệ sinh… Báo chí cánh tả và báo chí Pháp nói chung cũng rất đặc biệt, cuộc đàm phán kéo dài 5 năm mà đội ngũ báo chí Pháp vẫn bám sát phản ánh đều đặn và với mức độ nhiệt tình không ngừng nghỉ, hầu hết các báo đều có những bài có lợi cho việc giải quyết vấn đề hòa bình Việt Nam và nhiều báo bênh vực lập trường có lý có tình của ta. Mỗi khi đoàn của ta công bố đề nghị gì mới, thường gọi là “tấn công ngoại giao”, thì các báo liền bình luận rất nhanh và sắc sảo. Một trong những nhân tố góp phần làm nên thắng lợi tại Hội nghị Paris là việc tham gia khá trực tiếp của cộng đồng người Việt tại Pháp vào công việc đàm phán của 2 đoàn đàm phán Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nhiều trí thức Việt Nam có trình độ cao đã tình nguyện tham gia công việc của đoàn đàm phán như phiên dịch, biên dịch, lập biên bản các cuộc họp, họp báo… Những công việc này phải làm liên tục trong 5 năm và đã đạt chất lượng cao. Việt kiều cũng phân công nhau giúp đỡ công việc hai đoàn đàm phán về mọi mặt. Ngoài ra, họ thường xuyên tham gia cùng các bạn bè Pháp vào các hoạt động ủng hộ hai đoàn đàm phán của ta như mít-tinh, biểu tình, hội họp…
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Hội nghị Quốc tế về Việt Nam được triệu tập vào ngày 26-2-1973 gồm 12 đoàn của 12 Chính phủ trong đó có bốn Chính phủ ký kết Hiệp định 27-1-1973 và Tổng thư ký Liên hiệp quốc là ông K.Walheim. Hội nghị họp đến ngày 2-3-1973 thì ký Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam. Ngày 8-4-1973, đoàn đàm phán Việt Nam dân chủ cộng hòa do Bộ trưởng Xuân Thủy làm Trưởng đoàn và đoàn của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình làm Trưởng đoàn kết thúc nhiệm vụ và rời Paris về nước. Từ sau Hiệp định Paris, xuất hiện 2 khả năng: Thứ nhất, các bên thi hành đầy đủ Hiệp định Paris, thực hiện từng bước lộ trình đã quy định về mặt quân sự và chính trị, trong đó từng bước giải quyết các vấn đề nội bộ ở miền Nam Việt Nam trên tinh thần thực thi hòa giải, hòa hợp thành lập Chính phủ liên hiệp ba thành phần, sau đó tiếp xúc hiệp thương hai miền Nam - Bắc, nhằm thống nhất đất nước. Thứ hai, nếu chính quyền Sài Gòn không chịu đi vào lộ trình đó và ngoan cố tiếp tục chiến tranh thì nhân dân ta chỉ còn sự lựa chọn đó là chờ đón thời cơ đánh đổ chúng, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Thời gian từ ngày ký Hiệp định Paris đến cuối năm 1974, nhân dân ta đã tranh thủ khả năng thứ nhất, nhưng tiếc là không thể được nên từ cuối tháng 12-1974, ta đã buộc chuyển sang khả năng thứ hai đưa đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Đại sứ Võ Văn Sung ký văn bản ngoại giao tại Paris.
Sau khi cuộc họp ở Paris mở ra, ông Võ Văn Sung được điều động làm Phó Vụ trưởng Vụ II, Bộ Ngoại giao, chuyên nghiên cứu về đấu tranh ngoại giao với Mỹ, tham mưu cho lãnh đạo cấp cao của ta chỉ đạo cuộc đàm phán ở Paris. Vụ này có 2 tổ gồm tổ “giải pháp” nghiên cứu các phương án giải pháp cuối cùng và tổ “bước đi” nghiên cứu lộ trình đấu tranh ngoại giao, các bước tấn công ngoại giao để đưa đàm phán đến giải pháp. Ông Sung được phân công làm tổ trưởng tổ “bước đi”, cho đến tháng 11-1970 thì được điều động sang Pháp, bên trong là tham gia nhóm làm việc của đồng chí Lê Đức Thọ đàm phán với Henry Kissinger, cố vấn của Tổng thống Richard Nixon; bên ngoài, ông Sung làm Tổng đại diện của Chính phủ ta và tiếp theo là Đại sứ của Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Pháp. Với các công tác như vậy, ông Sung nắm được diễn biến và thực chất cuộc đấu tranh của ta trên mặt trận ngoại giao từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Sau rất nhiều năm, qua những gì đã xảy ra, càng thấy Paris là địa điểm rất tốt cho ta trong cuộc đàm phán với Mỹ. Phía Mỹ từng đồng ý với ta họp ở Paris hai bên, rồi bốn bên, nhưng sau ngày 27-1-1973 thì Mỹ lại tỏ ra không thích thú với địa điểm này.
Ở Paris nói riêng và nước Pháp nói chung trong nhiều thập kỷ trước khi có đàm phán giữa ta và Mỹ là nơi có phong trào mạnh mẽ ủng hộ độc lập của Việt Nam, có cảm tình với cuộc đấu tranh của nhân dân và Chính phủ ta, có phong trào đòi hòa bình ở Việt Nam vào loại mạnh nhất. Quần chúng và nhân dân Pháp trong lịch sử cận đại đã là một trong những lực lượng cách mạng và tiến bộ hàng đầu của thế giới. Paris cũng là địa bàn của những hoạt động quốc tế nổi tiếng, là một trong những địa bàn tranh thủ dư luận với hệ thống truyền thông và báo chí vào loại tốt nhất. Với thực tiễn từ năm 1968 đến 1975, Paris đúng là một môi trường đàm phán, đấu tranh dư luận, tranh thủ quốc tế vào loại tốt nhất cho ta. Theo ông Sung, sau nhiều năm, có thể nói rằng trong đàm phán với Mỹ, tại địa bàn Paris, chúng ta có ba điều kiện thuận lợi rất quý. Thứ nhất đó là đường lối của tướng De Gaulle, một nhân tố hỗ trợ tích cực, thứ hai là phong trào nhân dân Pháp, một đồng minh thủy chung, thứ ba là lực lượng người Việt tại Pháp, một “binh chủng đặc biệt” của nhân dân ta. Sự hội tụ của các thuận lợi ấy tạo nên một “sức mạnh tổng hợp” cho mặt trận ngoại giao của chúng ta từ khi mở đầu cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
Ông Võ Văn Sung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Pháp.
Thời điểm ta và Mỹ bắt đầu nói chuyện là vào lúc tướng Charles De Gaulle đang làm Tổng thống nước Pháp. Tướng De Gaulle và lập trường của ông về vấn đề chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là một nhân tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự “hội tụ” hầu hết các lực lượng ủng hộ hòa bình ở Việt Nam. Chính phủ Pháp rất hoan nghênh việc ta đề nghị chọn Paris làm địa điểm đàm phán và đã tạo mọi thuận lợi cho các cuộc đàm phán cả công khai và bí mật. “Họ (Chính phủ Pháp) tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đoàn, đặc biệt là cảnh sát Pháp rất vất vả để lo an ninh cho các đoàn trong 5 năm. Theo tôi biết, trong lịch sử Trung tâm các hội nghị quốc tế ở đại lộ Kléber chưa hề có cuộc thương lượng quốc tế nào chiếm dụng phòng họp của Trung tâm liên tục 5 năm như cuộc đàm phán Việt Nam và Mỹ”, ông Sung cho biết. “Trong 12 ngày đêm không quân Mỹ đánh phá miền Bắc nước ta, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp lúc đó là Maurice Schumann và tôi cũng có những cuộc gặp, có lúc còn gọi nhau vào đêm khuya để thông tin tình hình và trao đổi ý kiến vì phía Pháp cần thông tin để có thái độ và phía ta cũng mong muốn Pháp góp phần lên án cuộc ném bom đó. Ngày 31-12-1972, lúc nghe thông báo thắng lợi của ta, Ngoại trưởng Pháp đã phải thốt lên “thật là kỳ diệu” và sau đó ông đưa tôi ra hầm trụ sở Bộ Ngoại giao Pháp, nơi hàng chục nhà báo Pháp và quốc tế chờ sẵn để nghe tôi nói về sự kỳ diệu ấy. Trong thời gian đó, Chính phủ Pháp cũng lên án chiến dịch Linebacker II của Mỹ”, nguyên Đại sứ Võ Văn Sung nhớ lại.
Phong trào của nhân dân Pháp, bao gồm các lực lượng cánh tả ở Pháp từ Cộng sản, Xã hội đến cấp tiến và Gô-lít liên tục trong 5 năm đã thường xuyên có các cuộc mít-tinh, biểu tình, hội họp để ủng hộ hòa bình ở Việt Nam, ủng hộ lập trường các đoàn đàm phán của ta. Riêng Đảng Cộng sản Pháp đã chuyển toàn bộ Trường Đảng trung ương Maurice Thorez đi nơi khác để lấy địa điểm cho đoàn đàm phán Việt Nam dân chủ cộng hòa sử dụng suốt 5 năm và có cả đội ngũ đảng viên của Đảng đến phục vụ như đoàn lái xe, nấu ăn, gác cổng, vệ sinh… Báo chí cánh tả và báo chí Pháp nói chung cũng rất đặc biệt, cuộc đàm phán kéo dài 5 năm mà đội ngũ báo chí Pháp vẫn bám sát phản ánh đều đặn và với mức độ nhiệt tình không ngừng nghỉ, hầu hết các báo đều có những bài có lợi cho việc giải quyết vấn đề hòa bình Việt Nam và nhiều báo bênh vực lập trường có lý có tình của ta. Mỗi khi đoàn của ta công bố đề nghị gì mới, thường gọi là “tấn công ngoại giao”, thì các báo liền bình luận rất nhanh và sắc sảo. Một trong những nhân tố góp phần làm nên thắng lợi tại Hội nghị Paris là việc tham gia khá trực tiếp của cộng đồng người Việt tại Pháp vào công việc đàm phán của 2 đoàn đàm phán Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nhiều trí thức Việt Nam có trình độ cao đã tình nguyện tham gia công việc của đoàn đàm phán như phiên dịch, biên dịch, lập biên bản các cuộc họp, họp báo… Những công việc này phải làm liên tục trong 5 năm và đã đạt chất lượng cao. Việt kiều cũng phân công nhau giúp đỡ công việc hai đoàn đàm phán về mọi mặt. Ngoài ra, họ thường xuyên tham gia cùng các bạn bè Pháp vào các hoạt động ủng hộ hai đoàn đàm phán của ta như mít-tinh, biểu tình, hội họp…
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Hội nghị Quốc tế về Việt Nam được triệu tập vào ngày 26-2-1973 gồm 12 đoàn của 12 Chính phủ trong đó có bốn Chính phủ ký kết Hiệp định 27-1-1973 và Tổng thư ký Liên hiệp quốc là ông K.Walheim. Hội nghị họp đến ngày 2-3-1973 thì ký Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam. Ngày 8-4-1973, đoàn đàm phán Việt Nam dân chủ cộng hòa do Bộ trưởng Xuân Thủy làm Trưởng đoàn và đoàn của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình làm Trưởng đoàn kết thúc nhiệm vụ và rời Paris về nước. Từ sau Hiệp định Paris, xuất hiện 2 khả năng: Thứ nhất, các bên thi hành đầy đủ Hiệp định Paris, thực hiện từng bước lộ trình đã quy định về mặt quân sự và chính trị, trong đó từng bước giải quyết các vấn đề nội bộ ở miền Nam Việt Nam trên tinh thần thực thi hòa giải, hòa hợp thành lập Chính phủ liên hiệp ba thành phần, sau đó tiếp xúc hiệp thương hai miền Nam - Bắc, nhằm thống nhất đất nước. Thứ hai, nếu chính quyền Sài Gòn không chịu đi vào lộ trình đó và ngoan cố tiếp tục chiến tranh thì nhân dân ta chỉ còn sự lựa chọn đó là chờ đón thời cơ đánh đổ chúng, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Thời gian từ ngày ký Hiệp định Paris đến cuối năm 1974, nhân dân ta đã tranh thủ khả năng thứ nhất, nhưng tiếc là không thể được nên từ cuối tháng 12-1974, ta đã buộc chuyển sang khả năng thứ hai đưa đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Kỳ 3: Những chi tiết thú vị bên lề Hội nghị Paris
Dù tính chất cam go của Hội nghị này là điều không phải bàn cãi, nhưng tại Hội nghị này không phải lúc nào cũng tồn tại sự nóng bỏng mà vẫn có những tình tiết xảy ra hết sức thú vị…
Tư thế Việt Nam trên bàn đàm phán
Hiệp định Paris là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Với Hiệp định, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh, rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự. Ngụy mất chỗ dựa, bị suy yếu và lún sâu vào khủng hoảng. Với Hiệp định Paris, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, thuận lợi cho mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”.
Hiệp định Paris năm 1973 phản ánh được mức cao thắng lợi và xu thế cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh quốc tế có thuận lợi nhưng cũng phức tạp. Việt Nam đã tranh thủ được cả Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước không liên kết, nhân dân thế giới và hình thành trên thực tế “mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược”. Sự hình thành của mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam đã thể hiện phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, kết hợp ngoại giao nhà nước với ngoại giao nhân dân. Thế nhưng trong gần 5 năm đàm phán về Việt Nam tại Paris, ngoài những chuyện “lớn”, còn có không ít những tình huống thú vị đã trở thành giai thoại.
Lịch sử đã chứng minh trên bàn thương thuyết với Mỹ, hai ông Xuân Thủy và Lê Đức Thọ quả là cặp bài trùng, lúc người này “nhu” thì người kia “cương”. Phần nhiều cố vấn Lê Đức Thọ sắm vai “cương”. Không ít lần ông đã đập bàn, nổi cơn thịnh nộ ngay trước mặt ông Kissinger. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ bị rơi vào tình huống “quá đà”. Ngày 21-8-1968 diễn ra một cuộc gặp bí mật giữa Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH), giữa một bên là Xuân Thủy, Lê Đức Thọ và một bên là Averell Harriman (nhà ngoại giao kỳ cựu của Washington), Cyruc Vance (luật sư, cựu thứ trưởng Quốc phòng Mỹ). Hôm đó, nụ cười thường trực của ông Xuân Thủy bỗng biến mất khi đại diện Mỹ Harriman đơn phương đòi có đại diện của chính quyền Sài Gòn trên bàn đàm phán. Hà Nội từ chối thẳng thừng đề nghị trên của Washington và ngay lập tức Harriman tuyên bố: “Nếu thế bom sẽ lại rơi trên đầu các ông”. Bộ trưởng Xuân Thủy mặt đanh lại: “Ông dọa đấy à? Ném bom trở lại sao? Chúng tôi sẵn sàng đánh lại!”. Còn cố vấn Lê Đức Thọ có vẻ “nhu” hơn: “Ông dọa bằng chiến tranh không được đâu! Chúng ta đã đánh nhau nhiều năm rồi, còn lạ gì nhau”. Đại diện Mỹ Harriman ngồi lặng thinh một lát rồi lẩm bẩm: “Tôi xin rút cái câu nói bom lại rơi trên đầu các ông...”. Ngày 8-1-1973, vòng đàm phán bốn bên tại Paris được nối lại sau trận “Điện Biên Phủ trên không”, sau khi Mỹ xoay ngược những gì đã thỏa thuận khiến hiệp định ngày 20-10-1972 không thể ký kết được. Trở lại Paris với tư cách là người chiến thắng, ông Lê Đức Thọ đề nghị cả đoàn VNDCCH không ra cửa đón đoàn Mỹ như thông lệ. Chưa bao giờ người ta thấy cố vấn Lê Đức Thọ nổi nóng như buổi sáng hôm đó. Ông trút hàng loạt những từ như “ngu xuẩn”, “tráo trở”, “lật lọng”… lên đầu ông Kissinger, khiến ông này không nói được gì.
Mãi sau đại diện Mỹ mới nhỏ nhẹ đề nghị cố vấn Lê Đức Thọ hãy nói khe khẽ thôi, không các nhà báo bên ngoài nghe thấy lại đưa tin là ông đã mắng người Mỹ. Nhưng ông Lê Đức Thọ vẫn không buông tha: “Đó là tôi chỉ mới nói một phần, chứ còn các nhà báo họ còn dùng nhiều từ nặng hơn nữa kia”. Lần khác, ông Kissinger lại hỏi: “Bây giờ ông cố vấn đàm phán với tôi nói như mắng tôi. Thế còn sau này kết thúc đàm phán, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình rồi thì ông cố vấn mắng ai? Ngài có mắng cán bộ của mình như mắng tôi không?”. Cố vấn Lê Đức Thọ điềm nhiên: “Tôi chỉ nói lên tiếng nói của nhân dân tôi thôi. Cán bộ của tôi có quay quắt lật lọng tráo trở đâu mà tôi phải mắng”.
Việc cố vấn Lê Đức Thọ thẳng thừng mắng Kissinger đã trở thành “giai thoại” khẳng định tư thế của người nắm vững chân lý, tư thế Việt Nam. Bản thân trong các cuốn hồi ký, Henry Kissinger từng nhiều lần nhắc đến đối thủ của mình trên bàn đàm phán là cố vấn đặc biệt của phái đoàn VNDCCH Lê Đức Thọ. Ông này thừa nhận ông Lê Đức Thọ là người có phong cách đàm phán uyển chuyển, sắc sảo. Ông nhớ như in giây phút đầu tiên gặp nhà ngoại giao Việt Nam ngày 21-2-1970. Ông miêu tả ông Lê Đức Thọ có mái tóc hoa râm, dáng vóc đường bệ, bao giờ cũng mặc bộ đại cán, đôi mắt mở to và sáng, ít khi để lộ suy nghĩ. Nhưng có một chi tiết mà không bao giờ thấy ông Kissinger nhắc đến trong hồi ký là chiếc nhẫn sáng bóng mà cố vấn Lê Đức Thọ luôn đeo trong mỗi lần thương thảo. Đơn giản, nó là chiếc nhẫn được gò từ mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc Việt Nam! Nhiều nguồn tin cho biết, ông Kissinger rõ ràng biết rõ điều này nhưng nếu nói ra sẽ chỉ làm cho phía Mỹ bị yếu thế ngay trên bàn đàm phán. Chiếc nhẫn trên tay cố vấn Lê Đức Thọ đã trở thành bằng chứng sống động của chiến thắng Việt Nam đối với đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới. Cố vấn Lê Đức Thọ muốn mang thắng lợi trên chiến trường để tạo lợi thế ngay trên bàn đàm phán khiến Mỹ phải nhụt chí khi có dự định đưa ra yêu sách.
Suýt không là Paris
Như đã phân tích, Hội nghị đàm phán ngoại giao giữa ta và Mỹ có rất nhiều lợi thế khi diễn ra tại Paris, nhưng đã từng có những địa điểm ngoài Paris được đưa ra để tổ chức Hội nghị đàm phán có ý nghĩa chiến lược này. Tối 4-4-1968, sứ quán Mỹ tại Vientian, Lào, thông báo cho sứ quán Việt Nam là Washington đề nghị cuộc tiếp xúc hai bên sẽ diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ. Việt Nam đề nghị lấy thủ đô Phnom Penh của Campuchia nhưng Mỹ không chấp nhận. Họ đưa ra gợi ý về bốn địa điểm khác là: New Delhi (Ấn Độ), Jakarta (Indonesia), Vientian (Lào) và Rangoon (Myanmar). Hà Nội không đồng ý với địa điểm nào và đề nghị lấy Vacsava của Ba Lan làm nơi hội họp. Ban đầu, Mỹ chấp nhận nhưng sau đó họ khó chịu vì tin đó bị lộ ra ngoài và đưa ra một danh sách gồm 10 địa điểm khác: Kabul (Afghanistan), Colombo (Sri Lanka), Kathmandu (Nepal), Kuala Lumpur (Malaysia), Rawalpindi (Pakistan), Tokyo (Nhật Bản), Bruxelles (Bỉ), Helsinki (Phần Lan), Vienne (Áo) và Rome (Italy). Cuộc trao đổi của hai bên về địa điểm tiếp xúc diễn ra gần một tháng trời đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế. Cuối cùng, ngày 2-5-1968, Việt Nam đề nghị lấy Paris làm nơi đàm phán. Mỹ chấp nhận.
Chính việc tổ chức Hội nghị đàm phán được diễn ra tại Paris đã mang tới nhiều “lợi thế” hơn cho ta. Bằng chứng dễ thấy nhất là câu chuyện liên quan tới việc chào mừng phái đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đến Paris dự Hội nghị, đêm 19-1-1969 không biết ai đó đã leo lên tòa tháp cao nhất của Nhà thờ Đức Bà Paris để treo lá cờ của Mặt trận. Sớm hôm sau, rất nhiều người đã tập trung xung quanh Nhà thờ để chiêm ngưỡng sự kiện có một không hai đó.
Cảnh binh Pháp phải huy động cả trực thăng tới để gỡ lá cờ đi. Suốt mấy ngày sau, báo chí Pháp vẫn còn bàn tán về hình ảnh hi hữu nói trên. Câu chuyện bên lề này ngay lập tức trở thành chủ đề nóng hổi trong dư luận Paris nói riêng và nước Pháp nói chung. Trước sự kiện này, chính quyền Sài Gòn tố cáo Quân giải phóng đã "lợi dụng lòng mến khách của người Pháp để treo lá cờ làm ô uế thánh đường cao quý nhất nước Pháp". Nhưng vị giám mục có trách nhiệm tại Nhà thờ Đức Bà Paris lại tuyên bố, việc treo cờ đó không hề xâm phạm đến tín ngưỡng. Không những bày tỏ ý kiến độc lập, đại diện Nhà thờ Đức Bà Paris còn đưa ra luận điểm trái ngược hoàn toàn với cách suy diễn của chính quyền Sài Gòn khi khẳng định việc lá cờ được treo lên hoàn toàn xuất phát từ lòng mến khách của người Pháp…
Tư thế Việt Nam trên bàn đàm phán
Hiệp định Paris là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Với Hiệp định, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh, rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự. Ngụy mất chỗ dựa, bị suy yếu và lún sâu vào khủng hoảng. Với Hiệp định Paris, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, thuận lợi cho mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”.
Hiệp định Paris năm 1973 phản ánh được mức cao thắng lợi và xu thế cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh quốc tế có thuận lợi nhưng cũng phức tạp. Việt Nam đã tranh thủ được cả Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước không liên kết, nhân dân thế giới và hình thành trên thực tế “mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược”. Sự hình thành của mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam đã thể hiện phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, kết hợp ngoại giao nhà nước với ngoại giao nhân dân. Thế nhưng trong gần 5 năm đàm phán về Việt Nam tại Paris, ngoài những chuyện “lớn”, còn có không ít những tình huống thú vị đã trở thành giai thoại.
Toàn cảnh Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Lịch sử đã chứng minh trên bàn thương thuyết với Mỹ, hai ông Xuân Thủy và Lê Đức Thọ quả là cặp bài trùng, lúc người này “nhu” thì người kia “cương”. Phần nhiều cố vấn Lê Đức Thọ sắm vai “cương”. Không ít lần ông đã đập bàn, nổi cơn thịnh nộ ngay trước mặt ông Kissinger. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ bị rơi vào tình huống “quá đà”. Ngày 21-8-1968 diễn ra một cuộc gặp bí mật giữa Mỹ và Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH), giữa một bên là Xuân Thủy, Lê Đức Thọ và một bên là Averell Harriman (nhà ngoại giao kỳ cựu của Washington), Cyruc Vance (luật sư, cựu thứ trưởng Quốc phòng Mỹ). Hôm đó, nụ cười thường trực của ông Xuân Thủy bỗng biến mất khi đại diện Mỹ Harriman đơn phương đòi có đại diện của chính quyền Sài Gòn trên bàn đàm phán. Hà Nội từ chối thẳng thừng đề nghị trên của Washington và ngay lập tức Harriman tuyên bố: “Nếu thế bom sẽ lại rơi trên đầu các ông”. Bộ trưởng Xuân Thủy mặt đanh lại: “Ông dọa đấy à? Ném bom trở lại sao? Chúng tôi sẵn sàng đánh lại!”. Còn cố vấn Lê Đức Thọ có vẻ “nhu” hơn: “Ông dọa bằng chiến tranh không được đâu! Chúng ta đã đánh nhau nhiều năm rồi, còn lạ gì nhau”. Đại diện Mỹ Harriman ngồi lặng thinh một lát rồi lẩm bẩm: “Tôi xin rút cái câu nói bom lại rơi trên đầu các ông...”. Ngày 8-1-1973, vòng đàm phán bốn bên tại Paris được nối lại sau trận “Điện Biên Phủ trên không”, sau khi Mỹ xoay ngược những gì đã thỏa thuận khiến hiệp định ngày 20-10-1972 không thể ký kết được. Trở lại Paris với tư cách là người chiến thắng, ông Lê Đức Thọ đề nghị cả đoàn VNDCCH không ra cửa đón đoàn Mỹ như thông lệ. Chưa bao giờ người ta thấy cố vấn Lê Đức Thọ nổi nóng như buổi sáng hôm đó. Ông trút hàng loạt những từ như “ngu xuẩn”, “tráo trở”, “lật lọng”… lên đầu ông Kissinger, khiến ông này không nói được gì.
Mãi sau đại diện Mỹ mới nhỏ nhẹ đề nghị cố vấn Lê Đức Thọ hãy nói khe khẽ thôi, không các nhà báo bên ngoài nghe thấy lại đưa tin là ông đã mắng người Mỹ. Nhưng ông Lê Đức Thọ vẫn không buông tha: “Đó là tôi chỉ mới nói một phần, chứ còn các nhà báo họ còn dùng nhiều từ nặng hơn nữa kia”. Lần khác, ông Kissinger lại hỏi: “Bây giờ ông cố vấn đàm phán với tôi nói như mắng tôi. Thế còn sau này kết thúc đàm phán, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình rồi thì ông cố vấn mắng ai? Ngài có mắng cán bộ của mình như mắng tôi không?”. Cố vấn Lê Đức Thọ điềm nhiên: “Tôi chỉ nói lên tiếng nói của nhân dân tôi thôi. Cán bộ của tôi có quay quắt lật lọng tráo trở đâu mà tôi phải mắng”.
Việc cố vấn Lê Đức Thọ thẳng thừng mắng Kissinger đã trở thành “giai thoại” khẳng định tư thế của người nắm vững chân lý, tư thế Việt Nam. Bản thân trong các cuốn hồi ký, Henry Kissinger từng nhiều lần nhắc đến đối thủ của mình trên bàn đàm phán là cố vấn đặc biệt của phái đoàn VNDCCH Lê Đức Thọ. Ông này thừa nhận ông Lê Đức Thọ là người có phong cách đàm phán uyển chuyển, sắc sảo. Ông nhớ như in giây phút đầu tiên gặp nhà ngoại giao Việt Nam ngày 21-2-1970. Ông miêu tả ông Lê Đức Thọ có mái tóc hoa râm, dáng vóc đường bệ, bao giờ cũng mặc bộ đại cán, đôi mắt mở to và sáng, ít khi để lộ suy nghĩ. Nhưng có một chi tiết mà không bao giờ thấy ông Kissinger nhắc đến trong hồi ký là chiếc nhẫn sáng bóng mà cố vấn Lê Đức Thọ luôn đeo trong mỗi lần thương thảo. Đơn giản, nó là chiếc nhẫn được gò từ mảnh xác máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc Việt Nam! Nhiều nguồn tin cho biết, ông Kissinger rõ ràng biết rõ điều này nhưng nếu nói ra sẽ chỉ làm cho phía Mỹ bị yếu thế ngay trên bàn đàm phán. Chiếc nhẫn trên tay cố vấn Lê Đức Thọ đã trở thành bằng chứng sống động của chiến thắng Việt Nam đối với đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới. Cố vấn Lê Đức Thọ muốn mang thắng lợi trên chiến trường để tạo lợi thế ngay trên bàn đàm phán khiến Mỹ phải nhụt chí khi có dự định đưa ra yêu sách.
Hoa Kỳ rút quân theo Hiệp định Paris.
Suýt không là Paris
Như đã phân tích, Hội nghị đàm phán ngoại giao giữa ta và Mỹ có rất nhiều lợi thế khi diễn ra tại Paris, nhưng đã từng có những địa điểm ngoài Paris được đưa ra để tổ chức Hội nghị đàm phán có ý nghĩa chiến lược này. Tối 4-4-1968, sứ quán Mỹ tại Vientian, Lào, thông báo cho sứ quán Việt Nam là Washington đề nghị cuộc tiếp xúc hai bên sẽ diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ. Việt Nam đề nghị lấy thủ đô Phnom Penh của Campuchia nhưng Mỹ không chấp nhận. Họ đưa ra gợi ý về bốn địa điểm khác là: New Delhi (Ấn Độ), Jakarta (Indonesia), Vientian (Lào) và Rangoon (Myanmar). Hà Nội không đồng ý với địa điểm nào và đề nghị lấy Vacsava của Ba Lan làm nơi hội họp. Ban đầu, Mỹ chấp nhận nhưng sau đó họ khó chịu vì tin đó bị lộ ra ngoài và đưa ra một danh sách gồm 10 địa điểm khác: Kabul (Afghanistan), Colombo (Sri Lanka), Kathmandu (Nepal), Kuala Lumpur (Malaysia), Rawalpindi (Pakistan), Tokyo (Nhật Bản), Bruxelles (Bỉ), Helsinki (Phần Lan), Vienne (Áo) và Rome (Italy). Cuộc trao đổi của hai bên về địa điểm tiếp xúc diễn ra gần một tháng trời đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế. Cuối cùng, ngày 2-5-1968, Việt Nam đề nghị lấy Paris làm nơi đàm phán. Mỹ chấp nhận.
Chính việc tổ chức Hội nghị đàm phán được diễn ra tại Paris đã mang tới nhiều “lợi thế” hơn cho ta. Bằng chứng dễ thấy nhất là câu chuyện liên quan tới việc chào mừng phái đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đến Paris dự Hội nghị, đêm 19-1-1969 không biết ai đó đã leo lên tòa tháp cao nhất của Nhà thờ Đức Bà Paris để treo lá cờ của Mặt trận. Sớm hôm sau, rất nhiều người đã tập trung xung quanh Nhà thờ để chiêm ngưỡng sự kiện có một không hai đó.
Cảnh binh Pháp phải huy động cả trực thăng tới để gỡ lá cờ đi. Suốt mấy ngày sau, báo chí Pháp vẫn còn bàn tán về hình ảnh hi hữu nói trên. Câu chuyện bên lề này ngay lập tức trở thành chủ đề nóng hổi trong dư luận Paris nói riêng và nước Pháp nói chung. Trước sự kiện này, chính quyền Sài Gòn tố cáo Quân giải phóng đã "lợi dụng lòng mến khách của người Pháp để treo lá cờ làm ô uế thánh đường cao quý nhất nước Pháp". Nhưng vị giám mục có trách nhiệm tại Nhà thờ Đức Bà Paris lại tuyên bố, việc treo cờ đó không hề xâm phạm đến tín ngưỡng. Không những bày tỏ ý kiến độc lập, đại diện Nhà thờ Đức Bà Paris còn đưa ra luận điểm trái ngược hoàn toàn với cách suy diễn của chính quyền Sài Gòn khi khẳng định việc lá cờ được treo lên hoàn toàn xuất phát từ lòng mến khách của người Pháp…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét